Tải bản đầy đủ (.pdf) (30 trang)

CHUẨN ĐẦU RA CÁC NGÀNH ĐÀO TẠO HỆ ĐẠI HỌC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (213.37 KB, 30 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
------------ ˜ ² ™ ------------

CHUẨN ĐẦU RA
CÁC NGÀNH ĐÀO TẠO HỆ ĐẠI HỌC

TP.HCM, tháng 12 năm 2009


Chuẩn đầu ra hệ ĐHCQ

Trường Đại học Khoa học tự nhiên TP.HCM

MỤC LỤC
A. PHẦN GIỚI THIỆU CHUNG
I. THÔNG TIN CHUNG VỀ TRƯỜNG

2

II. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ TRƯỜNG
1. Sơ lược về lịch sử phát triển của Trường

2

2. Sứ mạng và tầm nhìn của Trường

5

III. Về công tác đào tạo:


6

1. Tổng kết năm học 2008-2009 và phương hướng đào tạo

6

2. Qui mô các loại hình đào tạo đại học

10

3. Danh mục các ngành đào tạo đại học

11

B. CHUẨN ĐẦU RA
I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO VÀ CHUẨN ĐẦU RA CỦA TRƯỜNG

12

II. CHUẨN ĐẦU RA CỦA CÁC NGÀNH ĐÀO TẠO

15

1. Ngành Toán -Tin học

15

2. Ngành Vật lý

16


3. Ngành Điện tử - Viễn thông

17

4. Nhóm Ngành Công nghệ thông tin

19

5. Ngành Hải dương, khí tượng và thuỷ văn

21

6. Ngành Hóa học
7. Ngành Địa chất

23

8. Ngành Khoa học môi trường

24

9. Ngành Công nghệ môi trường

25

10. Ngành Khoa học vật liệu

26


11. Ngành Sinh học

28

12. Ngành Công nghệ sinh học

29

1


Chuẩn đầu ra hệ ĐHCQ

Trường Đại học Khoa học tự nhiên TP.HCM

A. PHẦN GIỚI THIỆU CHUNG
I. THÔNG TIN CHUNG VỀ TRƯỜNG
1. Tên trường: Trường
Tên tiếng Việt: Trường Đại học Khoa học tự nhiên
Tên tiếng Anh: University of Science - VNUHCM
2. Cơ quan chủ quản: Đại học Quốc Gia Thành phố Hồ Chí Minh
3. Địa chỉ trường: 227 Nguyễn Văn Cừ, P4, Q.5, TP.HCM
Điện thoại:

(08) 38 353 193

Số fax:

(08) 38350069


Email:
Website: www.hcmus.edu.vn
4. Các cơ sở đào tạo:
Cơ sở 1: 227 Nguyễn Văn Cừ, P4, Q.5, Thành phố Hồ Chí Minh
Cơ sở 2: Phường Linh Trung, Q.Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh
5. Năm thành lập trường: 1941 / 1996
II. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ TRƯỜNG
1. Sơ lược về lịch sử phát triển của trường
Sự hình thành và phát triển của Trường ĐH Khoa học Tự nhiên gắn liền với các
mốc thời gian sau:
Trường Cao Đẳng Khoa Học
Trường Cao Đẳng Khoa Học trực thuộc Viện Đại học Đông Dương đặt tại Hà Nội
được thành lập theo sắc lệnh ngày 26/7/1941. Nhiệm vụ của Trường Cao Đẳng Khoa Học
từ năm học 1941-1942 là đào tạo và cấp các chứng chỉ: Toán Đại cương (M.G); Toán, Lý,
Hóa (M.P.C); Lý, Hóa, Khoa học tự nhiên (S.P.C.N).
Tháng 10/1942 Trường bắt đầu tổ chức kỳ thi nhập học chứng chỉ M.G và chứng chỉ
M.P.C tại Hà Nội, Huế, Sài Gòn.
Năm 1947, một trung tâm thứ hai được thiết lập tại Sài Gòn và tọa lạc trên phần đất
của bệnh viện Dejean de la Bâtie, nay là Bệnh viện Sài Gòn.
Năm học 1947-1948 trường mở các chứng chỉ (c/c): Toán học có c/c Toán Đại cương,
c/c Toán Vi phân và Tích phân; Khoa học Tự nhiên có c/c Thực vật đại cương, c/c Động
vật, c/c Sinh lý đại cương, c/c Vật lý, c/c Hóa học và Sinh học.
2


Chuẩn đầu ra hệ ĐHCQ

Trường Đại học Khoa học tự nhiên TP.HCM

Ngày 23/11/1947 thành lập phân ban Vô tuyến điện trực thuộc phòng thí nghiệm Vật

lý, đào tạo các cán sự Vô tuyến điện.
Trường Đại học Khoa học
Trong Bản Hiệp ước văn hóa Pháp - Việt, ký kết ngày 30/12/1949, Viện Đại học Đông
Dương biến đổi thành Viện Đại học hỗn hợp Pháp - Việt lấy tên là Viện Đại học Hà Nội,
gồm 2 trung tâm: một Trung tâm ở Hà Nội và một Trung tâm ở Sài Gòn. Viện này được
quyền tự trị hành chính và tài chính, bắt đầu hoạt động từ tháng 1/1951 dưới sự điều hành
của Viện trưởng người Pháp và được trợ giúp bởi một Phó Viện trưởng người Việt.
Ngày 12/11/1953, một văn bản của hai chính phủ Pháp và Việt nam đổi tên trường Cao
đẳng Khoa học thành trường Đại học Khoa học (còn gọi là Khoa học Đại học đường),
gồm một trung tâm ở Hà Nội và một trung tâm ở Sài Gòn.
Tháng 11/1954, trung tâm ở Hà Nội di chuyển vào nam và sáp nhập với Trung tâm ở
Sài Gòn. Ban đầu gồm có các trường: ĐH Luật khoa, ĐH hỗn hợp Y-Dược khoa, ĐH
Khoa học, Cao đẳng Kiến trúc, Trường dự bị Văn khoa. Bản Hiệp ước Văn hóa Việt-Pháp
(30/12/1949) và sau đó là thỏa thuận bổ sung (08/01/1951) đã quyết định sẽ chuyển giao
điều hành từ chính phủ Pháp qua Việt Nam. Ngày 11/5/1955 Lễ chuyển giao từ chính phủ
Pháp cho Việt Nam đã được tiến hành. Ngày này trở thành mốc đánh dấu ngày thành lập
Viện Đại học Quốc gia Việt Nam. Viện Đại học Quốc gia Việt Nam được đặt dưới sự
điều hành của một Viện Trưởng người Việt Nam. Theo Sắc lệnh số 247 ngày 28/4/1955,
Ông Nguyễn Quang Trình, Giáo sư thực thụ, Tiến sĩ Khoa học, đã được cử làm Viện
trưởng Viện Đại học Quốc gia. Đồng thời, GS Nguyễn Quang Trình được bổ nhiệm là
Quyền Khoa Trưởng Khoa học Đại học Đường (tức Trường Đại học Khoa học).
Ngày 22/12/1955 lễ khai giảng các trường Đại học diễn ra sau khi ký kết văn kiện
chuyển giao. Sĩ số sinh viên của Trường Đại học Khoa học tính đến ngày 01/01/1956 là
743 sinh viên. Lúc đó Trường có 15 Giáo sư (có 7 người Pháp). Các kỳ thi cuối niên học
1955-1956, khóa thứ I (ngày nay gọi là thi lần 1), mở từ ngày 11/6/1956, kết quả số sinh
viên thi đạt là 96 trên số sinh viên dự thi là 326. Kỳ thi khóa II, mở ngày 16/10/1956, kết
quả số sinh viên thi đạt là 84 trên số sinh viên dự thi là 241.
Tháng 3 năm 1957, sau khi Viện Đại học Huế được thành lập thì Viện Đại học Quốc
gia Việt Nam đổi tên thành Viện Đại học Sài Gòn; cũng từ đó trường Đại học Khoa học
được mang tên Trường Đại học Khoa học Sài Gòn.


