MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong thời đại ngày nay, quá trình toàn cầu hóa – quốc tế hóa diễn ra
mạnh mẽ và trở thành xu thế khách quan của toàn thế giới. Trước sự thay đổi
của tình hình thế giới và khu vực, không một quốc gia nào muốn phát triển
thịnh vượng mà lại “đóng cửa” không giao lưu với các nước bên ngoài.
Thế giới ngày nay dường như hẹp lại và các nước xích lại gần nhau hơn, trao
đổi hợp tác với nhau nhiều hơn trên tất cả các mặt. Dù lớn hay nhỏ, phát triển
hay đang phát triển, các nước đều ra sức mở rộng quan hệ quốc tế, phải tiến
đến với nhau để trao đổi và học hỏi kinh nghiệm. Hội nhập quốc tế và khu
vực là nhu cầu của các quốc gia bởi thực tế đã chứng minh, các nước muốn
phát triển đồng bộ, tránh nguy cơ tụt hậu, kém phát triển thì phải tích cực chủ
động ngoi lên đầu ngọn sóng để lướt theo sóng đồng thời phải cân nhắc cẩn
trọng những yếu tố bất lợi để tìm cách vượt qua.
Bối cảnh thế giới và khu vực những năm cuối thế kỷ XX đầu thế kỷ XXI
đã đặt ra yêu cầu thúc đẩy hợp tác quốc tế, làm nảy sinh tính đa phương hóa,
đa dạng hóa và sự điều chỉnh trong chính sách ngoại giao của từng nước dựa
trên nền tảng bảo vệ quyền lợi quốc gia để phát triển quan hệ bình đẳng với
các quốc gia khác nhằm duy trì và củng cố sự ổn định an ninh toàn cầu.
Đặc biệt sau khi Liên Xô tan rã, thế giới mất đi một cường quốc, thế
cân bằng hai cực sụp đổ. Thế giới bước vào giai đoạn quá độ trong quá trình
hình thành một trật tự mới. Do đó tình hình thế giới biến động không ngừng
với sự nổi lên “ siêu cường” duy nhất là Mỹ đang ra sức thực thi “ chiến lược
toàn cầu” nhằm thống trị thế giới.
Trong lúc đó, Nga là nước kế thừa Liên Xô đang lâm vào khủng hoảng
nghiêm trọng, vị thế quốc tế sa sút. Lúc này các nước như Trung Quốc, Nhật
Bản, Tây Âu xét về tiềm lực mọi mặt đều chưa đủ mạnh nên trên thế giới
không có một thế lực nào đủ sức làm đối trọng với sự bá quyền của Mỹ.
1
Nhưng tất cả các nước đều phản đối chính sách đơn cực mà Mỹ đang áp đặ
lên thế giới cùng hướng tới một trật tự đa cực và mong muốn tạo dựng vị thế
cho mình.
Bước sang thế kỷ XXI, công cuộc cải cách ở Trung Quốc đạt nhiều
thành tựu, một “Người khổng lồ vụt lớn Trung Quốc” dần hiện ra trước sự
ngỡ ngàng của thế giới. Một nước Nga dưới thời của tổng thống V.Putin đang
thoát ra khỏi khủng hoảng và dần lấy lại vị thế nước lớn của mình trên trường
quốc tế. Mỹ tuyên bố Trung Quốc và Nga là hai đối thủ mạnh nhất của mình.
Nhận thức rõ vai trò to lớn của hợp tác cùng phát triển nhằm đối trọng
lại với siêu cường Mỹ về mọi mặt, Nga và Trung quốc càng tăng cường hơn
nữa mối quan hệ song phương trong thế kỷ XXI.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1 Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu tình hình quan hệ Trung Quốc - Liên bang Nga thập niên đầu
thế kỷ XXI nhằm làm rõ bản chất của mối quan hệ này, phân tích những cơ
hội, thách thức, những thành tựu và hạn chế. Từ đó nhận xét, đánh giá đồng
thời dự báo chiều hướng phát triển và đưa ra một số giải pháp mang tính chất
tham khảo nhằm thúc đẩy mối quan hệ này phát triển hơn trong thời gian tới.
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Với đề tài này, trước tiên tác giả phân tích bối cảnh quốc tế và khu vực
để làm rõ các nhân tố tác động đến quan hệ Trung Quốc - Liên bang Nga.
Tiếp đó đi vào tìm hiểu khái quát tình hình đất nước Trung Quốc, Liên bang
Nga để thấy được đường lối đối ngoại của hai nước trong quan hệ quốc tế, sự
cần thiết phải thiết lập quan hệ hợp tác, coi trọng việc phát triển quan hệ với
Nga và các nước khác trên thế giới.
Tìm hiểu quan hệ Trung Quốc - Liên bang Nga trong thế kỷ XX là nền
tảng, cơ sở để đi sâu nghiên cứu mối quan hệ này ở giai đoạn sau trên tất cả
các lĩnh vực. Từ đó rút ra một vài nhận xét về đặc điểm, bài học kinh nghiệm,
triển vọng và một số kiến nghị nhằm thúc đẩy quan hệ Trung Quốc - Liên
bang Nga phát triển lên tầm cao mới.
2
3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Tiểu luận tìm hiểu quan hệ Trung Quốc - Liên bang Nga thập niên đầu
thế kỷ XXI trên tất cả các lĩnh vực từ kinh tế, chính trị - ngoại giao đến văn
hóa -giáo dục, khoa học - kỹ thuật và an ninh quốc phòng về những thành tựu
đạt được cũng như những vấn đề còn tồn tại.
3.2 Phạm vi nghiên cứu
Thời gian nghiên cứu: Tiểu luận nghiên cứu quan hệ Trung Quốc - Liên
bang Nga trong những năm đầu thế kỷ XXI (giai đoạn từ năm 2000 đến năm
2013). Bắt đầu từ năm 2000 bởi đây là thời điểm mở đầu thế kỷ mới do đó sẽ
có nhiều vấn đề cần giải quyết, những mục tiêu cần thực hiện của Đảng và
Nhà nước hai quốc gia.
Mốc cuối của thời gian nghiên cứu dừng lại ở những tháng đầu năm
2013 vì đây là thời gian cho phép tiếp cận được các nguồn tài liệu.
Không gian nghiên cứu: Tiểu luận tập trung tìm hiểu, nghiên cứu kỹ lưỡng
mối quan hệ Việt Nam - Liên bang Nga trong thập niên đầu thế kỷ XXI trên
tất cả các lĩnh vực. Trong đó đi sâu vào các lĩnh vực chủ chốt như chính trị ngoại giao, kinh tế, văn hóa – giáo dục, an ninh quốc phòng Từ đó dự báo
triển vọng phát triển của quan hệ Trung Quốc - Liên bang Nga trong thời gian
kế tiếp. Tuy nhiên trước đó tiểu luận cũng đề cập đến bối cảnh của thế giới và
khu vực cũng như mối quan hệ Trung - Nga ở giai đoạn trước đó nhằm giúp
ta thấy được bước phát triển của mối quan hệ trong thập niên đầu thế kỷ XXI.
4. Phương pháp nghiên cứu
Với các nguồn tài liệu thu thập được trong sách báo, các tạp chí, trên cơ
sở thế giới quan và phương pháp luận Macxit, chúng tôi sử dụng phương pháp
nghiên cứu lịch sử và phương pháp logic kết hợp với việc phân tích, tổng hợp,
hệ thống lại các vấn đề theo trình tự như nó đã diễn ra.
5. Đóng góp của đề tài
Ngày nay mối quan hệ Trung Quốc - Liên bang Nga đã phát triển về cả
bề rộng lẫn bề sâu. Do vậy, đề tài nghiên cứu mối quan hệ giữa hai nước
4
không chỉ có ý nghĩa khoa học mà còn có ý nghĩa thực tiễn sâu sắc. Tiểu luận
đã tập hợp, lựa chọn và xử lý một khối lượng tư liệu lớn, rời rạc để dựng
thành một bức tranh tổng thể, toàn diện về mối quan hệ giữa Trung Quốc và
Liên bang Nga từ năm 2000 đến năm 2013 do đó đây có thể là nguồn tài liệu
tham khảo cho những ai có nhu cầu tìm hiểu quan hệ giữa hai quốc gia này.
