Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

SANG KIEN KINH NGHIEM HÓA HỌC THCS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (438.56 KB, 16 trang )

Trường THCS Bùi Quang Mại

Néi dung

Trang
2

A. §Æt vÊn ®Ò
I. Lý do chọn đề tài.

2

II. Mục đích nghiên cứu.

5

III. Phạm vi đề tài – Đối tượng nghiên cứu.

5
5

B. Gi¶i quyÕt vÊn ®Ò.
I. Cơ sở lí luận và thực tiễn.

5

1. Cơ sở lí luận.

5

2. Cơ sở thực tiễn.



7

II. Phương pháp thực hiện.

7

1. Mục đích.

7

2. Cách tiến hành.

8

C. KÕt thóc vÊn ®Ò.

23

I. Kết quả.

23

II. Bài học kinh nghiệm.

24

III. Đề xuất, ý kiến.

25


D. Tµi liÖu tham kh¶o.

26

A-ĐẶT VẤN ĐỀ
SKKN: “ Các phép cân bằng phản ứng hóa học THCS ”

1


Trường THCS Bùi Quang Mại
I . Lý do chän ®Ò tµi:
Đại hội lần thứ VII Đảng cộng sản Việt Nam đã xác định “Giáo dục và đào
tạo phải được xem là quốc sách hàng đầu để phát huy nhân tố con người, động lực
trực tiếp của sự phát triển”. Đó là một sự khẳng định hết sức đúng đắn xuất phát
từ lợi ích của nhân dân ta, đồng thời phù hợp với chân lý phổ biến của lịch sử thế
giới. Từ đó đến nay nhiều hội nghị chuyên đề của Đảng tiếp tục ban hành các nghị
quyết về đổi mới, phát triển sự nghiệp giáo dục - đào tạo. Chính vì vậy mà sự
nghiệp giáo dục - đào tạo nước ta ngày càng phát triển cả về quy mô và chất lượng.
Phát triển giáo dục - đào tạo sẽ nâng cao mặt bằng dân trí, yếu tố thúc đẩy sự
phát triển và tiến bộ xã hội của mỗi quốc gia.
Sự phát triển của giáo dục - đào tạo sẽ tạo ra một nguồn nhân lực có đạo đức và
trí tuệ cao đáp ứng yêu cầu của sự phát triển, đặc biệt yêu cầu của sự nghiệp công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Khi phân tích năng suất lao động, người ta thấy
rằng trình độ văn hóa kĩ thuật cũa người lao động là một nhân tố chủ yếu tăng năng
suất lao động.
Giáo dục - đào tạo là môi trường để phát triển và bồi dưỡng nhân tài cho đất
nước. Loài người đang bước sang thế kỉ XXI, thế kỉ mà trí tuệ đóng vai trò quyết
định. Vì vậy hơn bao giờ hết các quốc gia đang dành nguồn nhân lực tối đa cho

phát triển, nâng cao chất lượng của giáo dục quốc dân.
Mục tiêu đào tạo trong giáo dục là giúp trẻ phát triển toàn diện, giúp trẻ hình
thành những phẩm chất cơ bản của con người, với những vốn kiến thức cơ bản về
tự nhiên xã hội làm cho trẻ học lên các cấp học trên được dễ dàng.
Một yêu cầu đặt ra: Là một giáo viên cần phải làm gì ? Làm thế nào trong
các giờ dạy của mình có chất lượng để “ sản phẩm” do mình tạo ra có một nền
SKKN: “ Các phép cân bằng phản ứng hóa học THCS ”

2


Trường THCS Bùi Quang Mại
móng thật vững chắc. Chính vì vậy để nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường nói chung và bậc trung học cơ sở nói riêng. Hiện nay vấn đề đổi mới phương
pháp giảng dạy giáo dục, ứng dụng thực tế vào dạy học không phải là mối quan
tâm của cá nhân nào. Đó là nhiệm vụ chung của toàn ngành, toàn xã hội. Nghị
quyết của Đảng về cải cách giáo dục năm 1979 đã ghi rõ: “ ... Sự nghiệp cách
mạng luôn đổi mới vì thế công tác giáo dục cũng phải đổi mới ...”
Trong những thập niên gần đây xã hội đã có nhiều chuyển biến theo hướng
văn minh hiện đại để đáp ứng với trình độ phát triển ngày càng cao, đặc biệt trong
lĩnh vực công nghệ sinh học. Do đó đòi hỏi con người phải có kiến thức về khoa
học trong đó có bộ môn Sinh học. Lĩnh vực công nghệ sinh học ngày càng được
phát triển mạnh mẽ và ứng dụng sâu rộng trên phạm vi toàn cầu. Để có thể tiến kịp
với sự phát triển trong lĩnh vực sinh học công nghệ của các nước trên thế giới thì
ngay ở những khâu mở đầu chúng ta phải tạo được nền tảng và trang bị một cách
vững chắc, biết sử dụng kiến thức áp dụng đạt hiệu quả cao, muốn áp dụng có hiệu
quả thì phải có sự luyện tập, thực hành nhiều, thường xuyên.
Hóa học là môn khoa học nghiên cứu rất rộng, nghiên cứu về chất và sự biến đổi
của chất. Đây là môn học được đưa vào trường THCS học khá muộn nên chưa
được chú trọng, mọi người vẫn coi là môn học phụ, học sinh chưa hiểu rõ được vai
trò của bộ môn.

