Tải bản đầy đủ (.doc) (27 trang)

Kinh tế tri thức Ảnh hưởng của kinh tế tri thức tới sự nghiệp Công nghiệp hoá Hiện đại hoá ở nước ta

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (183.73 KB, 27 trang )

Đề tài:

Kinh tế tri thức - ảnh hởng của kinh tế tri thức tới sự

nghiệp Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá ở nớc ta

lời nói đầu
Trong quá trình nhận thức và cải tạo thế giới hiện thực để phục vụ cho
những lợi ích sống còn của mình, con ngời ngày càng khám phá ra bí mật của
thế giới ấy, càng nắm bắt đợc quy luật vận động và phát triển của nó, cũng nh
tìm ra cách vận dụng những quy luật đó vào các lĩnh vực hoạt động của mình,
trớc hết là sản xuất ra của cải vật chất, lĩnh vực hoạt động cơ bản nhất của đời
sống xã hội. Bằng những tri thức kinh nghiệm và những tri thức lý luận tích
lũy đợc trong quá trình nhận thức thế giới, con ngời đã sáng tạo ra những công
cụ ngày càng tinh vi và hoàn hảo. Chúng đánh dấu trình độ chinh phục của
loài ngời với tự nhiên, là thớc đo trình độ phát triển của lực lợng sản xuất, là
tiêu chuẩn để phân biệt sự khác nhau giữa các thời đại trong lịch sử.
Trong xã hội hiện đại, nguyên nhân hàng đầu của tăng năng suất lao động, của
sự đa dạng hoá sản phẩm tiêu dùng là do con ngời đã áp dụng đã áp dụng tiến
bộ khoa học và kỹ thuật vào sản xuất. Điều đó đợc thể hiện trớc hết ở việc
nâng cao trình độ thiết bị máy móc, sự sâu sắc và tăng cờng chuyên môn hoá
lao động sự tăng lên của xã hội sản xuất.Tất cả các quả trình đó có sự tác động
qua lại lẫn nhau thông qua những cơ chế của chúng và cùng một hớng phát
triển đã làm cho các qui trình sản xuất trở nên nhịp nhàng, tự động hoá và đạt
hiệu quả cao. Song rõ ràng đó không phải là qui trình vận động một cách tự
phát, đợc khẳng định một lần cho xong, mà là các quá trình luôn đợc vận
động, thông qua sự can thiệp và tính năng động, tích cực của chủ thể.
Ngày nay cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật hiện đại dẫn tới nền kinh
tế tri thức đã tạo ra những bớc nhảy vọt trong sản xuất của nhân loại và trong
quan niệm về lực lợng sản xuất xã hội. Đối với những nớc đang phát triển
con đờng công nghiệp hoá rút ngắn thời gian đó sẽ tránh đợc nguy cơ tụt


hậu xa hơn về mặt kinh tế. Bởi vì khoảng cách giữa các nớc giàu nghèo chính

1


là sự cách biệt về tri thức, năng lực sáng tạo và sử dụng tri thức. Trong bối
cảnh đó các nớc đi sau chỉ có thể phát triển khoa học công nghệ, giáo dụcđào tạo nhằm tăng nhanh vốn tri thức, khả năng sử dụng tri thức, mới có thể
rút ngắn đợc khoảng cách với các nớc tiên tiến. Từ nhận thức đó đứng trên
quan điểm duy vật biện chứng. Trong bài viết này em xin đề cập tới :
"Kinh tế tri thức - ảnh hởng của kinh tế tri thức tới sự
nghiệp Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá ở nớc ta".

Chơng 1: kinh tế tri thức là gì?

1) Nguồn gốc của kinh tế tri thức
Từ những năm 70 trở lại đây, tiến bộ khoa học kỹ thuật dần trở nhân tố
quyết định đến sự phát triển kinh tế. Quan niệm Khoa học kỹ thuật là lực sản
xuất thứ nhất bắt đầu trở thành hiện thực.Sự cạch tranh trong thế giới ngày
nay đã trở thành cuộc cạch tranh quốc lực tổng hợp, lấy kinh tế làm cơ sở, lấy
khoa học kỹ thuật, đặc biệt là khoa học kỹ thuật cao để mở đờng. Trên thực tế,
năm 1997 giá trị sản xuất khoa học kỹ thuật trong ngành công nghệ thông tin
ở Mỹ đã vợt 10% giá trị tổng sản phẩm quốc nội, tổng giá trị xuất khẩu trong
ngành dịch vụ có hàm lợng chất xám cao (mà chủ yếu là kỹ thuật thông tin)
chiếm gần 40% tổng giá trị hàng xuất khẩu. Gần 50% tổng giá trị xuất khẩu
quốc nội của các nớc thành viên Tổ chức hợp tác kinh tế (OECD) có đợc từ
các ngành sản xuất có tri thức là nền tảng.
Từ đầu những năm 70 đến nay có nhiều cách nói về nền kinh tế tơng lai.
Trớc tiên là Z.K.Brezinski, nguyên Cố vấn An ninh quốc gia Mỹ. Trong tác
phẩm Giữa hai thời đại-nhiệm vụ của Mỹ trong thời đại kỹ thuật điện tử,
Brezinski đã từng nói: Chúng ta đang đứng trớc một thời đại kỹ thuật điện

2


tử. Năm 1973, Nhà Xã hội học Mỹ Daniel Bell gọi thời đại này là xã hội
hậu công nghiệp. Năm 1982, nhà Kinh tế và nhà tơng lai học của Mỹ
J.Naisbitt trong cuốn Đại xu thế đã đa ra khái niệm mới Kinh tế thông tin,
lấy nền tảng sản xuất chủ yếu dựa vào nền kinh tế mới để đặt tên cho loại hình
kinh tế này. Năm 1986, trong cuốn Xã hội kỹ thuật cao, các nhà Kinh tế
Anh đã nêu ra khái niệm Kinh tế kỹ thuật cao. Năm 1990 tổ chức nghiên
cứu của Liên hợp quốc đã đa ra khái niệm kinh tế tri thức để xác định tính
chất của loại hình kinh tế mới này. Năm 1996, Tổ chức Hợp tác kinh tế định
nghĩa rõ ràng là Kinh tế lấy tri thức làm cơ sở (Knowledge based economy).
Đây là lần đầu tiên hệ thống chỉ tiêu và dự đoán của loại hình kinh tế mới này
đợc nêu ra . Tháng 2-1997, Tổng thống Mỹ B.Clinton đã dùng cách nói kinh
tế tri thức (Knowledge economy) nh tổ chức nghiên cứu của Liên hợp quốc
đã nêu ra trớc đây. Báo cáo về sự phát triển của thế giới (World
Development Report) của Ngân hàng thế giới xuất bản năm 1998 đã đặt tên
nền kinh tế đó là Nền kinh tế tri thức của phát triển (Knowledge for
Development).
Việc xác định cho đúng tên gọi của loại hình kinh tế mới tuy rất phức
tạp, nhng nó đã giúp cho con ngời từng bớc xây dựng nên một khái niệm mới
ngày càng rõ ràng, đó là Nhân loại đang bớc vào một thời đại kinh tế mới,
lấy việc chi phối, chiếm hữu nguồn tài nguyên trí lực, và lấy việc sử dụng,
phân phối, sản xuất của tri thức làm nhân tố chủ yếu. Nói ngắn gọn đó là
Thời đại mà khoa học kỹ thuật là lực lọng sản xuất thứ nhất. Trải qua 30
năm khảo nghiệm, có thể khẳng định rằng, đây là một khái niệm khoa học.
Nếu phân chia các giai đoạn phát triển kinh tế của loài ngời thì có thể chia
thành kinh tế nông nghiệp, kinh tế công nghiệp và kinh tế kỹ thuật cao. Thực
tế khái niệm kinh tế tri thức là khái niệm mới về một loại hình kinh tế mới
khác với loại hình kinh tế trớc đây. Loại hình kinh tế trớc đây lấy công nghiệp

truyền thống làm nền tảng sản xuất, lấy nguồn tài nguyên thiếu và ít ỏi làm
chỗ dựa để phát triển sản xuất. Kinh tế tri thức lấy công nghiệp kỹ thuật cao

3


làm lực lợng sản xuất thứ nhất, lấy trí lực làm chỗ dựa chủ động, có nh vậy
mới có thể giữ cho kinh tế phát triển.

