Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

tiểu luận cao học báo CHÍ học lịch sử hình thành phát triển của báo chí

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (116.79 KB, 20 trang )

TIỂU LUẬN BÁO CHÍ HỌC
MỞ ĐẦU
Nghiên cứu Báo chí học là nhiệm vụ rất quan trọng nhằm xây dựng hệ
thống lý luận và thực tiễn về báo chí, những mối liên hệ và sự phát triển tiếp
theo của lĩnh vực báo chí.
Các vấn đề như Hệ thống khái niệm, tự do báo chí, tác phẩm báo chí,
chức năng báo chí, công chúng báo chí....Đó là những đối tượng nghiên cứu
báo chí.
Trong tiểu luận này, trước tiên em xin đề cập đến lịch sử hình thành
phát triển của báo chí. Sau đó đi về các khái niệm về báo chí, truyền thông; về
công chúng báo chí.
Tiểu luận nghiên cứu trong phạm vị lý thuyết nhà trường giảng dạy.
Chắc chắn rằng đây là nền tảng ban đầu cho những phát triển nghiên cứu về
sau. Rất mong sự quan tâm đóng góp ý kiến của thầy giáo và các bạn học
viên.

1


I.Sự hình thành và phát triển của báo chí
1.Nhu cầu khách quan của xã hội về thông tin giao tiếp
Con người có các nhu cầu: tự bảo vệ, nhận thức, hợp tác trong lao động
sản xuất, truyền bá tri thức, kinh nghiệm…Tiếng nói là nấc thang đầu tiên,
quan trọng nhất trong quá trình phát triển thông tin- giao tiếp trong XH loài
người.
Nhu cầu thông tin giao tiếp phát triển đến một trình độ nhất định thì
nhu cầu báo chí mới được đặt ra.
2.Sự phát triển của khoa học kỹ thuật và công nghệ dẫn tới sự ra
đời của máy in.
-Sự phát triển công nghệ giấy và mực in của người Trung Quốc tuy còn
thô sơ những đã đặt nền móng cho sự ra đời của máy in có con chữ đúc bằng


chì của Rut-tăng-be (người Đức) năm 1440
-Sau phát minh về vô tuyến điện năm 1905 của nhà bác học Nga
Pôpop, Đài phát thanh ra đời.
-Năm 1936, truyền hình ra đời là sự cải tiến nhanh chóng của kỹ thuật
truyền hình
-Những năm 70, xuất hiện mạng thông tin toàn cầu làm tiền đề dẫn tới
sự ra đời của báo trực tuyến….
Sự phát triển của khoa học kỹ thuật hiện đại vẫn đang là một trong
những điều kiện ra đời của các loại hình báo chí mới, sự giao thoa giữa các
loại hình báo chí như phát thanh có hình, báo giấy điện tử…(đang thử
nghiệm)
3.Trình độ phát triển kinh tế, văn hoá xã hội và tính chất đặc thù của
mỗi dân tộc, mỗi đất nước vừa là một trong những điều kiện của sự hình
thành báo chí, vừa là yết tố ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự vận động của các
phương tiện thông tin đại chúng: quy định số lượng và chất lượng công
chúng, quy định môi trường hình thành, phát triển nghề nghiệp của nhà báo.
Vấn đề truyền thống dân tộc ảnh hưởng đến quy mô, tính chất, đặc điểm của
2


hệ thống báo chí, quy định nội dung và xu hướng phát triển của báo chí, ảnh
hưởng đén quá trình sáng tạo báo chí như cách sử dụng ngôn ngữ, quá trình
hình thành, phát triển của thể loại báo chí, cách thức báo chí giao tiếp với xã
hội, các hình thức phát hành báo chí trong xã hội…
4.Quan hệ giao lưu quốc tế
Thể hiện ở:
Các nền báo chí hình thành theo 2 quy luật: Tự thân và du nhập. Trong
đó, báo chí của hầu hết các quốc gia phương Tây hình thành theo hình thức tự
thân (cuối thế kỷ 16, đầu thế kỷ 17), bằng con đường du nhập, đến thế kỷ 19,
báo chí đã có ở hầu khắp các châu lục trên thế giới.

Quá trình giao lưu quốc tế liên tục xảy ra qua sự trao đổi các phương
tiện kỹ thuật của hoạt động báo chí như máy in, đài phát sóng, máy ảnh, máy
ghi âm, ghi hình…cho phép nhiều nước không có khả năng sản xuất các thiết
bị phục vụ báo chí vẫn có thể hình thành và phát triển báo chí.
Giao lưu quốc tế cũng ảnh hưởng đến quá trình sáng tạo báo chí như
trao đổi chuyên môn nghiệp vụ, cách tổ chức toà soạn,…
5.Ảnh hưởng, tác động của chế độ chính trị
Nền báo chí là tấm gương phản ánh chế độ chính trị – xã hội ở mỗi
nước
Sự phát triển thông tin báo chí hiện đại phụ thuộc và thái độ, quan
điểm, yêu cầu của chế độ chính trị xã hội.
Thể chế chính trị tiến bộ, cách mạng sẽ xây dựng nền báo chí cách
mạng, phục vụ cho nhân dân và ngược lại.
II.Quan niệm chung về báo chí.
1.Báo chí- hoạt động thông tin đại chúng.
- Tính từ “đại chúng” được hiểu là:
+ Đối tượng tác động của thông tin là xã hội rộng rãi, bao gồm các tầng
lớp,các nhóm xã hội khác nhau;

