Tải bản đầy đủ (.pdf) (109 trang)

Nghiên cứu thực trạng và một số yếu tố liên quan tới bệnh sán lá gan nhỏ ở người tại xã hữu bằng, kiến thụy, hải phòng năm 2014

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.15 MB, 109 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y - DƢỢC HẢI PHÒNG

VŨ THỊ NHƢ HOA

NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ
LIÊN QUAN TỚI BỆNH SÁN LÁ GAN NHỎ Ở NGƢỜI
TẠI XÃ HỮU BẰNG, KIẾN THỤY, HẢI PHÒNG, NĂM 2014

LUẬN VĂN THẠC SỸ
CHUYÊN NGÀNH Y TẾ CÔNG CỘNG

HẢI PHÒNG - 2014


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y - DƢỢC HẢI PHÒNG

VŨ THỊ NHƢ HOA

NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ
LIÊN QUAN TỚI BỆNH SÁN LÁ GAN NHỎ Ở NGƢỜI
TẠI XÃ HỮU BẰNG, KIẾN THỤY, HẢI PHÒNG, NĂM 2014

LUẬN VĂN THẠC SỸ


CHUYÊN NGÀNH Y TẾ CÔNG CỘNG

Mã số: 60 72 03 01

HƢỚNG DẪN KHOA HỌC : 1. TS. ĐINH THỊ THANH MAI
2. PGS.TS. ĐINH VĂN THỨC

HẢI PHÒNG - 2014


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan:
Đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu trong nghiên cứu
là trung thực, kết quả nghiên cứu chƣa từng đƣợc công bố trên bất kỳ một
công trình nghiên cứu nào khác.
Tác giả luận văn

Vũ Thị Nhƣ Hoa


LỜI CẢM ƠN
Với tất cả lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn
chân thành tới:
PGS.TS Đinh Văn Thức - Trƣởng phòng Đào tạo sau đại học
trƣờng Đại học Y - Dƣợc Hải Phòng và TS. Đinh Thị Thanh Mai - Trƣởng bộ
môn Ký sinh trùng trƣờng Đại học Y - Dƣợc Hải Phòng ngƣời thầy đã tận
tình chỉ bảo, truyền đạt những kiến thức quý báu, động viên, tạo điều kiện
giúp đỡ tôi, trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn
này.
Tôi cũng xin trân trọng cảm ơn:

Các thầy cô trong Ban giám hiệu, các thầy cô của phòng Đào tạo
sau đại học, khoa Y tế công cộng trƣờng Đại học Y - Dƣợc Hải Phòng đã giúp
đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu.
Ban Giám đốc Bệnh viện Phụ sản Hải Phòng và khoa phòng nơi tôi
công tác đã tạo điều kiện cho tôi học tập và giúp đỡ tôi khi làm luận văn tốt
nghiệp.
Các thầy cô trong bộ môn Ký sinh trùng, lớp cử nhân kỹ thuật Y
học K3 trƣờng Đại học Y- Dƣợc Hải Phòng cùng các cán bộ trực tiếp tham
gia điều tra của Uỷ ban nhân dân, trạm y tế và nhân dân địa phƣơng xã Hữu
Bằng huyện Kiến Thuỵ, Hải Phòng đã tạo điều kiện thuận lợi nhất giúp tôi thu
thập số liệu để hoàn thành đƣợc luận văn này.
Tôi dành tình cảm thân yêu nhất tới gia đình, bố mẹ, chồng và các
con tôi, những ngƣời luôn luôn ở bên tôi, động viên giúp đỡ tôi trong suốt quá
trình học tập và hoàn thành luận văn.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới những ngƣời bạn,
đồng nghiệp đã giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này.
Hải Phòng, ngày 28 tháng11 năm 2014
Ngƣời viết luận văn

Vũ Thị Nhƣ Hoa


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC CÁC HÌNH
DANH MỤC BẢNG
ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................... 1
Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................... 3
1.1. Lịch sử nghiên cứu bệnh sán lá gan nhỏ: ................................................... 3

1.2. Tình hình nhiễm sán lá gan nhỏ ................................................................. 4
1.3. Đặc điểm sinh học của bệnh sán lá gan nhỏ .............................................. 8
1.4. Bệnh học của sán lá gan nhỏ .................................................................... 12
1.5. Phƣơng thức lây truyền bệnh ở ngƣời...................................................... 14
1.6. Nghiên cứu về kiến thức, thái độ, thực hành (KAP) của ngƣời dân về
bệnh sán lá gan nhỏ. ........................................................................................ 15
1.7. Các yếu tố liên quan đến bệnh sán lá gan nhỏ ......................................... 16
1.8. Phòng chống bệnh sán lá gan nhỏ ............................................................ 19
Chƣơng 2: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................. 21
2.1. Đối tƣợng thời gian và địa điểm nghiên cứu ........................................... 21
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu.......................................................................... 21
2.3. Các chỉ số nghiên cứu .............................................................................. 22
2.4. Các biến số dùng trong nghiên cứu .......................................................... 23
2.5. Kỹ thuật thu thập thông tin ...................................................................... 24
2.6. Phƣơng pháp thu thập số liệu ................................................................... 26
2.7. Phƣơng pháp xử lý số liệu........................................................................ 26
2.8. Sai số có thể gặp và cách hạn chế sai số .................................................. 26
Chƣơng 3:KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................ 28
3.1 Thực trạng nhiễm sán lá gan nhỏ ở ngƣời dântại địa điểm nghiên cứu. ... 28
3.2. Kiến thức, thái độ, thực hành và một số yếu tố liên quan đến bệnh sán
lá gan nhỏ tại địa điểm nghiên cứu ................................................................. 35
Chƣơng 4: BÀN LUẬN .................................................................................. 51
4.1. Thực trạng nhiễm sán lá gan nhỏ ở ngƣờidân tại địa điểm nghiên cứu ... 51
4.2. Kiến thức, thái độ, thực hành của ngƣời dân và một số yếu tố liên quan
đến thực trạng nhiễm sán lá gan nhỏ............................................................... 59
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 68
KHUYẾN NGHỊ ............................................................................................. 70


DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 1.1.Clonorchis sinensis ......................................................................... 9
Hình 1.2. Opisthorchis felineus ....................................................................... 9
Hình 1.3. Nang trùng cá Metacercaria ......................................................... 9
Hình 1.4. Trứng Clonorchis sinensis ............................................................... 9
Hình 1.5. Chu kỳ của sán lá gan nhỏ ........................................................... 11
Hình 1.6. Ốc Bythinia sinensis ........................................................................ 11
Hình 1.7. Ốc Melanoides tuberculatu ........................................................... 11
Hình 1.8. Cá mè trắng Hypophthalmicthys harmandi .................................... 17
Hình 1.9. Cá trắm trắng Ctenopharyngodon idellus ....................................... 18
Hình 3.1 Tỷ lệ nhiễm sán lá gan nhỏ chung.................................................... 28
Hình 3.2. Tỷ lệ nhiễm sán lá gan nhỏ theo nhóm tuổi .................................... 29
Hình 3.3: Tỷ lệ ngƣời dân có kiến thức đúng về nguyên nhân mắc bệnh ...... 37
Hình 3.4: Tỷ lệ ngƣời dân có kiến thức đúng về các biện pháp phòng bệnh sán
lá gan nhỏ ....................................................................................................... 39
Hình 3.5. Loại nhà tiêu đang đƣợc sử dụng của các hộ gia đình .................... 46


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Tỷ lệ nhiễm sán lá gan nhỏ theo giới tính ...................................... 28
Bảng 3.2. Tỷ lệ nhiễm sán lá gan nhỏ theo nghề nghiệp ................................ 30
Bảng 3.3. Tỷ lệ nhiễm sán lá gan nhỏ theo trình độ học vấn.......................... 31
Bảng 3.4. Cƣờng độ nhiễm sán lá gan tại địa điểm nghiên cứu .................... 32
Bảng 3.5: Cƣờng độ nhiễm sán lá gan nhỏ theo giới ...................................... 32
Bảng 3.6: Cƣờng độ nhiễm sán lá gan theo lứa tuổi ....................................... 33
Bảng 3.7. Cƣờng độ nhiễm sán lá gan theo trình độ học vấn ......................... 34
Bảng 3.8: Kiến thức của ngƣời dân về những loài sán gây bệnh trên ngƣời ............ 36

Bảng 3.9: Tỷ lệ ngƣời dân có kiến thức đúng về tác hại củaError! Bookmark not define
Bảng 3.9: Nguồn thông tin cung cấp kiến thức về bệnh sán lá gan nhỏ ......... 40
Bảng 3.10. Thái độ với bạn bè, ngƣời thân về ăn gỏi cá ............................... 41

Bảng 3.11. Thái độ xử trí khi nhiễm sán lá gan nhỏ ...................................... 43
Bảng 3.12. Thái độ về việc ăn gỏi cá ............................................................. 41
Bảng 3.13: Thói quen ăn gỏi cá của ngƣời dân ............................................. 44
Bảng 3.14. Nguồn gốc cá ăn gỏi ở địa điểm nghiên cứu .............................. 45
Bảng 3.15. Tỷ lệ ngƣời dân ăn gỏi cá trong năm ........................................... 45
Bảng 3.16. Tỷ lệ nhà tiêu hộ gia đình tại địa điểm nghiên cứu ..................... 46
Bảng 3.17. Tỷ lệ ao thả cá của các hộ gia đình tại địa điểm nghiên cứu ...... 47
Bảng 3.18. Tỷ lệ sử dụng phân ngƣời/ chuồng nuôi cá ................................. 47
Bảng 3.19. Mối liên quan giữa kiến thức về nguyên nhân và thực trạng nhiễm
sán lá gan nhỏ .................................................................................................. 48
Bảng 3.20. Mối liên quan giữa kiến thức về biện pháp phòng chống và ....... 49
Bảng 3.21: Tỷ lệ nhiễm sán lá gan nhỏ với tiền sử ăn gỏi cá ......................... 50


DANH MỤC NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT
CS
(+ )
C.sinensis
CBYT

CN
ĐH
ĐT
EPG
GV
HVS
KAP
NC
NXB
O. felineus

O.felineus
PTTH
SKĐT
SL
SLGN
TB
TCYTTG
TH
THCS
TKĂ
TS
VSR-KST-CT
WHO
XN

: Cộng sự
Dƣơng tính
Clonorchis sinensis
Cán bộ y tế
Cao đẳng
Công nhân
Đại học
Điều tra
: Số trứng sán trong 1 gam phân
Giáo viên
: Hợp vệ sinh
: Kiến thức , thái độ, thực hành
(Knowledge - Attiude - Practice )
: Nghiên cứu
: Nhà xuất bản

: Opisthorchis. felineus
Opisthorchis felineus
Phổ thông trung học
: Sau khi đại tiện
Số lƣợng
: Sán lá gan nhỏ
: Trung bình
: Tổ chức Y tế Thế giới
Tiểu học
Trung học cơ sở
: Trƣớc khi ăn
: Tổng số
: Sốt rét - Kí sinh trùng - Côn trùng
: Tổ chức Y tế Thế giới
( World Health Organiration)
: Xét nghiệm


1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Sán lá gan nhỏ là một trong những bệnh do ký sinh trùng gây ảnh
hƣởng lớn đến sức khỏe con ngƣời. Nguyên nhân gây ra do tập quán ăn gỏi cá
hoặc cá chƣa nấu chín có chứa ấu trùng sán. Theo thông báo của Tổ chức y tế
thế giới (WHO) năm 1995 có trên 9 triệu ngƣời nhiễm Clonorchis sinenis tại
vùng Đông Nam Á. Việt Nam là một nƣớc nhiệt đới, điều kiện tự nhiên và xã
hội, tập quán ăn uống sinh hoạt rất thuận lợi cho sự lƣu hành bệnh giun sán,
trong đó có bệnh sán lá gan nhỏ. Ở nƣớc ta có trên 7 triệu ngƣời có nguy cơ
nhiễm sán lá gan nhỏ, trong đó 1 triệu ngƣời thực sự nhiễm. Bệnh sán lá gan
nhỏ (SLGN) phân bố ở ít nhất 32 tỉnh, có địa phƣơng 1/3 dân số bị nhiễm
bệnh. Trong đó, tỷ lệ nhiễm bệnh nặng nhất ở Nam Định, Ninh Bình, Hà Tây,

