Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

Báo cáo thực tập lịch sử và văn hóa của người mường ở mường ống huyện bá thước tỉnh thanh hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (173.23 KB, 18 trang )

1
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO UBND TỈNH THANH HÓA
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC
NGÔ THỊ THU HIỀN
LỊCH SỬ VÀ VĂN HÓA CỦA NGƯỜI MƯỜNG Ở
MƯỜNG ỐNG HUYỆN BÁ THƯỚC, TỈNH THANH HÓA
ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ
THANH HÓA - 2014
2
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO UBND TỈNH THANH HÓA
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC
NGÔ THỊ THU HIỀN
LỊCH SỬ VÀ VĂN HÓA NGƯỜI MƯỜNG Ở MƯỜNG
ỐNG HUYỆN BÁ THƯỚC, TỈNH THANH HÓA
ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ
Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam
Mã số: 60220313
Người hướng dẫn khoa học: TS. Mai Văn Tùng
THANH HÓA, NĂM 2014
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Người Mường là một trong bốn tộc người của ngôn ngữ Việt - Mường.
Từ trước đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu về tộc người này nhưng chủ
yếu thường chỉ đề cập đến vùng Hòa Bình và người Mường chung của cả nước.
Trong tất cả các công trình nghiên cứu về dân tộc Mường, chưa có một chuyên
khảo nào mang tính hệ thống và chuyên sâu về lịch sử và văn hóa của người
Mường ở mường Ống huyện Bá. Việc nghiên cứu về quá trình hình thành và
phát triển của người Mường ở địa phương mà cụ thể là người Mường ở mường
Ống (huyện Bá Thước) đến nay vẫn chưa được quan tâm đúng mức, trong khi
đó Bá Thước là một trong những cái nôi của người Mường trong, là địa bàn có
nhiều mường lớn của người Mường ở Thanh Hoá như mường Ống, mường Khô,


mường Ai, mường Ấm Vì vậy, đây là một trong những lý do để chúng tôi
nghiên cứu, góp phần làm rõ thêm về nguồn gốc tộc người cũng như mối quan
hệ Việt - Mường trong lịch sử.
Văn hóa của người Mường khá phong phú và đa dạng, có nguồn gốc bản
điạ. Là cư dân cư trú lâu đời ở vùng thung lũng sông Mã, gắn liền với hoạt động
sản xuất lúa nước và làm nương rẫy tạo cho người Mường ở đây có nét độc đáo
riêng mang tính đặc thù địa phương. Chính vì vậy, nghiên cứu văn hóa của
người Mường ở mường Ống huyện Bá Thước sẽ làm phong phú và nhận thức
đầy đủ hơn về văn hóa của người Mường cả nước nói chung.
Hiện nay, văn hóa của người Mường ở mường Ống cũng như người
Mường trong cả nước nói chung đang có những biến đổi nhanh chóng do những
nguyên nhân chủ quan cũng như khách quan. Vì vậy, nghiên cứu về sự biến đổi
để nhận thức giá trị văn hóa được người Mường gìn giữ, cũng như quá trình tiếp
biến văn hóa của người Mường ở mường Ống huyện Bá Thước với văn hóa bên
ngoài. Qua đó, sẽ góp phần đưa ra những giải pháp, kiến nghị cụ thể để bảo tồn
và phát huy giá trị văn hóa Mường hiện nay. Việc tìm hiểu văn hóa truyền thống
là việc làm rất cần thiết, không những cho các thế hệ tương lai thấy được truyền
thống tốt đẹp của dân tộc mình mà còn góp phần giáo dục lòng tự hào dân tộc
cũng như tình yêu quê hương đất nước.
3
Vì những lý do trên, chúng tôi chọn vấn đề “Lịch sử và văn hóa người
Mường ở mường Ống huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa” làm luận văn Thạc
sỹ khoa học lịch sử, chuyên ngành lịch sử Việt Nam của mình. Những trình bày
trên còn cho thấy, nghiên cứu vấn đề này là một yêu cầu bức thiết, không chỉ có
giá trị về mặt lý luận mà còn có ý nghĩa về thực tiễn.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Ở nước ta trong thời kỳ phong kiến chưa có một công trình chuyên khảo
nào về người Mường. Những tài liệu thành văn nói đến người Mường có thể tìm
thấy trong các tác phẩm Đại Việt sử ký toàn thư của Ngô Sĩ Liên, Dư địa chí của
Nguyễn Trãi, … Nhìn chung, nguồn tư liệu này đã cho biết về vùng cư dân vag

