Tải bản đầy đủ (.doc) (36 trang)

Báo cáo thực tập Văn hóa và Xã hộị: Tìm hiểu Đền đức hoàng ở Yên Thành Nghệ An

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (639.04 KB, 36 trang )

MỤC LỤC
MỤC LỤC............................................................................................................1
LỜI CẢM ƠN......................................................................................................3
MỞ ĐẦU..............................................................................................................1
1.Lý do chọn đề tài..........................................................................................................................1
2.Mục đích nghiên cứu...................................................................................................................2
3.Đối tượng, phạm vi nghiên cứu...................................................................................................2
4. Phương pháp nghiên cứu...........................................................................................................2
5. Đóng góp đề tài..........................................................................................................................2
6. Bố cục của đề tài.........................................................................................................................3

CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY...............4
GIÁ TRỊ DI TÍCH...............................................................................................4
1.1.Khái niệm di tích.......................................................................................................................4
1.2.Khái niệm di tích lịch sử - văn hóa............................................................................................4
1.3.Khái niệm di sản văn hóa..........................................................................................................4
1.4.Khái niệm bảo tồn....................................................................................................................5
1.5.Khái niệm phát huy...................................................................................................................5

CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CÁC GIÁ TRỊ
CỦA KHU DI TÍCH LỊCH SỬ ĐỀN ĐỨC HOÀNG_ YÊN THÀNH_
NGHỆ AN............................................................................................................6
2.1. Khái quát chung về huyện Yên Thành......................................................................................6
2.1.1. Điều kiện tự nhiên................................................................................................................6
2.1.2. Tiềm năng kinh tế.................................................................................................................8
2.1.3. Điều kiện xã hội....................................................................................................................9
2.1.3.1.Lịch sử hình thành............................................................................................................10
2.1.3.2.Cách tổ chức dân cư.........................................................................................................11
2.1.4. Truyền thống lịch sử văn hóa..............................................................................................11
2.2. Gía trị của khu di tích văn hóa lịch sử Đền Đức Hoàng..........................................................12
2.2.1. Vị trí địa lý...........................................................................................................................12


2.2.2.Lịch sử hình thành...............................................................................................................13
2.2.4. Nét đặc sắc trong kiến trúc của khu di tích lịch sử Đền Đức Hoàng....................................15
2.2.4.1. Nhà thượng điện.............................................................................................................15
2.2.4.2. Nhà trung điện.................................................................................................................16
2.2.4.3. Nhà hạ điện.....................................................................................................................17


2.3. Giới thiệu về lễ hội.................................................................................................................17
2.3.1. phần lễ................................................................................................................................17
2.3.2.Phần hội...............................................................................................................................18
2.3.3. Gía trị của di tích lịch sử văn hóa Đền Đức Hoàng .............................................................19
2.4. Thực trạng bảo tồn và phát huy các giá trị của khu di tích lịch sử đền Đức Hoàng................19
2.5. Đánh giá thực trạng bảo tồn..................................................................................................20
2.5.1.Ưu điểm...............................................................................................................................20
2.5.2. Nhược điểm........................................................................................................................22

CHƯƠNG III. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NHẰM KHẮC PHỤC NHỮNG
TỒN TẠI CỦA DI TÍCH..................................................................................23
3.1. Nhứng biện pháp cơ bản nhằm bảo tồn và phát huy những giá trị của khu di tích đền Đức
Hoàng...........................................................................................................................................23
3.1.1.Đối với cán bộ quản lý khu di tích đền Đức Hoàng..............................................................24
3.1.2. Đối với nhân dân nơi đây và du khách thập phương..........................................................25
3.1.3. Về công tác quản lý giữ gìn an ninh trật tự và cảnh quan của khu di tích đền Đức Hoàng..26
3.1.4. Đối với chính sách đầu tư của nhà nước.............................................................................28

KẾT LUẬN........................................................................................................28
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................29
MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ ĐỀN ĐỨC HOÀNG.............................................30



LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên cho tôi xin được nói lời cảm ơn chân thành tới thầy Hoàng
Văn Của, người đã tận tình hướng dẫn tôi hoàn thành đề tài này. Ngoài ra tôi
xin được cảm ơn các thầy cô trong khoa Quản lý văn hóa nghệ thuật đã cho tôi
những đóng góp quý báu trong quá trình iến hành làm đề tài này.
Trong quá trình thu thập tài liệu tôi cũng nhận được sự quan tâm giúp đỡ
nhiệt tình của các bác làm việc trong đền Đức Hoàng, các cô chú trong UBND
xã Phúc Thành, thư viện trường Đại Học Văn Hóa Hà Nội đã giúp tôi hoàn
thành bài này.
Mặc dù vậcó nhiều cố gắng, song kinh nghiệm còn thiếu, thời gian thu
thập tài liệu và tìm kiếm không dài nên bài không tránh được thiếu sót. Tôi rất
mong nhận được sự đóng góp chân thành từ phía thầy cô để hoàn thành bài được
hòn chỉnh hơn.
Xin chân thành cảm ơn !
Hà Nội ngày 15 tháng 4 năm 2015
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Thị Linh


MỞ ĐẦU
1.Lý do chọn đề tài.
Hoạt động văn hóa nói chung và bảo tồn,kế thừa và phá huy những giá trị
văn hóa truyền thống nói riêng luôn được Đảng và nhà nước ta quan tâm. Chủ
tịch Hồ Chí Minh đã xác định: Văn hóa là một căn bản của xã hội đồng thời
Người cũng nêu rõ trong cuộc kiến thiết nước nhà có 4 vấn đề cần chú ý đến
cùng phải coi trọng lẫn nhau là: Chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa.
Bước sang thời kỳ đổi mới toàn diện, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại
hóa đất nước, xây dựng chủ nghiã xã hội nhằm thực hiện thắng lợi mục tiêu:
“dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng văn minh”, Đảng ta khẳng định: “ Văn
hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy

sự phát triển kinh tế_ xã hội” (theo nghị quyết TW5 khóa VIII của Ban chấp
hành Đảng Cộng Sản Việt Nam).
Trải qua hàng ngàn năm lịch sử, với nhiều biến cố của xã hội và sự tàn
phá của thiên nhiên, nhưng Nghệ An nói chung và Yên Thành nói riêng vẫn giữ
một di tích khá lớn và phong phú về loại hình: Di tích lịch sử_ văn hóa, di tích
lịch sử_ kiến trúc, nghệ thuật, khảo cổ. Tháng 6/2002 ở Nghệ An có hơn 133 di
tích được xếp hạng , trong đó Yên Thành có 15 di tích được xếp hạng.
Trong số các di tích đó thì Đền Đức Hoàng ở Yên Thành là một trong
những di tích lịch sử_ văn hóa tiêu biểu được nhân dân nhiều địa phương biết
đến.
Đền được lập ra để thờ ông Hoàng Thá Thốn_ một vị tướng có công lớn
trong cuộc kháng chiến chống giặc Nguyên Mông ở thế kỷ XIII của dân tộc.
Chính vì vậy mà sau khi ông chết, nhân dân nhiều địa phương cũng như
nhân dân Yên Thành lập nhiều miếu, đền để thờ ông. Đền Đức Hoàng được khởi
công xây dựng từ thời Trần, nhưng lúc đó chỉ là một ngôi đền nhỏ, đơn sơ; đến
năm 1505 mới bắt đầu xây tường, lợp ngói. Đền Đức Hoàng là một di tích lịch
sử, văn hóa, là một cong trình kiến trúc nghệ thuật cong phu,tiêu biểu.
Sự phong phú và đa dạng của tất cả các loại hình di tích là một đề tài rất
lý thú đối với những người nghiên cứu và tìm hiểu di tích địa phương làm cho
1


