Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

Tổng hợp đề thi luật sở hữu trí tuệ 2014 2016

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (369.53 KB, 26 trang )

TỔNG HỢP ĐỀ THI LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆ 2014 – 2016
ĐỀ THI MÔN LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆ
LỚP DS 39
Thời gian làm bài 75 phút
Được sử dụng văn bản quy phạm pháp luật
1. Nhận định ĐÚNG, SAI , nêu cơ sở pháp lý và giải thích (5 điểm)
a. Thiệt hại tinh thần do hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ là tổn thất về uy tín gây ra cho
chủ sở hữu đối tượng quyền sở hữu trí tuệ
b. Quyền nhân thân của tác giả được bảo hộ vô thời hạn
c. Tác phẩm di cảo là tác phẩm không có tên tác giả khi công bố
d. Quyền đối với tên thương mại không được phép chuyển nhượng
e. Hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng giống cây trồng phải được đăng ký tại cơ quan nhà nước
có thẩm quyền
2. Bài tập (5 điểm)
Công ty Lan Anh chuyên kinh doanh vàng bạc đá quý, đã được Cục sở hữu trí tuệ cấp Giấy
chứng nhận đăng ký nhãn hiệu số 9826 theo quyết định số 5783/QĐ-SHTT ngày 01/04/2012,
đăng ký bảo hộ nhãn hiệu là “LA, Lan Anh, hinh”. Sau đó, công ty Lan Anh phát hiện hộ kinh
doanh là mua bán vàng bạc đá quý theo giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh sooa
41080018589 ngày 02/07/2013 sử dụng biển hiệu kinh doanh gắn tên “Kim Quý Lan Anh”.
Công ty Lan Anh đã khởi kiện hộ kinh đó ra tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh vì cho rằng
hộ kinh doanh đã xâm phạm độc quyền nhãn hiệu của mình. Trên thực tế, trong biển hiệu của hộ
kinh doanh Kim Quý Lan Anh có chứa dấu hiệu Lan Anh tương tự với nhãn hiệu mà công ty Lan
Anh đã đăng ký bảo hộ.
Yêu cầu:
- Hành vi của hộ kinh doanh Kim Quý Lan Anh có xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của công ty
Lan Anh hay không? Nêu cơ sở pháp lý? (2,5 điểm)
- Giả sử bạn là nguyên đơn trong vụ việc trên, hãy đưa ra những yêu cầu thích hợp (2,5 điểm)
-----------------------------------------------------------------------------------------ĐỀ THI MÔN LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆ - LỚP CHẤT LƯỢNG CAO K38A
Thời gian làm bài 60 phút, được sử dụng văn bản quy phạm pháp luật
1



1. Anh chị hãy trả lời đúng hoặc sai và giải thích ngắn gọn các nhận đinh sau:
a. Mọi sáng chế đều được Nhà nước Việt nam bảo hộ khi có yêu cầu
b. Hành vi sử dụng giống cây trồng đang được bảo hộ của người khác là hành vi vi phạm pháp
luật về bảo hộ giống cây trồng
c. Chủ sở hữu đối với tên thương mại có quyền chuyển giao tên thương mại cho nhiều chủ thể
nếu thỏa thuận được
d. Mọi dấu hiệu có khả năng phân biệt đều có thể được nhà nước Việt nam cấp văn bằng bảo hộ
là nhãn hiệu nều chủ thể có yêu cầu
e. Thời hạn bảo hộ quyền tác là suốt cuộc đời tác giả và 50 năm tiếp theo năm tác giả chết.
2. Quyền tác giả là gì, vì sao phải bảo hộ quyền tác giả
3. Bạn hãy nêu những hạn chế của pháp luật hiện hành về bảo hộ quyền tác giả và hướng
hoàn thiện
LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆ
Lớp Hành chính 38 B và Hình sự 38 B
Thời gian làm bài: 75 phút
Sinh viên chỉ sử dụng văn bản pháp luật
Câu 1: Các nhận định sau đây đúng hay sai? Giải thích lý do tại sao, nêu cơ sở pháp lý 4
điểm
a. Tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng các quyền tài sản của người biểu diễn thì phải trả tiền thù
lao cho người biểu diễn
b. Trường hợp tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng có đồng
chủ sở hữu thì khi chuyển nhượng những đối tượng này phải có sự đồng ý của tất cả các đồng
chủ sở hữu
c. Giá đền bù đối với quyền sử dụng sáng chế bị chuyển giao bắt buộc theo quyết định của cơ
quan nhà nước có thẩm quyền phải bằng lợi nhuận thu được do sử dụng sáng chế
d. Dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý của hàng hóa, dịch vụ có thê được bảo hộ là chỉ dẫn địa lý hoặc
nhãn hiệu
Câu 2: (6 điểm) Công ty TNHH Quốc tế Phúc Sinh được Sở kế hoạch đầu tư thành phố HCM
cấp Giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh ngày 13/9/2001. Công ty hoạt động tại thành phố HCM

và một số tỉnh thành ở phía Nam, với các ngành nghề đăng ký kinh doanh là: (i) Mua bán máy
móc thiết bị - linh kiện điện tử… hàng thủ công mỹ nghệ, lương thực, thực phẩm công nghệ,
2


thực phẩm chế biến, thức ăn gia súc, nguyên vật liệu, bán thành phẩm, hàng nông sản, vải sợi…
(iii) Đại lý mua bán kí gửi hàng hóa, dịch vụ giao nhận hàng hóa, dịch vụ thương mại, vận tải
hàng hóa, dịch vụ đóng gói bao bì (iv) sản xuất chế biến hàng nông sản, gia vị. Đến ngày
5/4/2007, đổi tên thành công ty TNHH Phúc Sinh. Ngày 31/5/2013 chuyển đổi thành công ty cổ
phần Phúc Sinh
Công ty cổ phần thương mại xuất nhập khẩu nông sản Phúc Sinh được sở kế hoạch đầu tư thanh
phố HCM cấp giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh ngày 21/10/2008. Hoạt động công ty tại
thành phố Hồ Chí Minh và các ngành nghề đăng kí kinh doanh gồm: bán buôn nông lâm sản
nguyên liệu ( trứ, gỗ, tre, nứa) và động vật sống ( trừ kinh doanh động vật hoang dã); bán lẻ
lương thực, thực phẩm… bán buôn cà phê, thủy sản, gạo, thực phẩm(iii) Sản xuất bột thô, sản
xuất tinh bột và các sản phẩm từ tinh bột… (i) vận tải hàng hóa, dịch vụ giao nhận hàng hóa, đại
lý ký gửi hàng hóa
Vào cuối năm 2013, công ty cổ phần Phúc Sinh (nguyên đơn) phát hiện hoạt động của công ty
CP TM-XNK-Nông sản Phúc Sinh (Bị đơn) nên đã khởi kiện ra tòa án vì cho rằng bị đơn có
hành vi xâm phạm quyền sở hữu đối với tên thương mại của Nguyên đơn
Hãy trả lời các câu hỏi sau:
a. Tên thương mại của chủ thể thỏa mãn điều kiện bảo hộ theo qui định của Luật sở hữu trí tuệ?
Hãy phân tích cụ thể các điều kiện bảo hộ dựa vào những dữ liệu đề cập phía trên?
b. Nếu là thẩm phán, hãy xác định bị đơn có hành vi xâm phạm quyền đối với tên thương mại
của nguyên đơn không? Vì sao
c. Theo bạn, việc nguyên đơn thay đổi loại hình doanh nghiệp dẫn đến tên doanh nghiệp của
nguyên đơn cũng có sự thay đổi, thì có làm thay đổi quyền sở hữu đối với tên thương mại của
Nguyên đơn hay không?
---------------------------------------------------------------------ĐỀ THI MÔN LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUÊ, LỚP CHẤT LƯỢNG CAO K39C
Thời gian làm bài 60 phút, được sử dụng văn bản pháp luật

