Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

[Tiểu luận triết học] Thực trạng vấn đề ô nhiễm môi trường nước ở thành phố Hà Nội từ năm 2000 đến nay nhìn từ góc độ Nguyên nhân – Kết quả

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (200.55 KB, 15 trang )

Tiểu luận Triết học – Những nguyên lí cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lê-nin I
LỜI NÓI ĐẦU
Hà Nội, thủ đô của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, hiện nay
vẫn đang không ngừng phát triển. Có thể nói, tốc độ phát triển kinh tế của thành
phố Hà Nội luôn nằm trong danh sách những tỉnh/thành có tốc độ phát triển cao
nhất cả nước. Từ năm 2000 đến nay, Hà Nội đã và đang trong quá trình công
nghiệp hóa, đô thị hóa với tốc độ nhanh, và tất nhiên, ở bất kì quốc gia nào hay
vùng lãnh thổ nào cũng vậy, vấn đề phát triển luôn đi kèm với vấn đề môi trường.
Không phủ nhận, Ở Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng, môi trường luôn là
vấn đề chưa bao giờ kết thúc. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc môi trường nước ở
Hà Nội hiện nay đang bị ô nhiễm và suy thoái nghiêm trọng.
Nước luôn là nguồn tài nguyên quý báu và vô giá đối với sự sống, là một
trong những nhân tố quan trọng nhất để hình thành sự sống. Nước chiếm khoảng
80% khối lượng cơ thể và khoảng 70% diện tích bề mặt trái đất. Từ xa xưa, con
người đã biết sống tập trung ven các con sông, hồ để có nguồn nước phục vụ cho
đời sống và sản xuất. Con người có thể gặp khó khăn khi thiếu thốn về cơ sở vật
chất hay lương thực nhưng không thể sống sót nếu thiếu nước. Vậy mà với tốc độ
phát triển ồ ạt nhưng chưa đồng bộ hiện nay đã khiến môi trường nói chung và môi
trường nước nói riêng bị ảnh hưởng nặng nề. Trong khi đó nguồn lực đầu tư cho
bảo vệ môi trường và trình độ áp dụng khoa học công nghệ cải thiện và phòng ngừa
ô nhiễm môi trường còn hạn chế, kinh nghiệm quản lý môi trường đô thị và công
nghệ còn bất cập, ý thức bảo vệ môi trường của người dân còn thấp
Là sinh viên của Học viện Chính sách và Phát triển, ý thức được về lợi ích
của nguồn nước và vấn đề ô nhiễm môi trường nước ở thành phố Hà Nội hiện nay,
thông qua môn Triết học, em lựa chọn đề tài tiểu luận “Thực trạng vấn đề ô nhiễm
môi trường nước ở thành phố Hà Nội từ năm 2000 đến nay nhìn từ góc độ
Nguyên nhân – Kết quả” để nghiên cứu và tìm hiểu nguyên nhân gây ra tình trạng
ô nhiễm môi trường nước ở thành phố Hà Nội, từ đó rút ra giải pháp phù hợp nhất
để khắc phục tình trạng ấy, đồng thời thu thập thêm được nhiều thông tin bổ ích,
tích lũy thêm kiến thức cho bản thân, rèn luyện tư duy triết học và giúp mọi người
hiểu nhiều hơn về sự ô nhiễm nguồn nước hiện nay.


Tiểu luận này tập trung nghiên cứu về thực trạng môi trường ở Hà Nội từ
năm 2000 đến nay, kết hợp phân tích thông qua cặp phạm trù Nguyên nhân – Kết
quả với trọng tâm là môi trường nước, những ảnh hưởng từ việc phát triển kinh tế
đến môi trường, những mặt tích cực và hạn chế trong công tác phòng chống ô
nhiễm môi trường, từ đó tìm ra những giải pháp cơ bản để khắc phục tình trạng ô
nhiễm hiện tại.
1
Tiểu luận Triết học – Những nguyên lí cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lê-nin I
NỘI DUNG
I, Mối quan hệ biện chứng giữa Nguyên nhân - Kết quả theo quan
điểm triết học Mác - Lênin.
1. Các khái niệm cơ bản.
1.1. Nguyên nhân.
Nguyên nhân là phạm trù triết học dùng để chỉ sự tác động lẫn nhau giữa
các mặt trong mỗi sự vật, hiện tượng hoặc giữa các sự vật, hiện tượng với nhau từ
đó tạo ra sự biến đổi nhất định.
1.2. Kết quả.
Kết quả là phạm trù triết học dung để chỉ những biến đổi xuất hiện do sự
tác động giữa các mặt, các yếu tố trong một sự vật, hiện tượng hoặc giữa các sự
vật, hiện tượng gây ra.
1.3. Môi trường và ô nhiễm môi trường.
Môi trường là một tổ hợp các yếu tố tự nhiên và xã hội bao quanh bên
ngoài của một hệ thống nào đó. Chúng tác động lên hệ thống này và xác định xu
hướng và tình trạng tồn tại của nó. Môi trường có thể coi là một tập hợp, trong đó
hệ thống đang xem xét là một tập hợp con. Môi trường của một hệ thống đang xem
xét cần phải có tính tương tác với hệ thống đó.
Một định nghĩa rõ ràng hơn như: Môi trường là tập hợp tất cả các yếu tố tự
nhiên và xã hội bao quanh con người, ảnh hưởng tới con người và tác động đến các
hoạt động sống của con người như: không khí, nước, độ ẩm, sinh vật, xã hội loài
người và các thể chế.

