Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

tiểu luận cao học Thực trạng năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của đảng bộ huyện vĩnh tường, tỉnh vĩnh phúc hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (146.16 KB, 18 trang )

MỞ ĐẦU
Nâng cao năng lực và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở Đảng trong
điều kiện hiện nay có một vị trí vai trò, hết sức to lớn và quan trọng, đặc
biệt trong công cuộc đổi mới, công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước.
Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của đảng không chỉ là sự
khẳng định về vị trí vai trò của đảng mà còn cho thấy rõ được vai trò
trách nhiệm của mỗi cán bộ đảng viên, đặc biệt là ở cơ sở trong việc phát
huy tính tiên phong gương mẫu trong việc thực hiện nhiệm vụ chính trị
cũng như các hoạt động xây dựng đảng ở địa phương đơn vị mình, để
không ngừng tăng cường vai trò lãnh đạo của đảng trong điều kiện mới.
Chính vì vậy, em đã chọn đề tài: “Thực trạng năng lực lãnh đạo và
sức chiến đấu của đảng bộ huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc hiện
nay” để làm tiểu luận kết thúc môn học của mình.


Chương 1
THỰC TRẠNG NĂNG LỰC LÃNH ĐẠO VÀ SỨC CHIẾN ĐẤU CỦA
ĐẢNG BỘ HUYỆN VĨNH TƯỜNG
1.1. Khái quát về đảng bộ huyện Vĩnh Tường
Vĩnh Tường có địa hình tương đối bằng phẳng và hướng dốc dần từ
đông bắc xuống Tây Nam. Phía Bắc và Tây Bắc có đồi thấp thuộc các xã:
Lũng Hòa, Bồ Sao, Yên Lập, Việt Xuân và Kim Xá; phía Tây và Tây Nam
có nhiều ao, hồ, đầm. Nhìn chung địa hình của huyện khá thuận lợi cho phát
triển thâm canh cây trồng và chăn nuôi đa dạng với việc tạo ra các mô hình
trang trại khác nhau.Với điều kiện tự nhiên đó tạo nhiều thuận lợi cho phát
triển sản xuất nông nghiệp.
Đảng bộ huyện Vĩnh Tường hiện có 69 chi, đảng bộ cơ sở (29 đảng
bộ xã, thị trấn, 2 đảng bộ cơ quan, 38 chi bộ cơ quan), 379 chi bộ trực thuộc
đảng bộ cơ sở, với 7310 đảng viên. Trong những năm qua, xác định xây
dựng chi, đảng bộ TSVM là khâu then chốt trong công tác lãnh đạo của các
cấp ủy Đảng, Đảng bộ huyện Vĩnh Tường đã tổ chức tốt công tác xây dựng


Đảng trên cả 3 mặt: chính trị, tư tưởng và tổ chức.
1.2. Thực trạng năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của của tổ
chức
1.2.1. Năng lực hoạch định đường lối, chính sách
Các Nghị Nghị quyết của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước
như: Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X; Nghị quyết số 22NQ/TW ngày 2/2/2008 của Ban chấp hành Trung ương (khóa X) về nâng
cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở Đảng và chất lượng
đội ngũ cán bộ, đảng viên; Chỉ thị số 10- CT/TW của Ban Bí thư (khóa X)


về nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ; các Nghị quyết hội nghị Trung
ương, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc lần thứ XIII; Nghị quyết
03-NQ/TU của Tỉnh ủy Vĩnh Phúc về nông nghiệp, nông thôn và nâng cao
đời sống nông dân…đã được cụ thể hóa thành các chương trình hành động,
kế hoạch, đề án và triển khai đến từng cán bộ, đảng viên và nhân dân theo
quy định. Từ đầu nhiệm kì (2010 – 2015) đến nay đảng bộ huyện Vĩnh
Tường đã đề ra 42 chương trình hành động, kế hoạch, đề án. Vì vậy, đã giúp
cho kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện những năm qua có nhiều bước phát
triển mới.
1.2.2. Năng lực tổ chức và chỉ đạo thực hiện đường lối chính sách
Đảng bộ huyện Vĩnh Tường đã tổ chức quán triệt và tổ chức thực
hiện có hiệu quả Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc, Nghị quyết của Bộ
Chính trị, Nghị quyết Ban Chấp hành Trung ương, Nghị quyết Đại hội
XIII của Đảng bộ tỉnh và các Nghị quyết của Đảng bộ huyện Vĩnh
Tường.
Nhìn chung dưới sự lãnh đạo chỉ đạo trực tiếp của Ban thường vụ
Tỉnh uỷ tỉnh Vĩnh Phúc, Đảng bộ huyện Vĩnh Tường đã có nhiều cố gắng
góp phần đưa chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước và
thực tiễn cuộc sống tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức chính trị xã
hội định hướng tư tưởng, thống nhất hành động góp phần thực hiện nhiệm