I. Các nhận định sau đây đúng hay sai, giải thích ngắn gon, nêu cơ sở pháp lý (5điểm)
a. Mọi kiểu dáng công nghiệp có tính mới được pháp luật bảo hộ
b. Thời hạn bảo hộ đối với sáng chế là 10 năm và được gia hạn tối đa 3 lần
c. Mọi tác phẩm có tính nguyên gốc được pháp luật Việt nam bảo hộ
d, tên thương mại là tên của cá nhân, tổ chức
3


e. Không ai được sử dụng sáng chế của người khác nếu không có sự đồng ý của chủ sở hữu.
2. Nhãn hiệu là gì, vì sao phải bảo hộ nhãn hiệu (2 điểm)
3. Bạn hãy nêu những hạn chế của pháp luật hiện hành về bảo hộ nhãn hiệu và hướng hoàn
thiện (3 điểm)
-------------------------------------------------------------------------LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆ
Lớp TM 39A
Thời gian làm bài: 75 phút
Sinh viên chỉ sử dụng văn bản pháp luật
Câu 1: Các nhận định sau đây đúng hay sai? Giải thích lý do tại sao, nêu cơ sở pháp lý (6
điểm)
1. Đăng ký quyền tác giả là thủ tục bắt buộc để chủ thể xác lập quyền tác giải đối với tác phâm
của mình
2. Mục đích của việc thẩm định đơn đăng ký sở hữu công nghiệp là đánh giá tính hợp lệ của đơn
3. Chuyển nhượng quyền đối với tên thương mại phải kèm theo chuyển nhượng toàn bộ cơ sở
kinh doanh và hoạt động kinh doanh dưới tên thương mại đó
4. Chỉ dẫn địa lý được bảo hộ vĩnh viễn
5.
Quyền sử dụng sáng chế được chuyển giao theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm
quyền thuộc dạng không độc quyền.
6.
Tất cả các hành vi sử dụng nhãn hiệu trùng hoặc tương tự với chỉ dẫn địa lý được bảo hộ
là hành vi xâm phạm quyền đối với chỉ dẫn địa lý;

Câu 2: Phân tích sự khác biệt trong nội dung bảo hộ quyền tác giả tác phẩm văn học, nghệ thuật,
khoa học và quyền của tác giả sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán
dẫn (2 điểm)
Câu 3/ Bài tập (2 điểm)
Công ty trách nhiệm hữu hạn Hoa Sen sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực hóa mỹ phẩm từ năm
2000 với nhiều sản phẩm đã có mặt trên thị trường, trong đó có sản phẩm dầu gội đầu Hoa Ly đã
đi đăng ký và được cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu ngày 1/3/2010
Đầu năm 2013, công ty Hoa Sen phát hiện công ty trách nhiệm hữu hạn ABE (kinh doanh trong
cùng lĩnh vực) sản xuất và đưa ra ngoài thị trường sản phầm dầu gội đầu lấy tên là Hoa Sen. Hỏi
4


- Hành vi sản xuất, kinh doanh dầu gội đầu hoa Sen của công ty ABE có vi phạm pháp luật sở
hữu trí tuệ không? Vì sao

5


K36-kinh tế, quốc tế - HLU (Đại học Luật Hà Nội)
Thời gian: 90phút
Được sử dụng các văn bản luật
I. Các nhận định sau đây đúng hay sai. Nêu cơ sở pháp lý, giải thích tại sao? (0,5 điểm/câu)
1. Người chuyển thể, biên soạn, cải biên chỉ phải trả thù lao cho chủ sở hữu tác phẩm gốc khi tác
phẩm đã được công bố.
2. Chỉ có cuộc biểu diễn ở Việt Nam mới được bảo hộ theo pháp luật Việt Nam.
3. Chỉ dẫn địa lý là tên địa danh chỉ dẫn địa lý sản phẩm.
4. Biện pháp dân sự được áp dụng để xử lý hành vi vi phạm kể cả khi hành vi đó đang hoặc đã bị
xử lý bằng biện pháp hành chính hoặc biện pháp hình sự.
5. Sáng chế được bảo hộ đương nhiên 20 năm kể từ ngày nộp đơn.
6. Nhãn hiệu nổi tiếng được bảo hộ vô thời hạn.

7. Tên thương mại được bảo hộ phải bao gồm đầy đủ tên theo đăng ký kinh doanh.
II. Lý thuyết ( 4 điểm)
1. Nêu sự khác nhau giữa bảo hộ nhãn hiệu và bảo hộ tên thương mại. (1,5 điểm)
2 : Nêu sự khác nhau giữa bảo hộ quyền tác giả và bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp dưới dạng
sang chế. (2 điểm)
III. Tình huống (3 điểm)
Công ty An Đông sáng tạo ra “quạt hơi nước chắn gió..” và đem đi tham dự triển lãm hang hóa
tại thành phố Hồ Chí Minh vào ngày 1/2/2014. Anh A cũng sáng tạo ra sáng chế đó với nội dung
cơ bản giống sáng chế của công ty An Đông và đem đi đăng kí bảo hộ vào ngày 1/7/2014 và đòi
đăng công báo ngay sau đó. Công ty An Đông phát hiện ra và kiện đòi Cục SHTT cấp bằng cho
mình vào ngày 1/10/2014 vì cho rằng mình mới là người đầu tiên sáng tạo ra “quạt hơi nước
chắn gió”. Còn anh A cho rằng mình mới là người được cấp văn bằng vì anh sáng tạo một cách
độc lập và có ngày ưu tiên hơn công ty An Đông. Theo anh(chị), cục SHTT sẽ cấp văn bằng cho
ai ?
-----------------------------------------------------------------LU T SỞ

ỮU T

Lớp: Thương mại

TUỆ
38

Thời gian làm bài : 75 phút
Sinh viên chỉ sử dụng văn bản luật
Câu : Các nhận định sau đây đúng hay sai?
điểm
6

y giải thích v sao, nêu cơ sở pháp lý (4



1. Một đối tượng sở hữu công nghiệp muốn được bảo hộ tại Việt nam phải được Cục sở hữu trí
tuệ cấp văn bằng
2. Khi một tác phẩm được định hình dưới 1 hình thức nhất định thì tác phẩm đó được bảo hộ
3. Trong thời hạn bảo hộ quyền tác giả, việc sử dụng tác phẩm đó phải được sự đồng ý của chủ
sở hữu
4. Tổ chức, cá nhân sử dụng thời gian, đầu tư tài chính và cơ sở vật chất kỹ thuật của mình để
thực hiện cuộc biểu diễn là chủ sở hữu đối với cuộc biểu diễn đó
Câu 2:

y tr nh bày ý ngh a pháp lý của nguyên tắc nộp đơn đầu tiên (2 điểm

Câu 3: ài tập t nh huống (4 điểm
Năm 2013, ông Sáu đã lai tạo thành công giống ngô lai đơn S 55, nhưng không đăng ký bảo hộ.
ng Thành sau khi mua giống ngô lai đơn của ông Sau đã phân tích ngược và tạo ra một giống
ngô lai đơn khác và đặt tên giống ngô lai đơn của mình là S 66. Giống ngô lai đơn của ông
Thành được cục trồng trọt cấp bằng bảo hộ số 2813. Khi thấy trên thị trường sản phẩm ngô lai
đơn S 66 đươc bán rộng rãi ông Sáu đã kiện ông Thành vì cho rằng việc lai tạo của ông Thành
dựa trên thành quả nghiên cứu của ông Sáu. ng Sáu lấy lý do rằng ông Sáu bảo hộ giống ngô lai
đơn S 55 là bảo hộ bí mật kinh doanh. o đó, ông Thành đã vi phạm quyền của mình. Vì trên
thực tế giống ngô lai đơn S 55 và S 66 là hoàn toàn giống nhau
ng Thành không đồng ý vì lý do cho rằng mình không xâm phạm bí mật kinh doanh của ông
Sáu. ng Sáu yêu cầu:
- êu cầu Cục trồng trọt hủy bỏ bằng đã cấp cho ông Thành
- êu cầu Cục trồng trọt cấp bằng bảo hộ cho ông vì ông mới là người lai tạo ra giống ngô lai
đơn đó.
Câu h i:
1. Theo bạn, yêu cầu của ông Sáu có được chấp thuận hay không?
2. Việc nghiên cứu, phân tích ngươc của ông Thành cso bị xem là xâm phạm bí mật kinh doanh

của ông Sáu không? Vì sao
------------------------------------------------------------------------n: Luật sở hữu trí tuệ
Thời lượng 90 phút
Lớp

