Tải bản đầy đủ (.docx) (36 trang)

THƯƠNG MẠI NÔNG LÂM THỦY SẢN CHÍNH CỦA VIỆTNAM 8 THÁNG ĐẦU NĂM 2014

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (408.46 KB, 36 trang )

Vấn đề chung
THƯƠNG MẠI NÔNG LÂM THỦY SẢN CHÍNH CỦA VIỆT
NAM 8 THÁNG ĐẦU NĂM 2014
Theo báo cáo của Trung tâm Tin học và Thống kê, kim ngạch xuất khẩu nông lâm thuỷ sản tháng 8 ước
đạt 2,47 tỷ USD, đưa giá trị xuất khẩu của ngành 8 tháng đầu năm 2014 lên 20,22 tỷ USD, tăng 11,9% so với
cùng kỳ năm 2013. Trong đó, giá trị xuất khẩu các mặt hàng nông sản chính ước đạt 9,49 tỷ USD, tăng 5,7%;
Giá trị xuất khẩu thuỷ sản ước đạt 4,95 tỷ USD, tăng 25,4%; Giá trị xuất khẩu các mặt hàng lâm sản chính ước
đạt 4,06 tỷ USD, tăng 12,5% so với cùng kỳ năm 2013.
XUẤT KHẨU
Thuỷ sản vẫn là mặt hàng xuất khẩu chính trong tổng kim ngạch xuất khẩu với giá trị xuất khẩu thủy sản
tháng 8 ước đạt 679 triệu USD, đưa giá trị xuất khẩu 8 tháng đầu năm ước đạt 4,95 tỷ USD, tăng 25,4% so với
cùng kỳ năm 2013. Hoa Kỳ vẫn duy trì được vị trí là thị trường nhập khẩu hàng đầu của thủy sản Việt Nam,
chiếm 22,8% tổng giá trị xuất khẩu. Xuất khẩu thủy sản sang thị trường này 7 tháng đầu năm đạt 973,84 triệu
USD, tăng 38,58% so với cùng kỳ năm 2013. Xuất khẩu sang các thị trường tiêu thụ lớn khác đều tăng như Nhật
Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc với mức tăng tương ứng đạt 6,39%, 53,83% và 27,37%.
Xuất khẩu tiêu tiếp tục tăng trưởng cao với khối lượng tiêu xuất khẩu tháng 8 ước đạt 6 nghìn tấn, với
giá trị đạt 56 triệu USD, đưa khối lượng xuất khẩu tiêu 8 tháng đầu năm lên 126 nghìn tấn với giá trị 926 triệu
USD, tăng 23,9% về khối lượng và tăng 38,2% về giá trị so với cùng kỳ năm 2013. Xuất khẩu tiêu sang thị
trường Hòa Kỳ, Singapore, Tiểu vương quốc Ả Rập Thống Nhất và Ấn Độ - 4 thị trường lớn nhất của Việt Nam
trong 7 tháng đầu năm 2014 - chiếm 45,73% thị phần – có mức tăng trưởng mạnh. Thị trường Hoa Kỳ tăng
25,7% về khối lượng và tăng 35,19% về giá trị; Singapore tăng 80,74% về khối lượng và tăng gấp 2,27 lần về
giá trị, Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất tăng 63,24% về khối lượng và tăng 93,63% về giá trị. Thị trường
Ấn Độ tăng 85,68% về khối lượng và tăng gấp hơn 2 lần về giá trị so với cùng kỳ năm 2013.
Xuất khẩu cà phê tiếp tục tăng cao trong tháng 8 năm 2014 với khối lượng ước đạt 89 nghìn tấn, giá trị
ước đạt 198 triệu USD, đưa khối lượng xuất khẩu cà phê 8 tháng đầu năm ước đạt 1,22 triệu tấn và 2,529 tỷ
USD, tăng 26,8% về khối lượng và tăng 22,3% về giá trị so cùng kỳ năm 2013. Đức và Hoa Kỳ tiếp tục là hai thị
trường tiêu thụ cà phê lớn nhất của Việt Nam trong 7 tháng đầu năm 2014 với thị phần lần lượt là 14,07% và
9,91%. Thị trường Bỉ có tốc độ tăng mạnh nhất, gấp 2,6 lần về khối lượng và gấp 2,4 lần về giá trị so với 7 tháng
đầu năm 2013.
Khối lượng hạt điều xuất khẩu tháng 8 ước đạt 28 nghìn tấn với giá trị 185 triệu USD, đưa khối lượng
xuất khẩu điều 8 tháng đầu năm 2014 đạt 188 nghìn tấn với giá trị đạt 1,217 tỷ USD, tăng 13,9% về khối lượng


và tăng 15% về giá trị so với cùng kỳ năm 2013. Hoa Kỳ, Trung Quốc và Hà Lan vẫn duy trì là 3 thị trường nhập
khẩu điều lớn nhất của Việt Nam chiếm lần lượt 31,55%, 15,69% và 11,54% tổng giá trị xuất khẩu.
Ước giá trị xuất khẩu gỗ và các sản phẩm gỗ tháng 8 đạt 488 triệu USD, đưa giá trị xuất khẩu 8 tháng
đầu năm đạt 3,87 tỷ USD, tăng 12,7% so với cùng kỳ năm 2013. Xuất khẩu gỗ và các sản phẩm gỗ 7 tháng đầu
năm sang hầu hết các thị trường chính đều tăng, ngoại trừ thị trường Trung Quốc giảm 8,61%; Hoa Kỳ và Nhật
Bản có mức tăng trưởng lần lượt là 14,6% và 23,27% so với cùng kỳ năm 2013. Hoa Kỳ, Trung Quốc và Nhật
Bản - 3 thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam 7 tháng đầu năm 2014 – chiếm 66,18% tổng giá trị xuất
khẩu.
Trong khi đó, một số mặt hàng xuất khẩu chính như gạo, cao su, chè, sắn tiếp tục giảm cả về khối lượng
và giá trị trong 8 tháng đầu năm 2014.
Khối lượng gạo xuất khẩu tháng 8 năm 2014 ước đạt 584 nghìn tấn với giá trị 267 triệu USD đưa khối
lượng xuất khẩu gạo 8 tháng đầu năm 2014 ước đạt 4,44 triệu tấn và 2,01 tỷ USD, giảm 9% về khối lượng, và
giảm 5,3% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái. Thị trường lớn nhất trong bảy tháng đầu năm 2014 là Trung
Quốc với 36,18% thị phần. Đáng chú ý nhất là thị trường Philippin có sự tăng trưởng đột biến trong 7 tháng đầu
năm với mức tăng gấp 2,8 lần về khối lượng và gấp 2,83 lần về giá trị so với cùng kỳ năm 2013. Với mức tăng
trưởng này, Philippin vươn lên vị trí đứng thứ 2 về thị trường nhập khẩu gạo của Việt Nam, chiếm 22,99% thị
phần, tiếp đến là Gana, Malaysia và Singapore, chiếm thị phần lần lượt là 5,11%; 4,39% và 3,32%.


Ước tính khối lượng xuất khẩu cao su tháng 8 đạt 98 nghìn tấn với giá trị 166 triệu USD, với ước tính
này 8 tháng đầu năm 2014 xuất khẩu cao su đạt 548 nghìn tấn với giá trị đạt 989 triệu USD, giảm 9,8% về khối
lượng và giảm 31,9% về giá trị so với cùng kỳ năm 2013. Mặc dù Trung Quốc và Malaysia vẫn duy trì là thị
trường tiêu thụ cao su lớn nhất của Việt Nam trong 7 tháng đầu năm 2014, nhưng lại có xu hướng giảm mạnh so
với cùng kỳ năm 2013, cụ thể: Trung Quốc giảm 21,01% về khối lượng và giảm 40,25% về giá trị; Malaysia
giảm 13,72% về khối lượng và giảm 40,03% về giá trị.
Khối lượng xuất khẩu chè tháng 8 năm 2014 ước đạt 11 nghìn tấn với giá trị đạt 20 triệu USD, đưa khối
lượng xuất khẩu chè 8 tháng đầu năm ước đạt 83 nghìn tấn với giá trị đạt 139 triệu USD, giảm 6,9% về khối
lượng và giảm 1,4% về giá trị so với cùng kỳ năm 2013. Khối lượng chè xuất khẩu sang Pakistan - thị trường lớn
nhất của Việt Nam tăng 60,32% về khối lượng và tăng 92,43% về giá trị. Thị trường Côoét có tốc độ tăng mạnh
nhất, tăng 70,6% về lượng và tăng 74,35% về giá trị so với 7 tháng đầu năm 2013. Thị trường Inđônêxia giảm

mạnh nhất, giảm 56,39% về khối lượng và giảm 55% về giá trị so với cùng kỳ năm 2013.
Khối lượng xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn trong tháng 8 ước đạt 193 nghìn tấn, với giá trị đạt 70
triệu USD đưa tổng khối lượng xuất khẩu mặt hàng này 8 tháng đầu năm đạt 2,26 triệu tấn với giá trị đạt 729
triệu USD, giảm 2,6% về khối lượng và giảm 4% về giá trị so cùng kỳ năm 2013. Bảy tháng đầu năm 2014, giá
trị xuất khẩu sắn và các sản phẩm sắn sang hầu hết các thị trường lớn đều giảm mạnh, ngoại trừ thị trường Nhật
Bản tăng mạnh (tăng gấp 12 lần về khối lượng và tăng gấp gần 7 lần về giá trị); Malaysia tăng 6,65% về khối
lượng nhưng giảm 3,7% về giá trị so với cùng kỳ năm 2013. Trung Quốc tiếp tục là thị trường nhập khẩu sắn và
các sản phẩm sắn lớn nhất của Việt Nam với 84,95% thị phần.
NHẬP KHẨU
Giá trị nhập khẩu toàn ngành nông, lâm, thủy sản trong 8 tháng đầu năm 2014 ước đạt 14,3 tỷ USD,
tăng 18,7% so với năm cùng kỳ năm 2013. Trong đó, nhập khẩu một số mặt hàng chính ước đạt 11,03 tỷ USD,
tăng 17% so với cùng kỳ năm trước.
Gỗ tiếp tục là mặt hàng nhập khẩu chính với giá trị nhập khẩu tháng 8/2014 đạt 190 triệu USD, đưa kim
ngạch nhập khẩu 8 tháng đầu năm đạt gần 1,56 tỷ USD, tăng 70,5% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, nhập
khẩu gỗ từ thị trường Lào chiếm 31,8%, Campuchia chiếm 13,7%, Hoa Kỳ chiếm 9,6%. Trung Quốc là thị
trường nhập khẩu gỗ lớn thứ 4 của Việt Nam, chiếm 9,4% tổng kim ngạch nhập khẩu. Tổng kim ngạch nhập
khẩu gỗ và sản phẩm gỗ từ thị trường này trong 7 tháng đầu năm 2014 đã tăng 20,8% so với cùng kỳ năm 2013.
Thủy sản vẫn là mặt hàng nhập khẩu tăng khá cao. Ước giá trị nhập khẩu mặt hàng thủy sản tháng
8/2014 đạt 114 triệu USD, đưa kim ngạch nhập khẩu 8 tháng đầu năm đạt 720 triệu USD, tăng 73% so với cùng
kỳ năm 2013. Hai thị trường nhập khẩu chính là Ấn Độ (33,5%) và Đài Loan (6,9%). Trung Quốc là thị trường
nhập khẩu thủy sản lớn thứ 8 của Việt Nam, chiếm 3,1% tổng kim ngạch nhập khẩu. Tổng kim ngạch nhập khẩu
thủy sản từ thị trường này trong 7 tháng đầu năm 2014 đã tăng 50,8% so với cùng kỳ năm 2013.
Ước tính khối lượng ngô nhập khẩu trong tháng 8/2014 đạt 171 nghìn tấn với giá trị đạt 45 triệu USD,
đưa khối lượng nhập khẩu mặt hàng này trong 8 tháng đầu năm đạt 2,83 triệu tấn, giá trị nhập khẩu đạt 734 triệu
USD, tăng gấp 2,3 lần về lượng và 1,8 lần về giá trị so với cùng kỳ năm 2013. Braxin, Ấn Độ và Thái Lan là các
thị trường nhập khẩu chính của mặt hàng này, chiếm lần lượt 48,8%; 20,9% và 6,6% tổng kim ngạch nhập khẩu.
Trong khi đó, ước khối lượng đậu tương nhập khẩu trong tháng 8/2014 đạt 24 nghìn tấn với giá trị 16
triệu USD, đưa khối lượng nhập khẩu mặt hàng này trong 8 tháng đầu năm đạt 1,01 triệu tấn, giá trị nhập khẩu
đạt 615 triệu USD, tăng nhẹ 0,6% về lượng và 0,8% về giá trị so với cùng kỳ năm 2013.
Nhập khẩu thức ăn gia súc và nguyên liệu 8 tháng đầu năm đạt gần 2,25 tỷ USD, tăng 8,6% so với cùng

kỳ năm 2013. Thị trường nhập khẩu chính của nhóm mặt hàng này là Achentina (chiếm 33% thị phần), Hoa Kỳ
(13,9%) và Trung Quốc (10,7%). Tổng kim ngạch nhập thức ăn gia súc và nguyên liệu từ thị trường Trung Quốc
trong 7 tháng đầu năm 2014 đã tăng gấp 2,3 lần so với cùng kỳ năm trước.
Ngoài ra, một số mặt hàng nhập khẩu giảm như cao su, phân bón và hạt điều. Ước khối lượng nhập
khẩu cao su 8 tháng đầu năm đạt 206 nghìn tấn, giá trị nhập khẩu đạt 415 triệu USD, tăng 1,8% về lượng nhưng
giảm 8,4% về giá trị so với cùng kỳ năm trước.
Ước tính kim ngạch xuất khẩu phân bón 8 tháng đầu năm đạt 806 triệu USD, giảm 12,4% về lượng và
giảm 28,6% về giá trị so với cùng kỳ năm 2013. Hạt điều đạt 406 nghìn tấn, giá trị nhập khẩu đạt 418 triệu USD,
giảm 3% về lượng nhưng tăng 4,5% về giá trị so với cùng kỳ năm 2013.
H.V (Theo báo cáo Thống kê của CIS)