vụ phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Nguyên nhân đạt được những
thành tựu trên là do có sự quan tâm và ý kiến chỉ đạo kịp thời của thường
trực huyện uỷ đề ra những chủ trương chính sách phù hợp và đúng hướng,
đã khắc phục được những khó khăn và phát huy tốt những thuận lợi .
1.2.3. Năng lực kiểm tra, giám sát công việc trong tổ chức Đảng


Công tác kiểm tra giám sát được các cấp ủy Đảng và Ủy ban kiểm tra
các cấp của Đảng bộ huyện Vĩnh Tường thực hiện theo Điều lệ Đảng và Ủy
ban kiểm tra Trung ương quy định. Trong 5 năm qua, các cấp ủy trong
huyện đã tiến hành kiểm tra 89 tổ chức đảng trực thuộc và 50 đảng viên;
giám sát đối với 23 tổ chức đảng cấp dưới và 16 đảng viên. Ủy ban Kiểm tra
các cấp trong huyện đã tiến hành kiểm tra 130 đảng viên và 30 tổ chức đảng
có dấu hiệu vi phạm; kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ kiểm tra của 301 tổ
chức đảng trực thuộc, giúp cấp ủy xem xét giải quyết đối với 12 đảng viên bị
tố cáo, giải quyết khiếu nại kỷ luật đảng của 6 đảng viên, giám sát chuyên đề
đối với 51 tổ chức đảng. Qua kiểm tra, giám sát, phát hiện và thi hành kỷ
luật 102 đảng viên, 3 tổ chức đảng. Công tác kiểm tra, giám sát đi vào chiều
sâu, góp phần tích cực vào việc nâng cao năng lực, sức chiến đấu của tổ
chức cơ sở đảng, giáo dục đảng
1.2.4. Năng lực lãnh đạo chính quyền và các đoàn thể nhân dân
Đảng bộ huyện Vĩnh Tường rất coi trọng công tác lãnh đạo các đoàn
thể quần chúng hoạt động đúng định hướng và có hiệu quả. Đảng bộ huyện
Vĩnh Tường đã chỉ đạo các đoàn thể tổ chức nhiều hoạt động kỷ niệm các
ngày lễ lớn của Dân tộc, của Đất nước: Ngày thành lập Đảng 3/2, Ngày
Quốc tế phụ nữ và Khởi nghĩa Hai Bà Trưng (8/3); Ngày giải phóng hoàn
toàn Miền Nam; Ngày Quốc tế lao động 1/5..; Chỉ đạo Đoàn Thanh niên Sở
tham gia và đạt giải nhì liên hoan văn nghệ “tiếng hát dâng người” năm
2013 do các đoàn thể trực thuộc Đảng ủy Khối các cơ quan phối hợp tổ chức
chào mừng kỷ niệm 113 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, 59 năm ngày

thành lập Đảng bộ khối các cơ quan tỉnh.. Chỉ đạo và đã kiện toàn tổ chức
Đoàn thanh niên Sở Y tế gồm 15 chi đoàn trực thuộc, với 295 đoàn viên
Thanh niên. Đã chỉ đạo rà soát, thống kê đối tượng cán bộ, công chức, viên


