Tải bản đầy đủ (.pdf) (161 trang)

Thái độ của học sinh trung học phổ thông tại thành phố biên hòa, tỉnh đồng nai đối với một số trào lưu trên mạng xã hội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.15 MB, 161 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA TÂM LÝ HỌC

NGUYỄN ĐAN ANH

THÁI ĐỘ CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
TẠI THÀNH PHỐ BIÊN HÒA, TỈNH ĐỒNG NAI
ĐỐI VỚI MỘT SỐ TRÀO LƯU TRÊN MẠNG XÃ HỘI

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

Chuyên ngành: Tâm lý học

TP HỒ CHÍ MINH, 2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA TÂM LÝ HỌC

NGUYỄN ĐAN ANH

THÁI ĐỘ CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
TẠI THÀNH PHỐ BIÊN HÒA, TỈNH ĐỒNG NAI
ĐỐI VỚI MỘT SỐ TRÀO LƯU TRÊN MẠNG XÃ HỘI

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Chuyên ngành: Tâm lý học

Giảng viên hướng dẫn:


TS. Nguyễn Hoàng Khắc Hiếu

TP HỒ CHÍ MINH, 2016


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin gửi lời cám ơn chân thành đến TS. Nguyễn Hoàng Khắc Hiếu, người
hướng dẫn khoa học, đã luôn tận tình chỉ bảo và giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này.
Tôi xin cám ơn quý thầy cô trong khoa Tâm lý học trường Đại học Sư phạm
thành phố Hồ Chí Minh, cám ơn ThS. Nguyễn Thị Trang Nhung, ThS. Bùi Hồng Quân
đã hỗ trợ tôi trong quá trình thực hiện đề tài.
Tôi cũng xin cảm ơn chân thành đến ban Giám hiệu các trường Trung học phổ
thông Nam Hà, Trung học phổ thông Ngô Quyền, Trung học phổ thông Trấn Biên,
thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai đã tạo điều kiện và nhiệt tình hỗ trợ tôi giúp tôi có
thể thực hiện tốt đề tài. Xin cảm ơn quý thầy cô cùng toàn thể các bạn học sinh của ba
trường đã tích cực cộng tác, tham gia cùng tôi trong quá trình thực hiện luận văn này.
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 5 năm 2016
Tác giả
Nguyễn Đan Anh


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
VIẾT ĐẦY ĐỦ

VIẾT TẮT
ĐTB

Điểm trung bình

HS BH


Học sinh Trung học phổ thông tại thành phố
Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai

HS THPT

Học sinh Trung học phổ thông

HS THCS

Học sinh Trung học cơ sở

MXH

Mạng xã hội

THPT

Trung học phổ thông

XL

Xếp loại


DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu
bảng

Tên bảng


Trang

2.1

Mô tả thành phần trong mẫu nghiên cứu

63

2.2

Bảng những thông tin khác về khách thể nghiên cứu

64

2.3

Kết quả tổng hợp về thái độ của HS BH đối với một số trào
lưu trên MXH

75

2.4

Phương tiện tìm hiểu một số trào lưu trên MXH của HS
BH

81

2.5


Thời điểm tham gia trào lưu trên MXH của HS BH

82

2.6

Kết quả so sánh thực trạng với kết quả tự đánh giá của HS
BH về thái độ đối với một số trào lưu trên MXH

84

2.7

Nhận thức của HS BH về trào lưu khoe cơ thể

86

2.8

Cảm xúc của HS BH đối với trào lưu khoe cơ thể

88

2.9

Hành vi tham gia trào lưu khoe cơ thể của HS BH

91


2.10

Kết quả so sánh thái độ của HS BH đối với trào lưu khoe
cơ thể theo trường, giới tính và thích được mọi người chú ý

93

2.11

Nhận thức của HS BH đối với trào ưu khoe tài sản

94

2.12

Cảm xúc của HS BH đối với trào lưu khoe tài sản

96

2.13

Hành vi tham gia trào lưu khoe tài sản của HS BH

98

2.14

Kết quả so sánh thái độ của HS BH đối với trào lưu khoe
tài sản theo lớp, giới tính


100

2.15

Kết quả so sánh thái độ của HS BH đối với trào lưu khoe
tài sản theo thời gian tham gia MXH

101

2.16

Kết quả so sánh thái độ của HS BH đối với trào lưu khoe
tài sản theo sở thích được mọi người chú ý

102

2.17

Nhận thức của HS BH đối với trào lưu làm video clip chửi
thề

102

2.18

Cảm xúc của HS BH đối với trào lưu làm video clip chửi
thề

104


2.19

Hành vi tham gia trào lưu làm video clip chửi thề của HS
BH

106

2.20

Kết quả so sánh thái độ của HS BH đối với trào lưu làm

108


video clip chửi thề theo giới tính và sở thích được mọi
người chú ý
2.21

Kết quả so sánh thái độ của HS BH đối với trào lưu làm
video clip chửi thề theo thời gian tham gia MXH

109

2.22

Kết quả so sánh thái độ của HS BH đối với trào lưu làm
video clip chửi thề theo nhu cầu giao lưu, kết bạn

110


2.23

Nhận thức của HS BH đối với trào lưu Ngưng ngược đãi

110

2.24

Cảm xúc của HS BH đối với trào lưu Ngưng ngược đãi

112

2.25

Hành vi tham gia trào lưu Ngưng ngược đãi của HS BH

114

2.26

Kết quả so sánh thái độ của HS BH đối với trào lưu Ngưng
ngược đãi theo thời gian tham gia MXH

116

2.27

Kết quả so sánh thái độ của HS BH đối với trào lưu Ngưng
ngược đãi theo nhu cầu giao lưu, kết bạn


117

2.28

Kết quả so sánh thái độ của HS BH đối với trào lưu Ngưng
ngược đãi theo sở thích được mọi người chú ý

118

2.29

Nhận thức của HS BH đối với trào lưu chụp ảnh Ngày ấy bây giờ

118

2.30

Cảm xúc của HS BH đối với trào lưu chụp ảnh Ngày ấy bây giờ

120

2.31

Hành vi tham gia trào lưu chụp ảnh Ngày ấy - bây giờ của
HS BH

122

2.32


Kết quả so sánh thái độ của HS BH đối với trào lưu chụp
ảnh Ngày ấy - bây giờ theo thời gian tham gia MXH

124

2.33

Kết quả so sánh thái độ của HS BH đối với trào lưu chụp
ảnh Ngày ấy - bây giờ theo nhu cầu giao lưu, kết bạn

126

2.34

Kết quả so sánh thái độ của HS BH đối với trào lưu chụp
ảnh Ngày ấy - bây giờ theo sở thích được mọi người chú ý

