Tải bản đầy đủ (.doc) (69 trang)

Luận văn tốt nghiệp cử nhân luật kinh tế về pháp luật về doanh nghiệp và tổ chức khoa học công nghệ thực tiễn lựa chọn mô hình hiệu quả áp dụng tại công ty

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (411.36 KB, 69 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

KHOA LUẬT

HÀ SƠN TRÍ

DOANH NGHIỆP VÀ TỔ CHỨC KHOA HỌC
CÔNG NGHỆ - THỰC TIỄN LỰA CHỌN MÔ
HÌNH HIỆU QUẢ ÁP DỤNG TẠI CÔNG TY

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT HỌC
CHUYÊN NGÀNH LUẬT KINH DOANH

TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

KHOA LUẬT

HÀ SƠN TRÍ

DOANH NGHIỆP VÀ TỔ CHỨC KHOA HỌC
CÔNG NGHỆ - QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VÀ
MÔ HÌNH HIỆU QUẢ ÁP DỤNG TẠI CÔNG TY

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT HỌC


Chuyên ngành Luật kinh doanh – Mã số 52380101

Người hướng dẫn khoa học: GVC - ThS. Nguyễn Triều Hoa

TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2015


LỜI CÁM ƠN

Để hoàn thành khoá luận này :
Em xin chân thành gửi lời cảm ơn đến Giảng viên hướng dẫn trực tiếp - Cô
Nguyễn Triều Hoa, người đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn, giúp đỡ cũng như hỗ
trợ em thực hiện được khoá luận này.
Em xin chân thành gửi lời cảm ơn đến Cô Nguyễn Khánh Phương đã đưa ra
những nhận xét, giúp đỡ em trong lúc thực hiện khoá luận.
Em xin chân thành gửi lời cảm ơn đến Ban lãnh đạo, đồng nghiệp Công ty
TNHH Nghiên Cứu Kỹ Thuật và Tư Vấn Xây Dựng Hoàng Vinh đã cho phép và
tạo mọi điều kiện hỗ trợ để em hoàn thành được khoá luận.
Em xin chân thành gửi lời cảm ơn đến Quý thầy, cô Khoa Luật – Trường
Đại học Kinh Tế Thành phố Hồ Chí Minh đã hết lòng dạy dỗ, truyền đạt những
kiến thức quý báu, gây dựng nền tảng cơ sở lý thuyết vững chắc cho em trong
thời gian vừa qua.
Em rất mong nhận được sự đóng góp chân tình từ Quý thầy, cô và các bạn
để đề tài nghiên cứu này ngày càng hoàn thiện hơn.
Trân trọng.
Xin chân thành cảm ơn!


LỜI CAM ĐOAN


“Tôi xin cam đoan khóa luận này là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các
số liệu và kết quả nghiên cứu trong khóa luận là trung thực và chưa từng
được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tôi cũng xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện khóa luận này
đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong khóa luận đã được chỉ rõ
nguồn gốc”.
Tác giả khóa luận

HÀ SƠN TRÍ


TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH

KHOA LUẬT
---   ---

PHIẾU ĐIỂM CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP
Sinh viên thực tập : HÀ SƠN TRÍ
Lớp: Luật kinh doanh

Khóa:

MSSV: 33101027244
13

Hệ: VB2CQ

Đơn vị thực tập : Công ty TNHH Nghiên Cứu KT và TVXD Hoàng Vinh
Thời gian thực tập: Từ 03/08/2015 đến 18/10/2015
Nhận xét chung:

…………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………..
Đánh giá cụ thể
(1) Có tinh thần, thái độ, chấp hành tốt kỷ luật đơn vị; đảm bảo thời gian
và nội dung thực tập của sinh viên trong thời gian thực tập
(tối đa được 5 điểm)……………………………….……………..….………
(2) Viết báo cáo giới thiệu về đơn vị thực tập (đầy đủ và chính xác)
(tối đa được 2 điểm)..………………………………………………...……...
(3) Ghi chép nhật ký thực tập (đầy đủ, cụ thể, rõ ràng, và chính xác).
(tối đa được 3 điểm)………………………………………………………..…..…..
Điểm số tổng cộng (1) + (2) + (3)………………………….
Điểm chữ:………………………………..…………………
Tp.HCM, ngày …… tháng 10 năm 2015
Người nhận xét đánh giá


TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH

KHOA LUẬT
---   ---

PHIẾU ĐIỂM CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
Sinh viên thực tập : HÀ SƠN TRÍ

MSSV: 33101027244

Lớp: Luật kinh doanh


Hệ: VB2CQ

Khóa: 13

Đơn vị thực tập: Công ty TNHH Nghiên Cứu KT và TVXD Hoàng Vinh
Đề tài nghiên cứu:
DOANH NGHIỆP VÀ TỔ CHỨC KHOA HỌC CÔNG NGHỆ - THỰC
TIỄN LỰA CHỌN MÔ HÌNH HIỆU QUẢ ÁP DỤNG TẠI CÔNG TY
Nhận xét chung:
…………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
Đánh giá và chấm điểm quá trình thực tập
(1) Có tinh thần thái độ phù hợp, chấp hành kỷ luật tốt (tối đa 3 điểm)..…….
(2) Thực hiện tốt yêu cầu của GVHD, nộp KL đúng hạn (tối đa 7 điểm)……..
Tổng cộng điểm thực tập cộng (1) + (2)……………….
Điểm chữ:…………………………………………………
Kết luận của người hướng dẫn thực tập & viết khóa luận
(Giảng viên hướng dẫn cần ghi rõ việc cho phép hay không cho phép
đưa khóa luận ra khoa chấm điểm)
…………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………
Tp.HCM, ngày …… tháng 10 năm 2015
Người hướng dẫn

GVC – ThS NGUYỄN TRIỀU HOA


TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH


KHOA LUẬT
---   ---

PHIẾU ĐIỂM CỦA NGƯỜI CHẤM THỨ NHẤT
Sinh viên thực tập : HÀ SƠN TRÍ
Lớp: Luật kinh doanh

Khóa:

MSSV: 33101027244
13

Hệ: VB2CQ

Đơn vị thực tập: Công ty TNHH Nghiên Cứu KT và TVXD Hoàng Vinh
Đề tài nghiên cứu:
DOANH NGHIỆP VÀ TỔ CHỨC KHOA HỌC CÔNG NGHỆ - THỰC
TIỄN LỰA CHỌN MÔ HÌNH HIỆU QUẢ ÁP DỤNG TẠI CÔNG TY
Nhận xét chung:
…………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………
Đánh giá cụ thể
(1) Điểm quá trình (tối đa 1 điểm)……………………………………….
(2) Hình thức khóa luận (tối đa 1 điểm)………………………………….
(3) Nội dung khóa luận
- Tính phù hợp, thực tiễn và mới của đề tài (tối đa 1 điểm)……..…..
- Phần mở đầu (tối đa 0,5 điểm)…………………………………………
- Phần 1(tối đa 1,5 điểm)………………………………………..………..
- Phần 2 (tối đa 3 điểm)…………………………………………….…….