Bộ Nông nghiệp và PTNT công bố kế hoạch hành động tái cơ cấu
ngành trồng trọt, chăn nuôi và thủy sản
Ngày 29/8/2014, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN và PTNT) đã phối hợp cùng FAO và
Nhóm Trợ giúp Quốc tế (ISG) tổ chức “Hội nghị công bố kế hoạch hành động tái cơ cấu ngành trồng trọt, chăn
nuôi và thủy sản” đồng thời đưa ra các đề xuất, giải pháp chính để thực hiện các kế hoạch hành động trên tập
trung vào việc chuyển đổi các hình thức đầu tư công - tư, tăng cường bộ máy tổ chức, xúc tiến, nghiên cứu và
ứng dụng khoa học công nghệ.
Tại Hội nghị, Bộ trưởng Cao Đức Phát đã công bố kế hoạch hành động tái cơ cấu các tiểu ngành nông
nghiệp. Đánh giá cao những thành tựu về nông nghiệp mà Việt Nam đạt được thời gian qua, đại diện Tổ chức
Nông lương Liên hợp quốc tại Việt Nam, đại diện Nhóm các nhà tài trợ và các đại sứ quán cho rằng, việc công
bố “Kế hoạch hành động tái cơ cấu các tiểu ngành trồng trọt, chăn nuôi và thủy sản” của Việt Nam là bước tiến
quan trọng để triển khai "Tầm nhìn mới trong nông nghiệp" gắn với Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp hướng
tới phát triển bền vững.
Về ngành trồng trọt, mục tiêu tái cơ cấu ngành nhằm duy trì tăng trưởng, bảo đảm vững chắc an ninh
lương thực trước mắt và lâu dài; tăng thu nhập cho nông dân, góp phần xóa đói giảm nghèo, ổn định chính trị xã
hội, bảo vệ môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu. Trong đó, ưu tiên triển khai chuyển đổi cơ cấu cây
trồng, phát triển sản xuất quy mô lớn, tập trung gắn với thị trường (ngành lúa gạo, sản phẩm quốc gia, rau an
toàn, cà phê – tái canh). Áp dụng rộng rãi công nghệ tưới tiên tiến, tiết kiệm nước (cho các cây trồng như cà phê,

hồ tiêu, điều, chè, mía…); Cơ giới hóa, giảm thất thoát sau thu hoạch, hỗ trợ công nghệ và thiết bị thu hoạch lúa,
ngô, mía, chè, cà phê. Đẩy mạnh chế biến, bảo quản, hỗ trợ công nghệ và thiết bị chế biến… Bên cạnh đó, sẽ tiến
hành tổ chức sản xuất theo chuỗi giá trị, mở rộng đối tác công tư PPP, tăng cường xúc tiến thương mại. Đổi mới
cơ chế chính sách, tăng cường hiệu lực quản lý Nhà nước về trồng trọt.
Về chăn nuôi, kế hoạch hành động tái cơ cấu ngành gồm nâng cao năng suất, chất lượng giống gia súc,
gia cầm. Trong đó, tiến hành giám định, bình tuyển, loại thải đực giống không đủ tiêu chuẩn; Xây dựng hệ thống
quản lý quốc gia về đực giống vật nuôi, nâng cấp các cơ sở sản xuất giống vật nuôi do Trung ương và địa
phương quản lý. Nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ, tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất chăn nuôi; Đầu tư
nguồn lực cho nghiên cứu khoa học về lĩnh vực chăn nuôi; Nghiên cứu công nghệ sinh học, di truyền nhằm chọn
lọc, nhân thuần các giống lợn, gia cầm có năng suất và chất lượng cao theo định hướng tiêu dùng trong nước và
xuất khẩu; Nghiên cứu chọn lọc, lai tạo các tổ hợp lai phù hợp với vùng sinh thái nhằm tăng giá trị gia tăng và
lợi thế vùng…
Về tái cơ cấu ngành thủy sản, ưu tiên rà soát, điều chỉnh quy hoạch nuôi, tiêu thụ cá tra; Nuôi tôm nước
lợ, cá rô phi, tôm hùm, nhuyễn thể. Rà soát, điều chỉnh quy hoạch khai thác gồm: số lượng tàu thuyền theo nghề,
vùng biển; Hệ thống cảng cá, khu neo đậu; Hệ thống sửa chữa đóng mới tàu cá. Bên cạnh đó, hoàn thiện thể chế,
chính sách như: sửa đổi luật thủy sản 2003; Chính sách tạo, sử dụng, quản lý quỹ tái tạo nguồn lợi thủy sản;
Chính sách quản lý ven bờ. Về khai thác thủy sản, tiến hành đánh giá nguồn lợi hải sản, hiện đại tàu cá, giám sát
tổn thất sau khai thác, nâng cao năng lực đăng ký, đăng kiểm tàu cá, đào tạo thuyền trưởng, máy trưởng. Về nuôi
trồng thủy sản, quan trắc môi trường trong nuôi trồng thủy sản, áp dụng công nghệ cao trong giống, nuôi, bệnh,
môi trường.
Bộ trưởng Cao Đức Phát cho biết, trải qua gần 30 năm qua, ngành nông nghiệp Việt Nam đã có nhiều
đóng góp quan trọng trong việc đảm bảo an ninh lương thực, tạo công ăn việc làm, nâng cao thu nhập cho người
dân, góp phần xóa đói, giảm nghèo, ổn định chính trị. Đạt được không ít thành tựu lớn nhưng trong những năm
gần đây đã bộc lộ điểm yếu đòi hỏi phải tái cơ cấu và có nhiều bước thay đổi căn bản theo hướng nâng cao giá trị
gia tăng, phát triển bền vững. Đề án tái cơ cấu thay đổi cách tiếp cận phát triển ngành dựa trên chỉ tiêu số lượng
cụ thể sang các chỉ số mục tiêu về “ba trụ cột phát triển bền vững: kinh tế - môi trường - xã hội” cho nông
nghiệp Việt Nam. Đề án chủ trương phát triển sản xuất nông nghiệp theo tín hiệu thị trường và nhu cầu tiêu
dùng, Chính phủ chuyển vai trò từ nhà cung cấp trực tiếp sang việc tạo dựng môi trường kinh doanh lành mạnh,
thúc đẩy các thành phần kinh tế khác nâng cao chất lượng và số lượng đầu tư và dịch vụ trong ngành. Đề án tái
cơ cấu cũng đặt ra vấn đề xem xét lại vai trò của các bên trong mối quan hệ "Nhà nước – Doanh nghiệp – Xã

hội” thông qua việc thúc đẩy hợp tác “bốn nhà” trong chuỗi giá trị.


Bà Lan Hương, đại diện Văn phòng FAO Việt Nam cho biết, quan điểm hỗ trợ của FAO lấy con người
là trọng tâm của tiến trình phát triển, làm sao phải tăng thu nhập cho người nông dân. Nên đối với đề án tái cơ
cấu ngành nông nghiệp, FAO sẽ hỗ trợ ngành trong 4 lĩnh vực: Chính sách hỗ trợ và cải cách thể chế. Thích ứng
với biến đổi khí hậu; Cải thiện các quy định có tính bền vững về hàng hóa và dịch vụ; cải thiện hệ thống nông
nghiệp và lương thực một cách toàn diện và có hiệu quả. FAO sẽ hỗ trợ về khoa học công nghệ.
Theo ông Nguyễn Thế Dũng, đại diện Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam, hiện WB đang hỗ trợ dự
án Chuyển đổi sản xuất nông nghiệp bền vững (vnSAT). Trong thời gian tới, WB đề suất vnSAT sẽ tập trung
vào lúa gạo ở đồng bằng sông Cửu Long và cây cà phê ở Tây Nguyên. Bên cạnh đó, vnSAT đề xuất cần tăng
cường thể chế đối với tái cơ cấu ngành nông nghiệp; những sáng kiến lúa gạo bền vững đồng bằng sông Cửu
Long, sáng kiến cà phê bền vững.
Đánh giá về đề án tái cơ cấu của ba tiểu ngành, ông David Devine, Đại sứ Canađa tại Việt Nam cho
rằng, Việt Nam đang chuyển sang mô hình tăng trưởng dựa trên việc nâng cao năng lực cạnh tranh, năng suất lao
động, sản xuất giá trị gia tăng và phát triển bền vững với môi trường. Vì vậy, những thay đổi về thể chế để cải
thiện tính minh bạch và trách nhiệm của Chính phủ, đồng thời tạo điều kiện cho người dân và khu vực tư nhân
tham gia tích cực vào các quyết định về chính sách kinh tế và thị trường là vô cùng quan trọng. Những chính
sách ưu đãi cho đầu tư vào nông nghiệp sẽ thu hút thêm các nhà đầu tư Canada vào Việt Nam, đặc biệt trong các
lĩnh vực công nghệ cao và dịch vụ môi trường. Canada cam kết sẽ tiếp tục hỗ trợ Việt Nam thông qua việc xây
dựng các chương trình phù hợp với nhu cầu cần thiết của Việt Nam và tập trung vào các lĩnh vực mà Canada có
thể đóng góp về các góc độ phát triển cũng như thương mại.
Thời gian qua, nhiều tổ chức quốc tế đã tham gia với nhiều chương trình trợ giúp cụ thể cho tiến trình tái
cơ cấu của ngành nông nghiệp. Điển hình như FAO đã giúp Bộ NN và PTNT hỗ trợ kỹ thuật để xây dựng kế
hoạch hành động cho 3 tiểu ngành: trồng trọt, chăn nuôi và thủy sản. Chính phủ Canada hỗ trợ triển khai tái cơ
cấu với dự án về “Hỗ trợ kỹ thuật và chính sách để thực hiện đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp Việt Nam”.
Gần đây nhất, Dự án Chuyển đổi sản xuất nông nghiệp bền vững của Ngân hàng Thế giới hỗ trợ xây dựng một
số chuỗi nông sản quan trọng.
T.H (Tổng hợp)



Triển vọng xuất khẩu gạo những tháng cuối năm
Mục tiêu lớn nhất của hoạt động xuất khẩu gạo là phải tiêu thụ hết gạo hàng hóa cho nông dân và đảm
bảo lợi nhuận tối thiểu 30% cho người trồng lúa. Sau những tháng đầu năm gặp nhiều khó khăn, thời gian gần
đây, xuất khẩu gạo đã có dấu hiệu tăng trưởng trở lại, nhiều thị trường lớn như Philippin, Malaysia đã và đang
chuẩn bị ký những hợp đồng gạo lớn. Điều đó đã có tác động tới giá cả và sức tiêu thụ lúa gạo tại các vựa lúa
trên cả nước.
Tổng cục Thống kê cho biết, trong 8 tháng đầu năm, xuất khẩu gạo cả nước đạt 4,5 triệu tấn. Tính đến
ngày 31/8/2014, các tỉnh, thành khu vực ĐBSCL đã thu hoạch được khoảng 729.000 ha, sản lượng 3,915 triệu
tấn lúa hè thu và tháng 9 còn khoảng 200.000 ha, nâng sản lượng lên gần 1,1 triệu tấn lúa. Theo Hiệp hội Lương
thực Việt Nam (VFA), khả năng xuất khẩu gạo cả năm dự kiến đạt khoảng 6,3 triệu tấn. Tuy nhiên, để đạt mục
tiêu đề ra, từ nay đến cuối năm các Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, VFA và các địa
phương cần theo dõi sát diễn biến thị trường gạo thế giới, cân đối cung cầu lúa gạo hàng hóa trong nước và tình
hình thực tế xuất khẩu gạo để kịp thời thực hiện có hiệu quả các giải pháp thúc đẩy xuất khẩu gạo. Ưu tiên dành
nguồn kinh phí bổ sung ngoài dự toán năm 2014 cho Chương trình xúc tiến thương mại quốc gia phục vụ các
hoạt động xúc tiến thương mại gạo từ nay đến cuối năm 2014. VFA cũng nghiên cứu, điều chỉnh kịp thời giá
xuất khẩu gạo cho phù hợp với cân đối cung cầu lúa gạo hàng hóa trong nước và dự báo thị trường xuất khẩu
gạo, ngăn ngừa những diễn biến bất lợi cho xuất khẩu gạo của ViệtNam.
Gạo Việt Nam lại có đặc điểm là hầu như được tiêu thụ trực tiếp ngay sau khi thu hoạch nên chất lượng
đảm bảo và rất “hút” hàng, góp phần giúp nông dân và doanh nghiệp đảm bảo lợi nhuận. Theo Thứ trưởng Bộ
Công thương Trần Tuấn Anh, hiện nay, Việt Nam ưu tiên xúc tiến thương mại gạo tới một số thị trường, thứ
nhất là những thị trường truyền thống, tập trung, có quan hệ lâu dài về thương mại gạo nói riêng và thương mại
nói chung như Indonesia, Philippin, Malaysia… Đây đều là những thị trường lớn xét về cả hợp tác song phương
lẫn quy mô thị trường và cần dành những ưu tiên cao để phát triển bền vững. Thứ hai là những thị trường thương
mại lớn khác như Trung Quốc, Singapo, Hồng Kông, châu Phi… Thứ ba là những thị trường mới như Haiti, Mỹ
La tinh, Mexico... Ngoài ra, một số thị trường khác như châu Âu cũng đang được Bộ Công Thương quan tâm,
phối hợp với các cơ quan, hiệp hội cùng đẩy mạnh phát triển. Tuy nhiên, cho dù là thị trường nào thì điều quan
trọng nhất Bộ Công Thương, các hiệp hội và doanh nghiệp đang đẩy mạnh thực hiện là làm sao nâng cao chất
lượng sản phẩm, đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật để tạo thuận lợi lớn nhất cho hoạt động xuất khẩu.
Nâng cao chất lượng của hạt gạo

Có thể khẳng định lúa gạo là lợi thế bậc nhất của Việt Nam trong sản xuất nông sản. Các đối thủ cạnh
tranh của Việt Nam là Thái Lan, Ấn Độ, Pakistan và sắp tới là Campuchia... đều có những lợi thế về phát triển
lúa gạo. Phát triển lúa gạo của Việt Nam cũng có những lợi thế riêng, về điều kiện thổ nhưỡng, thời tiết khí hậu,
đầu tư tập trung của các cấp, các ngành đối với sản xuất lúa gạo... Đặc biệt là khu vực miền Tây luôn luôn được
đổi mới và đáp ứng được yêu cầu của sản xuất và thị trường. Đội ngũ doanh nghiệp ngày càng trưởng thành,
ngoài những thị trường truyền thống thì họ còn mở ra những thị trường mới. Hiện nay có nhiều giống lúa đã
được tạo ra và có nhiều doanh nghiệp xây dựng thương hiệu để có những giống lúa chất lượng cao, đủ sức cạnh
tranh đối với các nước trong khu vực và các nước xuất khẩu gạo mạnh trên thế giới. Tuy nhiên, để nâng cao lợi
thế của Việt Nam, chúng ta cần nâng cao chất lượng hạt gạo và khẳng định xây dựng thương hiệu gạo Việt Nam
thật uy tín. Bên cạnh đó, phải tiếp tục củng cố thị trường truyền thống và mở rộng thị trường mới. Một điều quan
trọng nữa là, trong tái cơ cấu ngành nông nghiệp, vẫn đặt cây lúa là lợi thế cạnh tranh. Để bà con hăng hái tiếp
nhận lợi thế cạnh tranh thì rõ ràng cần có sự đầu tư khuyến khích một cách đồng bộ để giảm chi phí đầu vào, từ
đó tăng cao hiệu quả của nghề trồng lúa. Đối với người nông dân, muốn nâng cao giá trị của hạt gạo, ngoài
chuyện giảm chi phí đầu vào thì phải duy trì chất lượng của hạt gạo và vệ sinh an toàn thực phẩm.
Bảo Thi (Báo Công thương)