Nói chung, môi trường của một khách thể bao gồm các vật chất, điều kiện
hoàn cảnh, các đối tượng khác hay các điều kiện nào đó mà chúng bao quanh khách
thể này hay các hoạt động của khách thể diễn ra trong chúng.
Theo luật bảo vệ môi trường Việt Nam: “Ô nhiễm môi trường là sự làm
thay đổi tính chất của môi trường, vi phạm tiêu chuẩn môi trường”. Trên thế giới, ô
nhiễm môi trường là việc chuyển các chất thải hoặc năng lượng vào môi trường đến
mức có khả năng gây hại đến sức khỏe con người, đến sự phát triển sinh vật hoặc
làm suy giảm chất lượng môi trường, hay cũng có thể hiểu ô nhiễm môi trường là
2
Tiểu luận Triết học – Những nguyên lí cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lê-nin I
tình trạng môi trường bị ô nhiễm bởi các chất hóa học, sinh học gây ảnh hưởng
đến sức khỏe con người, các cơ thể sống khác.
1.4. Nước.
Nước là một hợp chất hóa học của Oxy và Hidro, có công thức hóa học là
H
2
O. Với các tính chất lí hóa đặc biệt (ví dụ như tính lưỡng cực, liên kết hiđrô và
tính bất thường của khối lượng riêng) nước là một chất rất quan trọng trong nhiều
ngành khoa học và trong đời sống.
(1)
2. Cơ sở lí luận của nghiên cứu.
Cơ sở lí luận của nghiên cứu là cặp phạm trù Nguyên nhân – Kết quả.
2.1. Quan hệ biện chứng giữa Nguyên nhân và Kết quả.
Mối quan hệ giữa nguyên nhân và kết quả là mối quan hệ mang tính phổ
biến và bao hàm tính tất yếu. Mối liên hệ nhân – quả là cái vốn có của bản thân sự
vật, không phụ thuộc vào ý thức con người; không có nguyên nhân nào không dẫn
tới kết quả nhất định và ngược lại, không có kết quả nào không có nguyên nhân.
Nguyên nhân là cái sinh ra kết quả nên nguyên nhân luôn xuất hiện trước
kết quả; còn kết quả bao giờ cũng xuất hiên sau khi nguyên nhân đã xuất hiên.
Một nguyên nhân có thể sinh ra một hoặc nhiều kết quả. Ngược lại, một kết

quả cũng có thể do một hoặc nhiều nguyên nhân sinh ra.
Trong một quá trình phát triển của sự vật, nguyên nhân và kết quả vừa có
thể chuyển hóa cho nhau, vừa có thể là nguyên nhân và kết quả của nhau.
Sự tác động của nhiều nguyên nhân dẫn đến sự hình thành một kết quả có
thể diễn ra theo các hướng thuận nghịch khác nhau và đều có ảnh hưởng đến sự
hình thành kết quả; nhưng vị trí, vai trò của chúng la khác nhau: có nguyên nhân
trực tiếp, nguyên nhân gián tiếp, nguyên nhân bên trong và nguyên nhân bên ngoài,
… Ngược lại, một nguyên nhân có thể dẫn đến nhiều kết quả, trong đó có kết quả
chính và kết quả phụ, cơ bản và không cơ bản, trực tiếp và gián tiếp… Trong sự
vận động của thế giới vật chất, không có nguyên nhân đầu tiên và kết quả cuối
cùng.
2.2. Ý nghĩa của phương pháp luận.
Vì mối liên hệ nhân – quả có tính khách quan, tất yếu nên trong nhận thức
và thực tiễn không thể phủ nhận quan hệ nhân – quả. Trong thế giới hiện thực,
không thể tồn tại những sự vật, hiện tượng hay quá trình biến đổi không có nguyên
1()
Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia ( />3
Tiểu luận Triết học – Những nguyên lí cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lê-nin I
nhân và ngược lại, không có nguyên nhân nào lại không dẫn tới một kết quả nhất
định. Nhiệm vụ của con người là phải nhận thức được nguyên nhân, kết quả của sự
vật, hiện tượng đó để tìm ra nguồn gốc, bản chất, quy luật vận động và phát triển
của chúng. Muốn tìm ra nguyên nhân, ta phải tìm trong thế giới hiện thực, trong
bản thân sự vật, hiện tượng tồn tại trong thế giới vật chất chứ không phải tưởng
tượng ra từ đầu óc con người, tách rời thế giới hiện thực.
Vì mối liên hệ nhân – quả rất đa dạng, phức tạp nên cần phân biệt chính
xác các loại nguyên nhân, tìm ra nguyên nhân cơ bản, chủ yếu, bên trong, khách
quan và nguyên nhân bên ngoài, chủ quan… Đồng thời phải nắm được chiều hướng
tác động của nguyên nhân, từ đó có phương pháp giải quyết đúng đắn, phù hợp với
mỗi trường hợp cụ thể trong nhận thức và thực tiễn, tạo điều kiện cho nguyên nhân
tác động tích cực và hạn chế nguyên nhân có tác động tiêu cực đến hoạt động thực