đôi nét về tổ chức xã hội vùng Mường.
Từ khi người Pháp đặt chân lên đất nước ta (cuối thế kỷ XIX đến giữa thế
kỷ XX), do yêu cầu muốn hiểu biết về người Mường để phục vụ cho mục đích
cai trị, các cha cố, sĩ quan Pháp đã tiếp xúc ghi chép về người Mường và lần
lượt cho công bố trên các số tập san của trường Viễn Đông Bác cổ và xuất bản
thành sách. Trong số hàng chục các công trình nghiên cứu đó có thể kể đến một
số tác giả và tác phẩm có giá trị như P. Brisson với Quyền sở hữu tại những tộc
người ở vùng Lạc Thổ; C. Chéon với Những ghi chép về người Mường ở tỉnh
Sơn Tây; P. Grossin với Người Mường ở tỉnh Hòa Bình; V.Gouloubew với Cư
dân Đông Sơn và những người Mường; Ch. Rbe Quain với Tỉnh Thanh Hóa.
Cũng trong giai đoạn lịch sử này thì tác giả Nguyễn Văn Ngọc có Người Mường
đăng trong tạp chí Nam Phong số 95 năm 1925, Quách Điêu có Hòa Bình Quan
lang sử lược trong tạp chí Nam Phong số 100 năm 1925. J. Cuisinier với Người
Mường. Trong các công trình kể trên, đáng chú ý nhất là tác phẩm Người
Mường của J.cuisinier. Đây là cuốn sách mô tả về người Mường khá chi tiết và
toàn diện. Tác phẩm gồm hai phần: Phần thứ nhất - giới thiệu về người Mường,
vị trí địa lý, văn hóa vật chất; Phần thứ hai - tái hiện tình trạng xã hội và đời
sống tôn giáo.
Sau năm 1954 cho đến những năm 1980, để phục vụ cho chính sách dân
tộc của Đảng và Nhà nước, và với mục đích hiểu sâu rộng hơn nữa về dân tộc
Mường, các cơ quan có trách nhiệm đã bỏ nhiều công sức nghiên cứu người
Mường, thể hiện ở các bộ sách chuyên khảo, những bài viết đăng trên các Tạp
4
chí Nghiên cứu Lịch sử, Khảo cổ học, Dân tộc học, Ngôn ngữ học… Cụ thể là
các tài liệu: Góp phần tìm hiểu mối quan hệ Việt - Mường trong lịch sử, Về tình
hình ruộng đất của dân tộc Mường trước Cách mạng tháng Tám, Góp phần
nghiên cứu văn hóa và văn hóa tộc người, Về ngôn ngữ tiền Việt - Mường, Về
mối quan hệ Việt - Mường - Tày - Thái, Mộ Mường và tục chôn cất truyền thống
Việt Nam, Mối quan hệ giữa người Mường với người Việt ở Thanh Hóa, Gia
đình và hôn nhân của dân tộc Mường ở tỉnh Phú Thọ, Người Mường ở Tân Lạc