Ở một mức độ nhất định, tiểu luận đã dựng lại một cách chân thực bức tranh
tổng thể về quan hệ Việt – Nga đầu thế kỷ XXI giúp ta thấy được hiện trạng
của mối quan hệ.Từ đó biết tranh thủ, phát huy và đẩy mạnh các lợi thế của
mỗi bên cũng như tìm ra những giải pháp nhằm khắc phục những khó khăn,
hạn chế để đưa quan hệ Việt Nam - Liên bang Nga phát triển theo chiều
hướng đi lên.
Nghiên cứu quan hệ Việt Nam - Liên bang Nga giai đoạn (2000 -2009)
giúp ta có cơ sở đề nhận thức đúng đắn về mối quan hệ này từ đó rút ra những
kinh nghiệm góp phần giải quyết tốt các mối quan hệ khác nhằm phát triển và
nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.
Dù cố gắng đến đâu nhưng do khả năng có hạn hơn nữa nguồn tài liệu
còn tản mạn nên tiểu luận chắc chắn không tránh khỏi sai sót, hạn chế. Tôi rất
mong nhận được ý kiến đóng góp của quý thầy cô để tiểu luận được hoàn
chỉnh hơn.
6. Bố cục của tiểu luận
Ngoài lời mở đầu, bảng chữ các viết tắt, kết luận, tài liệu tham khảo và
phần phụ lục, tiểu luận gồm có 3 chương:
Chương 1: Bối cảnh quốc tế và chính sách đối ngoại của Trung Quốc và
Liên bang Nga những năm đầu thế kỷ XXI.
Chương 2: Thực trạng quan hệ Trung Quốc - Liên bang Nga những năm
đầu thế kỷ XXI
Chương 3: Đặc điểm, bài học kinh nghiệm và triển vọng của quan hệ
Trung Quốc - Liên bang Nga.
5
CHƯƠNG 1
BỐI CẢNH QUỐC TẾ VÀ CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI
CỦA TRUNG QUỐC VÀ LIÊN BANG NGA
NHỮNG NĂM ĐẦU THẾ KỶ XXI
1.1.
Bối cảnh quốc tế những năm đầu thế kỷ XXI
Sau khi Liên xô và các nước Đông Âu sụp đổ, tương quan lực lơpngj
trên bình diện thế giới từ chỗ cân bằng giữa hai hệ thống chính trị - xã hội đối
lập nhau nay bị mất cân bằng theo hướng có lợi cho CNTB mà đứng đầu là
Mỹ. Tuy nhiên trật tự thế giới mới chưa được xác lập ngay mà thay cho trật tự
hai cực vừa sụp đổ là sự tồn tại của một tình trạng được giới nghiên cứu gọi là
“ nhất siêu đa cường” tạo nên sự cạnh tranh quyết liệt giữa các quốc gia nhằm
tìm kiếm vị trí quốc tế của mình. Trong đó Mỹ nổi lên là siêu cường mạnh
nhất đang ra sức thực hiện mọi biện pháp để duy trì trật tự thế giới đơn cực.
Nội dung cốt lõi trong chính sách đối ngoại của Mỹ là ngăn chặn sự trỗi dậy
của các quốc gia và tăng cường sự ảnh hưởng tới tất cả các khu vực dưới mọi
hình thức, không kể hòa bình hay chiến tranh. Theo đó, Mỹ thực hiện chính
sách ngoại giao đơn phương, chà đạp lên các nguyên tắc của luật pháp quốc
tế, coi thường các tổ chức quốc tế kể cả Liên hợp quốc và chỉ lợi dụng các tổ
chức này khi thấy cần thiết cho lợi ích của Mỹ. Mỹ cho triển khai hệ thống
phòng thủ tên lửa chống tên lửa, rút ra khỏi Hiệp ước ABM, từ chối không
phê chuẩn Hiệp ước cấm thử vũ khí hạt nhân.
Bước sang thiên niên kỷ mới tình hình thế giới diễn biến phức tạp và có
sự thay đổi lớn. Mỹ đẩy mạnh chiến lược toàn cầu, mở rộng NATO về phía
đông tiến sát cửa ngõ phía Tây của Nga. Đặc biệt từ khi tổng thống G.Bush
lên cầm quyền (2001) đã thực hiện chính sách đối ngoại cứng rắn: Đơn
phương chấm dứt tiến trình làm dịu quan hệ giữa Mỹ và Triều Tiên, tiếp tục
đánh phá Irac, sửa lại chính sách Trung Đông của Mỹ trước đây từ “ tích cực
tham gia” sang : tương đối siêu thoát” khiến cuộc xung đột Palextin – Ixraen
6
không ngừng leo thang, tuyên bố rút khỏi Nghị định thư Kyoto, nhấn mạnh
Trung Quốc là đối thủ cạnh tranh chiến lược của Mỹ, bỏ qua ý kiến phản đối
của đồng minh Châu Âu và cộng đồng quốc tế về việc trang bị hệ thống
phòng thủ tên lửa…Chính sách cứng rắn này của Mỹ đã nhanh chóng vấp
phải sự chống đối của nhiều quốc gia và nhiều dân tộc trên thế giới đặc biệt
gây nên sự phẫn nộ lớn trong nhóm Hồi giáo cực đoan trên thế giới. Và sự
kiện ngày 11/ 9/ 2001 là đòn giáng mạnh vào chính quyền Bush. Ngay lập
tức, Mỹ phát động cuộc chiến chống khủng bố. Ngày 21/ 9/ 2001, tổng thống
Bush tuyên bố trước Quốc hội Mỹ rằng: “từ ngày hôm nay, bất cứ quốc gia
nào che giấu hoặc ủng hộ chủ nghĩa khủng bố sẽ bị Mỹ coi là kẻ thù”.
Mỹ triệt để lợi dụng cuộc chiến chống khủng bố để đưa quân vào Trung
Á, gây sức ép quân sự tại Đông Bắc Á, phát triển lực lượng quan sự ở eo biển
Đài Loan, tiến hành các cuộc “ cách mạng màu sắc” ở Gruda năm 2003,
Ucraina năm 2004, kết nạp them các nước XHCN cũ than với Nga vào khối
NATO…Tất cả những hành động này thực chất nhằm phục vụ cho chiến lược
đơn cực của Mỹ mà trước tiên là nhằm vào hai đối thủ lớn nhất là Trung Quốc
và Nga.
Chính sách đơn cực của Mỹ vấp phải sự phản đối của hầu hết các quốc
gia trên thế giới đặc biệt là các cường quốc đang lên như Nga, Trung Quốc,
Nhật Bản, Liên minh châu Âu( EU) vì những nước này đều hướng tới một thế
giới đa cực, thực hiện chính sách ngoại giao hợp tác quốc tế, thực hiện chủ
nghĩa đa phương phản đối chủ nghĩa đơn phương của Mỹ và quyết tâm khẳng
định vị thế của họ trong trật tự đa cực bằng các chính sách riêng của mình.
Chiến lược “ phát triển hòa bình” của trung Quốc, sự phục hồi quyết định
mạnh mẽ trên bình diện quân sự và ưu thế “ chiến lược năng lượng” của Nga,
sự can thiệp của EU vào các nước thông qua chính sách “ dân chủ”, “nhân
quyền”, thương mại, đầu tư và văn hóa, chính sách “ hướng về chấu Á” của
Nhật Bản đang chứng minh điều đó. Chính sự vận động và phát triển của thế
giới theo xu thế nói trên đẫ đấy chủ nghĩa đơn cực của Mỹ đi vào ngõ cụt. Từ
7
đó những mâu thuẫn trong lòng thế giới phát triển mạnh mẽ, tác động đến các
nước và các mối quan hệ song phương cũng như đa phương và quan hệ giữa
các nước lớn cũng tác động trở lại tình hình thế giới.