3


+Những nhu cầu thông tin của công chúng được ưu tiên bảo đảm và là
thước đo năng lực hoạt động của thông tin báo chí.
+Mục đích của thông tin là nhằm hình thành đời sống tinh thần lành
mạnh của xã hội, qua đó tác động vào việc giải quyết các nhiệm vụ xây dựng
và phát triển đất nước.
+Bảo đảm sự phổ biến rộng rãi, dễ hiểu, giúp đại đa số các thành viên
trong xã hội tiếp cận và thu nhận thông tin.
+Có sự tham gia rộng rãi của quần chúng nhân dân vào công việc của

các cơ quan báo chí.
Như vậy, về bản chất, tính từ “đại chúng” trong trường hợp này thể
hiện tính phổ biến rộng rãi về nội dung và đối tượng tác động của thông tin.
Nó phân biệt với các loại hình thông tin chuyên biệt như thông tin liên
lạc, thông tin khoa học, thông tin cá nhân, thông tin nghề nghiệp…
-Thuật ngữ thông tin được sử dụng với 2 ý nghĩa chính:
+Thứ nhất, thông tin là một loại hình hoạt động để chuyển đi các nội
dung thông báo (cả ở người và động vật)
+Thứ hai, thông tin chỉ chất lượng nội dung thông báo nói chung. Chất
lượng nội dung thông báo được tính bằng lượng thông tin được chuyến đến
đói tượng tiếp nhận
-Để hiểu được đặc trưng của thông tin báo chí, cần xem xét tác phẩm
trong mối quan hệ: Nhà báo- Tác phẩm- Công chúng.
+Hoạt động sáng tạo báo chí của nhà báo phải trải qua 3 giai đoạn:
Chiếm lĩnh và phản ánh đời sống hiện thực
Xây dựng văn bản tác phẩm
Công chúng tiếp nhận tác phẩm báo chí
TPBC là tiêu chuẩn hàng đầu để đánh giá năng lực chuyên môn của
nhà báo vì TPBC là sự thống nhất của các yếu tố ngữ nghĩa, cú pháp và tính
thực dụng

4


Ngữ nghĩa là mối quan hệ giữa văn bản với hiện thực, thể hiện ở 4 cấp
độ sau :Thông tin mô tả
Thông tin phân tích
Thông tin khái quát
Thông tin hướng dẫn
Cú pháp là sự chặt chẽ, khúc triết, chính xác khi xây dựng văn bản

Tính thực dụng là khả năng và thực trạng tiếp nhận tác phẩm ở công
chúng. Để đảm bảo tính thực dụng, TPBC cần hội tụ các điều kiện cơ bản sau:
Sự mới mẻ, đặc sắc của thông tin
Tính dễ hiểu
Giá trị và ý nghĩa thực tế
2.Báo chí- một hoạt động chính trị- xã hội
- Mỗi cơ quan báo chí đều là đại diện, người phát ngôn, là phương tiện
thông tin của một tổ chức, lực lượng nào đó nhằm mục đích đạt được quyền
lợi của tổ chức, lực lượng đó.
-Nội dung quan trọng nhất của báo chí là thông tin chính trị, gồm :
Đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước
Hệ tư tưởng chính trị
-Nội dung thông tin bị chi phối bởi ý thức hệ của nhà báo. Mỗi người
làm báo đều thuộc về một giai cấp, hoạt động dưới ánh sáng của thế giới
quan, của ý thức về lợi ích giai cấp, của tình cảm quê hương, dân tộc và thái
độ đối với các giá trị văn hoá tinh thần.
-Báo chí có vai trò to lớn trong đời sống chính trị- xã hội của mỗi quốc
gia, mỗi dân tộc. BC là vũ khí lợi hại trong cuộc đấu tranh chính trị (nắm
quyền lực thứ 4 trong xã hội). Một trong những bài học lịch sử trong sự sụp
đổ của LX và ĐÂ là do sự buông lỏng quản lý đối với các đài phát thanh, bỏ
rơi và đồng nghĩa với việc trao cho kẻ thù thứ vũ khí có sức mạnh hơn tất cả
các sức mạnh quân sự và tiền bạc.

5


Nhà tương lai học Alvin Toffer: Trong tương lai, nếu có chiến tranh
xảy ra thì báo chí vẫn là thứ vũ khí quan trọng hàng đầu.
- Khái niệm truyền thông: Truyền thông là quá trình liên tục trao đổi
thông tin, tư tưởng, tình cảm…chia sẻ kỹ năng và kinh nghiệm giữa hai hoặc

nhiều người nhằm tăng cường hiểu biết lẫn nhau, thay đổi nhận thức, tiến tới
điều chỉnh hành vi và thái độ phù hợp với nhu cầu phát triển của cá
nhân/nhóm/cộng đồng/xã hội.
- Sản phẩm hàng hóa kinh tế báo chí truyền thông: Là sản phẩm
nhằm thỏa mãn nhu cầu tinh thần, tình cảm, đáp ứng nhu cầu hiểu biết, nâng
cao nhận thức của con người. Trong lĩnh vực đời sống tinh thần có đặc thù
riêng: Có thị hiếu, lợi nhuận siêu ngạch.
- Sản phẩm báo chí truyền thông là sản phẩm hàng hóa đặc biệt, một
loại sản phẩm hàng hóa có những đặc thù riêng:
* Là sản phẩm hàng hóa tác động đến đời sống tinh thần của con người
góp phần hình thành niềm tin.
* Càng nhiều người sử dụng sản phẩm này thì giá trị sử dụng của nó
càng tăng (Sự khác biệt với các loại sản phẩm hàng hóa thông thường).
* Nó thuộc về kinh tế trí thức.
- Sản phẩm báo chí truyền thông nó chỉ giống với các sản phẩm hàng
háo khác ở chỗ nó có khách hàng, thị trường.
+ Sản phẩm này phải đạt độ khan hiếm mới bán được.
+ Sản phẩm báo chí phải có sự khác biệt mới thỏa mãn nhu cầu, thị
hiếu người tiêu dùng.
+ Sản xuất ra loại sản phẩm đặc biệt này phải có 1 tập thể. Kết quả của
sản phẩm mang tính tập thể. Tính tập thể không chỉ hiểu là do số đông người,
một ê kíp thực hiện mà phải hiểu theo LêNin: Là tập thể của 1 cấp ủy Đảng
theo nguyên tắc tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách. Mỗi tờ báo là cơ quan
ngôn luận khoogn của riêng ai mà của một tập thể đảng, một tổ chức chính trị
đại diện cho một khuynh hướng.
6


