Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

TIỂU LUẬN TÌM HIỂU HỢP CHẤT THIÊN NHIÊN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (583.73 KB, 18 trang )

PHỤ LỤC
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ
PHẦN 2: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
Chương 1: Một số vấn đề chung
1.1. Khái niệm về tecpenonit và triterpenoid……………………………………5
1.2. triterpenoid penta cyclic…………………………………………………….6
1.2.1. Nhóm olean……………………………………………………………….6
1.2. 2. Nhóm ursan………………………………………………………………7
1.2. 3. Nhóm lupan. ……………………………………………………………..8
1.2. 4. Nhóm hopan………………………………………………………….......8
1.3. Một vài trường hợp đặc
biệt………………………………………………...9
Chương 2: Trạng thái thiên nhiên và cấu trúc của một số dẫn chất thuộc
triterpenoid
2.1. Trạng thái thiên nhiên của dẫn chất triterpenoid. ………………………...10
2.1.1. Cây bọt ếch. …………………………………………………………….10
2.1.2. Nấm Hexagonia apiaria………………………………………………….11
2.1.3. Nấm Trametes cubensis (Mont.) Sacc…………………………………...11
2.1.4. nấm Ganoderma lucidum………………………………………………..11
2.2. Công thức cấu tạo của một số dẫn chất thuộc triterpenoid………………..12
2.2.1. Công thức của hợp chất 12-α- hidroxyerodol có trong vỏ thân…………12
2.2.2. Công thức của hợp chất rutaevine có trong vỏ lá………………………12
2.2.3. Công thức của hợp chất lupeol có trong vỏ thân ……………………….13
2.2.4. Công thức của hợp chất fridelan-3-one có trong vỏ thân ……………...13
2.2.5.Ngoài ra còn một số dẫn chất của triterpenoid có công thức sau……….13
Chương 3: Phân lập và các phương pháp nghiên cứu triterpenoid
3.1. Các phương pháp nghiên cứu cấu trúc. …………………………………..16
3.1.1. Phương pháp lấy mẫu…………………………………………………..16
3.1.2. Phương pháp phân tích, tách các hỗn hợp và phân lập các chất……….16
3.1.3. Các phương pháp khảo sát cấu trúc các hợp chất ……………………..16


3.1.4. Hóa chất ………………………………………………………………...17
3.1.5. Dụng cụ và thiết bị………………………………………………………17
3.2. Sơ đồ phân lập…………………………………………………………….17
PHẦN 3: KẾT LUẬN

1


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Võ Văn Chi (1999) Từ điển cây thuốc việt nam NXB YH TP Hồ Chí Minh
2. Nguyễn Xuân Dũng, Đào Hữu Vinh và các cộng sự (1985) Các phương pháp sắc kí
NXB KHKT
3. Trần Đình Đại (1998) Khái quát về thực vật việt nam, hội thảo hóa học Việt-Đức
về hóa học và các hợp chất thiên nhiên
4. Nguyễn Văn Đàn, Nguyễn Viết Tựu (1985) Phương pháp nghiên cứu hóa học cây
thuốc, NXB Y học
5. Lê Thị Anh Đào, Nguyễn Xuân Dũng, Hoàng Văn Lựu (1997) Nghiên cứu thành
phần hóa học cây vối ở Nghệ An. Tạp chí hóa học số 3 trang 35-51
6. Nguyễn Văn Đậu, Nguyễn Thị Thuận, Đỗ Thị Thanh phân lập một số hợp chất từ
cây vối. Tuyển tập công trình khoa học, hội nghị KH và CN hóa hữu cơ toàn quốc
lần thứ IV, Hà Nội trang 311-315
7. Nguyễn Hữu Đĩnh-Trần Thị Đà (1999) Một số phương pháp phổ nghiên cứu cấu
trúc, NXB GD
8. Hoàng Văn Hộ (2003), cây cỏ Việt Nam, NXB trẻ TP Hồ Chí Minh
9. Nguyễn Quang Huy, Phan Tuấn Nghĩa, Ngô Văn Quang, Phàn Văn Kiên (2007),
axit asiatic phân lập cây sắn thuyền và có tác dụng lên vi khuẩn streptoccus
metasls, tạp chí dược học số 7 trang 19-22
10.
Đỗ Tất Lợi (1999), những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, NXB YH Hà Nội
trang 395.

