Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

Thực trạng bản quyền sách diện tử việt nam hiện nay tiểu luận cao học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (165.08 KB, 14 trang )

MỞ ĐẦU
1.

Lý do chọn đề tài
Sách là sản phẩm tinh thần, đồng thời là sản phẩm vật chất do lao động
của con người sáng tạo nên, là nhân tố quan trọng để thúc đẩy xã hội phát
triển. Sách giúp tăng trí tuệ và nâng cao sự hiểu biết của con người. Càng đọc
sách chúng ta càng nhận ra được kiến thức của mình còn hạn hẹp và phải bổ
sung nhiều hơn nữa. Sách là một khái niệm mở, hình thức sách còn được thay
đổi và cấu thành các dạng khác nhau theo các phương thức chế tác và nhân
bản khác nhau, tùy thuộc vào môi trường sống và sự phát triển của khoa học
công nghệ ở mỗi thời đại. Trải qua các giai đoạn lịch sử khác nhau thì hình
thức, mẫu mã, cách trình bày và chất liệu làm ra sách cũng dần được thay đổi.
Từ giai đoạn sách được làm trên các chất liệu thô sơ như đất nung rồi đến sau
này là sách giấy, thì hiện nay con người đã sáng chế ra một chất liệu hoàn
toàn mới mẻ là “chất liệu điện tử”. Sách điện tử là một xu yếu chung và tất
yếu của thời đại số hóa. Nó ra đời nhằm phục vụ nhu cầu thiết yếu của con
người trong thời đại ngày nay.
Tuy nhiên, hiện nay câu hỏi đặt ra đối với sách điện tử trên thế giới nói
chung và ở Việt Nam nói riêng là vấn đề bảo vệ bản quyền sách điện tử như
thế nào? Ở Việt Nam hiện nay cũng đã và đang bắt đầu chú ý tới vấn đề này.
Trong Luật xuất bản 2012 đã có một chương mới dành riêng cho vấn đề sách
điện tử, đó là chương V: Xuất bản và phát hành xuất bản phẩm điện tử - điều
mà ở Luật xuất bản 2004 chưa đề cập tới. Chương mới này cũng có đề cập tới
một số điều để bảo vệ bản quyền sách điện tử.
Đề tài “Thực trạng bản quyền sách diện tử Việt Nam hiện nay”, được lựa
chọn nghiên cứu bởi lẽ nó đang là một vấn đề bức thiết cần được giải quyết
hiện nay trong ngành xuất bản.

I.
1.


1.1.

Những vấn đề lý luận chung
Một số khái niệm
Xuất bản điện tử

1


Cho đến nay, vẫn chưa có một định nghĩa chính xác về thuật ngữ Xuất
bản điện tử (XBĐT). Ngay trong luật xuất bản, việc định nghĩa về XBĐT
cũng chưa được hoàn thiện, chỉ dừng ở mức tương đối. Ta có thể hiểu về
XBĐT một cách khái quát như sau: XBĐT là một hoạt động mà các xuất bản
phẩm được tạo ra và phân phát đến tay người đọc có sử dụng công nghệ thông
tin.
Sách điện tử

1.2.

Theo định nghĩa của sách điện tử ở nước ta hiện nay thì sách điện tử là
loại sách được xây dựng dưới dạng tệp tập hợp, đa dạng các tính năng giao
tiếp ưu việt của văn bản điện tử với người đọc, được sử dụng thông qua các
thiết bị kĩ thuật hiện đại, như máy tính cá nhân, thiết bị đọc điện tử, điện
thoại.
2.

Một số quy định của Luật xuất bản 2012 liên quan đến bản quyền tác giả
và bản quyền sách điện tử
Một số quy định về quyền của tác giả đồng thời là chủ sở hữu tác phẩm


2.1.