Thanh Hóa, Phú Yên, Bình Định... Tỷ lệ nhiễm ở các tỉnh này 20 -37 %, thậm
chí tới 40% tại các xã có tập quán ăn gỏi cá và ngƣời dân vẫn sử dụng phân
tƣơi để nuôi cá. Tuy nhiên, việc chẩn đoán, điều trị và phòng bệnh sán lá gan
nhỏ còn thấp. Do vậy, bệnh sán truyền qua thức ăn ngày càng đƣợc phát hiện
nhiều hơn [2].
Điều đáng chú ý là các bệnh nhân nhiễm sán lá gan nhỏ có thể bị xơ
gan ở nhiều mức độ khác nhau. Tuy vậy kể từ khi nhiễm sán lá gan nhỏ đến
khi xuất hiện các triệu chứng bệnh lý là một thời gian dài không có triệu
chứng lâm sàng, hoặc các triệu chứng không rõ ràng. kể cả khi triệu chứng
tổn thƣơng gan đã rõ, nhiều ngƣời vẫn không nghĩ nguyên nhân là do sán lá
gan nhỏ, vì thế bệnh ít đƣợc ngƣời dân quan tâm phòng chống.
Theo điều tra của Viên sốt rét - Ký sinh trùng và Côn trùng Trung
ƣơng từ năm 1976 – 2002 [31], tại Hải Phòng tỷ lệ nhiễm sán lá gan nhỏ
13,1%.
Việc xác định thực trạng nhiễm sán lá gan nhỏ cũng nhƣ kiến thức, thái
độ, thực hành của mỗi ngƣời dân đối với bệnh là hết sức cần thiết nhằm xây


2
dựng các hoạt động phòng chống nhiễm sán lá gan nhỏ tại địa phƣơng đạt
hiệu quả cao.
Xuất phát từ thực tế, huyện Kiến Thuỵ là một địa phƣơng có bênh sán
lá gan lƣu hành do dân ở khu vực này có thói quen ăn gỏi cá và các món cá
nấu chƣa chín, nhất là các xã nằm dọc hai bên sông Đa Độ. Cho đến nay, khu
vực này chƣa có đề tài nào nghiên cứu về vấn đề này. Vì vậy, chúng tôi tiến
hành nghiên cứu đề tài: “Thực trạng nhiễm sán lá gan nhỏ ở ngƣời và một số
yếu tố liên quan tới bệnh tại xã Hữu Bằng, Kiến Thụy, Hải Phòng” với mục
tiêu:
1. Xác định tỷ lệ và cường độ nhiễm sán lá gan nhỏ ở người dân xã
Hữu Bằng, năm 2014.

2. Mô tả kiến thức, thái độ, thực hành và một số yếu tố liên quan tới
bệnh sán lá gan nhỏ tại địa điểm nghiên cứu.


3
Chƣơng 1:
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Lịch sử nghiên cứu bệnh sán lá gan nhỏ:
Lịch sử phát hiện sán lá gan nhỏ Clonorchis sinensis, Opisthorchis
viverrini và Opisthorchis. felineus có sự khác nhau theo từng vùng địa lý.
Trên thế giới bệnh sán lá gan nhỏ đã đƣợc đề cập khá lâu.
Clonorchis sinensis:
Năm1771 -1832 Pudolphi đã mô tả đầu tiên về hình thái học sán lá gan
nhỏ Clonorchis sinensis (C. sinensis) [11], [58].
Năm 1874 Macconel lần đầu tiên phát hiện C.sinensis ở một thợ mộc
ngƣời Trung Quốc cƣ trú tại Calcutta (Ấn Độ) [11], [60].
Ở miền Bắc Việt Nam, năm 1908 Mouzel, 1909 Mathis và Léger đã tìm
thấy C.sinensis [11].
Năm 1947, Stoll qua điều tra đã cho biết khoảng 19 triệu ngƣời Nhật
Bản, Triều Tiên, Trung Quốc bị nhiễm loại sán lá gan nhỏ C. sinensis.
Nguyễn Văn Đề, Lê Thanh Hòa năm 2002 đã thẩm định loài C.sinensis
bằng sinh học phân tử [21].
Opisthorchis viverrini:
Sán lá gan nhỏ Opisthorchis viverrini lần đầu tiên đƣợc Lieper mô tả
năm 1911 [11], lấy từ tử thi của 2 tù nhân ở một nhà tù Chiang Mai, phía Bắc
Thái Lan.
Sau một thập kỷ, năm 1927 Prommas, phát hiện trên 1000 sán lá gan
nhỏ trong ống dẫn mật của một thanh niên 17 tuổi sống ở tỉnh Roi Et, đƣợc
xác định là Opisthorchis viverrini [31].
Năm 1929, Bedier và Chesneau đã phát hiện thấy Opisthorchis

viverrini bị nhiễm tại những ngƣời lào ở Vientian là 15% và Thakhet 23%.


