Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

ỨNG DỤNG MÔ HÌNH MIKE 11 ĐỂ ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG LÀM VIỆCLẬP QUY TRÌNH VẬN HÀNH CỦA CÁC CỐNG THUỘC HỆ THỐNG THỦY LỢINGỌT HÓA GÒ CÔNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.54 MB, 12 trang )

Nghiên cứu khoa học chuyên ngành

ỨNG DỤNG MÔ HÌNH MIKE 11 ĐỂ ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG LÀM VIỆC
LẬP QUY TRÌNH VẬN HÀNH CỦA CÁC CỐNG THUỘC HỆ THỐNG THỦY LỢI
NGỌT HÓA GÒ CÔNG – TIỀN GIANG THÍCH ỨNG VỚI
BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU – NƯỚC BIỂN DÂNG
HVCH. Mai Đức Phú*
PGS.TS. Dương Văn Viện**
Biến đổi khí hậu, nước biển dâng làm cho một loạt cống ven biển thay đổi chế độ thủy
văn, thủy lực, vì thế cần phải đánh giá khả năng thích ứng của chúng. Nghiên cứu ứng
dụng mô hình MIKE 11 với các module liên quan đã được tiến hành để đánh giá khả năng
làm việc của các cống vùng triều thuộc dự án ngọt hóa Gò Công - Tiền Giang theo các
kịch bản nước biển dâng (NBD). Kết quả mô phỏng đã định lượng được sự tác động từ
NBD (theo kịch bản do Bộ Tài Nguyên và Môi trường công bố), từ đó đưa ra các giải pháp
kỹ thuật cho các cống nhằm thích nghi với NBD và phát triển bền vững.
Bài báo tóm tắt nội dung chuyên đề: Nghiên cứu lập quy trình vận hành hệ thống
thủy lợi thuộc dự án Gò Công – Tiền Giang để thích ứng với nước biển dâng do biến đổi
khí hậu (thuộc đề tài luận văn cao học).
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Biến đổi khí hậu (BĐKH) kéo theo nước
biển dâng (NBD) và nhiều ảnh hưởng xấu
khác đã được các nhà khoa học dự báo.
Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) sẽ là
vùng bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Năm
2009, được sự chấp thuận của Chính phủ bộ
Tài nguyên và Môi trường đã công bố Kịch
bản Biến đổi khí hậu - Nước biển dâng cho
các giai đoạn đến năm 2100 để các Bộ
ngành làm căn cứ xem xét.
Trong đời sống kinh tế - xã hội vùng ven
biển hệ thống cống vùng triều đóng vai trò


hết sức quan trọng. Tuy nhiên, hệ thống
cống này đã được thiết kế trong trường hợp
chưa xét đến điều kiện BĐKH vì thế cần
phải nghiên cứu khả năng làm việc khi có
thay đổi do NBD từ đó tìm giải pháp nâng
cấp để phù hợp với yêu cầu mới.
Việc xác định các thông số thủy văn,
thủy lực của các cống trên hệ thống sông
trong điều kiện tương ứng với các kịch bản
NBD do BĐKH đòi hỏi phải sử dụng mô
hình toán. Tại ĐBSCL việc phát triển và ứng

dụng mô hình toán trong quy hoạch và quản
lý tài nguyên nước nói chung được chú trọng
trong suốt gần bốn thập kỷ qua. Chuyên đề
này tập trung nghiên cứu ứng dụng mô hình
Mike11 của bài toán dòng chảy kiệt và dòng
chảy lũ nhằm đánh giá khả năng hoạt động
của các cống tương thích với các kịch bản
NBD để góp phần phục vụ khai thác và quản
lý bền vững tài nguyên nước lưu vực sông
Tiền thuộc địa phận tỉnh Tiền Giang.
2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
2.1. Giới thiệu tóm tắt mô hình MIKE11
Qua nghiên cứu các mô hình cho thấy
MIKE 11 do DHI Water & Environment
phát triển, là một phần mềm dùng để mô
phỏng dòng chảy/lưu lượng, chất lượng
nước và vận chuyển bùn cát ở các cửa sông,
sông, kênh và mạng lưới sông. Đây là một

mô hình động lực có thể phân tích chi tiết hỗ
trợ cho công tác thiết kế, quản lý, vận hành
trong hệ thống sông, kênh. Với môi trường
đặc biệt thân thiện, linh hoạt và tốc độ,
MIKE 11 là một công cụ thiết kế hữu