tiễn của con người.
Vì mỗi nguyên nhân có thể dẫn đến nhiều kết quả và ngược lại, một kết
quả có thể do nhiều nguyên nhân nên trong nhận thức và thực tiễn cần phải có cách
nhìn toàn diện và lịch sử – cụ thể trong phân tích, giải quyết và ứng dụng quan hệ
nhân – quả.
II, Thực trạng vấn đề ô nhiễm môi trường nước ở Hà Nội từ năm
2000 đến nay.
1. Thực trạng chung và những số liệu thống kê.
“Thành phố Hà Nội hiện đang được cấp nước với công suất khoảng 0,5
triệu m
3
/ngày, chủ yếu từ nguồn nước ngầm. Hiện tại có khoảng 11 nhà máy nước
lớn đang hoạt động và rất nhiều các trạm xử lý nhỏ với công suất thường dưới
10.000 m
3
/ngày hoạt động cấp nước cho các khu dân cư mới.”
(2)
Theo báo cáo của Sở tài nguyên môi trường và nhà đất Hà Nội cho biết:
“+ Theo báo cáo năm 2005 thì mỗi ngày cư dân và các nhà máy công
nghiệp và tiểu thủ công nghiệp tại Hà Nội thải ra 300.000 tấn nước thải, mỗi năm
thải ra các sông, hồ khoảng 3.600 tấn hữu cơ, 317 tấn dầu mỡ, hàng chục tấn kim
loại nặng, các chất dung môi và các chất kim loại khác.
2()
Theo NUSA R&D, “Hiện trạng ô nhiễm Asen trong nước ngầm tại Hà Nội” của Trung tâm Quy hoạch và Điều tra
tài nguyên nước Quốc gia, ngày 15/10/2012.
4
Tiểu luận Triết học – Những nguyên lí cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lê-nin I
+ Dự báo đến năm 2010 tại Hà Nội mỗi ngày cư dân vì thế các nhà
máy công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp sẽ thải ra môi trường nước khoảng
510.000 m

3
chất thải/ngày.”
(3)
Nước thải của Hà Nội chủ yếu được thải vào một số sông - hồ chính như:
Hồ Tây, Hồ Bảy mẫu, Hồ Thủ Lệ, Sông Tô lịch, Sông Kim Ngưu bốc mùi hôi
thối và rất khó chịu ảnh hưởng đến sinh hoạt của con người, đặc biệt là những cá
nhân sống xung quanh hồ và dọc theo các con sông, số còn lại ngấm xuống các
mạch nước ngầm làm ô nhiễm nghiêm trọng nguồn nước sinh hoạt tại một số nơi
trên địa bàn thành phố Hà Nội. Điển hình là ở khu vực xung quanh sông Cầu Bây
bị ô nhiễm nặng nề do chất thải công nghiệp từ nhiều năm qua, nhất là vào mùa
khô. Nhiều diện tích tưới tiêu của các xã ở huyện Gia Lâm và quận Long Biên đã bị
ảnh hưởng. Viện nghiên cứu rau quả - một đơn vị nghiên cứu cây trồng cho toàn
quốc nhiều năm nay cũng bị ảnh hưởng do sử dụng nguồn nước tưới tiêu từ sông
Cầu Bây.
Một thực tế cho thấy ở các cống rãnh, sông hồ ở Hà Nội là ô nhiễm trầm
trọng, màu nước đen kịt, hôi thối các loại sinh vật như cá, tôm không thể nào
sống được, bên cạnh đó mùi hôi thối bốc lên theo luồng ghé hay vào các khu vực
cư dân sinh sống gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ và sinh hoạt của con
người và cảnh quan môi trường đô thị. Ở một số khu chợ lớn và các chợ, các hoạt
động tại một số khu dân sinh sống thì tình trạng nước thải của các hàng giết mổ,
các đồ thực phẩm thải ra một cách bừa bãi gây ra mùi hôi thối, đây chính là môi
trường cho các vi trùng, vi khuẩn, vi sinh vật phát sinh tạo mầm mống dịch bệnh.
Một số nơi nguồn nước bị ô nhiễm không thể sử dụng để nấu ăn, tắm giặt
được và phải đi mua nước ở nơi khác về dùng như khu Trung Hoà - Nhân Chính,
phường Vĩnh Tuy – quận Hai Bà Trưng. Nước thải ô nhiễm làm cho một số điểm
trồng rau quả sạch tại ven Hà Nội không thể nào trồng được hoặc rau quả trồng
xuống như không đảm bảo được chất lượng vì nguồn nước tưới bị nhiễm một số
làm ảnh hưởng rất lớn đến việc cung cấp rau sạch cho Hà Nội mỗi ngày, và cũng
ảnh hưởng rất lớn tới sức khoẻ của con người khi dùng những loại rau quả đó.
“Mặt khác, còn rất nhiều cơ sở sản xuất không xử lý nước thải, phần lớn