11.
Trương Thị Thu Hiền, Luận án tiến sĩ, Viện hóa học Việt Nam chuyên ngành
hóa hữu cơ. Năm 2014
12.
Hoàng Văn Thanh, Hoàng Văn Lựu, Chi Đình Kính, Phạm Thị Thanh Mỹ, xác
định cấu trúc của một số hợp chất tách từ rễ cây sắn sơn thuyền
13.
Nguyễn Đình Triệu, các phương pháp vật lí và hóa học, NXB KHKT HN 2005
14.
Đỗ Huy Bích và cộng sự, Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam, NXB
KHKT, 2003
15.
Đái Duy Ban, các hợp chất thiên nhiên có hoạt tính sinh học phòng chống một
số bệnh cho người và vật nuôi, NXB KHTN và CN, HN 2008.
16. Delectis Florae Reipublicae Popularis Sinicae Edita - MFlora Reipublicae
Popularis Sinicae N, Beijing Science Press 44 (1999) 63.
17. Nguyen Tien Ban (Ed.) - Checklist of plant species of Vietnam, Agricultural
Publishing House, Hanoi 2003.
18. Xiao H. T., Hao X. Y., Yang X. W., Wang Y. H., Zhang Y., Lu Y., Gao S., He H.
P., Hao X. J. - Bisabolane-type sesquiterpenoids from the rhizomes of Glochidion
coccineum, Helv. Chim. Acta 90 (2007) 164–170.
19. Xiao H. T., He H. P., Peng J., Wang Y. H., Yang X. W., Hu X. J., Hao X. Y.,
Hao X. J. - Two new norbisabolane sesquiterpenoid glycosides from Glochidion
coccineum, J. Asian Nat. Prod. Res., 10 (2008) 1–5.

2


20. Ganguly A. K., Govindachari T. R., Mohamed P. A., Rahimtulla A. D. Viswanathan N.- Chemical constituents of Glochidion hohenackeri, Tetrahedron
22 (1966) 1513–1519.

21. Srivastava R., Dinesh K. K. - Glochidioside, a triterpene glycoside from
Glochidion heyneanum, Phytochemistry 25 (1986) 2672–2674.
22. Srivastava R., Dinesh K. K. - Triterpenoids from Glochidion heyneanum,
Phytochemistry 27 (1988) 3575–3578.
23. Puapairoj P., Naengchomnong W., Kijjoa A., Pinto M. M., Pedro M., Nascimento
M. S., Silva A. M., Herz W. - Cytotoxic activity of lupane-type triterpenes from
Glochidion sphaerogynum and Glochidion eriocarpum two of which induce
apoptosis, Planta Med. 71 (2005) 208–213.
24. Kiem P. V., Thu V. K., Yen P. H., Nhiem N. X., Tung N. H., Cuong N. X., Minh
C. V., Hyun J. H., Kang H. K., Kim Y. H.- New triterpenoid saponins from
Glochidion eriocarpum and their cytotoxic activity, Chem. Pharm. Bull. 57 (2009)
102–105.
25. Hui W. H., Lee W. K., Ng K. K., Chan C. K.- The occurrence of triterpenoids
and steroids in three Glochidion species, Phytochemistry 9 (1970) 1099–1102.
26. Otsuka H., Hirata I., Shinzato T., Takeda Y.-Glochiflavanosides A-D: flavanol
glucosides from the leaves of Glochidion zeylanicum (Gaertn) A. Juss., Chem.
Pharm. Bull. 49 (2001) 921–923.
27. Otsuka H., Takeda Y., Hirata E., Shinzato T., Bando M.- Glochidiolide,
isoglochidiolide, acuminaminoside, and glochidacuminosides A-D from the
leaves of Glochidion acuminatum Muell, Chem. Pharm. Bull. 52 (2004) 591–596.
28. Takeda Y., Mima C., Masuda T., Hirata E., Takushi A., Otsuka H.Glochidioboside, a glucoside of (7S,8R)-dihydrodehydrodiconiferyl alcohol from
leaves of Glochidion obovatum, Phytochemistry 49 (1998) 2137–2139.
29. Otsuka H., Hirata E., Shinzato T., Takeda Y.- Isolation of lignan glucosides and
neolignan sulfate from the leaves of Glochidion zeylanicum (Gaertn) A. Juss.,
Chem. Pharm. Bull. 48 (2000) 1084–1086.
30. Rasool N., Khan A. Q., Malik A. - A taraxerane type triterpene from Euphorbia
tirucalli, Phytochemistry 28 (1989) 1193–1195.
31. Sakurai N., Yaguchi Y., Inoue T.- Triterpenoids from Myrica rubra,
Phytochemistry 26, 217–219 (1987).
32. Jung H. A., Chung H.Y., Jung J. H., Choi J. S- A new pentacyclic triterpenoid

