Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Ô nhiễm môi trường nước - TH Formosa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (161.3 KB, 11 trang )

I/ GIỚI THIỆU CHUNG VỀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
1.1 Khái niệm về tài nguyên thiên nhiên.
Tài nguyên thiên nhiên là nguồn của cải vật chất nguyên khai được hình thành và tồn tại
trong tự nhiên mà con người có thể sử dụng để đáp ứng các nhu cầu trong cuộc sống. Hay được
hiểu như là nguồn vật chất hữu ích có sẵn trong tự nhiên để cung cấp cho nhu cầu kinh tế - xã
hội loài người và sinh vật.
1.2 Phân loại:
Tài nguyên thiên nhiên phong phú đa dạng, song một cách tổng quát có thể phân
thành hai loại là tài nguyên vô hạn và tài nguyên hữu hạn .
* Tài nguyên vô hạn là các loại tài nguyên có thể tự tái tạo liên tục, không phụ thuộc
vào sự tác động của con người, ví dụ như sự tuần hoàn tự nhiên của nước, không khí.
Hay khi tài nguyên này được khai thác, thì quá trình tự nhiên sẽ luôn tự tái tạo lại một
cách vô tận. Con người có thể lợi dụng sức đẩy của gió làm cối xay, sức nước làm thủy
điện…
* Tài nguyên hữu hạn là các loại tài nguyên có giới hạn nhất định về trữ lượng giảm
dần cùng với quá trình khai thác - sử dụng của con người.
- Tài nguyên thiên nhiên cũng có thể chia ra 2 nhóm : tài nguyên không thể tái tạo và tài nguyên
tái tạo được .
* Tài nguyên tái tạo được (renewable resources): Tài nguyên tái tạo được cũng có thể
định nghĩa một cách đơn giản hơn, đó là các tài nguyên có thể tự duy trì hoặc tự bổ
sung một cách liên tục nếu được quản lý một cách khôn ngoan (Jorgensen S.E, 1981).
Nước, đất, sinh vật, ... là những tài nguyên tái tạo được.
* Tài nguyên không tái tạo (unrenewable resources): là những tài nguyên có quy mô
không thay đổi sẽ mất đi hoặc hoàn toàn bị biến đổi, không còn giữ được tính chất ban
đầu sau quá trình sử dụng. Các khoáng sản, nhiên liệu, các gen di truyền bị mai một
không giữ lại được cho đời sau là những tài nguyên không tái tạo được. Trên lý thuyết
thì với thời gian hàng triệu năm các tài nguyên này cũng có khả năng được tái tạo một
cách tự nhiên, nhưng xét theo tuổi thọ của con người hiện nay thì phải xem là không
tái tạo được.



Dưới đây sẽ trình bày sơ đồ tổng hợp phân loại tài nguyên như sau:

TÀI NGUYÊN

TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN

Tài nguyên TN vô hạn

Tài nguyên
ánh sáng mặt
trời, gió,
thủy triều,
sóng biển,
địa nhiệt .

TÀI NGUYÊN XÃ HỘI

Tài nguyên TN hữu hạn

Tài nguyên
TN tái tạo
được

Sinh
vật

Đất

Nước


- Sức lao
động
- Di sản văn
hóa

Tài nguyên
TN không
tái tạo

Khoáng
sản

- Cơ sở pháp
luật, xã hội,
làng xóm,
nhà nước.
Gen di
truyền

-…

Mỗi loại tài nguyên thiên nhiên có các đặc điểm riêng, nhưng đều có 2 đặc điểm chung :
 Đặc điểm thứ nhất của các nguồn tài nguyên TN là sự phân bố không đồng đều giữa
các vùng trên trái đất, phụ thuộc vào cấu tạo địa chất, thời tiết, khí hậu của từng vùng.
Ví dụ như Nga, Mỹ và các nước Trung Đông do những hiện tượng dị thường về địa lý
đã tạo nên những mỏ dầu lớn nhất thế giới, hoặc ở lưu vực sông Amazon là những
khu rừng nguyên sinh lớn, hiện được coi là lá phổi của thế giới.
 Đặc điểm thứ hai là đại bộ phận các nguồn tài nguyên TN có giá trị kinh tế cao hiện
nay đều đã được hình thành qua quá trình phát triển lâu dài của lịch sử. Những khu
rừng nhiệt đới cần khoảng thời gian từ 50 năm đến 100 năm cho cây cối có thể sinh