tỉnh Hòa Bình.v.v…
Nhìn chung các công trình nghiên cứu về người Mường dẫn ra trên đây
tập trung vào các chủ đề: hình thái kinh tế, tổ chức xã hội, ngôn ngữ, ruộng đất,
mối quan hệ Việt - Mường,…
Trong những thập niên gần đây có một số công trình nghiên cứu về người
Mường. Đó là các luận án tiến sỹ, luận văn thạc sĩ, tiêu biểu như Luận văn Thạc
sĩ của Mai Văn Tùng “Tri thức địa phương về sử dụng và quản lý tài nguyên
thiên nhiên của người Mường ở xã Cẩm Thành, huyện Cẩm Thuỷ, tỉnh Thanh
Hoá (2005); luận án Tiến sĩ của Mai Văn Tùng “Tri thức địa phương về sử dụng
và quản lý nguồn tài nguyên thiên nhiên của người Mường ở huyện Bá Thước,
tỉnh Thanh Hoá”; luận văn Thạc sỹ của Trịnh Hồng Lệ “Tri thức dân gian
Mường trong ứng xử với môi trường tự nhiên ở xã Cẩm Tú, huyện Cẩm Thuỷ,
tỉnh Thanh Hoá (2009).v.v…
Tóm lại, với tổng quan các nghiên cứu về người Mường, với những hạn
chế nêu trên của các nghiên cứu trước đó, cho thấy cần phải có một nghiên cứu
chuyên sâu về Lịch sử và văn hóa người Mường ở mường Ống huyện Bá Thước,
tỉnh Thanh Hóa.
3. Mục đích nghiên cứu
- Góp phần làm rõ thêm nguồn gốc lịch sử cũng như quá trình hình thành
và phát triển tộc người Mường ở nước ta nói chung và người Mường ở mường
Ống - Bá Thước nói riêng.
- Tìm hiểu về văn hoá truyền thống của người Mường ở mường Ống
huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa để góp phần tìm hiểu văn hóa tộc người
Mường cả nước nói chung một cách toàn diện hơn
5
- Những biến đổi về văn hóa truyền thống của người Mường ở mường
Ống huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa trong thời kỳ hội nhập. Từ đó đưa ra một
số kiến nghị và giải pháp, bảo tồn phát huy giá trị văn hóa tộc người hướng tới
việc xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là Lịch sử và văn hóa người Mường ở
mường Ống, huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Bá Thước là một trong những cái nôi của người Mường, cụ thể là người
mường Trong (mường gốc, mường bản địa). Trong khuôn khổ của luận văn,
chúng tôi sẽ nghiên cứu về Lịch sử và văn hóa của người Mường ở mường Ống,
huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa. Cụ thể là phạm vi cư trú của người Mường ở
mường Ống, hiện nay thuộc 2 xã: Thiết Kế và Thiết Ống, huyện Bá Thước, tỉnh
Thanh Hóa.
5. Cơ sở lý luận, hướng tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
1.1. Cơ sở lý luận của Luận văn
Cơ sở lý luận của Luận văn là dựa vào phương pháp luận của chủ nghĩa
duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử để xem xét những vấn đề lịch
sử và văn hoá. Trên cơ sở đó phân tích, đánh giá trong mối quan hệ hữu cơ với
quy luật khách quan của sự vận động và phát triển của mường Ống trong truyền
thống và hiện đại. Cơ sở lý luận còn được dựa trên các quan điểm của Đảng và
Nhà nước về xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc;
đồng thời dựa trên các thành tựu nghiên cứu lý luận, phương pháp luận khoa học
của các nhà sử học, nhân học văn hoá - xã hội trong và ngoài nước.
5.2. Hướng tiếp cận của Luận văn
Để đảm bảo tính khách quan, khoa học tác giả luận văn đã kết hợp hướng
tiếp cận lịch sử, hệ thống và liên ngành.
- Hướng tiếp cận lịch sử
Nghiên cứu về mường Ống đề tài chủ yếu nghiên cứu theo hướng tiếp cận
lịch sử. Với hướng tiếp cận này, chúng tôi căn cứ vào các tư liệu thư tịch, kế thừa
6
các công trình nghiên cứu trước đây, với những tư liệu điền dã, nhất là các tài liệu
nghiên cứu về người Mường nói chung và người Mường ở Bá Thước - Thanh Hoá
nói riêng trong vài ba thập kỷ trở lại đây. Qua phân tích, chọn lọc, hệ thống, đề tài

tập trung làm sáng tỏ lịch sử hình thành và phát triển của mường Ống cùng những
biến đổi hiện nay về văn hoá - xã hội.
- Hướng tiếp cận liên ngành
Để nhận diện một cách tổng quan, chính xác và khách quan về lịch sử, kinh
tế, văn hoá - xã hội… cần phải tiếp cận theo hướng liên ngành (lịch sử, nhân học,
xã hội học, văn hóa học, kinh tế học, chính trị học, luật học ). Hướng tiếp cận này
sẽ đặt mường Ống huyện Bá Thước trong mối tương tác, quan hệ đa chiều với địa
lý - tự nhiên, môi trường - sinh thái, lịch sử - xã hội… Đây cũng chính là hướng
tiếp cận khu vực học (area studies), sẽ phát huy được thế mạnh của từng ngành
khoa học trong việc khảo cứu, phân tích, đánh giá khách quan, logic và biện chứng
về quá trình hình thành và phát triển của mường Ống trên các phương diện lịch sử
và văn hoá.
- Hướng tiếp cận hệ thống
Với cách tiếp cận hệ thống, nghiên cứu về mường Ống được đặt trong tổng
thể các vấn đề kinh tế - chính trị, văn hóa - xã hội, hành chính - dân cư… của cơ
cấu tổ chức xã hội nông thôn. Cách tiếp cận này cho phép định vị được toàn diện
mường Ống trong tiến trình lịch sử. Từ đó làm cơ sở so sánh, phân tích làm rõ quá
trình phát triển liên tục và biến đổi hiện nay của vùng đất mường Ống.
5.3. Phương pháp nghiên cứu
Để giải quyết những vấn đề đặt ra, chúng tôi dựa trên quan điểm của chủ
nghĩa Mác - Lênin, vận dụng phương pháp luận sử học Mác xít kết hợp với các
phương pháp bộ môn, chủ yếu là phương pháp lịch sử và phương pháp lôgic và
một số phương pháp cần thiết khác có liên quan đến đề tài.
Phương pháp được áp dụng nghiên cứu xuyên suốt của luận văn là
phương pháp lịch sử. Phương pháp này nghiên cứu lịch đại và đồng đại nhằm tái
hiện lịch sử. Đặc biệt, để làm rõ sự phát triển cũng như sự biến đổi kinh tế - xã
hội, đề tài đã mạnh dạn vận dụng phương pháp nghiên cứu khu vực học - một
7
phương pháp nghiên cứu mang tính liên ngành được giới sử học cũng như văn
hoá học… gần đây vận dụng nghiên cứu rất có hiệu quả.