chúng ta biết thêm về lịch sử của dân tộc. Vì thế mà tôi chọn đề tài này làm đề
tài nghiên cứu khoa học của mình. Ngoài ra tôi xin được cảm ơn các thầy cô
trong khoa Quản lý văn hóa nghệ thuật đẫ cho tôi những đóng góp quý báu trong
quá trình tôi tiến hành làm đề tài này.
2.Mục đích nghiên cứu.
Nghiên cứu đề tài này không chỉ giúp em bổ sung kiến thức về địa danh
trên mảnh đất mình sinh ra và lớn lên mà tìm hiểu về nó còn giúp em nhận được
những tồn tại, hạn chế ở khu di tích này từ đó đưa ra được những giải pháp đề

xuất hợp lý để khắc phục và hoàn thiện nó.
3.Đối tượng, phạm vi nghiên cứu.
a. Đối tượng nghiên cứu: khu di tích lịch sử Đền Đức Hoàng ở Yên
Thành_Nghệ An.
b. Phạm vi nghiên cứu.
+ Thời gian: từ 2012 đến 2014
+ Nội dung: Những giá trị văn hóa, tâm linh và những nét đặc sắc của
đền.
4. Phương pháp nghiên cứu.
_ Phương pháp nghiên cứu tài liệu
_ Phỏng vấn, tìm hiểu ở người dân địa phương
_ Phỏng vẩn cán bộ của huyến Yên Thành và xã Phúc Thành
_ Phương pháp quan sát, ghi chép thông tin thống kê, phân tích và rút ra
các kinh nghiệm cho bản thân.
5. Đóng góp đề tài.
_ Phục vụ một cách hệ thống về úa trình xây dựng, trùng tu, tôn tạo các
khu di tích trên địa bàn huyện Yên Thành.
_ Phân tích được giá trị lịch sử và giá trị văn hóa của các di tích, mức độ
ảnh hưởng của các di tích đối với nhân dân trong vùng.
_ Đề xuất một số biện pháp nhằm phát huy, bảo tồn các di tích lịch sử
văn hóa trên địa bàn huyện nhà.

2


6. Bố cục của đề tài.
Ngoài phần mở đầu, kết luận, Tài liệu tham khảo và phụ lục, phần nội
dung chính của đề tài gồm có 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận của bảo tồn và phát huy giá trị di tích
Chương 2: Thực trạng bảo tồn và phát huy các giá trị của khu di tích Đền

Đức Hoàng_ Yên Thành _ Nghệ An.
Chương 3: Đề xuất giải pháp nhằm khắc phục những tồn tại của khu di
tích.

3


CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY
GIÁ TRỊ DI TÍCH.
1.1.Khái niệm di tích.
Di tích là dấu vết của quá khứ còn lưu lại trong long đất hoặc trên mặt đất
có ý nghĩa về mặt văn hóa lịch sử.
Ở Việt Nam, một di tích khi đủ điều kiện sẽ được công nhận theo thứ tự:
di tích cấp tỉnh, di tích cấp quốc gia và di tích quốc gia đặc biệt. Tính đến tháng
8/2010, Việt Nam có hơn 40.000 di tích, thắng cảnh trong đó có hơn 3000 di
tích xếp hạng di tích quốc gia và hơn 5000 di tích xếp hạng di tích cấp tỉnh. Mật
độ và số lượng di tích nhiều nhất ở 11 tỉnh vùng đồng bằng sông Hồng với tỷ lệ
chiếm khoảng 70% di tích của Việt Nam.
1.2.Khái niệm di tích lịch sử - văn hóa.
Di tích lịch sử - văn hóa là công trình xây dựng, địa điểm và các di vật, cổ
vật, bảo vật quốc gia thuộc công trình, địa điểm có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa
học.Di tích lịch sử - văn hóa phải có mọt trong các tiêu chí sau:
_ Công trình xây dựng, địa điểm gắn liền với sự kiện lịch sử tiêu biểu
trong quá trình dựng nước và giữ nước. Các di tích tiêu biểu thuocj loại này như
thành Cổ Loa, Đền Hùng...
_ Công trình xây dựng, địa điểm gắn với thân thế và sự nghiệp của anh
hùng dân tộc, danh nhân đất nước. Các di tích tiêu biểu thuộc thể loại này như
khu di tích lịch sử Kim Liên( Nam Đàn_ Nghệ An), đền Kiếp Bạc...
_ Công trình xây dựng, địa điểm gắn liền với sự kiện lịch sử tiêu biểu của
các thời kỳ cách mạng, kháng chiến. Các di tích tiêu biểu thuộc loại này như di

tích chiến thắng Điện Biên Phủ, khu di tích lịch sử cách mạng Pác Pó...
1.3.Khái niệm di sản văn hóa.
Di sản văn hóa là sản phẩm vật chất và tinh thần có giá trị lịch sử, văn
hóa, khoa học được lưu truyền từ đời này sang đời khác bằng nhiều hình thức.
Di sản văn hóa dân tộc kết tinh trí tuệ, ý chí, tình cảm và công sức của
mỗi cá nhân, tập thể để hình thành nên một chuẩn mực giá trị xã hội, phản ánh
những sắc thái riêng biệt và truyền thống tố đẹp của từng dân tộc. Di sản văn
4


hóa dân tộc ghi dấu ấn của mỗi thời đại, là bức thông điệp của các thế hệ đi
trước gửi lại cho thế hệ hôm nay, là chứng tích phản ánh bước đi của mỗi dân
tộc trải qua những giai đoạn lịch sử nhát định.
1.4.Khái niệm bảo tồn.
Bảo tồn là sự quản lý, sử dụng của con người về mọi lĩnh vực nhằm thu
được lợi nhuận bền vững cho thế hệ hiện tại trong khi vẫn duy trì tiềm năng để
đáp ứng những yêu cầu và nguyện vọng của thế hệ tương lai.
1.5.Khái niệm phát huy.
Phát huy là từ các giá trị có sẵn có thể mở rộng lợi ích của đói tượng theo
chiều hướng tích cực mà không làm mất đi hoàn toàn bản chất của đối tượng.

5


CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CÁC GIÁ TRỊ
CỦA KHU DI TÍCH LỊCH SỬ ĐỀN ĐỨC HOÀNG_ YÊN THÀNH_
NGHỆ AN.
2.1. Khái quát chung về huyện Yên Thành.
2.1.1. Điều kiện tự nhiên.
Huyện Yên Thành nằm ở phía đông bắc tỉnh Nghệ An, trong tọa độ

18055’ đến 190 12’ vĩ độ bắc và từ 105011’ đến 105034’ kinh độ đông. Phía bắc
giáp huyện Diễn Châu và huyện Quỳnh Lưu, phía nam giáp huyện Đô Lương và
huyện Nghi Lộc; phía đông giáp huyện Diễn Châu; phía tây giáp huyện Nghĩa
Đàn và huyện Tân Kỳ.
Hiện nay, Yên Thành có tổng diện tích tự nhiên là 54.571,67 ha, trong đó,
đất nông nghiệp là 42.254,79 ha, đất phi nông nghiệp là 9.605,09 ha, đất chưa sử
dụng là 2.711,79 ha.
- Diện tích tự nhiên 54.829 ha; đất nông nghiệp 22.817 ha (trong đó đất
trồng lúa nước 13.600 ha), đất lâm nghiệp 20.788 ha, đất phi nông nghiệp 9.928
ha, đất chưa sử dụng 920 ha; phù hợp với phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp;
nhiều vùng đất rộng lớn có điều kiện thổ nhưỡng phù hợp phát triển cây cam
hàng hóa.
- Là huyện có trình độ thâm canh lúa, năng suất, sản lượng luôn đứng đầu
tỉnh Nghệ An (b/q mỗi năm đạt 150 -155 ngàn tấn lúa); ngoài việc sản xuất các
loại lúa giống chất lượng cao, nay có thêm một số cây trồng mới đã được khẳng
định thương hiệu và nhân rộng sản xuất như: Cam (tại xã Đồng Thành và xã
Minh Thành), Nấm Rơm đã được công nhận tiêu chuẩn VIETGAP, lúa Tím thảo
dược.
- Tài nguyên khoáng sản: có đá xây dựng (ở các xã Đồng Thành, Trung
Thành, Nam Thành, Thịnh Thành, Minh Thành, Tân Thành, Mã Thành…);
ngoài ra còn có khoáng sản quý hiếm như vàng (xã Tiến Thành), sắt (Kim
Thành, Mã Thành), barits (xã Sơn Thành) và đất sét (xã Sơn Thành, Viên
Thành, Hợp Thành…).
- Có Kênh Chính (sông Đào) bắt nguồn từ sông Lam cấp nước cho 3
6


huyện Yên Thành, Diễn Châu, Quỳnh Lưu; Ngoài ra có 232 hồ đập lớn nhỏ ở
các xã miền núi là nguồn nước phục vụ sản xuất, dân sinh, môi trường sinh thái,
là cơ sở xây dựng các điểm du lịch sinh thái rừng.