3


Chuẩn đầu ra hệ ĐHCQ

Trường Đại học Khoa học tự nhiên TP.HCM

Ngày thứ ba, 13/10/1964, lúc 9g sáng đã diễn ra lễ đặt viên đá đầu tiên xây dựng tòa
nhà thuộc Trường Đại học Khoa học Sài Gòn tại khu Đại học Thủ Đức (cơ sở Linh Trung
hiện nay), theo chương trình Viện trợ Văn hóa cho Chính phủ Việt Nam của Tân Tây Lan
(New Zealand).
Trường Đại học Khoa học Sài Gòn được xem là trường khoa học cơ bản mạnh nhất lúc
bấy giờ và là cái nôi nghiên cứu khoa học cơ bản. Trường đào tạo hệ đại học và sau đại
học, tổ chức bảo vệ luận án "Tiến sĩ quốc gia" đầu tiên về Hóa học vào năm 1965, từ đó
trường tổ chức đào tạo Bằng "Tiến sĩ quốc gia" và "Tiến sĩ Đệ tam cấp" trong các ngành
khoa học.
Trường Đại học Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh
Được thành lập ngày 30/4/1977 theo quyết định của Bộ Đại học và Trung học chuyên
nghiệp hợp nhất từ hai trường Đại học Văn Khoa và Đại học Khoa học (của Viện Đại học
Sài Gòn cũ) với mục tiêu đào tạo cán bộ nghiên cứu khoa học tự nhiên và xã hội, đào tạo
giảng viên giảng dạy khoa học cơ bản cho các trường trong khu vực. Trường gồm 16
khoa: Toán, Vật lý, Hóa, Sinh, Địa lý, Địa chất, Ngữ văn, Sử học, Triết, Kinh tế, Thư
viện, Anh, Pháp, Nga, Luật và Đông Phương học. Ngoài ra còn có 7 trung tâm NCKH dịch vụ và sản xuất.
Trường đóng vai trò lớn trong việc đào tạo hàng ngàn nhà khoa học trẻ trên hai lãnh
vực là khoa học tự nhiên và khoa học xã hội. Trường có mối quan hệ với hàng chục
trường đại học, viện và tổ chức giáo dục trên thế giới. Từng tổ chức nhiều hội thảo khoa
học và cử cán bộ tu nghiệp và trao đổi chuyên môn.
Trường Đại học Khoa học Tự nhiên
Được thành lập theo quyết định 1236/GDĐT của Bộ GD & ĐT ngày 30/3/1996 trên cơ

sở tách ra từ Trường Đại học Tổng hợp Tp.HCM để tham gia vào Đại học Quốc gia
Tp.HCM. Trường hiện có 9 khoa: Toán - Tin học, Công nghệ Thông tin, Vật lý, Hóa học,
Sinh học, Địa chất, Môi trường, Điện tử - Viễn thông và Khoa học Vật liệu; 3 bộ môn
trực thuộc trường: bộ môn Hải dương - Khí tuợng và Thủy văn, bộ môn Ngoại ngữ, bộ
môn Giáo dục thể chất; 7 phòng và 8 ban chức năng; 15 trung tâm nghiên cứu khoa học
và sản xuất dịch vụ.
Hiện Trường đào tạo các văn bằng: Cử nhân Cao đẳng, Cử nhân khoa học, Thạc sĩ
khoa học và Tiến sĩ với 15 ngành đào tạo bậc đại học 31 chuyên ngành đào tạo bậc thạc sĩ
và 31 chuyên ngành đào tạo bậc tiến sĩ.
4


Chuẩn đầu ra hệ ĐHCQ

Trường Đại học Khoa học tự nhiên TP.HCM

Hàng năm Trường có trên 2.000 Cử nhân và gần 300 Thạc sĩ, Tiến sĩ ra trường, cung
cấp đội ngũ cán bộ khoa học tự nhiên cho Tp.HCM và các tỉnh trong toàn quốc.
Các năm qua, Trường được Nhà nước đầu tư kinh phí xây dựng các ngành mũi nhọn
như: Công nghệ thông tin, Công nghệ Sinh học, Khoa học vật liệu với các phòng thí
nghiệm có thiết bị hiện đại. Trường có mối quan hệ với hơn 60 tổ chức, đơn vị trong
nước và hơn 50 trường đại học, tổ chức quốc tế.
Ngoài nhiệm vụ đào tạo, trường còn tham gia các hoạt động như công tác xã hội, sinh
hoạt chính trị, đoàn thể, nghiên cứu khoa học, hợp tác sản xuất.
Trường đã được nhà nước tặng thưởng Huân chương Lao động Hạng I năm 2001, vinh
dự đón nhận Huân chương độc lập hạng III năm 2003 và Huân chương độc lập hạng II
năm 2009. Bên cạnh đó còn nhiều huân chương lao động hạng 2, hạng 3, bằng khen, cờ
của chính phủ, các bộ, ngành, UBND tỉnh thành phố, các Đoàn thể tặng các tập thể, giáo
sư, các cá nhân về các lãnh vực khác nhau. Đã có 1 nhà giáo của Trường được phong
tặng danh hiệu Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới, 11 nhà giáo được phong tặng danh

hiệu Nhà giáo nhân dân, 34 nhà giáo được phong tặng danh hiệu Nhà giáo ưu tú. Các cán
bộ trẻ của trường cũng đã thể hiện tốt vai trò xung kích của mình thông qua việc có 5
giảng viên trẻ được trao tặng danh hiệu “Mười gương mặt trẻ tiêu biểu của Việt Nam”.
ĐHQG Tp.HCM là một đại học đa lĩnh vực, được chính phủ đầu tư đặc biệt về tài
chính và tạo điều kiện về cơ chế nhằm đi đầu trong chất lượng đào tạo, phương pháp
giảng dạy tiên tiến, đẩy mạnh khoa học công nghệ và hỗ trợ nguồn cán bộ khoa học cho
khu vực phía Nam.
Trường Đại học Khoa học Tự nhiên đang thực hiện các bước trong quy hoạch tổng thể
của ĐH Quốc Gia TP.HCM tại Linh Trung - Thủ Đức, hứa hẹn một tương lai tươi sáng.
Cơ sở của Trường tại Linh Trung được xem là một trong những cơ sở đào tạo đẹp nhất
Việt Nam và đang không ngừng phát triển.
2. Sứ mạng và tầm nhìn của Trường Đại học Khoa học tự nhiên
- Sứ mạng
Trường ĐHKH Tự Nhiên có nhiệm vụ đào tạo đại học, sau đại học, nghiên cứu
khoa học và chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực khoa học tự nhiên, đóng vai trò nòng
cốt trong Đại học Quốc gia Tp.HCM, tạo ra những sản phẩm tinh hoa đáp ứng yêu cầu
phát triển kinh tế - xã hội ngày càng cao của đất nước và phù hợp với xu thế phát triển
quốc tế, hội nhập với nền giáo dục đại học tiên tiến của khu vực và trên thế giới.
5


