Tải bản đầy đủ (.pdf) (66 trang)

Xây dựng webdatabase cho quản lý thư viện trường đại học thủy sản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.75 MB, 66 trang )

MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU .................................................................................................. 6
Chương 1 KHẢO SÁT THỰC TRẠNG CÔNG VIỆC TUYỂN SINH Ở...... 7
TRƯỜNG PTTH CHUYÊN NGUYỄN TRÃI - HẢI DƯƠNG...................... 7
1.1 KHẢO SÁT HỆ THỐNG ........................................................................... 7
1.2 TÌM HIỂU CÔNG TÁC TUYỂN SINH CỦA TRƯỜNG ........................ 9
1.2.1 Công tác tuyển sinh .......................................................................... 9
1.2.2 Điều kiện dự thi .............................................................................. 11
1.2.3 Cách tính điểm và xác định điểm chuẩn........................................ 11
1.2.4 Điều kiện xét tuyển và điều kiện trúng tuyển................................ 12
1.3. MỘT SỐ BIỂU MẪU TRONG QUÁ TRÌNH TUYỂN SINH............... 12
1.4. MỘT SỐ NHẬN XÉT VỀ HỆ THỐNG HOẠT ĐỘNG THEO QUY
CÁCH CŨ ....................................................................................................... 22
1.5. YÊU CẦU ĐỐI VỚI HỆ THỐNG MỚI ................................................ 22
Chương 2 PHÂN TÍCH HỆ THỐNG........................................................... 23
2.1 PHÂN TÍCH YÊU CẦU........................................................................... 23
2.2. TỔNG QUAN VỀ NGÔN NGỮ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HĐT BẰNG
UML................................................................................................................ 23
2.2.1. Giới thiệu về ngôn ngữ mô hình hóa hệ thống UML.................... 23
2.2.2. Mục đích của ngôn ngữ mô hình hóa UML.................................. 23
2.2.3. Cấu trúc của ngôn ngữ mô hình hóa UML................................... 24
2.2.4. Lớp và gói trong ngôn ngữ mô hình hóa UML ............................ 25
2.2.5. CÁC TÁC NHÂN VÀ CÁC UC CỦA HỆ THỐNG..................... 26
2.3. BIỂU ĐỒ UC ........................................................................................... 27
2.4. ĐẶC TẢ CÁC UC.................................................................................... 28
2.5. BIỂU ĐỒ CHUYỂN TRẠNG THÁI ..................................................... 34
2.6. BIỂU ĐỒ HOẠT ĐỘNG ......................................................................... 34
2.7. BIỂU ĐỒ HỢP TÁC ............................................................................... 37
2.8. THIẾT KẾ LỚP ...................................................................................... 38

4




Chương 3 THIẾT KẾ CHƯƠNG TRÌNH .................................................... 40
3.1 DANH SÁCH CÁC THỰC THỂ VÀ THUỘC TÍNH TƯƠNG ỨNG ... 40
3.2 THIẾT KẾ CƠ SỞ DỮ LIỆU .................................................................. 41
3.3 THIẾT KẾ GIAO DIỆN VÀO CHƯƠNG TRÌNH................................. 46
3.3 THIẾT KẾ GIAO DIỆN VÀO CHƯƠNG TRÌNH................................. 47
3.3.1 Các form “Hệ thống”...................................................................... 50
3.3.2. Các form “Cập nhật” .................................................................... 52
Chương 4 CÀI ĐẶT CHƯƠNG TRÌNH....................................................... 60
4.1 GIỚI THIỆU NGÔN NGỮ ...................................................................... 60
4.1.1 Giới thiệu chung về Access............................................................. 60
4.1.2. Ngôn ngữ lập trình Visual Basic 6.0 ............................................. 61
4.2 CÀI ĐẶT CHƯƠNG TRÌNH................................................................... 62
KẾT LUẬN..................................................................................................... 63
TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................. 64
PHỤ LỤC ....................................................................................................... 65

5


LỜI NÓI ĐẦU
Ngày nay, tin học đã đi sâu vào mọi ngành nghề và mọi lĩnh vực khác nhau
trong đời sống xã hội. Đặc biệt là các ứng dụng trong công tác quản lý.
Xã hội ngày càng phát triển thì công việc quản lý cũng trở lên phức tạp
hơn. Cách quản lý dựa trên kinh nghiệm, trực giác, giấy tờ, sổ sách đã không
còn đem lại hiệu quả như mong muốn do đó cần phải thiết lập một phương
thức quản lý mới hiện đại hơn. Tin học đã đáp ứng được điều đó. Vì thế, việc
áp dụng tin học vào công tác quản lý ở các đơn vị kinh tế, hành chính, trường
học,… là một việc làm tất yếu.

