Tải bản đầy đủ (.doc) (35 trang)

Báo cáo thực tập Văn hóa và Xã hộị tại Phòng Văn hóa Thông tin huyện Việt Yên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (408.06 KB, 35 trang )

Báo cáo thực tập
Mừng

GVHD: Nghiêm Xuân

MỤC LỤC
MỤC LỤC............................................................................................................1
LỜI CẢM ƠN......................................................................................................1
PHẦN 1.................................................................................................................2
TỔNG QUAN VỀ CƠ QUAN, ĐỊA PHƯƠNG NƠI THỰC TẬP..................2
1.Khái quát chung về huyện Việt Yên – Bắc Giang......................................2
1.1.Lịch sử hình thành...................................................................................2
1.2.Vị trí địa lý ..............................................................................................4
1.3.Điều kiện tự nhiên...................................................................................4
1.4.Điều kiện kinh tế – xã hội .......................................................................6
1.5.Tiềm năng du lịch....................................................................................7
2.Cơ cấu tổ chức của Phòng văn hóa và thông tin huyện Việt Yên...............8
2.1.Vị trí, chức năng của Phòng văn hóa và thông tin huyện Việt Yên ........8
2.2.Nhiệm vụ và quyền hạn của Phòng văn hóa và thông tin huyện Việt Yên
.......................................................................................................................8
2.3.Cơ cấu tổ chức của Phòng văn hóa và thông tin huyện Việt Yên..........10
2.4.Chế độ làm việc và quan hệ côngtác.....................................................12
PHẦN 2...............................................................................................................13
BÁO CÁO NHIỆM VỤ NƠI THỰC TẬP GIAO VÀ KẾT QUẢ................13
THỰC HIỆN.....................................................................................................13
4.Những công việc được giao và kết quả thực hiện....................................15
4.1.Những công việc được giao...................................................................16
4.2.Kết quả thực hiện...................................................................................16
PHẦN 3...............................................................................................................17
BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ..................................................................................17
CHƯƠNG I........................................................................................................19



Sinh viên: Nguyễn Thị Thúy
Lớp: CĐ Quản lý Văn hóa K6


Báo cáo thực tập
Mừng

GVHD: Nghiêm Xuân

TÌM HIỂU CHUNG VỀ PHONG TRÀO “ THỰC HIỆN NẾP SỐNG VĂN
MINH TRONG VIỆC CƯỚI, VIỆC TANG VÀ LỄ HỘI”............................19
1.Khái niệm.................................................................................................19
1.1.Khái niệm về nếp sống..........................................................................19
1.2.Khái niệm về văn minh..........................................................................19
1.3.Khái niệm về nếp sống văn minh..........................................................19
2.Quá trình phát triển của phong trào “Thực hiện nếp sống văn minh trong
việc cưới, việc tang và lễ hội.......................................................................19
3.Vai trò của phong trào “Thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới,
việc tang và lễ hội........................................................................................22
CHƯƠNG II.......................................................................................................23
THỰC TRẠNG THỰC HIỆN NẾP SỐNG VĂN MINH TRONG VIỆC
CƯỚI, VIỆC TANG VÀ LỄ HỘI TẠI ĐỊA BÀN HUYỆN VIỆT YÊN
TRONG NĂM 2014...........................................................................................23
1.Công tác triển khai thực hiện....................................................................23
2.Kết quả thực hiện......................................................................................24
2.1.Trong việc cưới.....................................................................................24
2.2.Trong việc tang......................................................................................24
2.3.ViÖc tæ chøc lÔ héi..............................................................................25
CHƯƠNG III.....................................................................................................27

MỘT SỐ ĐÁNH GIÁ, PHƯƠNG HƯỚNG, NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP
NÂNG CAO PHONG TRÀO “THỰC HIỆN NẾP SỐNG VĂN MINH
TRONG VIỆC CƯỚI, VIỆC TANG VÀ LỄ HỘI” TẠI ĐỊA BÀN HUYỆN
VIỆT YÊN..........................................................................................................27
1.Đánh giá....................................................................................................27
1.1.Ưu điểm ................................................................................................27
1.2.Tồn tại....................................................................................................27
1.3.Nguyên nhân..........................................................................................28
Sinh viên: Nguyễn Thị Thúy
Lớp: CĐ Quản lý Văn hóa K6


Báo cáo thực tập
Mừng

GVHD: Nghiêm Xuân

2.Phương hướng, nhiệm vụ năm 2015........................................................28
3.Giải pháp..................................................................................................28
KẾT LUẬN........................................................................................................30
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................31
PHỤ LỤC...........................................................................................................32

Sinh viên: Nguyễn Thị Thúy
Lớp: CĐ Quản lý Văn hóa K6


Báo cáo thực tập
Mừng


GVHD: Nghiêm Xuân

LỜI CẢM ƠN
Trên thực tế không có sự thành công nào mà không gắn liền với những sự
hỗ trợ, giúp đỡ dù ít hay nhiều, dù trực tiếp hay gián tiếp của người khác. Trong
suốt thời gian từ khi bắt đầu học tập ở giảng đường Trường đại học Nội vụ Hà
Nội đến nay, em đã nhận được rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ của quý Thầy Cô,
gia đình và bạn bè.
Trong suốt thời gian qua, em đã được quý Thầy Cô ở Khoa Văn hóa –
Thông tin và Xã hội đã cùng với tri thức và tâm huyết của mình để truyền đạt
vốn kiến thức quý báu cho chúng em trong suốt thời gian học tập tại trường. Và
đặc biệt, trong học kỳ này, Khoa đã tổ chức cho chúng em được đi thực tập tiếp
cận với thực tế mà theo em là rất hữu ích đối với sinh viên chuyên ngành Quản
lý Văn hóa nói riêng cũng như tất cả các sinh viên thuộc các chuyên ngành khác
nói chung.
Qua bài báo cáo này, em xin chân thành cảm ơn thầy Nghiêm Xuân Mừng
và cô Nguyễn Thị Phương Thúy đã quan tâm, giúp đỡ và tận tình hướng dẫn em
hoàn thành tốt quá trình thực tập. Đồng thời, em cũng xin gửi lời cảm ơn đến
các ban lãnh đạo và đội ngũ cán bộ, công chức và nhân viên của Phòng Văn hóa
Thông tin huyện Việt Yên, đặc biệt là cô Nguyễn Trung Thủy đã hết sức nhiệt
tình, cung cấp thông tin và tạo mọi điều kiện, tận tình, giúp đỡ cho em hoàn
thành tốt mọi công việc được giao trong suôt quá trình thực tập.
Bài báo cáo được thực hiện trong khoảng thời gian gần 2 tháng. Bước đầu
đi vào thực tế, kiến thức của em còn hạn chế và còn nhiều bỡ ngỡ. Do vậy,
không tránh khỏi những thiếu sót là điều chắc chắn, em rất mong nhận được
những ý kiến đóng góp quý báu của quý Thầy Cô và các bạn để bài báo cáo của
em được hoàn thiện hơn.
Sau cùng, em xin kính chúc quý Thầy Cô cùng toàn thể các bạn thật dồi
dào sức khỏe, niềm tin để tiếp tục thực hiện sứ mệnh cao đẹp của mình là truyền
đạt kiến thức cho thế hệ mai sau.