Chuẩn đầu ra hệ ĐHCQ

Trường Đại học Khoa học tự nhiên TP.HCM

- Tầm nhìn đến năm 2020
Đến năm 2020, trường ĐH Khoa Học Tự Nhiên TP. Hồ Chí Minh trở thành trung
tâm đào tạo, hợp tác quốc tế, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ có qui mô
và chất lượng cao, đóng vai trò nòng cốt trong ĐH Quốc Gia TP. Hồ Chí Minh cũng như
trong hệ thống Đại học Việt Nam. Đội ngũ cán bộ khoa học và giảng viên đáp ứng yêu

cầu về số lượng và chất lượng, có cơ sở vật chất đào tạo và nghiên cứu hiện đại đạt tiêu
chuẩn quốc tế, sánh ngang với các Đại học có uy tín trong khu vực và trên thế giới.
III. Về công tác đào tạo
1. Tổng kết năm học 2008-2009 và phương hướng
Nhà trường hiện có 9 khoa chuyên môn: Toán – Tin học, Vật lý, Hóa học, Sinh học,
Địa chất, Công nghệ thông tin, Khoa học môi trường, Điện tử - Viễn thông, Khoa học
Vật liệu đào tạo 15 ngành và hơn 50 chuyên ngành trình độ đại học và trên 35 chuyên
ngành đào tạo cao học và tiến sĩ.
Chỉ tiêu tuyển sinh đại học của trường tăng liên tục hàng năm từ 3 đến 5%. Năm học
2009-2010 trường tuyển 2750 sinh viên đại học hệ chính quy, có điểm tuyển tương đối
cao so với mặt bằng tuyển sinh của các trường đại học phía Nam. Trường đã áp dụng học
chế tín chỉ từ năm 1994 trên cơ sở phát triển tính mềm dẻo của cấu trúc chương trình đào
tạo theo học phần. Trường có các chương trình đào tạo chất lượng cao như chương trình
Cử nhân tài năng các ngành Toán-Tin, Vật lý, Hóa, Công nghệ thông tin, Điện tử viễn
thông theo đề án của Đại học Quốc Gia TP. HCM. Chương trình tiên tiến ngành Công
nghệ thông tin theo chương trình của Đại học Porland (Mỹ) được triển khai khóa đầu tiên
từ năm học 2006-2007.
Năm học 2008-2009 là năm học thứ hai thực hiện chủ trương của Bộ về giai đoạn 3
năm đột phá vào việc” Nói không với đào tạo không đạt chuẩn, không đáp ứng nhu cầu
của xã hội” và phải đối diện với những thời cơ và thách thức to lớn trong bối cảnh hội
nhập nền kinh tế toàn cầu. Việc thực hiện nhiệm vụ đã đề ra tại HNCNVC Trường cho
năm học 2008-2009 đã gặp không ít khó khăn khách quan cũng như chủ quan nhưng với
sự thống nhất trên dưới một lòng của toàn thể CBVC, về cơ bản Trường đã hoàn thành
tốt công tác đào tạo của mình.
a. Các số liệu thống kê:

6


Chuẩn đầu ra hệ ĐHCQ


Trường Đại học Khoa học tự nhiên TP.HCM

Trong đợt tuyển sinh Đại học và cao đẳng năm 2009, đã có 14280 thí sinh đăng ký
dự thi vào Trường. Trường đã tuyển mới 3733 sinh viên (trên 3550 chỉ tiêu tuyển sinh).
Đạt 105% chỉ tiêu.
Trong năm học 2008-2009, Trường có 2 đợt tốt nghiệp Đại học của sinh viên
chính qui:
+ Đợt tháng 3/2009:
-

Số sinh viên tốt nghiệp: 366

-

Tỉ lệ sinh viên tốt nghiệp loại Khá-Giỏi: 21.6%.

-

Có 55 sinh viên tốt nghiệp trước tiến độ 1 học kỳ (trong đó có 5 sinh viên
tốt nghiệp loại giỏi).

+ Đợt tháng 9/2009:
-

Số sinh viên tốt nghiệp: 1.357

-

Tỉ lệ sinh viên tốt nghiệp loại Khá-Giỏi: 47.9% (trong đó có 3 sinh viên tốt

nghiệp loại xuất sắc).

-

99% sinh viên Hệ CNTN tốt nghiệp loại Khá-Giỏi (chỉ duy nhất 1 sinh viên
tốt nghiệp loại TBK)

Năm học 2008 – 2009 đã tiến hành xét cấp 200 suất học bổng tài trợ trị giá
264.400.000đ và 11.150USD; 1.421 suất học bổng khuyến khích học tập với tổng số tiền
1.491.200.000đ.
Trong năm học 2008 – 2009, tiến hành xét miễn giảm học phí cho 2.671 lượt sinh
viên thuộc diện chính sách, vùng khó khăn, hộ nghèo, tàn tật và diện mồ côi cả cha lẫn
mẹ không nơi nương tựa. Bên cạnh đó cũng đã cấp xét trợ cấp xã hội cho 89 sinh viên
thuộc diện tàn tật, mồ côi và sinh viên dân tộc thiểu số với tổng số tiền là 67.320.000đ.
Tiến hành thực hiện công tác khen thưởng: tặng giấy khen cho 189 SV và 08 tập
thể SV với tổng số tiền thưởng 67.200.000 đ.
Hoàn thành việc triển khai hệ thống acount sinh viên cho 10.096 sinh viên hệ ĐH
chính quy và hệ thống email sinh viên cho 18.490 sinh viên toàn trường.
b. Triển khai đổi mới tổ chức đào tạo:
Để thể hiện một cách đầy đủ tinh thần của học chế tín chỉ, Trường đã tiến hành
trao đổi thảo luận và xin ý kiến chỉ đạo của ĐHQG về việc cập nhật quy chế đào tạo tín
chỉ của Trường, theo tinh thần tạo điều kiện cho sinh viên có mong muốn học tập có cơ
hội học tập suốt đời, nhưng vẫn bảo đảm các ràng buộc chung về chế độ, chính sách cũng
7