Về địa hình, huyện Yên Thành tựa hình lòng chảo, ba phía bắc, tây, nam
là rừng núi và đồi thấp, ở giữa và phía đông là vùng trũng tiếp giáp với huyện
Diễn Châu; với chiều dài gần 40 km từ bắc xuống nam, chiều rộng gần 35 km từ
đông sang tây. Nơi gần bờ biển nhất là xã Đô Thành (6km). Đỉnh Vàng Tâm với
độ cao 544 m, là ngọn núi cao nhất huyện nằm ở phía bắc xã Lăng Thành. Nơi
thấp nhất là cánh đồng trũng dọc kênh Biên Hòa, xã Vĩnh Thành, cao 0,2 m so
với mực nước biển. Phía bắc huyện là dãy núi Bồ Bồ, phía tây và tây nam là đồi
núi có các thung lũng, hang động tạo nên nhiều cảnh quan đẹp.
Từ thế kỷ X trở về trước, vùng đồng trũng huyện Yên Thành thường bị
ngập nước. Từ thời Tiền Lê, thời Lý, công cuộc di dân, khai hoang được đẩy
mạnh đã tạo lập nên những hương ấp, làng xóm. Đặc biệt, từ thời Trần, vùng
biên viễn xưa kia đã trở thành những cánh đồng trù phú, là vựa lúa của vùng,
đồng thời cũng là nơi tập trung đông đảo các cư dân nông nghiệp trồng lúa
nước.
Hệ thống sông ở Yên Thành không nhiều và không có con sông nào lớn,
hầu hết là các con sông ngắn và nhỏ. Sông Dinh bắt nguồn từ động Trọc (xã
Quang Thành cũ) theo khe Cấy và một nhành từ các làng Đồng Trổ, Đồng Mai
theo khe Vằng, hợp lưu với nhau chảy qua xã Tràng Thành sang các làng Long
Hồi, Tích Phúc xuống sông Điển. Sông Dền bắt nguồn từ động Huyệt chảy qua
xã Phúc Thành, Kẻ Dền đổ xuống sông Sọt. Bàu Sừng bắt nguồn từ động Mồng
Gà chảy về các làng Quỳ Lăng, Yên Mã, Thành Đạt, Tiên Bồng đổ xuống sông
sở. Khe Nhà Trò, khe Mã Tổ bắt nguồn từ hòn Câu, hòn Sường chảy về các làng
Phúc Lộc, Phúc Trạch, Thọ Trường, Lạc Thổ. Ở phía nam, do đồi núi trọc nên
không có nguồn ánh sinh thủy chảy đều, chỉ có một số khe và bàu như khe
Ngọng. bàu Mậu Long, bàu Chèn, bàu Liên Trì chảy về sông Vũ Giang rồi
xuống sông Điển. Khe Cát chảy qua các làng Tràng Sơn, Lương Hội về sông
Điển. Sông Điển chảy qua các xã Khánh Thành, Long Thành, Vĩnh Thành hợp
7



lưu với cột Sọt, chảy về sông Bùng ra Lạch Vạn.
Từ năm 1960 đến nay, đặc biệt là trong những năm kháng chiến chống
Mỹ, huyện Yên Thành đã xây dựng được gần 200 hồ đập lớn, vừa và nhỏ để
tưới cho vùng cao, chống úng cho vùng sâu, tưới khoa học cho vùng giữa thành
ruộng thâm canh hai, ba vụ.
Yên Thành nằm trong vùng tiểu khí hậu Bắc Trung Bộ. Mùa hè, gió Tây
Nam thổi mạnh, không khí nóng nực, nhưng khi có gió Đông Nam (gió Nồm)
đưa hơi nước biển lên thì mát mẻ dễ chịu. Mùa thu thường phải chống chọi với
những cơn bão lớn. Mùa đông có gió Đông Bắc, mưa dầm kéo dài.
Về giao thông, hiện nay, hệ thống giao thông trên địa bàn huyện tương đối
phát triển. Quốc lộ 7, đoạn đi qua huyện từ xã Vĩnh Thành đến xã Mỹ Thành dài
18 km; tỉnh lộ 538, đoạn đi qua huyện từ xã Hợp Thành về xã Công Thành dài
15 km; tỉnh lộ 534, đoạn đi qua huyện từ xã Sơn Thành đến thị trấn dài 14km;
đường Dinh – Lạt từ xã Nhân Thành đi xã Tây Thành dài 21 km. Ngoài ra, còn
có 23 tuyến đường liên xã, liên xóm đều đã được đỗ nhựa hoặc bê tông đến từng
gia đình. Xe cơ giới đi lại tương đối thuận lợi.
2.1.2. Tiềm năng kinh tế
Chủ đạo là kinh tế nông nghiệp. Nông nghiệp ở Yên Thành chủ yếu là
trồng lúa, chăn nuôi tự túc. Những cánh đồng lúa Hoa Thành, Nhân Thành,Văn
Thành, Hợp Thành... thẳng cánh cò bay.
Nông nghiệp ở Yên Thành phát triển phần lớn do tác dụng của con sông
Đào thời Pháp thuộc, con sông này lấy nước từ Sông Lam nhờ Bara Đô Lương.
Côn sông này cung cấp nước tưới cho ba huyện Yên Thành - Diễn Châu Quỳnh Lưu. Yên Thành còn nổi tiếng với 02 con kênh. kênh Vách Nam đào vào
những năm 1960-1965, bắt đầu từ Chòm 6 Tănh Thành, chảy về sông Bùng
Diễn Châu qua xã Nhân Thành, Hoa Thành, Hợp Thành thoát nước tránh ngập
lụt cho các xã Long Thành, Vịnh Thành... Kênh Vách Bắc đào vào những năm
1976-1978, bắt đầu từ Phúc Tụ (Văn Thành), chảy về phía bắc của huyện, dài
khoảng 20 km, tiêu nước cho vùng Hoa Thành, Văn Thành, Tăng Thành về mùa
bão lũ, bảo đảm phát triển nông nghiệp.
8



