Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

LÝ LUẬN CHUNG VỀ THUẾ VÀ THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (174.85 KB, 25 trang )

Báo cáo thực tập tốt nghiệp

MỞ ĐẦU
I. Mục đích nghiên cứu đề tài:
Xuất phát từ thực tế áp dụng luật thuế TNDN của các doanh nghiệp trong nước
nói chung và trên địa bàn huyện Duy Xuyên nói riêng, trên tinh thần giác độ được tầm
quan trọng của nguồn thuế TNDN trong hệ thống NSNN, chống lại nạn chất thu thuế
TNDN và tăng ngân sách nhà nước, nên em chọn nghiên cứu đề tài: “ Thực tiễn áp
dụng pháp luật thuế TNDN ở huyện Duy Xuyên” làm chuyên đề nghiên cứu của mình.
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
2.1. Đối tượng nghiên cứu:
Vấn đề áp dụng pháp luật để thu nhập doanh nghiệp tại huyện Duy Xuyên.
2.2. Phạm vi nghiên cứu:
Trogn phạm vi của đề tài này em tập trung nghiên cứu về thực tiễn áp dụng luật
thuế TNDN ở huyện Duy Xuyên từ năm 2009 đến nay, trọng điểm là năm 2010.
3. Phương pháp nghiên cứu:
Sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu, trong đó chủ yếu là phương
pháp phân tích và tổng hợp, các phương pháp định tính, định lượng và công cụ thống
kế, khảo sát thực tế.
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài:
Kết quả của công cuộc đổi mới nền kinh tế Việt Nam theo xu hướng mở cửa,
chủ động hội nhập quốc tế đã mang lại những thành tựu quan trọng tạo ra và lực mới
cho sự phát triển của đất nước. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, vai trò quản lý vĩ
mô của nhà nước ngày càng được thể hiện rõ nét. Thông qua những công cụ đắc lực của
mình, nàh nước, chính phủ đã thực hiện khá thành công vai trò điều tiết các hoạt động
kinh tế trong từng giai đoạn phát triển. Một trong những công cụ quan trọng để thực
hiện nhiệm vụ đó là chính sách thuế.
Việc ban hành các quy định về thuế TNDN có ý nghĩa vô cùng quan trọng cả
trên phương diện kinh tế lẫn chính trị xã hội và về mặt pháp lý. Tuy nhiên, trong quá
trình áp dụng các văn bản pháp luật vào thực tiễn vẫn còn một khoảng cách khá lớn
giữa văn bản và áp dụng thực tế, vẫn còn khó khăn trong bất cập trong việc áp dụng



SVTH: Ngô Văn Viên – Lớp: QLTC 2 – 09

Trang 1


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
những quy định này. Vì vậy việc áp dụng thuế TNDN của các doanh nghiệp ở nước ta
vẫn còn nhiều thực trạng vi phạm pháp luật thuế TNDN gây thất thoát NSNN.
Huyện Duy Xuyên là một huyện nền kinh tế còn khó khăn, các doanh nghiệp ở
đây chủ yếu đa số là doanh nghiệp vừa và nhỏ, vì vậy các doanh nghiệp này đã được
hưởng ưu đãi phẩn nào trong việc đóng thuế TNDN, song do nhiều nguyên nhân khác
nhau mà những năm qua công tác động viên nộp thuế TNDN vào NSNN còn gặp nhiều
khó khăn, vẫn tồn tại một số bất cập trong quá trình áp dụng pháp luật về thuế TNDN
bặc biệt các hiện tượng gian lận thuế TNDN vào thực tiễn này, tìm ra những khó khăn,
bất cập trong luật thuế TNDN hiện hành được hoàn thiện hơn, đầy đủ hơn, đạt được kết
quả cao hơn trên cơ sở tạo điều kiện tối đa cho người nộp thuế mà vẫn đảm bảo số thu
NSNN và vai trò của Nhà nước về quản lý thuế đối với doanh nghiệp. Từ đó, tạo môi
trường pháp lý lành mạnh cho sự phát triển của các doanh nghiệp và không ngừng nâng
cao NSNN.
5. Kết cấu của luận văn:
Mục lục
Mở đầu
Chương I: Lý luận chung về thuế TNDN
Chương II: Thực tiễn áp dụng pháp luật thuế TNDN ở huyện Duy Xuyên
Chương III: Giải pháp khắc phục những thực trạng trong vấn đề áp dụng pháp luật thuê
TNDN ở huyện Duy Xuyên
Kết luận
Danh mục tài liệu tham khảo


SVTH: Ngô Văn Viên – Lớp: QLTC 2 – 09

Trang 2


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ THUẾ VÀ THUẾ THU NHẬP DOANH
NGHIỆP
1.1.

Một số khái niệm chung về thuế

1.1.1. Khái niệm về thuế:
Thuế là khoản đóng góp bắt buộc theo luật của những tổ chức, cá nhân đối với nhà
nước, không hoàn trả trực tiếp ngang giá, nhưng được dùng để trang trải các chi phí vì
lợi ích chung của toàn dân như: Quốc phòng, an ninh, giao thông, giáo dục, y tế …
Sự ra đời và tồn tại của thuế gắn liền với sự phân chia xã hội thành các giai cấp
đối kháng và sự xuất hiện của nhà nước – pháp luật.
Thuế là một thực thể pháp lý nhất định sự ra đời và tồn tại của nó không chỉ phụ
thuộc vào ý chí con người mà còn phụ thuộc vào các điều kiện kinh tế - xã hội của từng
thời kỳ lịch sử nhất định.
Sự xuất hiện nhà nước đòi hỏi cần phải có của cỉa vật chất cần thiết chi cho hoạt
động thường xuyên của bộ máy nhà nước nhằm đảm bảo cho nhà nước tồn tại, duy trì
quyền lực và thực hiện chức năng quản lý xã hội của mình. Trong điều kiện có các giai
cấp, tồn tại chế độ tư hữu cùng với phạm vi hoạt động của nhà nước ngày càng mở rộng
thì chế độ đóng góp theo phương thức tự nguyện của dân cư trong chế độ cộng sản
nguyên thủy không phù hợp nữa. Để có được lượng của cải cần thiết, Nhà nước đã sử
dụng quyền lực của mình ban hành pháp luật, ấn định bắt buộc các thể nhân và pháp
nhân phải đóng góp cho nhà nước một phần của cải vật chất mà họ làm ra và hình
thành quỹ


SVTH: Ngô Văn Viên – Lớp: QLTC 2 – 09

Trang 3


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

CHƯƠNG II: THỰC TIỄN ÁP DỤNG THUẾ THU NHẬP DOANH
NGHIỆP Ở HUYỆN DUY XUYÊN
2.1. Khái quát chi cục thuế huyện Duy Xuyên:
2.1.1. Sơ lược về chi cục thuế huyện Duy Xuyên:
Cục thế huyện Duy Xuyên chính thức được hợp nhất kể từ ngày 1/10/1990 theo
Quyết định số 281/HĐBT ngày 7/9/1990 của Hội đồng Bộ trưởng ( nay là Chính phủ)
về việc thành lập hệ thống thu thuế Nhà nước trực thuộc bộ Tài chính và thành lập các
Chi cục thuế trực thuộc Cục thuế tỉnh Quảng Nam.
Trải qua 15 năm hình thành và phát triển với ý chí quyết tâm vượt qua mọi gian
nan, kế thừa và phát huy truyền thống cao đẹp của đơn vị bằng tinh thần nhiệt, cố gắng
phát huy mọi nguồn lực khai thác khả năng tìm tàng của nguồn thu, tập thể các cán bộ
công chức Chi cục thuế huyện Duy Xuyên đã tạo nên khí thế thi đua sôi nổi, luôn phấn
đấu hoàn thành vượt mức nhiệm vụ chính trị thu NSNN trên giao.
Phần thưởng cao quý nhất là kế thừa thành quả thực hiện nhiệm vụ chính trị quản
lý thu NSNN 15 năm qua. Chi cục thuế huyện Duy Xuyên đã nhận được nhiều bằng

SVTH: Ngô Văn Viên – Lớp: QLTC 2 – 09

Trang 4


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

khen về thành tích đạt được trong công tác quản lý thu thuế. Trong đó, nhiều đội thuế
và cá nhân trong công tác thực hiện thu thuế huyện Duy Xuyên là một huyện còn gặp
nhiều khó khăn trong quá trình thu thuế, nhất là đối với việc thu thuế NSNN.
2.1.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của chi cục thuế huyện Duy Xuyên
2.1.2.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của đơn vị
Tổng số cán bộ nhân viên của Chi cục thuế huyện Duy Xuyên là 55 người, trong
đó có 49 người biên chế, 6 lao động hợp đồng.
Trình độ chuyên môn có 49 người đã tốt nghiệp đại học, 6 người hệ cao đẳng
Bộ máy tổ chức được tổ chức như sau