Chuẩn đầu ra hệ ĐHCQ

Trường Đại học Khoa học tự nhiên TP.HCM


như quyền lợi của người học theo qui định của Nhà nước. Đây là một việc làm phù hợp
với chủ trương mới đây của Bộ GD&ĐT về tinh thần tạo điều kiện học tập suốt đời cho
người học cũng như thể hiện tính nhân văn của Nhà Trường XHCN. Các qui định, qui
chế liên quan cũng đã từng bước được rà soát, cập nhật lại theo hướng chặt chẽ và hợp lý
hơn.
Trong năm học này, việc rà soát lại các chương trình đào tạo được thực hiện một
cách nghiêm túc. Về cơ bản, chương trình đào tạo 140 tín chỉ đã được hoàn thành tại tất
cả các ngành học và đang được tiếp tục hoàn thiện hàng năm để đảm bảo tính cập nhật,
khoa học và đáp ứng nhu cầu xã hội. Các chương trình đào tạo thống nhất về số lượng và
thời lượng học tập theo hệ thống tín chỉ chung, bao gồm cả các chương trình đào tạo của
các hệ hoàn chỉnh đại học, hệ vừa học vừa làm, hệ đào tạo từ xa và hệ cao đẳng. Các
chương trình này đều đã được phê duyệt của Hiệu Trưởng sau khi thông qua hội đồng
khoa học và đào tạo các Khoa phụ trách ngành và thường trực HĐKH&ĐT Trường.
Việc tổ chức quản lý, đào tạo chương trình tiên tiến và hệ cử nhân tài năng tiếp tục
được củng cố. Các sinh viên của hệ này tiếp tục đạt được nhiều thành tích đáng khích lệ
trong học tập cũng như trong các kỳ thi quốc gia quốc tế. Đối với hệ CNTN, năm học
2008-2009 cũng là năm bắt đầu hướng đến việc tập trung đầu tư cho sinh viên, cũng như
hiệu chỉnh lại tổ chức đào tạo để tạo cơ sở khẳng định thành viên lớp CNTN năng thật sự
là các sinh viên hàng đầu của khóa học.
Tiếp tục thực hiện đổi mới phương pháp dạy và học theo hướng tích cực, với
phương châm “dạy cách học, phát huy tính chủ động của người học”. Sử dụng công nghệ
thông tin – truyền thông và tận dụng các công cụ hiện đại trong quá trình dạy và học.
Tăng thời lượng nghiên cứu, tự học và thảo luận đối với người học dưới sự hướng dẫn và
giúp đỡ của giảng viên.
Chương trình đào tạo hệ “Đào tạo từ xa” đã được cập nhật, với phương châm lấy
chất lượng làm tiêu chí hàng đầu, chú ý đào tạo theo nhu cầu xã hội.
Trường dã xây dựng cơ chế thuận lợi để khuyến khích những người có nhu cầu
đang ký học các học phần SĐH để nâng cao trình độ, phục vụ tốt hơn cho công việc
chuyên môn của mình theo cơ chế học dự thính.
Thực hiện tốt việc chấn chỉnh công tác tổ chức, quản lý và xây dựng quy trình,

quy chế đào tạo Sau đại học để nâng cao chất lượng trong đào tạo tiến sĩ và thạc sĩ. Tích

8


Chuẩn đầu ra hệ ĐHCQ

Trường Đại học Khoa học tự nhiên TP.HCM

cực góp ý và tham gia vào quá trình xây dựng qui chế đào tạo sau đại học mới của
ĐHQG. Một số ý kiến có giá trị của Trường đã được tiếp thu.
c. Phát triển và hoàn thiện hệ thống khảo thí, kiểm định chất lượng giáo dục đại
học; đẩy mạnh công tác kiểm định chất lượng. Tăng cường hoạt động tự kiểm tra,
thanh tra.
Thực hiện chỉ thị của Bộ và chủ trương của ĐHQG về công tác đánh giá và kiểm
định chất lượng, trường đã thực hiện được hững việc sau:
Việc lập kế hoạch và triển khai việc tự đánh giá đã được triển khai khá bài bản.
Chuẩn bị cơ bản các điều kiện để chuẩn bị tiếp đoàn đánh giá ngoài cấp Trường
vào cuối năm 2009. Đây là công việc khó khăn, tốn nhiều công sức, có sự tham gia của
hầu như mọi đơn vị trong Trường. Tuy sự tham gia của các đơn vị chưa thật sự đồng đều,
nhưng về cơ bản các đơn vị đều đã nỗ lực. Đặc biệt, TT DL & ĐGCLĐT đã rất có trách
nhiệm trong công việc của mình. Tuy nhiên, lực lượng còn quá mỏng, nên nhiều việc lực
bất tòng tâm. Mong rằng các đơn vị tập trung cùng với Nhà Trường mà thường trực là TT
DL&ĐGCLĐT chuẩn bị tốt nhất trong điều kiện có thể để tiếp đón đoàn đánh giá ngoài.
Công tác kiểm tra, thanh tra sát với yêu cầu nhiệm vụ năm học đã được Ban thanh
tra dào tạo thực hiện nghiêm túc, khách quan. Các báo cáo được Ban thanh tra gửi thường
xuyên cho Lãnh đạo Trường, Khoa. Những vấn đề tồn tại đã được khắc phục ngay từ khi
mới phát sinh, nên trong năm học này kỷ cương học tập được giữ vững, không có vấn đề
nghiêm trọng xảy ra.
Công tác lấy ý kiến phản hồi của người học đã được thực hiện định kỳ với sự hỗ

trợ của công cụ CNTT.
Thực hiện đúng tiến độ kế hoạch kiểm định chương trình đào tạo nhóm ngành
CNTT. Khoa CNTT đang tập trung cao độ để sẵn sàng tiếp đoàn đánh giá quốc tế của
AUN vào đầu tháng 12. Đây là đơn vị đầu tiên của Trường và là 1 trong 3 đơn vị đầu tiên
của ĐHQG-HCM thực hiện đánh giá AUN, nên kết quả của đợt kiểm định sẽ rất quan
trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến uy tín của Trường. Do đó, rất cần sự hỗ trợ về mọi mặt
của các đơn vị trong Trường.
Trường đã cử được một số cán bộ tham gia các khóa đào tạo và bồi dưỡng nghiệp
vụ về công tác khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục. Tuy nhiên, lực lượng chuyên
trách về công tác này còn rất mỏng ở cập Trường và chưa lan tỏa được xuống cấp Khoa.

9


Chuẩn đầu ra hệ ĐHCQ

Trường Đại học Khoa học tự nhiên TP.HCM

Điều này gây khó khăn không ít cho công tác đánh giá và kiểm định chất lượng đào tạo
của Trường.
d. Các công tác khác:
Đợt tuyển sinh đại học vào tháng 7/2009 và tuyển sinh SĐH vào tháng 8/2009 đã
được Trường tổ chức một cách nghiêm túc, an toàn, đảm bảo chất lượng. Không có sự cố
đáng tiếc nào xảy ra.
Hệ thống hạ tầng công nghệ thông tin phục vụ cho công tác đào tạo và công tác
sinh viên cũng như các công tác khác của trường đã từng bước hoàn thiện. Hệ thống quản
lý tại phòng phòng đào tạo, phòng công tác sinh viên đã cơ bản hoàn thành và vận hành
tốt. Hệ thống mạng Wifi phục vụ sinh viên một cách hiệu quả.
Thực hiện tốt công tác chấm điểm rèn luyện cho toàn bộ các sinh viên cáo đẳng và
đại học hệ chính qui của Trường. Qui trình chấm được công bố công khai, tường mình.

Việc triển khai đã có sự phối hợp khá tốt giứa các bộ phận Phòng công tác sinh viên,
Phòng đào tạo, Đoàn Thanh niên, Hội sinh viên, các Khoa.
Tổ chức tốt đợt sinh hoạt chính trị đầu khóa cho hơn 10.000 sinh viên Trường.
Hoàn thành việc triển khai hệ thống acount sử dụng công thông tin ĐH KHTN cho
tất cả các sinh viên hệ ĐH chính quy và hệ thống email sinh viên toàn trường. Mỗi sinh
viên của Trường đều được cấp một địa chỉ email phục vụ cho công việc học tập và trao
đổi.
e) Sinh viên tốt nghiệp:
+ Sinh viên tốt nghiệp đều có việc làm trong các cơ quan nghiên cứu khoa học,
công nghệ hoặc trong các cơ quan quản lý, sản xuất kinh doanh. Nhờ nền tảng kiến thức
khoa học cơ bản vững vàng và kỹ năng chuyên ngành được cập nhật từ nhà trường đã có
thể tiếp thu nhanh những yêu cầu công việc và thích nghi tốt trong các môi trường làm
việc đa dạng kỹ thuật, công nghệ cao. Nhiều người sau một vài năm đã chứng tỏ năng
lực và trở thành những cán bộ, chuyên gia đầu ngành.
+ Nhiều sinh viên tốt nghiệp được chuyển tiếp hoặc trúng tuyển sau đại học.
Nhiều sinh viên nhận học bổng sau đại học tại các trường đại học uy tín quốc tế.
+ Một số sinh viên tốt nghiệp giỏi được giữ lại trường hoặc trở thành giảng viên
các đại học, cao đẳng khác.