* Giảng viên khoa Thủy lợi
** Hiệu trường Trường Cao đẳng Nông nghiệp Nam Bộ

75


Nghiên cứu khoa học chuyên ngành

Hiệu về kỹ thuật công trình, tài nguyên
nước, quản lý chất lượng nước và các ứng
dụng quy hoạch.

-

Module HD - Thủy động lực học là
phần cốt lõi của MIKE 11 với tính
năng:

-

Giải bài toán thủy động lực học St.
Venant cho kênh hở.

-


Giải bài toán sóng khuyếch tán,
sóng động học cho một số nhánh
định trước.

-

Giải bài toán Muskingum cho một
số nhánh định trước

-

Tự động hiệu chỉnh cho điều kiện
dòng chảy êm, dòng chảy xiết

-

Mô phỏng hầu hết các loại công
trình trên sông như cầu, cống, trạm
bơm, đập..

Ngoài mô-đun HD và AD đã mô tả ở
trên, MIKE còn bao gồm một số mô-đun
bổ sung về các vấn đề:
-

Thủy văn (Mike-NAM)

-


Chất lượng nước (Mike – WQ)

-

Vận chuyển bùn cát có cố kết (có
tính dính) (Mike -ST)

-

Vận chuyển bùn cát không có cố
kết (không có tính dính) (Mike ST).

2.2. Giới thiệu một vài dữ liệu vùng
nghiên cứu
Tài liệu địa hình được sử dụng trong tính
toán được trích xuất từ bản đồ thủy lực mùa
cạn ĐBSCL và chi tiết hóa cho vùng nghiên
cứu với các nhánh sông. Một phần số liệu kế
thừa kết quả nghiên cứu nhiều năm của Viện
Vùng dự án ngọt hóa Gò Công nằm phía
Đông tỉnh Tiền Giang. Đây là vùng tưới tiêu
chịu ảnh hưởng của triều biển Đông với chế

Đặc trưng cơ bản của mô hình MIKE 11
là cấu trúc tổng hợp với nhiều mô-đun được
thêm vào để mô phỏng các hiện tượng liên
quan đến hệ thống sông. Các mô-đun trong
bộ MIKE 11 bao gồm:
Khoa học Thuỷ lợi Miền Nam và Viện Quy
hoạch Thủy lợi miền Nam.

Sông Tiền chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của
thủy triều biển Đông, khi triều lên sẽ tạo
dòng chảy về phía thượng lưu và ngược lại;
là hai tỉnh giáp biển nên biến đổi khí hậu mà
đặc biệt là NBD sẽ ảnh hưởng lớn đến các
hoạt động phát triển kinh tế, thông qua các
đặc trưng thủy văn, thủy lực, đặc biệt tình
hình thiếu nước ngọt ngày càng trở nên trầm
trọng và có diễn biến bất thường, dễ nhận ra
nhất là các mùa khô năm 2004, 2005 và gần
đây năm 2010.
Ở vùng nghiên cứu, công trình thuỷ lợi
được xây dựng qua nhiều thời kỳ, khi thiết
kế chưa đề cập đến yếu tố BĐKH. Cống chỉ
làm việc có hiệu quả khi lưu lượng và mực
nước đảm bảo mức thiết kế trước đây. Hiện
nay, vào mùa khô lưu lượng trên các sông
nhỏ nước mặn xâm nhập sâu vào nội địa,
gây thiếu nguồn nước ngọt ảnh hưởng đến
sản xuất nông nghiệp và tác động xấu đến
môi trường sinh thái; do cao độ mặt đất tự
nhiên ở đây khá thấp, vào mùa mưa lũ gặp
khi triều cường dâng cao, cùng với hiện
tượng NBD và nước thượng nguồn sông
Mekong đổ về sẽ gây ngập lụt lâu hơn, sâu
hơn trên phần lớn diện tích vùng ven biển,
ven sông.
Tiền Giang là một tỉnh nằm trong khu
vực đồng bằng sông Cửu Long (phía Đông
Bắc ĐBSCL) theo các nhà khoa học đánh