+ Sản phẩm báo chí truyền thông là sản phẩm hàng hóa gắn với công
chúng. Phải trả lời câu hỏi: Quảng cáo cho ai? chính là quảng cáo cho công

chúng của mình. Người làm báo phải tôn trọng công chúng. Công chúng là
khách hàng số 1.
Công chúng báo chí truyền thông vừa là đối tượng tác động, đối
tượng thuyết phục, đối tượng phản ánh, đối tượng phục vụ và là khách hàng
của báo chí. Cho nên ngoài các khái niệm về công chúng còn có một khái
niệm công chúng- khách hàng và thị trường báo chí. Điều đó nói lên ý nghĩa
đa diện của công chúng trong mối quan hệ với cơ quan báo chí. Công chúng
báo chí còn là khách hàng. Sản phẩm báo chí là hàng hóa, món hàng ấy được
mua chủ yếu bởi công chúng báo chí. Khi sản phẩm báo chí là hàng hóa bán
được thì cơ quan báo chí có những lợi ích sau:
+ Thứ Nhất là gây được ảnh hưởng, từ đó góp phần hình thành tư
tưởng, nhận thức, thái độ và hành vi đúng đắn theo mong đợi của người làm
báo cũng như chủ đích của tòa soạn báo chí. Không ai chi trả khoản tiền mua
sản phẩm báo chí để rồi bỏ phí, không dùng. Tức là cơ quan báo chí có thể
thực hiện được lợi ích chính trị, văn hóa, xã hội. Đó là điều rất quan trọng, có
ý nghĩa quyết định vị thế xã hội và bản chất của hoạt động báo chí.
+ Thứ hai là, thu được tiền để bù đắp chi phí sản xuất, để hạch toán thuchi. Không bán được sản phẩm, ngông mở rộng được khách hàng báo chí thì
khó có điều kiện phát triển sự nghiệp báo chí. Phát triển cơ chế thị trường, rồi
đây số cơ quan báo chí được bao cấp kinh phí cho hoạt động sẽ giảm đi, số cơ
quan báo chí phải lo tự cân đối tài chính tăng lên thì mối quan hệ với công
chúng với tư cách khách hàng sẽ phải được nhận thức lại.
+ Thứ Ba là, trên cơ sở số lượng, chất lượng và đặc điểm nhóm công
chúng mà sản phẩm báo chí gây ảnh hưởng, cơ quan báo chí có cơ hội phát
triển quảng acos, kinh doanh, dịch vụ và gây ảnh hưởng chính trị- xã hội,
+ Thứ Tư là, trong quá trình ấy, mối quan hệ gần gũi của cơ quan báo
chí và nhà báo với công chúng- nhóm đối tượng có thể chia sẻ thông tin, nhu
7


cầu mong đợi... mà người làm báo cần nắm bắt để có thể khơi nguồn đề tài và

cảm hứng sáng tạo.
- Công chúng báo chí là đối tác của cơ quan báo chí, là nguồn cung cấp
dữ liệu và nguồn nuôi dưỡng báo chí. Công chúng không chỉ là đối tượng tác
động, đối tượng thuyết phục và lôi kéo mà còn là chủ thể tham gia tích cực
trong quá trình ấy; mặt khác họ còn là lực lượng đánh gái, gíam sát và cổ vũ
động viên mọi hoạt động báo chí. Thực tế cho thấy sản phẩm báo chí nào từu
báo in, phát thanh, truyền hình hay báo mạng điện tử, công chúng, nhóm đối
tượng tham gia càng nhiều bao nhiêu, uy tín và năng lực tác động của nó càng
cáo bấy nhiêu. Chính vì vậy, báo chí truyền thông đại chúng cần phải được tổ
chức theo hệ thống mở, để cho tất cả những ai có nhu cầu có thể tham gai vào
hoạt động của nó. Hoạt động thực tiễn của công chúng, sự quan tâm của công
chúng không chỉ là nguồn cổ vũ to lớn, mà còn là nguồn đề tài phong phú vô
tận, là trường học đối với hoạt động báo chí.
Công chúng nào thì báo chí ấy. Càng hướng tới công chúng và lấy công
chúng, dư luận xã hội là đối tượng phục vụ, làm đối tác và đối chứng để tự
điều chỉnh mình là những biểu hiện tích cực của báo chí hiện đại, báo chí
chuyên nghiệp. Nhờ thế , hoạt động báo chí theo mô hình lý thuyết truyền
thông một chiều, áp đặt dần dần chuyển sang mô hình lý thuyết truyền thông
tương tác, hai chiều mềm dẻo cơ sở coi trọng nhu cầu thông tin và yêu cầu
công chúng và dư luận xã hội; tượng tự trong kinh tế thị trường lấy khách
hàng làm “thượng đế”; đối với báo chí, công chúng – khách hàng là “thượng
đế”. Tuy nhiên với hoạt động báo chí, có một “ Thượng đế” quan trọng hơnđó là quan điểm và thái độ chính trị.
Sống trong nền kinh tế thị trường kế hoạch hóa tập trung, quan liêu,
bao cấp người ta suy nghĩ khác; ý kiến, phán xét và thái độ ứng xử khác so
với trong điều kiện kinh tế thị trường. Theo đó, các quan niệm giá trị tinh
thần, đạo đức, lối sống, phương thức sống và hoạt động sống của người dân
cũng khác. Trình độ văn hóa và phong tục tập quán khác nhau, tính chất và
8