Đề tài “Quản lý tuyển sinh” tuy không còn mới mẻ trong hệ thống các
chương trình quản lý, song đối với từng địa phương, từng điều kiện phát triển
cũng có những yêu cầu riêng đối với sản phẩm phần mềm sao cho đảm bảo tính
hiện thực và đáp ứng được nhu cầu của người sử dụng sản phẩm.Với thực tế
khảo sát quá trình tuyển sinh tại trường PTTH chuyên Nguyễn Trãi- Hải Dương
em làm đồ án: “Xây dựng chương trình quản lý tuyển sinh vào lớp 10 của
trường chuyên Nguyễn Trãi- Hải Dương”.
Mục đích của đồ án này nhằm giúp làm giảm bớt các công đoạn trong công
tác tuyển sinh của trường: Đỡ vất vả, đỡ tốn thời gian, giảm nhân lực và có độ
chính xác cao.
Mặc dù em đã rất cố gắng nhưng chắc chắn đồ án của em không tránh khỏi
thiếu sót. Em rất mong sự góp ý của các thầy cô và các bạn để đồ án của em được
hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!

6


Chương 1
KHẢO SÁT THỰC TRẠNG CÔNG VIỆC TUYỂN SINH Ở
TRƯỜNG PTTH CHUYÊN NGUYỄN TRÃI - HẢI DƯƠNG
1.1 KHẢO SÁT HỆ THỐNG
Trường PTTH chuyên Nguyễn Trãi cũng như các trường THPT khác, hàng
năm thường tổ chức tuyển sinh các học sinh vào trường.Vấn đề tuyển sinh liên
quan đến rất nhiều các đối tượng, các đơn vị và yêu cầu các tổ chức, đơn vị phối
hợp chặt chẽ để công tác tuyển sinh của nhà trường đạt được những kết quả cao.
Thực tế, do số lượng học sinh đăng kí dự thi vào trường hàng năm là rất lớn
nên công tác tuyển sinh của trường gặp nhiều khó khăn. Chính vì lý do trên, việc
hiểu biết một cách tổng quan bài toán tuyển sinh là rất quan trọng và cần phải có
sự phân tích thiết kế hệ thống một cách rõ ràng.

Trường PTTH chuyên Nguyễn Trãi được thành lập vào năm 1984. Với
nhiệm vụ, mục tiêu của trường là phát hiện, khơi nguồn, bồi dưỡng học sinh
giỏi phục vụ chiến lược đào tạo nhân tài cho địa phương và đất nước. Suốt 23
năm phấn đấu và trưởng thành, trải qua nhiều thời kì, nhiều khó khăn và biết
bao thử thách, các thế hệ thầy trò đã góp công xây dựng truyền thống dạy tốt,
học tốt. Những năm gần đây, trong sự nghiệp đào tạo, bồi dưỡng học sinh
giỏi, nhà trường luôn được xếp thứ 5 trong toàn quốc, với 2 năm đứng thứ
nhất toàn quốc về số lượng học sinh giỏi quốc gia (năm 2002 đoạt 72 giải,
năm 2007 đoạt 59 giải). Hàng năm nhà trường đều đoạt được từ 1 đến 5 giải
nhất quốc gia, đều có học sinh giỏi quốc tế và khu vực châu Á - Thái Bình
Dương. Để bổ sung thêm vào đội ngũ các học sinh, hàng năm trường có tổ
chức thi tuyển các học sinh vào lớp 10 của trường ở các khối chuyên:
- Chuyên Tin
- Chuyên Hoá
- Chuyên Lý
- Chuyên Toán

7


- Chuyên Văn
- Chuyên Anh
- Chuyên Sử
- Chuyên Địa
- Chuyên Sinh
Bộ máy tổ chức của nhà trường bao gồm: Ban giám hiệu (Một hiệu trưởng
và ba hiệu phó), phòng hành chính, các tổ bộ môn, phòng văn thư, phòng ứng
dụng công nghệ thông tin, phòng hoà mạng, phòng thực hành thí nghiệm, thư
viện được phát huy hiệu quả phục vụ tốt nhu cầu giảng dạy của giáo viên và học
tập của học sinh.

Trong quá trình tuyển sinh thì ban giám hiệu và phòng hành chính (Hội
đồng tuyển sinh) là những người tham gia trực tiếp vào công tác tuyển sinh.
Hội đồng tuyển sinh: Có nhiệm vụ thu nhận hồ sơ, phân loại và tổng hợp số
lượng thí sinh dự thi, đánh SBD, sắp phòng thi, địa điểm, gửi giấy báo thi, đánh
phách, nhập điểm, tổng hợp điểm, lên danh sách trúng tuyển, tiếp nhận đơn xin
phúc khảo và cuối cùng là tổng hợp kết quả phúc khảo.
Hội đồng tuyển sinh bao gồm:
- Một chủ tịch hội đồng tuyển sinh.
- Ba phó chủ tịch hội đồng và đồng thời là chủ tịch hội đồng coi thi và chủ
tịch hội đồng chấm thi.
- Và các thành viên của hội đồng.
Chủ tịch hội đồng tuyển sinh: Là người sẽ theo dõi, kiểm tra quá trình
tuyển sinh và đưa ra các quyết định, chỉ đạo chung theo chỉ tiêu, cơ chế tuyển
sinh hàng năm của sở GD_ĐT, đánh SBD, sắp phòng thi, xếp địa điểm thi, lên
lịch thi, phê duyệt và quyết định điểm chuẩn của thí sinh.

