Tải bản đầy đủ (.ppt) (56 trang)

GIUN MÓC - GIUN LƯƠN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.32 MB, 56 trang )

GIUN MÓC (Ancylostoma duodenale )
GIUN LƯƠN (Strongyloides stercoralis )


MỤC TIÊU
1.

Trình bày được đặc điểm sinh học và vai trò y học của
giun móc/mỏ và giun lươn.

2.

Trình bày được các biện pháp phòng chống.


GIUN MÓC/GIUN MỎ
( ANCYLOSTOMA DUODENALE/
NECATOR AMERICANUS )


GIỚI THIỆU HÌNH THỂ
Giun trưởng thành: Màu trắng sữa hoặc hồng, kích thước
giun đực 7- 10 × 0,5 mm, giun cái 10 -15 × 0,6 mm.



Hình thể trứng:
Khó phân biệt trứng giun A. duodenale và
N.americanus, Kích thước trứng N.americanus
khoảng 70µm, trứng giun A.duodenale khoảng
60µm.




A

B

D

C

E

Ghi chú:
A: Trứng giun móc (A.duodenale)
(giai đoạn sớm của sự phát triển).
B: Trứng giun móc (giai đoạn
muộn: 4,8 hoặc 16 phôi bào).
C: Trứng giun móc (lấy từ phân sau
vài giờ).
D: Trứng giun móc (lấy từ phân 1214 giờ, ấu trùng đã phát triển).
E: Trứng giun mỏ (N.americanus)
(bề ngoài hầu như giống hệt trứng
giun móc).


1. ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC


1.1. VỊ TRÍ KÍ SINH
• Giun móc kí sinh ở tá tràng.

• Giun móc ngoạm vào niêm mạc ruột để
chiếm thức ăn và chống lại nhu động
ruột.
• Cả giun đực và giun cái trưởng thành
đều sống kí sinh.


1.2. DINH DƯỠNG CỦA GIUN MÓC
• Giun móc ăn máu, ăn hồng cầu, huyết sắc
tố, ăn sắt trong hồng cầu và cả sắt huyết
thanh, axit folic, protein huyết thanh...
• Những chất dinh dưỡng giun móc chiếm
của vật chủ là những chất đã đồng hoá.
• Giun móc ngoạm vào niêm mạc ruột hút
máu và thải máu ra hậu môn giun sau 1- 4
phút.


1.3.VÒNG ĐỜI CỦA GIUN MÓC/MỎ
A.duodenale và N.americanus không hoàn
toàn giống nhau, có những điểm khác biệt:
• Giun Necator thường chỉ lây qua đường da.
• Giun Ancylostoma lây nhiễm cả qua đường
tiêu hoá cả qua đường da, nhưng nhiễm qua
đường da là chủ yếu.


Vòng đời sinh học của giun móc/mỏ.




•FF

•AA
•BB
•CC
•D

D

•E

E

Ghi chú:
A: Trứng giun móc/mỏ trong
phân;
B: Trứng đã có phôi;
C: Ấu trùng giai đoạn I;
D: Ấu trùng giai đoạn II;
E: Ấu trùng giai đoạn III;
F: Ấu trùng giai đoạn IV
và giun móc/mỏ trưởng
thành.


1.3.VÒNG ĐỜI CỦA GIUN MÓC/MỎ
Sau khi giao phối, giun cái đẻ trứng ở ruột
non.
Trứng theo phân ra ngoài chịu ảnh hưởng

của các yếu tố nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng...
của ngoại cảnh, phát triển thành ấu trùng.
Ấu trùng giai đoạn I (KT: 0,2 - 0,3 × 0,017
µm) sống trong đất, lớn nhanh, ăn các chất
hữu cơ ở đất.


1.3.VÒNG ĐỜI CỦA GIUN MÓC/MỎ
Ấu trùng giai đoạn II: phát triển chừng 5 ngày, thực
quản chuyển thành hình trụ mất ụ phình, lột xác lần
thứ 2 để chuyển thành ATGĐ III.
Ấu trùng giai đoạn III: có khả năng chui qua da vật
chủ vào cơ thể, có thể sống tới 6 tuần ở đất, ATGĐ
III không ăn uống gì, di chuyển bằng năng lượng
dự trữ, ấu trùng ưa nơi đất cát, nhiệt độ thích hợp
28 - 32°C.