(Quy định từ khoản 1, Điều 751, Mục 2, Phần 6)
-

Quyền công bố, phổ biến hoặc cho người khác phổ biến, công bố tác phẩm
của mình;

-

Quyền cho hoặc không cho người khác sử dụng tác phẩm của mình;

-

Quyền được bảo vệ sự toàn vẹn tác phẩm, cho phép hoặc không cho phép
người khác sửa đổi nội dung tác phẩm.
Một số quy định về quyền của chủ sở hữu tác phẩm không là tác giả

2.2.
-

Quyền công bố, phổ biến hoặc cho người khác công bố, phổ biến tác phẩm
thuộc quyền sở hữu của mình, trừ trường hợp giữa tác giả và chủ sở hữu có
thỏa thuận khác;

-

Quyền cho hoặc không cho người khác sử dụng tác phẩm thuộc quyền sở hữu
của mình, trừ trường hợp giữa tác giả và chủ sở hữu có thỏa thuận khác;


-

Quyền xuất bản, tái bản, trưng bày, triển lãm, biểu diễn. phát thanh, truyền
hình, ghi âm, ghi hình, hụp ảnh;

-

Quyền dịch, phóng tác, cải biên, chuyển thể; quyền cho thuê.
2


2.3. Cách thức thực hiện xuất bản và phát hành xuất bản phẩm điện tử
-

Tác phẩm tài liệu xuất bản lần đầu theo phương thức xuất bản đện tửu phải
thông qua nhà xuất bản hoặc phải được cơ quan quản lý nhà nước về xuất bản

-

theo quy định tại Điều 25 của Luật này.
Xuất bản đã được xuất bản, in, phát hành hợp pháp được phát hành trên

-

phương tiện điện tử.
Việc xuất bản, phát hành xuất abnr phẩm diện tử quy định tại khoản 1 và
khoản 2 Điều này chỉ được thực hiện sau khi có văn bản chấp thuận của tác

-


giả, chủ sở hữu quyền tác giả theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ.
Việc chuyển xuât bản phẩm điện tử sang xuất bản phẩm in để phổ biến tới
nhiều người phải tuân thủ các quy định của Luật này và pháp luật về sở hữu
trí tuệ.

THỰC TRẠNG BẢO VỆ BẢN QUYỀN SÁCH ĐIỆN TỬ CỦA MỘT SỐ

II.

NHÀ XUẤT BẢN, TRANG WEB SÁCH ĐIỆN TỬ Ở VIỆT NAM HIỆN
1.

NAY
Đôi nét về hoạt động xuất bản sách điện tử hiện nay
Các Nhà xuất bản và các web làm sách điện tử đều có xuất phát điểm
chung là từ một công nghệ “lấn sân” sang thị trường sách điện tử vốn giàu
tiềm năng. Sự tăng trưởng mạnh mẽ của thị trường sách điện tử ở các quốc
gia trên thế giới được lý giải qua mô hình tự xuất bản (self publishing). Nhu
cầu đó lại được hỗ trợ dựa trên nền tảng công nghệ của những thương hiệu
lớn như Apple hay Amazon. Ở đó, tác giả sẽ được hưởng từ 60 đến 85% giá
bán tác phẩm trên một lần tải.
Tương tự, ở Việt Nam, sự xuất hiện của Alezaa, Lạc Việt, FPT, Viettel,
Tinh Vân... là minh chứng cho xu thế trên. Họ không phải là Nhà xuất bản
3


đúng nghĩa, không sở hữu nội dung hay bản quyền tác phẩm mà đơn giản chỉ
là cung cấp các giải pháp về mặt công nghệ để độc giả có thể đọc trực tuyến,
tải về máy tính, máy tính bảng, smartphone những cuốn sách mà họ cần với
một mức phí chỉ bằng 10-30% sách in.