2) Mối quan hệ giữa tri thức và kinh tế
Có thể nói sự khác nhau cơ bản nhất giữa con ngời và động vật là sự
sáng tạo, mà động lực đầu tiên của sự sáng tạo là tri thức. Vì vây, bất kỳ một
hoạt động nào của con ngời không tách rời tri thức. Những kiến thức đợc tích
luỹ, quy nạp để hình thành nên hệ thống chính là khoa học. Đối tợng của
nghiên cứu khoa học là tri thức và kỹ thuật. Đó cũng chính là tri thức khoa
học và khoa học kỹ thuật.
Nghiên cứu khoa học thời cổ rất đơn giản, nghiên cứu và sản xuất gắn
liền với nhau. Ngời cha của Vật lý học ngời cổ HyLạp-Acsimet (287-212 trớc công nguyên) vừa nghiên cứu vật vật lý học lại vừa chế tác công cụ theo
nguyên tắc vật lý. Bắt đầu từ thế kỷ 17 mới có sự phân chia giữa cơ sở nghiên
cứu với phát triển kỹ thuật. Đại biểu là Newton-Nhà Vật lý học (1642-1727),
bắt đầu nghiên cứu lý thuyết. Tuy nhiên thành quả nghiên cứu của họ rất ít đợc ứng dụng. Nguyên nhân chủ yếu là do trong quá trình hình thành nên hệ
thống khoa học tự nhiên hiện đại, các môn học tách rời nhau, nghiên cứu dần
đi theo chiều sâu hơn. Mặt khác, cùng với sự phát triển ngày càng sâu sắc của
lý luận, việc ứng dụng kỹ thuật ngày càng khó khăn hơn.
Từ phát hiện khoa học đến phát minh kỹ thuật, trớc đầu thế kỷ 20 mất
khoảng 30 năm, đầu thế kỷ 20 đến giữa thế kỷ 20 là 10 năm, đến cuối thế kỷ
20 rút ngắn lại còn khoảng 5 năm. Kết quả này làm cho khoảng cách giữa phát
hiện khoa học và phát minh kỹ thuật ngày càng thu hẹp hơn, nhiều kết quả sẽ
đợc đa vào thực tế hơn. Bởi vì, nếu 1 nhà khoa học thành công trong việc phát
hiện khoa học mà thời gian đa vào ứng dụng trong thực tế lâu thì rất khó cho

họ có thành tích trong phát minh kỹ thuật. Thế nhng nếu chu kỳ rút ngắn sẽ
làm cho phát hiện khoa học và phát minh kỹ thuật sẽ do một ngời thực hiện,
do vậy phát minh kỹ thuật sẽ sớm trở thành hiện thực. Ngày nay do sự ứng
4


dụng của thành quả nghiên cứu lý luận khoa học mới tăng nhanh. Quá trình
thay đổi này có thể thấy đợc trong (bảng 1) trang sau so sánh phát minh và
phát hiện khoa học.
Đồng thời việc thực hiện kỹ thuật cao làm cho nhân tố tri thức vợt xa
nhân tố vật chất. Ví dụ thời gian nghiên cứu đối với một số công trình nghiên
cứu về sinh học tơng đối ngắn, số vốn bỏ ra lại không nhiều, một ngời hoặc
một nhóm ngời có thể tự đứng ra nghiên cứu, nên chu kỳ nghiên cứu đợc rút
lại tơng đối ngắn. Có thể đi thẳng từ nghiên cứu cơ bản đến nghiên cứu khai
thác. Ngoài ra, còn có một số nghiên cứu chủ yếu dựa vào tri thức, có thể nhảy
qua nghiên cứu ứng dụng, trực tiếp ra thị trờng, thu đợc hiệu quả kinh tế nh
khai thác phần mềm máy tính. Nguyên nhân của hiện tợng này là do khi tiến
hành nghiên cứu cơ bản đã phát hiện thấy giá trị uứng dụng của công trình.
Do tính chất của nghiên cứu cơ bản có thay đổi lớn, nên buộc phải có cơ cấu
tổ chức để liên hệ với thị trờng. Vì thế, hàng loạt khu công nghiệp kỹ thuật
cao mới đã đợc ra đời.

5


Bảng 1: Một số so sánh phát minh kỹ thuật
và phát hiện khoa học

Phát hiện khoa học


Năm

Phát minh kỹ thuật

Năm

Quá

trình

thai nghén
Nguyên lý chụp ảnh

1782 Máy ảnh

1838 56 năm

Nguyên lý máy điện

1831 Máy phát điện

1872 41 năm

Phát hiện chất kháng sinh

1910 Thuốc kháng sinh

1940 30 năm

Nguyên lý phân hạch


1938 Bom nguyên tử

1945 7 năm

Hiệu ứng Transitor

1948 Đài bán dẫn

1954 6 năm

Nguyên lý cáp quang

1966 Chế tạo cáp quang

1970 4 năm

ý tởng đa chức năng

1987 Máy vi tính đa chức năng

1991 4 năm

Nguồn: Sách thực hành Triết học - ĐH QL&KD Hà Nội - Tr.9

3) Khái niệm kinh tế tri thức
Kinh tế tri thức là kinh tế dựa trên nền tảng tri thức, lấy tri thức, trí tuệ,
khoa học và công nghệ làm chủ đạo; lực lợng những ngời lao động có học
vấn cao, tinh thông chuyên môn nghiệp vụ, đợc đào tạo cơ bản, có hệ
thống và hiện đại là chủ thể của hoạt động kinh tế.

