Tải bản đầy đủ (.doc) (59 trang)

Báo cáo Thực tập tốt nghiệp : Công tác kiểm sát khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (302.87 KB, 59 trang )

Công tác kiểm sát khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi
SVTT: Mai Thị Phương- CBHD: Nguyễn Văn Hưng

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN......................................................................................................1
MỞ ĐẦU..............................................................................................................2
1.Lí do chọn đề tài :.......................................................................................2
2.Phạm vi nghiên cứu....................................................................................3
3.Vấn đề nghiên cứu :....................................................................................4
4. Phương pháp nghiên cứu:.........................................................................4
5. Kết cầu đề tài....................................................................................4
PHẦN 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CƠ QUAN THỰC TẬP....................5
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HUYỆN THẠCH THÀNH......................5
1.1.Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên............................................................5
1.1.1.Vị trí địa lý............................................................................................5
1.1.2.Điều kiện tự nhiên:...............................................................................5
1.2.Điều kiện xã hội......................................................................................6
1.2.1. Tăng trưởng kinh tế............................................................................6
1.2.2. Thực trạng phát triển kinh tế..............................................................6
CHƯƠNG II: TÌM HIỂU CHUNG VỀ CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ HOẠT
ĐỘNG CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN HUYỆN THẠCH THÀNH....8
2.1. Những vấn đề chung về cơ quan............................................................8
2.1.1. Vị trí chức năng...................................................................................8
2.1.2. Chức năng và nhiệm vụ ......................................................................8
2.1.3. Cơ cấu tổ chức.....................................................................................9
I, Bộ phận chuyên môn nghiệp vụ:.............................................................10
II, Công tác tài chính- văn phòng............................................................10


Công tác kiểm sát khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi
SVTT: Mai Thị Phương- CBHD: Nguyễn Văn Hưng



III, Phân công công tác và vị trí việc làm của lao động, kiểm sát viên,cán
bộ trong đơn vị:...........................................................................................10
IV. Công tác tài vụ, văn phòng.........................................................11
PHẦN 2: TÌM HIỂU CHUNG VỀ CÔNG TÁC KIỂM SÁT KHÁM
NGHIỆM HIỆN TRƯỜNG, KHÁM NGHIỆM TỬ THI...........................13
CHƯƠNG I: NHẬN THỨC CHUNG VỀ HIỆN TRƯỜNG VÀ HOẠT
ĐỘNG KIỂM SÁT ĐIỀU TRA TẠI HIỆN TRƯỜNG CÁC VỤ, VIỆC
MANG TÍNH HÌNH SỰ............................................................................13
1.1.Khái niệm hiện trường...........................................................................13
1.2.Ý nghĩa của việc nghiên cứu hiện trường vụ, việc hình sự...................14
CHƯƠNG II: KIỂM SÁT VIỆC KHÁM NGHIỆM HIỆN TRƯỜNG,
KHÁM NGHIÊM TỬ THI, NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN,
VƯỚNG MẮC............................................................................................15
2.1. MỤC ĐÍCH, Ý NGHĨA TẦM QUAN TRỌNG CỦA CÔNG TÁC
KHÁM NGHIỆM HIỆN TRƯỜNG, KHÁM NGHIỆM TỬ THI..............15
2.1.1. Khám nghiệm hiện trường:................................................................15
2.1.1.1. Đặc điểm- mục đích của công tác khám nghiệm hiện trường :......15
2.1.1.2. Ý nghĩa và vai trò của công tác khám nghiệm hiện trường:..........16
2.1.2. Khám nghiệm tử thi..........................................................................16
2.1.2.1. Đặc điểm- mục đích của khám nghiệm tử thi:..............................16
2.1.2.2. Ý nghĩa, vai trò của công tác khám nghiệm tử thi:.......................17
2.2. CÔNG TÁC KHÁM NGHIỆM HIỆN TRƯỜNG, KHÁM NGHIỆM
TỬ THI........................................................................................................17
2.2.1. Khám nghiệm hiện trường :..............................................................18
2.2.1.1. Khái niệm khám nghiệm hiện trường:...........................................18
2.1.1.2. Công tác khám nghiệm hiện trường:.............................................19
2.2.2. Khám nghiệm tử thi:.........................................................................21



Công tác kiểm sát khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi
SVTT: Mai Thị Phương- CBHD: Nguyễn Văn Hưng

2.2.2.1. Khái niệm nghiệm tử thi:...............................................................21
2.2.2.2.Công tác khám nghiệm tử thi:........................................................21
2.3. PHƯƠNG PHÁP KHÁM NGHIỆM HIỆN TRƯỜNG, KHÁM
NGHIỆM TỬ THI.......................................................................................22
2.3.1: Cơ sở pháp lý của công tác khám nghiệm hiện trường: ..................22
2.3.2. Quá trình khám nghiệm hiện trường.................................................25
2.3.2.1. Phương pháp khám nghiệm hiện trường........................................25
2.3.2.2. Quá trình khám nghiệm hiện trường..............................................26
2.3.3. Phương pháp khám nghiệm tử thi tại hiện trường.............................30
2.3.3.1. Tiến hành khám nghiệm:................................................................31
2.3.3.2. Kết thúc công tác khám nghiệm tại hiện trường............................33
2.3.4. Hoạt động kiểm sát điều tra tại hiện trường các vụ, việc mang tính
hình sự.........................................................................................................34
2.3.4.1. Vị trí, chức năng của Viện kiểm sát nhân dân................................34
2.3.4.2. Khái niệm, đối tượng, phạm vi hoạt động kiểm sát điều tra tại hiện
trường..........................................................................................................36
2.3.4.3. Yêu cầu và ý nghĩa của hoạt động kiểm sát điều tra tại hiện trường
.....................................................................................................................43
2.4. NHỮNG THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN VÀ VƯỚNG MẮC TRONG
THỰC TIỄN CÔNG TÁC KIỂM SÁT KHÁM NGHIỆM HIỆN
TRƯỜNG, KHÁM NGHIỆM TỬ THI.......................................................46
2.4.1. Những thuận lợi:................................................................................46
2.4.2. Những khó khăn và vướng mắc trong công tác:................................47
CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP VÀ QUAN ĐIỂM BẢO ĐẢM HIỆU QUẢ
CỦA CÔNG TÁC KIỂM SÁT KHÁM NGHIỆM HIỆN TRƯỜNG,
KHÁM NGHIỆM TỬ THI..........................................................................50
3.1.Giải pháp:..............................................................................................50



Công tác kiểm sát khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi
SVTT: Mai Thị Phương- CBHD: Nguyễn Văn Hưng

3.2. Quan điểm............................................................................................51
KIẾN NGHỊ.................................................................................................53
1.Đối với trường Đại học Nội vụ Hà Nội....................................................53
2. Về phía cơ quan thực tập........................................................................53
PHẦN 3: KẾT LUẬN.................................................................................54