Kinh tế phát triển khá, chuyển dịch cơ cấu kinh tế đúng hướng.
Giá trị sản xuất 2.518 tỷ đồng. Tốc độ tăng trưởng bình quân
14,38%/năm. Cơ cấu kinh tế: Nông – lâm nghiệp – thuỷ sản từ 58,8% xuống còn
47,32%, Công nghiệp – Xây dựng cơ bản từ 14,7% lên 24,85%, Dịch vụ từ
26,5% lên 27,83%. Thu nhập bình quân đầu người 12 triệu đồng/năm, tăng 2,7
lần so với đầu nhiệm kỳ.
- Nông nghiệp – nông thôn có bước phát triển. Giá trị sản xuất ngành
nông nghiệp 874 tỷ đồng. Sản lượng lương thực 180.000 tấn. Đàn trâu tăng
1,1%; bò tăng 3,2%; lợn tăng 4,1%; gia cầm tăng 18,1% so với đầu nhiệm kỳ.
Diện tích nuôi trồng thuỷ sản đạt 2.005 ha, Sản lượng đạt 4.050 tấn, tăng
bình quân mỗi năm 19,1%.
Diện tích trồng rừng tăng 12,5%/năm. Tỷ lệ độ che phủ rừng đạt 40,6%.
Giá trị sản xuất của ngành tăng bình quân 11,4%.
- Công nghiệp – Xây dựng cơ bản phát triển đúng định hướng, tổng giá
trị sản xuất đạt 1.053 tỷ đồng, tăng 18,75%.
Sản phẩm công nghiệp tăng mạnh: Tinh bột sắn tăng 28,5%/năm; đá xây
dựng tăng 12%; phân NPK tăng 21,6%; gạch nung tăng 14,5%.
Toàn huyện đã làm được 145 km đường nhựa, 119 km đường bê tông, 32
cầu bê tông các loại; kiên cố hoá 349 phòng học. Nâng cấp 17 hồ đập. Bê tông
hoá kênh mương gần 110 km. Nhiều trụ sở, nhà văn hoá xóm, nhà ở của nhân
dân được xây dựng khang trang. Bộ mặt nông thôn, thị tứ, thị trấn Yên Thành
khởi sắc rõ nét.
- Dịch vụ – thương mại chuyển biến tích cực, giá trị sản xuất đạt 591 tỷ
đồng. Tổng mức lưu chuyển hàng hoá, bán lẻ và dịch vụ xã hội tăng mỗi năm
24,7%; Phương tiện vận tải tăng 24,8%. Bình quân có 24,6 điện thoại/100 dân.
- Thu, chi ngân sách vượt kế hoạch. Tổng chi ngân sách bình quân 258 tỷ
đồng/năm. Thu ngân sách đạt 75 tỷ đồng, tăng bình quân mỗi năm 18,8%.
Tổng đầu tư toàn xã hội đạt 878,1 tỷ đồng,

2.1.3. Điều kiện xã hội
- Văn hoá – Thông tin - Thể dục, thể thao phát triển sâu rộng. Cuộc vận
9


động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” đi vào chiều sâu. 50 % số
làng, 85% hộ gia đình đạt tiêu chuẩn văn hoá.
- Giáo dục – đào tạo đạt nhiều kết quả quan trọng. 56 % số trường đạt
chuẩn quốc gia. 100% giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn. Mỗi năm có hơn 1.200
học sinh đậu vào các trường đại học, cao đẳng.
- Công tác bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân, công tác dân số, gia
đình, trẻ em được đẩy mạnh. 90% số xã, thị trấn đạt chuẩn quốc gia về y tế. Tỷ
lệ phát triển dân số 0,8 %; người sinh con thứ 3 trở lên 16,5%; trẻ em suy dinh
dưỡng dưới 20%.
- Lao động, việc làm, giảm nghèo và chính sách xã hội được quan tâm,
đảm bảo an sinh xã hội. Mỗi năm có từ 3.600 đến 4000 người được đào tạo
nghề. Xuất khẩu lao động được 4.800 người. Tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 9,4%.
- Quốc phòng, an ninh được tăng cường, giữ vững ổn định chính trị, trật
tự an toàn xã hội, tạo môi trường lành mạnh cho phát triển kinh tế – xã hội.
Công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại tố cáo, tiếp dân được duy trì
nghiêm túc. Tỷ lệ đơn thư được giải quyết đạt hơn 95%.
2.1.3.1.Lịch sử hình thành
Huyện Yên Thành, được thành lập tách ra từ huyện Đông Thành, Phủ
Diễn Châu, từ nămMinh Mệnh thứ 18 (1838). Phủ Diễn Châu tức Châu Diễn, là
một bộ phận của bộ Hoài Hoan, một trong 15 bộ của nước Văn Lang thời vua
Hùng Dựng nước.
Dưới thời Bắc thuộc, Diễn Châu thuộc huyện Hàm Hoan đời Hán, quận
cửu Đức đời Ngô, quận Cửu Chân đời Lương, quận Nhật Nam đời Tuỳ,
châu Nam Đức, Đức Châu rồi Hoan Châu, đời Đường. Năm Trịnh Quán I (627)
đời Đường, phía bắc Hoan Châu gọi là Diễn Châu. Tên Diễn Châu bắt đầu được

gọi từ đó. Diễn Châu có lúc gọi là quận Long Tri gồm 7 huyện: Trung Nghĩa;
Hoài Hoan; Long Tri; Tứ Nông; Võ lung; Võ Dung và Võ Kim, trị sở đóng tại
Quỳ Lăng (Lăng Thành). Được quyền tự chủ, các triều đại Ngô (939967); Đinh (968-980) vẫn chọn Quỳ Lăng làm lỵ sở Châu Diễn. Thời triều
tiền Lê(980-1009) lỵ sở Châu Diễn chuyển về Kẻ Dền, Công Trung Thượng (xã
10


Văn Thành).
Mùa xuân năm Minh Mệnh thứ 18 (1837) từ huyện Đông Thành tách ra
thành 2 huyện: Đông Thành và Yên Thành, theo hướng Đông Tây. Huyện Yên
Thành ở về phía Bắc, trị sở đóng tại Yên Lý (gần chợ huyện xã Diễn Yên hiện
nay). Huyện Đông Thành đóng ở phía nam, trị sở đóng tại làng Cao Xá, xã Diễn
Thành, huyện nào cũng có núi, có đồng bằng và có biển.
Sau khi giành lại chính quyền vào ngày 28/8/1945, Yên Thành đã xây
dựng chính quyền nhà nước địa phương phát triển vững chắc, đến nay huyện
Yên Thành có 38 xã và 1 thị trấn, 12 thị tứ, với số dân là 275.165 người (theo số
liệu thống kê đến ngày 31 tháng 12 năm 2008).
2.1.3.2.Cách tổ chức dân cư
Nguồn gốc dân cư: dân cư Huyện Yên Thành chủ yếu là dân góp từ các
vùng miền khác nhau của tỉnh Nghệ An,như Diễn Quảng (Diễn Châu), Nhân
Thành, Lăng Thành, Phú Thành (Yên Thành)... nhưng chủ đạo vẫn là dân Yên
Thành gốc di cư lên từ vùng Yên Mã - Chợ An nổi tiếng với các danh nhân
Trạng Nguyên Bạch Liêu, Trần Đình Phong.Sớm nhất là vào những năm 1967,
những người dân ở Yên Mã đã khai khẩn vùng đất nông trang Tân Yên vốn rậm
rạp.
Cơ sở hạ tầng: tuy mới thành lập nhưng được sự quan tâm của các cấp,
hiện nay Yên Thành đã xây mới trụ sở hành chính Huyện 2 tầng,nâng cấp
trường tiểu học huyện,trường mầm non dân lập... tuy nhiên, hiện nay Huyện
Yên Thành vẫn chưa quy hoạch được khu chợ phục vụ nhu cầu mua bán cho
nhân dân.s

Chính quyền Huyện Yên Thành do mới thành lập nên đội ngũ cán bộ còn
non trẻ về cả tuổi đời lẫn năng lực quản lí,tuy những năm đầu còn xảy ra lục
đục,sai phạm,... nhưng càng sau dần khắc phục để phục vụ tốt cho nhân dân.
2.1.4. Truyền thống lịch sử văn hóa
Là vùng đất khoa bảng(thời phong kiến có 20 vị đỗ đại khoa, tiêu biểu gia
đình họ Hồ (xã Thọ Thành) có 3 thế hệ kế tiếp đỗ trạng nguyên; có trạng nguyên
khai khoa xứ nghệ Bạch Liêu; nay hàng năm có hơn 1.200 học sinh đỗ vào các
11