sôi và trưởng thành. Để tạo ra các bể dầu và khí đốt cần có chuỗi thời gian liên tục
kéo dài từ 10 triệu đến 100 triệu năm cho các quá trình tích tụ hội đủ sáu thành phần.
Cũng tương tự như vậy, quá trình hình thành các loại khoáng sản như niken, sắt,
đồng, wolffram đã phải trải qua hàng thế kỷ.


Từ những đặc điểm trên có thể nói rằng, đặc tính cơ bản của TNTN là tính chất quý
hiếm nên đòi hỏi con người trong quá trình khai thác, sử dụng phải luôn có ý thức bảo tồn, tiết
kiệm và hiệu quả.
II/ GIỚI THIỆU CHUNG VỀ TÀI NGUYÊN NƯỚC
2.1 Khái niệm và tầm quan trọng của nước.
Nước là yếu tố chủ yếu của hệ sinh thái, là nhu cầu cơ bản của mọi sự sống trên Trái đất
và cần thiết cho mọi hoạt động KTXH của con người.
Nước là tài nguyên tái tạo được, là một trong các nhân tố quyết định chất lượng MT
sống của con người. Viện sĩ Xiđorenko khẳng định: ”Nước là khoáng sản quý hơn tất cả các
loại khoáng sản”. Nhà Bác học Lê Quý Đôn khẳng định: ”Vạn vật không có nước không thể
sống được, mọi việc không có nước không thành được…”
Nước đóng vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống sinh vật. Cơ thể sinh vật có chứa
60 – 90% nước. Nước là nguyên liệu để thực hiện quá trình quang hợp, là phương tiện vận
chuyển chất dinh dưỡng, chất thải bỏ trong cơ thể sinh vật, là phương tiện trao đổi năng lượng,
điều hòa nhiệt, là phương tiện phát tán nòi giống, ...
Nếu tổng số tài nguyên nước là 100% thì 97% là nước mặn, có hàm lượng muối cao,
không thích hợp cho sự sống của con người; 2% dưới dạng băng đá ở hai đầu cực; 1% được con
người sử dụng (30% tưới tiêu; 50% dùng để sản xuất năng lượng; 12% cho sản xuất công
nghiệp và 7% cho sinh hoạt).
2.2 Đặc điểm các nguồn nước.
Nước phân phối rất không đồng đều trên trái đất, 40% dân số thế giới thường bị hạn hán vào
thời điểm nghiêm trọng.



Nguồn nước mưa. Nguồn nước mưa được sử dụng rộng rãi ở các vùng khan
hiếm nước ngọt. Lượng nước mưa phân bố không đều trên bề mặt Trái đất theo thời
gian và không gian



Nguồn nước mặt. Chất lượng nước mặt thay đổi nhiều từ vùng này sang vùng
khác, từ mùa này sang mùa khác



Nguồn nước dưới đất. Nước dưới đất tồn tại trong các khoảng trống dưới đất,
trong các khe nứt, các mao quản, thấm trong các lớp đất đá. Nước dưới đất được coi
là một hệ thống phức tạp, thay đổi theo thành phần và hoạt độ của các phân tử có
mặt và theo điều kiện nhiệt động học.