Sơ đồ tổ chức:

Chi cục trưởng

Chi cục phó

Đội
tuyên
truyền
– Hỗ
trợ
nghiệp
vụ dự
toán

Đội kê
khai –
kế
toán
thuế

và tin
học

Đội
kiểm
tra

Đội
quản
lý nợ
thuế

Cưỡng
chế nợ
thuế

Đội
hành
chính
Nhân
sựTài
vụ- Ấn
chỉ

Đội
trước
bạ- thu
khácthuế
TNCN


2.1.2.2. Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban

Đội
thuế
liên xã
– Thị
trấn

SVTH: Ngô Văn Viên – Lớp: QLTC 2 – 09

Trang 5


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Duy Xuyên là mảnh đất có lịch sử lâu đời. Các kết quả nghiên cứu Khảo cỏ học
cho biết, cách đay khoảng 2500 năm, những lớp dân cư đầu tiên đã có mặt ở đây và là
một bộ phận của dân cư văn hóa Sa Huỳnh. Sau những cư dân Tiền sử, Sơ sử này, Duy
Xuyên nằm trong địa bàn sinh tụ và phát triển văn hóa Chăm pa ( Thế kỷ II – XV). Tên
đất Duy Xuyên ra đời năm Giáp Thìn ( 1604) thời Nguyễn Hoàng.
Thị trấn Duy Xuyên thành lập theo Quyết định số 27/HĐBT của Hội đồng Bộ
trưởng ngày 21/3/1986, trên cơ sở diện tích tự nhiên và dân cư của xã Duy An, và một
phần diện tích tự nhiên của xã Duy Trung.
Địa hình Duy Xuyên chảy từ Tây xuống còn Đông trải dài 45km dọc theo bờ
Nam sông Thu Bồn. Có rừng núi phía Tây Nam, có vùng đồng bằng ven sông màu mỡ
và vùng cát ven biển diện tích tự nhiên 29.909,5 ha. Dân số luôn biến động tăng, hiện
nay có 131.242 người, hầu hết là dân tộc kinh.
+ Duy Xuyên nổi tiếng với di sản thế giới – Thánh địa Mỹ Sơn của người Chăm.
Ngoài ra, Duy Xuyên còn có kinh thành Trà Kiệu, co thủy điện Mỹ Sơn, đập Vĩnh
Trinh. Nhân dân Duy Xuyên có truyền thống đấu tranh từ lâu đời gắn liền với khai
hoang phục hóa sản xuất. từ vùng đất ven sông Hồng trải qua quá trình khai hoang phục

hóa, con người Duy Xuyên từ đời này sang đời khác với tinh thần lao động cần cù,
thông minh, sáng tạo đã vượt qua những khó khăn trong cuộc sống, sự khắc nghiệt của
thiên nhiên, chống lại những âm mưu hủy diệt của quân thù để xây dựng nên vùng đất
màu mỡ, phì nhiêu, cuộc sống phong phú đa dạng, tạo nên bản sắc văn hóa riêng, đậm
đà.
+ Kinh tế từ xưa đến nay chủ yếu là nền nông nghiệp lúa nước với 70% sống
bằng nghề nông, còn lại làm nghề buôn bán, tiểu thủ công nghiệp, thương nghiệp, ngư
nghiệp và viên chức nhà nước. Đăc biệt có diện tích lớn bãi bồi ven sông nên nghề
trồng dâu nuôi tằm được hình thành rất sớm và đã có lúc thực sự hưng thịnh gắn liền
với nghề ươm tơ dệt lụa một thời lẫy lừng vỡi mỹ danh:” Duy Xuyên tơ lụa mỹ miều”.
+ Cùng với văn hóa Đông Sơn, văn hóa Sa Huỳnh và văn hóa Chăm Pa có vị trí
trọng yếu trong quá trình lịch sử dân tộc. Văn hóa Sa Huỳnh được biêt đến khá sớm,
gần một thế kỷ phát hiện và nghiên cứu, sau hàng loạt các cuộc điều tra thăm dò, khai
quật được triển khai trên nhiều địa bàn khác nhau đã đưa ra ánh sáng một khối lượng tư
liệu và hiện vật phong phú. Trên cơ sở đó nhận thức về văn hóa Sa Huỳnh được nâng

SVTH: Ngô Văn Viên – Lớp: QLTC 2 – 09

Trang 6


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
lên một bước mới hoàn diện và sâu sắc. Ngoài những phát hiện nay ta đã biết một nhóm
dân cư Sa Huỳnh Không chỉ phân bố dọc duyên hải miền Trung mà còn phân bố ở các
vùng Trung du và miền núi Quảng Nam… Sưu tập văn hóa Sa Huỳnh phát hiện tại Duy
Xuyên – Quảng Nam góp phần làm phong phú nhận định trên. Trong các nền nghiên
cứu khảo cổ học ở nước ta, văn hóa Chăm Pa chiếm vị trí quan trọng. Từ những phát
hiện đầu tiên của C. Paris về các kiến trúc đền tháp Chăm Pa và các vùng phụ cận đến
cuộc khai thác khảo cổ hoc di tích thành Trà Kiệu đến nay đã hợ một thế kỷ, trong thời
gian đó đã có rất nhiều ý kiến chủ quan, khách quan đã tác động không tốt đến các di

tích Chăm Pa ở đây. Kinh đô Trà Kiệu huy hoàng xưa giờ đây chỉ còn lại những chân
móng tường thành bị sụp đỗ, bị chon vùi trong đất đá, hình bóng của nó chỉ chứa đựng
lại trong một vài trang sách hay qua các tập điêu khắc đang lưu giữ tại bảo tàng.
Duy Xuyên nổi tiếng với di sản văn hóa thế giới – thánh địa Mỹ Sơn.
2.2..2. Vài nét về đặc điểm tình hình kinh tế xã hội ở Duy Xuyên:
Mười lăm năm qua, người dân Duy Xuyên vượt nắng mưa, vượt qua thiên nhiên,
tai dịch bệnh làm nên mùa vàng bội thu. Duy Xuyên đi lên xây dựng huyện công
nghiệp từ huyện thuần nông, vì vậy sản xuất nông nghiệp vẫn là nền tảng, là cơ sở bền
vững, ổn định để phát triển các mũi nhọn kinh tế khác. Tồng giá trị sản xuất ngàng
nông nghiệp năm 2012 đạt hơn 409 tỷ đồng. Hơn 800ha đất đã được:” dồn điền, đổi
thửa” hình thành 12 vùng chuyên canh cây trồng. Những cánh đống giá trị sản xuất 70
– 100 triệu đồng/ ha không hiếm, như Lệ Bắc, Thanh Châu ( Duy Châu), Vạn Buồng
( Duy Trinh)…
Dù song gió của thị trường xô đẩy, nhưng kinh tế hợp tác, hợp tác xã vẫn đứng
vững. Duy Xuyên hiện có 12 HTX nông nghiệp – sản xuất kinh doanh có hiệu quả,
HTX Duy Sơn 2 :” Anh hùng lao động trong thời kỳ đổi mới” năng động chuyển mình
dồn sức thực hiện các khâu dịch vụ: Điện, thủy lợi, tín dụng nội bộ và nước sạch. HTX
chú trọng chính sách an ninh xã hội cho xã viên và các đói tượng trong xã, tiếp tục đầu
tư làm nước sinh hoạt cho toàn dân, mở ra xí nghiệp nước đóng chai, duy trì sản xuất
ngành tre, mây đan để giải quyết số lao nông nhàn, mở rộng tín dụng nội bộ. Hoặc như
dịch vụ sản xuất kinh doanh HTX Duy Thành đứng vững trên cánh đồng lúa, trình độ
thâm cao, năng suất lúa dẫn đầu cả tỉnh. Phần lớn ngày càng ăn nên làm ra là minh