cách thức biểu hiện khác nhau. Những thói quen của nhân dân trong kinh tế
thị trường, tiêu thụ các sản phẩm vật chất cũng dần được áp dụng cho việc
tiêu thụ, thưởng thức các sản phẩm vóa tinh thần, trong đó có sản phẩm báo
chí truyền thông- công chúng có quyền lực chọn sản phẩm báo chí nào có độ
tin cậy cao- họ có thể tin tưởng và trông cậy.
*1. Công chúng xã hội: Là đối tượng tác động của báo chí và truyền
thông đại chúng ở cấp độ thứ nhất. Công chúng xã hội được hiểu là quần thể
dân cư rộng lớn chịu sự tác động và chi phối của báo chí cũng như các kênh
TTĐC khác, ở đó không phân biệt thành phần, giai cấp, lứa tuổi, trình độ...
xét về mặt nhân khẩu học- xã hội. Quần thể dân cư này có những lợi ích và
mối quan hệ với nhau theo khu vực, vùng miền, lãnh thổ. Chính lợi ích và
một trong những lý do liên kết họ thành cộng đồng và hình thành hay là tạo
sự quan tâm chung. Mặt khác, công chúng xã hội cũng có thể là nhóm đối
tượng được xác định bởi những tiêu chí như: tuổi tác, giới tính, nghề nghiệp,
địa bàn sống, mức sống,...
Công chúng xã hội với tư cách đối tượng tác động của báo chí có mối
quan hệ với cơ quan báo chí, sản phẩm báo chí và mối quan hệ tác dộng của
họ; chịu ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp của sản phẩm báo chí và do đó, cơ
quan báo chí gây ảnh hưởng nhất định tới nhóm công chúng này. Mức độ ảnh
hưởng cũng ở các cấp độ khác nhau, tùy thuộc vào các yếu tố chủ quan, khách
quan và điều kiện hoàn cảnh hay tâm lý và tâm trạng xã hội cụ thể thông qua
các sự kiện và vấn đề thông tin.
Công chúng xã hội được báo chí tác động vào đời sống tinh thần, ý
thức, nhận thức xã hội hàng ngày, gọi là nhận thức quần chúng hay nhận thức
đại chúng.
2. Công chúng báo chí:
Công chúng, công cộng,... là những từ có những ét nghĩa gần gũi mà
các học giả thường nhắc tới trong khi đề cập đến cong chúng mói chung.
Theo Đại từ điển Tiếng Việt, công chúng là “ đông đảo mọi người xem, hoặc
9



chứng kiến việc gì, trong quan hệ người diễn thuyết tác giả, diễn viên...”;
công cộng là “ chung hoặc thuộc về mọi người”. Như vậy, công chúng là
đông đảo người trong mối quan hệ với “người diễn thuyết”, người biểu diễn,
với tác giả, tác phẩm báo chí. Trong địa hạt báo chí truyền thông, công chúng
là những người, cộng đồng người trực tiếp hay gián tiếp tiếp nhận thông điệpphát ngôn tác phẩm báo chí, sản phẩm báo chí nói chung.
Công chúng và quan hệ công chúng đã và đang được xã hội quan tâm
từ nhiều khía cạnh khác nhau. Thuật ngữ công chúng ban đầu xuất hiện trong
hoạt động báo chí với tư cách là đối tượng tiếp nhận sản phẩm, đối tượng tác
động, ảnh hưởng, khách hàng của báo chí- chủ yếu là báo in, xuất hiện ở nước
Anh thế kỷ thứ XIX, phát triển ở cuối thế kỷ XX, nhờ trình độ văn hóa của
dân cư được nâng lên rõ rệt- số người biết chữ tăng lên cũng như quá trình
dân chủ hóa, đô thị hóa mở rộng và toàn cầu hóa.
Xuất hiện từ trong hoạt động báo chí, thuật ngữ công chúng được dùng
ngày càng rộng rãi trong hoạt động chính trị, văn hóa, nghệ thuật. Ngày nay, “
quan hệ công chúng” được sử dụng trong mọi hoạt động đặc biệt trong lĩnh
vực kinh tế, văn hóa, chính trị và văn hóa nghệ thuật; đồng thời, lĩnh vực này,
từ hơn trăm năm nay đã trở thành một ngành kinh doanh đẳng cấp và béo bở
ở phương Tây, và nay đang được “ nhập” vào và phát triển rất nhanh chóng ở
nước ta.
Có nhiều quan niệm khác nhau về công chúng. Dewey ( 1927) cho
rằng: “ công chúng được định nghĩa như một nhóm người mà họ thấy có
chung mối quan tâm/mong đợi liên quan đến tổ chức và cố gắng hoạt động
theo những cấu trúc thích hợp, và hơn thế là tổ chức lại những cấu trúc quan
hệ đó theo những nguyên tắc”. Theo định nghĩa này thì công chúng dưới góc
nhín của công chúng là nhóm người có mối quan tâm chung, có những mong
đợi ( lợi ích) hướng vào tổ chức và thiết lập mối quan hệ trên nguyên tắc có
lợi và trên nguyên tắc này có thể tái cấu trúc quan hệ đó trên cơ sở đôi bên
cùng có lợi.