các bệnh viện và cơ sở y tế lớn chưa có hệ thống xử lý nước thải; một lượng rác
3()
"Báo cáo nghiên cứu tổng quan" của Bộ Tài nguyên Môi trường, Cục bảo vệ môi trường về vấn đề “Nâng
cao vai trò và sự tham gia của cộng đồng trong bảo vệ môi trường thông qua tăng cường công tác phổ biến thông tin
môi trường cho cộng đồng" của Dương Thị Tỏ và Tô Kim Oanh, Cục Bảo vệ môi trường.
5
Tiểu luận Triết học – Những nguyên lí cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lê-nin I
thải rắn lớn trong thành phố không thu gom hết được… là những nguồn quan trọng
gây ra ô nhiễm nước. Hiện nay, mức độ ô nhiễm trong các kênh, sông, hồ ở trong
địa bàn thành phố là rất nặng. Lượng nước thải của thành phố lên tới 300.000 -
400.000 m
3
/ngày; hiện mới chỉ có 5/31 bệnh viện có hệ thống xử lý nước thải,
chiếm 25% lượng nước thải bệnh viện; 36/400 cơ sở sản xuất có xử lý nước thải;
lượng rác thải sinh hoại chưa được thu gom khoảng 1.200m
3
/ngày đang xả vào các
khu đất ven các hồ, kênh, mương trong nội thành.”
(4)
Ở thời điểm hiện tại, năm 2013, theo khảo sát thực tế, tại cống rãnh cắt
ngang đường Đê La Thành và đường Nguyễn Chí Thanh mùi hôi thối bốc lên và
tỏa ra không khí trong diện rộng, không những người dân sống tại khu vực này mà
người dân khi qua đường cũng phải lên tiếng. Trên địa bàn đường K2, Cầu Diễn,
huyện Từ Liêm, khu vực gần sân vận động Thể dục thể thao Hà Nội, cống rãnh ô
nhiễm nghiêm trọng, nguồn nước đen kịt, kèm theo đó là rác thải sinh hoạt được
người dân đổ xuống bốc mùi hôi thối. Tại ngõ Gốc Đề, đường Minh Khai, quận
Hoàng Mai, khu vực này có rãnh nước chạy kéo dài khu dân cư. Tuy đã được Xí
nghiệp Thoát nước số 3 của Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội đặt biển
ngay giữa lòng mương, nhưng cạnh cống rãnh này là một khu chợ, người dân tập
trung sinh sống khá đông đúc nên tình trạng rác thải đổ xuống rãnh nước hằng ngày

vẫn xảy ra một cách phổ biến .
Theo số liệu báo cáo về tình hình ô nhiễm asen của UNICEF năm 2004,
tình hình khảo sát nồng độ asen ở một số giếng nước ngầm trên địa bàn thành phố
Hà Nội được thống kê trong bảng sau:
Số giếng Số mẫu
khảo sát
Mẫu có
As>10µg/l
Tỷ lệ
(%)
Mẫu có
As>50µg/l
Tỷ lệ
(%)
Chưa xác
định
824 414 49,3 199 23,3
Được biết, giá trị nồng độ asen
(5)
trong nước ngầm 10 µg/l và 50µg/l là tiêu
chuẩn cho phép cấp nước ăn uống sinh hoạt QCVN 01/2009 và QCVN 02/2009 của
Bộ Y Tế.
Theo PGS.TS Lê Văn Cát, Trưởng phòng Hóa - Môi trường, Viện Hóa học
Việt Nam: “tỉnh nhiều người nhiễm asen nhất chính là Hà Nội mở rộng hiện nay.
4()
Số liệu của VOV.
5()
Asen hay còn gọi là thạch tín, một nguyên tố hóa học có ký hiệu As và số nguyên tử 33, Asen nguyên tố và các hợp
chất của asen được phân loại là "độc" và "nguy hiểm cho môi trường" tại Liên minh châu Âu theo chỉ dẫn
67/548/EEC.