giá đây là khu vực nhạy cảm dễ bị tổn
thương từ các tác động của biến đổi khí hậu
như nước biển dâng và xâm nhập mặn; lũ lụt,
tiêu thoát nước và sạt lở đất; bão và áp thấp
nhiệt đới; hạn hán.
độ bán nhật triều biên độ triều cao nhất có
thể đạt 3,5m.
Phạm vi vùng dự án được giới hạn bởi:
76


Nghiên cứu khoa học chuyên ngành

- Phía Đông là : Biển Đông
- Phía Tây là

: Kênh Chợ Gạo

- Phía Nam là

: sông Cửa Tiểu

- Phía Bắc là

: Sông Vàm Cỏ

Tổng diện tích tự nhiên của khu vực là
54.400 ha và cho đến nay đã có 42.589,29ha
đất trồng trọt, trong đó có 29.589,86 ha
trồng lúa, 1.263,2ha đất luân canh lúa màu,

4.470,75ha đất luân canh hoa màu,
7.265,49ha đất trồng cây lâu năm.

Hình 1. Bản đồ khu vực nghiên cứu

2.3. Sơ đồ Thủy lực
Mạng sông
Sơ đồ tính toán được trích xuất từ bản đồ
thủy lực ĐBSCL và chi tiết hóa cho vùng
nghiên cứu Bến Tre - Tiền Giang số liệu đo

đạc từ năm 1998 - 2000. Một phần số liệu
thu thập dựa trên một số kết quả nghiên cứu
nhiều năm của Viện Khoa học Thủy lợi
Miền Nam và Viện Quy hoạch Thủy lợi
miền Nam.

77


Nghiên cứu khoa học chuyên ngành

Hình 2. Sơ đồ tính toán mạng thủy lực

Tiểu, Cửa Đại, cửa Ba Lai, cửa Hàm
Luông và cửa Cổ Chiên.

Hệ thống biên mô hình
- Biên trên: Là quá trình lưu lượng
ngày thực đo tại các trạm thuỷ văn

khống chế bao gồm Mỹ Thuận (sông
Tiền), Trị An (sông Đồng Nai), Dầu
Tiếng (sông Sài Gòn), Cần Đăng (sông
Vàm Cỏ Đông), Mộc Hoá (sông Vàm Cỏ
Tây). Độ mặn tại các biên trên là bằng 0.

2.4. Hiệu chỉnh thông số mô hình
Sử dụng phương pháp thử dần thông
thường trong hiệu chỉnh thông số. Hiệu
chỉnh mô hình được tiến hành cho các giai
đoạn dòng chảy kiệt tháng I đến tháng
VI/1998 và mùa lũ tháng VII - XII/2000, do
hạn chế của bài viết nên chỉ nêu một số kết
quả mô phỏng hiệu chỉnh được trình bày tại
các trạm Mỹ Tho (Tiền Giang) và tại trạm
Chợ Lách (Bến Tre).

- Biên dưới: là quá trình mực nước
giờ quan trắc tại các cửa sông trên hệ
thống bao gồm các trạm: Vũng Tàu, Cửa
[ m e te r ]

W a te r L e v e l
T IE N _ S
2 8 1 5 4 3 .5 0

T im e S e r ie s W a te r L e v e l

1 .6
E x te r n a l T S

M y T h o

1 .4
1 .2
1 .0
0 .8
0 .6
0 .4
0 .2
0 .0
-0 .2
-0 .4
-0 .6
-0 .8
-1 .0
-1 .2
-1 .4
-1 .6
-1 .8
1 -4 -1 9 9 8