glucoside from Prunus serrulata var. spontanea, Chem. Pharm. Bull. 52 (2004)
157–159. Các hợp chất triterpenoit của cây bọt ếch (Glochidion obliquum decne)
ở Việt Nam 49
33. Saimaru H., Orihara Y., Tansakul P., Kang Y. H., Shibuya M., Ebizuka Y. Production of triterpenea cids by cell suspension cultures of Olea europaea,
Chem. Pharm. Bull. 55 (2007) 784–788.
34. Wu Z. J., Ouyang M. A., Wang C. Z., Zhang Z. K., Shen J. G. - Anti-tobacco
mosaic virus (TMV) triterpenoid saponins from the leaves of Ilex oblonga, J.
Agric. Food Chem. 55, (2007) 1712–1717. 21. Dictionary of Natural product on
CD-Rom, Chapman and Hall-CRC, 2005.

3


PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ
Việt Nam nằm ở vùng trung tâm Đông Nam á hàng năm có lượng mưa và
nhiệt độ trung bình tương đối cao. Với khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng, ẩm đã
cho rừng Việt Nam một hệ thực vật đa dạng và phong phú. Theo số liệu thống
kê gần đây hệ thực vật Việt Nam có trên 10.000 loài, trong đó có khoảng 3.200
loài cây đươợc sử dụng trong y học dân tộc và 600 loài cây cho tinh dầu. Đây là
nguồn tài nguyên thiên nhiên rất quý báu của đất nước có tác dụng lớn đối với
đời sống và sức khỏe của con người.
Từ trước đến nay trên thế giới các hợp chất thiên nhiên có hoạt tính sinh
học luôn đóng một vai trò hết sức quan trọng trong đời sống của con người. Các
hợp chất thiên nhiên có hoạt tính sinh học đựơc dùng làm nguyên liệu cho công
nghiệp dược phẩm làm thuốc chữa bệnh, công nghiệp thực phẩm, hương liệu và
mỹ phẩm… Thảo dược là nguồn nguyên liệu trực tiếp hoặc là những chất dẫn
đường để tìm kiếm các loại biệt dược mới. Theo số liệu thống kê cho thấy có
khoảng trên 60% các loại thuốc đang được lưu hành hiện nay hoặc đang trong
giai đoạn thử nghiệm có nguồn gốc từ các hợp chất thiên nhiên.
Khi được nghiên cứu về hợp chất thiên nhiên tôi đã chọn đề tài “Các hợp

chất triterpenoit và phương pháp phân lập chúng”