- Phần 3 (tối đa 1 điểm)……………………………….…………...…….
- Phần kết luận (tối đa 1 điểm)……………………………………..……
Điểm số tổng cộng (1) + (2) + (3)……………………….
Điểm chữ:……………………………………………….
Tp.HCM, ngày …… tháng 10 năm 2015
Người chấm thứ nhất


TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH

KHOA LUẬT
---   ---

PHIẾU ĐIỂM CỦA NGƯỜI CHẤM THỨ HAI
Sinh viên thực tập : HÀ SƠN TRÍ
Lớp: Luật kinh doanh

Khóa:

MSSV: 33101027244
13

Hệ: VB2CQ

Đơn vị thực tập: Công ty TNHH Nghiên Cứu KT và TVXD Hoàng Vinh
Đề tài nghiên cứu:
DOANH NGHIỆP VÀ TỔ CHỨC KHOA HỌC CÔNG NGHỆ - THỰC
TIỄN LỰA CHỌN MÔ HÌNH HIỆU QUẢ ÁP DỤNG TẠI CÔNG TY
Nhận xét chung:
…………………………………………………………………………..

…………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………
Đánh giá cụ thể
(1) Điểm quá trình (tối đa 1 điểm)……………………………………….
(2) Hình thức khóa luận (tối đa 1 điểm)………………………………….
(3) Nội dung khóa luận
- Tính phù hợp, thực tiễn và mới của đề tài (tối đa 1 điểm)……..…..
- Phần mở đầu (tối đa 0,5 điểm)…………………………………………
- Phần 1(tối đa 1,5 điểm)………………………………………..………..
- Phần 2 (tối đa 3 điểm)…………………………………………….…….
- Phần 3 (tối đa 1 điểm)……………………………….…………...…….
- Phần kết luận (tối đa 1 điểm)……………………………………..……
Điểm số tổng cộng (1) + (2) + (3)……………………..….
Điểm chữ:………………..……………………………….
Tp.HCM, ngày …… tháng 10 năm 2015
Người chấm thứ hai


MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU..............................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài :..........................................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu :.....................................................................................................2
3. Phương pháp và phạm vi nghiên cứu :...........................................................................2
4. Ý nghĩa thực tiễn :..........................................................................................................2
5. Kết cấu đề tài :................................................................................................................3

KẾT LUẬN.................................................................................................................43




LỜI NÓI ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài :
“Bước vào thời kỳ đổi mới, Đảng ta xác định cùng với giáo dục đào
tạo, khoa học công nghệ là quốc sách hàng đầu, là nền tảng và động lực thúc
đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” 1.
Đại hội XI của Đảng nhấn mạnh: “Phát triển mạnh khoa học, công
nghệ làm động lực đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát
triển kinh tế trí thức, góp phần tăng nhanh năng suất, chất lượng, hiệu quả,
sức cạnh tranh của nền kinh tế. Sự phát triển nhanh, bền vững của đất nước” 2.
Như vậy, phát triển khoa học - công nghệ phải là nền tảng và động lực thúc
đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá thắng lợi.3
Đây là định hướng, chủ trương của Đảng nhằm phát triển khoa học
công nghệ, đưa những kết quả nghiên cứu sáng tạo, đổi mới và mang tính ứng
dụng cao vào đời sống, nâng cao chất lượng của sản phẩm, cũng như đóng
góp trong công cuộc phát triển kinh tế xã hội đất nước, gắn liền với việc củng
cố an ninh quốc phòng của quốc gia, đồng thời nâng cao chất lượng đời sống
của người dân, cùng với việc bảo vệ môi trường sinh thái trong lành trong
từng bước đi phát triển của đất nước.
Bên cạnh đó, nhằm phát huy và áp dụng những kiến thức hiện đại từ
các nước tiên tiến, đồng thời tận dụng khả năng nguồn lực cũng như nhân lực
phong phú tại Việt Nam, giảm chi phí nhập khẩu từ nước ngoài, Công ty
Hoàng Vinh tuy vẫn đang đối đầu với những khó khăn trong nền kinh tế, dẫn
đến doanh thu còn hạn hẹp, nhưng vẫn duy trì mục tiêu tiếp tục nghiên cứu,
chế tạo, phát triển các loại vật liệu mới và thiết bị thí nghiệm tiên tiến dành
riêng cho ngành xây dựng, nhằm nâng cao chất lượng quản lý, kiểm tra, giám
sát các công trình xây dựng, cũng như góp phần nhỏ trong công cuộc hiện đại
hoá của đất nước, tiếp thu và phát triển theo chủ trương Đảng đề ra.
1


Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X, NXB Chính Trị Quốc
Gia, tr.94-95.
2
Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI, NXB Chính Trị Quốc
Gia, tr.218
3
Nguyễn Toàn Thắng (2012), “Những tác động của khoa học công nghệ đối với sự phát triển văn hoá ở Việt
Nam hiện nay”, />
1