3 -4 -1 9 9 8

5 -4 -1 9 9 8

7 -4 -1 9 9 8

9 -4 -1 9 9 8

1 1 -4 -1 9 9 8


1 3 -4 -1 9 9 8

1 5 -4 -1 9 9 8

1 7 -4 -1 9 9 8

1 9 -4 -1 9 9 8

2 1 -4 -1 9 9 8

2 3 -4 -1 9 9 8

2 5 -4 -1 9 9 8

2 7 -4 -1 9 9 8

Hình 3. Biểu đồ kết quả hiệu chỉnh quá trình mực nước tính toán và thực đo tại trạm Mỹ Tho

78

1


Nghiên cứu khoa học chuyên ngành
[ m e te r ]

T im e

S e rie s


W a te r

W a te r L e v e l
H A M L U O N G _ S

L e v e l

1 . 8

2 9 8 7 . 0 0

E x te r n a l T S 1
O B S _ H _ c h o la c h

1 . 6
1 . 4
1 . 2
1 . 0
0 . 8
0 . 6
0 . 4
0 . 2
0 . 0
- 0 . 2
- 0 . 4
- 0 . 6
- 0 . 8
- 1 . 0
- 1 . 2

- 1 . 4
- 1 . 6
7 - 3 - 1 9 9 8

1 2 - 3 - 1 9 9 8

1 7 - 3 - 1 9 9 8

2 2 - 3 - 1 9 9 8

2 7 - 3 - 1 9 9 8

1 - 4 - 1 9 9 8

6 - 4 - 1 9 9 8

1 1 - 4 - 1 9 9 8

Hình 4. Biểu đồ kết quả hiệu chỉnh quá trình mực nước tính toán và thực đo tại trạm Chợ Lách
[ m e te r ]

T im e

1 . 4

S e r ie s

W a te r

W a te r L e v e l

T IE N _ S
2 8 1 5 4 3 . 5 0

L e v e l

E x te r n a l T S 1
M N M y T h o - 2 0 0 0 - Q G

1 . 2
1 . 0
0 . 8
0 . 6
0 . 4
0 . 2
0 . 0
- 0 . 2
- 0 . 4
- 0 . 6
- 0 . 8
- 1 . 0
- 1 . 2
- 1 . 4
- 1 . 6
1 - 3 - 2 0 0 0

6 - 3 - 2 0 0 0

1 1 - 3 - 2 0 0 0

1 6 - 3 - 2 0 0 0


2 1 - 3 - 2 0 0 0

2 6 - 3 - 2 0 0 0

3 1 - 3 - 2 0 0 0

5 - 4 - 2 0 0 0

1 0 - 4 - 2 0 0 0

1 5 - 4 - 2 0 0 0

Hình 5. Biểu đồ kết quả kiểm định quá trình mực nước tính toán và thực đo năm 2000 trạm Mỹ Tho,
Chỉ tiêu NASH đối với mực nước là 97,9%
[ m e te r ]

T im e

S e r ie s

W a te r

W a te r L e v e l
H A M L U O N G _ S

L e v e l

1 . 4


E x te r n a l T S 1
O B S _ H _ c h o

1 . 2
1 . 0
0 . 8
0 . 6
0 . 4
0 . 2
0 . 0
- 0 . 2
- 0 . 4
- 0 . 6
- 0 . 8
- 1 . 0
- 1 . 2
- 1 . 4
1 - 3 - 2 0 0 0

6 - 3 - 2 0 0 0

1 1 - 3 - 2 0 0 0

1 6 - 3 - 2 0 0 0

2 1 - 3 - 2 0 0 0

2 6 - 3 - 2 0 0 0

3 1 - 3 - 2 0 0 0


5 - 4 - 2 0 0 0

1 0 - 4 - 2 0 0 0

1 5 - 4 - 2 0 0 0

2 0 - 4 - 2 0 0 0

Hình 6. Biểu đồ kết quả kiểm định quá trình mực nước tính toán và thực đo năm 2000 trạm Chợ
Lách, Chỉ tiêu NASH đối với mực nước là 95%

Hình 7. Biểu đồ kết quả hiệu chỉnh mặn tính toán và thực đo trên sông Cửa tiểu năm 1998
tại cống xuân hòa

79

2 9 8 7 . 0 0

la c h


Nghiên cứu khoa học chuyên ngành

Hình 8. Biểu đồ kết quả hiệu chỉnh mặn tính toán và thực đo trên sông Cửa tiểu năm 1998
tại cống vàm giồng