trường đại học, có nhiều giáo sư, tiến sĩ trên các lĩnh vực làm việc trong và
ngoài nước); là vùng đất giàu truyền thống cách mạng, đậm đặc di tich lịch sử
văn hóa (có 198 di tích, trong đó đã công nhận 21 di tích Quốc gia, 36 di tích
cấp tỉnh), có nhà thờ công giáo Bảo Nham (tại xã Bảo Thành) kiến trúc độc đáo
được ghép bằng các phiến đá lớn cách đây hàng thế kỷ.
- Là quê hương của nhà cách mạng tiền bối Phan Đăng Lưu.
- Đang hình thành tua du lịch tâm linh – sinh thái, đồng quê, thu hút du
khách trong và ngoài huyện.
Danh nhân và nhà khoa bảng
Theo "Nghệ An đăng khoa lục" từ thời Trần đến thời Nguyễn, Yên Thành
có 21 vị đại khoa Tiến sĩ. Một số vị tiêu biểu là:
- Trạng nguyên Bạch Liêu, sinh ra ở làng Thanh Đà - Xã Mã Thành - Yên
Thành. Ông là trạng nguyên đầu tiên của tỉnh Nghệ An, từng phò tá thượng
tướng Trần Quang Khải trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông của
vua tôi nhà Trần.
- Nhà sử học Hồ Tông Thốc đời nhà Trần: người thôn Tam Thọ, tổng Quỳ
Trạch (Thọ Thành).
- Tiến sĩ, Đệ tam giáp năm 1879, Trần Đình Phong, quê xóm Lũy, xã Mã
Thành huyện Yên Thành. Nhà thờ của ông, nằm tại xóm Lũy - Mã Thành - Yên
Thành, đã được xếp hạng quốc gia. Ông Trần Đình Phong là người thanh bạch ở

cửa quan, sau về dạy học, là một con người trên thông thiên văn dưới tường địa
lý. Học trò nổi tiếng của cụ nhu: Trần Quý Cáp, Phan Thúc Trực,...
- Phan Thúc Trực tức Phan Dưỡng Hạo, Sinh 1809,mất năm 1852, nhà
thơ, nhà văn, nhà sử học và địa lý học nổi tiếng, người xã Vân Tụ, nay là
xã Khánh Thành đậu thủ khoa kỳ thi Đình tức Đình nguyên Thám hoa năm Đinh
Mùi (1847). Ông là người đầu tiên ở Nghệ An đỗ thủ khoa kỳ thi Đình thời triều
Nguyễn.
2.2. Gía trị của khu di tích văn hóa lịch sử Đền Đức Hoàng
2.2.1. Vị trí địa lý
Nghệ An xưa nay được xem là vùng đất nghèo hiếu học, có rất nhiều nhân
12


tài Xứ Nghệ nổi danh trong, ngoài nước và có nhiều danh thắng đẹp nổi tiếng
cũng như có rất nhiều nét đẹp văn hóa mà người Xứ Nghệ dù đi xa vẫn nhớ đến
và những người nơi xa từng ghé thăm một lần thì vương vẫn mãi không thể quên
được.
Trong đó giá trị về văn hóa lịch sử luôn là nét đẹp trong suy nghĩ của mỗi
người, đến Nghệ An, hãy thăm quan những danh thắng, thăm quan những địa
danh tâm linh để hiểu hơn về vẻ đẹp xứ Nghệ. Đền Đức Hoàng là một địa danh
văn hóa lịch sử được rất nhiều người biết đến, để hiểu hơn về sự tích cũng như
các giá trị văn hóa thì chúng ta cần tìm hiểu kĩ hơn.
Đền Đức Hoàng thuộc xã Phúc Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An,
cách thành phố Vinh chừng 60km về phía Bắc, du khách có thể đến tham quan
bằng xe máy hoặc xe buýt tuyến chạy dọc theo đường 538. Đền Đức Hoàng tọa
lạc trên một vùng đất rộng, cao hướng ra “Linh đàm Diệu ốc” hương sen tỏa sắc
bốn mùa. Với nhiều lần tu sửa trùng tu, nhưng đền vẫn giữ nguyên trạng thái di
tích gốc, đảm bảo sự tôn kính thâm nghiêm. Sau đền là rừng cây cổ thụ nguyên
sinh, cây xanh tỏa bóng ôm đền vào sự tĩnh lặng nên địa danh này được xem là
một trong những cảnh đẹp nổi tiếng nhất nhì của tỉnh nhà Nghệ An. Đền được

xây dựng để thờ vị tướng đã có nhiều chiến công hiển hách trong cuộc kháng
chiến chống quân Nguyên, đền có 3 tòa gồm tòa thượng, trung và hạ điện, quy
mô kiến trúc không lớn nhưng cổ kính, linh thiêng, trở thành nơi sinh hoạt văn
hóa tâm linh, đậm đà bản sắc văn hóa của vùng quê xứ Nghệ.
2.2.2.Lịch sử hình thành
Theo sử sách xưa ghi lại rằng đền Đức Hoàng là công trình văn hóa, tâm
linh, được nhân dân xây dựng vào năm 1505 để phụng thờ các vị thần linh đã có
công “Bảo Quốc hộ dân”, mà nhân vật trung tâm đó là “Sát Hải Đại Vương”
Hoàng Tá Thốn, một vị tướng có tài bơi lội và giỏi võ nghệ đã có nhiều cống
hiến lớn lao trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông xâm lược vào
thế kỷ thứ XIII. Theo văn bia “Nam miếu tôn thần sự tích” của Cao Xuân Dục –
Tổng tài Quốc sử quán Triều Nguyễn biên soạn năm 1899, gia phả họ Hoàng và
thần tích đền Sát Hải Đại Vương ở thôn Vạn Tràng, thì ngài Hoàng Tá Thốn
13


sinh năm 1254, trong một gia đình làm nghề chài, lưới ở thôn Vạn Phần (nay
thuộc xã Diễn Vạn, huyện Diễn Châu). Vốn thông minh, dũng mãnh hơn người
và tài võ nghệ, bơi lội nên vào năm 1285, khi giặc Nguyên Mông xâm lược nước
ta lần thứ 2, ông được cử vào đội thủy quân thiện chiến và được phong “Nội gia
thư” dưới quyền lãnh đạo của chủ tướng Trần Quốc Tuấn. Trong chiến trận,
Hoàng Tá Thốn luôn tỏ ra một vị tướng tài ba, nhiều lần lập chiến công xuất sắc.
Năm 1288, khi giặc Nguyên Mông xâm lược nước ta lần thứ 3, Hoàng Tá Thốn
được giao trọng trách thống lĩnh hàng vạn quân thủy và tàu chiến, trận chiến
thắng thủy quân ta với chiến thuật lặn sâu đục thuyền giặc, phá tan chiến thuyền
của tướng Ô Mã Nhi và Phàn Tiếp trên sông Bạch Đằng đã góp phần to lớn làm
nên đại thắng đuổi giặc Nguyên Mông ra khỏi bờ cõi.
Sau chiến thắng giặc Nguyên Mông, vua Trần Nhân Tông đã phong cho
Hoàng Tá Thốn chức “Sát Hải Đại Vương” thống lĩnh quân đội phòng giữ vùng
duyên hải. Khi đất nước sạch bóng quân thù, ông được vua Trần Nhân Tông

phong làm thống lĩnh các đội thủy binh, coi giữ 12 cửa biển, bảo vệ đường
duyên hải từ miền Trung trở vào. Những năm đất nước hòa bình, độc lập, ông đã
tham mưu cho vua Trần Nhân Tông nhiều kế sách trong việc củng cố, xây dựng
và rèn luyện võ nghệ cho lực lượng thủy binh. Những lần giặc Chiêm Thành
sang giấy rối hải phận nước ta, Hoàng Tá Thốn đã trực tiếp chỉ huy và đánh tan
quân giặc. Khi vinh quy bái tổ, thấy cảnh xóm làng tiêu điều, dân tình khổ cực
do chiến tranh, thiên tai và dịch bệnh hoành hoành, ông đã bỏ tiền của, cùng các
con trai của mình đưa dân cư ven biển Vạn Phần lên vùng đất Yên Thành khai
hoang, lập làng, đào đắp các công trình thủy lợi, đưa nước ngọt về tưới tiêu
ruộng đồng.
Thời gian sau ông lâm bệnh và tạ thế vào ngày 01-1-1338, trong một lần
đi tuần ở bờ biển thuộc địa phận huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa. Triều đình
nhà Trần vô cùng thương tiếc và cho thuyền rồng chở linh cữu về quê nhà ở làng
Vạn Phần, xã Diễn Vạn, huyện Diễn Châu an táng và phong tước hiệu “Trung
dũng Bảo dực trung hưng, hộ Quốc tỷ dân, Sát Hải Đại tướng quân, Thiên bồng
nguyên soái chi thần” . Ông là một vị tướng tài ba, có công với nước với dân
14