10


Đối với hoạt động văn hóa nghệ thuật, công chúng là những người có
cùng sở thích, thị hiếu thưởng thức trong đó nòng cốt là các fan hâm mộ.
Trong hoạt động báo chí, công chúng có thể hiểu là quần thể dân cư hay
nhóm đối tượng mà cơ quan báo chí hay sản phẩm báo chí ( số báo, chương
trình phát thanh, chương trình truyền hình)... hướng vào để tác động ( và trực
tiếp hay gián tiếp chịu sự tác động của báo chí), nhằm lôi kéo, thu phục họ
vào phạm vi ảnh hưởng của mình. Nếu không thu phục được công chúng vào
tầm ảnh hưởng của mình, hiệu lực và hiệu quả hoạt động báo chí coi như
bằng không. Sản phẩm báo chí mà không có công chúng có thể coi như có
xuất bản hay phát sóng mà như không có. Báo chí không chỉ cần công chúngngười đọc, người nghe, người xem, mà còn cần phải chiếm được trái tim, khối
óc của họ, thu phục được họ; trước hết là gây dựng được niềm tin của công
chúng. Báo chí mà không có công chúng, không tạo dựng được niềm tin của
công chúng- trước hết là niềm tin vào cơ quan báo chí, thì sẽ tự đánh mất
mình.
Công chúng có vai trò đặc biệt quan trọng đối với hoạt động báo chí.
Công chúng quyết định vai trò, vị thế và sức mạnh xã hội của báo chí và nhà
báo; hiệu ứng xã hội- nhận thức, thái độ và hành vi của công chúng và dư
luận xã hội đối với những sự kiện và vấn đề báo chí thông tin là căn cứ quan
trọng nhất đánh giá năng lực và hiệu quả tác động của báo chí. Không chỉ là
đối tượng tác động, đối tượng phản ánh, mà còn là khách hàng- thượng đế của
tòa soạn báo chí, công chúng còn là nguồn lực vô tận và là nguồn lực sáng
tạo báo chí.
Có thể có sự phân biệt cụ thể hơn các thuật ngữ công chúng, công
chúng- nhóm đối tượng, nhóm đối tượng.
Thuật ngữ công chúng được hiểu là quần thể dân cư- không phân biệt
thành phần giai cấp, giới tính, nghề nghiệp; tức là nhìn học như đám đông với
tiêu chí địa bàn cư trú ( địa phương, vùng miền, lãnh thổ) như đặc điểm nổi

trội nhất. Còn nhóm đối tượng là khái niệm được dùng để chỉ nhóm đối tượng
11


tiếp nhận sản phẩm báo chí cụ thể với những tiêu chí riêng biệt như tuổi, nghề
nghiệp, giới tính, mức sống,..Do nhóm tuổi khác nhau nên tâm lý, nhu cầu, sở
thích tiếp nhận sản phẩm báo chí cũng rất khác nhau giữa các ấn phẩm, .... sản
phẩm báo chí.
Như vậy, việc phân định rạch ròi về nhận thức cũng như nhận diện
công chúng, nhóm đối tượng cụ thể trong hoạt động thực tiễn có ý nghĩa
nhiều mặt đối với việc nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động của báo chí, cả
trên bình diện chính trị xã hội hay kinh tế, đặc biệt là việc hình thành và
hướng dẫn dư luận xã hội tích cực đối với công chúng xã hội nói chung, các
nhóm đối tượng xác định nói riêng. Đối với chương trình thời sự- chính luận
trên sóng phát thanh, truyền hình thì mục đích hướng tới là công chúng xã
hội, còn đối với chương trình văn hóa- giải trí, trò chơi lại nhằm vào các đối
tượng cụ thể hơn. Mỗi chương trình lại nhằm vào nhóm đối tượng xác định
hơn, đó là quá trình phi đại chúng hóa trong đại chúng hóa truyền thông đại
chúng hiện đại.
Trong xã hội thông tin hiện nay, việc khơi ngòi dư luận không chỉ có
báo chí theo quan niệm truyền thống, mà còn từ mạng Internet, nhất là qua
mạng xã hội với các blog và các phần mềm nói chuyện. Qua kênh này, nhóm
đối tượng chính là cư dân mạng.
Khi nghiên cứu công chúng báo chí, cần chú trọng cả số lượng, chất
lượng cũng như vai trò vị thế của công chúng- nhóm đối tượng mà sản phẩm
báo chí hướng tới.
*Như vậy, có thể nói đến công chúng báo chí với những vai trò lớn sau
đây:
Là những người cùng trong phạm vi tác động và chịu ảnh hưởng ( trực
tiếp hay gián tiếp) của cơ quan báo chí, thông qua sản phẩm báo chí hay nhà

báo. Trong hoạt động văn hóa nghệ thuật, mỗi nhà văn, nhà thơ, hay họa sỹ..
đều có công chúng, fan hâm mộ của mình. Báo chí cũng như vậy. Nếu không
có công chúng thì sản phẩm báo chí coi như không có tác dụng, bởi vì sản
12