4
Năm 1955 Tổ chức Y tế thế giới cho rằng trên 7 triệu ngƣời Thái Lan,
Lào, Campuchia nhiễm sán lá gan Opisthorchis viverrini [31], [45], [46].
Năm 1992, Nguyễn Văn Chƣơng phát hiện ổ bệnh sán lá gan nhỏ tại
Phú Yên, đến năm 1996 Nguyễn Văn Đề và Nguyễn Văn Chƣơng đã xác định
loài bằng hình thái học và thẩm định bằng sinh học phân tử [21].
Opisthorchis felineus:
Sán lá gan nhỏ Opisthorchis felineus lần đầu tiên đƣợc Rivolta mô tả
năm 1884 tại Siberia (Nga). Sau đó tìm thấy ở Balan, Đức, Hà Lan, Pháp,
Thụy Sĩ, Thổ Nhĩ Kỳ, Ý và Tây Ban Nha [43], [44], [56].
1.2. Tình hình nhiễm sán lá gan nhỏ
1.2.1. Tình hình nhiễm sán lá gan nhỏ trên thế giới
Bệnh sán lá gan nhỏ phân bố trên thế giới rất đa dạng, ở nhiều quốc gia
khác nhau.
Tại Nhật Bản, ca bệnh đầu tiên phát hiện vào năm 1878. Sau đó có
nhiều nghiên cứu khác phát hiện bệnh sán lá gan nhỏ. Từ năm 1886- 1898, tỷ
lệ nhiễm sán lá gan nhỏ 30-67% dọc sông Ton, hồ Kasumigaura, đồng bằng
Nobi, Aichi và Gifu, vùng Biwa, sông Onga và sông Chiguga. Trong năm
1960, những khu vực này đều là ổ dịch tễ nặng nề của bệnh của bệnh [52].
Tại Triều Tiên, trƣờng hợp nhiễm C. sinensis đầu tiên đƣợc công bố
năm 1915 do tập quán ăn ăn gỏi cá. Năm 1958, tỷ lệ nhiễm 11,7%. Năm 1959,
có 4,5 triệu dân mắc chiếm tỷ lệ 15%. Năm 1969, tỷ lệ nhiễm 4,7% . Đặc biệt ở
khu vực sông Chu Kiang Pearl River, sông Han, tỷ lệ bệnh lƣu hành 6,4%
(1973-1983). Bệnh phân bố chủ yếu ở khu vực 7 sông lớn: Han, Kurm,
Nakdông, Mangyong, Yeongsan, Seomjin và Tamjin [3].
Tại Trung Quốc, sán lá gan nhỏ C. sinensis phân bố trên 24 tỉnh thành,
tỷ lệ 1-57%. Tỉnh Quảng Đông và vùng tự trị ở miền Nam, tỉnh Hắc Long

Giang, Liao Ning ở miền Bắc là những khu vực có bệnh lƣu hành nặng nề


5
nhất. Năm 1980, theo điều tra tại một số tỉnh ở Trung Quốc (19/22 tỉnh), tỷ lệ
nhiễm sán lá gan nhỏ là 17,3% [52], [82], [83].
Tại Đài Loan, trƣờng hợp nhiễm C. sinensis đầu tiên đƣợc phát hiện bởi
Choi, năm 1915 và đƣợc nghiên cứu chi tiết bởi Chow năm 1960, Kim và
Kuntz năm 1964, Cros năm 1969 [47], [50], [52].
Tại Hồng Kông, bệnh sán lá gan nhỏ phổ biến nhất trong các bệnh ký
sinh trùng khi xét nghiệm phân, đặc biệt là ngƣời Trung Quốc sống ở Hồng
Kông . Năm 1973, khoảng 23% trƣờng hợp mổ tử thi đều thấy sán lá gan nhỏ
trong gan. Nguồn gốc nhiễm này do nhập cá từ Trung Quốc vào, vì không tìm
thấy ốc nhiễm ấu trùng sán lá ở địa phƣơng [47], [48], [49].
Tại Thái Lan, có khoảng 1,5 triệu dân mắc SLGN trong tổng số 18 triệu
dân vùng Đông Bắc nƣớc này, chủ yếu là loài sán lá gan nhỏ O.viverrini [19].
Phân bố ở vùng Đông Bắc Thái Lan có khoảng 1,5 triệu dân mắc bệnh chiếm
tỷ lệ 8%. Tỷ lệ bệnh gặp ở cả nam và nữ, lứa tuổi nhiễm cao nhất 15-40 [50].
Từ năm 1967 đến năm 1963, điều tra của Cross 300 nghìn ngƣời
Phillippin có 155 mẫu phân ở Bắc Luzon, Palawan và Mindanao [31].
Một nghiên cứu 300 nghìn Phillippin từ năm 1967 đến năm 1983, phát
hiện có 135 mẫu phân nhiễm sán lá gan nhỏ [11].
Tại Nga, bệnh sán lá gan nhỏ chỉ xuất hiện ở vùng sông Amur vùng Viễn
Đông, nguyên nhân do ngƣời dân ăn cá chứa ấu trùng chƣa đƣợc nấu chín [27].
Năm 1995, theo thông báo của WHO có trên 7 triệu ngƣời Thái Lan,
Lào, Campuchia bị nhiễm sân lá gan nhỏ O.viverrini, trên 5 triệu ngƣời Trung
Quốc, Việt Nam, Nhật Bản nhiễm C.sinensis, 1,5 triệu ngƣời Đông Âu, Liên
Xô cũ nhiễm O.felineus [20].
1.2.2. Tại Việt Nam.
Việt Nam là nƣớc đang phát triển nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa

khí hậu nóng và ẩm quanh năm là điều kiện rất thuận lợi cho mầm bệnh giun


6
sán phát triển, tập quán ăn gỏi cá và thức ăn chƣa nấu chín có chứa ấu trùng sán
là nguyên nhân gây nhiễm sán lá gan nhỏ khá cao [2], [7].
Ở nƣớc ta hiện tại đã xác định đƣợc sự có mặt của 2 loại sán lá gan nhỏ:
C. sinensis và Opisthorchis viverrini. Tại 19 tỉnh thành trên cả nƣớc C. sinensis
phân bố ở đồng bằng Bắc Bộ. Opisthorchis viverrini phân bố ở các tỉnh miền
Trung Nam Bộ. Ở Việt Nam ca sán lá gan đầu tiên đƣợc phát hiện ở miền Bắc
Việt Nam bởi Grall [1].
Năm 1909 (Mathis và Liger) đã tìm thấy C. sinensis trên 1 công dân
Pháp ở Việt Nam [21]. Điều tra 300 ngƣời dân năm 1991, Mathis và Léger
thấy tỷ lệ nhiễm sán lá gan nhỏ là 20%.
Năm 1924, Railliet phát hiện đƣợc Opisthorchis felineus ở Hà Nội [34].
Năm 1965 Đặng Văng Ngữ và Đỗ Xuân Thái phát hiện 1 trƣờng hợp
nhiễm C. sinensis phối hợp với O.felineus [21].
Năm 1976 Viện sốt rét - Ký sinh trùng và Côn trùng Trung ƣơng (Viện
SR-KST & CT TƢ) đã phát hiện 1 số ca bệnh sán lá gan nhỏ đến từ Nam
Định, Ninh Bình, các địa phƣơng điều tra tình hình nhiễm sán lá gan nhỏ tại
huyện Nghĩa Hƣng, Nam Định tỷ lệ nhiễm 37,2% [20].
Kiều Tùng Lâm và CS đã hồi cứu một số xét nghiệm 4 bệnh viện lớn ở
Hà Nội, năm 1984 nhƣng chƣa thấy nhiễm sán lá gan [6].
Nguyễn Văn Chƣơng và cộng sự (CS) tại An Mỹ, Phú Yên năm 1992
tỷ lệ nhiễm sán lá gan nhỏ là 36,9% [20]. Có nơi bệnh phân bố trên toàn tỉnh
nhƣ Hòa Bình (Nguyễn Văn Đề và CS năm 1996, 1998, 2002, 2003)[9], [18].
Một nghiên cứu khác của Nguyễn Văn Chƣơng từ năm 1992 đến 1998
tại xã An Bình, An Mỹ, Phú Yên cho thấy tỷ lệ nhiễm sán lá gan nhỏ là 20,229,4%, lứa tuổi có tỷ lệ nhiễm cao nhất là 40-49, nam nhiễm cao gấp 2 lần nữ,
tỷ lệ ngƣời dân ăn gỏi cá là 74,8% [9], [11].



