LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ
QUẬN LONG BIÊN
(2003-2013)
1
2
ĐẢNG BỘ THÀNH PHỐ HÀ NỘI
BAN CHẤP HÀNH ĐẢNG BỘ QUẬN LONG BIÊN
LỊCH SỬ
ĐẢNG BỘ
QUẬN LONG BIÊN
(2003-2013)
NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ - HÀNH CHÍNH
HÀ NỘI - 2013
3
4
LỜI GIỚI THIỆU
Long Biên là một đơn vị hành chính mới, nằm ở phía Đông
Bắc Thủ đô Hà Nội, một vùng đất có lịch sử lâu đời và giàu tiềm
năng phát triển. Nhân dân Long Biên có truyền thống yêu nước
và cách mạng, truyền thống lao động cần cù, sáng tạo. Sự ra đời
của quận Long Biên gắn liền với bước phát triển mạnh mẽ của
Thủ đô Hà Nội trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và
hội nhập quốc tế đầu thế kỷ XXI.
Mười năm qua, với chặng đường đầu tiên, đầy khó khăn,
thách thức, Đảng bộ và nhân dân Long Biên đã phát huy truyền
thống, khơi dậy tiềm năng, thế mạnh, tận dụng thời cơ, vận hội
mới, giành được nhiều thành tựu to lớn, toàn diện trên các lĩnh
vực. Bộ mặt đô thị đổi thay căn bản, định hình rõ nét đô thị trung
tâm, văn minh, hiện đại.
Trong quá trình lãnh đạo, xây dựng và trưởng thành, Đảng
bộ quận Long Biên luôn nhận thức sâu sắc vị trí, ý nghĩa của
công tác nghiên cứu, tổng kết thực tiễn trên từng giai đoạn phát
triển, chú trọng nghiên cứu, biên soạn lịch sử, giáo dục truyền
thống yêu nước và cách mạng cho cán bộ, đảng viên và các tầng
lớp nhân dân, nhất là đối với thế hệ trẻ.
Nhân kỷ niệm 10 năm ngày thành lập quận, Ban Chấp hành
Đảng bộ quận Long Biên chỉ đạo biên soạn và kết hợp với Nhà
xuất bản Chính trị - Hành chính xuất bản cuốn Lịch sử Đảng bộ
quận Long Biên 2003-2013. Nội dung của cuốn lịch sử làm rõ
quá trình lãnh đạo của Đảng bộ quận vượt qua khó khăn, thách
thức, xây dựng và phát triển kinh tế, văn hóa xã hội, tăng cường
an ninh-quốc phòng, từng bước xây dựng quận Long Biên phát
5
triển; đồng thời, bước đầu rút ra một số bài học kinh nghiệm lãnh
đạo, hoạt động của Đảng bộ trong thời kỳ mở đầu, có nhiều sự
kiện quan trọng, không thể nào quên.
Lịch sử Đảng bộ quận Long Biên (2003-2013) được biên
soạn trên cơ sở những tư liệu, những ý kiến đóng góp của các cấp
ủy, chính quyền, đoàn thể nhân dân, các phòng, ban, ngành quận
và cơ sở; đặc biệt là sự đóng góp quý báu của các đồng chí
nguyên là cán bộ chủ chốt các thời kỳ của quận Long Biên và
huyện Gia Lâm; sự chỉ đạo, quan tâm của Ban Tuyên giáo Thành
ủy Hà Nội, sự phối hợp của Viện Lịch sử Đảng. Thay mặt Ban
Chấp hành Đảng bộ quận, Ban chỉ đạo và tập thể biên soạn, tôi
xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ và hợp tác quý báu đó.
Quận ủy trân trọng giới thiệu cuốn Lịch sử Đảng bộ quận
Long Biên 2003-2013 với mong muốn cuốn Lịch sử này sẽ được
các cấp ủy đảng và đông đảo cán bộ, đảng viên, nhân dân quận
Long Biên nghiên cứu, tìm hiểu; từ đó tăng thêm lòng tự hào và ý
thức trách nhiệm trong sự nghiệp xây dựng quận Long Biên ngày
càng văn minh, giàu đẹp; vận dụng và phát huy những bài học
thiết thực trong 10 năm qua vào thực tiễn công tác.
Mặc dù tập thể Ban biên soạn đã hết sức cố gắng, song chắc
chắn cuốn Lịch sử không tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót.
Rất mong nhận được sự đóng góp của bạn đọc để Ban biên soạn
tiếp tục bổ sung, hoàn chỉnh thêm.
Long Biên, ngày 05 tháng 10 năm 2013
BAN CHẤP HÀNH ĐẢNG BỘ QUẬN LONG BIÊN
BÍ THƯ
Vũ Đức Bảo
6
CHƯƠNG I
LONG BIÊN - KHÁI LƯỢC VỀ VÙNG ĐẤT,
CON NGƯỜI VÀ TRUYỀN THỐNG
I. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ THAY ĐỔI ĐỊA GIỚI
HÀNH CHÍNH
Quận Long Biên thuộc Thành phố Hà Nội, nằm ở vị trí phân
lưu giữa 2 dòng sông Hồng và sông Đuống. Phía Đông giáp
huyện Gia Lâm, phía Tây giáp các quận Hoàn Kiếm, Hai Bà
Trưng, phía Nam giáp huyện Thanh Trì, phía Bắc giáp các huyện
Đông Anh, Gia Lâm.
Long Biên có tổng diện tích tự nhiên 6.038,24 ha 1, gồm 14
đơn vị hành chính phường: Cự Khối, Thạch Bàn, Long Biên, Bồ
Đề, Ngọc Thụy, Ngọc Lâm, Gia Thụy, Thượng Thanh, Việt
Hưng, Phúc Đồng, Sài Đồng, Phúc Lợi, Giang Biên, Đức Giang.
