TIỂU LUẬN
Đề tài:
VẤN ĐỀ XÃ HỘI HÓA SẢN XUẤT CHƯƠNG TRÌNH
TRUYỀN HÌNH Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
Hà Nội, 2014
MỞ ĐẦU
Thuật ngữ “xã hội hoá” đã được nhắc tới ngày càng nhiều từ khi Đảng
và Nhà nước ta có chính sách đổi mới. Tuy vẫn còn có các nhận thức khác
nhau về hoạt động XHH, nhưng tất cả đều có một điểm chung khi đều coi
XHH là sự phối hợp giữa Nhà nước và nhân dân để cùng làm, cùng triển khai
một công việc nào đó mà trước đây vốn chỉ là của Nhà nước. XHH thể hiện
trách nhiệm, sự đóng góp của các thành phần trong xã hội vào sự phát triển
chung của đất nước.
Ở Việt Nam, đối với một số ngành, một số lĩnh vực, thuật ngữ và
hoạt động XHH được bàn luận và thực hiện khá hiệu quả, trong đó nổi bật
là ngành giáo dục, ngành y tế. Ngay đối với các tờ báo in, việc tổ chức mở
rộng đội ngũ cộng tác viên, phát huy năng lực của xã hội để làm cho thông
tin thêm phong phú đa dạng cũng được xem là hoạt động XHH và là một
việc làm tốt rất được khuyến khích. Nhưng khi nói đến XHH SXCTTH thì
các ý kiến lại rất dè dặt và chưa thống nhất. Một số quan điểm cho rằng:
XHH SXCTTH là một xu thế, là một việc làm cần kíp. Nếu không mở cửa
đón nhận xu thế này truyền hình sẽ đánh mất cơ hội vàng để phát triển.
Nhưng cũng có quan điểm lại cho rằng: không nên tiến hành XHH đối với
lĩnh vực tư tưởng nói chung đối với truyền hình nói riêng. Theo quan điểm
này, XHH đồng nghĩa với tư nhân hoá và là một vấn đề nhạy cảm cần hết
sức thận trọng. Thậm chí, có người còn lo lắng khi thực hiện XHH
SXCTTH, loại hình truyền thông này sẽ bị thao túng bởi các quyền lợi cá
nhân và các mục đích kinh doanh thuần tuý. Cũng có người cảnh báo
XHH nếu không được nhìn nhận và quản lý tốt sẽ rơi vào tình trạng
“phân lô, bán sóng”….
Liên tiếp trong hai kỳ Liên hoan truyền hình toàn quốc lần thứ 25
(2006) và 26 (2007) diễn ra tại Nha Trang và TP. Hồ Chí Minh và mới đây
2
nhất, tại liên hoan truyền hình toàn quốc lần thứ 31 (2011) tại Đà Nẵng, vấn
đề XHH đều đã được đưa ra tranh luận và bàn thảo. XHH SXCTTH được coi
là vấn đề thời sự nóng hổi trong thời điểm hiện nay, hàng loạt câu hỏi đặt ra
nhưng chưa có lời giải thấu đáo như: “Nhiều kênh truyền hình: xã hội hóa
hay tư nhân hóa?” [54], “Xã hội hóa truyền hình: liên kết hay bán sóng?”,
“Sở hữu kênh truyền hình xã hội hóa: liệu có là miếng bánh ngon ăn?” [81].
Trong khi, người ta đang còn tranh cãi về vấn đề XHH thì trên thực tế
ngành truyền hình đã và đang có một số thay đổi mạnh mẽ nhờ hoạt động
XHH. Truyền hình không còn là mảnh đất “độc canh” của các phóng viên nhà
đài nữa. Tham gia vào sản xuất các chương trình truyền hình còn có các cá
nhân, tổ chức bên ngoài đài. Sự tham gia này không chỉ ở mặt nội dung, mà
còn diễn ra ở cả lĩnh vực kỹ thuật, tài chính; không chỉ diễn ra trong nước, mà
còn có sự hợp tác, đóng góp của các cá nhân, tổ chức nước ngoài. Cũng từ
đây thuật ngữ “xã hội hoá sản xuất chương trình truyền hình” xuất hiện và trở
thành mối quan tâm đặc biệt của những nhà quản lý, sản xuất chương trình và
cả với công chúng truyền hình.
Giờ đây, dù muốn hay không thì cũng phải thừa nhận, XHH đã đem lại
một diện mạo mới cho truyền hình. Số lượng chương trình nhiều lên. Chất
lượng chương trình cũng có những thay đổi theo hướng tích cực. Khán giả
truyền hình có nhiều cơ hội hơn khi lựa chọn chương trình. Cũng từ XHH,
ngành truyền hình đã huy động được nguồn tài chính to lớn từ các hoạt động tài
trợ, quảng cáo, quảng bá thương hiệu để đầu tư cho sự phát triển.
Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực, hoạt động XHH SXCTTH
cũng đang đặt ra những thách thức không nhỏ đối với truyền hình trên nhiều
phương diện: quản lý nội dung, cấu trúc nhân sự, xây dựng chiến lược phát
triển, đặc biệt là giữ vững định hướng tuyên truyền… Hiện tại, phương thức
khai thác nguồn lực xã hội, sự phối hợp giữa đài TH và các đối tác vẫn còn
nhiều điểm chưa được thống nhất làm cho việc sản xuất chương trình rơi vào
tình trạng bị động, lúng túng trong quá trình thực hiện. Điều này thể hiện
trong giải quyết mối quan hệ giữa định hướng chính trị và lợi ích kinh tế;
3
trong việc giám sát, lựa chọn các chương trình hợp tác. Đài TH thì muốn huy
động nguồn chất xám, kỹ thuật, tài chính từ bên ngoài đài nhưng lại không thể
phát ngôn theo quan điểm của các đơn vị phối hợp. Trong khi đó, là người bỏ
tiền đầu tư, các đơn vị phối hợp thì lại muốn thông tin được đưa theo cách
thức của họ.
Bị động trong cách quản lý, trong vai trò của người tổ chức thực hiện,
và cho đến nay, truyền hình vẫn chưa đưa ra được những phương thức hợp
tác phù hợp nhất để đem lại lợi ích thiết thực cho mình và cho cả phía đối
tác. Ngoài ra, cách thức tiếp nhận sự tham gia, đóng góp của các đơn vị bên
ngoài ở mỗi đài TH mỗi khác, chính vì vậy làm cho đối tác gặp nhiều phức
tạp khi phối hợp sản xuất.