Kiến thức môn học thực tế, gần gũi với đời sống, đề cập các hiện tượng hóa học
trong đời sống sản xuất thường xuyên gặp. Học sinh thường chỉ chú trọng đến lý
thuyết còn phần bài tập thì vẫn lúng túng. Vì vậy tôi đã chọn đề tài của mình là:
“ Các phép cân bằng phản ứng hóa học THCS ”.
Để học sinh hướng thú với môn học thì giáo viên phải có một phương pháp cụ
thể đối với từng loại phản ứng hóa học.
Từ năm 2002 – 2003, các trường THCS trên toàn quốc đã bắt đầu triển khai thực
hiện thay sách theo chương trình mới. Các cấp quản lí giáo dục chỉ đạo việc đổi
SKKN: “ Các phép cân bằng phản ứng hóa học THCS ”

3


Trường THCS Bùi Quang Mại
mới phương pháp dạy học phải phát huy được tính tích cực chủ động, sáng tạo của
học sinh trong quá trình dạy học. Học sinh cần được tích cực hoạt động để tự phát
hiện và chiếm lĩnh các tri thức, kĩ năng mới, hình thành thái độ tích cực với sự
hướng dẫn, giúp đỡ của giáo viên. Đồng thời dạy học môn hóa học phải gắn chặt
chẽ với việc cân bằng phản ứng. Qua thực tế giảng dạy tôi thấy học sinh rất lúng
túng khi đi tìm hệ số thích hợp đặt trước các công thức, do đó việc lập phương
trình hóa học là một nội dung khó đối với học sinh.
Xuất phát từ những lí do trên cùng với những hiểu biết và vốn kiến thức của
mình đã được đào tạo ở trường sư phạm, hơn nữa với thực tế giảng dạy qua nhiều
năm, tôi đã mạnh dạn viết đề tài:
“ Các phép cân bằng phản ứng hóa học THCS”.
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:
- Giúp các em học sinh nắm vững kiến thức và có thêm một số kỹ năng vận dụng
các kiến thức đó để lập đúng các phương trình hóa học.
- Tìm hiểu một số phương pháp giúp học sinh lập đúng các phương trình hóa học.
- Trên cơ sở đó củng cố, khắc sâu kiến thức, rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo, bồi dưỡng

năng lực tư duy sáng tạo gây hứng thú trong học tập bộ môn ở học sinh.
III. PHẠM VI ĐỀ TÀI - ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:
1. Phạm vi:
Kiến thức môn Hóa học rất rộng, vì điều kiện và thời gian nên phạm vi đề tài
tôi nghiên cứu bộ môn Hóa học THCS ở nội dung hẹp : Chương trình Hóa học
khối 8.
2. Đối tượng:
- Đối tượng nghiên cứu:
+ Học sinh lớp 8, 9 chất lượng đại trà
SKKN: “ Các phép cân bằng phản ứng hóa học THCS ”

4


Trường THCS Bùi Quang Mại
+ Có quan tâm đến đối tượng học sinh giỏi.

B – GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I- CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN :
1- Cơ sở lý luận:
Để góp phần tích cực thực hiện mục tiêu giáo dục tồn diện thì mỗi một mơn
học có một vai trò nhất định, trong đó bộ mơn Hóa học là mơn học hết sức quan
trọng đã được nhiều nước trên thế giới quan tâm. Nước ta đã thấy được vị trí, vai
trò của bộ mơn Hóa học.
Để bù đắp lại những thiếu hụt và tiến kịp với sự phát triển của các nước trong
lĩnh vực cơng nghệ hóa sinh học. Đảng, Nhà nước và các cấp lãnh đạo đã đưa ra
những giải pháp khắc phục, đi sâu bám sát sự phát triển của nền giáo dục nước nhà
và trên thế giới để đổi mới kịp thời. Những năm gần đây chương trình THCS ln
được cải cách và nâng cao trong đó có bộ mơn Hóa học là một trong những mơn
xếp hàng đầu được cải cách.