6
Tiểu luận Triết học – Những nguyên lí cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lê-nin I
Nhiều nơi mức nhiễm vượt quá hàng chục lần cho phép. Ô nhiễm hầu hết là các
giếng nhỏ của gia đình và riêng đồng bằng bắc bộ có khoảng 5 triệu chiếc giếng
như vậy. Đánh giá của UNICEF còn cho thấy, khu vực phía nam Hà Nội (cũ) ô
nhiễm asen nặng nhất, thậm chí đứng đầu danh sách các địa chỉ ô nhiễm asen trên
toàn quốc, đặc biệt tại một số khu vực thuộc phường Quỳnh Lôi (quận Hai Bà
Trưng), khu vực Thanh Trì .Và khu vực Hà Nội mở rộng hiện nay bao gồm cả Hà
Nội cũ và Hà Tây cũ đều nằm trong danh sách có nguồn nước bị nhiễm asen cao
như xã Đông Lỗ (Ứng Hòa), Liên Phương, Khánh Hà (Thường Tín), Thọ Xuân
(Đan Phượng), Phương Trung (Thanh Oai)…”.
Bên cạnh ô nhiễm do asen, nguồn nước ngầm ở thành phố Hà Nội còn bị ô
nhiễm bởi amoni. Hà Nội có nguồn nước ngầm nhiễm amoni với xác suất 80-90%
với nồng độ cao hơn mức tiêu chuẩn cho phép trong nước ăn uống sinh hoạt. Các
nguồn nước đang sử dụng cho các nhà máy nước ở phía Nam (Pháp Vân, Hạ Đình,
Tương Mai) có nồng độ amoni nằm trong khoảng 10-27 mg/l trong khi theo quy
định của Bộ Y tế (năm 2002), nồng độ amoni trong nước sinh hoạt cho phép là
1,5mg/l.
2. Nhìn từ góc độ Nguyên nhân – Kết quả.
Lấy một ví dụ, một số điểm tập kích rác tại các khu dân cư để lâu ngày mà
không được xử lí hoặc vận chuyển đi nơi khác kịp thời
(A)
khi mưa
(B)
rác đùn ra
đường và thoát vào một số cống rãnh
(C)
làm tắc, ngập úng nước thải và không thoát
được tạo thành những vũng nước có màu đen
(D)

gây nên tình trạng nước ngấm dần
xuống mạch nước ngầm
(E)
gây ô nhiễm nguồn nước sinh hoạt của con người
(F)
. Khi
nhìn dưới góc độ Nguyên nhân – Kết quả, ta có thể thấy (A) và (B) là 2 nguyên
nhân kết hợp tạo ra kết quả (C). (C) là kết quả của đồng thời 2 nguyên nhân (A) và
(B) nhưng cũng đồng thời là nguyên nhân tạo ra kết quả (E). (E) là kết quả của (C)
nhưng cũng đồng thời là nguyên nhân sinh ra kết quả (F).
Khi khái quát lên, toàn bộ vấn đề ô nhiễm nguồn nước cũng không nằm
ngoài nội dung của cặp phạm trù Nguyên nhân – Kết quả. Ô nhiễm môi trường
nước là một kết quả nhưng do nhiều nguyên nhân tạo ra, có thể độc lập hoặc kết
hợp. Ô nhiễm nguồn nước ngầm, ô nhiễm do rác thải, do kim loại nặng và các chất
hóa học chưa qua xử lí, từ tự nhiên đến ý thức con người…
2.1. Nguyên nhân bên trong (khách quan).
7
Tiểu luận Triết học – Những nguyên lí cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lê-nin I
Cây cối, sinh vật chết đi , chúng bị vi sinh vật phân hủy thành chất hữu cơ.
Một phần sẽ ngấm vào lòng đất, sau đó ăn sâu vào nước ngầm, gây ô nhiễm. hoặc
theo dòng nước ngầm hòa vào dòng lớn.
Ô nhiễm có thể do mưa, lũ lụt, gió bão…hoặc do các sản phẩm hoạt động
sống của sinh vật, kể cả xác chết của chúng.
Nước lụt có thể bị ô nhiễm do hoá chất dùng trong nông nghiệp, kỹ nghệ
hoặc do các tác nhân độc hại ở các khu phế thải. Công nhân thu dọn lân cận các
công trường kỹ nghệ bị lụt có thể bị tác hại bởi nước ô nhiễm hoá chất.
Những nguyên nhân khách quan phần lớn là do tự nhiên, có thể nghiêm
trọng, có thể không nhưng không thường xuyên xảy ra và không phải nguyên nhân
chủ yếu dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường nước ở Hà Nội.
2.2. Nguyên nhân bên ngoài (chủ quan).