Rõ ràng sau chiến tranh lạnh, sự ra đi của một siêu cường, sự suy yếu
tương đối thực lực của Mỹ, sự trỗi dậy của Trung Qrruốc, Nga, Nhật và một
số nước châu Âu đã làm thay đổi cơ bản bộ mặt thế giới, phá vỡ thế cân bằng
Xô – Mỹ trước đây. Nhân loại đứng trước những cơ hội và thách thức mới.
Nguy cơ chiến tranh đã bị đẩy lùi song cuộc chạy đua về kinh tế đang trở
thành thách thức lớn nhất đối với an ninh quốc gia. Điều đó đòi hỏi mỗi quốc
gia nếu không muốn tự loại mình khỏi vòng đua thì phải tập trung ưu tiên
phát triển kinh tế, tăng cường thực lực bản than để tìm chỗ đứng xứng đáng
trong trật tự thế giới mới. Muốn thực hiện mục tiêu này các quốc gia phải duy
trì hòa bình, ổn định và hợp tác với nhau. Chính vì vậy, sau chiến tranh lạnh
xuất hiện một số xu thế chính: toàn cầu hóa, khu vực hóa nền kinh tế thế giới,
hòa bình và hợp tác để cùng nhau phát triển. Về những diễn biến về tình hình
thế giới gần đây cho thấy điều đó.
Mỹ vẫn là siêu cường lớn mạnh nhất trong một trật tự thế giới nhiều
cường quốc và đóng vai trò sen đầm quốc tế. Mọi hành động của Mỹ đều tác
động mạnh mẽ đến tiến trình phát triển của thế giới. tuy nhiên, sự hợp tác, đấu
tranh cũng như mâu thuẫn giữa các quốc gia có nhiều chiều hướng thay đổi.
Sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gai tăng lên đồng thời nguy cơ xung đột
đối đầu cũng đang gia tăng và không kém phần quyết liệt.
Tình hình an ninh – chính trị quốc tế có nhiều diễn biến phức tạp. Điều
này thể hiện qua việc gia tăng các cuộc xung đột, chạy đua vũ trang trên thế
giới. số lượng các quốc gia có công nghệ hạt nhân và vũ khí hạt nhân cũng
tăng(Hiện nay khoảng trên 10 nước có vũ khí hạt nhân và khoảng trên 30
nước có công nghệ hạt nhân.).
Vấn đề khủng bố phát triển mạnh mẽ phạm vi toàn cầu với mức độ ngày
càng khốc liệt, tần số gia tăng. Có thể nói sự trỗi dậy của chủ nghĩa khủng bố
8
trong những năm gần đây đã gây cho thế giới nhiều bất ổn, gây thiệt hại cho
nhiều quốc gia về kinh tế cũng như chính trị. Trước nạn khủng bố toàn thế giới
đã cùng lên án đấu tranh, các nước lớn đã có những hành động cụ thể thể hiện
quyết tâm chống khủng bố. Và chính yếu tố khủng bố cuãng là một trong
những yếu tố gây không ít mâu thuẫn giữa các quốc gia. “ Một số nước lớn đã
lợi dụng vấn đề chống khủng bố để can thiệp bằng quân sự vào các nước có
chủ quyền hoặc đưa ra lời đe dọa tấn công nếu các nước đó không hợp tác hay
có thái độ không hục tùng trong chiến dịch chống khủng bố”.
Như vậy “ quan hệ quốc tế phát triển theo xu hướng hòa dịu nhưng
năng động, phức tạp hơn. Trước những đòi hỏi của tình hình thế giới đòi hỏi
tất cả các quốc gia từ lớn đến nhỏ đều phải điều chỉnh chính sách đối nội và
đối ngoại nhằm tạo cho mình mtj vị thế có lợi nhất trong quan hệ quốc tế. Xu
thế hòa bình, hợp tác trở thành xu thế chủ đạo trong chính sách đối ngoại của
các quốc gia. An ninh của các quốc gia ngày nay được đặt trong mối quan hệ
chặt chẽ với phát triển nhằm tăng cường sức mạnh quốc gia trong hội nhập
quốc tế. tất cả các quốc gia đều linh hoạt mềm dẻo, tăng cường hợp tác, tránh
đối đầu và chiến tranh, giải quyết mọi vấn đề bằng thương lượng hòa bình.”
1.2.
Tình hình nước Nga, Trung Quốc
1.2.1. Tình hình nước Nga.
Liên bang Nga là nước có diện tích lớn nhất thế giới, trải dài trên hai lục
địa Âu và Á.
- Diện tích: 17.075.400 km2
- Dân số: 142,2 triệu người (theo số liệu thống kê năm 2007), gồm trên
100 dân tộc, trong đó dân tộc Nga chiếm 81,5%; Tác-ta 3,8%, U-crai-na 3%.
Ngoài ra còn gần 25 triệu người Nga sống ở các nước Cộng hoà thuộc
Liên Xô cũ và gần 2 triệu ở các nước khác trên thế giới.
- Ngày Quốc khánh: 12 tháng 6 năm 1990 (Ngày Tuyên bố chủ quyền).
- Thủ đô: Mát-xcơ-va (gần 9 triệu dân).
- Đơn vị tiền tệ: đồng rúp.
9
- Cơ cấu hành chính: Liên bang Nga chia làm 84 khu vực lãnh thổ
Kinh tế-xã hội
Trải qua những khó khăn của chuyển đổi, khủng hoảng nặng nề trong
suốt thập kỷ 90 của thế kỷ 20, từ năm 2001 đến nay, nhờ vào sự tăng cao về
giá cả của các mặt hàng năng lượng xuất khẩu, tăng trưởng đầu tư, nhu cầu
tiêu dùng nội địa và có sự đầu tư thích đáng, kinh tế Liên bang Nga phát triển
tương đối ổn định, tốc độ tăng trưởng GDP khá cao, trung bình 6-8%/năm,
GDP năm 2007 đạt trên 1200 tỷ đôla, tăng 8,3 %, sản xuất công nghiệp tăng
6,3%, kim ngạch ngoại thương tăng 20,8 %, đầu tư cơ bản tăng 25,5%. Tổng
đầu tư nước ngoài vào Nga năm 2007 đạt 3,3% so với GDP và có xu hướng
tăng lên. Đến cuối tháng 12/2007, quỹ bình ổn đạt 3697,38 tỷ rúp; dự trữ vàng
và ngoại tệ tiếp tục tăng mạnh, đạt trên 507 tỷ USD tính đến đầu tháng
5/2008, đứng thứ 3 trên thế giới. Nga đã trả trước thời hạn khoản nợ 23,7 tỷ
USD kế thừa từ thời Liên Xô cho Câu lạc bộ Pa-ri. Lạm phát từ tốc độ phi mã
trong những năm cuối thế kỷ 20 đến năm 2006 đã khống chế ở mức một con
số, tuy nhiên năm 2007 vẫn bị lạm phát 12%. Thu nhập thực tế của người dân
tăng nhanh hơn tốc độ trượt giá, đến năm 2007 tăng gần gấp đôi so với năm
2000; thất nghiệp giảm gần một nửa. Chính phủ Nga đang triển khai thực hiện
4 chương trình quốc gia về cải thiện nhà ở, giáo dục, y tế và khoa học
(khoảng 5 tỷ USD từ ngân sách nhà nước) và đầu tư thích đáng để hiện đại
hoá quân đội.
Nga còn có những vấn đề lớn về kinh tế - xã hội phải khắc phục như: cơ
cấu kinh tế không cân đối, tăng trưởng kinh tế cũng như thu ngân sách còn
phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu nguyên nhiên liệu (khoảng 50%), tỉ lệ thất
thoát vốn còn lớn (khoảng trên 10 tỷ USD mỗi năm); lạm phát cao hai con số;
an ninh xã hội chưa bảo đảm, tư tưởng bài ngoại và dân tộc cực đoan có dấu
hiệu gia tăng, tệ quan liêu, tham nhũng phổ biến, môi trường đầu tư, kinh
doanh kém thuận lợi; khả năng cạnh tranh của các ngành sản xuất trong nước
10
chưa cao, chưa đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng trong nước, đầu tư thay đổi
công nghệ mới và phát triển các ngành kỹ thuật cao còn hạn chế.
