Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

NGA VÀ NATO VỚI CÁC VẤN ĐỀ CHIẾN LƯỢC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (160.98 KB, 13 trang )

NGA VÀ NATO: CÁC VẤN ĐỀ ĐỊA CHIẾN LƯỢC

Tác giả : Đại tá V. V. Kirillov, tiến sĩ chính trị học
Nguồn: T/c Nga “Tư tưởng quân sự”, số 9/2007; tr. 2-12
Người dịch: Đăng Vinh
Từ khoá: Địa chiến lược; Quan hệ quân sự; Nga; NATO

Trên các phương tiện thông tin đại chúng phương Tây các quan chức
nhà nước cấp cao nhất thường lớn tiếng một cách có kế hoạch và hệ thống về
sự cần thiết phải tăng cường tiềm lực quân sự của NATO. Đáng tiếc là, nếu
trước đây điều đó liên quan đến cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa khủng bố, thì
hiện nay họ lại nói đến sức mạnh quân sự đang gia tăng của Nga. Nước Nga,
cũng giống như vài chục năm về trước, trong những năm “chiến tranh Lạnh”
lại bị đặt vào cùng một cấp với các quốc gia “ma quỉ”, cũng giống như ‘trục
ma quỉ”. Vậy nguyên nhân của hiện tượng này là gì?
Ở đây có một số nguyên nhân. Nguyên nhân thứ nhất (được một số
chính trị gia và nhà bình luận quân sự tán thành) - đó là sự liên quan đến việc
đầu cơ trước bầu cử, muốn đánh bật các ứng cử viên tiềm năng như thể họ
đang chi quá nhiều tiền cho chạy đua vũ trang. Có thể, điều đó là có thật, đặc
biệt ở Mỹ-nước mà sau một năm nữa sẽ tổ chức các cuộc bầu cử tổng thống.
Nhưng từ góc độ nhà khoa học quân sự, chứ không phải là kẻ nhỏ nhen đơn
thuần, cách giải thích này là rất đáng ngờ. Dù ai giành thắng lợi trong các
cuộc bầu cử ở Mỹ, người thuộc Đảng Dân chủ hay người thuộc Đảng Cộng
hoà thì thái độ đối với quân đội của người dân Mỹ bình thường vẫn không
thay đổi. Phân tích sự hình thành và phát triển sức mạnh quân sự của Mỹ và
của các nước thành viên khác trong khối NATO trong khoảng mười năm gần
đây cho thấy, ngân sách của họ chỉ có tăng chữ không giảm. Điều đó thấy rất
rõ qua bảng 1 dưới đây.
Bảng 1. Chi phí quân sự của Mỹ trong những năm 1993-2007 (tỷ USD)
1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2005 2006 2007
297, 288,6 278,9 271,4 267,2 268,5 276,7 280,8 417,0 550,0 715,0


6


Và hơn thế nữa, trên trường thế giới đã hơn 15 năm Mỹ không có đối
thủ cạnh tranh chủ yếu là Liên Xô. Sức mạnh quân sự của nước Nga hiện nay,
theo sự thừa nhận của các nhà phân tích quân sự Mỹ, đã bị suy yếu đáng kể
các cải tổ, cải cách, cắt giảm v.v. Không thể giấu được kim trong bọc. Hơn
nữa, nước Nga không muốn làm điều đó. Về mặt này, Tổng thống Liên bang
Nga V. Putin đã nói rất rõ tại Hội nghị về các vấn đề chính sách an ninh ở
Muynich ngày 10-2-2007 rằng, Nga không thể không lo lắng trước kế hoạch
triển khai các thành phần của Hệ thống phòng thủ chống tên lửa ở châu Âu.
Tuyên bố trên không làm hài lòng nhiều người trong khối NATO. Điều đó là
dễ hiểu.
Vì vậy, nguyên nhân thứ hai của đầu cơ quân sự của NATO là hiện
thực hơn, đó là: các nước phát triển phương Tây không muốn nhìn thấy nước
Nga nằm trong nhóm các đối thủ cạnh tranh không chỉ trong lĩnh vực quân sự,
mà cả trong các lĩnh vực kinh tế, chính trị và xã hội. Những người đứng đầu
các nước này hiểu rằng, nếu không thể gạt bỏ được đối thủ cạnh tranh về mặt
vật lý (nước Nga ngày càng có sức mạnh quân sự đầy đủ có khả năng không
để xảy ra sự phát triển tiêu cực các sự kiện với kịch bản quân sự), thì cần phải
làm suy yếu nó. Họ muốn làm nước Nga phải quì gối chăng? Rất đơn giản:
chúng ta nên nhớ lại lịch sử Liên Xô bị cuốn vào một cuộc chạy đua vũ trang
làm khánh kiệt đất nước và họ đang lặp lại như vậy giống như họ đã làm
trong lịch sử thế kỷ vừa qua. Và điều đó không phải là ngẫu nhiên, bởi vì với
mức giá dầu mỏ và khí đốt tương đối không cao so với mức giá hiện nay, mà
họ đã duy trì một đội quân đông đảo, đã ủng hộ hơn 20 nước định hướng xã
hội chủ nghĩa, trên thực tế Tổ chức Hiệp ước Vácsava tồn tại là dựa vào
nguồn tài chính của Liên Xô. Điều đó thấy rõ qua bảng 2 và 3.
Bảng 2. Các lực lượng vũ trang Liên Xô trong thời kỳ “đình đốn”