Vì vậy, để giúp công ty phần nào hiểu rõ về đường lối chủ trương của
Đảng, chính sách của Nhà nước, tôi cần tìm hiểu, tổng hợp, phân tích những
quy định, thủ tục và các chính sách liên quan để thành lập Doanh nghiệp khoa
học và công nghệ, Tổ chức khoa học và công nghệ, phân biệt rõ hai loại hình
này, đưa ra đề xuất, định hướng lựa chọn mô hình phù hợp với năng lực hiện
tại của công ty, góp phần phát triển và duy trì mục tiêu lý tưởng của công ty.
2. Mục tiêu nghiên cứu :
Mục đích của đề tài nghiên cứu nhằm phân biệt rõ Doanh nghiệp khoa
học và công nghệ; Tổ chức khoa học và công nghệ với những quy định, thủ
tục và các chính sách có liên quan nhằm định hướng công ty lựa chọn hình
thức đăng ký, để tiếp tục có đủ nguồn lực hỗ trợ nghiên cứu, phát triển các
loại vật liệu mới và chế tạo thiết bị thí nghiệm tiên tiến cho ngành xây dựng.
Vì vậy, cần triển khai ba mục tiêu chính trong nghiên cứu :
- Hệ thống pháp luật về mô hình Doanh nghiệp khoa học và công
nghệ; Tổ chức khoa học và công nghệ, so sánh những dấu hiệu
cơ bản có liên quan giữa hai mô hình này.
- Xem xét năng lực của công ty, phân tích, đánh giá khả năng thực
tế triển khai áp dụng tại công ty theo các quy định của pháp luật.
- Đề xuất mô hình hiệu quả áp dụng tại công ty

3. Phương pháp và phạm vi nghiên cứu :
Trong thời gian cho phép của khoá luận, đối tượng và phạm vi nghiên
cứu chú trọng đến những quy định, thủ tục và các chính sách có liên quan để
thành lập Doanh nghiệp khoa học và công nghệ, Tổ chức khoa học và công
nghệ.
Trên cơ sở phương pháp tổng hợp, phân tích, so sánh nhằm phân biệt rõ
Doanh nghiệp khoa học và công nghệ, Tổ chức khoa học và công nghệ.
4. Ý nghĩa thực tiễn :
Đề tài nghiên cứu nhằm tổng hợp, hệ thống các văn bản pháp luật có
liên quan, đề xuất lựa chọn mô hình Doanh nghiệp khoa học công nghệ hoặc
2


Tổ chức khoa học công nghệ thật sự hiệu quả để triển khai áp dụng tại công
ty. Đồng thời, tìm hiểu các chính sách ưu đãi của Nhà nước, để công ty có cơ
hội tiếp cận và tiếp tục triển khai, duy trì mục tiêu nghiên cứu, chế tạo, phát
triển các loại vật liệu mới và thiết bị thí nghiệm tiên tiến dành riêng cho
ngành xây dựng.
5. Kết cấu đề tài :
Phần mở đầu: Lý do chọn đề tài; Mục tiêu nghiên cứu; Phương pháp và
phạm vi nghiên cứu; Ý nghĩa thực tiễn; Kết cấu đề tài. (3 trang)
Chương 1: Cở sở lý luận và những quy định của pháp luật về doanh
nghiệp, tổ chức khoa học công nghệ (17 trang)
Chương 2: Thực tiễn lựa chọn mô hình hoạt động trong lĩnh vực khoa
học công nghệ tại công ty (14 trang)
Chương 3: Đề xuất mô hình phù hợp áp dụng tại công ty (08 trang)
Kết luận: (03 trang)

3



CHƯƠNG 1
CỞ SỞ LÝ LUẬN VÀ NHỮNG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT
VỀ DOANH NGHIỆP, TỔ CHỨC KHOA HỌC CÔNG NGHỆ
1.1

Cơ sở lý luận :

1.1.1 Doanh nghiệp khoa học và công nghệ:
1.1.1

Khái niệm:

”Doanh nghiệp khoa học và công nghệ là doanh nghiệp thực hiện sản
xuất, kinh doanh, dịch vụ khoa học và công nghệ để tạo ra sản phẩm, hàng
hoá từ kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ” 4.
Doanh nghiệp khoa học và công nghệ là ”tổ chức, cá nhân Việt Nam; tổ
chức cá nhân nước ngoài có quyền sở hữu hoặc sử dụng hợp pháp các kết quả
nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ và có nhu cầu thành lập doanh
nghiệp khoa học và công nghệ” 5, đồng thời được ”tổ chức quản lý và hoạt
động theo quy định của Luật Doanh nghiệp và Luật Khoa học và Công
nghệ”.6
Doanh nghiệp khoa học và công nghệ được thành lập nhằm mục đích
đẩy nhanh việc áp dụng các thành quả khoa học và công nghệ thành công, đạt
được sau quá trình nghiên cứu vào đời sống hiện tại, góp phần trong công
cuộc công nghiệp hoá - hiện đại hoá, phát triển kinh tế – xã hội nước nhà.
1.1.2

Những dấu hiệu cơ bản:


Căn cứ theo Khoản 1, Điều 2, Nghị định 96/2010/NĐ-CP ngày 20
tháng 09 năm 2010 của Chính Phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị
định số 115/2005/NĐ-CP ngày 05 tháng 9 năm 2005 của Chính Phủ quy định
cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của tổ chức khoa học và công nghệ công
lập và nghị định số 80/2007/NĐ-CP ngày 19 tháng 5 năm 2007 của chính phủ
về doanh nghiệp khoa học và công nghệ thì doanh nghiệp khoa học công nghệ
4

Khoản 1, Điều 58, Luật khoa học và công nghệ 2013
Khoản 2, Điều 1, Nghị định số 80/2007/NĐ-CP ngày 19 tháng 05 năm 2007 của Chính Phủ về doanh
nghiệp khoa học công nghệ
6
Điều 2, Nghị định số 80/2007/NĐ-CP
5