III/ Ô NHIỄM TÀI NGUYÊN NƯỚC
3.1 Khái niệm ô nhiễm tài nguyên nước
Ô nhiễm tài nguyên nước là hiện tượng các vùng nước như sông, hồ, biển,
nước ngầm ... bị các hoạt động của con người làm nhiễm các chất có thể gây hại cho con người
và cuộc sống các sinh vật trong tự nhiên.
Ô nhiễm tài nguyên nước là sự thay đổi thành phần và chất lượng nước không
đáp ứng cho các mục đích sử dụng khác nhau, vượt quá tiêu chuẩn cho phép và có ảnh hưởng
xấu đến đời sống con người và sinh vật.
3.2 Nguyên nhân ô nhiễm tài nguyên nước
Có nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi
trường nước như sự gia tăng dân số, mặt trái của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, cơ sở
hạ tầng yếu kém, lạc hậu, nhận thức của người dân về vấn đề môi trường còn chưa cao… Đáng
chú ý là sự bất cập trong hoạt động quản lý, bảo vệ môi trường. Nhận thức của nhiều cơ quan quản lý, tổ

chức và cá nhân có trách nhiệm về nhiệm vụ bảo vệ môi trường nước chưa sâu sắc và đầy đủ,
chưa thấy rõ ô nhiễm môi trường nước là loại ô nhiễm gây nguy hiểm trực tiếp, hàng ngày và khó
khắc phục đối với đời sống con người cũng như sự phát triển bền vững của đất nước.
Trong quá trình sinh hoạt hàng ngày, nước dùng trong sinh hoạt của dân cư ngày càng
tăng nhanh, do tăng dân số về các đô thị. Từ nước thải sinh hoạt cộng với nước thải của các cơ
sở tiểu thủ công nghiệp trong khu dân cư là đặc trưng của sự ô nhiễm, của các đô thị ở nước ta.
Các loại nước thải đều được trực tiếp thải ra môi trường, chưa qua xử lý.dưới tốc độ phát triển
như hiện nay con người vô tình làm ô nhiễm nguồn nước bằng các hóa chất, chất thải từ các nhà
máy, xí nghiệp. Các đơn vị cá nhân sử dụng nước ngầm dưới hình thức khoan giếng, sau khi
ngưng không sử dụng không bịt kín các lỗ khoan lại làm cho nước bẩn chảy lẫn vào làm ô
nhiễm nguồn nước ngầm. Các nhà máy xí nghiệp xả khói bụi công nghiệp vào không khí làm ô
nhiễm không khí, khi trời mưa, các chất ô nhiễm này sẽ lẫn vào trong nước mưa cũng góp phần
làm ô nhiễm nguồn nước.
3.3 Hậu quả của ô nhiễm tài nguyên nước
3.3.1 Ảnh hưởng đến môi trường sống xung quanh
 Nước và sinh vật nước:
a) Nước




Nước ngầm: Các chất thải nặng lắng xuống đáy sông, sau khi phân huỷ, 1 phần lượng
chất được các sinh vật tiêu thụ, 1 phần thấm xuống mạch nước bên dưới (nước ngầm)
qua đất, làm biến đổi tính chất của loại nước này theo chiều hướng xấu (do các chất chứa



nhiều chất hữu cơ, kim loại nặng…)
Nước mặt: Do nhiều nguyên nhân khác nhau, gây ra sự mất cân bằng giữa lượng chất
thải ra môi trường nước (rác thải sinh hoạt, các chất hữu cơ,…) và các sinh vật tiêu thụ

lượng chất thải này (vi sinh vật, tảo,…) làm cho các chất hữu cơ, chất rắn lơ lửng,…
không được phân huỷ, vẫn còn lưu lại trong nước với khối lượng lớn, dẫn đến việc nước
dần mất đi sự tinh khiết ban đầu, làm chất lượng nguồn nước bị suy giảm nghiêm trọng.

