Tải bản đầy đủ (.pdf) (24 trang)

nghiên cứu một số giải pháp nâng cao chất lượng cung ứng thuốc tại bệnh viện trung ương quân đội 108 tt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (593.17 KB, 24 trang )

1

I. MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của luận án
Nâng cao chất lượng cung ứng thuốc góp phần không nhỏ nhằm nâng
cao chất lượng khám, điều trị tại các cơ sở y tế đặc biệt trước ảnh hưởng
của mặt trái cơ chế thị trường, sử dụng thuốc thiếu hiệu quả và bất hợp lý
tại các bệnh viện đang là điều đáng lo ngại. Bệnh viện Trung ương Quân
đội 108 là bệnh viện đặc thù với biên chế 1.260 giường, đối tượng phục
vụ đa dạng. Bệnh viện đã áp dụng nhiều giải pháp nâng cao chất lượng
cung ứng thuốc tại bệnh viện như sử dụng kháng sinh dự phòng, pha chế
tập trung thuốc ung thư, giám sát kê đơn thuốc bổ trợ, vitamin. Nhằm
đánh giá hiệu quả các giải pháp, tiếp tục can thiệp vào một số khâu trong
qui trình cung ứng, luận án “Nghiên cứu một số giải pháp nâng cao
chất lượng cung ứng thuốc tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108”
được thực hiện với 2 mục tiêu.
2. Mục tiêu của luận án
2.1. Đánh giá một số giải pháp can thiệp của Bệnh viện lên hoạt động
cung ứng thuốc.
2.2. Đánh giá một số giải pháp can thiệp lên hoạt động mua và quản
lý kho thuốc.
3. Những đóng góp mới của luận án
Căn cứ vào kết quả khảo sát tình hình sử dụng thuốc, nghiên cứu bám
sát các giải pháp Bệnh viện áp dụng nhằm nâng cao sử dụng thuốc như
sử dụng kháng sinh dự phòng, pha chế tập trung thuốc ung thư và giám
sát kê đơn thuốc bổ trợ, vitamin. Áp dụng các phương pháp phân tích
ABC, phân tích VEN để đánh giá hiệu quả của các giải pháp đã áp dụng.
Luận án đã áp dụng các công thức tính toán theo khuyến cáo của tổ
chức Y tế thế giới để xây dựng kế hoạch số lượng đấu thầu, đặt hàng. Áp
dụng quản lý tách kho thuốc bộ đội, bảo hiểm y tế tại Bệnh viện.
4. Bố cục luận án


Luận án có 121 trang, 50 bảng, 19 hình. Bố cục gồm: Đặt vấn đề (2
trang), tổng quan (34 trang), đối tượng và phương pháp nghiên cứu (14
trang), kết quả nghiên cứu (44 trang), bàn luận (24 trang), kết luận và
kiến nghị (3 trang), danh mục các bài báo đã công bố liên quan đến luận
án (1 trang). Luận án có 107 tài liệu tham khảo (8 trang) và 9 phụ lục.
II. NỘI DUNG LUẬN ÁN
Chương 1. TỔNG QUAN
Tổng quan đã trình bày về:


2

- Tổng quan về hoạt động cung ứng thuốc.
- Thực trạng cung ứng thuốc bệnh viện.
- Các giải pháp nâng cao chất lượng cung ứng thuốc bệnh viện.
- Vài nét về bệnh viện Trung ương Quân đội 108.
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Các phòng, khoa, ban liên quan đến hoạt động cung ứng thuốc Bệnh
viện Trung ương Quân đội 108, cụ thể:
- Ban giám đốc Bệnh viện, Chỉ huy khoa Dược, các thành viên hội
đồng thuốc và điều trị, các dược sĩ khoa Dược. Các bác sĩ có liên quan
trực tiếp tới việc kê đơn và sử dụng thuốc tại Bệnh viện.
- Cán bộ giám định bảo hiểm y tế, Chỉ huy phòng Dược - Cục Quân y.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
a) Mục tiêu 1. Mô tả hồi cứu: hồi cứu hoạt động cung ứng thuốc
trước và sau khi bệnh viện áp dụng các giải pháp can thiệp, từ đó so
sánh, đánh giá kết quả can thiệp.
b) Mục tiêu 2. Mô tả hồi cứu, kết hợp với nghiên cứu can thiệp
không đối chứng: hồi cứu kế hoạch số lượng đấu thầu, số lượng đặt

hàng, quản lý kho, thực hiện can thiệp và so sánh kết quả.
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. ĐÁNH GIÁ MỘT SỐ GIẢI PHÁP CAN THIỆP CỦA BỆNH VIỆN
LÊN HOẠT ĐỘNG CUNG ỨNG THUỐC
3.1.1. Thực trạng sử dụng thuốc tại Bệnh viện trước can thiệp
3.1.1.1. Kết quả phân tích danh mục thuốc
Bảng 1. So sánh danh mục thuốc sử dụng và kế hoạch thầu
Kinh phí (tỷ đồng)
Số khoản
Nhóm thuốc
KH
SD
%
KH
SD
%
Thuốc gây tê, mê
11
11 100,0
2,3
1,7
73,9
Thuốc giảm đau
35
35 100,0
4,8
4,7
97,9
Thuốc kháng sinh
74

74 100,0
20,4
22,9 112,3
Thuốc điều trị ung
25
28 112,0
11,8
12,8 108,5
thư tác dụng với
Thuốc
12
12 100,0
5,3
5,2
98,1
máu tim mạch
Thuốc
102
107 104,9
6,8
7,1 104,4
Thuốc đường tiêu hóa
56
58 103,6
12,7
17,1 134,6
Thuốc nội tiết
30
32 106,7
2,4

2,5 104,2
Dung dịch tiêm
27
27 100,0
4,7
3,5
74,5
truyền
Vitamin, khoáng chất
36
35
97,2
3,5
4 114,3
Thuốc khác
80
87 108,8
7,8
6,2
79,5
Tổng
488
506 103,7
82,5
87,7 106,3


3

Danh mục thuốc sử dụng gồm 506 khoản, đạt 103,7% so với số khoản

trong kế hoạch. Tổng kinh phí kế hoạch là 82,5 tỷ đồng, tổng kinh phí sử
dụng là 87,7 tỷ đồng, bằng 106,3% so với kinh phí kế hoạch.
Trung bình mỗi hoạt chất có 2 tên thương mại, nhóm thuốc kháng
sinh mỗi hoạt chất kháng sinh có trung bình 2,9 tên thương mại, tiếp đó
là các nhóm thuốc tim mạch, thuốc đường tiêu hóa, thuốc vitamin với tỷ
lệ tương ứng là 2,6; 2,0 và 1,8. Điều đó thể hiện với mỗi hoạt chất ở các
nhóm thuốc này bệnh viện lựa chọn nhiều tên thương mại khác nhau.
Bảng 2. So sánh số lượng sử dụng thực tế và kế hoạch đấu thầu
KP
Số lượng chênh SD/KH (C)
SK
TL %
TL %
(tỷ đồng)

48
9,5
12,2
13,9
Sử dụng vượt C<10%
10%<=C<20%
127
25,1
25,5
29,1
thầu
C>=20%
96
19,0
18,8

21,4
0%=107
21,1
15,4
17,6
Sử dụng kém
20%=34
6,7
4,5
5,1
kết quả thầu
50%=94
18,6
11,3
12,9
Tổng
506
100
87,7
100
Các khoản thuốc có số lượng sử dụng thực tế vượt kế hoạch thầu
chiếm 53,6%, trong đó có 96/506 khoản có thực tế sử dụng vượt so với
kế hoạch trên 20%. Tổng các khoản có thực tế sử dụng ít hơn so với kế
hoạch đấu thầu là 46,4%, trong đó có 107/506 khoản có thực tế sử dụng
bằng hoặc kém hơn 20% so với kế hoạch đấu thầu. Theo chi phí, nhóm
có thực tế sử dụng vượt kế hoạch đấu thầu từ 10-20% chiếm tỷ lệ chi phí
cao nhất, 29,1% tổng chi phí sử dụng.

3.1.1.2. Kết quả phân tích sử dụng thuốc
a. Chi phí sử dụng theo khu vực điều trị nội trú, ngoại trú.
Bảng 3. Chi phí thuốc nội trú, ngoại trú
Nội trú
Ngoại trú
STT
Nhóm thuốc
Chi phí
Tỷ lệ
Chi phí
Tỷ lệ
(tỷ đồng)

1
2
3
4
5
6
7

Thuốc kháng sinh
Thuốc tim mạch
Thuốc chống ung thư
Thuốc đường tiêu hóa
Thuốc bổ trợ
Thuốc vitamin
Thuốc khác

16,3

3,7
11,4
6,3
5,9
1,3
13,6

(%)

71,2
52,1
89,0
85,1
46,1
32,5
65,7

(tỷ đồng)

6,6
3,4
1,4
1,1
6,9
2,7
7,1

(%)

28,8

47,9
11,0
14,9
53,9
67,5
34,3


4

Đa phần các nhóm thuốc có tỷ lệ sử dụng nội trú cao hơn ngoại trú,
đặc biệt các nhóm thuốc chống ung thư, thuốc đường tiêu hóa tỷ lệ sử
dụng nội trú chiếm trên 80% tổng chi phí sử dụng của nhóm. Tuy nhiên,
nhóm thuốc bổ trợ, vitamin chi phí sử dụng tập trung cho ngoại trú với tỷ
lệ chi phí tương ứng là 53,9% và 67,5% tổng giá trị sử dụng của nhóm.
b. Phân tích cơ cấu sử dụng thuốc theo phân loại ABC, VEN
Bảng 4. Kết quả phân tích A, B, C trước can thiệp
Chi phí
Phân loại
Số khoản
Tỷ lệ %
Tỷ lệ %
(tỷ đồng)
A
52
10,3
61,5
70,1
B
69