chức, người lao động là Quân nhân trong toàn Đảng bộ để chuẩn bị thành
lập Hội Cựu chiến binh cơ sở. Chỉ đạo các tổ chức: Công đoàn, Đoàn thanh
niên cơ sở tiếp tục phát hiện quần chúng ưu tú, giới thiệu cho Đảng.
1.2.5. Năng lực lãnh đạo phát triển kinh tế - xã hội, địa phương
Được xác định là vùng trọng điểm sản xuất nông nghiệp trong tỉnh,
những năm qua, Vĩnh Tường tập trung thực hiện đề án chuyển dịch cơ cấu
kinh tế, góp phần đưa giá trị sản xuất/ha canh tác năm 2010 ước đạt 88 triệu
đồng tăng 42 triệu đồng so với năm 2005; tổng sản lượng lượng thực có hạt
toàn huyện ước đạt 88.000 tấn, tăng 9.497 tấn so với năm 2001. Đặc biệt
nhờ việc quy hoạch lại đồng ruộng gắn với chuyển đổi dồn ghép mà Vĩnh
Tường đã xây dựng được các vùng trồng trọt sản xuất hàng hóa cho giá trị
sản xuất hàng trăm triệu đồng/ha/năm. Chăn nuôi cũng phát triển mạnh theo
phương thức công nghiệp, bán công nghiệp; việc cải tạo vùng trũng, hình
thành các trang trại được triển khai có hiệu quả.
Lĩnh vực công nghiệp – xây dựng có bước phát triển mới, bình quân
giai đoạn 2001 – 2010 đạt mức tăng trưởng31%/năm, đặc biệt từ 2006 –
2010, tốc độ tăng trưởng của ngành này đạt 43,4%/năm. Giá trị sản xuấttừ
77,5 tỷ đồng năm 2000 tăng lên 1.639 tỷ đồng năm 2010, là ngành có tốc độ
tăng trưởng cao nhất của nền kinh tế huyện. Điểm nổi bật là huyện đã quy
hoạch được 521 ha đất dành cho phát triển các khu, cụm công nghiệp, cụm
kinh tế - xã hội. Đến nay Vĩnh Tường đã thu hút được 52 dự án đầu tư, trong
đó có 2 dự án FDI với tổng số vốn đăng ký 10 triệu USD và 50 dự án DDI
có tổng số vốn 2.576 tỷ đồng; nhiều doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả,
giải quyết việc làm cho hàng nghìn lao động địa phương. Các làng nghề
truyền thống được quy hoạch, khôi phục và phát triển, từng bước nâng cao

năng lực sản xuất và chất lượng sản phẩm.


Nhờ đẩy nhanh tiến độ quy hoạch các chợ, tập trung vào lĩnh vực lưu
thông, buôn bán, trong 5 năm trở lại đây, tốc độ tăng trưởng của ngành
thương mại – dịch vụ đạt 32,7%/năm, vươn lên đứng thứ hai về tốc độ tăng
trưởng sau công nghiệp – xây dựng; làm thay đổi đáng kể cơ cấu tỷ trọng
các ngành kinh tế. Điểm nhấn quan trọng nhất trong hoạt động thương mại dịch vụ ở Vĩnh Tường là Thị trấn Thổ Tang. Nơi đây được coi là “điếm
sáng” của cả nước về hoạt động buôn bán, giao lưu trao đổi hàng hóa, nhất
là về nông sản. Đến nay, Vĩnh Tường đã quy hoạch xây dựng chợ đầu mối
trung chuyển ở Thổ Tang. Trong tương lai, đây còn được coi là trung tâm
thương mại lớn của tỉnh Vĩnh Phúc và khu vực.
Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Vĩnh Tường đến
năm 2020, tầm nhìn 2030 định hướng: Cần không ngừng phát huy tiềm
ngừng và lợi thế so sánh của huyện. Phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế
3 giai đoạn (2011 – 2015), (2016 – 2020) và (2020 – 2030) là 16,8% 18,7% và 11%. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch vững chắc theo hướng Công
nghiệp – Xây dựng; Thương mại - Dịch vụ - Du lịch và Nông nghiệp - Thủy
sản. Tổng GDP đạt 6.249 tỷ đồng năm 2015; 14.681.6 tỷ đồng năm 2020 và
45.545.9 tỷ đồng năm 2030. Thu nhập bình quân đầu người tương ứng là 31
triệu đồng; 69 triệu đồng và 191,5 triệu đồng/người/năm.
Để phát huy được tiềm năng của huyện, đáp ứng được các mục tiêu chiến
lược thì nhu cầu về vốn là rất lớn. Dự kiến, thời kỳ 2011 – 2015 nhu cầu về vốn
khoảng 10.529 tỷ đồng; thời kỳ 2016 – 2020 là 28.686 tỷ đồng và thời kỳ 2021 –
2030 là 105.437 tỷ đồng.Do đó, phải huy động từ nhiều nguồn như vốn nhà
nước, vốn vay ODA, vốn của các nhà đầu tư trong và ngoài nước.
Điều kiện tự nhiên và thị trường cho phép phát triển nền nông nghiệp
hàng hóa chất lượng cao; tài nguyên thiên nhiên là lợi thế về phát triển mạnh
công nghiệp khai khoáng, vạt liệu xây dựng, chế biến nông sản và các loại



