Tải bản đầy đủ (.doc) (250 trang)

kĩ năng sống tiết kiệm,thông tin hữu ích

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.01 MB, 250 trang )

Thực hành tiết kiệm đối với các cá nhân có thu nhập thấp
Do thu nhập bình quân hàng tháng từ tiền lương của phần lớn bộ phận dân chúng hiện
nay vẫn còn ở mức thấp và rất thấp, nên việc thực hành tiết kiệm theo mục tiêu tài
chính của những cá nhân này sẽ gặp nhiều khó khăn hơn so với những người có thu
nhập bình quân hàng tháng cao hơn trong xã hội, là điều hiển nhiên.
Trong phần này, chúng tôi xin được phép giả định cách phân loại mức thu nhập bình quân
hàng tháng từ tiền lương của các cá nhân tại Việt Nam trong thời điểm năm 2012 như sau:
Thu nhập trung bình từ tiền lương Phân loại mức
Số
hàng tháng của cá nhân
lương cá nhân hàng
TT
tháng
(Đơn vị tính: VNĐ)
1

Dưới 2.500.000

Rất thấp

2

Từ 2.500.000
5.000.000

đến dưới

Thấp

3


Từ 5.000.000
8.000.000

đến dưới

Trung bình

4

Từ 8.000.000
10.000.000

đến dưới

Trung bình khá

5

Từ 10.000.000 đến dưới
15.000.000

Khá

6

Từ 15.000.000 đến dưới
20.000.000

Khá cao


7

Trên 20.000.000

Cao

8

Trên 50.000.000

Rất cao

Bảng phân loại mức lương theo giả định trên đây của chúng tôi hoàn tòan chỉ mang tính
tham khảo, nhằm mục đích xây dựng mục tiêu tiết kiệm cho cá nhân là chính. Để có thể biết
được sự phân loại mức lương cá nhân hàng tháng một cách chính xác, cần phải có sự tư vấn
của các chuyên gia tài chính, ngân hàng hoặc công bố chính thức từ các cơn quan chức năng
của nhà nước.


Với cách phân loại mức lương tham khảo này, thì chỉ có những cá nhân nào đạt mức lương
tối thiểu từ trung bình khá trở lên, tức tối thiểu từ tám triệu đồng một tháng trở lên, mới có
cơ hội thuận lợi để thực hành tiết kiệm theo các giai đoạn tuổi tác “lý tưởng” đã trình bày ở
phần trên.
Thực tế cho thấy, thu nhập bình quân hàng tháng từ tiền lương của phần lớn bộ phận dân
chúng hiện nay vẫn còn ở mức thấp và rất thấp. Vì vậy, việc thực hành tiết kiệm theo mục
tiêu tài chính của những cá nhân này sẽ gặp nhiều khó khăn hơn so với những người có thu
nhập bình quân hàng tháng cao hơn trong xã hội, là điều hiển nhiên.
Tuy nhiên, nói như vậy không có nghĩa là những người có thu nhập thấp thì không có cơ hội
để thực hành tiết kiệm theo mục tiêu tài chính. Một số người có thu nhập thấp hay những
người nghèo, người không có tài sản thường viện dẫn lý do làm chỉ vừa đủ ăn, đủ mặc thì