Theo hiến pháp, được thông qua trong cuộc trưng cầu dân ý ngày 12 tháng 12
năm 1993 sau cuộc khủng hoảng hiến pháp Nga năm 1993, Nga là một liên
bang và theo chính thức là một nền cộng hoà bán tổng thống, theo đó Tổng
thống là nguyên thủ quốc gia[40] và Thủ tướng là lãnh đạo chính phủ. Nga
được cơ cấu theo nền tảng một chế độ dân chủ đại diện. Quyền hành pháp
thuộc chính phủ.[41] Quyền lập pháp thuộc hai viện của Quốc hội Liên bang.[42]
Chính phủ được điều chỉnh bằng một hệ thống kiểm tra và cân bằng được
định nghĩa trong Hiến pháp Liên bang Nga, là tài liệu pháp lý tối cao của đất
nước và khế ước xã hội cho người dân Liên bang Nga. Chính phủ Liên bang
gồm ba nhánh:
•
Lập pháp: Quốc hội Liên bang lưỡng viện, gồm Duma Quốc gia và Hội
đồng Liên bang thông qua luật liên bang, tuyên chiến, thông qua các hiệp ước,
có quyền phê duyệt ngân sách, và có quyền buộc tội, theo đó có thể phế truất
Tổng thống.
•
Hành pháp: Tổng thống là tổng tư lệnh quân đội, có thể phủ quyết dự
luật trước khi nó có hiệu lực, và chỉ định Nội các và các quan chức khác,
những người giám sát và thực hiện các điều luật và chính sách liên bang.
•
Tư pháp: Toà án Hiến pháp, Toà án Tối cao, Toà án Trọng tài và các
toà án liên bang cấp thấp hơn, với các thẩm phán do Hội đồng Liên bang chỉ
định theo sự giới thiệu của tổng thống, giải thích pháp luật và có thể bác bỏ
các điều luật mà họ cho là vi hiến.
•
Theo hiến pháp, phán quyết tại toà dựa trên tính bình đẳng của mọi
công dân,[43] các thẩm phán là độc lập và chỉ làm theo pháp luật, [44] các phiên
toà được mở và người bên bị được quyền có luật sư bào chữa. [45] Từ năm
11
1996, Nga đã quy định đình hoãn hình phạt tử hình, dù hình phạt tử hình chưa
bị pháp luật bãi bỏ.
•
Tổng thống được bầu theo phổ thông đầu phiếu với nhiệm kỳ sáu năm
(được tham gia tranh cử nhiệm kỳ hai nhưng bị hiến pháp cấm cầm quyền ba
nhiệm kỳ liên tiếp);[46] cuộc bầu cử gần nhất được tổ chức năm 2008. Các bộ
của chính phủ gồm thủ tướng và các phó thủ tướng, bộ trưởng và các cá nhân
được lựa chọn khác; tất cả đều do tổng thống chỉ định theo sự giới thiệu của
Thủ tướng (tuy nhiên việc chỉ định thủ tướng phải được Duma Quốc gia
thông qua).
•
Nhánh lập pháp quốc gia là Quốc hội Liên bang, gồm hai viện; Duma
Quốc gia với 450 thành viên[47] và Hội đồng Liên bang 176 thành viên. Các
đảng chính trị lớn của Nga gồm Nước Nga Thống nhất, Đảng Cộng sản, Đảng
Dân chủ Tự do Nga, và Nước Nga Công bằng.
1.2.2. Tình hình Trung Quốc
Nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa hay còn gọi là Trung Quốc(The
People's Republic of China) được thành lập ngày 01-10-1949. Trung Quốc
nằm ở phần nửa phía bắc của Đông bán cầu, phía đông nam của đại lục Á Âu, phía đông và giữa châu Á, phía Tây của Thái Bình Dương; có biên giới
chung với Nga, Mông Cổ (phía bắc), với Kazakstan, Kirghistan, Taghikistan
(phía tây), với Afghanistan, Pakistan, Ấn Độ, Nê Pan, Bu Tan (phía tây nam),
với Myanma, Lào, Việt Nam (phía nam), với Triều Tiên (phía đông). Với
diện tích: 9,6 triệu km2 và hiện đang là quốc gia đông dân nhất thế giới với
trên 1,3 tỷ người (tính đến 1/2006).
Trung Quốc thuộc khu vực gió mùa, khí hậu đa dạng từ ấm đến khô.
Nhiệt độ trung bình toàn quốc tháng 1 là -4,70C, tháng 7 là 260C. Ba khu vực
được coi là nóng nhất là Nam Kinh, Vũ Hán, Trùng Khánh.
12
Trung Quốc là một quốc gia có nhiều dân tộc. Dân tộc Hán là chủ yếu,
ngoài ra còn có 55 dân tộc ít người (chiếm 6% dân số cả nước và phân bổ trên
50-60% diện tích toàn quốc).
- Hành chính: 31 tỉnh, thành phố trong đó có 22 tỉnh, 5 khu tự trị và 4
thành phố trực thuộc trung ương. 4 cấp hành chính gồm tỉnh, địa khu, huyện,
xã. Thủ đô: Bắc Kinh. Có 4 tôn giáo chính là Phật giáo, Đạo giáo, Đạo Hồi,
Thiên chúa giáo. Ngôn ngữ: Tiếng Hán là tiếng phổ thông, lấy âm Bắc Kinh
làm tiêu chuẩn.
Theo hiến pháp Trung Quốc, nước CHND Trung Hoa là một nước Xã
hội chủ nghĩa của nền chuyên chính nhân dân, do giai cấp công nhân lãnh
đạo, lấy liên minh công nông làm nền tảng. Chế độ Xã hội chủ nghĩa là chế
độ cơ bản của Trung Quốc. Chuyên chính nhân dân là thể chế của nhà nước.
Cơ cấu Nhà nước bao gồm Đại hội Đại biểu nhân dân toàn quốc (Quốc Hội),
Chủ tịch nước, Quốc Vụ viện, Hội nghị Chính trị Hiệp thương toàn quốc (gọi
tắt là Chính Hiệp, tương tự Mặt trận tổ quốc của ta), Uỷ ban Quân sự Trung
ương, Đại hội Đại biểu Nhân dân và Chính phủ các cấp ở địa phương, Toà án
Nhân dân và Viện Kiểm sát Nhân dân.
- Đảng cầm quyền: Đảng Cộng sản Trung Quốc thành lập ngày 1-71921, hiện có 70,8 triệu Đảng viên. Bộ Chính trị có 25 người, trong đó có 9
Ủy viên thường vụ Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng có 8 người.
Ngoài Đảng Cộng sản Trung Quốc, còn có 8 Đảng phái khác, đều thừa nhận
sự lãnh đạo của ĐCS trong khuôn khổ "hợp tác đa Đảng dưới sự lãnh đạo của
ĐCS", bao gồm: Hội Cách mạng dân chủ, Liên minh dân chủ, Hội Kiến quốc
dân chủ, Hội Xúc tiến dân chủ, Đảng Dân chủ nông công, Đảng Chí công,
Cửu tam học xã và Đồng minh tự trị dân chủ Đài Loan.
Quan điểm đối ngoại
13
Trước những biến động sâu sắc của tình hình thế giới sau chiến tranh
lạnh, Trung Quốc đã tích cực xúc tiến xây dựng nhiều hình thức "Quan hệ đối
tác bạn bè" với các nước trên thế giới. Đây là một đặc điểm nổi bật trong hoạt
động ngoại giao hiện đại của Trung Quốc. Song song với phương châm cơ
bản là là độc lập tự chủ, từ những năm đầu thập niên 90 đến nay, chiến lược
đối ngoại của Trung Quốc có bước phát triển mới, được gọi là chiến lược
"ngoại giao bạn bè", đã từng bước hình thành.