Như vậy, từ hai bình diện, lý luận và thực tiễn, hoạt động XHH
SXCTTH đều đặt ra những yêu cầu cần phải được nghiên cứu, giải quyết, chỉ
ra cơ sở, nội dung, lối đi và cơ chế vận hành, mở đường giải quyết vấn đề cấp
thiết này. Mặt khác, giải quyết được lời giải cho vấn đề XHH SXCTTH cũng
là điều kiện quan trọng thúc đẩy sự phát triển đa dạng, phong phú, nâng cao
chất lượng của truyền hình Việt Nam, đáp ứng nhu cầu tiếp nhận thưởng thức
thông tin trên truyền hình ngày càng cao của người dân.
Từ cách đặt vấn đề như trên, chúng tôi đã lựa chọn đề tài “Vấn đề xã
hội hóa sản xuất chương trình truyền hình ở Việt Nam hiện nay” để thực hiện
Tiểu luận Tổng quan cấp Tiến sĩ của mình.
4
NỘI DUNG TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1. Tình hình nghiên cứu vấn đề XHH sản xuất chương trình truyền
hình ở nước ngoài
XHH SXCTTH là một hướng phát triển tại nhiều nước trên thế giới.
Tuy nhiên, thuật ngữ “xã hội hoá” (Socialization) ít được sử dụng mà thường
được nhắc tới với tên gọi “Hợp tác công tư” (Public - private partnership) hay
“Tư nhân hoá” (Privatization – tiếng Anh; hay Privatisons – tiếng Pháp). Mặc
dù được gọi khác nhau nhưng nhìn chung chúng có những điểm tương đồng,
đó là đều đề cập tới góc độ sự tham gia của xã hội vào việc sản xuất các sản
phẩm truyền thông trong đó có chương trình TH.
Thực tế, qua nghiên cứu các tài liệu của nước ngoài thấy rằng: bên cạnh
những công trình tổng kết, hướng dẫn kỹ năng thực hiện các thể loại, các
dạng chương trình cụ thể, thì còn có nhiều công trình nghiên cứu lý luận cơ
bản về truyền thông, truyền hình. Tuy nhiên, các tài liệu lý luận thường tập
trung nghiên cứu về hoạt động chung của truyền thông như: lý thuyết, sự ra
đời, phát triển, sức mạnh của truyền thông (Mass media), truyền hình thương
mại (Commercial television), tập đoàn truyền thông (Media Corporation)...
Việc phân tích vai trò của xã hội – sự tham gia của công chúng – hay hoạt
động XHH trong từng loại hình truyền thông thường chỉ là một phần nhỏ
trong những công trình này. Chẳng hạn, vấn đề này được nghiên cứu trong
một số công trình tiêu biểu như: “Sự độc quyền của báo chí” (The Media
Monopoly) [110]; “Thông tin: Lịch sử, lý thuyết, sự phát triển”(The
Information: A History, a Theory, a Flood) [113]; “Báo chí phát thanh truyền
hình trong thế kỷ 21” (Broadcast Journalism in the 21st Centuary) [115],
“Truyền hình đòi hỏi trách nhiệm xã hội” (Television Requires
Responsibility) [112]; “Chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa tư bản và truyền thông
đại chúng” (Communism, Capitalism and the Mass media) [118]; “Truyền
5
hình trong cuộc sống hàng ngày” (La télévision dans la vie quotidienne)
[121], “Sự liên tục của truyền hình” (Permanence de la télévision) [120] ...
Các tài liệu nghiên cứu sâu về hoạt động XHH trong truyền thông hay
truyền hình mặc dù rất ít nhưng cũng đã khẳng định vai trò, sự tất yếu của xã
hội trong việc hợp tác, tham gia vào lĩnh vực này. Sự tham gia của xã hội làm
cho hoạt động truyền thông thêm sôi động và đa dạng.
Tuy nhiên, qua nghiên cứu cũng cho thấy: mỗi nước, mỗi xã hội do đặc
điểm văn hóa và chính trị khác nhau nên mỗi quốc gia có một hệ thống báo
chí và mô hình báo chí riêng với cách quản lý riêng. Điều này làm cho hệ
thống báo chí trở nên đa dạng. Trên thế giới có hai mô hình quản lý truyền
hình: truyền hình công và truyền hình tư nhân (thương mại). Tùy mỗi nước
mà tồn tại chỉ một hay song hành cả hai. Một số công trình tiêu biểu đã phân
tích rõ điều này như: “Tiếp cận của nước Anh với truyền hình phục vụ công
chúng”; “Giá trị châu Á trong báo chí” (Asian Values in Journalism) [116];
“Điều gì đã xảy ra với giá trị châu Á” (Whats happened to Asian Values –
Australian national University) [117]...
Các nghiên cứu này đã chỉ ra những “giá trị phương Tây” và “giá trị
châu Á” – chỉ ra sự khác nhau trong nhận thức về vai trò, vị trí, trách nhiệm,
sự tham gia của xã hội, đối tượng quản lý của báo chí nói chung, truyền hình
nói riêng đặc biệt là ở các nước phương Tây và châu Á. Tuy nhiên, cũng qua
các nghiên cứu thấy rằng, hầu hết các nhà nghiên cứu, các tài liệu nghiên cứu
về báo chí đặc biệt là báo chí châu Á đều đã chia sẻ: “báo chí châu Á nói
chung và Đông Nam Á nói riêng có thể tiếp thu những kỹ năng của báo chí
phương Tây, nhưng các nhà báo châu Á cần phải chú ý tới bối cảnh xã hội,
giá trị văn hóa và tín ngưỡng của khu vực để có những hướng đi phù hợp”
[50, tr.81]. Việt Nam là một nước độc lập về chủ quyền với hệ thống chính trị
riêng, việc nghiên cứu lý luận truyền thông, lý luận báo chí nói chung, truyền
hình nói riêng cũng cần có những nghiên cứu riêng phù hợp. Những tài liệu,
hướng đi của nước ngoài chỉ là những tham khảo trong điều kiện phát triển lý
thuyết và thực tiễn truyền hình ở Việt Nam.