làm sao mà tiết kiệm được! Nếu có cố gắng tiết kiệm đi nữa thì cũng chẳng được bao nhiêu,
chi bằng có bao nhiêu xài hết bấy nhiêu cho xong.
Chúng ta rất thông cảm và chia sẻ với những cá nhân không có điều kiện và cơ hội tốt để có
được thu nhập hay mức lương hàng tháng tối thiểu từ trung bình trở lên. Nhưng chúng ta sẽ
không đồng tình với cách suy nghĩ của một số người cho rằng “người thu nhập thấp thì
không tiết kiệm được bao nhiêu nên không cần tiết kiệm làm gì”.
Tục ngữ có câu “ tích thiểu thành đa” hay “kiến tha lâu cũng đầy tổ”. Trong cuộc sống,
không ít trường hợp người ta có thể thoát được tình cảnh đói nghèo nhờ biết siêng năng
chăm chỉ làm việc và chịu khó tiết kiệm từ những khoản tiền rất nhỏ bé ban đầu.
Tiết kiệm trong học sinh, sinh viên
Ngoài một số ít trường hợp cá biệt học sinh, sinh viên có thu nhập hàng tháng từ nguồn viện
trợ của gia đình tương đương từ mức trung bình trở lên. Đa số sinh viên và học sinh sống xa
nhà đều có nguồn tài chính rất hạn chế và có thể xếp vào mức rất thấp.
Các bạn sinh viên hôm nay sẽ là những trụ cột của gia đình và là những công dân trí thức rất
quan trọng cho tương lai của đất nước sau này . Nên rèn luyện thói quen tiết kiệm để làm
giàu cho bản thân mình và đóng góp cho xã hội phát triển. Vì các bạn là những người có
nhiều ưu điểm và thời gian thuận lơi để thực hành cuộc sống tiết kiệm hơn những người
khác. Mặc dù trong thời điểm hiện tại có thể các bạn đang còn thiếu thốn về tài chính.
Hãy bắt tay vào việc thực hành tiết kiệm ngay từ bây giờ bằng cách kiên trì giữ lại tối thiểu
10% đến 15% tiền tài trợ từ gia đình hay từ các khoản thu nhập khác mà các bạn có được
qua việc đi làm thêm.


Để có thể cắt giảm chi tiêu và tiết kiệm được với mức thu nhập thuộc vào loại thấp và rất
thấp như sinh viên, học sinh, các bạn nên thực hành nhiều phương pháp giảm chi phí hàng
ngày khác nhau. Chẳng hạn như đi học bằng xe buýt thay vì xe gắn máy. Mang theo cơm
hộp để ăn trưa và nghỉ trưa tại trường thay vì phải đi về nhà rồi quay trở lại trường. Đăng ký
thẻ thư viện của nhà trường để sử dụng tư liệu và internet miễn phí thay vì sử dụng internet ở
nhà tốn kém…
Nếu các bạn đang phải thuê phòng trọ thì nên chịu khó tìm kiếm và chọn lựa các bạn sinh

viên nào phù hợp với bản thân mình và gần nhau trong lĩnh vực học tập để chia sẻ kiến thức.
Chia sẻ tiền phòng và tiền ăn uống hàng ngày nếu cùng nhau nấu ăn chung. Có thể tìm khu
vực thuê nhà trọ ở gần trường học để việc đi lại không tốn kém, và tiết kiệm được nhiều thời
gian.
Hạn chế mua sắm áo quần và trang phục theo các trào lưu sành điệu gây tốn kém. Tránh bị
sự rủ rê lôi kéo của bạn bè trong việc tổ chức ăn uống và các họat động vui chơi giải trí tốn
tiền như: tổ chức liên hoan có uống bia rượu, đi du lịch xa, tham gia chơi game mất nhiều
thời gian. Và nên hạn chế tối đa vay tiền của bạn bè để tham dự các sự kiện gây tốn kém
nhiều không cần thiết như: tiệc tùng, sinh nhật, cưới hỏi.
Nên nhớ là ngoài việc hạn chế chi tiêu để tiết kiệm tiền ra, các bạn sinh viên chúng ta còn có
nhiều “tài sản” khác cần tránh lãng phí và khai thác tối đa như: sức khỏe, thời gian, sự năng
động, kiến thức chuyên môn và tri thức trong các chương trình học hàng
ngày.
Minh họa sinh viên đi làm thêm tạo thu nhập
Các bạn có thể sắp xếp thời khóa biểu trong việc học tập một cách hợp lý và khoa học, rồi
tìm việc làm thêm bán thời gian để tăng thu nhập và tích lũy kinh nghiệm làm việc. Chẳng
hạn như: đi dạy kèm, làm nhân viên kinh doanh thời vụ, nhân viên nghiên cứu thị trường
hoặc các việc làm khác phù hợp với đời sống sinh viên, học sinh của chúng ta.
Nhu cầu giải trí của các bạn trẻ, đặc biệt là các bạn sinh viên rất cao. Nên chọn cách sinh
hoạt giải trí lành mạnh và có ích lợi nhất cho mình. Có lẽ các bạn chưa có nhiều tiền để làm
từ thiện và chia sẻ cho cộng đồng về mặt tài chính. Nhưng các bạn hoàn toàn có thể dùng
công sức của mình để đóng góp thiện ý như: giúp việc cho viện dưỡng lão, trung tâm chăm
sóc trẻ em mồ côi, người khuyết tật… Tham gia làm cộng tác viên cho các dự án xanh, cải
tạo môi trường sống tại địa phương hay tại khu vực trường học, có thể xem như là các hoạt
động vui vẻ, lành mạnh và bổ ích cho sinh viên, học sinh.
Dĩ nhiên tất cả những việc này các bạn chỉ nên làm trong lúc có thời gian nhàn rỗi. Bên cạnh
đó, để tránh bị căng thẳng trong học tập và thư giản, các bạn nên dành thời gian tối thiểu để