13,6
17,3
19,7
C
385
76,1
8,9
10,2
Tổng
506
100,0
87,7
100,0
Sử dụng thuốc tại Bệnh viện theo phân loại A, B, C còn thiếu cân đối,
nhóm A với 70,1% chi phí chỉ dành cho 10,3% chủng loại thuốc tại Bệnh
viện, nhóm B với 19,7% chi phí dành cho 13,6% chủng loại và nhóm C
10,2% chi phí dành cho 76,1% chủng loại.
Bảng 5. Kết quả phân tích V, E, N trước can thiệp
Chi phí
Tỷ lệ
Phân loại
Số khoản
Tỷ lệ %
(tỷ đồng)
%
V
59
11,7
17,26
19,7

E
322
63,6
51,86
59,1
N
125
24,7
18,58
21,2
Tổng
506
100,0
87,7
100,0
Nhóm N chiếm tỷ lệ kinh phí và chủng loại chiếm 24,7% chủng loại
và 21,1% chi phí chứng tỏ bệnh viện chưa quan tâm giám sát sử dụng các
loại thuốc không thiết yếu.
Bảng 6. Kết quả phân tích ma trận ABC/VEN trước can thiệp
V
E
N
Nhóm
Tổng
Chi phí
TL
Chi phí
TL
Chi phí
TL

(tỷ đồng)

%

(tỷ đồng)

%

(tỷ đồng)

%

A
9,62
11,0
40,3 46,0
11,55 13,2 61,47
B
7,35
8,4
5,82
6,6
4,12
4,7 17,29
C
0,29
0,3
5,74
6,5
2,91

3,3
8,94
Tổng
17,26
19,7
51,86 59,1
18,58 21,2
87,7
Các thuốc có chi phí lớn tập trung chủ yếu vào nhóm E chiếm tỷ lệ
46,0%, nhóm thuốc không thiết yếu có chi phí lớn (AN) tại Bệnh viện
chiếm tỷ lệ 13,2%. Điều này cho thấy nhóm thuốc không thiết yếu còn
đang bị lạm dụng tại Bệnh viện.


5

Bảng 7. Kết quả phân tích nhóm A
Số
Chi phí
Tỷ lệ
Nhóm thuốc
Tỷ lệ %
(tỷ đồng)
khoản
%
Thuốc kháng sinh
16
30,8
19,1
31,1

Thuốc giảm đau hạ sốt
3
5,8
2,3
3,7
Thuốc tim mạch
6
11,5
4,9
8,0
Thuốc chống ung thư
10
19,3
10,7
17,4
Thuốc tác động với máu
2
3,8
3,7
6,0
Thuốc đường tiêu hóa
6
11,5
5,5
8,9
Dịch truyền
3
5,8
2,5
4,1

Thuốc bổ trợ
6
11,5
12,8
20,8
Tổng
52
100
61,5
100
Trong nhóm A, thuốc kháng sinh chiếm tỷ lệ lớn nhất cả theo chủng
loại (chiếm 30,8%) và chi phí (chiếm 31,1%). Nhóm thuốc bổ trợ xếp thứ
2 với tỷ lệ theo chủng loại và chi phí tương ứng 11,5% và 20,8%. Tiếp
theo là thuốc chống ung thư, thuốc đường tiêu hóa, thuốc tim mạch.
c. Phân tích sử dụng một số nhóm thuốc có chi phí cao
* Phân tích sử dụng nhóm thuốc kháng sinh
Bảng 8. Chi phí sử dụng kháng sinh theo dạng dùng
Nội khoa
Ngoại khoa
Tổng
ST
Dạng dùng
CP (tỷ
CP (tỷ
CP (tỷ
TL
TL
TL
T
đồng)

đồng)
đồng)
(%)

(%)

(%)

Kháng sinh uống
3,9 17,0
1,9
8,3
5,8 25,3
Kháng sinh tiêm
6,6 28,8
10,5 45,9
17,1 74,7
Tổng
10,5 45,8
12,4 54,2
22,9 100
Chi phí sử dụng kháng sinh đường tiêm chiếm tỷ lệ lớn hơn so với
đường uống, tỷ lệ tương ứng là 74,7% và 25,3%. Trong ngoại khoa chi
phí kháng sinh tập trung chủ yếu vào đường tiêm truyền.
Có 6 nhóm kháng sinh đường tiêm được sử dụng bao gồm: nhóm
aminoglycosid, carbapenem, cephalosporin, nitroimidazol, penicillin và
quinolon trong đó nhóm cephalosporin được sử dụng nhiều nhất, tỷ lệ chi
phí của nhóm này chiếm 46,2% tổng chi phí dành cho kháng sinh tiêm.
* Phân tích sử dụng nhóm thuốc chống ung thư
+ Tổng số bệnh nhân và chi phí thuốc ung thư

Bảng 9. Số lượng bệnh nhân và chi phí thuốc ung thư nội trú
Nội dung
Số lượng
Trung bình
Tổng số lượt điều trị nội trú
3.660
10,1 lượt điều trị/ngày
Chi phí thuốc ung thư nội trú
11,4 tỷ 3,1 triệu đồng/lượt điều trị
1
2


6

Chi phí thuốc ung thư điều trị nội trú là 11,4 tỷ đồng, tổng số lượt
bệnh nhân điều trị là 3.660 lượt tương ứng với chi phí trung bình cho một
lượt là 3,1 triệu đồng. Trung bình có 10,1 lượt điều trị/ngày, nếu pha chế
tập trung sẽ kết hợp được các thuốc sử dụng trong cùng ngày.
+ Khảo sát một số loại thuốc ung thư đường tiêm
Bảng 10. Qui cách đóng gói, liều sử dụng một số thuốc ung thư
STT
Tên thuốc
Qui cách đóng gói
Liều/m2 da
1
5-Fluorouracil
250mg; 500mg/lọ
500mg
2

Calcifoninat
50mg; 100mg/ống
200mg
3
Carboplatin
150mg/lọ
300mg
4
Cisplatin
10mg; 50mg/lọ
20mg
5
Doxorubicin
10mg; 50mg/lọ
40mg
6
Etoposid
50mg; 100mg/lọ
120mg
7
Irinotecan
40mg; 100mg/lọ
180mg
8
Oxaliplatin
50mg; 100mg/lọ
85mg
9
Paclitaxel
30mg; 100mg/lọ

175mg
Các thuốc chống ung thư sử dụng đường tiêm có 2 loại hàm lượng.
Căn cứ vào liều khuyến cáo của từng thuốc như trên thường những bệnh
nhân có diện tích da là 1,0 m2; 1,5m2; 2m2 mới sử dụng hết thuốc theo
qui cách đóng gói mà không bị dư thuốc. Các bệnh nhân khác khi sử
dụng sẽ bị dư thuốc, nếu bệnh nhân có diện tích da từ 1,5-1,7m2 lượng
thuốc dư ra sẽ là khoảng ½ lọ thuốc loại hàm lượng nhỏ. Do vậy, khi
ghép 2-3 bệnh nhân sẽ tiết kiệm được 01 lọ thuốc loại hàm lượng nhỏ.
* Phân tích sử dụng thuốc bổ trợ, vitamin khoáng chất
+ Chi phí sử dụng các thuốc bổ trợ, vitamin
Bảng 11. Chi phí thuốc bổ trợ, vitamin
Nội trú
Ngoại trú
Tổng
Tên thuốc
CP (tỷ
CP (tỷ
CP (tỷ
đồng)

Glutathion
Ginkobiloba
L-ornithin Laspatat
Glucosamin
Arginin
Boganic
Vitamin
Tổng

TL %


đồng)

TL %

đồng)

TL %

2,4
0,4

100,0
23,5

0
1,3

0,0
76,5

2,4
1,7

100,0
100,0

1,4

63,6


0,8

36,4

2,2

100,0

0,5
0,5
0,7
1,3
7,2

27,8
20,8
30,4
32,5
42,9

1,3
1,9
1,6
2,7
9,6

72,2
79,2
69,6

67,5
57,1

1,8
2,4
2,3
4
16,8

100,0
100,0
100,0
100,0
100,0


7

Các thuốc có tỷ lệ chi phí sử dụng ngoại trú cao bao gồm: arginin,
ginkobiloba, glucosamin, boganic và các loại vitamin. Trong số các
thuốc khảo sát chỉ có 2 thuốc có tỷ lệ chi phí nội trú lớn hơn ngoại trú là
glutathion và L-ornithin L-aspatat do đây là 2 loại thuốc có dạng bào chế
là thuốc tiêm. Như vậy, mặc dù tính chung tỷ lệ chi phí nội trú của các
thuốc này chiếm 57,1% nhưng xét riêng từng loại thuốc, chi phí sử dụng
ngoại trú chiếm tỷ lệ rất cao so với nội trú.
d) Nghiên cứu đặc điểm bệnh nhân phẫu thuật
Kháng sinh dạng tiêm sử dụng trong ngoại khoa chiếm tỷ trọng chi
phí lớn, đặc biệt là nhóm cephalosporin chiếm tới 46,2% tổng chi phí của
kháng sinh tiêm, đây là nhóm kháng sinh phổ rộng có thể áp dụng trong
nhiều phác đồ sử dụng kháng sinh dự phòng nếu điều kiện cơ sở và đặc

điểm bệnh nhân phẫu thuật cho phép.
Bảng 12. Đặc điểm bệnh nhân phẫu thuật
Kết quả
Đặc điểm
TB

Thấp nhất

Cao nhất

Tuổi bệnh nhân (tuổi)
55,1±16,7
13
82
Điểm số nguy cơ ASA
1,56±0,79
1
4
Thời gian phẫu thuật (giờ)
1,52±0,72
0,5
5
Thời gian điều trị sau mổ (ngày)
8,35±4,65
3
30
Tỷ lệ phẫu thuật sạch, sạch nhiễm
62,1%
Tỷ lệ bệnh nhân có biểu hiện
nhiễm trùng trước mổ (sốt, tăng