Bên cạnh đó còn sử dụng phương pháp cụ thể như: Quan sát, phỏng vấn,
điều tra bằng bảng hỏi, nghiên cứu hồi cố, thảo luận nhóm, ghi chép các thông
tin từ những người am hiểu về vùng đất mường Ống - Bá Thước.
Ngoài ra còn sử dụng phương pháp thống kê, định lượng, chụp ảnh, để
triển khai nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Bởi vậy, các tư liệu được mô tả,
trình bày trong luận văn sẽ đảm bảo sự chính xác và độ tin cậy cao.
6. Dự kiến kết quả đạt được
- 01 báo cáo luận văn
- 01 bài tạp chí chuyên ngành liên quan đến luận văn.
7. Nội dung nghiên cứu
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, Luận văn
gồm 3 chương:
Chương 1. Diện mạo mường Ống trong lịch sử và hiện tại
Chương 2: Văn hóa truyền thống của người Mường ở mường Ống
Chương 3. Một số biến đổi văn hóa từ sau ngày đổi mới (1986) đến
nay
8. Dự kiến kế hoạch thực hiện
Đề tài dự kiến được thực hiện trong 12 tháng, kế hoạch thực hiện chi tiết
như sau:
TT Thời gian Nội dung công việc Ghi chú
1 Tháng 10-11/2014 Hoàn thành đề cương luận văn
2 Tháng 12/2014
đến tháng 2/2015
Đọc và nghiên cứu, tổng hợp tài liệu
3 Tháng 3/2015 Tiến hành khảo sát thực tế ở mường Ống,
Bá Thước
4 Tháng 4 - 6/2015 Viết luận văn và viết bài báo đăng trên tạp
chí chuyên ngành
5 Tháng 7 - 8/2015 Sửa chữa và in ấn luận văn, hoàn thiện các
thủ tục để bảo vệ luận văn

6 Tháng 9 Bảo vệ luận văn
8
PHẦN NỘI DUNG
Chương 1. Diện mạo mường Ống trong lịch sử và hiện tại
1.1. Một số khái niệm và lý thuyết cơ bản
1.1.1. Khái niệm về làng và mường
1.1.2. Khái niệm về dân tộc Mường
1.1.3. Khái niệm về văn hoá
1.1.4. Lý thuyết về biến đổi xã hội
1.1.5. Lý thuyết về biến đổi văn hoá
1.2. Mường Ống - một mường ven sông Mã vùng thung lũng
1.2.1. Vị trí địa lý
1.2.2 . Điều kiện tự nhiên
1.2.3. Cảnh quan thiên nhiên
1.3. Mường Ống với lịch sử lâu đời
1.3.1. Tổng quát về người Mường ở Việt Nam
1.3.2. Người Mường ở mường Ống huyện Bá Thước trong không gian
mường xứ Thanh
1.3.3. Không gian hành chính
1.3.4. Tình hình dân số và phân bố dân cư
Chương 2: Văn hóa truyền thống của người Mường ở mường Ống
2.1. Đặc điểm sinh kế
2.1.1. Nông nghiệp
2.1.3. Thủ công nghiệp
2.1.4. Khai thác nguồn lợi tự nhiên
2.2. Văn hóa vật chất
2.2.1. Nhà ở
2.2.2. Trang phục
2.2.3. Ẩm thực
2.2.4. Đi lại