hình du lịch, văn hóa. Những lợi thế ấy cộng với tiềm năng về nguồn nhân
lực, Vĩnh Tường đang tạo ra nhiều cơ hội thu hút đầu tư trong những năm
tới.
1.2.6. Công tác vận động quần chúng, có quan hệ mật thiết với quần
chúng nhân dân
Công tác vận động quần chúng của Đảng bộ huyện Vĩnh Tường
những năm qua tập trung chủ yếu vào việc chủ động dự báo, nắm diễn biến
tình hình tư tưởng, dư luận xã hội, phản ảnh thông tin 2 chiều. Tập trung
nghiên cứu, tìm hiểu, lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của nhân dân; từ đó đã
nâng cao chất lượng công tác tiếp dân, tổ chức đối thoại trực tiếp, tạo không
khí dân chủ trong xã hội. Các cấp ủy Đảng huyện Vĩnh Tường rất coi trọng
việc tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức cảnh giác cách mạng, chủ động
và kiên quyết đấu tranh chống lại các luận điệu sai trái, vạch trần các thủ
đoạn phá hoại về tư tưởng, góp phần làm thất bại âm mưu “diễn biến hòa
bình” của các thế lực thù địch.
Có thể khẳng định 5 năm qua công tác vận động quần chúng luôn
được các cấp ủy Đảng quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo; đã bám sát mục tiêu,
nhiệm vụ đề ra, góp phần quan trọng trong việc định hướng dư luận xã hội,
củng cố niềm tin trong cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân trong
tỉnh; tin tưởng vào sự nghiệp đổi mới, vào sự lãnh đạo của Đảng, quản lý,
điều hành của chính quyền và bước đi lên của địa phương; tự hào về quê
hương, đất nước khơi dậy tinh thần yêu nước, lao động sáng tạo, góp phần
quan trọng trong việc hoàn thành các mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội,
nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân.
1.2.7. Phẩm chất chính trị của đội ngũ đảng viên


Đảng viên của Đảng bộ huyện Vĩnh Tường là những người trung
thành với chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối đổi mới
của Đảng; kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, thể hiện

qua lời nói và việc làm; luôn luôn chấp hành và bảo vệ đường lối, quan
điểm, chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước;
kiên quyết đấu tranh chống suy thoái về tư tưởng chính trị, phai nhạt lý
tưởng; bảo vệ lẽ phải, bảo vệ người tốt; Tích cực tham gia tuyên truyền, vận
động gia đình và nhân dân thực hiện chủ trương, đường lối, nghị quyết của
Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; Có tinh thần học tập để nâng cao
trình độ lý luận chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ và năng lực công tác.
1.2.8. Phẩm chất đạo đức, tác phong của đảng viên
Đảng viên của Đảng bộ huyện Vĩnh Tường là những người luôn luôn
thực hiện “cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư” theo tấm gương đạo đức
Hồ Chí Minh và tinh thần hợp tác, giúp đỡ đồng chí, đồng nghiệp; Kiên
quyết đấu tranh chống tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí, chủ nghĩa cá nhân,
lối sống thực dụng, nói không đi đôi với làm, lợi dụng chức vụ, quyền hạn
để thu vén lợi ích cho bản thân và gia đình; Luôn giữ gìn tư cách, phẩm chất
đạo đức cách mạng và phát huy tính tiền phong, gương mẫu của người đảng
viên; việc chấp hành quy định của Ban Chấp hành Trung ương về những
điều đảng viên không được làm; Trung thực, thẳng thắn, giữ gìn sự đoàn kết,
thống nhất của Đảng; quan hệ gắn bó, mật thiết với nhân dân, tôn trọng và
phát huy quyền làm chủ của nhân dân; Luôn giải quyết đúng đắn mối quan
hệ giữa cá nhân và tập thể, giữa nghĩa vụ và quyền lợi, giữa cống hiến và
hưởng thụ.
1.2.9. Tính tiên phong, gương mẫu của đảng viên


Tính tiên phong, gương mẫu của đảng viên của Đảng bộ huyện Vĩnh
Tường được biểu hiện tập trung ở lòng trung thành tuyệt đối với Đảng, Tổ
quốc và nhân dân, suốt đời phấn đấu cho mục tiêu, lý tưởng của Đảng, đặt
lợi ích của Tổ quốc, của nhân dân lên trên lợi ích cá nhân. đảng viêc đảng bộ
huyện Vĩnh Tường luôn là người đi đầu về “cần, kiệm, liêm, chính, chí công
vô tư”; biểu hiện cụ thể ở các đức tính, như: yêu nghề, say mê, gắn bó hết