Nền kinh tế tri thức chủ yếu vẫn là nền kinh tế hàng hoá, vẫn tuân theo
qui luật giá trị, vẫn vận động theo cơ chế thị trờng và hiện diện trong cơ chế
thị trờng nhng tri thức đã trở thành nền tảng, cốt lõi quyết định sự phát triển
của nó.
a) Thế nào là tri thức?
Không giống t bản và lao động, tri thức cố gắng trở thành một hàng hoá
công cộng (hoặc nh các nhà kinh tế học gọi là không có sự kình địch. Tri
thức một khi đợc phát hiên và công bố thì việc chia sẻ nó cho nhiều ngời sử
dụng hơn sẽ có chí phí cận biên bằng 0. Thứ hai ngời tạo ra tri thức khó ngăn

6


cản đợc những ngời khác sử dụng chúng. Các công cụ nh bảo vệ bí mật thơng
mại và bằng sáng chế, bản quyền và thơng hiệu chỉ dành cho những ngời tạo
ra tri thức một sự bảo vệ ít ỏi nào đó mà thôi.
b) Phân biệt các loại tri thức
Sẽ là hữu ích nếu phân biệt đợc các loại tri thức khác nhau (knowwhat), là loại tri thức về sự kiện, ngày nay đang giảm dần tầm quan trọng. Biết
tại sao (know-what) là tri thức về thế giới tự nhiên, xã hội và suy nghĩ của con
ngời. Biết ai đó (know-who) là về thế giới của các quan hệ xã hội và là tri thức
về ai biết cái gì và ai có thể làm gì. Việc biết những ngời cần thiết đôi khi còn
quan trọng đối mới đổi mới hơn là biết đợc các nguyên tắc khoa học. Biết chỗ
và biết thời gian (know-where và know-when) đang ngày càng quan trọng
trong nền kinh tế linh hoạt và năng động. Biết cách làm (know-how) là biết về
các kỹ năng thực hiện công việc ở mức độ thực hành.
c) Tầm quan trọng của tri thức
Tri thức là sức mạnh, bởi nó là chất dinh dỡng cho sự phát triển trí tuệ
và năng lực sáng tạo trí tuệ vô tận của loài ngời. Cá thể là hữu hạn nhng nhân
loại là vô cùng. Dân tộc nào sớm tự ý thức đợc những hạn chế, những giới hạn
của chính mình, biết tiếp thu những tinh hoa nhân loại ở mọi thời đại, kết hợp

với bản sắc truyền thống vốn có với những tinh hoa bên ngoài mình, biết tiêu
hoá và làm chủ những giá trị ấy, biến nó thành của mình, làm phong phú và
giàu có bản thân mình thì dân tộc ấy chủ động tìm thấy triển vọng của mình ,
dân tộc đó sẽ phát triển và trờng tồn. Ngợc lại sẽ khó tránh khỏi suy thoái và
diệt vong. Hoặc tiến kịp đá phát triển chung, khẳng định một cách xứng đáng
trong thế giới hoặc sẽ không bao giờ, sẽ mãi mãi đi sau, rơi vào tình cảnh nô
lệ và lệ thuộc vào nớc khác. Có khẳng định đợc không hay lại tự phủ định
chính mình-đó là thách thức lớn nhất đặt ra với mọi quốc gia-dân tộc trên lộ
trình phát triển, trớc hết là phát triển kinh tế. Tri thức kết tinh trong sản phẩm,
trong kinh doanh và trong hoạt động kinh tế nói chung.
4) Đặc điểm của kinh tế tri thức
7


Thứ nhất, đặc điểm lớn nhất làm khác biệt kinh tế tri thức khác với các
kinh tế công nghiệp và kinh tế nông nghiệp chính là tri thức trở thành yếu tố
quyết định nhất của sản xuất, hơn cả lao động và tài nguyên.Vốn quí nhất
trong nền kinh tế tri thức là tri thức. Tri thức là nguồn lực hàng đầu tạo ra sự
tăng trởng kinh tế. Không phải nh các nguồn lực khác bị mất đi khi sử dụng,
tri thức và thông tin có thể đợc chia sẻ, và trên thực tế lại tăng lên khi sử dụng.
Do vậy, nền nền kinh tế tri thức là một nền kinh tế d dật chứ không phải là
khan hiếm. Sự sáng tạo, đổi mới thờng xuyên là động lực chủ yếu nhất thúc
đẩy sự phát triển. Công nghệ đổi mới rất nhanh vòng đời công nghệ rut ngắn:
quá trình từ lúc ra đời, phát triển rồi tiêu vong của một lĩnh vực sản xuất, hay
công nghệ chỉ mấy năm, thậm chí mấy tháng. Các doanh nghiệp muốn trụ đợc
và phát triển phải luôn đổi mới công nghệ sản phẩm. Sáng tạo là linh hồn của
sự đổi mới. Trong nền kinh tế tri thức, của cải làm ra dựa chủ yếu vào cái ch a
biết; cái đã biết không còn giá trị nữa; tìm ra cái cha biết tức là tạo ra giá trị
mới. Khi phát hiện ra cái cha biết thì cũng tức là loại trừ cái đã biết. Cái cũ
mất đi thay thế bằng cái mới, nền kinh tế, xã hội luôn đổi mới. Đó là dặc trng

của sự phat triển sự tiến hoá của xã hội sắp tới: phát triển từ cái mới, chứ
không phải từ số lợng lớn dần lên.
Thứ hai, sự chuyển đổi cơ cấu. Các công nghệ mới, các ý tởng mới là
chìa khoá cho việc tạo ra việc làm mới và nâng cao chất lợng cuộc sống. Do
đó nền kinh tế có tốc độ tăng trởng cao dịch chuyển nhanh cơ cấu. Nhng đây
cũng là nền kinh tế mang tính rủi ro, vì nó luôn biến động, luôn có nhiều
thách thức mới. Trong khi nền kinh tế dựa vào sự sản xuất hàng loạt, quy
chuẩn hoá, thì nền kinh tế tri thức dựa trên cơ sở sự sản xuất linh hoạt hàng
hoá và dịch vụ đa vào công nghệ cao. Các doanh nghiệp không ngừng đổi mới
công nghệ, đổi mới sản phẩm. Công nghệ trở thành nhân tố hàng đầu trong
việc tạo ra năng suất, sự tăng trởng và việc làm.Cho nên, sản xuất công nghệ
trở thành loại hình sản xuất quan trọng nhất, tiêu biểu cho nền sản xuất tơng
lai. Phát triển nhanh các doanh nghiệp sản xuất công nghệ, trong đó khoa học

8


và sản xuất đợc nhất thể hoá, không phân biệt trong phòng thí nghiệm với
công xởng, những ngời làm việc trong đó là công nhân tri thức, họ vừa nghiên
cứu vừa sản xuất. Các khu công nghệ (technology park) hình thành và phát
triển rất nhanh. Đó là những nơi sản xuất công nghệ, thờng đợc gọi là vờn ơm
công nghệ, là cái nôi của ngành công nghiệp tri thức. ở đây hội tụ các điều
kiện thuận lợi để nhất thể hoá quá trình nghiên cứu, thực nghiệm khoa học,
triển khai công nghệ và sản xuất dựa vào công nghệ cao, tiêu hao ít nguyên
liệu, năng lợng thải ra ít phế thải, cho nên nền kinh tế tri thức có thể thực hiện
đợc sản xuất sạch, không gây ô nhiễm môi trờng. Kinh tế tri thức là nền kinh
tế phát triển bền vững.
Thứ ba, ứng dụng công nghệ thông tin rộng rãi trong mọi lĩnh vực và
thiết lập mạng thông tin đa phơng tiện phủ khắp nớc, nối với hầu hết các tổ
chức, các gia đình. Thông tin trở thành tài nguyên quan trọng nhất của nền