b) Sinh vật nước: Ô nhiễm nước ảnh hưởng trực tiếp đến các sinh vật nước, đặc biệt là vùng
sông, do nước chịu tác động của ô nhiễm nhiều nhất. Nhiều loài thuỷ sinh do hấp thụ các chất
độc trong nước, thời gian lâu ngày gây biến đổi trong cơ thể nhiều loài thuỷ sinh, một số trường
hợp gây đột biến gen, tạo nhiều loài mới, một số trường hợp làm cho nhiều loài thuỷ sinh chết.
 Đất và sinh vật đất: Các chất ô nhiễm làm giảm quá trình hoạt động phân hủy chất của một số
vi sinh vật trong đất. Là nguyên nhân làm cho nhiều cây cối còi cọc, khả năng chống chịu kém,
không phát triển được hoặc có thể bị thối gốc mà chết Có nhiều loại chất độc bền vững khó bị
phân hủy có khả năng xâm nhập tích lũy trong cơ thể sinh vật. Khi vào cơ thể sinh vật chất độc
cũng có thể phải cần thời gian để tích lũy đến lúc đạt mức nồng độ gây độc.
 Không khí: Ô nhiễm môi trường nước không chỉ ảnh hưởng đến đất, nước mà còn ảnh hưởng
đến không khí. Các hợp chất hữu cơ, vô cơ độc hại trong nước thải thông qua vòng tuần hoàn
nước, theo hơi nước vào không khí làm cho mật độ bụi bẩn trong không khí tăng lên. Không
những vậy, các hơi nước này còn là giá bám cho các vi sinh vật và các loại khí bẩn công nghiệp
độc hại khác. Một số chất khí được hình thành do quá trình phân hủy các hợp chất hữu cơ trong
nước thải như SO2, CO2, CO,… ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường khí quyển và con
người, gây ra các căn bệnh liên quan đến đường hô hấp như: niêm mạc đường hô hấp trên, viêm
phổi, viêm phế quản mãn tính, gây bẹnh tim mạch, tăng mẫn cảm ở những người mắc bệnh hen,

3.3.2 Ảnh hưởng đến trực tiếp đến con người
Hậu quả chung của tình trạng ô nhiễm nước là tỉ lệ người mắc các bệnh cấp và mạn tính liên
quan đến ô nhiễm nước như viêm màng kết, tiêu chảy, ung thư… ngày càng tăng. Người
dân sinh sống quanh khu vực ô nhiễm ngày càng mắc nhiều loại bệnh tình nghi là do dùng nước


bẩn trong mọi sinh hoạt. Ngoài ra ô nhiễm nguồn nước còn gây tổn thất lớn cho các ngành sản
xuất kinh doanh, các hộ nuôi trồng thủy sản.

IV/ PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ BẢO VỆ TÀI NGUYÊN NƯỚC
Theo Khoản 1 Điều 2 Luật Tài nguyên nước thì tài nguyên nước bao gồm nguồn nước
mặt, nước dưới đất, nước mưa và nước biển thuộc lãnh thổ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam. Tuy nhiên, theo Điều 1 luật tài nguyên nước thì phạm vi điều chỉnh của luật này chỉ
điều chỉnh những vấn đề liên quan đến nước dưới đất và nước biển.
Còn đối với luật bảo vệ môi trường 2014 thì được chia ra làm bảo vệ môi trường nước
sông và bảo vệ môi trường nước khác, được quy định tại mục 1;2 chương VI của luật này.
Đối với vấn đề gây ảnh hướng đến tài nguyên nước thì có ô nhiễm nguồn nước (Khoản 14
Điều 2 Luật tài nguyên nước), suy thoái nguồn nước (Khoản 15 Điều 2 Luật tài nguyên nước),
cạn kiệt nguồn nước (Khoản 16 Điều 2 Luật tài nguyên nước).
Theo đó,
Ô nhiễm nguồn nước là sự biến đổi tính chất vật lý, tính chất hóa học và thành phần sinh học
của nước không phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật cho phép, gây ảnh hưởng xấu đến
con người và sinh vật.
Suy thoái nguồn nước là sự suy giảm về số lượng, chất lượng nguồn nước so với trạng thái tự
nhiên hoặc so với trạng thái của nguồn nước đã được quan trắc trong các thời kỳ trước đó.
Cạn kiệt nguồn nước là sự suy giảm nghiêm trọng về số lượng của nguồn nước, làm cho nguồn
nước không còn khả năng đáp ứng nhu cầu khai thác, sử dụng và duy trì hệ sinh thái thủy sinh.
Nguyên tắc bảo vệ tài nguyên nước là phải tuân theo chiến lược, quy hoạch tài nguyên
nước đã được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phê duyệt; gắn với bảo vệ môi trường,
cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh và các tài nguyên thiên
nhiên khác; bảo đảm quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội. Bảo vệ tài nguyên nước là
trách nhiệm của mọi cơ quan, tổ chức, cá nhân và phải lấy phòng ngừa là chính, gắn với việc bảo
vệ, phát triển rừng, khả năng tái tạo tài nguyên nước, kết hợp với bảo vệ chất lượng nước và hệ
sinh thái thủy sinh, khắc phục, hạn chế ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt nguồn nước. (Điều 3 luật tài
nguyên nước)
Bên cạnh đó cần lấy ý kiến của cộng đồng dân cư, tổ chức, cá nhân liên quan trong khai
thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước. (Điều 6 luật tài nguyên nước)
Đối với các hành vi như đổ chất thải, rác thải, làm rò rỉ các chất độc hại vào nguồn nước và các