6
2. Tình hình nghiên cứu vấn đề XHH sản xuất chương trình truyền
hình ở Việt Nam
Ở Việt Nam đã có khá nhiều tài liệu nghiên cứu về vấn đề XHH nói
chung, XHH từng lĩnh vực nói riêng. Có thể kể đến: “Xã hội hoá hoạt động văn
hoá” (Lê Như Hoa, NXB Văn hoá thông tin, 1996), “Xã hội hoá hoạt động văn
hoá - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn” (Đinh Xuân Dũng, NXB Chính trị
Quốc gia, 2000), “Xã hội hoá công tác giáo dục” (GS.TS Phạm Minh Hạc,
NXB Giáo dục, H, 1997), “Vấn đề xã hội hoá hoạt động điện ảnh” (Vũ Ngọc
Thanh - Luận án tiến sĩ Văn hoá học, H 2001) và một số bài báo khác về: XHH
y tế, XHH thể dục thể thao, XHH về sân khấu…
Trong lĩnh vực truyền hình, số lượng những công trình nghiên cứu về
vấn đề XHH chưa nhiều nhưng có thể phân loại và chia thành bốn nhóm
nghiên cứu như sau:
- Nhóm thứ nhất: Gồm những nghiên cứu liên quan đến cơ sở lý luận
truyền hình, những xu hướng phát triển của truyền hình Việt Nam trong xã
hội hiện đại, đặc biệt là trong tiến trình hội nhập, toàn cầu hoá... Mặc dù các
tài liệu này có đề cập đến vấn đề XHH SXCTTH nhưng chỉ ở một góc độ
nhỏ lẻ và thường được nghiên cứu như một tác nhân nhỏ thúc đẩy sự phát
triển của truyền hình trong xã hội hiện đại hoặc một giải pháp giúp truyền
hình hội nhập phát triển. Các công trình đó có thể kể tới đó là:
+ “Xu hướng phát triển của truyền hình Việt Nam trong bối cảnh hội
nhập” (Nguyễn Thị Mai Hồng (2006), Tiểu luận, Học viện Báo chí và Tuyên
truyền, Hà Nội 2006).
Tiểu luận chỉ ra một số xu hướng phát triển của truyền hình về nội
dung, công nghệ, sự phát triển của thể loại truyền hình tương tác. Vấn đề
XHH tuy cũng được tác giả đề cập nhưng do khuôn khổ và mục đích của tiểu
luận nên nghiên cứu này mới chỉ dừng lại ở sự liệt kê những biểu hiện của
hoạt động XHH SXCTTH. Việc phân tích sâu, kỹ để chỉ ra bản chất, lộ trình,
nguyên tắc thực hiện XHH và những vấn đề ngành truyền hình Việt Nam phải
đối mặt khi tham gia tiến trình này còn rất chừng mực, sơ sài.
7
+ “Truyền hình Việt Nam trong tiến trình toàn cầu hoá thông tin”
(Nguyễn Thị Tuyết (2007), Khoá luận tốt nghiệp Đại học - Học viện Báo chí
và Tuyên truyền, Hà Nội).
Khoá luận này chủ yếu tập trung phân tích vai trò, trách nhiệm của
truyền hình Việt Nam với việc thông tin tuyên truyền trong bối cảnh toàn cầu
hoá. Toàn cầu hoá vừa là cơ hội vừa là thách thức đối với xã hội nói chung,
đối với các phương tiện truyền thông nói riêng. Để hội nhập, cạnh tranh được
với truyền hình các nước phát triển trên thế giới những người làm truyền hình
phải không ngừng nâng cao chất lượng chương trình, mở rộng diện phát sóng.
Khoá luận khẳng định để làm được điều này, một trong những giải pháp cần
đề cập tới là phải đẩy nhanh XHH truyền hình. Toàn bộ khoá luận 69 trang,
nhưng chỉ có một trang đề cập đến vấn đề XHH. Điều này chưa thể phân tích
một cách cặn kẽ về XHH - một vấn đề lớn và nóng trong lĩnh vực truyền hình
hiện nay.
+“Những phương hướng và biện pháp chủ yếu nhằm phát triển sản
phẩm truyền hình cho phù hợp với cung cầu về truyền hình ở Việt Nam hiện
nay” (Đinh Quang Hưng (1996), Luận án tiến sĩ khoa học kinh tế - Trường
Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.)
Luận án phân tích thực trạng chất lượng các sản phẩm truyền hình hiện
nay đồng thời chỉ ra các yếu tố tác động làm cho các sản phẩm của ngành
truyền hình Việt Nam chưa đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của khán
giả. Tuy không đề cập trực tiếp đến vấn đề XHH, nhưng những lý giải về
nguyên nhân và một số giải pháp đưa ra có thể thấy được bóng dáng của vấn
đề này như: việc khai thác, sử dụng nguồn vốn, nguồn chất xám từ mọi nguồn
lực xã hội để góp phần vào việc nâng cao chất lượng, cải tiến chương trình
TH. Do mục đích của luận án chỉ nghiên cứu về cung - cầu các sản phẩm
truyền hình trong nền kinh tế thị trường, tìm những giải pháp nhằm nâng cao
chất lượng tin bài, chất lượng phát sóng do vậy, những đề xuất về mô hình, lộ
trình, phương pháp hợp tác giữa các đài TH với các đối tác bên ngoài mới chỉ
8
được luận án đề cập ở mức gợi mở. Vấn đề XHH chưa được lý giải, phân tích
một cách cặn kẽ.
- Nhóm thứ 2: Là những đề tài, công trình khoa học đề cập tới vấn đề
XHH SXCTTH nhưng ở một góc độ hẹp, có tính chất khảo cứu đơn lẻ với tư
cách giới thiệu một mô hình XHH cụ thể. Nổi bật là các công trình sau:
+ Bước đầu nghiên cứu xã hội hoá truyền hình ở Việt Nam - Khảo sát
chương trình “Làm giàu không khó” - VTV1, từ tháng 1 năm 2007 đến tháng
5 năm 2007” (Nguyễn Thị Tuyết Nhung (2007), Khoá luận tốt nghiệp Đại
học - Học viện Báo chí và Tuyên truyên, Hà Nội).
Khoá luận này đã chọn được một vấn đề thời sự để nghiên cứu nhưng
tác giả mới chỉ dừng lại ở việc khảo sát đánh giá thực trạng hoạt động XHH ở
Việt Nam trên cơ sở lựa chọn một chương trình cụ thể là “Làm giàu không
khó” phát sóng trên VTV1, thời gian khảo sát chương trình trong 3 tháng.
Như vậy, có thể thấy vấn đề đặt ra lớn nhưng phạm vi, đối tượng khảo sát
nhỏ, hẹp, chính vì vậy việc đánh giá xu thế và đưa ra giải pháp mới chỉ dừng
lại ở một mức độ nhất định chưa mang tính khái quát, chưa đáp ứng được
những đòi hỏi của sự phát triển chung của ngành truyền hình Việt Nam.
+“Xã hội hoá sản xuất chương trình TH hiện nay - Khảo sát tại Đài
Phát thanh và Truyền hình Hà Tây 2004 - 2006” (Vũ Thu Hà (2007), Luận
văn Thạc sĩ Khoa học Báo chí - Đại học Quốc gia Hà Nội, trường Đại học
Khoa học Xã hội và Nhân văn, Hà Nội)
Luận văn tập trung vào việc phân tích đặc điểm, thực trạng, ưu, nhược
điểm của hoạt động XHH truyền hình ở Đài PTTH Hà Tây. Những đúc rút
đưa ra mới chỉ dừng lại ở quy mô, tính chất của một đài TH địa phương, chưa
bao quát được mọi lĩnh vực của vấn đề XHH của cả ngành truyền hình Việt
Nam nói chung.