Hà Nội, ngày 22 tháng 04 năm 2015
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Thị Thúy
Sinh viên: Nguyễn Thị Thúy

1
Lớp: CĐ Quản lý Văn hóa K6


Báo cáo thực tập
Mừng

GVHD: Nghiêm Xuân

PHẦN 1
TỔNG QUAN VỀ CƠ QUAN, ĐỊA PHƯƠNG NƠI THỰC TẬP
1. Khái quát chung về huyện Việt Yên – Bắc Giang
1.1. Lịch sử hình thành
Việt Yên là một vùng đất cổ, xuất hiện trên bản đồ Tổ quốc từ khá sớm.
Thời Hùng Vương – An Dương Vương, Việt Yên thuộc huyện Tây Vu, bộ Vũ
Ninh của nhà nước Văn Lang -Âu Lạc.
Thời Bắc thuộc, Việt Yên vẫn thuộc huyện Tây Vu, quận Giao Chỉ.
Thời Lý, sau chiến thắng quân Tống vào mùa Xuân năm 1077, một vùng
đất ven tả ngạn sông Cầu đối diện với Như Nguyệt – Thị Cầu, Vạn Xuân được
lập ra thành một đơn vị hành chính mới -huyện Việt Yên, thuộc phủ Bình Lỗ, lộ
Bắc Giang.
Yên Việt cùng với phòng tuyến sông Như Nguyệt là những cái tên ghi lại
trang sử oanh liệt của dân tộc ta trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược
Tống thế kỷ XI. Tên gọi Yên Việt tồn tại tới thế kỷ XIX.
Tháng 7 năm 1802, ( năm Minh Mệnh thứ nhất) huyện Yên Việt đổi tên

thành huyện Việt Yên.
Trải qua thời gian, địa giới hành chính huyện Việt Yên đã có nhiều thay
đổi. Dưới các triều đại phong kiến Việt Nam, huyện Việt Yên có 5 tổng: Ngọ
Xá, Đông Lỗ, Tiên Lát, Quang Biểu, Hương Tào, chạy dài theo cả tả ngạn sông
Cầu, huyện lỵ đặt ở Yên Việt (làng Vân) thuộc xã Vân Hà ngày nay.
Khi thực dân Pháp xâm lược nước ta, để phục vụ cho chính sách cai trị,
chúng điều chỉnh lại đơn vị hành chính các địa phương, trong đó huyện Việt
Yên có sự điều chỉnh khá lớn: Hai tổng Ngọ Xá, Đông Lỗ cắt về huyện Hiệp
Hòa, tổng Hương Tào cắt về huyện Yên Dũng, đồng thời Việt Yên nhận về 5
tổng của huyện Yên Dũng là: Mật Ninh, Dĩnh Sơn, Tự Lạn, Thiết Sơn, Hoàng
Mai.
Sau khi điều chỉnh lại đơn vị hành chính, từ đầu thế kỷ XX, chính quyền
thực dân rời huyện lỵ về Bích động. Trước Cách mạng Tháng Tám năm 1945,
huyện Việt Yên có 7 tổng : Quang Biểu, Tiên Lát, Mật Ninh, Dĩnh Sơn, Tự Lạn,
Thiết Sơn, Hoàng Mai, gồm 67 xã. Sau Cách mạng Tháng Tám thành công, Nhà
nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa xóa bỏ đơn vị hành chính tổng, thành lập đơn
Sinh viên: Nguyễn Thị Thúy

2
Lớp: CĐ Quản lý Văn hóa K6


Báo cáo thực tập
Mừng

GVHD: Nghiêm Xuân

vị hành chính liên xã hoặc xã. Từ 67 xã nay sáp nhập thành 21 xã với các tên
gọi: Chấn Hưng, Cộng Hòa, Hồng Phong, Kinh Ái, Hà Lạn, Phương Lạn, Cai
Vàng, Mỏ Ngân, Nghĩa Hạ, Thiết Thượng, Chu Ngàn, Quang Tiến, Quang

Trung, Khả Cao, Tăng Long, Thần Chúc, Tiên Sơn, Yên Hà, Tự Lạn, Thiện Mỹ,
Ninh Sơn.
Trong kháng chiến chống Pháp, để phục vụ cho việc lãnh đạo, chỉ đạo
được thuận tiện, Uỷ ban kháng chiến hành chính liên khu I đã hợp nhất các liên
xã hoặc xã thành những xã lớn hơn như ba xã Chấn Hưng, Cộng Hòa, Vân
Trung thành Hồng Phong; hai xã Hà Lạn, Phương Lạn thành xã Việt Tiến; hai
xã Cai Vàng, Mỏ Ngân thành xã Minh Đức; hai xã Chu Ngàn, Quang Tiến thành
xã Quang Châu; hai xã Tự Lạn, Thiện Mỹ thành xã Lan Đình; ba xã Ninh Sơn,
Khả Cao, Quang Trung thành xã Quảng Minh; ba xã Yên Hà, Thần Chúc, Tiên
Sơn thành xã Sơn Hà. Cuối năm 1950, xã Song Mai cắt từ huyện Lạng Giang
nhập vào huyện Việt Yên.
Sau cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp thắng lợi, theo chủ trương
của cấp trên, các xã lớn lại được chưa thành các xã nhỏ hơn: xã Việt Tiến chia
thành Việt Tiến, Hòa Tiến; xã Kinh Ái chia thành Hồng Thái, Tăng Tiến; xã
Hồng Phong chia thành Dân Tiến, Hòa Bình; xã Quang Minh chia thành Quảng
Minh, Ninh Sơn; xã Sơn Hà chia thành Vân Hà, Tiên Sơn; xã Lan Đình chua
thành Thượng Lan, Tân Tiến.
Ngày 15 tháng 10 năm 1957, Bộ Nội vụ ra Thông tư số 5904 về việc đặt
tên xã, xóm ở nông thôn. Căn cứ vào thông tư của Bộ Nội vụ, tên một số xã ở
huyện Việt Yên đã được đổi lại. Năm 1968, xã Tân Tiến đổi thành xã Tự Lạn;
xã Dân Tiến đổi thành xã Vân Trung. Năm 1973, xã Hòa Bình đổi thành xã
Hoàng Minh. Năm 1974, xã Hòa Tiến đổi thành xã Hương Mai.
Năm 1962, Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra Nghị quyết
sáp nhập hai tỉnh Bắc Giang và Bắc Ninh thành tỉnh Hà Bắc và chính thức đi
vào hoạt động từ ngày 1 tháng 1 năm 1963, huyện Việt Yên thuộc tỉnh Hà Bắc.
Ngày 22 tháng 4 năm 1964, Bộ Nội vụ ra Quyết định số 127/NV cắt hai
thôn Đa Mai và Thanh Mai thuộc xã Song Mai để thành lập tiểu khu Đa Mai
trực thuộc thị xã Bắc Giang.
Ngày 3 tháng 5 năm 1985, Hội đồng Chính phủ ra Quyết định số 130 cắt
3

Sinh viên: Nguyễn Thị Thúy
Lớp: CĐ Quản lý Văn hóa K6


Báo cáo thực tập
Mừng

GVHD: Nghiêm Xuân

xã Song Mai của huyện Việt Yên nhập vào thị xã Bắc Giang.
Năm 1996, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thống
nhất chia tỉnh Hà Bắc thành hai tỉnh Bắc Giang và Bắc Ninh. Bộ máy hành
chính hai tỉnh hoạt động từ ngày 1 tháng 1 năm 1997. Từ đó đến nay, huyện Việt
Yên thuộc tỉnh Bắc Bắc Giang.
Ngày 22 tháng 12 năm 1997, Chính phú ra Nghị định số 116/1997/NĐ-CP
thành lập thị trấn Bích Động.
Ngày 20 tháng 3 năm 2003, Chính phủ ra Nghị định số 16/2003/NĐ-CP
thành lập thị trấn Nếnh.
Hiện tại, Việt Yên có 17 xã là: Bích Sơn, Hoàng Minh, Hồng Thái,
Hương Mai, Minh Đức, Nghĩa Trung, Ninh Sơn, Quang Châu, Quang Minh,
Tăng Tiến, Thượng Lạn, Tiên Sơn, Trung Sơn, Tự Lạn, Vân Hà, Vân Trung,
Việt Tiến và hai thị trấn: Bích Động và Nếnh.
1.2. Vị trí địa lý
- Việt Yênlaà huyện trung du miền núi, nằm giữa lưu vự sông Cầu và
sông Thương, ở khoảng 21016’ - 21017’ vĩ độ Bắc; 106001’- 107007 độ kinh Đông;
có diện tích 171,4 km2(bằng 4,5%diện tích tỉnh Bắc Giang). Phía Bắc giáp
huyện Tân Yên; phía Nam và Tây Nam giáp huyện Yên Phong, thành phố Bắc
Ninh và huyệ Quế Võ của tỉnh Bắc Ninh; phía Đông giáp huyện Yên Dũng và
thành phố Bắc Giang; phía Tây và Tây Bắc giáp huyện Hiệp Hòa.
- Gồm 19 xã, thị trấn :

