Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

So sanh giua cong chuc va vien chuc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (107.04 KB, 6 trang )

Vài so sánh giữa công chức và viên chức
02/05/2012
Ngày 01/01/2012 vừa qua, Luật Viên chức có hiệu lực, hai năm trước đó, Luật
Cán bộ, công chức có hiệu lực. Đây là lần đâu tiên có 2 luật quy định cụ thể
thế nào là cán bộ, công chức và viên chức; những việc cán bộ, công chức và
viên chức không được làm; chế độ lương, hình thức kỷ luật khi có vi phạm….
Trước đó, Pháp lệnh Cán bộ, công chức chưa có quy định rõ về những nội
dung này dẫn đến tình trạng bản thân người đang làm trong nhà nước nhưng
không biết rõ mình là cán bộ, công chức hay viên chức?
Theo quy định tại Điều 4 Luật Cán bộ, công chức thì công chức là công dân Việt
Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh trong cơ quan
của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương,
cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải
là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị
thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp và
trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng Cộng sản
Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội (sau đây gọi chung là đơn vị sự
nghiệp công lập), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước; đối với
công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập thì lương
được bảo đảm từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp
luật.
Còn Luật Viên chức quy định: “Viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng
theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng
làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định
của pháp luật”.
Hoạt động nghề nghiệp của viên chức là việc thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ
có yêu cầu về trình độ, năng lực, kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ trong đơn vị sự
nghiệp công lập, khác với lao động của công chức mang tính chất quyền lực công.
Còn đơn vị sự nghiệp công lập, đó là “tổ chức do cơ quan có thẩm quyền của Nhà
nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội thành lập theo quy định của pháp
luật, có tư cách pháp nhân, cung cấp dịch vụ công, phục vụ quản lý nhà nước”.


Về tuyển dụng
Về căn cứ tuyển dụng: Việc tuyển dụng công chức phải căn cứ vào yêu cầu nhiệm
vụ, vị trí việc làm và chỉ tiêu biên chế. Còn theo Luật Viên chức thì việc tuyển


dụng viên chức phải căn cứ vào nhu cầu công việc, vị trí việc làm, tiêu chuẩn chức
danh nghề nghiệp và quỹ tiền lương của đơn vị sự nghiệp công lập.
Về hình thức tuyển dụng: Viên chức được thực hiện thông qua thi tuyển hoặc xét
tuyển, do người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập được giao quyền tự chủ thực
hiện (hoặc cơ quan có thẩm quyền quản lý thực hiện hoặc theo phân cấp). Và sau
khi có quyết định tuyển dụng, viên chức phải thực hiện ký hợp đồng làm việc lần
đầu nếu được đánh giá hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao theo thời hạn hợp đồng
thì được xem xét bổ nhiệm chính thức vào chức danh nghề nghiệp tương ứng với
vị trí việc làm của viên chức theo quy định và phải thực hiện ký hợp đồng.
Trong khi đó, theo Luật Cán bộ, công chức, hình thức tuyển dụng công chức được
thực hiện chặt chẽ hơn và bắt buộc phải thông qua thi tuyển (trừ trường hợp được
xét tuyển với điều kiện người đó có đủ điều kiện về sức khỏe, văn bằng, độ tuổi,
cam kết tình nguyện làm việc từ 5 năm trở lên ở miền núi, vùng kinh tế đặc biệt
khó khăn… có thể được tuyển dụng thông qua xét tuyển). Và sau khi có Quyết
định tuyển dụng của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền công chức chỉ thực hiện
việc tập sự theo nội dung Quyết định tuyển dụng nếu được đánh giá hoàn thành tốt
nhiệm vụ được giao thì được xem xét bổ nhiệm chính thức vào một ngạch bậc của
công chức theo quy định.
Công chức được phân chia theo “ngạch”, còn viên chức thì không được phân thành
ngạch như ngạch chuyên viên, cán sự,… mà được được phân theo chức danh nghề
nghiệp. Chức danh nghề nghiệp thể hiện trình độ và năng lực chuyên môn, nghiệp
vụ của viên chức trong từng lĩnh vực nghề nghiệp. Ví dụ viên chức ngạch giảng
viên có giảng viên, giảng viên chính, giảng viên cao cấp… Chức danh nghề nghiệp
được bổ nhiệm cho viên chức theo các nguyên tắc: làm việc ở vị trí việc làm nào
thì bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp tương ứng với vị trí việc làm đó, người

