Tải bản đầy đủ (.pdf) (81 trang)

XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TRƯỜNG PTTH CHUYÊN HẠ LONG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.07 MB, 81 trang )

LỜI NÓI ĐẦU
Thế kỷ XXI, song song với qúa trình công nghiệp hóa, hiện đại hoá là sự
phát triển rực rỡ và có nhiều bước tiến nhảy vọt của ngành công nghệ thông tin và
tự động hóa. Ngày nay, tin học đã đi sâu vào mọi ngành nghề và mọi lĩnh vực khác
nhau trong đời sống xã hội. Đặc biệt là các ứng dụng trong công tác quản lý.
Xã hội ngày càng phát triển thì công việc quản lý cũng trở lên phức tạp
hơn. Cách quản lý dựa trên kinh nghiệm, trực giác, giấy tờ, sổ sách đã không còn
đem lại hiệu quả như mong muốn do đó cần phải thiết lập một phương thức quản
lý mới hiện đại hơn. Tin học đã đáp ứng được điều đó. Vì thế, việc áp dụng tin
học vào công tác quản lý ở các đơn vị kinh tế, hành chính, trường học… là một
việc làm tất yếu. Việc áp dụng tin học vào quản lý không những làm tăng năng
suất và chất lượng công việc mà còn tạo điều kiện cho việc xây dựng một hệ
thống thông tin quản lý chặt chẽ, có cơ sở khoa học chính xác cao.
Những năm gần đây, ứng dụng tin học trong công tác quản lý đã phát triển
một cách nhanh chóng và ngày càng hoàn thiện với quy mô phát triển ngày càng
rộng. Các ứng dụng này được thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau tuỳ theo đối
tượng và mục đích sử dụng.
Đề tài “Quản lý tuyển sinh” tuy không còn mới mẻ trong hệ thống các
chương trình quản lý, song đối với từng địa phương, từng điều kiện phát triển cũng
có những yêu cầu riêng đối với sản phẩm phần mềm sao cho đảm bảo tính hiện thực
và đáp ứng được nhu cầu của người sử dụng sản phẩm. Với thực tế khảo sát quá
trình tuyển sinh tại trường PTTH chuyên Hạ Long em bước đầu xây dựng nên phần
mềm này.
Với sự cố gắng của bản thân, cùng sự hướng dẫn tận tình của cô giáo, thạc sĩ
Trương Hà Hải em đã hoàn thành phần mềm này theo yêu cầu đặt ra. Song vẫn tồn
tại thiếu sót. Em rất mong nhận được những nhận xét, giúp đỡ của các thầy cô và
các bạn để chương trình của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!

1



TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI
MỤC ĐÍCH
Vận dụng kiến thức từ những môn học đã học (Cơ sở dữ liệu 1,2, phân tích
thiết kế hệ thống, giao diện người_máy…) cùng với ngôn ngữ lập trình VB6 để xây
dựng một phần mềm tin học nhằm giải quyết bài toán “Quản lý tuyển sinh” .Thông
qua đó cũng là rèn luyện kỹ năng lập trình và phân tích thiết kế hệ thống.
Phần mềm hệ thống quản lý tuyển sinh vào lớp 10 trường PTTH chuyên Hạ
Long được xây dựng nhằm trợ giúp cho công tác quản lý tuyển sinh của trường,
giúp cho những người quản lý thực hiện tốt nhiệm vụ và nâng cao hiệu quả cũng
như tính chính xác của quá trình quản lý. Giảm bớt chi phí, thời gian và nhân lực.
In ấn các báo cáo phục vụ cho công tác quản lý tuyển sinh. Hệ thống chương
trình cài đặt đảm bảo tính khả thi, cung cấp đầy đủ thông tin, các biểu mẫu cần thiết
theo yêu cầu và thân thiện với người sử dụng.
NỘI DUNG ĐỀ TÀI
Tên đề tài “Xây dựng chương trình quản lý tuyển sinh vào lớp 10 trường
PTTH chuyên Hạ Long”.
Quản lý được mọi thông tin về thí sinh, hội đồng tuyển sinh, niên khóa, chỉ
tiêu tuyển sinh.
Tổ chức thông tin sao cho việc tìm kiếm là thuận tiện đối với người quản lý
và người sử dụng.
Việc sắp SBD, phòng thi, địa điểm thi, đánh phách, tổng hợp kết quả thi
được làm tự động.
Các bước thực hiện:
 Khảo sát, đánh giá hiện trạng hệ thống quản lý tuyển sinh của trường PTTH
chuyên Hạ Long.
 Phân tích và thiết kế hệ thống quản lý tuyến sinh
 Thiết kế và cài đặt chương trình
 Đánh giá, kết luận và hướng phát triển.
2



PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đề tài “Xây dựng chương trình quản lý tuyển sinh vào lớp 10 trường
PTTH chuyên Hạ Long” là quá trình người thực hiện áp dụng thống nhất phương
pháp nghiên cứu trong suốt các khâu từ phân tích - thiết kế - cài đặt và thử nghiệm
với những đặc điểm như:
 Đảm bảo mối quan hệ tổng thể của toàn hệ thống với môi trường và các
thành phần cấu thành hệ thống.
 Đảm bảo tính mở, hướng phát triển của hệ thống cần đáp ứng lâu dài.
 Đảm bảo tổng quát hoá tất cả các giải pháp cho các vấn đề cụ thể nhằm tăng độ
mềm dẻo của toàn hệ thống.
Để đảm bảo các yêu cầu trên em đã khảo sát, tìm hiểu về thực tế công việc tuyển sinh
taị một trường cụ thể, thu thập các biểu mẫu cần thiết. Sau đó đọc tài liệu, tìm các bài
viết có liên quan tới đề tài của mình, tổng hợp các kiến thức thu được qua quá trình
học và đọc tài liệu để vận dụng và xây dựng nên chương trình này.

3


Chương 1
KHẢO SÁT THỰC TRẠNG CÔNG VIỆC TUYỂN SINH Ở
TRƯỜNG PTTH CHUYÊN HẠ LONG
1.1 KHẢO SÁT HỆ THỐNG
Trường THPT chuyên Hạ Long là một trường chuyên trực thuộc Sở Giáo
dục đào tạo tỉnh Quảng Ninh. Trường là nơi đào tạo và bồi dưỡng các học sinh
giỏi cho tỉnh. Học sinh trường là nòng cốt của đội tuyển học sinh giỏi tỉnh thi
quốc gia. Để bổ sung thêm vào đội ngũ các đội tuyển, hàng năm trường có tổ
chức thi tuyển các học sinh giỏi vào lớp 10 của trường ở các khối chuyên:
 Chuyên Toán_tin

 Chuyên Hoá
 Chuyên Lý
 Chuyên Sinh
 Chuyên Văn
 Chuyên Sử
 Chuyên Địa
 Chuyên Anh
Bộ máy tổ chức của nhà trường bao gồm: Ban giám hiệu (Một hiệu trưởng
và hai hiệu phó), phòng hành chính và các tổ bộ môn. Trong quá trình tuyển sinh thì
ban giám hiệu và phòng hành chính là những người tham gia trực tiếp vào công tác
tuyển sinh.(Hội đồng tuyển sinh).
Hội đồng tuyển sinh: Có nhiệm vụ thu nhận hồ sơ, phân loại và tổng hợp số
lượng thí sinh dự thi, đánh SBD, sắp phòng thi, địa điểm, gửi giấy báo thi, đánh
phách, nhập điểm, tổng hợp điểm, lên danh sách trúng tuyển, tiếp nhận đơn xin
phúc khảo và cuối cùng là tổng hợp kết quả phúc khảo.
Hội đồng tuyển sinh bao gồm:
 Một chủ tịch hội đồng tuyển sinh (Hiệu trưởng nhà trường)
4


 Hai phó chủ tịch hội đồng và đồng thời là chủ tịch hội đồng coi thi và chủ
tịch hội đồng chấm thi.(Hai hiệu phó của nhà trường)
 Và các thành viên của hội đồng.
− Chủ tịch hội đồng tuyển sinh: Là người sẽ theo dõi, kiểm tra quá trình
tuyển sinh và đưa ra các quyết định, chỉ đạo chung theo chỉ tiêu, cơ
chế tuyến sinh hàng năm của sở GD_ĐT, đánh SBD, sắp phòng thi,
xếp địa điểm thi, lên lịch thi, phê duyệt và quyết định điểm chuẩn của
thí sinh.
− Chủ tịch hội đồng coi thi: Chỉ đạo và kiểm soát việc coi thi trong quá
trình tuyển sinh. Phân công giáo viên vào các địa điểm thi, quản lý

việc coi thi chung tại từng địa điểm. Tổng hợp số lượng thí sinh tham
gia dự thi tại từng môn thi và tổng số bài thi tương ứng.
− Chủ tịch hội đồng chấm thi: Đánh phách, dọc phách bố trí giáo viên
chấm và tổng hợp kết quả thi của các thí sinh.
− Các thành viên khác trong hội đồng tuyển sinh: Thu nhận hồ sơ, liên
hệ địa điểm, và gửi giấy báo tới các thí sinh..
Giáo viên các tổ bộ môn: Chỉ có trách nhiệm giảng dạy và tham gia vào
công tác coi, chấm thi của quá trình tuyển sinh.
1.2 TÌM HIỂU CÔNG TÁC TUYỂN SINH CỦA TRƯỜNG
1.2.1 Công tác tuyển sinh
Tháng 7 hàng năm, khi đã có kết quả của kỳ thi tốt nghiệp THCS trường bắt
đầu tiếp nhận hồ sơ đăng kí dự thi của các thí sinh.
Quá trình tuyển sinh gồm các công đoạn:
1. Nhận hồ sơ đăng ký dự thi