• Hai thị trấn là : Thị trấn Bích Động ( huyện lị ) và thị trấn Nếnh,
• Các xã : Quang Châu, Ninh Sơn, Tiên Sơn, Trung Sơn, Bích Sơn, Nghĩa
Trung, Hồng

Thái, Tăng

Tiến, Quảng

Minh, Vân

Hà, Vân

Trung, Việt

Tiến, Thượng Lan, Minh Đức, Tự Lan, Hương Mai, Hoàng Ninh.
- Đây là huyện có nhiều làng quan họ nhất vùng văn hóa Kinh Bắc với 19
làng quan họ đã được UNESCO đưa vào danh mục di sản phi vật thể đại diện
của nhân loại.
1.3. Điều kiện tự nhiên
• Địa hình
- Địa hình Việt Yên chia làm hai vùng khác nhau:
+ Vùng phía Tây – Tây Bắc tỉnh lộ 295B (Quốc lộ 1A cũ) gồm 12 xã, 1
thị trấn chiếm diện tích 131 km 2 , có nhiều đồi núi, độ dốc theo hướng Đông Bắc
Sinh viên: Nguyễn Thị Thúy

4
Lớp: CĐ Quản lý Văn hóa K6


Báo cáo thực tập

Mừng

GVHD: Nghiêm Xuân

– Tây Nam.
+ Vùng phía Đông tỉnh lộ 295B gồm 5 xã, 1 thị trấn, với diện tích 40,4
km2 , độ dốc nhiều, hướng về hai phía Tăng Tiến và Hoàng Ninh – Quang Châu.
Đồi núi ở Việt Yên chiếm 6% diện tích đất tự nhiên của huyện. Hầu hết
các xã đều có những khu đồi núi cao thấp xen kẽ, nổi lên là các ngọn núi Tam
Tầng. Núi Hiểu (xã Quang Châu), núi Tiên Lát (xã Tiên Sơn), núi Con Voi (xã
trung Sơn), núi Baig (xã Vân Trung), núi Mỏ Thổ (xã Minh Đức), núi Quảng
Phúc (xã Nghĩa Trung), cao nhất là núi Bài (196m).
• Khí hậu
- Việt Yên cũng chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa. Nhiệt độ
trung bình hàng năm là 23ºC - 24ºC, nóng nhất vào các thàng 6, 7, 8 và lạnh
nhất vào các tháng 1, 2. Lượng mưa trung bình là 1.500 mm. Nhìn chung, thời
tiết Việt Yên rất thích hợp với sản xuất nông nghiệp và đời sống của nhân dân.
• Tài nguyên thiên nhiên
- Tài nguyên đất : Diện tích đất nông nghiệp toàn huyện là 1.150 ha,
chiếm 59% tổng diện tích đất tự nhiên, đất lâm nghiệp là 715 ha, chiếm
4,2%...Nhìn chung đất đai khá đa dạng, thích nghi với nhiều loại cây trồng về
lương thực, thực phẩm à công nghiệp.
- Sông ngòi : Sông ngòi ở Việt Yên lớn có sông Cầu, bắt nguồn từ Bắc
Kạn chảy qua Bắc Giang, trong đó có 22 km qua Việt Yên. Sông Cầu có vai trò
quan trọng về giao thông, thủy lợi và quân sự. Trong cuộc kháng chiến chống
quân Tống thế kỷ XI, Lý Thường Kiệt đã xây dựng phòng tuyến dọc bờ sông
Cầu để ngăn quân Tống, bảo vệ kinh thành Thăng Long.
Ngoài sông Cầu, Việt Yên còn có sông Bắc Cầu (khi chảy qua các địa
phương còn có các tên gọi là ngòi Cầu Nổi, Ngòi Như Thiết hoặc sông Như
Thiết, ngòi Đa Mai ) bắt nguồn từ Phú Bình (Thái Nguyên) chảy qua phía Bắc

huyện Hiệp Hòa vào Việt Yên rồi ngược lên phía Bắc chảy ra sông Thương qua
cống Đa Mai. Thao sách Bắc Giang địa chí của Trịnh Như Tầu, con sông này
“nước lẫn đẩ phù sa nên lúc nào cũng đỏ, khi vào sông Thương có một dòng
đục pha một dòng xanh tạo nên hai dòng nước. Độ 1 km nước bị phai lạt lại còn
một dòn”.
Hiện tượng này đã tạo nên câu ca từ bao đời nay:
Sông Thương nước chảy đôi dòng.
Sinh viên: Nguyễn Thị Thúy

5
Lớp: CĐ Quản lý Văn hóa K6


Báo cáo thực tập
Mừng

GVHD: Nghiêm Xuân

Sông Bắc Cầu không có giá trị về giao thông nhưng có giá trị về thủy lợi.
Những năm gần đây, nhiều công trình thủy lợi phục vụ cho tưới tiêu đã được
xây dựng dọc hai bên bờ sông.
Ngoài hai con sông trên đây, Việt Yên còn có một con ngòi nối sông
Thương với sông Cầu khởi nguồn từ cống Bún (huyện Yên Dũng, nay là thành
phố Bắc Giang) chảy qua Song Khê, My Điền, Hoàng Mai xuống Yên Ninh rồi
đổ ra sông Cầu. Con ngòi này nay không còn, dấu vết để lại là nhữngkhu ruộng
trũng, những ao làng chạy dọc từ cống Bún về đến Yên Ninh, Sen Hồ.
1.4. Điều kiện kinh tế – xã hội
• Phát triển kinh tế
- Kết cấu hạ tầng :
+Cấp điện : Tính đến năm 2014, điện lưới quốc gia đã về tới 100% số xã,

thị trấn, phục vụ chô 100% hộ gia đình.
+ Cấp nước : Dân chủ yếu dùng nước sinh hoạt từ giếng đào, còn một
phần dùng nước từ sông suối tự nhiên hoặc nước mưa. Toàn huyện có 26.374
giếng đào, 1.834 giếng khoan và 2.653 bể nước mưa. Hiện nay, tại khu trung
tâm huyện đã có công trình cấp nước sạch sinh hoạt. Còn hơn 2.267 hộ dùng
nước sông suối tự nhiên. Nhìn chung khoảng trên 80% dân cư đã có nước sinh
hoạt hợp vệ sinh.
+ Giao thông : Toàn huyện có 328,7 km đường bộ, trong đó đường quốc
lộ có 23 km, tỉnh lộ 60 km, huyện lộ 48 km, xã lộ 197 km. Ngoài ra còn khoảng
520 km đường thôn, xóm xe cơ giới qua lại được. Hàng năm cứng hóa thêm mặt
đường bê tông nhựa và bê tông xi măng khoảng 15 – 20 %. Đường sắt chạy qua
15 km với ga Sen Hồ. Đường sông qua huyện có khoảng 10 km thuận tiện cho
việc vận chuyển hàng hóa.
+ Thông tin liên lạc : Tất cả các xã đều có cơ sở bưu điện văn hóa xã tại
khu trung tâm. Nhiều hộ gia đình ở các thôn, xóm, bản, làng đã có điện thoại.
Báo chí hàng ngày luôn bảo đảm tới người đọc trong ngày.
• Dân số và lao động
- Việt Yên có 8 dân tộc cùng sinh sống trên địa bàn, trong đó dân tộc
Kinh là chủ yếu, người dân sống chủ yếu bằng nghề nông, cư trú trong các xóm
làng được lập nên từ lâu đời. Ngoài trồng lúa, một số làng còn có những nghề
Sinh viên: Nguyễn Thị Thúy