050 ,

0503,

0504

I. Lý thuyết (7điểm
7


Anh (chị h y đánh giá những nhận định sau đây là đúng hay sai? Giải thích, nêu cơ sở
pháp lú
1. Một sáng chế được xem là bị bộc lộ công khai khi nó đã được thông tin cho bất k chủ thể nào
đó
2. Tác phẩm điện ảnh được định hình ngày 25/5/1986, công bố ngày 10/2/2012 thì các quyền
về tài sản của ông A đối với tác phẩm kết thúc vào ngày 25/5/2061
3. Một nhãn hiệu khi đã chứng minh trước tòa được là nhãn hiệu nổi tiếng bị xâm phạm thì có
thể sử dụng kết quả phán quyết vi phạm nhãn hiệu nổi tiếng đó cho một vụ tranh chấp sau đó về
nhãn hiệu này mà không cần phải chứng minh tiếp sự nổi tiếng của nó
4. uất xứ hàng hóa chính là chỉ dẫn đia lý
5. Nhãn hiệu hành hóa cũng chính là nhãn hàng hóa
6. Một đối tượng đã được bảo hộ kiểu dáng công nghiệp thì có thể được cấp văn bằng bảo hộ
nhãn hiệu
7. Hình dáng của sản phẩm chỉ được bảo hộ độc quyền khi nó luôn bất biến
II. ài tập ( 3 điểm

Công ty A sản xuất bia, có đăng ký nhãn hiệu ba chiều đối với kiểu dáng của vỏ chai của mình
cho ngành nghề sản xuất bai.Công y mua vỏ chai của công ty A từ cơ sở thu mua phế liệu, sau
đó về vô rượu có độ cồn cao do mình sản xuất và dán thêm tên của công ty mình lên vỏ chai.
Công ty A khởi kiện. Là người có thẩm quyền, Anh (chị) hãy xử lý vấn đề trên theo qui định của
pháp luật.
................................................................................................................
T ƯỜNG Đ I
A LUẬT
ĐỀ

IỂ

C
IN

IN

T LUẬT T

N

P

C

IN

T

T A CU I


N : LUẬT SỞ

ỮU T

TUỆ

Thời lượng: 75 phút (Thí sinh chỉ được sử dụng tài liệu in. Viêt
I.Lý thuyết
Anh (chị h y đánh giá những nhận đinh sau đây đúng hay sai? Giải thích v sao (5 điểm
1. Hình ảnh tĩnh được lấy ra từ một tác phẩm điện ảnh được coi là một tác phẩm nhiếp ản
2. Giới hạn quyền tác giả được áp dụng đối với mọi tác phẩm
8


3. Hai chủ thể tạo ra thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn một cách độc lập nộp đơn cùng ngày
và cùng đáp ứng điều kiện bảo hộ thì văn bằng chỉ được cấp nếu các chủ thể thỏa thuận được
với nhau về chủ thể duy nhất đứng đơn
4. Chủ đơn đăng ký nhãn hiệu chỉ có chuyển quyền sở hữu nhãn hiệu cho người khác khi nhãn
hiệu đó đã được cấp văn bằng
5. Công ty A ký hợp đồng với công ty , theo đó A cho sử dụng tên thương mại của mình
trong 10 năm trong các hoạt động kinh doanh mà công ty A đang hoạt động hợp pháp.Hợp đồng
cấp quyền sử dụng tên thương mại giữa hai công ty hoàn toàn phù hợp với qiu định pháp luật
II. ài tập 5 điểm
Năm 2014, trong chuyến dã ngoại tại khi du lịch sinh thái Cần giờ, A bi một chú khỉ cướp lấy
máy ảnh và chuyền nhau bấm liên tục. Sau khi được trao trả lại máy, A phát hiện trong máy ảnh
của mình do các chú khỉ bấm máy liên tục có hai bức ảnh rất đ p. Trong đó, bức ảnh số seri 012
chụp ở cao độ, góc chụp, độ sáng toàn diện khu du lịch sinh thái rất độc đáo. Một bức ảnh
Số seri 022 vô tình chụp lại cô giái trong trạng thái mặt đồ khá sexy và nằm ngủ trên đất (với
nhiều điểm khá nhạy cảm). A chia sẻ lên facebook của mìn một tháng và lên kế hoạch in thành

tranh để bán.
Năm 2015, A tiến hành sản xuất tranh do khi chụp và đặt tên cho tác phẩm số seri 012 lad “Thiên
đường hoang dại, bức thư hai số seri 022 với tên là “ Hoa rừng”. Sau khi tung sản phẩm ra thị
trường A phát hiện trên thị trường đã có quyển lịch do công ty sản xuất với hình ảnh ho rừng
và thiên đường hoang dại. A đề nghị ngưng phát hành, nhưng không đồng ý vì A không có
quyền tác giả với bức ảnh, mà chình là các chú khỉ. A không đồng ý, vì cho rằng mình chính là
chủ sở hữu bức ảnh
a. Căn cứ pháp luật Việt nam, hãy cho biết ai là chủ sở hữu, tác giả của hai bức ảnh? V sao
b. Khi ra tòa, A lập luận rằng , nếu không thừa nhận mình là tác giả đối với hau tác phẩm trên
trên thì cũng thừa nhận rằng A chính là tác giả của bộ sưu tập gồm hai bức ảnh trên nên mình
hoàn toàn có quyền đối với hai bức ảnh đó. Hãy đánh giá nhận định trên
c, Để bảo vệ lợi ích của mình, lập luận rằng, dù có thừa nhận quyền tác giả trong bọ sư tập của
A thì A cũng không có quyền yêu cầu ngừng phát hành, vì chính bức ảnh đó A đã chia sử trên
facebook và không yêu cầu cấm sao ch p, Hãy đánh giá nhận định trên
------------------------------------------------------------------T ƯỜNG Đ I

C

IN

T LUẬT T

N

A LUẬT
ĐỀ

IỂ

T A CU I

9

P

C

IN


N : LUẬT SỞ

ỮU T

TUỆ

Thời lượng: 75 phút (Thí sinh chỉ được sử dụng tài liệu in. Viêt
I.Lý thuyết
Anh (chị h y đánh giá những nhận đinh sau đây đúng hay sai? Giải thích v sao (8 điểm
a. Cơ sở dữ liệu thực nghiệm được bảo hộ dưới dạng văn bằng sở hữu công nghiệp
b. Một chất đã được cấp bằng sáng chế độc quyền thì khi phát hiện ra tính năng mới sẽ không
được cấp bằng sáng chế độc quyền thứ hai
c. Tên miền là đối tượng bảo hộ của Luật sở hữu trí tuệ Việt nam
d. Một sản phẩm mang nhãn hiệu đã được phân phối ở thị trường Việt nam nhưng chưa được
đăng ký bảo hộ nhãn hiệu ở Việt nam, thì Đại lý độc quyền của nó vẫn được quyền đăng ký mà
không đòi hỏi phải có sự đồng ý của chủ sở hữu nhãn hiệu của nó đã được bảo hộ ở nước ngoài
e. Quy trình thẩm định đơn các đối tượng sở hữu công nghiệp luôn trải qua bước thẩm định nội
dung
f. Một kiểu dáng công nghiệp được hình thành trên cơ sở sự kết hợp đơn giản và sự thay đổi vị trí
của các đặc điểm tạo dáng đã biết thì vẫn được bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với kiểu
dáng đó

g. Thương hiệu là một thuật ngữ pháp lý để chỉ các dấu hiệu nhận biết hàng hóa dịch vụ của chủ
thể kinh doanh này với chủ thể kinh doanh khác
h. Chủ văn bằng bảo hộ nhãn hiệu không sử dụng nhãn hiệu trong 2 năm liên tực mà không có lý
do chính đáng thì văn bằng bảo hộ có thể bị đình chỉ.
Câu 2: 2 điểm
Nhãn hiệu “Clopitop” cho dược phẩm có chứa dược chất có tên chung quốc tế INN đã được
HO công bố anh mục số 59 là “Clopidogrel”. Anh chị hãy tư vấn đánh giá khả năng bảo hộ
nhãn hiệu trên.
----------------------------------------LU T SỞ
Lớp:

ỮU T

nh sự

TUỆ

ành chính

39

Thời gian làm bài : 75 phút
Sinh viên chỉ sử dụng văn bản luật

10


Câu : Các nhận định sau đây đúng hay sai?
điểm


y giải thích v sao, nêu cơ sở pháp lý (6

a. Nhãn hiệu là dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý của hàng hóa, dịch vụ thì nhãn hiệu đó bị coi là
không có khả năng phân biệt
b. Khi một trong các điều kiện địa lý tạo nên chất lượng của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý được
bảo hộ bị thay đổi làm cho sản phẩm mất chất lượng thì Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý
đó bị hủy bỏ hiệu lực
c. Thời hạn bảo hộ quyền tài sản và quyền nhân thân qui định tại khoản 3 Điểu 19 Luật sở hữu trí
tuệ đối với tác phẩm di cảo là suốt cuộc đời tác giả và 50 năm tiếp theo năm tác giả chết
d. Thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn bị xem là mất tính mới nếu đã được tác giả khai thác
nhằm mục đích thương mại lần đầu tiên ở bất k nơi nào trên thế giới
Câu 2: 4 điểm
à Hà (bút danh Hà Linh) là nhà báo công tác tại thời báo kinh tế Việt nam, phụ trách chuyên
mục “ oanh nhân thế giới”. Vào năm 2003 và đầu năm 2004 bà Hà đã có 8 bài viết trên thời báo
kinh tế Việt năm. Cuối năm 2004, nhà xuất bản văn hóa thông tin xuất bản cuốn sách “ oanh
nhân thành đạt” của tác giả Phan Lan biên soạn. à hà phát hiện trong cuốn sách này có sử dụng
8 bài viết của mình đã đăng trên trang Thời báo kinh tế Việt nam trước đó (chỉ khác la các bài
viết trong cuốn sách này được thay đổi tên nhan đề, đảo thứ tự các đoạn văn và cắt bớt một số
câu từ so với 8 bài viết gốc) mà bà không hề hay biết. o vậy, bà Hã đã kiện nhà xuất bản văn
hóa thông tin ra tòa án vì hành vi xâm phạm đến quyền tác giả của mình
y trả lời các câu h i sau:
a. Ai là tác giả, chủ sở hữu của 8 bài viết đăng trên thời bào kinh tế Việt nam trong tình huống
trên? Và 8 bài viết này có được bảo hộ quyền tác giả theo Luật sở hữu trí tuệ Việt nam không?
Vì sao (giải thích ngắn gọn dựa trên các điều kiện bảo hộ tác phẩm)
b. Trong tình huống trên có tồn tại hành vi xâm phạm quyền tác giả không? Nếu có thì đó là
hành vi nào? Giải thích vì sao, nêu cơ sở pháp lý
c. Giả sử bạn là luật sư bảo vệ bà Hà, hãy tue vẫn các biện pháp thích hợp bà H có thể yêu cầu
tòa án áp dụng cho các bên xâm phạm để bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình. (nếu bạn cho
rằng có hành vi xâm phạm trong tình huống trên)
-----------------------------------------------------------LU T SỞ

Lớp:

ỮU T

nh sự

TUỆ

ành chính

38A

Thời gian làm bài : 75 phút
11


Sinh viên chỉ sử dụng văn bản luật
Câu : Các nhận định sau đây đúng hay sai?
điểm

y giải thích v sao, nêu cơ sở pháp lý (6

a. Hợp đồng chuyển nhượng chỉ dẫn địa lý đã được đăng ký tại cơ quan nhà nước đã được đăng
ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền
b. Quyền tác giả được bảo hộ hình thức, không phân biệt nội dung tác phẩm
c. Thẩm định nội dung là điều kiện bắt buộc làm cơ sở để bảo hộ các đối tượng quyền sở hữu
công nghiệp
d. Thời hạn bảo hộ tác phẩm văn học là suốt đời tác giả và 50 năm tiếp theo năm tác giả chết
2. Nêu ý nghĩa của việc bảo hộ quyền đối với giống cây trồng. Anh/chị hiểu thế nào về qui định
sau: Điều 27.3 Hiệp định TRIP “ … các thành viên phải qui định việc bảo hộ giống cây trồng

mới hoặc theo sáng chế hoặc theo một hệ thống riêng có hiệu quả hoặc theo một sự kết hợp hai
hệ thống đó (2 điểm)
Câu 3: ài tập 4 điểm
Công tyA kinh doanh trong lĩnh vực vận tải hành khách, cung cấp dịch vụ taxi trên toàn lãnh thổ
Việt nam, công ty A đăng ký bảo hộ “kiểu dáng hộp đ n taxi” và được cấp văn bằng bảo hộ số
6408 vào ngày 1/10/2010. Đầu năm 2011, công ty A phát hiện công ty kinh doanh trong cùng
lĩnh vực đã sử dụng hộp đ n taxi tương tự với kiểu dáng công ty A đã đăng ký bảo hộ. Công ty
A khởi kiện công ty về hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ vì việc sử dụng hộp đ n của
công ty gây nhầm lẫn cho khách hành của công ty A.
Tuy nhiên, công ty lập luận rằng, giữa hai hộp đ n này có sự khác biệt đáng kể: về hình khối,
độ dài, độ cao, độ cong; về màu sắc: hộp đ n của công ty chỉ có màu xanh đậm, còn của công
ty A có hai màu, phía ngoài hình ô van là màu xanh lá cây nhạt, bên trong xanh lá cây hơi đậm.
Hơn thế nữa, tất cả hộp đ n taxi của các công ty khác đều có kiểu dáng giống nhau, bởi lẽ các
mui xe taxi đều cso hình ô van để hộp đ n bám chắc vào mui xe và ngăn cản gió nên hộp đ n
taxi phải có hình dáng như phân tích trên.
Câu h i: ựa vào iến th c luật sở hữu trí tuệ.
giải quyết tranh chấp
-------------------------------------------------LU T SỞ

ỮU T

Lớp: thương mại

TUỆ
39A

Thời gian làm bài : 75 phút
12

y b nh luận vụ việc trên và nêu hướng



Sinh viên chỉ sử dụng văn bản luật
Câu : Các nhận định sau đây đúng hay sai?
điểm)

y giải thích v sao, nêu cơ sở pháp lý (7

a. A được cấp văn bằng bảo hộ Nhãn hiệu với từ “Phùng Hưng Phát” cho sản phẩm sữa đậu
nành, sau đó đăng ký từ “Phùng Hưng Phát” (không cách điệu, không có cách bố trí hoặc kết
hợp dấu hiệu khác ) cho sản phẩm sữa bò tươi. O vậy vẫn được bảo hộ Nhãn hiệu vừa đăng
ký.
b. Từ “Chí Ph o: viết đơn giản, không cách điệu thì vẫn được xem là có khả năng phân biệt và
được bảo hộ nhãn hiệu thông thường, nếu trước đó chưa có ai đăng ký Kiểu dáng hai chiều hoặc
nhãn hiệu cho sản phẩm cùng loại hoặc tương tự với sản phẩm gắn với từ “Chí Ph o”
c. Mọi tác phẩm được sáng tạo dưới một hình thức khách quan nhất định thì đương nhiên được
bảo hộ quyền tác giả
d. Hình dáng của đồ chơi trẻ em mô phỏng Kiểu dáng của xe ream của công ty Honda vẫn
được bảo hộ riêng cho sản phẩm đồ chơi đó cho công ty Thái Lan không có liên quan đến công
ty Honda
e/ Một tác phẩm đã được bảo hộ quyền tác giả thì vẫn có thể tiếp tục cấp văn bằng bảo hộ kiểu
dáng công nghiệp
f. Hình dáng của sản phẩm chỉ được bảo hộ độc quyền kiểu dáng công nghiệp thì nó luôn ở trạng
thái bất biến
Câu 2: ài tập 3 điểm
Nhà máy sản xuất hóa chất, có đăng ký nhãn hiệu ba chiều kiểu dáng chai nước hóa chất của
mình. Công ty mua vỏ chai của công ty A sau đó về nước ngọt do mình sản xuất và dán thêm
tên của công ty mình lên vỏ chai. Công ty A khởi kiện. Là người có thẩm quyền anh (chị) hãy xử
lý vấn đề trên theo qui định của pháp luật
------------------------------------------------LU T SỞ


ỮU T

TUỆ

Lớp: Luật tài chính ngân hàng – Luật dân sự

0504 -503

Thời gian làm bài : 75 phút
Sinh viên chỉ sử dụng văn bản luật
Câu : Các nhận định sau đây đúng hay sai?
điểm
13

y giải thích v sao, nêu cơ sở pháp lý (8


1. ông A sáng tác ra một bài hát, nhưng không chuyên về nhạc lý, nên nhờ
giúp. Vậy A và là đồng tác giả bài hát

một nhạc sĩ ký âm

2. A là người hòa âm phối khí cho một bản nhạc . Vậy A là người biểu diễn của bản nhạc
3. Mọi đơn đăng ký xin cấp văn bằng, giấy chứng nhận cho các đối tượng sở hữu công nghiệp
đều phải trải qua cả hai giai đoạn thẩm định hình thức và thẩm định nội dung
4. Một đối tượng đã được bảo hộ dưới dạng nhãn hiệu ba chiều thì không được quyền đăng ký
kiểu dáng công nghiệp
5. Công ty A của VN nhập khẩu xe ream (chủ sở hữu kiểu dáng là công ty Honda) từ Thái Lan
thì không bị coi là vi phạm quyền sở hữu công nghiệp của công ty liên doanh lắp ráp xe máy