7
Năm 1992 theo nghiên cứu của Kiều Tùng Lâm, tỷ lệ nhiễm trung bình
tại một số khu vực 12 tỉnh đồng bằng Bắc bộ là 19,2% [30].
Năm 1996, Viện Sốt rét –KST &CT Trung ƣơng đã nghiên cứu tại xã
Krông Ana, huyện Buôn Đôn, tỉnh Đak Lak cho thấy tỷ lệ sán lá gan nhỏ thấp
0,27% [13].
Năm 2001, theo điều tra của Tạ Văn Thông tại xã Nga Tân, Nga Sơn ,
Thanh Hóa, tỷ lệ nhiễm sán lá gan nhỏ ở lứa tuổi 15 trở lên là 13,2%, cao nhất
ở lứa tuổi 40-49, nam nhiễm cao gấp 5 lần nữ và tỷ lệ ngƣời dân ăn gỏi cá là
88,8% [27], [39].
Tỷ lệ nhiễm sán lá gan nhỏ biến động theo thời điểm điều tra và từng
địa phƣơng.
Theo thông báo của Viện sốt rét KST & CT TƢ năm 2004, có 24 tỉnh
có bệnh sán lá gan nhỏ lƣu hành ở cả hai miền Nam và Bắc:
Miền Bắc:
Hà Giang 0,6%, Bắc Giang 16,3%, Quảng Ninh 13,8%, Hải Phòng
13,1%, Thái Bình 0,2%, Hà Tây 16%, Hà Nam 3%, Nam Định 3-37%, Hòa
Bình 5%, Ninh Bình 20-30%, Thanh Hóa 11%, Nghệ An 0,9% [22], [23].
Miền Nam:
Đà Nẵng 0,3%, Quảng Nam 4,6%, Quảng Ngãi 0,5%, Bình Định
11,9%, Phú Yên 36,9%, Đắc Lắc 7,6%, Khánh Hòa 1,4%.
Trong đó bệnh lƣu hành nặng nhất ở huyện Nghĩa Hƣng (Nam Định) và
huyện Kim Sơn (Ninh Bình), huyện An Tuy (Phú Yên), nhiều xã ở vùng này
có tỷ lệ nhiễm sán lá gan nhỏ trên 30% dân số [20], [24].
Năm 2010, theo báo cáo của Trƣơng Tiến Lập và CS tại một số xã ven
biển tỉnh Nam Định cho thấy, tỷ lệ nhiễm sán lá gan nhỏ là 24,7% [20].
Theo báo cáo của Lê Bá Khánh năm 2011, tại 3 xã huyện Nga Sơn tỉnh
Thanh Hóa, tỷ lệ nhiễm sán lá gan nhỏ là 16,8% [20].



8
1.2.3. Tại Hải Phòng.
Hải Phòng là thành phố xen kẽ nông nghiệp, du lịch và các ngành nghề
nuôi trồng thủy sản nên có tỷ lệ nhiễm các bệnh giun sán khá cao, trong đó
nhiễm sán lá gan nhỏ cũng nằm trong vùng dịch tễ [21].
Năm 1976, Kiều Tùng Lâm điều tra tại Hải Phòng tỷ lệ nhiễm sán lá
gan nhỏ C. sinensis từ 3-30% [21], [33].
Năm 2013, theo nghiên cứu của Đỗ Mạnh Cƣờng tại quận Dƣơng Kinh,
Hải Phòng tỉ lệ nhiễm SLGN là 15,69% [5]
Theo điều tra của Viện sốt rét KST & CT TƢ từ năm 1976 - 2002 tại
Hải Phòng tỷ lệ nhiễm sán lá gan nhỏ là 13,1% [21].
Qua kết quả nghiên cứu thấy Hải Phòng nằm trong vùng dịch tễ của
bệnh sán lá gan nhỏ, do có nhiều ao hồ ở vùng nông thôn nuôi thả cá nƣớc
ngọt. Mặt khác, cũng nhƣ nhiều tỉnh vùng đồng bằng Bắc Bộ, ngƣời dân Hải
Phòng có thói quen ăn gỏi cá nhƣ cá chép, cá mè, cá trôi… bằng cách thái cá
sống thành lát mỏng, trộn thính và gia vị, ăn kèm nhiều loại rau thơm. Vì vậy
tỷ lệ nhiễm sán lá gan nhỏ cao cùng với bức tranh nhiễm bệnh chung của cả
nƣớc [11, [20], [32].
1.3. Đặc điểm sinh học của bệnh sán lá gan nhỏ
1.3.1. Đặc điểm hình thái học của sán lá gan nhỏ
Sán trƣởng thành:
Sán trƣởng thành có màu hồng hoặc đỏ, đầu phía trƣớc nhỏ có hấp
khẩu nằm gần tận cùng, một hấp khẩu 4 bụng hình chén nằm ở mặt bụng,
khoảng 1/5 về phía trƣớc của cơ thể. Kích thƣớc trung bình của sán trƣởng
thành 7,4 mm, rộng 1,47 mm. Trên cơ thể có cơ quan sinh dục cái là buồng
trứng, tử cung, cơ quan sinh dục đực là tinh hoàn chía nhánh [1].
Ấu trùng sán lá gan nhỏ:



9
Komiya (1966) và Yamasuti (1975) cho thấy giai đoạn ở ốc miracidium
(ấu trùng lông) có kích thƣớc 32 x 17µm, với nhiều lông dài 2 µm, có 8-25 tế
bào mầm. Sau đó phát triển thành cercaria (ấu trùng đuôi) chui vào ốc [1].
Theo Komiya và Suzuki (1964), giai đoạn ở cá metacercaria (nang trùng)
trƣởng thành kích thƣớc 406 x 121µm, sắc tố màu nâu đƣợc tìm thấy dọc theo
cơ thể [1], [34]
Trứng sán lá gan nhỏ:
Trứng màu vàng hoặc nâu nhạt, kích thƣớc 26-30 µm x 15-17µm, hình
hạt vừng, có nắp nhỏ. Số lƣợng trứng sán lá gan nhỏ đẻ hàng ngày phụ thuộc
vào loài sán và vật chủ. Số trứng trung bình mỗi ngày đẻ khoảng 2400 trứng ở
mèo, 1.125 trứng ở chó [34].

Hình 1.1.C.sinensis
()

Hình 1.2. Opisthorchis felineus
()

Hình 1.3. Nang trùng cá Metacercaria

Hình 1.4. Trứng C.sinensis

()

()


10
1.3.2. Chu kỳ sán lá gan nhỏ.

Sán trƣởng thành ký sinh chủ yếu ở ống mật nhỏ, đôi khi gặp ở các ống
mật lớn, túi mật hoặc ống tụy.
Chu kỳ của sán lá gan nhỏ gồm 3 vật chủ là ốc, cá, ngƣời. Trong đó,
ngƣời là vật chủ chính, ốc và cá thích hợp là những vật chủ trung gian.
Trứng sán sau khi đƣợc bài xuất ra khỏi cơ thể cần phát triển dƣới nƣớc
mới hình thành ấu trùng lông trong trứng. ấu trùng lông ký sinh tiếp tục ở các
loài ốc thích hợp.
Sán đẻ trứng, trứng theo mật xuống ruột, rồi theo phân ra ngoài. Trứng
đƣợc rơi vào môi trƣờng nƣớc.
Trứng bị ốc nuốt rồi nở ra ấu trùng lông trong ốc để phát triền thành ấu
trùng đuôi.
Ấu trùng đuôi rời ốc bơi tự do trong nƣớc. Ấu trùng đuôi xâm nhập vào
cá nƣớc ngọt và phát triển thành ấu trùng nang ở trong thịt của cá nƣớc ngọt
thích hợp. Ngƣời hoặc động vật ăn phải cá có ấu trùng nang chƣa đƣợc nấu
chín[16]. Các loài cá có thể nhiễm trùng sán gồm cá chép, cá rô, cá giếc, cá
mè, cá trôi, cá trắm, ..v...v..
Sau khi ăn, ấu trùng nang vào dạ dày xuống tá tràng, rồi ngƣợc theo
đƣờng mật lên gan, sán lá gan trƣởng thành ký sinh và gây bệnh ở đó, thời
gian từ khi ăn phải ấu trùng nang đến khi thành sán trƣởng thành khoảng 26
ngày. Tuổi thọ của sán lá gan nhỏ từ 15- 25 năm [34].


11

Hình 1.5. Chu kỳ của sán lá gan nhỏ
()

Hình 1.6. Ốc Bythinia sinensis
()


Hình 1.7. Ốc Melanoides tuberculatu
()


12
1.4. Bệnh học của sán lá gan nhỏ
1.4.1. Tác hại
Sán lá gan nhỏ ký sinh chủ yếu ở đƣờng mật trong gan và gây tổn
thƣơng gan nghiêm trọng. Sán lá gan nhỏ không những gây kích thích thƣờng
xuyên đối với gan mà còn chiếm chất dinh dƣỡng và gây độc [34].
Sán Clonorchis sinensis/ Opisthorchis viverrini gây tăng sinh chất xơ
trong gan, làm gan có thể to gấp 2,3 lần bình thƣờng, ống mật có thể dày lên
có khi gấp 2,3 bình thƣờng. Theo nhận xét của Dooley năm 1976 và Markell
1984, ống tụy có thể bị dày lên. Sán ký sinh ở những ống mật, bám chặt hấp
khẩu miệng để chiếm thức ăn, gây viêm ở ống mật và do tính chất gây hại này
dẫn tới những trƣờng hợp xơ hóa lan tỏa ở những khoảng cửa, tổ chức gan bị
tăng sinh, dẫn tới hiện tƣợng xơ hóa gan, cổ chƣớng, thoái hóa mỡ ở gan [43],
[50]. Vị trí ký sinh của sán lá gan nhỏ và kích thƣớc của sán dễ gây tắc mật.
Theo Hsu (1958), khả năng gây bệnh của sán lá gan nhỏ là do hoạt
động cơ học của sán phá hủy cấu trúc và làm vỡ các biểu mô đƣờng mật. Mức
độ thay đổi bệnh lý học sán lá gan phụ thuộc vào cƣờng độ, thời gian nhiễm.
Về tổn thƣơng bệnh học, gan bị to rõ rệt. Trọng lƣợng của gan tăng lên,
mặt gan có những điểm phình dãn, những chỗ phình dãn màu trắng nhạt và
tƣơng ứng sự dãn nở của ống mật [34], [57].
Theo một số tác giả Kasurada (1990), Léger (1910), Watson Wemys
(1919), Nauck, Backian và Liang(1928), những tổn thƣơng ở ngƣời bệnh do
sán lá gan nhỏ có thể hình thành những ống mật mới và thay đổi cấu trúc của
gan, tạo điều kiện cho ung thƣ gan phát triển [34].
Dooley năm 1976 thông báo lách có thể bị sƣng to và xơ hóa đặc biệt
nhiễm sán lá gan nhỏ có thể gây sỏi mật, xơ gan ung thƣ đƣờng mật, (Rim

1986, Sher 1989, Ona và Dytoc 1991) [1], [34].