6
Lớp: CĐ Quản lý Văn hóa K6


Báo cáo thực tập
Mừng

GVHD: Nghiêm Xuân


khác nhau như đánh cá ở phường Nguyệt Đức, làng Ninh Khánh, nghề trồng rau
ở Đạo Ngạn, Quang Biểu, nghề trồng dâu nuôi tằm ở Hoàng Mai, Quang Biểu,
Mật Ninh…
- Dân cư trong huyện đa số là người Kinh, sống chủ yếu bằng nghề nông,
cư trú trong các xóm làng được lập nên từ lâu đời. Ngoài sản xuất nông nghiệp,
một số làng có các ngành nghề truyền thống như làng Thổ Hà sản xuất đồ gốm,
làng Vân ( Yên Viên) nấu rượu, làng Phúc Tằng đan lát, làng Ninh Khánh rèn
sắt. Ở rải rác các làng còn có nghề thợ nề, thợ mộc, làm bún, bánh, ươm tơ, dệt
lụa. Do có điều kiện thuận lợi của dòng sông Cầu, làng Yên Viên từng là lỵ sở
của huyện Yên Việt là nơi giao thương sầm uất. Nhiều chợ phiên của huyện, của
tổng phát triển như chợ Thổ Hà, chợ Vân ( xã Vân Hà), Chợ Nhẫm (xã Trung
Sơn), chợ Bích Động ( thị trấn Bích Động), chợ Nếnh (thị trấn Nếnh), chợ Lai
(xã Nghĩa Trung)…Người Việt Yên không chỉ giỏi làm ruộng mà còn thạo buôn
bán. Từ thời phong kiến, trên đất Việt Yên đã xuất hiện những trung tâm trao
đổi hàng hóa (chợ), nhiều nhất vào thời Lê, Nguyễn.
- Năm 2014, dân số toàn huyện là 17,3 vạn người. Số người trong độ tuổi
lao động 70.000 người, chiếm 45% dân số, chủ yếu là lao động nông nghiệp,
chiếm 95%.
1.5. Tiềm năng du lịch
- Việt Yên là vùng đất giàu tiềm năng du lịch với nhiều di tích lịch sử,
nhiều làng quan họ. Việt Yên có nhiều ngôi đìnhkhông những mang giá trị lịch
sử, văn hóa tiêu biểu mà còn trở thành biểu trung văn hóa của làng xã Việt Nam
như đình Thổ Hà ( Vân Hà – Việt Yên) xây dựng năm 1686; đình Đông ( Bích
Động – Việt Yên), đình Mật Ninh. Nhiều ngôi chùa ở Việt Yên đã được ghi
nhận tronglịch sử Phật giáo Việt Nam như : chùa Bổ Đà (xã Tiên Sơn – Việt
Yên), chùa Vĩnh Hưng (thôn Khả Lý Thượng, xã Quảng Minh – Việt Yên), chùa
Sùng Nghiêm và đình làng Vân Cốc ( thôn Vân Cốc, xã Vân Trung – Việt Yên)
được xếp hạng di tích lịch sử quốc gia. Đặc biệt vào ngày 16 17 18tháng 2 âm
lịch tại 2 chùa Bổ Đà (xã Tiên Sơn) và chàu Sùng Nghiêm (thôn Vân Cốc, xã

Vân Trung) có ngày hội lớn thu hút nhiều người dân bản địa và các khách tập
Sinh viên: Nguyễn Thị Thúy

7
Lớp: CĐ Quản lý Văn hóa K6


Báo cáo thực tập
Mừng

GVHD: Nghiêm Xuân

phương nơi khác .
- Ngoài ra Việt Yên là huyện có nhiều làng quan họ nhấtở vùng văn hóa
Kinh Bắc. Hiện này Bắc Giang có 22 làng quan họ, thì Việt Yên có đến 19 làng
quan họ cổ (toàn vùng Kinh Bắc hiện có 67 làng).
Tất cả những yếu tố trên đã giúp cho Việt Yên trở thành một huyện giàu
tiềm năng du lịch về di tích sử, hay những giá trị tinh thần đặc sắc của dân tộc.
2. Cơ cấu tổ chức của Phòng văn hóa và thông tin huyện Việt Yên
2.1. Vị trí, chức năng của Phòng văn hóa và thông tin huyện Việt Yên
a. Vị trí
- Phòng Văn hóa và Thông tin là cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban Nhân
dân Huyện Việt Yên, có tư cách pháp nhân, có khuôn dấu và tài khoản riêng tại
kho bạc nhà nước để giao dịch. Phòng Văn hóa &Thông tin chịu sự chỉ đạo và
quản lý về tổ chức biên chế và hoạt động của Uỷ ban Nhân dân Huyện Việt Yên,
đồng thời chịu sự chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ của Sở
Văn hóa Thể thao & Du lịch và Sở Thông tin và Truyền thông.
b. Chức năng
- Phòng Văn hóa và Thông tin có chức năng tham mưu Uỷ ban Nhân dân
Huyện thực hiện công tác quản lý nhà nước về các lĩnh vực: Văn hóa; Thể dục,

thể thao; Du lịch; Gia đình và các dịch vụ công thuộc lĩnh vực Văn hóa; Thể
dục, thể thao; Du lịch; Gia đình; Bưu chính và chuyển phát; Viễn thông,
Internet; Công nghệ thông tin; Hạ tầng thông tin; Báo chí; Xuất bản trên địa bàn
huyện.
2.2. Nhiệm vụ và quyền hạn của Phòng văn hóa và thông tin huyện
Việt Yên
- Căn cứ vào định hướng và kế hoạch của Sở Văn Hóa Thể thao và Du
lịch; Sở Thông tin và Truyền Thông; Kế hoạch phát triển Kinh tế – Văn hóa xã
hội – An ninh quốc phòng của Uỷ ban Nhân dân Huyện và định hướng quy
hoạch, kế hoạch phát triển sự nghiệp Văn hóa, Thể thao, Du lịch; Công nghệ
thông tin; Bưu chính và chuyển phát; Viễn thông và Internet của Huyện, trên cơ
sở đó xây dựng đề án quy hoạch, kế hoạch hằng năm, 5 năm, kế hoạch dài hạn
về phát triển sự nghiệp Văn hóa; Thể dục,thể thao; Du lịch; Gia đình; Bưu chính
Sinh viên: Nguyễn Thị Thúy

8
Lớp: CĐ Quản lý Văn hóa K6


Báo cáo thực tập
Mừng

GVHD: Nghiêm Xuân

và chuyển phát; Viễn thông và Internet; Công nghệ thông tin; Hạ tầng thông tin;
Phát thanh- Truyền hình; Báo chí; Xuất bản trên địa bàn huyện để trình Uỷ ban
Nhân dân Huyện ban hành.
- Trình Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân Huyện dự thảo các văn bản về lĩnh vực
văn hóa, thể dục, thể thao, gia đình, du lịch, thông tin và truyền thông thuộc
thẩm quyền ban hành của Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân Huyện.

- Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, quy hoạch, kế
hoạch, đề án, chương trình đã được phê duyệt. Hướng dẫn, thông tin, tuyên
truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về quản lý, hoạt động phát triển sự nghiệp
văn hóa, thể dục, thể thao, du lịch, thông tin và truyền thông. Chủ trương xã hội
hóa các hoạt động văn hóa, thể dục, thể thao, chống bạo lực gia đình.
- Hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ trên các lĩnh vực: Văn hóa, Thể
dục, Thể thao, Du lịch, Gia đình, Truyền thanh, Công nghệ thông tin, Internet
cho các Xã, Thị trấn. Phối hợp với các ngành, cơ quan liên quan phổ biến cho
nhân dân thựchiện đúng các quy định về hoạt động văn hóa, thể dục thể thao, du
lịch, gia đình, công nghệ thông tin, các hoạt động văn hóa nghệ thuật quần
chúng, các lễ hội truyền thống, công tác bảo tồn gìn giữ các di sản văn hóa, di
tích lịch sử, danh lam thắng cảnh, các dịch vụ kinh doanh văn hóa, nghệ thuật,
quảng cáo, sách báo, Internet trên địa bàn huyện đúng theo pháp luật của Nhà
nước.
- Hướng dẫn các tổ chức, đơn vị và nhân dân trên địa bàn huyện thực hiện
phong trào văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao, xây dựng nếp sống văn minh
trong việc cưới, việc tang, lễ hội, xây dựng phong trào “ Toàn dân đoàn kết xây
dựng đời sống văn hóa”, xây dựng gia đình văn hóa, làng văn hóa, thôn, buôn
văn hóa, khu phố văn hóa, cơ quan văn hóa.
- Hướng dẫn, kiểm tra hoạt động của các Trung tâm văn hóa-Thể thao,
các điểm vui chơi giải trí công cộng, các thiết chế văn hóa thông tin cơ sở, các
cơ sở hoạt động dịch vụ văn hóa, thể dục, thể thao, du lịch, các đại lý bưu chính,
viễn thông, Internet thuộc phạm vi quản lý của Phòng trên địa bàn huyện.
- Phối hợp với các ngành liên quan của huyện và Uỷ ban Nhân dân các
Xã, Thị trấn tổ chức kiểm tra việc chấp hành các quy định về hoạt động văn hóa,
dịch vụ văn hóa, thể dục thể thao, dịch vụ quảng cáo, Internet trên địa bàn
9
Sinh viên: Nguyễn Thị Thúy
Lớp: CĐ Quản lý Văn hóa K6



Báo cáo thực tập
Mừng

GVHD: Nghiêm Xuân

huyện. Giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo, đơn đề nghị của công dân về lĩnh
vực văn hóa, thể dục thể thao, dịch vụ quảng cáo, Internet, gia đình, du lịch,
thông tin và truyền thông theo quy định của pháp luật. Tham mưu Uỷ ban Nhân
dân Huyện xử lý các tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật trong các
hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch, bưu chính và chuyển phát, viễn thông và
Internet trên địa bàn huyện.
- Tham mưu giúp Uỷ ban Nhân dân Huyện thẩm định, đăng ký, cấp các
loại giấy phép thuộc các lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch, thông tin và truyền
thông theo quy định của pháp luật và theo sự phân cấp của Uỷ ban Nhân dân
Huyện.
- Thực hiện công tác thống kê, báo cáo định kỳ và đột xuất về tình hình
hoạt động của ngành Văn hóa và Thông tin với Uỷ ban Nhân dân Huyện, Giám
đốc Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch, Sở Thông tin và Truyền thông. Thực hiện
các nhiệm vụ khác do Uỷ ban Nhân dân Huyện, Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân
Huyện giao.
- Quản lý các hoạt động của Hội Văn học Nghệ thuật, Hội Sinh Vật Cảnh
của huyện. Tạo mọi điều kiện để Hội Văn học Nghệ thuật, Hội Sinh Vật cảnh
huyện hoạt động có hiệu quả.
- Chỉ đạo Trung tâm Văn hóa-Thể thao là đơn vị sự nghiệp trực thuộc
Phòng, tổ chức tốt các hoạt động Văn hóa-Thể thao ở quy mô cấp huyện và
tham gia các hoạt động Văn hóa-Thể thao ở cấp tỉnh. Thực hiện tốt công tác bảo
tồn, sưu tầm và giữ gìn các giá trị di sản văn hóa, di tích lịch sử trên địa bàn
huyện. Thực hiện có hiệu quả công tác tuyên truyền trực quan, tuyên truyền lưu
động phục vụ nhiệm vụ chính trị của địa phương.

- Ban hành các văn bản thuộc thẩm quyền chuyên môn của Phòng để
hướng dẫn các Xã, Thị trấn, các cơ quan liên quan tổ chức thực hiện đúng theo
quy định của pháp luật về lĩnh vực hoạt động của ngành.
2.3. Cơ cấu tổ chức của Phòng văn hóa và thông tin huyện Việt Yên
- Phòng Văn hóa và Thông tin tổ chức và hoạt động theo chế độ Thủ
trưởng, do Trưởng phòng phụ trách chung, giúp việc cho Trưởng phòng là các
Phó Trưởng phòng và các chuyên viên, cán sự nghiệp vụ.
- Hiện nay, cán bộ lãnh đạo của Phòng Văn hóa và Thông tin Huyện Việt
10
Sinh viên: Nguyễn Thị Thúy
Lớp: CĐ Quản lý Văn hóa K6


Báo cáo thực tập
Mừng

GVHD: Nghiêm Xuân

Yêngồm: 01 Trưởng phòng và 02 Phó Trưởng phòng và 04 cán bộ, công chức.
STT
1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.

Cán bộ lãnh đạo
Nguyễn Văn Dân

Đỗ Văn Kiểm
Thân Thị Hương
Lê Thu Thủy
Nguyễn Thị Trung Thủy
Nguyễn Thị Phong
Phan Thị Kim Xuân

Sinh viên: Nguyễn Thị Thúy

Chức vụ
Trưởng phòng
Phó trưởng phòng
Phó trưởng phòng
Chuyên viên
Chuyên viên
Chuyên viên
Chuyên viên

11
Lớp: CĐ Quản lý Văn hóa K6


Báo cáo thực tập
Mừng

GVHD: Nghiêm Xuân

Cơ cấu tổ chức nhân sự của Phòng gồm một số chuyên viên, cán sự
được phân công theo dõi, thực hiện các mặt sau:
- Chuyên viên hoàn thiện hồ sơ xử lý vi phạm hành chính do Đoàn kiểm

tra liên ngành Văn hóa – Xã hội huyện thực hiện. Tiếp nhận, đề xuấtxử lý các hồ
sơ vi phạm hành chính do Đoàn kiểm tra liên ngành Văn hóa – Xã hội, lập các
hồ sơ vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa, thông tin của 18 xã; thị trấn,
các ngành trong Huyện chuyển giao. Tham mưu soạn thảo và theo dõi quyết
định xử phạt vi phạm hành chính, nghiệp vụ hành chính trong lĩnh vực văn hóa,
thông tin.
- Chuyên viên nghiệp vụ bưu chính, viễn thông và internet; công nghệ
thông tin, hạ tầng thông tin; phát thanh, báo chí, xuất bản, thông tin quản lý.
- Chuyên viên nghiệp vụ công tác xây dựng đơn vị văn hóa, nghiệp vụ
xây dựng nếp sống văn minh đô thị và tổng hợp, nghiệp vụ công tác xây dựng
đời sống văn hóa cơ sở, nghiệp vụ công tác xây dựng gia đình, thực hiện công
tác tuyên truyền và quản lý hoạt động thể dục, thể thao.
- Chuyên viên nghiệp vụ công tác quản lý du lịch, lữ hành.
2.4. Chế độ làm việc và quan hệ côngtác
a. Chế độ làm việc
- Trưởng phòng phụ trách, điều hành tất cả các hoạt động của phòng và
phụ trách những công việc trọng tâm. Các Phó Trưởng phòng trực tiếp giải
quyết các công việc thuộc lĩnh vực công tác được Trưởng phòng phân công.
- Trong quá trình giải quyết công việc liên quan đến nhiều lĩnh vực các
Phó Trưởng phòng chủ động bàn bạc thống nhất hướng giải quyết, chỉ trìn
- Trưởng phòng quyết định những vấn đề chưa có sự nhất trí hoặc những
vấn đề mới phát sinh mà chưa có chủ trương, kế hoạch và biện pháp giải quyết.
- Trong trường hợp Trưởng phòng yêu cầu các cán bộ, chuyên viên giải
quyết công việc thuộc phạm vi của Phó Trưởng phòng thì cán bộ, chuyên viên
thực hiện yêu cầu Trưởng phòng, đồng thời phải báo cáo cho phó Trưởng phòng
phụ trách trực tiếp biết.