8


Chủ tịch hội đồng coi thi: Chỉ đạo và kiểm soát việc coi thi trong quá trình
tuyển sinh. Phân công giáo viên vào các địa điểm thi, quản lý việc coi thi chung
tại từng địa điểm. Tổng hợp số lượng thí sinh tham gia dự thi tại từng môn thi và
tổng số bài thi tương ứng.
Chủ tịch hội đồng chấm thi: Đánh phách, dọc phách bố trí giáo viên chấm
và tổng hợp kết quả thi của các thí sinh.
Các thành viên khác trong hội đồng tuyển sinh: Thu nhận hồ sơ và gửi giấy
báo tới các thí sinh.
Giáo viên các tổ bộ môn: Chỉ có trách nhiệm giảng dạy và tham gia vào
công tác coi, chấm thi của quá trình tuyển sinh.
1.2 TÌM HIỂU CÔNG TÁC TUYỂN SINH CỦA TRƯỜNG

1.2.1 Công tác tuyển sinh
Tháng 7 hàng năm, khi đã có kết quả của kỳ thi tốt nghiệp THCS trường bắt
đầu tiếp nhận hồ sơ đăng kí dự thi của các thí sinh.
Quá trình tuyển sinh gồm các công đoạn:
1.2.1.1 Nhận hồ sơ đăng ký dự thi
- Căn cứ vào ngày thi dự kiến, hội đồng tuyển sinh sẽ có thông báo về thời
gian thu nhận hồ sơ “đăng ký dự thi” của thí sinh. Trong giai đoạn này, phòng
hành chính có nhiệm vụ thu nhận, kiểm tra hồ sơ theo chuẩn của sở Giáo dục Đào tạo và trả lại các hồ sơ không đủ điều kiện dự thi.
- Sau cùng, phòng hành chính sẽ tổng hợp hồ sơ và in ra danh sách các thí
sinh đăng kí dự thi theo khối chuyên gửi về cho chủ tịch hội đồng tuyển sinh để
“lên kế hoạch thi”.
1.2.1.2 Lên kế hoạch thi
Công việc này được bắt đầu ngay khi công đoạn “tiếp nhận hồ sơ đăng kí
dự thi” kết thúc. Công việc gồm các giai đoạn:

9


- Đánh số báo danh: Từ danh sách thí sinh đăng kí dự thi theo từng khối
chuyên, hội đồng tuyển sinh sẽ tiến hành chia phòng thi cho mỗi khối, đánh số
báo danh thí sinh theo từng khối, SBD được đánh từ trên xuống theo vần α, β.
- Xếp phòng thi: Các thí sinh đã được đánh SBD sẽ được phân vào các
phòng thi theo khối chuyên theo thứ tự từ SBD nhỏ nhất. Số thí sinh quy định
cho mỗi phòng thi là 25 người.
- Xác định các địa điểm thi: Căn cứ vào số lượng phòng thi, hội đồng tuyển
sinh sẽ liên hệ tìm hiểu và lên danh sách các địa điểm thi. Sau đó là bố trí các
phòng thi vào từng địa điểm.
- Gửi giấy báo thi tới từng thí sinh: Trong giấy báo thi sẽ có thông báo tới
thí sinh về SBD, phòng thi, địa điểm và ngày giờ tập trung để làm thủ tục thi.
- Liên hệ và lên danh sách các giáo viên coi thi, bố trí các giáo viên vào

từng vị trí nhiệm vụ và từng địa điểm thi. Sau đó, in danh sách các giáo viên coi
thi tại từng địa điểm.
1.2.1.3 Tổ chức thi
- Bố trí các giáo viên coi thi vào từng vị trí tương ứng theo từng môn thi tại
từng địa điểm và từng phòng thi.
- In phiếu thu bài cho từng phòng thi.
1.2.1.4 Chấm thi
- Mỗi thí sinh sẽ phải thực hiện 3 bài thi là toán, văn và môn chuyên.
- Sau khi kỳ thi hoàn thành, chủ tịch hội đồng coi thi sẽ tổng hợp số lượng
bài thi, lên danh sách thí sinh tham gia từng môn thi. Và toàn bộ bài thi của thí
sinh sẽ được tổng hợp thành các túi bài thi theo từng môn thi và giao về cho chủ
tịch hội đồng tuyển sinh.
- Chủ tịch hội đồng tuyển sinh giao cho chủ tịch hội đồng chấm thi để tiến
hành đánh phách, dọc phách và giao bài thi về cho các tổ chuyên môn chấm thi.
- Phách được đánh tự động và ngẫu nhiên với từng môn thi.