7,8%
bạch cầu, có áp xe hay chảy dịch)
Tỷ lệ phẫu thuật nội soi
58,2%
Đặc điểm bệnh nhân phẫu thuật cho thấy ở nhóm phẫu thuật sạch,
sạch nhiễm là nhóm có ít nguy cơ nhiễm khuẩn sau mổ.
Bảng 13. Thời điểm sử dụng kháng sinh
CP (triệu
Thời điểm dùng kháng sinh
SL
TL %
TL %
đồng)
Trước mổ
53
13,3
18,7
5,3
Theo kiểu “dự phòng”
372
93,0
37,2
10,5
Trong khi mổ
39
9,8
4,6
1,3
Sau mổ
400

100
295,4
83,0
Trong phẫu thuật tỷ lệ chi phí kháng sinh sử dụng sau mổ chiếm tỷ lệ
(83,0%). Tỷ lệ chi phí sử dụng kháng sinh theo kiểu dự phòng đứng thứ 2
với 10,5%. Như vậy, nếu áp dụng kháng sinh dự phòng sẽ tiết kiệm được
phần chi phí sử dụng kháng sinh sau phẫu thuật.
e) Khảo sát sử dụng thuốc vitamin, thuốc bổ trợ ngoại trú


8

Thuốc vitamin, thuốc bổ trợ là những thuốc không thiết yếu, tuy
nhiên, chi phí thuốc vitamin, bổ trợ chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng chi
phí thuốc, trong đó tập trung chủ yếu vào khu vực ngoại trú.
Bảng 14. Tỷ lệ đơn thuốc có chứa thuốc bổ trợ, vitamin
STT
Nội dung
Số lượng Tỷ lệ %
1
2
3

Tổng số đơn thuốc
Số đơn có chứa thuốc vitamin, thuốc
bổ trợ
Số đơn không chứa thuốc vitamin,
thuốc bổ trợ

400

326

100,0
81,5

74

18,5

Phần lớn đơn thuốc có chứa thuốc vitamin, thuốc bổ trợ chiếm 81,5%
tổng số đơn.
Bảng 15. Tỷ lệ chi phí thuốc bổ trợ, vitamin trên đơn thuốc
STT
Nội dung
Số lượng Trung bình/đơn
1
Tổng số thuốc
2.120
5,3±2,7
2
Tổng chi phí thuốc (nghìn đồng)
79.520
198,8±56,5
3
Tổng số thuốc bổ trợ, vitamin
682
1,7±0,8
4
Chi phí thuốc bổ trợ, vitamin
21.868

54,7±12,6
Số lượng thuốc trung bình đơn là 5,3±2,7 trong đó thuốc bổ trợ,
vitamin chiếm khoảng 32% số khoản thuốc trong đơn. Chi phí cho thuốc
vitamin, thuốc bổ trợ chiếm 27,5% tổng chi phí thuốc.
3.1.2. Tác động của một số giải pháp
3.1.2.1. Giải pháp áp dụng kháng sinh dự phòng
Bảng 16. Kết quả trước và sau áp dụng kháng sinh dự phòng
STT

Nội dung

Trước

Sau

TL %

Tổng kinh phí kháng sinh (triệu đồng) 12.415 10.599
14,6
Tổng số ca phẫu thuật
8.349
8.991
7,7
Tổng số ca PT sạch, sạch nhiễm
5.335
59,3
Tổng số ca được sử dụng KSDP
4.162
78,0
Kinh phí KS TB/Ca (nghìn đồng/ca)

1.487
1.178
20,8
Tiết kiệm TB/ca (nghìn đồng/ca)
309
Số ca sử dụng kháng sinh thất bại
55
1,3
Tỷ lệ phẫu thuật sạch, sạch nhiễm là 59,3%, có 78,0% số ca phẫu
thuật sạch, sạch nhiễm được sử dụng kháng sinh dự phòng. Tổng kinh
phí sử dụng kháng sinh giảm 14,6% (từ 12,4 tỷ xuống còn 10,6 tỷ). Kinh
phí sử dụng kháng sinh trung bình/ca phẫu thuật giảm 20,8% (từ 1.487
nghìn/ca xuống 1.178 nghìn/ca), tiết kiệm trung bình 309 nghìn đồng/ca.
1
2
3
4
5
6
7


9

Bảng 17. Đặc điểm bệnh nhân trước và sau can thiệp
Nội dung

TT

Trước CT

(n=400 b/n)

Sau CT
(n=400 b/n)

p
(ttest)

Tuổi bệnh nhân (tuổi)
55,1±16,7 57,6±18,4 0,312
Điểm số ASA
1,56±0,71 1,63±0,58 0,481
Thời gian phẫu thuật (giờ)
1,42±0,82 1,35±0,75 0,813
Số ngày điều trị sau mổ
8,55±4,62 6,12±3,25 0,041
Tỷ lệ phải quay lại dùng kháng
5
1,3
sinh điều trị (%)
Thời gian phẫu thuật khi không sử dụng kháng sinh dự phòng
(1,42±0,82 giờ) cao hơn so với khi sử dụng kháng sinh dự phòng
(1,35±0,75). Ngược lại, thời gian nằm viện sau mổ của bệnh nhân sử
dụng kháng sinh dự phòng thấp hơn so với thời gian nằm viện sau mổ
của bệnh nhân sử dụng kháng sinh điều trị.
3.1.2.2. Giải pháp áp dụng pha chế tập trung thuốc ung thư
Năm 2011 có 25 hoạt chất thuốc ung thư được phân liều tại khoa
Dược - Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, trong đó có 13 hoạt chất đã
tiết kiệm được do phân liều với tổng kinh phí tiết kiệm được là 706 triệu
đồng, 12 hoạt chất chưa tiết kiệm được tương ứng với kinh phí là 454

triệu đồng. Như vậy, nếu giả định không phân liều thuốc ung thư tập
trung tổng kinh phí hao phí là 1.160 triệu đồng.
Bảng 18. Hiệu quả sử dụng kinh phí thuốc ung thư
ĐVT: triệu đồng
Nội dung
Không phân liều
Phân liều
Kinh phí sử dụng lý thuyết
17.777
17.777
Kinh phí sử dụng thực tế
18.937
18.231
Hiệu suất SD KP (%)
93,9
97,5
Tổng kinh phí thuốc điều trị ung thư xuất kho là 18.937 triệu đồng,
thực tế kinh phí sử dụng theo các phác đồ của bệnh nhân là 17.777 triệu
đồng, như vậy, nếu không phân liều hiệu suất đạt 93,9%.
Bảng 19. Hiệu suất sử dụng thuốc ung thư theo hoạt chất
1
2
3
4

STT

Số hoạt chất

1

2
3
4
5
Tổng

12
3
2
5
3
25

Khoảng tăng hiệu suất (%)

0
Từ 0,5 đến dưới 1
Từ 1 đến dưới 5
Từ 5 đến dưới 10
Trên 10

Tổng KP tiết kiệm
(nghìn đồng)

0
8.377
37.016
499.302
161.469
706.164



10

Trong tổng số 25 hoạt chất thuốc chống ung thư được phân liều tập
trung có 12 hoạt chất không tăng hiệu suất sử dụng kinh phí, 13 hoạt chất
tăng hiệu suất sử dụng kinh phí, trong đó, khoảng tăng hiệu suất từ 5%
đến 10% chiếm tỷ lệ cao nhất với 5/13 hoạt chất tương ứng với kinh phí
tiết kiệm được là 499.302 nghìn đồng.
3.1.2.3. Giải pháp kiểm soát thuốc bổ trợ, vitamin
Bảng 20. Kết quả khảo sát đơn thuốc ngoại trú
(n=400đơn/năm)
T
Năm
p
p
Nội dung
2010
2011
2012 (2011/2010) (2012/2010)
T
1 Số thuốc trung bình/đơn
5,3
5,1
4,7
0,07
0,001
Tiền thuốc trung
2
198,8 222,9 231,6

0,05
0,001
bình/đơn (nghìn đồng)
Tỷ lệ % đơn thuốc có kê
3
81,5
75,6
70,3 0,004
0,000
vitamin, thuốc bổ trợ
Tỷ lệ % thuốc vitamin,
4
32,2
30,8
26,8
0,08
0,000
bổ trợ theo chủng loại
Tỷ lệ % thuốc vitamin,
5
27,5
20,4
17,9 0,002
0,000
bổ trợ theo chi phí thuốc
Số thuốc trung bình đơn, tỷ lệ % đơn có kê vitamin, thuốc bổ trợ, tỷ lệ
% thuốc vitamin, thuốc bổ trợ trong đơn theo chủng loại và chi phí đều
giảm sau can thiệp.
Bảng 21. Kinh phí sử dụng một số thuốc vitamin, thuốc bổ trợ
Năm 2010

Năm 2011
Năm 2012
ST
Tên thuốc
CP(triệu
CP(triệu TL CP(triệu TL
TL
T
đồng)

1
2

%

đồng)

%

đồng)

%

Glutathion
3.592
4,1
3.294 2,8
2.742 1,9
Ginkobiloba
1.678

1,9
773 0,7
597 0,4
L-ornithin L3
1.816
2,1
1.159 1,0
783 0,5
aspatat
4
Glucosamin
1.393
1,6
542 0,5
478 0,3
5
Arginin
2.385
2,7
1.391 1,2
1.121 0,8
6
Boganic
1.964
2,2
1.153 1,0
1.329 0,9
7
Vitamin
3.962

4,5
3.265 2,8
3.349 2,3
Tổng
16.790 19,1
11.577 9,9
10.399 7,2
Can thiệp đã làm tỷ lệ sử dụng kinh phí nhóm thuốc này đã giảm rõ
rệt từ 19,1% xuống còn 9,9% năm 2011 và 7,2% năm 2012. Thuốc có tỷ
lệ chi phí giảm mạnh nhất là glutathion từ 4,1% năm 2010 còn 1,9% năm
2012, nhóm vitamin giảm từ 4,5% xuống còn 2,8%.