Căn cứ vào ngày thi dự kiến, hội đồng tuyển sinh sẽ có thông báo về thời
gian thu nhận hồ sơ “đăng ký dự thi” của thí sinh. Trong giai đoạn này,
phòng hành chính có nhiệm vụ thu nhận, kiểm tra hồ sơ theo chuẩn của sở

5


Giáo dục - Đào tạo và trả lại các hồ sơ không đạt tiêu chuẩn (Không đủ điều
kiện dự thi).
 Sau cùng, phòng hành chính sẽ tổng hợp hồ sơ và in ra danh sách các thí sinh
đăng kí dự thi theo khối chuyên gửi về cho chủ tịch hội đồng tuyển sinh để
“lên kế hoạch thi”.(Mẫu 1)
2. Lên kế hoạch thi
Công việc này được bắt đầu ngay khi công đoạn “tiếp nhận hồ sơ đăng kí dự

thi” kết thúc Công việc gồm các giai đoạn:
 Đánh số báo danh: Từ danh sách thí sinh đăng kí dự thi theo từng khối
chuyên, hội đồng tuyển sinh sẽ tiến hành chia phòng thi (xác định phòng thi
cho mỗi khối), đánh số báo danh (SBD) cho thí sinh theo từng khối, SBD
được đánh từ trên xuống theo vần α, β . Đây chính là căn cứ để xếp phòng
(đưa các thí sinh vào các phòng thi tương ứng)
 Xếp phòng thi: Các thí sinh đã được đánh SBD sẽ được phân vào các phòng
thi theo khối chuyên theo thứ tự từ SBD nhỏ nhất. Số thí sinh quy định cho
mỗi phòng thi là 25 người.(Mẫu 2)
 Xác định các địa điểm thi: Căn cứ vào số lượng phòng thi, hội đồng tuyển
sinh sẽ liên hệ tìm hiểu và lên danh sách các địa điểm thi. Sau đó là bố trí các
phòng thi vào từng địa điểm.
 Gửi giấy báo thi tới từng thí sinh: Trong giấy báo thi sẽ có thông báo tới thí
sinh về SBD, phòng thi, địa điểm và ngày giờ tập trung (Thường là trước
ngày thi chính thức một ngày) để làm thủ tục thi. (Mẫu 3)
 Liên hệ và lên danh sách các giáo viên coi thi, sắp các giáo viên vào từng vị
trí nhiệm vụ và từng địa điểm thi.(Giáo viên chấm thi chỉ bao gồm các giáo
viên trong trường và cái này hệ thống không quản lý). Sau đó, in danh sách
các giáo viên coi thi tại từng địa điểm.(Mẫu 4)
 In lịch thi cho từng địa điểm (Gồm các môn thi tại địa điểm đó và thời gian
thi tương ứng).(Mẫu 5)
6


3. Tổ chức thi
 Bố trí các giáo viên coi thi vào từng vị trí tương ứng theo từng môn thi tại
từng địa điểm và từng phòng thi. Công việc này do từng địa điểm bố trí bằng
cách bốc thăm.
 In phiếu thu bài cho từng phòng thi.(Mẫu 6)
4. Chấm thi

 Mỗi thí sinh sẽ phải thực hiện 3 bài thi là toán, văn và môn chuyên (Khối
chuyên toán tin thì môn chuyên là toán).
 Sau khi kỳ thi hoàn thành, chủ tịch hội đồng coi thi sẽ tổng hợp số lượng bài
thi, lên danh sách thí sinh tham gia từng môn thi (Mẫu 7). Và toàn bộ bài thi
của thí sinh sẽ được tổng hợp thành các túi bài thi theo từng môn thi và giao
về cho chủ tịch hội đồng tuyển sinh.
 Chủ tịch hội đồng tuyển sinh giao cho chủ tịch hội đồng chấm thi để tiến
hành đánh phách, dọc phách và giao bài thi về cho các tổ chuyên môn chấm
thi.
 Phách được đánh tự động và ngẫu nhiên với từng môn thi.
5. Lên điểm và xác định điểm chuẩn
 Lên bảng điểm cho các thí sinh: Giáo viên ở từng bộ môn chấm thi xong nộp
bài về cho hội đồng tuyển sinh. Hội đồng tuyển sinh có nhiệm vụ ghép phách
và nhập điểm cho các thí sinh, công việc này được tiến hành lần lượt với
từng môn thi. Cuối cùng, hội đồng tuyển sinh tổng hợp và đưa ra danh sách
điểm.(Mẫu 8)
 Xác định điểm chuẩn cho từng môn chuyên: Căn cứ vào bảng điểm, chỉ tiêu
tuyển sinh cho phép của sở GD_ĐT và cơ chế xét tuyển hàng năm của
trường hội đồng tuyển sinh sẽ đưa ra điểm chuẩn đối với từng môn chuyên.
6. Thông báo kết quả thi
 In giấy báo điểm và gửi kết quả thi tới từng thí sinh (Mẫu 9).