hành vi gây ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt nguồn nước; xả nước thải, đưa chất thải vào vùng bảo
hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt, xả nước thải chưa qua xử lý, đặt vật cản, chướng ngại
vật, xây dựng công trình kiến trúc, trồng cây trái phép cản trở thoát lũ, lưu thông nước, khai thác
trái phép cát sỏi ở các sông suối, hồ , kênh, rạch; …. Đều là những hành vi cấm vì ảnh hưởng
xấu đến tài nguyên nước (Điều 9 luật tài nguyên nước).
Việc bảo vệ tài nguyên là trách nhiệm của mọi người, trong đó vai trò của nhà nước là
quan trọng. Nhà nước sẽ có vai trò điều tra cơ bản, lập chiến lược và quy hoạch tài nguyên nước
để có thể nắm rõ tình hình sử dụng, khai thác, quản lý, bảo vệ nguồn tài nguyên này như thế
nào. Từ đó kịp thời ngăn chặn, phòng ngừa, đưa ra những kiến nghị, giải pháp kịp thời khi có
biến. (chương II luật tài nguyên nước)
Khi khai thác, sử dụng tài nguyên nước phải quán triệt theo tinh thần sử dụng tiết kiệm,
hiệu quả. Nhà nước phải đi đầu trong tuyên truyền cụ thể là nên áp dụng tại các cơ quan nhà
nước, tổ chức các buổi mít tinh, hội họp dân phố để phổ biến tinh thần này đến từng hộ dân,
nâng cao ý thức bảo vệ, sử dụng tài nguyên nước. (chương IV luật tài nguyên nước).
Bên cạnh đó, cũng cần phòng chống, khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra như hạn hán, lũ
lụt, xâm nhập mặn, sụt lở, lún đất, lũ quét,…. (chương V luật tài nguyên nước).
Luật Tài nguyên nước năm 2012 đã bổ sung nhiều quy định mới về bảo vệ và xử lý vi
phạm đối với tài nguyên nước như: Quy định về điều tra cơ bản và quy hoạch tài nguyên nước;
bảo vệ tài nguyên nước, phòng, chống ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt nguồn nước, bảo vệ nguồn
sinh thủy, hành lang bảo vệ nguồn nước; các biện pháp xử lý vi phạm tài nguyên nước…
Luật Tài nguyên nước năm 2012 có nhiều quy định mới, công tác quản lý đã cải thiện
nhưng còn nhiều bất cập. Theo nhận định chung của cơ quan quản lý tài nguyên nước vi phạm
phổ biến hiện nay của các doanh nghiệp khai thác sử dụng tài nguyên nước là không tuân thủ
quy định của Luật tài nguyên nước về xin cấp phép khai thác, xả nước thải vào nguồn nước.
Nguyên nhân của tình trạng này có thế do doanh nghiệp, cá nhân không hiểu luật hoặc cố tình
lách luật.
Bên cạnh Luật Tài nguyên nước năm 2012, Nghị định số 142/2013/NĐ-CP đã cụ thể hóa
các hình thức xử phạt, mức phạt liên quan đến các vi phạm pháp luật về bảo vệ tài nguyên nước.
Qua đó, mức phạt tiền tối đa cho những vi phạm trong lĩnh vực tài nguyên nước lên 250 triệu