- Trong nhiều năm học tôi được phân công giảng dạy bộ môn Hoá lớp 8
và lớp 9 ở trường THCS Bùi Quang Mại. Nhìn chung hầu hết học sinh ở đây là
con gia đình nông dân nên đời sống còn gặp nhiều khó khăn thiếu thốn, các em
ngoài giờ học trên lớp ở nhà còn phụ giúp gia đình nên thời gian đầu tư cho việc
học còn ít, nhiều em khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức còn chậm dẫn
đến việc học tập bộ môn Hoá của các em còn gặp nhiều khó khăn.
- Căn cứ vào tình hình thực tế của học sinh khi học bộ môn Hoá ở trường
THCS Bùi Quang Mại, tôi mạnh dạn chọn đề tài: “ Các phép cân bằng phản
ứng hóa học THCS ” làm cơ sở cho việc nghiên cứu của mình.
2- Cơ sở thực tiễn:
SKKN: “ Các phép cân bằng phản ứng hóa học THCS ”

5


Trường THCS Bùi Quang Mại
Qua việc quan sát, trò chuyện và điều tra tình hình về sự lónh hội cách
lập phương trình hoá học của học sinh ở trường THCS Bùi Quang Mại nói
chung và các trường THCS khác ở huyện Đơng Anh nói riêng tôi thấy:
- Có rất nhiều học sinh hiểu cách lập phương trình hoá học một cách mơ hồ.
- Kỹ năng lập phương trình hoá học của nhiều học sinh còn kém, các em
chọn các hệ số thiếu chính xác. Đa số các em còn lúng túng không biết phải bắt
đầu cân bằng từ nguyên tố nào trước.
- Cũng qua điều tra và trò chuyện với nhiều học sinh và các giáo viên đang
giảng dạy bộ môn Hoá học khác, tôi đã biết được một số nguyên nhân đưa đến
việc học sinh không cân bằng được một phương trình hoá học:
Thứ nhất, do học sinh không chú ý vào tiết dạy: Đa số những học sinh này
thuộc loại những học sinh học yếu - kém. Trong giờ học Hoá chẳng thấy thích
thú gì cả, vì thấy học môn Hoá quá khó, thầy giáo hướng dẫn cách cân bằng
nhanh quá các em không tiếp thu kòp, từ đó thấy chán không muốn học.

Thứ hai, do học sinh thiếu điều kiện học tập: Đa số học sinh loại này do
điều kiện gia đình khó khăn, các em phải phụ giúp gia đình (như trông em, nấu
cơmû, chăn bò,…) có ít thời gian học và tìm hiểu, nên khi đến lớp chưa có đủ cơ
sở để lónh hội kiến thức mới.
Thứ ba, do học sinh thấy mình không có năng lực: Đa số những em này
thấy việc cân bằng phương trình hoá học quá khó khăn, khi cân bằng lại không
chính xác, điều này vẫn thường xuyên xảy ra làm cho các em chán nản, mất tự
tin cho rằng mình không có năng lực học bộ môn Hoá.

SKKN: “ Các phép cân bằng phản ứng hóa học THCS ”

6


Trường THCS Bùi Quang Mại
II – PHƯƠNG PHÁP THỰC TIỄN :
Như những nguyên nhân đã nêu trên, để góp phần nâng cao chất lượng dạy
và học bộ môn hoá, trước hết phải có những biện pháp tích cực giúp cho học
sinh lập đúng các phương trình hoá học. Muốn vậy trong quá trình giảng dạy
giáo viên cần phải hướng dẫn cho học sinh nắm chắc ba bước lập phương trình
hoá học, cụ thể:
Bước 1: Viết sơ đồ của phản ứng: gồm công thức hóa học của các chất phản
ứng và sản phẩm.
Bước 2: Cân bằng số nguyên tử của mỗi nguyên tố: tìm hệ số thích hợp đặt
trước các công thức.
Bước 3: Viết phương trình hoá học: thay dấu “

−− →

” bằng dấu “







 Lưu ý: Mấy điều cần nhớ khi lập phương trình hoá học:
- Viết sơ đồ phản ứng: Không được viết thiếu chất, viết sai công thức hoá học.
Để viết đúng công thức hoá học, phải nhớ hoá trò nguyên tử và nhóm nguyên tử.
- Trong quá trình cân bằng không được thay đổi các chỉ số nguyên tử trong
các công thức hoá học.
Nhằm giúp cho các em học sinh nắm vững những thao tác và phương
pháp lập đúng các phương trình hoá học phù hợp với trình độ nhận thức của các
em để các em học tốt hơn môn Hoá học, qua kinh nghiệm thực tế giảng dạy tôi
đã tìm hiểu và lựa chọn một số phương pháp cơ bản, cụ thể như sau:

SKKN: “ Các phép cân bằng phản ứng hóa học THCS ”

7


Trường THCS Bùi Quang Mại

Phương pháp 1:Phép cân bằng theo
nguyên tử /nguyên tố:
Đây là một thủ pháp khá đơn giản, thướng áp dụng cho các phản ứng kết hợp
( đơn chất + đơn chất –> hợp chất ). Khi cân bằng ta cố ý viết các đơn chất khí
(H2, O2, C12, N2…) dưới dạng nguyên tử riêng biệt rồi lập luận qua một số bước.
*Ví dụ 1.1: Ôxy + hyđro --- > nước. ta viết
O + H --- > H2O Hơp chât tạo thành (vế phải) có 2 H + 1O mà ôxy và

hy đro (vế trái) tồn tại dạng phân tử có 2 nguyên tử, nên phải lấy
2 H2, + 1O2 --- >1 H2O.
Vậy PT cân bằng là : 2 H2 + O2 –> H2O
*Ví dụ1.2: Cân bằng phản ứng: P + O2 --- > P2O5 -khó hơn, nhưng cũng làm
tương tự:
Để tạo thành 1 phân tử P2O5 cần 2 nguyên tử P và 5 nguyên tử O:
2P + 5O --- > P2O5
Nhưng phân tử oxi bao giờ cũng gồm hai nguyên tử, như vậy nếu lấy 5 phân tử oxy
tức là số nguyên tử oxy tăng lên gấp 2 thì số nguyên tử P và số phân tử P2O5 cũng
tăng lên gấp 2, tức 4 nguyên tử P và 2 phân tử P2O5.
Do đó FTHH này sau khi cân bằng là:
4P + 5O2 -> 2P2O5

Phương pháp 2: Phép cân bằng hóa trị

tác dụng:
Hóa trị tác dụng là hóa trị của nhóm nguyên tử hay nguyên tử của các nguyên tố
trong chất tham gia và tạo thành trong PƯHH.
Áp dụng phép này cho các phản ứng trao đổi (Ion). Ta cần tiến hành các bước sau:
+ Bước 1: Xác định hóa trị tác dụng của từng nhóm Ion tạo thành mỗi chất;
*Ví dụ 2.: Chữ số la mã là hóa trị tương ứng của các nguển tố
(II – I ) (III – II )
( II – II) (III – I)
Ba Cl2 + Fe2(SO4)3 --- > BaSO4 + FeCl3 [1]
Hóa trị tác dụng lần lượt từ trái qua phải là:
II – I – III – II – II – II – III – I
+ Bước 2: Tìm bội số chung nhỏ nhất của các hóa trị tác dụng:
Ở đây BSCNN(1, 2, 3) = 6
SKKN: “ Các phép cân bằng phản ứng hóa học THCS ”


8


Trường THCS Bùi Quang Mại
+ Bước 3: Lấy BSCNN chia cho các hóa trị ta được các hệ số:
6/II = 3; 6/III = 2; 6/I = 6
+ Bước 4: Thay vào phản ứng [1] được một FUHH đã cân bằng :
3BaCl2 + Fe2(SO4)3 -> 3BaSO4 + 2FeCl3
Dùng phương pháp này sẽ củng cố được khái niệm hóa trị, cách tính hóa trị, nhớ
hóa trị của các nguyên tố thường gặp. Đặc biệt phải viết chính xác công thức hóa
học của các chất tham gia PƯHH và chất tạo thành sau PƯHH

Phương pháp 3: Phép dùng hệ số
phân số:
Đặt các hệ số vào các công thức của các chất tham gia phản ứng, không phân biệt
số nguyên hay phân số sao cho số nguyên tử của mỗi nguyên tố ở hai vế bằng
nhau. Sau đó khử mẫu số chung của tất cả các hệ số.
Lấy lại Ví dụ 1.2:
P + O2 --- > P2O5 [2]
+ Bước 1: Đặt hệ số để cân bằng: Trên cơ sở phân tich công thức hóa học hợp
chất P2O5
Chỉ số 2 & 5 trong P2O5 (vế phải) lấy làm tử số ; Chỉ số 1 & 2 của P & O2 (vế
trái) lấy làm mẫu số. Ta có :
P2  P lấy hệ số là 2 /1
O5  O2 lấy hệ số là 5 /2
Thay vào PƯ [2] (P + O2 --- > P2O5 )

2P + 5/2O2 –> P2O5
+ Bước 2: Nhân các hệ số với mẫu số chung nhỏ nhất để khử các phân số. Ỏ đây
nhân 2.