Ngành chăn nuôi hướng tới hiệu quả và an toàn dịch bệnh
Tại hội nghị Triển khai công tác chăn nuôi, thú y toàn quốc do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
(NN và PTNT) tổ chức vào ngày 26/08/2014, Bộ trưởng Bộ NN và PTNT Cao Đức Phát khẳng định, phải đẩy
mạnh tái cơ cấu, gấp rút triển khai các biện pháp để thúc đẩy ngành chăn nuôi hiệu quả, an toàn dịch bệnh.
Trong bối cảnh mới, các địa phương cần tạo điều kiện để ngành phát triển mạnh mẽ hơn với mục tiêu tăng thu
nhập cho người nông dân.
Theo Cục Chăn nuôi, sản xuất chăn nuôi những tháng đầu năm 2014 gặp nhiều khó khăn về dịch bệnh
và biến động của thị trường tiêu thụ. Tuy nhiên, thời gian gần đây, thị trường và giá một số sản phẩm chăn nuôi
đang dần ổn định, nhất là thịt lợn và trứng gia cầm, riêng thịt và sữa luôn ở mức cao. Cùng với việc kiểm soát tốt
hơn về dịch bệnh nên sản xuất chăn nuôi đang được khôi phục trở lại. Ước tính mức tăng trưởng của ngành chăn
nuôi trong 6 tháng đầu năm 2014 khoảng 3% so với mức tăng 1,9% của năm 2013. Nếu duy trì được tốc độ này
thì năm nay, ngành chăn nuôi sẽ đạt mức tăng trưởng trên 5%.
Trong 7 tháng qua, Việt Nam vẫn phải nhập khẩu lượng lớn giống lợn với trên 1.600 con, tăng 1,9 lần so

cùng kỳ năm 2013. Trong khi tổng lượng gia cầm giống nhập khẩu lại giảm 19% so với cùng kỳ với số lượng
945.000 con. Ngoài ra, Việt Nam vẫn tiếp tục gia tăng nhập khẩu như thịt lợn tăng 9,4%, thịt gà tăng 22%; trâu,
bò tăng 11,6% so với cùng kỳ (chưa tính số trâu, bò nhập lậu, tiểu ngạch khoảng 200.000 con).
Bên cạnh đó, Việt Nam cũng xuất khẩu lượng lớn trứng gia cầm, sữa, mật ong và thức ăn chăn nuôi.
Theo ông Nguyễn Văn Trọng, Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi, tuy Việt Nam đã xuất khẩu sản phẩm thức ăn
chăn nuôi cho 13 nước trên thế giới nhưng nguyên liệu cho chế biến thức ăn chăn nuôi vẫn còn phải nhập khẩu
nhiều.
Theo Bộ trưởng Cao Đức Phát, thời gian qua, ngành chăn nuôi mới chỉ hướng vào đáp ứng nhu cầu của
thị trường nội địa trong điều kiện nền kinh tế phát triển nhanh, nhu cầu tăng cao. Nhờ gia tăng đầu con, tăng sản
lượng nên đến nay, nhiều loại sản phẩm như thịt lợn, gia cầm, trứng, chúng ta đáp ứng gần như bão hòa thị
trường trong nước. Tuy nhiên, không thể nâng cao sản lượng, chất lượng sản phẩm thịt, trứng, sữa nếu như vẫn
để tình trạng nhân giống vật nuôi thủ công như hiện nay. Thêm vào đó, việc quản lý giống vật nuôi còn rất lỏng
lẻo.
Với thực tế trên, đại diện Sở NN và PTNT Vĩnh Phúc cho rằng, cần tập trung nâng cao chất lượng sản
phẩm chăn nuôi thay vì lo tăng số lượng, đồng thời tránh tình trạng chăn nuôi theo phong trào. Hiện Vĩnh Phúc
đang gặp khó khăn trong việc quản lý giống, đặc biệt là bò sữa giống. Do vậy, ngành chăn nuôi cần quản lý chặt
chẽ tinh bò sữa giống, tinh bò thịt để chuyển đổi, nâng cao chất lượng, sản lượng thịt thương phẩm.
Đồng tình với quan điểm của Sở NN và PTNT Vĩnh Phúc, ông Nguyễn Thanh Sơn, Viện trưởng Viện
Chăn nuôi cũng cho rằng, đã đến lúc ngành chăn nuôi không nên gia tăng số lượng mà tập trung vào nâng chất
lượng. Cần áp dụng khoa học công nghệ trong việc nâng cao chất lượng con giống, thức ăn chăn nuôi.
Trên cơ sở định hướng tái cơ cấu ngành chăn nuôi của Bộ NN và PTNT, các Sở NN và PTNT đã và
đang xây dựng đề án tại địa phương theo 4 định hướng: vùng chăn nuôi, giống vật nuôi, phương thức chăn nuôi
và thị trường. Đây được coi là những giải pháp để ngành chăn nuôi đạt hiệu quả cao nhất qua việc các sản phẩm
chăn nuôi hạ được giá thành, chất lượng cao, từ đó nâng cao khả năng cạnh tranh.
Như vậy, bên cạnh việc phát triển chăn nuôi theo hướng phát triển trang trại tập trung, công nghệ cao
gắn với thị trường, nhiều địa phương đã chú trọng phát triển đàn gia súc, gia cầm có khả năng khai thác thế
mạnh, phát triển chăn nuôi thành ngành sản xuất hàng hóa lớn, có năng suất, chất lượng, hiệu quả và khả năng
cạnh tranh cao. Ví dụ như Hà Giang tập trung vào con trâu, bò, lợn, ong; Quảng Bình tập trung vào bò thịt và gà
ri; Sóc Trăng tập trung phát triển bò sữa, lợn và gà...
Tuy nhiên, theo ông Hoàng Thanh Vân, Cục trưởng Cục Chăn nuôi, hiện mới có 17/63 tỉnh thành đã

hoàn thành đề án tái cơ cấu ngành chăn nuôi. Nhiều địa phương vẫn còn lúng túng trong quá trình tái cơ cấu,
chưa biết được nên đi theo hướng nào, cần làm khâu nào trước. Do đó, Bộ NN và PTNT đang có hướng dẫn, chỉ


đạo địa phương đi vào khâu giống là khâu đầu tiên, từ đó tác động đến các khâu khác. Bộ cũng đang thực hiện
thí điểm quản lý lợn đực giống tại 4 tỉnh là Nam Định, Phú Thọ, Bình Định và Bà Rịa - Vũng Tàu. Đến cuối
năm nay, các mô hình sẽ được tổng kết và triển khai nhân rộng trên cả nước vào năm 2015.
Một vấn đề được đặt ra tại hội nghị là để quản lý thức ăn chăn nuôi, Cục Chăn nuôi đã triển khai kế
hoạch trọng điểm quản lý chất cấm tại 6 tỉnh: Hà Nội, Hưng Yên, Thanh Hóa, Tp. Hồ Chí Minh, Đồng Nai và
Vĩnh Long. Đối tượng kiểm tra là các cơ sở sản xuất, kinh doanh thức ăn chăn nuôi; trong đó tập trung kiểm tra
chủ yếu đối với cơ sở vừa và nhỏ, cơ sở sản xuất thức ăn bổ sung, cơ sở xếp loại C, cơ sở không có địa chỉ rõ
ràng... Cùng với đó, Cục cũng hướng dẫn các địa phương tăng cường công tác kiểm soát chất lượng thức ăn.
Theo ông Phạm Văn Đông, Cục trưởng Cục Thú y, để chăn nuôi phát triển hiệu quả, một giải pháp
không kém phần quan trọng là phải đảm bảo an toàn dịch bệnh, có như vậy mới có thể mở rộng xuất khẩu sản
phẩm chăn nuôi. “Trong công tác phòng chống dịch bệnh, hiện chúng ta đã chuyển từ bị động sang chủ động
phòng chống dịch. Các địa phương đều đã có kế hoạch chủ động phòng chống dịch nên khi có điểm dịch nhỏ lẻ
là được xử lý ngay bằng nguồn kinh phí tại chỗ, không phải chờ đến Trung ương như trước kia.
Bên cạnh việc cấp chứng nhận cho các cơ sở an toàn dịch bệnh, Cục Thú y đã xây dựng đề án Thí điểm
xây dựng vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh đối với gia súc và gia cầm giai đoạn 2014 - 2018. Mô hình vùng an toàn
dịch bệnh bước đầu được thực hiện tại 7 tỉnh: Nam Định, Thái Bình, Đồng Nai, Bình Phước, Bình Dương, Bà
Rịa - Vũng Tàu và Tây Ninh. Theo ông Phạm Văn Đông, đề án này không chỉ nhằm mục đích phòng dịch bệnh
mà mục tiêu tiến tới là các vùng chăn nuôi này sẽ được các tổ chức quốc tế chứng nhận. Sản phẩm chăn nuôi của
vùng an toàn dịch bệnh sẽ đạt tiêu chuẩn xuất khẩu tới các thị trường khó tính như: EU, Nhật Bản, Singapo...
Hiện Bộ NN và PTNT đã thành lập Ban chỉ đạo quốc gia phát triển và sản xuất vắc xin phòng bệnh cho
gia súc, gia cầm nhằm chủ động phòng chống dịch trong nước và xây dựng vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh. Bước
đầu, Ban chỉ đạo sẽ tập trung vào nghiên cứu và sản xuất vắc xin cúm gia cầm, lở mồm long móng và tai xanh.
Bên cạnh đó, Bộ còn đang hợp tác với các tổ chức quốc tế như FAO, OIE, WHO, USDAID, CDC... triển khai
các chương trình giám sát chủ động sự lưu hành và biến đổi của vi rút cúm gia cầm, lợn; hợp tác với Trung
Quốc, Lào, Campuchia, Thái Lan... để kiểm soát động vật buôn bán qua biên giới, chủ động phòng ngừa dịch
bệnh lây lan vào trong nước.

Bộ trưởng Cao Đức Phát nhấn mạnh, để tái cơ cấu ngành chăn nuôi có hiệu quả, mỗi địa phương không
chỉ có đề án tổng thể của ngành nông nghiệp mà trong ngành chăn nuôi phải có đề án riêng. Địa phương cần chú
trọng phát triển những sản phẩm có tiềm năng và lợi thế theo hướng tăng nhanh năng suất và hiệu quả để tăng
sức cạnh tranh, đáp ứng yêu cầu của thị trường trong nước và xuất khẩu, gắn với bảo vệ môi trường. Thậm chí,
địa phương có thể lựa chọn và xây dựng dự án cho vật nuôi trọng tâm. Trong đó đặc biệt ưu tiên các khâu như:
sản xuất giống, ứng dụng khoa học công nghệ, đào tạo nhân lực… để có sự chỉ đạo tập trung, hiệu quả và tạo ra
sự đột phá. Không nên chú trọng, khuyến khích doanh nghiệp lớn đầu tư vào phát triển chăn nuôi tập trung, công
nghiệp. Chúng ta phải làm thế nào giảm dần những hộ chăn nuôi nhỏ lẻ, truyền thống bằng hỗ trợ họ phát triển
chăn nuôi công nghiệp, trang trại có ứng dụng khoa học công nghệ và nâng cao thu nhập cho người dân. Còn các
doanh nghiệp chỉ đầu tư vào khâu sản xuất giống, đưa công nghệ vào mô hình, chế biến, tiêu thụ, sản xuất thức
ăn bổ sung.
B.H


Sơ kết thí điểm liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ lúa gạo vụ Hè Thu
2014

Ngày 8/9/2014, tại Long An, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) phối hợp cùng
UBND tỉnh Long An tổ chức Hội nghị sơ kết thí điểm triển khai sản xuất, tiêu thụ gạo vụ Hè Thu năm 2014.
Thực hiện chỉ đạo của Bộ NN&PTNT, 16 doanh nghiệp thuộc Hiệp hội Lương thực Việt Nam ở 8 tỉnh:
An Giang, Cần Thơ, Tiền Giang, Long An, Kiên Giang, Sóc Trăng, Đồng Tháp, Hậu Giang đã thí điểm thực
hiện liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ lúa gạo vụ Hè Thu năm 2014 cho nông dân với diện tích 12.886 ha. Trong
đó, diện tích doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm thực tế là 9.923 ha, đạt 80%, cao hơn khoảng 25% so với bình
quân chung toàn Đồng bằng sông Cửu Long.
Qua đó, những quy định trong Quyết định 62 của Thủ tướng Chính phủ và Thông tư 15 về chính sách
khuyến khích hợp tác liên kết sản xuất và tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn cơ bản phù hợp điều kiện
của Đồng bằng sông Cửu Long trong quá trình phát triển sản xuất lúa, xây dựng chuỗi giá trị lúa gạo theo hướng
hiện đại, bền vững, hiệu quả. Hai hình thức liên kết trong xây dựng cánh đồng lớn được các công ty áp dụng là
liên kết giữa doanh nghiệp với nông dân thông qua hợp tác xã, tổ hơp tác và liên kết trực tiếp giữa doanh nghiệp
với nông dân. Đa số các công ty thí điểm đã thực hiện chính sách hỗ trợ đầu vào về giống, phân bón, thuốc bảo

vệ thực vật cho nông dân và kinh phí hoạt động cho hợp tác xã, tổ hợp tác, giá mua cao hơn giá thị trường 100 200 đồng/kg lúa tươi. Theo đó, người sản xuất có thể tăng năng suất lúa từ 0,20 - 0,79 tấn/ha, tăng lợi nhuận từ 4
đến 6 triệu đồng/ha, doanh nghiệp có thể giảm chi phí giao dịch, thu mua được lúa gạo có chất lượng cao đáp
ứng nhu cầu thị trường.
Phát biểu tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Trần Thanh Nam đề nghị, chính quyền các cấp cần
quan tâm hơn nữa đến việc hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác và nông dân thực hiện thành công hợp
đồng liên kết, nâng tỷ lệ thành công hợp đồng từ dưới 30% hiện nay lên trên 50%. Bên cạnh đó, chính quyền các
cấp cần nâng cao năng lực các tổ chức đại diện qua các chương trình đào tạo, tập huấn, hỗ trợ về trang thiết bị và
hạ tầng sản xuất như lò sấy, kho bãi... Các doanh nghiệp xây dựng phương án cánh đồng lớn mang tính chất dài
hơi, xây dựng vùng nguyên liệu hiệu quả, bền vững. Ngoài ra, ngân hàng và các tổ chức cung cấp dịch vụ khác
cần có chính sách hỗ trợ doanh nghiệp và nông dân tiếp cận tín dụng một cách dễ dàng.


Ti hi ngh, cỏc i biu cho rng, quỏ trỡnh trin khai thc hin thớ im vn cũn mt s hn ch. C
th, vic t chc thc hin liờn kt xõy dng cỏnh ng ln ang cũn lỳng tỳng c 2 phớa nh nc v doanh
nghip. Mt s a phng cha nghiờn cu sõu sỏt tỡnh hỡnh c th ca a phng mỡnh khi a ra cỏc quy
nh v din tớch ti thiu cỏnh ng ln v cỏc c ch chớnh sỏch h tr doanh nghip v nụng dõn cha phự
hp, gõy khú khn cho vic trin khai cỏc d ỏn, phng ỏn cỏnh ng ln ca doanh nghip. Bờn cnh ú, h
tng phc v sn xut cũn yu kộm, cha ng b, nht l h thng thy li, in phc v sn xut, c gii húa
cỏc khõu trong sn xut, thu hoch, sau thu hoch. Trong khi ú, giỏ c th trng lỳa go bin ng thng
xuyờn. Mt b phn thng lỏi lỳa cnh tranh kinh doanh khụng minh bch, nhng khõu qun lý th trng cha
cú gii phỏp hu hiu x lý hiu qu. Hn ch quan trng phi k n l th trng ti chớnh, tớn dng trong
nụng nghip v nụng thụn hot ng cha tht hiu qa; kh nng tip cn vn, tớn dng ca c doanh nghip v
ngi sn xut vn rt khú khn. Ngoi ra, quy mụ sn xut manh mỳn nh l, nụng dõn cha quen liờn kt, kh
nng u t v tip thu tin b k thut cũn hn ch, nờn khú khn trong vic ch o iu hnh.
gii quyt cỏc hn ch trờn, cỏc i biu cho rng, cỏc cp chớnh quyn cn tng cng t chc nhiu
hot ng tuyờn truyn, ph bin sõu rng ngi nụng dõn hiu bit v thy c quyn li, li ớch t ch
trng ca ng, nh nc v mụ hỡnh cỏnh ng ln nụng dõn t nguyn tham gia. Cựng vi ú, cn cú s
phõn cụng giao nhim v rừ rng cho cỏc n v chc nng a phng trong vic h tr cỏc a phng,
doanh nghip, nụng dõn xõy dng cỏnh ng ln. Cỏc n v liờn quan cng cn nghiờn cu cỏch tớnh giỏ mua
thúc hp lý cho nụng dõn, khc phc nhng hn ch hin nay dn n vic ụi bờn "b kốo". Ngoi ra, chớnh

quyn a phng cn tip tc thc hin chớnh sỏch u t ng trc vt t, ging vn v hp tỏc vi cỏc t hp
tỏc, hp tỏc xó, nụng dõn cựng nhau xõy dng cỏnh ng ln.
D kin, din tớch cỏnh ng ln ca khu vc ng bng sụng Cu Long nm 2015 l 196.087 ha, tng
trờn 57.112 ha (tng 41,1%) so vi din tớch thc hin nm 2014, riờng v ụng Xuõn 2014 - 2015 l 91.692 ha,
tng 17.692 ha (tng 23,9%) so vi nm 2013.
Thanh Bỡnh

Khoa hc cụng ngh

GIớI THIệU CáC GIốNG Và TIếN Bộ Kỹ THUậT MớI Về
CÂY LƯƠNG THựC Và Cây thực phẩm
CHO CáC TỉNH MIềN NúI PHíA BắC
Viện Cây Lơng thực v Cây Thực phẩm
(Tiếp theo kỳ trớc)
III. Các TBKT về cây có củ
A. Các giống khoai lang (KLC266, KL20-209, KLC3)
1.Giống khoai lang chất lợng cao KLC266
Đặc điểm chính
- Thời gian sinh trởng 115 - 120 ngày trong vụ thu đông và 145 - 150 ngày trong vụ xuân.
- Lá xẻ thuỳ sâu, thân màu tím, đốt rất ngắn, sinh trởng phát triển tốt, khả năng tái sinh cao.
- Củ thuôn dài, vỏ củ màu đỏ hồng, ruột củ màu vàng, hàm lợng chất khô trong củ cao 32,4
39,7%, hàm lợng carotenoid 280 ppm/100g chất khô, ò-carotene 132 ppm/100g chất khô, chất lợng củ ăn
tơi rất ngon (bở, ngọt, thơm), thích hợp thị hiếu ngời tiêu dùng.
- Chống chịu tốt với bênh ghẻ, bệnh héo rũ, nhiễm nhẹ bọ hà trên đất chuyên màu và đất cát ven
biển.
- Năng suất củ đạt 12 14 tấn/ha, thâm canh tốt có thể đạt 18 20 tấn/ha.
Hớng sử dụng: Dùng củ để ăn tơi.
Địa chỉ đã áp dụng thành công: Ninh Bình, Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Quảng Nam và Bình Định.
2.Giống khoai lang KL20-209
Đặc điểm của giống:

- Dạng hình cây bò lan; thân mập, phân cành trung bình và có màu tím.
- Lá to, hình bầu dục, màu xanh, gân lá màu tím; ngọn và lá non màu tím.
- Khả năng sinh trởng phát triển mạnh, chậm thoái hoá.
- Thời gian sinh trởng phát triển 100 - 120 ngày.
- Năng suất trung bình 16 - 17 tấn/ha, là giống có tiềm năng năng suất cao (khoảng 30 tấn/ha).