nên khi ông mất đi triều đình đã cho lập đền thờ ở nhiều nơi trong đó có đền
Đức Hoàng ở Yên Thành hiện là Đền Hoàng cổ kính, thiêng liêng nhất. Với
những nét đẹp về văn hóa, năm 1997 nhà nước đã công nhận đền Đức Hoàng là
di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia.
2.2.4. Nét đặc sắc trong kiến trúc của khu di tích lịch sử Đền Đức Hoàng
Đền Đức Hoàng là loại di tích lịch sử kiến trúc nghệ thuật. Đền có quy
mô, bố cục hài hòa, có nhiều chi tiết trang trí đắp, chạm trỗ đẹp có giá trị phong
phú về mặt nghệ thuật. Trong đền còn lưu lại nhiều hiện vật và tài liệu quý ,
giúp cho việc nghiên cứu truyền thống văn hóa địa phương góp phần làm giàu
thêm cho kho tàng văn hóa nghệ thuật Việt Nam.
Kiến trúc đền có 3 tòa gồm thượng điện, trung điện và hạ điện tuy quy mô

kiến trúc không lớn nhưng cổ kính, linh thiêng, trở thành nơi sinh hoạt văn hóa
tâm linh, đậm đà bản sắc văn hóa của người dân xứ Nghệ.
2.2.4.1. Nhà thượng điện
Nhà thượng điện được xây theo kiểu trùng thềm điệp ốc, giáp giới giữa 2
nhà co chung máng nước, hệ thống máng nước là 4 cột xây bằng vôi vữa. Đây là
mô típ kiến trúc đền chùa Việt Nam.
Nhà thượng điện có 3 gian 4 vì, kết cấu vì kèo và các mảng chạm trổ, các
họa tiết trang trí giống nhà trung điện.
* Bài trí nội thất
Nhà thượng điện là nơi thờ chính của đền. Phía ngoài thềm đặt rương gỗ
có kích thước dài 1,50m rộng 1,2om cao 1,10m. Rương gỗ đựng đồ thờ cúng
của đền nay sử dụng làm bàn thờ, trên đặt các loại bàn thờ: mâm cổ bồng, đài
đựng cau trầu tất cả đều sơn son.
Gian giữa đặt hai bàn thờ, từ ngoài vào đặ một bàn thờ chính giữa đặ bát
hương băng sứ, hai bên đặt hai mâm ngũ quả sơn son trang trí hình bát quái.
Bàn thờ trong cùng đặt long ngai thờ Hoàng Thá Thốn. Trên bàn thừ phía
trước đặt bát hương bằng sứ, chính giữa mâm ngũ quả trên đặt ba đài trản sơn
son. Bàn thờ trong cao hơn, chính giữa đặt mục chú trạn trổ công phu, sơn son
thiếp vàng.
15


Gian bên trái bài trí giống gian bên phải, ngoài cùng đặt bàn thờ tương đối
lớn.
2.2.4.2. Nhà trung điện
Nhà trung điện được xây dựng tiếp nối với nhà hạ điện.Thềm phía sau
cách hạ điện 0,5m đến thềm nhà trung điện.
.Hai dầu bờ thượng và bờ giải đáp nối hình con xô, con kìm với đường nét
thanh toát, mềm mại, hài hòa với quy mô của mái nhưng bền chắc chiu được với
thiên nhiên và thời gian. Phía trước nhà trung điện toàn bộ cột, khung cữa và

cữa đều được sơn màu đỏ, trên nền đỏ trang trí các dề tài hoa lá, con vật trong
bộ tứ linh, tứ quý. Trên than cột trang trí hình con rồng trọn vẹn trong tư thế uốn
mềm, uyển chuyển. Tất cả các đề tài pha lẫn màu sắc đẫ tạo nên các tác phẩm
hội hoạ bức tranh đệp trước nhà trung điện. Nó tồn tại qua nhiêu thế kỷ nhưng
vẫn giữ được lớp màu, chứng tỏ kỷ thuật pha chế màu sắc của người xưa đạt
trình độ cao.
* Bài trí nội thất.
Nhà trung điện có rất nhiều đồ tế khí nhưng đây không phải là noi thờ
chính, phần lớn các dồ thờ thường tập trung vào gian giữa.
Gian giữa đặt hai bàn thờ và 1 bá hương án, ở ngoài vào đặt bàn thờ hình
chữ nhật bài trí dơn giản chỉ có một bát hương bằng sứ. Chính giữa bàn thờ phía
ngoài đặt thêm mâm cỗ bồng, trên đặt hai đài đựng chén, một trản đựng trầu
cau, tiếp theo là mâm ngũ quả sơn son trên để cái trản. Hương án được chia làm
nhiều ô, chạm trổ rất công phu, mỗi ô trang trí một con rồng, chính giữa hương
án chạm hoa văn hình lưỡng long chầu nguyệt. Trên hương án chính giữa đặt
mâm ngũ quả sơn son, hai bên để hai nhà vàng bạc sơn son tiếp vàng.
Hai bên các bàn thờ đặt gian giữa có 2 tượng hạc rùa sơn son thiếp vàng.
Tượng hạc đứng trên chân rùa và chân rùa sơn màu đỏ, đùi và cổ sơn màu trắng.
Thingr thoảng điểm giải vàng làm ngấn cổ hạc, mình và đuôi ơn son thiếp vàng,
mỏ dài, cổ vươn cao hướng về bàn thờ.
Hai gian hai bên bài trí giống nhau, sát đầu hồi bàn thờ đặt bàn thờ hai
bậc, bậc ngoài đặt bát hương bằng sứ. Chính giữa đặt mâm cỗ sơn son, trên đặt
16


đài trản, hai bên đạt hai cây sáp dựng ba thanh kiếm gỗ sơn son.
2.2.4.3. Nhà hạ điện
Được xây dựng trên mặt bằng dài 6m, nền nhà hình vuông nàm lọt giữa
sân đền. Nhà có kiến trúc độc đáo so với tổng thể kiến trúc di tích. Nhà hạ điện
được xây dựng theo kiểu chồng diêm tám mái, lợp ngói, tầng dưới có góc bờ

dao có đáp vuốt đầu dao, tầng trên 4 góc bờ dao đắp vuốt đầu dao, bờ thượng
dắp lưỡng long chầu nguyệt, các nghệ nhân xưa đã tạo nên các họa tiết trang trí
làm cho hạ điện thêm đẹp và cổ kính.
Phần tường bao và hai dốc của chồng diêm được xây dựng bằng vôi vữa
cát, gia phẳng và cạnh chỉ sắc sảo. Xung quang hạ điện tầng dưới để trống, có
tường giác thông gió, phía trước và phía sau có trừ cửa ra vào.
Hệ thống kẻ chuyền đỡ mái hồi văn của chồng diêm. Rieng hòi văn dưới
sssrộng hơn nên có 4 cột trụ tròn trỡ 4 góc mái. Ở giữa 4 kẻ dưới có kết cấu tám
đầu dư buông lỏng tự nhiên, phần cuối đầu dư tạo thành hoa văn hình búp sen,
phía trên đầu dư các cánh sen nở xòe ôm lấy than đầu dư, hoa sen được vẽ màu
hồng nhạt. Toàn bộ cột gỗ, xà, hạ được sơn màu đỏ, trên nền đr được trang trí
hình tượng rồng trong mây bằng màu sơn trắng làm tang them vẻ đẹp, sự hài
hòa của màu sắc.
2.3. Giới thiệu về lễ hội.
2.3.1. phần lễ
Lễ hội đền Đức Hoàng được tổ chức vào ngày 30/1 - 1/2 (âm lịch) hằng
năm, thu hút đông đảo nhân dân trong vùng và du khách thập phương đến tri ân,
thăm viếng và trở thành lễ hội có quy mô cấp huyện, cấp tỉnh. Về với lễ hội đền
Đức Hoàng du khách như được thả mình trong không gian xanh, sinh thái, trước
ban thờ thắp nén hương, như được trở về cố hương sống lại trong hoài cổ. Vào
những ngày 28- 29 tháng giêng 01 tháng 2 là ngày đại tế, lễ rước thần linh vi
hành quanh hồ Diệu Ốc, cả một vùng trời lộng lẫy cờ lọng, trống chiêng cùng
dòng người đông đúc đủ mọi lứa tuổi.
Lễ hội Đền Đức Hoàng được diễn ra trong 03 ngày, từ 19/3/2015 (tức
29/2 Ất Mùi) đến 21/3/2015 (ngày 2/2 Ất Mùi), tại Đền Đức Hoàng. Phần lễ có
17