Công tác kiểm sát khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi
SVTT: Mai Thị Phương- CBHD: Nguyễn Văn Hưng

LỜI CẢM ƠN
Thực tập tốt nghiệp là học phần bắt buộc trong quá trình đào tạo của Khoa
Nhà nước và pháp luật- Trường Đại học Nội Vụ Hà Nội. Mục tiêu của học phần
là giúp sinh viên nắm bắt, có điều kiện tìm hiểu thực tiễn liên quan đến nội dung
hoặc gần với nội dung của ngành học, giúp sinh viên có ý niệm cơ bản về ngành
học của mình. Luyện tập, rèn luyện kỹ năng giải quyết công việc độc lập, kỹ
năng làm việc, vận dụng kiến thức đã học, kỹ năng tự trau dồi bổ sung kiến thức
nhằm giải quyết công việc cụ thể.
Vẫn còn là sinh viên chưa tốt nghiệp nên em chưa có điều kiện tiếp xúc
với thực tiễn, vẫn chưa có nhiều kinh nghiệm thực tiễn. Tuy nhiên sau 2 tháng
thực tập tại Viện kiểm sát nhân dân huyện Thạch Thành đã giúp cho em hiểu
biết thêm nhiều điều và tích lũy được nhiều kinh nghiệm, từ tác phong, thái độ
làm việc tới các vấn đề liên quan tới chuyên ngành.
Trước hết, em xin bày tỏ lòng biết ơn và gửi lời cảm ơn chân thành đến
các thầy, cô giáo trường Đại học Nội vụ Hà Nội, đặc biệt là các thầy, cô giáo

khoa Nhà nước và pháp luật đã giảng dạy, trang bị kiến thức, kỹ năng cho em.
Em xin gửi lời cảm ơn tới toàn thể CBCC trong bộ phận kiểm sát hình sự
- VKSND Huyện Thạch Thành đã tạo mọi điều kiện về vật chất, tinh thần để em
hoàn thành tốt đợt thực tập của mình. Đặc biệt em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc
nhất tới đồng chí Nguyễn Văn Hưng- Phó viện trưởng VKSND huyện Thạch
Thành- người trực tiếp hướng dẫn em trong mọi hoạt động nghiệp vụ và giúp đỡ
em hoàn thành tốt hơn báo cáo này.
Trong quá trình thực tập tập dù em đã cố gắng hết sức để có thể làm tốt
được các nhiệm vụ, công việc được giao song vẫn còn những khuyết thiếu, sai
sót làm ảnh hưởng tới cơ quan và thầy cô trong trường. Vì vậy, em rất mong
nhận được sự góp ý, ý kiến đóng góp, chỉ bảo từ quý cơ quan, quý thầy cô để bài
báo cáo của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!

1


Công tác kiểm sát khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi
SVTT: Mai Thị Phương- CBHD: Nguyễn Văn Hưng

MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài :
Viện kiểm sát nhân dân là một trong các cơ quan tiến hành tố tụng được
pháp luật quy định, có chức năng thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt
động tư pháp, Viện kiểm sát đã tiến hành nhiều công tác kiểm sát khác nhau,
trong đó công tác kiểm sát điều tra là một bộ phận của công tác này- Kiểm sát
hoạt động điều tra vụ án hình sự của Cơ quan điều tra tại hiện trường. Hoạt động
của Viện kiểm sát nhằm đảm bảo hoạt động điều tra vụ án hình sự tại hiện
trường của Cơ quan điều tra đúng quy định của pháp luật, thu thập được đầy đủ
các thông tin, tài liệu, chứng cứ phục vụ quá trình điều tra, phá án. Trong những

năm qua Viện kiểm sát nhân dân huyện Thạch Thành đã có nhiều cố gắng trong
việc thực hiện công tác Kiểm sát hoạt động điều tra tại hiện trường vụ việc mang
tính hình sự, góp phần quan trọng trong việc điều tra khám phá vụ án.
Tuy nhiên, công tác Kiểm sát điều tra tại hiện trường những vụ việc mang
tính hình sự vẫn còn nhiều bất cập như: Có nhiều vụ việc xảy ra Cơ quan điều
tra không thông báo cho VKS, hoặc có trường hợp Cơ quan Điều tra chủ trì tiến
hành mà không có sự tham gia của Điều tra theo quy định tại Điều 150BLTTHS; Điều tra viên làm sai với quy định của pháp luật về khám nghiệm
hiện trường, khám nghiệm tử thi; Kiểm sát viên năng lực còn hạn chế; Nhiều vụ
việc do công tác giám sát điều tra hiện trường không tốt, khám nghiệm hiện
trường của Cơ quan Điều tra diễn ra qua loa, đại khái, thu thập tài liệu, chứng cứ
không đầy đủ đã gây rất nhiều khó khăn trong chứng minh tội phạm sau này
như: nhận định về động cơ, mục đích gây án, số lượng đối tượng gây án, đặc
điểm đối tượng gây án, tài sản chiếm đoạt không chính xác, đầy đủ, từ đó xây
dựng các giả thiết điều tra không đúng, dẫn đến oan, sai, bỏ lọt tội phạm, làm
ảnh hưởng không nhỏ đến uy tín của các cơ quan tiến hành tố tụng.
Từ những vấn đề nêu trên, cho thấy cần phải hoàn thiện công tác kiểm sát
điều tra tại hiện trường các vụ việc mang tính hình sự sao cho hoạt động này đạt
hiệu quả cao. Trong những năm qua công tác khám nghiệm hiện trường cũng
2


Công tác kiểm sát khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi
SVTT: Mai Thị Phương- CBHD: Nguyễn Văn Hưng

như Kiểm sát hoạt động điều tra tại Viện kiểm sát nhân dân huyện Thạch Thành
cũng đã và đang được diễn ra. Đây là vấn đề thực tiễn rất cần được sự quan tâm,
nghiên cứu, nhận thức được tầm quan trọng của công tác Kiểm sát của Viện
kiểm sát nhân dân, xuất phát từ yêu cầu thực tiễn của việc kiểm sát hoạt động
điều tra nói chung và của VKSND huyện Thạch Thành nói riêng, em đã quyết
định chọn đề tài: “Kiểm sát việc khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi.