127

2.35

Các yếu tố ảnh hưởng đến thái độ của HS BH đối với một
số trào lưu trên MXH

128


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Số hiệu
biểu đồ


Tên biểu đồ

Trang

2.1

Phương tiện tìm hiểu một số trào lưu trên MXH
của HS BH

82

2.2

Thời điểm tham gia trào lưu trên MXH của HS
BH

83


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU................................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài.................................................................................................. 1
2. Mục đích nghiên cứu ........................................................................................... 2
3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu ................................................................... 2
3.1. Đối tượng nghiên cứu ....................................................................................... 2
3.2. Khách thể nghiên cứu ...................................................................................... 2
4. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................. 2
5. Giả thuyết nghiên cứu ........................................................................................ 3
6. Nhiệm vụ nghiên cứu........................................................................................... 3

7. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................... 3
7.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận .................................................................... 3
7.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn ................................................................. 3
7.2.1. Điều tra bằng bảng hỏi .............................................................................. 3
7.2.2. Phương pháp phỏng vấn............................................................................ 4
7.2.3. Phương pháp thống kê toán học ............................................................... 4
8. Đóng góp của đề tài ............................................................................................. 4
8.1. Về lý luận ........................................................................................................... 4
8.2. Về thực tiễn ....................................................................................................... 4
9. Kế hoạch nghiên cứu ........................................................................................... 5
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .......................... 6
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ............................................................................... 6
1.1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề trên thế giới ................................................... 6
1.1.2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ở Việt Nam .................................................... 8
1.2. Các vấn đề lý luận liên quan đến đề tài nghiên cứu .................................... 10
1.2.1. Thái độ....................................................................................................... 10
1.2.1.1. Khái niệm thái độ................................................................................. 10
1.2.1.2. Đặc điểm của thái độ ........................................................................... 16
1.2.1.3. Chức năng của thái độ ......................................................................... 17
1.2.1.4. Biểu hiện của thái độ ........................................................................... 18
1.2.1.5. Các mức độ của thái độ ....................................................................... 20


1.2.1.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến thái độ ....................................................... 22
1.2.2. Một số đặc điểm tâm lý cơ bản của lứa tuổi học sinh Trung học phổ thông
.............................................................................................................................. 24
1.2.2.1. Khái niệm học sinh THPT ................................................................... 24
1.2.2.2. Đặc điểm tâm lý của học sinh Trung học phổ thông ........................... 24
1.2.3. Mạng xã hội .............................................................................................. 33
1.2.3.1. Khái niệm mạng xã hội ........................................................................ 33

1.2.3.2. Một số mạng xã hội phổ biến ở Việt Nam........................................... 35
1.2.4. Trào lưu..................................................................................................... 36
1.2.4.1. Khái niệm trào lưu, trào lưu trên mạng xã hội .................................... 36
1.2.4.2. Cấu trúc của trào lưu............................................................................ 38
1.2.4.3. Phân loại trào lưu ................................................................................. 39
1.2.4.4. Ảnh hưởng của trào lưu đến người tham gia trào lưu ......................... 43
1.2.4.5. Một số trào lưu trên mạng xã hội phổ biến hiện nay ........................... 48
1.2.5. Thái độ của HS THPT đối với một số trào lưu trên MXH ................ 556
1.2.5.1. Định nghĩa thái độ của HS THPT đối với một số trào lưu trên MXH556
1.2.5.2. Biểu hiện của thái độ của HS THPT đối với một số trào lưu trên MXH57
1.2.5.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến thái độ của HS THPT đối với một số trào lưu
trên mạng xã hội ............................................................................................... 58
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1........................................................................................ 61
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG THÁI ĐỘ CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ
THÔNG TẠI THÀNH PHỐ BIÊN HÒA, TỈNH ĐỒNG NAI ĐỐI VỚI MỘT SỐ
TRÀO LƯU TRÊN MẠNG XÃ HỘI .................................................................. 63
2.1. Thể thức nghiên cứu ....................................................................................... 63
2.1.1. Vài nét về khách thể nghiên cứu ............................................................. 63
2.1.2. Các phương pháp nghiên cứu thực trạng .............................................. 65
2.2. Thái độ của HS BH đối với một số trào lưu trên MXH .............................. 75
2.2.1. Kết quả tổng hợp về thái độ của HS BH đối với một số trào lưu trên
MXH .................................................................................................................... 75
2.2.2. So sánh thực trạng với kết quả tự đánh giá của HS BH về thái độ đối với
một số trào lưu trên MXH ................................................................................. 84
2.3. Thái độ của HS BH đối với từng trào lưu trên MXH ................................. 86
2.3.1. Thái độ của HS BH đối với trào lưu khoe cơ thể .................................. 86


2.3.1.1. Thực trạng nhận thức của HS BH đối với trào lưu khoe cơ thể .......... 86
2.3.1.2. Thực trạng cảm xúc của HS BH đối với trào lưu khoe cơ thể ............ 88

2.3.1.3. Thực trạng hành vi tham gia trào lưu khoe cơ thể của HS BH ........... 91
2.3.1.4. So sánh thái độ của HS BH đối với trào lưu khoe cơ thể theo các nhóm đối
tượng ................................................................................................................. 93
2.3.2. Thái độ của HS BH đối với trào lưu khoe tài sản ................................. 94
2.3.2.1. Thực trạng nhận thức của HS BH đối với trào lưu khoe tài sản.......... 94
2.3.2.2. Thực trạng cảm xúc của HS BH đối với trào lưu khoe tài sản ............ 96
2.3.2.3. Thực trạng hành vi tham gia trào lưu khoe tài sản của HS BH ........... 98
2.3.2.4. So sánh thái độ của HS BH đối với trào lưu khoe tài sản theo các nhóm
đối tượng ......................................................................................................... 100
2.3.3. Thái độ của HS BH đối với trào lưu làm video clip chửi thề ............. 102
2.3.3.1. Thực trạng nhận thức của HS BH đối với trào lưu làm video clip chửi thề
........................................................................................................................ 102
2.3.3.2. Thực trạng cảm xúc của HS BH đối với trào lưu làm video clip chửi thề
........................................................................................................................ 104
2.3.3.3. Thực trạng hành vi tham gia trào lưu làm video clip chửi thề của HS BH
........................................................................................................................ 106
2.3.3.4. So sánh thái độ của HS BH đối với trào lưu làm video clip chửi thề theo
các nhóm đối tượng ........................................................................................ 108
2.3.4. Thái độ của HS BH đối với trào lưu Ngưng ngược đãi ...................... 110
2.3.4.1. Thực trạng nhận thức của HS BH đối với trào lưu Ngưng ngược đãi110
2.3.4.2. Thực trạng cảm xúc của HS BH đối với trào lưu Ngưng ngược đãi . 112
2.3.4.3. Thực trạng hành vi tham gia trào lưu Ngưng ngược đãi của HS BH 114
2.3.4.4. So sánh thái độ của HS BH đối với trào lưu Ngưng ngược đãi theo các
nhóm đối tượng ............................................................................................... 116
2.3.5. Thái độ của HS BH đối với trào lưu chụp ảnh Ngày ấy - bây giờ ..... 118
2.3.5.1. Thực trạng nhận thức của HS BH đối với trào lưu chụp ảnh Ngày ấy - bây
giờ ................................................................................................................... 118
2.3.5.2. Thực trạng cảm xúc của HS BH đối với trào lưu chụp ảnh Ngày ấy - bây
giờ ................................................................................................................... 120
2.3.5.3. Thực trạng hành vi tham gia trào lưu chụp ảnh Ngày ấy - bây giờ của HS