xuất ra không có người đọc, người nghe, người xem. Nhà báo mà không có
công chúng thì coi như khoogn hành nghề. Trong thực tế công chúng yêu quý
tờ báo hay chương trình PTTH, bắt đầu từ yêu quý tên tuổi nhà báo cụ thể gắn
với những tác phẩm báo chí mà họ tiếp nhận được.
Thực tế tác động vào nhà báo, hay chính nhà báo trên cơ sở nhận thức
thực tiễn đang vận động, nắm bắt nhu cầu thông tin của công chúng và ý đồ
thông tin của tòa soạn, làm ra những tác phẩm nhằm thỏa mãn nhu cầu công
chúng và đáp ứng yêu cầu thông tin. Cho nên, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn
nhắc nhở người làm báo cách mạng phải tự đặt câu hỏi là viết cái gì, viết cho
ai, viết để làm gì, sau đó mới đến viết như thế nào. Trong mối quan hệ này,
nhà báo giống người đầu bếp, luôn hướng tới thỏa mãn nhu cầu của khách
hàng và đạt được lợi nhuận cao nhất. “ Lợi nhuận” báo chí là lợi nhuận chính
trị- xã hội và lợi ích kinh tế đạt được. Muốn đạt được cả hai “ lợi nhuận” này,
báo chí phải gây được chú ý và thu phục công chúng vào phạm vi ảnh hưởng
của mình, phải hình dung và hướng dẫn được dư luận xã hội, thông qua các
tác phẩm, ấn phẩm báo chí cụ thể.
Từ những nhu cầu của công chúng, nhóm công chúng chuyên biệt, từng
đối tượng cụ thể mà thông tin báo chí được phân chia để đáp ứng cho từng đối
tượng công chúng. Cụ thể:
Thông tin thời sự - chính trị có tính chất quảng bá, đại chúng hóa nhằm
thỏa mãn nhu cầu thời sự của công chúng và phục vụ mục đích, tính chất,
khuynh hướng của báo chí. Mọi tầng lớp dân cư nói chung được thỏa mãn bởi
thông tin phổ quát.
Với những nhóm công chúng riêng biệt thì có nhu cầu về thông tin chỉ

dẫn như việc chỉ dẫn sử dụng thiết bị đồ gia dụng, chỉ dẫn chăm sóc trẻ nhỏ,
chỉ dẫn muốn học giỏi môn toán....

13


Cũng tương tự như vậy một nhóm công chúng khác lại cần những
thông tin tư vấn: những thông tin tập trung vào loại vấn đề, đề tài nào đó như
về sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục...
Một nhóm công chúng lại cần các thông tin quảng cáo- những thông tin
về các loại sản phẩm hay dịch vụ.
Có nhóm công chúng cần được cung cấp các thông tin kết hợp với giải trí.
Trong lý luận và thựctiễn báo chí hiện đại, công chúng báo chí có vai
trò đặc biệt quan trọng. Thái độ và cách thức ứng xử với công chúng báo chí
thể hiện tính chuyên nghiệp và đạo đức của giới báo chí nói chung và mỗi nhà
báo nói riêng. Khả năng nghiên cứu, nắm bắt và hiểu biết đặc điểm, tâm tư,
nguyện vọng, mong đợi của công chúng thể hiện năng lực nghề nghiệp cơ bản
và quan trọng hàng đầu của nhà báo. Nhà báo viết, nói cho công chúng của
mình; nhà báo giao tiếp với công chúng chủ yếu bằng sự kiện và vấn đề thông
qua tác phẩm. Do đó, thực tiễn đã hình thành mối quan hệ Nhà báo- tác phẩmcông chúng.
Công chúng báo chí được hiểu là quần thể dân cư hay nhóm đối tượng
mà báo chí gây ảnh hưởng hoặc hướng vào để gây ảnh hưởng. Như vậy công
chúng báo chí được xem xét trong mối quan hệ với sản phẩm báo chí, với cơ
quan báo chí và với nhà báo. Như vậy, công chúng báo chí có thể được nhìn
nhận từ các bình diện khác nhau:
-Thứ nhất, là quần thể cư dân, không phân biệt giai cấp, giới tính, tuổi
tác, nghề nghiệp,...
- Thứ hai, là nhóm đối tượng chuyên biệt, theo những tiêu chí nhất
định, như tiêu chí về nhân khẩu-xã hội, như tuổi, giới tính, nghề nghiệp; hoặc
nhu cầu và mong đợi khác nhau.

- Thứ ba, đối tượng tác động, gây ảnh hưởng, công chúng và khách
hàng- thị trường của báo chí; là nguồn tin và nguồn lực nuôi dưỡng sức sống

14


của báo chí. Công chúng- khách hàng, thị trường là người sẵn sàng chi tiền
mua sản phẩm báo chí. Công chúng trực tiếp là người bỏ tiền mua báo, mua
chương trình, phát thanh, truyền hình, trả tiền cước truyền hình..., tạo nguồn
thu và thị trường quảng cáo cho báo chí; nhờ đó, thu hút được khách hàng và
thị trường quảng cáo. Không có loại công chúng này thì báo chí khó có điều
kiện phát triển bền vững.
- Thứ tư, là nguồn tin và sức mạnh xã hội của báo chí, nguồn sáng tạo
của báo chí. Công chúng xã hội là lực lượng quan trọng ( thậm chí chủ yếu)
quyết định vai trò, vị thế, uy tín và sức mạnh xã hội của báo chí và uy tín nhà
báo. Không ai có thể phong tặng danh hiệu với đầy đủ sức mạnh và uy tín bền
vững lâu dài cho báo chí và nhà báo bằng công chúng và dư luận xã hội.
- Thứ năm, là đầu ra, là khách hàng- thị trường của báo chí.