10


Chuẩn đầu ra hệ ĐHCQ

Trường Đại học Khoa học tự nhiên TP.HCM

Theo số liệu từ các khoa và Ban liên lạc cựu sinh viên của các khoa, trường, sinh
viên tốt nghiệp đều có việc làm và nhiều người có vị trí cao trong các cơ quan nghiên
cứu, quản lý, kinh doanh có uy tín trong nước và quốc tế.
2. Qui mô các loại hình đào tạo đại học

Số liệu tháng 11/2009
- Đại học chính qui: 9.867
- Cao đẳng: 3.424
- Hoàn chỉnh Đại học: 1.286
- Đại học từ xa: 1.457
- Đại học vừa làm vừa học: 961
3. Danh mục các ngành đào tạo đại học
STT

Tên ngành

Mã ngành tuyển sinh

1

Toán – Tin học

101

2

Vật lý

104

3

Điện tử - Viễn thông

105


4

Nhóm ngành Công nghệ thông tin

107

5

Hải dương – Khí tượng và thủy văn

109

6

Hóa học

201

7

Địa chất

203

8

Khoa học Môi trường

205


9

Công nghệ Môi trường

206

10

Khoa học vật liệu

207

11

Sinh học

301

12

Công nghệ sinh học

312

11


Chuẩn đầu ra hệ ĐHCQ


Trường Đại học Khoa học tự nhiên TP.HCM

B. CHUẨN ĐẦU RA
Chuẩn đầu ra là những tuyên bố liên quan đến những gì người học (sinh viên) có thể
hiểu, nắm vững và có thể thực hiện được sau khi hoàn tất một quá trình đào tạo (hoàn tất
chương trình học, một khóa học hoặc một chủ đề trong một khóa học). Chuẩn đầu ra
được viết trên quan điểm của người học(sinh viên), là những khẳng định nhằm giúp đánh
giá và kiểm tra xác thực khả năng đào của một chương trình đào tạo. Chuẩn đầu ra về cơ
bản phải bao gồm những tiêu chuẩn (có thể đo lường được) về kiến thức, kỹ năng và thái
độ mà người học phải đạt được sau khi hoàn tất việc học. Khi xây dựng chuẩn đầu ra sẽ
giúp:
• Sinh viên sẽ biết được những kết quả mà giảng viên mong chờ ở họ
• Giúp sinh viên định hướng quá trình học tập một cách hiệu quả hơn: sinh viên
hiểu rõ mình cần phải học gì, học như thế nào và kết quả mong đợi của việc họ đó
ra sao.
• Định hướng cho giảng viên thiết kế đề cương chi tiết môn học bằng cách lựa chọn
nội dung trình bày, phương pháp giảng dạy và cách đánh giá phù hợp
• Đảm bảo việc giảng dạy và đánh giá được thống nhất trong một môn học
• Cung cấp thông tin cho nhà tuyển dụng về khả năng của ứng viên sau khi tốt
nghiệp
• Là cơ sở cho các hoạt động đánh giá năng lực của sinh viên, giảng viên và mức độ
hiệu quả của một chương trình đào tạo
• Cơ sở so sánh ở mức độ tổng quát giữa các chương trình đào tạo với nhau.
Các chuẩn đầu ra được xây dựng trên cơ sở những luận điểm do hội đồng khoa học
đưa ra, được đóng góp bởi sinh viên, cựu sinh viên và những đơn vị tuyển dụng, được
phản biện bởi những hội đồng độc lập nhằm đảm bảo các chuẩn đầu ra phản ánh đầy đủ
kết quả của một chương trình đào tạo và thỏa mãn nhu cầu của những người có liên quan.
I. MỤC TIÊU VÀ PHƯƠNG THỨC ĐÀO TẠO CỦA TRƯỜNG
1. Mục tiêu và phương thức đào tạo của Trường
Quá trình đào tạo của trường ĐHKHTN nhằm mục đích tạo ra những con người có

trình độ đại học hoặc cao đẳng có chuẩn mực cao về kiến thức, có phẩm chất chính trị,
đạo đức, có sức khỏe, đáp ứng được yêu cầu xây dựng và bảo vệ đất nước theo định
hướng XHCN.
12


Chuẩn đầu ra hệ ĐHCQ

Trường Đại học Khoa học tự nhiên TP.HCM

Phương thức đào tạo của trường ĐHKHTN theo học chế tín chỉ, giúp cho sinh viên
có thể tích lũy kiến thức trong mọi thời điểm, đồng thời cũng yêu cầu ở sinh viên tính
tích cực, chủ động trong việc lập kế hoạch học tập cá nhân nhằm tạo nên một hiệu quả
cao trong đào tạo.
2. Chuẩn đầu ra chung cử nhân khoa học:
a) Có hiểu biết và nhận thức đúng các nguyên lý chủ nghĩa Mác-Lênin, đường lối
cách mạng của Đảng CSVN và tư tưởng Hồ Chí Minh.
b) Có đạo đức nghề nghiệp, có tinh thần cầu tiến, biết tiếp thu cái mới và có tinh
thần học hỏi nâng cao hiệu quả công tác và trình độ chuyên môn.
c) Có nhận thức về hiện trạng và có lý tưởng sống vì sự phát triển cộng đồng và
đất nước.
d) Có kiến thức cơ bản về kinh tế, xã hội, tâm lý, giáo dục.
e) Có kiến thức khoa học cơ bản trong lĩnh vực tự nhiên để vận dụng giải quyết
các vấn đề nghề nghiệp liên quan và có khả năn tiếp thu các kiến thức mới
trong lĩnh vực chuyên ngành, các hiện tượng tự nhiên phát sinh, phát triển.
f) Có khả năng vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn phục vụ khoa học và đời
sống xã hội. Có khả năng nghiên cứu khoa học, giảng dạy và nâng cao trình độ
chuyên môn.
g) Có kiến thức và kỹ năng toán học cao cấp để có thể vận dụng tính toán các vấn
đề chuyên môn và ứng dụng vào các bài toán thực tiễn.

h) Có kỹ năng tin học cơ bản về văn phòng và lập trình để ứng dụng trong chuyên
môn và tin học văn phòng.
i) Có khả năng trao đổi thông tin với các chuyên gia trong và ngoài nước, đọc và
tra cứu tài liệu trên internet phục vụ nghề nghiệp chuyên môn.
j) Có khả năng làm việc theo nhóm, có khả năng học hỏi, có tinh thần cầu tiến và
có trách nhiệm.
k) Có kiến thức và kỹ năng chuyên ngành và khả năng thích ứng với sự phát triển
nhanh của khoa học, công nghệ.
l) Đạt chuẩn ngoại ngữ:
-

Kỹ năng nghe: Có khả năng nghe hiểu những phát ngôn ngắn trong ngữ
cảnh cụ thể về các chủ đề thông thường trong đời sống giao tiếp cũng như
trong lĩnh vực chuyên môn.
13


Chuẩn đầu ra hệ ĐHCQ

Trường Đại học Khoa học tự nhiên TP.HCM

-

Kỹ năng nói: Có khả năng hỏi đáp dưới dạng những phát ngôn đơn giản về
những vấn đề thông thường trong giao tiếp hàng ngày, và trình bày những
vấn đề thuộc lĩnh vực chuyên môn dưới dạng những phát ngôn ngắn.