BH ................................................................................................................... 122


2.3.5.4. So sánh thái độ của HS BH đối với trào lưu chụp ảnh Ngày ấy - bây giờ
theo các nhóm đối tượng................................................................................. 124
2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến thái độ của HS BH đối với một số trào lưu trên
MXH ..................................................................................................................... 128
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2...................................................................................... 131
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................................. 132
1. Kết luận ............................................................................................................ 132
2. Kiến nghị .......................................................................................................... 133
2.1. Đối với gia đình ............................................................................................. 133
2.2. Đối với nhà trường ....................................................................................... 133
2.3. Đối với chính quyền địa phương ................................................................. 134
2.4. Đối với bản thân học sinh ............................................................................ 134
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................... 135
PHỤ LỤC ............................................................................................................. 141


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong quá trình lãnh đạo đất nước, Đảng và Nhà nước ta luôn đề cao vai trò, vị
trí của thanh niên. Hội nghị lần thứ 7 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa X đã nêu
rõ: “Thanh niên là lực lượng xã hội to lớn, một trong những nhân tố quan trọng quyết
định tương lai, vận mệnh dân tộc; là lực lượng chủ yếu trên nhiều lĩnh vực, đảm nhiệm
những công việc đòi hỏi hy sinh, gian khổ, sức khỏe và sáng tạo. Thanh niên là độ tuổi
sung sức nhất về thể chất và phát triển trí tuệ, luôn năng động, sáng tạo, muốn tự
khẳng định mình. Song, do còn trẻ, thiếu kinh nghiệm nên thanh niên cần được sự giúp

đỡ, chăm lo của các thế hệ đi trước và toàn xã hội”.
Việt Nam đang trong quá trình hội nhập, phát triển, giao lưu với thế giới và
trong thời đại công nghệ thông tin bùng nổ, mạng xã hội phổ biến, nhiều trào lưu trên
mạng xã hội xuất hiện. Những trào lưu trên mạng xã hội nhanh chóng được người
dùng đón nhận và ngày càng phát triển mạnh mẽ. Một số trào lưu như Ice Bucket
Challenge, Chiếc vòng tử tế, Học ngoại ngữ với Kiến Memo,... có ý nghĩa tích cực và
mang đến sự hỗ trợ cho con người trong học tập, giải trí và cuộc sống. Song một số
trào lưu trên mạng xã hội cũng bộc lộ không ít mặt trái. Những trào lưu độc, lạ, nguy
hiểm đến sức khỏe và ảnh hưởng đến cuộc sống của bản thân các em học sinh luôn rất
thịnh hành, trong đó có không ít người tham gia là lứa tuổi học sinh Trung học phổ
thông.
Học sinh Trung học phổ thông là lực lượng đông đảo, là người chủ tương lai
của đất nước, là nguồn nhân lực vô cùng quan trọng cho sự phát triển của xã hội. Lứa
tuổi này lại là lứa tuổi tiếp xúc nhiều với các trào lưu trên mạng xã hội. Ngày nay, hầu
như học sinh Trung học phổ thông nào cũng quen thuộc với các trào lưu như chụp ảnh
tự sướng, Ice Bucket Challenge, Follow me, nhảy flashmob, kiss cam,...
Vấn đề đặt ra là học sinh Trung học phổ thông phải nhận thức đúng và có thái
độ phù hợp đối với các trào lưu trên mạng xã hội. Thái độ có vai trò rất quan trọng
trong mọi hoạt động của con người. Thái độ là một trong những nhân tố quy định hiệu
quả của tất cả các hoạt động của con người, trong đó học sinh Trung học phổ thông
cũng không phải là ngoại lệ. Thái độ của học sinh đối với các trào lưu trên mạng xã
hội tác động đến hành vi của họ, đến chất lượng các hoạt động của họ trong học tập,
trên mạng xã hội hay trong đời sống hàng ngày. Nếu học sinh có thái độ sai lệch sẽ
dẫn đến nguy cơ các em ngày càng chìm đắm trong thế giới ảo, có những hành vi sai


2
lệch gây nguy hiểm đến sức khỏe, ảnh hưởng đến cuộc sống của bản thân các em cũng
như gia đình và xã hội.
Do ảnh hưởng ngày càng sâu rộng của các trào lưu trên mạng xã hội, thiết nghĩ

cần phải có các đề tài nghiên cứu cụ thể để có được câu trả lời khoa học và giải pháp
tối ưu cho việc hình thành, nâng cao thái độ đối với các trào lưu trên mạng xã hội của
học sinh Trung học phổ thông nói chung và của học sinh Trung học phổ thông tại
thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai nói riêng.
Xuất phát từ tầm quan trọng và ý nghĩa thực tiễn, chúng tôi chọn nghiên cứu đề
tài: “Thái độ của học sinh Trung học phổ thông tại thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng
Nai đối với một số trào lưu trên mạng xã hội”.
2. Mục đích nghiên cứu
Tìm hiểu thực trạng thái độ của học sinh Trung học phổ thông tại thành phố
Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai đối với một số trào lưu trên mạng xã hội. Trên cơ sở đó, đề
xuất một số kiến nghị nhằm nâng cao thái độ của học sinh Trung học phổ thông tại
thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai đối với một số trào lưu trên mạng xã hội.
3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Thái độ của học sinh Trung học phổ thông tại thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng
Nai đối với một số trào lưu trên mạng xã hội.
3.2. Khách thể nghiên cứu
Khách thể nghiên cứu gồm 450 học sinh Trung học phổ thông Ngô Quyền,
Trung học phổ thông Nam Hà, Trung học phổ thông Trấn Biên tại thành phố Biên
Hòa, tỉnh Đồng Nai.
4. Phạm vi nghiên cứu
-

Nội dung: Đề tài chỉ nghiên cứu thái độ của học sinh đối với một số trào lưu nổi
bật từ năm 2010 đến năm 2015 trên mạng xã hội như chụp ảnh khoe cơ thể,
chụp ảnh khoe tài sản, làm video clip chửi thề, Ngưng ngược đãi, chụp ảnh
Ngày ấy - bây giờ,...; không nghiên cứu tất cả các trào lưu.

-


Khách thể: Chỉ nghiên cứu trên mẫu đại diện 450 học sinh được chọn từ các
trường Trung học phổ thông Ngô Quyền, Trung học phổ thông Nam Hà, Trung
học phổ thông Trấn Biên tại thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai.