Những thuận lợi, khó khăn, vướng mắc và kinh nghiệm, biện pháp giải quyết
những khó khăn, vướng mắc” làm đề tài nghiên cứu với mong muốn tìm hiểu và
đánh giá được việc kiểm sát việc khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi
đối với cơ quan công an của VKS, đề xuất những giải pháp và kiến nghị nhằm
góp phần nâng cao chất lượng kiểm sát của VKS cũng như việc thực hiện công
tác cũng như để hoàn thiện hơn về công tác kiểm sát của VKSND huyện Thạch
Thành. Đồng thời, rút ra được những kinh nghiệm thực tiễn để hoàn thiện hiểu
biết của bản thân về công tác kiểm sát của Viện kiểm sát thuộc chuyên ngành
của mình.
2. Phạm vi nghiên cứu
Do điều kiện về thời gian cũng như không gian không cho phép nghiên
cứu sâu rộng được nhiều vấn đề nên em tiến hành nghiên cứu đề tài trong phạm
vi như sau:
+ Không gian nghiên cứu: Nghiên cứu tại bộ phận hình sự - Viện kiểm sát
nhân dân huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa.
+ Thời gian nghiên cứu: 2012- 2014
+ Nội dung nghiên cứu: Kiểm sát việc khám nghiệm hiện trường, khám
nghiệm tử thi. Những thuận lợi, khó khăn, vướng mắc và kinh nghiệm, biện
pháp giải quyết những khó khăn, vướng mắc.

3


Công tác kiểm sát khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi
SVTT: Mai Thị Phương- CBHD: Nguyễn Văn Hưng

3. Vấn đề nghiên cứu :
- Kiểm sát việc khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi. Những
thuận lợi, khó khăn, vướng mắc và kinh nghiệm, biện pháp giải quyết những khó
khăn, vướng mắc.

4. Phương pháp nghiên cứu:
Trong quá trình nghiên cứu đề tài, có rất nhiều phương pháp nghiên cứu
nhưng do đặc thù của đề tài và đơn vị thực tập cũng như hiệu quả của các
phương pháp nghiên cứu nên em đã lựa chọn những phương pháp nghiên cứu
sau:
+ Phương pháp quan sát
+ Phương pháp phỏng vấn
+ Phương pháp nghiên cứu, phân tích tài liệu.
5. Kết cầu đề tài
- Phần 1: Giới thiệu chung về cơ quan thực tập;
- Phần 2: Tìm hiểu chung về công tác kiểm sát khám nghiệm hiện trườngkhám nghiệm tử thi;
- Phần3: Kết luận.

4


Công tác kiểm sát khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi
SVTT: Mai Thị Phương- CBHD: Nguyễn Văn Hưng

PHẦN 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CƠ QUAN THỰC TẬP.
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HUYỆN THẠCH THÀNH
1.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên
1.1.1. Vị trí địa lý
Thạch Thành là huyện miền núi thuộc tỉnh Thanh Hóa; Thạch Thành nằm
ở phía Bắc tỉnh Thanh Hóa:
+ Phía Tây Bắc: Giáp các tỉnh Hòa Bình và tỉnh Ninh Bình.
+ Phía Nam: Giáp huyện Vĩnh Lộc;
+ Phía Đông: Giáp huyện Hà Trung;
+ Phía Tây: Giáp huyện Cẩm Thủy, huyện Bá Thước.
Với vị trí địa lý thuận lợi đã tạo cho Thạch Thành thế mạnh về nhiều mặt,

thực sự là điểm đến lý tưởng cho cư dân nhiều thế hệ ở khắp mọi nơi về khai
hoang lập nghiệp xây dựng cuộc sống. Vì vậy, Thạch Thành là địa bàn chiến
lược quan trọng về an ninh, quốc phòng của tỉnh Thanh Hóa.
1.1.2. Điều kiện tự nhiên:
Thạch Thành là huyện miền núi, được thành lập ngày 14/9/1982 do Hội
đồng Chính phủ quyết định tách Vĩnh Thạch thành Vĩnh Lộc và Thạch Thành.
Thạch Thành là vùng đất chuyển tiếp từ vùng núi cao Hòa Bình xuống,có
rừng nhiệt đới, diện tích rừng chiếm tới 2/3 diện tích rừng tự nhiên. Rừng Thạch
Thành là vùng đệm, một phần nằm trong vườn Quốc gia Cúc Phương có nhiều
sản vật quý hiếm, có nhiều loại gỗ quý như lim, sến, táu, lát vàng tâm,…; có
nhiều loại thú quý như hươu sáo, sóc bay, gấu, hổ, gà lôi,…
Hiện nay, Thạch Thành đã có hệ thống đường giao thông liên tỉnh, liên
huyện,, liên xã rất thuận lợi với các trục đường chính là Quốc lộ 45 và đường Hồ
Chí Minh. Hệ thống sông Bưởi và khe suối ở Thạch Thành là nơi cuối nguồn
của các sông và khe suối ở tỉnh Hòa Bình, lưu lượng nước lớn, lòng sông hẹp
uốn khúc quanh co. Hệ thống sông hằng năm đã bù đắp lượng lớn phù xa cho
những cánh đồng dọc hai bên bờ sông màu mỡ và đã từ lâu sông Bưởi trở thành

5


Công tác kiểm sát khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi
SVTT: Mai Thị Phương- CBHD: Nguyễn Văn Hưng

tuyến giao thông thủy quan trọng của Thạch Thành.
Từ những điều kiện địa lý tự nhiên đã tạo cho Thạch Thành những ưu thế,
tiềm năng và vị trí chiến lược quan trọng về kinh tế - quốc phòng – an ninh, là
cửa ngõ của Thanh Hóa.
1.2.Điều kiện xã hội
1.2.1. Tăng trưởng kinh tế

Những tháng đầu năm 2015, huyện Thạch Thành tiếp tục tập trung thực
hiện chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM). Triển khai đề án chuyển
dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi thực hiện tái cơ cấu trong nông nghiệp gắn với
hội nhập kinh tế quốc tế; đồng thời, phát triển kinh tế dựa trên tiềm năng lợi thế
của từng vùng, gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ sản phẩm nhằm tăng giá trị
thu nhập trên từng đơn vị diện tích; góp phần xóa đói, giảm nghèo, nâng cao thu
nhập cho người dân.
1.2.2. Thực trạng phát triển kinh tế
Các xã, thị trấn, các đơn vị có liên quan trên địa bàn đã đẩy mạnh chuyển
dịch cơ cấu kinh tế. Huyện khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi để các thành
phần kinh tế, các doanh nghiệp, cá nhân đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh
lĩnh vực công nghiệp và sản xuất nông nghiệp, nhằm khai thác tiềm năng, thế
mạnh trên địa bàn, chuyển dịch cơ cấu lao động trong nông nghiệp, nông thôn,
tạo việc làm cho người lao động. Bảo đảm giữ vững ổn định diện tích, đưa giống
mía có năng suất, chất lượng cao vào sản xuất; Thực hiện đầu tư thâm canh trên
diện tích mía nguyên liệu vùng bãi ven sông và các vùng có điều kiện về nước
tưới để đạt năng suất 90 tấn/ha trở lên. Dự ước quý 1–2015, các lĩnh vực kinh tế
của huyện đều tăng hơn so với cùng kỳ. Giá trị sản xuất thủy sản hơn 5,8 tỷ
đồng, tăng 7% so với cùng kỳ năm 2014; giá trị sản xuất công nghiệp 328,9 tỷ
đồng, tăng 24%; tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ hơn 401 tỷ
đồng, tăng 3,7%...; thu ngân sách Nhà nước hơn 17 tỷ đồng, đạt 47,6% kế hoạch
tỉnh giao năm 2015.