11

3.1.2.4. Tác động chung của các giải pháp
+ Kết quả phân tích ABC năm 2010-2012
Bảng 22. Kết quả phân tích nhóm A, B, C năm 2010-2012
Nhóm

Năm 2010
SL
TL(%)

Năm 2011
SL
TL(%)

Năm 2012
SL

TL(%)

p
(2012/2010)

A
52
10,3
54
11,0
59
12,1
0,364
B
69
13,6
86
17,6
102
20,9
0,002
C
385
76,1
349
71,4
327
67,0
0,001
Tổng

506 100,0
489 100,0
488 100,0
Kết quả trên cho thấy so với trước khi áp dụng các giải pháp tỷ lệ
chủng loại các sản phẩm nhóm A sau áp dụng tăng từ 10,3% năm 2010
lên 11,0% năm 2011 và 12,1% năm 2012.
Với nhóm B sau khi áp dụng các giải pháp tỷ lệ theo chủng loại tăng
từ 13,6% năm 2010 tăng lên 17,6% và 20,9% năm 2011, 2012.
Ngược lại với nhóm A và B, nhóm C có tỷ lệ theo chủng loại giảm từ
76,1% năm 2010, xuống 71,4% năm 2011 và 67% năm 2012.
+ Kết quả phân tích VEN theo chủng loại năm 2010-2012
Theo chủng loại các sản phẩm trong phân loại V, E, N có sự thay đổi
theo chiều hướng tăng các thuốc tối cần (V) và thuốc thiết yếu (E), đồng
thời giảm ở nhóm thuốc không thiết yếu (N). Cụ thể:
Nhóm V tỷ lệ theo chủng loại tăng từ 11,7% năm 2010 lên 12,3%
năm 2011 và 14,1% năm 2012, tương tự ở nhóm E, tăng từ 63,6% năm
2010 lên 66,1% năm 2011 và 66,8% năm 2012.
Tỷ lệ theo chủng loại nhóm N giảm từ 24,7% năm 2010 xuống còn
21,7% năm 2011 và 19,1% năm 2012.
+ Kết quả phân tích VEN theo chi phí năm 2010-2012
Tỷ lệ theo chi phí các nhóm thuốc V, E, N có nhiều biến đổi sau khi
bệnh viện áp dụng các giải pháp nâng cao quản lý sử dụng, cụ thể:
Nhóm V có tỷ lệ chi phí khá ổn định giữa các năm, dao động từ
19,7% đến 22,9% so với tổng chi phí thuốc.
Các giải pháp đã làm tăng sử dụng các thuốc nhóm E, tỷ lệ chi phí
nhóm E tăng từ 59,1% lên 65,6% và 66,6% sau áp dụng các giải pháp.
Riêng nhóm thuốc N do có các giải pháp hạn chế sử dụng thuốc bổ
trợ, thuốc nhóm vitamin nên có tỷ lệ chi phí sử dụng giảm từ 21,2% năm
2010 xuống còn 14,1% năm 2011 và 10,5% năm 2012.
+ Kết quả phân tích ma trận ABC/VEN

* Kết quả phân tích nhóm V/ABC
Sau khi áp dụng các giải pháp, có sự phân bổ lại tỷ lệ theo chủng loại
và chi phí giữa các nhóm VA, VB, VC. Theo chủng loại nhóm thuốc VA
có tỷ lệ theo chủng loại tăng từ 1,8% năm 2010, tăng lên 2,2% năm 2011.


12

Tuy nhiên, tỷ lệ theo chi phí nhóm này giữ ở mức 11%. Nhóm có tỷ lệ
theo chủng loại tăng và chi phí giảm là nhóm VB, theo chủng loại tăng
từ 6,9% lên 9,5%, theo chi phí giảm từ 8,4% xuống 8,1%. Như vậy, các
giải pháp đã tập trung kiểm soát chi phí nhóm VA, VC đồng thời tăng
cường sử dụng nhóm VB.
* Kết quả phân tích nhóm E/ABC
Sau áp dụng các giải pháp, nhóm thuốc được tập trung sử dụng là EB
với sự tăng mạnh tỷ lệ sử dụng theo chủng loại, tăng nhẹ theo chi phí. Cụ
thể, so với trước áp dụng tỷ lệ theo chủng loại tăng từ 4,5% lên 11,5%,
trong khi tỷ lệ theo chi phí tăng từ 6,6% lên 9,6%. Nhóm EC có tỷ lệ theo
chủng loại giảm từ 51,6% năm 2010 xuống còn 46,4% năm 2011 và
45,7% năm 2012.
* Kết quả phân tích nhóm N/ABC
Các thuốc không thiết yếu (N) trước áp dụng các giải pháp, tỷ lệ chi
phí lớn nhất là nhóm NA (chiếm 13,2%), tiếp đến là nhóm NB (chiếm
4,7%). Sau khi áp dụng các giải pháp tỷ lệ chi phí của cả 3 nhóm đều
giảm, cụ thể nhóm NA giảm từ 13,2% năm 2010 còn 9,3% và 6,9% năm
2011, 2012 và nhóm NB giảm từ 4,7% năm 2010 còn 2,4% và 2,2% năm
2011, 2012. Nhóm NC giảm từ 3,3% xuống còn 2,3%.
3.2. ĐÁNH GIÁ MỘT SỐ GIẢI PHÁP CAN THIỆP LÊN HOẠT
ĐỘNG MUA VÀ QUẢN LÝ KHO THUỐC
3.2.1. Kết quả can thiệp lên xây dựng kế hoạch đấu thầu thuốc

Bảng 23. Tác động can thiệp lên kế hoạch đấu thầu nhóm V
Hoạt
chất

Đơn
vị

1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
TB

ống
ống
ống
lọ
lọ
lọ
lọ
lọ
lọ
lọ


Trước can thiệp
Kế
hoạch

Thực tế

5.500
10.500
4.700
5.000
12.200
28.000
29.500
3.500
15.500
1.500

6.527
12.153
4.591
5.372
15.014
31.794
32.108
3.066
18.248
1.559

Chênh
lệch (%)


Sau can thiệp
Kế
hoạch

Thực tế

Chênh
lệch (%)

18,7
7.520
7.682
2,2
15,7 14.100 15.338
8,8
-2,3
5.500
5.254
-4,5
7,4
6.100
5.718
-6,3
23,1 16.800 18.995
13,1
13,6 35.000 32.331
-7,6
8,8 35.500 38.127
7,4

-12,4
3.500
3.424
-2,2
17,7 20.500 21.977
7,2
3,9
1.900
2.083
9,6
12,4
6,9
p của wilcoxon signed-rank test = 0,03
Sau can thiệp, tỷ lệ chênh lệch trung bình giữa thực tế sử dụng và kế
hoạch thầu giảm từ 12,4% xuống còn 6,9%. Tỷ lệ chênh lệch của 10 hoạt


13

chất cho thấy sau can thiệp thực tế sử dụng và số lượng kế hoạch đấu
thầu được thu hẹp với tỷ lệ chênh lệch lớn nhất là 14,9% (hoạt chất số 7)
và thấp nhất là 2,2% (hoạt chất số 1 và 8). Đặc biệt, không có hoạt chất
nào có tỷ lệ chênh lệch trên 20% (trước can thiệp có 01 hoạt chất).
Bảng 24. Tác động can thiệp lên kế hoạch đấu thầu nhóm E
Trước can thiệp

Hoạt
chất

Đơn

vị

Kế hoạch

Thực tế

11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
TB

viên
viên
lọ
ống
ống
lọ
lọ
viên
viên
chai

68.000

650.000
550
12.000
4.500
500
500
800.000
75.000
600

86.490
750.987
611
10.516
5.031
712
592
711.765
64.800
703

Sau can thiệp
C/lệch
(%)

27,2
15,5
11,1
-12,4
11,8

42,4
18,4
-11,0
-13,6
17,2
18,1

Kế hoạch

Thực tế

100.000
850.000
700
13.000
6.500
900
700
800.000
75.000
850

109.195
926.538
637
14.744
7.131
978
670
706.778

94.763
993

C/lệch
(%)

9,2
9,0
-9,0
13,4
9,7
8,7
-4,3
-11,7
26,4
16,8
11,8

p của wilcoxon signed-rank test = 0,11
Sau can thiệp, tỷ lệ chênh lệch trung bình giữa thực tế sử dụng và số
lượng kế hoạch đấu thầu nhóm E giảm từ 18,1% xuống còn 11,8%. Tỷ lệ
chênh lệch lớn nhất sau can thiệp là 26,4% (hoạt chất 19) giảm so với
42,4% trước can thiệp (hoạt chất 16) và đây cũng là hoạt chất duy nhất
có tỷ lệ chênh lệch trên 20% (so với 02 hoạt chất trước can thiệp).
Bảng 25. Tác động can thiệp lên kế hoạch đấu thầu nhóm N
Hoạt
chất