+“Xã hội hoá truyền hình qua sản xuất chương trình Thế hệ tôi ở
VTV6 Đài TH Việt Nam - Khảo sát từ tháng 8/2007 đến tháng 4/2008”
(Phan Thị Hoài (2008), Khoá luận tốt nghiệp Đại học - Học viện Báo chí
và Tuyên truyền, Hà Nội).
9
Giống như những nghiên cứu trên, khóa luận này cũng chỉ đề cập đến
nhìn nhận vấn đề XHH SXCTTH qua khảo sát một chương trình cụ thể.
Chính vì vậy, việc đúc rút để tìm ra quy luật, cùng những phương thức, mô
hình XHH SXCTTH ở quy mô lớn hoàn toàn chưa thực hiện được.
+ “Tác động của các công ty truyền thông tới hoạt động sản xuất
Gameshow của VTV3 – Đài TH Việt Nam (Khảo sát chương trình “Hãy chọn
giá đúng” từ tháng 1/2008 đến tháng 5/2008) (Nguyễn Hồng Dương (2008),
Khoá luận tốt nghiệp Đại học - Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Hà Nội).
Đây là một đề tài có ý nghĩa thực tiễn. Tuy nhiên, do phạm vi khảo sát
ngắn và đối tượng khảo sát hẹp, chính vì vậy, cũng giống như các công trình
nghiên cứu kể trên, tính khái quát của vấn đề chưa rõ. Nói vậy bởi, vấn đề chọn
để nghiên cứu lớn nhưng lại chỉ lấy một chương trình (mà lại chưa phải là một
trong những chương trình trò chơi truyền hình điển hình được sản xuất theo
hình thức XHH ở Đài THVN) để khảo sát, rồi từ đó khái quát lên vấn đề. Cách
thực hiện như vậy còn đơn giản vì thế, những kết luận khó đầy đủ, bao quát và
thuyết phục. Và điều này cũng đã khiến tác giả bế tắc trong quá trình phân tích
tổng kết, đưa ra kết luận. Tổng dung lượng của khóa luận là 81 trang nhưng chỉ
có 8 trang để phân tích về tác động của các công ty truyền thông trong việc góp
phần làm ra các chương trình trò chơi truyền hình cho Đài (7 trang nói về
những tác động tích cực, 1 trang về những tác động không như mong muốn).
Sự thiếu cân đối về phân tích như vậy đã khiến vấn đề đặt ra chưa được giải
quyết thấu đáo.
+“Xã hội hóa sản xuất các chương trình của Đài TH Việt Nam” (Khảo
sát từ tháng 1/2007 đến hết tháng 6/2008) (Lê Thị Thu Hòa (2008), Luận văn
thạc sĩ truyền thông đại chúng - Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Hà Nội)
So với các nghiên cứu trước, về dung lượng cũng như diện khảo sát của
luận văn này có nhiều hơn nhưng nội dung chủ yếu vẫn còn mang tính liệt kê,
mô tả, chưa khái quát, lý thuyết hóa được vấn đề XHH SXCTTH là gì? XHH
SXCTTH là nói đến đối tượng nào? Ai được tham gia? Có các hình thức XHH
nào? Luận văn chưa chỉ ra được mâu thuẫn lớn nhất trong quá trình hợp tác này
10
là gì? Chính vì khung lý thuyết chưa rõ ràng, mạch lạc cho nên đến phần phân
tích thực trạng thiếu cơ sở soi chiếu để đưa ra bức tranh thuyết phục cũng như
những đặc trưng của chương trình XHH trên Đài THVN là gì?...
+ “Những yếu tố thúc đẩy sự ra đời và phát triển hoạt động xã hội hóa
sản xuất chương trình TH ở Việt Nam” (Khảo sát ở Đài THVN từ năm 2006
đến năm 2011) (Dương Như Ý (2011), Khóa luận tốt nghiệp Đại học -Học
viện Báo chí và Tuyên truyền, Hà Nội)
Tính đến thời điểm này, đây là nghiên cứu mới nhất về vấn đề XHH
SXCTTH. So với các nghiên cứu trước, công trình này đã xác định được đối
tượng nghiên cứu rõ ràng vì vậy quá trình triển khai tương đối mạch lạc.
Khóa luận đã bước đầu chỉ ra được nguyên nhân dẫn tới sự xuất hiện của hoạt
động XHH ở THVN – đây là cơ sở quan trọng giúp đài và các đơn vị tham
gia hoạt động truyền hình có thể tham khảo để phát huy hiệu quả, hạn chế
những nhược điểm để hoạt động XHH ngày càng phát triển mạnh mẽ, lành
mạnh. Tuy nhiên, do điều kiện đây chỉ là một khóa luận tốt nghiệp (thời gian
nghiên cứu ngắn, dung lượng văn bản ít) nên khóa luận chưa chỉ ra một cách
thấu đáo ưu, nhược của từng yếu tố đó; yếu tố nào cần phát huy và yếu tố nào
cần có những giải pháp cụ thể để thúc đẩy hoặc hạn chế sự phát triển theo
chiều hướng tiêu cực trong điều kiện của Việt Nam. Chính vì vậy, khóa luận
chưa đưa ra được một khung lý thuyết đầy đủ về góc độ nghiên cứu này.
- Nhóm thứ ba: vấn đề XHH SXCTTH được đề cập tới trong những
tham luận tại các hội thảo khoa học.
Liên hoan truyền hình toàn quốc lần thứ 25 (2006) và 26 (2007) tại Nha
Trang và TP. Hồ Chí Minh là hai điển hình. Hai kỳ Liên hoan này đã có một
số cuộc hội thảo đề cập đến vấn đề XHH SXCTTH. Nhưng đa số các tham
luận và các ý kiến ở đây mới chỉ mang tính đặt vấn đề, thậm chí lại đặt ra một
loạt câu hỏi lớn khác mà chưa có câu trả lời thuyết phục như: XHH truyền
hình: Cạnh tranh hay hợp tác?; XHH truyền hình: đã đến lúc?” ….