Hình 9. Biểu đồ kết quả hiệu chỉnh mặn tính toán và thực đo trên sông Cửa tiểu năm 1998
tại cống Long uông


Hình 10. Biểu đồ kết quả hiệu chỉnh mặn tính toán và thực đo trên sông Vàm cỏ năm 1998
tại cống Gò công

80


Nghiên cứu khoa học chuyên ngành

Hình 11. Biểu đồ kết quả kiểm định mặn tính toán và thực đo trên sông Cửa tiểu năm 1998
tại cống Xuân hòa

Hình 12. Biểu đồ kết quả kiểm định mặn tính toán và thực đo trên sông Cửa tiểu năm 1998
tại cống Vàm giồng

Hình 13. Biểu đồ kết quả kiểm định mặn tính toán và thực đo trên sông Cửa tiểu năm 1998 tại cống Long uông

Hình 14. Biểu đồ kết quả kiểm định mặn tính toán và thực đo trên sông Vàm cỏ năm 1998 tại cống Gò công

81


Nghiên cứu khoa học chuyên ngành

Số liệu đo đạc lưu lượng, mực nước tại
các trạm trên trong thời gian này được sử
dụng để hiệu chỉnh mô hình kiệt và mô hình
lũ. Đầu tiên trong quá trình hiệu chỉnh là
xem xét việc cân bằng tổng lượng giữa thực
đo và tính toán, tiếp theo của việc hiệu chỉnh
mô hình là hiệu chỉnh mực nước.

Nhận xét
Nhìn chung trên toàn hệ thống, kết quả
mô phỏng thể hiện được xu thế biến đổi của
2 đặc trưng lưu lượng và mực nước ở khu
vực nghiên cứu. Tuy vậy tại một số vị trí kết
quả mô phỏng thể hiện chưa tốt, chưa thể
hiện được hết các biến đổi của chuỗi số liệu
thực đo. Nhìn chung bộ thông số đã mô
phỏng khá tốt biến đổi của đặc trưng mực
nước và lưu lượng trên hầu hết các nhánh
sông - tại các vị trí có số liệu đo đạc. Do vậy
việc sử dụng bộ số liệu cho các bước tính
phương án tiếp theo là hoàn toàn có thể chấp
nhận được.

2.5. Tính toán mô phỏng phương án vận
hành hệ thống theo các kịch bản hiện
trạng & nước biển dâng
Các trường hợp đưa vào để tính toán
trong chuyên đề này tập trung đánh giá khả
năng làm việc của các cống trong vùng dự
án và khả năng cấp nước ngọt từ đó đưa ra
tính toán các kịch bản như sau: (i) Kịch bản
hiện trạng (KBHT): mùa khô sử dụng dòng
chảy kiệt trên lưu vực và biên mực nước
triều từ tháng I - VI/1998, đối với mùa lũ sử
dụng dòng chảy lũ trên lưu vực và biên mực
nước triều từ tháng VII – XII/2000 là những
năm khô cạn và lũ đặc trưng của ĐBSCL,
(ii) Kịch bản 1 (KB1): ứng với KBHT khi

NBD 33cm, (iii) Kịch bản 2 (KB2): ứng với
KBHT khi NBD 71cm, (iv) Kịch bản 3
(KB3): ứng với KBHT khi NBD 100cm.
Trích xuất kết quả tính từ mô hình Mike 11
phân tích theo các kịch bản như sau:

Bảng 1. Diễn biến độ mặn max tại cống Xuân Hòa trên sông Cửa Tiểu
Tháng

Độ mặn (g/l) theo
các kịch bản

1

2

3

4

5

6

HT

1.8

2.72


7.23

6.31

5.36

1.88

KB1

1.87

2.79

7.33

6.53

5.55

2.01

KB2

1.96

2.91

7.56


6.82

5.76

2.1

KB3

2.03

3

7.73

7.07

5.94

2.18

Bảng 2. Mực nước trước cống Xuân Hòa theo các kịch bản
Mực nước biển dâng

Mực nước min trước cống (m)