2.2.1. Phát triển kinh tế, công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Việt Nam đang trên đà trở thành nước công nghiệp và Hà Nội cũng đang
trong giai đoạn công nghiệp hóa nhanh, hàng loạt các khu công nghiệp mọc lên với
cơ sở vật chất kĩ thuật chưa đồng bộ, chưa có hệ thống xử lí nước thải hoặc xây
dựng hệ thống xử lí nước thải với mục đích “để cho có”… Để chạy theo lợi nhuận
và giảm chi phí sản xuất, nhiều xí nghiệp, nhà máy đã chọn hình thức xả thẳng
nước thải chưa qua xử lí xuống sông, hồ khiến cho môi trường nước ở đây bị ô
nhiễm nặng nề. Một ví dụ điển hình là việc xử lí chất thải chưa triệt để, chính xác
hơn là sau 16 năm hoạt động kể từ năm 1996 đến năm 2012, khu công nghiệp Sài
Đồng B, Gia Lâm, Hà Nội vẫn chưa có hệ thống xử lí nước thải chung, nước thải
của 17 doanh nghiệp thuộc khu công nghiệp hàng ngày vẫn xả thẳng ra môi trường
khiến cho môi trường nước ở sông Cầu Bây – nơi tiếp nhận trực tiếp nguồn nước
thải từ khu công nghiệp Sài Đồng B bị ô nhiễm nghiêm trọng.
Vẫn còn tình trạng nhiều nhà máy xả trộm nước thải sản xuất chưa xử lý
hoặc xử lý chưa đạt tiêu chuẩn ra môi trường, chế độ vận hành hệ thống xử lý
không nghiêm túc, không được kiểm soát chặt chẽ và cũng khó kiểm soát
Dù một số khu công nghiệp đã có hệ thông xử lí nước thải tập trung. Tuy
nhiên, tỷ lệ nước thải tại các khu công nghiệp này được xử lý đạt thấp, gây ô nhiễm
môi trường lớn. Nguyên nhân là do hệ thống xử lý nước thải có quy mô nhỏ, việc
đấu nối nguồn nước thải trong khu công nghiệp để dẫn tới khu xử lý nước thải còn
bất cập và cơ chế quản lý đối với công tác này chưa đầy đủ và chặt chẽ. Hơn nữa
8
Tiểu luận Triết học – Những nguyên lí cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lê-nin I
chi phí cho việc xử lí nước thải vẫn còn cao do công nghệ xử lí còn thấp, đó là một
trong những trở ngại khiến các nhà đầu tư chưa đầu tư mạnh vào hệ thống xử lí
nước thải.
2.2.2. Bùng nổ dân số.
Đi kèm với việc phát triển kinh tế là tốc độ đô thị hóa của Hà Nội ngày
càng gia tăng, không chỉ số lượng người dân Hà Nội ngày càng tăng mà số lượng
người dân nhập cư từ các tỉnh thành khác đến Hà Nội cũng ngày càng cao, nhất là

mỗi năm, Hà Nội lại đón thêm hàng ngàn tân sinh viên, “Hà Nội là địa phương
đứng thứ nhì về dân số với 6.699.600 người (2011)”
(6)
. Chính vì việc gia tăng dân
số một cách chóng mặt khiến cho nhu cầu sử dụng nước của người dân ngày càng
tăng gây ảnh hưởng một mức nhất định đến môi trường. Nguồn cung cấp nước
sạch, nhà ở, cây xanh không đáp ứng kịp cho sự phát triển dân cư, kéo theo ô
nhiễm môi trường không khí, nước tăng lên. Ví dụ: Trong nghiên cứu được đăng
tải trên Nature, tuần báo khoa học quốc tế, các nhà khoa học đã tiến hành hàng loạt
các xét nghiệm xung quanh làng Vạn Phúc nằm sát sông Hồng cách Hà Nội khoảng
10 cây số. Các nhà thủy học muốn tìm hiểu tại sao nồng độ asen ở đây, vốn đo từ
nước lấy từ các giếng nhà ở độ sâu khoảng 40 mét, lại cao như vậy. Tại các hộ dân
ở phía Tây làng, các giếng nhà có nồng độ asen chưa đến 10 microgram (1
microgram tương đương một phần triệu gram) trong một lít nước – tức là thấp hơn
nhiều so với ngưỡng cho phép của Tổ chức Y tế Thế giới. Nhưng ở phía Đông làng,
nồng độ thạch tín cao hơn từ 10 đến 50 lần. Theo các nhà khoa học thì ở làng Vạn
Phúc có hai tầng ngậm nước: một tầng là đất có từ khoảng 5.000 năm trước có độ
nhiễm thạch tín cao nằm đè lên một tầng an toàn vốn có độ tuổi lên đến 12.000
năm. Khi nước ở tầng an toàn này bị khai thác quá mức để đáp ứng nhu cầu sử
dụng nước tăng cao của người dân Hà Nội đã làm cho mực nước ở tầng này giảm
đi nhanh chóng. Hậu quả là, nước từ tầng nhiễm asen và từ sông Hồng gần đó đã
chảy vào tầng ít có asen.
2.2.3. Ý thức con người.
Xét cho cùng thì ý thức con người có lẽ là nguyên nhân lớn nhất dẫn đến
các nguyên nhân khác của ô nhiễm môi trường. Xuất phát từ nền giáo dục chưa chú
trọng đến vấn đề môi trường nói riêng và “của chung” nói chung, tâm lí chung của
con người Việt Nam là thường không coi trọng những gì không thuộc về mình.
6()
Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia (vi.wikipedia.org/wiki/Hà_Nội)
9