kinh tế. Mọi ngời đều có nhu cầu thông tin và dễ dàng truy nhập vào các kho
thông tin cần thiết cho mình. Mọi lĩnh vực hoạt động trong xã hội đều có tác
động của công nghệ thông tin để nâng cao năng suất, chất lợng, hiệu quả.
Cũng chính vì vậy, nhiều ngời gọi nền kinh tế tri thức là nền kinh số, nền kinh
tê mạng, nền kinh tế Internet, nền kinh tế điện tử.Thơng mại điện tử, thị trờng
ảo, tổ chức ảo, xí nghiệp ảo, làm việc từ xa... đợc sử dụng rộng rãi, làm cho
các hoạt động sản xuất kinh doanh trở nên rất nhanh nhạy, linh hoạt; khoảng
cách bị xoá dần, ý nghĩa của vị trí địa lý giảm đi. Xã hội thông tin phát triển.
Thứ t, nền kinh tế tri thức thúc đẩy sự dân chủ hoá. Thông tin đến với
mọi ngời. Mọi ngời đều dễ dàng truy cập các thông tin cần thiết. Dân chủ hoá
các hoạt động và tổ chức điều hành trong xã hội đợc mở rộng. Ngời dân nào
cũng có thể đợc thông tin kịp thời về các quyết định của cơ quan nhà nớc hoặc
tổ chức có liên quan đến họ và họ có thể thể có ý kiến ngay nếu thấy không
phù hợp. Việc tập hợp ý kiến của nhân dân rất dễ dàng và thuận tiện. Nguyên
tắc dân biết, dân bàn, dân kiểm tra có điều kiện thuận lợi để thực hiện. Cách
tổ chức quản lý cũng sẽ thay đổi. Trong thời đại thông tin, mô hình chỉ huy

9


tập trung, có đẳng cấp tỏ ra không còn phù hợp. Ngời ta sử dụng nhiều hơn
mô hình phi đẳng cấp, phi tập trung; mô hình mạng, trong đó tật dụng các
quan hệ ngang; thông tin đợc đến tất cả mọi ngời, mọi nơi một một cách thuận
lợi, nhanh chóng, không cần đi qua các khâu trung gian. Đó là mô hình tổ
chức dân chủ, rất linh hoạt trong điều hành, dễ thích nghi với đổi mới, khơi
dậy sự năng động sáng tạo của mọi ngời.
Thứ năm, hình thành xã hội học tập. Giáo dục rất phát triển. Mọi ngời
đều phải học tập, học thờng xuyên, học ở trờng và học ở trên mạng để không
ngừng trau dồi kĩ năng, phát triển trí sáng tạo. Mọi ngời thờng xuyên đợc cập
nhật kiến thức, chủ động theo kịp sự đổi mới và cs khả năng thúc đẩy sự đổi

mới. Với sự bùng nổ thông tin và sự luôn đổi mới kiến thức, mô hình giáo dục
truyền thống: đào tạo xong ra làm việc không còn phù hợp, mà phải theo mô
hình học tập suốt đời: đào tạo cơ bản, ra làm việc và tiếp tục đào tạo, vừa đào
tạo vừa làm việc. Các hình thức giáo dục thờng xuyên, nhất là giáo dục thông
qua mạng rất phát triển. Con ngời học tập suốt đời, vừa học vừa làm việc. Hệ
thống giáo dục phải đảm bảo cho mọi ngời bất cứ lúc nào, bất cứ ở đâu cũng
có thể học tập đợc. Mạng thông tin có ý nghĩa rất quan trọng cho việc học tập
suốt đời.Trong nền kinh tế tri thức, khoản đầu t cho giáo dục và khoa học
chiếm tỷ lệ rất cao. Nói chung, đầu t vô hình (cho con ngời, cho giáo dục,
khoa học, văn hoá-xã hội...) cao hơn đầu t hữu hình (xây dựng cơ sở vật chấtkỹ thuật). Phát triển con ngời trở thành nhiệm vụ trung tâm của xã hội. Vốn
con ngời thực sự là vốn quí nhất.
5) Các tiêu chí của kinh tế tri thức
- Cơ cấu GDP

> 70% do các ngành sản xuất và dịch
vụ ứng dụng công nghệ cao

- Cơ cấu giá trị gia tăng

> 70% do lao động trí óc mang lại

- Cơ cấu lao động

> 70% là công nhân tri thức

- Cơ cấu t bản

> 70% là t bản con ngời

10



Nền kinh tế tri thức sẽ hình thành và phát triển nhanh nền kinh tế và triệt
để hơn công nghiệp

11


Chơng 2: Kinh tế tri thức và sự nghiệp công nghiệp
hoá-hiện đại hoá ở Việt Nam

1) Kinh tế Việt Nam những năm đầu sau chiến tranh
a) Tình hình trong nớc và quốc tế
Sau năm 1975, tình hình trong nớc và quốc tế đã có những thay đổi cơ
bản và sâu sắc. Đất nớc thống nhất đặt ra yêu cầu hợp nhất nền kinh tế theo
mô hình chung, từ đó đặt ra yêu cầu mới cho một chiến lợc công nghiệp hoá
cho cả nớc đợc thống nhất.
Xu thế quốc tế hoá về thơng mại và vốn đang và đã tạo ra những điều
kiện thuận lợi cho các nớc kinh tế thị trờng phát triển và đang phát triển, giúp
cho họ đạt đợc những bớc phát triển nhanh vợt bậc. Nhiều nớc công nghiệp
hoá ở Châu á (Nics) đã duy trì đợc tốc độ tăng trởng kinh tế cao trong một
thời gian dài. Đặc biệt họ đã rất thành công trong việc thực hiện đờng lối công
nghiệp hoá hớng về xuất khẩu. Trong khi ấy kinh tế các nớc trong khối kinh tế
XHCN ngày càng gặp nhiều khó khăn, nhất là về chất lợng và sức cạch tranh
của sản phẩm trên thị trờng thế giới; hiệu quả thấp của toàn bộ nền kinh tế. Cơ
chế kế hoạch hoá tập trung nền kinh tế đã tỏ rõ sự thiếu sức sống, thiếu động
lực để tiếp tục phat triển các nền kinh tế XHCN bị suy sụp vào cuối những
năm 80.
b) Thực trạng kinh tế Việt Nam trong thời kì này
Đến năm 1976 cả nớc có 1913 xí nghiệp quốc doanh và công t hợp

doanh với khoảng 52 vạn cán bộ công nhân viên. Sản xuất công nghiệp năm
1976 đã vợt năm 1974-75 ( đạt 8,2 tỉ đồng giá trị tổng sản lợng tính theo giá
cố định năm 1970, tơng đơng với 48 tỉ đồng theo giá cố định năm 1982).
Trong đó công nghiệp nhóm A chiếm 34,1%, công nghiệp nhóm B chiếm
65,9%; tiểu thủ công nghiệp 37,8%; công nghiệp quốc doanh 62,7%, công
nghiệp t nhân 44,2%; công nghiệp địa phơng 55,8%. Những ngành then chốt
12


