Bài 17
Ôn tập tiếng Việt
1. Cấu tạo từ tiếng Việt:
Từ
Từ đơn
Từ phức
Từ ghép
Từ láy
1. Cấu tạo từ tiếng Việt:
- Từ là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất dùng để
đặt câu.
- Tiếng là đơn vị cấu tạo nên từ.
- Từ đơn: từ chỉ có 1 tiếng.
- Từ phức: từ gồm hai hoặc nhiều tiếng.
+
Từ ghép
: những từ phức được tạo ra bằng
cách ghép các tiếng có quan hệ với nhau về
nghĩa.
+
Từ láy
: những từ phức có quan hệ láy âm
giữa các tiếng.
2. Nghĩa của từ:
-
Nghĩa của từ
là nội dung (sự vật, tính chất, hoạt động,
quan hệ…) mà từ biểu thị.
- Có thể
giải thích nghĩa của từ
bằng hai cách chính
như sau:
+ Trình bày khái niệm mà từ biểu thị.
+ Đưa ra những từ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa với từ cần
giải thích.
- Chuyển nghĩa là hiện tượng thay đổi nghĩa của từ, tạo
ra những từ nhiều nghĩa.
-Từ có thể có một hay nhiều nghĩa:
+
Nghĩa gốc
: nghĩa xuát hiện từ đầu, làm cơ sở để hình
thành các nghĩa khác.
+
Nghĩa chuyển
: nghĩa được hình thành trên cơ sở của
nghĩa gốc.
3.Từ mượn:
- Là những từ chúng ta vay mượn nhiều từ
của nước ngoài để biểu thị những sự vật,
hiện tượng, đặc điểm… mà tiếng Việt chưa có
từ thật thích hợp để biểu thị.
- Từ mượn tiếng Hán: gồm từ gốc Hán và từ
Hán Việt bộ phận từ mượn quan trọng nhất.→
- Tiếng Việt còn mượn từ của một số ngôn
ngữ khác như tiếng Anh, tiếng Nga…