2.3. Văn hóa xã hội
9
2.3.1. Quan hệ làng xã
2.3.2. Quan hệ dòng họ
2.3.3. Quan hệ hôn nhân
2.3.4. Quan hệ gia đình
2.4. Tín ngưỡng, tôn giáo
2.4.1. Tín ngưỡng
2.4.2. Tôn giáo
Chương 3. Một số biến đổi văn hóa từ sau ngày đổi mới (1986) đến
nay
3.1. Tình hình biến đổi văn hoá
3.1.1. Bối cảnh biến đổi
3.1.2. Biến đổi trong hoạt động sinh kế
3.1.2.1. Biến đổi trong nông nghiệp
3.1.2.2. Biến đổi trong thủ công nghiệp
3.1.2.3. Biến đổi trong khai thác nguồn lợi tự nhiên
3.1.3. Biến đổi trong tổ chức xã hội
3.1.3.1. Biến đổi trong quan hệ dòng họ
3.1.3.2. Biến đổi trong quan hệ hôn nhân
3.1.3.3. Biến đổi trong quan hệ gia đình
3.1.4. Biến đổi trong tín ngưỡng, tôn giáo
3.1.4.1. Biến đổi trong tín ngưỡng
3.1.4.2. Biến đổi trong tôn giáo
3.2. Một số giải pháp và kiến nghị bảo tồn và phát huy giá trị
3.2.1. Thực trạng bảo tồn và xây dựng văn hóa ở địa phương
3.2.2. Một số giải pháp
3.2.3. Kiến nghị
TÀI LIỆU THAM KHẢO
10

1. Phạm Phi Anh (2005), “Bảo hộ tri thức truyền thống”, Tạp chí Hoạt
động khoa học, số 9, tr. 18 - 19.
2. Vương Anh (1995), “Đặc trưng văn hóa Mường Thanh Hóa”, in trong:
Văn hóa dân tộc Mường, Sở Văn hóa Thông tin, Hội Văn hóa các dân
tộc Hòa Bình xuất bản, tr. 208 - 212.
3. Vương Anh (1997), Mo - sử thi dân tộc Mường, Nxb Văn hoá dân tộc,
Hà Nội.
4. Vương Anh (2001), Tiếp cận với văn hóa bản Mường, Nxb Văn hóa
dân tộc, Hà Nội.
5. Ban chấp hành Đảng bộ huyện Bá Thước (1998), Lịch sử Đảng bộ
huyện Bá Thước, tập I , Nxb Thanh Hoá.
6. Ban chấp hành Đảng bộ xã Thiết Kế (2014), Lịch sử Đảng bộ xã Thiết
Kế (1964-2010), Nxb Thanh Hóa.
7. Ban chấp hành Đảng bộ xã Thiết Ống (2011), Lịch sử Đảng bộ xã Thiết
Ống (1945-2005), Nxb Thanh Hóa.
8. Nguyễn Lương Bích (1974), “Trong lịch sử người Việt và người
Mường là hai dân tộc hay là một dân tộc”, Tạp chí Dân tộc học, số 2, tr.
1 - 19.
9. Nguyễn Dương Bình (1973), “Góp phần tìm hiểu mối quan hệ Việt -
Mường trong lịch sử”, Thông báo Dân tộc học số 1, tr. 25 - 40.
10. Nguyễn Dương Bình (1974), “Tìm hiểu thành phần người Mọi Bi ở
miền Tây tỉnh Thanh Hóa”, Tạp chí Dân tộc học, số 2, tr. 33 - 41.
11. Nguyễn Dương Bình (1976), “Một vài đặc điểm xã hội Mường qua tìm
hiểu gia phả một dòng họ Lang”, Tạp chí Dân tộc học, số 3, tr. 39 - 51.
12. Nguyễn Dương Bình (1977), “Về tình hình ruộng đất của dân tộc
Mường trước Cách mạng tháng Tám”, Tạp chí Dân tộc học, số 4, tr. 12
- 20.
13. Hoàng Hữu Bình (1998), “Tri thức địa phương và vấn đề phát triển bền
11
vững miền núi Việt Nam”, Tạp chí Dân tộc học, số 2, tr. 50 - 54.