Đơn
vị


Trước can thiệp
SL KH
SL TT
% CL

SL KH

Sau can thiệp
SL TT

21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
TB

chai
ống
lọ
ống
viên
viên
viên

viên
viên
viên

100.000
35.000
45.000
5.000
400.000
810.000
200.000
160.000
60.000
210.000

120.000
50.000
50.000
5.500
500.000
950.000
250.000
200.000
50.000
250.000

133.586
62.699
65.352
5.076

544.530
1.178.443
295.115
185.591
53.623
268.509

114.549
54.294
51.549
4.500
458.851
998.782
245.848
157.151
51.987
230.189

14,5
55,1
14,6
-10,0
14,7
23,3
22,9
-1,8
-13,4
9,6
17,99


% CL

11,3
25,4
30,7
-7,7
8,9
24,0
18,0
-7,2
7,2
7,4
14,78


14

Nhóm thuốc N, tỷ lệ chênh lệch giữa thực tế sử dụng và số lượng kế
hoạch đấu thầu giảm từ 17,99% trước can thiệp xuống còn 14,78% sau
can thiệp, tỷ lệ này cao hơn tỷ lệ tương ứng của nhóm thuốc V và E. Tỷ
lệ chênh lệch lớn nhất trước can thiệp là 55,1% (hoạt chất số 22), sau can
thiệp tỷ lệ chênh lệch lớn nhất giảm xuống còn 30,7% (hoạt chất số 23).
3.2.2. Kết quả can thiệp xây dựng tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ thầu.
Trước can thiệp các tiêu chí đánh giá gồm 18 tiêu chí, được xem xét
và đánh giá theo 2 mức “đạt/không đạt” hoặc “có/không”. Các tiêu chí
đánh giá về mặt kỹ thuật sẽ có mức độ quan trọng khác nhau, tuy nhiên,
hồ sơ dự thầu phải đạt trên 70% các chỉ tiêu được đánh giá là “đạt” hoặc
“có” thì mới được xem xét ở phần tiếp theo. Theo ý kiến của hội đồng
đấu thầu “Bệnh viện đã lựa chọn được các sản phẩm phục vụ nhu cầu tại
Bệnh viện tuy nhiên sự lựa chọn còn mang tính định tính” theo ý kiến

khác của hội đồng“việc lựa chọn theo các tiêu chí trên là khó vì khó tìm
sự khác biệt về chất lượng của các loại biệt dược khác nhau, đặc biệt là
khi chúng cùng một nước sản xuất hoặc của những nước có ngành sản
xuất dược tương tự nhau”.
Việc lựa chọn sản phẩm trúng thầu căn cứ vào giá cũng gặp nhiều khó
khăn do “với sản phẩm thuốc giá không tỷ lệ thuận với chất lượng” (ý
kiến thành viên HĐT&ĐT).
Để đảm bảo các tiêu chuẩn chấm thầu thuốc đáp ứng yêu cầu. Can
thiệp đã đề xuất với lãnh đạo khoa Dược, tổ tư vấn đánh giá tách riêng 2
nhóm tiêu chí: nhóm tiêu chí đánh giá “đạt/không đạt” áp dụng cho đánh
giá tính hợp lệ và kinh nghiệm nhà thầu; nhóm tiêu chí cho điểm áp dụng
để đánh giá về mặt kỹ thuật đối với từng thuốc. Sau can thiệp, Hồ sơ dự
thầu được đánh giá theo 02 giai đoạn, giai đoạn 1 đánh giá về tính hợp lệ
và kinh nghiệm của nhà thầu, giai đoạn 2 đánh giá về mặt kỹ thuật của
sản phẩm. Thang điểm tối đa ở phần đánh giá kỹ thuật là 100 điểm.
Thực hiện việc chuyển tiêu chuẩn đánh giá về mặt kỹ thuật từ định
tính sang định lượng đã thu được kết quả:
Bảng 26. So sánh hiệu quả các tiêu chuẩn chấm thầu
STT

Nội dung

Trước CT

Sau CT

1
2
3
4

5
6

Thời gian xét thầu
Tỷ lệ biệt dược/hoạt chất
Tỷ lệ thuốc trúng thầu/TS thuốc
Tỷ lệ c/ty trúng/tham dự thầu
Tổng số tiêu chuẩn đánh giá
Tổng số tiêu chuẩn lượng hóa

35 ngày
2,8
0,43
0,85
17
0

25 ngày
2,1
0,31
0,77
21
13


15

Theo ý kiến đánh giá của hội đồng đấu thầu, tổ tư vấn “các tiêu chí
chấm thầu chuyển từ định tính sang định lượng đã giúp hoạt động đấu
thầu thuốc tại bệnh viện minh bạch hơn, việc lựa chọn nhà thầu và các

sản phẩm trúng thầu được dễ dàng, nhanh chóng và khoa học hơn”.
Các ý kiến cũng cho rằng: “các tiêu chí chấm thầu được lượng hóa có
thể dễ dàng áp dụng công nghệ thông tin để đánh giá hồ sơ dự thầu do
đó thời gian chấm thầu sẽ được rút ngắn, kết quả sẽ chính xác và khách
quan hơn”.
3.3.3. Kết quả can thiệp trong xây dựng kế hoạch đặt hàng.
Xác định số lượng mua hàng tháng của 150 biệt dược theo công thức
đề nghị của MSH, so sánh số lượng sử dụng thực tế mỗi tháng và số
lượng đặt hàng theo công thức của MSH (tương ứng với 900 khoản =
150 biệt dược x 6 chu kỳ), kết quả thu được như sau:
Bảng 27. So sánh thực tế sử dụng và số lượng đặt hàng
Nội dung

Số khoản
Sử dụng vượt kế
hoạch

%
chênh
lệch

Trước can thiệp
SK
TL(%)

Sau can thiệp
SK
TL(%)

p của

chi2
test

900
100
900
100
286
31,8
86
9,6
1-10
86
28
9,6
3,1
11-20
109
22
12,1
2,4
21-40
65
19
7,2
2,1
>40
26
17
2,9

1,9
0,000
Sử dụng kém kế
614
68,2
814
90,4
hoạch
1-10
141
377
15,7
41,9
11-20
256
272
28,4
30,2
21-40
94
122
10,4
13,6
>40
123
43
13,7
4,8
Sau can thiệp, tỷ lệ khoản sử dụng vượt số lượng đặt hàng ban đầu
giảm mạnh từ 31,8% xuống còn 9,6%, tương ứng với sự tăng lên của tỷ

lệ khoản có số lượng sử dụng kém kế hoạch từ 68,2% lên 90,4%. Nếu
tính theo khoảng chênh lệch giữa thực tế và kế hoạch đặt hàng, nhóm có
khoảng chênh lệch vượt kế hoạch từ 0-10% và từ 11-20% giảm mạnh sau
can thiệp, tương ứng từ 9,6% xuống còn 3,1% và 12,1% còn 2,4%.
Số khoản có thực tế sử dụng kém số lượng kế hoạch tăng mạnh, tuy
nhiên phần lớn tập trung vào nhóm có chênh lệch trong khoảng từ 0-10%
với tỷ lệ tăng từ 15,7% TCT lên 41,9% SCT. Sau can thiệp, các nhóm có
khoảng chênh lệch nhỏ (0-10%) và (11-20%) chiếm tỷ lệ lớn trong số các
khoản có số lượng sử dụng kém kế hoạch, tương ứng là 41,9% và 30,2%.
Nhóm có khoảng chênh lệch lớn chiếm tỷ lệ nhỏ 13,6% của nhóm chênh
lệch (21-40%) và 4,8% của nhóm chênh lệch >40%.


16

So sánh chênh lệch giữa số lượng đặt hàng và thực tế sử dụng mỗi
chu kỳ (chênh lệch) của các khoản với SMIN và SS tương ứng, kết quả:
trước can thiệp, trong số 900 khoản được đặt hàng có 229 khoản, chiếm
tỷ lệ 25,5%, có thực tế sử dụng cao hơn số lượng đặt hàng ban đầu. Số
còn lại có thực tế sử dụng ít hơn so với số lượng đặt hàng ban đầu, nếu so
sánh hiệu số giữa số lượng đặt hàng ban đầu và thực tế sử dụng với SMIN,
SS tương ứng của các khoản cho thấy đa phần các khoản có hiệu số này
nằm trong khoảng từ SS đến SMIN, chiếm 39,7%.
Sau can thiệp, các khoản có thực tế sử dụng lớn hơn số lượng kế
hoạch ban đầu giảm đáng kể từ 25,5% xuống còn 9,6%.
3.3.4. Kết quả can thiệp đối với sự sẵn có của thuốc trong kho
Can thiệp đã làm tăng tỷ lệ thuốc sẵn có trong kho từ 96,0% lên
98,7%, đồng thời làm giảm tỷ lệ các biệt dược trong quá trình sử dụng bị
ngắt quãng do hết hàng và tỷ lệ số ngày hết hàng. Cụ thể, tỷ lệ số thuốc
hết hàng trong quá trình sử dụng từ 4,0% trước can thiệp giảm xuống còn

1,3% sau can thiệp và tỷ lệ số ngày hết hàng tương ứng giảm từ 0,4%
xuống còn 0,1%.
3.3.5. Tác động can thiệp quản lý kho theo đối tượng bệnh nhân
Sơ đồ quản lý kho theo đối tượng bệnh nhân bộ đội, bảo hiểm y tế
trước và sau can thiệp được mô tả tại hình 1 và hình 2.
Bộ đội
Thuốc

Nhập kho

KHO THUỐC
BỘ ĐỘI, BẢO
HIỂM Y TẾ

Xuất thuốc và thanh
quyết toán

Nguồn:
Bảo hiểm y tế
- Mua
- Cục Quân y cấp
Hình 1. Sơ đồ quản lý kho thuốc trước can thiệp
Theo ý kiến của lãnh đạo Cục Quân y “Bệnh viện cần nghiên cứu
quản lý tách riêng kho của 2 đối tượng bệnh nhân là bộ đội và bảo hiểm
y tế vì hai đối tượng này có nguồn kinh phí đảm bảo khác nhau, đặc biệt
là đối tượng bệnh nhân bộ đội ngoài kinh phí đảm bảo bằng tiền có có
phần hiện vật, với mô hình hiện tại chỉ quản lý được tách riêng phần sử
dụng không quản lý được tồn kho và sử dụng kinh phí”. Tuy nhiên, nếu
tổ chức riêng 2 kho, Bệnh viện sẽ gặp khó khăn do “Bệnh viện cần bố trí
thêm một hệ thống kho nữa, nhân viên kho và cấp phát phải tăng lên gấp

đôi, các khoa lâm sàng phải lĩnh thuốc 2 lần cho 2 đối tượng bệnh nhân
với thủ tục hành chính tăng lên gấp 2” (ý kiến lãnh đạo khoa Dược).