- Dạng củ thuôn dài, nhẵn; vỏ củ màu đỏ, ruột màu vàng.
- Hàm lợng chất khô: 27 - 28% ở vụ Đông các tỉnh Bắc Trung Bộ; 32 - 33% ở vụ Xuân Hè, Đông

Xuân.
Hớng sử dụng: KL20-209 có thể trồng các thời vụ: Vụ Đông Xuân: Trồng từ giữa tháng 11 tháng 1 năm
sau. Vụ Xuân Hè: Trồng từ tháng 1 đến tháng 4. Vụ Thu Đông, vụ Đông: Trồng từ cuối tháng 8 đến cuối
tháng 9. Thời vụ trồng tốt nhất là vụ Xuân Hè.
3. Giống khoai lang KLC3
Giống KLC3 có dạng thân nửa đứng, lá hình tim, cây sinh trởng khoẻ, chịu rét khá. Thời gian sinh trởng vụ đông 110 - 120 ngày, vụ xuân 130 140 ngày. Vụ đông có thể cho năng suất 19 - 20 tấn/ha, tỷ lệ
chất khô củ 29 - 30%, tỷ lệ tinh bột củ đạt 20,9%, năng suất chất khô đạt 5,93 - 6,93 tấn/ha, năng suất tinh
bột củ đạt 4,3 - 4,7 tấn/ha. KLC3 có chất lợng cảm quan, chất lợng dinh dỡng và chất lợng ăn nếm củ khá
cao, có 4 - 6 củ/khóm, vỏ củ màu hồng nhạt, thịt củ màu vàng tơi, độ bở và độ ngọt cao, thích hợp cho sản
xuất khoai lang hàng hoá để ăn tơi.
B. Các giống khoai tây (Solara, Marabel, Sinora, Atlantic)
1. Giống Khoai tây Solara
Thời gian sinh trởng xung quanh 90 ngày, số thân/khóm 4 - 5 thân, số củ/khóm 7 - 10 củ, hình dạng
Ovan, mắt củ nông, vỏ và ruột củ màu vàng đậm, chất lợng ăn khá, tỷ lệ chất khô 18 - 19%, chống chịu
bệnh mốc sơng khá, năng suất trung bình 15 - 20 tấn/ha.
Là giống trồng phổ biến trong sản xuất hiện nay tại các tỉnh ĐBSH (Thái Bình, Nam Định, Bắc Ninh,
Bắc Giang), thích hợp tiêu thụ thị trờng trong nớc.
2. Giống khoai tây Marabel
Marabel có đặc điểm chín sớm, năng suất cao, tỷ lệ củ to nhiều (40 - 50%) thời gian sinh trởng
xung quanh 80 - 85 ngày, số than /khóm 4 - 5 thân, số củ /khóm 7 - 8 củ, hình dạng Ovan, mắt củ nông, vỏ

và ruột củ màu vàng đậm, tỷ lệ chất khô thấp 16 - 17%, chống chịu bệnh mốc s ơng khá, năng suất trung
bình 18 - 25 tấn/ha. Chất lợng ăn trung bình.
Là giống trồng phổ biến trong sản xuất hiện nay tại các tỉnh ĐBSH (Nam Định, Bắc Ninh, Bắc
Giang), thích hợp tiêu thụ thị trờng trong nớc.
3. Giống khoai tây Sinora
Đặc điểm chính của giống
- Thời gian sinh trởng 85 - 90 ngày
- Củ có dạng tròn, cỡ củ lớn, vỏ củ màu vàng, ruột củ vàng đậm, mắt củ nông, có khả năng chống
lại sự va chạm từ bên ngoài.
- Mầm củ màu tím, mầm to, khoẻ, một củ có từ 2 - 4 mầm.
- Năng suất trung bình đạt từ 25 - 30 tấn /ha.
- Chất khô 19,5 - 20%
- Thời gian ngủ nghỉ120 - 130 ngày do đó rất thích hợp cho bảo quản ở kho ánh sáng tán xạ.
- Chất lợng ăn nếm ngon.
- Chống chịu tốt với bệnh mốc sơng, chậm thoái hoá và thích ứng ở điều kiện sản xuất vụ Đông.
Hớng sử dụng: Dùng giống khoai tây Sinora cho mục đích chế biến vì giống khoai tây này có hàm lợng chất khô
cao, hàm lợng đờng khử thấp và không bị đổi màu sau khi rán.
4. Giống khoai tây Atlantic
Đặc điểm chính
- Thời gian sinh trởng: Từ 90 - 100 ngày.
- Mầm củ: Màu phớt tím, mầm to, mập và khoẻ, mỗi củ có ít nhất từ 2 - 6 mầm/củ.
- Dạng cây: Đứng, thân cây mập, thân và lá màu xanh sáng, bản lá mềm và xếp gần nhau, bản lá
rộng, có nhiều nhánh cấp hai. Atlantic ra nhiều hoa ở giai đoạn 45 - 60 ngày sau trồng và hoa màu trắng.
- Dạng củ: Tròn, đều củ, cỡ củ lớn, vỏ củ màu vàng nhạt, ruột củ trắng, mắt củ nông, rốn củ sâu, ra
củ tập trung một khóm có trung bình từ 7 - 10 củ và độ dài tia củ ngắn. Những củ to thờng có lỗ rỗng ở giữa
củ.
- Thời gian ngủ nghỉ: Dài 100 - 120 ngày, ít bị hao hụt trong quá trình bảo quản.
- Tiềm năng năng suất rất cao 25 - 35 tấn/ha, tỷ lệ cỡ củ th ơng phẩm lớn 75 - 80% và hàm lợng
chất khô khá cao đạt 20 - 22%.
- Atlantic là giống chịu nhiệt tốt, nhng mẫn cảm với bệnh mốc sơng trong điều kiện thời tiết lạnh, ma

hoặc sơng mù nhiều.
Hớng sử dụng:
- Atlantic là một giống khoai tây chất lợng, thích hợp cho chế biến (Chips) công nghiệp.
- Giống thích hợp trồng ở đất pha cát, đất thịt nhẹ, trồng đợc ở mật độ cao.
C. Các giống sắn và dong riềng (KM98-7, Sa06, Sa21-12, DR1)
1. Giống sắn KM98-7
Đặc điểm chính:
- Thời gian sinh trởng: miền Bắc từ 7 - 10 tháng.
- Thân nâu đỏ, không phân cành hoặc phân cành 1 cấp.
- Phiến lá nhỏ, chia thuỳ sâu, cuống lá và phiến lá màu xanh.
- Ruột củ trắng, vỏ củ màu nâu.
- Năng suất đạt: 25 - 45 tấn/ha (tuỳ theo điều kiện đất đai và trình độ kỹ thuật canh tác).
- Tỷ lệ chất khô: 38 - 40%; tỷ lệ tinh bột: 28 - 30%.
- Khả năng thích ứng rộng, có thể trồng đợc ở nhiều loại đất khác nhau (có khả năng chịu hạn đồng
ruộng khá, ít đổ, có thể trồng đợc trên các loại đất đồi nhiều cát, đất đồi sỏi cơm...).


Điển hình áp dụng thành công: Thái Nguyên, Hoà Bình, Tuyên Quang.
1. Giống sắn Sa06
Đặc điểm:
- Giống sắn Sa06 Thời gian chín 10,5 tháng, thuộc nhóm chín trung bình. Chiều cao cây 285,0 cm,
không phân cành, dạng cây hơi cong gốc, thân màu xanh xám, ngọn màu tím nhạt, cuốn lá màu hồng nhạt,
màu củ vỏ ngoài nâu nhạt, vỏ củ trong màu trắng. Nhiễm nhẹ bệnh đốm nâu, bệnh khảm lá và hơi nhiễm
bệnh thối củ. Cây to trung bình, chống đổ khá và chịu hạn tốt.
- Giống sắn 08Sa06 có tỷ lệ tinh bột và tỷ lệ chất khô cao hơn KM94 khoảng 2%; tỷ lệ tinh bột đạt
trên 30%, tỷ lệ chất khô đạt trên 40%.
- Năng suất củ tơi đạt 34,5 tấn/ha, cao hơn KM94 từ 15 - 20%.
Địa phơng đang áp dụng: Giống Sa06 đang đợc trồng nhiều ở Bắc Kạn và Yên Bái.
3. Giống sắn SA21-12
Đặc điểm

- SA21-12 có thời gian chín trung bình (10,5 tháng), khả năng sinh tr ởng tốt, nhiễm nhẹ bệnh đốm nâu,
bệnh khảm lá và hơi nhiễm bệnh thối củ, chống đổ khá và chịu hạn tốt.
- Dạng hình gọn, không phân cành có thể trồng mật độ cao hơn KM94 từ 3.000 - 4.000 cây/ha.
- Tỷ lệ tinh bột 28,0% và tỷ lệ chất khô 3,0% tơng đơng với giống sắn KM94.
- Năng suất củ tơi Năng suất củ tơi đạt 35 - 40 tấn/ha, cao hơn KM4 từ 10 - 15%.
Địa phơng đã áp dụng: Giống sắn KM21-12 đã đa trồng thử nghiệm nhiều nơi với quy mô lớn kết quả tốt,
diện tích sản xuất thử ở hai huyện Văn Yên - Yên Bái và Na Rì - Bắc Kạn.
4. Giống dong riềng DR1
Đặc điểm
- Thời gian sinh trởng ngắn: 250 - 280 ngày.
- Giống DR1 sinh trởng phát triển mạnh, cây cao trung bình ít đổ, chiều cao cây trung bình: 165-185 cm. Củ
nạc, đồng đều, ruột trắng đợc nông dân a chuộng.
- Năng suất củ tơi đạt: 45 - 60 tấn/ha, hàm lợng tinh bột 13.36 - 16.4%.
- Giống dong riềng DR1 có thể phát triển tốt ở các tỉnh miền núi, trung du và đồng bằng sông Hồng, có khả
năng chịu hạn tốt, chịu rét khá và chống chịu bệnh khô lá.
- Khả năng thích ứng rộng, có thể trồng đợc ở nhiều loại đất, kể các các vùng đất nghèo dinh dỡng.
Hớng sử dụng: Có thể sử dụng để chế biến tinh bột, ăn tơi hoặc làm thức ăn gia súc, đặc biệt chất lợng củ
DR1 rất thích hợp cho yêu cầu chế biến công nghiệp.
Địa chỉ đã áp dụng thành công: Quảng Ninh, Bắc Kạn, Lai Châu...

Cụng ngh sn xut canxi cacbonat dc dng t v hu
ThS. Nguyn Xuõn Thi
Vin Nghiờn cu Hi sn
I. C IM TIN B K THUT
- Cụng sut: > 10 tn sn phm nm
- Ch tiờu kinh t - k thut:
TT
Ni dung
1.


Can xi cacbonat dc dng

1
2
3
4
5
6
7
8
9
10

Can xi cacbonat
Cht khụng tan trong acidacetic
Arsen (As)
Kim loi nng
Clorid
Sulfat
Fe
Magnesi v cỏc kim loi kim
Mt khi lng do lm khụ
Tớnh cht cm quan

11

nh tớnh :

n v
o

tiờu
chun
%
%
ppm
ppm
%
%
%
%
%

t tiờu chun theo Dc in VN IV
t tiờu chun theo Dc in VN IV
> 98,5
< 0,2
<4
< 20
< 0,033
< 0,25
< 0,02
< 1,5
< 2,0
Bt mn trng, khụng mựi, khụng tan trong
nc
Ch phm phi cho cỏc phộp th nh tớnh
ca canxi cacbonat


- Quy trình công nghệ sản xuất canxi cacbonat dược dụng từ vỏ hàu


Vỏ hàu nguyên liệu
(CaCO3 thô và tạp chất)
Loại tạp chất cơ học

- Thời gian rửa (giờ): 0,5
- Độ sạch (%): 96

Làm sạch
Vỏ hàu sạch

Loại tạp chất hữu cơ

- Nhiệt độ nung (0C): 950 - 975
- Thời gian nung (giờ): 10,4 – 10,6
- Thời gian để nguội (giờ): 13-15

Nung
CaO
và tạp chất

Loại tạp sơ bộ

- Tỷ lệ CaO/H2O:
3,1 lần
- Thời gian phản ứng: 81 phút
- Tốc độ khuấy đảo: 93 vòng/ph
- Lắng trọng lực; thời gian: 3-5 h

+ H2O

Ca(OH)2
và tạp chất

- Nhiệt đô (0C): 90
- pH dung dịch: 2
- Thời gian (h): 1

+ HCl
CaCl2 và tạp chất
Loại tạp chất

+HCl tk, sữa vôi
CaCl2 (Tinh khiết)
+ Na2CO3
CaCO3 (độ ẩm 50%)

Lo¹i Mg+2
-NhiÖt ®é: 800C
-pH dung dịch:11
-Thời gian (h): 8

Lo¹i Fe+2, Fe+3
-NhiÖt ®é: 900C
-pH dung dịch: 5,5
-Thời gian (h): 5

- Nhiệt độ phản ứng: 70–750C
- Thời gian phản ứng: 45-50phút
- Gía trị pH: 7
- Tốc độ khuấy đảo:150-200v/p


và tạp chất
Loại bớt H2O và tạp chất

Ly tâm

- Tốc độ vẩy (vòng/phút):1500
- Thời gian vẩy (h): 2,5

CaCO3
(độ ẩm 15-20%)

Loại H2O

Sấy
CaCO3 tinh khiết
(độ ẩm <2%)

II. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ

- Nhiệt độ sấy: 1160C.
- Thời gian sấy: 9,1 giờ.
- Chiều dày CaCO3:3,2cm.