Tại thời điểm thành lập, dân số toàn Quận là 170.706 người, đến
năm 2013 tăng lên 271.950 người2.
Long Biên ra đời trên cơ sở chia tách huyện Gia Lâm, là
vùng đất “Địa linh-Nhân kiệt”, một vùng đất có bề dày truyền
Theo Nghị định số 132/2003/NĐ- CP về việc điều chỉnh địa giới hành chính
để thành lập quận Long Biên, quận Long Biên có diện tích 6.038,24 ha, dân số
170.706 người; theo số liệu Chi Cục thống kê Quận cung cấp diện tích tự
nhiên quận là 5.993 ha, dân số 174.715 người (tính đến ngày 1-1-2004).
2
Theo biểu Tổng hợp số 1, Ban Tuyên giáo Quận ủy Long Biên.
1
7
thống lịch sử văn hóa. Địa danh Long Biên ra đời từ thời Lý,
sách Đại Nam nhất thống chí ghi: “Đất Rồng Long Biên”, là nơi
sông Cái (Hồng Hà) chia ra thành sông Hồng và sông Đuống
(Thiên Đức). Thời Lý thuộc phủ Thiên Đức; thời Trần, Lê Sơ
thuộc lộ Bắc Giang; thời Hậu Lê thuộc phủ Thuận An; thời
Nguyễn thuộc trấn Bắc Ninh và sau là tỉnh Bắc Ninh.
Năm 1946, Đặc khu Ngọc Thụy được lập, là đơn vị tương
đương cấp huyện. Đặc khu vừa nhận sự chỉ đạo của tỉnh Bắc
Ninh vừa trực tiếp nhận lệnh từ Mặt trận Hà Nội.
Tháng 3-1949, Mặt trận Đường 5 thành lập, Đặc khu Ngọc
Thụy và huyện Gia Lâm nhập về tỉnh Hưng Yên. Cuối năm 1949,
đặc khu Ngọc Thụy và huyện Gia Lâm nhập trở lại tỉnh Bắc Ninh.
Tháng 10-1954, thành lập Quận 8 (bao gồm phần lớn địa bàn
Long Biên ngày nay) thuộc thành phố Hà Nội.
Ngày 20-4-1961, Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng
hòa kỳ họp thứ 2 quyết định và ngày 31-5-1961 Thủ tướng Chính
phủ ký Quyết định huyện Gia Lâm nhập về Thủ đô Hà Nội (bao
gồm Quận 8, huyện Gia Lâm và một số xã thuộc huyện Tiên Du,
Từ Sơn, Thuận Thành (Bắc Ninh), Văn Giang (Hưng Yên).
Ngày 6-11-2003, Chính phủ ban hành Nghị định số 132/2003/
NĐ-CP về việc điều chỉnh địa giới hành chính để thành lập quận
Long Biên. Ngày 1-1-2004, quận Long Biên chính thức đi vào
hoạt động.
II. NHỮNG GIÁ TRỊ VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG NỔI BẬT
Quận Long Biên ngày nay là kết quả phấn đấu không ngừng
của biết bao thế hệ người dân đã lao động cần cù, sáng tạo, kiên
cường trong đấu tranh chinh phục thiên nhiên, chống thiên tai
8
địch họa.
Hiện nay, trên địa bàn quận có gần 100 di tích lịch sử văn
hóa và cách mạng, trong đó có 48 di tích đã được xếp hạng cấp
Quốc gia và cấp Thành phố. Những di tích trên địa bàn và những
công trình kiến trúc tôn giáo, văn hóa, tín ngưỡng thể hiện sự
hưng thịnh qua các thời kỳ lịch sử.
Tiêu biểu cho nghệ thuật kiến trúc là đình Tình Quang
mang nét đặc trưng của phong cách kiến trúc thời Lê Trung
Hưng (thế kỷ XVIII). Chùa Hội Xá (Phúc Lợi) mang phong
cách nghệ thuật điêu khắc đặc sắc. Trong chùa có 30 pho tượng
lớn nhỏ, trong đó có 8 pho tượng mang giá trị nghệ thuật điêu
khắc của thế kỷ XVIII.
Ngoài ra, Long Biên còn bảo lưu nhiều di vật cổ là di sản quý
của quốc gia. Đó là, hệ thống các tượng Phật ở chùa Trường Lâm
(Việt Hưng) thế kỷ XVII; tượng Quan Âm chuẩn đề chùa Tư
Đình (Long Biên); Tam Bảo chùa Kim Quan (Việt Hưng); tượng
Tuyết Sơn chùa Nông Vụ Đông; phù điêu Thập điện Diêm
Vương chùa Lâm Du (Bồ Đề); bộ sưu tập sắc phong với 73 đạo
sắc phong ở đình Thổ Khối; Thần tích bằng đồng tại đình Mai
Phúc (Phúc Đồng); hệ thống đồ gốm được làm rất tinh xảo,
những đường nét hoa văn tinh tế của đôi chân đèn thời Mạc
(1583) tại đình Mai Phúc; những di vật bằng đá, đồng như: Lân
đá thời Trần ở chùa Bồ Đề (Bồ Đề), tượng Sấu đá đền Chầu (Bồ
Đề), cây Hương Đá chùa Thượng Cát (Thượng Thanh); tượng
đồng Trấn Vũ ở quán Trấn Vũ (Thạch Bàn)…
Giá trị văn hóa truyền thống vùng đất Long Biên mang bản
sắc của hai tiểu vùng văn hóa: Văn hóa kinh kỳ Thăng Long và
9
văn hóa vùng quê Kinh Bắc. Hằng năm, vào mùa xuân trên
vùng đất Long Biên diễn ra nhiều lễ hội truyền thống thể hiện
sự tưởng nhớ và biết ơn các anh hùng có công với quê hương,
đất nước, giáo dục con cháu truyền thống “uống nước nhớ
nguồn”, ước mong cho nhân dân có cuộc sống phồn vinh, hạnh
phúc. Trong các lễ hội, ngoài những nghi thức trong phần lễ,
còn có nhiều trò chơi dân gian được tổ chức tăng thêm sự sinh
động trong phần hội, như: chọi gà, đánh đu, bịt mắt bắt dê, bắt
vịt dưới nước, bắt trạch trong chum… Đặc biệt là trò kéo co ở
hội đền Trấn Vũ (Thạch Bàn), người kéo co trong tư thế ngồi,
dụng cụ là dây song luồn qua lỗ cọc. Lễ hội ở Tùng Choặc,
Hội Xá (Phúc Lợi) thể hiện nhân vật Hổ tướng (một mãnh
tướng theo Thánh Gióng đánh giặc Ân). Lễ hội làng Lệ Mật có
tích múa Giảo Long, thể hiện sức mạnh trị thủy của cư dân nơi
đây. Các lễ hội thường biểu diễn nghệ thuật truyền thống như
dân ca Quan họ, Chầu văn… Đó là các di sản văn hóa giàu
truyền thống nhân văn được lưu giữ, bảo tồn trong cộng đồng,
thể hiện nét đẹp của đời sống văn hóa, tinh thần thượng võ, trí
thông minh, sáng tạo và sự tài hoa, khéo léo của người dân
Long Biên.