14. Hoàng Hữu Bình (2003), “Vấn đề quản lý, sử dụng, bảo vệ môi trường
và tài nguyên thiên nhiên ở các dân tộc thiểu số Việt Nam”, in trong:
Dân tộc học Việt Nam thế kỷ XX và những năm đầu thế kỷ XXI, Nxb
Khoa học xã hội, Hà Nội.
15. Nguyễn Từ Chi (1998), “Người Mường ở Hòa Bình cũ”, in trong:
Người Mường và văn hóa cổ truyền Mường Bi, Ủy ban nhân dân huyện
Tân Lạc, Sở Văn hóa thông tin tỉnh Hà Sơn Bình xuất bản, tr. 349 - 377.
16. Ngô Hoài Chung (chủ biên) (2007), Truyền thuyết dựng bản lập mường
Thanh Hóa, Sở Văn hóa thông tin Thanh Hóa xuất bản.
17. Lê Trọng Cúc (1996b), Vai trò của tri thức địa phương đối với phát
triển bền vững vùng cao, in trong: Nông nghiệp trên đất dốc - những
thách thức và tiềm năng, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
18. Phan Hữu Dật (2004), Góp phần nghiên cứu Dân tộc học Việt Nam,
Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
19. Khổng Diễn (1996), Những đặc điểm kinh tế - xã hội của các dân tộc
miền núi phía Bắc, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
20. Phạm Đức Dương (1978), “Về mối quan hệ Việt - Mường - Tày - Thái
qua tư liệu dân tộc - ngôn ngữ học”, Tạp chí Dân tộc học, số 3, tr. 28 -
33.
21. Đại Việt sử ký toàn thư (1998), Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
22. Bế Viết Đẳng (chủ biên) (1996), Các dân tộc thiểu số trong sự nghiệp
phát triển kinh tế xã hội ở miền núi, Nxb Chính trị quốc gia - Nxb Văn
hóa dân tộc, Hà Nội.
23. Bùi Xuân Đính (1985), Lệ làng phép nước, Nxb Pháp lý, Hà Nội.
24. Đoàn KS - TK - QH Nông nghiệp Thanh Hóa (1999), “Dự án quy
hoạch phát triển nông nghiệp và nông thôn huyện Bá Thước thời kỳ
1999-2010, Thanh Hóa.
12
25. Nguyễn Bảo Đồng (2005), “Tri thức bản địa về y học cổ truyền trong
chăm sóc sức khỏe của người Mường xã Phú Mãn tỉnh Hà Tây”, Báo

cáo tại Hội thảo: Tri thức bản địa, Ba Vì, ngày 27 - 28/8/2005.
26. Nguyễn Minh Đức (2008), Văn hoá sinh thái - Xu hướng nghiên cứu
mới ở Vân Nam, Trung Quốc, Báo cáo tại Hội thảo: “Vai trò của tri
thức bản địa trong việc gìn giữ và bảo vệ môi trường ở các cộng đồng
dân tộc thiểu số”, Ninh Thuận, 19 - 20/3/2008.
27. Mạc Đường (1964), Các dân tộc ở miền núi Bắc Trung bộ (Sự phân bố
cư dân và những đặc trưng văn hóa), Nxb Khoa học, Hà Nội.
28. Vũ Trường Giang (2007), “Về tri thức bản địa và phát triển”, Tạp chí
Nghiên cứu Đông Nam Á, số 10, tr. 63 - 67.
29. Quách Giao, Văn Quỳnh, Thanh Sơn, Bùi Thiện, Thương Diễm (1965),
Dân ca Mường (Hòa Bình), Nxb Văn học, Hà Nội.
30. Lê Sỹ Giáo (1989a), “Canh tác nương rẫy, chăn nuôi truyền thống và
vấn đề xây dựng kinh tế hộ gia đình ở miền núi phía Bắc hiện nay”, Tạp
chí Dân tộc học, số 4, tr. 7 - 16.
31. Lê Sỹ Giáo (1990), “Tập quán canh tác truyền thống với vấn đề bảo vệ
môi sinh”, Tạp chí Thông tin lý luận, số 12, tr. 37 - 38.
32. Lê Sỹ Giáo (1991), “Đặc điểm phân bố các tộc người ở miền núi Thanh
Hóa”, Tạp chí Dân tộc học, số 2, tr. 37 - 43.
33. Lê Sỹ Giáo (2000b), “Một số vấn đề văn hóa - xã hội các cư dân vùng
gò đồi xứ Thanh và sự phát triển”, in trong: Một chặng đường nghiên
cứu lịch sử (1995-2000), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
34. Lê Sỹ Giáo (2003), “Dân tộc học với việc nghiên cứu các hoạt động
nông nghiệp truyền thống của các tộc người thiểu số ở Việt Nam”, tr.
240 - 250, in trong: Dân tộc học Việt Nam thế kỷ XX những năm đầu
thế kỷ XXI, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
35. Nguyễn Thị Thu Hà (2008), “Tri thức bản địa - những bước thăng
13
trầm”, Báo cáo tại Hội thảo: “Vai trò của tri thức bản địa trong việc gìn
giữ và bảo vệ môi trường ở các cộng đồng dân tộc thiểu số”, Ninh
Thuận, 19 - 20/3/2008.