4


tập trung vào các hoạt động chính là ”thực hiện sản xuất, kinh doanh các loại
sản phẩm, hàng hoá hình thành từ kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển
công nghệ do doanh nghiệp được quyền sở hữu, quyền sử dụng hợp pháp;
thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ. Doanh nghiệp khoa học và
công nghệ thực hiện sản xuất, kinh doanh và các dịch vụ khác theo quy định
của pháp luật”
Để được chứng nhận là doanh nghiệp khoa học và công nghệ phải thoả
mãn các điều kiện cơ bản được quy định tại Khoản 2 Điều 1 Thông tư liên
tịch số 17/2012/TTLT-BKHCN-BTC-BNV sửa đổi, bổ sung Thông tư liên
tịch số 06/2008/TTLT-BKHCN-BTC-BNV ngày 18 tháng 6 năm 2008 hướng
dẫn thực hiện Nghị định số 80/2007/NĐ-CP ngày 19 tháng 5 năm 2007 của
Chính phủ về doanh nghiệp khoa học và công nghệ, có hiệu lực kể từ ngày 01

tháng 11 năm 2012 bao gồm các điều kiện:
Điều kiện đầu tiên là ”Hoàn thành việc ươm tạo và làm chủ công nghệ
từ kết quả khoa học và công nghệ được sở hữu, sử dụng hợp pháp hoặc sở
hữu hợp pháp công nghệ để trực tiếp sản xuất thuộc các lĩnh vực : công nghệ
thông tin - truyền thông, đặc biệt công nghệ phần mềm tin học; công nghệ
sinh học, đặc biệt công nghệ sinh học phục vụ nông nghiệp, thuỷ sản và y tế;
công nghệ tự động hoá; công nghệ vật liệu mới, đặc biệt công nghệ nano;
công nghệ bảo vệ môi trường; công nghệ năng lượng mới; công nghệ vũ trụ
và một số công nghệ khác do Bộ Khoa học và Công nghệ quy định”. Quy
định này nhằm xác định quyền sở hữu hợp pháp của doanh nghiệp với các kết
quả khoa học và công nghệ trong 7 lĩnh vực, một phần làm rõ khái niệm
doanh nghiệp khoa học và công nghệ.
Điều kiện còn lại là doanh nghiệp cần có hoạt động ”chuyển giao công
nghệ hoặc trực tiếp sản xuất trên cơ sở công nghệ đã ươm tạo và làm chủ hay
sở hữu hợp pháp công nghệ quy định”, nhằm xác định hoạt động chính của
doanh nghiệp khoa học và công nghệ là đưa kết quả nghiên cứu vào áp dụng
thực thế trong đời sống, nâng cao chất lượng sản phẩm.

5


Bên cạnh đó theo quy định tại Khoản 2, Điều 58 trong Luật Khoa học
và Công Nghệ 2013, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2014 thì doanh
nghiệp khoa học và công nghệ cần đáp ứng ba điều kiện sau :
Thứ nhất ”Là doanh nghiệp được thành lập, đăng ký kinh doanh, tổ
chức quản lý và hoạt động theo quy định của Luật doanh nghiệp”;
Thứ hai ”Có năng lực thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ”;
Thứ ba ”Doanh thu từ việc sản xuất, kinh doanh sản phẩm, hàng hoá
hình thành từ kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ đạt tỷ lệ
theo quy định”.

Qua đây, ta nhìn thấy có sự khác biệt trong quy định của Luật khoa học
công nghệ 2013 với điểm đổi mới là từ giới hạn chỉ trong 7 lĩnh vực khoa học
công nghệ mở rộng thành các lĩnh vực hoạt động hợp pháp theo Luật doanh
nghiệp, nhưng với điều kiện bổ sung là phải có doanh thu trong hoạt động
theo tỷ lệ quy định.
1.1.2 Tổ chức khoa học và công nghệ:
1.1.1

Khái niệm:

”Tổ chức khoa học và công nghệ là tổ chức có chức năng chủ yếu là
nghiên cứu khoa học, nghiên cứu triển khai và phát triển công nghệ, hoạt
động dịch vụ khoa học và công nghệ, được thành lập và đăng ký hoạt động
theo quy định của pháp luật” 7.
Tổ chức khoa học và công nghệ được thành lập nhằm mục đích nghiên
cứu các quy luật của tự nhiên - xã hội, phát huy tư duy sáng tạo để thay đổi và
đổi mới công nghệ hiện có, tạo ra thế hệ công nghệ mới, đưa các kết quả đạt
được đi vào sản xuất và đời sống, nhằm nâng cao, cải thiện chất lượng cuộc
sống ngày càng phát triển và tiên tiến.
1.1.2

Những dấu hiệu cơ bản:

Tổ chức khoa học và công nghệ hoạt động tập trung vào mục đích
nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ được tổ chức dưới ”hình thức
7

Khoản 11, Điều 3, Luật Khoa học và Công Nghệ 2013

6



viện hàn lâm, viện, trung tâm, phòng thí nghiệm, trạm nghiên cứu, trạm quan
trắc, trạm thử nghiệm và hình thức khác do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công
nghệ quy định” 8.
Tổ chức khoa học và công nghệ hoạt động tập trung vào mục đích dịch
vụ khoa học và công nghệ được tổ chức dưới hình thức ”trung tâm, văn
phòng, phòng thử nghiệm và hình thức khác do Bộ trưởng Bộ Khoa học và
Công nghệ quy định” 9.
Như vậy, hoạt động chính của tổ chức khoa học và công nghệ là tập
trung vào hai mục đích, một là nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ,
hai là thực hiện các dịch vụ khoa học và công nghệ.
Ngoài ra, tổ chức khoa học và công nghệ còn được thành lập căn cứ
theo ba yếu tố : theo thẩm quyền, theo chức năng và theo hình thức sở hữu.
Nếu theo thẩm quyền thì bao gồm Quốc hội; Uỷ ban thường vụ Quốc
hội; Chính Phủ; Toà án nhân dân tối cao; Viện kiểm sát nhân dân tối cao; Thủ
tướng chính phủ; Bộ trưởng; Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc
Chính phủ; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; tổ chức chính trị; tổ chức chính trị - xã
hội; tổ chức xã hội; tổ chức xã hội - nghề nghiệp; doanh nghiệp; tổ chức khác;
cá nhân.
Nếu theo chức năng thì bao gồm tổ chức nghiên cứu cơ bản, tổ chức
nghiên cứu ứng dụng; tổ chức dịch vụ khoa học và công nghệ.
Nếu theo hình thức sở hữu thì bao gồm tổ chức công lập, tổ chức ngoài
công lập, tổ chức có vốn nước ngoài.
Việc thành lập tổ chức khoa học và công nghệ phải đáp ứng đủ điều
kiện cơ bản được quy định tại Khoản 1, Điều 11, Luật khoa học và công nghệ
2013 cần có ”điều lệ tổ chức và hoạt động, mục tiêu, phương hướng hoạt
động phù hợp với quy định của pháp luật; nhân lực khoa học và công nghệ, cơ
sở vật chất - kỹ thuật đáp ứng yêu cầu thực hiện mục tiêu, phương hướng và
điều lệ tổ chức và hoạt động”.