Sinh viên: Nguyễn Thị Thúy

12

Lớp: CĐ Quản lý Văn hóa K6


Báo cáo thực tập
Mừng

GVHD: Nghiêm Xuân

b. Mối quan hệ công tác
• Đối với Ủy ban Nhân dân Huyện Việt Yên :
- Phòng Văn hóa và Thông tin chịu sự lãnh đạo, điều hành trực tiếp và
toàn diện từ Ủy ban Nhân dân Huyện, liên hệ trực tiếp với Phó Chủ tịch phụ
trách khối, thường xuyên có thông tin, báo cáo, phản hồi với Ủy ban Nhân dân
Huyện trong quá trình công tác.
• Đối với Sở, ngành Thành phố:
- Phòng Văn hóa và Thông tin chịu sự hướng dẫn về chuyên môn nghiệp
vụ của Sở văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Thông tin và Truyền thông, có
nhiệm vụ thực hiện báo cáo chuyên ngành theo thời hạn quy định.
• Đối với Trung tâm Văn hóa, Trung tâm thể dục – Thểthao:
- Phòng Văn hóa và Thông tin thực hiện công tác quản lý nhà nước đối
với các hoạt động văn hóa, thể dục thể thao và có trách nhiêm tham mưu cho Ủy
ban Nhân dân Huyện về định hướng và kế hoạch phát triển sự nghiệp văn hóa,
thể dục thể thao trên địa bàn Huyện.
•Đối với các Phòng ban, đơn vị thuộc Ủy ban Nhân dân Huyện :
- Thực hiện mối quan hệ phối hợp, hợp tác bình đẳng trên cơ sở chức
năng, nhiệm vụ được phân công.
- Phòng Văn hóa và Thông tin có trách nhiệm triển khai, hướng dẫn, kiểm
tra việc thực hiện các lĩnh vực do mình phụ trách.
- Khi phối hợp với các đơn vị thực hiện nếu là thường trực phải có văn
bản tham mưu Ủy ban Nhân dân Huyện ban hành các kế hoạch, công văn, thông

báo về nội dung công việc.
•Đối với Ủy ban Nhân dân 18 xã, thị trấn:
- Phòng Văn hóa và Thông tin có trách nhiệm hướng dẫn, giúp đỡ Ủy ban
Nhân dân 18 xã, thị trấn qua việc cung cấp các văn bản quy định, tổ chức các lớp tập
huấn nghiệp vụ và quản lý, tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao, gia đình.
- Khi có sự triệu tập của Ủy ban Nhân dân Huyện tham gia các đoàn kiểm
tra đánh giá kết quả hoạt động của từng phường thì phòng sẽ có ý kiến đóng góp
trong những lĩnh vực mình phụ trách trên tinh thần hướng dẫn nghiệp vụ, góp ý
những thiếu sót.
PHẦN 2
BÁO CÁO NHIỆM VỤ NƠI THỰC TẬP GIAO VÀ KẾT QUẢ
THỰC HIỆN
1. Địa điểm thực tập : Phòng Văn hóa và Thông tin huyện Việt Yên, tỉnh
Sinh viên: Nguyễn Thị Thúy

13
Lớp: CĐ Quản lý Văn hóa K6


Báo cáo thực tập
Mừng

GVHD: Nghiêm Xuân

Bắc Giang.
2. Thời gian thực tập : 02 tháng(Từ ngày 02 tháng 03 đến ngày 24 tháng
04 năm 2015)
3. Nhật ký thực tập

Thời gian


Nội dung công việc
- Liên hệ xin thực tập.

Tuần 1

- Báo cáo với lãnh đạo Phòng vềkế hoạch và thời gian thực tập.
- Làm việc tại cơ quan thực tập, chịu sự điều hành và phân công
của cơ quan thực tập.
- Trình lãnh đạo phòng về đề tài viết báo cáo thực tập.
- Tìm hiểu tổng quan về bộ máy hoạt động Uỷ Ban Nhân Dân
huyện Việt Yên .
- Tìm hiểu vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ

Tuần 2

chức và hoạt động của Phòng Văn hóa và Thông tin huyện Việt
Yên.
- Xác định và xây dựng đề cương chuyên đề thực tập.
- Trao đổi với cán bộ chuyên môn để nâng cao kiến thức lý luận
và thực tiễn về quản lý nhà nước về văn hóa.
- Theo đoàn kiểm tra liên ngànhLễ hội làng Thổ Hà.
- Tìm hiểu về quy trình, chức năng, nhiệm vụ của từng cán bộ và
của Phòng trong phạm vi hoạt động của mình.
- Tìm hiểu và đọc các văn bản của Nhà nước, của Tỉnh, các Sở,

Tuần 3

ban ngành liên quan tới chuyên đề.
- Tổng hợp các báo cáo về phong trào “Toàn dân đoàn kết xây

dựng đời sống văn hóa” và Cuộc vận động “ Thực hiện nếp sống
văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội”
- Phục vụ giải Cầu lông liên ngành lần thứ 15 ngày 20/03/2015.

Sinh viên: Nguyễn Thị Thúy

14
Lớp: CĐ Quản lý Văn hóa K6


Báo cáo thực tập
Mừng

GVHD: Nghiêm Xuân

- Thu thập, nghiên cứu hồ sơ, tài liệu, tài liệu về phong trào
“Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” tại huyện Việt
Yên giai đoạn 2001 – 2015
Tuần 4

- Thu thập, nghiên cứu hồ sơ, tài liệu về Cuộc vận động “Thực
hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội”
- Trao đổi xin ý kiến cán bộ hướng dẫn thực tập về nội dung
chuyên đề
- Tham gia thực hiện các công việc theo sự phân công của cơ
quan thực tập; cùng với cán bộ Phòng Văn hóa và Thông tin

Tuần 5, 6

tham gia thực hiện một số công việc trọng tâm.

- Phục vụ Lễ hội Chùa Bổ Đà từ ngày 03/04/2015 đến ngày
06/04/2015 .
- Phục vụ Liên hoan hát quan họ huyên Việt Yên lần thứ XV và
giải vật tự do, vật dân tộc tỉnh Bắc Giang .
- Tham gia lớp tập huấn , bồi dưỡng nghiệp vụ du lịch năm 2015

Tuần 7, 8

tại huyện Việt Yên
- Tổng hợp tài liệu, tham khảo ý kiến của cơ quan thực tập, viết
báo cáo thực tập.
- Hoàn chỉnh báo cáo thực tập.
- Trình lãnh đạo phòng nhận xét về quá trình thực tập.
- Nộp báo cáo thực tập.

4. Những công việc được giao và kết quả thực hiện
Sinh viên: Nguyễn Thị Thúy

15
Lớp: CĐ Quản lý Văn hóa K6


Báo cáo thực tập
Mừng

4.1.

GVHD: Nghiêm Xuân

Những công việc được giao


- Trực văn phòng và quản lý, ghi chép công văn đến và đi .
- Soạn thảo một số văn bản hành chính như : báo cáo, kế hoạch…
-Theo đoàn kiểm tra liên ngành xuống kiểm tra lễ hội Thổ Hà, quan sát và
chụp ảnh lấy hình viết bài về lễ hội Thổ Hà trên trang thông tin điện tử của
Huyện.
- Phục vụ giải Cầu lông liên ngành lần thứ 15 ngày 20/03/2015.
- Phục vụ Lễ hội Chùa Bổ Đà từ ngày 03/04/2015 đến ngày 06/04/2015.
- Phục vụ Liên hoan hát quan họ huyên Việt Yên lần thứ XV và giải vật
tự do, vật dân tộc tỉnh Bắc Giang .
- Tham gia lớp tập huấn , bồi dưỡng nghiệp vụ du lịch năm 2015 tại
huyện Việt Yên.
4.2.