10


1.2.1.5. Lên điểm và xác định điểm chuẩn
- Lên bảng điểm cho các thí sinh: Giáo viên ở từng bộ môn chấm thi xong
nộp bài về cho hội đồng tuyển sinh. Hội đồng tuyển sinh có nhiệm vụ ghép phách
và nhập điểm cho các thí sinh, tổng hợp và đưa ra danh sách điểm.
- Xác định điểm chuẩn cho từng môn chuyên: Căn cứ vào bảng điểm, chỉ
tiêu tuyển sinh của trường, hội đồng tuyển sinh sẽ đưa ra điểm chuẩn đối với
từng khối chuyên.
1.2.1.6 Thông báo kết quả thi
- In giấy báo điểm và gửi kết quả thi tới từng thí sinh.
1.2.2 Điều kiện dự thi
Những thí sinh đăng kí dự thi gọi là đủ điều kiện phải đạt được đầy đủ các

yêu cầu sau:
- Điểm trung bình tổng kết các môn học trong bốn năm cấp 2 đều phải đạt
từ khá trở lên, riêng điểm tổng kết môn đăng kí thi chuyên lớp 9 phải từ 8.0 trở
lên.
- Xếp loại hạnh kiểm các năm từ khá trở lên.
- Xếp loại tốt nghiệp phổ thông cơ sở phải đạt từ khá trở lên và tốt nghiệp
vào đúng năm tham gia thi tuyển vào chuyên.
1.2.3 Cách tính điểm và xác định điểm chuẩn
Bài thi văn, toán chung dành cho tất cả các khối chuyên được tính hệ số 1,
riêng bài thi môn chuyên được tính hệ số 2.
Điểm xét tuyển của thí sinh là tổng điểm của cả 3 bài thi và điểm khuyến
khích của thí sinh đó.
Điểm khuyến khích được tính cho các thí sinh đạt từ giải ba tỉnh trở lên với
môn thi chuyên, học sinh 4 năm liền đạt học sinh giỏi và có bằng tốt nghiệp loại
giỏi. Thí sinh thuộc từng đối tượng sẽ có điểm khuyến khích tương ứng và điểm
này không quá 2 điểm.

11


Điểm chuẩn là ngưỡng xét trúng tuyển của thí sinh. Nó được xác định
bằng cách xét điểm dần từ cao đến thấp đối với những thí sinh đủ điều kiện xét
tuyển cho tới khi đủ chỉ tiêu đề ra.
1.2.4 Điều kiện xét tuyển và điều kiện trúng tuyển
Thí sinh gọi là đủ điều kiện xét tuyển nếu thực hiện đủ 3 bài thi, không có
bài nào điểm dưới 2, riêng điểm môn chuyên phải đạt từ 5 trở lên.
Thí sinh trúng tuyển là những người có tổng điểm lớn hơn hoặc bằng điểm
chuẩn. Nếu nhiều thí sinh có điểm bằng nhau và bằng điểm chuẩn thì ưu tiên
những người có điểm thi chuyên cao hơn.
1.3. MỘT SỐ BIỂU MẪU TRONG QUÁ TRÌNH TUYỂN SINH

a.

Biểu mẫu 1: Danh sách thí sinh đăng kí dự thi
- Đây là danh sách tổng hợp các thí sinh đăng kí dự thi theo từng môn chuyên.
- Thông tin của bảng bao gồm toàn bộ thông tin cần thiết về mỗi thí sinh đăng

kí tham gia thi.

12


TUYỂN SINH VÀO LỚP 10

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Trường PTTH chuyên

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Nguyễn Trãi- Hải Dương
Năm thi:…..
Khoá ngày:…./.…/….

DANH SÁCH THÍ SINH ĐĂNG KÍ DỰ THI
Khối thi:…
Từ số báo danh…

Đến số báo danh…

SBD Họ Ngày Nơi Giới Trường Dân Học Hạnh Loại Điểm Dân

tên sinh sinh tính
tộc lực kiểm TN KK
tộc
… …











Tổng số thí sinh đăng kí dự thi:….

Hải Dương, ngày … tháng… năm…
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG COI THI

(Kí tên và đóng dấu)

b. Biểu mẫu 2: Danh sách phòng thi
- Danh sách này cung cấp những thông tin cơ bản nhất về các thí sinh tại từng
phòng thi. Thường được dán tại những địa điểm thi, giúp thí sinh có thể biết qua
được thông tin về các bạn thi cùng phòng mình cũng như vị trí (STT) của mình
trong phòng thi.
- Danh sách phòng thi có mẫu như sau:

13



TUYỂN SINH VÀO LỚP 10

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Trường PTTH chuyên

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Nguyễn Trãi- Hải Dương

Năm thi:…
Khoá ngày:…

DANH SÁCH PHÒNG THI
Phòng thi:…

Từ số báo danh…

Đến số báo danh…

STT

SBD

Họ tên

Ngày sinh


Nơi sinh

Giới tính

Trường

Ghi chú















….