8
9

Điểm a, Khoản 1, Điều 9, Luật Khoa học và Công Nghệ 2013
Điểm c, Khoản 1, Điều 9, Luật Khoa học và Công Nghệ 2013

7


1.1.3 So sánh doanh nghiệp và tổ chức khoa học và công nghệ:
Điểm giống nhau đầu tiên giữa hai mô hình này là các tổ chức, cá nhân
Việt Nam, tổ chức cá nhân nước ngoài đều được phép đăng ký thành lập tổ
chức hoặc doanh nghiệp khoa học và công nghệ theo các quy định hiện hành.
Điểm giống nhau còn lại là mục đích của doanh nghiệp hay tổ chức
khoa học và công nghệ đều là nghiên cứu, sáng tạo, phát triển khoa học công
nghệ, từ đó triển khai, áp dụng các kết quả nghiên cứu thành công này vào đời
sống xã hội, thay đổi các hệ thống công nghệ cũ sang hệ thống công nghệ
mới, nâng cao chất lượng sản phẩm, nâng cao chất lượng đời sống xã hội,
thúc đẩy nền công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Tuy nhiên, hai mô hình này cũng có những điểm khác nhau cơ bản như
sau :
Điểm khác nhau thứ nhất là về hình thức thành lập : Doanh nghiệp
khoa học và công nghệ đăng ký thành lập vào hoạt động theo Luật doanh
nghiệp và Luật khoa học và công nghệ. Tổ chức khoa học và công nghệ thành
lập theo hình thức viện hàn lâm, viện, trung tâm, phòng thí nghiệm, trạm
nghiên cứu, trạm quan trắc, trạm thử nghiệm và hình thức khác theo quy định
trong Luật khoa học và công nghệ.
Điểm khác nhau thứ hai là về đối tượng thành lập : Doanh nghiệp khoa
học và công nghệ là tổ chức, cá nhân Việt Nam, tổ chức cá nhân nước ngoài
(trừ tổ chức khoa học và công nghệ công lập) được thành lập theo trình tự

được quy định tại Khoản 1, Điều 5, Nghị định số 80/2007/NĐ-CP thì cần
”lập hồ sơ đăng ký kinh doanh theo Luật Doanh Nghiệp và lập hồ sơ đăng ký
chứng nhận doanh nghiệp khoa học và công nghệ trình Sở Khoa học và Công
nghệ tại địa phương nơi đặt trụ sở chính”.
Riêng về tổ chức khoa học và công nghệ công lập thành lập doanh
nghiệp khoa học và công nghệ theo trình tự được quy định tại Khoản 2, Điều
5, Nghị định số 80/2007/NĐ-CP thì trước khi tiến hành đăng ký kinh doanh
phải xây dựng đề án chuyển đổi được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm
quyền phê duyệt.
8


Còn tổ chức khoa học và công nghệ được thành lập theo mô hình công
lập, ngoài công lập và có vốn nước ngoài thì đối tượng thành lập được phân
biệt như sau:
Nếu tổ chức khoa học và công nghệ công lập là do ”Quốc hội; Uỷ ban
thường vụ Quốc hội; Chính Phủ; Toà án nhân dân tối cao; Viện kiểm sát nhân
dân tối cao; Thủ tướng chính phủ; Bộ trưởng; Thủ trưởng cơ quan ngang bộ,
cơ quan thuộc Chính phủ; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; tổ chức chính trị; tổ
chức chính trị - xã hội thành lập”.10
Nếu tổ chức khoa học và công nghệ ngoài công lập là ”tổ chức khoa
học và công nghệ do doanh nghiệp, các nhân và các tổ chức Việt Nam khác
thành lập”.11
Nếu tổ chức khoa học và công nghệ có vốn nước ngoài là ”tổ chức
khoa học và công nghệ do tổ chức, cá nhân nước ngoài thành lập hoặc góp
vốn hợp tác với tổ chức, cá nhân Việt Nam thành lập tại Việt Nam.”12
Điểm khác nhau thứ ba là về hoạt động chính của Doanh nghiệp khoa
học và công nghệ là chuyển giao công nghệ, trực tiếp sản xuất, kinh doanh
các loại sản phẩm, hàng hoá do doanh nghiệp được quyền sở hữu, quyền sử
dụng hợp pháp, đồng thời được phép sản xuất, kinh doanh và các dịch vụ

khác theo quy định của pháp luật, cụ thể là Luật doanh nghiệp.
Hoạt động chính của tổ chức khoa học và công nghệ là nghiên cứu
khoa học; nghiên cứu triển khai và phát triển công nghệ; hoạt động dịch vụ
khoa học và công nghệ.
Điểm khác nhau thứ tư là về điều kiện thành lập thì doanh nghiệp khoa
học và công nghệ cần hoàn thành việc ươm tạo và làm chủ công nghệ từ kết
quả khoa học và công nghệ được sở hữu, sử dụng hợp pháp để trực tiếp sản
xuất và chuyển giao công nghệ thuộc các lĩnh vực được quy định trong Điều
2, Thông tư liên tịch số 17/2012/TTLT-BKHCN-BTC-BNV và có doanh thu
từ việc sản xuất, kinh doanh sản phẩm, hàng hoá hình thành từ kết quả nghiên
10

Khoản 1, Điều 3 Nghị định số 08/2014/NĐ-CP ngày 27 tháng 01 năm 2014 của Chính Phủ về quy định chi
tiết và hướng dẫn một số điều của Luật khoa học và công nghệ 2013.
11
Khoản 2, Điều 3 Nghị định số 08/2014/NĐ-CP
12
Khoản 3, Điều 3 Nghị định số 08/2014/NĐ-CP

9


cứu khoa học và phát triển công nghệ đạt tỷ lệ theo quy định theo điểm c,
Khoản 2, Điều 58 Luật Luật Khoa học và công nghệ 2013.
Đối với tổ chức khoa học và công nghệ thì căn cứ theo Điều 4, Nghị
định số 08/2014/NĐ-CP thì cần đầy đủ các điều kiện ”điều lệ tổ chức và hoạt
động, nhân lực khoa học và công nghệ, cơ sở vật chất – kỹ thuật”.
Ngoài ra, đối với tổ chức khoa học và công nghệ công lập cần phải phải
đáp ứng thêm điều kiện phù hợp với quy hoạch mạng lưới tổ chức được Thủ
tướng phê duyệt.