SVTH: Ngô Văn Viên – Lớp: QLTC 2 – 09

Trang 7


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
chứng sống động cho một thành phần kinh tế không thể thiếu trong giai đoạn phát triển

hiên nay.
Cũng chừng ấy thời gian, Duy Xuyên cùng Quảng Nam nhìn ra biển để phát
huy, khuyến khích khai thác thế mạnh đánh bắt, nuôi trồng chế biến thủy sản và hậu
cần nghề cá. Hàng loạt các dự án được triển khai. Người dân sẵn long giao mặt bằng
cho Nhà nước tính chuyện làm ăn, kiến thiết quê hương.
Diện mạo Duy Xuyên trên hình thành đến đích là huyện công nghiệp đang lộ
dần. Sau nhiều năm mời gọi, Duy Xuyên đã thu hút được 96 doanh nghiệp đầu tư vào
các cụm công nghiệp và làng gnheef, trong đó có 30 doanh nghiệp ngoài huyện 4 cùm
công nghiệp Tây An, Cồn Đu, Đông Yên, Lang Châu đã thu hút hơn 24 doanh nghiệp
vào đầu tư,với tổng mức hơn 200 tỷ đồng. Cụm công nghiệp Tây An rộng hơn 100 ha
mặc dầu chưa lấp đầy sau nhiều năm khởi động, nhưng cũng có trên 17 doanh nghiệp
làm ăn. Mới đây tại cụm công nghiệp Đông Yên, công ty Sedo Vinako ( Hàn Quốc )
đầu tư nhà máy may xuất khẩu, đang gấp rút hoàn thiện việc xây dựng , khả năng sẽ
thu nhận 4000 lao động. Ngành dệt vải Duy Xuyên một thời nổi tiếng cả nước, trở
thành trung tâm dệt vải của Quảng Nam, chiểm tỷ trọng 70% giá trị sản xuất công
nghiệp – tiểu thủ công nghiệp cảu huyện. Dù qua 2 năm nhiều doanh nghiệp bị tác động
mạnh do kinh tế cả nước và thế giới biến động, nhưng năm 2012 ngành công nghiệp,
tiểu thủ công nghiệp vẫn đtạ giá trị sản xauats 1.184 tỷ đồng, tăng 22%.
Ngoài khu đền tháp Mỹ Sơn, Duy Xuyên thu giữ nhiều di tích văn hóa, lịch sử
như lưng mộ Bà Thu Bồn, lăng mộ Đoàn Quý Phi, tượng đài Vĩnh Trinh…Khu du lịch
sinh thái cộng đồng rà Nhiêu ( Duy Vinh) sông nước mênh mang, lộng gió vói sản vật
của sông của biển . 15 năm trước, ngành du lịch – thương mại vẫn còn là cụm từ đặt ấu
các ngành kinh tế khác nhưng hiện nay đang thay đổi vị thế. Năm 2012, Duy Xuyên
đón 220 nghì lượt khách , doanh thu hơn 646 tỷ đồng, tăng 19,4%, tăng gấp hàng chục
lần so với năm 1997. Chính quyền và nhân dân huyện Duy Xuyên đang tìm cách đổi
mới phát triển du lịch, quyết tâm đột phá để đưa ngành du lịch thực sự trở thành mũi
nhọn kinh tế, khai thác tìm năng để khỏi lãng phí.
Một cuộc cách mạng mới, trong đó có 3 xã điểm: Duy Hòa, Duy Sơn, Duy
Phước phấn đấu đến năm 2015 đạt tiêu chí xã nông thôn mới. Mười lăm năm trên
đường đi tới, làm đổi thay diện mạo nông thôn và sắc thái đô thị, dần hình thành vóc


SVTH: Ngô Văn Viên – Lớp: QLTC 2 – 09

Trang 8


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
dáng một huyện công nghiệp, Duy Xuyên tiếp tục cùng cả tỉnh trong tiến trình xây
dựng Quảng Nam trở thành tỉnh công nghiệp sau năm 2013.
2.2.3. Kết quả thu thuế TNDN trên địa bàn huyện Duy Xuyên qua 3 năm
2010 – 2012
Bảng 1: Kết quả thu thuế TNDN trên địa bàn huyện Duy Xuyên qua 3 năm
2010 – 2012
Chỉ tiêu
Thuế TNDN ( triệu đồng)
Phần trăm (%) do với năm trước
Tổng thu nội địa (triệu đồng)
Phần trăm(%) của thuế TNDN so

Năm 2010
817,6
22,1
32.873,3
2,49

Năm 2011
551,9
67,5
35.039,8
1,58


Năm 2012
94,8
171,2
48.129,0
1,96

với tổng thu nội địa
Quan bảng số liệu trên ta thấy thuế thu nhập doanh nghiệp thu được qua 3 năm có
hướng tăng dần , năm sau cao hơn năm trước. Cụ thể phần trăm số số TNDN năm 2010
so với năm trước là 22,1%, năm 2011 so với năm 2010 là 67,5%, năm 2012 so với năm
2011 là 171,2%. Không những mỗi thuế TNDN mà tình hình chung của tổng thu nội
địca ở địa bàn huyện cũng có xu hướng tăng. Đây là dấu hiệu khả quan mà việc thu
NSNN của chi cục thuế huyện Duy Xuyên và là mục tiêu phấn đấu của Chi cục trong
thời gian tới.
2.2.4. Thực trạng áp dụng pháp luật thuế TNDN ở huyện Duy Xuyên:
Hiện nay cơ chế thị trường phát triển đa dạng với nhiều thành phần, nhiều loại
hình sản xuất kinh doanh, Nhà nước đã có nhiều cơ chế để thúc đẩy sự phát triển của
doang nghiệp. Nhưng thực tế cho thấy, không ít doanh nghiệp lợi dụng chính sách để
trốn thuế, chiếm dụng vốn nhà nước như hiện nay. Trong khi đó các chính sách thông
thoáng của nhà nước đã bộc lộ hàng loạt vấn đề nhưng chưa được xử lý triệt để. Cũng
như như ở các địa phương khác trên cả nước, việc áp dụng luật thuế TNDN ở địa bàn
huyện Duy Xuyên cũng có những hạn chế nhất định về các hành vi trốn thuế, chiếm
dụng vốn Nhà nước, gây thất thu NSNN… Sau đây là một số hạn chế trong thực trạng
áp dụng thuế TNDN trên địa bàn huyện:
2.2.4.1. Gian lận trong lĩnh vực hóa đơn:
Mặc dù các doanh nghiệp, các đơn vị kinh doanh đều nắm lòng khẩu hiệu:” Nộp
thuế là nghĩa vụ quyền lợi của mọi công dân” nhưng vì lợi ích kinh tế mà họ luôn tìm
cách lách luật, trốn thuế, chiếm đoạt tín dụng thuế của Nhà nước.
SVTH: Ngô Văn Viên – Lớp: QLTC 2 – 09


Trang 9


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Một trong những loại thuế thường được lợi dụng để rút tiền của Nhà nước là
thuế TNDN. Hiện nay không ít các doanh nghiệp đã tạo ra hiện trường:” lổ giả, lãi thật”
bằng nhiều cách như: Bán hàng không xuất hóa đơn, lập bảng thống kê khống, mua
hàng tự kê khai rồi ghi địa chỉ vùng sâu, vùng xa, lập hóa đơn bán hàng thấp hơn thanh
toán.
Trong thời gian qua, trên địa bàn huyện, việc các tổ chức, cá nhân kinh doanh
bán hàng không xuất hóa đơn, lập hóa đơn không đúng thực tế bán hàng để trốn thuế đã
trở nên khá phổ biến. Mặc dù ngành thuế đã chỉ đạo quyết liệt công tác chống thất thu
về thuế thông qua việc quản lý sử dụng hóa đơn. Song do đây là một thực tế rất phức
tạp, xuất phát từ nhiều nguyên nhân, tác động đến nhiều lĩnh vực, trong nhiều đối
tượng, trên nhiều lĩnh vực, liên quan đến nhiều cơ quan chức năng. Vì thế đòi hỏi phải
có sự hợp tác của nhiều tổ chức, cá nhân và mỗi người dân.
Trên thực tế, người kinh doanh nào cũng biết quy định: khi bán hàng hóa, cung
ứng dịch vụ, người bán phải có nhiệm vụ xuất hóa đơn cho khách hàng. Xuất hóa đơn
nhiều hay ít cúng tỉ lệ với số phát sinh mà người kinh doanh phải nộp vào NSNN. Đối
với những cơ sở làm ăn kinh doanh uy tín, dù người mua không yêu cầu lấy hóa đơn thì
họ vẫn tự nguyện lập hóa đơn hạch toán kế toán và kê khai nộp thuế. Ngược lại đối với
một số cơ sở kinh doanh làm ăn thiếu chân chính, thì việc lợi dụng người mua không có
nhu cầu lấy hóa đơn để không xuất hóa đơn hoặc chỉ xuất hóa đơn nhằm hợp thức hóa
doanh thu bằng hay thấp hơn giá vốn mua vào để trốn thuế ngày càng trở nên phổ biến.
nhiều trường hợp tổ chức kinh doanh còn gian lận trong lập há đơn có nội dung không
thống nhất giữa các Liên như ghi doanh thu trên Liên 2 giao cho khách hàng đúng với
doanh thu bán hàng thực tế bán ra, còn Liên 1 dùng để khai thuế bằng thủ đoạn ghi
doanh thu rất thấp để trốn thuế, thậm chí còn lập hóa đơn khống để thu bất chính.
Thực tế trong thời gian gần đây, qua công tác kiểm tra, đối chiếu xác minh há