3
5. Giả thuyết nghiên cứu
Thái độ của học sinh Trung học phổ thông tại thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng
Nai đối với các trào lưu trên mạng xã hội ở mức độ tích cực. Tuy nhiên, một bộ phận
học sinh vẫn ủng hộ các trào lưu tiêu cực.
6. Nhiệm vụ nghiên cứu
-

Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận có liên quan đến đề tài: thái độ, học sinh
Trung học phổ thông, trào lưu, mạng xã hội,...

-

Khảo sát thực trạng thái độ của học sinh Trung học phổ thông tại thành phố
Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai đối với một số trào lưu trên mạng xã hội.

-

Rút ra những kết luận sau khi khảo sát thực trạng, đưa ra những kiến nghị nhằm
nâng cao thái độ của học sinh Trung học phổ thông tại thành phố Biên Hòa, tỉnh
Đồng Nai đối với một số trào lưu trên mạng xã hội.

7. Phương pháp nghiên cứu
Để phục vụ cho việc nghiên cứu, chúng tôi sử dụng phối hợp các phương pháp
nghiên cứu sau:

7.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận
Tiến hành tập hợp, phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa các tài liệu có liên quan
nhằm xây dựng cơ sở lý luận để xác định phương hướng nghiên cứu, làm cơ sở để
thiết kế các công cụ nghiên cứu, để lý giải kết quả nghiên cứu và đề xuất một số biện
pháp nâng cao thái độ của học sinh Trung học phổ thông tại thành phố Biên Hòa, tỉnh
Đồng Nai đối với một số trào lưu trên mạng xã hội.
7.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
7.2.1. Điều tra bằng bảng hỏi
Đây là phương pháp nghiên cứu chính được sử dụng trong đề tài. Chúng tôi tiến
hành xây dựng bảng hỏi dành cho 450 học sinh của ba lớp 10, 11, 12 các trường Trung
học phổ thông Ngô Quyền, Trung học phổ thông Nam Hà và Trung học phổ thông
Trấn Biên.
Bảng hỏi bao gồm phần mở đầu lời chào cùng giới thiệu mục đích nghiên cứu
đề tài và những nội dung sau:
-

Các câu hỏi về thông tin cá nhân của khách thể nghiên cứu


4
-

Các câu hỏi nhằm tìm hiểu thái độ của học sinh đối với một số trào lưu
trên mạng xã hội

-

Các câu hỏi nhằm tìm hiểu các yếu tố khách quan ảnh hưởng đến thái độ
của học sinh đối với một số trào lưu trên mạng xã hội


7.2.2. Phương pháp phỏng vấn
Tiến hành phỏng vấn một số học sinh nhằm tìm hiểu thái độ đối với một số trào
lưu trên mạng xã hội của học sinh, nguyên nhân ảnh hưởng đến thái độ của học sinh,
từ đó góp phần làm sáng tỏ kết quả nghiên cứu.
Tiến hành liên hệ và phỏng vấn các chuyên gia trong lĩnh vực tâm lý, xã hội để
xin ý kiến cho các nội dung nghiên cứu nhằm bổ sung những kiến thức còn thiếu sót
về các vấn đề chuyên môn.
7.2.3. Phương pháp thống kê toán học
Sử dụng phần mềm SPSS phiên bản 20.0 để xử lý số liệu thu được.
8. Đóng góp của đề tài
8.1. Về lý luận
Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần làm sáng tỏ hơn vấn đề trào lưu trên
mạng xã hội và thái độ của học sinh hiện đại đối với các trào lưu thời sự đó.
8.2. Về thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần làm sáng tỏ hơn thực trạng thái độ của
học sinh Trung học phổ thông đối với các trào lưu trên mạng xã hội.
Kết quả nghiên cứu này còn là tài liệu tham khảo cho Ban Giám hiệu, các giáo
viên ở một số trường Trung học phổ thông tại thành phố Biên Hòa trong việc xây dựng
các biện pháp cụ thể nhằm nâng cao thái độ đối với các trào lưu trên mạng xã hội cho
học sinh Trung học phổ thông.


5
9. Kế hoạch nghiên cứu
NỘI DUNG CÔNG
KẾT QUẢ
VIỆC
Lập đề cương hoàn
chỉnh
Đề

cương
Tháng 09/2015
Định hướng thực hiện nghiên cứu
đề tài

THỜI GIAN

Giai
đoạn
chuẩn
bị

Tháng 10/2015

Tập hợp tài liệu
Xây dựng cơ sở lý luận

Cơ sở lý luận
hoàn chỉnh

Hệ thống các
Thiết kế các công cụ
Tháng 11/2015
câu hỏi trong
nghiên cứu
bảng hỏi

Giai
đoạn
triển

khai

Giai
đoạn
hoàn
tất

Đầu tháng
12/2015

Hoàn thiện các công cụ Hoàn chỉnh
nghiên cứu
bảng hỏi

Cuối tháng
12/2015

Tiến hành thu thập số
liệu nghiên cứu thực Số liệu thô
trạng

Tháng 01/2016 Tiến hành nhập số liệu

Số liệu thô

Tháng 02/2016

Phân tích kết quả nghiên Bảng
cứu thực trạng
tích


phân

Từ tháng
03/2016 đến
tháng 04/2016

Tổng hợp kết quả Toàn văn đề
nghiên cứu và hoàn tài đã được
chỉnh đề tài
đóng quyển

Tháng 05/2016

Bảo vệ khóa luận tốt
nghiệp


6
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Xã hội ngày càng phát triển, công nghệ thông tin trở thành một trong những nhu
cầu cần thiết đối với giới trẻ, đặc biệt là sự phát triển của các trang mạng xã hội và sự
xuất hiện các trào lưu trên mạng xã hội. Hiện nay, khi nói đến cụm từ “trào lưu trên
mạng xã hội” thì ít ai là không biết đến. Những trào lưu này ngày càng lan rộng và
phát triển mạnh mẽ cùng với sự phát triển của mạng xã hội cũng như các phương tiện
giải trí, truyền thông.
Một số trào lưu nổi bật đang thịnh hành hiện nay có thể kể đến như chụp ảnh
khoe cơ thể, chụp ảnh khoe tài sản, làm video clip chửi thề, trào lưu confession, trào