mình với công việc, chức trách, nhiệm vụ được giao; có ý thức tiết kiệm của
công, không tham nhũng, lãng phí; công minh, chính trực, thẳng thắn đấu
tranh với những biểu hiện tiêu cực trong tổ chức và xã hội. Thêm vào đó họ
là tấm gương về lòng nhân ái, yêu thương con người, có tinh thần đoàn kết,
bao dung, độ lượng, vị tha, không đố kỵ, ganh ghét; nếu là cấp trên không
thù hằn, trù úm, quy chụp cấp dưới…
1.2.10. Tinh thần đoàn kết, phê bình và tự phê bình trong nội bộ tổ
chức Đảng
Trong thời gian qua, thực hiện sinh hoạt Đảng bộ huyện Vĩnh Tường
đã tạo được môi trường dân chủ khách quan, một số đồng chí đảng viên đã
thẳng thắn nhìn thẳng vào khuyết điểm của bản thân để từ đó có hướng sửa
chữa khắc phục khuyết điểm, hoàn thành tốt nhiệm vụ mà Đảng đã giao phó.
Bên cạnh đó đã có không ít những ý kiến thẳng thắn góp ý phê bình cho
đồng chí mình, phân tích cụ thể thấu đáo, tận tình đề ra những giải pháp để
đồng chí, đồng nghiệp có hướng đi đúng đắn hơn trong công việc, trong
cuộc sống.
Theo lời dạy của Bác Hồ, mục đích của phê bình là dùng thuốc trị
bệnh, cứu người. Vì vậy công tác phê bình và tự phê bình của Đảng bộ
huyện Vĩnh Tường nhằm mục đích giúp cán bộ đảng viên sửa chữa sai sót,
để làm việc tốt hơn, để đoàn kết nội bộ. Thực hành tự phê bình và phê bình


luôn vạch rõ cả ưu điểm và khuyết điểm, hạn chế tối đa biểu hiện lợi dụng
phê bình để công kích người mình không ưa, thái độ đối với người mắc sai
lầm, khuyết điểm như “đối với hổ mang, thuồng luồng”.
1.2.11. Khả năng đấu tranh chống suy thoái chính trị và đạo đức,
chống quan liêu tham nhũng, lãng phí; chống quan điểm sai trái thù địch
Để nâng cao năng lực đấu tranh chống suy thoái chính trị và đạo đức,

chống quan liêu tham nhũng, lãng phí; chống quan điểm sai trái thù địch

Đảng bộ huyện Vĩnh Tường đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, cho cán bộ
đảng viên gia học tập quán triệt nghị quyết TW 3, Luật phòng, chống tham
nhũng, luật thực hành tiết kiệm chống lãng phí và các văn bản hướng dẫn thi
hành; các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về công
tác phòng chống tham nhũng, lãng phí.

Đấu tranh chống suy thoái chính trị và đạo đức, chống quan liêu tham
nhũng, lãng phí; chống quan điểm sai trái thù địch được đảng bộ Đảng bộ
huyện Vĩnh Tường coi là nhiệm vụ trọng tâm lớn của toàn huyện. Cán bộ đảng
viên, nhất là cán bộ lãnh đạo và quần chúng nhân dân thường xuyên kiểm tra
công tác phòng chống tham nhũng; nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu
và chất lượng sinh hoạt các tổ chức cơ sở đảng, tính tiên phong, gương mẫu của
cán bộ, đảng viên. Phát huy vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan,
tổ chức, đơn vị; thực hiện tự phê bình và phê bình, công khai kết quả tự phê
bình để kiểm điểm. Chủ động phòng ngừa và phát hiện, xử lý kịp thời các
trường hợp suy thoái chính trị và đạo đức, quan liêu tham nhũng, lãng phí; và

những quan điểm sai trái thù địch. Đưa nội dung này vào tiêu chí phân tích
chất lượng tổ chức đảng và Đảng viên hàng năm.


Chương 2
KIẾN NGHỊ CÁC GIẢI PHÁP ĐỂ NÂNG CAO NĂNG LỰC LÃNH
ĐẠO VÀ SỨC CHIẾN ĐẤU CỦA ĐẢNG BỘ HUYỆN VĨNH TƯỜNG
2.1. Xác định đúng đắn nhiệm vụ chính trị của Đảng bộ huyện
Vĩnh Tường và lãnh đạo thực hiện có hiệu quả
Đây là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng trong quá trình nâng cao năng lực
lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng bộ huyện Vĩnh Tường. Nó có ý nghĩa
quyết định và chia phối các hoạt động (nhiệm vụ khác).
+ Trước hết phải có nhận thức đúng đã mới có cơ sở để hành động