3. Công chúng báo chí truyền thông vừa là đối tượng tác động, đối
tượng thuyết phục, đối tượng phản ánh, đối tượng phục vụ và là khách hàng
của báo chí. Cho nên ngoài các khái niệm về công chúng còn có một khái
niệm công chúng- khách hàng và thị trường báo chí. Điều đó nói lên ý nghĩa
đa diện của công chúng trong mối quan hệ với cơ quan báo chí. Công chúng
báo chí còn là khách hàng. Sản phẩm báo chí là hàng hóa, món hàng ấy được
mua chủ yếu bởi công chúng báo chí. Khi sản phẩm báo chí là hàng hóa bán
được thì cơ quan báo chí có những lợi ích sau:
+ Thứ Nhất là gây được ảnh hưởng, từ đó góp phần hình thành tư
tưởng, nhận thức, thái độ và hành vi đúng đắn theo mong đợi của người làm
báo cũng như chủ đích của tòa soạn báo chí. Không ai chi trả khoản tiền mua

sản phẩm báo chí để rồi bỏ phí, không dùng. Tức là cơ quan báo chí có thể
thực hiện được lợi ích chính trị, văn hóa, xã hội. Đó là điều rất quan trọng, có
ý nghĩa quyết định vị thế xã hội và bản chất của hoạt động báo chí.

15


+ Thứ hai là, thu được tiền để bù đắp chi phí sản xuất, để hạch toán thuchi. Không bán được sản phẩm, ngông mở rộng được khách hàng báo chí thì
khó có điều kiện phát triển sự nghiệp báo chí. Phát triển cơ chế thị trường, rồi
đây số cơ quan báo chí được bao cấp kinh phí cho hoạt động sẽ giảm đi, số cơ
quan báo chí phải lo tự cân đối tài chính tăng lên thì mối quan hệ với công
chúng với tư cách khách hàng sẽ phải được nhận thức lại.
+ Thứ Ba là, trên cơ sở số lượng, chất lượng và đặc điểm nhóm công
chúng mà sản phẩm báo chí gây ảnh hưởng, cơ quan báo chí có cơ hội phát
triển quảng cáo, kinh doanh, dịch vụ và gây ảnh hưởng chính trị- xã hội,
+ Thứ Tư là, trong quá trình ấy, mối quan hệ gần gũi của cơ quan báo
chí và nhà báo với công chúng- nhóm đối tượng có thể chia sẻ thông tin, nhu
cầu mong đợi... mà người làm báo cần nắm bắt để có thể khơi nguồn đề tài và
cảm hứng sáng tạo.
- Thông điệp quảng cáo trên báo chí có khả năng tác động mạnh vào
nhận thức tư tưởng, tình cảm, thị hiếu, quan niệm và lối sống của con người,
nhất là lớp trẻ, vậy nên tính xác thực thông điệp bảo đảm lwoij ích của cả
doanh nghiệp và khách hàng- công chúng truyền thông. Bởi đối tượng tác
động của thông điệp quảng cáo chủ yếu là công chúng- nhóm đối tượng của
báo chí, báo chí cần phải bảo vệ lợi ích của công chúng mình.
Như đã đề cập về các nhu cầu của công chúng báo chí ở trên thì chính
công chúng xã hội là nơi phát sinh nhu cầu quảng cáo cho cơ quan báo chítruyền thông. Khi doanh nghiệp lựa chọn phương tiện nào để quảng cáo tức là
nhằm quảng bá sản phẩm và dịch vụ của mình cho nhóm công chúng- đối
tượng- khách hàng nào- xét về số lượng, chất lượng, cơ cấu thành phần nhân
khẩu học, xã hội, như tuổi tác, trình độ, giới tính, nghề nghiệp, dân tộc, tôn

giáo, địa bàn sống, mức sống...

16


- Công chúng báo chí là đối tác của cơ quan báo chí, là nguồn cung cấp
dữ liệu và nguồn nuôi dưỡng báo chí. Công chúng không chỉ là đối tượng tác
động, đối tượng thuyết phục và lôi kéo mà còn là chủ thể tham gia tích cực
trong quá trình ấy; mặt khác họ còn là lực lượng đánh gái, gíam sát và cổ vũ
động viên mọi hoạt động báo chí. Thực tế cho thấy sản phẩm báo chí nào từ
báo in, phát thanh, truyền hình hay báo mạng điện tử, công chúng, nhóm đối
tượng tham gia càng nhiều bao nhiêu, uy tín và năng lực tác động của nó càng
cáo bấy nhiêu. Chính vì vậy, báo chí truyền thông đại chúng cần phải được tổ
chức theo hệ thống mở, để cho tất cả những ai có nhu cầu có thể tham gai vào
hoạt động của nó. Hoạt động thực tiễn của công chúng, sự quan tâm của công
chúng không chỉ là nguồn cổ vũ to lớn, mà còn là nguồn đề tài phong phú vô
tận, là trường học đối với hoạt động báo chí.
Công chúng xã hội là người tôn vinh, nguồn sức mạnh xã hội to lớn của
cơ quan báo chí và nhà báo. Uy tín và sức mạnh tinh thần cũng như tác động
xã hội của cá nhân nhà báo thông qua tác phẩm báo chí, sản phẩm báo chí
đích thực của họ, trước hết được công chúng ghi nhớ và tôn vinh, tự chính
lòng dân, trong lòng công chúng- nhóm đối tượng như dân gian có câu: “ngàn
năm bia miệng vẫn còn trơ trơ”.
Mỗi nhà báo gắn bó với công chúng mình bằng loại đề tài mà anh ta
theo đuổi và khai thác, bằng góc độ tiếp cận tinh tế mà anh ta mở ra cho công
chúng, bằng hệ thống các chi tiết do chính anh ta “ lượm lặt”, chắt lọc, sắp
xếp, bằng ngôn ngữ, giọng điệu mà anh ta phát ngôn trong sự phù hợp với
nhu cầu, thị hiếu, sở thích và mong đợi của công chúng mình.
Trong tư duy chính trị và hoạt động báo chí hiện đại, công chúng có vai
trò và vị thế đặc biệt quan trọng. Mọi biểu hiện coi nhẹ hoặc xem thường