Và đối với tổ chức khoa học và công nghệ có vốn nước ngoài còn phải
đáp ứng các yêu cầu quy định tại Khoản 3, Điều 11, Luật Khoa học và công
nghệ 2013 là ”Mục đích, nội dung, lĩnh vực hoạt động phù hợp với quy định
của pháp luật, yêu cầu phát triển khoa học và công nghệ và phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam; được Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ cho phép
thành lập; được Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau
đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) cho phép đặt trụ sở làm việc tại
địa phương”. Việc này, cho thấy sự quản lý chặt chẽ và hạn chế đối với các tổ
chức có vốn nước ngoài, vừa khuyến khích thành lập nhưng cũng phải phù
hợp với các quy định pháp luật Việt Nam, thành lập đúng mục đích khoa học
công nghệ, đưa khoa học công nghệ tiên tiến từ nước ngoài vào Việt Nam,
đóng góp trong việc đổi mới sáng tạo, nâng cao trình độ khoa học công nghệ
trong nước, góp phần phát triển kinh tế.
Điểm khác nhau thứ năm là về thẩm quyền cấp và hình thức giấy chứng
nhận khoa học công nghệ : Đối với doanh nghiệp khoa học và công nghệ thì
Sở khoa học và công nghệ nơi doanh nghiệp khoa học và công nghệ đặt trụ sở
chính cấp Giấy chứng nhận doanh nghiệp khoa học và công nghệ.
Đối với tổ chức khoa học và công nghệ thì Bộ khoa học và công nghệ
cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động khoa học và công nghệ cho tổ chức
khoa học và công nghệ công lập, tổ chức khoa học và công nghệ có vốn nước
ngoài. Sở Khoa học và Công nghệ nơi tổ chức khoa học và công nghệ đặt trụ
sở chính cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động khoa học và công nghệ cho
10


tổ chức khoa học và công nghệ ngoài công lập và không thuộc các đối tượng
trên.13
Điểm khác nhau cuối cùng về chính sách ưu đãi thì doanh nghiệp khoa
học và công nghệ với chính sách ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp được
quy định tại Khoản 8, Khoản 9, Điều 1 Thông tư liên tịch số 17/2012/TTLTBKHCN-BTC-BNV thì ”được áp dụng mức thuế suất thuế thu nhập doanh
nghiệp là 10% trong thời gian 15 năm kể từ năm đầu tiên doanh nghiệp khoa

học và công nghệ có doanh thu từ hoạt động khoa học và công nghệ; doanh
nghiệp khoa học và công nghệ được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong
thời gian 4 năm và giảm 50% số thuế phải nộp trong 9 năm tiếp theo kể từ
năm đầu tiên doanh nghiệp khoa học và công nghệ có thu nhập chịu thuế...”.
Bên cạnh đó, còn có các chính sách khác bao gồm : miễn lệ phí trước bạ khi
đăng ký quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà; các chính sách ưu đãi về đất
đai…..Đối với hoạt động chuyển giao công nghệ theo Luật chuyển giao công
nghệ 2006 được miễn thuế giá trị gia tăng theo quy định tại khoản Khoản 15,
Điều 10, Thông tư số 219/2013/TT-BTC.
Đối với tổ chức khoa học và công nghệ thì có chính sách miễn thuế, ưu
đãi thuế đối với các hoạt động khoa học và công nghệ được quy định tại Điều
64, Luật khoa học và công nghệ năm 2013 và các văn bản quy định chi tiết
được ban hành từ Bộ tài chính. Ngoài ra, căn cứ Khoản 15, Điều 10, Thông tư
số 219/2013/TT-BTC ban hành ngày 31 tháng 12 năm 2013 của Bộ Tài chính
hướng dẫn thi hành Luật thuế giá trị gia tăng và Nghị định số 209/2013/NĐCP ban hành ngày 18 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết và
hướng dẫn thi hành một số điều Luật Thuế giá trị gia tăng, thì quy định về
việc áp dụng thuế suất thuế giá trị gia tăng là 5% đối với dịch vụ khoa học và
công nghệ.

1.2
13

Cơ sở pháp lý:

Điều 8 Nghị định số 80/2007/NĐ-CP

11


1.2.1 Hệ thống các văn bản pháp luật có liên quan:

Ngày 28 tháng 01 năm 1992, Hội đồng bộ trưởng đã ban hành Nghị
định số 35-HĐBT (gồm 4 chương 18 điều) về công tác quản lý khoa học và
công nghệ, đặt nền móng đầu tiên thúc đẩy các tầng lớp tổ chức triển khai và
thực hiện các hoạt động khoa học công nghệ, trên tinh thần bình đẳng nhằm
phát triển và thúc đẩy việc nghiên cứu, áp dụng khoa học công nghệ vào thực
tiễn đời sống.
Từ nền tảng ban đầu, các hoạt động khoa học công nghệ tiếp tục phát
triển theo đà phát triển của đất nước, nhằm xây dựng cơ sở pháp lý rõ ràng,
cũng như xây dựng cơ chế, chính sách quản lý hiệu quả của nhà nước về các
hoạt động khoa học công nghệ, chính vì vậy, tại kỳ họp thứ 7 của Quốc hội
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa X ngày 09 tháng 6 năm 2000
đã thông qua Luật khoa học và công nghệ có hiệu lực thi hành từ ngày 01
tháng 01 năm 2001 (sau đây gọi là Luật khoa học và công nghệ 2000). Luật
khoa học và công nghệ 2000 bao gồm 8 chương, 59 điều kèm theo 8 Nghị
định của Chính phủ và 2 Thông tư hướng dẫn thi hành của Bộ khoa học và
công nghệ và các Bộ, ngành liên quan, đã góp phần thúc đẩy việc phát triển
hoạt động khoa học công nghệ, đóng góp trong việc phát triển của hệ thống
kinh tế – xã hội đất nước, cung cấp các sản phẩm khoa học công nghệ có ý
nghĩa thiết thực trong cuộc sống, góp phần nâng cao đời sống xã hội. Ngoài
ra, làm động lực thúc đẩy, khuyến khích phát triển các hoạt động khoa học
công nghệ, góp giải quyết các vấn đề xã hội như việc làm, xoá đói giảm
nghèo, các vấn đề tệ nạn…đồng thời tận dụng và phát huy nguồn chất xám
trong và ngoài nước, tiếp nhận và làm chủ được các công nghệ tiên tiến, hiện
đại trên thế giới, đưa vào áp dụng thực tiễn trong điều kiện Việt Nam.
Tuy nhiên sau 12 năm thực hiện, với đà phát triển kinh tế – xã hội và
hội nhập quốc tế vượt bậc của đất nước, cùng với việc ban hành, sửa đổi các
luật chuyên ngành như Luật dân sự, Luật doanh nghiệp, Luật sở hữu trí tuệ,
Luật chuyển giao công nghệ, Luât lao đông, Luật đất đai….nhìn nhận thấy
Luật khoa học và công nghệ 2000 và các văn bản pháp luật có liên quan đã
xuất hiện nhiều hạn chế, bộc lộ nhiều điểm không còn phù hợp với hiện tại,

12


không còn phù hợp, thống nhất với các luật chuyên ngành khác trong hệ
thống phát luật Việt Nam.
Vì vậy, tại kỳ họp thứ 5 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam khóa XIII ngày 18 tháng 6 năm 2013 đã thông qua Luật khoa học
và công nghệ có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2014 (sau đây gọi
là Luật khoa học và công nghệ 2013) góp phần thúc đẩy kinh tế – xã hội,
thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, theo đúng chủ trương của
Đảng “khoa học công nghệ là quốc sách hàng đầu” 14, đồng thời “là động lực
giống như khoán 10 trong nông nghiệp, giống như Luật doanh nghiệp năm
2000 ra đời là cả xã hội phát triển doanh nghiệp” của đại biểu Trần Du Lịch
tại buổi thảo luận về dự án Luật khoa học và công nghệ (sửa đổi) chiều ngày
20 tháng 11 năm 2012. 15
Luật khoa học và công nghệ 2013 bao gồm 8 chương, 81 điều kèm theo
các Nghị định của Chính phủ, và các Thông tư hướng dẫn thi hành của Bộ
khoa học và công nghệ và các Bộ, ngành liên quan, với nhiều nội dung được
bổ sung, với các quy định pháp lý rõ ràng, chi tiết, hợp lý, phù hợp các chủ
trương của Đảng được nêu tại Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 31/10/2012
Hội nghị Trung ương 6 khóa XI về phát triển khoa học và công nghệ phục vụ
sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.
Luật khoa học và công nghệ 2013 cùng các văn bản pháp luật liên quan
đã tập trung giải quyết các vấn đề quan trọng như sau :
Bổ sung, sửa đổi, quy định chi tiết về điều kiện thành lập, đăng ký hoạt
động của các loại hình tổ chức hoạt động khoa học và công nghệ, quy hoạch
mạng lưới tổ chức khoa học và công nghệ công lập phù hợp việc phát triển
khoa học và công nghệ của từng địa phương.


14

Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X, NXB Chính Trị Quốc
Gia, tr.94-95.
15
Nguyễn Hưng (2012), “Luật Khoa học Công nghệ phải tạo động lực như khoán 10”, VnExpress.
/>
13


Chú trọng phát triển nguồn nhân lực khoa học và công nghệ, trọng
dụng, ưu đãi, khuyến khích cá nhân tích cực tham gia các hoạt động khoa học
và công nghệ, thu hút nguồn nhân lực nước ngoài tham gia hoạt động khoa
học và công nghệ tại Việt Nam. Bổ sung nhiều chính sách ưu đãi và đãi ngộ
như quy định chức danh nghiên cứu khoa học, chức danh công nghệ, đào tạo
nguồn nhân lực nhân tài cho hoạt động khoa học và công nghệ, cũng như làm
rõ quyền và nghĩa vụ của cá nhân hoạt động khoa học và công nghệ.
Bổ sung thay đổi các chính sách đầu tư, tài chính phục vụ hoạt động
khoa học và công nghệ, việc phân bổ ngân sách, cấp kinh phí cho các hoạt
động khoa học và công nghệ đã được phê duyệt phải đầy đủ và kịp thời, đồng
thời quy định chi tiết các định mức chi phí phù hợp tạo thành các yếu tố đầu
vào thực hiện các dự án khoa học và công nghệ.
Điều này với mục đích tập trung xây dựng hoàn thiện cơ sở hạ tầng và
phát triển thị trường khoa học và công nghệ, nhấn mạnh hạ tầng thông tin, cơ
sở dữ liệu quốc gia, thống kê rõ ràng chi tiết đối với các tổ chức ngoài công
lập, các cá nhân trong và ngoài nước hoạt động khoa học và công nghệ tại
Việt Nam.
Đồng thời, nhấn mạnh và thúc đẩy việc hội nhập quốc tế về khoa học
và công nghệ, quy định rõ các nguyên tắc và biện pháp phù hợp với đất nước.
Bên cạnh đó, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động khoa học

và công nghệ, Bộ khoa học và công nghệ đã kết hợp với các Bộ, ngành xây
dựng cơ sở pháp lý cho các hoạt động của chương trình khoa học và công
nghệ quốc gia như Chương trình quốc gia nâng cao năng suất, chất lượng sản
phẩm và hàng hoá của doanh nghiệp Việt Nam; Chương trình đổi mới công
nghệ quốc gia; Chương trình quốc gia phát triển công nghệ cao; Chương trình
phát triển sản phẩm quốc gia.
1.2.2 Phân tích nội dung pháp lý có liên quan:
Từ khi ban hành Nghị định số 35-HĐBT của Hội đồng bộ trưởng ngày
28 tháng 01 năm 1992, đã tạo động lực phát triển, hình thành các tổ chức
khoa học và công nghệ. Theo số liệu thống kê, đến năm 1995, có khoảng gần
14