- Giá thành: sản phẩm canxi cacbonat dược dụng từ vỏ hàu: 25.000 – 30.000đ/kg
- So sánh chất lượng sản phẩm canxi cacbonat dược dụng từ vỏ hàu với một số sản phẩm trên thị trường.
T
T
I

1

2

II

Nội dung
SỰ GIỐNG
NHAU
Chất lượng Canxi
cacbonat theo
Dược điển VN IV,
EU
Ứng dụng trong Y,
Dược

a
b
c
2

SỰ KHÁC
NHAU
Tính chất cảm
quan
- độ trắng
- độ xốp
- độ bóng
Tỷ trọng


3
a

Ứng dụng
Mỹ phẩm

b

Kem đánh răng

1

CaCO3 SX từ vỏ
hàu

CaCO3
Nhật Bản

CaCO3
EU (Đức)

CaCO3 SX từ đá
vôi

đạt

đạt

đạt


đạt

Là tá dược
(nguyên liệu) để
SX các loại thuốc
bổ sung canxi)

Là tá dược
(nguyên liệu) để
SX các loại thuốc
bổ sung canxi)

Là tá dược
(nguyên liệu) để
SX các loại thuốc
bổ sung canxi)

Là tá dược
(nguyên liệu) để
SX các loại thuốc
bổ sung canxi)

rất trắng
nhẹ, xốp
rất bóng
0,230g/ml

rất trắng
nhẹ, xốp
rất bóng


rất trắng
nhẹ, xốp
rất bóng

trắng
nặng
bóng
0,271g/ml

Sử dụng nhằm
tăng độ mịn và
khả năng điều
chỉnh độ thẩm
thấu; làm chất lưu
chuyển mùi thơm;
phụ gia trong chất
nền màu xanh da
trời và kem rụng
lông;
Tạo độ bền, sự
bám chắc, độ
bóng trong kem
đánh răng.

Sử dụng nhằm
tăng độ mịn và
khả năng điều
chỉnh độ thẩm
thấu; làm chất lưu

chuyển mùi thơm;
phụ gia trong chất
nền màu xanh da
trời và kem rụng
lông;
Tạo độ bền, sự
bám chắc, độ
bóng trong kem
đánh răng.

Sử dụng nhằm
tăng độ mịn và
khả năng điều
chỉnh độ thẩm
thấu; làm chất lưu
chuyển mùi thơm;
phụ gia trong chất
nền màu xanh da
trời và kem rụng
lông;
Tạo độ bền, sự
bám chắc, độ
bóng trong kem
đánh răng.

Không

Không

- Đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội và môi truờng

- Tạo ra sản phẩm (can xi cacbonat dược dụng) đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước, thay thế hàng nhập
khẩu, tiết kiệm ngoại tệ cho Nhà nuớc, Doanh nghiệp.
- Giúp các ngành (Y, Dược, Thực phẩm….) chủ động nguồn can xi cacbonat dược dụng.
- Sử dụng hợp lý vỏ hầu phế thải, giảm thiểu ô nhiễm môi trường do vỏ hầu gây ra
- Thúc đẩy ngành nuôi hầu phát triển mạnh hơn.
- Tạo công ăn việc làm cho người lao động (đặc biệt người dân ven biển).


Ứng dụng thành công chế phẩm sinh học trừ rầy nâu hại lúa
Rầy nâu là loài sâu hại gây ra những thiệt hại nặng nề trong sản xuất nông nghiệp. Những khó khăn
trong công tác phòng trừ rầy nâu đã ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp, môi trường
và cuộc sống của người nông dân. Từ thực tế đó, Trung tâm Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ tỉnh Nam
Định đã hoàn thiện công nghệ sản xuất, ứng dụng chế phẩm sinh học trừ rầy nâu hại lúa. Đây là dự án thuộc
"Chương trình trọng điểm phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển
nông thôn đến năm 2020".
Rầy hại lúa có nhiều loài khác nhau như rầy xám, rầy nâu, rầy xanh, rầy lưng trắng, rầy xanh đuôi đen.
Tuy nhiên, rầy nâu là loài gây hại nguy hiểm nhất. Vòng đời rầy nâu từ 25 - 30 ngày, nhiệt độ môi trường càng
cao thì vòng đời càng ngắn, một con cái trưởng thành có thể đẻ 150 - 250 quả trứng. Vì vậy, tốc độ phát sinh cá
thể rầy trên đồng ruộng là rất lớn. Con trưởng thành và con non đều có khả năng gây hại cho cây bằng cách
chích hút dịch nhựa cây ở dảnh hoặc lá lúa. Tuy nhiên, nếu chỉ dừng lại ở việc hút dịch nhựa gây hại lúa thì rầy
nâu không được xếp vào loại sâu hại đặc biệt nguy hiểm. Thông qua việc chích hút nhựa cây, rầy nâu đã trở
thành vật truyền các loại bệnh vi rút trên lúa như vàng lùn, lùn xoắn lá.
Bệnh này làm cho lá chuyển màu vàng nhạt hoặc vàng da cam, cây lúa không phát triển được. Thiệt hại
của loại bệnh này rất nghiêm trọng. Ở nước ta đã từng xảy ra đại dịch vàng lùn, lùn xoắn lá ở cả 3 miền, gây
thiệt hại cho hàng chục nghìn ha lúa. Tại Nam Định, vụ mùa năm 2009 đã xảy ra dịch vàng lùn, lùn xoắn lá trên
hầu hết các địa phương với 19.000 ha lúa bị nhiễm bệnh, trong đó hơn 7.031 ha không cho thu hoạch, thiệt hại
vô cùng lớn.
Mặc dù rầy nâu nguy hiểm song công tác phòng trừ gặp rất nhiều khó khăn. Rầy nâu có phản ứng kháng,
nhiễm với các giống lúa kháng rầy và thuốc bảo vệ thực vật rất rõ. Trên đồng ruộng, khi gặp điều kiện bất lợi,
chúng có khả năng nhanh chóng hình thành các nòi sinh học với khả năng chống chịu và thích nghi cao. Qua

nhiều nghiên cứu cho thấy, một vài loại thuốc trừ sâu còn làm tăng khả năng sinh sản và khả năng sống sót của
rầy nâu. Ở đồng ruộng, khi gặp điều kiện thuận lợi về thức ăn và môi trường sống thì loại rầy không cánh xuất
hiện với tỷ lệ cao, khi gặp điều kiện bất lợi, xuất hiện rầy có cánh tỷ lệ lớn và chúng có thể bay đi phát tán sang
những vùng khác, tiếp tục gây hại.
Nam Định là tỉnh nông nghiệp, diện tích đất nông nghiệp khoảng 106.000 ha trong đó chủ yếu là đất
trồng lúa. Để đối phó với rầy nâu, bà con chủ yếu sử dụng biện pháp phun thuốc hóa học. Mỗi vụ lúa phun từ 2 –
3 lần gây ảnh hưởng lớn đến môi trường và sức khỏe con người. Với diện tích gieo trồng lúa (tính cả năm) là
106.000 ha thì lượng thuốc bảo vệ thực vật sử dụng hàng năm khoảng 500 tấn, đây là nguồn hóa chất rất độc hại,
có ảnh hưởng lâu dài cho con người, môi trường. Để hạn chế tác hại của rầy nâu, ngành bảo vệ thực vật đã
khuyến cáo người dân phải áp dụng nhiều giải pháp một cách đồng bộ như: áp dụng các biện pháp canh tác (sử
dụng các biện pháp vệ sinh đồng ruộng, bón phân cân đối, mùa vụ thích hợp để hạn chế phát sinh rầy), sử dụng
giống kháng rầy, sử dụng thuốc hóa học trừ rầy… tuy nhiên hiệu quả trừ rầy không cao lại gây ra những hậu quả
to lớn cho môi truờng và con người.
Năm 2012, Trung tâm Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ Nam Định (Sở Khoa học và Công nghệ
Nam Định) đề xuất và được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giao chủ trì thực hiện dự án “Hoàn thiện
công nghệ sản xuất, ứng dụng chế phẩm sinh học trừ rầy nâu hại lúa tại Nam Định”. Theo nội dung được duyệt,


Trung tâm tổ chức sản xuất chế phẩm sinh học trừ rầy nâu hại lúa theo công nghệ do Viện Bảo vệ thực vật
chuyển giao và hoàn thiện. Đến nửa đầu năm 2014, Trung tâm đã hoàn thiện quy trình công nghệ do Viện bảo vệ
thực vật chuyển giao, sản xuất được 3 tấn chế phẩm để triển khai ứng dụng cho 3 mô hình tại Hải Hậu, Xuân
Trường, Vụ Bản với tổng diện tích ứng dụng chế phẩm là 17 ha. Trong vụ đầu tiên ứng dụng, kết quả theo dõi
cho thấy, với diện tích lúa sử dụng chế phẩm sinh học, người dân chỉ phải phun tối đa 2 lần/vụ. Kết quả đạt được
rất khả quan với 100% diện tích ứng dụng đã khống chế được rầy nâu, quy trình sử dụng chế đơn giản và không
ảnh hưởng đến sức khỏe người phun, không gây ô nhiễm môi trường, năng suất lúa ổn định.
Ông Hoàng Mạnh Cường, Phó Giám đốc Trung tâm cho biết, kết quả thành công bước đầu sau khi sử
dụng chế phẩm đã khiến người dân tại các mô hình hoàn toàn yên tâm khi sử dụng, chính quyền địa phương
mong muốn được tiếp tục mở rộng diện tích ứng dụng chế phẩm. Trung tâm sẽ tiếp tục sản xuất chế phẩm cung
cấp cho người dân sử dụng đồng thời tổ chức các lớp tập huấn để tuyên truyền, có các chính sách hỗ trợ nhân
rộng diện tích sử dụng chế phẩm. Đây cũng là cụ thể hóa định hướng ứng dụng công nghệ sinh học và các sản

phẩm an toàn trong sản xuất nông nghiệp theo nội dung các Nghị quyết của tỉnh đề ra. Việc sản xuất và ứng
dụng chế phẩm sẽ góp phần hạn chế lượng thuốc hoá học sử dụng trừ sâu trên đồng ruộng, tạo sản phẩm an toàn
chất lượng cao cho các vùng sản xuất nông sản hàng hoá.
Chủ trương của Nhà nước hiện nay là phát triển các sản phẩm an toàn phục vụ sản xuất, đời sống và bảo
vệ môi trường. Việc quá lạm dụng thuốc hóa học trong sản xuất nông nghiệp đã gây nhiều ảnh hưởng tiêu cực
trong đời sống xã hội như nông sản nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe
người tiêu dùng. Dự án “Hoàn thiện công nghệ sản xuất, ứng dụng chế phẩm sinh học trừ rầy nâu hại lúa tại
Nam Định” sẽ góp phần cụ thể hóa chủ trương của Nhà nước về sản xuất nông nghiệp an toàn. Sử dụng chế
phẩm trong quá trình sản xuất sẽ góp phần giảm thiểu độc hại do sử dụng hóa chất trong nông sản, bảo vệ môi
trường, bảo vệ sức khỏe người lao động và người tiêu dùng nông sản.
Thùy Dung

Ngô biến đổi gen đầu tiên được cấp chứng nhận an toàn sinh học
Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa chính thức ký Quyết định cấp Giấy chứng nhận An toàn sinh học cho
sản phẩm ngô biến đổi gen MON 89034 (hay còn gọi là giống ngô biến đổi gen mang sự kiện MON 89034) của
công ty trách nhiệm hữu hạn Dekalb Việt Nam, thuộc tập đoàn Monsanto của Hoa Kỳ.
Trước đó, giống ngô biến đổi gen MON 89034 đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cấp
Giấy chứng nhận đủ điều kiện làm thực phẩm và thức ăn chăn nuôi. Như vậy MON 89034 cũng là sản phẩm ngô
biến đổi đầu tiên và duy nhất nhận được đầy đủ hai giấy chứng nhận an toàn sinh học và giấy an toàn thực phẩm
và thức ăn chăn nuôi tính đến thời điểm này.
Thông tin từ Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết, để được cấp Giấy chứng nhận an toàn sinh học, mỗi
sản phẩm biến đổi gen cần được xem xét và đánh giá rủi ro kỹ lưỡng bởi tổ chuyên gia và phải được chấp thuận
bởi Hội đồng an toàn sinh học Quốc gia là an toàn đối với môi trường và đa dạng sinh học theo đúng trình tự quy
định.
Trước khi được cấp Giấy chứng nhận an toàn sinh học tại Việt Nam, sự kiện MON 89034 đã được cấp
chứng nhận ATSH tại 8 quốc gia trên thế giới, bao gồm: Canađa (2008), Hoa Kỳ (2008), Nhật Bản (2008),
Brazil (2009), Argentina (2010), Nam Phi (2010), Phillipin (2010) và Honduras (2010).
Mặt khác, ứng dụng cây trồng biến đổi gen đã được chứng minh đem lại hiệu quả kinh tế xã hội môi
trường tích cực đối với nhiều quốc gia trên thế giới.
Cụ thể, từ năm 1996 đến 2012, cây trồng biến đổi gen đã đem lại hơn 100 tỷ USD lợi ích kinh tế lũy kế

cho toàn cầu và góp phần giảm 503 triệu kilôgam thuốc trừ sâu.
Trong giấy chứng nhận An toàn sinh học vừa cấp cho Công ty trách nhiệm hữu hạn Dekalb, Bộ Tài
nguyên và Môi trường cũng yêu cầu công ty này thực hiện việc giám sát an toàn sinh học định kỳ 1 năm/lần và
báo cáo với Bộ Tài nguyên và Môi trường.


Đặc biệt, khi có thông tin khoa học mới về rủi ro, tác động bất lợi hoặc khi xảy ra sự cố đối với môi
trường và đa dạng sinh học thì các đơn vị phải báo cáo ngay với các cơ quan chức năng và có biện pháp khắc
phục.
Giống ngô MON 89034 là sản phẩm biến đổi gen có tác dụng kháng sâu hại bộ cánh vảy, với công
nghệ gen cải tiến này giúp cây trồng có thể kiểm soát đồng thời ba loại sâu hại chủ yếu trên cây ngô đó là
sâu đục thân ngô (Ostrinia furnacalis), sâu đục bắp (Helicoverpa armigera) và sâu khoang (Spodoptera
litura).
Giống ngô biến đổi gen MON 89034 còn giúp tăng cường hiệu quả kiểm soát hơn sự hình thành
tính kháng ở côn trùng chủ đích, về lâu dài nhờ tác động “cộng gộp” trong kiểm soát sâu hại và giảm bớt
thiệt hại năng suất do sâu hại cũng như các ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe con người.
Nguồn : omard.gov.vn

Nghiên cứu giúp tăng thành phần dinh dưỡng của dầu chiết xuất từ
cây cải dầu và bông cải xanh
Các nhà nghiên cứu về di truyền học của Đại học Arizona đã làm sáng tỏ những mã di truyền của cây
hạt cải dầu. Những phát hiện này sẽ giúp các nhà lai tạo giống lựa chọn các đặc điểm mong muốn như hàm
lượng dầu cao hơn và sản sinh hạt nhanh hơn. Các đặc điểm tiềm năng khác bao gồm sự thay đổi chất lượng của
dầu hạt cải, làm tăng thành phần chất dinh dưỡng và tăng khả năng thích ứng của cây trồng ở các vùng đất khô
cằn hơn. Ngoài ra, các mã di truyền cũng giúp các nhà khoa học hiểu rõ hơn về sự tiến hóa của các bộ gien thực
vật.
Các viện nghiên cứu Pháp, Canada, Trung Quốc và Mỹ tiết lộ rằng gien hạt cải dầu (Brassica napus) có
chứa một số lượng lớn các gien - hơn 100.000 gien - do thực tế là nó xuất phát từ một sự hợp nhất giữa hai loài
là Brassica rapa (cải bắp Trung Quốc) và Brassica oleracea, một giống cây trồng bao gồm bông cải xanh, súp lơ,
cải bruxen, cải xoăn và những cây khác.