Liên hoan truyền hình toàn quốc lần thứ 31 tại Đà Nẵng có hội thảo
mang tên: “Sức mạnh của tin tức địa phương”. Không nói trực tiếp đến thuật
11
ngữ “xã hội hóa sản xuất chương trình TH” nhưng tất cả các tham luận tại hội
thảo này đều đánh gia cao vai trò hoạt động hợp tác giữa Đài THVN và các
đài TH địa phương trong việc sản xuất “linh kiện” cho các chương trình thời
sự của đài TH Quốc gia. Tại hội thảo có nhiều ý kiến đóng góp tích cực cho
việc mở rộng hướng hợp tác này. Tuy nhiên, đây chỉ là hội thảo trong khuôn
khổ lĩnh vực tin tức thời sự do Ban Thời sự Đài THVN tổ chức vì vậy, những
ý kiến chỉ dừng lại ở đóng góp cho sự hợp tác ở lĩnh vực tin tức thời sự còn
những dạng chương trình khác đặc biệt như lĩnh vực giải trí chưa được đề
cập.
- Nhóm thứ tư: vấn đề XHH và XHH SXCTTH được đề cập tới trong
định hướng phát triển của Đảng, trong các văn kiện, nghị quyết, các văn bản
pháp quy.
Trong định hướng phát triển các lĩnh vực chủ yếu, văn kiện Đại hội Đại
biểu toàn quốc lần thứ VIII (1996), đã đề cập đề cụm từ “xã hội hóa”. Văn
kiện nêu rõ: “Các vấn đề chính sách xã hội đều giải quyết theo tinh thần
XHH. Nhà nước giữ vai trò nòng cốt đồng thời động viên mỗi người dân, các
doanh nghiệp, các tổ chức xã hội, các cá nhân và các tổ chức nước ngoài
cùng tham gia giải quyết những vấn đề xã hội” [41, tr.114].
Trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2001 - 2010, tại Đại hội Đại
biểu Toàn quốc lần thứ IX của Đảng cũng đề cập: “Đẩy mạnh XHH, khuyến
khích nhân dân các tổ chức tham gia thiết thực, có hiệu quả các hoạt động
văn hóa, thể thao...” [42, tr.209].
Đến Đại hội X, trong phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội
5 năm 2006 - 2010, vấn đề XHH nói chung và XHH thông tin báo chí nói
riêng đã được đề cập rõ nét hơn. Văn kiện có nhấn mạnh:
Phát triển mạnh và nâng cao chất lượng các hoạt động thông
tin, báo chí, phát thanh, truyền hình, xuất bản và phát hành sách
trên tất cả các vùng, chú ý nhiều hơn đến vùng sâu, vùng xa, vùng
đồng bào dân tộc thiểu số. Xúc tiến XHH các hoạt động văn hóa,
nghệ thuật, thông tin với bước đi thích hợp cho từng loại hình, từng
vùng. Huy động các nguồn lực và sức sáng tạo trong xã hội để đầu
12
tư xây dựng các công trình và thiết chế văn hóa, khuyến khích các
tổ chức, cá nhân, hộ gia đình, đoàn thể tham gia...[43, tr.214].
Từ những định hướng trong văn kiện của Đảng, nhiều Nghị quyết đã ra
đời nhằm cụ thể hóa những định hướng đó, như Nghị quyết số 05/2005/NQ CP ngày 18/4/2005 về đẩy mạnh các hoạt động XHH trong lĩnh vực giáo dục,
y tế, văn hóa thể dục thể thao và du lịch.
Gần đây nhất, có Thông tư số 19/2009/TT - BTTTT của Bộ TT & TT,
quy định về việc liên kết trong hoạt động sản xuất chương trình phát thanh,
truyền hình. Hay, Nghị định số 02/2011/NĐ - CP của Chính phủ, quy định xử
phạt vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí, xuất bản...
Đó là những định hướng tư tưởng, những quy định, quy chế quan trọng
góp phần thúc đẩy sự ra đời và phát triển hoạt động XHH nói chung, XHH
SXCTTH nói riêng. Những qui định này đã giúp cho các hoạt động XHH
trong truyền hình được quản lý tốt hơn, tuy nhiên do còn mang tính khái quát,
còn những điểm chưa bắt kịp yêu cầu thực tế vì vậy sự phát triển của hoạt
động XHH SXCTTH thời gian qua vẫn còn khá nhiều bất cập.
- Ngoài những công trình nghiên cứu trên, một số tờ báo, trang web
cũng có những bài viết đơn lẻ đề cập đến những khía cạnh khác nhau của vấn
đề XHH truyền hình như: “Xã hội hoá chương trình TH: nhà nước và tư
nhân đều có nỗi niềm” [86], “Xã hội hoá truyền hình: không phải phân lô,
bán sóng”[108], “Xã hội hóa nhưng phải nắm sóng” [76]...
3. Kết quả nghiên cứu, khảo sát
Nhìn chung, các công trình nghiên cứu kể trên bước đầu đã đề cập đến
một số khía cạnh của vấn đề XHH sản xuất truyền hình như: ý nghĩa của hoạt
động XHH, vai trò của các thành viên trong việc phối hợp sản xuất chương
trình… Tuy nhiên, về mặt học thuật các công trình này chưa lý thuyết hóa được
một cách khoa học những vấn đề cơ bản liên quan đến XHH SXCTTH (khái
niệm, đặc trưng, hình thức, tính tất yếu, nguyên tắc của XHH SXCTTH...)
Về mặt thực tiễn, các công trình đó chưa chỉ ra được mạch lạc những
vấn đề sau:
13
- Hướng đi của quá trình XHH SXCTTH?
- Chưa phác hoạ được bức tranh khái quát
- Chưa chỉ ra được lộ trình, những mô hình, nguyên tắc
- Chưa chỉ ra được cơ hội, những trở ngại khi tiến hành XHH SXCTTH
của ngành truyền hình Việt Nam
- Chưa đưa ra được giải pháp cũng như phương hướng cụ thể để phát
huy tối đa hiệu quả của hoạt động này...
Hay nói một cách khái quát hơn có 4 vấn đề mà lí luận và thực tiễn
chưa chỉ ra được với hoạt động này ở Việt Nam:
Thứ nhất: Chưa hệ thống hóa được vấn đề lí luận và thực tiễn về hoạt
động XHH SXCTTH ở Việt Nam
Thứ hai: Chưa phân tích rõ được thực trạng – chỉ ra được bức tranh về
hoạt động XHH SXCTTH ở Việt Nam.
Thứ ba: Chưa dự báo, chỉ ra được những khả năng phát triển cùng
những thách thức phải đối mặt của hoạt động này ở Việt Nam.
Thứ tư: Chưa đề ra được hệ thống giải pháp một cách có cơ sở nhằm
góp phần giải quyết một cách hợp lí hoạt động XHH SXCTTH phù hợp với
điều kiện thực tiễn ở Việt Nam.
Tóm lại, đây thực sự vẫn là những khoảng trống về mặt lý luận rất cần
được nghiên cứu một cách quy mô, bài bản.
Vì những lý do đó, kết hợp với những phân tích tổng quan ở trên đây là
cơ sở chúng tôi sẽ thực hiện luận án nghiên cứu sinh của mình. Đây sẽ là công
trình đầu tiên đề cập một cách khá đầy đủ và có hệ thống về hoạt động này.