17

Để có thể đáp ứng yêu cầu của cơ quan quản lý, giải pháp đề
nghị “sửa phần mềm quản lý kho hiện tại có thể quản lý riêng theo hai
đối tượng bệnh nhân nhưng không làm ảnh hưởng tới qui trình cấp và
lĩnh thuốc hiện tại, không cần tổ chức thêm một kho nữa trên thực tế”

Thuốc

Thuốc

Bộ đội
KHO BỘ ĐỘI
KHO BHYT

Điều chuyển phần tự mua
Bảo hiểm y tế

Hình 2. Sơ đồ quản lý kho thuốc sau can thiệp
Trong sơ đồ quản lý kho thuốc sau can thiệp thực tế của hai đối
tượng bộ đội, bảo hiểm y tế không tách riêng (cùng vị trí để thuốc, cùng
thủ kho bảo quản và cấp phát thuốc). Việc quản lý thuốc cho bộ đội và
bảo hiểm y tế lại được tách riêng trên hệ thống phần mềm. Thuốc do Cục
Quân y cấp và tự mua cho đối tượng bộ đội được nhập vào kho bộ đội
trên phần mềm, tương tự, thuốc mua cho đối tượng bảo hiểm y tế được
nhập vào kho bảo hiểm y tế. Khi xuất thuốc trên cùng phiếu xuất kho,

phần mềm sẽ tự động xuất kho thuốc bộ đội nếu thuốc được cấp cho đối
tượng bộ đội và sẽ xuất từ kho thuốc bảo hiểm y tế nếu thuốc được cấp
cho đối tượng bảo hiểm y tế.
Chương 4. BÀN LUẬN
Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 là bệnh viện hạng đặc biệt Quốc
gia với biên chế 1.260 giường bệnh. Hàng ngày Bệnh viện tiếp nhận
trung bình khoảng 2.000 lượt bệnh nhân khám bệnh ngoại trú và điều trị
trung bình khoảng 1.700 bệnh nhân nội trú theo các chuyên khoa, Bộ đội
và bảo hiểm y tế là 2 nhóm đối tượng có sự khác nhau về độ tuổi, tình
trạng sức khoẻ, đồng thời đây cũng là 02 nhóm bệnh nhân có nhiều qui
định, chế độ chính sách khác nhau.
Thông qua các phương pháp phân tích sử dụng thuốc năm 2010, Bệnh
viện đã xác định được những giải pháp cần tập trung thực hiện đó là sử
dụng các biện pháp hành chính giám sát kê đơn thuốc bổ trợ, vitamin,
pha chế tập trung thuốc ung thư và sử dụng kháng sinh dự phòng trong
phẫu thuật sạch, sạch nhiễm.
4.1. Các giải pháp can thiệp của Bệnh viện
Sử dụng thuốc đóng vai trò quan trọng đối với hiệu quả điều trị, độ an
toàn, chất lượng và giá thành khám chữa bệnh, chi phí thuốc thường
chiếm từ 20-40% của tổng chi phí dành cho y tế ở nhiều nước đang phát
triển [67]. Hiệu quả hoạt động HĐT&ĐT trong giám sát sử dụng thuốc
đã được chứng tỏ ở các nước phát triển [29]. Ở các nước đang phát triển


18

trong đó có Việt Nam, vai trò của hội đồng thuốc còn chưa rõ nét. Đề tài
đã sử dụng phương pháp phân tích dữ liệu tổng hợp theo đề xuất của
MSH bao gồm phân tích ABC, phân tích VEN [67] phối hợp với nghiên
cứu định tính để xác định thực trạng sử dụng thuốc tại Bệnh viện đồng

thời tìm hiểu về các giải pháp Bệnh viện tập trung triển khai thực hiện
trong giai đoạn 2011-2012.
Nghiên cứu cho thấy có 24,7% theo chủng loại, tương ứng với 21,2%
kinh phí dành cho nhóm thuốc không thiết yếu. Phân tích cụ thể hơn các
nhóm thuốc Bệnh viện đã sử dụng cho thấy nhóm kháng sinh, thuốc điều
trị ung thư là những nhóm có kinh phí sử dụng lớn, đặc biệt nhóm thuốc
bổ trợ, vitamin có nhiều thuốc nằm trong nhóm A theo phân tích ABC,
điều này cho thấy sự mất cân đối trong sử dụng thuốc tại Bệnh viện.
Trước thực tế đó, Bệnh viện đã sử dụng nhiều giải pháp trong đó tập
trung vào 3 giải pháp chính: sử dụng kháng sinh dự phòng, pha chế tập
trung thuốc ung thư, giám sát sử dụng thuốc bổ trợ, vitamin. Dựa theo
kết quả phân tích sử dụng thuốc năm 2011, 2012 cho thấy các thuốc bổ
trợ, vitamin đã được kiểm soát rõ rệt với tỷ lệ chi phí từ 19,1% xuống
còn 9,9% năm 2011 và 7,2% năm 2012. Theo kết quả phân tích ABC
cũng cho thấy tương ứng với 70%, 20% và 10% tỷ lệ theo chi phí, tỷ lệ
theo chủng loại đã tăng ở nhóm A, từ 10,3% lên 11,0% và ở nhóm B từ
13,6% lên 17,6%, đồng thời, giảm ở nhóm C, từ 76,1% xuống còn 71,4%
điều này cho thấy sử dụng thuốc tại Bệnh viện đã có sự cân đối hơn so
với trước khi áp dụng các giải pháp. Điều này phù hợp với nhận định của
MSH khoảng 2/3 ngân sách được phân bổ cho khoảng 10-20% tổng nhu
cầu thuốc [67]. Kết quả nghiên cứu so sánh với một số nghiên cứu khác:
Bảng 28. So sánh kết quả nghiên cứu với các nghiên cứu khác
Bệnh viện
Bệnh
Devnani Thawani Vaz Anand
108
Nhóm
viện
[46]
[82]

[88]
[34]
2010 2012 115[30]
A
10,3
11,0
9,2
13,8
10,8 12,9
18,6
B
13,6
17,6
16,9
21,8
20,6 19,6
24,0
C
76,1
71,4
73,9
64,4
68,6 67,5
57,4
Bệnh viện đã tập trung các giải pháp nhằm tác động để kiểm soát việc
sử dụng thuốc theo hướng hạn chế hoặc loại bỏ các thuốc không thiết
yếu. Những thuốc có chi phí trung bình nhưng thuộc nhóm tối cần hoặc
thiết yếu được ưu tiên lựa chọn để nâng cao hiệu quả điều trị, đồng sử
dụng kinh phí hợp lý. Như vậy, Bệnh viện đã tác động đến nhiều nhóm
đối tượng, trong đó, lãnh đạo Bệnh viện các thành viên hội đồng thuốc,

lãnh đạo khoa Dược có vai trò rất quan trọng. Trước hết lãnh đạo khoa


19

Dược thấy được những bất hợp lý trong sử dụng thuốc, làm cơ sở để
khoa Dược đề xuất với hội đồng thuốc và điều trị lựa chọn thuốc hay loại
bỏ những thuốc không thiết yếu, ít có nhu cầu sử dụng.
Kháng sinh dự phòng trong phẫu thuật là sử dụng kháng sinh để ngăn
chặn nhiễm khuẩn vết mổ, nhiều nghiên cứu cho rằng sử dụng kháng
sinh dự phòng có hiệu quả cao ở những bệnh nhân phẫu thuật sạch như
phẫu thuật hông, đầu gối [94] hoặc trong phẫu thuật mổ lấy thai sử dụng
kháng sinh dự phòng làm giảm nguy cơ viêm nội mạc từ 2/3 đến 3/4 và
nhiễm trùng vết mổ giảm đáng kể [78]. Theo kết quả phân tích gộp từ 46
bài báo cho thấy có tới 93% có cải thiện do sử dụng kháng sinh dự phòng
[76]. Bệnh viện đã căn cứ vào hướng dẫn có uy tín như hệ thống sức
khỏe Hoa Kỳ, hiệp hội điều trị nhiễm khuẩn Mỹ để xây dựng qui trình sử
dụng kháng sinh dự phòng tại Bệnh viện.
Pha chế thuốc ung thư tập trung tại khoa Dược đã được thực hiện từ
lâu trên thế giới, ở Việt Nam thông tư 23 năm 2012 về tổ chức hoạt động
của khoa Dược bệnh viện yêu cầu việc pha chế thuốc ung thư do khoa
Dược đảm nhiệm [9], tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân nội dung này
chưa thực hiện được tại nhiều bệnh viện. Bệnh viện Trung ương Quân
đội 108, đã thực hiện pha chế thuốc ung thư tập trung từ năm 2010, để
đánh giá hiệu quả phân liều thuốc ung thư, đề tài đã nghiên cứu kết quả
phân liều thuốc ung thư tại khoa Dược năm 2011 so sánh với giả định
không phân liều thuốc ung thư. Quy trình pha chế có sự tham gia của
khoa Dược, khoa lâm sàng và bệnh nhân (người nhà bệnh nhân), được
thực hiện với đầy đủ trang thiết bị là điều kiện để đảm bảo thuốc được sử
dụng đúng liều theo từng bệnh nhân điều này giúp phát huy tốt nhất hiệu

quả điều trị đồng thời giảm tác dụng không mong muốn của thuốc.
Bệnh viện cũng đã nhìn nhận còn có hiện tượng lạm dụng thuốc bổ
trợ, vitamin, đặc biệt là đối với bệnh nhân ngoại trú. Bằng những biện
pháp giám sát tích cực từ phía lãnh đạo Bệnh viện, khoa Dược và cơ
quan giám định bảo hiểm y tế, kịp thời điều chỉnh, nhắc nhở thường
xuyên nên tình hình sử dụng thuốc cho bệnh nhân ngoại trú có sự cải
thiện rõ rệt trên các tiêu chí số thuốc trung bình đơn (giảm từ 5,3
thuốc/đơn xuống 4,7 thuốc/đơn), tỷ lệ đơn có kê thuốc bổ trợ, vitamin, tỷ
lệ thuốc bổ trợ, vitamin theo chủng loại và chi phí trong đơn với tỷ lệ
theo chi phí của nhóm này giảm từ 27,5% xuống còn 17,9%. Điều này
góp phần thực hiện sử dụng thuốc an toàn, hợp lý, tiết kiệm.
Các giải pháp đã hướng tới những mục tiêu và đối tượng cụ thể cơ
cấu các nhóm thuốc theo phân loại ABC, VEN đã thay đổi. Tính chung
nhóm thuốc không thiết yếu (nhóm N) và nhóm sử dụng ít kinh phí
(nhóm C) có xu hướng giảm, nhóm thuốc sử dụng kinh phí trung bình,