luyện tập thể thao đều đặng mỗi ngày. Chọn những môn thể thao ít tốn kém đối với sinh viên

học sinh như chạy bộ, đi bộ, đánh cờ vua, cờ quốc tế…
Có thể nói, mức thu nhập thấp và cuộc sống kinh tế khó khăn của nhiều bạn sinh viên và học
sinh chỉ là nhất thời. Tất cả các bạn sẽ có thể nâng cấp được mức thu nhập cho bản thân
mình và thay đổi số phận tương lai. Nếu ngay từ bây giờ các bạn không lãng phí và biết tiết
kiệm các giá trị, các tài sản quý báu của mình ngoài tiền bạc ra như: sức khỏe, trí tuệ, thời
gian, cơ hội học tập và tiếp thu tri thức chuyên môn. Sau cùng, các bạn nên tiết kiệm tuổi
thanh xuân và tương lai tốt đẹp của mình bằng lối sống tích cực và có trách nhiệm với gia
đình và xã hội.
Chúng tôi rất khâm phục và xin bài tỏ sự ngưỡng mộ đối với tất cả các bạn sinh viên, học
sinh có nghị lực và đạo đức cá nhân tốt đã được báo đài, truyền thông đưa tin. Những bạn
này biết sống cần kiệm nghiêm túc và có tinh thần tự lập trong suốt thời gian học đại học
hay cao đẳng. Các bạn chẳng những không phải sống dựa dẫm vào gia đình cha mẹ, mà còn
có thể hoàn thành tốt chương trình học, tốt nghiệp ra trường với trách nhiệm bản thân cao và
niềm tin lớn ở phía trước.
Tiết kiệm đối với người lao động và công nhân viên có thu nhập thấp
Nhiều công nhân viên và người lao động phổ thông hiện nay đang có mức thu nhập trung
bình hàng tháng được xếp vào loại thấp hay rất thấp.
Một số người lao động và công nhân viên có ý thức và tinh thần tiết kiệm rất đáng khen
ngợi. Mặc dù mức lương không cao, nhưng mỗi tháng họ vẫn cố gắng tiết kiệm và dành dụm
được cả triệu đồng, mỗi năm tích lũy được cả chục triệu đồng cho cuộc sống tương lai. Do
họ có ý thức tiết kiệm trong việc ăn uống và chi tiêu rất cẩn thận. Họ biết tránh việc đua đòi
mua sắm hay tham gia và các trò chơi, sinh hoạt tốn tiền.
Còn với những người không có ý thức tiết kiệm, thì làm ra bao nhiêu họ tiêu xài hết bấy
nhiêu. Họ luôn nghĩ rằng “thu nhập thấp thì chẳng thể tiết kiệm được bao nhiêu, khi nào có
thu nhập cao mới có thể tiết kiệm được!”.
Với cách suy nghĩ như vậy, chắc chắn họ sẽ dễ dàng bị thói quen lãng phí chi phối và chế
ngự. Và giả sử sau này có được thu nhập cao hơn rất nhiều, biết đâu họ cũng sẽ tiêu xài hết
mà không thể tiết kiệm, vì không quen với việc thực hành và sinh hoạt tiết kiệm.
Chúng tôi hoàn toàn không có ý chỉ trích hay chê trách những người lao động hay công nhân
viên không có kế hoạch tiết kiệm. Bởi vì, với mức thu nhập khoảng ba triệu đồng một tháng

lại phải trả tiền nhà trọ và các khoản chi tiêu ăn uống sinh hoạt và các nhu cầu tối thiểu hàng
ngày khác, thì việc làm tiết kiệm cũng không phải là dễ.