-

Kỹ năng đọc: Có khả năng đọc hiểu các văn bản có nội dung giao tiếp đời

thường (như tin nhắn, thông báo, hướng dẫn) cũng như các văn bản có cấu
trúc rõ ràng, dễ hiểu liên quan đến lĩnh vực chuyên môn.

-

Kỹ năng viết: Có khả năng viết các văn bản ngắn về những chủ đề thông
thường như tin nhắn, bưu thiếp, thư từ, đồng thời có khả năng trình bày ý
kiến chuyên môn dưới dạng câu đơn.

Mức định chuẩn:
o Tiếng Anh: đạt một trong các trình độ 4.0 IELTS, 440 TOEFL ITP, 42
TOEFL iBT, 420 TOEIC, PET, Chứng chỉ B do Trung tâm Ngoại ngữ
Trường ĐH Khoa học Tự nhiên hoặc do các trường thành viên khác của
ĐH Quốc Gia TP. HCM cấp.
o Tiếng Pháp, Nga, Hoa, Đức: Chứng chỉ B do Trung tâm Ngoại ngữ
Trường ĐH Khoa học Tự nhiên hoặc do các trường thành viên khác của
ĐH Quốc Gia TP. HCM cấp.

14


Chuẩn đầu ra hệ ĐHCQ

Trường Đại học Khoa học tự nhiên TP.HCM

II. CHUẨN ĐẦU RA CỦA CÁC NGÀNH ĐÀO TẠO
1. Chuẩn đầu ra của Ngành Toán -Tin học
a) Mục tiêu đào tạo
-


Đào tạo đại học, sau đại học, nghiên cứu khoa học và chuyển giao các ứng dụng
Toán và Tin học trong các lĩnh vực Toán lý thuyết, Giảng dạy, Kinh tế, Tài chính,
Kỹ thuật công nghệ.

-

Cung cấp nguồn nhân lực trong việc ứng dụng và giảng dạy Toán-Tin cho các cơ
sở đào tạo, các công ty, các tổ chức tài chính bảo hiểm, các công ty phần mền,
công ty kinh doanh ở phía Nam và trong khu vực.

-

Đào tạo lực lượng tinh hoa nghiên cứu chuyên sâu đạt trình độ được các trường
đại học nước ngoài công nhận về Toán lý thuyết, Toán ứng dụng, Tin học.

-

Đóng vai trò chủ đạo trong việc đổi mới về giảng dạy và ứng dụng Toán Tin học
vào các ngành kinh tế kỹ thuật.

b) Chuẩn đầu ra
-

Kỹ năng mềm: có khả năng làm việc nhóm, quản lý bản thân, định hướng cuộc
sống, biết làm những việc có lợi cho mình, cho tập thể và cho môi trường sống
của mình.

-

Khả năng giảng dạy và áp dụng kiến thức cơ sở: có tư duy logic, biết áp dụng các

phương pháp suy nghĩ chặt chẽ để truyền đạt, phân tích và giải quyết các vấn đề.

-

Khả năng thiết lập (hay cải tiến) các mô hình và áp dụng vào thực tiễn: có khả
năng suy nghĩ, điều chỉnh hay thiết lập, các cơ sở logic của các mô hình hiện có
và có thể áp dụng các lý thuyết Toán học và tư duy logic để thực hiện việc thiết
lập mô hình, cải tiến mô hình, cải tiến thuật giải để mô hình có thể phù hợp hơn
với thực tiễn.

-

Khả năng nghiên cứu chuyên sâu về Toán-Tin học và ứng dụng Toán-Tin học: có
khả năng nghiên cứu các vấn đề và giải quyết các vấn đề trong các bài báo khoa
học mới.

-

Khả năng sử dụng công cụ và thông tin hỗ trợ: có khả năng sử dụng các công cụ
và các thông tin để hỗ trợ giải quyết các vấn đề nghề nghiệp và vấn đề của bản
thân.

15


Chuẩn đầu ra hệ ĐHCQ

Trường Đại học Khoa học tự nhiên TP.HCM

2. Chuẩn đầu ra của Ngành Vật lý

a) Mục tiêu đào tạo
-

Mục tiêu đào tạo của Khoa Vật lý là đào tạo cho sinh viên các kiến thức cơ bản và
chuyên sâu về vật lý cả về lý thuyết và thực nghiệm. Sinh viên tốt nghiệp đại học
chuyên ngành Vật lý có thể trở thành các nhà khoa học có các kiến thức chuyên
sâu, suy nghĩ sáng tạo, và làm việc nghiên cứu độc lập, cũng như có khả năng lãnh
đạo và làm việc theo nhóm.

-

Mục tiêu phấn đấu của Khoa là sẽ trở thành một nơi đào tạo và nghiên cứu có uy
tín trong nước, khu vực và quốc tế.

-

Cung cấp cho người học kỹ năng nghiên cứu khoa học, kỹ năng thực hành và kỹ
năng giải quyết vấn đề chuyên môn một cách logic, sáng tạo và có hệ thống.

-

Tùy theo ngành đào tạo của Khoa Vật lý, các cử nhân ngành Vật lý có khả năng
ứng dụng, sáng tạo phục vụ cho khoa học và đời sống xã hội.

b) Chuẩn đầu ra
-

Khả năng áp dụng kiến thức cơ bản và cơ sở: có khả năng áp dụng kiến thức khoa
học cơ bản và kiến thức cơ sở Vật lý, vận dụng các kiến thức khoa học cơ bản và
kiến thức cơ sở vật lý vào quá trình giải quyết vấn đề nghề nghiệp thuộc lĩnh vực

vật lý cũng như kỹ thuật.

-

Khả năng vận dụng lý thuyết vào thực tiễn: có khả năng vận dụng kiến thức đã học
vào thực tiễn phục vụ khoa học và đời sống xã hội. Có khả năng nghiên cứu khoa
học, giảng dạy và nâng cao trình độ chuyên môn.

-

Khả năng sử dụng công cụ hỗ trợ: có khả năng sử dụng hay tự tìm hiểu để sử dụng
công cụ hỗ trợ nghề nghiệp như các thiết bị thí nghiệm, các thiết bị chuyên dụng
trong các công ty, xí nghiệp, bệnh viện,....

-

Khả năng trao đổi thông tin với các chuyên gia trong và ngoài nước, đọc và tra cứu
tài liệu trên internet phục vụ nghề nghiệp chuyên môn.

-

Khả năng làm việc theo nhóm, có khả năng học hỏi, có tinh thần cầu tiến và có
trách nhiệm.

16


Chuẩn đầu ra hệ ĐHCQ

Trường Đại học Khoa học tự nhiên TP.HCM


3. Chuẩn đầu ra ngành Điện tử - Viễn thông
a) Mục tiêu đào tạo
-

Đào tạo các cử nhân Điện tử - Viễn thông có kiến thức nền tảng vững vàng và
chuyên sâu, nhận thức được hiện trạng và trách nhiệm trong nhiệm vụ cụ thể, có
khả năng tiếp cận- hiểu- sử dụng các kỹ thuật và công nghệ của ngành điện tử và
viễn thông cho công việc cụ thể, nắm phương pháp luận tốt để từng bước tham gia
các công việc nghiên cứu khoa học, giảng dạy hay công việc kỹ sư.

-

Chương trình đào tạo cử nhân ĐT-VT sẽ trang bị cho người học kỹ năng thích
nghi, tự điều chỉnh, tự phát triển, khả năng phát hiện và giải quyết vấn đề trong
điện tử và viễn thông một cách hệ thống.