Honda tại Việt nam
6. Tác giả tạo ra nhãn hiệu có quyền yêu cầu chủ sở hữu nhãn hiệu không được chỉnh sửa nhãn
hiệu mà mình tạo ra
7. Công ty A có quyền sử dụng tên “Chí Ph o” để đăng ký nhãn hiệu cho công ty mình nếu
trước đó chưa có ai sử dụng những dấu hiệu trùng hoặc tương tự để đăng ký cho những sản
phẩm tương tự
8. Để tác phẩm do mình sáng tác bán chạy trên thị trường. Công ty A đã xuất bản tác phẩm lấy
tên của một nhà văn nổi tiếng trên thế giới mà không có sự đồng ý của người đó. o vậy Luật sở
hữu trí tuệ VN A vi phạm quyền tác giả của nhà văn
ài tập: 2 điểm
Công ty A đã đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm k o của mình và được cấp giấy chứng nhận bảo
hộ nhãn hiệu/ Sau đó, công ty A phát hiện công ty sử dụng nhãn hiệu gần giống mình nên đã
nhờ luật sư tư vấn. Anh chị hãy cho biết công ty có hành vi xâm phạm quyền sở hữu công
nghiệp gì? Đồng thời nêu ra cách giải quyết tình huống trên. iết rằng màu nền của hai nhãn hiệu
này gần giống nhau (cam đậm và cam nhạt)

14


ĐỀ THI MÔN LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆ (Thời gian làm bài: 90 phút (

đề 178345)

PHẦN BÁN TRẮC NGHIỆM
1.
giả.

Tin tức tài chính, sự kiện chính trị, xã hội không phải là đối tượng bảo hộ của quyền tác

Đúng: là tin tức thời sự thuần túy đưa tin (Điều 15 Luật SHTT)

2.
Nhãn hiệu tập thể là nhãn hiệu do hai hay nhiều đồng chủ sở hữu có quyền đăng ký và sử
dụng nhãn hiệu đó.
Sai: Do tổ chức tập thể đăng ký (các tổng công ty, hội, liên hiệp…) (khoản 3 Điều 87 hoặc khoản
17 Điều 4)
3.
Sao chép 1 bản phần mềm máy tính để sử dụng riêng, không nhằm mục đích thương mại
là hành vi xâm phạm quyền tác giả.
Đúng: khoản 3 Điều 25; khoản 6 Điều 28
4.
Quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu nổi tiếng được xác lập trên cơ sở được cơ
quan Nhà nước có thẩm quyền ra quyết định công nhận nhãn hiệu nổi tiếng.
Sai: xác lập trên cơ sở thực tiễn sử dụng (khoản 3 Điều 6)
5.
Quyền sử dụng sáng chế được chuyển giao theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm
quyền thuộc dạng không độc quyền.
Đúng, điểm a khoản 1 Điều 146
6.
Các tổ chức, cá nhân sản xuất sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý tại địa phương nơi có chỉ dẫn
địa lý đều được sử dụng chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm mà họ sản xuất.
Sai, nếu không được tổ chức quản lý C ĐL cho ph p sử dụng hoặc sản phẩm không đáp ứng
được tiêu chuẩn về tính chất, chất lượng (khoản 4 Điều 121 hoặc điểm a khoản 3 Điều 129)
PHẦN BÀI TẬP (4 điểm)
Trong thời gian là sinh viên trường Đại học sư phạm, anh A có tham gia Câu lạc bộ Thơ của
trường và đã sáng tác nhiều bài thơ được công bố…
1.
Nếu anh A cho rằng nhà thơ
minh những gì?
-


xâm phạm quyền tác giả của mình thì anh A phải chứng

Tác phẩm của anh A ra đời trước 03 bài thơ của nhà thơ ;
15


A;

Tác phẩm của anh A đã công bố rộng rãi nên nhà thơ

đã biết đến các tác phẩm của anh

-

03 bài thơ của nhà thơ

2.

Nêu căn cứ pháp lý để xác định về hành vi xâm phạm quyền tác giả của B (nếu có)

-

Điều 28 Luật SHTT; Điều 7 NĐ 105

không có sự khác biệt đáng kể (gần như sao ch p) bài thơ của A

……………………………………………………
ĐỀ THI MÔN LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆ (Thời gian làm bài: 90 phút (
PHẦN TRẮC NGHIỆ


đề 287753)

(6 điểm)

1.
Chỉ có chủ sở hữu sáng chế, kiểu dáng công nghiệp hoặc người được chủ sở hữu chuyển
quyền sử dụng sáng chế, kiểu dáng công nghiệp mới có quyền sử dụng sáng chế, kiểu dáng công
nghiệp.
Sai: Người có quyền sử dụng trước SC, K CN (Điều 134); Người sử dụng trong trường hợp giới
hạn quyền SHCN (khoản 2 Điều 125)
2.
Người sử dụng tác phẩm thuộc sở hữu nhà nước phải xin phép sử dụng và thanh toán
nhuận bút, thù lao.
Đúng: Điều 29 Nghị định 100/2006
3.
Tất cả các hành vi sử dụng nhãn hiệu trùng hoặc tương tự với chỉ dẫn địa lý được bảo hộ
là hành vi xâm phạm quyền đối với chỉ dẫn địa lý;
Sai: Nếu sử dụng trung thực trước ngày đăng ký chỉ dẫn địa lý (điểm g khoản 2 Đ 125);
4.
Chỉ có chủ thể của quyền sở hữu trí tuệ được lựa chọn biện pháp bảo vệ quyền sở hữu trí
tuệ khi có hành vi xâm phạm;
Sai: Kể cả tổ chức, cá nhân bị thiệt hại do ahnhf vi XF quyền SHTT hoặc phát hiện ra hành vi
xâm phạm… (khoản 2,3 Điều 198)
5.
Chương trình máy tính được bảo hộ như tác phẩm khoa học thuộc đối tượng bảo hộ quyền
tác giả.
Sai: được bảo hộ theo tác phẩm văn học (Điều 22 Luật SHTT)
6.
Biện pháp dân sự được áp dụng để xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ kể cả khi
hành vi đó đang bị xử lý hình sự hoặc hành chính.

Đúng: Khoản 1 Điều 4 Nghị định 105
PHẦN BÀI TẬP (4 điểm)
16


Công ty Unilever Việt Nam đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu “Sunlight” và hình
lát chanh ….
1.
Công ty Thành Tân có những hành vi xâm phạm quyền SHCN nào của Công ty Unilever?
Nêu căn cứ pháp lý?
-

Xâm phạm K CN; Điều 126

-

Hành vi cạnh tranh không lành mạnh: Điều 130

-

Xâm phạm nhãn hiệu (nếu chứng minh được tính tương tự gây nhầm lẫn)

2.
Công ty Unilever muốn lựa chọn biện pháp hành chính để bảo vệ quyền lợi của mình.
Theo anh chị, những cơ quan thực thi hành chính nào có thẩm quyền trực tiếp xử lý xâm phạm
trên? Nêu căn cứ pháp lý.
-

Thanh tra khoa học công nghệ (Điều 15 Nghị định 99/2013)


-

Quản lý thị trường (Điều 15 Nghị định 99/2013)

------------------------------------------------------(

đề 352978)

PHẦN TRẮC NGHIỆ

(6 điểm)

1.
Tất cả các cuộc biểu diễn tác phẩm đã công bố trong các buổi sinh hoạt văn hoá, tuyên
truyền cổ động thì không phải xin phép tác giả và trả tiền thù lao.
Sai: phải “không thu tiền dưới bất k hình thức nào” (điểm e khoản 1 Điều 25)
2.
Nhãn hiệu bị coi là không có khả năng phân biệt và không được bảo hộ nếu trùng hoặc
tương tự với nhãn hiệu của người khác đã được cấp văn bằng bảo hộ hoặc có ngày nộp đơn sớm
hơn. Sai: nếu dùng cho hàng hóa, dịch vụ trùng hoặc tương tự (điểm e khoản 2 Điều 74)
3.