Chúng tôi chỉ xin nêu ra một vài giải pháp mang tính gợi ý, để chúng ta cùng nhau tham
khảo và khuyến khích tinh thần thực hành tiết kiệm của người lao động và công nhân viên có
thu nhập thấp như trình bày dưới đây.
- Giả sử tổng thu nhập hàng tháng của chúng ta là ba triệu đồng, chúng ta nên cố gắng trích
ra và giữ lại tối thiểu từ 10% đến 15% thu nhập này, tức khoảng từ ba trăm nghìn đến bốn
trăm năm mươi nghìn đồng, để dành dụm cho tương lai. Như vậy cả năm sẽ tiết kiệm được
từ ba triệu đến bốn triệu rưỡi.
- Nếu có được tháng lương thứ mười ba hai tiền thưởng tết, tổng cộng cả năm có thể tích lũy
được khoảng từ sáu đến bảy triệu đồng. Đây là một số tiền không lớn và nên cố gắng giữ
vững tinh thần tiếp tục tiết kiệm thêm hai năm nữa. Sau ba năm tổng số tiền tiết kiệm này đã
xấp xỉ hai mươi triệu đồng, và đây là một khoản tiền không nhỏ.
- Lúc này chúng ta nên ra ngân hàng mở trương mục tiết kiệm dài hạn từ mười năm trở lên,
mỗi năm lại tiếp tục bổ sung thêm khoản tiết kiệm cố định như ban đầu. Mười năm sau tổng
số tiền tiết kiệm này cộng với lãi kép hàng năm sẽ lên đến vài trăm triệu đồng. Đến lúc đó
chúng ta có thể rút ra để mua căn hộ bình dân dành cho người có thu nhập thấp, lập gia đình
và sinh con.
Chúng tôi tin rằng, với quyết tâm thực hành tiết kiệm nghiêm túc, những người có thu nhập
hàng tháng thấp và rất thấp cũng có thể tích lũy được vài trăm triệu đồng cho bản thân mình
sau khoảng thời gian mười năm kiên trì tiết kiệm. Bất chấp kể tỷ lệ trượt giá của đồng tiền
có thể làm cho tổng số tiền tiết kiệm đó giảm đi ít nhiều giá trị.
Thậm chí số tiền này có thể tăng gấp đôi nếu hai vợ chồng cùng đi làm và tiết kiệm. Và nếu
trong suốt thời gian mười năm đó, cá nhân thực hành tiết kiệm có thêm những khỏan thu
nhập bất thường chính đáng khác thì cuộc sống kinh tế của họ sẽ tốt hơn rất nhiều.
Tuy nhiên, bao giờ “nói cũng dễ hơn làm”. Để có thể thành công trong việc tiết kiệm như
vậy những người lao động và công nhân viên có thu nhập thấp cần phải cố gắng rất nhiều.
Và không ngừng quyết tâm vượt qua các rào cản khó khăn hàng này trong thời gian dài. Sau

đây là một vài gợi ý hổ trợ cho kế hoạch thực hiện tiết kiệm tài chính dài hạn của những
người lao động và công nhân viên có thu nhập thấp.
- Tìm đối tác phù hợp là bạn đồng nghiệp để chia sẻ tiền thuê phòng trọ. Có thể nấu cơm ăn
chung nếu tiết kiệm được hơn việc ăn cơm phần.
- Tìm khu vực thuê nhà trọ ở gần với cơ quan, nhà máy nơi làm việc hàng ngày. Nếu có thể
đi xe đạp hay đi bộ được tới chổ làm thì càng tốt.