Tên gọi
Bộ đội của quân đội và hải quân, triệu người
Các nhà xây dựng quân sự, nghìn người
Bộ đội biên phòng, nghìn người
Bộ đội nội vụ, nghìn người
Bộ đội đường sắt, nghìn người
Số lượng sư đoàn, đơn vị
Số xe tăng, chiếc
Dự trữ vũ khí hoá học, nghìn tấn
Đầu đạn hạt nhân, nghìn quả

Số lượng
4,5
329
220
200
200
180
63,800
gần 50
gần 15


Bảng 3. So sánh chi phí quân sự của NATO và khối Vácsava (triệu USD)

Năm

Mỹ

1975

1980

88 983
142 700

Thành thành viên
khác của NATO
60 471
98 188

Liên Xô
124 000
214 050

Các thành viên
Vácsava khác
7 937
166

Hiện nay NATO đang cố gắng diễn lại bức tranh cũ. Họ đang khiêu
khích nước Nga áp dụng các biện pháp đáp trả. Từ đây là sự mở rộng NATO,
đẩy nhanh việc đưa các căn cứ của NATO tiến sát biên giới Nga, các kế
hoạch triển khai các thành phần của Hệ thống phòng thủ chống tên lửa ở
Cộng hoà Séc và Balan, thăm dò quan điểm xã hội ở Ucraina và Grudia về
vấn đề các nước này gia nhập NATO, cũng như Thượng viện Mỹ tán thành kế
hoạch tiếp nhận các nước này gia nhập Liên minh và giúp đỡ họ về kinh tế và
tài chính. Tất cả điều đó được thực hiện dưới bức màn bí mật, những phát
biểu ngọt ngào và niềm tin vào sự không định hướng chuẩn bị quân sự chống
Nga. Những bước đi thực tế của chính quyền Mỹ hiện nay chứng tỏ điều
ngược lại. Ví dụ, Lầu Năm góc bắt tay vào xây dựng mạng Internet riêngwarnet và mạng này sẽ được sử dụng cho các cuộc chiến tranh tương lai.

Chương trình dự kiến sẽ hoàn thành sau 20 năm, tiêu tốn hơn 200 tỷ USD.
Chỉ riêng việc bảo đảm liên lạc trong vòng 5 năm tới sẽ phải tiêu tốn 24 tỷ
USD. (Đây là khoản tiền lớn hơn so với chi phí của người Mỹ để chế tạo bom
nguyên tử). Mỹ không vội vã tiêu huỷ các đầu đạn hạt nhân chiến lược phải
cắt giảm, trong khi Nga phải thực hiện đầy đủ và vô điều kiện các nghĩa vụ đã
được thông qua của mình. Việc đưa các đầu đạn này vào lực lượng dự bị sẽ
cho phép Lầu Năm góc tăng số đầu đạn từ 2.700 đơn vị năm 2002 lên 3.230
đơn vị trong năm sau đó. Trong khi đó Nga đã thoả thuận với Mỹ về việc đến
ngày 31-12-2012 sẽ giảm số đầu đạn hạt nhân chiến lược xuống còn 1.700 2.200 đơn vị.
Nước Nga nhận được gì? Nước Nga giảm vũ khí, còn ngược lại Mỹ và
các đồng minh của Mỹ lại tăng. Ai giấu giếm? Theo thực tế của năm 2003
trong các kho vũ khí thì chỉ riêng Mỹ đã có 7.068 đầu đạn hạt nhân được triển
khai, trong đó có 5948 đầu đạn hạt nhân chiến lược và 1120 đầu đạn hạt nhân
phi chiến lược. Và ngoài kho hạt nhân của Mỹ còn có các kho hạt nhân của
các nước khác. Ví dụ, Anh có 185 đơn vị đạn hạt nhân chiến lược, Pháp có
348 đơn vị, Trung Quốc có 282 đơn vị đạn chiến lược và 120 đơn vị phi chiến
lược. Các nước khác như Ấn Độ, Pakixtan và Ixraen mỗi nước đều có vài
chục đơn vị đầu đạn nguyên tử. Và tất cả những nước này lại ở rất gần Nga,