13
Ngoài tổn thƣơng gan, tụy cũng có thể bị xơ hóa, tăng sinh và thoái
hóa.
Trứng sán lá gan nhỏ có vai trò rất nhỏ trong sinh bệnh học của bệnh
sán lá gan nhỏ. Tuy nhiên trứng và sự phân hủy của sán tạo nên sỏi mật trong
ống mật và túi mật ở những ngƣời nhiễm sán. Sỏi mật có thể hình thành xung
quanh trứng và những sán chết trong túi mật. Katsura (1898), ghi nhận có 02
trƣờng hợp hình thành sỏi mật trong 70 trƣờng hợp mổ tử [11].
Theo Nauck và Backiang Liang năm 1928, khi nhiễm sán lá gan nhỏ,
ngoài tổn thƣơng viêm gan, nhiễm trùng đƣờng mật tăng sản, còn gây ung thƣ
gan đƣờng mật với sự tràn vào tĩnh mạch cửa và các ổ di căn [34].
1.4.2. Biểu hiện lâm sàng của bệnh:
Ở giai đoạn đầu mới nhiễm thƣờng không có triệu chứng gì rõ rệt, một
số trƣờng hợp thỉnh thoảng có rối loạn tiêu hóa nhƣ: mệt mỏi, ăn chậm tiêu. Ở
giai đoạn sau, triệu chứng nổi bật là rối loạn tiêu hóa nhƣ: đi ngoài phân sống,
đầy bụng, khó tiêu, ậm ạch, cảm giác nhƣ đau dạ dày, ăn nhiều mỡ đau tăng
lên và rối loạn tiêu hóa nặng hơn. Thƣờng đau tức hạ sƣờn phải, đau tức
vùng gan xuất hiện nhiều khi lao động nặng hoặc đi lại. Đôi khi có cơn đau
điển hình, vàng da và nƣớc tiểu vàng xuất hiện từng đợt. Một số trƣờng hợp
bị sạm da. Gan có thể to vƣợt quá bờ sƣờn với mật độ mềm, mặt gan nhẵn và
tiến triển chậm. Càng về giai đoạn cuối, bệnh nhân càng gầy yếu, sút cân,
kém ăn, giảm sút lao động [34].
Hậu quả là phần lớn bệnh nhân sán lá gan nhỏ đều có thể bị xơ gan, ở
nhiều mức độ khác nhau. Nếu điểu trị sớm, gan có thể hồi phục. Những
trƣờng hợp không đƣợc điều trị, có thể dẫn tới xơ gan [77], [78], [79].
Phạm Song và Phan Trinh (1972), theo dõi 25 bệnh nhân ở thời kỳ mãn
tính của bệnh, có những nhận xét sau: 76% bệnh nhân đến điều trị là vì biến

chứng của bệnh, chủ yếu là rối loạn tiêu hóa, 60% là do gan mật trong đó sỏi


14
túi mật chiếm 8%, tiêu chảy ngay sau khi ăn chiếm 8%. Đánh giá trên sinh
thiết khi soi ổ bụng 11 trƣờng hợp có 01 xơ gan, 4 viêm gan mạn tính [11].
Ngoài ra còn các triệu chứng khác nhƣ sút cân, nổi mề đay, ngứa, đau tức
vùng gan, gan to, điểm đau túi mật, tiêu chảy...[80].
1.5. Phƣơng thức lây truyền bệnh ở ngƣời.
Bệnh sán lá gan nhỏ lây truyền do ngƣời dân ăn gỏi cá. Tỷ lệ nhiễm
bệnh liên quan đến thói quen ăn cá sống. Tập quán này gặp ở nhiều nƣớc trên
thế giới.
Một số ngƣời ở phía Nam Trung Quốc ( nhóm ngƣời Quảng Đông) có
phong tục ăn cá tƣơi vào buổi sáng, góp phần lƣu hành bệnh ở phía Nam
Trung Quốc và Hồng Kông [11]. Một kiểu lan truyền bệnh khác là do phong
tục ăn cá tái ở 54 vùng của tỉnh Quảng Đông cũng góp phần vào việc lƣu
hành bệnh sán lá gan nhỏ [72], [82], [83].
Trẻ em ở khu vực sông Quảng Đông, Bering, Hube, Jangxi, Shaxi thích
chơi và ăn cá thái nhỏ, đặc biệt là tôm sống và cá chƣa nấu chín. Ở một vài
vùng trẻ nhỏ có thói quen cầm cá sống đƣa vào miệng, vì vậy những trẻ này
rất dễ bị nhiễm sán lá gan nhỏ [54], [55], [56].
Ở Triều Tiên nhiễm sán lá gan nhỏ C.sinensis do ăn cá chƣa nấu chín
với đậu rang tẩm bột. Đó là món ăn khai vị với rƣợu gọi là “Marcgulee”,
thƣờng dùng để đãi khách, nhất là khách nam [56].
Vùng Đông Bắc Thái Lan nhiễm sán lá gan nhỏ Opisthorchis viverrini
do phong tục ăn cá chƣa nấu chín. Ngƣời dân địa phƣơng gọi món này là
“Koipla” [11].
Một số nƣớc Nhật Bản, Nga, Lào, Campuchia, Philippin, Hàn Quốc
cũng có phong tục ăn cá sống, cá nƣớng chƣa chín. Đó chính là nguyên nhân
lƣu hành bệnh sán lá gan nhỏ [3], [61], [64].