lưu kiss cam, trào lưu son Louboutin,... Sự phát triển nhanh chóng của các trào lưu
trên mạng xã hội có những ảnh hưởng nhất định đến con người trên nhiều lĩnh vực
cũng như trong đời sống của con người.
1.1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề trên thế giới
Trên thế giới cũng đã có một số nghiên cứu về các trào lưu hay những vấn đề
có liên quan thông qua việc nghiên cứu về ảnh hưởng của mạng xã hội hay văn hóa
giới trẻ, tuy rằng phần lớn là các nghiên cứu xã hội học.
Nhà xã hội học người Anh Dick Hebdige với tác phẩm Subculture: The
Meaning of Style (Tiểu văn hóa trong ý nghĩa của phong cách) xuất bản lần đầu tiên
vào năm 1979, đã nghiên cứu về văn hóa thanh niên thông qua những khảo sát về
phong trào “Punk” xuất hiện trong thanh niên Anh vào những năm 70 của thế kỷ trước
[50].
Cũng viết về trào lưu Punk của giới trẻ là cuốn sách “Punk Rock: So What? The
Cultural Legacy of Punk” do Roger Sabin biên tập, xuất bản lần đầu tiên năm 1999,
nhà xuất bản Routledge [53].
Giáo sư Manuel Castells, nhà xã hội học người Tây Ban Nha, đã có những
nghiên cứu về trào lưu xã hội. Một số ấn phẩm nghiên cứu của ông về vấn đề này có
thể kể đến là: “Space of Flows and Space of Places in Networked Social Movements”
(Không gian của những dòng chảy và không gian của những địa điểm trong các phong
trào xã hội mạng lưới), cho đến ấn phẩm gần đây là Networks of Outrage and Hope,
Social Movements in the Internet Age (Những mạng của Outrage và Hope, Những trào
lưu xã hội trong thời đại Internet (2012)) [62]. Trong cuộc phỏng vấn đăng trên Tạp


7
chí Kế hoạch Berkeley, thuộc trường Đại học California với giáo sư Manuel Castells,
ông đã nói đến một số trào lưu xã hội cũng như đặc điểm của chúng. Những nghiên
cứu của Manuel Castells đã có những đóng góp quan trọng cho việc nghiên cứu các
phong trào, trào lưu xã hội. Tuy nhiên, những nghiên cứu của ông chưa đề cập nhiều
tới các trào lưu trên mạng xã hội của giới trẻ mà chỉ tập trung tới những vấn đề về

chính trị, xã hội, thời sự,... nói chung.
Trong cuốn sách 2011 trào lưu trong thập kỉ tới của tác giả Richard Laermer,
ông đưa ra và phân tích cũng như dự báo những trào lưu trong những năm tới, ông gọi
tên những xu thế mà ông nhìn thấy - từ những gì đã lỗi thời đến những vấn đề gây
chấn động, từ những điều cũ kĩ đến những điều mới mẻ trong tương lai [31].
Về trào lưu chạm tay vào rốn rộ lên trong thời gian gần đây, nhà nghiên cứu xã
hội người Singapore - Jolene Tan đã chỉ những hệ lụy có thể xảy ra nếu thử thách này
bị lạm dụng. Jolene cho rằng ban đầu thử thách này đem lại cho con người sự vui vẻ
và thoải mái. Tuy nhiên, nó có thể gây ra một hiệu ứng tâm lý mới có hại khi trở thành
một trào lưu khiến giới trẻ phát “cuồng” [63].
Ngoài ra, một số bài báo, tạp chí cũng bàn về những vấn đề liên quan, như:
Leisure activities and adolescent antisocial behavior: The role of structure and
social context (Hoạt động giải trí và hành vi chống đối xã hội thanh thiếu niên: Vai trò
của cấu trúc và bối cảnh xã hội), Josephl. Mahoney - Hakan Stattin, Tạp chí tuổi vị
thành niên, tập 23, số 2, tháng 4 năm 2000, trang 113 - 127.
Lighten up, America. Don't kiss the 'kiss cam' goodbye, T.J. McCormack ,
FoxNews.com, xuất bản tháng 9 năm 2015.
"The Strange World Of High School Confession Pages" (Thế giới kì lạ của
những trang confession trường trung học), Justine Sharrock, BuzzFeed, ngày 11 tháng
bảy năm 2014.
Tạp chí New York Times cũng có một số bài viết về trào lưu confession trong
học sinh sinh viên như: “Owning up: Campus confessions pages are on the rise”
(tháng 8 năm 2013); "High school gossip page pulled off Internet", Georgett Roberts
and Natalie O'Neill (tháng 1 năm 2014).
Nhìn chung, ta có thể thấy rằng chưa có nhiều nghiên cứu cụ thể, đi sâu vào vấn
đề trào lưu trên mạng xã hội hay thái độ đối với các trào lưu đó mà chỉ thấy được vấn
đề thông qua những nghiên cứu về văn hóa giới trẻ, về mạng xã hội, các hoạt động giải
trí, qua các bài báo về thực trạng sự tham gia của giới trẻ vào các trào lưu.



8
1.1.2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ở Việt Nam
Đầu tiên, phải thừa nhận rằng có khá ít các đề tài nghiên cứu chuyên biệt về các
trào lưu trên mạng xã hội hay thái độ đối với các trào lưu này dưới góc độ Tâm lý học.
Đa phần là các đề tài nghiên cứu là về các trào lưu ở dạng khảo sát tổng quan, khảo sát
xã hội học, hoặc thông qua những vấn đề có liên quan để nói đến các trào lưu trong
giới trẻ.
Trong bài viết Văn hóa và lối sống của thanh niên Việt Nam trong bối cảnh
toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế của PGS.TS. Phạm Hồng Tung, Đại học Quốc gia Hà
Nội, ông cho rằng các khởi xướng (initiative) xã hội, văn hóa, lối sống các trào lưu,...,
các dòng thời trang và âm nhạc… thường xuất hiện trong thanh niên, bắt nguồn từ
thanh niên. Tính trẻ và năng động là một trong những đặc trưng chung của thanh niên
ở tất cả các quốc gia - dân tộc và trong các thời đại lịch sử khác nhau. Trong bài viết
cũng đã đề cập đến lý thuyết “tiểu văn hóa”, coi văn hóa thanh niên là một cấu trúc
tiểu văn hóa. Lý thuyết về tiểu văn hóa và cách tiếp cận này đã mang lại cho việc
nghiên cứu và những khảo sát có tính thực chứng về thanh niên nói chung và văn hóa
thanh niên nói riêng một cơ sở học thuật và công cụ phân tích khá sắc bén, đặc biệt là
khi đề cập tới những trào lưu mới lạ xuất hiện trong giới trẻ phương Tây như phong
trào hippies, punk, skinheads, kể cả phong trào hòa bình, phản chiến và những dòng
nhạc pop, rock, techno…[50].
Cũng theo Phạm Hồng Tung trong cuốn Thanh niên và lối sống của thanh niên
Việt Nam trong quá trình đổi mới và hội nhập quốc tế, khi nói đến xu hướng biến đổi
trong lối sống của thanh niên Việt Nam, ông đã chỉ ra rằng lối sống theo kiểu a dua,
hời hợt, cuốn theo những trào lưu thời thượng hiện nay đang rất thịnh hành trong một
số nhóm thanh niên ở nước ta, và ông gọi chung chúng là trào lưu “sống thời thượng”,
thể hiện qua cách phục trang, trào lưu cosplay, ngôn ngữ tuổi teen, dòng nhạc thị
trường,...
Hay như trong công trình nghiên cứu khoa học cấp bộ “Một số vấn đề văn hóa
mạng hiện nay (Internet: Mạng xã hội và sự thể hiện bản sắc)” - ThS Vũ Hoàng Hiếu,
ThS Nguyễn Thị Huệ, ThS Đinh Mỹ Linh, ThS Vũ Thành Long, Nguyễn Thị Phương