20

thiết yếu và tối cần có xu hướng tăng. Đặc biệt, giữa các nhóm đã có sự
chuyển đổi lẫn nhau theo hướng các thuốc sử dụng kinh phí cao, nhóm
không thiết yếu chuyển dịch sang thành các thuốc có sử dụng kinh phí
trung bình nhưng thiết yếu. Nhóm thuốc VB, EB có tỷ lệ theo cả chủng
loại và chi phí tăng mạnh so với trước áp dụng các giải pháp, đặc biệt là
nhóm EB có tỷ lệ theo chủng loại tăng từ 4,1% lên 11,5% và tỷ lệ theo
chi phí tăng từ từ 6,6% lên 9,6%. Các nhóm thuốc NA, NB, NC đều
giảm trong đó NA giảm mạnh nhất từ 13,2% xuống còn 9,3%.
Số lượng chủng loại thuốc năm 2010 là 506, sau khi áp dụng các giải
pháp số lượng chủng loại thuốc giảm còn 489 năm 2011 và 488 năm
2012, như vậy giảm được khoảng 5% nếu so với nghiên cứu của Huỳnh

Hiền Trung tại bệnh viện nhân dân 115 sau khi áp dụng các giải pháp can
thiệp đã loại 30,9% theo chủng loại [30].
4.2. Can thiệp lên hoạt động đấu thầu, mua thuốc và quản lý kho
thuốc bộ đội – bảo hiểm y tế
4.2.1. Can thiệp lên xây dựng kế hoạch mua thuốc
Mua thuốc là khâu rất quan trọng trong chu trình cung ứng thuốc bệnh
viện, đây cũng chính là khâu chịu sự điều chỉnh của nhiều văn bản pháp
qui bao gồm các qui định của Bộ Y tế, qui định của bảo hiểm xã hội,
Luật đấu thầu cũng như các thông tư hướng dẫn về đấu thầu mua thuốc
tại các cơ sở y tế. Năm 2005 Quốc hội thông qua Luật đấu thầu, đồng
thời liên Bộ Y tế - Tài chính cũng đã ban hành thông tư
20/2005/TTLT/BYT-BTC hướng dẫn đấu thầu mua thuốc trong các cơ
sở y tế công lập [11], tuy nhiên, trong quá trình thực hiện còn không ít
bất cập cần được giải quyết, chính vì vậy, từ năm 2005 đến 2012 thông
tư hướng đấu thầu mua thuốc tại các cơ sở y tế đã được liên Bộ Y tế-Tài
chính ban hành 03 lần vào năm 2005, 2007 và 2012 [11], [12], [13].
Một trong những khó khăn trong quá trình đấu thầu thuốc tại các cơ
sở y tế là việc xây dựng kế hoạch thầu bao gồm dự kiến về số lượng và
giá kế hoạch cũng như các tiêu chí chấm thầu. Xây dựng kế hoạch đấu
thầu sát với thực tế sử dụng sẽ giúp các cơ sở dự toán đúng kinh phí, sử
dụng hợp lý ngân sách đồng thời lựa chọn được những sản phẩm có chất
lượng tốt phù hợp với nhu cầu của bệnh viện. Trong trường hợp bệnh
viện sử dụng vượt số lượng kế hoạch đấu thầu ban đầu, giám đốc bệnh
viện có quyền cho phép đảm bảo theo phương thức mua trực tiếp trong
phạm vi dưới 100 triệu đồng [12], nội dung này cũng đã được điều chỉnh
trong thông tư số 01 là không quá 20% [13].
Xây dựng kế hoạch đấu thầu về mặt số lượng thường dựa trên thực tế
sử dụng kỳ trước và dự kiến sử dụng năm sau trên cơ sở tham khảo các
tiêu chí về qui mô phát triển bệnh viện, mô hình bệnh tật, các phác đồ



21

điều trị được áp dụng [29]. Theo đề xuất của MSH có 04 phương pháp
xác định số lượng cho nhu cầu sử dụng thuốc [67], đề tài đã sử dụng
phương pháp xác định số lượng theo phương pháp tiêu thụ để tư vấn cho
hội đồng đấu thầu xây dựng kế hoạch đấu thầu.
Đề tài đã xác định 30 hoạt chất cho việc thực nghiệm xây dựng số
lượng kế hoạch đấu thầu đại diện cho các nhóm thuốc, theo phân loại V,
E, N và có số lượng sử dụng từ nhỏ đến lớn. Kết quả nghiên cứu cho thấy
cả trước và sau can thiệp đều có sự chênh lệch giữa thực tế sử dụng và kế
hoạch ban đầu. Đa phần thực tế sử dụng có chênh lệch thừa so với kế
hoạch, tỷ lệ chênh lệch dao động từ 1,8% (hoạt chất 28 trước can thiệp)
đến 55,1% (hoạt chất số 22 trước can thiệp) theo phân loại V, E, N và
theo số lượng sử dụng ít hay nhiều.
Tỷ lệ chênh lệch giữa thực tế sử dụng và kế hoạch ban đầu nhỏ nhất ở
nhóm V (12,4%). Đối với cả 3 nhóm V, E, N can thiệp đều đã làm thu
hẹp tỷ lệ chênh lệch trung bình, điều đặc biệt là ở nhóm V tỷ lệ chênh
lệch thu hẹp nhiều nhất từ 12,4% trước can thiệp còn 6,9% sau can thiệp.
Nhóm E có tỷ lệ chênh lệch thu hẹp nhỏ hơn từ 18,1 còn 11,8%. Nhóm N
có tỷ lệ chênh lệch thu hẹp ít nhất từ 17,99% còn 14,78%.
Xét chung cho cả 3 nhóm V, E, N thông qua can thiệp sử dụng công
thức tính của MSH để xác định số lượng kế hoạch đã làm giảm tỷ lệ
chênh lệch giữa thực tế sử dụng và kế hoạch ban đầu, tuy nhiên, mức độ
đạt được khác nhau giữa các nhóm. Các thuốc tối cần, có tỷ lệ chênh lệch
thấp nhất đồng thời can thiệp có hiệu quả tốt, điều này giảm dần ở các
nhóm E và N. Từ các kết quả nghiên cứu cho thấy các hoạt chất ở nhóm
thuốc V có số lượng sử dụng nhỏ hơn so với nhóm E và nhóm N. Mặt
khác, hầu hết nhóm V là dạng thuốc tiêm, dạng thuốc uống tăng dần ở
các nhóm E và N. Chính vì vậy, việc sử dụng nhóm V sẽ ổn định và tuân

thủ qui luật tốt hơn giữa các năm. Ngược lại, nhóm thuốc E và N mức độ
ổn định sẽ kém hơn đặc biệt là nhóm N, nhóm thuốc không thiết yếu
trong đó có nhiều loại là vitamin, hoặc thuốc hỗ trợ trong điều trị, nhóm
này có số lượng sử dụng ít phụ thuộc vào đặc điểm bệnh tật của bệnh
viện và đôi khi chỉ phụ thuộc vào thói quen của bác sĩ.
4.2.2. Tác động can thiệp lên xây dựng tiêu chí chấm thầu
Mục tiêu của đấu thầu mua thuốc là lựa chọn được những thuốc có
chất lượng tốt, hiệu quả điều trị cao từ các nhà phân phối uy tín với giá
cả hợp lý, đồng thời phải đáp ứng tốt các qui định về pháp lý đặc biệt là
luật đấu thầu, các thông tư hướng dẫn và qui định của bảo hiểm y tế. Để
thực hiện tốt các yêu cầu trên việc xây dựng các tiêu chí chấm thầu trong
hồ sơ mời thầu đóng vai trò rất quan trọng nó sẽ giúp hội đồng xác định
các mặt hàng trúng thầu, tăng cường công khai, minh bạch.