Phần mềm máy tính là đối tượng có thể đăng ký bảo hộ là sáng chế.

Sai: khoản 2 Điều 59
4.
Các biện pháp khẩn cấp tạm thời được Tòa án đơn phương áp dụng khi có hành vi xâm
phạm quyền sở hữu trí tuệ.
Sai: chỉ áp dụng khi có yêu cầu của chủ thể quyền (Điều 206)
5.

Các bên được tự do thỏa thuận về thời hạn của hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công
nghiệp.
Đúng, thời hạn hợp đồng là 1 điều khoản của HĐ (Đ144)
17


6.

Văn bằng bảo hộ sáng chế có hiệu lực trong 20 năm tính từ ngày cấp

Sai, tính từ ngày nộp đơn (Điều 93)
PHẦN BÀI TẬP (4 điểm)
Công ty A (Nhật Bản) đã được Cục SHTT cấp Văn bằng bảo hộ kiểu dáng công nghiệp cho sản
phẩm máy hút bụi đa năng…
1.
Công ty B có xâm phạm quyền đối với kiểu dáng công nghiệp của Công ty A không? Nêu
căn cứ pháp lý;
-

Hành vi xâm phạm kiểu dáng công nghiệp (Điều 126)

2.
Nếu Công ty B cho rằng họ không xâm phạm quyền đối với kiểu dáng công nghiệp của
Công ty A thì phải chứng minh như thế nào? Nêu căn cứ pháp lý.
Chứng minh có quyền sử dụng trước (Đ 134); hoặc gửi đơn yêu cầu hủy VBBH của A vì
không đáp ứng được đk bảo hộ (mất tính mới)
------------------------------------------------------------ĐỀ THI MÔN LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆ (Thời gian làm bài: 90 phút (
PHẦN BÁN TRẮC NGHIỆ

đề 4557324)


(6 điểm)

1.
Việc tác giả trình diễn một tác phẩm âm nhạc trước công chúng không được coi là công
bố tác phẩm.
Đúng: K2Đ22 NĐ100/2006/NĐ-CP
2.
Chỉ dẫn địa lý không còn được bảo hộ nếu các điều kiện địa lý thay đổi làm sản phẩm
mang chỉ dẫn địa lý không bảo đảm được tính chất, chất lượng thù như đã đăng ký.
Đúng: điểm g Khoản 1 Điều 95 Luật SHTT
3.
Người được chuyển giao quyền sử dụng sáng chế theo quyết định của cơ quan nhà nước
có thẩm quyền có quyền chuyển giao quyền sử dụng đó cho người khác theo một hợp đồng thứ
cấp
Sai: điểm c Khoản 1 Điều 146 Luật SHTT
4.
Tổ chức đăng ký nhãn hiệu chứng nhận phải là tổ chức không tiến hành hoạt động sản
xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đó.
Đúng: Điều 87 Khoản 4 Luật SHTT
5.
Chỉ có tổ chức, cá nhân nộp đơn đăng ký và được cơ quan có thẩm quyền cấp văn bằng
bảo hộ kiểu dáng công nghiệp mới là chủ sở hữu kiểu dáng công nghiệp đó.
18


Sai: Còn bao gồm cả người được chuyển nhượng quyền SHCN
6.
Công chúng có các quyền tài sản và quyền nhân thân đối với các tác phẩm hết thời hạn
bảo hộ

Sai: Khoản 2 Điều 43 Luật SHTT
PHẦN BÀI TẬP (4 điểm)
Ca sĩ ký hợp đồng với Công ty Bến Thành Audio-Video, theo đó, Công ty ến Thành có
quyền ghi âm, ghi hình buổi biểu diễn…
1.

Công ty Bến Thành và Công ty F có xâm phạm quyền của ca sĩ X không? Tại sao?

Có xâm phạm, vì theo hợp đồng thì công ty Bến Thành chỉ có quyền ghi âm ghi hình và
sản xuất, phát hành băng đĩa
-

Việc đưa băng ghi hình cuộc biểu diễn lên mạng Internet là không có sự đồng ý của ca sĩ

2.

Ca sĩ

-

Có, theo Khoản 2 Điều 33 Luật SHTT

có được yêu cầu Công ty F trả tiền cho mình không? Tại sao?

---------------------------------------------------------(

đề 5736921)

PHẦN BÁN TRẮC NGHIỆ


(6 điểm)

1.
Chỉ những cuộc biểu diễn được thực hiện tại Việt Nam mới được bảo hộ theo Luật Sở hữu
trí tuệ Việt Nam
Sai, Điều 17 Khoản 1 Luật SHTT
2.
Chủ đơn đăng ký nhãn hiệu có thể sửa đổi, bổ sung đơn đăng ký bằng việc thay đổi các
chi tiết của nhãn hiệu hoặc bổ sung thêm nhóm hàng hóa, dịch vụ.
Sai, không được sửa đổi theo hướng mở rộng Khoản 3 Điều 115 Luật SHTT (hoặc có thể giải
thích theo Nghị định hoặc Thông tư)
3. Thư viện được tự do sao chép các tác phẩm đã công bố để lưu trữ, phục vụ cho việc nghiên
cứu mà không phải trả tiền nhuận bút, thù lao
Sai, thư viện chỉ được phép sao chép không quá một bản (Khoản 2 Điều 25 Nghị định
100/2006/NĐ-CP)
4.
Biện pháp dân sự được áp dụng để xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ kể cả khi
hành vi đó đang bị xử lý hình sự hoặc hành chính
19


Đúng, Điều 4 Khoản 1 Nghị định 105
5.

Bằng độc quyền sáng chế đương nhiên có hiệu lực 20 năm kể từ ngày nộp đơn.

Sai, Điều 93 Luật SHTT
6.
Tên thương mại được bảo hộ phải là tên gọi đầy đủ theo đăng ký kinh doanh của chủ thể
kinh doanh

Sai, theo khái niệm tên thương mại K21 Điều 4 Luật SHTT
PHẦN BÀI TẬP (4 điểm)
Công ty cổ phần du lịch lữ hành TAKA đã được thành lập và đăng ký kinh doanh dịch vụ du lịch
từ tháng 05/2007…
Anh (chị) hãy nêu tóm tắt những phương án khả thi để Công ty TAKA có thể đăng ký được nhãn
hiệu của họ; nêu căn cứ pháp lý cụ thể.
Công ty TAKA nộp đơn khiếu nại quyết định từ chối: Yêu cầu cục SHTT không cấp văn bằng
bảo hộ cho Công ty Tân Á với lý do trước ngày Công ty này nộp đơn, nhãn hiệu TAKA đã được
thừa nhận và sử dụng rộng rãi theo Điều 74 Khoản 2 điểm g Luật SHTT. (căn cứ vào Điều 112
Luật SHTT)
----------------------------------------------------------------------------------------Câu hỏi bán trắc nghiệm ôn thi Luật Sở hữu trí tuệ và gợi ý trả lời
1. Chỉ có chủ thể của quyền sở hữu trí tuệ được lựa chọn biện pháp bảo vệ quyền SHTT khi có
hành vi xâm phạm. => Sai. Theo khoản 2, khoản 3 điều 198 Luật Sở hữu trí tuệ.
2. Nhãn hiệu bị coi là không có khả năng phân biệt và không được bảo hộ nếu trùng hoặc tương
tự với nhãn hiệu của người khácđã được cấp văn bằng bảo hộ hoặc có ngày nộp đơn sớm hơn. =>
Sai. Theo khoản 2 điều 74 Luật Sở hữu trí tuệ.
3. Người đăng ký chỉ dẫn địa lý không trở thành chủ sở hữu chỉ dẫn địa lý đó. => Đúng. Theo
khoản 4 điều 121 Luật Sở hữu trí tuệ.
4. Văn bằng bảo hộ sáng chế có hiệu lực trong 20 năm tính từ ngày cấp. => Sai. Theo khoản 2
điều 93 Luật Sở hữu trí tuệ.
5. Người sử dụng tác phẩm thuộc sở hữu Nhà nước phải xin ph p sử dụng và thanh toán nhuận
bút, thù lao. => Đúng. Theo điều 29 nghị định 100/2006.
6. Chỉ có bí mật kinh doanh, chỉ dẫn địa lý là đối tượng được bảo hộ không xác định thời hạn. =>
Sai. Tên thương mại.
7. Các thông tin là bí mật kinh doanh có thể bảo hộ với danh nghĩa là sáng chế. => Đúng. Theo
điều 59 Luật Sở hữu trí tuệ.
20