Châm - 2012 đã bàn đến những vấn đề thời sự của sự phát triển Internet đặt ra cho xã
hội hiện tại. Trong đó, các tác giả đã nói đến cách thức bộc lộ bản sắc của giới trẻ hiện
nay, phong cách sống của họ là sự đam mê công nghệ và khả năng nhập cuộc với
những trào lưu thời thượng, sành điệu. Tâm lý đám đông, sự sáng tạo ngôn ngữ, các
trào lưu thịnh hành,...cũng là những phương thức thể hiện phong cách hiện đại của giới
trẻ.


9
Bên cạnh đó cũng có những bài viết trên báo và các tạp chí, hoặc trên một số
trang web học thuật có nội dung đề cập tới các trào lưu trong giới trẻ.
Có thể kể đến bài viết Trào lưu “phượt” trong giới trẻ Việt Nam hiện nay của
tác giả Ma Quỳnh Hương đăng trên Tạp chí nghiên cứu văn hóa, trường Đại học Văn
hóa Hà Nội [20]. Bài báo cáo nói về trào lưu “phượt” trong giới trẻ Việt Nam, về
những xu hướng, ý nghĩa và hệ quả của trào lưu này đối với giới trẻ Việt Nam.
Tiến sĩ Nguyễn Văn Tịnh - Bộ môn Tâm lý và Giáo dục - Trường Đại học Hà
Tĩnh với bài viết Xu hướng lệch chuẩn văn hoá ngôn ngữ trong giới trẻ hiện nay, đã kể
ra một vài biểu hiện của trào lưu sử dụng tiếng lóng, lạm dụng tiếng nước ngoài hiện
nay ở giới trẻ cũng như nêu được một số nguyên nhân của trào lưu này [73].
Theo thống kê của Buzzmetrics, trong Top 20 chủ đề được thảo luận nhiều nhất
trên social media từ tháng 1 đến tháng 8 năm 2014 nổi bật lên một số trào lưu trên
mạng xã hội như làm video clip cover các bài hát Mình yêu nhau đi, Em của ngày hôm
qua, Anh không đòi quà,…; trào lưu Ice Bucket Challenge [55].
Báo Công an thành phố Hồ Chí Minh cũng có bài viết Những trào lưu gây
tranh cãi của giới trẻ Việt - tác giả Hoàng Yến, đăng ngày 25/6/2015 về một số trào
lưu như Ice Bucket Challenge (đổ nước đá lên đầu), Belly Button Challenge, Kiss Cam
(Hôn trộm người lạ) [60].
Ngoài một số bài viết đăng rải rác trên báo và tạp chí có nội dung đề cập đến
các trào lưu trên mạng xã hội nhưng chỉ dừng lại ở mức độ ghi nhận hiện tượng, hành
vi, còn có một số công trình nghiên cứu đã xuất bản thành sách có liên quan ít nhiều

đến vấn đề nghiên cứu này như [13, tr.125-127]:
Nhu cầu giải trí của thanh niên, Đinh Thị Vân Chi, Nxb Đại học Quốc gia Hà
Nội, Hà Nội, 2002. Đây là công trình đề cập đến những nhu cầu vui chơi, giải trí của
thanh niên. Tuy chỉ tập trung vào khảo sát những thanh niên trên địa bàn Hà Nội,
nhưng cuốn sách này đã có những gợi ý quan trọng về mặt lý luận cho những nghiên
cứu về thái độ của thanh niên đối với các trào lưu trên mạng xã hội.
Phương tiện truyền thông mới và những thay đổi văn hóa xã hội ở Việt Nam,
Bùi Hoài Sơn, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 2008. Cuốn sách nhấn mạnh khía cạnh
thay đổi trong tâm lý tiếp nhận các hiện tượng văn hóa xã hội, dựa trên cơ sở những
phương tiện truyền thông mới như Internet hay điện thoại di động.
Trong cuốn sách Thị hiếu thẩm mỹ của giới trẻ thành phố Hồ Chí Minh của
Nguyễn Thị Hậu, tác giả cũng đề cập đến một số trào lưu đang du nhập vào giới trẻ


10
như trào lưu cosplay, bắt chước thần tượng, trào lưu khoe thân thể... qua việc làm rõ
thị hiếu của giới trẻ hiện nay, những nguyên nhân, yếu tố tác động đến thị hiếu thẩm
mỹ của giới trẻ.
Như vậy, đã có một số công trình nghiên cứu xung quanh vấn đề trào lưu trên
mạng xã hội trong những năm gần đây, tuy nhiên những nghiên cứu này chưa đi sâu
vào vấn đề mà chỉ xét ở những hiện trạng, nguyên nhân, ảnh hưởng của các trào lưu.
Vấn đề nghiên cứu thái độ đối với một số trào lưu trên mạng xã hội cũng còn rất mới
và chưa có nhiều công trình ở Việt Nam hay trên thế giới. Chính vì vậy, với đề tài
“Thái độ của học sinh Trung học phổ thông tại thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai
đối với một số trào lưu trên mạng xã hội” tôi mong muốn được đóng góp phần nhỏ
cơ sở lý luận cũng như thực trạng dưới góc độ tâm lý học trong nghiên cứu về các trào
lưu trên mạng xã hội.
1.2. Các vấn đề lý luận liên quan đến đề tài nghiên cứu
1.2.1. Thái độ
1.2.1.1. Khái niệm thái độ

Trong tâm lý học cũng như một số ngành khoa học có liên quan, thuật ngữ thái
độ được sử dụng khá nhiều. Thực chất ý nghĩa khoa học của thuật ngữ phức tạp hơn
rất nhiều và đã có rất nhiều trường phái nghiên cứu thái độ khác nhau nhưng vẫn chưa
tìm được sự thống nhất hoàn toàn.
Đầu tiên, thái độ được hiểu là sự đáp ứng có tính cách đánh giá và đáp ứng
thuộc lĩnh vực tình cảm được đặt trên cơ sở việc áp dụng một số khái niệm có tính
cách đánh giá và chính thái độ làm nảy sinh động cơ hay các hành vi có chủ đích. Nếu
vậy, thái độ nảy sinh bên trong con người trước sau đó mới biểu lộ ra bên ngoài và thái
độ là sản phẩm của sự đánh giá tâm lý và nhận thức về đối tượng xuất phát từ nhu cầu
của chủ thể [34].
Sự cố gắng của các nhà tâm lý học trong các nghiên cứu về thái độ nhằm hiểu
rõ, dự đoán, kiểm soát và thay đổi hành vi con người đã mang lại rất nhiều kết quả, tuy
nhiên phải thừa nhận đây là một khái niệm tâm lý học khó xác định một cách chính
xác. Trước hết phải kể đến định nghĩa về thái độ trong từ điển.
Trong từ điển tiếng Việt [28], thái độ được định nghĩa là: “Cách nghĩ, cách
nhìn và cách hành động theo một hướng nào đó trước một vấn đề, một tình hình” [28,
tr.1164], là “Tổng thể nói chung những biểu hiện của ý nghĩ, tình cảm được thể hiện ra