Đối với tác giả và các Nhà xuất bản truyền thống, đây có thể là lời giải
cho bài toán về hàng tồn kho, chi phí vận chuyển và in ấn. Xu thế chung đối
với các tập đoàn xuất bản lớn trên thế giới và kể cả những Nhà xuất bản nhỏ,
mỗi năm phát hành đôi ba chục đầu sách, là sự kết hợp giữa sách in và sách
điện tử. Random House, Harper Collin, Oxfam Publishing, Nosy Crow... đều
có công ty con chuyên về sách định dạng kỹ thuật số. Các công ty này có
trách nhiệm số hóa toàn bộ những cuốn sách đã xuất bản và triển khai tiếp thị,
kinh doanh trên môi trường mạng. Ở Việt Nam, dự án sách điện tử của Nhà
xuất bản Giáo dục với AIC (Công ty CP Tiến bộ quốc tế), của Nhà xuất bản
Chính trị - Quốc gia, Nhà xuất bản Trẻ, Nhà xuất bản Thông tấn, của
Aphabook, Quảng Văn... cũng nằm trong dòng chảy đó.
Tổng doanh số của ebook tại thị trường Việt Nam so với sách giấy hiện
chưa được 1% vì không phải cuốn sách nào cũng có phiên bản điện tử. Với
những ebook xuất bản song song với sách giấy, doanh số có thể chiếm 5% so
với bản cứng, cá biệt có những cuốn có thể cao hơn chút ít. Giá sách điện tử
chỉ bằng khoảng 30-50%, sách mới xuất bản có giá bán ra bằng 70% so với
sách giấy. Theo tính toán của các chuyên gia, nếu doanh nghiệp đưa vào kinh
doanh khoảng 1.000 đầu sách, bán ra với giá 5-10.000 đồng/bản, mỗi đầu
sách có khoảng 1.000 lượt mua thì đã có thể thu về 5-10 tỷ đồng. Đây quả
thực là một con số hấp dẫn, khiến cho số doanh nghiệp tham gia vào sân chơi
này ngày càng nhiều. Ngoài Alezaa - trang bán sách trực tuyến được xem là
lớn nhất thị trường trong nước hiện nay do Vinapo đầu tư, thì những cái tên
như Lạc Việt, Công ty TNHH sách điện tử Trẻ (Ybook), Viettel… cũng đã
khiến cho thị trường trở nên sôi động hơn.
4


2. Những điểm đã đạt được trong việc bảo vệ bản quyền sách điện tử trong

thời gian gần đây

Xuất bản phẩm điện tử (EPub, Audiobook…) đang là xu hướng phát
triển mạnh mẽ của thế giới và cũng sẽ của Việt Nam, vì vậy “sân chơi” này
cần sớm được luật hóa. Đối phó với nạn sách lậu truyền thống đã khó, thì việc
đối phó với nạn sách điện tử lậu còn khó gấp bội. Bởi lẽ, sách điện tử tồn tại
trên mạng, cho nên việc kiểm soát nó lan tràn trên thị trường ảo là vô cùng
khó khăn.
Hiện nay, các nhà quản lý cũng như các công ty, nhà xuất bản sách điện
tử đặc biệt chú trọng đến vấn đề bản quyền của sách điện tử. Nếu như Luật
Xuất bản 2004 chưa có một điều khoản nào dành cho vấn đề bản quyền sách
điện tử, thì Luật 2012 sửa đổi và bổ sung đã chú ý đến vấn đề này. Trong Luật
Xuất bản 2012 đã dành riêng chương V cho vấn đề sách điện tử, trong đó việc
bản quyền sách điện tử đã bắt đầu được chú ý tới.
Từ tháng 7/2009, Nghị định số 47/2009/NĐ-CP của Chính phủ quy định
xử phạt hành chính về quyền tác giả, quyền liên quan có hiệu lực thi hành.
Theo đó, mức phạt nặng nhất đã được nâng lên đến 500 triệu đồng so với 70
triệu đồng trước đây. Công chúng cũng như các tác giả, các nhà xuất bản đang
chờ xem liệu mức phạt mới có đủ sức răn đe; nghị định này sẽ tác động như
thế nào đến thực trạng vi phạm bản quyền sách điện tử đang tràn lan trên
internet hiện nay?
Các Nhà xuất bản cũng như những công ty sản xuất sách điện tử cũng
đang chú ý tới vấn đề này. Theo ông Nguyễn Minh Nhựt, giám đốc Nhà xuất
bản trẻ phát biểu: “Sách điện tử đang dần trở thành một trào lưu và sẽ phát
triển tất yếu trong tương lai. Vấn đề là các đơn vị làm sách cần phải có cách
làm như thế nào và bảo vệ bản quyền ra sao”. Đặc biệt ông còn đưa ra giải
pháp: Chống sách lậu bằng cách cạnh tranh. Có thể, khi xuất bản sách điện tử,
Nhà xuất bản Trẻ sẽ bán mỗi bản với giá cực rẻ, chỉ từ 5 -10 ngàn, thậm chí