8. Các tổ chức, cá nhân sản xuất các sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý tại địa phương đó đều được

sử dụng chỉ dẫn địa lý. => Sai. Theo điều 79 Luật Sở hữu trí tuệ.
9. Chỉ dẫn địa lý được bảo hộ vô thời hạn. => Sai. Theo khoản 7 điều 93 Luật Sở hữu trí tuệ.
10. Quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương mại được xác lập trên cơ sở đăng ký tại cơ
quan Nhà nước có thẩm quyền. => Sai. Theo khoản 3 điều 6 Nghị định 103/2006.
11. Nhãn hiệu nổi tiếng là nhãn hiệu được biết đến rộng rãi ở Việt Nam. => Đúng. Theo khoản
20 điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ.
12. Quyền đối với tên thương mại không thể là đối tượng của các hợp đồng chuyển giao quyền
sở hữu công nghiệp. => Sai. Theo khoản 3 điều 139 Luật Sở hữu trí tuệ.
13. Chỉ có chủ thể của quyền sở hữu trí tuệ được lựa chọn biện pháp bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ
khi có hành vi xâm phạm. => Sai. Theo khoản 2, khoản 3 điều 198 Luật Sở hữu trí tuệ.
14. Chỉ dẫn địa lý được bảo hộ vô thời hạn. => Đúng. Theo khoản 7 điều 3 Luật Sở hữu trí tuệ.
15. Quyền sử dụng sáng chế được chuyển giao theo QĐ của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền
thuộc dạng không độc quyền. => Đúng. Theo điểm a khoản 1 điều 146 Luật Sở hữu trí tuệ.
16. Thời hạn bảo hộ đối với nhãn hiệu nổi tiếng là không xác định. => Đúng. Theo nghị định
06/2001.
17. Chỉ dẫn địa lý không được bảo hộ nếu điều kiện địa lý tạo nên danh tiếng, chất lượng, đặc
tính của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý bị thay đổi. => Sai. Theo điểm g khoản 1 điều 95 Luật Sở
hữu trí tuệ.
18. Văn bằng bảo hộ sáng chế bị chấm dứt hiệu lực trong trường hợp chủ văn bằng bảo hộ không
nộp lệ phí duy trì hiệu lực. => Đúng. Theo điểm a khoản 1 điều 96 Luật Sở hữu trí tuệ.
19. Người được chuyển giao quyền sử dụng sáng chế theo QĐ của CQNN có TQ có quyền
chuyển giao quyển sử dụng đó cho một người khác theo một hợp đồng thứ cấp. => Sai. Theo
điểm c khoản 1 điều 146 Luật Sở hữu trí tuệ.
20. Quyền tác giả phát sinh kể từ khi tác phẩm được sáng tạo và thể hiện dưới một hình thức vật
chất nhất định. => Đúng. Theo khoản 1 điều 6 Luật Sở hữu trí tuệ
21. Các bản ghi âm, ghi hình đều là đối tượng được bảo hộ của quyền liên quan. => Đúng. Theo
khoản 1 điều 3 Luật Sở hữu trí tuệ.
22. Các quyền nhân thân thuộc quyền tác giả đều không thể chuyển nhượng cho người khác =>
Sai. Theo khoản 2 điều 45 Luật Sở hữu trí tuệ.


21


23. Tác phẩm hết thời hạn bảo hộ sẽ thuộc quyền sở hữu của nhà nước. => Sai. Theo khoản 1
điều 43 Luật Sở hữu trí tuệ.
24. Các phát minh, phương pháp toán học có thể đăng ký bảo hộ là sáng chế. => Sai. Theo khoản
1 điều 59 Luật Sở hữu trí tuệ.
25. Chỉ những cuộc biểu diễn được thực hiện ở Việt nam mới được bảo hộ theo Luật SHTT Việt
Nam. => Sai. Theo khoản 1 điều 17 Luật Sở hữu trí tuệ.
26. Tổ chức phát sóng khi sử dụng bản ghi âm, ghi hình để thực hiện chương trình phát sóng phải
trả thù lao cho nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình. => Đúng. Theo điều 3 Nghị định 100/2006 và
khoản 2 điều 44 Luật Sở hữu trí tuệ.
27. Quyền sử dụng sáng chế được chuyển giao theo quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm
quyền thuộc hạng không độc quyền.=>. Đúng. Theo điểm a khoản 1 điều 146 Luật Sở hữu trí
tuệ.
28. Chỉ những hành vi sử dụng trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hoá,
dịch vụ trùng hoặc tương tự hoặc có liên quan tới hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu, có khả
năng gây nhầm lẫn mới bị coi là hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu. => Sai. Theo khoản
1 điều 129 Luật Sở hữu trí tuệ.
29. Thời hạn bảo hộ đối với nhãn hiệu nổi tiếng là không xác định.=> Đúng. Theo khoản 2 điều
6 Nghị định 103/2006.
30. Chỉ dẫn địa lý không được bảo hộ nếu điều kiện địa lý tạo nên danh tiếng, chất lượng, đặc
tính của sảnphẩm mang chỉ dẫn địa lý bị thay đổi. => Sai. Theo điểm g khoản 1 điều 195 Luật Sở
hữu trí tuệ.
31. Chương trình máy tính được bảo hộ như tác phẩm văn học thuộc đối tượng bảo hộ quyền tác
giả. => Đúng. Theo khoản 1 điều 22 Luật Sở hữu trí tuệ.
32. Văn bằng bảo hộ sáng chế có hiệu lực trong 20 năm tính từ ngày cấp. => Sai. Theo khoản 2
điều 93 Luật Sở hữu trí tuệ.
33. Văn bằng bảo hộ sáng chế bị chấm dứt hiệu lực trong trường hợp chủ văn bằng bảo hộ không
nộp lệ phí duy trì hiệu lực. => Đúng. Theo khoản 1 điều 95 Luật Sở hữu trí tuệ.

34. Người được chuyển giao quyền sử dụng sáng chế theo quyết định của cơ quan nhà nước có
thẩm quyền chuyển giao quyền sử dụng đó cho người khác theo một hợp đồng thứ cấp. => Sai.
Theo điểm c khoản 1 điều 146 Luật Sở hữu trí tuệ.
35. Nhãn hiệu phải là những dấu hiệu nhìn thấy được. => Đúng. Theo khoản 1 điều 72 Luật Sở
hữu trí tuệ.
36. Đối tượng SHCN được bảo hộ không xác định thời hạn bao gồm: í mật kinh doanh, chỉ dẫn
địa lý, tên thương mại. => Sai. Là Nhãn hiệu nổi tiếng.
22


37. Chủ sở hữu sáng chế có nghĩa vụ phải sử dụng sáng chế đã được bảo hộ. => Đúng. Theo
khoản 1 điều 136 Luật Sở hữu trí tuệ.
38. Quyền sử dụng tên thương mại không được quyền chuyển giao. => Sai. Theo khoản 3 điều
139 Luật Sở hữu trí tuệ.
39. Khi tác phẩm thuộc về công chúng, tất cả các quyền tác giả đồng thời thuộc về công chúng.
=> Sai. Theo khoản 2 điều 43 Luật Sở hữu trí tuệ.
40. Chương trình máy tính được bảo hộ như tác phẩm khoa học thuộc đối tượng bảo hộ quyền
tác giả. => Sai. Theo khoản 1 điều 22 Luật Sở hữu trí tuệ.
41. Chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp là việc chủ sở hữu quyền sở hữu công nghiệp
chuyển giao quyền sử dụng đối tượng đó cho cá nhân, tổ chức khác. => Sai. Theo khoản 1 điều
138 Luật Sở hữu trí tuệ.
42. Người làm tác phẩm phái sinh dù không nhằm mục đích thương mại vẫn phải xin ph p tác
giả, chủ sở hữu tác phẩm gốc trừ trường hợp chuyển tác phẩm sang ngôn ngữ cho người khiếm
thị. => Đúng. Theo điểm i khoản 1 điều 25 Luật Sở hữu trí tuệ.
43. Tên thương mại là tên gọi của tất cả các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp được sử dụng trong
hoạt động của họ. => Sai. Theo khoản 21 điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ.
44. Trong hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp, bên chuyển quyền có thể không phải
là chủ sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp đó. => Đúng. Theo khoản 3 điều 143 Luật Sở hữu
trí tuệ.
45. Văn băng bảo hộ đối tượng sở hữu công nghiệp bị huỷ bỏ hiệu lực trong trường hợp đối