6


Công tác kiểm sát khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi
SVTT: Mai Thị Phương- CBHD: Nguyễn Văn Hưng

Trong những năm qua, cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội, tình hình vi

phạm, tội phạm diễn biến ngày một phức tạp, hàng năm trên địa bàn toàn tỉnh đã
xảy ra hàng nghìn vụ án hình sự và có chiều hướng ngày một gia tăng. Tội phạm
về các lĩnh vực như: buôn lậu, buôn bán - tàng trữ - vận chuyển trái phép chất
ma túy ngày một nhiều. Trên địa bàn tỉnh còn xảy ra nhiều vụ phạm tội nghiêm
trọng như cướp của, giết người, trộm cắp, lừa đảo, đáng chú ý đối tượng phạm
tội rất phức tạp, ở những địa bàn khác đến gây án và bỏ trốn, hoặc câu kết với
những phần tử trong địa bàn hoạt động phạm tội, gây sự mất ổn định về an ninh
và trật tự an toàn xã hội trên toàn huyện.

7


Công tác kiểm sát khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi
SVTT: Mai Thị Phương- CBHD: Nguyễn Văn Hưng

CHƯƠNG II: TÌM HIỂU CHUNG VỀ CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ HOẠT
ĐỘNG CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN HUYỆN THẠCH THÀNH
2.1. Những vấn đề chung về cơ quan
2.1.1. Vị trí chức năng
Viện kiểm sát nhân dân là một hệ thống cơ quan độc lập trong bộ máy
Nhà nước, được tổ chức từ trung ương đến địa phương. Chế định Viện kiểm sát
nhân dân được chính thức ghi nhận từ Hiến pháp 1960 quy định tại Chương
VIII, từ Điều 105 đến 108 và được tiếp tục ghi nhận tại Hiến pháp 1980
(Chương X, từ Điều 138 đến 141), Hiến pháp 1992 (Chương X, từ Điều 137 đến
140) và Hiến pháp 1992 sửa đổi (Chương X, từ Điều 137 đến 140). Để cụ thể
hoá các Hiến pháp, Quốc hội đã ban hành Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân
năm 1960, 1980, 1992 và Luật tổ chức VKSND năm 2002, Luật tổ chức
VKSND sửa đổi bổ sung năm 2014.
2.1.2. Chức năng và nhiệm vụ
Kể từ khi ra đời đến nay, trải qua gần 55 năm thành lập và phát triển, chức

năng, nhiệm vụ và vị trí của Viện kiểm sát trong bộ máy Nhà nước về cơ bản
được quy định thống nhất trong các bản Hiến pháp năm 1959, 1980, 1992, 2002
và sửa đổi bổ sung năm 2014.
Trong những năm qua, kể từ khi triển khai Luật tổ chức VKS năm 2002,
BLTTHS và Quy chế thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử các vụ án hình
sự và thực hiện Nghị quyết số 49- NQ/TW của Bộ chính trị về chiến lược cải
cách tư pháp do đó công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo
pháp luật trong hoạt động xét xử đã có nhiều chuyển biến. Theo quy định tại
Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014, Viện kiểm sát nhân dân nói
chung và Viện kiểm sát nhân dân huyện Thạch Thành nói riêng có chức năng và
nhiệm vụ sau:
“1.Viện kiểm sát nhân dân là cơ quan thực hành quyền công tố, kiểm sát
hoạt động tư pháp của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
8


Công tác kiểm sát khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi
SVTT: Mai Thị Phương- CBHD: Nguyễn Văn Hưng

2.Viện kiểm sát nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ Hiến pháp và pháp luật, bảo
vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi
ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, góp phần bảo
đảm pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất”. (Điều 2- Luật tổ
chức Viện kiểm sát nhân dân ).
Nghị quyết 08/TW BCT ngày 2/1/2002 có nêu một số nhiệm vụ trọng tâm
của công tác tư pháp trong thời gian tới, trong đó có đề cập đến Viện kiểm sát
như sau: Viện kiểm sát các cấp thực hiện tốt chức năng công tố và kiểm sát việc
tuân theo pháp luật trong hoạt động tư pháp, hoạt động công tố phải được thực
hiện ngay từ khi khởi tố vụ án và trong suốt quá trình tố tụng nhằm bảo đảm
không bỏ lọt tội phạm và người phạm tội, không làm oan người vô tội, xử lý kịp

thời những trường hợp sai phạm của những người tiến hành tố tụng khi thi hành
nhiệm vụ. Nâng cao chất lượng công tố của liểm sát viên tại phiên tòa, bảo đảm
tranh tụng dân chủ với luật sư, người bào chữa và những người tham gia tố tụng
khác.
Chức năng kiểm sát các hoạt động tư pháp: kiểm sát các hoạt động tư
pháp là kiểm sát việc tuân theo pháp luật đối với hành vi của các chủ thể tham
gia vào các quan hệ pháp luật tố tụng, nhằm bảo đảm cho pháp luật được chấp
hành nghiêm chỉnh và thống nhất.
2.1.3. Cơ cấu tổ chức
Cơ cấu bộ máy, tổ chức của Viện kiểm sát nhân dân huyện Thạch Thành,
tỉnh Thanh Hóa được tổ chức như sau:
Hiện nay đơn vị VKSND huyện Thạch Thành có 14 biên chế, trong đó:
- Lãnh đạo:
+ Viện trưởng: 01
+ Viện phó: 02
-

Kiểm sát viên: 03
Chuyên viên: 04
Kế toán + văn phòng: 01
Hợp đồng 68: 03 (01 hợp đồng bảo vệ, 01 hợp đồng lái xe, 01 hợp đồng
9


Công tác kiểm sát khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi
SVTT: Mai Thị Phương- CBHD: Nguyễn Văn Hưng

tạp vụ).
Đơn vị được phân công thành các bộ phận với chức năng và nhiệm vụ
như sau:

I, Bộ phận chuyên môn nghiệp vụ:
-

Kiểm sát tạm giữ, tạm giam, thi hành án hình sự
Kiểm sát giải quyết tin báo về tố giác tội phạm và kiến nghị khởi tố
Kiểm sát điều tra, THQCT và THQCT án hình sự
Kiểm sát thi hành án dân sự
Kiểm sát giải quyết án dân sự, hành chính, kinh tế, doanh nghiệp
Kiểm sát khiếu tố (khiêu nại, tố cáo về hoạt động tư pháp..)
Bộ phận CNTT ( thống kê, báo cáo..)