22

Bệnh viện đã xây dựng các tiêu chí chấm thầu và tổ chức đấu thầu
mua thuốc theo định kỳ 1 lần/năm. Đối chiếu với các văn bản hướng dẫn,
nội dung đấu thầu, các bước đấu thầu tại Bệnh viện đã tuân thủ đầy đủ.
Trong đó, các tiêu chí chấm thầu đã được xây dựng trên cơ sở thông tư
số 10/2007/TTLT-BYT-BTC, mục yêu cầu về chất lượng thuốc và yêu
cầu về điều kiện của nhà thầu.
Trước can thiệp, các tiêu chí được xem xét một cách định tính là
đạt/không đạt hoặc có/không, việc này gặp khó khăn do cách đánh giá
định tính, khó xác định giá đánh giá của các sản phẩm một cách chính
xác. Tiêu chí chấm thầu xây dựng theo thang điểm sẽ giúp hạn chế
những nhược điểm trên và cũng được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực đấu
thầu khác nhau. Tại Bệnh viện, các hoạt động can thiệp đã hướng tới các
thành viên của hội đồng thuốc và điều trị, hội đồng đấu thầu, lãnh đạo

khoa Dược đặc biệt là nhóm tư vấn giúp hội đồng đấu thầu xây dựng tiêu
chí chấm điểm kỹ thuật theo thang điểm 100.
Kết quả các giải pháp can thiệp đã giúp hội đồng đấu thầu áp dụng hệ
thống tiêu chí chấm thầu mới trên cơ sở cụ thể hoá một số nội dung thành
dạng điểm, có thể định lượng được. Điều này làm cho hoạt động chấm
thầu dễ dàng hơn, thể hiện rõ được mục tiêu của hoạt động đấu thầu tại
Bệnh viện, xác định chính xác giá đánh giá của các sản phẩm để xếp loại,
từ đó nâng cao tính công khai, minh bạch trong đấu thầu.
4.2.3. Tác động của can thiệp đối với kế hoạch đặt hàng
Kết quả nghiên cứu trên 150 biệt dược thường sử dụng tại Bệnh viện
cho thấy hoàn toàn có thể áp dụng công thức tính toán để đặt hàng, tuy
nhiên, cần có sự hỗ trợ từ phần mềm quản lý vì việc tính toán theo công
thức cho từng mặt hàng sẽ tốn nhiều thời gian, sẽ gây rối bận trong hoạt
động mua thuốc tại bệnh viện.
Nếu như trước can thiệp tỷ lệ sử dụng vượt kế hoạch ban đầu là
31,8% và sử dụng không hết số lượng kế hoạch là 68,2% trong đó tỷ lệ
các khoản vượt số lượng kế hoạch và sử dụng không hết số lượng với tỷ
lệ trên 20% khá cao tương ứng là 10,1% và 24,1%. Sau can thiệp, tỷ lệ số
khoản sử dụng kém số lượng tăng lên 90,4% và số khoản sử dụng vượt
kế hoạch giảm xuống còn 9,6%. Đặc biệt, số khoản sử dụng vượt kế
hoạch với tỷ lệ trên 20% giảm mạnh, chỉ còn 4,0% và số khoản sử dụng
chưa hết kế hoạch dưới 20% chiếm tỷ lệ lớn, ngược lại, số khoản sử dụng
chưa hết kế hoạch trên 40% giảm từ 13,7% xuống còn 4,8%. Như vậy, đa
phần các khoản được can thiệp đã tăng tính sẵn có của thuốc trong kho.
4.2.4. Tác động can thiệp với quản lý kho theo đối tượng
Do đặc thù là bệnh viện Quân đội, đối tượng bệnh nhân chính là bộ
đội và bảo hiểm y tế. Để quản lý, cấp phát và thanh quyết toán thuốc sử


23


dụng cho hai đối tượng bệnh nhân này nhiều bệnh viện Quân đội như
Viện 103, Viện 175, Viện y học cổ truyền,… sử dụng hệ thống kho riêng.
Việc sử dụng kho riêng có ưu điểm là dễ quản lý, tách biệt rõ ràng được
hai nguồn thuốc theo đối tượng tương ứng, các chỉ số quản lý kho như
xuất, nhập, tồn, thẻ kho, … phục vụ cho các nhà quản lý luôn sẵn có theo
từng kho phục vụ tốt cho việc phân tích các số liệu về sử dụng thuốc cho
từng đối tượng bộ đội, bảo hiểm y tế. Tuy nhiên, phương pháp này có
nhược điểm là phải bố trí mặt bằng riêng cho 02 kho này, nhân lực tăng,
các khoa lâm sàng khi lĩnh thuốc phải lĩnh riêng ở 02 kho.
Trong điều kiện chưa bố trí được mặt bằng riêng cho hai kho và với
điều kiện cán bộ nhân viên hiện có, giải pháp quản lý tách kho bằng hệ
thống phần mềm máy tính đã được đề cập đến và được Bệnh viện áp
dụng. Can thiệp đã sử dụng phần mềm để quản lý riêng hai đối tượng
bệnh nhân và được sự hỗ trợ của bộ phận công nghệ thông tin thực hiện.
Mục tiêu của can thiệp là xây dựng một hệ thống phần mềm với hai kho
riêng biệt, nguồn nhập và nguồn xuất tách riêng theo đối tượng. Phần tồn
kho tại mọi thời điểm được phần mềm ghi lại theo các đối tượng. Phần
mềm mới đã giữ lại ưu điểm của phương pháp quản lý kho cũ, đồng thời
thực hiện được các nội dung đề ra theo yêu cầu quản lý tách riêng kho.
KẾT LUẬN
1. Một số giải pháp can thiệp của Bệnh viện
Các vấn đề tồn tại trong hoạt động cung ứng thuốc năm 2010 bao
gồm: Tỷ lệ chênh lệch giữa thực tế sử dụng và kế hoạch còn cao, chênh
lệch trên 20% chiếm 39,4%; chi phí sử dụng thiếu cân đối giữa các nhóm
thuốc, đặc biệt là các thuốc bổ trợ, vitamin chiếm tỷ lệ chi phí lớn 19,1%,
Thiếu các giải pháp kiểm soát các nhóm thuốc có chi phí lớn như kháng
sinh, thuốc ung thư. Thời gian đấu thầu kéo dài, tiêu chí chấm thầu còn
mang tính định tính, chưa quản lý được nguồn mua và tồn kho của hai
đối tượng bộ đội, bảo hiểm y tế.

Bệnh viện đã áp dụng 03 nhóm giải pháp chính nhằm nâng cao sử
dụng thuốc bao gồm: Sử dụng kháng sinh dự phòng, pha chế tập trung
thuốc ung thư và giám sát kê đơn thuốc bổ trợ, vitamin. Các giải pháp đã
cải thiện rõ rệt hoạt động sử dụng thuốc tại Bệnh viện, kết quả cụ thể:
+ Tỷ lệ sử dụng kháng sinh dự phòng đạt 78,6% trong tổng số phẫu
thuật sạch, sạch nhiễm, làm giảm chi phí sử dụng kháng sinh trong phẫu
thuật 35,7%, tiết kiệm trung bình 531 nghìn đồng/ca phẫu thuật.
+ Hiệu suất sử dụng thuốc ung thư đạt 97,5% (so với 93,9% nếu
không phân liều).
+ Tỷ lệ chung chi phí thuốc bổ trợ, vitamin giảm từ 19,1% xuống còn
9,9%. Trong đơn thuốc ngoại trú, tỷ lệ % thuốc vitamin, bổ trợ theo


24

chủng loại giảm từ 32,2% xuống còn 30,8%, theo chi phí giảm từ 27,5%
xuống còn 20,4%.
+ Cơ cấu thuốc sử dụng theo phân loại ABC, VEN hợp lý hơn các
nhóm thuốc tối cần, thiết yếu có chi phí trung bình được ưu tiên sử dụng,
các thuốc có chi phí cao, không thiết yếu được kiểm soát.
2. Can thiệp lên hoạt động mua và quản lý kho
+ Kết quả can thiệp lên xây dựng kế hoạch đấu thầu
Sử dụng phương pháp tính toán số lượng kế hoạch dựa trên cơ sở
phân tích số liệu đã tiêu thụ cũng như đặc điểm bệnh tật, nhu cầu sử dụng
tại bệnh viện đã giúp cho việc xây dựng kế hoạch đấu thầu chính xác hơn
đặc biệt là với những thuốc nhóm V và nhóm E. Tỷ lệ sai lệch giữa kế
hoạch và thực tế thực hiện trung bình của nhóm V đã giảm từ 12,4%
xuống còn 6,9%; tương tự nhóm E giảm từ 18,1% xuống còn 11,8% và
nhóm N từ 17,99% xuống 14,78%.
Tiêu chí chấm thầu theo phương pháp chấm điểm đã giúp hội đồng

đấu thầu thực hiện minh bạch trong đấu thầu, chấm thầu chính xác, giảm
thời gian đấu thầu.
+ Tác động của can thiệp lên xây dựng kế hoạch đặt hàng
Số lượng đặt hàng và thực tế sử dụng có nhiều chuyển biến tích cực
thể hiện số thuốc sử dụng vượt kế hoạch giảm mạnh từ 31,8% xuống còn
9,6% đồng thời số thuốc sử dụng còn dư cuối kỳ tăng từ 68,2% lên
90,4%. Trong đó, số thuốc sử dụng vượt trên 20% giảm ngược lại số
thuốc sử dụng còn dư nằm trong khoảng 20% tăng.
+ Tác động can thiệp lên quản lý kho thuốc
Tách kho bộ đội và kho bảo hiểm y tế bằng phần mềm đã thực hiện
tốt các yêu cầu về quản lý thuốc theo đặc thù riêng của các đối tượng,
giúp các nhà quản lý nắm bắt thường xuyên tình hình sử dụng và tồn kho
của các đối tượng để xây dựng kế hoạch đảm bảo.
KIẾN NGHỊ
- Bệnh viện cần duy trì thường xuyên các giải pháp, sử dụng các
nghiên cứu về tình hình sử dụng thuốc như phân tích ABC, phân tích
VEN, xây dựng và đánh giá các phác đồ điều trị chuẩn, giám sát qui trình
mua sắm. Các nghiên cứu này được tiến hành hàng năm để làm cơ sở xây
dựng danh mục thuốc, đồng thời có những can thiệp nhằm điều tiết việc
sử dụng thuốc phù hợp với điều kiện của các bệnh viện cụ thể.
- Bệnh viện cần có phần mềm quản lý cung ứng thuốc theo hướng
quản lý từ khâu đầu tiên là lựa chọn thuốc đến khâu cuối cùng là sử dụng
thuốc, trong đó việc xác định kế hoạch đấu thầu, kế hoạch đặt hàng sử
dụng các công thức tính toán khoa học của MSH.



×