Haibao Tang, một trong những tác giả của nghiên cứu cho biết, bộ gien hạt cải dầu có một lịch sử rất thú
vị. Trong quá trình tiến hóa, mỗi gien của bộ gien có 4 bản sao. Trong nghiên cứu này, chúng ta xem xét những
gì đã xảy ra trong quá trình tiến hóa. Ví dụ, những gien nào đã xuất hiện và những gien nào bị mất đi.
Lyons, nhà nghiên cứu thuộc trường Đại học Arizona cho biết: “Vị đắng trong một số giống như bông
cải xanh hoặc cải bruxen xuất phát từ một các hợp chất được gọi là glucosinolate và chúng tôi nhận thấy chính
xác những gien mã hóa những hợp chất này đã bị mất đi từ hệ gien của hạt cải dầu”.
Việc xác định trình tự gien giúp các nhà khoa học và các nhà lai tạo giống cây trồng hiểu rõ về con
đường trao đổi chất của thực vật. Ví dụ, họ có thể tạo ra một giống cây bông cải xanh không bị đắng hoặc điều
chỉnh con đường sinh tổng hợp lipit để thay đổi hàm lượng dầu trong hạt cải dầu.
Việc hoàn thành công trình nghiên cứu xác định trình tự hệ gien của hạt cải dầu bắt nguồn từ sự hợp tác
lâu dài giữa nhà nghiên cứu Lyon và Tang. Hiện nay, phần mềm CoGe và iPlant và đang được sử dụng để phân
tích 23.000 bộ gien của 17.000 sinh vật. Lyons cho biết: “Chúng tôi hiện đang tham gia vào việc phân tích bộ
gien của các loài chim, côn trùng, ong, bò, cá, lợn, ngựa và nhiều loài thực vật. Các công cụ mà chúng tôi đã
phát triển vài năm qua đã trở thành một công cụ tin sinh học quan trọng dành cho các nghiên cứu về hệ sinh
thái”.
N.N. Nguồn: phys.org

Tuổi cai sữa ở lợn con không ảnh hưởng đến tần số sinh sản của lợn
mẹ


Nghiên cứu của trường Đại học Adelaide đã chỉ ra rằng lợn con có thể được cai sữa muộn mà không gây
tác dụng tiêu cực đến tần số sinh sản của lợn mẹ. Kết quả của nghiên cứu là một phát hiện quan trọng đối với các
ngành chăn nuôi lợn. Kết quả này cho thấy, sức khỏe của lợn con có thể được cải thiện mà không làm giảm hiệu
quả chăn nuôi.
Bà Alice Weaver, nhà nghiên cứu về Động vật và Khoa học thú y cho biết, lợn nái thường không động
dục trở lại trong thời gian cho con bú, chúng chỉ động dục trở lại sau khi lợn con đã được cai sữa. Trong chăn
nuôi lợn, điều này có nghĩa là việc giảm thời gian bú mẹ của lợn con sẽ giúp tối đa hóa số lứa đẻ của lợn nái mỗi
năm. Tuy nhiên, lợn con cai sữa sớm thường không phát triển mạnh với mức tăng trưởng giảm và thường bị mắc
bệnh tiêu chảy thông thường.

Nghiên cứu của bà Weaver tiến hành xem xét liệu quá trình động dục có thể được kích thích trở lại trong
khi lợn nái vẫn cho con bú hay không để lợn nái có thể giao phối trước khi lợn con được cai sữa. Dự án của bà
được thực hiện dưới sự giám sát của Tiến sĩ Will van Wettere, người đứng đầu một số dự án nghiên cứu trong
việc cải thiện khả năng sinh sản của lợn và tuổi thọ trung bình của lợn con.
Các nhóm lợn nái trắng Landrace khác nhau đã được thiết lập bao gồm nhóm lợn nái cai sữa sớm vào
ngày thứ bảy sau khi sinh và nhóm lợn nái cai sữa vào ngày 26 sau khi sinh. Các nhóm lợn nái được tiếp xúc
hàng ngày với lợn đực từ ngày thứ 7 sau khi sinh.
Bà Weaver cho biết, nghiên cứu cho thấy rằng việc cho lợn nái tiếp xúc hàng ngày với lợn đực trưởng
thành 7 ngày sau khi sinh là đủ để kích thích động dục cho dù lợn vẫn còn đang cho con bú. Thời gian cho lợn
con bú mẹ có thể được tăng lên trong khi lợn nái vẫn có thể đẻ trung bình 2,4 lứa một năm. Điều này rất quan
trọng đối với ngành chăn nuôi lợn, giúp cải thiện tốc độ tăng trưởng sau cai sữa và khả năng sống sót của lợn
con. Hầu hết lợn con ở Ôxtrâylia được cai sữa 24 ngày sau khi đẻ. Nếu khoảng thời gian này tăng lên ít nhất 30
ngày, khoảng thời gian tăng thêm sẽ có lợi ích đáng kể cho lợn con.
Các nhà khoa học đang tiếp tục nghiên cứu xem liệu có bất kỳ tác động tiêu cực nào đến lứa lợn sau vốn
sẽ được hình thành trong khi lợn nái vẫn cho lứa lợn trước bú sữa hay không.
N.N. Nguồn: phys.org

Ứng dụng khoa học kỹ thuật nâng cao chất lượng sản phẩm
Đổi mới nghiên cứu ứng dụng, đưa công nghệ vào sản xuất là việc làm được các doanh nghiệp tỉnh Kiên Giang
áp dụng để nâng cao năng suất, chất lượng, tăng sức cạnh tranh sản phẩm hàng hóa trên thị trường.
Kiên Giang hiện có gần 10.800 cơ sở công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. Đa số các cơ sở có quy mô sản xuất lớn
đã đầu tư dây chuyền máy móc, thiết bị và quy trình sản xuất đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật. Theo đánh giá
của ngành công thương, nhiều doanh nghiệp đã đầu tư, ứng dụng khoa học công nghệ vào chế biến và bảo quản,
góp phần tăng năng suất, chất lượng sản phẩm, đáp ứng cơ bản nhu cầu của thị trường trong nước và xuất khẩu.
Ở lĩnh vực sản xuất xi măng, hầu hết các doanh nghiệp đã áp dụng công nghệ lò quay, sử dụng phương pháp kỹ
thuật khô và áp dụng tiêu chuẩn ISO 9001/2000. Lĩnh vực chế biến thủy sản, các doanh nghiệp đầu tư đổi mới
công nghệ lắp đặt máy móc đổi mới tiên tiến, hiện đại với công nghệ đông nhanh IQF, tủ đông, kho trữ đông bảo
đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, đạt tiêu chuẩn Việt Nam và tiêu chuẩn xuất khẩu thủy sản vào thị trường EU,
Mỹ, Nhật, Hàn Quốc, Nga... Các doanh nghiệp chế biến khô đổi mới phương pháp sản xuất từ phơi sấy dưới ánh
mặt trời chuyển sang phương pháp sấy khô bằng lò gas, sấy điện. Lĩnh vực sản xuất nước mắm cũng được đầu tư

hệ thống xử lý và lọc đạt tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm và xử lý nhiệt khép kín...


Bên cạnh đó, các doanh nghiệp còn trang bị thêm kho chứa, băng tải, tiếp tải lúa gạo từ ghe lên nhà máy và
ngược lại, từ đó góp phần nâng cao năng suất, giảm chi phí sản xuất. Các doanh nghiệp cơ khí đã đầu tư máy
điện, hệ thống đúc chân vịt bằng điện, điện tử, đáp ứng tốt nhu cầu về chất lượng sản phẩm cho các phương tiện
đánh bắt hải sản trong và ngoài tỉnh.../ L.S

Tình trạng khan hiếm nước có thể giảm vào năm 2050
Khan hiếm nước không phải là một vấn đề chỉ xảy ra ở các nước đang phát triển. Tại California, các nhà
lập pháp đang đề xuất một kế hoạch khẩn cấp 7,5 tỷ USD nhằm giảm thiểu tình trạng khan hiếm nước. Mỹ và
các quan chức liên bang năm ngoái đã cảnh báo cư dân của Arizona và Nevada rằng họ có thể phải đối mặt với
tình trạng cắt giảm nước vào năm 2016.
Kỹ thuật tưới tiêu kết hợp với biến đổi khí hậu là một trong những nguyên nhân gốc rễ của vấn đề. Theo
các nhà nghiên cứu từ McGill và Đại học Utrecht, tình hình có thể xoay chuyển và tình trạng khan hiếm nước có
thể giảm đáng kể chỉ trong vòng 35 năm.
Các nhà nghiên cứu đã phác thảo các chiến lược trong sáu lĩnh vực chính mà họ tin rằng có thể được kết
hợp theo nhiều cách khác nhau tại các vùng khác nhau trên thế giới giúp làm giảm sự căng thẳng về nước. Theo
định nghĩa, tình trạng căng thẳng về nước được coi là xảy ra tại một khu vực mà lượng nước có sẵn từ các con
sông bị giảm hơn 40% - một tình huống hiện đang ảnh hưởng đến khoảng một phần ba dân số thế giới và có thể
ảnh hưởng đến hơn một nửa số dân trên thế giới vào cuối thế kỷ nếu mô hình sử dụng nước hiện tại tiếp diễn.
Các giải pháp đề xuất bao gồm các giải pháp “cứng” như xây dựng hồ chứa và tăng cường những nỗ lực
khử muối từ nước biển, và các giải pháp “mềm” như tập trung vào việc giảm nhu cầu về nước thay vì tăng nguồn
cung cấp nước kết hợp với công nghệ hiệu quả và các biện pháp bảo vệ môi trường. Các nhà nghiên cứu tin rằng
trong khi có một số yếu tố kinh tế, văn hóa, xã hội có thể làm cho một số giải pháp “mềm” khó thực hiện, các
giải pháp này vẫn mang tính thực tế hơn trong việc giảm căng thẳng về nước.
Giáo sư Tom Gleeson cho biết: “Không có giải pháp nào tối ưu nhất để giải quyết vấn đề căng thẳng về
nước trên toàn thế giới. Tuy nhiên, khi nhìn nhận vấn đề trên quy mô toàn cầu, chúng tôi đã tính toán rằng nếu 4
trong số những chiến lược đề xuất được áp dụng cùng một lúc, chúng ta hoàn toàn có thể giảm thiểu tình trạng
căng thẳng về nước hiện nay”.

Chiến lược được đề xuất để giảm căng thẳng về nước đó là:
Biện pháp “mềm”:
1. Hiệu suất sử dụng nước trong nông nghiệp có thể được cải thiện ở các lưu vực nơi nông nghiệp phụ
thuộc vào tưới tiêu. Mục tiêu giảm gần 2% số dân trong tình trạng căng thẳng về nước vào năm 2050
hoàn toàn có thể đạt được với việc trồng các giống mới hoặc tăng cường hiệu quả của việc sử dụng các
chất dinh dưỡng trong nông nghiệp. Biện pháp này bao gồm hiệu quả từ việc sử dụng các giống cây
trồng biến đổi gien.
2. Hiệu quả tưới tiêu cũng có thể được cải thiện ở các lưu vực nông nghiệp vốn phụ thuộc vào tưới tiêu. Sự
thay đổi sang hình thức tưới tiêu sử dụng vòi phun nước nhỏ giọt có thể giúp đạt được mục tiêu này,
nhưng chi phí đầu tư là quan trọng và tình trạng đất nhiễm mặn có thể xảy ra.
3. Hạn chế tốc độ tăng trưởng dân số có thể giúp giảm thiểu tình trạng căng thẳng về nước nhưng dân số
vào năm 2050 phải đạt dưới 8,5 tỷ người, điều này rất khó đạt được với xu hướng tăng dân số hiện tại.
“Biện pháp cứng”:
1. Về nguyên tắc, việc tăng lượng nước lưu trữ trong hồ chứa có thể làm giảm tình trạng căng thẳng về
nước tại tất cả các lưu vực có hồ chứa. Một chiến lược như vậy sẽ đòi hỏi thêm 600 km3 dung tích hồ
chứa bằng cách tăng diện tích các hồ chứa hiện có, hạn chế bồi lắng hoặc xây dựng các hồ chứa mới.
Chiến lược này sẽ yêu cầu vốn đầu tư đáng kể và có thể có tác động tiêu cực đến sinh thái và xã hội.
2. Việc khử muối nước biển có thể được đẩy mạnh ở các lưu vực căng thẳng về nước ở ven biển bằng cách
tăng số lượng hoặc năng lực của các nhà máy khử muối. Giải pháp này cần vốn và chi phí năng lượng
đáng kể và quá trình khử muối sẽ tạo ra nước thải cần phải được xử lý một cách an toàn.


N.N. Nguồn: phys.org

Các nhà nghiên cứu xác định một pheromone trong nước tiểu của cá
rô phi đực kích thích sinh sản ở cá cái
Các loài cá dựa vào kích thích tố để kích hoạt phản ứng và phối hợp hành vi sinh sản ở cá đực và cá cái.
Các nhà khoa học tại Trung tâm Khoa học Biển tại Đại học Algarve ở Faro, Bồ Đào Nha và tại Viện Sinh thái
hóa học Max Planck tại Jena, Đức đã xác định một phân tử trong nước tiểu của cá rô phi đực Mozambique
(Oreochromis mossambicus) làm tăng sản xuất hóc-môn và tăng tốc độ trưởng thành của tế bào trứng ở cá cái

trong giai đoạn sinh sản. Cá rô phi Mozambique là một trong những loài cá đầu tiên có cấu trúc hóa học của một
pheromone đã được xác định và cơ sở sinh học của các hoạt động của pheromone này được làm sáng tỏ.
Thông qua việc sử dụng miệng, cá rô phi đực đào cát với mục đích thu hút con cái đẻ trứng. Đồng thời,
con cá rô phi này cũng có hành động xua đuổi những con đực khác. Qua quan sát, con đực có ưu thế hơn đi tiểu
thường xuyên hơn và tiết ra nhiều nước tiểu hơn trong thời gian chiến đấu với các đối thủ khác. Nước tiểu có
chứa kích thích tố làm giảm hành vi hung hăng ở các con đực khác. Các hợp chất này cũng thu hút cá cái đến
làm tổ và thay đổi tình trạng nội tiết tố của cá cái bằng cách thúc đẩy tế bào trứng trưởng thành. Do đó kích thích
tố giúp tăng khả năng thành công của quá trình sinh sản ở cá rô phi.
Cá rô phi cũng cho thấy hành vi này trong điều kiện nuôi. Tina Keller-Costa và các đồng nghiệp tại
Trung tâm Khoa học Biển tại Đại học Algarve ở Faro, Bồ Đào Nha và Nhóm nghiên cứu sinh tổng hợp tại Viện
Sinh thái hóa học Max Planck tại Jena, Đức đã xác định được cấu trúc hóa chất của các phân tử tín hiệu ở cá rô
phi đực và nghiên cứu chức năng của chúng. Tina Keller-Costa đã thu thập mẫu nước tiểu của con đực có ưu thế
vượt trội và tinh chế các mẫu, thử nghiệm chúng như kích thích tố cho hoạt động sinh học.
Trong quá trình nghiên cứu, các nhà khoa học đã phát hiện ra hai chất tinh khiết có cấu trúc hóa học nhờ
sử dụng hạt nhân từ quang phổ cộng hưởng từ (NMR). Đây là hai cấu trúc lập thể là hình ảnh phản chiếu của
một loại stê-rô-ít có liên quan đến axit glucuronic. Cả cá rô phi đực và cái rất nhạy cảm với mùi của hai stê-rô-ít
này. Mặc dù hai thành phần pheromone kích thích hệ thống nội tiết của cá cái và kích hoạt sinh sản, hai thành
phần này vẫn chưa đủ khả năng làm giảm hành vi hung hăng ở các con cá đực khác. Do đó, các nhà nghiên cứu
cho rằng nước tiểu của con đực có ưu thế vượt trội phải chứa thêm các chất khác góp phần vào hiệu ứng này.
Cho đến nay chỉ có rất ít kích thích tố cá đã được xác định về mặt hóa học. Tina Keller-Costa, người tiến
hành các thí nghiệm cho biết: “Phát hiện của chúng tôi sẽ cho phép tiến hành các nghiên cứu sâu hơn về các cơ
chế nhận thức và xử lý các tín hiệu hóa học của não bộ để đưa ra một phản ứng, trong trường hợp này là sự
trưởng thành của tế bào trứng và sự thay đổi hành vi”.
Ngoài các loài cá chép, cá rô phi là một trong những loài cá thương mại phổ biến. Tuy nhiên, việc nuôi
trồng thủy sản ở nhiều vùng nước nhiệt đới và cận nhiệt đới đã dẫn đến sự gia tăng số lượng và sự phát triển
không kiểm soát được của loài này. Việc sử dụng các kích thích tố có thể giúp tối ưu hóa việc nuôi các loài cá rô
phi bằng cách tăng khả năng sinh sản ở cá cái và giảm sự gây hấn giữa các con cá đực cạnh tranh. Kích thích tố
cũng có thể giúp kiểm soát các hành vi xâm lấn của các loài cá vốn đe dọa sự cân bằng sinh thái của nhiều hệ
sinh thái trên thế giới. Nghiên cứu tạo tiền đề cho việc kiểm soát các loài cá xâm hại và mang lại lợi ích cho
người nuôi trồng thủy sản.