Mực nước max trước cống (m)

KB1 (33 cm)

-0.977


2.031

KB2 (71 cm)

-0.651

2.398

KB3 (100cm)

-0.396

2.687

82


Nghiên cứu khoa học chuyên ngành

Hình 15. Bản đồ phân vùng tưới

Tiến hành đánh giá khả năng cấp nước cho
hệ thống từ các cống lấy nước đầu mối, điều
kiện vận hành tại các cống chính trong dự án
vào mùa khô:
- Các cống lấy nước chính như cống xuân
hòa, vàm giồng mở để lấy nước liên tục
khi thỏa mãn đồng thời các điều kiện
sau: Chênh lệch mực nước giữa ngoài

sông và trong đồng ≥ 0.1 m và khi độ
mặn sông là < 4 g/l.
- Các cống còn lại làm nhiệm vụ tiêu nước
khi mực nước nội đồng > 0.85 m và xổ
xả định kỳ để cải thiện nguồn nước trong
hệ thống và khi chênh lệch mực nước
giữa trong đồng và ngoài sông ≥ 0.1 m.

Vào mùa mưa:
- Các cống lấy nước chính như cống
xuân hòa, vàm giồng mở để lấy nước liên
tục khi thỏa mãn đồng thời các điều kiện
sau: Chênh lệch mực nước giữa ngoài sông
và trong đồng ≥ 0.1 m và khi độ mặn sông là
< 4 g/l.
- Các cống còn lại làm nhiệm vụ tiêu
nước khi mực nước nội đồng > 0.85 m và xổ
xả định kỳ để cải thiện nguồn nước trong hệ
thống.
- Ngoài ra các cống chính (Xuân Hòa,
Vàm Giồng) tiến hành xả khi mưa lớn mực
nước trong đồng > 0.85 m

83


Nghiên cứu khoa học chuyên ngành

Hình 16. Mạng thủy lực 17 điểm cấp nước, 22 cống của dự án


Hình 17. Kết quả mô phỏng lưu lượng lấy qua cống Xuân Hòa mùa khô

Hình 18. Kết quả mô phỏng vận hành kiểm soát mặn cống Xuân Hòa mùa khô

84


Nghiên cứu khoa học chuyên ngành

Hình 19. Kết quả mô phỏng lưu lượng lấy qua cống Vàm Giồng mùa khô

Hình 20. Kết quả mô phỏng vận hành kiểm soát mặn cống Vàm Giồng mùa khô
Bảng 3. Bảng đánh giá khả năng cấp nước ngọt cho hệ thống của các cống Xuân hòa, Vàm giồng,
Rạch chợ theo tính toán tương ứng với các kịch bản NBD
Tháng
VHHT
VHKB1
VHKB2
VHKB3
W nhu
cầu
W
W
W
6 3
6 3
6 3
6 3
6 3
(10

m)
(10 m )
(10 m )
(10 m )
%
%
W (10 m )
%
%
1
100.13
117
148.26 173
163.29
190
132.67 155
85.81
2
65.79
92
105.90 148
128.23
179
115.10 161
71.46
3
15.35
95
37.78 233
61.94

381
63.87 393
16.25
4
2.56
2
4.51
4
5.92
5
7.78
6
120.03
5
23.77
26
34.30
37
65.01
71
63.12
69
91.48
6
54.44
74
61.00
83
121.47
165

146.68 200
73.48
7
64.87
115
55.90
99
68.01
120
66.24 117
56.47
8
11.95
126
27.08 285
64.02
674
56.71 597
9.50
9
33.72
91
56.44 152
49.36
133
41.47 112
37.15
10
14.36
168

42.44 495
41.19
481
39.59 462
8.57
11
70.02
93
79.76 106
68.55
91
72.54
97
74.97
12
57.74
93
74.05 119
56.96
91
56.67
91
62.25
Mùa
khô
262.03
57
391.75
85
545.87