Kết quả thực hiện

- Theo đánh giá và nhận xét của cán bộ phụ trách thì nhìn chung đã hoàn
thành tốt các nhiệm vụ được giao, chấp hành đúng quy định. Hoàn thành đúng
những gì mà cán bộ lãnh đạo giao, có ý thức và sáng tạo trong công việc.
- Vận dụng được những kiến thức học tại trường và bổ sung thêm được
nhiều kiến thực thực tế.
- Phát huy được khả năng của bản thân và hiểu được công việc của mình
trong tương lai.

Sinh viên: Nguyễn Thị Thúy

16
Lớp: CĐ Quản lý Văn hóa K6



Báo cáo thực tập
Mừng

GVHD: Nghiêm Xuân

PHẦN 3
BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ
Lý do chọn đề tài
Nước ta sau những năm đổi mới, đang tiến hành công nghiệp hóa -hiện
đại hóa nhằm theo kịp các nước trong khu vực và trên thế giới. Trong thời gian
hội nhập này, nước ta đã có bao nhiêu sự thay đổi cả về Kinh tế - Văn hóa – Xã
hội.
Từ sau nghị quyết TW5- Khóa VII, nghị quyết đại hội Đảng lần thứ IX,
X, XI đều khẳng định vai trò của văn hóa đói với sự phát triển kinh tế, xã hội
của đất nước.Xét cho cùng một nước phát triển phải có một nền văn hóa vững
chắc,chính vì vậy Đảng ta đã quan tâm tới văn hóa cơ sở. Chăm lo xây dựng đời
sống văn hóa cơ sở là đáp ứng nhu cầu văn hóa nhân dân lao động, thu hút đông
đảo quần chúng nhân dân tham gia. Một trong những nhiệm vụ cấp thiết mà
Đảng đặt ra cho cấp cơ sở là xây dựng nếp sống văn hóa. Đặc biệt việc thực hiện
nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, Lễ hội ở cơ sở phải được quan
tâm.
Thực hiện chủ trương xã hội hóa đó, Phòng Văn hóa huyện Việt Yên- Bắc
Giang cũng chung tay góp sức đẻ xây dựng quê hương Việt Yên có một nếp
sống văn minh.Trên địa bàn huyện việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc
cưới, việc tang, Lễ hội, đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể như đám cưới
không ăn uống linh đình,lễ ăn hỏi, dạm trầu, đón dâu, được tổ chức gon nhẹ
trong một ngày. Đám ma không đẻ quá 48 giờ, tích cực vận động gia đình có
người mất không nên chôn tại khu dân cư, hỏa táng không làm ôi nhiễm môi
trường…Đối với lễ hội từ khi có QĐ 74/2013 ban hành việc tổ chức lễ hội được
thực hiện nghiêm túc hơn, đẩy lùi hiện tượng mê tín dị đoan.

Việc thực hiện nếp sống văn minh ở huyện Việt Yên đã tạo được những
chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức của nhân dân trong địa bàn .Bên cạnh những
thành tựu đáng ghi nhận còn có một số tồn tại hạn chế cần khắc phục.Vối sự nỗ
lực của các cán bộ lãnh đạo, những chủ trương, đường lối chính sách của Đảng
tạo điều kiện cho Việt Yên xây dựng nếp sống văn minh, góp phần thúc đẩy nền
17
Sinh viên: Nguyễn Thị Thúy
Lớp: CĐ Quản lý Văn hóa K6


Báo cáo thực tập
Mừng

GVHD: Nghiêm Xuân

kinh tế bền vững.
Là một sinh viên thực tập trong ngành Quản lí văn hóa, qua thời gian hai
tháng thực tập tại phòng văn hóa huyện Việt Yên, em đã thấy được tầm quan
trọng của việc xây dựng nếp sống văn minh ở cơ sở, nên em quyết định chọn đề
tài: Thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội để làm
báo cáo tốt nghiệp của mình.Với mong muốn nhỏ bé của em sẽ góp phần xây
dựng nếp sống văn minh tại huyện Việt Yên nói riêng và cả nước nói chung.

Sinh viên: Nguyễn Thị Thúy

18
Lớp: CĐ Quản lý Văn hóa K6


Báo cáo thực tập

Mừng

GVHD: Nghiêm Xuân

CHƯƠNG I
TÌM HIỂU CHUNG VỀ PHONG TRÀO “ THỰC HIỆN NẾP SỐNG VĂN
MINH TRONG VIỆC CƯỚI, VIỆC TANG VÀ LỄ HỘI”
1. Khái niệm
1.1. Khái niệm về nếp sống
Nếp sống là bao gồm những cách thức, hành động và suy nghĩ, những quy
ước được lặp đi lặp lại hằng ngày thành thói quen như: Tập quán sản xuất, sinh
hoạt, trong phong tục, lễ nghi, trong hành vi đạo đức, pháp luật. Nói một cách
khác, nếp sống là cách thức sống, sinh hoạt, ứng xử... của con người, của cộng
đồng, được lặp đi lặp lại nhiều lần, được chọn lọc và lắng đọng và tồn tại trong
tiềm thức nhân dân.
1.2. Khái niệm về văn minh
Văn minh chỉ cho ta biết trình độ phát triển của văn hóa; nó là đặc trưng
của một thời đại và có tính quốc tế, đặc trưng cho một khu vực rộng lớn hoặc cả
nhân loại. Một dân tộc có trình độ văn minh cao song nền văn hóa có khi lại rất
nghèo nàn. Ngược lại là một dân tộc còn lạc hậu có khi lại có một nền văn hóa
phong phú.
1.3. Khái niệm về nếp sống văn minh
Xây dựng nếp sống văn minh là xây dựng những thói quen và phong tục
tập quán tốt đẹp, kế thừa và phát triển được những thuần phong mỹ tục lâu đời
của dân tộc. Tất nhiên không phải cái gì cũ là bỏ hết, cái gì cũng làm mới. Cũ
mà xấu thì bỏ. Cũ mà không xấu nhưng phiền phức thì sửa đổi. Cũ mà tốt thì
phát triển thêm. Mới mà hay thì phải làm. Phải bổ sung, xây dựng thuần phong
mỹ tục trong các vấn đề vệ sinh, giỗ tết, ma chay, cưới hỏi...; đồng thời phải
chống các hủ tục như cờ bạc, hút xách...
2. Quá trình phát triển của phong trào “Thực hiện nếp sống văn minh

trong việc cưới, việc tang và lễ hội
Ngày 15 tháng 1 năm 1975: Ban Bí thư Trung ương Đảng đã ban hành
Chỉ
Sinh viên: Nguyễn Thị Thúy