đơn và kiểm tra việc sử dụng hóa đơn trên địa bàn đã phát hiện nhiều doanh nghiệp có
hành vi vi phạm trong lĩnh vực hóa đơn ở nhiều mức độ khác nhau. Phổ biến là tình
trạng bán hàng hóa không lập hóa đơn, lập hóa đơn có giá trị bán hàng không theo giá
trị thông thường trên thị trường, viết hóa đơn chênh lệch:” trên ít, dưới nhiều” để trốn
thuế. Chi cục thuế đã hoàn tất hồ sơ xử lý hành chính và truy thu thuế lậu lên 630 triệu

SVTH: Ngô Văn Viên – Lớp: QLTC 2 – 09

Trang 10


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
đồng. Trong số các doanh nghiệp vi phạm này bị phát hiện kiểm tra xử lý trong thời
gian qua có:
- Công ty TNHH sản xuất dệt Hưng Phú, phát hiện công ty này lập hóa đơn ghi giá trị
hàng hóa ra không theo giá giao dịch thông thướng, qua kiểm tra đã xử phạt hành chính
thu thuế 530 triệu đồng.
- Đặc biệt mới đây phòng cảnh sát điều tra tội phạm kinh tế công an tỉnh Quảng Nam,
qua điều tra xác minh phát hiện ông Cao Nuôi là chủ hộ kinh doanh vật liệu xây dựng,
có hành vi lập khống 21 tờ hóa đơn, với doanh thu trên 340 triệu đòng, thu lợi bất chính
8,5 triệu đồng. Hồ sơ vi phạm được phòng cảnh sát điều tra tội phạm kinh tế công an
tỉnh Quảng Nam và hiện tại chi cụ thuế đang hoàn tất xử lý, số tiền truy thu thuế và
phạt hành chính lên đến 100 triệu đồng.
Những thực trạng trên không những xảy ra đối với các doanh nghiệp ở huyện
Duy Xuyên mà đối với các doanh nghiệp trên cả nước cũng có thực trạng gian lận như
vậy.
Nguyên nhân là do hệ thống pháp luật của nước ta chưa đồng bộ, nhiều nội dung
còn chồng chéo, gây khó khăn cho người thực hiện. Mặc khác, công tác kiểm tra, giám
sát và xử lý các vi phạm của cơ quan chức năng chưa quyết liệt, nên nhiều doanh
nghiệp đã lợi dụng lỗ hỏng để khai man trốn thuế.

Hơn nữa, hầu hết các giao dịch mua bán ở nước ta, hiện nay đều dùng bằng tiền
mặt, không qua ngân hàng, đây cũng là nguyên nhân nhiều doanh nghiệp không thực
hiện đầy đủ chế độ hóa đơn chứng từ.
2.2.4.1. Gian lận kê khai thuế - doanh thu, chi phí:
a. Doanh thu:
Trong những năm gần đây, các doanh nghiệp trên địa bàn huyện Duy Xuyên
đang từng bước hoạt động có hiệu quả, khai thác những thế mạnh vốn có của mình và
có biện pháp trong việc mở rộng sản xuất, mở rộng quy mô, đa dạng hóa và nâng cao
chất lượng sản phẩm… Do đó các doanh nghiệp ngày càng có khả năng cạnh tranh và
uy tín lớn, doanh thu tiêu thụ sản phẩm tăng đều qua các năm. Đây là thực tế đáng
mừng, tuy nhiên nó lại đặt ra những nhiệm vụ nặng nề trong công tác quản lý thuế
TNDN. Như vậy tăng cường quản lý doanh nghiệp để thu nhập chịu thuế là hết sức
quan trọng đối với công tác quản lý thuế TNDN.

SVTH: Ngô Văn Viên – Lớp: QLTC 2 – 09

Trang 11


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Thực tế công tác kiểm tra quyết toán thuế TNDN trong thời gian qua cho thấy ý
thức chấp hành nộp thuế của các doanh nghiệp chịu thuế là hết sức quan trọng đối với
công tác quản lý.
Trong các trường hợp có các doanh nghiệp không xuất hóa đơn và không kê khai
doanh thu phát sinh theo quy định, kê khai doanh thu thấp hơn giá khách hàng thanh
toán. Hình thức gian lận trên thường gặp ở các doanh nghiệp kinh doanh vận tải, vật
liệu xây dựng, khách sạn… Các doanh nghiệp thường kê khai doanh thu không đúng
niên độ nhằm kéo giãn thời gian nộp thuế, bằng cách chuyển doanh thu đã phát sinh
treo trên tài khoản doanh thu chưa thực hiện, hạch toán vào tài khoản phải trả khác,
giảm trừ doanh thu qua các hình thức giảm giá, chiết khấu không đúng quy định. Một

số trường hợp có phát sinh hoạt động kinh doanh đột xuất không kê khai hoặc kê khai
không trung thực doanh thu chịu thuế.
Sau đây ta có thể đưa ra một số các doanh nghiệp điển hình trong việc tổng hợp
doanh thu chưa đầy đủ và kê khai thiếu doanh thu tính thuế TNDN.
Bảng 2: Một số doanh nghiệp thực hiện tập hợp doanh thu chưa đầy đủ và kê khai thiếu
doanh thu trong năm 2011 trên địa bàn huyện Duy Xuyên
Đơn vị: đồng
Tên đơn vị

Số doanh thu báo

Số doanh thu kiểm

Chênh lệch

1. Doanh nghiệp tư nhân

cáo theo quyết toán
1.213.791.623

tra xác định lại
1.254.385.148

40.593.525

Nhật Phát
2. Công Ty TNHH Hưng

69.257.627.354


72.169.523.839

2.911.896.485

Phú
3. Công ty Ngân Sơn
4. Công ty Phúc Thịnh

7.409.057.592
8.112.453.985

7.777.833.176
9.012.111.561

368.775.584
899.657.576

Sau đây chúng ta sẽ xem nguyên nhân cụ thể dẫn đến doanh thu mà các đơn vị báo
cáo nhỏ hơn thực tế kiểm tra báo cáo quyết toán. Theo số liệu kiểm tra năm 2011 tại các
doanh nghiệp trên địa bàn huyện được nêu trên trong bảng số liệu ta thấy:
Theo số liệu kê khai của Doanh nghiệp tư nhân Nhật Phát, doanh thu hoạt động
sản xuất kinh doanh quyết toán thuế TNDN chêch lệch tăng thêm qua kiểm tra là

SVTH: Ngô Văn Viên – Lớp: QLTC 2 – 09

Trang 12


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
40.593.525 đồng là do ấn định doanh thu xuất bán phế phẩm thu hồi được trong quá