5



giảm xuống 1 ngàn/bản. Với mức giá đó, ông Nhựt hy vọng: “Sẽ chẳng có ai
quan tâm đến e-book lậu nữa”.
Trước mắt, rất nhiều đơn vị xuất bản chỉ biết cách tự bảo vệ mình bằng
cách: tự email đề nghị các admin gỡ bỏ e-book lậu, tố cáo lên các cơ quan
chức năng, chuẩn bị các dự án tự làm e-book và tự kinh doanh trên website
của mình để giảm bớt thiệt hại kinh tế.
Phía Chibooks cho biết họ đang soạn thảo công văn tố cáo những trang
web đăng tải e-book lậu lên tất cả các cơ quan chức năng, đề nghị công an
văn hóa và an ninh mạng can thiệp cũng như thuê luật sư giải quyết vụ việc.
Mới đây, đơn vị này đã chính thức xuất bản sách điện tử và phát hành trên hệ
thống phân phối sách điện tử bản quyền Alezaa.com từ ngày 4/10/2011, theo
hợp đồng kéo dài 2 năm đã kí kết với Công ty cổ phần dịch vụ trực tuyến
Vinapo. Từ tháng 4-2011, Công ty Sách Chibooks đã tung ra thị trường sản
phẩm sách điện tử với hàng chục đầu sách văn học của đơn vị, được phân
phối độc quyền trên trang Alezaa.com, bán với mức giá giảm 30% - 60% so
với sách in.
Hiện là trang sách điện tử bản quyền đầu tiên của nước ta Alezaa.com đã
và đang rất thành công trong việc bảo mật bản quyền sách điện tử khi làm chủ
được công nghệ và làm chủ được sản phẩm của mình. Họ đã đạt được những
thành công bước đầu trong việc áp dụng công nghệ tiên tiến vào sản xuất sách
điện tử, theo đó các cuốn sách điện tử của Alezaa.com rất thân thiện với
người sử dụng, nhưng mặt khác lại đảm bảo được yếu tố bảo mật khi không
cho phép chia sẻ nội dung một cách tùy tiện, như quá trình số hóa của Alezaa
được bảo mật hoàn toàn với bên ngoài. Sau khi nhận được bản thảo từ đối tác
liên kết, Alezaa tiến hành số hóa tác phẩm trong một quy trình khép kín, tuyệt
đối bảo mật tránh tình trạng để lọt bản thảo ra ngoài, công tác bảo vệ sách
trên hệ thống Alezaa được kiểm soát chặt chẽ. Khách hàng không thể thực
hiện sao chép sang các phương tiện khác, từ đó hạn chế phố biến tràn lan sản
phẩm trí tuệ của Alezaa. Ngoài ra, các nhân viên của công ty trước khi được
nhận vào làm việc đều phải ký một hợp đồng bảo mật, việc này nhằm mục

6


đích bảo vệ bản quyền sách cũng như bí mật về công nghệ. Tránh tình trạng
những bản gốc sách, cũng như bí mật công nghệ bị lọt ra bên ngoài. Nếu như
một thành viên nào của công ty để lọt bản thảo cũng như bí mật công nghệ ra
bên ngoài sẽ bị xử lý theo như hợp đồng bảo mật đã quy định, cao hơn có thể
bị đưa ra pháp luật xử lý.
Ngoài vấn đề xây dựng công nghệ với tính năng bảo mật cao thì hiện nay
các đơn vị xuất bản sách điện tử cũng đang chú trọng quảng bá thương hiệu,
xây dựng các chiến lược đánh trúng vào tâm lý người đọc vốn chỉ có những tư
tưởng mua sách miễn phí. Các đơn vị khẳng định sách điện tử bản quyền bao
giờ cũng chất lượng hơn sách lậu. Ông Đồng Phước Vinh, giám đốc dự án
Ybook đã chia sẻ rằng ebook bản quyền hơn hẳn ebook lậu về chất lượng,
ebook bản quyền chỉ dựa vào sự cạnh tranh về chất lượng để sống, đồng thời
để đối phó với ebook lậu thì Ybook cũng bắt tay cùng First New làm cho số
lượng đầu sách phong phú hơn, hợp tác cùng Mobifone, Vinaphone trong việc
thực hiện chi trả qua thẻ cào. Đó cũng là cách làm mà các đơn vị khác áp
dụng.
Như vậy, các đơn vị xuất bản cũng như các cơ quan chức năng liên
ngành cũng đã và đang chú trọng tới vấn đề bảo vệ bản quyền sách điện tử.
Họ không ngừng đưa ra các giải pháp nhằm ngăn chặn và hạn chế tới mức
thấp nhất những vi phạm trong việc bảo vệ bản quyền sách điện tử. Tuy
nhiên, bên cạnh những điểm đã đạt được còn không ít những khó khăn, tồn tại
trong vấn đề này cần được giải quyết thỏa đáng, để làm sao tránh được những
thiệt hại đáng tiếc cho các đơn vị xuất bản sách điện tử bản quyền.
3.