Xây dựng "Quan hệ bạn bè" rộng rãi - hình thái chiến lược ngoại giao
mới của Trung Quốc
Tháng 4-1996, trong thời gian Tổng thống Nga B. En-xin thăm Trung
Quốc, hai nước đã tuyên bố xây dựng "Quan hệ bạn bè hợp tác chiến lược".
Tháng 10 năm đó, khi Chủ tịch Giang Trạch Dân thăm Mỹ, hai nước Trung Mỹ cũng quyết định thiết lập "Quan hệ bạn chiến lược có tính xây dựng".
Cùng thời kỳ này, Trung Quốc đã xây dựng "Quan hệ bạn bè" dưới những
hình thức khác nhau với Pháp, Nhật Bản, Anh, Canada, ấn Độ, Mêhicô,
Braxin v..v.. Nếu xét tổng thể thì việc tích cực thúc đẩy xây dựng "Quan hệ
bạn bè" rộng rãi với các nước trên thế giới không phải là kế nhất thời của
Trung Quốc mà đây là một bước điều chỉnh quan trọng trong chiến lược ngoại
giao của Nhà nước Trung Quốc. Nói cách khác, xây dựng "Quan hệ bạn bè"
rộng rãi với các nước là một hình thái chiến lược đối ngoại mới của Trung
Quốc sau chiến tranh lạnh.
Trong hoạt động ngoại giao của các nước trên thế giới, thì chiến lược đối
ngoại luôn đóng vai trò kim chỉ nam và chỗ dựa cơ bản định hướng chỉ đạo
mọi hoạt động đối ngoại thực tiễn. Từ sau khi nước CHND Trung Hoa ra đời,
chiến lược đối ngoại của Trung Quốc đã từng thay đổi , điều chỉnh theo tình
hình Trung Quốc trong mỗi giai đoạn cụ thể.
Thật vậy, vào những năm 50 của thế kỷ XX, Trung Quốc thực hiện chính
sách đối ngoại "Nhất biên đảo" (ngả theo một bên) , đến những năm 60, điều
chỉnh thành "lưỡng biên phản" (Chống cả 2 bên). Bước vào thập niên 70,
14
Trung Quốc chuyển sang áp dụng chính sách "Nhất điều tuyến" (một tuyến).
Suốt những năm 80, Trung Quốc thực hiện chính sách "Độc lập cán" (cách
làm độc lập). Sau chiến tranh lạnh, Trung Quốc đã lựa chọn một chính sách
đối ngoại mới đó là tăng cường "Kết bạn". Cho đến nay, cho dù tình hình
Trung Quốc có những thời điểm diễn biến phức tạp, nhưng "kết bạn" vẫn là
đường lối đối ngoại mà Trung Quốc kiên trì theo đuổi.
Có thể nói, chiến lược "ngoại giao bạn bè" mà Trung Quốc tiến hành
hiện nay, được xây dựng trên cơ sở phương châm đối ngoại cơ bản là "kiên trì
độc lập tự chủ", chủ động hướng tới đa phương hoá các mối quan hệ với cộng
đồng thế giới. Cơ sở của chiến lược này là "cùng có lợi, không đối kháng,
không liên minh, không nhằm chống lại nước thứ ba, bằng hình thức tiếp xúc,
đối thoại, với mục đích là hiệp thương và hợp tác, nhằm phát triển quan hệ
song phương với tất cả các nước". Sở dĩ gọi đó là chiến lược đối ngoại mới
của Trung Quốc, vì ba lý do chủ yếu sau:
Trước hết, "Quan hệ bạn bè" mà Trung Quốc hiện nay xây dựng với các
nước là khá đa dạng. Nhưng cho dù nó biểu hiện như thế nào, thì trên thực tế
cũng đều tuân thủ chiến lược toàn cục của quốc gia, tính đến một cách toàn
diện những thay đổi của đối sách lực lượng trên thế giới và yêu cầu củng cố các
quan hệ song phương theo hướng ổn định lâu dài, hợp tác nhiều hơn xung đột.
Tiếp theo, cho đến nay, các hình thức "Quan hệ bạn bè" mà Trung Quốc
xây dựng với các nước đều hướng tới thế kỷ XXI, hướng tới tương lai, Chủ
tịch Trung Quốc Giang Trạch Dân đã từng nhấn mạnh: "Đứng trước thời
điểm chuyển giao thế kỷ và chuyển giao thiên niên kỷ, các nhà chính trị có
tầm nhìn xa ở mỗi quốc gia đều phải suy nghĩ trên tầm cao của lịch sử: thế
giới tương lai phải là một thế giới như thế nào? Để xây dựng một thế giới
mới, phải quan hệ với nhau như thế nào? Chiến lược "Ngoại giao bạn bè"
được Trung Quốc coi là kết quả của sự tính toán thận trọng cho thế kỷ XXI cho tương lai. Nó không chỉ là chiến lược đem lại hiệu quả trước mắt mà quan
trọng hơn là hiệu quả lâu dài.
15
Cuối cùng, "Quan hệ bạn bè" được xây dựng với chủ trương thực thi
từng bước và không ngừng hoàn thiện. Tuy Trung Quốc xác định thời cơ xây
dựng quan hệ bạn bè với các nước đã chín muồi và cũng đã xây dựng được
"Quan hệ bạn bè" đa phương hoá, nhiều tầng nấc, đồng thời đã thu được kết
quả nhất định bước đầu; nhưng để hoàn thiện chiến lược này, theo quan điểm
của các học giả Trung Quốc, vẫn là một quá trình lâu dài, còn những biến số
khó lường hết được.
Một số đặc trưng của chiến lược "Ngoại giao bạn bè"
Theo các nhà nghiên cứu Trung Quốc thì so với các chiến lược ngoại
giao trước đây như "Nhất biên đảo", "Lưỡng biên phản", "Nhất điều tuyến",
"Độc lập cán" v..v.. chiến lược "ngoại giao bạn bè" mà Trung Quốc hoạch
định hiện nay có những đặc trưng khác biệt. Nhìn chung, có thể khái quát
trong 6 đặc trưng chủ yếu sau đây:
Một là, hình thức biểu hiện của "Quan hệ bạn bè" trên thực tế rất cụ thể,
song cũng rất đa dạng. Tuy nhiên, điểm chung là đều áp dụng một cơ chế hợp
lý, thực tế, có hiệu quả để thúc đẩy hợp tác thực sự cùng có lợi.
Hai là, quan hệ được xây dựng trên cơ sở hai bên tự nguyện. Bởi vì, nếu
không có sự đồng ý tham gia, đối thoại và hợp tác song phương hoặc là một
bên lưỡng lự, miễn cưỡng thì "Quan hệ bạn bè" cũng không thể thực sự phát
triển và củng cố.
Ba là, lấy thừa nhận công khai làm tiêu chuẩn. Khi xây dựng "Quan hệ
bạn bè" với các nước, Trung Quốc chủ trương không có hoạt động "Ngoại
giao bí mật", không nhằm chống nước thứ ba. Cho nên, thông thường khi
Trung Quốc với các nước chính thức đồng ý thiết lập "Quan hệ bạn bè" thì hai
bên đều công khai đưa ra "thông cáo chung" hay "Tuyên bố chung".
Bốn là, thiết lập bằng con đường ngoại giao cấp cao trong thời gian đi
thăm Nguyên thủ quốc gia hoặc Thủ tướng Chính phủ. Do đó, nó không chỉ
mang tính quyền uy mà còn bảo đảm cho những thành công của hoạt động đối
ngoại sau này.
16
Năm là, cơ chế vận hành là đối thoại nhiều tầng nấc. Điểm khác nhau lớn
nhất giữa "Quan hệ bạn bè" với quan hệ ngoại giao bình thường giữa các
nước là ở chỗ chú trọng tăng cường sự phối hợp nhịp nhàng trên các vấn đề
quốc tế quan trọng; xây dựng một mô hình đối thoại song phương, nhiều tầng
nấc, quan tâm đến tính hiệu quả. Nét đáng chú ý của mô hình này hợp tác mật
thiết cấp cao song phương. Hình thức chủ yếu là: tiến hành gặp gỡ cao cấp
thường kỳ giữa hai nước; có liên lạc đường dây nóng giữa lãnh đạo hai nước;
duy trì trao đổi thường xuyên và định kỳ cấp Bộ trưởng ngoại giao; hợp tác
song phương giữa các bộ, ngành chủ yếu, trao đổi rộng rãi các lĩnh vực giữa
hai nước v..v..