trình sản xuất.
Theo số liệu kê khai doanh thu bán sợi của Công Ty TNHH Hưng Phú là
37.412.732.525 đồng, nhưng theo thực tế kiểm tra là thì 40.324.629.296 đồng. Sự điều
chỉnh tăng doanh thu là do những nguyên nhân: doanh thu bán sợi Ne 45/1 tăng
1.342.593.698 đồng; doanh thu bán sợi Ne 46.1 tăng 1.569.302.787 đồng. Trong kỳ,
Công Ty TNHH Hưng Phú bán các loại có giá trị hàng hóa bán ra không theo giá trị
giao dịch thông thường trên thị trường.
Doanh thu chênh lệch tăng qua kiểm tra tại công ty Ngân Sơn là do những khoản
thu này được thực hiện trong năm 2011 nhưng đơn vị xuất hóa đơn kê khai thuế GTGT
trong năm 2012. Theo giải trình của đơn vị là do đối chiếu công nợ chưa kịp thời và
khách hàng chưa thanh toán tiền hàng.
Chênh lệch qua công tác kiểm tra tại Công ty Phúc Thịnh điều chỉnh tăng doanh
thu 899.657.576 đồng. Nguyên nhân: Qua kết quả kiểm tra thực hiện các hợp đồng kinh
tế giữa công ty Phúc Thịnh với các chủ đầu tư xây dựng nghi nhậ trong kỳ đơn vị chưa
kê khai đầy đủ giá trị xây lắp các công trình đã thi công hoàn toàn bàn giao quyết toán
kinh phí xây lắp, thanh toán hợp đồng trong năm 2011 và các năm trước.
Để khắc phục triệt để những thực tạng kê khai doanh thu của các doanh nghiệp là
điều khó khăn không chỉ đối với cơ quan thuế. Hiện nay ngoài những thực trạng trên thì
ở các doanh nghiệp còn có nhiều hình thức gian lận trốn thuế tinh vi khác nữa, Sau đây
là một trong những hình thức đó – thực trạng kê khai chi phí của doanh nghiệp trên địa
bàn huyện Duy Xuyên.
b. Chi phí:
Chi phí hợp lý là một yếu tố phức tạp và là tính quyết định đối với lợi nhuận cảu
doanh nghiệp. Quản lý chạt chẽ chi phí là điều kiện rang buột hàng đầu để doanh
nghiệp hạch toán kinh doanh có hiệu quả. Trong nền kinh tế thị trường, các doanh
nghiệp luôn tìm cách đưa ra giá bán có tính cạnh tranh nhất để thu hút khách hàng.
Muốn có lãi lớn, doanh nghiệp không có sự lựa chọn nào khác tối ưu hơn việc đưa chi
phí xuống thấp nhất có thể, ngược lại kê khai thuế TNDN rất nhiều doanh nghiệp đã tìm
đủ mọi cách để khai tăng chi phí hợp lý để được khấu trừ lớn, làm giảm số thuế TNDN
phải nộp.


SVTH: Ngô Văn Viên – Lớp: QLTC 2 – 09

Trang 13


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Qua công tác kiểm tra của cán bộ thuế đối với doanh nghiệp trên địa bàn huyện
thì tình hình vi phạm kê khai thuế TNDN đã có xu hướng giảm, song vẫn còn một số
hiện tượng khai tăng chi phí nhằm gây thất thu NSNN. Sau đây là một số doanh nghiệp
vi phạm điển hình trong công tác kê khai chi phí.

Bảng 3: Một số doanh nghiệp kê khai tăng chi phí điển hình trong năm 2011 trên địa
bàn huyện Duy Xuyên
Tên đơn vị
1. Công ty
TNHH Nhật
Anh
2. Công ty
TNHH Mỹ
Sơn
3. Mây ttre
Nphuoc

ĐVT: đồng
Chênh lệch

Số chi phí báo cáo
theo quyết toán
5.151.541.500


Số chi phí kiểm tra
xác định lại
5.109.356.048

(-) 42.185.452

2.263.364.797

2.223.004.821

(-) 40.359.976

11.181.951.356

11.125.916.538

(-) 56.034.818

Chúng ta sẽ xem sét những nguyên nhân cụ thể nào dẫn đến chi phí mà các đơn
vị báo cáo lớn hơn thực tế kiểm tra báo cáo quyết toán. Theo số liệu kiểm tra năm 2011
tại các doanh nghiệp trên địa bàn huyện Duy Xuyên được nêu trong bảng số liệu ta
thấy:
Theo số liệu thống kê của Công ty TNHH Nhật Anh ta thấy chi phí bán hàng
chênh lệch giảm qua kiểm tra là 42.185.452 đồng, dẫn đến thuế TNDN phải nộp tăng
thêm 7. 382.454 đồng. Nguyên nhân do sự giảm chênh lệch giảm từ chi phí nhân công
trực tiếp của hai công trình điện chiếu sáng khuôn viên UBND huyên Duy Xuyên
( 16.675.064 đống), công trình sửa chữa hệ thống điện UBND huyện Duy Xuyên
( 25.510.388 đồng).
Theo số liệu thống kê của công ty TNHH Mỹ Sơn ta thấy tổng chi phí điều chỉnh

giảm còn 40.359.976 đồng. Nguyên nhân do giá vốn qua điều tra điều chỉnh giảm còn
29.109.967 đồng bao gồm: điều chỉnh giảm chi phí nhân công sản xuất là 16.840.000
đồng, chi phí quản lý doanh nghiệp qua kiemr tra điều chỉnh giảm còn 11.250.000 đồng
do thời gian làm việc thực tế trong tháng 2 /2011 theo bảng chấm công là 12 ngày
SVTH: Ngô Văn Viên – Lớp: QLTC 2 – 09

Trang 14


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
những bảng thanh toán tiền lương tính trả cho 24 ngày, qua kiểm tra điều chỉnh giảm
tiền lương nhân viên quản lý như trên.
Theo kiểm tra số liệu kê khai của công ty chế biến Mây tre Nphuoc ta thấy có
trường hợp công ty tập hợp phản ánh chi phí tiền công để tính giá thành sản phẩm cho
mây nan và mây sót vỏ chưa phù hợp với định mức xây dựng dãn đến nhiều chính sách
giảm chi phí tiền nhân công: 56.034.818 đồng.
Về mặt nguyên tắc, để quản lýcác khoản chi phí hợp lý , hợp lệ của doanh
nghiệp , cán bộ thuế phải nắm vững nội dung các chi phí hợp lý, hợp lệ khấu trừ quy
định trong luật thuế TNDN. Đồng thời cán bô thuế cũng năm được quy tắc về chi phí
sản xuất kinh doanh trong các văn bản quy định của một số cơ quan có thẩm quyền liên
quan ban hành để vận dụng sát thực điều kiện hoạt động sản xuất kinh doanh của từng
đơn vị.
2.2.4.2. Lạm dụng về ưu đãi thuế:
Các chính sách ưu đãi về thuế dành cho doanh nghiệp đã và đang phát huy tác
dụng nhất là trong giai đoạn khó khăn hiện nay. Tuy nhiên, không ít doanh nghiệp đã
lợi dụng sự ưu đãi để trốn thuế, chiếm đoạt vốn của nhà nước không ngừng gia tăng.
Một số doanh nghiệp còn có hẳn:” quy trình” thủ đoạn qua mặt cơ quan quản lý.
Nhiều doanh nghiệp ma được thành lập để nhập khẩu hàng hóa, đến hạn nộp
thuế doanh nghiệp cố tình không thanh toán, thậm chí bỏ trốn khỏi địa bàn kinh doanh
để né khoản thuế mà lẽ ra phải nộp vào ngân sách. Một trong những chiêu mà các

doanh nghiệp hay áp dụng là thường xuyên thay đổi địa điểm kinh doanh nhưng không
báo cho cơ quan quản lý.
Chính sách ân hạn thuế bị nhiều đối tượng doanh nghiệp lợi dụng. Một khi họ đã
cố tình trốn thuế thì việc thu đòi nợ thuế là hết sức khó khăn. Hiện nay một số doanh
nghiệp lợi dụng chính sách ưu đãi của thuế TNDN trong thời gian đầu mới thành lập,
tiến hành lập doanh nghiệp để được hưởng ưu đãi thuế, sau đó làm thủ tục giải thể, phá
sản chấm dứt hoạt động rồi lại tiến hành lập doanh nghiệp mới.
Để ngăn chặn hiệu quả tình trạng doanh nghiệp trây ì, trốn thuế thì bên cạnh nỗ
lực của cơ quan thuế, hải quan cần có sự thay đổi từ chính sách. Những điều khoản
không còn phù hợp với thực tiễn trong các chính sách thuế hầu như rơi vào các doanh