- Sử dụng xe buýt hay xe đưa đón công nhân viên của cơ quan thay vì tự đi làm bằng xe máy
phải tốn tiền xăng.
- Không tham gia vào các hoạt động tốn tiền bình dân thường thấy như cờ bạc, rượu chè,
chơi game…
- Không thức quá khuya, không thường xuyên ngồi quán cà phê và không nên hút thuốc.
- Giữ gìn vệ sinh thân thể và sức khỏe thật tốt, vì khi ngã bệnh sẽ tốn kém rất nhiều.
- Cố gắng làm việc chăm chỉ và hiệu quả để được tăng lương hay thăng tiến trong công việc.
- Chọn lựa các hình thức giải trí lành mạnh và ít tốn kém như luyện tập thể dục thể thao mỗi
ngày, ngồi thiền, đi bộ…
Thông thường có hai phương pháp tiết kiệm tài chính cơ bản dành cho người lao động và
công nhân viên có thu nhập thấp thực hành. Một là tiết kiệm tối đa và cắt giảm tối đa các
khoản chi tiêu không thật sự cần thiết. Hai là tìm thêm việc làm bán thời gian vào ban đêm
hoặc vào các ngày nghĩ cuối tuần, ngày nghĩ lễ để tăng thu nhập. Nếu có thể kết hợp giữa tiết
kiệm chi phí tối đa và tìm thêm việc làm bán thời gian để tăng thu nhập thì hiệu quả sẽ tăng
lên gấp bội.
Tiết kiệm đối với cá nhân và hộ gia đình khó khăn
Cá nhân và hộ gia đình khó khăn là những cá nhân và hộ gia đình có tổng mức thu nhập
thuộc loại thấp hay rất thấp hoặc có “thu nhập âm”, tức là thu nhập ít hơn chi tiêu hàng
tháng. Thậm chí có thể bao gồm cả những trường hợp cá nhân và hộ gia đình đang còn thiếu
một khoản nợ phải trả nào đó trong một thời gian dài.
Một số người sống trong hoàn cảnh khó khăn dài hạn thường có suy nghĩ cam chịu: “số phận
mình đã như vậy, có làm cách mấy cũng không khá lên được”. Đây là cách suy nghĩ không

được lạc quan và tích cực, sẽ làm lãng phí ý chí phấn đấu vươn lên và tinh thần tiết kiệm
giúp chúng ta thoát ra khỏi cuộc sống khó khăn thiếu thốn.
Một số người khác cũng có hoàn cảnh tương tự, nhưng họ biết mình chỉ có một con đường
duy nhất là siêng năng, chăm chỉ và cần cù tiết kiệm mới có thể thay đổi được cuộc đời theo
hướng tốt hơn. Những người đó sớm hay muộn cũng sẽ cải thiện được điều kiện kinh tế và
mức sống của mình. Vấn đề họ cần chỉ là thời gian, sự kiên nhẫn và một chút may mắn, hay
nói chính xác hơn là các cơ hội thuận lợi.
Thật ra giàu hay nghèo chỉ là những khái niệm mang tính tương đối trong cuộc sống. Nếu
giàu mà không dám chi tiêu, thà “chết trên đóng vàng” hơn là chi ra vài lạng bạc để cứu lấy


sinh mạng của mình như trong các câu chuyện chúng ta đã biết, thì có lẽ còn thua xa những
người nghèo mà biết sống một cách vui vẻ, khỏe mạnh.
Nhưng nếu nghèo khó đến mức khi đau yếu bệnh hoạn không có tiền để ăn uống đầy đủ hay
thuốc thang chữa trị, nghèo đến mức không có tiền để lo cho các con ăn học và đến trường
thì có lẽ chúng ta không nên ủng hộ. Cần phải khuyến khích các hộ gia đình còn sống trong
điều kiện khó khăn như vậy phấn đấu vươn lên qua con đường chăm chỉ làm việc, và thực
hành tiết kiệm cần mẫn mỗi ngày. Xin được nêu ra một vài gợi ý trong vấn đề thực hành tiết
kiệm cho các cá nhân và hộ gia đình còn gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống như sau:
- Cần có tinh thần lạc quan và hướng đến tương lai tốt đẹp hơn cho bản thân mình và cho các
thế hệ con cháu sau này.
- Siêng năng chăm chỉ làm việc mỗi ngày.
- Hạn chế sinh đẻ có kế hoạch theo chủ trương của nhà nước. Sinh nhiều con sẽ là gánh nặng
rất lớn về tài chính cho những hộ gia đình còn khó khăn.
- Chú ý bảo vệ sức khỏe hàng ngày, nên ăn chín, uống chín và vệ sinh cá nhân thật kỹ để
tránh các dịch bệnh lây qua đường tiêu hóa và bệnh truyền nhiễm khác, sẽ làm cho cuộc
sống khó khăn thêm.
- Chủ động và tích cực tìm kiếm các cơ hội tạo thu nhập từ các chương trình hổ trợ lập
nghiệp của nhà nước và các tổ chức xã hội.
- Tiết kiệm từng khoản thu nhập nhỏ trong gia đình, cố gắng tìm việc làm ổn định thường