2.2P + 2.5/2O2 –> 2P2O5
cuối cùng được phương trình cân băng
4P + 5O2 -> 2P2O5

Phương pháp 4: Phương pháp
“chẵn – lẻ”:
Một phản ứng sau khi đã cân bằng thì số nguyên tử của một nguyên tố ở vế trái
bằng số nguyên tử nguyên tố đó ở vế phải. Vì vậy:
Nếu số nguyên tử của một nguyên tố ở một vế là số chẵn thì số nguyên tử nguyên
tố đó ở vế kia phải chẵn.
Nếu ở một công thức nào đó số nguyên tử nguyên tố đó còn lẻ thì phải nhân đôi.
*Ví dụ 4: FeS2 + O2 --- > Fe2O3 + SO2 [4]
SKKN: “ Các phép cân bằng phản ứng hóa học THCS ”

9


Trường THCS Bùi Quang Mại
Ở vế trái số nguyên tử O2 là chẵn với bất kỳ hệ số nào. Ở vế phải, trong SO2 oxy là
chẵn nhưng trong Fe2O3 (vế phải) oxy là lẻ nên cần nhân đôi – lấy 2Fe2O3.
(vế phải)
(vế trái)
2Fe2O3 –> 4FeS2
Từ đó cân bằng tiếp các hệ số còn lại.: Do S có 4 x 2 = 8 ở vế trái, nên vế phải lấy
8SO2  O2 ở vế phải có 3 + 8 = 11 nên lấy 11O2 ở vế trái để cân bằng
Đó là thứ tự suy ra các hệ số của các chất. Thay vào [4] ta được:
4FeS2 + 11O2 -> 2Fe2O3 + 8SO2

Phương pháp 5: Phép chọn từ nguyên
tố có mặt nhiều nhất:

Chọn nguyên tố chung có mặt ở nhiều hợp chất nhất trong phản ứng để bắt đầu
cân bằng hệ số các phân tử.
*Ví dụ 5: từ PƯHH Cu + HNO3 --- > Cu(NO3)2 + NO + H2O
+Nguyên tố có mặt nhiều nhất là nguyên tố oxy: ở vế phải có 8 nguyên tử, vế trái
có 3.
+ Bội số chung nhỏ nhất của 8 và 3 là 24, vậy hệ số của HNO3 là 24 /3 = 8
+ Ta có 8HNO3 –> 4H2O đi theo 2NO chẵn)
+ Vì số nguyên tử N ở vế trái là 8 mà vế phải đã có 2 N trong 2NO nên phải có
thêm 6N trong Cu(NO3)2 –> lấy 3Cu(NO3)2
+ Tính Cu cho vế trái từ 3Cu(NO3)2 –> 3Cu
+ Vậy phản ứng cân bằng phương trình là:
3Cu + 8HNO3 -> 3Cu(NO3)2 + 2NO + 4H2O

Phương pháp 6: Phép cân bằng theo
“nguyên tố tiêu biểu”:
Nguyên tố tiêu biểu là nguyên tố có đặc điểm sau:
+ Có mặt ít nhất trong các chất ở phản ứng đó.
+ Liên quan gián tiếp nhất đến nhiều chất trong phản ứng.
+ Chưa cân bằng về số nguyên tử ở hai vế.
Phương pháp cân bằng này tiến hành qua ba bước:
a. Chọn nguyên tố tiêu biểu.
b. Cân bằng nguyên tố tiêu biểu.
SKKN: “ Các phép cân bằng phản ứng hóa học THCS ”

10


Trường THCS Bùi Quang Mại
c. Cân bằng các nguyên tố khác theo nguyên tố này.
* Ví dụ 6: với PƯHH KMnO4 + HCl --- > KCl + MnCl2 + Cl2 + H2O

a. Chọn nguyên tố tiêu biểu: O
b. Cân bằng nguyên tố tiêu biểu: KMnO4 –> 4H2O
c. Cân bằng các nguyên tố khác:
+ Cân bằng H: 4H2O –> 8HCl
+ Cân bằng Cl: 8HCl –> KCl + MnCl2 + 5/2Cl2
Ta được:
KMnO4 + 8HCl --- > KCl + MnCl2 + 5/2Cl2 + 4H2O
Sau cùng nhân tất cả hễ số với mẫu số chung ta có phương trình cân bằng:
2KMnO4 + 16HCl -> 2KCl + 2MnCl2 + 5Cl2 + 8H2O