36. Cao Sơn Hải (2002), Tục ngữ Mường Thanh Hoá, Nxb Văn hoá thông
tin, Hà Nội.
37. Mai Thị Hồng Hải (2004), Góp phần nghiên cứu xường giao duyên của
người Mường, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội.
38. Minh Hiệu (1999), Tục ngữ dân ca Mường Thanh Hóa, Nxb Văn hóa
dân tộc, Hà Nội.
39. Phạm Quang Hoan (2005a), “Tri thức địa phương (tri thức truyền
thống) của các dân tộc thiểu số Việt Nam trong đời sống xã hội đương
đại”, tr. 34 - 42, in trong: Thông báo dân tộc học năm 2005, Nxb Khoa
học xã hội, Hà Nội.
40. Trần Văn Khánh, Trần Văn Ơn (2005), “Tri thức bản địa trong chăm
sóc sức khỏe”, Báo cáo tại Hội thảo: Tri thức bản địa, Ba Vì, ngày 27 -
28/8/2005.
41. Trịnh Hồng Lệ (2009), Tri thức dân gian Mường trong ứng xử với môi
trường tự nhiên (Nghiên cứu tại xã Cẩm Tú, huyện Cẩm Thuỷ, tỉnh
Thanh Hoá), Luận văn Thạc sỹ Văn hoá học, Viện nghiên cứu văn hoá,
Viện Khoa học Xã hội Việt Nam.
42. Trần Thị Liên, Nguyễn Hữu Kiên (1986), Văn hóa truyền thống Mường
Đủ, Sở Văn hóa thông tin Thanh Hóa.
43. Nguyễn Xuân Luật, Hà Nam Ninh (1989), Văn hóa truyền thống
Mường Khô, Sở Văn hóa thông tin Thanh Hóa.
44. Đặng Văn Lung, Vương Anh, Hoàng Anh Nhân (1988), “Đẻ đất, Đẻ
nước sử thi Mường”, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
45. Hoàng Lương (2002), Lễ hội truyền thống của các dân tộc thiểu số ở
miền Bắc Việt Nam, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội.
14
46. Bùi Tuyết Mai (chủ biên) (1999), Người Mường ở Việt Nam, Nxb Văn
hoá dân tộc, Hà Nội.
47. Lâm Bá Nam (1992), “Mối quan hệ Thái - Mường (lịch sử và hiện tại)”,
in trong: Hội thảo Thái học lần thứ I (Kỷ yếu ), Nxb Văn hóa dân tộc,

Hà Nội.
48. Người Mường và văn hóa cổ truyền Mường Bi (1988), Ủy ban nhân dân
huyện Tân Lạc, Sở VHTT tỉnh Hà Sơn Bình.
49. Hoàng Anh Nhân (1986), Tuyển tập truyện thơ Mường, Nxb Khoa học
xã hội, Hà Nội.
50. Hoàng Anh Nhân (1994), Mo lên trời, Nxb Văn học, Hà Nội.
51. Hoàng Anh Nhân (1996), Văn hoá làng và làng văn hoá xứ Thanh, Nxb
Khoa học xã hội, Hà Nội.
52. Hoàng Anh Nhân (2003), Văn hoá ẩm thực Mường, Nxb Văn hoá dân
tộc, Hà Nội.
53. Hoàng Tuấn Phổ (1975), “Mối quan hệ giữa người Mường với người
Việt ở Thanh Hóa”, Tạp chí Dân tộc học, số 3, tr. 23 - 31.
54. Sở Văn hóa thông tin Thanh Hóa (2007), Kỷ yếu Hội Thảo Sưu tầm,
nghiên cứu và đề xuất các giải pháp bảo tồn, khôi phục và phát huy văn
hóa phi vật thể người Mường Thanh Hóa, Tháng 10 - 2007.
55. Hà Văn Tấn, Phạm Đức Dương (1978), “Về ngôn ngữ tiếng Việt -
Mường”, Tạp chí Dân tộc học, số 1, tr. 64 - 69.
56. Hà Văn Tấn (chủ biên) (1990), Lịch sử Thanh Hóa, tập 1, Thời tiền sử
và sơ sử, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
57. Thanh Hóa tỉnh chí, Bản dịch Nguyễn Mạnh Duân, tư liệu Thư viện
Khoa học Thanh Hóa, Ký hiệu: Đ 91/TH - 107.
58. Nguyễn Ngọc Thanh (1991a), “Mấy ghi chép về lễ cưới cổ truyền của
người Mường”, Văn nghệ Hà Sơn Bình, số 2, tr. 76 - 79.
59. Nguyễn Ngọc Thanh (1991b), “Phụ nữ Mường và vai trò lao động của
15
họ”, Tạp chí Khoa học và Phụ nữ, số 2, tr. 16 - 17.
60. Nguyễn Ngọc Thanh (1988), “Sinh hoạt kinh tế truyền thống”, in trong:
Người Mường với văn hoá cổ truyền Mường Bi, Uỷ ban Nhân dân
huyện Tân Lạc và Sở VHTT Hà Sơn Bình xuất bản.
61. Nguyễn Ngọc Thanh, Trần Hồng Thu (2009), Tri thức địa phương của