II, Công tác tài chính- văn phòng
- Bộ phận thanh quyết toán ngân sách nhà nước cấp về cho đơn vị
- Công tác văn thư, lưu trữ của đơn vị
III, Phân công công tác và vị trí việc làm của lao động, kiểm sát
viên,cán bộ trong đơn vị:
- Viện trưởng phụ trách chung của các khâu công tác và hoạt động của
đơn vị
- 02 Phó viện trưởng được viện trưởng phân công chỉ đạo, điều hành các
khâu công tác cụ thể như sau:
+ 01 Phó viện trưởng chịu trách nhiệm trước Viện trưởng về chỉ đạo, điều
hành khâu công tác; Kiểm sát tạm gữ, tạm giam và thi hành án hình sự; Kiểm sát
giải quyết tin báo, tố giác tội phạm và kiến nghị khởi tố; Kiểm sát điều tra, và
kiểm sát xét xử sơ thẩm án hình sự (KSXXST) ( mảng án trị an, xâm phạm hoạt
động tư pháp và các loại án khác theo quy định); Bộ phận công nghệ thông tin
( báo cáo, thống kê về tất cả các khâu của đơn vị và trực tiếp KSĐT, Thực hành
quyền công tố ( THQCT ) và Kiểm sát xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự do Viện
trưởng phân công)
+ 01 Phó viện trưởng chịu trách nhiệm trước viện trưởng về chỉ đạo, điều
hành các khâu công tác: Kiểm sát khiếu tố (đơn thư, tố cáo, liên quan đến hoạt

động tư pháp); Kiểm sát THADS; Kiểm sát giải quyết án dân sự, hành chính,

10


Công tác kiểm sát khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi
SVTT: Mai Thị Phương- CBHD: Nguyễn Văn Hưng

kinh tế, lao động, kinh doanh thương mại; Kiểm sát điều tra, THQCT và
KSXXST án hình sự ( án sở hữu, kinh tế, chức vụ, và án ma túy, các án khác
theo quy định). Và trực tiếp Kiểm sát điều tra, THQCT và KSXXST các vụ án
hình sự do Viện trưởng phân công.
- 01 Kiểm sát viên trực tiếp tham gia các khâu công tác như Kiểm sát giải
quyết vụ án dân sự, hành chính, kinh tế, phá sản Doanh nghiệp và kinh doanh
thương mại; kiểm sát tạm giữ, tạm giam, THAHS và một số công việc khác do
Viện trưởng trực tiếp lãnh đạo, phụ trách công tác phân công.
- 01 chuyên viên giúp việc cho Kiểm sát viên
- 01 Kiểm sát viên trực tiếp tham gia các khâu công tác Kiểm sát như
Kiểm sát giải quyết về tin báo về tố giác tội phạm và kiến nghị khởi tố, Kiểm sát
điều tra, THQCT và KSXXST các vụ án hình sự do Viện trưởng phân công; dự
thảo các chuyên đề, báo cáo của bộ phận đảm nhiệm khâu công tác.
+ 01 chuyên viên giúp việc cho KSV
IV. Công tác tài vụ, văn phòng
- Đồng chí Viện trưởng trực tiếp quản lý.
- 01 đồng chí ( kế toán) giúp cho lãnh đạo Viện làm công tác thanh quyết
toán các nguồn ngân sách của Nhà nước cấp về cho đơn vị theo hạn hàng năm,
kiểm soát các khoản thu chi chung của đơn vị, ngoài ra còn làm công tác văn
thư- lưu trữ chung của đơn vị.
- 01 nhân viên hợp đồng tạp vụ (Hđ 68) giúp việc cho Kế toán và làm tạp
vụ cho đơn vị, làm 1 số công việc do Viện trưởng phân công

- 01 hợp đồng 68 (bảo vệ) Cơ quan trong giờ hành chính, ngoài ra còn
làm một số công việc khác do Viện trưởng phân công.
- 01 hợp đồng 68 (lái xe) lái xe công của đơn vị và làm một số công việc
khác do Viện trưởng phân công.
Số lượng cán bộ, Kiểm sát viên chưa đáp ứng được với yêu cầu khối
lượng công việc hiện nay, trình độ chuyên môn nghiệp vụ chưa đồng đều, chưa
ngang tầm với nhiệm vụ được phân công.
Kiểm sát viên trẻ mới ra trường cũng nhiều, hăng hái, nhưng chưa nhiều

11


Công tác kiểm sát khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi
SVTT: Mai Thị Phương- CBHD: Nguyễn Văn Hưng

kinh nghiệm, chưa được đào tạo về nghiệp vụ công tác, chưa có nhiều kỹ năng
trong công việc giải quyết án, do đó đã hạn chế rất lớn đến hiệu quả và chất
lượng của công việc.
Viện kiểm sát cấp huyện biên chế quá ít trong khi đó họ phải làm nhiều
phần công việc, do đó lực lượng bị dàn mỏng, nên không tập trung làm tốt
chuyên môn được.

12


Công tác kiểm sát khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi
SVTT: Mai Thị Phương- CBHD: Nguyễn Văn Hưng

PHẦN 2: TÌM HIỂU CHUNG VỀ CÔNG TÁC KIỂM SÁT KHÁM
NGHIỆM HIỆN TRƯỜNG, KHÁM NGHIỆM TỬ THI

CHƯƠNG I: NHẬN THỨC CHUNG VỀ HIỆN TRƯỜNG VÀ HOẠT
ĐỘNG KIỂM SÁT ĐIỀU TRA TẠI HIỆN TRƯỜNG CÁC VỤ, VIỆC
MANG TÍNH HÌNH SỰ
1.1. Khái niệm hiện trường
Từ điển Tiếng việt ( NXB Khoa học Xã hội 1997) định nghĩa: “ hiện
trường là nơi xảy ra sự việc”, đây là định nghĩa chung nhất vì không chỉ thời
gian xảy ra sự việc mà nó còn là không gian nơi xảy ra sự việc mà ta đang nói
tới. Người ta có thể hình dung hoặc nói tới ba dạng thời gian xảy ra sự việc gắn
liền với một không gian cụ thể nào đó: nơi xảy ra sự việc, nơi sẽ xảy ra sự việc
và nơi đang xảy ra sự việc.
Trong khoa học hình sự, hiện trường được định nghĩa như sau: “ Hiện
trường là nơi xảy ra sự việc mang tính hình sự cần đươc quan tâm để phục vụ
cho công việc để điều tra làm rõ nguyên nhân, quá trình diễn biến của sự việc
đó”. Với khái niệm này đã thỏa mãn được dấu hiệu cơ bản của hiện trường.
Phân loại hiện trường:
- Căn cứ vào loại vụ việc mang tính hình sự mà người ta chia hiện trường
thành những loại sau đây: Hiện trường có người chết; Hiện trường vụ trộm;
Hiện trường cháy nổ; Hiện trường sự cố kỹ thuật, hư hỏng máy móc; Hiện
trường vụ cướp; Hiện trường tài liệu, phản động; Hiện trường vụ hiếp dâm; Hiện
trường tai nạn giao thông; V…v….
- Căn cứ vào hiện trường có thể chia thành 2 loại:
+ Hiện trường nguyên vẹn;
+ Hiện trường bị xáo trộn.
- Căn cứ vào nơi xảy ra sự việc có thể chia làm 03 loại hiện trường:
+ Hiện trường trong nhà;
+ Hiện trường ngoài trời;
+ Hiện trường trong nhà và hiện trường ngoài trời
13