Trong luận án, chúng tôi sẽ kế thừa những ý tưởng khai phá của những nhà
nghiên cứu đi trước và coi đó là tiền đề lý luận và thực tiễn để triển khai đề tài
nghiên cứu của mình.
14
KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu lí luận cũng như thực tiễn thấy rằng XHH sản xuất
chương trình truyền hình ở Việt Nam hiện nay đang là một vấn đề lớn
không chỉ các cơ quan quản lý nhà nước, các đài TH quan tâm mà còn là
đối tượng nghiên cứu của nhiều đơn vị, doanh nghiệp, cá nhân trong xã
hội. Bởi đây là một hoạt động đem lại nhiều lợi ích hấp dẫn cho những
người tham gia. Tuy nhiên, quá trình phát triển và quản lý hoạt động
XHH ở Việt Nam hiện nay đã nảy sinh nhiều điểm bất cập đòi hỏi cấp
thiết phải có những tổng kết thực tiễn, khái quát thành lí luận đây là
những cơ sở quan trọng để khai thác, phát huy tối đa hiệu quả của hoạt
động này ở Việt Nam.
15
TÀI LIỆU THAM KHẢO
I. Tài liệu tiếng Việt
1. Alvin Toffler (2002), Thăng trầm quyền lực, Tập 2, Nxb Thanh niên, Hà
Nội
2. Trâm Anh (2007), Xã hội hoá các chương trình truyền hình: cạnh tranh hay
hợp tác?, Thanhnien online
3. Ban TT - VH Trung ương, Bộ VH- TT, Hội nhà báo Việt Nam, (2002),
Tiếp tục thực hiện chỉ thị 22 - CT/TW của Bộ Chính trị (Khoá 8) về đổi
mới và tăng cường sự lãnh đạo quản lý công tác báo chí, xuất bản,
NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội
4. Bộ Thông tin và Truyền thông (2009), Thông tư quy định về việc liên kết
trong hoạt động sản xuất chương trình phát thanh, truyền hình, Hà
Nội.
5. Bộ Thông tin và Truyền thông (2011), Thông tư quy định chi tiết và hướng
dẫn việc cấp giấy phép hoạt động báo chí trong lĩnh vực phát thanh,
truyền hình, Hà Nội.
6. Bộ Văn hóa - Thông tin (1998), Các quy định pháp lý về báo chí, Hà Nội.
7. Bilton T., Bonnett K., Jones P., Stanworth M. (1993), Nhập môn xã hội
học, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.
8. C.Mác và Ph. Ăngghen (1993), Toàn tập, tập 6, Nxb Chính trị Quốc gia,
Hà Nội
9. C. Mác và Ph. Ăngghen (1996), Toàn tập, tập 27, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà
Nội
10. Công ty truyền thông Trí Việt (2011), Tổng quan về thị trường truyền
thông Việt Nam (Vietnam media market overvew).
11. Chính phủ (1995), Quy hoạch phát triển ngành truyền hình Việt Nam đến
năm 2000 và những năm sau, Hà Nội.
12. Chính phủ (1999), Về chính sách khuyến khích xã hội hoá đối với các
hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hoá, thể thao, Hà Nội
16
13. Chính phủ (2002), Quy định chi tiết thi hành Luật Báo chí, Luật sửa đổi,
bổ sung một số điều của Luật Báo chí, Hà Nội
14. Chính phủ (2007), Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều
của luật điện ảnh, Hà Nội
15. Chính phủ (2008), Báo cáo về tình hình thực hiện chính sách, pháp luật
về công tác xã hội hóa chăm sóc sức khỏe nhân dân, Hà Nội.
16. Chính phủ (2010) Quy hoạch phát triển Đài TH Việt Nam đến năm 2010,
Hà Nội
17. Chính phủ (2011), Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động
báo chí, xuất bản, Hà Nội
18. Vũ Chung (2004), Xã hội hoá truyền hình - xu thế tất yếu, Tạp chí Báo chí
và Tuyên truyền
19. Lê Văn Duy (1998), Xã hội hóa điện ảnh - thực trạng và giải pháp, Văn
hóa nghệ thuật
20. Đinh Xuân Dũng (2000), Xã hội hoá hoạt động văn hoá - Một số vấn đề
lý luận và thực tiễn, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
21. Nguyễn Văn Dững (1998), Phạm vi bao quát và tăng cường hiệu lực
quản lý nhà nước thi hành Luật Báo chí, Tạp chí Báo chí và Tuyên
truyền, số 4.
22. Ngô Thành Dương (2006), Bàn về khái niệm xã hội hóa, Tạp chí Cộng
sản, số 6.
23. Đài PTTH Đà Nẵng (2009), Báo cáo tình hình liên kết sản xuất các
chương trình Phát thanh - Truyền hình, Đà Nẵng
24. Đài PTTH Đà Nẵng (2009), Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ năm
2010 và phương hướng nhiệm vụ năm 2011, Đà Nẵng
25. Đài PTTH Hà Giang, Báo cáo tổng kết tình hình thực hiện nhiệm vụ công
tác
PT - TH và phong trào thi đua năm 2009, 2010.
17
26. Đài PTTH Nghệ An, Báo cáo tổng kết hoạt động Phát thanh - Truyền
hình năm 2009, 2010, 2011
27. Đài PTTH Quảng Ninh, Báo cáo kết quả thực hiện nghị quyết hội nghị
CBCC năm 2010, triển khai phương hướng nhiệm vụ năm 2011
28. Đài TH TP. Hồ Chí Minh (2010), Thống kê các chương trình xã hội hóa
(tính đến ngày 30/6/2010)
29. Đài TH Việt Nam (2008), Quy chế đặt hàng, hợp tác sản xuất phim
truyện truyền hình phát sóng trên các kênh của Đài TH Việt Nam
30. Đài TH Việt Nam (2008), Báo cáo hội thảo xã hội hóa sản xuất các
chương trình truyền hình
31. Đài TH Việt Nam (2010), Sống với nghề truyền hình, Nxb Lao động, Hà
Nội.
32. Đài TH Việt Nam (2010), 40 năm Đài TH Việt Nam.
33. Đài TH Việt Nam, Báo cáo tổng kết năm từ năm 2001 đến 2011
34. Đài TH Việt Nam (2011), Tham luận hội thảo Phát huy sức mạnh tin tức
địa phương, Đà Nẵng
35. Đài TH Việt Nam (2011), Quy định về việc bình chọn phóng sự ngắn xuất
sắc phát trên sóng của Đài THVN (Ban hành kèm quyết định số 1211).