-

Tùy theo chuyên ngành đào tạo, cử nhân ĐT-VT có khả năng đọc hiểu và thực
hiện các mạch điện tử, thiết kế các mạch tích hợp, lập trình ứng dụng vi xử lý - vi
điều khiển, kiến trúc máy tính, tìm hiểu và thiết kế các hệ thống mạng máy tính và
viễn thông, tính toán – mô phỏng các mô hình linh kiện điện tử nano,…

-

Cử nhân ngành ĐT-VT phải có các tiêu chuẩn về chính trị, đạo đức và các kiến
thức cơ bản về tự nhiên và xã hội nhân văn, có trình độ ngoại ngữ thích hợp theo
qui định chung của Trường ĐH.KHTN.


b) Chuẩn đầu ra
-

Khả năng phân tích, thiết kế và đưa ra giải pháp: phân tích một phần hoặc toàn bộ
một hệ thống Điện tử-Viễn thông ở mức độ không quá phức tạp. Khả năng tổ
chức, triển khai thực hiện các dự án nhỏ và chuyển giao công nghệ.

-

Kiến thức nền tảng đủ rộng và sâu: có thể cập nhật được các thay đổi về công
nghệ và thích nghi được với các đòi hỏi của thị trường lao động.

-

Ý thức về trách nhiệm và đạo đức nghề nghiệp: hiểu rõ nghĩa vụ của người tri thức
trong việc góp phần thúc đẩy xã hội phát triển.

-

Kỹ năng cứng: khả năng thiết kế và tiến hành thực nghiệm, phân tích và xử lý kết
quả đo đạc từ thực nghiệm. Có khả năng hợp tác nghiên cứu khoa học, ứng dụng
kết quả nghiên cứu vào thực tế.Kiến thức về các vấn đề xã hội và kỹ thuật đương
đại: khả năng đưa ra các giải pháp mang lại hiệu quả cao đáp ứng các đòi hỏi cấp
thiết của xã hội về năng lượng, môi trường,…

17


Chuẩn đầu ra hệ ĐHCQ


-

Trường Đại học Khoa học tự nhiên TP.HCM

Khả năng sử dụng các công hỗ trợ hiện đại: phần mềm cũng như các ngôn ngữ lập
trình cần thiết để hoàn thành một thiết kế cụ thể trong lĩnh vực điện tử và viễn
thông.

-

Kỹ năng mềm: giao tiếp, diễn đạt, và truyền đạt kiến thức cho người khác, viết báo
cáo khoa học và thực hiện báo cáo khoa học, làm việc theo nhóm và trao đổi
nghiên cứu bằng tiếng Anh.

-

Công việc và nghề nghiệp: khả năng tự học có sáng tạo để cập nhật kiến thức, kế
thừa kinh nghiệm truyền thống để hoàn thiện kỹ năng nghề nghiệp, tự phát triển
nghề nghiệp để đáp ứng với đòi hỏi của xã hội, nhận thức nhu cầu cần học suốt
đời. Tùy theo trình độ và điều kiện công việc, một số có khả năng học tiếp sau đại
học (thạc sỹ và tiến sỹ) trong và ngoài nước.

18


Chuẩn đầu ra hệ ĐHCQ

Trường Đại học Khoa học tự nhiên TP.HCM

4. Chuẩn đầu ra ngành Công nghệ thông tin

a) Mục tiêu đào tạo
-

Đào tạo các cử nhân CNTT có kiến thức nền tảng vững vàng và chuyên sâu, thấu
hiểu hiện trạng và trách nhiệm, có năng lực ứng dụng kết quả mới nhất của CNTT
vào thực tế, có phương pháp luận vững chắc để khởi đầu việc nghiên cứu khoa học
trong lĩnh vực CNTT.

-

Cung cấp cho người học kỹ năng thích nghi, tự điều chỉnh, tự phát triển, khả năng
phát hiện và giải quyết vấn đề một cách logic, sáng tạo và có hệ thống.

-

Tùy theo ngành đào tạo, cử nhân CNTT có khả năng phân tích, đánh giá, thiết kế,
thực thi và vận hành các hệ thống mạng máy tính và viễn thông, các hệ thống
thông tin hay hệ thống phần mềm có khả năng phục vụ trong công tác khoa học,
giáo dục, xã hội và kinh tế.

b) Chuẩn đầu ra
-

Hiểu hiện trạng và trách nhiệm. Hiểu biết thấu đáo về tình hình hiện tại (thuận lợi
và khó khăn) của đất nước, ý thức về trách nhiệm và đạo đức nghề nghiệp, hiểu rõ
nghĩa vụ của người trí thức trong việc góp phần thúc đẩy xã hội phát triển.

-

Kỹ năng mềm. Có khả năng giao tiếp tốt và thuyết trình hiệu quả, có kỹ năng tham

gia làm việc theo nhóm, đóng góp sức lực cá nhân vào hoạt động tập thể để hoàn
thành nhiệm vụ được giao trong từng đề án cụ thể.

-

Khả năng kế thừa và phát triển nghề nghiệp. Có khả năng tự học có sáng tạo để
cập nhật kiến thức mới cũng như kế thừa kinh nghiệm truyền thống của người đi
trước để hoàn thiện kỹ năng nghề nghiệp, nhận thức được tầm quan trọng của vấn
đề tự phát triển nghề nghiệp để đáp ứng với đòi hỏi của xã hội, ý thức được nhu
cầu cần học tập suốt đời.

-

Khả năng áp dụng kiến thức cơ sở. Có khả năng áp dụng kiến thức toán học, vận
dụng các nguyên lý nền tảng và kiến thức cơ sở của khoa học máy tính trong quá
trình giải quyết các vấn đề nghề nghiệp thuộc lĩnh vực công nghệ thông tin.

-

Khả năng phân tích, thiết kế, thực hiện, kiểm thử, vận hành thử nghiệm và bảo trì
các hệ thống trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Có khả năng phân tích yêu cầu,
thiết kế, cài đặt, triển khai thực hiện, kiểm thử, vận hành thử nghiệm và chuyển
giao, bảo trì các hệ thống vận hành nhờ máy tính (computer-based systems) tùy

19


Chuẩn đầu ra hệ ĐHCQ

Trường Đại học Khoa học tự nhiên TP.HCM


thuộc chuyên ngành đào tạo (hệ thống phần mềm, hệ thống thông tin, hệ cơ sở tri
thức, hay hệ thống mạng máy tính và viễn thông).
-

Có tác phong làm việc chuyên nghiệp, sáng tạo. Có khả năng quản lý các dự án, tổ
chức và phân công công việc cho nhóm, quản lý và tổ chức công việc cá nhân một
cách chuyên nghiệp, giải quyết công việc một cách sáng tạo. Có khả năng sử dụng
thông thạo ngoại ngữ trong công việc.

-

Khả năng sử dụng công cụ hỗ trợ. Có khả năng sử dụng hay tự tìm hiểu để sử dụng
công cụ hỗ trợ nghề nghiệp, đặc biệt là các công cụ mềm (computer-based tools)
để hỗ trợ tối đa cho hoạt động nghề nghiệp công nghệ thông tin nói chung hay
hoạt động nghề nghiệp thuộc về chuyên ngành được đào tạo.

20


Chuẩn đầu ra hệ ĐHCQ

Trường Đại học Khoa học tự nhiên TP.HCM

5. Ngành Hải dương, Khí tượng và thủy văn
a) Mục tiêu đào tạo
Sinh viên tốt nghiệp chương trình cử nhân Hải dương, Khí tượng và Thủy văn phải
đạt được những mục tiêu đào tạo và yêu cầu sau:
-


Nắm vững kiến thức khoa học cơ bản trong lĩnh vực tự nhiên và các kiến thức
cơ bản về khoa học trái đất.