trong khi đó lại ở khá xa Tây Âu, nhất là Mỹ. Vậy ai đe doạ ai trong tình
huống này? vấn đề đã rõ.
Vấn đề càng trở nên rõ ràng hơn, nếu tính rằng GDP của nước Nga hiện
nay được đánh giá chỉ là hơn một nghìn tỷ USD một chút. Để so sánh - GDP
của Nhật lớn gấp 4 lần; chưa kể đến GDP của Mỹ, Đức, Anh, Pháp, Ấn Độ,
Italia, Trung Quốc v.v. Hiện nay các nước Liên minh châu Âu đã chiếm tỷ
trọng hơn 20% GDP thế giới, trong khi tỷ trọng nền kinh tế Nga trong tổng
GDP của thế giới đến năm 2015 chỉ đạt 3%. Trong khi đó tỷ trọng của Mỹ đạt
16,5%, còn Trung Quốc-18%. Hiện nay Nga giống như một pháo đài bị bao
vây mà trên đường biên giới phía Tây của pháo đài đó là Khối quân sự Bắc

Đại Tây Dương hùng mạnh-NATO, trên biên giới phía Đông là Nhật Bản với
nền kinh tế phát triển mạnh và chi phí quân sự ngày càng tăng, cũng như một
nước Trung Quốc đang phát triển nhanh chóng với nguồn nhân lực vô cùng
đông đảo. Trong trường hợp như vậy nước yếu có thể đe doạ được nước mạnh
hay không? Chúng ta cảm thấy rằng vấn đề này vẫn chưa có câu trả lời.
Không bao giờ những nước yếu lại có thể phát động chiến tranh chống lại các
kẻ thù mạnh của mình. Điều đó là vô lý. Nga với NATO ganh đua nhau đơn
giản không theo sức mạnh. Đáng mừng là cả ban lãnh đạo chính trị-quân sự
của đất nước lẫn ban lãnh đạo lực lượng vũ trang đều hiểu rất rõ điều đó và
không làm gì để tự lôi kéo mình vào cuộc chạy đua vũ trang quá tốn kém và
rất nặng nề, khó khăn đối với Nga. Không phải ngẫu nhiên mà mới đây
nguyên Tư lệnh Không quân Nga đã tuyên bố rằng, các nước giàu trong khối
NATO, họ muốn chi nhiều tiền cho phòng thủ chống tên lửa, còn nước Nga
thì không. Vì thế chỉ có một lối thoát là tìm kiếm những phương tiện thích
hợp nhưng ít tốn kém hơn. Điển hình của quan điểm này là đưa tổ hợp tên lửa
“S-400” vào trang bị. Chỉ có hệ thống vũ khí thế hệ thứ năm này mới làm
giảm giá trị Hệ thống phòng thủ chống tên lửa do Mỹ đang xây dựng.
Còn một nguyên nhân nữa để phương Tây cố gắng lôi kéo Nga vào
cuộc chạy đua vũ trang. Những sự kiện gần đây trên thế giới chứng tỏ rằng,
các nước văn minh, nền kinh tế, tình hình dân cư, sự phát triển của họ phụ
thuộc nhiều vào việc cung cấp hyđrô cácbon và các nguyên liệu khác với giá
tương đối rẻ. Các quốc gia phát triển nhất trên thế giới sử dụng tới 70% tổng
số dầu mỏ khai thác được, trong khi các nước này chỉ sở hữu có 4% trữ lượng
dầu mỏ thế giới. Chẳng hạn, ở Mỹ trữ lượng dầu mỏ được đánh giá là 3 tỷ tấn
trong khi trữ lượng của thế giới được khẳng định là 150 tỷ tấn. Các chuyên
gia Mỹ trong lĩnh vực khai thác nguyên liệu hyđrô cácbon khẳng định rằng
phương Tây rơi vào tình trạng phụ thuộc năng lượng từ các nước giàu nhiên
liệu như Nga, Arập Xêút, Irắc, Iran, Libi, Angiêri, Vênêduêla v.v. Chình vì
thế mà quan điểm của các nước phương Tây, trong đó có NATO, muốn trước
hết nhận được từ các nước này lượng dầu mỏ và khí đốt lớn hơn. Vả lại điều

đó là rất đặc trưng và tiêu biểu không chỉ đối với NATO, mà cả Trung Quốc,


Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ và những quốc gia đang phát triển nhanh khác
trên thế giới. Điều đó nói lên điều gì? điều đó nói lên rằng, trong tương lai
gần ở những khu vực có mỏ dầu sẽ có xung đột lợi ích giữa các nước khác
nhau với đầy những hậu quả khôn lường. Vì vậy một số nước đã vội vã thâm
nhập vào những khu vực trên. Kết luận này không phải là ngẫu nhiên, nếu chú
ý đến bảng 4.
Có lẽ, Irắc (trong số các nước được nêu trong bảng 4) không phải ngẫu
nhiên trở thành nạn nhân đầu tiên của sự xâm lược. Nhưng ở đây cũng cần
thấy một sự thật là nhịp độ khai thác dầu mỗi năm một tăng nhanh. Và Nga
cũng không phải là một ngoại lệ. Vì thế, dự trữ dầu có thể sẽ cạn kiệt nhanh
hơn so với loài người tưởng. Chỉ vào đầu thế kỷ 21 người ta đã có kế hoạch
chỉ khai thác ở mức như trong thế kỷ trước.