36. Đài TH Việt Nam (2011), Quy chế về quản lý và thực hiện hoạt động liên
kết sản xuất chương trình của Đài TH Việt Nam
37. Đài TH Việt Nam (2011), Kỷ yếu hội thảo - Liên hoan truyền hình toàn
quốc lần thứ 30
38. Đài TH Việt Nam, Thống kê tình hình liên kết sản xuất các chương trình
truyền hình năm 2009, 2010, 2011, Ban thư kí Biên tập,
39. Đảng cộng sản Việt Nam (1987), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần
thứ VI, NXB Sự Thật, Hà Nội.
40. Đảng cộng sản Việt Nam (1991), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần
thứ VII, NXB Sự Thật, Hà Nội.
41. Đảng cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần
thứ VIII, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
18
42. Đảng cộng sản Việt Nam (2004), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần
thứ IX, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
43. Đảng cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần
thứ X, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
44. G.V. Cudơnhetxốp, X.L.Xvich, A.la.lurốpxki (2004), Báo chí truyền hình,
tập 2, Nxb Thông tấn.
45. Phan Hồng Giang (1999), Mấy ghi nhận về xã hội hoá văn hoá và điện
ảnh ở Trung Quốc, Văn hoá Nghệ thuật.
46. Phan Thanh Giang (2000), Điện ảnh trong xu thế xã hội hoá, Văn hoá nghệ
thuật
47. Grabennhicop (2003), Báo chí trong kinh tế thị trường, NXB Thông tấn,
Hà Nội
48. Vũ Thu Hà (2007), Xã hội hoá sản xuất chương trình truyền hình hiện
nay - Khảo sát tại Đài PTTH Hà Tây 2004 - 2006, Luận văn Thạc sĩ
Khoa học Báo chí - ĐH Quốc gia Hà Nội.
49. Phạm Minh Hạc (1997), Xã hội hoá công tác giáo dục, Nxb Giáo dục, Hà
Nội.
50. Đinh Thị Thuý Hằng, Báo chí thế giới xu hướng phát triển, NXB Thông
Tấn, 2008
51. Trần Thanh Hiệp (1999), Bước đầu nhận thức về xã hội hoá hoạt động
điện ảnh, Văn học nghệ thuật
52. Chử Kim Hoa (2002), Quản lý nhà nước về báo chí thời kỳ đổi mới (khảo
sát hệ thống văn bản quy phạm pháp luật từ 1986 - 2001), Luận văn
Thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn, Phân viện Báo chí và Tuyên
truyền, Hà Nội
53. Lê Như Hoa (chủ biên) (1996), Xã hội hoá hoạt động văn hoá, NXB Văn
hoá - Thông tin, Hà Nội
54. Như Hoa (2009), Nhiều kênh truyền hình xã hội hóa hay tư nhân hóa, Sài
Gòn giải phóng online
19
55. Lê Thị Thu Hòa (2008), Xã hội hóa sản xuất các chương trình của Đài
TH Việt Nam, Luận văn thạc sĩ truyền thông đại chúng - Học viện Báo
chí và Tuyên truyền, Hà Nội
56. Xuân Hoà (2008), Xã hội hoá sản xuất chương trình truyền hình- một
hướng phát triển của truyền hình hiện đại, Tạp chí Lý luận chính trị và
truyền thông, tháng 2/2008
57. Xuân Hoà (2008), Truyền hình tương tác - tăng tính chủ động của khán
giả, Tạp chí Lý luận chính trị và truyền thông, tháng 4/2008
58. Xuân Hòa (2011), Nhận diện những yếu tố thúc đẩy hoạt động xã hội hóa
sản xuất chương trình truyền hình ở Việt Nam, Tạp chí Lý luận chính
trị và truyền thông, tháng 12/2011
59. Phan Thị Hoài (2008), Xã hội hoá truyền hình qua sản xuất chương trình
Thế hệ tôi ở VTV6 Đài THVN, Khoá luận tốt nghiệp ĐH - Học viện Báo
chí và Tuyên truyền, Hà Nội.
60. Việt Hoài (2006), Khán giả hãy là đồng tác giả của VTV, Tuổi trẻ online,
31/3/2006
61. Học viện Báo chí và Tuyên truyền (2005), Cơ sở lý luận báo chí, NXB Lý
luận chính trị, Hà Nội.
62. Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh (2005), 80 năm báo chí cách
mạng Việt Nam, những bài học lịch sử và định hướng phát triển, Nxb
Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
63. Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Vũ Thanh Vân (dịch), Tác động truyền
thông
64. Vũ Đình Hoè (Chủ biên) (2000), Truyền thông đại chúng trong công tác
lãnh đạo quản lý, Hà Nội
65. Hội đồng trung ương chỉ đạo biên soạn giáo trình Quốc gia (1999), Giáo
trình triết học Mác - Lê nin, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội
66. Hội nhà báo Việt Nam (1998), Trách nhiệm xã hội và nghĩa vụ công dân
của nhà báo, Hà Nội
20
67. Bình Huyền (2011), Tỉnh đề nghị “cho tồn tại” kênh truyền hình “lụi”
(báo
Công an nhân dân điện tử, ngày 17/5/2011).
68. Đinh Quang Hưng (1995), Truyền hình Việt Nam trước những thử thách
mới, Tạp chí Truyền hình
69. Đinh Quang Hưng (1996), Đa dạng hoá nguồn tài chính phát triển ngành
truyền hình, Tạp chí Tài chính.
70. Đinh Quang Hưng (1996), Đa dạng hoá sản phẩm truyền hình đáp ứng
nhu cầu xã hội, Tạp chí tia sáng
71. Đinh Quang Hưng (1996), Những phương hướng và biện pháp chủ yếu
nhằm phát triển sản phẩm truyền hình cho phù hợp với cung cầu về
truyền hình ở Việt Nam hiện nay, Luận án phó tiến sĩ khoa học kinh tế,
Hà Nội
72. Đinh Quang Hưng (1996), Về mô hình sản xuất chương trình truyền hình,
Tạp chí Khoa học và phát triển
73. Đinh Quang Hưng (1996), Xu hướng phát triển của truyền hình Việt Nam,
Tạp chí khoa học và phát triển
74. John hohenberg (1974), Kí giả chuyên nghiệp, NXB Sài Gòn
75. Trần Bảo Khánh (2003), Sản xuất chương trình truyền hình, Nxb Văn hóa
thông tin, Hà Nội.
76. Ngọc Lành (2009), Xã hội hóa nhưng phải “nắm” sóng, Nhà báo Công luận,
số 46.