Tổng số thí sinh trong phòng: …

Hải Dương, ngày … tháng… năm…
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG TUYỂN SINH
(Kí tên và đóng dấu)


14


c. Biểu mẫu 3: Giấy báo thi
- Giấy báo thi đựơc gửi về từng nhà thí sinh đăng kí dự thi, nó cung cấp cho thí
sinh các thông tin về số báo danh (SBD), phòng thi, địa điểm thi cũng như ngày giờ
tập trung cụ thể của thí sinh.
- Giấy báo thi có mẫu như sau:

SỞ GD_ĐT HẢI DƯƠNG

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Trường PTTH chuyên

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Nguyễn Trãi – Hải Dương
Năm học: …

GIẤY BÁO THI

Kính gửi thí sinh: ……………..
Ngày sinh: ………….
Trường: ……………
Số báo danh: …..

Phòng thi: …..

Vào hồi: ………. Ngày……….

Có mặt tại: ….. để làm thủ tục thi.

Hải Dương, ngày… tháng…năm…
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG TUYỂN SINH
(Kí tên và đóng dấu)

15


d. Biểu mẫu 4: Danh sách giáo viên coi thi
Biểu mẫu này cung cấp đầy đủ thông tin về các thí sinh đăng kí dự thi theo
từng khối.

TUYỂN SINH VÀO LỚP 10

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Trường PTTH chuyên

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Nguyễn Trãi – Hải Dương
Năm thi:…
Khoá ngày:…

DANH SÁCH GIÁO VIÊN COI THI
Địa điểm: ….

Từ số báo danh…
STT


Họ tên

Chức vụ







Trường



Đến số báo danh…

Nhiệm vụ

Ghi chú





Tổng số giáo viên tại địa điểm: …..

Hải Dương, ngày … tháng… năm…
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG TUYỂN SINH
(Kí tên và đóng dấu)


16


e. Biểu mẫu 5: Lịch thi
- Với mỗi địa điểm thi có một lịch thi riêng. Lịch thi này được dán tại từng địa
điểm thi và có thông báo tới thí sinh về ngày thí sinh đến tập trung. Lịch thi bao gồm
toàn bộ các môn thi tương ứng với các phòng thi (khối chuyên) thi tại địa điểm đó.
- Lịch thi cụ thể có mẫu như sau:

TUYỂN SINH VÀO LỚP 10
Trường PTTH chuyên

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Nguyễn Trãi – Hải Dương
Năm thi:…
Khoá ngày:…

LỊCH THI
Địa điểm thi: …

STT


Môn thi


Giờ thi



Ngày thi


Hải Dương, ngày … tháng… năm…
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG TUYỂN SINH
(Kí tên và đóng dấu)

17


f. Biểu mẫu 6: Phiếu thu bài thi
- Phiếu thu bài thi cụ thể có mẫu như sau:

TUYỂN SINH VÀO LỚP 10

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Trường PTTH chuyên
Nguyễn Trãi – Hải Dương
Năm thi:…
Khoá ngày:…

PHIẾU THU BÀI THI
Phòng thi:…
Môn thi: …


Từ số báo danh…. Đến số báo danh …
STT

SBD

Họ tên

Giới tính

Số tờ

Kí tên

Ghi chú















Số thí sinh có mặt: ….

Số thí sinh vắng mặt: …….(SBD: …)
Tổng số bài thi: …….(Bằng chữ: ….)
Tổng số tờ: … (Bằng chữ :…)

GIÁM THỊ 1

GIÁM THỊ 2

Hải Dương, ngày … tháng… năm…
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG COI THI

……………

(Kí tên và đóng dấu)

……………

18


g. Biểu mẫu 7: Danh sách thí sinh dự thi
Đây là danh sách tổng hợp các thí sinh có tham gia thi tại từng môn thi.