Phương pháp 7: Phép cân bằng theo
trình tự kim loại – phi kim:
Đầu tiên cân bằng số nguyên tử kim loại, sau đến phi kim và tiếp là H, sau cùng
đưa các hệ số đã biết để cân bằng nguyên tử O.
*Ví dụ 7.1 :.
NH3 + O2 --- > NO + H2O
Phản ứng này không có kim loại, nguyên tử phi kim N đã cân bằng.
Vì thế ta cân bằng luôn H:
2NH3 –> 3H2O
(Tính BSCNN của 2; 3, sau đó lấy BSCNN chia cho các chỉ số để được các hệ số)
+ Cân bằng N: 2NH3 –> 2NO
+ Cân bằng O và thay vào ta có:
2NH3 + 5/2O2 –> 2NO + 3H2O
Cuối cùng nhân các hệ số với mẫu số chung nhỏ nhất:
4NH3 + 5O2 –> 4NO + 6H2O
*Ví dụ 7.2.
CuFeS2 + O2 --- > CuO + Fe2O3 + SO2
Hoàn toàn tương tự như trên. Do nguyên tử Cu đã cân bằng, đầu tiên ta cân bằng
Fe, tiếp theo cân bằng theo thứ tự
Cu –> S –> O :

2CuFeS2 + 13O –> 2CuO + 1Fe2O3 + 4SO2
Vì Oxy ở vế trái tồn tại dưới dạng O2 nên phải nhân 2 cả 2 vế để có PT cân bằng:
4CuFeS2 + 13O2 –> 4CuO + 2Fe2O3 + 8SO2
SKKN: “ Các phép cân bằng phản ứng hóa học THCS ”

11


Trường THCS Bùi Quang Mại

Phương pháp 8: Phép xuất phát từ bản
chất hóa học của phản ứng:
Phương pháp này lập luận dựa vào bản chất của phản ứng để cân bằng.
*Ví dụ 8 :
Fe2O3 + CO --- > Fe + CO2
Theo phản ứng trên, khi CO bị oxy hóa thành CO2 nó sẽ kết hợp thêm oxy.
Trong phân tử Fe2O3 có 3 nguyên tử oxi, như vậy đủ để biến 3 phân tử CO thành 3
phân tử CO2. Do đó ta cần đặt hệ số 3 trước công thức CO và CO2 sau đó đặt hệ số
2 trước Fe để có PT cân bằng:
Fe2O3 + 3CO –> 2Fe + 3CO2
( Chi tiết cân bằng các PƯHH dạng Oxy –hóa khử có bài riêng )

Phương pháp 9: Phương pháp cân
bằng đại số:
Dùng để xác định hệ số phân tử của chất tham gia và thu được sau phản ứng hoá
học, Coi hệ số là các ẩn số và kí hiệu bằng các chữ cái a, b, c, d… rồi dựa vào mối
tương quan giữa các nguyên tử của các nguyên tố theo định luật bảo toàn khối
lượng để lập ra một hệ phương trình bậc nhất nhiều ẩn số.
Giải hệ phương trình này và chọn các nghiệm là các số nguyên dương nhỏ nhất ta
sẽ xác định được hệ số phân tử của các chất trong phương trình phản ứng hoá học.

* Ví dụ 10: Cân bằng phản ứng:
Cu + HNO3 --- > Cu(NO3)2 + NO + H2O
Kí hiều các hệ số phải tìm là các chữ a, b, c, d, e và ghi vào phương trình ta thu
được:
aCu + bHNO3 --- > cCu(NO3)2 + dNO + eH2O
+ Xét số nguyên tử Cu: a = c (1)
+ Xét số nguyên tử H: b = 2e (2) [ *]
+ Xét số nguyên tử N: b = 2c + d (3) [ **]
+ Xét số nguyên tử O: 3b = 6c + d + e (4) [***]
Ta được hệ phương trình 5 ẩn và giải như sau:
Rút e = b/2 từ phương trình [ *] và d = b – 2c từ phương trình [ **] và thay vào
phương trình [***] (4):
3b = 6c + b – 2c + b/2 => b = 8c/3
Ta thấy để b nguyên thì c phải chia hết cho 3. Trong trường hợp này để hệ số của
SKKN: “ Các phép cân bằng phản ứng hóa học THCS ”

12


Trường THCS Bùi Quang Mại
phương trình hoá học là nhỏ nhất ta cần lấy c = 3. Khi đó: a = 3, b = 8, d = 2, e = 4
Vậy phương trình phản ứng trên có dạng:
3Cu + 8HNO3 -> 3Cu(NO3)2 + 2NO + 4H2O
Ở ví dụ trên trong phương trình hoá học có 5 chất (Cu, HNO3, Cu(NO3)2, NO,
H2O) và 4 nguyên tố (Cu, H, N, O) khi lập hệ phương trình đại số để cân bằng ta
được một hệ 4 phương trình với 5 ẩn số. Hay nói một cách tổng quát, ta có n ẩn số
và n – 1 phương trình.
Như vậy khi lập một hệ phương trình đại số để cân bằng một phương trình hoá
học, nếu có bao nhiêu chất trong phương trình hoá học thì có bấy nhiêu ẩn số và
nếu có bao nhiêu nguyên tố tạo nên các hợp chất đó thì có bấy nhiêu phương trình.