N.N. Nguồn: phys.org


Khuyến nông – khuyến ngư
HOẠT ĐỘNG KHUYẾN NÔNG TRONG XỬ LÝ
CHẤT THẢI CHĂN NUÔI VÀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
Trong những năm qua, chăn nuôi có sự tăng trưởng nhanh cả về quy mô và giá trị, đóng góp quan trọng
vào việc phát triển kinh tế nông nghiệp và nông thôn. Bên cạnh lợi ích kinh tế mang lại, thì chăn nuôi cũng đang
nảy sinh rất nhiều vấn đề về chất lượng môi trường, đe dọa sức khỏe của cộng đồng dân cư địa phương và ảnh
hưởng đến cả hệ sinh thái tự nhiên.
1. Tác động của chất thải chăn nuôi đến môi trường và vấn đề biến đổi khí hậu
Theo số liệu thống kê, đàn lợn cả nước hiện ước đạt 26,5 triệu con, trâu bò đạt 7,7 triệu con và gia cầm
trên 304,5 triệu con. Với tốc độ phát triển của ngành chăn nuôi như trên, theo tính toán dựa trên cơ sở khoa học
sinh lý vật nuôi và số liệu thống kê có thể thấy lượng phát thải chất thải rắn của chăn nuôi cũng được tăng tỷ lệ
thuận với tốc độ tăng trưởng quy mô, ước lượng với mức thải trung bình 1,5 kg phân lợn/con/ngày; 15 kg phân
trâu, bò/con/ngày và 0,2 kg phân gia cầm/con/ngày thì hàng năm riêng lượng phân phát thải trung bình đã hơn
85 triệu tấn mỗi năm, vài chục tỷ khối chất thải lỏng, vài trăm triệu tấn chất thải khí. Tuy nhiên, việc quản lý và
xử lý chất thải chăn nuôi lại chưa được quan tâm đúng mức. Phần lớn các trang trại, gia trại nằm xem kẽ trong
các khu dân cư; có quỹ đất nhỏ hẹp không đủ diện tích để xây dựng các công trình bảo vệ môi trường đảm bảo
xử lý đạt tiêu chuẩn cho phép; không đảm bảo khoảng cách vệ sinh đến khu dân cư đã gây ô nhiễm môi trường
nhất là nguồn nước và môi trường không khí, ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt của người dân xung quanh.
Nguyên nhân chủ yếu là do nhận thức và ý thức trách nhiệm bảo vệ môi trường của các chủ trang trại, gia trại
chưa cao. Hầu hết người chăn nuôi chưa có biện pháp xử lý chất thải lỏng; vứt xác gia cầm, gia súc bừa bãi và hệ


thống thoát nước đơn giản làm cho tình trạng ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi vẫn chưa được khắc phục triệt
để và có chiều hướng gia tăng. Nhiều năm qua, chất thải trong chăn nuôi chủ yếu được xử lý bằng hệ thống
biogas. Song biện pháp này chỉ giải quyết được vấn đề thu hồi khí sinh học để tận thu làm nhiên liệu, còn bộc lộ
những hạn chế như mức độ giảm thiểu ô nhiễm không đáng kể, không giải quyết được vấn đề ô nhiễm môi
trường đất, nước và mùi hôi thối. Bên cạnh đó, hầu hết các hệ thống biogas hiện nay đều được các trang trại xây

dựng nhỏ hơn mức độ cần thiết, nên hiệu quả giảm thiểu ô nhiễm lại càng hạn chế, nhiều khi không có tác dụng,
đã gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
Mặt khác, quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường trong hoạt động chăn nuôi chưa được quan tâm đầy
đủ, đúng mức ở tất cả các cấp, các ngành của địa phương. Trong các quy hoạch phát triển chăn nuôi hầu như chỉ
quan tâm, chú trọng đến các chỉ tiêu, giải pháp phát triển kinh tế, chưa có các quy định, giải pháp bảo vệ môi
trường cụ thể, chưa có quy hoạch và tiêu chí quy hoạch vùng chăn nuôi đảm bảo yêu cầu bảo vệ môi trường.
Ngoài ra, lực lượng cán bộ chuyên quản lý về môi trường còn mỏng, thiếu kinh nghiệm trong công tác quản lý.
Một vấn đề rất được quan tâm hiện nay là sự liên quan của các hoạt động chăn nuôi đến phát thải khí
nhà kính trong vấn đề biến đổi khí hậu. Chăn nuôi hiện đóng góp khoảng 18% hiệu ứng nóng lên của trái đất do
thải ra các khí gây hiệu ứng nhà kính, trong đó có 9% tổng số khí CO2 sinh ra, 37% khí mêtan (CH4) và 65%
oxit nitơ (N2O). Những chất thải khí này sẽ tiếp tục tăng lên trong thời gian tới. Theo dự báo nhu cầu về các sản
phẩm chăn nuôi của thế giới dự kiến sẽ tăng gấp đôi trong nửa đầu của thế kỷ này. Nhưng cũng đồng thời trong
thời gian trên chúng ta sẽ phải chứng kiến nhiều sự biến đổi môi trường và khí hậu theo chiều hướng không
mong đợi và môi trường sống ngày càng bị đe doạ bởi chính các hoạt động chăn nuôi.
Trong một tương lai không xa, Việt Nam sẽ là một trong những nước chịu sự tác động rõ rệt nhất của
biến đổi khí hậu mà cụ thể là sự dâng lên của mực nước biển, xâm thực và nhiễm mặn đất nông nghiệp… Cho
đến nay, các chất thải vật nuôi ở nước ta vẫn chưa được xử lý nhiều, hoặc có xử lý nhưng công nghệ xử lý chưa
triệt để. Chúng ta chưa thu hút được sự đầu tư ở nhiều thành phần kinh tế vào lĩnh vực bảo vệ môi trường trong
chăn nuôi. Nhận thức của người chăn nuôi về bảo vệ môi trường đặc biệt là phát thải khí nhà kính trong chăn
nuôi còn hạn chế, sự quản lý nhà nước về môi trường chưa đáp ứng được các bất cập hiện nay. Do vậy, những
biện pháp xử lý môi trường như thế nào cho hiệu quả, làm thế nào nâng cao nhận thức cho cộng đồng đang đòi
hỏi các nhà quản lý, nhà khoa học, các thành phần kinh tế và người chăn nuôi cần có những tọa đàm và đưa ra
hướng xử lý.
2. Hoạt động khuyến nông trong việc xử lý chất thải chăn nuôi
Cùng với sự vào cuộc của các lĩnh vực khác, hoạt động khuyến nông cũng đã có những đóng góp không
nhỏ trong xây dựng mô hình, tuyên truyền nhân rộng các biện pháp xử lý môi trường trong chăn nuôi, áp dụng
những công nghệ đã được nghiên cứu có hiệu quả để chuyển giao vào thực tế sản xuất.
2.1. Ứng dụng và chuyển giao công nghệ khí sinh học (Biogas)
Khí sinh học (KSH) đã được biết đến ở nước ta từ những năm 1960, trải qua trên 50 năm phát triển ở
Việt Nam, khí sinh học ngày càng được phát triển rộng rãi từ quy mô sản xuất nhỏ, vài mét khối đã mở rộng

sang quy mô sản xuất lớn vài nghìn đến vài chục nghìn mét khối, từ lĩnh vực chăn nuôi sang lĩnh vực công
nghiệp, khu vực nông thôn sang khu vực thành thị. Riêng trong lĩnh vực chăn nuôi gia súc quy mô nông hộ, khí
sinh học đã phát triển đến hầu hết các tỉnh, thành phố trong cả nước. Hiện nay, đã có hàng chục nghìn công trình
khí sinh học đang hoạt động với nhiều kiểu thiết bị khí sinh học khác nhau do nhiều tổ chức thiết kế và phổ biến.
Quá trình sản xuất khí sinh học là tiến hành gây lên men sinh học các chất hữu cơ như: các chất thải của nông
nghiệp, phân gia súc, gia cầm và các chất thải công nghiệp phân hủy trong môi trường yếm khí để sinh ra khí
mêtan (CH4), cacbon điôxít (CO2) và khí sulfua hydro (H2S). Ngoài việc cung cấp nhiên liệu đốt, việc ứng dụng
công nghệ hầm ủ biogas sẽ giải quyết vấn đề ô nhiễm môi đất, nước, không khí giảm thiểu các chất khí gây hiệu
ứng nhà kính phát sinh từ quá trình sản xuất, chăn nuôi hạn chế dịch bệnh bảo vệ sức khỏe cộng đồng.
Hiện nay, các chương trình dự án khuyến nông Trung ương chưa có mô hình hỗ trợ cụ thể đối với ứng
dụng công nghệ khí sinh học (Biogas). Tuy nhiên, trong các hoạt động triển khai của một số dự án đã yêu cầu
các hộ tham gia phải áp dụng Biogas như một tiêu chí ưu tiên hàng đầu, như các dự án:
- Chăn nuôi lợn ATSH và áp dụng VietGAHP (thời gian triển khai 2011 - 2013).
- Phát triển chăn nuôi lợn hướng nạc, áp dụng công nghệ thụ tinh nhân tạo (thời gian triển khai 2011 –
2013).
- Phát triển kỹ thuật chăn nuôi và vỗ béo gia súc lớn (thời gian triển khai 2011 - 2013).
- Phòng trừ dịch bệnh tổng hợp cho vật nuôi (thời gian triển khai 2011 - 2013).


- Xây dựng mô hình phòng chống dịch bệnh cho gia súc, gia cầm quy mô xã (thời gian triển khai 2012 2014)
- TTKNQG đã triển khai dự án“Tăng cường năng lực cho hệ thống khuyến nông Việt Nam trong chiến
lược giảm thiểu khí phát thải: Giảm thiểu khí phát thải nhà kính trong nông nghiệp” do Bộ Nông nghiệp Hoa
Kỳ tài trợ.
Các hoạt động khuyến nông liên quan đến ứng dụng công nghệ khí sinh học tập trung chủ yếu qua hệ
thống khuyến nông địa phương. Thông qua các hoạt động thông tin tuyên truyền, đào tạo tập huấn, xây dựng mô
hình, hệ thống khuyến nông từ thôn bản tới tỉnh, thành phố đã thực sự giúp hộ chăn nuôi cả nước áp dụng có
hiệu quả và chuyển giao thành công chương trình khí sinh học trong sản xuất. Hệ thống khuyến nông của các
tỉnh đã tham gia tích cực trong việc ứng dụng công nghệ khi sinh học (Biogas) tại địa phương, một số hoạt động
đã được đăng trên Website: , cổng thông tin của Trung tâm Khuyến nông
Quốc gia để tuyên truyền, phổ biến hoạt động ứng dụng công nghệ khí sinh học:

- Bắc Ninh: Hiệu quả từ việc sử dụng phụ phẩm khí sinh học làm phân bón cà rốt an toàn.
- Yên Bái: Đánh giá kết quả thực hiện chương trình khí sinh học sau 5 năm thực hiện Dự án “Chương
trình khí sinh học cho ngành chăn nuôi Việt Nam” do do Chính phủ Hà Lan tài trợ.
- Lạng Sơn: Lợi ích và giải pháp phát triển hầm Biogas trong chăn nuôi.
- Ninh Bình: Phong trào xây bể Biogas ở Ninh Bình.
2.2. Ứng dụng đệm lót sinh học trong chăn nuôi
Trong những năm gần đây, phong trào sử dụng đệm lót sinh học trong chăn nuôi đã được thử nghiệm và
áp dụng theo các quy mô khác nhau ở nhiều địa phương. Hiệu quả từ việc áp dụng đệm lót sinh học là rất đáng
ghi nhận, biện pháp này đã góp phần giảm thiểu đáng kể sự ô nhiễm môi trường về mùi do chất thải vật nuôi gây
ra, tại một số nơi còn cho giá trị cao về hiệu quả kinh tế và năng suất chăn nuôi. Ngày 09/10/2013, Cục Chăn
nuôi, Bộ NN và PTNT đã chính thức công nhận tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới đối với “Chế phẩm sinh học
BALASA N01 để làm đệm lót sinh học nuôi lợn và gà” do hai tác giả TS: Nguyễn Khắc Tuấn và TS. Nguyễn
Thị Tuyết Lê nghiên cứu. Đây cũng chính là sự khẳng định có thể áp dụng đệm lót sinh học và điển hình là
BALASA N01 trong chăn nuôi gia cầm, lợn.
Về nguyên lý cơ bản, chuồng nuôi có độn lót chuồng lên men là một hệ thống sinh thái cân bằng được
xác định bởi sự chiếm ưu thế tuyệt đối của các vi sinh vật có lợi so với các vi khuẩn có hại và gây bệnh; Các vi
sinh vật có lợi lên men tiêu hủy phân nước tiểu, làm giảm mùi hôi , giảm ruồi muỗi, giảm vi sinh vật gây bệnh…
nên con vât nuôi sinh trưởng tốt, ít bị bệnh…Ngược lại nguồn phân và nước tiểu do con vật thải ra cũng giúp cho
vi sinh vật duy trì được số lượng và tồn tại lâu dài trong đệm lót.
2.3. Công nghệ ủ phân sinh học trong chăn nuôi
Do việc lạm dụng quá mức các loại phân bón hóa học và thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất nông
nghiệp và việc sử dụng các loại phân hữu cơ truyền thống ngày càng ít, đã làm cho nhiều diện tích đất trồng trọt
bị suy giảm độ phì nhiêu, mất cân đối dinh dưỡng trong đất, năng suất cây trồng giảm và tăng các chi phí sản
xuất... Trong khi hầu hết các gia đình ở nông thôn đều có hoạt động trồng trọt, chăn nuôi và có lượng phế phụ
phẩm nông nghiệp rất lớn, nhưng chưa khai thác hoặc sử dụng hiệu quả để làm phân bón cho cây trồng, thậm chí
còn gây ô nhiễm môi trường như việc đốt rơm, rạ sau thu hoạch lúa, phát mầm bệnh... Phân hữu cơ vi sinh là
loại phân bón mà các hộ nông dân có thể tự làm từ các loại phế thải như: Chất thải người, gia súc, gia cầm; rơm
rạ, thân cây ngô, đậu, lạc, mía; cây phân xanh... được ủ với chế phẩm vi sinh dùng để bón vào đất làm tăng độ
phì nhiêu, giảm ô nhiễm môi trường. Hay nói cách khác phân hữu cơ vi sinh là sản phẩm của quá trình phân hủy
các chất hữu cơ. Các vi sinh vật sử dụng chất hữu cơ để phát triển sinh khối và giải phóng các chất hữu cơ dễ

phân hủy...
Những lợi ích từ ủ phân sinh học giúp tận dụng được các phế phụ phẩm từ trồng trọt, chăn nuôi để tạo ra
phân bón tốt cho cây trồng, làm giảm chi phí đầu tư trong trồng trọt như chi phí phân bón hóa học và thuốc bảo
vệ thực vật; Tiêu diệt các mầm bệnh có trong phân chuồng, nhất là khi gia súc bị bệnh; Phân hủy các hợp chất
hữu cơ, khó tiêu thành dễ tiêu, khoáng chất, nguyên tố vi lượng cung cấp cho cây trồng sử dụng dễ dàng hơn;
Làm tăng độ phì nhiêu của đất và có tác dụng cải tạo đất rất tốt, nhất là đối với các loại đất đã và đang bị suy
thoái. Đặc biệt là đối với cây trồng cạn phân hữu cơ vi sinh rất thích hợp vì làm tăng độ tơi xốp của đất, giữ độ
ẩm cho đất, hạn chế được rửa trôi đất; Sử dụng an toàn và vệ sinh cho cây trồng, vật nuôi và con người, hạn chế
các chất độc hại tồn dư trong cây trồng như NO3, Hạn chế sự phát tán của các vi sinh vật mang mầm bệnh trên
rau màu; Giảm sử dụng phân hóa học và thuốc bảo vệ thực vật, hạn chế ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng sức


khỏe con người; Tăng năng suất và chất lượng cho cây trồng, rút ngắn được thời gian phân hủy và thuận lợi hơn
trong việc vận chuyển so với các loại phân hữu cơ không tiến hành ủ.