Những di tích lịch sử văn hóa, cách mạng trên địa bàn đã ghi
đậm truyền thống văn hóa, gắn với lịch sử phát triển của vùng đất
và cư dân Long Biên, là những di sản vô giá, vốn quý cần được
phát huy trong công cuộc xây dựng và phát triển.
III. LONG BIÊN TRONG TIẾN TRÌNH LỊCH SỬ
Vùng đất Long Biên có lịch sử hình thành và phát triển gắn
liền với tiến trình của kinh thành Thăng Long-Hà Nội, với lịch sử
10
dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam.
Cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng chống lại quân xâm lược
nhà Hán (40-43) được đông đảo nhân dân trong vùng tham gia tích
cực. Sau khi tham gia đánh đuổi quân Hán thắng lợi, danh tướng
Thành Công Tương Liệt đã ở lại Cổ Linh. Khi Mã Viện đem quân
đàn áp, ông lãnh đạo nhân dân trong vùng chiến đấu và anh dũng
hy sinh. Cả 5 thôn Cổ Linh cùng thờ ông làm Thành Hoàng.
Cùng tham gia cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng có danh tướng
Khỏa Ba Sơn, tổ chức nhân dân địa phương đánh giặc. Sau khi
ông qua đời, nhân dân Xuân Đỗ Hạ tưởng nhớ công lao của ông
đã lập đền thờ.
Năm 545, Lý Bí tổ chức nhân dân xây thành đắp lũy chống
giặc Lương. Nhân dân trong vùng tích cực hưởng ứng cuộc
kháng chiến. Ông Cao Đương (nay thuộc Giang Biên) đã chiêu
mộ hàng nghìn nghĩa quân trong vùng tham gia đánh giặc và trở
thành tướng tài của Lý Bí. Đình thờ Lý Bí đến nay vẫn được bảo
tồn ở Tình Quang.
Một trong những danh tướng của quê hương Long Biên là Lý
Thường Kiệt. Ông vốn là người làng Cơ Xá, sau chuyển sang bờ
Bắc sông Hồng (nay thuộc phường Ngọc Thụy). Chiến công
oanh liệt trên phòng tuyến sông Như Nguyệt, chống Tống của
ông đã làm chói lọi trang sử chống ngoại xâm của dân tộc Việt
Nam. Bài thơ “Nam quốc Sơn Hà” của ông ra đời trong kháng
chiến chống Tống được coi là Bản Tuyên ngôn độc lập đầu tiên
của dân tộc.
Trong cuộc khởi nghĩa chống Minh, Dinh Bồ Đề (phường
Bồ Đề) được chọn để đặt đại bản doanh chỉ huy bao vây và tiến
11
công vào Đông Đô. Tương truyền, khi Lê Lợi lâm nguy có Đào
Duy Trinh, người Thổ Khối (Cự Khối) chở thuyền cứu thoát
khỏi tay giặc.
Cuộc kháng chiến chống quân Thanh xâm lược, sau trận
Đống Đa Tết Kỷ Dậu 1789, đạo quân của Tôn Sĩ Nghị tháo chạy
qua Cầu phao sông Hồng, bị nhân dân trong vùng chặn đánh, góp
phần làm nên chiến thắng vang dội của quân Tây Sơn.
Khi quân Pháp tiến đánh vùng đất Long Biên và Thành Hà
Nội, nhân dân trên địa bàn Long Biên đã kiên cường đánh địch,
đánh lui nhiều cuộc tiến quân của địch.
Đầu thế kỷ XX, phong trào chống Pháp mang màu sắc mới
dội vào Long Biên, các tầng lớp nhân dân, nhất là thế hệ trẻ
nhanh chóng tiếp thu luồng tư tưởng mới. Cuối năm 1926, Hội
Việt Nam cách mạng thanh niên được gây dựng ở Hà Nội, sau đó
mở rộng hoạt động ra ngoại thành và các tỉnh Bắc Bộ. Hội Việt
Nam cách mạng thanh niên đã tác động mạnh mẽ tới phong trào
công nhân, nhân dân lao động trên địa bàn Long Biên, đặc biệt từ
năm 1928, khi Hội thực hiện “vô sản hóa”.
Tháng 8-1929, những hội viên ưu tú của Hội Việt Nam cách
mạng thanh niên gia nhập Đông Dương Cộng sản Đảng được cử
vào Nhà máy gạch Cầu Đuống thực hiện “vô sản hóa”, sau đó,
thành lập Chi bộ đảng đầu tiên tại nhà máy. Chi bộ đảng đã tổ
chức công nhân đấu tranh đòi cải thiện điều kiện lao động và
chống đánh đập, ức hiếp công nhân.