Nếu các bạn giỏi toán thì mới nên áp dụng.
( Chi tiết cân bằng các PƯHH dạng Oxy –hóa khử sẽ có bài riêng )
Cần nhớ: Theo định luật bảo toàn vật chất, sau khi có PT hóa học ta cần kiểm
tra lại số nguyên tử của từng nguyên tố tại 2 vế sao cho bằng nhau
Từ Ví dụ trên: hệ số phân tử Chỉ số nguyên tử Chỉ số nhóm NT
3Cu (N O3) 2
Như vậy PƯHH đó tại vế phải có:
Số nguyên tử nguyên tố Cu có : 3; N có : 3x2 + 2 =8;
O có : 3x2x3+1x2 + 1x4 = 24
Đối chiếu đã cân bằng với vế trái. Vậy PT đã được cân băng đúng !
*Ví dụ 11: Al + HNO3 - - - > Al (NO3)3 + NO + H2O
Gọi các số cần tìm lần lượt là: a,b,c….
aAl + bHNO3 - - - > aAl (NO3)3 + cNO + dH2O
Ta có: + Nguyên tử H: b = 2d
(1)
+ Nguyên tử N: b = 3a + c
(2)
+ Nguyên tử O: 3b = 9a + c + d
(3)
Cho (1) bằng (2):
2d = 3a + c hay c = 2d – 3a (1’)
Thay (1) vào (3): 3 . 2d = 9a + c + d
5d = 9a + c hay c = 5d – 9a (2’)
Cho (1’) bằng (2’):
2d – 3a = 5d – 9a hay 6a = 3d hay 2a = d => a/d = 1/2
Vậy a = 1, d = 2 thay vào (1’) c = 2.2 – 3.1 = 1 và b = 2.2 = 4
SKKN: “ Các phép cân bằng phản ứng hóa học THCS ”

13



Trường THCS Bùi Quang Mại
Vậy phương trình trên có dạng:
Al + 4HNO3 -> Al (NO3)3 + NO + 2 H2O

C – KẾT THÚC VẤN ĐỀ
I – KẾT QUẢ:
1 - Nếu như trước đây, giáo viên chỉ chú trọng đến lý thuyết và coi đó là phương
pháp tối ưu để bồi đắp kiến thức cho học sinh nên kết quả tiết học thường tẻ nhạt,
nặng nề, học sinh thụ động, ít hứng thú. Chính các phương pháp này đã hình thành
ngay trong bản thân học sinh là phải viết đúng phương trình hóa học thì mới làm
tốt được bài tập.
Nhưng việc ứng dụng các phương pháp cân bằng phản ứng vào dạy học như tôi
đã trình bày ở trên, tiết học đã đạt chất lượng rõ rệt ở cả phía thầy và trò.
- Thầy: Đã tạo cho mình nếp giảng dạy quan tâm đến học sinh, tự mình tìm tòi, xây
dựng phương pháp giảng bài phù hợp đối với học sinh, rút ra được những kinh
nghiệm quý báu cho mình trong giảng dạy đó là: Sự chuẩn bị tìm hiểu không kỹ
càng sẽ dẫn đến hiệu quả bài giảng không cao.
- Trò: Cách học này đã gây được sự hứng thú cho các em trong việc học sinh học
giờ học luôn sôi động. Chính sự hứng thú đối với các nguồn thông tin đã tạo cho
học sinh tính tích cực, chủ động, độc lập và sáng tạo trong xử lý thông tin, cách
học này đã hình thành cho các em một thói quen tốt. Đó là thói quen thu thập các
thông, từ đó biết chọn lọc sắp xếp các loại thông tin, tư liệu để phục vụ cho mỗi
bài, mỗi nội dung và đặc biệt phục vụ cho cách giải các bài tập sau này.
2- Đặc biệt qua kiểm tra bài tập về nhà của học sinh, tôi thấy năng lực tư duy có
vận dụng sáng tạo trong việc cân bằng các phản ứng hóa học … Cụ thể quá trình
theo dõi kết quả học tập của các em sau một số năm tôi đã nhận thấy kết quả đáng
khích lệ.
Năm học
Lớp