4


PHẦN 2: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
Chương 1
Một số vấn đề chung
1.1. Khái niệm về tecpenonit và triterpenoid
- Cũng như alkaloit, glucozit, terpenoit là một loại hợp chất thiên nhiên
quan trọng có hoạt tính sinh học mạnh. Nó được cấu tạo bởi một hay nhiều đơn
cị isopren và có chung nguồn gốc sinh tổng hợp.
- Terpenoid phân bố rộng rãi ở trong thiên nhiên, chủ yếu là ở cây. Tinh
dầu là nguồn terpenoid dồi dào. Terpenoid cũng có mặt ở thực vật bậc thấp như
tảo nấm đến thực vật bậc cao và cả trong động vật, vi khuẩn.
- Các triterpenoid là một nhóm lớn các hợp chất chứa 30 nguyên tử
cacbon, được chia thành 20 nhóm cấu trúc. Đến năm 2006, hơn 4000 nghìn hợp
chất đã được xác định bao gồm các triterpenoid tự do, triterpenoid glycosid
(soponin) plytosterol và các tiền chất của chúng.
- Các loại triterpenoid (chủ yếu nhóm olean, ursan) khi đề hidro hóa với
selen thì cho hỗn hợp các dẫn chất naphtalen và phenan thren, chủ yếu là
sapotalen.
- Triterpenoid được chia thành 2 nhóm chính: triterpenoid penta cyclic và
triterpenoid tetra cyclic.
1.2. triterpenoid penta cyclic
- Phần agllycon của nhóm này có cấu trúc 5 vòng và phân ra thành các
nhóm nhỏ: olean, ursan, lecpan, hopan
1.2.1. Nhóm olean
Đây là nhóm quan trọng, chiếm phần lơn so với các triterpenoid penta
cyclic khác. Cấu trúc của olean gồm 5 vòng A, B, C, D và sự nối vòng hầu hết

sắp xếp theo thứ tự trans-anti-trans-syn-cis.

5


Hiện nay người ta phân biệt được trên 100 triterpenoid penta cyclic. Từ
năm 1966 đến năm 1972 phát hiện được 54 triterpenoid penta cyclic mới trong
đó có 32 chất thuộc nhóm olean. Các triterpenoid nhóm olean đa số là dẫn xuất
của amyrin (3-hidroxyl olean – 12- en)

3-hidroxyl olean – 12- en
1.2. 2. Nhóm ursan
- Nhóm này ít gặp hơn nhóm olean. Cấu trúc của nhóm ursan cũng tương tự như
olean, chỉ có khác nhóm metyl ở C30 không đính ở vị trí 20 của khung mà lại
đính ở vị trí 19.

6


Các triterpenoid thuộc nhóm ursan thường là dẫn xuất của amyrin 3hidroxyl olean – 12- en) cũng như nhóm olean, ở C28 thường là nhóm
cacboxyl.
1.2. 3. Nhóm lupan.
- Nhóm này ít gặp trong tự nhiên. Cấu trúc có 5 vòng và sự nối vòng theo
thứ tự trans-anti-trans-anti-trans. Vòng E là vòng 5 cạnh cacbon C50 nằm ngoài
vòng. Đa số các triterpen loại này nhóm OH đính ở C3 và ở C28 là nhóm
cacboxyl.

- Một số nhóm thuộc nhóm lupan: Lupeol; betulin; axit betulinic; axit
melaleucic; thuberogenin.
1.2. 4. Nhóm hopan

Nhóm này hiếm gặp

7


1.3. Một vài trường hợp đặc biệt
- Một vài triterpenoid penta cyclic có cấu trúc không đủ 30 C, đó là những
dẫn chất nor- triterpenoid như axit nor-arjunolic có trong vỏ cây thông- Akabia
quinata, larraagin A có trong larrea dira ricata.

8


Chương 2
Trạng thái thiên nhiên và cấu trúc của một số dẫn chất thuộc triterpenoid
2.1. Trạng thái thiên nhiên của dẫn chất triterpenoid.
2.1.1. Cây bọt ếch. (hình 1)
Cây Nàng Nàng Còn gọi là trứng ếch, trứng ốc, bọt ếch, nổ trắng, co phá
mặc lăm (Thái), pha tốp (Lai Châu), đốc pha nốc (Lào), srul kraham
(Cămpuchia). Tên khoa học Callicarpa cana L. Thuộc họ Cỏ roi ngựa
Verbenaceae.

