Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Văn hoá việt nam Bản sắc đậm đà

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (135.59 KB, 2 trang )

Văn hoá Việt Nam[sửa | sửa mã nguồn]
Bài chi tiết: Rùa vàng và Rùa thần Kim Quy

Hình gốm Rùa thần mang trên lưng thanh kiếm Vua Lê Lợi trả.

Có lẽ đặc thù văn hoá sông nước của người Việt, con rùa nước (rùa đầm, rùa biển) đã trở thành
một biểu tượng thiên liêng và thần thánh hoá trong tâm tríngười Việt. Cụm từ rùa thần Kim
Quy được gán cho một nhân vật thần thánh với hình dáng là con rùa vàng to lớn xuất hiện từ biển
cả.

Sơ đồ thành Cổ Loa

Trong văn hoá Việt Nam, con rùa mang biểu tượng thần thánh, linh thiên lần đầu tiên xuất hiện
trong truyền thuyết dưới thời dựng nước Âu Lạc của An Dương Vương - Thục Phán. Theo truyền
thuyết, dưới thời An Dương Vương dựng nước, Rùa thần - Kim Quy đã xuất hiện hai lần để giúp
nhà vua. Lần đầu tiên ngài xuất hiện để giúp An Dương Vương xây thành công thành Cổ Loa và
cho nhà vua một cái móng thần của mình để làm ra nỏ thần, nỏ thần có thể bắn ra hàng trăm
ngàn mủi tên, để bảo vệ đất nước khỏi sự xâm lăng của giặc phương Bắc. Lần thứ hai thần Kim
Qui xuất hiện để chỉ ra kẻ bán đứng đất nước là Mỵ Châu và đưa An Dương vương về biển.
Ngoài ra rùa trong văn hoá Việt rất nổi bật trong quá trình đấu tranh giữ nước, dưới thời nhà
Minh xâm lược và đô hộ Đại Việt, theo truyền thuyết rùa thần đã giúp Lê Lợi đánh bại


giặc phương Bắc bằng việc cho ngài mượng thanh gươm thần, và sau đó thần Kim quy lấy lại
gươm ở Hồ Hoàn Kiếm khi nhà vua ngự thuyền rồng trên hồ này, và từ đó hồ này được gọi là hồ
Gươm hay Hồ Hoàn Kiếm.
Trong quan niệm của người Việt Nam ngàn đời nay, có hai con vật được cho là đại diện cho sự
linh thiêng, thần thánh và cội nguồn của dòng giống dân tộc, đó là con rồng và con rùa. Trong đó
con rồng là một biểu trưng đặc thù (mang tính chất huyền sử, không có thật), mà theo nghiên cứu
của các nhà văn hoá học Việt Nam thì nó được tạo ra từ hình tượng con cá sấu, cũng là sản
phẩm của văn hoá lúa nước, gắn liền với sông ngòi. Con rồng trong văn hoá Việt rất là linh


thiêng, nó là hình tượng của Lạc Long Quân, người cha của dân tộc Việt và biểu trưng cho biển
cả mênh mông và sông nước ngàn dặm, đó có thể gọi là Long vương (trong quan niệm
của người Trung Quốc) nhiều lần hiện thân giúp đỡ con cháu người Việt qua khỏi các nạn thiên
tai. Trong đó con rùa hiện thân như là một thần linh (một con vật có thật) hộ mạng và bảo trợ cho
người Việt và các vùng đất họ sinh sống. Dường như theo quan niệm của người Việt thời xưa,
thần Kim Quy và một cận thần của Cha Lạc Long Quân, có nhiệm vụ nhận lệnh từ người để giúp
đỡ con cháu Việt tộc.
Ngày nay con rùa vẫn giữ một nét đặc trưng cơ bản mang tính thiêng liêng, thần thánh trong
quan niệm và văn hoá của người Việt. Tại hồ Gươm, hiện vẫn còn một số cá thể rùa, được xác
định là sống cách thời chúng ta vài trăm năm, và là biểu tượng của Thủ đô ngàn năm văn hiến
- Hà Nội và cho cả Việt Nam.
Biểu tượng của con rùa lúc nào cũng có 2 mặt
- Mặt tích cực là nó gắn với thần bảo tồn trong thần thoại, còn ở Việt Nam nó gắn với thần Kim
Quy. Ý nghĩa tích cực của nó là có mái khum, tượng trưng cho bầu trời, bụng nó phẳng tượng
trưng cho mặt đất. Và cái nhà sàn người Việt ở chính là biểu tượng bắt nguồn từ hình tượng con
rùa, mang ý nghĩa vững chắc. Con người sống trong nhà sàn đó là sống trong nguồn sinh lực nối
giữa trời và đất nên người ta cảm thấy hạnh phúc, khỏe mạnh.
Còn sự tích “trả gươm cho rùa” của ông cha ta chính là sự huyền thoại hóa việc sống chung với
lũ lụt để phát triển nghề nông nghiệp ở thời Lê Sơ. Đồng thời tô thêm vẻ huyền bí, lẽ thuận ý trời
trong sự tích lấy gươm và trả gươm của người anh hùng dân tộc Lê Lợi vốn xuất thân từ tầng lớp
dân chúng.
- Ý nghĩa tiêu cực về rùa đó chính là rùa và rắn là 2 con vật thủy quái luôn luôn dâng nước làm lũ
lụt. Cả người Á Đông đều có ý chống lại việc đó. Biểu hiện đầu tiên của việc chống lại đó gắn với
ông Lý Ông Trọng, ông ấy đã thò tay xuống nước khoắng đưa con rùa (còn được gọi là con giải)
đó lên vì nó dâng nước phá đê.

[15]

Sự tích cây Phướn của Phật giáo lý giải điển cố phạt tội "Rùa phải cõng hạc"
Ca dao:

Thương thay thân phận con rùa
Lên đình cõng hạc xuống chùa đội bia

[16]



×