Một số tồn tại đáng chú ý
Phải thừa nhận rằng, từ khi Công ước Berne có hiệu lực, thị trường xuất

bản Việt Nam đã có những đổi thay theo hướng ngày càng chuyên nghiệp hơn
với giá trị nội dung cũng như thương mại của sách ngày càng tăng. Tuy nhiên,
đó mới là những thành quả bước đầu trên mặt trận chống sách lậu truyền
thống. Vẫn còn một "địa bàn" khác hiện đang bị bỏ ngỏ - đó là sách không
7


bản quyền trên mạng internet. Có thể kể ra các dạng vi phạm điển hình trong
lĩnh vực này như: tiến hành số hóa các tác phẩm văn học; kinh doanh sách
văn học điện tử (ebook) thông qua việc cho phép đọc, truy cập, sao chép và
lưu trữ trên các website, sao chép cá nhân bằng các kỹ thuật hiện đại... mà
không xin phép tác giả và không hề trả tiền bản quyền.
Nếu để làm lậu sách in cần phải qua nhiều công đoạn mất thời gian như
sao chép, in ấn, phát hành... thì với các tác phẩm lan truyền trên mạng, việc
copy ra nhiều bản cực kỳ đơn giản và hầu như không tốn mấy công sức, thời
gian.

Các

website

chia

www.thuvienebook.com,

sẻ

sách

điện


www.vnthuquan.com,

tử



"tên

tuổi"

như

www.songhuong.com.vn,

www.ebook4u.vn, wwwsahara.vn... còn có cả một đội ngũ tình nguyện viên
chuyên ngồi gõ lại những cuốn sách hay và đang ăn khách trong nước để đưa
lên mạng. Những ấn bản điện tử bất hợp pháp này thường có mặt trên internet
chỉ sau khi phát hành bản in vài ngày. Số lượng tác phẩm văn học được đăng
tải trọn vẹn tại các website này có thể làm nhiều người sửng sốt: trung bình
cũng vài trăm, nhiều có khi lên đến cả ngàn. Tất nhiên, người ta "biết thừa"
rằng như thế là vi phạm bản quyền. Thực chất, không phải các cơ quan chức
năng không biết đến tình trạng tràn lan cũng như tác hại của việc vi phạm bản
quyền sách văn học trên mạng. Song đây là một hình thức vi phạm mới, địa
bàn vi phạm ảo và rộng, thêm vào đó các chế tài xử lý chưa theo kịp thực tế,
không đử sức răn đe, khiến cho vi phạm ngày càng trở nên công khai và trắng
trợn.
Về vấn đề nhận thức của người đọc, trước tiên phải kể đến số lượng rất
lớn những độc giả có thói quen thích "đọc sách không mất tiền". Chỉ vài cái
click chuột là có ngay những bản ebook trôi nổi của các cuốn sách "bestseller" hay bản sao chép của các tác phẩm, tác giả nổi tiếng. Độc giả được vô

tư đọc, vô tư tải về, chẳng cần phải quan tâm đến công sức của nhà văn hay sự
lỗ lãi của các nhà xuất bản. Hiện nay, trên thị trường ngày càng xuất hiện
nhiều loại điện thoại thông minh, các thiết bị đọc điện tử di động hiện đại
8