đúng.
+ Năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng bộ huyện Vĩnh Tường
được biểu hiện trước hết là ở việc xác định đúng được các nhiệm vụ chính
trị. Các hoạt động khác đều xoay quanh và nhằm thực hiện thắng lợi nhiệm
vụ chính đã được xác định.
+ Nhiệm vụ chính trị của Đảng bộ huyện Vĩnh Tường còn là phương
hướng, là giải pháp chính để phát triển mọi mặt ở cơ sở. Tại sao lại nói như
vậy ? Bởi vì cơ sở là nơi diễn ra thường xuyên các hoạt động, các chủ
trương, đường lối của Đảng cũng chính là sự khái quát các hoạt động thực
tiễn. Nhưng cơ sở lại là nơi trực tiếp tổ chức các hoạt động trực tiếp nên
không thể nghị quyết (nhiệm vụ chính trị) của cơ sở giống như nghị quyết,
phải có tính định hướng, biểu hiện thông qua hoạt động của chính quyền cơ
sở, các đoàn thể, các tổ chức xã hội.
Để xác định đúng nhiệm vụ chính trị của Đảng bộ huyện Vĩnh Tường
phải có căn cứ:
+ Nghị quyết, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước, cấp trên.
+ Đặc điểm, tình hình của cơ sở.


+ Tâm tư, nguyện vọng và ý kiến đóng góp của nhân dân.
Khi đã có nhiệm vụ chính trị đúng đắn, cấp uỷ cơ sở cần tiến hành
công tác tư tưởng trong nhân dân, tạo sự tin tưởng và nhất trí trong họ. trên
cơ sở đó, Đảng lãnh đạo tổ chức thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị.
Thực hiện đúng nguyên tắc tập thể lãnh đạo cá nhân phụ trách, tức là phải
phân công, phân nhiệm rõ ràng, từng cán bộ đảng viên phụ trách việc thực
hiện đem lại hiệu quả cao.
Một khâu không thể thiếu trong quá trình này là kiểm tra sơ kết rút
kinh nghiệm, tìm ra nguyên nhân và giải pháp, bổ sung hoặc nhiệm vụ chính
trị và tổ chức thực hiện tiếp tục có hiệu quả.
2.2. Nâng cao chất lượng Đảng uỷ, chỉ ủy cơ sở và đội ngũ cán bộ

lãnh đạo và quản lý chủ chốt
Chất lượng Đảng uỷ chi uỷ cơ sở được biểu hiện thông qua nhiều yếu
tố, song ba yếu tố chủ yếu đóng vai trò quan trọng quyết định chất lượng
Đảng uỷ, chi uỷ cơ sở là:
+ Chất lượng từng Đảng uỷ viên, chi uỷ viên.
+ Số lượng đảng viên, chi uỷ viên phù hợp.
+ Cơ cấu Đảng uỷ, chi uỷ.
Một trong 3 yếu tố ảnh hưởng không được phát huy sẽ có ảnh hưởng
không nhỏ đến chất lượng của Đảng uỷ, chi uỷ. Bởi vậy, muốn nâng cao
chất lượng Đảng uỷ, chi uỷ cần phải tác động vào cả 3 yếu tố đó, tức là đảm
bảo cả về số lượng uỷ viên, chất lượng từng uỷ viên và cơ cấu cấp uỷ. Trong
đó chất lượng là yếu cầu quan trọng nhất.
Nói như Hồ Chí Minh "Cán bộ là cái gốc của mọi công việc. Công việc
thành công hay thất bại là do cán bộ tốt hay kém".


Bởi vậy, cán bộ đảng viên được bầu vào cấp uỷ phải là những người có
đủ tiêu chuẩn (tiêu chuẩn như thế nào chúng ta sẽ được nghiên cứu trong bài
cán bộ).
Trên cơ sở tiêu chuẩn cán bộ chung, cần cụ thể hoá tiêu chuẩn cán bộ phù
hợp với cơ sở.
Trên cơ sở tiêu chuẩn cán bộ, cấp uỷ cơ sở phải xây dựng kế hoạch, quy
hoạch cán bộ và đưa đi đào tạo, bồi dưỡng, còn đạo tạo, bồi dưỡng theo hình
thức nào thì còn phụ thuộc vào tình hình cụ thể của địa phương cơ sở.
Chú ý: Trong quy hoạch cán bộ cần phải chú ý khâu tạo nguồn cán bộ cơ
sở để tránh tình trạng thiếu hụt cán bộ như hiện nay đang diễn ra nhiều nơi.
- Cần coi trọng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lí chủ
chốt ở cơ sở . Những đối tượng náy có quyết định ảnh hưởng lớn đến mọi hoạt
động ở cơ sở đặc biệt là đồng chí bí thư cấp uỷ, chủ tịch xã phường, thủ trưởng
cơ quan ....)