đồng với cá nhân và 500 triệu đồng đối với tổ chức.
Bên cạnh đó, Nghị định số 142/2013/NĐ-CP đã bổ sung thẩm quyền xử phạt vi phạm
hành chính. Theo đó, Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi


trường, Chánh Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường ra quyết định thanh tra và thành lập
Đoàn thanh tra có quyền phạt tiền đến 350 triệu đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong
lĩnh vực tài nguyên nước…
Ngoài biện pháp phạt vi phạm hành chính thì tại Khoản 1 Điều 182 Bộ luật hình sự
1999 sửa đổi 2009 có quy định Tội gây ô nhiễm môi trường có thể bị hình phạt tù từ 6 tháng
đến 5 năm "1. Người nào thải vào không khí, nguồn nước, đất các chất gây ô nhiễm môi trường,
phát tán bức xạ, phóng xạ vượt quá quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất thải ở mức độ nghiêm
trọng hoặc làm môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng hoặc gây hậu quả nghiêm trọng khác, thì
bị phạt tiền từ năm mươi triệu đồng đến năm trăm triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba
năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.". Tuy nhiên xác định như thế nào là gây hậu quả
nghiêm trọng. Hậu quả về môi trường khó xác định được ngay, mà tích luỹ theo thời gian. Hiện
chưa có quy định pháp luật nào hướng dẫn xác định tính chất, nội dung mức độ tác hại vi phạm
pháp luật về môi trường gây ra. Trong khi đó, có những hành vi mà hậu quả phải mất vài năm
sau mới xác định được như bệnh tật của người dân, hoặc thay đổi về sinh thái có nguyên nhân từ
ô nhiễm môi trường
Mặc dù Luật Tài nguyên nước đã được Quốc hội thông qua và đến nay cũng đã có
nhiều văn bản quy định về vấn đề kiểm soát ô nhiễm suy thoái tài nguyên nước nhưng việc quản
lý, bảo vệ nguồn lợi quý hiếm này vẫn chưa có kết quả đáng kể. Trong khi đó tài nguyên nước
đã và đang suy thoái dần, đồng thời tình trang ô nhiễm nguồn nước đã trở thành mối đe dọa
thường xuyên cho sản xuất và đời sống của nhân dân, đặc biệt ở các thành phố lớn và khu công
nghiệp. Hiện nay, nguồn nước ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long bị mặn xâm nhập, còn các
tỉnh miền Trung thì nguồn nước bị ô nhiễm gây khó khăn cho sản xuất và đời sống của người
dân.
V/ THỰC TRẠNG Ô NHIỄM TÀI NGUYÊN NƯỚC TẠI VIỆT NAM
Theo số liệu thống kê của Bộ Y tế và Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN và MT), trung

bình mỗi năm có tới chín nghìn người tử vong vì nguồn nước ô nhiễm; có tới 200 nghìn trường
hợp được phát hiện ung thư, mà một trong những nguyên nhân là do sử dụng nước bị ô nhiễm.
Theo Cục trưởng Quản lý Tài nguyên nước (Bộ TN và MT) Hoàng Văn Bảy: Hầu hết
các sông chính ở Việt Nam đều bị ô nhiễm, trong đó ô nhiễm chủ yếu các vùng trung và hạ lưu;
trong đó khu vực tập trung đông dân cư và các khu công nghiệp hiện tượng ô nhiễm diễn ra
nghiêm trọng hơn. Đặc biệt, mức độ ô nhiễm tăng cao vào mùa khô, khi lượng nước chảy vào
các con sông giảm. Ngoài ô nhiễm nguồn nước mặt, thì nguồn nước dưới đất cũng đang phải đối