của công nghiệp nặng chiếm tỉ lệ không lớn: năng lợng 5,6%, luyện kim
3,3%, cơ khí 12,3%...... Trong công nghiệp nhóm B, các ngành lơng thực và
thực phẩm vẫn chiếm tỉ trọng lớn nhất 33,6%, tiếp đó là ngành dệt, da, may,
nhuộm 14,5%......
Trong cơ cấu nền kinh tế quốc dân, công nghiệp thu hút 10,6% tổng số
lao động xã hội, 37% giá trị tài sản cố định, làm ra 38,4% tổng sản phẩm xã
hội, 25,3% thu nhập quốc dân. Nguồn nguyên liệu của công nghiệp nói chung
còn phụ thuộc khá lớn vào nớc ngoài, đặc biệt các ngành cơ khí, hoá chất......
Chủng loại thiết bị máy móc khá phức tạp do nhập từ nhiều nớc khác nhau.
Trong đó, nhập của 13 nớc t bản khoảng 41%, của các nớc XHCN lúc đó
46%, còn trong nớc chỉ chế tạo đợc khoảng 13%. Tình trạng không sử dụng
hết công suất diễn ra phổ biến. Riêng công nghiệp quốc doanh mới huy động
đợc 62% công suất.
Sản phẩm công nghiệp bình quân trên đầu ngời còn ở mức thấp so với
nhiều nớc trên thế giới: điện 62,8 kwh, than sạch 115,9kg, xi măng 15,1kg,
gạch viên 75 viên, gỗ tròn 0,03 m 3, giấy 1,53 tấn, muối 11,9 kg, đờng mật 1,5
kg, vải vóc 4,5 mét......1. Các số liệu trên cho thấy trình độ công nghiệp hoá
của nền kinh tế còn thấp, công nghiệp quá nhỏ bé, đại bộ phận lao động vẫn là
thủ công, năng suất lao động và thu nhập rất thấp. Một số ngành công nghiệp
hoạt động chủ yếu dựa vào nguyên liệu nhập khẩu ngày càng lâm vào tình
trạng khó khăn hơn do nguồn dự trữ đang cạn dần.

Cha bao giờ kinh tế đất nớc bị lâm vào tình trạng khó khăn nh giai đoạn
cuối những năm 1970 và suốt những năm 80. Sản xuất nông nghiệp trì trệ
không đáp ứng đợc nhu cầu trong nớc. Công nghiệp nặng đầu t lớn nhng hiệu
quả thấp. Nhiều mặt hàng tiêu dùng cho nhân dân thiếu nghiêm trọng. Dấu
hiệu của suy thoái và khủng hoảng kinh tế đã dần xuất hiện và bộc lộ rõ vào
cuối những năm 80.
c) Nguyên nhân
1

Niên giám thống kê, Hà Nội, 1982, Tr.187-190
13


Do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan quá trình công nghiệp
hoá hoá ở nớc ta thời kỳ này bộc lộ những điểm yếu sau:
Thứ nhất, sau cuộc kháng chiến cứu nớc, do nhận thức cha đầy đủ khó
khăn nảy sinh, nên Đại hội IV của Đảng đã chủ trơng đẩy mạnh công nghiệp
hoá khi cha có đủ các tiền đề và các tiền đề cần thiết. Do vậy trong kế hoạch 5
năm 1976-1980 chúng ta đã xác định những chỉ tiêu quá cao: 21 triệu tấn lơng thực, 1 triệu tấn cá biển.... sản lợng cơ khí tăng hai lần rỡi so với 1975,
10 triệu tấn than sạch, 5 tỉ kwh điện, 2 triệu tấn xi măng, 1,3 triệu tấn phân
bón hoá học, 250-300 ngàn tấn thép, 3,5 triệu m3 gỗ, 450 mét vải, 130 tấn
giấy, 14 triệu m3 nhà ở1 mà kết quả là đến năm 1980 không một mục tiêu nào
đạt đợc
Thứ hai, về cơ cấu kinh tế, ngay trong kế hoạch 1976-1980, chúng ta
đã đề ra những chỉ tiêu kế hoạch quá cao về xây dựng cơ bản và phát triển sản
xuất, không coi trọng đúng mức việc khôi phục và sắp xếp lại nền kinh tế,
thiên về công nghiệp nặng những công trình lớn, không tập trung sức giải
quyết về căn bản vấn đề lơng thực, thực phẩm, phát triển sản xuất hàng tiêu
dùng và hàng xuất khẩu. Kết quả là đầu t nhiều nhng hiệu quả thấp.
Thứ ba, do cha nhận thức đợc sự cần thiết và sự tồn tại lâu dài của kinh

tế nhiều thành phần trong thơì kì lên CNXH ở nớc ta, nên sau khi nớc nhà
thống nhất, chúng ta đã nóng vội muốn xoá bỏ ngay các thành phần kinh tế t
bản t nhân và kinh tế cá thể, mau chóng thực hiện quốc doanh hoá và tập thể
hoá ở Miền Nam, đồng thời đa các cơ sở quốc doanh và hợp tác xã đã có ở
Miền Bắc lên qui mô lớn, không tính đến khả năng trang bị kĩ, trình độ quản
lý và nhất là hiệu quả kinh tế, do đó đã để lại những hiệu quả tiêu cực cả về
kinh tế và xã hội.
Thứ t, duy trì quá lâu cơ chế quản lý tập trung quan liêu bao cấp đã lỗi
thời. Quản lý Nhà nớc lẽ ra phải tập trung vào xây dựng pháp luật, cải tiến cơ
1

Sách đã dẫn, Tr.34

14


chế, xây dựng khung thể chế và các chính sách vĩ mô, thì lại can thiệp quá sâu
vào quản lý kinh doanh của các đơn vị kinh tế, trớc hết là xí nghiệp công
nghiệp quốc doanh, làm cho các đơn vị này không có sự độc lập, tự chủ,
không có sự năng động, sáng tạo, từ đó sản xuất kinh doanh kém hiệu quả.
Trên thực tế, quá trình công nghiệp hoá ở nớc ta diễn ra có nhiều khó
khăn và chậm chạp vì thiếu những tiền đề cơ bản. Hiệu quả kinh tế rất thấp so
với nguồn vốn và công sức bỏ ra. Nguồn lực bị lãng phí nhiều, cơ cấu kinh tế
mất cân đối. Các mối quan hệ lớn nh quan hệ giữa công nghiệp-nông nghiệp,
giữa xuất khẩu-nhập khẩu không hợp lý.

1)

Những thành tựu về kinh tế-xã hội và khoa học-công nghệ của Việt


Nam những năm sau đổi mới
Đại hội VI của Đảng (12-1986) đã quyết định thực hiện đổi mới toàn
diện mang tính chiến lợc, mở ra thời kỳ mới của phát triển kinh tế-xã hội nói
chung, phát triển các ngành sản xuất và dịch vụ nói riêng. Thành tựu to lớn
nhất là đất nớc đã thoát ra khỏi kinh tế-xã hội và kinh tế tăng trởng với nhịp
độ ngày càng cao. Tốc độ tăng GDP bình quân của thời kỳ 1986-1990 là
3,9%; 1991-1995 là 8,2%; 1996-2000 là 7%. Lạm phát giảm từ 774,6% năm
1986 xuống 67,4% năm 1990; 12,7% năm 1995; 0,1% năm 1999 và 0% năm
2000. Giá trị đồng tiền Việt Nam ổn định suốt thập niên 90, tạo điều kiện cho
các ngành, các doanh nghiệp và hộ gia đình yên tâm đầu t mở rộng sản xuất,
làm giàu chính đáng. Qua những năm đổi mới, các ngành kinh tế đều khởi sắc
và tăng trởng khá.
Trong 5 năm 1996-2000, sản xuất công nghiệp nớc ta tiếp tục phát triển
ổn định và tăng trởng với nhịp độ cao. Giá trị sản xuất công nghiệp năm 1996
tăng 14,2%, 1997 tăng 13,8%, 1998 tăng 12,1%, 1999 tăng 10,4% và năm
2000 tăng 15,5%. Trong nông nghiệp đã giải quyết vững chắc vấn đề lơng
thực, đảm bảo an ninh, lơng thực quốc gia. Việt Nam từ nớc thiếu lơng thực
triền miên thành nớc xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới. Sản xuất lơng thực tăng
15