11
bên ngoài qua nét mặt, cử chỉ, lời nói, hành động trước một đối tượng, một sự việc nào
đó” [28, tr.1164].
Trong từ điển Anh - Việt, “thái độ ” được viết là “Attitude” và được định nghĩa
là “cách suy nghĩ hoặc cư xử, quan điểm về một người hay vấn đề nào đó”[43, tr.88].
Từ điển xã hội học định nghĩa: “Thái độ là nền tảng ứng xử xã hội của các cá
nhân, là một hoạt động tâm lý của cá nhân, bao hàm sự lý giải và biến đổi các khuôn
mẫu xã hội qua kinh nghiệm của cá nhân [47, 278].
Theo từ điển tâm lý học (Nguyễn Khắc Viện chủ biên): “Trước một số đối
tượng nhất định, như hàng hóa nào đó, hoặc một ý tưởng nào (chính trị, tôn giáo, triết
lý...), nhiều người thường có những phản ứng tức thì, tiếp nhận dễ dàng hay khó khăn,

đồng tình hay chống đối, như đã sẵn có những cơ cấu tâm lý tạo ra định hướng cho
việc ứng phó. Từ những thái độ sẵn có, tri giác về các đối tượng, cũng như tri thức bị
chi phối; về vận động thì thái độ gắn liền với tư thế” [46].
Trong từ điểm tâm lý học (Vũ Dũng chủ biên, 2008) định nghĩa thái độ là
“trạng thái sẵn sàng về mặt tinh thần và thần kinh được tổ chức thông qua kinh
nghiệm, có tác dụng điều chỉnh hoặc có ảnh hưởng một cách linh hoạt đến phản ứng
của cá nhân với tất cả các khách thể và tình huống mà nó (phản ứng) có mối liên hệ.
Nhìn chung người ta cho rằng thái độ có ba thành tố: nhận thức, cảm xúc và hành vi
kết hợp lại để tuyền tải một phản ứng tích cực, tiêu cực hay trung lập. Một thiên hướng
tương đối ổn định để phản ứng theo một cách thức cụ thể đối với một khách thể có liên
quan. Thái độ là một sản phẩm phức tạp của các quá trình học tập, lĩnh hội, trải
nghiệm, cảm xúc bao gồm cả những hứng thú, ác cảm, thành kiến, mê tín, quan điểm
khoa học và tôn giáo cũng như chính trị” [6].
Từ điển Bách khoa Tâm lý học - Giáo dục học Việt Nam định nghĩa: “Thái độ
là: (1) Sự biểu lộ tình cảm, suy nghĩ ra bên ngoài bằng nét mặt, cử chỉ, lời nói, hành
động của một người đối với người khác và các sự việc, hiện tượng xung quanh. Đó là
biểu hiện bề ngoài về những tâm trạng của nhân cách mỗi khi vui, buồn, sung sướng,
đau khổ... (2) Cách nhìn, cách nghĩ, cách hành động trên cơ sở nhận thức chủ quan
trước một vấn đề, một tình hình. Đây là giai đoạn trung gian giữa một ý định nào đó
với việc thực hiện cụ thể trong thực tế ý định ấy. Thái độ xã hội là sự phản ứng tích
cực hoặc tiêu cực, tán thành hay phản đối hay dửng dung của cá nhân trước các đối
tượng xã hội” [7, tr. 923].
Nhìn chung, các từ điển khi định nghĩa về thái độ đều cho rằng đó là “Cách ứng
xử của cá nhân đối với các tình huống, các vấn đề của xã hội”.


12
Trong tâm lý học phương Tây, đầu tiên phải kể đến hai nhà tâm lý học người Mỹ là
W.I.Thomas và F.Znaniecki (1918), những người đầu tiên đưa ra khái niệm thái độ.
Hai ông cho rằng: “thái độ là định hướng chủ quan của cá nhân như một thành viên

(cộng đồng) đối với giá trị này hay giá trị khác, làm cho cá nhân có phương pháp hành
động này hay hành động khác được xã hội chấp nhận” [9, tr. 279]. Như vậy,
W.I.Thomas và F.Znaniecki đã đồng nhất thái độ với định hướng giá trị của cá nhân.
Nhà Xã hội học Mỹ G.W.Allport đã đưa ra định nghĩa về thái độ như sau: “Thái
độ là trạng thái sẵn sàng về mặt tinh thần và thần kinh, được tổ chức thông qua kinh
nghiệm, sử dụng sự điều chỉnh hoặc ảnh hưởng năng động trong phản ứng của cá nhân
với tất cả các khách thể và tình huống mà nó có mối quan hệ”[14, tr. 319]. G.W.
Allport nhấn mạnh phương diện điều khiển ứng xử khi ông đưa ra định nghĩa trên và
đưa ra măm đặc điểm của thái độ như sau [9, 279]:
• Thái độ là trạng thái của tinh thần và hệ thần kinh.
• Thái độ là sự sẵn sàng phản ứng.
• Thái độ là trạng thái có tổ chức.
• Thái độ được hình thành trên cơ sở kinh nghiệm quá khứ.
• Thái độ gây ảnh hưởng và điều khiển hành vi.
Có thể thấy là, Allport đã trả lời được câu hỏi thái độ là gì, và đã đề cập đến
nguồn gốc, vai trò, chức năng của thái độ. Định nghĩa của Allport về thái độ được rất
nhiều các nhà tâm lý học khác thừa nhận. Tuy nhiên, Allport chưa lưu ý tới ảnh hưởng
của môi trường và nhu cầu của cá nhân đối với quá trình hình thành thái độ, ông cũng
không đề cập tới vai trò của ý thức trong thái độ.
T.M.Newcom cũng cho rằng thái độ của một cá nhân đối với một khách thể nào
đó là “thiên hướng hành động, nhận thức, tư duy, cảm nhận của anh ta với khách thể
liên quan”. Đó là sự sẵn sàng phản ứng. Những gì mà chúng ta tin là đúng và có một
thái độ nhất định về một khách thể nào đó hay một nhóm nào đó sẽ đóng một vai trò
hiển nhiên trong việc quy định sự sẵn sàng phản ứng theo một cách thức nhất định của
chúng ta [14, tr.319]. Tuy nhiên định nghĩa này chưa bao hàm một thực tế rằng trong
nhiều trường hợp quá trình này diễn ra phức tạp hơn nhiều.
H.Fillmore định nghĩa: Thái độ là sự sẵn sàng phản ứng tích cực hay tiêu cực
đối với đối tượng hay các ký hiệu (biểu tượng) trong môi trường. Ông còn khẳng định
“thái độ là sự định hướng của cá nhân đến các khía cạnh khác nhau của môi trường và
là cấu trúc có tính động cơ” [9, tr.280].