công chúng sẽ tiềm ẩn những nguy cơ bất lợi về nhiều mặt, mà trực tiếp là
năng lực và hiệu quả tác động của báo chí sẽ suy giảm. Thông qua đó, ảnh

17


hưởng trực tiếp đến chỉ số lòng tin, niềm tin, độ tin cậy của công chúng và
nhân dân nói chung đối với báo chí nói riêng, với công tác tư tưởng chính trị
nói chung.
Công chúng nào thì báo chí ấy. Càng hướng tới công chúng và lấy công
chúng, dư luận xã hội là đối tượng phục vụ, làm đối tác và đối chứng để tự
điều chỉnh mình là những biểu hiện tích cực của báo chí hiện đại, báo chí
chuyên nghiệp. Nhờ thế , hoạt động báo chí theo mô hình lý thuyết truyền
thông một chiều, áp đặt dần dần chuyển sang mô hình lý thuyết truyền thông
tương tác, hai chiều mềm dẻo cơ sở coi trọng nhu cầu thông tin và yêu cầu
công chúng và dư luận xã hội; tượng tự trong kinh tế thị trường lấy khách
hàng làm “thượng đế”; đối với báo chí, công chúng – khách hàng là “thượng
đế”. Tuy nhiên với hoạt động báo chí, có một “ Thượng đế” quan trọng hơnđó là quan điểm và thái độ chính trị.
Sống trong nền kinh tế thị trường kế hoạch hóa tập trung, quan liêu,
bao cấp người ta suy nghĩ khác; ý kiến, phán xét và thái độ ứng xử khác so
với trong điều kiện kinh tế thị trường. Theo đó, các quan niệm giá trị tinh
thần, đạo đức, lối sống, phương thức sống và hoạt động sống của người dân
cũng khác. Trình độ văn hóa và phong tục tập quán khác nhau, tính chất và
cách thức biểu hiện khác nhau. Những thói quen của nhân dân trong kinh tế
thị trường, tiêu thụ các sản phẩm vật chất cũng dần được áp dụng cho việc
tiêu thụ, thưởng thức các sản phẩm vóa tinh thần, trong đó có sản phẩm báo
chí truyền thông- công chúng có quyền lực chọn sản phẩm báo chí nào có độ
tin cậy cao- họ có thể tin tưởng và trông cậy.
Trong công chúng truyền thông, cần đề cập tới công chúng đích và
công chúng liên quan; công chúng tiềm năng và công chúng thực tế, công

chúng trực tiếp và công chúng gián tiếp...

18


Công chúng đích là nhóm công chúng mà báo chí truyền thông hướng
tới để gây ảnh hưởng theo những mục đích đã định, không chỉ trước mắt, mà
cả trong kế hoạch cũng như chiến lược truyền thông dài hạn. Công chúng liên
quan là nhóm công chúng liên quan đến nhóm công chúng đích mà nếu báo
chí truyền thông gây được ảnh hưởng với nhóm công chúng này sẽ góp phần
quan trọng nâng cao hiệu quả ảnh hưởng đối với công chúng đích.
Công chúng mà báo chí đã đang tác động gây ảnh hưởng trực tiếp, hay
gián tiếp gọi là công chúng thực tế. Công chúng thực tế là công chúng đã và
đang chịu tác động trực tiếp hay gián tiếp của thông tin báo chí.
Công chúng trực tiếp là những người chịu tác động trực tiếp từ sản
phẩm báo chí; công chúng gián tiếp là những người chịu ảnh hưởng gián tiếp
từ sản phẩm báo chí thông qua nhóm công chúng trực tiếp nhờ ảnh hưởng lây
lan. Đó là quá trình chịu sự tác động, ảnh hưởng của cơ chế lây lan trong tâm
lý đám đông và dư luận xã hội. Sức tác động lây lan này mạnh hay yếu, rộng
hay hẹp tùy thuộc vào đặc điểm nhóm công chúng, đối tượng, vào tính chất và
quy mô của sự kiện và vấn đề thông tin, vào môi trường xã hội và điều kiện
sinh hoạt của công chúng...

19


KẾT LUẬN
Trên đây là 1 phần trong những vấn đề về Báo chí học. Vì đây là lĩnh
vực đòi hỏi sự phát triển tiếp nối về lý luận và đưa ra những dự báo xu hướng
phát triển trong tương lai. Trong giới hạn của một tiểu luận em chỉ xin dừng

lại ở việc trình bày một số nội dung về lĩnh vực này.
Rất mong sự bổ sung, góp ý của thầy giáo và các bạn học viên. Xin trân
trọng cảm ơn.

20



×