1.3.VÒNG ĐỜI CỦA GIUN MÓC/MỎ
Ấu trùng chui qua da xâm nhập vào cơ thể vật chủ,
theo đường tĩnh mạch tới tim phải rồi tới phổi, chọc
thủng mao mạch vào phế nang, theo khí quản lên họng,
đến thực quản, xuống dạ dày, ruột phát triển thành giun
trưởng thành, kí sinh ở tá tràng hoặc ruột non.
Từ ATGĐ III phát triển thành giun trưởng thành phải
trải qua 2 lần lột vỏ thành ATGĐ IV (cần 3 - 7 ngày),
thành ATGĐ V (cần khoảng 13 ngày), ATGĐ V cần 3 - 4
tuần mới phát triển thành giun trưởng thành.



1.3.VÒNG ĐỜI CỦA GIUN MÓC/MỎ
Như vậy giai đoạn phát triển ở ngoại cảnh và giai
đoạn kí sinh, ấu trùng qua 5 lần lột vỏ. Thời gian
hoàn thành vòng đời cần 5 - 7 tuần, có giai đoạn ấu
trùng chu du trong cơ thể như giun đũa.
Trong vòng đời sinh học của giun móc
Ancylostoma lây nhiễm qua đường da, ấu trùng có
giai đoạn ngủ (thời kì nằm yên) ở tổ chức của vật
chủ.


1.3.VÒNG ĐỜI CỦA GIUN MÓC/MỎ
Vòng đời của giun móc lây qua đường tiêu hoá:
Vòng đời của giun móc lây qua đường tiêu hoá có nhiều
điểm khác biệt quan trọng so với vòng đời giun móc lây
qua đường da, ấu trùng giun móc Ancylostoma có thể
theo thực phẩm tươi sống, rau quả... nhiễm qua đường
ăn uống. Khi nhiễm qua đường này, ấu trùng không có
giai đoạn chu du trong cơ thể. Ấu trùng xuống thẳng
ruột non chui vào niêm mạc ruột, phát triển ở đó rồi
chui ra lòng ruột, phát triển thành giun trưởng thành.


2. VAI TRÒ Y HỌC


2.1.BỆNH CỦA ẤU TRÙNG
2.1.1. Giai đoạn ấu trùng qua da:
Ấu trùng gây ra những nốt mẩn đỏ, ngứa
ngáy rất khó chịu đó là biểu hiện viêm da.

Còn gọi là “ngứa do đất”, ngứa rất nhiều, có
ban đỏ, phù nề, về sau thành nốt mọng nước.
Thường diễn biến 3 - 5 ngày rồi tự hết.


2.1.BỆNH CỦA ẤU TRÙNG
2.1.2. Giai đoạn ấu trùng qua phổi:
Khi ấu trùng giun móc qua phổi cũng gây biểu
hiện bệnh lí giống ấu trùng giun đũa. Ấu trùng giun
móc ở phổi sẽ kích thích phổi gây ho, có thể đờm
có lẫn máu, có thể sốt thất thường, khó thở như
hen, chụp phổi có thể thấy thâm nhiễm nhẹ giống
lao.
Các triệu chứng chỉ tồn tại vài ngày rồi tự hết
(hội chứng Loeffler).


2.2.BỆNH CỦA GIUN TRƯỞNG THÀNH
Giun móc trưởng thành dùng răng ngoạm vào
thành ruột để hút máu. Gây nên những biểu hiện
LS toàn thân, RLTH, RL về máu và tuần hoàn, RL
thần kinh...
+ Mất sắc tố ở da
+ Rối loạn tiêu hoá
+ Rối loạn về máu và tuần hoàn:
- Thiếu máu do giun móc
- Tình trạng thiểu năng albumin máu


2.2.BỆNH CỦA GIUN TRƯỞNG THÀNH

+ Các biểu hiện bệnh lí khác:
- Ở trẻ em: chậm lớn, còi cọc, chậm phát triển về
trí tuệ, tinh thần.
- Ở phụ nữ: có thể bị ảnh hưởng đến kinh
nguyệt.
- Ở người lớn: có các biểu hiện rối loạn thần
kinh như giảm trưong lực cơ, nhức đầu, kém
trí nhớ, suy sụp tinh thần. Trường hợp nặng
kéo dài, có thể giảm hoặc mất phản xạ, tê liệt,
cũng có thể bị giảm thị lực.


3. CHẨN ĐOÁN


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×