119
529.22 115
458.50
Mùa
mưa
252.66
102
335.67 135
348.07
140
333.22 134
248.91

85


Nghiên cứu khoa học chuyên ngành

Nhận xét
Kết quả cho thấy tổ hợp vận hành đáp ứng
được 57% nhu cầu nước của hệ thống cho
mùa khô và 102% vào mùa mưa. Kết quả
vận hành của các cống theo tính toán mô
hình cũng gần giống với kết quả vận hành
trong thực tế.
2. KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận
Việc áp dụng phương pháp tìm biện pháp
vận hành công trình tối ưu nêu trên bằng
cách kiểm tra kết quả tính toán khả năng cấp

nước của hệ thống đã cung cấp các thông tin
về khả năng cung cấp nước ngọt cho vùng
dự án, nhờ vậy giúp cho việc tính toán điều
chỉnh quy hoạch sử dụng đất cho phù hợp
với mục tiêu và khả năng phát triển thực tế,
lựa chọn cơ cấu cây trồng và mùa vụ cho
từng vùng; tác giả đưa ra kết luận sau đây:
(i) Phần mềm tính toán Mike 11 phù hợp với
việc tính toán khi mô phỏng hóa hệ thống có
mạng kênh mương phức tạp như dự án ngọt
hóa Gò Công, (ii) Từ các thông số mô hình,
điều kiện ban đầu, điều kiện biên và sự mô
phỏng hệ thống cho kết quả tính toán phù
hợp với tài liệu thực đo, (iii) Có thể sử dụng
mô hình thủy lực là một công cụ quan trọng
trong việc tính toán dự báo các phương án
vận hành cống theo chế độ thủy lực nhằm
lấy đủ nước cho vùng dự án vào mùa khô,
(iv) Có thể áp dụng phần mềm mike phục vụ
cho công tác dự báo khả năng nhiễm mặn
trên sông cửa tiểu, tạo cơ sở cho việc ra
quyết định vận hành công trình phù hợp với
biển đổi của thủy văn.
Kết quả tính toán dựa và công cụ điều
khiển của mô hình mike 11 theo các phương
án vận hành kết hợp kiểm soát mặn các cống
đã khẳng định, với việc vận hành dự đoán
trước được thời gian trữ và xả nước thì sẽ
nâng cao mực nước trong hệ thống. đây là
cống hiến chính của vấn đề nghiên cứu. Việc

ứng dụng khoa học công nghệ như công

nghệ thông tin và điều khiển nhằm nâng cao
công tác quản lý và vận hành hệ thống.
3.2. Kiến nghị
Qua nghiên cứu, mô hình Mike11 đã
thể hiện nhiều tính năng ưu việt như: (i) có
tính
đồng bộ cao thể hiện qua việc kết nối với
các mô hình thành phần khác của Mike cũng
như các ứng dụng liên quan, (ii) hệ thống
file số liệu được tổ chức có tính khoa học
cao, tiện lợi khi giải quyết những bài toán
lớn, phức tạp, (iii) độ ổn định cao trong tính
toán với hệ thống mã báo lỗi chi tiết thuận
tiện cho người sử dụng.
Tuy vậy, một số điểm cần tiếp tục
được cải tiến thêm như: (i) cần cải tiến hệ
thống giao diện Mike theo hướng đơn giản
và thân thiện với người sử dụng hơn nữa,
(ii) cần chi tiết hơn nữa nội dung hướng dẫn
thiết lập/vận hành hệ thống công trình trên
sông.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] DHI Water & Environment: MIKE 11-A
Modelling System for Rivers and Channels.
Reference Manual, 2000.
[2] Bộ Tài nguyên và môi trường, (2009)
“Kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng
cho Việt Nam”

[3] Địa chí Tiền Giang, thông tin trên website

[4] Thông tin trên website

[5] Cty TNHH một thành viên Khai thác Công
trình Thủy lợi tỉnh Tiền Giang; Hồ sơ lý lịch
công trình và tài liệu quan trắc mực nước.
[6] PGS.TS Dương Văn Viện và nnk, (2010),
Nghiên cứu nâng cấp cống vùng triều vừa và
nhỏ để thích ứng với nước biển dâng do biến
đổi khí hậu ở Tiền Giang và Bến Tre, đề tài cơ
sở cấp Bộ năm 2010.

86



×