Sau khi Đảng Cộng sản Việt Nam thành lập (2-1930), hòa
vào phong trào cách mạng trên cả nước, các hoạt động đấu tranh
trên địa bàn Long Biên phát triển mạnh mẽ. Được đồng chí
12
Lương Khánh Thiện-Ủy viên Thường vụ Xứ ủy quan tâm tuyên
truyền, giác ngộ, cuối tháng 12-1937, Chi bộ ghép nhà máy
Khuy-Hỏa xa ra đời, gồm 3 đảng viên.
Dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Chi bộ đảng, phong trào đấu
tranh của công nhân được tổ chức chặt chẽ, các tổ chức quần
chúng được củng cố, phát triển.
Bất chấp sự đàn áp của Pháp và Nhật, phong trào cách mạng
trên địa bàn dâng lên mạnh mẽ. Nhân dân đấu tranh phản đối sự
tàn bạo của binh lính, chống khủng bố, đòi tăng lương, giảm giờ
làm, chống cướp đất làm sân bay liên tiếp diễn ra…
Sau ngày Nhật đảo chính Pháp (9-3-1945), thực hiện Chỉ thị
“Nhật-Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” của Thường vụ
Trung ương, nhân dân Long Biên tích cực chuẩn bị mọi mặt để
đón thời cơ, giành chính quyền.
Sáng 18-8-1945, đoàn quân khởi nghĩa tiến vào Phủ lỵ tại
Trường Lâm (nay là Việt Hưng) vây ép, buộc Tri phủ Gia Lâm
Nguyễn Ngọc Kiểm phải nộp ấn tín và vũ khí. Ta tuyên bố giải
tán chính quyền tay sai Nhật-Pháp ở phủ Gia Lâm. Đoàn quân
khởi nghĩa chiến thắng trở về cổ vũ nhân dân vùng lên giành
chính quyền ở làng xã, giải phóng quê hương.
Sau Cách mạng Tháng Tám, nhân dân Long Biên hăng hái
hưởng ứng lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh tích cực diệt
“giặc đói”, “giặc dốt” và sẵn sàng chống giặc ngoại xâm, tích cực
tham gia xây dựng chính quyền cách mạng.
Toàn quốc kháng chiến, quân và dân Long Biên hoàn thành
xuất sắc nhiệm vụ góp phần bảo vệ cơ quan đầu não kháng chiến
rút an toàn ra chiến khu. Tiểu đội chiến đấu Phúc Xá (Ngọc
Thụy) và tự vệ vùng ven đã đưa 2 nghìn cán bộ, chiến sĩ và nhân
13
dân từ nội thành rút ra ngoài an toàn. Trong đêm 18-2-1947, để
bảo đảm cho Trung đoàn Thủ đô rút quân thắng lợi, Nguyễn
Ngọc Nại cùng đơn vị của mình đã chiến đấu, thu hút binh lực,
hỏa lực của địch về mình, 8 đồng chí hy sinh để cuộc rút quân
toàn thắng.
Trong cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp,
quân và dân Long Biên vừa chiến đấu vừa sản xuất phục vụ
chiến đấu, cùng với bộ đội chủ lực lập nên những chiến công
vang dội, những tên gọi “Đại đội Hồng Hà”, “Sóng sông Hồng”,
“Lửa phi trường”, “Du kích Ngọc Thụy”… làm kẻ thù kiếp sợ.
Hiệp định Giơnevơ về lập lại hòa bình ở Việt Nam được ký
kết. Ngày 3-10-1954, những tên lính Pháp cuối cùng rút chạy,
quê hương giải phóng.
Chiều 10-10-1954, lực lượng quần chúng với đội ngũ chỉnh
tề hùng dũng tiến qua cầu Long Biên sang nội thành Hà Nội mít
tinh mừng Thủ đô hoàn toàn giải phóng.
Hòa bình lập lại trên miền Bắc, nhân dân Long Biên vượt
qua những khó khăn, thách thức hoàn thành cải tạo, xây dựng cơ
sở vật chất ban đầu cho chủ nghĩa xã hội. Trong những năm
tháng lịch sử này, quân và dân trên địa bàn Long Biên vinh dự
được Chủ tịch Hồ Chí Minh nhiều lần về thăm.
Ngày 19-5-1955, Chủ tịch Hồ Chí Minh về thăm nhà máy xe
lửa Gia Lâm. Người động viên: “Phải đoàn kết giữa công nhân
cũ và mới, phải nêu cao tinh thần làm chủ, khắc phục khó khăn,
hoàn thành tốt nhiệm vụ”1. Làm theo lời Bác, năm 1962, cán bộ
Ban Chấp hành Đảng bộ Thành phố Hà Nội: Bác Hồ với Thủ đô Hà Nội, Thủ
đô Hà Nội với Bác Hồ, Nxb.CTQG, H.2013, tr. 267.
1
14
công nhân nhà máy đã có sáng kiến phát động phong trào thi đua
“Ngày thứ 7 đẩy mạnh sản xuất, đấu tranh thống nhất đất nước”.
Ngày 16-8-1956, sau 2 tháng đi vào hoạt động, nhà máy
Diêm Thống nhất tự hào được đón Chủ tịch Hồ Chí Minh về
thăm. Bác căn dặn công nhân ra sức làm cho nhà máy phát
triển và thưởng Huy hiệu của Người cho các cô nuôi dạy trẻ
của nhà máy.
Ngày 18-2-1958, Chủ tịch Hồ Chí Minh về thăm và chúc
Tết nhân dân xã Việt Hưng. Tại đình Trường Lâm, Bác đã căn
dặn đồng bào phải đoàn kết, chăm lo chống hạn cứu lúa, đồng
thời ra sức thi đua sản xuất để góp phần xây dựng quê hương,
đất nước ngày càng giàu đẹp.