mặt với những vấn đề, như: Nhiễm mặn, nhiễm thuốc trừ sâu, các chất có hại khác. Bên cạnh
đó, trong những năm gần đây, nước biển Việt Nam cũng đã có dấu hiệu bị ô nhiễm do sự ô
nhiễm từ các lưu vực sông, do các hoạt động phát triển kinh tế vùng cửa sông, ven biển…
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng ô nhiễm nguồn nước, chủ yếu do ô nhiễm nước thải
sinh hoạt, vì hiện nay việc thu gom, xử lý nước thải sinh hoạt từ các hộ gia đình còn hạn chế,
chỉ có một số thành phố lớn mới có hệ thống công trình thu gom, xử lý tập trung được một phần
nhỏ, còn lại hầu hết nước thải từ các hộ dân đều xả trực tiếp vào hệ thống cống, rãnh, sông ngòi.
Tại các khu công nghiệp, việc đầu tư và áp dụng công nghệ xử lý nước thải chưa đáp ứng yêu
cầu, với 70% các khu công nghiệp không có hệ thống xử lý nước thải tập trung, hoặc một số cơ
sở sản xuất có xử lý nước thải nhưng không đạt quy chuẩn cho phép. Ngoài ra, việc sử dụng các
loại thuốc bảo vệ thực vật, phân bón hóa học trong sản xuất nông nghiệp; hoạt động nuôi trồng
thủy sản ồ ạt, thiếu quy hoạch, không tuân thủ quy trình kỹ thuật trong nhiều năm qua, đã gây
nhiều tác động tiêu cực tới chất lượng nguồn nước; môi trường nước bị ô nhiễm chất hữu cơ,
phát triển một số loài sinh vật gây bệnh và xuất hiện một số tảo độc…
Nghi vấn cá chết hàng loạt
1. Hiện trạng:
Khoảng đầu tháng 04/2016, nhiều hộ nuôi cá lồng ở vùng biển Vũng Áng (Kỳ Anh, Hà
Tĩnh) vô cùng hoang mang khi cá nuôi bỗng dưng chết hàng loạt, thiệt hại kinh tế rất lớn. Theo
các hộ nuôi, ngày 6.4 cá vẫn ăn bình thường, nhưng từ 2h ngày 7.4 sau khi thủy triều lên, cá bắt
đầu có hiện tượng bơi lờ đờ trên mặt nước, rồi chết trắng bụng. Không chỉ cá nuôi trong lồng bè
bị chết, mà theo nhiều ngư dân, tình trạng cá tự nhiên ngoài biển Vũng Áng cũng chết trắng.

Tương tự, hiện tượng nhiều loài cá chết và trôi dạt vào bờ bắt đầu được phát hiện từ
ngày 10.4 tại bờ biển các xã Quảng Đông (huyện Quảng Trạch), Ngư Thuỷ (huyện Lệ Thuỷ)...
Số lượng cá chết được phát hiện nhiều dần vào những ngày sau đó tại các địa phương dọc bờ
biển Quảng Bình. Các loài cá chết chủ yếu là các loài cá ven bờ sống ở tầng đáy như: cá đục, cá
liệt, cá bò, cá phèn... với tổng số lượng ước tính hơn 1 tấn.
2. Giả thiết lý do:
a. Độ PH vùng đầm phá và ven biển tăng, thay đổi đột ngột.
b. Đối với khu vực biển không sâu, chất ô nhiễm hữu cơ được thải ra từ bờ sẽ không được
pha loãng nhanh. Nếu nhiệt độ nước biển tăng mạnh, quá trình phân hủy chất hữu cơ sẽ
diễn ra nhanh, lượng tiêu thụ ôxy sẽ lớn. Sự đốt nóng bề mặt sẽ tạo ra sự phân tầng mật