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TUYỂN SINH VÀO LỚP 10
Trường PTTH chuyên

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc


Nguyễn Trãi – Hải Dương
Năm thi:…
Khoá ngày:…

DANH SÁCH THÍ SINH DỰ THI
Môn thi:…

Từ số báo danh…
SBD

Họ
tên

Ngày
sinh

Nơi
sinh









Giới Trường
tính




Đến số báo danh…

Dân
tộc

Học
lực

Hạnh
kiểm

Loại
TN











Điểm Dân
KK
tộc






Số thí sinh có mặt: ….
Số thí sinh vắng mặt: …….(SBD: …)
Tổng số bài thi: …….(Bằng chữ: ….)
Tổng số tờ: … (Bằng chữ :…)

Hải Dương, ngày … tháng… năm…
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG COI THI
(Kí tên và đóng dấu)

h. Biểu mẫu 8: Danh sách điểm thi

19


- Danh sách này cung cấp đầy đủ thông tin về các thí sinh, điểm cũng như kết
quả thi của thí sinh. Danh sách này được dán tại bảng tin của trường. Mọi người có
thể xem kết quả thi của mình và những người quan tâm tại đây.
- Mẫu danh sách điểm cụ thể:

TUYỂN SINH VÀO LỚP 10

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT

Trường PTTH chuyên

NAM


Nguyễn Trãi – Hải Dương

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Năm thi:…
Khoá ngày:…

DANH SÁCH ĐIỂM THI
Phòng thi:….
Từ số báo danh…
TT

SBD

Họ

Ngày

tên

sinh

GT

TR

HL

HK


TN

Văn

Đến số báo danh…

Toán

CH

KK

ĐC

KQ

Ghi
chú

Diễn giải:
SBD: Số báo danh

TN:Tốt nghiệp

Ngsinh: Ngày sinh

CH: Chuyên

NS: Nơi sinh


KK: Điểm khuyến khích

TR: Trường

ĐC: Điểm chuẩn

HL: Học lực

KQ: Kết quả

HK: Hạnh kiểm

Hải Dương, ngày … tháng… năm…
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG TUYỂN SIN
(Kí tên và đóng dấu)

20


i. Biểu mẫu 9: Giấy báo điểm
- Qua giấy báo điểm thí sinh có thể nắm được điểm thi cũng như kết quả đỗ
trượt của bản thân.
- Giấy báo điểm có mẫu như sau:

SỞ GD_ĐT HẢI DƯƠNG

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Trường PTTH chuyên


Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Nguyễn Trãi – Hải Dương
Năm học: …

GIẤY BÁO ĐIỂM
Kính gửi thí sinh: ……………..
Số báo danh: …..

Phòng thi: …..

Ngày sinh: ………….
Trường: ……………
Điểm văn:….

Điểm toán: ……….

Điểm chuyên:……..

Điểm khuyến khích:…
Tổng điểm:…
Điểm chuẩn:…

Hải Dương, ngày… tháng…năm…
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG TUYỂN SINH
(Kí tên và đóng dấu)

21



1.4. MỘT SỐ NHẬN XÉT VỀ HỆ THỐNG HOẠT ĐỘNG THEO QUY
CÁCH CŨ
Hiện nay các công việc trên đều làm thủ công, chủ yếu quản lý trên giấy tờ,
sổ sách và cách quản lý này cho ta thấy một số nhược điểm như sau:
- Khó khăn trong việc cập nhật dữ liệu và tìm kiếm thông tin.
- Số lượng tài liệu lưu trữ lớn gây tốn kém về chi phí.
- Thời gian lưu trữ không được lâu.
- Công việc sắp xếp số báo danh, phòng thi, địa điểm, cập nhật điểm và tổng
hợp kết quả thi sẽ ngày càng trở nên khó khăn khi số lượng thí sinh đăng kí dự
thi ngày càng đông, mất rất nhiều thời gian mà hiệu quả không cao, dễ gây nhầm
lẫn và sai sót.
- Việc tạo ra các biểu mẫu mất nhiều thời gian, tốn kém về nhân lực và chi
phí.
Do vậy, để khắc phục những nhược điểm trên của phương pháp quản lý thủ
công nhà trường cần xây dựng một hệ thống quản lý mới.
Hiện tại nhà trường được trang bị một số máy tính phục vụ cho quá trình
quản lý và học tập của học sinh. Vì vậy, việc lưu trữ số liệu trở nên gọn nhẹ, chặt
chẽ, chính xác, dễ dàng thay đổi và cập nhật, truy xuất thông tin nhanh tiết kiệm
về thời gian, chi phí và nhân lực.
1.5. YÊU CẦU ĐỐI VỚI HỆ THỐNG MỚI
Hệ thống chương trình cài đặt phải đảm bảo tính khả thi, cung cấp đầy đủ
thông tin cần thiết theo yêu cầu, thân thiện dễ sử dụng với người dùng.
Việc áp dụng hệ thống vào quản lý phải tiết kiệm được thời gian trong việc
quản lý, xử lý thông tin. Chương trình phải phù hợp với yêu cầu tuyển sinh.
Ngoài ra, hệ thống mới phải có khả năng phát hiện lỗi và xử lý kiểm tra tính
đúng đắn của dữ liệu ngay từ khi cập nhật.
Đảm bảo tính bảo mật của chương trình.