Hình 1: Cây bọt ếch
2.1.2. Nấm Hexagonia apiaria

9


Hình 2: nấm Hexagonia apiaria
2.1.3. Nấm Trametes cubensis (Mont.) Sacc


Hình 3: nấm Trametes cubensis (Mont.) Sacc
2.1.4. nấm Ganoderma lucidum

10


2.2. Công thức cấu tạo của một số dẫn chất thuộc triterpenoid
Công thức cấu tạo của một số dẫn chất thuộc triterpenoid có trong cây dấu
dầu lá nhẵn.
2.2.1. Công thức của hợp chất 12-α- hidroxyerodol có trong vỏ thân

2.2.2. Công thức của hợp chất rutaevine có trong vỏ lá

11


2.2.3. Công thức của hợp chất lupeol có trong vỏ thân

2.2.4. Công thức của hợp chất fridelan-3-one có trong vỏ thân

2.2.5.Ngoài ra còn một số dẫn chất của triterpenoid có công thức sau

12


Công thức của một số triterpene trong nấm linh chi (Kubota et al. (1982); Helv
Chim Acta 65: 611-9; Nishitoba et al. (1984);

13



saponin triterpenoid

saponin triterpenoid pentacyclic

14


Chương 3
Phân lập và các phương pháp nghiên cứu triterpenoid
3.1. Các phương pháp nghiên cứu cấu trúc.
3.1.1. Phương pháp lấy mẫu
- Những cây có chứa dẫn chất triterpenoid:
+ Cây mấn lỗ (hexagonia apiaria)
+ Cây bọt ếch (glochidion obliquum decne)
+ Cây dấu dầu lá nhẵn.
+ Quả thể nấm linh chi đỏ (gamoderma lucidum I)
+ Nấm Ganoderma lucidum
+ Nấm Trametes cubensis
+ Nấm Hexagonia apiaria
- Mẫu thực vật (cây bọt ếch ở nghệ an) được thu hái vào thời điểm thích
hợp trong năm. Mẫu tươi sau khi lấy về được rửa sạch để nơi thoáng mát hoặc
xấy khô ở 400C. sau khi mẫu được sấy khô đem ngâm với dung môi thích hợp
một thời gian nhất định, rồi xử lí bằng phương pháp lọc, chiết thu được hỗn hợp
các chất dùng cho nghiên cứu
3.1.2. Phương pháp phân tích, tách các hỗn hợp và phân lập các chất
- Để phân tích và phân tách cũng như phân lập các hợp chất ta sử dụng các
phương pháp sắc kí như:
+ Sắc khí cột thường, sử dụng silicagen cỡ hạt 230-400 mesh.

+ Sắc kí lớp mỏng (TLC) phân tích được tiến hành trên bản mỏng kính
silicagen merk 60F245 tráng sẵn, độ dày 0,2 mm
- Hiện màu hơi iot và đèn UV 254 nm
- Các phương pháp kết tinh phân đoạn
3.1.3. Các phương pháp khảo sát cấu trúc các hợp chất
Để khảo sát cấu trúc các hợp chất người ta sử dụng kết hợp các phương
pháp sau:
15


- Phổ tử ngoại (UV)
- Phổ khối lượng phun mù electron (ESI-MS)
- Phổ cộng hưởng từ hạt nhân 1H-MNR
- Phổ cộng hưởng từ hạt nhân

13

C-MNR

- Phổ DEPT
- Phổ HSQC
- Phổ HMBC
- Phổ COSY
3.1.4. Hóa chất
Các dung môi dùng để ngâm chiết mẫu thực vật đều dùng loại tinh khiết
(pure) khi dùng cho sắc kí lớp mỏng và sắc kí cột loại tinh khiết phân tích (PA).
Dung môi được sử dụng nhiều là CH 3OH; n-C4H9OH; CH3COOC2H5;
CH3OCH3, nước cất
3.1.5. Dụng cụ và thiết bị
- Nhiệt độ nóng chảy đo trên kính hiển vi Boetins hoặc trên máy Yanaco