6 nội dung: lễ khai quang (15h ngày 18/3, 28 tháng Giêng ÂL); lễ yết cáo (từ
16h ngày 19/3, 29 tháng Giêng ÂL), lễ rước Đức Hoàng và kiệu ảnh Bác Hồ, bài

vị các dòng họ du xuân quanh hồ sen làng Diệu (từ 7giờ 15, ngày 20/3, mùng
1/2 ÂL); tân lễ (mít tinh, từ 8 giờ 30 ngày 20/3, 1 /2 ÂL); lễ đại tế (từ 10 giờ
ngày 20/3, tức 1 /2 ÂL); lễ tạ (từ 16 giờ ngày 21/3, tức 2/2 ÂL).
.Lễ khai quang là lễ đầu tiên của lễ hội. Lễ được tổ chức vào ngày 28
tháng 1(âm lịch). Nội dung của phần lễ là dâng hương xin các vị về trời, nhân
dân dọn dẹp để chuẩn bị cho lễ hội sắp tới.
Lễ cáo trung thiên được tổ chức sau khi kết thúc công việc dọn dẹp. Lễ
diễn ra khá đơn giản và nhanh chóng. Nội dung của lễ là báo cao về công việc
dọn dẹp xong, mời các vị về đèn tham dự lễ hội và lắng nghe những nguyện
vọng, mong ước và chứng giám cho long thành kính của nhân dân.
Lễ rước kiệu rồng rước bài vị của 14 dòng họ đại tôn trong vùng hòa
mình tiến bước cùng kiệu thần Sát hải đại vương Hoàng Tá Thốn và các linh
thần khác thờ tự tại đền Đức Hoàng vào hội. Sau rước thần linh là lễ tân và đại
tế, sự quy chuẩn và bài bản trong tế lễ thần linh tại đền, đã thành thông lệ chu
tất, trang nghiêm, khoa học, mang tính triết lý xã hội phương Đông.
Đại lễ tại đền là lễ chính trong lễ hội đền Hoàng, đây là lễ lớn nhất, kéo
dài nhất và đông người tham gia nhất. Lế đại diễn ra vào sang 1 tháng 2 âm lịch.
Buổi lễ là sự phối hợp nhịp nhàng giữa ông đồng xướng, tây xướng, những nhạc
công, những người hành lễ, kết thúc phần hành lễ của ban hành lễ , cũng như lễ
yết là phần dâng hương. Đầu tiên đại diện các ban ngành cầm một que hương
lên thắp. Sau đó cửa tam quan được mở đê nhân dân lên thắp hương.
Lễ tất được diễn ra vào ngay 2 tháng 2 âm lịch , lễ được tiến hành đơn
giản, nội dung của lễ là cảm ơn các vị thần đã về dự lễ. Sau lễ kết thúc, tất cả các
lễ vật trên bàn thờ được hạ xuống để mọi người hưởng lộc.
2.3.2.Phần hội.
Phần hội gồm nhiều hoạt động văn hóa văn nghệ dân gian và hiện đại
như: bóng đá nam, chung kết giải bóng chuyền nữ huyện Yên Thành, thi đấu
vật, đẩy gậy, kéo co, giao lưu văn nghệ giữa các làng, đoàn nghệ thuật tỉnh biểu
18



diễn di sản dân ca ví dặm, thi đánh trống tế, thi chọi gà, đánh cờ người, thi người
đẹp, thi cắm trại, thả đèn hoa đăng... Một số trò chơi dân gian như: chọi gà, đua
thuyền, bắt lươn, bắt vịt, đu giải, bịt mắt nấu cơm, đi cầu kiều...
Ngoài việc khôi phục các hoạt động truyền thống, dân gian của phần lễ và
phần hội, lễ hội ngày nay còn tổ chức và thường xuyên đổi mới các hoạt động
như liên hoan các câu lạc bộ tuồng, các câu lạc bộ dân ca Xứ Nghệ, hội diễn văn
nghệ, cắm trại,…
Bên cạnh các trò chơi dân gian, các trò chơi hiện đại cũng được lồng
ghép trong lễ hội với nhiều hình thức đa dạng, sắc màu; các hoạt động thể dục thể thao như bóng chuyền Nam, Nữ, cầu lông, bóng bàn được tổ chức sôi nổi.
Trong những năm đổi mới, đền Đức Hoàng được các cấp ủy Đảng, Chính quyền
và nhân dân công đức tu bổ tôn tạo, chống xuống cấp, khuôn viên di tích được
quy hoạch và mở rộng.
2.3.3. Gía trị của di tích lịch sử văn hóa Đền Đức Hoàng
Những vẻ đẹp văn hóa cần được lưu giữ bảo tồn để nét đẹp ấy mãi trường
tồn theo thời gian. “Văn hóa là cái còn lại khi người ta đã quên đi tất cả, là cái
vẫn thiếu khi người ta đã học tất cả”, đó là cái mà mỗi con người khi đi xa đều
nhớ về, đó là nét đẹp của xóm làng sau lũy tre, là nét đẹp của quê hương, đất
nước, con người Việt Nam.
2.4. Thực trạng bảo tồn và phát huy các giá trị của khu di tích lịch sử
đền Đức Hoàng.
Cảnh tượng mất mỹ quan đập vào mắt chúng tôi khi bước vào là một
đống rác nằm chình ình ngay trước cổng đền, ao nước bên trái cổng đền cũng
đựng đầy rác thải, bốc mùi hôi nồng nặc. Rác thải như: Ni lông, giấy kẹo, bánh,
vỏ hộp sữa, giấy... còn bị vứt bừa bãi từ cổng đền vào tận cửa đền mà không
được quét dọn. Anh Nguyễn Hiếu một du khách ở Hà Nội lắc đầu ngao ngán:
“Chốn linh thiêng sao lại để rác thải tấn công như thế này thì không thể chấp
nhận được”.
Đi sâu vào trong đền mới thấy khu vực bán sớ, bán phiếu cầu yên, tờ giải
hạn, bán bùa, bán tờ xăm... náo nhiệt. Mọi người chen chúc nhau để mua. Điều