người Mường trong sử dụng và quản lý tài nguyên thiên nhiên, Nxb
Khoa học xã hội, Hà Nội.
62. Nguyễn Duy Thiệu (2003), “Thể chế xã hội Mường truyền thống:
Nghiên cứu so sánh giữa mường của người Mường và mường của
người Thái ở Việt Nam”, Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, số 2, tr. 16
- 29.
63. Ngô Đức Thịnh (1996), Một thế kỷ nghiên cứu dân tộc Mường, Tạp chí
Văn hóa nghệ thuật, số 6, tr. 64 - 67.
64. Ngô Đức Thịnh (2004a), “Tiểu vùng văn hóa xứ Thanh”, Tạp chí Văn
hóa dân gian, số 1, tr. 13 - 25
65. Võ Thị Thường (1986), “Rau rừng và việc hái lượm, sử dụng ở vùng
Mường Lương Sơn”, Tạp chí Dân tộc học, số 3, tr. 46 - 59.
66. Tỉnh Ủy - Hội đồng nhân dân - Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa
(2000), Địa chí Thanh Hóa, tập 1, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội.
67. Tỉnh Ủy - Hội đồng nhân dân - Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa
(2009), Địa chí Thanh Hóa, tập 3, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
68. Trần Từ (1996), Người Mường ở Hòa Bình, Hội Khoa học Lịch sử Việt
Nam xuất bản, Hà Nội.
69. Nguyễn Anh Tuấn (2008), Tri thức địa phương của người Mường ở
Điền Trung - Bá Thước - Thanh Hoá trong sử dụng và quản lý nguên tài
nguyên đất, Báo cáo tại Hội thảo: “Vai trò của tri thức bản địa trong
việc gìn giữ và bảo vệ môi trường ở các cộng đồng dân tộc thiểu số”,
Ninh Thuận, 19 - 20/3/2008.
16
70. Mai Văn Tùng (2005), Tri thức địa phương về sử dụng và quản lý tài
nguyên thiên nhiên của người Mường ở xã Cẩm Thành, huyện Cẩm
Thuỷ, tỉnh Thanh Hoá, Luận văn Thạc sỹ khoa học Lịch sử, Trường Đại
học KHXH&NV, Đại học Quốc gia Hà Nội.
71. Mai Văn Tùng (2006), “Tri thức quản lý nguồn tài nguyên rừng của
người Mường”, Tạp chí Văn hóa nghệ thuật, số 4, tr 22 - 25.

72. Mai Văn Tùng (2009a), “Nguồn tài nguyên nước trong tri thức người
Mường”, Tạp chí Văn hóa nghệ thuật, số 295, tr 76 - 80.
73. Mai Văn Tùng (viết chung) (2009b), Các dân tộc ở Thanh Hóa, Nxb
Thanh Hóa, Thanh Hóa.
74. Mai Văn Tùng (2010a), “Lịch pháp của người Mường ở Thanh Hoá”,
Tạp chí Văn hóa nghệ thuật, số 7, tr 79 - 82.
75. Mai Văn Tùng (2010b), “Kinh nghiệm sử dụng nước làm ruộng của
người Mường ở huyện Bá Thước”, Tạp chí Dân tộc học, số 3, tr 31 - 40.
76. Đặng Nghiêm Vạn (2003), Cộng đồng quốc gia dân tộc Việt Nam, Nxb
Đại học quốc gia TP Hồ Chí Minh.
77. Văn hóa dân tộc Mường (1995), Kỷ yếu Hội thảo văn hóa dân tộc
Mường tại Hòa Bình, Tháng 9 - 1993, Sở VHTT, Hội văn hóa các dân
tộc tỉnh Hòa Bình xuất bản.
78. Trần Quốc Vượng (1996a), “Đôi điều về văn hóa Mường”, Tạp chí Dân
tộc và thời đại, số 23, tr. 9 - 11.
79. Trần Quốc Vượng (1998), “Xứ Thanh - vài nét về lịch sử văn hóa”, in
trong: Việt Nam cái nhìn địa văn hóa, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội.
Lưu ý: Làm theo đúng mẫu quy định nhé
Hỏi Thầy Hưng xem nạp mấy bản?
17
18

×