được bổ nhiệm phải đủ tiêu chuẩn của chức danh nghề nghiệp. Việc thay đổi chức
danh nghề nghiệp đối với viên chức được thực hiện thông qua thi hoặc xét.
Về điều kiện tham gia dự tuyển: Tiêu chuẩn chung cho người tham gia dự tuyển
của công chức và viên chức là có quốc tịch Việt Nam, có đơn đăng ký dự tuyển, có
lý lịch rõ ràng, có văn bằng chứng chỉ phù hợp, có đủ sức khoẻ để thực hiện công
việc hoặc nhiệm vụ được giao. Tuy nhiên, đối với công chức thì bắt buộc phải từ
đủ 18 tuổi trở lên còn đối với viên chức thì đối với một số lĩnh vực hoạt động văn
hóa, nghệ thuật, thể dục, thể thao, tuổi dự tuyển có thể thấp hơn theo quy định của
pháp luật; đồng thời, phải có sự đồng ý bằng văn bản của người đại diện theo pháp
luật.
Nơi làm việc: Viên chức làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập như các lĩnh
vực y tế, giáo dục, khoa học, văn hóa, thể thao… còn công chức làm việc trong các


cơ quan: Cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã
hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân
mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; cơ
quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên
nghiệp; Bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng Cộng
sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội….
Lương và các chế độ liên quan đến tiền lương
Công chức theo biên chế, hưởng lương từ ngân sách Nhà nước hoặc từ quỹ lương
của đơn vị sự nghiệp công lập (đối với những người trong bộ máy lãnh đạo, quản
lý của đơn vị sự nghiệp công lập).
Viên chức theo chế độ hợp đồng làm việc và hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị
sự nghiệp công lập phù hợp, tương xứng với vị trí việc làm, chức danh nghề
nghiệp, chức vụ quản lý và kết quả thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ được giao.
Ngoài ra, viên chức được đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc trong các
trường hợp: Không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không
được bảo đảm các điều kiện làm việc đã thỏa thuận trong hợp đồng làm việc;

không được trả lương đầy đủ hoặc không được trả lương đúng thời hạn theo hợp
đồng làm việc; không đủ sức khỏe hoặc không đủ điều kiện để tiếp tục thực hiện
hợp đồng làm việc; được bầu làm nhiệm vụ chuyên trách ở các cơ quan của Đảng,
Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội hoặc được cấp có thẩm quyền điều động, bổ
nhiệm giữ chức vụ được quy định là công chức theo quy định của pháp luật; viên
chức nữ có thai phải nghỉ việc theo chỉ định của cơ quan y tế có thẩm quyền.
Đơn vị sự nghiệp công lập được đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc với viên
chức trong các trường hợp sau: viên chức có hai năm liên tiếp bị phân loại đánh giá
ở mức độ không hoàn thành nhiệm vụ; viên chức bị ốm đau đã điều trị 12 tháng
liên tục (đối với hợp đồng làm việc không xác định thời hạn) hoặc sáu tháng liên
tục (đối với hợp đồng làm việc xác định thời hạn) mà khả năng làm việc chưa hồi
phục; khi đơn vị sự nghiệp công lập chấm dứt hoạt động hoặc thu hẹp quy mô do
những lý do bất khả kháng.... Đối với trường hợp có tranh chấp về hợp đồng làm
việc thì sẽ được giải quyết theo quy định của pháp luật về lao động.
Các hình thức kỷ luật
Đối với công chức, Luật Cán bộ, công chức quy định “Công chức vi phạm quy
định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan thì tuỳ theo tính
chất, mức độ vi phạm phải chịu một trong những hình thức kỷ luật sau đây: khiển
trách; cảnh cáo; hạ bậc lương; giáng chức; cách chức và buộc thôi việc”.


Điều 52 Luật Viên chức quy định “Viên chức vi phạm các quy định của pháp luật
trong quá trình thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi
phạm, phải chịu một trong các hình thức kỷ luật sau: Khiển trách; cảnh cáo; cách
chức và buộc thôi việc” (không có hình thức hạ bậc lương, giáng chức giống như
công chức).
Chuyển đổi giữa viên chức và cán bộ công chức
Do đặc thù của Việt Nam, giữa viên chức và cán bộ, công chức luôn có sự liên
thông, chuyển đổi giữa các cơ quan, tổ chức, đơn vị của Đảng, Nhà nước và tổ
chức chính trị – xã hội. Vì vậy, Luật Viên chức có quy định các trường hợp cụ thể

về việc chuyển đổi này. Đó là:
(1) Viên chức làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập từ đủ 5 năm trở lên thì được
xét chuyển thành công chức không qua thi tuyển;
(2) Viên chức được tiếp nhận, bổ nhiệm vào vị trí việc làm được pháp luật quy
định là công chức thì quyết định tiếp nhận, bổ nhiệm vào vị trí việc làm được pháp
luật quy định là công chức đồng thời là quyết định tuyển dụng;
(3) Cán bộ, công chức được chuyển sang làm viên chức khi đáp ứng đủ các điều
kiện theo quy định của Luật Viên chức;
(4) Công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập khi
hết thời hạn bổ nhiệm mà không được bổ nhiệm lại nhưng vẫn tiếp tục làm việc tại
đơn vị sự nghiệp công lập đó thì được chuyển sang làm viên chức và được bố trí
công việc phù hợp.