độ nước biển rất mạnh, nếu gió không mạnh, sóng mặt không đủ để tạo ra sự xáo trộn
nước, sẽ khiến nước ở các tầng dưới mặt bị cạn kiệt ôxy, làm chết cá.
c. Cá biển khu vực gần bờ Bắc Trung Bộ chết vào ngày tháng 4 là những ngày nắng nóng
và biển khá lặng nên gió từ bờ thổi ra biển không đủ tạo ra sự xáo trộn mạnh mẽ của
nước biển  Vì vậy, lý do khiến cá biển chết hàng loạt có thể là do nước thải từ bờ đã
phân hủy mạnh, gây nên cạn kiệt ôxy trong các tầng nước dưới mặt.
d. Do công ty Farmosa xả nước thải
3. Căn cứ pháp lý
a. Nếu phát hiện đúng sai phạm là do tác động của con người thì cần Xử lý vi phạm
theo Điều 160 Luật bảo vệ môi trường, theo đó: “Tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật
về bảo vệ môi trường, gây ô nhiễm, suy thoái, sự cố môi trường, gây thiệt hại cho tổ
chức và cá nhân khác, có trách nhiệm khắc phục ô nhiễm, phục hồi môi trường, bồi
thường thiệt hại và xử lý theo quy định của Luật này và pháp luật có liên quan.”
Song song với việc thanh kiểm tra và tìm phương án khắc phục ô nhiễm, Bộ Tài
nguyên và Môi trường cần đánh giá thiệt hại mà người dân ven biển phải gánh chịu,
môi trường bị tác hại nghiêm trọng về lâu dài, để buộc chủ thể gây ô nhiễm phải bồi
thường tương ứng (Suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường, tính mạng, sức
khoẻ con người..)

b. Nếu xác định được việc ô nhiễm môi trường (Giả sử Farmosa vi phạm) là do việc xả
thải thì việc cần làm ngay là phải khởi tố vụ án, để từ đó điều tra hành vi gây ô
nhiễm môi trường theo Điều 182 BLHS sửa đổi bổ sung 2009 về “Tội gây ô nhiễm
môi trường”.
Việt Nam hình thành nhiều làng ung thư
Thời gian gần đây, người dân cả nước không còn xa lạ gì với cụm từ làng ung thư để nói
về những ngôi làng, xóm ấp hay khu dân cư có số người bị bệnh ung thư, bị chết cao bất thường
nữa bởi nó xuất hiện ngày càng nhiều, ở khá nhiều địa phương trong cả nước.
Và, nguyên nhân chung của những ngôi làng, theo người dân sinh sống ở đó thì hầu hết
là do ô nhiễm môi trường, do khí thải, nguồn nước hay một nguyên nhân nào đó. Có thể nói,
những ngôi làng ung thư đó chính là hồi chuông cảnh báo rõ ràng nhất về những thảm họa môi
trường mà con người đang phải ngày ngày đối diện.
Theo dự án “Điều tra, tìm kiếm nguồn nước hợp vệ sinh phục vụ cấp nước sinh hoạt cho
một số “làng ung thư” của VN”, các nguồn nước ăn uống, sinh hoạt tại 37 “làng ung thư” đều ô
nhiễm nặng.
Cụ thể, khảo sát tại các xã của 37 “làng ung thư” đã có 1.136 người chết vì các bệnh ung
thư. Ngoài ra, còn có 380 người ở các xã lân cận cũng chết bởi ung thư. Số người chết vì bệnh
ung thư vừa nêu là tính trong vòng 5-20 năm trở lại đây.


Trao đổi trên báo Tuổi trẻ, TS Hồ Minh Thọ cho biết: “Qua điều tra, khảo sát của dự án
thì điểm chung nhất là các nguồn nước bà con đang sử dụng ở các làng ấy đều bị ô nhiễm, có
những chỉ tiêu vượt mức cho phép theo quy định tiêu chuẩn về nước của VN”.
Theo những chuyên gia của Viện y học và vệ sinh môi trường lao động thuộc Bộ Y tế thì
việc sử dụng những hóa chất, dung môi độc hại, bừa nãi không ý thức tác hại ở nhiều làng nghề
thủ công ở nước ta hiện nay đã đến mức báo động. Nó không đơn giản là chuyện của ngày hôm
nay mà hầu hết các làng nghề đều có truyền thống sử dụng lâu dài khiến môi trường ở xung
quanh đó đã bị ô nhiễm nặng nề.




×