Công tác kiểm sát khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi
SVTT: Mai Thị Phương- CBHD: Nguyễn Văn Hưng

Ngoài ra trong thực tế còn có loại “ Hiện trường giả” đó là do thủ phạm cố
ý sắp đặt tạo lập dâu vết để đánh lạc hương của Cơ quan điều tra nhằm che giấu
hành vi phạm tội
1.2. Ý nghĩa của việc nghiên cứu hiện trường vụ, việc hình sự
Nghiên cứu hiện trường vụ, việc hình sự có ý nghĩa vô cùng quan trọng
trong công tác bảo vệ và khám nghiệm hiện trường được kịp thời, nhanh chóng,
đầy đủ, toàn diện, phục vụ tốt cho quá trình thu thập dấu vết, vật chứng, tài liệu
liên quan nhằm điều tra khám phá án chính xác. Hiện trường của vụ việc mang
tính hình sự là nơi mà các dấu vết, vật chứng được tìm thấy, những dấu vết vật
chứng này tồn tại là kết quả là quy luật của sự phản ánh vật chất xung quanh
giữa vật gây vết và vật nhận vết, do vậy nó là cơ sở quan trọng trong việc xây
dựng giả thuyết điều tra, nhận định tình hình có hướng điều tra, khám phá án
chính xác, nhanh chóng. Vì vậy, chúng ta cần xác định rằng: thủ phạm khi gây
án luôn để lại dấu vết vật chứng ở hiện trường và bất cứ hiện trường nào của vụ
việc mang tính hình sự đã xảy ra cũng là nơi để lại dấu vết vật chứng của tội
phạm. Thủ phạm có tinh vi xóa dấu vết, thì theo quy luật của sự phản ánh dấu
vết, chúng sẽ để lại hiện trường những dấu vết xóa, nhiệm vụ quan trọng của Cơ
quan điều tra là phải tìm, thu được hết các dấu vết vật chứng để những dấu vết
vật chứng này sẽ chứng minh được: ai là người thực hiện hành vi phạm tội; theo
phương thức thủ đoạn nào và công cụ phương tiện gì mà thủ phạm sử dụng để
gây án.

14


Công tác kiểm sát khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi
SVTT: Mai Thị Phương- CBHD: Nguyễn Văn Hưng


CHƯƠNG II: KIỂM SÁT VIỆC KHÁM NGHIỆM HIỆN TRƯỜNG,
KHÁM NGHIÊM TỬ THI, NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN,
VƯỚNG MẮC
2.1. MỤC ĐÍCH, Ý NGHĨA TẦM QUAN TRỌNG CỦA CÔNG TÁC
KHÁM NGHIỆM HIỆN TRƯỜNG, KHÁM NGHIỆM TỬ THI
2.1.1. Khám nghiệm hiện trường:
2.1.1.1. Đặc điểm- mục đích của công tác khám nghiệm hiện trường :
Hiện trường vụ án hình sự là khu vực hoặc địa điểm xảy ra sự kiện phạm
tội; nơi để lại dấu vết hoặc hậu quả sự kiện phạm tội, cũng có thể là nơi kẻ
phạm tội chuẩn bị thực hiện tội phạm. Thông thường, hiện trường vụ án hình sự
là nơi tập trung các dấu vết, thông tin phản ánh về diễn biến của tội phạm,
người phạm tội, người bị hại, phương thức, thủ đoạn phạm tội…
Khám nghiệm hiện trường là hoạt động tố tụng, đồng thời là hoạt động
nghiệp vụ của Cơ quan Điều tra (CQĐT) được tiến hành tại nơi xảy ra tội phạm
và những nơi khác mà CQĐT thấy cần thiết phải khám nghiệm nhằm phát hiện,
thu thập, củng cố, kiểm tra những tài liệu, dấu vết, tang vật, chứng cứ và những
thông tin khác về vụ án, về người thực hiện hành vi phạm tội…nhằm làm sáng
tỏ những vấn đề cần phải chứng minh trong vụ án hình sự theo quy định tại
Điều 63 BLTTHS.
Khám nghiệm hiện trường là một hoạt động tố tụng hình sự được quy định
tại điều 150 BLTTHS, đồng thời là một biện pháp nghiệp vụ cấp bách được
thực hiện trong quá trình điều tra vụ án hình sự, nhằm phát hiện, thu thập,
nghiên cứu đánh giá các dâu vết cũng như những thông tin vật chất khác có trên
hiện trường, phục vụ cho công tác điều tra, khám phá vụ án và phát hiện xử lý
người phạm tội theo pháp luật. Khám nghiệm hiện trường là hoạt động tố tụng
hình sự có thể được thực hiện trước khi khởi tố vụ án, với tinh thần khẩn trương
và phải có phương pháp, chiến thuật khám nghiệm đúng đắn.

15



Công tác kiểm sát khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi
SVTT: Mai Thị Phương- CBHD: Nguyễn Văn Hưng

2.1.1.2. Ý nghĩa và vai trò của công tác khám nghiệm hiện trường:
Khám nghiệm hiện trường có ý nghĩa rất quan trọng trong việc phát hiện
tội phạm, không khám nghiệm hoặc khám nghiệm không đúng trình tự thủ tục
sẽ để lọt tội phạm hoặc dẫn đến những nhận định sai lầm, làm oan người vô tội.
Theo qui định tại khoản 2 Điều 63 BLTTHS thì biên bản khám nghiệm hiện
trường là chứng cứ dùng để chứng minh tội phạm và người phạm tội. Để đạt
được mục đích của hoạt động khám nghiệm hiện trường nêu trên thì hoạt động
kiểm sát khám nghiệm hiện trường giữ vai trò đặc biệt quan trọng. Nó được thể
hiện trên hai phương diện sau:
+ Hoạt động điều tra theo tố tụng hình sự, có khản năng phát hiện, thu
thập được nhiều dấu vết, vật chứng là chứng cứ vật chất phản ánh về vụ án, có
giá tri chứng minh tội phạm cao;
+ Thông qua việc phát hiện, thu giữ các dấu vết, vật chứng trên hiện
trường giúp Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát đánh giá, nhận định về diễn biến
hành vi, phương pháp, thủ đoạn phạm tội, người phạm tội để đưa ra các giả
thuyết điều tra phù hợp với thực tế khách quan, định ra kế hoạch, phương pháp
điều tra chính xác.
Trong hoạt động điều tra vụ án hình sự thì khám nghiệm hiện trường là
hoạt động điều tra đặc biệt quan trọng và có tính đặc thù. Những sai sót trong
công tác khám nghiệm hiện trường thường rất khó khắc phục, vì sau khi đã
khám nghiệm do nhiều yếu tố khách quan tác động mà những dấu vết, vật
chứng bị bỏ sót, không thu thập được sẽ bị mất mát hoặc bị biến dạng, phân hủy
khó có thể phục hồi được nữa.
2.1.2. Khám nghiệm tử thi
2.1.2.1. Đặc điểm- mục đích của khám nghiệm tử thi:

Tử thi thường có trong các vụ án xâm phạm tới tính mạng con người mà
hậu quả là người chết, các vụ án tai nạn giao thông, tai nạn khác gây hậu quả là
người chết và các vụ án chưa rõ nguyên nhân cần khám nghiệm. Tử thi là nơi

16


Công tác kiểm sát khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi
SVTT: Mai Thị Phương- CBHD: Nguyễn Văn Hưng

tập trung các dấu vết, thông tin phản ánh về nguyên nhân cái chết của nạn nhân,
là nơi để lại nhiều dấu vết của tội phạm, phương tiện, thủ đoạn gây án trong các
vụ án giết người, dấu vết của phương tiện gây tai nạn trong các vụ án tai nạn
giao thông.
Khám nghiệm tử thi là một hoạt động tố tụng hình sự được quy định tại
điều 151 BLTTHS, đồng thời là một biện pháp nghiệp vụ cấp bách được thực
hiện trong quá trình điều tra vụ án hình sự, nhằm xác định nguyên nhân cái chết
của nạn nhân và phát hiên khi kh, thu thập các dấu vết, thông tin khác phục vụ
cho công tác điều tra, khám phá vụ án. Khám nghiệm tử thi cũng như khám
nghiệm hiện trường đều phải tuân theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự và
có thể được tiến hành trước khi khởi tố vụ án hình sự, với tinh thần khẩn trương
và có những yêu cầu đặc biệt về khám nghiệm.
2.1.2.2. Ý nghĩa, vai trò của công tác khám nghiệm tử thi:
+ Phát hiện, thu thập dấu vết, mẫu phục vụ cho công tác giám định nguyên
nhân cái chết của nạn nhân, đặc điểm của vật gây nên cái chết và các dấu vết,
mẫu vật khác có ý nghĩa quan trọng trong hoạt động điều tra, khám phá tội
phạm.
+ Thông qua việc phát hiện, xem xét, ghi nhận các dấu vết trên tử thi giúp
cho Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát đưa ra các giả thuyết điều tra phù hợp với
thực tế khách quan , định ra kế hoạch, phương pháp điều tra chính xác nhằm làm

rõ tội phạm người phạm tội.
Cũng như khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi cũng là một
hoạt động điều tra đặc biệt quan trọng và có tính chất đặc thù. Những sai sót
trong công tac khám nghiệm tử thi thường rất khó khắc phục, vì sau khi khám
nghiệm xong tử thi sẽ được mai tang và phân hủy.
2.2. CÔNG TÁC KHÁM NGHIỆM HIỆN TRƯỜNG, KHÁM
NGHIỆM TỬ THI.
Theo quy định tại khoản 2 điều 150, điều 151 Bộ luật tố tụng hình sự về

17


Công tác kiểm sát khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi
SVTT: Mai Thị Phương- CBHD: Nguyễn Văn Hưng

công tác khám ngiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi thì trong mọi trường hợp
trước khi cơ quan điều tra tiến hành khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử
thi phải thông báo cho Viện kiểm sát cùng cấp biết. Kiểm sát viên phải có mặt
để Kiểm sát việc khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi. Khi nhận được
thông báo của Cơ quan điều tra, Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát
phân công Kiểm sát viên kiểm sát việc khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm
tử thi đối với tất cả các vụ việc mà cơ quan điều ra tiến hành khám nghiệm hiện
trường, khám nghiệm tử thi.
2.2.1. Khám nghiệm hiện trường :
Trong thực tiễn, tất cả các vụ việc mang tính hình sự xảy ra nếu có hiện
trường đều phải khám nghiệm, trường hợp có người bị giết, nghi bị giết hoặc
chết do một nguyên nhân bạo lực hoặc một tác động khách quan nào khác, chết
bất thường chưa rõ nguyên nhân, các vụ tai nạn giao thông… thì ngoài việc
khám nghiệm, còn phải trưng cầu giám định pháp y và kiểm sát điều tra tại hiện
trường. Điều 20” Qui chế Công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát việc

tuân theo pháp luật trong việc điều tra các vụ án hình sự” ngày 02 tháng 01 năm
2008 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao (sau đây gọi là Qui chế)
qui định : Đối với những vụ án gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, những vụ án
giết người không quả tang hoặc những vụ án xâm phạm tính mạng, sức khỏe
phức tạp thì Viện trưởng, Phó Viện trưởng trực tiếp hoặc cùng Kiểm sát viên
( sau đây gọi chung là Kiểm sát viên) kiểm sát việc khám nghiệm hiện trường.
Trước khi khám nghiệm hiện trường, Kiểm sát viên phải chủ động nắm tình
hình, yêu cầu Điều tra viên thông báo sự việc xảy ra để tham gia ý kiến vào việc
chuẩn bị khám nghiệm, chủ động yêu cầu Điều tra viên tiến hành khám nghiệm
hiện trường và lập biên bản khám nghiệm hiện trường theo đúng quy định tại
Điều 150 và Điều 154 BLTTHS.
2.2.1.1. Khái niệm khám nghiệm hiện trường:
Khám nghiệm hiện trường là biện pháp điều tra được tiến hành tại điều tra

18


Công tác kiểm sát khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi
SVTT: Mai Thị Phương- CBHD: Nguyễn Văn Hưng

được tiến hành tại hiện trường nhằm phát hiện, ghi nhận, thu lượm, bảo quản,
nghiên cứu, đánh giá dấu vết, vật chứng của các vụ phạm tội hoặc vụ việc có
tính chất hình sự đã xảy ra.
Khám hiện trường là một biện pháp điều tra tố tụng và thẩm quyền, thủ
tục, nội dung của nó được quy định trong điều 150 của Bộ luật tố tụng hình sự:
1. “ Điều tra viên tiến hành khám nghiệm nơi xảy ra, nơi phát hiện tội
phạm nhằm phát hiện dấu vết của tội phạm, vật chứng và làm sáng tỏ các tình
tiết có ý nghĩa đối với vụ án.
2. Khám nghiệm hiện trường có thể tiến hành trước khi khởi tố vụ án hình
sự. Trong trường hợp, trước khi tiến hành khám nghiệm, Điều tra viên phải