Ngày 8-9-1958, Chủ tịch Hồ Chí Minh về thăm công trình
thủy nông Gia Thượng (Ngọc Thụy) và Trường Sĩ quan Hậu Cần
(nay là Học viện Hậu Cần). Bác nói chuyện thân mật với cán bộ,
chiến sĩ và nhân dân địa phương.
Ngày 8-1-1959, Chủ tịch Hồ Chí Minh về thăm Xưởng May
10. Bác hỏi thăm cán bộ, công nhân và căn dặn là phải hăng hái thi
đua sản xuất.
Thực hiện lời dạy của Bác, nhân dân Long Biên luôn đi đầu
trong các phong trào đóng thuế, tuyển quân với quyết tâm “thóc
không thiếu một cân, quân không thiếu một người”.
Đế quốc Mỹ leo thang chiến tranh đánh phá miền Bắc, kho
xăng Đức Giang, cầu Long Biên là mục tiêu trọng điểm bắn phá
của đế quốc Mỹ. Ngày 29-6-1966, máy bay Mỹ liên tiếp lao vào
đánh phá kho xăng Đức Giang, lực lượng phòng cháy chữa
cháy, công an, công nhân nhà máy và nhân dân trong vùng đã
15
hợp lực dập lửa cứu được 23 triệu lít xăng. Bác Hồ đã gửi thư
khen, trong thư Bác viết: “Trong việc phòng cháy, chữa cháy
các đồng chí bình tĩnh, tích cực và dũng cảm. Các đồng chí đã
phối hợp tốt với lực lượng quần chúng. Do đó, các đồng chí
luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ, dù trong điều kiện khó khăn”1.
Ngày 11-8-1967, giặc Mỹ đánh phá cầu Long Biên, các nhịp
số 8, 10, 11, 14 bị hỏng nặng, nhịp 15 bị sập hoàn toàn. Nhằm
duy trì huyết mạch giao thông, ngay lập tức các lực lượng bảo
đảm giao thông đã triển khai bến phà Bác Cổ-Phú Viên, cầu phao
Chương Dương được khẩn trương lắp đặt. Sau ngày thống nhất
đất nước, cầu phao Chương Dương tiếp tục sứ mệnh cho đến tận
những năm 80 của thế kỷ XX.
Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ, Long Biên
đã cung cấp sức người, sức của, hàng nghìn lượt người con ưu tú
lên đường chiến đấu giải phóng đất nước, góp phần làm nên
chiến thắng vẻ vang của dân tộc. Long Biên có 3.469 người có
công, trong đó có 47 Bà mẹ Việt Nam Anh hùng, 24 cán bộ lão
thành cách mạng, 79 cán bộ Tiền khởi nghĩa, 247 chiến sĩ cách
mạng bị địch bắt tù đày, 1.817 liệt sĩ; 1.257 thương binh, bệnh
binh; 3 Anh hùng Lực lượng vũ trang. Với những thành tích xuất
sắc trong chiến đấu và sản xuất, các đơn vị Thạch Bàn, Giang
Biên, thị trấn Gia Lâm, Ngọc Thụy, Nhà máy xe lửa Gia Lâm,
Công ty may 10, Công ty Xăng dầu khu vực I, đã được Đảng và
Nhà nước tuyên dương danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang
nhân dân. Với những chiến công trong cuộc kháng chiến, Đảng
Ban Chấp hành Đảng bộ Thành phố Hà Nội: Bác Hồ với Thủ đô Hà Nội, Thủ
đô Hà Nội với Bác Hồ, Nxb.CTQG, H.2013, tr. 451.
1
16
bộ và nhân dân huyện Gia Lâm được phong tặng danh hiệu Đơn
vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Sau ngày toàn thắng, cùng Thủ đô và cả nước, nhân dân
Long Biên ra sức lao động sản xuất, xây dựng chủ nghĩa xã hội
và bảo vệ Tổ quốc. Trong công cuộc đổi mới, cán bộ, đảng viên
các xã, thị trấn trên địa bàn Long Biên đoàn kết, sáng tạo, phát
huy sức mạnh tổng hợp của các lực lượng, các thành phần kinh
tế, khơi dậy tiềm năng trí tuệ của nhân dân, vượt qua khó khăn,
thách thức giành nhiều thành tựu quan trọng. Kinh tế tăng trưởng
khá, văn hóa-xã hội phát triển, an ninh chính trị, trật tự-an toàn
xã hội được giữ vững, đời sống nhân dân ngày càng được cải
thiện và nâng cao. Nhân dân tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng
và chính quyền các cấp.
Với những kết quả quan trọng đạt được trong công cuộc đổi
mới, các đơn vị trên địa bàn quận: Công ty cầu 12, Công ty Kim
khí Thăng Long, Công ty May 10, Công ty May Đức Giang,
phường Đức Giang… đã được Đảng và Nhà nước tặng danh hiệu
Anh hùng lao động.
Với sự phát triển nhanh theo hướng đô thị hóa của các xã, thị
trấn trên địa bàn, thực hiện định hướng phát triển Thủ đô của
Đảng và Nhà nước, quận Long Biên được thành lập. Đảng bộ và
nhân dân quận Long Biên phát huy truyền thống yêu nước và đấu
tranh cách mạng, đoàn kết vượt qua mọi khó khăn, viết tiếp
những trang sử mới, góp phần làm rạng rỡ truyền thống hào hùng
của vùng đất Long Biên “Địa Linh-Nhân kiệt”.