SVTH: Ngô Văn Viên – Lớp: QLTC 2 – 09

Trang 15


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
nghiệp hoạt động trên lĩnh vực dịch vụ, kinh doanh xuất nhập khẩu. Do đó các cơ quan
chức năng nên nghiên cứu và loại bỏ chính sác ân hạn.
2.2.4.3. Kế hoạch” hai sổ sách”
Việc gian lận bằng hai hệ thống sổ sách kế toán để đối phó với cơ quan chức
năng nhằm có tiền trả lãi vay ngân hàng và có lợi nhuận đang là thực tế tồn tại ở không
ít doanh nghiệp trong nước nói chung và các doanh nghiệp trên địa bàn huyện Duy
Xuyên nói riêng. Do chi phí vốn quá cao, nên rất ít doanh nghiệp có lãi minh bạch tài
chính theo kiểu: “ 1 + 1 = 2 “ mà phần lớn họ phải tìm cách lách luật để thu lợi nhuận.
Bất kỳ doanh nghiệp nào cũng có 2 hệ thống sổ sách: một là để nội bộ doanh nghiệp
kiểm tra, hai là sổ để báo cáo cơ quan thuế, sổ này luôn ở dạng lãi ít hoặc lỗ. Tùy từng
mục đích sử dụng, doanh nghiệp sẽ” chế biến số liệu trên các báo cáo dành cho cơ quan
khác nhau. Chẳng hạn để ngân hàng tin tưởng cấp vốn, báo cáo doanh nghiệp lúc nào
cũng phải có lãi, khả năng thanh toán tốt, không có nợ đọng… Để ngân hàng cho vay

nhiều vốn, doanh nghiệp sẽ khai tăng sản lượng hàng cần mua thêm 30 – 50%. Nếu
ngân hàng cho vay hạn mức chỉ 50 – 70 % giá trị hàng thế chấp, thì doanh nghiệp vẫn
có đủ tiền mua hàng. Có nhiều biểu hiện gian dối về tài chính của doanh nghiệp. Một “
chiêu” thông thường là giấu sản lượng hàng hóa đơn đầu vào đầu ra. Trên sổ sách báo
cáo thuế doanh nghiệp sẽ rút bớt sản lượng. Ví dụ: mua 10 tấn nguyên liệu, chỉ lấy hóa
đơn 6 tấn, phần còn lại trả tiền ngoài. Trong quá trình sản xuất, doanh nghiệp sẽ” vẽ”
thêm nhiều chi phí như đi tiếp khách, đi công tác, sữa chửa phương tiện, phí đào tạo,
phí quản lý nhà nước… Để hợp thức hóa chứng từ, họ sẽ lấy hóa đơn có chi phí cao
hơn thực tế, thậm chí là mua thêm hóa đơn. Bằng cách này, báo cáo tài chính của doanh
nghiệp luôn cho thấy chi phí rất lớn, dẫn đến lãi ít hoặc lỗ để giảm tiền nộp thuế.
* Thực trạng “ chuyển giá”
Ngoài những hình thức gian lận trốn thuế như đã đề cập ở trên thì hiện nay ở
nước ta còn có hình thức vi phạm nguy hiểm gây thất thu lớn cho NSNN đó là hình
thức “ chuyển giá”. Thủ thuật chuyển giá của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
(FDI) được coi là một trong những lỗ hỏng quản lý tài chính lớn nhất hiện nay. Thực
trạng này không những gây thất thu cho nhà nước mà còn dẫn đến sự cạnh tranh không
lành mạnh giữa các doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp FDI..

SVTH: Ngô Văn Viên – Lớp: QLTC 2 – 09

Trang 16


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Năm 2012 đánh dấu thành công bước đầu của ngành thuế trong công tác chống
chuyển giá. Kết quả đã thanh tra chống chuyển giá tại 45.939 doanh nghiệp, xử lý giảm
lỗ 4.400 tỷ đồng, truy thu thuế và xử phạt 1.650 tỷ đồng.
Trước tình trạng này tổng cục thuế triển khia nhiều nhóm giải pháp ngăn chặn,
từ tăng cường quản lý kê khai thông tin giao dịch liên kết, xây dựng các chuyên đề quản
lý thuế đối với hoạt động chuyển giá theo từng lĩnh vực đến xây dựng cơ sở dữ liệu, hỗ

trợ thanh tra tại các cục thuế 6 tháng đầu năm 2013, qua thanh tra kiểm tra tại 463
doanh nghiệp có dấu hiệu chuyển giá, có giao dịch liên kết và kinh doanh lỗ triền miên,
toàn ngành đã truy thu và phạt 253,4 tỷ đồng, giảm khấu trừ qua thanh tra là 47,7 tỷ
đồng, giảm lỗ qua thanh tra là 1.035,5 tỷ đồng.
Theo nhìn nhận của các chuyên gia, đây là biểu hiện của tình trạng lợi dụng việc
chuyển giá để gian lận, trốn thuế. Các doanh nghiệp FDI này đã dùng những phương
thức cá nhân để trốn tránh các khoản thuế, phí thông qua việc báo lỗ trong hoạt động
kinh doanh, sau đó chuyển về lợi nhuận ở công ty mẹ nước ngoài. Phổ biến hơn cả là
việc kê giá nguyên liệu đầu vào rất cao, đồng thời tìm mọi cách khai tăng chi phí quảng
cáo, khuyến mãi triệt tiêu lợi nhuận. Từ đó các đơn vị này tự dàn xếp giá với nhau
thông qua các giao dịch liên kết nhằm tìm kiếm thêm lợi nhuận mà không phải bỏ thêm
vốn hay mở rộng sản xuất.
Đáng lo ngại hơn là hành vi chuyển giá nhằm tối thiểu nghĩa vụ thuế TNDN
không chỉ diễn ra tại các doanh nghiệp FDI, mà còn giữa các bên liên kết trong nội địa
Việt Nam do các tập đoàn kinh tế trong nước lợi dụng những chính sách ưu đãi của Nhà
nước. Chẳng hạn như thành lập một số công ty con hoạt động trong lĩnh vực và địa bàn
khác nhau, trong đó có những địa bàn được hưởng ưu đãi thuế TNDN, từ đó tìm cách
chuyển lợi nhuận trước thuế từ doanh nghiệp không được ưu đãi thuế sang doanh
nghiệp liên kết được ưu đãi thuế, hoặc chuyển lợi nhuận trước thuế từ doanh nghiệp có
lãi sang doanh nghiệp bị lỗ thông qua chuyển giao sản phẩm và cung cấp dịch vụ giữa
các bên để giảm thiểu nghĩa vụ tổng hợp của cả tập đoàn.
Ông Thomas McCleland, chuyên gia thuế của công ty kiểm toán Deloitte Việt
Nam cho biết, khó khăn của cơ quan thuế tại Việt Nam trong việc thực hiện kiểm soát
về chuyển giá bắt nguồn từ sự kém hiểu biết về hoạt động chuyển giá và sự thiếu dữ
liệu trong những giao dịch chuyển giá của các doanh nghiệp FDI. Mặc dù thông tư

SVTH: Ngô Văn Viên – Lớp: QLTC 2 – 09

Trang 17



Báo cáo thực tập tốt nghiệp
117/2005/TT – BTC của Bộ tài chính ban hành vào tháng 12/2005 đã có những quy
định cơ bản về thủ thuật chuyển giá và những yêu cầu về mặt cung cấp tài liệu, nhưng
người nộp thuế vẫn lờ đi với những yêu cầu này và thậm chí chỉ nộp những tài liệu bắt
buộc đối với việc báo có những giao dịch với các bên liên quan.
Về phía cơ quan quản lý Nhà nước, Bộ tài chính mặc dù đã tích cực trong việc
triển khai thực hiện thanh tra, kiểm tra để hạn chế việc chuyển giá nhưng việc chống
chuyển giá vẫn vô cùng khó khăn. Thêm vào đó, khi Việt nam gia nhập WTO, việc áp
định bảng giá tối thiểu làm căn cứ để xác định thuế đã phải hủy bỏ và cơ quan quản lý
phải chuyển sang xác định thuế trên cơ sở giá trị theo đúng chứng từ hóa đơn dẫn đến
quá trình triển khai về thanh tra, kiểm tra rất khó khăn.
2.2.5. Những hạn chế còn tồn tại và nguyên nhân:
Số lượng doanh nghiệp trên địa bàn huyện còn quá giàn trải, chưa được phân
loại còn chồng chéo, tốc độ tăng trưởng và hiệu quả kinh doanh còn thấp và đang giảm
dần. Chủ các doanh nghiệp đôi khi không phải là chủ sở hữu thực sự của doanh nghiệp
mà chỉ làm thuê nên nhiều khi họ không làm đúng những quy trình thuế, chỉ đến khi
cuối năm quyết toán thuế doanh nghiệp mới chịu nộp thuế gây nên tình trạng chiếm
dụng vốn NSNN. Mặc khác các doanh nghiệp còn chậm nộp tờ khai kê khai quyết toán
thuế. Trong khi việc khai doanh thu trong báo cáo quyết toán thuế còn nhiều hiện tượng
kê khia không đầy đủ doanh thu phát sinh trong kỳ.
Nguyên nhân là do thái độ cố tình làm sai quy định , hành vi trốn thuế của các
doanh nghiệp. Do đó cần có biện pháp giải quyết dứt điểm hiện tượng này không còn
xảy ra.
Doanh thu đối với các công trình xây dựng đã bàn giao nhưng chưa tập hợp chi
phí một số doanh nghiệp có các công trình xây dựng đã bàn giao nhưng chưa tập hợp
được chi phí trong kỳ nên chưa đưa vào doanh thu trong kỳ tính thuế đó, xảy ra hiện
tượng này là do các nguyên nhân: các doanh nghiệp cố tình làm sai luật, không tính vào
doanh thu trong kỳ này sau giảm được số thuế thu nhập phải nộp,tạo them được vốn
cho phát triển sản xuất mà không phải chịu khoản phí nào. Các doanh nghiệp không am

hiểu cứ nghĩ rằng chỉ tính những doanh thu khi đã tập hợp đầy đủ chi phí. Bỏ sót hóa
đơn không kê khai khi xuất hóa đơn, chứng từ , kế toán tập hợp các hóa đơn để hạch
toán vào sổ,bỏ sót không kê khai sẽ làm doanh thu giảm , dẫn đến số thuế thu nhập