2.3. Kiện toàn, nâng cao chất lượng chi bộ trực thuộc Đảng bộ
huyện Vĩnh Tường, tăng cường công tác đảng viên là vấn đề đặc biệt
quan trọng
Các hoạt động của Đảng bộ huyện Vĩnh Tường dù ở loại hình nào thì
cũng diễn ra hầu hết ở các chi bộ. Các chi bộ chính là linh hồn của Đảng bộ
cơ sở. Vì vậy, kiện toàn nâng cao chất lượng các chi bộ trực thuộc Đảng bộ
cơ sở là vấn đề đặc biệt quan trọng trong quá trình nâng cao năng lực lãnh
đạo và sức chiến đấu của Đảng bộ huyện Vĩnh Tường
Kiện toàn nâng cao chất lượng các chi bộ trực thuộc Đảng bộ huyện
Vĩnh Tường cần tập trung vào 2 vấn đề chủ yếu:
- Sắp xếp các chi bộ cho phù hợp với điều kiện cụ thể của từng đơn vị
cơ sở, đảm bảo lãnh đạo thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị.


Sắp xếp các chi bộ cho phù hợp với điều kiện cụ thể của đơn vị cơ sở,
đảm bảo lãnh đạo thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị. Tuỳ theo điều kiện cụ thể
của từng đơn vị cơ sở mà sắp xếp mô hình cho hợp lý.
Đối với những đơn vị cơ sở có nhiều đối tượng đảng viên khác nhau có
thể phân theo chi bộ chuyên môn cho phù hợp và phát huy tác dụng.
- Kiện toàn nâng cao chất lượng chi uỷ, trong đó cần coi trọng việc
chọn và bố trí đúng Bí thư chi bộ và nâng cao chất lượng sinh hoạt.
Bố trí Bí thư chi bộ hoặc chỉ làm bí thư cấp uỷ hoặc kiêm cả trưởng thôn
hoặc thủ trưởng cơ quan, đơn vị.
Đổi mới nội dung, hình thức sinh hoạt chi bộ. Đó là vấn đề không đơn
giản, nói thì dễ nhưng làm thì không dễ.
Bởi chúng ta nhìn thấy một thực trạng càng đi vào kinh tế thị trường,
dường như chất lượng sinh hoạt đơn điệu, tính chiến đấu của Đảng viên yếu ớt.
2.4. Phát huy vai trò của chính quyền, ban lãnh đạo cơ quan, đơn
vị và các đoàn thể nhân dân ở cơ sở tham gia vào hoạt động nâng cao
năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở Đảng

Đảng bộ huyện Vĩnh Tường lãnh đạo tất cả các mặt của đời sống xã hội
ở cơ sở, chịu trách nhiệm về sự phát triển của cơ sở và cuộc sống của nhân dân.
- Đảng bộ huyện Vĩnh Tường lãnh đạo thông qua chính quyền cơ sở,
các tổ chức. Vì vậy chính quyền mạnh, các tổ chức trong sạch vững mạnh là
nhân tố bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng.
Bởi vậy, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng bộ
huyện Vĩnh Tường không phải chỉ làm nhiệm vụ, trách nhiệm của bản thân
Đảng mà cần sự đóng góp của chính quyền, các đoàn thể và nhân dân.
+ Lãnh đạo việc giáo dục cho cán bộ, đảng viên, cán bộ chủ chốt của
chính quyền và các đoàn thể nhận thức rõ về vai trò của Đảng bộ huyện Vĩnh


Tường để họ tự giác tham gia voà quá trình xây dựng Đảng bộ huyện Vĩnh
Tường.
+ Cấp uỷ cơ sở cần thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở, thực hiện
phương phâm "dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra" để nhân dân tham
gia vào quá trình lãnh đạo và thực hiện các chủ trường chính sách pháp luật để
nhân dân có thể góp ý kiến phê bình cán bộ, đảng viên, tổ chức Đảng.
Ngoài ra cấp uỷ cơ sở cần quan tâm chăm lo bổ sung cho Đảng những
đảng viên mới tích cực, trí tuệ góp sức cho Đảng.
2.5. Đề cao trách nhiệm và tăng cường chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra của
cấp trên trước tiên là cấp trên trực tiếp của Đảng bộ huyện Vĩnh Tường
Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng bộ huyện Vĩnh
Tường là trách nhiệm không phải riêng của Đảng bộ huyện Vĩnh Tường mà
đó là trách nhiệm chung của toàn Đảng, của mỗi ngành, mỗi cấp và mỗi địa
phương.
Thực tế cho thấy ngoài sự cố gắng của bản thân từng Đảng bộ huyện
Vĩnh Tường, nếu không có sự chỉ đạo mạnh mẽ, sâu sát và thường xuyên của
cấp uỷ cấp trên trực tiếp thì hiệu quả đạt được rất hạn chế.
Trong những năm gần đây, Trung ương đã đề ra khá nhiều chủ trương,