17
CHƯƠNG II
ĐẢNG BỘ QUẬN LONG BIÊN THÀNH LẬP,
KIỆN TOÀN HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ, XÁC ĐỊNH
TRỌNG TÂM LÃNH ĐẠO VÀ THỰC HIỆN
THẮNG LỢI CÁC NHIỆM VỤ (2003-2005)
I. ĐẢNG BỘ QUẬN LONG BIÊN RA ĐỜI
Sau hơn 15 năm tiến hành công cuộc đổi mới, cùng với cả
nước, Thủ đô Hà Nội đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, với
những chuyển biến sâu sắc toàn diện trên các lĩnh vực kinh tế,
chính trị, xã hội. Ngày 15-12-2000, Bộ Chính trị ra Nghị quyết số
15-NQ/TW “Về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà
Nội trong thời kỳ 2001-2010”. Tiếp đó Ủy ban Thường vụ Quốc
hội ra Pháp lệnh Thủ đô với định hướng đẩy mạnh phát triển Thủ
đô về phía Bắc. Đó là vinh dự lớn, đồng thời là trách nhiệm hết
sức nặng nề của Đảng bộ và nhân dân Thủ đô với cả nước.
Trong bối cảnh mới, để đáp ứng yêu cầu phát triển của Thủ
đô, ngày 6-11-2003, Chính phủ ban hành Nghị định số
132/2003/NĐ-CP về việc điều chỉnh địa giới hành chính để thành
lập quận Long Biên1 thuộc thành phố Hà Nội.
Ban đầu tên quận được trưng cầu ý kiến là: Long Biên, Bồ Đề, Bạch Đằng.
Từ kết quả trưng cầu ý kiến, quyết định lấy tên quận là Long Biên.
1
18
Ngày 27-11-2003, Ban Thường vụ Thành ủy ban hành Quyết
định số 207/QĐ-TU, về việc thành lập Đảng bộ quận Long Biên
trực thuộc Đảng bộ Thành phố Hà Nội.
Ngày 12-12-2003, Ban Thường vụ Thành ủy ra Quyết định số
2152/QĐ-TU chỉ định Ban Chấp hành lâm thời Đảng bộ quận Long
Biên gồm 28 đồng chí: Đồng chí Lê Anh Hào-Ủy viên Ban Thường
vụ Thành ủy giữ cương vị Bí thư Quận ủy Long Biên; đồng chí
Trần Văn Thanh giữ cương vị Phó Bí thư thường trực Quận ủy,
quyền Chủ tịch Hội đồng nhân dân quận; đồng chí Vũ Đức Bảo giữ
cương vị Phó Bí thư Quận ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận.
Ngày 30-12-2003, Thành ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban
nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Thành phố Hà Nội tổ chức lễ
ra mắt quận Long Biên. Đồng chí Nguyễn Phú Trọng-Ủy viên Bộ
Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội đã trao quyết định Ban Chấp
hành lâm thời Đảng bộ quận1.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã gửi thư chúc mừng Đảng bộ và
nhân dân trong quận: “Chúc quận Long Biên mới thành lập có
những thành tích không kém các quận huyện khác đã xây dựng từ
lâu. Nhờ chuyển đến toàn thể nhân dân, các cụ ông, cụ bà, các gia
đình thương binh liệt sĩ và có công với cách mệnh, đến các cháu
thanh niên và nhi đồng gái trai những lời chúc tốt đẹp nhất”2.
Cùng tham dự Lễ ra mắt có đồng chí Phùng Hữu Phú - Ủy viên Trung ương
Đảng, Phó Bí thư thường trực Thành ủy Hà Nội, đồng chí Hoàng Văn NghiênỦy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch UBND Thành phố.
2
Trong năm 2004, kỷ niệm 50 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, Đoàn đại biểu
lãnh đạo Quận ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ
quốc quận Long Biên do đồng chí Trần Văn Thanh-Phó Bí thư Quận ủy, Chủ
tịch Hội đồng nhân dân quận làm trưởng đoàn đến thăm và chúc mừng Đại
tướng Võ Nguyên Giáp.
1
19
Ngày 1-1-2004, quận Long Biên chính thức đi vào hoạt động.
Khi thành lập, Đảng bộ quận Long Biên có 41 cơ sở đảng (gồm 31
đảng bộ và 10 chi bộ cơ sở) được bàn giao từ Đảng bộ huyện Gia
Lâm. Trong đó có 13 cơ sở đảng xã, thị trấn; 28 cơ sở đảng trong
doanh nghiệp và trong cơ quan sự nghiệp, bệnh viện, nhà trường
với 7.071 đảng viên.
Được thành lập trên cơ sở chia tách từ huyện Gia Lâm Anh
hùng, Đảng bộ và nhân dân Long Biên ý thức sâu sắc về những
giá trị truyền thống được các thế hệ đi trước tạo dựng, cũng như
ý thức rõ về trách nhiệm phát huy những giá trị đó trong hoàn
cảnh mới. Tình đoàn kết, gắn bó đặc biệt giữa Long Biên - Gia
Lâm là một nguồn sức mạnh để Đảng bộ và nhân dân Long Biên,
Gia Lâm tiếp tục vươn lên đóng góp ngày càng nhiều vào tiến
trình phát triển của Thủ đô, đất nước.
Quận Long Biên có vị trí chiến lược rất quan trọng về chính
trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng an ninh của Hà Nội và
đất nước. Nơi đây là đầu mối của các tuyến đường giao thông
quan trọng gồm cả đường sắt, đường bộ, đường thủy nối liền với
các tỉnh phía Bắc, Đông Bắc; có sân bay Gia Lâm, khu vực quân
sự; nằm trong vùng tam giác kinh tế trọng điểm Hà Nội-Hải
Phòng-Quảng Ninh đang phát triển sôi động trong quá trình hội
nhập kinh tế quốc tế. Long Biên có khu công nghiệp liên doanh
với nước ngoài, nhiều công trình kinh tế, văn hóa, khoa học-kỹ
thuật, cơ quan, nhà máy, đơn vị sản xuất-kinh doanh của Trung
ương và địa phương1.