giúp cho việc đọc sách trên mạng trở nên dễ dàng và thoải mái hơn, khiến cho
số độc giả thích đọc "sách chùa" ngày càng nhiều hơn. Đây chính là nguồn
hậu thuẫn mạnh mẽ cho vấn nạn copy bất hợp pháp các ấn bản điện tử đang
không ngừng tăng lên một cách lặng lẽ hiện nay.
Tiếp đến là các tác giả - đặc biệt là tác giả trẻ, muốn lợi dụng công nghệ
internet để trở nên nổi tiếng. Những người này tin rằng, các ấn bản miễn phí,
kể cả là phi pháp, cũng sẽ đem đến một khối lượng độc giả lớn và mới cho
mình. Nhiều người trong số họ công khai chấp nhận, thậm chí còn tiếp tay
cho nạn xâm phạm tác quyền trên internet, coi đó là một phương thức hữu
hiệu để lăng-xê tác phẩm, quảng bá tên tuổi của mình. "Nếu bạn thích copy
thì cứ việc, nhưng chỉ cần đề tác phẩm đó là của tôi và để đường link tới blog
hoặc website nơi tôi công bố" - một số cây bút trẻ đã viết thêm vào cuối tác
phẩm của mình như thế.
Về phía các nhà xuất bản, cho dù bị ảnh hưởng trực tiếp và nghiêm trọng
đến quyền lợi nhưng cũng chưa thấy lên tiếng mạnh mẽ về vấn đề này. Nhiều
nhà xuất bản thừa nhận: bộ phận pháp lý của mình không có đủ lực cũng như
thời gian để kiểm tra xem website nào đã vi phạm bản quyền sách của mình
và những tác phẩm nào đã bị sao chép bất hợp pháp.
Một số minh chứng cụ thể về những cuốn sách bị dao chép thành sách
lậu như: Rừng Nauy, Biên niên ký chim vặn dây cót của nhà văn Nhật Haruki
Murakami hoặc Kitchen, Vĩnh biệt Tugumi của Yoshimoto Banana được Nhã
Nam mua bản quyền và ấn hành thì ngay lập tức có mặt trên trang web ebooks.com. Không thể chuộc lỗi của First News cũng rất nhanh chóng có mặt
trên mạng trước sự bất lực của “khổ chủ”.
Không chỉ có các tác phẩm nước ngoài, các tác phẩm trong nước cũng bị

vi phạm trắng trợn. Có thể nói, hầu như tất cả các tác phẩm của các nhà văn

9


trong nước nổi tiếng đều có mặt trên mạng và dĩ nhiên cũng không có cuốn
nào may mắn được đảm bảo về mặt bản quyền.
Theo bà Đinh Hương (Bách Việt) thì từ hơn 2 năm trước, 80% sách
Bách Việt (chủ yếu là sách văn học Trung Quốc dành cho giới trẻ) đã bị làm
e-book trái phép và phát tán trên mạng. Bà Nguyễn Thị Thanh Hà – PGĐ
Công ty Phương Đông rất đau xót khi hầu hết các sách do Phương Đông xuất
bản đều bị làm e-book không xin phép và ngang nhiên đưa lên nhiều website.
Không chỉ có sách của các đơn vị tư nhân chịu trận mà rất nhiều sách của các
thương hiệu xuất bản Nhà nước như Nhà cuất bản Kim Đồng, Nhà xuất bản
Trẻ… cũng đành chịu chung số phận.
Là một trong những đơn vị tiên phong trong việc phát triển dòng sách điện
tử, song cho đến nay, Alpha Books vẫn chưa có giải pháp triệt để nào để ngăn
chặn tình trạng “đọc chùa”. Bà Nguyễn Lệ Thủy bày tỏ: “Chỉ biết trông chờ vào
sự tự giác của độc giả, bên cạnh đó, hy vọng các cơ quan chức năng xây dựng
những quy định và những chế tài mạnh nhằm đảm bảo quyền tác giả”.
Loại sách điện tử cũng đã và đang vi phạm bản quyền nghiêm trọng, đó
là sách điện tử dưới dạng CD- Rom. Hai công ty PC ở Hà Nội Trần Anh và
Vĩnh Xuân đã vi phạm bản quyền phần mềm nghiêm trọng. Có 21 chiếc CPU
cùng 25 đĩa CD Rom có chứa phần mềm vi phạm bản quyền của công ty máy
tính Vĩnh Xuân và 65 chiếc CD Rom cùng 30 chiếc CPU trong đó có 2 màn
hình và 2 chiếc CPU là phương tiện sao chép phần mềm bất hợp pháp.
Các vấn nạn về sách điện tử lậu hiện đang gây ra nhiều tranh cãi và bức
xúc đối với các đơn vị xuất bản sách điện tử cũng như với các cơ quan chức
năng có liên quan. Song muốn giải quyết triệt để vấn nạn này thì chúng ta cần
đưa ra được những giải pháp cụ thể nhằm khắc phục được vấn đề trên một