tượng sở hữu công nghiệp không đáp ứng được điều kiện bảo hộ tại thời điểm cấp văn bằng bảo
hộ. => Đúng. Theo điểm b khoản 1 điều 96 Luật Sở hữu trí tuệ.
46. Người vẽ tranh minh hoạ cho tác phẩm văn học và người viết tác phẩm văn học đó là đồng
tác giả của tác phẩm văn học đó. => Sai. Theo điều 38 Luật Sở hữu trí tuệ.
47. Người dịch, cải biên, chuyển thể tác phẩm phải xin ph p và trả tiền nhuận bút, thù lao cho
chủ sở hữu quyền tác giả. => Đúng. Theo khoản 3 điều 20 Luật Sở hữu trí tuệ.
48. Quy trình xử lý chất thải có thể đăng ký bảo hộ là sáng chế. => Đúng. Theo điều 59 Luật Sở
hữu trí tuệ.
49. A không hề tham khảo thông tin về sáng chế của (đã được cấp bằng độc quyền sáng chế và
đang trong thời hạn bảo hộ tại Việt Nam) nhưng đã tự tạo ra sáng chế giống như vậy để áp dụng
vào sản xuất và bán sản phẩm trên thị trường Việt Nam. Hành vi của A không xâm phạm quyền
sở hữu công nghiệp đối với sáng chế. => Sai. Theo khoản 1 điều 126 Luật Sở hữu trí tuệ.
50. Sáng chế được bảo hộ trong thời hạn 20 năm tính từ ngày nộp đơn xin bảo hộ sáng chế. =>
Sai. Theo khoản 1 điều 93 Luật Sở hữu trí tuệ.
23


51. Việc chuyển nhượng, chuyển giao quyền tác giả, quyền liên quan chỉ được thực hiện đối với
các quyền tài sản. => Sai. Theo khoản 2 điều 45 Luật Sở hữu trí tuệ.
52. Các hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp chỉ có hiệu lực khi đăng ký tai cơ quan
quản lý nhànước về sở hữu công nghiệp. => Sai. Theo khoản 1 điều 148 Luật Sở hữu trí tuệ.
53. Tác phẩm được bảo hộ không cần phải đáp ứng điều kiện về nội dung, chất lượng nghệ thuật.
=> Sai. Theo khoản 1 điều 6 Luật Sở hữu trí tuệ.
54. Quyền tác giả không bảo hộ nội dung, ý tưởng sáng tạo. => Đúng.
55. Các quyền nhân thân thuộc quyền tác giả đều được bảo hộ vô thời hạn. => Sai. Theo khoản 2
điều 27 Luật Sở hữu trí tuệ.
56. Nhãn hiệu là dấu hiệu được sử dụng cho hàng hoá để phân biệt sản phẩm của các nhà sản
xuất khác nhau. => Sai. Theo khoản 1 điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ.
57. Kiểu dáng công nghiệp sẽ bị mất tính mới nếu đã bịcông bố công khai trước thời điểm nộp
đơn. => Sai. Theo khoản 4 điều 65 Luật Sở hữu trí tuệ.

58. Người dịch, cải biên, chuyển thể tác phẩm phải xin ph p và trả tiền nhuận bút, thù lao cho
chủ sở hữu quyền tác giả. => Sai. Theo điểm i khoản 1 điều 25 Luật Sở hữu trí tuệ.
59. Các tác phẩm đều có thời hạn bảo hộ là suốt cuộc đời tác giả và 50 năm tiếp theo năm tác giả
chết. => Sai. Theo khoản 2 điều 27 Luật Sở hữu trí tuệ.
60. Nhãn bao gói bánh, k o có thể đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp. => Đúng. Theo điều
64 Luật Sở hữu trí tuệ.
61. Thiệt hại do xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ chỉ bao gồm các tổn thất về tài sản Q` nt + q` ts
62. ịch giả có quyền đặt tên cho tác phẩm dịch mà họ là tác giả. => Đúng. Theo khoản 2 điều
14 và khoản 1 điều 19 Luật Sở hữu trí tuệ.
63. Tổ chức, cá nhân Việt Nam chỉ có thể đăng ký quốc tế nhãn hiệu theo thoả ước Madrid nếu
đã được cấp văn bằng bảo hộ tại Việt Nam. => Đúng. Theo điểm a khoản 1 điều 12 Nghị định
103/2006.
64. Sử dụng bao bì sản phẩm có cách trình bày tổng thể tương tự gây nhầm lẫn với bao bì sản
phẩm của chủ thể kinh doanh khác cho hàng hoá trùng không vi phạm quyền sở hữu công nghiệp
nếu nhãn hiệu trên đó không trùng hoặc tương tự. => Sai. Theo khoản 1 điều 126 Luật Sở hữu trí
tuệ.
65. Chỉ có chủ thể của quyền sở hữu trí tuệ được lựa chọn biện pháp bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ
khi có hành vi xâm phạm. => Sai. Theo khoản 2, khoản 3 điều 198 Luật Sở hữu trí tuệ.
24


66. Chỉ có tổ chức, cá nhân nộp đơn đăng ký và được cơ quan có thẩm quyền cấp văn bằng bảo
hộ kiểu dáng công nghiệp mới là chủ sở hữu kiểu dáng công nghiệp đó. => Đúng. Theo điểm a
khoản 3 điều 6 Luật Sở hữu trí tuệ.
67. Tiền thù lao trả cho tác giả sáng chế, kiểu dáng công nghiệp được tính theo % lợi nhuận thu
được do sử dụng sáng chế, kiểu dáng công nghiệp đó, nếu các bên không có thoả thuận khác. =>
Sai. Theo khoản 2 điều 135 Luật Sở hữu trí tuệ.
68. Nhãn hiệu tập thể có thể do các hội, liên hiệp hoặc tổng công ty đăng ký. => Đúng. Theo
khoản 3 điều 87 Luật Sở hữu trí tuệ.
69. Công chúng có tác quyền tài sản và quyền nhân thân đối với các tác phẩm hết thời hạn bảo

hộ. => Sai. Theo khoản 2 điều 43 Luật Sở hữu trí tuệ.
70. Chỉ dẫn địa lý là tên địa danh để chỉ nguồn gốc địa lý của sản phẩm. => Sai. Theo khoản 22
điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ.
71. ài giảng, bài phát biểu chỉ được bảo hộ quyền tác giả khi được định hình dưới một hình
thức vật chất nhất định(Đ) Đ10 nđ 100/2006
72. Tên thương mại là tên gọi của tất cả các tổ chức, cơ quan, doanh nghiệp được sử dụng trong
hoạt động của nó. => Sai. Theo khoản 21 điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ.
73. Nguyên tắc nộp đơn đầu tiên áp dụng đối với việc đăng ký tất cả các đối tượng sở hữu công
nghiệp mà pháp luật quy định phải đăng ký bảo hộ. => Sai. Theo điều 90 Luật Sở hữu trí tuệ.
74. Chỉ có tổ chức, cá nhân sản xuất hàng hoá hoặc cung cấp dịch vụ mới có quyền đăng ký nhãn
hiệu. => Sai. Theo khoản 2,3,4 điều 87 Luật Sở hữu trí tuệ.
75. Tác phẩm được bảo hộ không cần phải đáp ứng điều kiện về nội. => Đúng. Theo khoản 1
điều 6 Luật Sở hữu trí tuệ.
76. Tổ chức quản lý tập thể chỉ dẫn địa lý là chủ sở hữu chỉ dẫn địa lý. => Sai. Theo khoản 4 điều
121 Luật Sở hữu trí tuệ.
77. Tất cả các hành vi sử dụng nhãn hiệu hoặc tương tự với chỉ dẫn địa lý được bảo hộ là hành vi
xâm phạm quyền đối với chỉ dẫn địa lý. => Sai. Theo điểm c khoản 3 điều 129 Luật Sở hữu trí
tuệ.
78. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền có thể ra quyết định bắt buộc quyền chuyển giao sử dụng
sáng chế mà không cần được sự đồng ý của người nắm độc quyền sử dụng sáng chế. => Đúng.
Theo điều 145 Luật Sở hữu trí tuệ.
79. Văn bằng bảo hộ sáng chế có thể bị chấm dứt hiệu lực nếu chủ văn bằng không nộp lệ phí
duy trì hiệu lực. => Đúng. Theo điểm a khoản 1 điều 95 Luật Sở hữu trí tuệ.

25


×