A. PHÂN BIỆT GIỮA CÔNG CHỨC VÀ VIÊN CHỨC
- Công chức: Theo quy định tại Khoản 2, Điều 4 Luật Cán bộ, công chức: “Công
chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức
danh trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã
hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân
dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng;
trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan
chuyên nghiệp và trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập
của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội (sau đây gọi
chung là đơn vị sự nghiệp công lập), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách
nhà nước; đối với công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp
công lập thì lương được bảo đảm từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo
quy định của pháp luật”.
- Viên chức: Theo quy định tại Điều 2 Luật Viên chức: “Viên chức là công dân Việt
nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập
theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp

công lập theo quy định của pháp luật”.
Căn cứ những quy định nêu trên và những quy định cụ thể tại Nghị định
29/2012/NĐ-CP quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức và Nghị
định 24/2010/NĐ-CP của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý
công chức, viên chức và công chức có những điểm khác nhau cơ bản sau:
1. Về Chế độ làm việc
- Công chức: Được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh, trong
biên chế.
- Viên chức: Không phân thành ngạch mà phân thành hạng viên chức (phân thành
04 hạng khác nhau) và làm việc theo chế độ hợp đồng làm việc. Viên chức được
đơn phương chấm dứt hợp đồng hoặc đơn vị sự nghiệp công lập được đơn phương
chấm dứt hợp đồng làm việc với viên chức theo các trường hợp được quy định
trong Luật Viên chức.
2. Về tuyển dụng
- Công chức: Việc tuyển dụng phải căn cứ yêu cầu nhiệm vụ, vị trí việc làm và chỉ
tiêu biên chế. Về điều kiện tham gia dự tuyển thì bắt buộc phải từ đủ 18 tuổi trở
lên.


- Viên chức: Việc tuyển dụng phải căn cứ vào nhu cầu công việc, vị trí việc làm,
tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và quỹ tiền lương của đơn vị sự nghiệp công
lập. Đối với viên chức thì đối với một số lĩnh vực hoạt động văn hóa, nghệ thuật,
thể dục, thể thao tuổi dự tuyển có thể thấp hơn theo quy định của pháp luật, đồng
thời phải có sự đồng ý bằng văn bản của người đại diện theo pháp luật.
3. Về cơ quan, đơn vị nơi công chức, viên chức làm việc
- Công chức: Làm việc trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ
chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị
thuộc Quân đội nhân dân; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân và trong
bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng Cộng sản Việt
Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội.

- Viên chức: Làm việc tại các đơn vị sự nghiệp công lập.
4. Nguồn chi trả lương cho công chức và viên chức
- Công chức: Hưởng lương từ ngân sách Nhà nước hoặc từ quỹ lương của đơn vị
sự nghiệp công lập (đối với những người trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn
vị sự nghiệp công lập).
- Viên chức: Làm việc theo chế độ hợp đồng làm việc và hưởng lương từ quỹ
lương của đơn vị sự nghiệp công lập.
5. Các hình thức kỷ luật
- Công chức: Vi phạm kỷ luật, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm phải chịu một
trong những hình thức kỷ luật sau: Khiển trách, cảnh cáo, hạ bậc lương, giáng
chức; cách chức và buộc thôi việc.
- Viên chức: Hình thức kỷ luật bao gồm: Khiển trách, cảnh cáo, cách chức và buộc
thôi việc (không có hình thức hạ bậc lương, giáng chức).
B. LƯƠNG CỦA CÔNG CHỨC VÀ VIÊN CHỨC
Về chế độ lương của công chức và viên chức được quy định tại Nghị định số
204/2004/NĐ-CP của Chính phủ và Nghị định 76/2009/NĐ-CP về sửa đổi, bổ sung
một số điều của Nghị định số 204/2004/NĐ-CP.
Về mức lương tối thiểu chung, hệ số và các chế độ phụ cấp lương thì áp dụng
chung theo quy định tại Nghị định trên.
Riêng đối với công chức được hưởng chế độ phụ cấp công vụ theo Nghị định số
34/2012/NĐ-CP của Chính phủ về chế độ phụ cấp công vụ



×