Đóng trên địa bàn quận có trên 200 cơ quan, đơn vị của Trung ương và của
Thành phố, 647 doanh nghiệp.
1
20
Long Biên là quận nội thành có diện tích tự nhiên lớn, với
quỹ đất quy hoạch cho phát triển đô thị còn khá nhiều, là điều
kiện để phát triển nhanh trong tương lai.
Long Biên là quận thành lập sau nên học hỏi được nhiều kinh
nghiệm từ các quận thành lập trước đó, được các đồng chí lãnh
đạo của Đảng, Nhà nước và Thành phố quan tâm chỉ đạo 1, được
Thành phố tăng cường cán bộ, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Toàn
thể cán bộ, đảng viên, nhân dân trong quận vui mừng, phấn khởi
khi chuyển từ huyện, xã, sang quận, phường, là nguồn động lực
tinh thần to lớn… Đây là những yếu tố thuận lợi cho Long Biên
phát triển nhanh, mạnh và bền vững về mọi mặt, quyết định chiều
hướng phát triển của Quận.
Bên cạnh những thuận lợi, Long Biên có nhiều khó khăn so
với tiêu chí một quận. Kết cấu hạ tầng còn thiếu và chưa đồng bộ.
Hệ thống giao thông, đặc biệt là các tuyến xương sống của quận
còn thiếu và phải dựa vào các tuyến quốc lộ. Hệ thống điện,
nước, chiếu sáng, thu gom rác thải mới tập trung chủ yếu ở các
phường mà trước đây là thị trấn, một số khu công nghiệp. Hệ
thống xử lý và thoát nước thải chung của quận chưa được quy
hoạch xây dựng. Diện tích tự nhiên rộng nhưng bị khống chế bởi
các công trình dân dụng, quốc phòng, đê điều, vùng bãi rộng…
nên hiệu quả khai thác thấp và khó khăn trong quản lý. Lực
lượng lao động nông nghiệp chưa qua đào tạo nghề, khó chuyển
1
Quận Long Biên được nhiều đồng chí lãnh đạo của Trung ương, Thành ủy,
UBND thành phố Hà Nội về làm việc, chỉ đạo. Tết Giáp Thân (2004), tết đầu
tiên sau khi thành lập quận, đồng chí Nguyễn Phú Trọng - Ủy viên Bộ Chính
trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội về làm việc chúc tết Đảng bộ và nhân dân quận
Long Biên và dự lễ phát động trồng cây, phong trào thi đua quận Long Biên
tại phường Ngọc Thụy.
21
đổi nghề nghiệp, tìm kiếm việc làm khi bị thu hồi đất. Trong thời
kỳ đầu, đội ngũ cán bộ thiếu, cơ bản cán bộ lãnh đạo trưởng các
ban, phòng được bổ nhiệm từ cấp phó của ban, phòng huyện Gia
Lâm (cũ); bộ máy các cơ quan cấp quận chưa kiện toàn, lại thực
hiện chức năng, nhiệm vụ mới của một quận nội thành nên nhiều
bỡ ngỡ; trụ sở chưa có, phải thuê nhà dân và các cơ quan, diện
tích chật hẹp, phương tiện, thiết bị kỹ thuật thiếu thốn…
Hoàn cảnh khó khăn đã đặt sự nghiệp xây dựng và phát triển
của Đảng bộ và nhân dân Long Biên trước hàng loạt thách thức.
Yêu cầu đặt ra trước hết là phải định rõ hướng đi, sớm xác định
mô hình phát triển trước mắt và lâu dài một cách phù hợp, bảo
đảm sự phát triển nhanh, có sự đột phá mang dấu ấn riêng của
Quận; phải thay đổi cách thức quản lý, điều hành cho phù hợp với
chức năng, nhiệm vụ là một quận nội thành; phải kết nối các
nguồn động lực truyền thống và hiện đại, phát huy nội lực và chủ
động tranh thủ sự quan tâm của thành phố, các nguồn lực từ bên
ngoài để đón bắt được và phát huy tốt thời cơ phát triển.
Nhận thức được những thuận lợi và khó khăn, ý thức rõ trách
nhiệm lãnh đạo trong bước chuyển đổi quan trọng của địa
phương sang giai đoạn phát triển mới, ngay sau khi thành lập,
Quận ủy lâm thời tập trung xây dựng bộ máy, đội ngũ cán bộ
đồng thời xác định hướng đi, tổ chức thực hiện có kết quả các
nhiệm vụ chính trị.
II. ỔN ĐỊNH TỔ CHỨC VÀ CÁC MẶT CÔNG TÁC, LÃNH
ĐẠO THỰC HIỆN CÁC NHIỆM VỤ CHÍNH TRỊ
Trong thời gian đầu, Đảng bộ và nhân dân quận Long Biên
tiếp tục thực hiện các chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện
22
Gia Lâm lần thứ XVIII đề ra. Đồng thời, Đảng bộ xác định
nhiệm vụ trọng yếu thời kỳ đầu là tập trung xây dựng quy hoạch
tổng thể, xây dựng, kiện toàn đội ngũ cán bộ và tập trung chuẩn
bị cho Đại hội lần thứ nhất.
Trong công tác quy hoạch, với tư duy đổi mới, quyết tâm bứt
phá, trên cơ sở quy hoạch huyện Gia Lâm tỉ lệ 1/5000 đã có,
quận tập trung xây dựng quy hoạch tổng thể theo địa giới hành
chính mới. Xây dựng quy hoạch từ đầu cũng là cơ hội để Long
Biên xây dựng quy hoạch một cách đồng bộ, hiện đại, góp phần
tạo nền tảng cơ sở vững chắc cho sự phát triển trong tương lai.