15
Miền Bắc nƣớc ta, cá đƣợc rửa sạch đánh vẩy, lọc thịt, thịt cá đƣợc
thấm khô, thái nhỏ, rồi trộn với nƣớc chát của búp ổi. Sau đó thịt cá đƣợc trộn
thính cùng gia vị và ăn kèm cùng nhiều loại rau thơm. Loài cá thƣờng ăn gỏi
là cá mè, cá trắm, cá trôi, cá chày, cá chép... cũng chế biến tƣơng tự. Một số
nơi có bệnh lƣu hành sán lá gan nhỏ C. sinensis cao nhất: Nghĩa Hƣng (Nam
Định), Kim Sơn (Ninh Bình), Hà Bắc [21], [33].
Một số tỉnh miền Trung có phong tục ăn cá diếc sống dƣới hình thức ăn
sống cả con nhƣ Phú Yên, Quảng Nam, tập quán này đã có từ lâu đời trong
địa phƣơng. Do vậy tỷ lệ nhiễm sán lá gan nhỏ Opisthorchis viverrini cũng
khá phổ biến [12], [73], [74]. Một số trƣờng hợp trong vùng dịch tễ SLGN,
tuy không ăn gỏi cá nhƣng cũng vẫn bị nhiễm bệnh do ăn cá rán chƣa chín
(phần thịt còn sống).
Một số nơi nhủ Đắc Lắc, Kon Tum có tập quán ăn gỏi cá nhƣ miền Bắc
(thái nhỏ thịt cá), tỷ lệ nhiễm sán lá gan nhỏ ở Đắc Lắc là 74% [31].
1.6. Nghiên cứu về kiến thức, thái độ, thực hành (KAP) của ngƣời dân về
bệnh sán lá gan nhỏ.
KAP (Knowledge Attitude Practice) là nghiên cứu về kiến thức, thái độ,
thực hành.
Kiến thức thƣờng bắt nguồn từ kinh nghiệm. Kiến thức có thể có đƣợc
qua những thông tin mà thầy cô, cha mẹ, bạn bè, sách vở và báo chí cung cấp.
Kiến thức thƣờng đƣợc kiểm tra lại xem có đúng hay không.
Thái độ phản ánh những gì mà một ngƣời thích hoặc không thích. Thái
độ bắt nguồn từ kinh nghiệm của bản thân hoặc của những ngƣời gần gũi
khiến ngƣời ta thích thú với điều này hoặc cảnh giác với điều kia.
Thực hành đúng hoặc không đúng. Trong nghiên cứu KAP cần tìm hiểu
những thực hành nào có lợi cho sức khỏe cần đƣợc phát huy và duy trì, những
thực hành xấu, ảnh hƣởng đến sức khỏe cần phải thay đổi.



16
Theo nghiên cứu của Nguyễn Văn Chƣơng [20], tỷ lệ ngƣời dân ở một
số xã của tỉnh Phú Yên nhận thức đƣợc nguyên nhân gây bệnh sán lá gan nhỏ
là 2,83% và Lê Thị Tuyết tại Nam Định năm 2009 [36], tỷ lệ nhận thức đƣợc
nguyên nhân gây bệnh sán lá gan nhỏ là 31,2%.
Nghiên cứu của Đỗ Thái Hòa và cs, năm 2006 tại một xã tỉnh Thanh Hóa
[26], tỷ lệ ngƣời dân nhận thức đúng đƣợc các biện pháp phòng chống bệnh
sán lá gan nhỏ là 46,5%.
Báo cáo của Nguyễn Mạnh Hùng và cs, 2008, tỷ lệ ăn gỏi cá là
91,0%[7].
Theo Lê Bá Khánh và cs năm 2012 tại Thanh Hóa, chỉ có 20% có thái độ
khuyên bạn bè, ngƣời thân không nên ăn gỏi cá hoặc phải ăn chín, 25,2% khi
có ăn gỏi cá đi đến bác sĩ tƣ vấn hoặc làm xét nghiệm [27].
Qua điều tra tại các vùng có bệnh sán lá gan nhỏ lƣu hành, ngƣời dân
đều cho rằng ăn gỏi cá mát và bổ, nhất là về mùa nóng và dần dần trở thành
tập quán khó bỏ [11], [25].
Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Văn Đề, năm 2001 tại tỉnh Hòa Bình
[16],[17], [27], tỷ lệ ngƣời dân 10 huyện, thị xã của tỉnh Hòa Bình ăn gỏi cá là
4,7%.
Lê Thị Tuyết năm 2009, tỷ lệ ngƣời dân ăn gỏi cá tại 2 xã của huyện
Xuân Trƣờng, Nam Định là 45,2% [36]
1.7. Các yếu tố liên quan đến bệnh sán lá gan nhỏ
1.7.1. Nguồn bệnh
Ngƣời bị nhiễm sán lá gan nhỏ thải trứng sán ra môi trƣờng. Số lƣợng
trứng thải ra môi trƣờng phụ thuộc vào cƣờng độ nhiễm sán và quản lý phân.
Một nghiên cứu của Sithithaworn và CS năm 1991 tại Thái Lan cho thấy có
sự tƣơng đồng tỷ lệ thuận giữa số lƣợng nhiễm sán và số trứng thải ra trong
phân [54].



17
Nguồn bệnh thứ hai là súc vật, chúng thải trứng sán ra môi trƣờng.
Nguồn trứng này không thể quản lý đƣợc.
1.7.2. Mầm bệnh
Cá nƣớc ngọt chứa mầm bệnh sán lá gan nhỏ là đƣờng lây truyền trực
tiếp vào ngƣời.
Ốc thích hợp chứa mầm bệnh sán lá gan nhỏ là vật chủ trung gian thứ 2
lây bệnh cho ngƣời.
1.7.3. Khối cảm thụ:
Con ngƣời là khối cảm thụ nhiễm bệnh sán lá gan nhỏ. Sự nhiễm bệnh
phụ thuộc các yếu tố nhƣ tập quán, thói quen ăn gỏi cá, nghề nghiệp, tuổi và
giới tính.
+ Tập quán ăn cá chưa nấu chín:
Ăn cá sống hoặc cá chƣa nấu chín là nguyên nhân gây nhiễm bệnh cho
ngƣời. Trong 7/10 loài cá nƣớc ngọt, tỷ lệ nhiễm ấu trùng có nơi là 90% [31].
Tại Phú Yên, tỷ lệ cá diếc nhiễm ấu trùng sán lá gan nhỏ là 10-29%. Tỷ lệ ấu
trùng còn sống trong gỏi cá là 93-95%. Vì vậy thói quen ăn gỏi cá là nguy cơ
nhiễm sán lá gan nhỏ khó tránh khỏi và là nguồn lây bệnh chủ yếu.

Hình 1.8. Cá mè trắng Hypophthalmicthys harmandi
()


×