7


7. Phúc khảo
 Nhận đơn phúc khảo, bố trí giáo viên chấm bài.
 Nhập điểm cho các thí sinh phúc khảo. Khác với lần nhập điểm trước ta nhập
điểm cho các thí sinh theo số phách thì khi phúc khảo ta nhập điểm cho các
thí sinh theo từng môn và số báo danh của họ.

 Cuối cùng là in ra danh sách điểm phúc khảo cho thí sinh (Mẫu 10). Tổng
hợp và tính toán lại kết quả thi cho những thí sinh phúc khảo, gọi tiếp tục lần
2 với những thí sinh có tổng điểm các môn sau khi phúc khảo cao hơn điểm
chuẩn.
Chú ý:
 Mọi thông tin về kỳ thi tuyển sinh đều được trình lên giám đốc sở GD_ĐT
phê duyệt.
 Hệ thống chỉ in ra danh sách điểm và giấy báo điểm, việc gửi giấy báo nhập
học (giấy báo trúng tuyển)và các công đoạn tiếp nhận học sinh mới về sau hệ
thống không quản lý.

8


 Một số biểu mẫu sử dụng trong quá trình tuyển sinh
Biểu mẫu 1: Danh sách thí sinh đăng kí dự thi
 Đây là danh sách tổng hợp các thí sinh đăng kí dự thi theo từng môn chuyên.
 Thông tin của bảng bao gồm toàn bộ thông tin cần thiết về mỗi thí sinh đăng kí
tham gia thi.

TUYỂN SINH VÀO LỚP 10

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Trường PTTH chuyên Hạ Long

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Năm thi:
Khoá ngày:


DANH SÁCH THÍ SINH ĐĂNG KÍ DỰ THI
Khối thi:

Từ số báo danh…

Đến số báo danh…

SBD Họ Ngày Nơi Giới Trường Dân Học Hạnh Loại Điểm Dân
tên sinh sinh tính
tộc lực kiểm TN
KK
tộc


























Tổng số thí sinh đăng kí dự thi:….

Hạ Long, ngày … tháng… năm…
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG COI THI
( Họ tên và chữ kí)

9


Biểu mẫu 2: Danh sách phòng thi
 Danh sách này cung cấp những thông tin cơ bản nhất về các thí sinh tại từng
phòng thi. Thường được dán tại những địa điểm thi, giúp thí sinh có thể biết
được qua thông tin về các bạn thi cùng mình cũng như vị trí (STT) của mình
trong phòng thi.
 Danh sách phòng thi có mẫu như sau:

TUYỂN SINH VÀO LỚP 10

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Trường PTTH chuyên Hạ Long


Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Năm thi:
Khoá ngày:

DANH SÁCH PHÒNG THI
Phòng thi:

Từ số báo danh…

Đến số báo danh…

STT

SBD

Họ tên

Ngày sinh

Nơi sinh

Giới tính

Trường

Ghi chú
















….

Tổng số thí sinh trong phòng: …

Hạ Long, ngày … tháng… năm…
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG TUYỂN SINH
( Họ tên và chữ kí)

10


Biểu mẫu 3: Giấy báo thi
 Giấy báo thi đựơc gửi về từng nhà thí sinh đăng kí dự thi, nó cung cấp cho thí
sinh các thông tin về số báo danh (SBD), phòng thi, địa điểm thi cũng như ngày
giờ tập trung cụ thể của thí sinh.
 Giấy báo thi có mẫu như sau:

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM


SỞ GD_ĐT QUẢNG NINH

Trường PTTH chuyên Hạ Long

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Năm học: …

GIẤY BÁO THI

Kính gửi thí sinh: ……………..
Ngày sinh: ………….
Trường: ……………
Số báo danh: …..

Phòng thi: …..

Vào hồi: ………. Ngày……….
Có mặt tai: ….. để làm thủ tục thi.

Hạ Long, ngày… tháng…năm…
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG TUYỂN SINH

(Kí tên và đóng dấu)

11


Biểu mẫu 4: Danh sách giáo viên coi thi

 Biểu mẫu này cung cấp đầy đủ thông tin về các thí sinh đăng kí dự thi theo từng
khối.

TUYỂN SINH VÀO LỚP 10

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Trường PTTH chuyên Hạ Long

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Năm thi:
Khoá ngày:

DANH SÁCH GIÁO VIÊN COI THI
Địa điểm:

Từ số báo danh…
STT

Họ tên

Chức vụ








Trường



Đến số báo danh…

Nhiệm vụ

Ghi chú





Tổng số giáo viên tại địa điểm: …..