Sáu là, khung phát triển của "Quan hệ bạn bè" được xác định gồm 4 tầng
nấc. Phương hướng phát triển của mối quan hệ này đối với mỗi tầng nấc dựa
trên tiêu chí chủ yếu là mức độ phát triển khác nhau.
Tầng thứ nhất được gọi là quan hệ của "Mô hình ổn định", chỉ quan hệ
giữa hai nước đã đạt đến trình độ mật thiết và ổn định như quan hệ giữa
Trung Quốc và Liên bang Nga.
Tầng thứ hai là "Mô hình thông thường" chỉ mối quan hệ mới bắt đầu
khởi sắc, nhưng chưa có biểu hiện gì đặc sắc như quan hệ Trung Quốc Canada.
"Mô hình có triển vọng" là tầng thứ ba, đó là mối quan hệ đã được xác
lập, nhưng chưa phát triển toàn diện, còn nhiều vấn đề cọ xát gay cấn. Quan
hệ Trung - Mỹ thuộc tầng này.
Tầng thứ tư là quan hệ ở "Dạng tiềm năng", tức là trong tương lai có thể
xây dựng và phát triển quan hệ tốt trên nhiều lĩnh vực.
Cách phân chia "Quan hệ bạn bè" 4 tầng như trên là dựa vào trình độ
phát triển nông, sâu của mối quan hệ cụ thể. Và đây cũng phản ánh một cách
nhìn nhận khá tỉnh táo và đặc sắc của Trung Quốc trong chính sách đối ngoại
hiện nay. Trong những năm đầu thế kỷ XXI, Trung Quốc chủ trương: tiếp tục
17
củng cố tầng thứ nhất; ra sức phát triển tầng thứ hai; cố gắng thúc đẩy tầng
thứ ba; tích cực làm thay đổi thực trạng của tầng thứ tư.
Cơ cấu chủ thể của chiến lược "Ngoại giao bạn bè"
Với tính cách là một chiến lược ngoại giao hoàn chỉnh, chiến lược "ngoại
giao bạn bè" của Trung Quốc có một cơ cấu chủ thể chặt chẽ. Nghiên cứu cơ
cấu chủ thể này sẽ giúp có cách nhìn và đánh giá một cách toàn diện, khách
quan hơn về hình thái chiến lược đối ngoại mới hiện nay của Trung Quốc.
Nhìn tổng thể, cơ cấu chủ thể của chiến lược đó bao gồm 3 bộ phận chủ yếu
là "điểm", "tuyến", "diện".
- "Điểm" là nói đến qua hệ của Trung Quốc với các nước lớn trên thế
giới, chủ yếu bao gồm các nước uỷ viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên
hợp quốc: Mỹ, Nga, Pháp, Anh đây là những nước có ảnh hưởng lớn đến các
công việc quốc tế.
Tuyên bố phản đối chủ nghĩa nước lớn và hành động lũng đoạn các công
việc quốc tế, nhưng Trung Quốc cũng thừa nhận các nước lớn phải gánh vác
trách nhiệm nặng nề hơn trong việc bảo vệ hoà bình và ổn định, giải trừ quân
bị, bảo vệ môi trường sinh thái v..v.. Cho nên, coi trọng và phát triển "Quan
hệ bạn bè" toàn diện với các nước lớn là có lợi cho Trung Quốc nâng cao vai
trò trong một thế giới đa cực hoá, trong đó Trung Quốc phải là một cực.
PHÁT triển quan hệ toàn diện với các nước lớn rõ ràng trở thành "điểm" cực
kỳ quan trọng trong chiến lược "ngoại giao bạn bè" của Trung Quốc.
- "Tuyến" thực chất là chỉ "cương tuyến" - đường biên giới quốc gia.
Trung Quốc chú trọng quan hệ với các quốc gia láng giềng, coi đây là "tuyến"
sống còn của sự an nguy quốc gia. Từ giữa thập niên 80, Trung Quốc đã chú ý
đến mối quan hệ với các nước láng giềng. Đối với Trung Quốc hiện nay, xây
dựng "Quan hệ bạn bè" hoà bình hữu nghị với các nước láng giềng là bảo
đảm cho sự ổn định trong nước và khu vực. Về lâu dài, điều này còn có ý
nghĩa nâng cao vai trò của Trung Quốc trên trường quốc tế.
18
- "Diện" có ý nghĩa là mặt cơ bản chỉ "Quan hệ bạn bè" mà Trung Quốc
xây dựng với tất cả các quốc gia trên tinh thần hữu nghị, hợp tác cùng có lợi.
về nguyên tắc, Trung Quốc xác định cần phải xây dựng "Quan hệ bạn bè" tốt
đẹp cả về chất và lượng.
Song song với xây dựng "Quan hệ bạn bè" các nước lớn, các nước láng
giềng, Trung Quốc cũng tích cực thúc đẩy quan hệ này với tất cả các nước
trên thế giới. Cần nói rõ thêm, "Quan hệ bạn bè" mà Trung Quốc xây dựng
với các nước có khác nhau về hình thức; về thời gian, có trước có sau; về mặt
vận hành, có nước đã thực thi, có nước chưa; nhưng qua cách ứng xử thực
tiễn cho thấy không có ý nghĩa phân chia rạch ròi theo kiểu quan hệ chính phụ, thực - hư như trước đây. Có thể thấy, Trung Quốc bày tỏ nguyện vọng
xây dựng "Quan hệ bạn bè" với tất cả các nước trên thế giới. Ba bộ phận
"Điểm", "Tuyến", "Diện" trong chiến lược "ngoại giao bạn bè" có vai trò tác
động khác nhau, trong đó "Điểm" là chỗ dựa, "Tuyến" là bảo đảm và "Diện"
là cơ sở; phối hợp một cách hợp lý cả 3 bộ phận đó thì chiến lược "ngoại giao
bạn bè: mới có thể trở thành hiện thực.
Bản chất của chiến lược "ngoại giao bạn bè"
Về bản chất, chiến lược "ngoại giao bạn bè" của Trung Quốc nhằm duy
trì và củng cố lợi ích quốc gia thích hợp với tình hình quốc tế mới, với một
đối sách lực lượng thế giới hoàn toàn mới theo chiều hướng đa cực; đồng thời
phù hợp với yêu cầu đặt ra trong quan hệ hợp tác hiệp thương giữa Trung
Quốc và các nước sau chiến tranh lạnh.
Còn nhớ, khi chính thức tuyên bố xây dựng "Quan hệ bạn bè hợp tác
chiến lược" thì hai bên Trung - Nga đã nhấn mạnh phương châm cơ bản của
nó là "Ba tốt" và "Ba không". "Ba tốt" có nghĩa từ nay hai nước này sẽ là
:láng giềng tốt, khu vực tốt, bạn bè tốt. "Ba không" là không liên minh, không
đối kháng, không nhằm vào nước thứ ba. Cách nêu như trên là sự mô tả vừa
hình tượng, vừa cụ thể về chiến lược "Ngoại giao bạn bè" của Trung Quốc.
19
Theo cách giải thích của "từ điển Hán ngữ hiện đại" (bằng tiếng Trung
Quốc) thì "bạn bè" có nghĩa là những người cùng tham gia vào một tổ chức
hoặc một hoạt động nào đó. "Quan hệ bạn bè" giữa các quốc gia chỉ là quan
hệ hợp tác song phương. Vì vậy, bản chất của chiến lược "ngoại giao bạn bè"
là thúc đẩy hiệp thương, hiệp tác giữa hai nước và nó được thể hiện ở 3 nội
dung cơ bản sau đây:
Thứ nhất, Trung Quốc chủ trương kiên trì đối thoại bình đẳng giữa các
nước. Trong thế giới ngày nay, phát triển quan hệ hữu nghị trước hết cần phải
bảo đảm tiếp xúc và tôn trọng lẫn nhau. Mà đối thoại bình đẳng chính là thể
hiện quan trọng của sự tôn trọng lẫn nhau, đồng thời là tiền đề cơ bản của
"Quan hệ bạn bè" giữa hai nước, chỉ có đối xử bình đẳng với nhau mới đối
thoại được
Thứ hai, chiến lược này thể hiện chủ trương phát triển quan hệ hữu nghị
hợp tá giữa các quốc gia, lấy hợp tác làm tôn chỉ, Trung Quốc cho rằng, chỉ
có hợp tác hữu nghị mật thiết thì mới có hỗ trợ nhau và phát triển được quan
hệ trên nhiều lĩnh vực cụ thể.