Tiểu luận Triết học – Những nguyên lí cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lê-nin I
Ở nhiều khu vực, con người tùy tiện vứt rác thải xuống lòng sông, lấn
chiếm sông rạch thu hẹp dòng chảy vẫn còn phổ biến. Tình trạng lấn chiếm lòng,
bờ sông kênh rạch để sinh sống, xả rác và nước thải trực tiếp trên bề mặt gây ô
nhiễm nước mặt, cản trở lưu thông của dòng chảy, tắc nghẽn cống rãnh tạo nước tù.
Tâm lí “một chút thì cũng chẳng ảnh hưởng” vẫn còn phổ biến khiến cho
nhiều người không ý thức được sự ảnh hưởng của mình đến môi trường, một người
làm ô nhiễm môi trường rồi nhiều người làm ô nhiễm môi trường kết quả là môi
trường bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Việc các doanh nghiệp không chú trọng vào xử lí nước thải cũng như vấn
đề môi trường nước cũng xuất phát từ ý thức không coi trọng môi trường và chạy
theo lợi nhuận của chủ đầu tư, người đứng đầu doanh nghiệp trong khi đó các chế
tài xử lí của luật pháp còn sơ sài, thiếu sót cần bổ sung. Việc các chế tài về môi
trường còn nhẹ như tiếp tay cho vấn đề này.
2.3. Vừa là kết quả, vừa là nguyên nhân.
Khi nhìn từ góc độ Nguyên nhân – Kết quả, việc môi trường nước bị ô
nhiễm vừa là kết quả của rất nhiều nguyên nhân nhưng cũng là nguyên nhân dẫn
đến nhiều kết quả khác.
Khi sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm, con người sẽ có nguy cơ mắc rất
nhiều các loại bệnh ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Điển hình là sử dụng
nguồn nước bị ô nhiễm asen, con người sẽ dễ mắc các bệnh: ung thư da đầu, vẩy
sừng ở lòng bàn tay và chân, ung thư da tay, rối loạn tuần hoàn máu, viêm tróc
da….
10
Tiểu luận Triết học – Những nguyên lí cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lê-nin I
Không chỉ dừng lại ở sức khỏe con người, việc môi trường nước bị ô
nhiễm còn ảnh hưởng tới việc phát triển kinh tế. Nhiều vùng nông nghiệp bị ảnh
hưởng do không thể sử dụng nguồn nước ô nhiễm cho chăn nuôi hoặc trồng trọt vì
nguồn nước ô nhiễm sẽ làm giảm sức khỏe hoặc chết các vật nuôi, làm chết cây
trồng hoặc sản phẩm của cây trồng sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe con người. Trong

công nghiệp cũng vậy, nguồn nước bị ô nhiễm sẽ ảnh hưởng tới năng suất và chất
lượng sản phẩm.
Bên cạnh đó, việc ô nhiễm nước ở một số hồ (thực tế hầu hết các hồ trên
địa bàn Hà Nội đều ô nhiễm ở các mức độ khác nhau ) đã phá vỡ cân bằng sinh thái
tự nhiên và quần xã sinh vật. Trong khi đó, hoạt động của sinh vật đóng vai trò
quyết định quá trình làm trong sạch nước hồ.
II, Một số giải pháp cơ bản.
1. Giải pháp lâu dài.
Theo quan điểm duy nhân loại thì con người là trung tâm của thế giới, có
quyền định đoạn mọi vật xung quanh tức là giới tự nhiên. Tuy nhiên, thực tế lại cho
thấy con người và tự nhiên đều là sản phẩm của sự sống. Con người có khả năng
tác động đến tự nhiên để phục vụ lợi ích của mình. Ngược lại tự nhiên
cũng có thể tác động đến cuộc sống con người. Đây là hai mặt không thể tách rời
nhau.
11
Tiểu luận Triết học – Những nguyên lí cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lê-nin I
Về lâu dài thì việc đầu tiên phải là thay đổi cách nhìn nhận và ý thức của
người dân về môi trường, đặc biệt là môi trường nước. Cần phải thay quan điểm
duy nhân loại và chinh phục thiên nhiên bằng quan điểm đồng tiến hoá giữa xã hội
và tự nhiên. Để làm được điều đó, công tác truyền thông phải được tăng cường,
công tác giáo dục ý thức con người về môi trường cần được nâng cao và trở thành
nôi dung quan trọng trong nền giáo dục. Xây dựng ý thức sinh thái, làm cho
mọi người nhận thức một cách tự giác về vị trí, vai trò, mối quan hệ mật thiết giữa
tự nhiên - con người - xã hội.
Nghiên cứu để hoàn thiện, đổi mới các quy định pháp luật về môi trường
và bảo vệ môi trường, nâng cao trình độ khoa học kĩ thuật và kĩ năng phòng chống,
khắc phục hậu quả của ô nhiễm môi trường.
Xây dựng các trung tâm, cơ sở xử lí nước có chất cao không chỉ phục vụ
cho hiện tại mà còn phục vụ cho tương lai.
2. Giải pháp tạm thời.