Bảng 4. Trữ lượng dầu mỏ chỉ đủ để khai thác ở mức như hiện nay
(theo số liệu của hãng British Petroleum)
Nước
Canađa
Nauy
Mỹ
Nga
Cadăcxtan
Mêhicô
Nigiêria
Cata
Arập Xêút
Các tiểu vương quốc Arập thống nhất
Irắc


Số năm còn khai thác được
6
8
11
19
27
21
30
55
85
114
128

Bảng 5. Khai thác dầu của thế giới trong thế kỷ 20 (tỷ thùng)

Năm
Khai
thác dầu

đến 1901-19201921-19401941-19601961-19801981-20002001-2020
1900
(dự đoán)
0,5
6,5
27,2
73,4
266,4
445,2
1080



Trữ lượng của Mỹ được đánh giá là 3 tỷ tấn dầu. Trong khi đó như ở
khu vực Caxpi của Cadắcxtan (mỏ dầu Kashagan) được phát hiện mới đây có
trữ lượng được đánh giá là từ 7-9 tỷ tấn. Hiện nay Mỹ nhập khẩu 56% nhu
cầu dầu mỏ, trong tương lai trước mắt sẽ nhập khẩu 65-70%. Vì thế Mỹ quan
tâm đến khu vực Vịnh Pecxích nơi tập trung tới 65% trữ lượng dầu thế giới.
Trong khu vực Cận Đông và ở châu Phi tập trung hơn 90% trữ lượng dầu đã
được thăm dò. Ở Irắc – 11,77%. Irắc đang khai thác 120 triệu tấn dầu một
năm. Mỗi năm người Mỹ đốt và chế biến 561 triệu tấn dầu (trong đó Mỹ nhận
được từ Liên bang Nga và các quốc gia SNG khác gần 10 triệu tấn).
Một qui luật thú vị được rút ra: giá dầu càng cao thì tốc độ tăng trưởng
kinh tế thế giới càng thấp. Ví dụ, vào đầu những năm 70 của thế kỷ trước, khi
giá dầu không quá 10 USD một thùng thì tốc độ tăng trưởng trung bình hàng
năm của GDP thế giới dao động ở mức 5-7%, còn vào đầu những năm 80 khi
giá dầu là 70 USD một thùng thì tăng trưởng GDP thế giới là 1-2%.
Hiện nay Nga đang tăng tốc độ khai thác dầu, cũng như bán dầu. Trong
đó họ thường không nghĩ rằng, chính điều đó đang tạo khả năng củng cố
những nước mà Nga bán nguồn nguyên liệu chiến lược này cho họ. Theo số
liệu của Uỷ ban Tài nguyên quốc gia và Bộ Môi trường, nhịp độ khai thác dầu
ở Nga thể hiện như sau.

Bảng 6. Khai thác dầu ở Nga

Năm
1970
1980
1990
1995
2000

2003
2004

Triệu tấn
282
541
506
298
310
412
440

Có thể rút ra kết luận rằng, chừng nào loài người còn chưa tìm được
nguồn năng lượng thay thế dầu mỏ thì cuộc đấu tranh giành giật các mỏ dầu
sẽ còn tiếp tục và, rất có thể, sẽ còn trở nên khốc liệt hơn. Tất nhiên, đặc điểm


thật sự và nguyên nhân đối đầu sẽ được giấu kín như điều đó đang được làm
hiện nay. Nhưng những nước phụ thuộc nhiều nhất vào dầu mỏ, uran và khí
đốt là những nước phát triển và mạnh nhất về mặt quân sự và kinh tế sẽ làm
tất cả để trực tiếp hoặc gián tiếp có được các tài nguyên dưới lòng đất của
những nước khác. Ví dụ, điều đó thấy rõ ở Iran-nước đang cố gắng bảo vệ
mình đang soạn thảo và phát triển chương trình hạt nhân của mình. Theo tác
giả, Iran rất có thể là nước đang cảm thấy sự bá quyền của NATO trên thế
giới. Đối với các nước OPEC khác điều đó sẽ là một cảnh báo nghiêm túc.
Thống kê cho thấy rằng, nước chi phí nhiều nhất cho chạy đua vũ trang
lại là nước hay lên giọng phê phán các nước khác về chính điều đó. Trong
trường hợp này nước đó là Mỹ. Ví dụ, hiện nay hơn một nửa chi phí quân sự
trên thế giới là của Mỹ. Các chi phí quân sự như hiện nay là chưa từng có vào
giữa những năm 80 của thế kỷ trước. Lúc đó, ở đỉnh điểm của cuộc “Chiến