biện pháp củng cố các Đảng bộ huyện Vĩnh Tường, phát huy vai trò của cơ sở
những vướng mắc lại là do cấp trung gian, đặc biệt là cấp trên trực tiếp chưa có
sự chuyển biến rõ rệt về vấn đề này.
Cấp trên trực tiếp của Đảng bộ huyện Vĩnh Tường có vai trò rất quan
trọng đối với việc nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng bộ
huyện Vĩnh Tường. Bởi vậy, cần phải bổ sung những quy định cụ thể hơn nữa
để cấp uỷ trên thực hiện tốt vai trò của mình: hướng dẫn thường xuyên kiểm


tra, chăm lo, bồi dưỡng, đào tạo, quản lý cán bộ chủ chốt, có chính sách quy
hoạch đội ngũ cán bộ kế cận.
+ Bên cạnh đó cấp uỷ huyện, quận phải tìm tòi những hình thức mới
nhằm giúp cơ sở tổng kết hoạt động, uốn nắn lệch lạc, tuyên truyền cho cán bộ
đảng viên và nhân dân hiểu và nắm vững chủ trương, chính sách của Đảng,
pháp luật của Nhà nước.
Năm giải pháp trên có quan hệ chặt chẽ, chi phối tác động lẫn nhau,
tuỳ vào điều kiện hoàn cảnh cụ thể của từng đơn vị cơ sở mà lựa chon, nhấn
mạnh giải pháp nào cho phù hợp, kết hợp với quá trình phát triển kinh tế xã
hội, giữ vững trật tự ANQP.. để không ngừng tăng cường năng lực lãnh đạo
và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng.


KẾT LUẬN
Trong sự nghiệp đổi mới toàn diện của đất nước ta hiện nay, tổ chức
cơ sở Đảng trên địa bàn huyện Vĩnh Tường giữ vị trí quan trọng trong hoạt
động của Đảng, thực hiện các nghị quyết của Đảng, nhất là nghị quyết Đại
hội Đảng toàn quốc lần thứ XI. Các tổ chức cơ sở Đảng đã tự đổi mới, tự
chỉnh đốn thu được những thắng lợi bước đầu quan trọng, đã tạo ra được sự
thống nhất cao hơn về chính trị, tư tưởng của đảng viên và cán bộ đã thực
hiện tốt công tác chỉnh đốn Đảng về tổ chức, coi trọng và thực hiện nghiêm

các nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt Đảng, nhất là nguyên tắc tập trung dân
chủ, tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách, đã khắc phục tình trạng mất đoàn
kết nội bộ ở một số nơi, khắc phục những biểu hiện buông lỏng vai trò lãnh
đạo và thực hiện nguyên tắc tổ chức, sinh hoạt Đảng.
Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở Đảng
là nhiệm vụ khó khăn, phức tạp, giải quyết nhiều mối quan hệ, đòi hỏi phải
tiến hành và giải quyết một cách đồng bộ nhiều biện pháp khác nhau, là
trách nhiệm của toàn Đảng, các cấp uỷ Đảng và mỗi đảng viên và phải có
quyết tâm lớn, kiên trì, bền bỉ, không chủ quan, nóng vội, nhất là trong tình
hình hiện nay.
Cùng với toàn Đảng, Huyện uỷ và các tổ chức cơ sở Đảng của huyện
Vĩnh Tường cần đổi mới và nâng cao một bước cho cán bộ, đảng viên nhận
thức về vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ của tổ chức cơ sở Đảng, đánh giá
phân loại các tổ chức cơ sở Đảng thật chính xác khách quan thực trạng của
các tổ chức cơ sở Đảng. Từ đó tập trung lãnh đạo xây dựng, củng cố kiện
toàn các tổ chức cơ sở Đảng nhằm phát huy vai trò của tổ chức cơ sở Đảng
thực sự là hạt nhân chính trị lãnh đạo các nhiệm vụ chính trị - kinh tế - xã
hội ở cơ sở... xây dựng các tổ chức cơ sở Đảng vững mạnh, góp phần thực
hiện thắng lợi công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đưa nước
ta xây dựng thành công Chủ nghĩa xã hội




×