19


mà nhiều người dân thắc mắc là một tờ giấy giải hạn khổ A3 được phô tô và 3 lá
bùa nhỏ bằng 3 ngón tay mà lại có giá tới 34.000 đồng; tờ in sẵn quẻ xăm bằng
nửa tờ giấy A4 cũng có giá 10.000 đồng...
Sau khi mua được các tờ giải hạn, bùa và phiếu cầu yên mọi người viết
tên tuổi gia chủ, nguyện vọng lên các loại giấy rồi tới chính điện chờ tới phiên
vào lễ. Năm nay đền Đức Hoàng không cho người viếng thắp hương ở chính
điện, mà chỉ được thắp ở phía ngoài. Do lượng khách quá đông nên Ban quản lý
phải chia thành từng đợt, mỗi đợt khoảng vài trăm người rồi khóa cửa đền lại.
Cứ làm lễ xong một đợt lại mở khóa cho lượt khách khác vào. Nhiều du
khách ở Diễn Châu và Quỳnh Lưu phản ánh vào ngày mồng 1 - 3 Tết Quý Tỵ vì
đông người nên họ phải mất tiền cho “cò” đền từ 50.000 - 100.000 đồng để được
làm lễ sớm hơn. Nhiều người chờ cả ngày không được đành phải thắp hương,
đặt lễ bái vọng ở ngoài rồi ngán ngẩm ra về.
Cảnh tranh dành đặt lễ, chen lấn, xô đẩy, văng tục những ngày này vẫn
diễn ra tạo nên sự bát nháo, hỗn loạn. Nhiều người còn thi nhau khấn vái thật to
để phật nghe thấy nguyện cầu của mình cho thấy một bức tranh ngao ngán nơi
chốn tâm linh.
Để khuôn viên đền Đức Hoàng xứng tầm với những giá trị văn hóa lịch
sử vốn có, là địa chỉ du lịch văn hóa tâm linh thâm nghiêm cho du khách gần xa,
thiết nghĩ, các cấp chính quyền huyện Yên Thành cần có giải pháp kịp thời chấn
chỉnh những tồn tại đã nêu trên, trả lại vẻ uy nghiêm cho đền Đức Hoàng.
Được biết, mỗi năm Ban quản lý di tích Đền Đức Hoàng doanh thu từ
việc bán sớ, số xăm... lên đến hàng tỉ đồng. Tuy nhiên, ngôi đền này hiện nay
đang xuống cấp trầm trọng nhưng vẫn chưa được tôn tạo và trùng tu đúng nghĩa
với một ngôi đền được xếp hạng là Di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia.
2.5. Đánh giá thực trạng bảo tồn
2.5.1.Ưu điểm

Đã nhiều năm nay, huyện Yên Thành có lễ hội được tổ chức hàng năm,
trong đó có lễ hội lớn như: lễ hội Đền Đức Hoàng, Về cơ bản diễn ra đảm bảm
trình tự, nghi thức theo đúng phong tục, tập quán. Tác dụng rõ nét dễ nhận thấy
20


là qua các lễ hội là đã khôi phục, lưu giữ và phát huy những giá trị văn hóa tinh
thần của nhân dân Lễ hội đã được tổ chức tốt, thu hút đông đảo du khách thập
phương tới tham dự.
Yên Thành là mảnh đất có bề dày lịch sử, văn hoá lâu đời, có nhiều
phong cảnh, danh thắng đẹp, nhân dân giàu lòng yêu nước, hiếu học, giàu trí
sáng tạo và đặc biệt là trọng đạo lý. Từ bao đời nay, các thế hệ người Yên
Thành đã kế tiếp nhau lao động sản xuất, chiến đấu bảo vệ tổ quốc, phát triển,
tạo lập nên nhiều làng quê trù phú, sầm uất. Cũng từ trong quá trình sản xuất và
chiến đấu, các thế hệ người dân Yên Thành đã sáng tạo xây dựng cho mình một
nền văn hoá dân gian đặc sắc, vừa giàu tính tâm linh nhân văn, vừa mang đậm
bản sắc địa phương. Trong nền văn hoá dân gian ấy, các lễ hội truyền thống là
một nét văn hoá tiêu biểu, chứa đựng nhiều giá trị văn hoá lớn của dân tộc Việt
nam.
Huyện Yên Thành hiện có nhiều lễ hội truyền thống tưởng nhớ các vị
tiền nhân và các vị thần có công “Bảo quốc hộ dân”, tiêu biểu như lễ hội đền
Đức Hoàng xã Phúc Thành, lễ hội đền – chùa Gám xã Xuân Thành, lễ hội đền
Cả xã Hoa Thành…
Năm 2014, với mục tiêu bảo đảm việc tổ chức các lễ hội lành mạnh,
khoa học và trang trọng, UBND huyện Yên Thành đã tập trung chỉ đạo quyết
liệt, gắn nhiệm vụ cụ thể đối với từng cơ quan chức năng, tăng cường các giải
pháp trong công tác quản lý, tổ chức lễ hội, đảm bảo an toàn, tiết kiệm, hiệu
quả. Ngay từ những ngày trước Tết Nguyên đán, Phòng Văn hóa – Thông tin
đã chủ động tham mưu cho UBND huyện đã ban hành các văn bản hướng dẫn
thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội theo Quy chế của

UBND tỉnh và Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Nghệ An như Công văn
số 57/UBND.VH ngày 13/01/2014 về việc tăng cường công tác quản lý và tổ
chức trong hoạt động lễ hội, Công văn 154/UBND.VH ngày 23/01/2014 về
việc quản lý sử dụng tiền mệnh giá nhỏ trong hoạt động văn hóa, lễ hội, tín
ngướng hay Công văn số 01/VHTT ngày 10/01/2014 về việc hướng dẫn tổ
chức lễ hội năm 2014… Từ đó, các địa phương có lễ hội đều thành lập Ban tổ
21


chức lễ hội, xây dựng kế hoạch và kịch bản lễ hội một cách khoa học, chi tiết
theo Quy chế và xin phép cấp có thẩm quyền được tổ chức lễ hội. Đồng thời,
Phòng VH-TT huyện và UBND các xã, thị trấn tăng cường kiểm tra, đôn đốc
việc thực hiện nghiêm các quy định về công tác bảo vệ môi trường tại các di
tích, du lịch lễ hội tâm linh; chấn chỉnh và xử lý nghiêm những hành vi vi phạm
môi trường văn hóa tại các lễ hội. Bên cạnh đó, an ninh trật tự trong lễ hội cũng
được đảm bảo. Công an huyện phối hợp với lực lượng công an xã xây dựng
phương án đảm bảo an ninh, trật tự an toàn xã hội, chú trọng công tác phòng
chống cháy nổ trước, trong và sau lễ hội để đảm bảo an toàn cho nhân dân và
du khách. Tổ chức, sắp xếp các hàng quán dịch vụ, bãi trông giữ phương tiện,
hạn chế tối đa hàng quán kinh doanh vàng mã, đổi tiền, kinh doanh trò chơi dễ
biến tướng sang đánh bạc… trong lễ hội. Khi phát hiện các tệ nạn xã hội đánh
bạc trá hình qua các trò chơi đã kịp thời có biện pháp ngăn ngừa, triệt phá và xử
lý nghiêm. Công tác chỉ dẫn, phân luồng giao thông tại lễ hội cũng cần được
chú trọng, đảm bảo giao thông thông suốt trong thời gian diễn ra lễ hội.
Với sự quan tâm chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền về công tác
tổ chức và quản lý lễ hội, các lễ hội truyền thống của huyện ngày càng đi vào
nề nếp. Trong việc tổ chức và quản lý lễ hội, công tác phối hợp của các ngành
chức năng được chú trọng, phân công rõ trách nhiệm của từng ngành; công tác
thanh tra, kiểm tra được tăng cường trước, trong và sau lễ hội; công tác tuyên
truyền được đẩy mạnh với nhiều hình thức, tập trung giới thiệu các giá trị văn

hoá, lịch sử của di tích, ý nghĩa của lễ hội, quy định về quản lý lễ hội, nếp sống
văn minh tại lễ hội... góp phần nâng cao ý thức của người dân khi đến với lễ hội
truyền thống của mỗi địa phương
Bên cạnh dự án bảo tồn, tôn tạo được thực hiện từ nguồn ngân sách nhà
nước thì huyện cũng tích cực kêu gọi xã hội hóa công tác phục dựng, bảo tồn,
tôn tạo di tích. Nhờ vậy, di tích đã được bảo tồn tôn tạo với tổng mức đầu tư
lên đến hàng trăm tỷ đồng
2.5.2. Nhược điểm
Tình trạng ăn xin vẫn còn diễn ra rất phổ biến tại lễ hội gây khó khăn cho
22


×