tranh lạnh” chi phí quân sự của thế giới cũng chỉ là 898 tỷ USD. Hiện nay kỷ
lục này đã bị phá và đã đạt hơn 1.000 tỷ. Theo bảng 7, rõ ràng Nga còn xa
mới là nước “dẫn đầu” về chi phí cho chạy đua vũ trang. Các số liệu nêu trong
bảng sau về chi phí quân sự trên thế giới những năm gần đây đã khẳng định rõ
ràng điều đó. Điều này phân biệt Liên bang Nga hiện đại với Liên Xô trước
đây. Nhưng tại sao họ lại đe doạ.
Bảng 7. Chi phí quân sự của các nước chủ chốt trên thế giới trong năm
2006 (tỷ USD)
Nước
Mỹ
Anh
Nhật Bản
Pháp
Đức
Trung Quốc
Ấn Độ
Nga
Hàn Quốc

Ngân sách quân sự
550
51
45
41
32
30
25
24
21


Nước Nga chiếm vị trí thứ 8 trong số những nước dẫn đầu chi phí quân
sự trên thế giới. Nếu tính tổng chi phí quân sự của tất cả các nước NATO thì
khoảng cách chi phí quân sự của Nga và NATO sẽ rất lớn. Chỉ riêng về điều
này thôi đã không thể nói đến nguy cơ của nước Nga hiện đại đối với các
nước phương Tây. Trong trường hợp này thấy rõ ai đe doạ ai?
Nước Nga bị buộc tội là tăng cường tốc độ bán vũ khí. Ở đây người ta
lại không thèm đếm xỉa đến những sự thực nói lên rằng, đó chỉ là một biện


pháp bắt buộc của nước Nga. Nói theo lời Tổng thống V.Putin, Liên bang
Nga với tính chất là nước sản xuất và bán vũ khí hiện đại, đã sẵn sàng cạnh
tranh sòng phẳng. Nước nga đã đánh mất thị trường bán vũ khí vào cuối
những năm 90 của thế kỷ trước. Hiện nay Nga đang cố gắng trở lại thị trường,
chuyển sang cơ sở thị trường trong phát triển nền kinh tế của mình, mà điều
này thì các nước phương Tây đã làm từ rất lâu rồi. Điều đó không làm hài
lòng các nước NATO. Trong những năm gần đây các nước NATO đã quen
với sự thống trị vô hạn đối với thị trường vũ khí, vì thế họ đối xử không thân
thiện gì với các thành viên mới. Mà chính nhờ có xuất khẩu vũ khí mà Quân
đội và Hải quân Nga được đổi mới sau 10 năm cuối của thế kỷ 20 phải tồn tại
một cách lay lắt.
Bảng 8. Xuất khẩu vũ khí của Liên bang Nga và chi phí cho lực
lượng vũ trang Nga (tỷ USD)
Năm
1995
1996
1997
1998
1999
2000
2001

2002
2003
2004
2005
2006

Khối lượng doanh thu Chi phí cho mua sắm và hiện
nhờ xuất khẩu vũ khí đại hoà vũ khí cho lực lượng
vũ trang
2,8
1,2
3,5
1,5
2,7
1,7
2,6
1,6
2,5
1,4
3,6
1,9
3,7
2,0
4,8
2,0
5,3
2,1
5,8
2,2
6,1

2,3
5,9
2,4

Nếu như chỉ mới đây thôi Nga xuất khẩu tới 95% lượng vũ khí trang bị
sản xuất ra thì nay tình hình đã thay đổi đáng kể. Thay vì những mẫu vũ khí
đơn lẻ là những loạt vũ khí và kỹ thuật quân sự lớn được đưa vào trang bị cho
lực lượng vũ trang. Trong “Chương trình trang bị lại cho Quân đội và Hải
quân” vừa được thông qua mới đây, nhà nước đã dành cho mục đích này gần
5.000 tỷ rúp, hoặc gần 185 tỷ USD. Trong khuôn khổ chương trình này đến
năm 2015 sẽ đưa 34 hầm phóng tên lửa, 50 máy bay ném bom chiến lược loại
Tu-160 và Tu-95 MS, 50 tổ hợp phóng tên lửa cơ động “Tôpôl”, 8 tàu ngầm
nguyên tử, 31 tàu chiến và 116 nghìn ôtô vào trực chiến. Không phải vì thế
mà số vũ khí này gây sợ hãi cho NATO chứ?