19
Lớp: CĐ Quản lý Văn hóa K6


Báo cáo thực tập
Mừng

GVHD: Nghiêm Xuân

thị số 214/CT- TW về việc thực hiện nếp sống mới trong việc cưới, việc
tang, ngày giờ, ngày hội. Để hướng dẫn thực hiện Chỉ thị, Phủ Thủ tướng đã ban
hành Thể lệ về tổ chức việc cưới, việc tang, ngày giỗ, ngày hội kèm theo Quyết
định số 56-CP ngày 18/3/1975 của Hội đồng Chính phủ.
Năm 1980, Ban Chỉ dạo Nếp sống mới Trung ương được thành lập để chỉ
đạo thực hiện phong trào vận động xây dựng Nếp sống mới, Gia đình văn hoá
mới. Đây thực chất là cuộc vận động cách mạng lớn, sâu rộng, trong đó một nội
dung đợc coi là quan trọng và thờng xuyên là vận động xây dựng nếp sống mới
trong việc cưới, việc tang, ngày giỗ, ngày hội.
Khi đất nước bước vào công cuộc đổi mới, do chuyển sang nền kinh tế thị
trường và mở rộng giao lưu quốc tế nhưng có phần buông lỏng chỉ đạo, quản lý
trên một số lĩnh vực văn hoá xã hội, nhiều nơi đã phát sinh lối sống thực dụng,
trục lợi, sùng bái nước ngoài, coi thường những giá trị văn hoá và đạo lý của dân
tộc tình nghĩa cộng đồng mà biểu hiện rất rõ trong việc cưới, việc tang, lễ hội.
Một bộ phận cán bộ công chức có chức quyền tổ chức đám cưới, đám tang linh
đình. Nhiều lễ hội bị biến dạng vì động cơ thơng mại hoá. Nhiều hủ tục đã phục

hồi và hình thành cả những hủ tục mới do tiếp thu cái mới, cái lạ thiếu sự phê
phán, chọn lọc. Những hiện tượng đó đã phá hoại thuần phong mỹ tục, ảnh
hưởng lớn đến đời sống tinh thần và vật chất của nhân dân, là thách thức mới
trong việc gìn giữ bản sắc văn hoá dân tộc trong xu thế toàn cầu hoá.
Trước tình hình đó, Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã ra
Chỉ thị 27-CT/TW ngày 12 tháng 1 năm 1998 về việc thực hiện nếp sống văn
minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội để định hướng xây dựng nếp sống văn
minh trong phong tục tập quán, xoá bỏ hủ tục lạc hậu, gìn giữ bản sắc dân tộc.
Chỉ thị 27-CT/TW đã chỉ rõ: Bảo tồn có chọn lọc, cải tiên, đổi mới những
phong tục, tập quán tốt đẹp của dân tộc, loại bỏ dần trong cuộc sông những
hình thức lỗi thời, lạc hậu, nghiên cứu xây dựng và hình thành dần những hình
thức vừa văn minh, vừa gìn giữ và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc trong
việc cưới, việc tang, lễ hội.
- Lành mạnh, tiết kiệm, tránh xa hoa lãng phí, phiền nhiễu.
- Chống khuynh hướng kinh doanh, vụ lợi.
- Xoá bỏ hủ tục, bài trừ mê tín dị đoan.
20
Sinh viên: Nguyễn Thị Thúy
Lớp: CĐ Quản lý Văn hóa K6


Báo cáo thực tập
Mừng

GVHD: Nghiêm Xuân

Ngày 16 tháng 7 năm 1998, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã ban
hành Nghị quyết Trung ương 5 (Khoá VIII) về xây dựng và phát triển nền văn
hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, trong đó có đề cập đến nhiệm
vụ xây dựng nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội. Nghị quyết

Trung ương 5 của Đảng đã nhận định: Nhiều hủ tục cũ và mới lan tràn, nhất là
trong việc cưới, việc tang, lễ hội đồng thời nêu những quan điểm chỉ đạo cơ bản,
trong đó chỉ rõ:
Bảo vệ bản sắc văn hoá dân tộc phải gắn kết với mở rộng giao lưu quốc
tế, tiếp thu có chọn lọc những cái hay, cái tiến bộ trong văn hoá các dân tộc
khác, gìn giữ bản sắc dân tộc phải đi liền với chống lạc hậu, lỗi thời trong
phong tục, tập quán, lề thói cũ.
Báo cáo chính trị Đại hội IX, Đại hội X của Đảng lại tập trung nhấn
mạnh một lần nữa về sứ mệnh và nhiệm vụ cao quý nhất của nền văn hoá. Đó là:
Mọi hoạt động văn hoá nhằm xây dựng con ngời Việt Nam phát triển toàn diện
về chính trị, tư tưởng, trí tuệ, đạo đức, thể chất, năng lực sáng tạo có ý thức cộng
đồng lòng nhân ái, khoan dung, tôn trọng nghĩa tình, lối sống văn hoá, quan hệ
hài hoà trong gia đình, cộng đồng và xã hội. Những phẩm chất về con người mới
nêu trên được Đại hội IX, Đại hội X nhấn mạnh vừa là sự nối tiếp các giá trị từ
truyền thống tốt đẹp và bền vững, vừa là những đòi hỏi mới đối với con người
Việt Nam trong giai đoạn công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Chủ trương xây dựng nếp sống văn minh và luận điểm xây dựng và phát
triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc là thành tựu lý
luận của Đảng ta trong lĩnh vục văn hoá. Đảng và Nhà nớc ta đã luôn luôn coi
trọng việc cải tạo và xây dựng phong tục tập quán lành mạnh, văn minh, phù
hợp với tình hình và điều kiện trong từng giai đoạn của đất nước. Đảng ta đã chỉ
rõ tiên tiến và đậm đà bản sắc là một thể thống nhất, vừa tiếp cận trình độ phát
triển văn minh của thời đại, vừa phải lấy nội lực là tinh hoa văn hoá dân tộc để
tham gia vào quá trình giao lưu văn hoá nhân loại.

Sinh viên: Nguyễn Thị Thúy

21
Lớp: CĐ Quản lý Văn hóa K6



Báo cáo thực tập
Mừng

GVHD: Nghiêm Xuân

3. Vai trò của phong trào “Thực hiện nếp sống văn minh trong việc
cưới, việc tang và lễ hội
Phong tục, tập quán là nhân tố quan trọng của một nền văn hoá, là bộ
phận hợp thành bản sắc văn hoá dân tộc. Cha ông chúng ta trong lịch sử đã coi
trọng giữ gìn và phát huy tác dụng của phong tục tập quán do vậy không bị đồng
hoá và đánh mất bản sắc dân tộc.
Làm nên bản sắc văn hoá của một dân tộc, ngoài các giá trị vật thể, hữu
hình như đền, miếu, chùa, nhà thờ, thành quách, còn có những giá trị văn hoá
phi vật thể nh phong tục, tập quán, tín ngưỡng, nghệ thuật dân gian Văn hoá phi
vật thể thấm sâu vào nếp nghĩ, lối sống hàng ngày của cộng đồng, dân tộc, trong
đó phong phú nhất, sâu đậm nhất được mọi thời đại, mọi xã hội quan tâm, đó là
văn hoá trong việc cưới, việc tang và lễ hội.
Việc cưới việc tang, lễ hội tuy là việc riêng của từng người, từng gia
đình, từng cộng đồng nhưng lại có ảnh hưởng chung đến xã hội, là lĩnh vực dễ
nảy sinh tệ nạn, hủ tục, mê tín dị đoan. Tổ chức việc cưới, việc tang, lễ hội phù
hợp với điều kiện kinh tế, xã hội sẽ góp phần hoàn thiện nếp sống, phong tục
của dân tộc trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Xây dựng nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội và trong
nếp sống nói chung là một bộ phận quan trọng của cách mạng tư tưởng và văn
hoá ở nước ta hiện nay. V.I.Lê-nin đã nói: “Sức mạnh tập quán ở hàng triệu và
hàng chục triệu ngời là sức mạnh ghê gớm nhất . Phát huy sức mạnh to lớn ấy để
xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc
là một mục tiêu chiến lược của Đảng ta.
Hệ thống phong tục, tập quán tốt trong đó có việc cưới, việc tang, lễ hội

còn là tài sản văn hoá của đất nước, góp phần quan trọng trong việc phát triển
ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước trong thế kỷ XXI là du lịch. Xây dựng nếp
sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội và trong phong tục, tập quán nói
chung không những có lợi về kinh tế mà còn tạo điều kiện giao lưu văn hoá và
hội nhập với quốc tế.
Vì vậy xây dựng nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội và
trong nếp sống nói chung là một yêu cầu tất yếu của cách mạng Việt Nam
trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

Sinh viên: Nguyễn Thị Thúy

22
Lớp: CĐ Quản lý Văn hóa K6


×