22



Chương 2
PHÂN TÍCH HỆ THỐNG
2.1 PHÂN TÍCH YÊU CẦU
Hiện nay có hai phương pháp phân tích và thiết kế hệ thống phổ biến nhất:
Phương pháp phân tích thiết kế hướng đối tượng và phương pháp phân tích thiết
kế có cấu trúc.
Trong đề tài này, em chọn phương pháp phân tích thiết kế theo hướng đối
tượng (HĐT) vì tiếp cận hướng đối tượng đã tỏ rõ lợi thế khi lập trình các hệ
thống phức tạp. Những người phát triển phần mềm nhận thấy rằng phát triển
phần mềm HĐT sẽ mang lại chất lượng cao: tin cậy, dễ mở rộng, dễ sử dụng lại,
chạy trơn tru, phù hợp với yêu cầu người dùng mong đợi.
2.2. TỔNG QUAN VỀ NGÔN NGỮ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HĐT BẰNG
UML.
2.2.1. Giới thiệu về ngôn ngữ mô hình hóa hệ thống UML
UML (Unified Modelling Language) là ngôn ngữ mô hình hóa độc lập với
các công nghệ phần mềm. Trước hết nó bao gồm một tập các kí pháp thống nhất,
thể hiện ngữ nghĩa các định nghĩa trực quan tất cả các thành phần của mô hình.
UML được sử dụng để hiển thị, đặc tả, tổ chức, xây dựng các quá trình phát triển
phần mềm hướng đối tượng, đặc biệt là phân tích, thiết kế dưới dạng báo cáo,
biểu đồ, bản mẫu hay các website v.v…
2.2.2. Mục đích của ngôn ngữ mô hình hóa UML
Một số mục đích chính của ngôn ngữ mô hình hóa UML là:
- Mô hình được các hệ thống sử dụng tất cả các khái niệm hướng đối tượng
một cách thống nhất.
- Thiết lập một kết nối từ nhận thức của con người đến các sự kiện cần mô
hình hóa.
- Tận dụng khả năng tái sử dụng và kế thừa ở phạm vi diện rộng để xây
dựng được những hệ thống phức tạp và nhạy cảm như: các hệ thống động, hệ

thống thời gian thực,…

23


- Tạo một ngôn ngữ mô hình hóa có thể sử dụng được bởi người và máy.
2.2.3. Cấu trúc của ngôn ngữ mô hình hóa UML
Ngôn ngữ mô hình hóa UML được chia làm 4 khối chính:
- Các quan sát
- Các biểu đồ
- Các thành phần mô hình
- Các mối quan hệ
Sau đây ta sẽ tìm hiểu từng khối trong cấu trúc của UML
2.2.3.1. Các quan sát
Các quan sát theo các phương diện khác nhau của hệ thống cần phân tích,
thiết kế. Dựa vào các quan sát để thiết lập kiến trúc cho hệ thống cần phát triển.
Có 5 loại quan sát: quan sát theo ca sử dụng, quan sát logic, quan sát thành
phần, quan sát tương tranh, quan sát triển khai.
Dưới đây là biểu đồ mô tả các quan sát của hệ thống:

Quan sát
thành phần

Quan sát
logic
Quan sát
ca sử dụng
Quan sát
tương tranh


Quan sát
triển khai
2.2.3.2 Các biểu đồ

Biểu đồ là đồ thị biểu diễn đồ họa về tập các phần tử trong mô hình. Biểu đồ
chứa đựng nội dung của các quan sát dưới các góc độ khác nhau. Một thành phần
của hệ thống có thể xuất hiện trong một hay nhiều biểu đồ.
UML có các biểu đồ sau:
- Biểu đồ UC
- Biểu đồ lớp
- Biểu đồ tuần tự
- Biểu đồ cộng tác

24


- Biểu đồ chuyển trạng thái
- Biểu đồ hoạt động
- Biểu đồ thành phần
- Biểu đồ triển khai.
2.2.4. Lớp và gói trong ngôn ngữ mô hình hóa UML
2.2.4.1. Biểu đồ lớp
Biểu đồ lớp là một dạng mô hình tĩnh, mô tả hệ thống trong mối quan hệ
giữa các lớp. Biểu đồ lớp chỉ ra trừu tượng của thế giới thực, tập trung vào giải
thích cấu trúc tĩnh từ góc nhìn tổng quát.
2.2.4.2. Đối tượng, lớp và mối quan hệ
Trong ngôn ngữ mô hình hóa UML, những phần tử cấu thành căn bản nhất
của mô hình là lớp, đối tượng và mối quan hệ giữa chúng.
- Đối tượng
Đối tượng là một khái niệm, một sự trừu tượng hóa hoặc là một sự vật có