liên tục từ năm 1987 theo hớng năm sau cao hơn năm trớc với tốc độ nhanh và
khá vững: năm 1987 đạt 17,5 triệu tấn; 1988-19,6; 1989-21,5; 1999-21,0;
1992-24,2; 1993-25,5; 1994-26,2; 1995-27,6; 1996-29,2; 1997-30,6; 199831,8; 1999-34,3 và năm 2000 đạt trên 35,5 triệu tấn.
Thời kì này còn đợc đặc trng bởi những tiến bộ đáng kể trong việc trang
bị lại, đổi mới và đẩy nhanh ứng dụng tiến bộ khoa học-công nghệ trong nền
kinh tế. Đầu t theo chiều sâu đợc chú trọng hơn. Nhờ đổi mới cơ chế quản lý
kinh tế, nhiều doanh nghiệp đã mở ra nhiều cách huy động vốn trong đó có
nguồn vốn liên doanh với nớc ngoài, nhờ vậy đã đổi mới dây truyền công
nghiệp và thiết bị sản xuất, tiếp thu công nghệ hiện đại. Trong nông nghiệp đã

ứng dụng hàng loạt các loại giống mới và công nghệ sinh học làm tăng suất
cây trồng, góp phần không nhỏ vào thành tựu trong nông nghiệp những năm
sau. Ngành bu điện viễn thông đã và đang đi đầu trong lĩnh vực đổi mới công
nghệ, thiết bị, phục vụ đắc lực cho quá trình công nghiệp hoá đất nớc, đạt đợc
tốc độ tăng trởng nhanh nhất. Nhà nớc còn quan tâm đến đầu t cho phat triển
khoa học-công nghệ, chú trọng xây dựng đội ngũ cán bộ khoa học-kỹ thuật
Nhờ chuyển hớng công nghiệp hoá, bớc đầu phát huy lợi thế so sánh
của đất nớc, tạo môi truờng thuận lợi thu hút đầu t nớc ngoài, tốc độ tăng trởng kinh tế nói chung và của các ngành kinh tế đã đợc mức khá cao. (Xem
bảng 2)
Bảng 2 . Tốc độ tăng trởng của các ngành Kinh tế giai đoạn
1991-2000(%)

GDP
Nông lâm ng nghiệp
Công nghiệp
Dịch vụ

1991-

1996-

1991-

1995
8,19
4,09
12,0
8,59

2000

6,65
3,64
10,71
5,51

2000
7,42
3,87
11,35
7,04

16


Nguồn: Tổng cục Thống kê

Do có sự phát triển hài hoà hơn giữa nông lâm ng nghiệp, công nghiệp
và dịch vụ, một số ngành cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến đạt
tốc độ tăng trởng cao: cây công nghiệp 10%, thủy sản 9%, chăn nuôi 5,4%, lơng thực bình quân 4,2%...... Nhờ đó cơ cấu nội bộ ngành nông lâm ng
chuyển dịch tích cực theo hớng tăng tỷ trọng chăn nuôi, cây công nghiệp dài
ngày, giảm tỷ trọng trồng trọt nhất là trồng lúa. Trong nội bộ các ngành công
nghiệp cũng có sự dịch chuyển tơng tự. Cơ cấu kinh tế đã có sự chuyển hớng
tích cực hơn theo hớng tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ. (Xem bảng 3)

17


Bảng 3. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế giai đoạn
1991-2000 (%)


1990

1995

2000

2000
so với
1991

Nền kinh tế
Nông lâm
nghiệp
Công nghiệp
Dịch vụ

ng

100
38,7

100
27,2

100
24,5

-14,2

22,7

38,6

28,8
44,0

33,3
42,2

+10,6
+3,6

Nguồn: Tổng cục Thống kê
Trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại các chỉ tiêu kinh tế đều thể hiện đờng
lối mở cửa, thu hút nguồn lực bên ngoài. Chỉ riêng xuất khẩu hàng hoá so với
GDP đã tăng từ 6,3% năm 1995 lên 12% năm 2000. Nhờ tăng tích lũy nội bộ
nền kinh tế, tiết kiệm bên ngoài đã giảm dần từ 11,5% năm 1990 xuống 8,9%
năm 1995 và xuống 6,6% năm 2000.
Nh vậy sau hơn 10 năm đổi mới kinh tế, Việt Nam đã thực hiện một
chiến lợc công nghiệp hoá, hiện đại hoá khác về cơ bản so với đờng lối công
nghiệp hoá đề ra ở Đại hôi III. Đổi mới chính sách công nghiệp hoá trở thành
một trong những nội dung cơ bản của công cuộc đổi mới.

2) Vai trò của kinh tế tri thức trong sự phát triển đất nớc
Trong nền kinh tế công nghiệp nguồn lực phát triển xã hội dựa chủ yếu
vào máy móc tài nguyên; còn ở nền kinh tế tri thức, các yếu tố thông tin và tri
thức có vai trò hàng đầu. Các ngành công nghệ cao (Công nghệ thông tin,
công nghệ sinh học, công nghệ tụe động hoá, công nghệ vật liệu mới v..v...)
phát triển nhanh chóng và có giá trị gia tăng nhanh. Ngày nay nhịp độ tăng
GDP trong ngành công nghệ thông tin thờng cao hơn 3-4 lần nhịp độ tăng
GDP toàn bộ; tốc độ tăng việc làm do công nghệ thông tin tạo ra nhanh hơn

18


14-16 lần so với các ngành kinh tế còn lại. Phát triển kinh tế có liên quan
nhiều đến sở hữu trí tuệ, sáng tạo và sử dụng thông tin, đặc biệt trong các
ngành sản xuất ra các sản phẩm có trí tuệ cao trên cơ sở đầu t mạnh mẽ vào
vốn con ngời.
Nhờ cuộc cách mạng khoa học công nghệ mới, những nớc nghèo có thể
tìm đợc cơ hội để phát triển, nếu tạo ra đợc nguồn nhân lực chất lợng cao, tiếp
cận đợc trình độ khoa học công nghệ hiện đại. Trong thế kỉ 18, một nớc muốn
công nghiệp hoá phải mất khoảng 100 năm; cuối thế kỉ 19 và đầu thế kỉ 20 là
khoảng 50-60 năm; trong những thập kỉ 70-80 là khoảng 20-30 năm; đến cuối
thế kỉ 20 và đầu thế kỉ 21 quãng thời gian này có thể rút ngắn hơn nữa.
Nguồn nhân lực trong xã hội nhanh chóng đợc tri thức hoá. Sự cách biệt
giàu nghèo phụ thuộc rất nhiều vào sự cách biệt về tri thức, năng lực sáng tạo
và sử dụng tri thức. Trong bối cảnh đó các nớc đi sau chỉ có thể phát triển
khoa học công nghệ, giáo dục-đào tạo nhằm tăng nhanh vốn tri thức, khả năng
sử dụng tri thức, mới có thể rút ngắn đợc khoảng cách với các nớc tiên tiến.
Cơ cấu kinh tế, hình thức tổ chức xã hội thay đổi căn bản. Một số cơ
cấu quản lý, tổ chức kinh doanh, quản lý xã hội theo kiêu cũ, kiểu kim tự
tháp (cấp dới, cấp trên) sẽ biến đổi thành cơ cấu mạng lới. Mọi hoạt động chỉ
đạo, điều hành của hệ thống hành chính, của các cơ quan, xí nghiệp đều thông
qua mạng máy tính (chính phủ điện tử, thơng mại điện tử). Trò chơi kinh tế
tổng không (thắng-thua) sẽ ít phổ biến và đợc thay bằng mô hình hai bên
cùng thắng (Win-WinGame) thể hiện trong cạch tranh và hợp tác; chuyển
giao công nghệ...... mà trong đó năng lực kinh doanh và phat hiện, chiếm lĩnh
thị trờng, trong nhiều trờng hợp lại quan trọng hơn năng lực sản xuất, vì vậy
vai trò doanh nhân điều phối ngày càng quan trọng.