Hạ Long, ngày … tháng… năm…
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG TUYỂN SINH
( Họ tên và chữ kí)

12


Biểu mẫu 5: Lịch thi
 Với mỗi địa điểm thi có một lịch thi riêng. Lịch thi này được dán tại từng địa
điểm thi và có thông báo tới thí sinh vào ngày thí sinh đến tập trung. Lịch thi
bao gồm toàn bộ các môn thi tương ứng với các phòng thi (khối chuyên) thi tại
địa điểm đó.
 Lịch thi cụ thể có mẫu như sau:


TUYỂN SINH VÀO LỚP 10

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Trường PTTH chuyên Hạ Long

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Năm thi:
Khoá ngày:

LỊCH THI
Địa điểm thi:

STT


Môn thi


Giờ thi


Ngày thi


Hạ Long, ngày … tháng… năm…
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG TUYỂN SINH
( Họ tên và chữ kí)


13


Biểu mẫu 6: Phiếu thu bài thi
 Đây là danh sách để xác định các thí sinh có tham gia thi hay bỏ thi từng môn
tại từng phòng thi, và số lượng tờ giấy thi làm bài cụ thể của từng thí sinh tham
gia thi. Đồng thời, phiếu thu bài thi cũng là căn cứ để chủ tịch hội đồng coi thi
tổng hợp và quản lý các bài thi của thí sinh.
 Phiếu thu bài thi cụ thể có mẫu như sau:

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TUYỂN SINH VÀO LỚP 10
Trường PTTH chuyên Hạ Long

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Năm thi:
Khoá ngày:

PHIẾU THU BÀI THI
Phòng thi:
Môn thi:

Từ số báo danh…. Đến số báo danh …
STT

SBD

Họ tên


Giới tính

Số tờ

Kí tên

Ghi chú















Số thí sinh có mặt: ….
Số thí sinh vắng mặt: …….(SBD: …)
Tổng số bài thi: …….(Bằng chữ: ….)
Tổng số tờ: … (Bằng chữ :…)

GIÁM THỊ 1


Hạ Long, ngày … tháng… năm…

GIÁM THỊ 2

CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG COI THI
……………

( Họ tên và chữ kí)

……………

14


Biểu mẫu 7: Danh sách thí sinh dự thi
 Đây là danh sách tổng hợp các thí sinh có tham gia thi tại từng môn thi

TUYỂN SINH VÀO LỚP 10

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Trường PTTH chuyên Hạ Long

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Năm thi:
Khoá ngày:

DANH SÁCH THÍ SINH DỰ THI
Môn thi:


Từ số báo danh…
SBD

Họ
tên

Ngày
sinh

Nơi
sinh









Giới Trường
tính



Đến số báo danh…

Dân
tộc


Học
lực

Hạnh
kiểm

Loại
TN











Điểm Dân
KK
tộc





Số thí sinh có mặt: ….
Số thí sinh vắng mặt: …….(SBD: …)

Tổng số bài thi: …….(Bằng chữ: ….)
Tổng số tờ: … (Bằng chữ :…)

Hạ Long, ngày … tháng… năm…
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG COI THI
( Họ tên và chữ kí)

15


Biểu mẫu 8: Danh sách điểm thi
 Danh sách này cung cấp đầy đủ thông tin về các thí sinh, điểm cũng như kết quả
thi của thí sinh. Danh sách này được dán tại bảng tin của trường. Mọi người có
thể xem kết quả thi của mình và những người quan tâm tại đây.
 Mẫu danh sách điểm cụ thể

TUYỂN SINH VÀO LỚP 10

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Trường PTTH chuyên Hạ Long

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Năm thi:
Khoá ngày:

DANH SÁCH ĐIỂM THI
Phòng thi:
Từ số báo danh…

TT

SBD

Họ

Ng

tên

sinh

GT

TR

HL

HK

TN

Văn

Đến số báo danh…

Toán

CH


KK

ĐC

KQ

Ghi
chú

Diễn giải:
SBD: Số báo danh

TN:Tốt nghiệp

Ngsinh: Ngày sinh

CH: Chuyên

NS: Nơi sinh

KK: Điểm khuyến khích

TR: Trường

ĐC: Điểm chuẩn

HL: Học lực

KQ: Kết quả


HK: Hạnh kiểm

Hạ Long, ngày … tháng… năm…
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG TUYỂN SINH
( Họ tên và chữ kí)

16


Biểu mẫu 9: Giấy báo điểm
 Giấy báo điểm đựơc gửi tới từng thí sinh (Có nhiều thí sinh ở huỵên xa
không thể trực tiếp tới trường xem điểm của mình).
 Qua giấy báo điểm thí sinh có thể nắm được điểm thi cũng như kết quả đỗ
trượt của bản thân.
 Giấy báo điểm có mẫu như sau:

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

SỞ GD_ĐT QUẢNG NINH
Trường PTTH chuyên Hạ Long

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Năm học: …

GIẤY BÁO ĐIỂM
Kính gửi thí sinh: ……………..
Số báo danh: …..