cách tốt nhất.

10


4. Một số giải pháp nhằm khắc phục việc bảo vệ bản quyền sách điện tử ở

nước ta hiện nay

4.1. Đối với các cơ quan chức năng
Các cơ quan chức năng cần đưa ra được những điều luật cụ thể, tránh
tình trạng tuy đã nêu ra luật nhưng lại chung chung còn nhiều lỗ hổng để các
thành phần xấu có thể lợi dụng vào đó để lách luật, gây ra những vi phạm
nghiêm trọng mà không có cách nào xử lý vi phạm đó. Như quy định về xuất
bản phẩm điện tử trong điều 24 Luật Xuất bản sửa đổi còn quá chung chung.
Theo như PGS - TS Lương Ngọc Toản nhận xét: “Luật Xuất bản không thể
né tránh hoặc chỉ đưa vào những nội dung chung chung, không bắt kịp với đời
sống thực tế. Mặt khác, sẽ tạo ra những kẽ hở trong quản lý và ngoài tầm
kiểm soát loại hình xuất bản này”.
Hiện luật xuất bản 2012 đã được Quốc hội thông qua và sẽ chính thức có
hiệu lực vào tháng 7/2013. Luật đã đưa ra được chế tài mới đối với xuất bản
đện tử, thắt chặt hơn việc đăng ký xuất bản, xử lý vi phạm bản quyền. Tuy
nhiên, chính vì là một chương mới hoàn toàn, nên việc đưa ra định nghĩa về
xuất bản đện tử và sách điện tử vẫn chưa bao quát hết được trong thực tế. Cần
có những chế tài xử lý vi phạm thật nghiêm khắc, để cho các đối tượng in
sách lậu không còn tái vi phạm. Nếu như vi phạm nghiêm trọng chỉ phạt mấy
chục triệu mà các cơ sở sao chép, phát tán sách điện tử lậu chưa đủ sức răn
đe thì chúng ta có thể nâng mức phạt lên cao gấp đôi ba lần để tránh tình trạng
các cơ sở này tái diễn.
Quy định chặt chẽ các điều kiện kỹ thuật cho việc xuất bản điện tử đảm

bảo được sự tương đồng giữa qui trình quản lý xuất bản truyền thống và qui
trình xuất bản điện tử đồng thời tạo thuận lợi cho hoạt động hậu kiểm của cơ
quan quản lý nhà nước về xuất bản.

11


Các cơ quan chức năng cần vào cuộc nhiều hơn nữa, nâng cao hệ thống
quản lý của mình tránh tình trạng các hacker có thể xâm nhập vào hệ thống
quản lý để đánh cắp các tài liệu quan trọng liên quan đến bản quyền sách điện
tử.