MP-S3
- Phổ tử ngoại được ghi trên máy Hitachi UV-3210
- Phổ khối lượng EI-MS được ghi trên máy HP5989B-MS với năng lượng
bắn phá 70eV.
- Phổ khối lượng phun mù electron được ghi trên máy LC-MS-trap-00127
- Phổ cộng hưởng từ hạt nhân 1H-MNR được ghi trên máy Bruker
500MHz.
- Phổ cộng hưởng từ hạt nhân 1C-MNR, DEPT, HMBC, HSQC, COSY
được ghi trên máy Bruker 125MHz.
3.2. Sơ đồ phân lập
- Mẫu lấy về cân lấy 4 kg mẫu tươi, sấy ở 400C, xay nhỏ, được chiết với
metanol ở nhiệt độ phòng trong thời gian 1 tuần. Dịch chiết được cất thu hồi
dung môi, thu được 260 g cao, sau đó lần lượt chiết với etyl axetat và n-butanol
thu hồi được 86g và 45g cao tương ứng.
16


- Cao n- butanol được phân tích trên cột silicagen với hệ dung môi rửa giải
CHCl3:CH3OH: H2O với các tỉ lệ 30:1:0,05; 20:1:0,05; 10:1:0,05; 5:1:0,05 thu
được 8 phân đoạn chính. Phân đoạn 8 sắc kí lại và kết tinh nhiều lần bằng
metanol và axeton thu được các mẫu được đánh số với khối lượng tương ứng
171(121mg) 134(203mg)
- Cao etyl axetat được phân tích trên cột silicagen với hệ dung môi rửa giải
CHCl3:CH3OH với các tỉ lệ 40:1; 30:1; 20:1; 10:1 thu được 6 phân đoạn chính.
Phân đoạn 4 sắc kí lại và kết tinh nhiều lần thu được các mẫu được đánh số với
khối lượng tương ứng 172(75mg) 132(202mg)
- Tiến hành đi đo phổ tử ngoại, phổ khối lượng và phổ cộng hưởng từ hạt
nhân các chất đã phân lập.
- Các quá trình trên được tóm tắt bằng sơ đồ sau.
Cây bọt ếch (4,0 kg)

Ngâm metanol
Cất thu hồ metanol
Cao metanol (260 g)
Phân bố trong nước
Chiết lần lượt với n-butanol; etylaxetat
Cao etyl axetat
Cao butanol
(86g)
(45g)
Sắc kí cột
Sắc kí cột
CHCl3:CH3OH
CHCl3:CH3OH:H2O
Chất 132(202mg)
Chất 171 (121mg)
Chất 172(75mg)
Chất 134 (203mg)
Đo các loại phổ
Đo các loại phổ
Cấu trúc được xác định

Cấu trúc được xác định

17


PHẦN 3: KẾT LUẬN
- Hoạt chất Saponin Triterpenoid
Saponi chứa nhiều trong các loại cây thuốc quý như Nhân sâm, tam thất bắc,
ngũ gia bì, đinh lăng…. Là hoạt chất có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm. Các

nhà khoa học Nhật Bản, Hàn Quốc đã chứng minh được rằng Saponi có tác
dụng kiềm chế sự phát triển của tế bào Ung thư, tái tạo tế bào bị Ung thư hóa,
đồng thời còn có khả năng phòng chống sự xâm lấn và di căn của các tế bào
Ung thư ác tính.
Việc tìm ra hoạt chất Saponi trong cây xạ đen có ý nghĩa hết sức quan trọng
trong việc phòng chống Ung thư, đây là một minh chứng cho thấy các cây thuốc
bài thuốc dân gian luôn có ý nghĩa thực tiễn vô cùng quý báu trong y học.
- Chất triterpenoid có tác dụng gì?
Ngoài công dụng hỗ trợ điều trị ung thư hiệu quả, xáo tam phân còn đặc biệt
được sử dụng trong thanh nhiệt, giải độc và chữa gan.
Chất triterpenoid là thành phần chính giúp hóa giải các vấn đề về gan.Với tính
năng giúp gan thanh lọc, đào thải độc tố ra ngoài một cách mạnh mẽ. Hổ trợ khả
năng tái tạo tế bào mới cho gan giúp ngăn ngừa các bệnh về gan.
Ngoài ra, thành phần Triterpenoid cùng với courmarin giúp cho thành mạch bền
hơn, hạn chế tình trạng máu khó đông và lưu thông dễ dàng.

18



×