Chắc chắn là không. NATO có nhiều chuyên gia giỏi, và họ hiểu rất rõ
rằng toàn bộ số vũ khí này cũng chỉ chưa đủ trong 10 năm để đổi mới số vũ
khí và kỹ thuật đang lạc hậu chứ chưa nói gì đến thay thế số vũ khí, kỹ thuật
quân sự phải loại khỏi trang bị hoặc để tận dụng chúng. Nếu tỉnh táo nhìn
thẳng vào sự thật thì vấn đề hoàn toàn khác. Đâu đó người ta không muốn
nhìn thấy một nước Nga đổi mới buôn bán các công nghệ hiện đại. Họ muốn
nhìn thấy một nước Nga phải lê lết bằng tay, bán tài nguyên thiên nhiên, chất
xám của mình v.v. Nhưng nước Nga từ lâu đã không còn là nước Nga ở cuối
thể kỷ 20. Nước Nga đã trải qua nhiều căn bệnh khác nhau, đã lặng lẽ xác
định thái độ của mình với NATO và các chủ thể khác của chính sách đối
ngoại đã lựa chọn cho mình con đường phát triển và trong những năm gần
đây vững tin đi theo con đường đó. Chính điều này đã không làm hài lòng
nhiều người ở phương Tây.
Không ai cấm chuyện buôn bán vũ khí. Phương Tây cũng buôn bán, mà

còn buôn với khối lượng lớn hơn Nga rất nhiều. Nước Nga mới chỉ bắt đầu
đẩy mạnh hơn một chút việc buôn bán này, trong khi cả Mỹ và các đồng minh
của Mỹ trong khối NATO đã và đang thúc đẩy mạnh mẽ việc buôn bán này
với nhịp độ cao hơn Nga rất nhiều. Chỉ riêng trong những năm 1998-2002 Mỹ
đã bán lượng vũ khí trị giá 37,7 tỷ USD. Pháp, Đức, Anh và Italia bán với
lượng tương ứng là 8,3; 4,9; 4,8; 1,7 tỷ USD. Người mua vũ khí sẽ thấy rất
thú vị nếu xem bảng 9.
Bảng 9. Nước bán và nước mua vũ khí năm 2006.

Nước bán
Mỹ
Nga
Anh
Ixraen
Pháp
Đức
Ucraina

Tổng số, tỷ USD
12,5
6,1
3,3
1,2
1,1
1,0
0,9

Nước mua
Trung Quốc
Ấn Độ

Hàn Quốc
Hy Lạp
Pakixtan
Braxin
Angiêri

Tổng số, tỷ USD
3,5
2,5
2,0
1,5
1,4
1,3
1,0

Vậy nước nào cần phải lo ngại? Nếu lại không phải là Nga. Đơn giản là
người ta đã không cho Nga tiếp cận thị trường vũ khí ở châu Âu, đặc biệt là ở
những nước trước đây nằm trong Hiệp ước Vácsava. Bây giờ người ta lại
muốn bổ sung vào đó các nước Ucraina, Grudia, Mônđôva, Adecbaigian,
Tuốcmênia, Ápganixtan và nhiều nước nữa vốn từ vùng ảnh hưởng trước đây
của Nga.


Đặc biệt cần phải nói đến một vấn đề nữa, bởi vì vấn đề đó cũng đặc
trưng cho các chủ thể mà trong thế giới hiện đại là một nguy cơ nhất định.
Vấn đề về sự tham gia của Nga và NATO trong các cuộc chiến tranh mười
năm gần đây. Nga không tham gia trong các cuộc chiến tranh này và, hy
vọng, sẽ không tham gia. Về phần mình Liên minh Bắc Đại Tây Dương ngay
từ đầu đã “ném bom” Nam Tư, chia nhỏ một quốc gia thống nhất. Sau đó
chiếm đóng Ápganixtan, đưa tới đây 38 nghìn quân. Sự thật, thứ “dân chủ”