250 tổ chức khoa học và công nghệ, trong đó có gần ”40 tổ chức khoa học và
công nghệ ngoài công lập, chiếm 16%” 16.
Sau khi ban hành Luật khoa học và công nghệ 2000 và Nghị định
81/2002/NĐ-CP ngày 17 tháng 10 năm 2002 của chính phủ về hướng dẫn
Luật Khoa học và công nghệ 2002, thì đến cuối năm 2012, tại hội nghị tổng
kết 20 năm hình thành và phát triển các tổ chức khoa học và công nghệ ngoài
công lập thì có khoảng ”549 tổ chức khoa học và công nghệ ngoài công lập” 17
đã đăng ký thành lập trong khoảng 1.100 tổ chức khoa học và công nghệ,
chiếm tỷ lệ gần 50%.
Trong những năm áp dụng Luật khoa học và công nghệ 2000 tuy có
những thành quả quan trọng, nhưng cũng đã xuất hiện nhiều bất cập, các quy
định thực thi còn rất chậm, đôi khi còn vướng mắc chưa triển khai được. Việc
tổ chức hội thảo, tiếp thu ý kiến từ các đơn vị tổ chức, cá nhân khoa học và
công nghệ, cùng điều kiện thực tế của đất nước đã đi đến ban hành Luật khoa
học và công nghệ 2013, với sự thay đổi lớn về hệ thống cơ sở pháp lý, một
mặt vẫn giữ nguyên, kế thừa một phần những quy định còn giá trị của luật cũ,
mặt khác đã bổ sung sửa đổi chi tiết các quy định phù hợp với hiện thực,

nhằm tháo gỡ các khó khăn, nâng cao chính sách ưu đãi, khuyến khích việc
đầu tư và phát triển của các tổ chức khoa học và công nghệ.
Vào ngày 30 tháng 09 năm 2014, tại Hà Nội đã diễn ra hội thảo các giải
pháp chính sách hỗ trợ phát triển các tổ chức khoa học công nghệ ngoài công
lập, ”theo ông Đinh Bách Việt, Vụ Tổ chức Cán bộ, Bộ Khoa học và Công
nghệ, Việt Nam có 2.200 tổ chức khoa học và công nghệ đăng ký hoạt động,
hơn một nửa là tổ chức khoa học và công nghệ ngoài công lập”.18
Việc phát triển lớn của các tổ chức khoa học và công nghệ trong và
ngoài công lập thể hiện vấn đề xã hội hoá các hoạt động dịch vụ, nghiên cứu
khoa học và công nghệ đã phát triển. Đặc biệt, sự phát triển của các tổ chức
16

Tạp chi Tia sáng (2013), “Tạo cơ hội phát triển tổ chức KHCN ngoài công lập”
/>17
Nguyễn Khôi (2013), “Bước phát triển mới của các tổ chức khoa học và công nghệ ngoài công lập”, Báo
Nhân Dân Điện Tử.
/>18
Báo điện tử Tiền Phong (2014), “Nhiều tổ chức khoa học công nghệ chỉ có vài người”
/>
15


khoa học và công nghệ ngoài công lập hoạt động độc lập theo cơ chế tự chủ,
tự chịu trách nhiệm đã góp phần trong sự phát triển kinh tế – xã hội, trong
hoạt động nghiên cứu, phát triển, áp dụng khoa học và công nghệ hiện đại,
tiên tiến vào thực tế. Ngoài ra, các tổ chức này cũng đóng góp công sức giải
quyết các vấn đề xã hội cần thiết như phòng chống thiên tai, nâng cao năng
suất sản phất, nâng cao chất lượng sản phẩm, góp phần giải quyết việc làm
cho người lao động, nâng cao năng lực canh tranh sản phẩm, bên cạnh đó
cũng góp phần giải quyết các vấn đề về chăm sóc sức khoẻ toàn dân, bảo vệ

môi trường…..Tuy nhiên, dù các tổ chức khoa học và công nghệ ngoài công
lập chiếm tỷ lệ cao, gần như tương đương về số lượng nhưng các hoạt động
vẫn còn nhiều bất cập :
Các tổ chức khoa học và công nghệ ngoài công lập còn quy mô nhỏ,
nguồn nhân lực chính nhiệm còn rất hạn chế, đa số là kiêm nhiệm. Nguồn
nhân lực chính nhiệm đa phần là các nhà khoa học đã về hưu.
Cơ sở vật chất, hệ thống trang thiết bị còn hạn chế, không đủ để phục
vục các hoạt động nghiên cứu, dịch vụ khoa học công nghệ, chỉ chú trọng vào
các hoạt động tư vấn là chủ yếu.
Cơ chế, chính sách hỗ trợ từ Nhà nước còn hạn chế, gặp nhiều khó
khăn, phân bổ chưa hợp lý. Tại hội thảo các giải pháp chính sách hỗ trợ phát
triển các tổ chức khoa học công nghệ ngoài công lập, theo ông Đinh Bách
Việt, Vụ Tổ chức Cán bộ, Bộ Khoa học và Công nghệ thì ”Năm 2011, trong
khi các tổ chức KHCN công lập sử dụng 4.288 tỷ đồng (80,99%) từ nguồn chi
quốc gia cho nghiên cứu và phát triển thì tổ chức KHCN ngoài công lập chỉ
được sử dụng 691 tỷ đồng (chiếm 13,05%). Nguồn tài chính từ ngân sách nhà
nước chi đầu tư phát triển các tổ chức KHCN ngoài công lập hầu như không
có.”19
Về doanh nghiệp khoa học và công nghệ, thì thuật ngữ ”doanh nghiệp
khoa học và công nghệ” chưa được đề cập đến trong Luật doanh nghiệp khoa
học và công nghệ 2000. Thuật ngữ này lần đầu tiên được đề cập trong Kết
19

Báo điện tử Tiền Phong (2014), “Nhiều tổ chức khoa học công nghệ chỉ có vài người”
/>
16


×