Trung tâm Khuyến nông Quốc gia

ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI
GẮN VỚI BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
Trong giai đoạn 2005 - 2013, ngành chăn nuôi của Hải Phòng phát triển với tốc độ tương đối ổn định
về mặt số lượng và đảm bảo về mặt chất lượng. Tổng đàn lợn tuy giảm 2,58% nhưng tổng sản lượng thịt hơi
tăng 3,55% (đạt 81.227 tấn); Số lượng đàn bò đạt trên 14.000 con, sản lượng thịt đạt 1.682,5 tấn, tốc độ tăng
15,18%; Đàn trâu giảm 4,18% (còn 7.440 con) nhưng tổng sản lượng thịt tăng 5,99% (đạt 668,94 tấn); Đàn gia
cầm tăng nhanh với tốc độ 5,42% về tổng đàn và 17,35% về tổng sản lượng thịt, tương ứng với 7 triệu con và
39.811,2 tấn. Tỷ trọng giá trị sản xuất chăn nuôi tăng dần qua các năm (năm 2006 đạt 34,35%, năm 2010 đạt
43,39%, năm 2011 đạt 44,87% và năm 2013 đạt 46,81%). Sản phẩm chăn nuôi tăng nhanh tương ứng đã đáp
ứng cơ bản cho nhu cầu thực phẩm tiêu dùng trong thành phố.
1. Thực trạng phát triển chăn nuôi TP Hải Phòng
Trong những năm gần đây, chăn nuôi Hải Phòng phát triển theo xu hướng trang trại, gia trại quy mô tập

trung sản xuất hàng hóa. Tính đến năm 2013, trên địa bàn thành phố có 521 trang trại chăn nuôi, trong đó có 137
trang trại chăn nuôi lợn và 374 trang trại chăn nuôi gia cầm. Ngoài ra, còn có trên 2.385 gia trại khác nhau (quy
mô trên dưới 100 lợn thịt, 20 lợn nái, 2.000 gia cầm...).
Chất thải chăn nuôi không chỉ ảnh hưởng tới môi trường sống dân cư mà còn gây ô nhiễm nguồn nước,
tài nguyên đất. Ô nhiễm môi trường còn làm phát sinh dịch bệnh, ảnh hưởng lớn đến hiệu quả chăn nuôi. Ngành
chăn nuôi phát triển nếu không đi kèm với các biện pháp xử lý chất thải sẽ làm môi trường sống của con người


xuống cấp nhanh chóng. Môi trường bị ô nhiễm lại tác động trực tiếp vào sức khoẻ vật nuôi, phát sinh dịch bệnh,
gây khó khăn trong công tác quản lý dịch bệnh, giảm năng suất không thể phát triển bền vững.
Cũng như các tỉnh thành khác trên cả nước, chăn nuôi của Hải Phòng đứng trước yêu cầu vừa phải duy
trì mức tăng trưởng cao nhằm đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng và từng bước hướng tới xuất khẩu. Chăn nuôi phải
phát triển bền vững gắn với nâng cao chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, khả năng cạnh tranh và bảo vệ môi
trường là xu hướng tất yếu hiện nay. Dự kiến mức tăng trưởng bình quân: giai đoạn 2013 - 2015 đạt 8,5% năm;
giai đoạn 2015 - 2020 đạt khoảng 7,5% năm và phấn đấu đến năm 2020 chăn nuôi trở thành ngành sản xuất
chính.
Để đạt được kết quả trên, ngành chăn nuôi Hải Phòng đặt mục tiêu xây dựng và phát triển chăn nuôi theo
chuỗi an toàn, nâng cao giá trị gia tăng theo hướng an toàn và bền vững, tạo sản phẩm năng suất, chất lượng, sức
cạnh tranh cao. Đã có nhiều giải pháp triển khai thực hiện như: áp dụng quy trình VietGAHP vào sản xuất toàn
diện; xây dựng các mô hình chăn nuôi an toàn sinh học; hỗ trợ xây dựng hầm biogas hoặc hầm xử lý chất thải
chăn nuôi... Trong thời gian tới, được sự quan tâm chỉ đạo của Thành ủy, UBND thành phố, các cấp các ngành
liên quan; ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp tục đề xuất các mô hình, phương thức chăn nuôi đảm
bảo tính bền vững và thân thiện với môi trường như mô hình chăn nuôi trên nền đệm lót sinh học, mô hình chăn
nuôi sử dụng các chế phẩm men vi sinh trong xử lý thức ăn. Đồng thời tiếp đẩy mạnh và nhân rộng các mô hình
chăn nuôi đã triển khai thực hiện có hiệu quả.
2. Những thuận lợi và khó khăn
2.1.Thuận lợi
- Vấn đề nông nghiệp, nông dân và nông thôn được Đảng và Nhà nước ban hành nhiều chủ trương,
chính sách nhằm tạo điều kiện để phát triển toàn diện. Đặc biệt Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng
nông thôn mới đang được triển khai mạnh mẽ ở tất cả các địa phương trên địa bàn thành phố.

- Trong thời gian gần đây, Trung ương cũng như các cấp các ngành của Hải Phòng rất quan tâm chú
trọng đến vấn đề bảo vệ môi trường. Ngoài Luật môi trường, nhiều văn bản của Chính phủ, các bộ ngành đã
được ban hành phục vụ công tác bảo vệ môi trường. Thành ủy, HĐND, UBND thành phố Hải Phòng đặc biệt
quan tâm và chỉ đạo ngành Nông ngiệp và Phát triển nông tích cực thực hiện sản xuất nông nghiệp bền vững,
đảm bảo an toàn và thân thiện với môi trường.
- Phát triển chăn nuôi đang là chủ trương được hầu hết các địa phương ưu tiên đầu tư, xu thế chung của
phát triển chăn nuôi hiện nay là: chăn nuôi nông hộ quy mô nhỏ giảm dần, chăn nuôi gia trại, trang trại công
nghiệp - quy mô lớn - sản xuất hàng hóa ngày càng phát triển nhanh.
2.2. Khó khăn
- Trong những năm gần đây, tổng đàn gia súc, gia cầm đã tăng lên không ngừng, nhiều cơ sở chăn nuôi
hàng hoá đã ra đời, nhưng chăn nuôi nhỏ lẻ vẫn chiếm ưu thế, chất thải chăn nuôi nhiều nơi xử lý không triệt để
gây ô nhiễm môi trường. Số lượng gia súc, gia cầm tăng nhanh cùng với việc gia tăng lưu thông, vận chuyển gia
súc, gia cầm và sản phẩm chăn nuôi từ vùng này sang vùng khác khiến cho tình hình dịch bệnh diễn biến phức
tạp, công tác bảo vệ môi trường chưa được quan tâm đúng mức.
- Việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về thú y của một bộ phận người sản xuất chưa nghiêm
túc: chăn nuôi, buôn bán, giết mổ còn tuỳ tiện, gia súc gia cầm mắc bệnh không khai báo, giết mổ và tiêu thụ gia
súc bị bệnh...
- Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, tiêu chuẩn quy chuẩn kỹ thuật về công tác bảo vệ môi trường
trong chăn nuôi, giết mổ, kinh doanh sản xuất thuốc tuy đã được bổ sung nhưng còn thiếu và bất cập. Việc tuyên
truyền phổ biến các văn bản luật chưa kịp thời, sâu rộng và sự thực thi chưa được triệt để.
3. Định hướng, mục tiêu phát triển và giải pháp thực hiện
3.1. Định hướng phát triển
- Ngăn ngừa, hạn chế sự ô nhiễm, suy thoái môi trường trong quá trình phát triển ngành góp phần xây
dựng một nền nông nghiệp bền vững, bảo vệ sức khỏe cộng đồng, bảo vệ môi trường sinh thái.
- Khuyến khích phát triển chăn nuôi tập trung theo các phương thức gia trại, trang trại để từng bước thay
thế cho phương thức chăn nuôi nhỏ lẻ, phân tán hiện nay; nâng cao năng suất, chất lượng và tạo ra khối lượng
sản phẩm hàng hoá lớn, đảm bảo VSATTP, nâng cao khả năng cạnh tranh trong thời kỳ hội nhập, góp phần giảm
thiểu ô nhiễm môi trường nhằm kiểm soát được dịch bệnh.
- Phát triển chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hoá, gắn với công nghiệp chế biến và thị trường; ứng
dụng các thành tựu khoa học công nghệ, trước hết là công nghệ sinh học, đưa thiết bị kỹ thuật và công nghệ hiện



đại vào các khâu sản xuất chăn nuôi nhằm không ngừng nâng cao năng suất chất lượng, hạ giá thành, tạo ra sản
phẩm hàng hoá có sức cạnh tranh cao.
3.2. Mục tiêu phát triển
- Đến năm 2020 ngành chăn nuôi cơ bản chuyển sang sản xuất theo qui mô trang trại, phương thức công
nghiệp, đáp ứng phần lớn nhu cầu thực phẩm đảm bảo chất lượng cho tiêu dùng và xuất khẩu; Phấn đấu đến
2015 tỷ trọng chăn nuôi trong cơ cấu nông nghiệp đạt 48%, năm 2020 đạt 50% trở lên;
- Đảm bảo an toàn dịch bệnh và vệ sinh an toàn thực phẩm, khống chế có hiệu quả các bệnh nguy hiểm
trong chăn nuôi;
- Tăng tỷ lệ cơ cấu đàn lợn, gia cầm trong chăn nuôi trang trại tập trung: đến năm 2015 đàn lợn đạt 25%,
đàn gia cầm đạt 40%; đến năm 2020 đàn lợn đạt 30%, đàn gia cầm đạt 50%.
- Giảm thiểu vấn đề ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi đặc biệt là các vùng chăn nuôi tập trung, đến
năm 2015 số trang trại, gia trại có hệ thống xử lý chất thải đạt 25%; đến năm 2020 đạt 50%.
3.3. Giải pháp thực hiện
Khuyến khích chăn nuôi phát triển theo hướng bền vững gắn với chế biến. Tiếp tục chương trình phát
triển mạnh các mô hình ứng dụng công nghệ cao (chuồng kín, giống cao sản, chăn nuôi hữu cơ…) trong chăn
nuôi; khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư hình thành chuỗi sản xuất chất lượng cao từ sản xuất con giống,
thức ăn chăn nuôi, tổ chức chăn nuôi, giết mổ, chế biến.
Ứng dụng rộng rãi các tiến bộ khoa học trong chăn nuôi (bổ sung thay thế đàn lợn nái nuôi trong dân
bằng các giống lợn ngoại cao sản hướng nạc; cải tạo đàn bò địa phương bằng tinh của giống bò cao sản nhóm
Zebu…), chú trọng phát triển hình thức chăn nuôi trang trại, tập trung có kiểm soát; nhân rộng các mô hình chăn
nuôi theo hướng công nghiệp và bán công nghiệp nhằm đưa nhanh việc ứng dụng các tiến bộ khoa học vào chăn
nuôi. Đặt biệt là áp dụng tốt các biện pháp phòng chống dịch bệnh, bảo vệ môi trường trong phát triển chăn nuôi.
Tập trung chuyển dịch giống vật nuôi theo hướng lai tạo để nâng cao tầm vóc, sản lượng và chất lượng, hiệu
quả, nâng cao sức cạnh tranh, đảm vệ sinh thú y, môi trường và an toàn vệ sinh thực phẩm.
Phát triển mô hình Hợp tác xã chuyên ngành chăn nuôi vì đây là mô hình chăn nuôi có khả năng liên kết
nhiều hộ chăn nuôi quy mô nhỏ để tổ chức sản xuất hàng hoá, phù hợp với đặc điểm sản xuất chăn nuôi hiện nay
của Hải Phòng. Tạo điều kiện xây dựng thương hiệu sản phẩm cho các mô hình để các tổ chức có điều kiện tiếp
cận và đáp ứng yêu cầu khó tính của siêu thị cũng như hệ thống bán hàng hiện đại.

Từng địa phương dành quỹ đất cho vùng chăn nuôi tập trung phù hợp với vệ sinh môi trường có định
hướng lâu dài chăn nuôi tập trung quy mô lớn, nhất là các vùng gần thị trường tiêu thụ, vùng chăn nuôi phải dễ
dàng kiểm soát dịch bệnh.
Tổ chức lại chăn nuôi trong nông hộ, thực hiện nuôi nhốt, nuôi trong khu có tường bao, hàng rào bao
quanh, không thả rông. Mở cuộc vận động trong thôn làng "hai không, ba có" là không thả rông, không dùng
chất cấm; có chuồng trại, có tiêm phòng, có giải pháp an toàn sinh học.
Triển khai các chương trình nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao khoa học công nghệ bảo vệ môi
trường cho các cơ sở sản xuất; áp dụng công nghệ mới tiết kiệm tài nguyên, thân thiện với môi trường hơn;
khuyến khích các cơ sở áp dụng sản xuất sạch hơn.
Đào tạo, tập huấn kiến thức và tay nghề cho cán bộ chăn nuôi thú y cơ sở, người chăn nuôi, chủ trang
trại nhằm nâng cao trình độ áp dụng kỹ thuật vào các công đoạn chăn nuôi để tăng năng suất, an toàn dịch bệnh,
chăn nuôi có hiệu quả.
Đẩy mạnh việc áp dụng quy trình thực hành chăn nuôi tốt (VietGAHP) trong chăn nuôi lợn, gia cầm để
quản lý, theo dõi, đánh giá việc thực hiện các quy trình công nghệ phù hợp với từng vùng; khuyến khích và bổ
sung biện pháp cho phát triển.
Tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức và trách nhiệm về bảo vệ môi trường trong hoạt động chăn
nuôi thú y.
Tăng cường năng lực quản lý, bảo vệ môi trường, thể chế hoá yêu cầu bảo vệ môi trường trong các hoạt
động, sản xuất.
Có cơ chế khuyến khích các nhà khoa học trong và ngoài nước đầu tư, nghiên cứu giải quyết những vấn
đề môi trường nổi cộm trong lĩnh vực chăn nuôi - thú y.
Khuyến khích việc tái sử dụng chất thải của vật nuôi thông qua hệ sinh thái tự nhiên hoặc tác động của
con người. Đây cũng là xu thế chung của các nước trên thế giới hướng tới những hành động thân thiên với môi
trường. Xử lý chất thải chăn nuôi bằng công nghệ sinh học là giải pháp được ưu tiên so với các giải pháp khác.


×