mà người ta đem đến đây, không thể mọc rễ trên mảnh đất Ápganixtan. Và ở
Irắc người Mỹ và các đồng minh của Mỹ rõ ràng đang thất bại. Vậy ai phải lo
sợ trong thế giới hiện đại?
Thực tế sau cũng giúp trả lời cho chúng ta vấn đề này. Các nước NATO
sau khi Liên Xô sụp đổ và Nga suy yếu trên thế giới đã thực hiện sự kiểm soát
chính trị-quân sự các khu vực ảnh hưởng trước đây của Nga và Liên Xô. Đó
là các nước vùng Bancăng, các nước Bantích, các quốc gia Trung và Đông
Âu. Thật thú vị là ngay Đ. Rôckơpheolơ đã nói: “Tôi sở hữu rất nhiều và trên
thực tế lại không kiểm soát được gì. Tôi muốn không sở hữu gì cả và kiểm
soát được tất cả”. Người Mỹ đang tích cực sử dụng ý tưởng này ở những ngõ
ngách khác nhau trên hành tinh. Ví dụ, hiện nay Mỹ và Anh đang kiểm soát
27% trữ lượng dầu mỏ 40% trữ lượng khí đốt của khu vực Caxpi. Ngoài
Ápganixtan và Irắc, sau sự kiện 11-9-2001 Mỹ đã bảo đảm cho mình sự hiện
diện quân sự ở một số nước Trung Á. Việc có các căn cứ quân sự cho phép
Mỹ kiểm soát không phận trên thực tế đối với toàn bộ Trung Á. Ngoài ra, Mỹ
đang bành trướng ảnh hưởng của mình ở Grudia, Adécbaigian, Ucraina và
nhiều nước cộng hoà khác của Liên Xô cũ. Thoả thuận với Mỹ về việc chuyển
hoá lực lượng vũ trang Adécbaigian sang các tiêu chuẩn của NATO đã có
hiệu lực ở nước này từ năm 2002. Grudia cũng đã chuyển sang các tiêu chuẩn
của NATO. Trên thực tế, trên lãnh thổ của nước này đã tạo ra các điều kiện
cho việc triển khai quân NATO. Quân đội Mỹ đã chiếm vị trí của quân Nga.
Vậy ai đe doạ ai trong trường hợp này? Câu trả lời lại đã rõ.
Báo chí Mỹ đã nhiều lần công bố các kế hoạch chia cắt nước Nga hiện
đại. Đặc biệt ở đây Z. Brêdinxki và M. Ônbrai đã thành công. Họ nói thẳng ra
rằng, nước Nga là một nước có quá nhiều và rộng lớn, ví dụ, Xibêri. Cần phải
tách Xibêri khỏi Nga. Xây dựng ở đây một loạt quốc gia nhỏ mà Mỹ điều
khiển được, khi đó, như một đập chắn sóng, các nước cộng hoà Xibêri sẽ kẹp
chặt quanh Trung Quốc. Rồi lại làm như vậy, dường như cái tiền đề mà họ
nghĩ ra này không tồi. Họ làm tất cả điều đó chỉ vì một mục đích: để nước
Trung Quốc Cộng sản không thể trở thành một cường quốc hùng mạnh hơn.

Nhưng những nhân vật này không có quyền gì để ra lệnh, kể cả nghĩ về điều
đó? Có thể chỉ cần hình dung rằng, điều gì sẽ xảy ra, nếu một ai đó trong số
các chính trị gia của chúng ta, thậm chí là các cựu chính trị gia, nói một điều
gì đó tương tự liên quan đến các thành viên NATO.


Các công dân Nga không thể không cảnh giác đề phòng trong các quan
hệ NATO và Nga và sự kiện đóng cửa các căn cứ quân sự cũ ở Đức, Nhật
Bản, Hàn Quốc, nhưng, trước tiên mở cửa các căn cứ mới trên các đường biên
giới phía Tây của Nga. Đáng chú ý là việc NATO xây dựng cái gọi là các căn
cứ tác chiến tiền tiêu với việc triển khai một số lượng quân nhân không lớn
lắm, nhưng lại có khả năng triển khai nhanh. Và số lượng các căn cứ như vậy
trong vài năm gần đây mỗi ngày một tăng và đã đạt mức 1.000 đơn vị (năm
2003, số căn cứ này mới chỉ hơn 700 một chút). Ở đây tham vọng của NATO
chắc không phải là làm suy yếu sức mạnh đòn tập kích đáp trả vào lãnh thổ
các nước thành viên của khối?
Cần lưu ý nhận xét của cựu Bộ trưởng tư pháp Mỹ Ramsey Clark rằng
NATO-đó là nắm đấm nền kinh tế Mỹ. Mỹ đã tích cực sử dụng nắm đấm này
để đạt được các mục tiêu chính trị, quân sự và kinh tế. Chính vì thế Mỹ không
muốn và không vội vã làm suy yếu nắm đấm quân sự này để tiếp tục đe doạ
những ai dám chống lại ý chí của họ.
Một vấn đề đặt ra là nước Nga phải làm gì trong tình hình này? tìm
được câu trả lời này thật không dễ, nhưng cần thiết. Nước Nga không cần
phải đối đầu với NATO ngay cả về mặt lý thuyết. Đơn giản là hiện nay, mà
hơn nữa là trong tương lai gần phải cố gắng tìm kiếm những đồng minh có
trọng lượng về chính trị, kinh tế và quân sự, tất nhiên là cùng với Nga, làm sự
bảo đảm kiềm chế các tham vọng xâm lược của NATO hoặc các thành viên
riêng lẽ của NATO. Trung Quốc và Ấn Độ hoàn toàn có thể trở thành những
nước như vậy. Ví dụ, các chuyên gia cho rằng, với nhịp độ phát triển và hiện
đại hoá quân đội như hiện nay thì trong vòng 10-15 năm tới Trung Quốc có

thể đứng ngang hàng với Mỹ, thay thế Liên Xô cũ với tư cách là đối thủ chủ
yếu của Mỹ. Nếu có được tiềm lực tổng hợp của ba quốc gia này thì ba nước
cùng nhau có thể chặn đứng NATO trong tình huống khẩn cấp (bảng 10).