Phòng thi: …..


Ngày sinh: ………….
Trường: ……………
Điểm văn:….

Điểm toán: ……….

Điểm chuyên:……..

Điểm khuyến khích:…
Tổng điểm:
Điểm chuẩn:…

Hạ Long, ngày… tháng…năm…
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG TUYỂN SINH

(Kí tên và đóng dấu)

17


Biểu mẫu 10: Danh sách điểm phúc khảo
 Danh sách này bao gồm các thông tin chính và điểm thi cùng điểm phúc
khảo của các thí sinh có yêu cầu phúc khảo. Giúp cho thí sinh có đơn phúc
khảo có thể biết được điểm phúc khảo của bản thân và so sánh với điểm
trước khi phúc khảo
 Danh sách điểm phúc khảo có mẫu cụ thể như sau:

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM


TUYỂN SINH VÀO LỚP 10
Trường PTTH chuyên Hạ Long

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Năm thi:
Khoá ngày:

DANH SÁCH ĐIỂM PHÚC KHẢO
Môn thi:

STT

SBD

Họ tên

Ngày sinh

Giới tính

Điểm thi

Điểm phúc khảo

Hạ Long, ngày … tháng… năm…
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG TUYỂN SINH
( Họ tên và chữ kí)

18



1.2.2 Điều kiện dự thi
Những thí sinh đăng kí dự thi gọi là đủ điều kiện phải đạt được đầy đủ các
yêu cầu sau:
 Điểm trung bình tổng kết các môn học trong bốn năm cấp 2 đều đạt phải
đạt từ khá trở lên, riêng điểm tổng kết môn đăng kí thi chuyên lớp 9 phải
từ 8.0 trở lên.
 Xếp loại hạnh kiểm các năm từ khá trở lên.
 Xếp loại tốt nghiệp phổ thông cơ sở phải đạt từ khá trở lên và tốt nghiệp
vào đúng năm tham gia thi tuyển vào chuyên.
1.2.3 Cách tính điểm và xác định điểm chuẩn
Bài thi văn, toán chung dành cho tất cả các khối chuyên được tính hệ số 1,
riêng bài thi môn chuyên được tính hệ số 2.
Điểm xét tuyển của thí sinh là tổng điểm của cả 3 bài thi (Tính cả hệ số) và
điểm khuyến khích của thí sinh đó
Điểm khuyến khích được tính cho các thí sinh đạt từ giải ba tỉnh trở lên với
môn thi chuyên, học sinh 4 năm liền đạt học sinh giỏi và có bằng tốt nghiệp loại
giỏi. Thí sinh thuộc từng đối tượng sẽ có điểm khuyến khích(điểm cộng) tương ứng
và điểm này không quá 2 điểm.
Điểm chuẩn là ngưỡng xét trúng tuyển của thí sinh. Nó được xác định bằng
cách xét điểm dần từ cao đến thấp đối với những thí sinh đủ điều kiện xét tuyển cho
tới khi đủ chỉ tiêu đề ra.
1.2.4 Điều kiện xét tuyển và điều kiện trúng tuyển
Thí sinh gọi là đủ điều kiện xét tuyển nếu thực hiện đủ 3 bài thi, không có
bài nào điểm dưới 2, riêng điểm môn chuyên phải đạt từ 5 trở lên.
Thí sinh trúng tuyển là những người có tổng điểm lớn hơn hoặc bằng điểm
chuẩn. Nếu nhiều thí sinh có điểm bằng nhau và bằng điểm chuẩn thì ưu tiên những
người có điểm thi chuyên cao hơn. Nếu tổng số thí sinh đủ điều kiện xét tuyển đối


19


với từng môn chuyên vẫn chưa đạt tổng chỉ tiêu cho phép thì nhà trường cũng
không lấy thêm.
Sau khi phúc khảo các thí sinh có điểm phúc khảo lớn hơn hoặc bằng điểm
chuẩn sẽ được gọi bổ sung đợt 2.
1.3 MỘT SỐ NHẬN XÉT VỀ HỆ THỐNG HOẠT ĐỘNG THEO QUY CÁCH