-

Nắm vững kiến thức chuyên ngành và áp dụng được vào thực tế.

-

Có khả năng sử dụng và giao tiếp tiếng Anh tối thiểu trình độ B.

b) Chuẩn đầu ra
-

Có khả năng tiến hành đo đạc trên đất liền cũng như trên biển; khả năng phân tích
và xử lý số liệu đo đạc được.

-

Có khả năng sử dụng một trong các ngôn ngữ lập trình và phần mềm hỗ trợ phục
vụ cho công tác chuyên môn như FORTRAN, MATLAB, SURFER, GRAPHER.

-

Có kỹ năng kết hợp kiến thức và hoạt động của ngành mình với các chuyên gia
trong các ngành, lĩnh vực liên quan.

-

Có khả năng giao tiếp chuyên môn, kỹ năng lắng nghe, đọc, tra cứu tài liệu, kỹ

năng ghi chép, viết, thuyết trình, báo cáo, sử dụng internet trong việc trao đổi
thông tin và tài liệu.

-

Có khả năng làm việc nhóm.

21


Chuẩn đầu ra hệ ĐHCQ

Trường Đại học Khoa học tự nhiên TP.HCM

6. Chuẩn đầu ra ngành Hóa học
a) Mục tiêu đào tạo
-

Đào tạo các cử nhân hóa học có kiến thức lý thuyết và kỹ năng thực hành vững
vàng, thấu hiểu hiện trạng và trách nhiệm, có khả năng ứng dụng vào thực tế, có
phương pháp luận vững chắc để khởi đầu việc nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực
hóa học.

-

Cung cấp cho người học kỹ năng thích nghi, tự điều chỉnh, tự phát triển, khả năng
phát hiện và giải quyết vấn đề một cách logic, sáng tạo và có hệ thống.

b) Chuẩn đầu ra
-


Nắm vững các kiến thức cơ sở ngành, bao gồm kiến thức lý thuyết và kỹ năng
thực hành về hóa lý và hóa lý thuyết, hóa hữu cơ, hóa vô cơ và hóa phân tích. Có
khả năng tham gia giảng dạy môn hóa học ở các trường phổ thông.

-

Chuyên ngành hóa lý và hóa lý thuyết: Nắm vững lý thuyết và có kỹ năng thực
hành chuyên nghiệp trong các lĩnh vực hóa học polymer, hóa học xúc tác, điện hóa
học, hóa lý thuyết và hóa tính toán.

-

Chuyên ngành hóa hữu cơ: Có khả năng thiết kế, điều chế, tổng hợp các hợp chất
hữu cơ phục vụ đời sống con người, xác định thành phần hóa học có trong các loại
cây thuốc, vị thuốc.

-

Chuyên ngành hóa vô cơ: Có khả năng điều chế, tổng hợp các loại vật liệu vô cơ
phục vụ đời sống con người, chế tạo các loại xúc tác dùng trong xử lý môi trường.

-

Chuyên ngành hóa phân tích: Có khả năng xây dựng các phương pháp, quy trình
phân tích, kiểm nghiệm, sử dụng trong kiểm nghiệm thực phẩm, dược phẩm. Có
khả năng sử dụng thành thạo các loại thiết bị phân tích hiện đại.

22



Chuẩn đầu ra hệ ĐHCQ

Trường Đại học Khoa học tự nhiên TP.HCM

7. Chuẩn đầu ra ngành Địa chất
a) Mục tiêu đào tạo
-

Đào tạo cử nhân Địa chất có kiến thức cơ bản và chuyên sâu hiện đại về lý luận,
kỹ năng và phương pháp nghiên cứu thuộc ngành Địa chất, ứng dụng các kết quả
mới của Địa Chất vào thực tế.

-

Cung cấp cho người học phương pháp luận vững chắc để nghiên cứu Địa Chất và
khả năng thích nghi, tự phát triển, có trách nhiệm, chủ động trong nghiên cứu cũng
như phối kết hợp cá nhân hay nhóm để nghiên cứu có hệ thống và sáng tạo

b) Chuẩn đầu ra
-

Nắm vững các kiến thức cơ sở của ngành địa chất biết vận dụng cho kiến thức
chuyên ngành: xác định các thành phần vật liệu cơ bản của vỏ địa cầu: các loại
khoáng vật, đá và các khoáng sản cơ bản (ngoài tự nhiên và trong phòng thí
nghiệm) hiểu rõ về nguồn gốc thành tạo, quy luật phân bố cũng như các quá trình
biến đổi của chúng; các kiến thức về địa chất cấu tạo cũng như các hoạt động kiến
tạo diễn ra trong vỏ trái đất; các quá trình nội sinh và ngoại sinh tác động đến phần
bề mặt trái đất cũng như phần bên dưới mặt đất; các kiến thức về cổ sinh vật học,
địa tầng học và địa sử học,…


-

Các kiến thức đại cương của các chuyên ngành địa chất ứng dụng như: địa kỹ
thuật, địa chất thuỷ văn, địa chất môi trường, địa chất dầu khí,… và các hiểu biết
về nhu cầu của con người trong việc khai thác tài nguyên, cũng như ứng dụng các
kiến thức địa chất khu vực cho các ngành kỹ thật khác (kỹ thuật xây dựng hay kỹ
thuật môi trường)

-

Các kiến thức về địa chất khu vực đặc biệt là khu vực Nam bộ và Nam trung bộ.

23


Chuẩn đầu ra hệ ĐHCQ

Trường Đại học Khoa học tự nhiên TP.HCM

8. Chuẩn đầu ra ngành Khoa học Môi trường
a) Mục tiêu đào tạo
Trang bị:
-

Các phương pháp khoa học để hiểu sự vận hành của hệ thống môi trường.

-

Các kỹ năng phân tích, gia quyết định nhằm bảo vệ môi trường và sử dụng hợp lý

tài nguyên thiên nhiên.

b) Chuẩn đầu ra
-

Nắm vững và vận dụng được kiến thức cơ bản khoa học hệ thống môi trường
trong nghiên cứu, điều tra, giải quyết các vấn đề liên quan đến tài nguyên thiên
nhiên và môi trường đất, nước, không khí cũng như các tác động của tự nhiên và
nhân sinh đến hệ sinh thái và sức khỏe cộng đồng.

-

Có kỹ năng khảo sát, nhận dạng các vấn đề môi trường ngoài trời và phân tích
mẫu (đất, nước, không khí) trong phòng thí nghiệm. Có khả năng xây dựng và
thực hiện các chương trình ứng cứu, giảm thiểu các tác động của thiên tai và bảo
vệ môi trường.

-

Có khả năng làm việc theo nhóm, khả năng xử lý, luận giải, trình bày dữ liệu tài
nguyên thiên nhiên và môi trường của những dự án và đề tài nghiên cứu.

-

Có khả năng áp dụng các công cụ, phương pháp và kỹ thuật mới trong nghiên cứu
và thực hành bảo vệ môi trường như các luật và chính sách môi trường, toán, tin
học, viễn thám, GIS, mô hình hóa…Có khả năng tự học, tự nghiên cứu để đáp
ứng nhu cầu thực tế.

-


Có trình độ tiếng Anh đủ để tiếp cận và sử dụng các tài liệu khoa học. Tiếng Anh
tối thiểu là trình độ B.

24


×