SVTH: Ngô Văn Viên – Lớp: QLTC 2 – 09

Trang 18


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
phải nộp giảm. Các khoản doanh thu khách hàng đã đồng ý thanh toán nhưng chưa thu
được tiền do quy định doanh thu là các khoản mà doanh nghiệp được hưởng không
phân biệt đã thu được tiền hay chưa. Trong hoạt động kinh doanh có tình trạng chiếm
dụng vốn của nhau, tức là bán hàng trong kỳ này nhưng kỳ sau hoặc kỳ sau nữa mới thu
được tiền. Lúc này doanh nghiệp cũng tính khoản đó vào doanh thu của kỳ tính thuế khi
có hàng hóa xuất bán . Nhưng có nhiều doanh nghiệp cố tình không hiểu luật doanh
nghiệp mà không hạch toán doanh thu sai thời kỳ là để giảm số thuế phải nộp trong
năm nay thì kê khai vào năm sau, bởi nếu tìm nguyên nhân ta thấy doanh nghiệp hạch
toán doanh thu sai thời kỳ là để giảm số thuế phải nộp trong năm nay và phân bổ cho
năm sau nhằm trì hoãn việc nộp thuế, tạm thời giảm bớt căng thẳng về vốn chi doanh
nghiệp . Trích và khai tăng chi phí hợp lý : Các khoản trích khấu hao TSCĐ, chỉ một số
doanh nghiệp có đủ tiêu chuẩn mới trích khấu hao nhanh, nhưng một số doanh nghiệp
cố tình tạo ra giấy tờ giả, bằng chứng giả để trích được khấu hao nhanh hoặc các khoản
tiền quỹ lương, ấn định mức tiêu hao của các doanh nghiệp cố tình cao hơn so với thực
tế để giảm số thuể phải nộp.
Về công tác quản lý, công tác phối hợp quản lý Nhà nước và thuế chưa đồng bộ,
chưa được quan tâm đúng mức giữa các cơ quan thuế- các ngành và UBND xã, thị trấn.
Kết quả thực hiện chỉ tiêu thu ngân sách thuộc ngành thuế trực tiếp quản lý song
chưa đồng bộ giữa các đơn vị, địa bàn, việc tổ chức triển khai thu ở một số địa bàn còn
bị động, chậm trễ. Công tác quản lý thuế vẫn còn tồn tại nhưng bất cập và thiếu đồng

bộ.
Tình trạng nợ thuế, thất thu thuế vẫn còn lớn. Công tác chống nợ còn thiếu
những biện pháp mạnh, thực hiện giảm thuế chưa đạtkế hoạch, ý thức chấp hành pháp
luật thuế một bộ phận nhân dân, cán bộ công chức, doanh nghiệp chưa cao.
Một số chính sách pháp luật về thuế thường xuyên thau đổi, các quy trình quản
lý thuế không ban hành cùng với việc chuyển đổi ơ chế quản lý theo mô hình chức
năng, phần nào cũng ảnh hưởng đến hiệu quả của công tác thu thuế.
Hệ thống cơ sơ dữ liệu đến hiệu quả của công tác thu thuế trên chương trình ứng
dụng hiện tại chưa đáp ứng được nguồn thông tin, dữ liệu cần thiết theo yêu cầu của
luật quản lý thuế.

SVTH: Ngô Văn Viên – Lớp: QLTC 2 – 09

Trang 19


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Ngoài ra Duy Xuyên là một vùng đất thường xuyên chịu nhiều thiên tai, bão lụt
cũng phần nào gây khó khăn cho việc sản xuất kinh doanh, công tác thu thuế gặp nhiều
cản trở.

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC NHỮNG THỰC TRẠNG TRONG VẤN
ĐỀ ÁP DỤNG PHÁP LUẬT THUẾ TNDN Ở HUYỆN DUY XUYÊN
3.1. Mục tiêu của giải pháp:
Đê đảm bảo luật thuế TNDN được thi hành khắc phục những tồn tại của công tác
quản lý thuế TNDN đảm bảo tận thu cho NSNN thì các giải pháp đặt ra phải phục vụ
cho các mục tiêu sau:
3.1.1. Đảm bảo thu đúng, thu đủ, thu kịp thời
Đảm bảo thu đúng có nghĩa là việc tính thuế cho các đơn vị phải thực hiện theo
đúng luật định cho đối tượng ở từng ngành nghề kinh doanh vè TSCĐ, về thu nhập chịu

thuế và các trường hợp được miễn giảm.
Đảm bảo thu đủ có nghĩa là trên cơ sở thuế được xác định thì các đơn vị phải có
trách nhiệm nộp đủ số thuế vào kho bạc.
Đảm bảo thu kịp thời có nghĩa là việc nộp thuế vào kho bạc Nhà nước phải được
thực hiện theo đúng thời gian quy định. Trường hợp các đơn vị nộp thuế quá hạn được
thông báo thuế thì phải bị xử phạt nghiêm minh theo quy định.
Việc đảm bảo thu đúng, đủ, kịp thời đóng vai trò rất quan trọng:
Đối với người nộp thuế: Đảm bảo sự công bằng giữa các đối tượng nộp thuế, do
đó kích thích tính tự giác thực hiện nộp thuế.
Đối với cán bộ thuế: Giúp cán bộ thuế hoàn thành nhiệm vụ được giao, giảm bớt
những khó khăn đối với công tác quản lý của cán bộ thuế. Mặc khác nó còn hạn chế
được những tiêu cực xảy ra trong nội bộ ngành thuế.

SVTH: Ngô Văn Viên – Lớp: QLTC 2 – 09

Trang 20


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
3.1.2. Tạo điều kiện giúp đỡ các đơn vị chấn chỉnh công tác hạch toán kế toán
thống kê và nâng cao trình độ quản lý:
Do thực tế còn bộ phận không nhỏ các doanh nghiệp thực hiện chưa nghiêm túc
chế độ hạch toán thống kê. Mặc khác, chế độ chính sách hiện hành còn có những điểm
chưa phù hợp và thường xuyên có sự thay đổi. Do đó với quyền hạn và trách nhiệm của
mình cán bộ thuế đóng vai trò quan trọng trong việc chấn chỉnh công tác hạch toán
thống kê của doanh nghiệp và đa các chế độ chính sách mới áp dụng trong thực tiễn.
3.1.3. Đảm bảo luật thuế được thi hành:
Do việc áp dụng luật thuế vào thực tế gặp nhiều khó khăn, hơn thế nữa luật thuế
ban hành không thể tránh khỏi những hạn chế đôi khi còn không phù hợp gây phản ứng
từ phía các đối tượng nộp thuế. Do đó các biện pháp đề ra phải biến những quy định

của luật được áp dụng rộng rãi trong thực tiễn nhằm nâng cao hiệu lực thi hành thuế
doanh nghiệp, đảm bảo cho luật đi vào ý thức của từng người dân.
3.2. Giải pháp khắc phục:
Xuất phát từ những thực trạng và nguyên nhân tồn tại nêu trên, chúng ta có thể
đề ra một số biện pháp với từng công tác quản lý cụ thể như sau:
3.2.1. Giải pháp khắc phục trong gian lận lĩnh vực hóa đơn:
Tình trạng vi phạm pháp luật trong lĩnh vực hóa đơn xảy ra thường xuyên trong
thời gian qua là phổ biến. Để ngăn chặn tình trạng này, bên cạnh việc đẩy mạnh các
hình thức tuyên truyền chính sách pháp luật về hóa đơn để mọi người dân nói chung và
người nộp thuế thông hiểu và chấp hành đúng ngành thuế nên phối hợp với các cơ quan
đã được xác minh được doanh nghiệp thành lập chỉ mua hóa đơn của cơ quan thuế rồi
bán cho các đơn vị khác sử dụng hóa đơn này hợp thức hóa đầu vào hòng chiếm đoạt
thuế GTGT và trốn thuế TNDN phải thông báo ngay sau khi xác minh và kết luận hoặc
thông báo kết quả điều tra của công an cho cơ quan thuế liên quan biết các doanh
nghiệp nào đã sử dụng hóa đơn bất hợp pháp.
Nội dung thông báo phải ghi rõ tên, mã số thuế của đơn vị xuất hóa đơn, giá trị
hàng hóa, dịch vụ cung cấp ghi trên hóa đơn, số thuế GTGT ghi trên hàng hóa, dịch
vụ… Chi cục thuế phải lập tức công bố công khai danh sách các cơ sở bán hóa đơn bất
hợp pháp và số hóa đơn không có hiệu lực sử dụng để các cơ sở kinh doanh, cơ quan
thuế nơi khác và đơn vị sử dụng NSNN biết…