2014 - 2015

HKI
2015-2016


số

Giỏi

Khá

SL

%

SL

%
30,
0
23,
5
50,
0
55,
9

8C


30

7

10,0

9

8D

34

6

17,6

8

9C

30

10

33,3

15

9D


34

9

26,5

19

Trung
bình
S %
L
12 53,3

SL

%

2

6,7

18

52,9

2

6,0


5

16,7

0

0

6

17,6

0

0

SKKN: “ Các phép cân bằng phản ứng hóa học THCS ”

Yếu

14


Trường THCS Bùi Quang Mại

II – BÀI HỌC KINH NGHIỆM:
Khi thực hiện đề tài này cùng với sự góp ý xây dựng của đồng nghiệp qua các tiết
hội giảng, chuyên đề, bản thân tôi rút ra được một số bài họ kinh nhiệm như sau:
1- Học sinh hứng thú với giờ học, người giáo viên cần chuyên tâm, chịu khó đầu
tư nhiều thời gian cho công việc chuẩn bị ở nhà, sưu tầm nhiều phương trình hay

bài tập có viết phương trình. Giáo viên chủ động chuẩn bị các bài tập cần cho tiết
học, bài học khoa học chặt chẽ làm nổi rõ các phần trọng tâm, tạo ra các hình
huống có vấn đề tập trung vào việc khai thác mở rộng kiến thức cho các em trên
lớp vừa tiết kiệm được thời gian vừa phát huy tối đa tính tích cực, chủ động sáng
tạo trong học tập của các em.
2- Cần lựa chọn các kiến thức trọng tâm để truyền thụ, mỗi kiến thức đều phải sắp
xếp từ dễ đến khó để các đối tượng học sinh đều tích cực tư duy. Tránh tình trạng
học sinh “trầm”, thụ động trong giờ.
3- Biết và sử dụng thành thạo các phương trình phản ứng đã học để giải các bài tập
có lien quan phát huy được sự sinh động hấp dẫn trong tiết học…
4- Để giảng dạy theo phương pháp đổi mới có hiệu quả, trước hết giáo viên phải tổ
chức tốt giờ học tạo cho học sinh một tâm lí tích cực tiếp nhận kiến thức. Tôn
trọng lắng nghe ý kiến của học sinh, dù đúng, dù sai, không vội vã phủ nhận ý kiến
của học sinh, kiên trì từng bước rèn học sinh về khả năng diễn đạt cách trình bày
và xử lý thông tin.
III - ĐỀ XUẤT, Ý KIẾN:
1./ Đối với Phòng giáo dục :
+ Cần phổ biến các sáng kiến, kinh nghiệm được công nhận trong các năm học qua
để giáo viên học tập, làm theo.
+ Cần mở các lớp bồi dưỡng chuyên môn hàng năm đến từng giáo viên, để phổ
biến những phương pháp, các kỹ thuật dạy học tích cực hoặc phổ biến những thay
đổi mới giúp giáo viên nắm bắt kịp thời.
2./ Đối với nhà trường :
Tạo điều kiện đầy đủ về các trang thiết bị dạy học cần thiết như hóa chất, dụng
cụ thí nghiệm, mô hình ...giúp phục vụ tốt hơn trong công tác dạy học.
3./ Đối với giáo viên giảng dạy bộ môn:
Phải là người có kiến thức về bộ môn, có trình độ chuyên môn vững vàng.
Trong giảng dạy không ngừng trau dồi kiến thức, luôn học hỏi và tiếp cận cái mới
của bộ môn. Có phương pháp giảng dạy nội dung kiến thức phù hợp đảm bảo gây
hứng thú cho học sinh học tập.

4./ Đối với gia đình:
SKKN: “ Các phép cân bằng phản ứng hóa học THCS ”

15


Trường THCS Bùi Quang Mại
Tạo điều kiện tốt nhất để trang bị cho học sinh đồ dùng, dụng cụ học tập, mẫu
vật.....cần rèn luyện cho học sinh tính kỉ luật
Trên đây là những suy nghĩ của riêng bản thân tôi nhằm đưa ra những kinh
nghiệm nhỏ để dạy tốt các phương pháp cân bằng phản ứng hóa học, bài viết trên
không thể tránh được những thiếu sót, tôi rất mong nhận được sự góp ý của các
bạn đồng nghiệp.
Cảm ơn các cấp lãnh đạo, các đồng nghiệp đã quan tâm xem xét !
Xác nhận ban giám hiệu

Hà Nội, ngày 10 tháng 4 năm 2016
Người viết
Trần Thị Thu Hằng

SKKN: “ Các phép cân bằng phản ứng hóa học THCS ”

16



×