thông báo cho Viện kiểm sát cùng cấp biết, Kiểm sát viên phải có mặt để kiểm
sát việc khám nghiệm hiện trường. Khi khám nghiệm, phải có người chứng kiến;
có thể để cho bị can, người bị hại, người làm chứng và mời nhà chuyên môn
tham dự việc khám nghiệm hiện.
3. Khi khám nghiệm hiện trường, Điều tra viên tiến hành chụp ảnh, vẽ sơ
đồ, mô tả hiện trường, đo đạc, dựng mô hình, thu lượm và xem xét tại chỗ dấu
vết của tội phạm, đồ vật, tài liệu có liên quan đến vụ án; ghi rõ kết quả xem xét
vào biên bản khám nghiệm hiện trường.
Trong trường hợp không thể xem xét ngay được thì đồ vật và tài liệu thu
giữ phải được bảo quản, giữ nguyên hiện trạng hoặc niêm phong đưa về nơi tiến
hành biện pháp điều tra này, cần áp dụng các phương tiện kỹ thuật hình sự phù
hợp để phát hiện, ghi nhận, thu lượm, bảo quản, nghiên cứu, đánh giá các loại
dấu vết vật chứng của các vụ phạm tội hoặc vụ việc có tính hình sự để lại tại
hiện trường”.
2.1.1.2. Công tác khám nghiệm hiện trường:
Trong quá trình khám nghiệm hiện trường, Kiểm sát viên phải kiểm sát
chặt chẽ các hoạt động khám nghiệm. Khi đến hiện trường, Kiểm sát viên cùng
với điều tra viên cần phải kiểm tra ngay công tác bảo vệ hiện trường để xác định
xem hiện trường có bị thay đổi hay không và yêu cầu cơ quan điều tra tìm người
19


Công tác kiểm sát khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi
SVTT: Mai Thị Phương- CBHD: Nguyễn Văn Hưng

chứng kiến cuộc khám nghiệm.
Kiểm sát viên được phân công kiểm sát việc khám nghiệm hiện trường cần
yêu cầu Cơ quan điều tra thông báo nội dung sự việc xảy ra để tham gia ý kiến
vào việc chuẩn bị khám nghiệm và chủ động trong công tác kiểm sát. Việc khám
nghiệm hiện trường phải đúng với thủ tục và thực hiện đầy đủ các nội dung

được quy định tại Bộ luật tố tụng hình sự như việc khám nghiệm phải có người
chứng kiến, , phải chụp ảnh vẽ sơ đồ,thu thập các dấu vết, vật chứng...Việc bảo
quản vật chứng cũng là vấn đề mà Kiểm sát viên cần chú ý yêu cầu Cơ quan
điều tra phải thực hiện tốt, tránh xảy ra những sai sót.
Trên cơ sở kế hoạch khám nghiệm của CQĐT, Kiểm sát viên phải có ý
kiến về phương pháp khám nghiệm, phương pháp phát hiện, thu giữ và bảo quản
vật chứng, dấu vết. Khi điều tra viên khám nghiệm, kiểm sát viên phải quan sát,
theo dõi các hoạt động,thao tác khám nghiệm của điều tra viên để yêu cầu thực
hiện đúng thủ tục tố tụng và đưa ra những yêu cầu khắc phục kịp thời đối với
điều tra viên trong trường hợp không tuân thủ các quy định tại Điều 150 và Điều
154 BLTTHS. Đồng thời,Kiểm sát viên cần ghi chép cụ thể và có thể vẽ sơ đồ
hiện trường cho riêng mình đặc biệt chú ý những vị trí quan trọng như hướng
nằm của nạn nhân, những nơi thu giữ dấu vết, vậtchứng... Sau khi khám nghiệm,
Kiểm sát viên phải báo cáo Viện trưởng, Phó Viện trưởng hoặc Lãnh đạo đơn vị
kiểm sát.
Đề đấu tranh phòng chống tội phạm, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát nhân
dân đã phối kết hợp, điều tra, khám phá và xử lý nghiêm minh những vụ án đã
xảy ra, nhiều bị cáo đã bị đưa ra mức án cao nhất là trung thân hoặc tư hình.
Theo số liệu thống kê của phòng thống kê- bộ phận hình sự Viện kiểm sát nhân
dân huyện Thạch Thành:
* Năm 2012 - 2014, trên địa bàn huyện đã xảy ra 273 vụ việc khám
nghiệm hiện trường:
- Trong số 273 vụ, việc mang tính hình sự xảy ra và được tiến hành khám
nghiệm hiện trường trên địa bàn huyện Thạch Thành năm 2012- 2014, qua công

20


Công tác kiểm sát khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi
SVTT: Mai Thị Phương- CBHD: Nguyễn Văn Hưng


tác khám nghiệm hiện trường hoặc qua xác định ban đầu, xác định có dấu hiệu
tội phạm và đã tiến hành:
+ Khởi tố vụ án hình sự: 222 vụ;
+ Quyết định không khởi tố vụ án hình sự: 51 vụ.
2.2.2. Khám nghiệm tử thi:
2.2.2.1. Khái niệm nghiệm tử thi:
Khám nghiệm tử thi là hoạt động điều tra do Điều tra viên tiến hành, có
bác sĩ pháp y tham gia và có người chứng kiến nhằm nghiên cứu, đánh giá, thu
thập thông tin từ dấu vết bên ngoài, bên trong tử thi; xác định thương tích dẫn
đến cái chết của nạn nhân và cùng với việc nghiên cứu, đánh giá hệ thống dấu
vết thu thập được trong hoạt động khám nghiệm hiện trường để xác định tính
chất của vụ việc đã xảy ra có hay không có dấu hiệu của tội phạm để quyết định
sự việc cần hay không cần khởi tố vụ án hình sự. Khám nghiệm tử thi được thực
hiện với cả mục đích pháp lý lẫn y tế.
2.2.2.2.Công tác khám nghiệm tử thi:
Việc khám nghiệm tử thi do Điều tra viên tiến hành có bác sỹ pháp y tham
gia và phải có người chứng kiến.
Trong trường hợp cần thiết phải khai quật tử thi thì phải có quyết định của
Cơ quan Điều tra và phải có thông báo cho gia đình nạn nhân biết trước khi tiến
hành. Việc khai quật tử thi phải có bác sỹ pháp y tham gia; khi cần thiết có thể
triệu tập người giám định và phải có người chứng kiến.
Trong mọi trường hợp, việc khám nghiệm tử thi phải được thông báo
trước cho Viện kiểm sát cùng cấp biết. Kiểm sát viên phải có mặt để tiến hành
kiểm sát việc khám nghiệm tử thi (Điều 151- BLTTHS).
Trong 3 năm từ 2012 tới 2014, công tác khám nghiệm tử thi được Viện
kiểm sát nhân dân huyện Thạch Thành được diễn ra. Cũng theo số liệu thống kê
của phòng thống kê- bộ phận hình sự Viện kiểm sát nhân dân huyện Thạch
Thành thì:
* Năm 2012, trong toàn huyện đã xảy ra 16 vụ= 17 người chết;


21


×