Thứ ba, chiến lược "ngoại giao bạn bè" đề cao đối thoại hoà bình giữa
các nước tác là áp dụng hình thức phi bạo lực để đối thoại, hiệp thương, xử lý
những vấn đề còn tồn tại, còn tranh chấp song phương. Đây được coi là một
trong những phương thức chủ yếu để tiến hành hợp tác, xây dựng "Quan hệ
bạn bè" lâu dài ổn định, không đối kháng, không can thiệp, không liên minh,
không chống lại nước thứ ba.
Trung Quốc nhấn mạnh, chiến lược "Ngoại giao bạn bè" chính là sự
quán triệt cụ thể 5 nguyên tắc chung sống hoà bình, đồng thời nó còn phục vụ
cho việc xây dựng một trật tự quốc tế mới. Chiến lược này cũng thể hiện nổi
bật phương châm cơ bản trong chính sách đối ngoại độc lập tự chủ được áp
dụng trong tình hình mới.
Mục tiêu của chiến lược "Ngoại giao bạn bè"
20
Chiến lược "ngoại giao bạn bè" hướng tới việc bảo vệ và tăng cường lợi
ích quốc gia - dân tộc của Trung Quốc trên trường quốc tế. Nhà lãnh đạo
Đặng Tiểu Bình từng nhấn mạnh: "Suy nghĩ đến mối quan hệ Nhà nước với
Nhà nước, chủ yếu là phải xuất phát từ lợi ích chiến lược lâu dài, đồng thời
cũng phải tính đến lợi ích của đối phương. Có thể coi đây là lời giải thích tốt
nhất về mục tiêu chiến lược "ngoại giao bạn bè" của Trung Quốc.
Trong tình hình hiện nay, thực thi chiến lược "ngoại giao bạn bè", trước
hết là có lợi cho việc đảm bảo an ninh quốc gia của Trung Quốc. Có nhà
nghiên cứu cho rằng, xét dưới góc độ an ninh lâu dài, hệ số bảo đảm an ninh
của Trung Quốc là không cao. Trung Quốc giả định nếu hiện nay lấy đối
kháng thay cho đối thoại, xung đột thay cho hợp tác, có nghĩa là tự mình cô
lập với thế giới sẽ làm hại cho an ninh quốc gia. Ngược lại, nếu thực thi chiến
lược "ngoại giao bạn bè" , hiệp thương và hợp tác thì Trung Quốc sẽ giành
được thế chủ động về ngoại giao, tạo điều kiện bảo đảm an ninh quốc gia. Do
đó, họ củng cố được môi trường quốc tế giúp cho cải cách, mở cửa tiến hành
thuận lợi. Theo quan điểm Trung Quốc, bất cứ lúc nào, chính sách đối ngoại
của một nước cũng phải phục vụ cho chính sách đối nội của nước đó. Chủ
tịch Trung Quốc Giang Trạch Dân đã khẳng định: "Thúc đẩy cải cách, mở
cửa, hiện đại hoá, Trung Quốc cần phải hiểu rõ hơn thế giới và cũng phải để
thế giới hiểu rõ hơn về Trung Quốc".
Cuối cùng, Trung Quốc luôn khẳng định, chiến lược "ngoại giao bạn bè"
còn có lợi cho duy trì hoà bình thế giới. Trong tư duy của các nhà lãnh đạo
Trung Quốc, chống chính sách chiến tranh xâm lược của chủ nghĩa đế quốc
và bá quyền, bảo vệ an ninh quốc gia, duy trì hoà bình thế giới là mục tiêu cơ
bản của nền ngoại giao Trung Quốc mới. Đó cũng là lợi ích quốc gia của
Trung Quốc. Bằng việc thực thi chiến lược "ngoại giao bạn bè:" , Trung Quốc
chủ trương tăng thêm nhiều bạn bè trên thế giới, củng cố biên giới hoà bình,
cầu đồng tồn dị, có thể "biến gươm đao thành ngọc ngà châu báu". Nhờ vậy
Trung Quốc có khả năng tham gia rộng rãi vào các công việc quốc tế, phát
21
huy ảnh hưởng trên thế giới. Đương nhiên, trong khi xây dựng "Quan hệ bạn
bè" với các nước Trung Quốc cũng cho rằng hiện tại và tương lai khó tránh
khỏi vẫn còn mâu thuẫn và những vấn đề còn cọ xát; nhưng bản thân cơ chế
"Quan hệ bạn bè" luôn có lợi cho hai bên nên có thể chuyển hoá, biến việc lớn
thành việc nhỏ, việc nhỏ sẽ không còn nữa; tránh phát sinh phức tạp.
Năm vấn đề đặt ra của chiến lược "ngoại giao bạn bè"
Quá trình vận hành thực tế của chiến lược "ngoại giao bạn bè" những
năm qua cho thấy vẫn còn một số vấn đề nổi lên mà theo các nghiên cứu
Trung Quốc cần thiết có chính sách thích hợp và những điều chỉnh cục bộ.
Thứ nhất, những vấn đề này có tính thay đổi. Trong quá trình thực hiện
cụ thể chiến lược "ngoại giao bạn bè" tất yếu sẽ đối mặt với những thay đổi có
thể có của cả hai bên quan hệ. Đó là những vấn đề có tính "đa biến" bắt nguồn
tự sự thay đổi nhanh chóng của cục diện quốc tế do xu thế đa cực hoá đưa lại
hoặc cũng có thể do các thế lực thù địch bên ngoài đe doạ đến an ninh của
Trung Quốc. Mặt khác, cũng có thể là một hình thức biểu hiện cụ thể nào đó
của chiến lược "ngoại giao bạn bè" mà hai bên chưa nắm được thời cơ tốt
nhất hoặc chưa lường hết được tác động để điều chỉnh kịp thời.
Thứ hai, vấn đề có tính chất song phương, "Quan hệ bạn bè" không chỉ
cần đến trách nhiệm xây dựng của mỗi bên mà còn đòi hỏi có sự ủng hộ bảo
vệ song phương. Trong quan hệ này, ngoài sự cố gắng của Trung Quốc, tất
nhiên không thể thiếu sự cố gắng của các nước khác. Cho nên, trên thực tế
còn cần sự phối hợp hiệu quả của các nước khác có liên quan. Đó chính là vấn
đề có tính song phương. Một khi, Chính phủ các nước xác lập "Quan hệ bạn
bè" với Trung Quốc có xảy ra sự biến gì nhằm thay đổi hoặc điều chỉnh chính
sách đối ngoại, hoặc có thái độ không hợp tác thì "Quan hệ bạn bè" có thể sẽ
bị rạn nứt và một phần quan hệ sẽ sứt mẻ.
Thứ ba, những vấn đề cần có sự phối hợp nhịp nhàng hai bên. Xét một
cách toàn diện, "Quan hệ bạn bè" giữa Trung Quốc và các nước còn là một
quá trình tiếp tục phát triển, hoàn thiện. Trước mắt, độ sâu và bề rộng của
22
"Quan hệ bạn bè" còn đòi hỏi ở mức độ tiếp xúc, phương thức đối thoại, trình
tự hợp tác cũng như việc điều chỉnh để đảm bảo lợi ích của cả hai bên.
NHỮNG vấn đề quan trọng đó, nếu không kịp thời hoặc giải quyết không tốt
thì chiến lược "ngoại giao bạn bè" sẽ khó có thể thực hiện được.