4.2. Đối với các đơn vị xuất bản sách điện tử
Các đơn vị xuất bản cần làm chủ được công nghệ, làm chủ được sản
phẩm của mình đồng nghĩa với việc đã bảo vệ được quyền lợi của doanh
nghiệp mình, cũng như quyền lợi của tác giả và người tiêu dùng.
Phải không ngừng nâng cao hơn nữa công nghệ bảo mật của đơn vị
mình, tránh tình trạng các hacker có thể xâm nhập vào hệ thống của mình
đánh cắp tài liệu, phá hoại hệ thống phân phối sách. Hiện nay, về việc này thì
Alezaa.com đã và đang làm rất tốt, vì vậy các đơn vị xuất bản sách điện tử
khác cũng nên học hỏi kinh nghiệm từ phía bạn, để không ngừng nâng cấp
cho hệ thống phân phối của mình.
Đối với việc bị các cơ sở khác sao chép, đánh cắp tài liệu của đơn vị
mình, thì cần phải lên tiếng, đấu tranh, đâm đơn khiếu nại lên các cơ quan có
thẩm quyển để yêu cầu được giải quyết. Tránh tình trạng các đơn vị xuất bản
thờ ơ với việc bị đánh cắp, tiếp tay cho các cơ sở in lậu.
Ngoài ra, các đơn vị cần phải xây dựng cho mình những chiến lược
nhằm khơi dậy ý thức đọc sách bản quyền của độc giả, để tránh việc họ gián
tiếp là kẻ tiếp tay cho các cơ sở sách điện tử lậu tồn tại.


4.3. Với biên tập viên
Không ngừng học tập, trau dồi kinh nghiệm, nâng cao nghiệp vụ chuyên
môn, nắm rõ các luật xuất bản, nhất là các quy định về vai trò của biên tập
viên trong hoạt động xuất bản.
12


Trong thực trạng bùng nổ công nghệ thông tin hiên nay, biên tập viên
cần chuẩn bị những kiến thức cơ bản để kịp thời ứng phó và chuyển hướng
hoạt động sang việc số hóa cách sách truyền thống, phù hợp với chiến lược
của đơn vị mình.
Hiểu đúng đắn về bản quyền sách điện tử, nhận thức rõ những hiện
tượng vi phạm bản quyền sách điện tử để có nhận thức đúng đắn về tầm quan
trọng của việc bảo vệ bản quyền công nghệ cũng như bản quyền tác phẩm của
đơn vị mình.
Sách điện tử cần được biên tập cẩn thận, nguyên bản, đúng quy trình,
tránh những lỗi, sai sót không đáng có, đảm bảo cung cấp những sách điện tử
có chất lượng đến người tiêu dùng.
Hãy không ngừng nỗ lực, cố gắng bài trừ sách điện tử vi phạm bản
quyền, vì một môi trường sách điện tử phát tiển lành mạnh và khoa học, góp
phần khơi trong văn hóa đọc của người Việt.

13


KẾT LUẬN
Sách điện tử là một thị trường mới mẻ của hoạt động xuất bản, nó được
rất nhiều nhà đầu tư trong lĩnh vực xuất bản hiện nay quan tâm và bỏ nhiều
công sức cũng như tiền bạc vào đầu tư. Thị trường sách điện tử hứa hẹn
những điều mới mẻ, thu hút nhiều độc giả quan tâm. Song, thị trường này

hiện vẫn chưa được quản lý một cách chặt chẽ, nó còn phát triển theo hướng
tự phát, khiến các nhà quản lý xuất bản cũng như các cơ quan chức năng rất
khó kiểm soát.
Điều mà rất nhiều nhà đầu tư và tác giả quan tâm là vấn đề bảo vệ bản
quyền cho sách điện tử. Việc vi phạm bản quyền của sách điện tử hiện nay rất
đáng lo ngại, nó không chỉ ảnh hưởng xấu đến các đơn vị sản xuất kinh doanh
sách điện tử mà nó còn ảnh hưởng đến quyền lợi của các tác giả, tâm lý, lòng
tin của độc giả với chất lượng sách điện tử hiện nay.
Vì vậy, hơn bất cứ lúc nào hết cần sự vào cuộc của các cơ quan chức
năng trong lĩnh vực xuất bản cũng như các cơ quan liên ngành để nhằm khắc
phục tình trạng trên. Từ đó, bảo vệ quyền lợi cho các đơn vị xuất bản sách
điện tử, đồng thời lấy lại lại lòng tin của tác giả để họ chuyên tâm sản xuất
các đứa con tinh thần của mình mà không sợ bị phát tán tự do trên các trang
mạng, cũng như xây dựng niềm tin với độc giả về chất lượng sách điện tử
hiện nay.

14



×