Hiện nay các công việc trên đều làm thủ công, chủ yếu quản lý trên giấy tờ, sổ
sách và cách quản lý này cho ta thấy một số nhược điểm như sau:
 Khó khăn trong việc cập nhật dữ liệu và tìm kiếm thông tin
 Số lượng tài liệu lưu trữ lớn gây tốn kém về chi phí.
 Thời gian lưu trữ không được lâu
 Công việc sắp số báo danh, phòng thi, địa điểm, cập nhật điểm và tổng
hợp kết quả thi sẽ ngày càng trở nên khó khăn khi số lượng thí sinh
đăng kí dự thi ngày càng đông, mất rất nhiều thời gian mà hiệu quả
không cao,dễ gây nhầm lẫn và sai sót.
 Việc tạo ra các biểu mẫu mất nhiều thời gian, tốn kém về nhân lực và
chi phí.
Do vậy, để khắc phục những nhược điểm trên của phương pháp quản lý thủ công,
đáp ứng tốt yêu cầu cần thiết về tính chính xác, đầy đủ, nhanh chóng và khoa học
trước yêu cầu thực tế của công tác quản lý tuyển sinh nhà trường cần xây dựng một
hệ thống quản lý mới.
Hiện tại nhà trường được trang bị 50 máy tính phục vụ cho quá trình quản lý
và học tập của học sinh. Vì vậy, việc tin học hoá vào quản lý là cần thiết làm cho
việc lưu trữ số liệu trở nên gọn nhẹ, chặt chẽ, chính xác, dễ dàng thay đổi và cập
nhật, truy xuất thông tin nhanh tiết kiệm về thời gian, chi phí và nhân lực.
1.4 MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU ĐỐI VỚI HỆ THỐNG MỚI
Hệ thống chương trình cài đặt phải đảm bảo tính khả thi, cung cấp đầy đủ

thông tin cần thiết theo yêu cầu, thân thiện dễ sử dụng với người dùng.
20


Toàn bộ quá trình phân tích thiết kế, cài đặt hệ thống phải phù hợp với khả
năng về nhân lực, về vật chất của cơ quan, đơn vị tổ chức thi.
Việc áp dụng hệ thống vào quản lý phải tiết kiệm được thời gian trong việc
quản lý, xử lý thông tin.
Chương trình phải phù hợp với yêu cầu tuyển sinh.
Ngoài ra, hệ thống mới phải có khả năng phát hiện lỗi và xử lý kiểm tra tính
đúng đắn của dữ liệu ngay từ khi cập nhật.
Đảm bảo tính bảo mật của chương trình
1.4.1 Đặc điểm chính của hệ thống và sự lưu thông dữ liệu
Qua tìm hiểu thực trạng công tác tuyển sinh và phân tích em đưa ra các thông tin
đầu vào và đầu ra đối với hệ thống mới.
Thông tin đầu vào của hệ thống
Thông tin chi tiết về từng thí sinh đăng kí dự thi: Họ tên, Ngày sinh, Nơi
sinh, Giới tính, Trường, Học lực, Hạnh kiểm, Loại tốt nghiệp, Tổng kết môn
chuyên, Điểm khuyến khích.
Các danh mục về hồ sơ thí sinh, năm thi, chỉ tiêu tuyển sinh, khối chuyên,
môn thi, địa điểm… được cập nhật và bổ sung khi có sự thay đổi.
Thông tin giáo viên tham gia vào quá trình tuyến sinh và các nhiệm vụ tương
ứng bao gồm: Chủ tịch, phó chủ tịch hội đồng, thanh tra, giáo viên coi, chấm thi.
Thông tin đầu ra của hệ thống
Căn cứ vào yêu cầu cụ thể mà hệ thống cần phải đưa ra những thông tin cần
thiết nhằm phục vụ một cách tốt nhất theo yêu cầu của quản lý đó là:
Những thông tin phục vụ cho công tác tuyển sinh
 Đưa ra được số báo danh, phòng thi, địa điểm thi tương ứng
Những thông tin có liên quan đến thí sinh:
 Giấy báo thi.

 Điểm chuẩn xét tuyển.
21


 Giấy báo điểm
 Lịch thi
Những thông tin phục vụ cho việc tìm kiếm, hỏi đáp, báo cáo thống kê, tổng
hợp:
 Danh sách thí sinh đăng kí dự thi theo từng khối
 Danh sách phòng thi.
 Phiếu thu bài thi.
 Danh sách thí sinh dự thi theo môn thi
 Danh sách điểm thi
 Danh sách phúc khảo
 Danh sách giáo viên coi thi tại từng địa điểm
Mô tả hệ thống dữ liệu
Từ sự lưu thông của các luồng dữ liệu, đầu vào, đầu ra của hệ thống ta sẽ mô
tả về dữ liệu. Dữ liệu ở đây là các thuộc tính của đối tượng quản lý gắn liền với hồ
sơ lý lịch (SBD, họ tên, ngày sinh, nơi sinh, giới tính, trường, học lực, hạnh kiểm,
loại tốt nghiệp, điểm khuyến khích, dân tộc) và các danh mục quản lý.
Do đặc điểm quản lý ta đưa ra một số thuộc tính khoá để phân biệt giữa các
đối tượng quản lý và tránh sai sót dữ liệu.
Từ danh sách các thuộc tính và các thuộc tính khoá đó ta áp dụng quy tắc
chuẩn hoá (1nf, 2nf, 3nf) để chuẩn hóa thực thể. Thông qua các thuộc tính khoá ta
thiết lập mối quan hệ giữa các thực thể theo mô hình quan hệ.