Thứ tư, những vấn đề có tính ổn định. Chiến lược đối ngoại của một nước
tuy không phải "nhất thành bất bến", nhưng tuyệt đối không thể thay đổi liên
tục trong một thời gian ngắn. Chiến lược "ngoại giao bạn bè" của Trung Quốc
chủ trương trong điều kiện tình hình trong nước và quốc tế không có những
thay đổi về chất thì cho phép có những điều chỉnh cục bộ để đảm bảo sự ổn
định. Chính yêu cầu ổn định này đang bị thách thức bởi những chuyển động
nhanh chóng khó lường của thời đại toàn cầu hoá kinh tế hiện nay.
Tóm lại, quá trình thực thi chiến lược "ngoại giao bạn bè" những năm qua
tuy vẫn thường xuyên phải đối mặt với những vấn đề phức tạp, nhưng Trung
Quốc đã đạt nhiều thành tựu rõ nét trên lĩnh vực đối ngoại. Trung Quốc tham
gia ngày càng nhiều hơn vào công việc quốc tế, xác lập nên một mạng lưới
quan hệ quốc tế có lợi cho an ninh và phát triển, góp phần củng cố và nâng cao
vị thế của Trung Quốc trên trường quốc tế. Đánh giá bước đầu về chiến lược
"ngoại giao bạn bè", có thể khẳng định, đây là cách lựa chọn -điều chỉnh phù
hợp đối với Trung Quốc trong bối cảnh cục diện quốc tế đã có những thay đổi
căn bản sau chiến tranh lạnh; đặc biệt khi thế giới đang đối mặt trước xu thế
toàn cầu hoá đa bình diện, đầy nghịch lý và rất sôi động hiện nay.
1.3.
Chính sách đối ngoại của hai nước với nhau
Những thăng trầm trong quan hệ giữa các nước lớn do nhiều nguyên
nhân chi phối nhưng nổi bật nhất là do tương quan lực lượng đang thay đổi.
Mỹ tuy ở thế mạnh nhưng cũng có nhiều mặt hạn chế, khó có thể áp đặt ý
muốn của mình cho các đối tác. Tuy nhiên, Mỹ chưa từ bỏ mưu đồ xác lập “
bá quyền lãnh đạo thế giới” và luôn thay đổi chiến lược cũng như sách lược
để thực hiện ý đồ này. Thực tế cho thấy, nhiều vụ xung đột, điểm nóng trên
thế giới đều có bàn tay can thiệp hoặc dính líu của Mỹ đã gây lo ngại và phản
23
ứng cho Nga và Trung Quốc khiến hai nước này nhích lại gần nhau để bàn
cách đối phó. Và trong hoàn cảnh mở cửa thế giới trong những năm gần đây
cả Trung quốc và Nga đều có những điều chỉnh trong chính sách đối ngoại
của mình.
1.3.1. Trung Quốc
Trong thời kỳ chiến tranh lạnh, Trung Quốc đã bốn lần điều chỉnh
chiến lược ngoại giao. Lần điều chỉnh thứ tư bắt đầu từ những năm 90 của
thế kỷ XX với chính sách ngoại giao “ lấy độc lập tự chủ, không liên minh
làm hạt nhân”.
Sang thế kỷ XXI, xu thế toàn cầu hóa và tri thức hóa nền kinh tế diễn ra
với nhịp độ cao, tác động trực tiếp tới mọi quốc gia, dân tộc. Mức độ phụ
thuộc lẫn nhau cùng tồn tại ngày càng sâu sắc. Chiến lược ngoại giao độc lập,
tự chủ có những cọ xát và xung đột với xu thế đó. Cộng với những diễn biến
bất lợi cho Trung Quốc như: Phương Tây thi hành chiến lược “ngăn chặn
mang tính phòng ngừa” đối với Trung Quốc, vấn đề Đài Loan đòi độc lập…
đã buộc nước này phải tiến hành điều chỉnh chiến lược ngoai giao cũ và thực
hiện một chính sách ngoại giao mới: “Ngoại giao nước lớn”. Ngay từ giữa
những năm 90, Trung Quốc đã bắt đầu thực hiện chiến lược ngoại giao này.
Cùng với thực lực trỗi dậy, chính sách ngoại giao của Trung Quốc ngày càng
linh hoạt và thực tế hơn tạo thế cân bằng giữa thế và lực đem lại vị thế nước
lơn cho mình trên trường quốc tế.
Trong nửa cuối thập niên 90, chính sách đối ngoại của Trung Quốc là đa
phương hóa, đa dạng hóa, chú trọng quan hệ với các nước lớn nhưng tập trung
hơn cả là thiết lập quan hệ đối tác với các nước láng giềng. Bước sang thế kỷ
XXI, trước những biến động của thế giới, Đảng cộng sản Trung Quốc xác
định rõ: “ chủ nghĩa bá quyền và cường quyền có những biểu hiện mới” nên
Trung Quốc “tiếp tục cải thiện và phát triển quan hệ với các nước phát triển,
mở rộng những điểm gặp nhau về lợi ích chung…tiếp tục tăng cường đoàn
kết và hợp tác với các nước thế giới thứ ba…tiếp tục tham gia các hoạt động
24
ngoại giao đa phương, phát huy vai trò tại Liên Hợp Quốc và trong các tổ
chức quốc tế và các tổ chức khu vực, ủng hộ các nước đang phát triển bảo vệ
quyền lợi chính đáng của mình…tiếp tục tăng cường hợp tác khu vực”.
Kỳ họp thứ tư quốc hội khóa X Trung Quốc, ngày 5/ 3/ 2006 trong báo
cáo công tác của chính phủ do thủ tướng Ôn Gia Bảo trình bày, tiếp tục xác
định chính sách đối ngoại như sau: Chúng ta phải tăng cường nền ngoại giao
toàn phương vị trên cơ sở 5 nguyên tắc chung sống hòa bình. Củng cố và tăng
cường hợp tác hữu nghị với các nước đang phát triển. Kiên trì phương châm
ngoại giao: lấy láng giềng làm đối tác, thúc đẩy việc xây dựng cơ chế hợp tác
khu vực…thúc đẩy giao lưu và hợp tác”.
Mục tiêu hàng đầu của Trung Quốc trong thế kỷ XXI là tập trung vào
việc phát triển đất nước, phấn đấu đến khoảng giữa thế kỷ, Trung Quốc sẽ trở
thành một quốc gia khá giả và vào cuối thế kỷ sẽ vươn lên là một cường quốc
trên thế giới. Để thực hiện mục tiêu trên, một yêu cầu quan trọng là phải ổn
định tình hình ở cả trong nước và trên thế giới để tập trung phát triển kinh tế.
Nhưng Trung Quốc lại đang đối mặt với những thách thức gay gắt trước
những thay đổi của tình hình thế giới. “ Việc Nga có chiều hướng ngả theo
Mỹ và phương tây đã làm giảm sự phối hợp mang tính chiến lược giữa Trung
Quốc và Nga. Việc Mỹ có ý đồ duy trì sự hiện diện lâu dài ở Trung Á giáp
với Trung Quốc và tăng cường liên minh quân sự với đồng minh ở khu vực
Đông Bắc Á và Đông Nam Á làm cho an ninh của Trung Quốc có sự đe dọa
nghiêm trọng. Tuy nhiên chiến lược của Trung Quốc vấn không thay đổi, vấn
vươn lên cường quyền trên thế giới.
Trung Quốc cố gắng phối hợp với Nga để tìm kiếm những lợi ích chung
trước hết là phối hợp hành động nhằm nhanh chóng ổn định tình hình khu
vực Trung Á trước việc Mỹ tăng cường ảnh hưởng về chính trị, quân sự ở khu
vực này. Về lâu dài, Trung quốc tăng cường quan hệ với Nga trong quan hệ
song phương nhằm đẩy mạnh hợp tác về an ninh, chống khủng bố, phối hợp
lập trường về các vấn đề mang tính toàn cầu. Hợp tác trên tinh thần “ quan hệ
25