77. Ngọc Linh (2011), Ngưng chiếu Anh chàng vượt thời gian, Tuổi trẻ
online, 21/4/2011
78. Phan Thị Loan (1997), Đổi mới cơ chế quản lý kinh tế ngành truyền hình
Việt Nam, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội
79. Nguyễn Thế Long (2005), Có nên dùng cụm từ “Xã hội hóa giáo dục”?,
Tạp chí Đông Nam Á, 7/2005
80. Michael Schudson (2005), Sức mạnh của tin tức truyền thông, Nxb Chính
trị Quốc gia, Hà Nội
21
81. Huyền Nga (2010), Sở hữu kênh truyền hình xã hội hóa: liệu có là miếng
bánh ngon ăn?, báo Diễn đàn doanh nghiệp online, 14/8/2010
82. Trần Quang Nhiếp (Chủ biên) (2002), Định hướng hoạt động và quản lý
báo chí trong điều kiện kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay, Nxb
Chính trị Quốc gia, Hà Nội
83. Nhiều tác giả (2001), Tiềm năng Việt Nam thế kỷ XXI, Nxb Thế giới, Hà
Nội
84. Nhiều tác giả (2001), Từ điển tiếng Việt, Nxb Văn hóa - Thông tin, Hà
Nội.
85. Nhiều tác giả (2007), Những vấn đề của báo chí hiện đại, Nxb Lý luận
Chính trị, Hà Nội.
86. Nhiều tác giả (2007), Xã hội hóa chương trình truyền hình: Nhà nước, tư
nhân đều có nỗi niềm, Tuổi trẻ online, 12/1/2007
87. Nguyễn Tuyết Nhung (2007), Bước đầu nghiên cứu xã hội hoá truyền
hình ở Việt Nam - Khảo sát chương trình “Làm giàu không khó” VTV1, Khoá luận tốt nghiệp Đại học - Học viện Báo chí và Tuyên
truyền, Hà Nội.
88. Phân viện Báo chí và Tuyên truyền (2000), Báo chí - những điểm nhìn từ
thực tiễn, tập 1, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội
89. Philippe Breton - Serge Proulx (1996), Bùng nổ truyền thông, Nxb Văn hóa,
Hà Nội.
90. Trường Phong (2008), Chúng tôi nghi ngờ kết quả khảo sát của TNS,
Thanh niên online, 8/4/2008
91. Bảo Phương (2011), Thảm họa phim Việt, An ninh Thủ đô, 27/3/2011
92. Dương Xuân Sơn (1996), Báo chí nước ngoài, Nxb Văn hóa - Thông tin, Hà
Nội]
93. Tạp chí cộng sản (2000), Mấy vấn đề lý luận và thực tiễn trong sự nghiệp
đổi mới đất nước, tập 1 và 2, Hà Nội.
22
94. Trần Ngọc Tăng (1999), Vai trò của truyền thông đại chúng trong việc
giáo dục thẩm mỹ cho nhân dân ở nước ta hiện nay, Luận án tiến sĩ
Triết học, Hà Nội
95. Tạ Ngọc Tấn (2001), Truyền thông đại chúng, Nxb Chính trị Quốc gia,
Hà Nội.
96. Tạ Ngọc Tấn (2005), Những bài học của một nền báo chí chiến đấu, Tạp
chí cộng sản điện tử, số 85.
97. Tạ Ngọc Tấn (2006), Từ lý luận đến thực tiễn báo chí, NXB Văn hoá
thông tin, Hà Nội
98. TNS media Vietnam, Báo cáo truyền hình hàng tháng năm 2009, 2010,
2011
99. Thái Kế Toại (1999), Tiếp cận vấn đề xã hội hoá các hoạt động văn hoá,
Văn hoá nghệ thuật
100. Tiền phong online (2007), Trung Quốc: người dân tham gia làm truyền
hình, 9/8/2007
101. Trần Đăng Tuấn (1998), Kết hợp với truyền hình: một hướng xã hội hóa
điện ảnh, Tạp chí Báo chí và Tuyên truyền số 3 (tháng 5 - 6), 1998
102. Lê Xuân Tùng (2001), Công tác tư tưởng, văn hóa, khoa giáo và nâng
cao vai trò lãnh đạo của Đảng, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
103. Tuổi trẻ online (2011), Khán giả chê phim Việt vì sao? 29/4/2011
104. Chu Thái Thành (2006), Mở rộng và phát triển xã hội hóa hoạt động văn
hóa, Tạp chí Cộng sản, số 1/2006
105. Thomas L.Friedman (2005), Thế giới phẳng - Tóm lược lịch sử thế giới
Thế kỷ 21, Nxb Trẻ
106. Thomas L.Friedman (2009), Chiếc Luxus và cây ô liu - Toàn cầu hóa là
gì?, Nxb Khoa học xã hội.
107. Thông báo kết luận của Bộ chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết TW2
(khóa VIII), phương hướng phát triển giáo dục và đào tạo đến năm 2020,
Hà Nội
23
108. Kim Ửng (2007), Xã hội hoá truyền hình: không phải phân lô, bán sóng,
báo Sài Gòn Giải Phóng, ngày 14 tháng 1 năm 2007
109. Viện ngôn ngữ (2008), Từ điển tiếng Việt, Nxb Hồng Đức
II. Tài liệu nước ngoài:
- Tiếng Anh:
110. Bagdikian H. Ben (2000), The Media Monopoly (Sự độc quyền của báo
chí), Beacon Press.
111. Blumler, G. Jay (1993), The British Approach to Public Service
Broadcasting (Tiếp cận nước Anh với truyền hình phục vụ công
chúng), Longman, New York & London
112. Blumler, G. Jay (1995), Television Requires Responsibility (Truyền hình
đòi hỏi trách nhiệm xã hội), Bertelsmann Foundation Publisher
113. James Gleick (2011), The Information: A History, a Theory, a Flood
(Thông tin: Lịch sử, ly thuyết, sự phát triển)
114. Julia Swannell (1994), The Oxford morden English dictionary, Oxford
University press
115. K. M. Shrivastava, Broadcast Journalism in the 21st Centuary (Báo chí phát
thanh truyền hình trong thế kỷ 21)
116. Masterton, Murray (1996), Asian Values in Journalism (Giá trị châu Á
trong báo chí), AMIC
117. Milner, Anthony (1999), Whats happened to Asian Values? (Điều gì đã
xảy ra với giá trị châu Á) – Australian national University)
118. Sparks and Reading (1998), Communism, Capitalism and the Mass media
(Chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa tư bản và truyền thông đại chúng), Sage
Foundation.
- Tiếng Pháp:
119. Kim Djeung (1996), Le cinéma et la mise en scene, Éditions en langues
Etrangerés
120. Gilles Delavaud (2011), Permanence de la télévision, Éditions Apogée
121. Lozenzo Viches (1996), La télévision dans la vie quotidienne, Éditions Apogée
24