3) Kinh tế tri thức và sự nghiệp công nghiệp hoá-hiện đại hoá ở Việt Nam


19


Báo cáo chính trị Đại Hội IX của Đảng đã nhận định: Thế kỉ XXI sẽ
tiếp tục có nhiều biến đổi. khoa học và công nghệ sẽ có bớc tiến nhảy vọt.
Kinh tế tri thức có vai trò ngày càng nổi bật trong quá trình phát triển lực lợng sản xuất. Sau khi xác định phát triển kinh tế, công nghiệp hoá và hiện
đại hoá là trọng tâm, Báo cáo chính trị đã xác định: Con đòng công nghiệp
hoá, hiện đại hoá của nớc ta cần và có thể rút ngắn đợc thời gian, vừa có
những bớc tuần tự, vừa có những bớc nhảy vọt. Phát huy những lợi thế của đất
nớc, tận dụng mọi khả năng để đạt trình độ công nghệ tiên tiến, đặc biệt là
công nghệ thông tin và công nghệ sinh học, tranh thủ ứng dụng nhiều hơn ở
mức cao hơn và phổ biến những thành tựu mới về khoa học và công nghệ,
từng bớc phát triển nền kinh tế tri thức.
Chúng ta không thể rập khuôn theo mô hình công nghiệp hoá mà các nớc đi trớc đã đi. Cũng không nên chỉ hiểu công nghiệp hoá chủ yếu là xây
dựng công nghiệp, mà phải hiểu đây là sự chuyển nền kinh tế từ tình trạng lạc
hậu, năng suất, chất lợng, hiệu quả thấp dựa vào phơng pháp sản xuất nông
nghiệp, lao động thủ công sang nền kinh tế có năng suất, chất lợng, hiệu quả
cao, theo phơng pháp sản xuất công nghiệp, dựa vào tiến bộ khoa học và công
nghệ mới nhất. Vì vậy công nghiệp hoá phải đi đôi với hiện đại hoá. Nh vậy
kinh tế tri thức là vận hội để đẩy nhanh công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
Nớc ta không thể chần chừ, bỏ lỡ thời cơ, mà phải đi nhanh vào nền
kinh tế tri thức để rút ngắn khoảng cách với các nớc; cho nên, công nghiệp
hoá ở nớc ta đồng thời phải thực hiện hai nhiệm vụ cực kỳ to lớn: chuyển biến
từ kinh tế nông nghiệp sang kinh tế công nghiệp và từ kinh tế công nghiệp
sang kinh tế tri thức. Điều đó có nghĩa là, phải nắm bắt các tri thức và công
nghệ mới nhất của thời đại để hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn, đồng thời
phải phat triển nhanh các ngành dịch vụ dựa vào tri thức, vào khoa học công
nghệ, chuyển cơ cấu kinh tế theo hớng tăng nhanh các ngành kinh tế tri thức.
Không thể chờ công nghiệp hoá hoàn thành cơ bản rồi mới chuyển sang kinh

tế tri thức nh các nớc đi trớc đã trải qua. Đây là lợi thế của các nớc đi sau.

20


Để có thể làm đợc việc đó, phải có đủ năng lực trí tuệ có khả năng sáng
tạo, nắm bắt và làm chủ tri thức mới nhất của thời đại, phải chủ động hội nhập
quốc tế, phát huy lợi thế so sánh của mình. Khoảng cách giữa các nớc giàu và
nghèo chính là khoảng cách về tri thức, đuổi kịp các nớc phát triển chủ yếu là
bằng rút ngắn về tri thức. Chiến lợc phát triển đất nớc ta là chiến lợc dựa vào
tri thức và thông tin, chiến lợc đi tắt đón đầu với mũi nhọn là công nghệ thông
tin (CNTT).
Nền kinh tế nớc ta phải phát triển theo mô hình hai tốc độ: một mặt phải
lo phát triển nông nghiệp, nâng cao năng lực sản xuất những ngành công
nghiệp cơ bản, lo giải quyết những nhu cầu và bức xúc của ngời dân; mặt khác
phải phát triển nhanh những ngành kinh tế dựa vào tri thức và công nghệ cao,
nhất là công nghệ thông tin để hiện đại hoá và nâng cao năng lực cạch tranh
kinh tế, tạo ngành nghề mới, việc làm mới, đạt tốc độ tăng trởng cao, hội nhập
có hiệu quả nền kinh tế thế giới.
Chúng ta phải phát triển nhanh các ngành kinh tế dựa vào tri thức và
công nghệ mới nhất để tạo những bớc nhảy vọt của toàn nền kinh tế. Phải
nhanh chóng xây dựng hạ tầng công nghệ thông tin, hình thành mạng xa lộ
thông tin quốc gia, ứng dụng công nghệ thông tin rộng rải trong tất cả các lĩnh
vực, phát triển công nghệ thông tin nhất là công nghệ phần mềm, để thúc đẩy
nhanh phát triển nhanh trên mọi lĩnh vực, dịch chuyển cơ cấu kinh tế. Phát
triển các ngành công nghệ sinh học, các ngành công nghệ vật liệu mới. Sử
dụng công nghệ cao, các công nghệ tiên tiến để phát triển một số ngành công
nghiệp có giá trị tăng trởng cao nh: chế tạo máy (sử dụng CAD, CAM, tự
động hoá...) .Các ngành xây dựng, giao thông, năng lợng phải sử dụng công
nghệ tiên tiến nhất và đảm bảo hiệu quả đầu t cao nhất. Trong từng ngành

từng, lĩnh vực kinh tế cũng cần phải chọn những khâu, những đơn vị đi trớc, đi
thẳng vào công nghệ mới nhất để thúc đấy sự đổi mới của toàn ngành, toàn
kĩnh vực. Đã đầu t mới là phải sử dụng công nghệ mới nhất.