SVTH: Ngô Văn Viên – Lớp: QLTC 2 – 09

Trang 21


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Để nâng cao hiệu quả của công tác quản lý hóa đơn chứng từ ở các doanh
nghiệp,cơ quan thuế phải quản lý tốt hóa đơn chức từ của đơn vị bằng cách sau:
Quản lý tốt việc mua bán hóa đơn của đơn vị, tránh hiện tượng mất mác hoặc

làm giả hóa đơn, cán bộ thuế phải theo dõi số hóa đơn ghi trên sổ cấp phát hóa đơn sau
đó đối chiếu với quyển sổ seri mà hóa đơn đơnvị đang dùng có đúng là hóa đơn của Bộ
tài chính hay không, hoặc có trường hợp làm giả hóa đơn thì lập biên bản có xác nhận
của công an và báo cho cơ quan thuế
Đối với các hóa đơn bán hàng và các chứng từ thu tiền , để xác định được tính
hợp pháp của hóa đơn này cán bộ thuế phải đối chiếu các hóa đơn bán hàng của doanh
nghiệp với mẫu của Bộ tài chính quy định.
Khuyến khích các doanh nghiệp tự in hóa đơn nhằm nâng cao ý thức tự giác
trong việc tự chịu trách nhiệm quản lý hóa đơn và giúp cho cán bộ thuế phải đối chiếu
các hóa đơn bán hàng của doanh nghiệp.
Để quản lý tốt các số liệu ghi trên hóa đơn bán hàng, cán bộ thuế phải kiểm tra
số liệu trên hóa đơn bán hàng của đơn vị với số liệu trên hóa đơn mua hàng của đơn vị
để tìm sự chênh lệch ( nếu có). Từ đó có thể phát hiện ra những hóa đơn bán hàng
không đúng với giá trị xuất bán trong kỳ.
Tuy nhiên, hiện nay những hành vi vi phạm trong lĩnh vực này vẫn còn diễn biến
phức tạp, mà nguyên nhân chủ yếu từ phía nhà nước là mức chế tài xử lý vi phạm theo
quy định hiện hành còn quá thấp và chauw đủ răng đe. Tin tưởng rằng Nghị định CP
51/2011/ND –CP ngày 14 tháng 5 năm 2011 của chính phủ quy định về hóa đơn bán
hàng, cung ứng dịch vụ vừa được khai sinh, với mức chế tài xử phạt mạnh hơn và có
quyết liệt hơn sẽ góp phần hạn chế các hành vi vi phạm nêu trên.
3.2.2. Giải pháp khắc phục trong gian lận kê khai thuế - doanh thu, chi phí:
Chi cục thuế cần phải tăng cường công tác quản lý doanh thu và tính chi phí thuế
TNDN
a. Doanh thu:
Tăng cường giám sát hệ thống kiểm soát nội bộ của doanh nghiệp
Nhìn chung đây là công tác hết sức khó khăn đặt ra cho cán bộ quản lý. Để khắc
phục hiện tượng khai giảm doanh thu do các doanh nghiệp thực hiện bán hàng trực tiếp
không dùng hóa đơn, cán bộ thuế phải thường xuyên giám sát hệ thống kiểm soát nội

SVTH: Ngô Văn Viên – Lớp: QLTC 2 – 09


Trang 22


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
bộ của các doanh nghiệp để kịp thời phát hiện và xử lý. Cán bộ thuế phải hiểu biết sâu
rộng để phát hiện ra nhiều trường hợp vi phạm khác
Quản lý hóa đơn chặt chẽ hơn doanh thu tính thuế trong kỳ như đã nói ở trên.
Nâng cao trình độ của cán bộ tài chính kế toán trong mỗi doanh nghiệp.
+ Đối với các doanh nghiệp kê khai giảm doanh thu do hiểu sai chính sách chế
độ, hoặc chưa nắm bắt kịp thời những chính sách chế độ mới ban hành thì cán bộ thuế
phải thuế phải phổ biến hướng dẫn kịp thời các doanh nghiệp nhằm bồi dưỡng lại
những nghiệp vụ doanh nghiệp đã hạch toán không đúng quy định. Ngoài ra phải phát
hiện và uốn nắn kịp thời những yếu kém về trình độ quản lý tài chính kế toán của các
doanh nghiệp để đề xuất lãnh đạo doanh nghiệp nhằm có những biện pháp thích hợp để
nâng cao nghiệp vụ cho các cán bộ cơ sở.
+ Đối với doanh nghiệp thực hiện kê khai giảm doanh thu do cố tình làm sai
chính sách chế độ thực hiện hành vi trốn thuế thì cán bộ phải nghiêm khắc yêu cầu các
doanh nghiệp thực hiện đúng luật.
Về phía ngành thuế phải có những hình thức khen thưởng kịp thời những cán bộ
thuế đã thực hiện tốt nhiệm vụ được giao , nâng cao hơn tinh thần trách nhiệm của mỗi
cán bộ thuế nói riêng và toàn ngành thuế nói chung.
b. Chi phí:
Chi phí hợp lý, hợp lệ trong doanh nghiệp gồm nhiều khoản cấu thành nên. Do
đó việc quản lý chi phí rất phức tạp liên quan đến cả một hệ thống chính sách thuế .
Muốn quản lý tốt phải thường xuyên chấn chỉnh công tác hạch toán kế toán của các
đơn vị, đưa công tác hạch toán vào nề nếp.
Kiểm tra, đối chiếu các chi phí hợp lý, hợp lệ căn cứ theo định mức và tỷ lệ.
Trên thực tế cho thấy những khoản chi phí hợp lý, hợp lệ khác phức như tiền lương,
khấu hao TSCĐ và chi phí khác có liên quan đồi hỏi các cán bộ thuế phải chú ý.

Đối với tiền lương nếu tiền lương được giao theo tỷ lệ phần trăm trên doanh thu
cần xác định được doanh thu đúng. Đối với những trường hợp khi giao sản phẩm nhập
kho, như vậy cán bộ thuế phải căn cứ vào báo cáo nhập kho cả năm để đối chiếu số
lượng nhân viên với đơn giá. Trường hợp cấn thiết có thể kiểm tra lại cả cách xác định
đơn giá của đơn vị xem có hợp lý hay không.

SVTH: Ngô Văn Viên – Lớp: QLTC 2 – 09

Trang 23


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
- Quản lý tốt các hóa đơn chứng từ nhất là đối với dịch vụ mua ngoài và các chi
phí khác.
Để quản lý tốt được các chi phí hợp lý, cán bộ thuế phỉa quản lý tốt hóa đơn
chứng từ của doanh nghiệp. Nói chung, công tác quản lý hóa đơn chứng từ liên quan
đến các chi phí hợp lý, hợp lệ cũng cũng như tương tự trong việc quản lý chứng từ liên
quan đến tính thuế doanh nghiệp trong kỳ, chỉ khác đối với công tác quản lý số liệu
liên quan. Trên thực tế cho thấy các doanh nghiệp thường hay vi phạm chế độ hóa đơn
đầu vào của các đơn vị với số liệu trên hóa đơn bán hàng của đơn vị bán để tập hợp chi
phí các chứng từ để đối chiếu với hóa đơn mua hàng. Công việc này đòi hỏi mất thời
gian và cán bộ thuế khó có thể tiến hành kiểm tra tất cả các doanh nghiệp.
- Tăng cường chấn chỉnh công tác hạch toán kế toán ở các đơn vị và xử lý các
đơn vị cố tình vi phạm.

SVTH: Ngô Văn Viên – Lớp: QLTC 2 – 09

Trang 24



Báo cáo thực tập tốt nghiệp

SVTH: Ngô Văn Viên – Lớp: QLTC 2 – 09

Trang 25


×