Bảng 10. Tiềm lực quân sự tổng hợp của Nga, Trung Quốc và Ấn Độ.

Lực lượng vũ trang (nghìn người)
Nước
Dân số
Tổng Lục Không
Hải Lực lượng Khả năng
số
quân quân
quân hạt nhân động viên
(đơn vị)
Nga 145.100
1.200 322
49,5
150
7800
32250
Trung 1.255.000 2470
1730 420
220
400
34300
Quốc


Ấn Độ 1.016.242 1303


1100

150

53

30-40

28700

Nhìn chung điều đó không có nghĩa rằng nước Nga cần phải nhanh
chóng xây dựng khối quân sự nào đó để đối chọi với NATO. Tuyệt nhiên
không, nhưng Mỹ và các quốc gia NATO khác cần phải hiểu rằng, trong thế
kỷ 21 họ không thể dễ dàng áp đặt ý chí của mình bằng sức mạnh trong quan
hệ với các nước dù là yếu hơn họ. Điều đó là cực kỳ phức tạp đối với chính
các nước và các dân tộc này. Những năm gần đây, sau hành động khủng bố ở
Mỹ ngày 11-9-2001, các sự kiện sau đó ở Anh, Tây Ban Nha, Ápganixtan,
Irắc và các nước khác, đã chứng tỏ rằng thế giới của chúng ta rất yếu đuối và
không được bảo vệ. Vì thế, mọi nỗ lực của loài người phải nhằm không phải
phá huỷ nó, mà ngược lại, phải bảo vệ, duy trì và củng cố nó. Nhưng sẽ không
thể làm được điều đó, nếu tất cả chúng ta không chạnh lòng, sợ sệt ai đó trong
điều kiện hiện nay. Từ chi phí quân sự của Nga (bảng 11) cho thấy rõ, nước
Nga không đe doạ ai, mặc dù rằng khối lượng chi phí đó có tăng lên. Đơn
giản là các chi phí đó chưa tương xứng với chi phí quân sự của NATO.

Bảng 11. Chi phí quốc phòng của Liên bang Nga (tỷ rúp)

Năm
2000

2001
2002
2003
2004
2005
2006

Tổng số
192
237
284
346
414
555
667

Tỷ lệ% trong GDP
2,4
2,8
2,7
3,0
3,0
3,0
3,0

Các số liệu của bảng 12 cho thấy một cách trực quan những nước nào
đang tăng cường thực sự chi phí quân sự trong suốt một thời gian dài, còn
những nước nào thì giảm chi phí quân sự.
Như vậy, có thể xác nhận rằng, thế giới không việc gì phải sợ nước Nga
hiện đại. Chúng ta đã rút ra kết luận đúng từ lịch sử mới đây của mình. Bây

giờ chúng ta cần phải cho mọi người thấy rõ, trong thế giới hiện đại nước nào
thật sự là mối đe doạ nhất định đối với sự tồn tại hoà bình của loài người.


Nước nào đang chi phí những nguồn nhân lực và vật lực khổng lồ không phải
để phát triển hành tinh chúng ta, mà là để chuẩn bị tiêu diệt nó, nước nào
đang quẳng hàng tỷ USD vào cái lò chạy đua vũ trang trong khi những khoản
tiền đó lại rất cần để khắc phục hàng loạt các bệnh nan y, cải thiện cuộc sống
cho đại đa số người dân trên trái đất. Nếu chúng ta nắm bắt được tất cả điều
đó thì khi ấy chúng ta sẽ không bị đánh lừa với tuyên bố rằng, nước Nga hiện
đại là mối đe doạ hoà bình. Những sự kiện nêu trên chính là nói lên điều
ngược lại.

Bảng 12. Chi phí quân sự của các nước chủ chốt trên thế giới (tỷ USD)

Nước
Mỹ
Anh
Pháp
T.Quốc
Nga

Năm
1993
1994
1995 1996 1997
297,6 288,6
278,9 271,4 267,2
42,5 41,2
41,2 40,8 39,1

43,9 43,4
43,9 43,1 42,3
7,4
7,7
7,6
7,8
7,9
41,9 40,0
24,6 23,3 23,2

*********

1998
268,5
38,7
42,3
8,3
17,3

1999
276,7
38,4
40,8
9,5
16,9

2000
280,8
38,6
42,5

12,6
22,5



×