Xây dựng đồng bộ hệ thống quản lí môi trường trong các nhà máy, các khu
công nghiệp theo các tiêu chuẩn quốc tế, đồng thời tổ chức giám sát chặt chẽ nhằm
hướng tới một môi trường tốt đẹp và thân thiện hơn với con người.
Đầu tư cho việc khắc phục các hậu quả của việc ô nhiễm môi trường nước,
tuyên truyền và tổ chức các nhóm tình nguyện xử lí những vị trí ô nhiễm mới và
không quá phức tạp.
Cải tạo hệ thống thoát nước, tách riêng hệ thống nước thải và nước mưa, kè
lại các hồ, làm đường dạo ven các hồ, nạo vét một số hồ.
12
Tiểu luận Triết học – Những nguyên lí cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lê-nin I
KẾT LUẬN
Môi trường nói chung và môi trường nước nói riêng vẫn luôn là vấn đề
nhức nhối ngay cả với các chuyên gia. Nhất là trong thời điểm hiện tại, khi mà kinh
tế và xã hội vẫn đang không ngừng phát triển thì sự ảnh hưởng của việc phát triển
đó lại càng lớn đối với môi trường. Có thể đó là những ảnh hưởng tốt nhưng đa
phần chúng đều gây ảnh hưởng xấu đến môi trường. Rồi từ những ảnh hưởng môi
trường đó sẽ lại tác động ngược trở lại tới đời sống con người, gây nên bệnh tật,
suy giảm tuổi thọ, sức lao động…., ảnh hưởng tới sản xuất và đến kinh tế, xã hội.
Một vòng luẩn quẩn sẽ mãi tiếp diễn nếu chúng ta không nhìn lại chính xác những
gì đang diễn ra.
Để có thể nhìn nhận chính xác mọi mặt về chúng không phải việc đơn giản
trong thời gian ngắn mà đòi hỏi sự nghiên cứu cẩn thận. Nhưng thông qua cái nhìn
của Triết học, ta có thể phần nào thấy rõ hơn thực trạng hiện tại, dự đoán trong
tương lai, đồng thời đưa ra những kế hoạch cho những tình huống có thể xảy ra.
Thông qua cặp phạm trù Nguyên nhân – Kết quả, ta có được cái nhìn bao quát hơn
không chỉ đơn thuần là ô nhiễm môi trường mà còn là vấn đề con người, vấn đề
kinh tế, vấn đề xã hội. Có thể nhìn nhận được trước mắt, nguồn nước bị ô nhiễm
không chỉ đi từ tự nhiên mà phần lớn còn do sự phát triển kinh tế, sự bùng nổ dân
số và hơn hết là do ý thức con người.
Cốt lõi của sự ô nhiễm môi trường nước vẫn là ý thức con người, vì vậy, để

bảo vệ môi trường nước về lâu dài thì điều đầu tiên và quan trọng nhất là bắt đầu
ngay từ bây giờ, ý thức mỗi con người cần được thay đổi. Ý thức được thay đổi sẽ
dẫn đến tư duy thay đổi, ngày càng hoàn thiện hơn và khi con người ý thức được
môi trường và ô nhiễm môi trường, tình trạng ô nhiễm nguồn nước sẽ dần được
khắc phục và tiến tới biến mất.
13
Tiểu luận Triết học – Những nguyên lí cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lê-nin I
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Triết học của Học viện Chính sách và Phát triển.
2. "Báo cáo nghiên cứu tổng quan" của Bộ Tài nguyên Môi trường, Cục
bảo vệ môi trường về vấn đề "Nâng cao vai trò và sự tham gia của cộng đồng
trong bảo vệ môi trường thông qua tăng cường công tác phổ biến thông tin
môi trường cho cộng đồng" của Dương Thị Tỏ và Tô Kim Oanh, Cục Bảo vệ
môi trường.
3. Phạm Ngọc Đăng - Quản lý môi trường đô thị và khu công nghiệp" - NXB
xây dựng - Hà Nội – 2000.
4. Bách khoa toàn thư mở Wikipedia.
5. Các trang mạng:
5.1.
5.2.
5.3.
5.4.
5.5.
14
Tiểu luận Triết học – Những nguyên lí cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lê-nin I
STT NỘI DUNG TRANG
1 LỜI NÓI ĐẦU 1
2 PHẦN NỘI DUNG
I, Mối quan hệ biện chứng giữa Nguyên nhân - Kết quả theo quan điểm
triết học Mác - Lênin.

1. Các khái niệm cơ bản.
1.1. Nguyên nhân.
1.2. Kết quả.
1.3. Môi trường và ô nhiễm môi trường.
1.4. Nước.
2. Cơ sở lí luận của nghiên cứu.
2.1. Quan hệ biện chứng giữa Nguyên nhân – Kết quả.
2.2. Ý nghĩa của phương pháp luận.
2
2
2
2
3
3
3
3
II, Thực trạng vấn đề ô nhiễm môi trường nước ở Hà Nội từ năm 2000 đến
nay.
1. Thực trạng chung và những số liệu thống kê.
2. Nhìn từ góc độ nguyên nhân – kết quả.
2.1. Nguyên nhân bên trong (khách quan).
2.2. Nguyên nhân bên ngoài (chủ quan).
2.2.1. Phát triển kinh tế, công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
2.2.2. Bùng nổ dân số.
2.2.3. Ý thức con người.
2.3. Vừa là kết quả, vừa là nguyên nhân
4
7
8
8

8
9
9
10
III, Một số giải pháp cơ bản.
1. Giải pháp lâu dài.
2. Giải pháp tạm thời.
11
12
3 KẾT LUẬN 13
4 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 14
15
PHỤ TRÁCH KHOA
PHÓ TRƯỞNG KHOA
Nguyễn Tiến Hùng

×