22


Chương 2

PHÂN TÍCH VÀ THIẾT KẾ HỆ THỐNG
2.1 PHÂN TÍCH YÊU CẦU
Hiện nay có hai phương pháp phân tích và thiết kế hệ thống phổ biến nhất:
Phương pháp phân tích hướng đối tượng và phương pháp có cấu trúc.
Trong đồ án tốt nghiệp này, với một phạm vi quản lý nhỏ và không quá phức
tạp em đã chọn phương pháp phân tích hướng cấu trúc vì:
 Phương pháp này sẽ giảm thiểu mức độ sai sót, đơn giản và dễ hiểu
 Dễ tổ chức, quản lý, thực hiện, bảo trì
 Cho kết quả cao
− Chất lượng tốt (không chắp vá do phải sửa chữa)
− Nhanh hơn về tiến độ
Từ thực tế khảo sát hệ thống ở trên cùng những yêu cầu cần được đáp ứng
đối với một hệ thống quản lý tuyển sinh, em đã phân tích và đưa ra các chức năng
chính của chuơng trình
2.1.1 Yêu cầu chức năng
 Chức năng cập nhật
 Chức năng tìm kiếm.
 Chức năng báo cáo.
a. Chức năng cập nhật
Cập nhật hồ sơ: Thực hiện toàn bộ các công việc nhâp, sửa đổi, bổ sung, lưu
trữ, huỷ bỏ hồ sơ thí sinh, giáo viên tham gia vào quá trình tuyển sinh và các thông
tin liên quan (Trường, huyện, nhiệm vụ)
Cập nhật danh mục: Cập nhật thông tin về các danh mục có liên quan tới
quá trình tuyển sinh : Địa điểm thi, khối thi, môn thi, chỉ tiêu tuyển sinh
Cập nhật thi: Cập nhật các thông tin có liên quan trực tiếp và phục vụ cho
quá trình thi: Số báo danh, phòng thi, lịch thi, năm thi
23


Cập nhật điểm: Cập nhật toàn bộ các thông tin có liên quan tới điểm thi và

kết quả thi của thí sinh:Số phách, điểm thi, điểm phúc khảo, kết quả thi
b. Chức năng Tìm kiếm:
Tìm kiếm thí sinh: Thực hiện các công việc tìm kiếm thông tin và điểm của
thí sinh theo từng năm và với các thuộc tính:SBD, Họ tên, khối chuyên, trường.
c. Chức năng Báo cáo:
Cho phép tự động in các biểu mẫu theo yêu cầu của công tác tuyển sinh:
Danh sách thí sinh đăng kí dự thi, danh sách phòng thi, giấy báo thi, danh sách giáo
viên coi thi, lịch thi, phiếu thu bài thi, danh sách thí sinh dự thi, danh sách điểm,
giấy báo điểm, kết quả phúc khảo.
2.1.2 Yêu cầu phi chức năng
Hệ thống có khả năng bảo mật và phân quyền
Admin: Người có quyền cao nhất, có khả năng quản lý người sử dụng (Cấp.
sửa đổi và phân quyền cho người sử dụng), giúp người quản lý có thể theo dõi,
kiểm soát được chương trình.
Người sử dụng dùng mật mã (password) để vào chương trình và sử dụng hệ
thống dữ liệu. Password này có thể thay đổi theo ý của người sử dụng.

24


2.2 PHÂN TÍCH HỆ THỐNG VỀ CHỨC NĂNG
2.2.1 Sơ đồ phân cấp chức năng: BFD
Quản lý tuyển sinh
Tìm kiếm

Cập nhật

Báo cáo

Cập nhật hồ sơ


Tìm kiếm theo
SBD

Cập nhật danh
mục

Tìm kiếm theo
họ tên
Tìm kiếm theo
khối chuyên

Cập nhật thi

In DS TS đăng
kí thi
In DS phòng thi
In DS giáo viên
coi thi
In giấy báo thi

Tìm kiếm theo
trường

Cập nhật điểm

In lịch thi
In phiếu thu bài

In DSTS dự thi


In DS điểm thi
In giấy báo
điểm
In kết quả phúc
khảo

2.2.2 Biểu đồ luồng dữ liệu(DFD)
a. Biểu đồ luồng dữ liệu mức khung cảnh
Nộp hồ sơ

Quản lý tuyển sinh

Thí sinh

Trả lời

Hội đồng tuyển sinh
Yêu cầu

Thông báo
25


×