xuyên. Có thể nhận gia công các sản phẩm thủ công làm thêm tại nhà vào ban đêm hay các
ngày nghĩ cuối tuần. Đến một thời điểm thích hợp nào đó (chẳng hạn như sau khi trả hết nợ
vay) có thể bắt đầu trích từ 10% đến đến 15% thu nhập hàng tháng để thực hành tiết kiệm
như cách gợi ý tiết kiệm dành cho những người có thu nhập thấp đã trình bài ở trên.
Nhiều năm qua, nhà nước ta đã thực hiện các chương trình xóa đói giảm nghèo và hổ trợ
chính sách cho những gia đình còn nhiều khó khăn, thiếu thốn. Chương trình này đã được
Ngân hàng thế giới(WB) và Tố chức Liên hợp quốc(UN) đánh giá cao. Trong xã hội cũng có
không ít mạnh thường quân công khai hay âm thầm giúp đỡ cho những cá nhân và hộ gia
đình còn nghèo khó. Đó là những việc làm rất có ý nghĩa và có giá trị. Thể hiện thần trách
nhiệm và tính tương trợ cộng đồng cao, rất đáng được chúng ta trân trọng và cảm phục.
Tuy nhiên, để có thể thật sự giúp cho những hộ gia đình còn mức sống nghèo thoát khỏi khó
khăn, thoát ra cảnh thiếu thốn và hướng đến cuộc sống tốt hơn trong tương lai, đặc biệt là
cho con em các thế hệ sau của họ. Thì ngoài việc trợ giúp về mặc tài chính của nhà nước và
các tổ chức hảo tâm, cần nên có thêm các chương trình giáo dục phù hợp và hướng nghiệp


phù hợp. Trong đó không nên thiếu chương trình đào tạo và hướng dẫn bà con thực hành
tiết kiệm một cách cơ bản và hiệu quả trong sinh hoạt đời sống hàng ngày.

100 Cách tiết kiệm chi tiêu gia đình không thể bỏ qua
Trong giai đoạn kinh tế khó khăn, câu hỏi của rất nhiều người là làm cách nào để dành dụm được nhiều tiền
hơn cho con cái trong tương lai. Chi tiêu làm sao để vừa đảm bảo sức khoẻ mà vẫn có một khoản tích luỹ
nho nhỏ. Tổng hợp 100 mẹo tiết kiệm chi tiêu hiệu quả sẽ giúp bạn sớm đạt được mục tiêu này.
Phương tiện đi lại
1. Rửa xe tại nhà.
2. Mua một chiếc xe đã qua sử dụng.
3. Giữ lốp xe được bơm căng để đề phòng những áp lực có thể gây ra.
4. Không chở quá trọng lượng cho phép của xe. Trọng lượng vượt mức sẽ ảnh hưởng tới động
cơ.
5. Khởi động chậm và nhẹ nhàng.