Quận ủy, Ủy ban nhân dân quận xác định đây là công việc
hết sức quan trọng, cần phải đi trước một bước, tiến hành tập
trung dứt điểm, làm cơ sở cho triển khai xây dựng kết cấu hạ tầng
đồng bộ và hiện đại. Quy hoạch của Quận được đặt trong quy
hoạch của vùng và Thủ đô, có tầm nhìn đến năm 2020 và dài hạn
đến năm 2050. Quận ủy, Ủy ban nhân dân quận sớm chủ động
làm việc với Thành phố, phối hợp chặt chẽ với các sở, ban ngành
liên quan, nhất là Sở Quy hoạch kiến trúc, Viện Quy hoạch xây
dựng Hà Nội, tập trung xây dựng Quy hoạch tỉ lệ 1/2000 và Quy
hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội đến năm 2010, định
hướng đến năm 2020. Trong xây dựng quy hoạch đã chú trọng
gắn kết việc điều chỉnh không gian đô thị với mục tiêu phát triển
kinh tế-xã hội, đồng thời bảo đảm các yêu cầu phòng thủ khu vực
và an ninh, quốc phòng. Một số lĩnh vực kinh tế-xã hội bức thiết
như giao thông, cấp thoát nước, chiếu sáng vừa xây dựng quy
hoạch vừa từng bước triển khai xây dựng để đáp ứng nhu cầu cấp
bách của xã hội.
23
Công tác đầu tư xây dựng cơ bản được đẩy mạnh với tư
tưởng chỉ đạo nhất quán là tập trung, đồng bộ và hiện đại; ưu tiên
đầu tư cho giáo dục, y tế, giao thông đô thị, xây dựng các trụ sở
tổ dân phố và nâng cấp kết cấu hạ tầng.
Cùng với việc tranh thủ sự giúp đỡ của Thành phố, huy động
cao từ nguồn vốn ngân sách, quận triển khai thực hiện hiệu quả
các dự án đấu giá quyền sử dụng đất, tạo thêm nguồn vốn đầu tư
xây dựng cơ bản.
Trong quá trình thực hiện, cùng một lúc triển khai đồng thời
nhiều dự án, khối lượng công việc lớn, trong hoàn cảnh đội ngũ
cán bộ thiếu, phương tiện cơ sở vật chất nghèo nàn, quận đã nỗ
lực trong việc hoàn tất thủ tục, tăng cường quản lý, giám sát; vừa
tăng tiến độ giải ngân, thúc đẩy tiến độ xây dựng, vừa bảo đảm
chất lượng nhằm nhanh chóng đưa các công trình vào sử dụng
hiệu quả. Từ thực tế quản lý các công trình, đội ngũ cán bộ
không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, tích lũy
được nhiều kinh nghiệm. Đến tháng 9-2005, quận đã phê duyệt
214 dự án, khởi công 154 dự án đầu tư, tiếp tục chuẩn bị đầu tư
33 dự án. Tổng mức đầu tư xây dựng cơ bản đạt trên 500 tỷ đồng,
bước đầu 92 công trình nhanh chóng được hoàn thành và đưa vào
sử dụng.
Trở thành quận nội thành đã tạo nên sự phấn khởi và mở
rộng hơn cơ hội phát triển của các nhà đầu tư, các doanh nghiệp
cũng như của từng gia đình. Đây là điều kiện rất thuận lợi để
Long Biên thực hiện xã hội hóa việc đầu tư xây dựng đô thị bằng
các chính sách, cơ chế mang tính đặc thù. Hàng loạt công trình
lớn được đẩy nhanh tiến độ, sớm đưa vào sử dụng đã tạo ra sự
24
kích thích có tính dây chuyền của các cơ quan, doanh nghiệp và
nhân dân trong xây dựng, chỉnh trang trụ sở, nhà cửa. Các khu đô
thị mới đẩy nhanh tiến độ xây dựng. Nhiều cơ quan, doanh
nghiệp xây dựng mới hoặc mở rộng trụ sở làm việc, cơ sở sản
xuất kinh doanh.
Quận chỉ đạo tập trung quy hoạch xây dựng trụ sở sinh hoạt,
khu hoạt động thể thao của các phường, tổ dân phố; cải tạo, mở
rộng và nâng cấp một số tuyến giao thông đô thị; cống hóa hệ
thống thoát nước; lắp đặt hệ thống chiếu sáng một số tuyến
đường rộng trên 2 mét ở các phường; rà soát, chấn chỉnh hoạt
động quảng cáo. Công tác vệ sinh môi trường đô thị đi vào nền
nếp ngay từ thời gian mới thành lập quận. Long Biên là quận đầu
tiên của Thành phố tổ chức tốt việc đấu thầu thu gom rác thải
theo đề án xã hội hóa vệ sinh môi trường. Công tác phòng chống
lụt bão, úng ngập cục bộ được triển khai tích cực... Bộ mặt đô thị
thay đổi nhanh chóng, không gian chung của quận, phường
khang trang và sạch đẹp hơn. Các tuyến phố văn minh đô thị dần
hình thành.
Trong 2 năm (2004-2005), tình hình thị trường nhà đất và
quá trình đô thị hóa diễn ra sôi động. Trước thực tế đó, Đảng bộ,
chính quyền chú trọng tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác
quản lý đất đai, trật tự xây dựng và giao thông đô thị. Các cấp
chính quyền tập trung xử lý các vấn đề tồn đọng và mới nảy sinh,
đồng thời thực hiện các giải pháp quản lý cơ bản, lâu dài: tiến
hành tổng kiểm kê đất đai để đánh giá hiện trạng và tình hình sử
dụng đất, thống kê đất nhỏ, kẹt, đưa vào quy hoạch xây dựng
hoặc đấu giá quyền sử dụng lấy vốn đầu tư kết cấu hạ tầng tại các
phường. Một số vi phạm trước đây về đất đai được phân loại xử
25