21


5) Các giải pháp chủ yếu để phát triển kinh tế dựa vào tri thức ở Việt
Nam trong sự nghiệp công nghiệp hoá-hiện đại hoá
Thứ nhất, phải đổi mới cơ chế chính sách, tạo lập một khuôn khổ pháp
lý mới phù hợp với sự phát triển nền kinh tế thị trờng định hớng xã hội chủ
nghĩa. Phải thực sự giải phóng mọi lực lợng sản xuất, phát huy mọi khả năng
sáng tạo, tạo điều kiện cho mọi ngời dân, mọi thành phần kinh tế phát huy hết
khả năng của mình đóng góp vào phát triển sản xuất. Nhà nớc quản lý bằng
pháp luật, cơ chế, chính sách, tạo môi trờng thuận lợi cho sự cạch tranh lành
mạnh; chăm lo phúc lợi xã hội, giáo dục, khoa học, y tế, văn hoá, quản lý trật
tự, an ninh xã hội, đảm bảo công bằng xã hội......, mà không nên can thiệp vào
sản xuất kinh doanh, để cho mỗi doanh nghiệp, mỗi ngời dân phát huy quyền
chủ động sáng tạo của mình. Vai trò của các doanh nghiệp thuộc mọi thành
phần kinh tếcó ý nghĩa rất quyết định đối với phát triển khoa học và công
nghệ, phát triển kinh tế tri thức. Không có doanh nghiệp chủ động sáng tạo
biến các tri thức, ý tởng mới, các công nghệ thành sản phẩm thì khoa họccông nghệ không phát triển và sẽ không có nền kinh tế tri thức.Cơ chế, chính
sách phải thực sự khuyến khích và buộc các doanh nghiệp
phải luôn đổi mới và thúc đẩy nhanh sự ra đời của các doanh nghiệp mới, nhất
là các doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm mới, công nghệ mới. Nhà nuớc phải
tạo môi trờng cạch tranh bình đẳng chống độc quyền.
Thứ hai, chăm lo nguồn nhân lực, nâng cao dân trí đào tạo nhân tài.
Bởi vì xét cho cùng, yếu tố quyết định mọi thắng lợi của bất kì chính sách
kinh tế nào, một chiến lợc phát triển của bất cứ quốc gia nào là con ngời.
Chính sách kinh tế không có mục đích tự thân, không phát triển để có một

trình độ kinh tế cao, hay một cơ cấu kinh tế kỳ diệu nào, mà là nhằm vào mục
tiêu nâng cao chất lợng sống con ngời. Các ngành kinh tế dù đợc phát triển
cao và hiện đại đến mức nào cuối cùng cũng phải biểu hiện ra hàng hoá, dịch
vụ cụ thể hiện hữu phục vụ cuộc sống hàng ngày của con ngời. Chủ thể thực
hiện chính sách kinh tế không ai khác hơn là con ngời. Năng lực con ngời, số
22


lợng và chất lợng nguồn lực của con ngời qui định qui mô mục và mục tiêu
của chính sách kinh tế, đồng thời chính sách kinh tế phải dành phần thích
đáng cho phát triển con ngời, tức là xây dựng năng lực nội sinh quan trọng
nhất cho việc thực hiện một chính sách kinh tế mở và cho hội nhập kinh tế
toàn cầu. Chiến lợc phát triển con ngời trở thành chiến lợc xuyên suốt bền
vững, lâu dài và có hiệu lực cho mọi chính sách, mọi chiến lợc, mọi thời kì
phát triển.
Thứ ba, tăng cờng năng lực khoa học và công nghệ quốc gia để có thể
tiếp thu, làm chủ, vận dụng sáng tạo các tri thức khoa học và công nghệ mới
nhất của thế giới cần thiết cho sự phát triển nớc ta, từng bớc sáng tạo những
công nghệ mới đặc thù của nớc ta, xây dựng nền khoa học tiên tiến của Việt
Nam. Thực hiện tốt các chính sách phát hiện bồi dỡng, trọng dụng nhân tài,
đãi ngộ thoả đáng cho cán bộ khoa học, mở rộng dân chủ trong nghiên cứu
khoa học, đổi mới công nghệ, phát triển các ngành công nghệ cao. Xây dựng
và phát triển nhanh các khu công nghệ cao nhằm hộ trợ dắc lực cho đổi mới
công nghệ các ngành và làm tăng nhanh giá trị tri thức trong toàn nền kinh tế;
triển khai có hiệu quả các chơng trình phát triển các ngành công nghiệp dựa
vào công nghệ cao.
Thứ t, đẩy mạnh ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin phục vụ
công nghiệp hoá-hiện đại hoá nh chỉ thị 58-CT/TW của Bộ Chính trị khoá
VIII ban hành ngày 17-10-2000. Chỉ thị nhấn mạnh: ứng dụng và phát triển
công nghệ thông tin sẽ góp phần giải phóng sức mạnh vật chất, trí tuệ và tinh

thần của toàn dân tộc, tạo động lực và sức bật mạnh mẽ cho công cuộc đổi
mới, phát triển nhanh và hiện đại hoá nền kinh tế, tăng cờng năng lực cạch
tranh của các doanh nghiệp, hỗ trợ hữu hiệu cho quá trình chủ động hội nhập
kinh tế quốc tế, nâng cao chất lợng cuộc sống của nhân dân, đảm bảo an
ninh, quốc phòng, tạo khả năng đi tắt đón đầu để thực hiện thắng lợi sự
nghiệp công nghiệp hoá-hiện đại hoá. Công nghệ thông tin là chìa khoá để đi
vào nền kinh tế tri thức. Muốn rút ngắn quá trình công nghiệp hoá-hiện đại

23


hoá, rút ngắn khoảng cách với các nớc, ta phải khắc phục khoảng cách về
công nghệ thông tin. Trớc năm 2010, trình độ công nghệ thông tin nớc ta phải
đạt mức tiên tiến trong khu vực mà hiện nay ta còn tụt hậu khá xa. Nh thế đòi
hỏi phải có nỗ lực rất lớn, nhng tiềm năng trí tuệ của dân tộc ta không kém
các nớc nhất định ta sẽ vợt lên trớc, vấn đề là chính sách và cơ chế phát huy
tiềm năng ấy.

24


kết luận

Trong giai đoạn bùng nổ kiến thức, thông tin trong đà tiến nh vũ bão
của cách mạng khoa học và công nghệ đã không những khẳng định vai trò con
ngời và nhân tố con ngời ở hàng đầu của lực lợng sản xuất xã hội, mà còn định
hình ngày càng rõ hơn vai trò của nguồn lực trí tuệ của con ngời trí tuệ.
Không có nguồn lực này, con ngời này, không thể hình dung nổi lực lợng sản
xuất hiện đại và kinh tế tri thức. Tri thức và trí tuệ trở thành một quyền lực.
Kinh tế tri thức là một bớc phát triển tất yếu, nó đẩy nhanh quá trình hội nhập

với nền kinh tế khu vực và trên thế giới. Rút ngắn đợc từng bớc quá trình công
nghiệp hoá-hiện đại hoá ở Việt Nam. Là đất nớc có nguồn lực nhỏ bé nhng
Việt Nam có nguồn nhân lực và trí tuệ rất đáng kể. Lòng yêu nớc và sức mạnh
đoàn kết đợc chắt lọc qua lịch sử đấu tranh nếu biết phát huy sẽ là chỗ dựa
chắc chắn, là chất kháng thể, ngăn cản những nhân tố huỷ hoại có thể trong tơng lai. truyền thống hiếu học và trí thông minh đã đợc kiểm nghiệm, nhng
cha đợc khai thác, nếu biết chuyển hớng sẽ tạo nên những bớc đột phá trong
quá trình phát triển quốc gia theo xu hớng tới nền kinh tế tri thức.
Em xin chân thành cảm ơn.

Sinh viên thực hiện
Cao Văn Thành

25


×