nghĩa trong một ứng dụng nào đó, đối tượng là thực thể của hệ thống, của cơ sở
dữ liệu và được xác định thông qua định danh của chúng. Mỗi đối tượng trong
một hệ thống đều có ba đặc tính:
 Định danh đối tượng: dùng để phân biệt với những đối tượng khác. Mỗi
đối tượng đều có một định danh và nó được thiết lập khi đối tượng được tạo ra
trong hệ thống.
 Tính bền vững của đối tượng: mỗi đối tượng đều có thời gian sống (tồn
tại trong hệ thống) và điều này dẫn tới bản chất tĩnh của hệ thống.
 Tính tương tác: mỗi đối tượng phải có hoặc có thể tương tác với các đối
tượng khác, điều này dẫn đến bản chất động của hệ thống.
Đối tượng là thực thể của lớp nên ký hiệu dùng cho đối tượng cũng là ký
hiệu dùng cho lớp.
- Lớp
Lớp là một mô tả về một nhóm các đối tượng có những tính chất (thuộc
tính) giống nhau, có chung các hành vi ứng xử (thao tác gần như nhau), có cùng
mối liên quan với các đối tượng của các lớp khác và có chung ngữ nghĩa trong hệ
thống.

25


Trong UML, lớp được mô tả bằng một hình hộp chữ nhật, trong đó tên của
lớp, có thể có các thuộc tính và các hàm (phương thức).
 Tên lớp: tên lớp phải được dẫn xuất từ phạm vi vấn đề rõ ràng. Vì thế nó
là danh từ chung.
 Thuộc tính: thuộc tính mô tả các đặc tính của các đối tượng trong lớp đó.
 Phương thức (thao tác hoặc hàm thành phần): Phương thức của lớp mô tả
các hành vi và các mối quan hệ của các đối tượng trong hệ thống. Mỗi phương
thức được mô tả bởi phạm vi, tên gọi, danh sách các tham số và kiểu trả lại giá
trị.

2.2.5. CÁC TÁC NHÂN VÀ CÁC UC CỦA HỆ THỐNG
Tác nhân là thực thể bên ngoài tương tác với hệ thống. Tác nhân có thể là
con người, cũng có thể là thiết bị phần cứng hay hệ thống khác có tác động trực
tiếp đến hệ thống đang xây dựng, tác nhân phải đại diện cho một lớp các đối
tượng.
UC mô tả ai đó sử dụng hệ thống như thế nào, mô tả sự tương tác giữa
người sử dụng với hệ thống phần mềm để thực hiện các thao tác giải quyết các
công việc cụ thể nào đó.
Từ thực tế khảo sát hệ thống ở trên cùng những yêu cầu cần được đáp ứng
đối với một hệ thống quản lý tuyển sinh, em đã phân tích và đưa ra các tác nhân
và các UC của chương trình.
- Thí sinh: Tác nhân này tham gia vào hệ thống chủ yếu làm nhiệm vụ chọn
khối chuyên để thi tuyển, sau đó đăng kí hồ sơ dự thi, thí sinh phải thực hiện
đúng và đầy đủ các quy chế, yêu cầu mà hội đồng tuyển sinh đưa ra: thí sinh phải
điền đầy đủ các thông tin có trong form của hồ sơ, chịu trách nhiệm toàn bộ về
những thông tin đã cung cấp cho hội đồng tuyển sinh,…
- Hội đồng tuyển sinh: Tác nhân này đóng vai trò quan trọng trong quá trình
tuyển sinh. Tác nhân này có nhiệm vụ nhận hồ sơ dự thi của các thí sinh, phân
loại hồ sơ theo các khối chuyên mà thí sinh đăng kí, cấp mã số cho từng thí sinh,
xếp phòng thi, chấm điểm thi, lên danh sách các thí sinh trúng tuyển,…
Mối quan hệ giữa các tác nhân và UC:

26


Tác nhân
Thí sinh

Hội đồng tuyển sinh


UC
Đăng kí hồ sơ
Nhận giấy báo thi
Hoàn thiện các thủ tục để thi
Dự thi
Nhận hồ sơ dự thi
Phân hồ sơ theo khối chuyên
Cấp mã số cho từng thí sinh
Xếp phòng thi
Chấm điểm thi
Xác định điểm thi của từng thí sinh
Công bố điểm chuẩn
Công bố danh sách thí sinh thi đỗ
In ra giấy báo điểm

2.3. BIỂU ĐỒ UC
Biểu đồ UC mức tổng thể.
Từ việc tìm ra các tác nhân và các UC ta có biểu đồ UC mức tổng thể như
sau:

27


Biểu đồ UC mức chi tiết:

2.4. ĐẶC TẢ CÁC UC
- UC đăng kí hồ sơ
Mục đích: Đăng kí các thông tin cần thiết có trong hồ sơ.
Tác nhân: Thí sinh
Mô tả chung: Để các thí sinh có thể dự thi vào khối chuyên mà mình mong

muốn thì các thí sinh phải điền đầy đủ các thông tin về bản thân của mình, đặc
biệt các thí sinh phải đăng kí đúng khối chuyên.
Biểu đồ trình tự:

28


×