13
H.C.Triandis (1971) coi “thái độ là tư tưởng được hình thành từ những xúc cảm
gây tác động đến hành vi nhất định ở một giai cấp nhất định trong những tình huống
xã hội nhất định. Thái độ của con người bao gồm những điều người ta suy nghĩ và cảm
thấy về đối tượng, cũng như cách sử sự của họ đối với nó” [9, tr.280].
R.Martens cho rằng “Thái độ là xu hướng thường xuyên đối với các tình huống
xã hội, nó biểu thị sự thống nhất của ý nghĩ, tình cảm và hành động. Thái độ của con
người có mối quan hệ chặt chẽ với hành vi, được xác định bằng tình huống thống nhất
bên trong”. [9, tr.280]. Quan điểm này khẳng định thái độ là một cấu trúc có hệ thống,
thái độ thể hiện ý nghĩ, xúc cảm bên trong con người mà được biểu hiện thông qua
hành vi.
Nhà tâm lý học John Traven và cộng sự cũng định nghĩa: “Thái độ là các cảm
xúc, tư duy và hành động tương đối lâu dài đối với sự việc hay con người nào đó” [9,
tr.280].
Nhìn qua một số định nghĩa về thái độ do các nhà tâm lý học đại cương và tâm
lý học xã hội Mỹ nêu ra, chúng ta cũng thấy sự không đồng nhất về khái niệm thái độ
của họ. Tuy nhiên, có một số nhận định chung giữa các khái niệm này, đó là đều nhận
định thái độ có “tính sẵn sàng phản ứng”, “tính gây tác động” đến hành vi.
Sẽ là một khiếm khuyết lớn nếu không đề cập đến nghiên cứu của các nhà tâm
lý học Xô viết về thái độ. V.N. Miaxisev đã đưa quan điểm mácxít vào nghiên cứu thái
độ, ông cho rằng, thái độ là khía cạnh chủ quan bên trong, có tính chọn lọc của các
mối liên hệ đa dạng của con người với các khía cạnh khác nhau của hiện thực khách
quan. Hệ thống này diễn ra trong toàn bộ lịch sử phát triển của con người, biểu thị kinh
nghiệm cá nhân và quy định nội hành động cũng như các trải nghiệm của họ. Khái
niệm thái độ là khía cạnh tiềm năng của quá trình tâm lý, liên quan đến tính tích cực
chủ quan, có chọn lọc của nhân cách [9, tr.277]. V.N.Miaxisev đã xem thái độ là hạt
nhân, cốt lõi của nhân cách, tuy nhiên ông cũng cho rằng tất cả các dạng hoạt động
tâm lý của con người như tính cách, tình cảm, ý chí, hứng thú, nhu cầu... đều là thái

độ. Quan niệm này của ông chưa làm bật ra nét đặc thù của thái độ cũng như các hiện
tượng tâm lý khác, như vậy là hoàn toàn chưa có cơ sở khoa học.
Các nhà tâm lý học Xô-viết ít dùng thuật ngữ “thái độ” trong các nghiên của
mình vì tính đa nghĩa của nó trong tiếng Nga. Khi nói đến thái độ, thuật ngữ “tâm thế
xã hội” (và sau này B.Ph. Lomov gọi là thái độ chủ quan của nhân cách) được sử dụng
nhiều hơn và được định nghĩa như sau: “Tâm thế xã hội là một dạng tâm thế được xem


14
như một yếu tố hình thành hành vi xã hội của nhân cách, xuất hiện dưới dạng các
quan hệ của nhân cách với các điều kiện hoạt động của nó và của những người khác”.
Khi nghiên cứu về tâm thế xã hội, P.N. Sikhirev đã đưa ra cấu trúc ba thành
phần gồm:
-

Thành phần nhận thức (tri giác, thông tin) như là sự “tự ý thức khách thể
của tâm thế”.

-

Thành phần cảm xúc (rung động, xúc cảm) là những rung động đồng
cảm hay không đồng cảm với khách thể tâm thế.

-

Thành phần hành động (hành vi, động tác) là sự kế tục ổn định của hành
vi thực đối với khách thể của tâm thế [9, tr. 268].

Theo D.N. Uznatze cho rằng “thái độ không phải là một nội dung cục bộ của ý
thức, không phải là nội dung tâm lý bị tách rời, đối lập lại với các trạng thái tâm lý

khác của ý thức và ở trong mối quan hệ qua lại với nó, mà nó là một trạng thái toàn
vẹn, xác định của chủ thể... Yếu tố tính khuynh hướng năng động của nó là một
khuynh hướng toàn vẹn theo một hướng nhất định nhằm một tính năng động nhất định.
Đó là sự phản ánh cơ bản, đầu tiên đối với tác động của tình huống, mà trong đó chủ
thể phải đặt ra và giải quyết nhiệm vụ” [15, tr.169]. Có thể thấy rằng, Uznatze khẳng
định khía cạnh tâm lý cá nhân trong thái độ, tuy nhiên ông đã không tính đến sự tác
động phức tạp của các yếu tố xã hội trong việc quy định hành vi con người cũng như
các mối liên hệ với các yếu tố khác.
Còn các nhà tâm lý học của Leningrad thuộc Liên Xô trước đây thì coi thái độ
là “những cơ cấu tâm lý sẵn có, định hướng cho sự ứng phó của cá nhân”; trong khi
đó, dưới góc độ tâm lý học nhân cách A. Kosacowski và J. Lompscher (1975) khẳng
định “Thái độ là thuộc tính tâm lý, bao gồm niềm tin, lý tưởng, hứng thú, thái độ xã
hội ” [9, tr. 278].
Tác giả K.K.Platonov thì cho rằng thái độ là “một cấu thành tích cực của ý thức
cá nhân và là các mối liên hệ ngược của chủ thể với thế giới, được phản ánh và được
khách thể hóa trong tâm vận động” [9, tr. 278]. Theo tư tưởng nêu trên, phản ánh được
hiểu không chỉ là kết quả tác động của môi trường lên con người mà là biểu hiện của
sự tác động qua lại giữa chúng.
Có thể nói, thái độ được định nghĩa khác nhau, xuất phát từ khía cạnh nghiên
cứu của mình, những tác giả Xôviết đều có chung khẳng định thái độ là sự phản ánh có


×