6. Nếu sở hữu một chiếc xe ô-tô thì chỉ sử dụng máy điều hòa không khí khi thật cần thiết.
7. Hạn chế dùng phanh. Nên duy trì tốc độ ổn định.
8. Với xe ô-tô, không nên nghỉ chân trên bộ ly hợp và bàn đạp phanh. Điều này không cần thiết và
gây tốn nhiên liệu.
9. Giữ bánh xe phía trước thẳng hàng. Nếu chỉnh bánh trước không đúng vị trí, bạn không chỉ làm
cho lốp mòn nhanh hơn mà còn ảnh hưởng đến động cơ.
10. Xoay lốp xe thường xuyên để giảm tình trạng lốp mòn.
11. Không để xe bẩn. Một chiếc xe bẩn có thể gây hại đến lớp sơn.
12. Tránh đi đường đông đúc, bạn sẽ tiết tiết kiệm được nhiều xăng hơn.
13. Chọn đúng dầu động cơ phù hợp với xe bạn.
14. Quan sát những giới hạn tốc độ, bạn sẽ tiết kiệm được nhiên liệu.
15. Trả phí bảo hiểm xe hàng năm, thay vì sáu tháng, với mức giá hợp lý hơn.
16. Đừng quên sử dụng xe buýt khi có thể.
17. Nếu có thể, hãy đi xe đạp hoặc đi bộ để vận động cơ thể.
18. Đi xe chung với đồng nghiệp, nếu tiện.
Quần áo
19. Đừng chạy theo xu hướng. Hãy giữ tủ quần áo của bạn theo hướng cổ điển và không cần
phải cập nhật xu hướng quần áo vào mỗi năm.
20. Mua quần áo tại một cửa hàng tiết kiệm.


21. Mặc quần áo hơn một lần trước khi giặt. Bạn sẽ tiết kiệm được chi phí khi giặt thường xuyên.
22. Có thể mua tại các shop vỉa hè – nếu bạn chịu khó chọn kỹ.
23. Tránh mua quần áo có yêu cầu giặt khô.
24. Mua quần áo mùa đông vào cuối mùa đông, đầu mua thu. Mua quần áo mùa hè vào cuối mùa
hè, đầu mùa thu. Đây là những dịp bạn có thể mua với giá rẻ hơn.
25. Mua sắm tại các cửa hàng giảm giá.
Thực phẩm
26. Sử dụng thực phẩm thừa để làm thức ăn cho thú nuôi trong nhà như chó, mèo…
27. Mua một bộ lọc nước và mỗi ngày làm nước đóng chai cho riêng bạn.

28. Nên mua bánh mì tại cửa hàng bánh mì và thịt đông.
29. Làm những bữa ăn thân thiện như súp và thịt mềm.
30. Mua những món cần thiết với số lượng lớn.
31. Nếu bạn mua soda, nước ngọt giải khát…, hãy mua chai 2 lít – sẽ rẻ hơn thay vì lon.
32. Khi bạn đi ăn ngoài, hãy chọn hình thức góp tiền với mọi người khi thanh toán.
33. Nếu bạn không có ai để chia sẻ, hãy phân chia các bữa ăn một nửa, một nửa bỏ vào hộp và
để dành cho bữa trưa của ngày tiếp theo.
34. Không uống các loại nước giải khát khi bạn đi ăn ngoài và chỉ dùng nước lọc.
35. Khuyên chồng bỏ thuốc lá, rượu, bia.
36. Tự làm cà-phê cho mình và chồng. Nhưng tốt hơn, hạn chế uống cà-phê.
37. Lên danh sách những thứ bạn cần mua và không mua ngoài danh sách ấy.
38. Mang theo bữa trưa đến công sở.
39. Tự trồng rau quả.
40. Sử dụng phiếu giảm giá và thẻ khách hàng thân thiết tại các siêu thị.
41. Giảm ăn thịt.
42. Ăn ngũ cốc thay vì thức ăn nhanh. Ngũ cốc thường rẻ và lành mạnh hơn.
43. Có một bữa trưa muộn hoặc ăn tối sớm hơn trước khi bạn đi ăn ngoài.
44. Mua gà nướng, khi đã sử dụng hết thịt, phần xương có thể nấu canh.
Nhà ở
45. Cho thuê phòng nếu còn trống diện tích sử dụng.
46. Di dời đến một khu vực có chi phí sinh sống rẻ hơn.
47. Mua đồ nội thất tại một cửa hàng ký gửi.
48. Nếu bạn cần một công cụ, xem có thể mượn của ai đó (nếu không phiền) trước khi quyết định
đi mua.
49. Đừng vứt những cục pin chết. Sau khi sử dụng hết pin trong máy radio, bạn có thể sử dụng


chúng cho đồng hồ đeo tay. Những chiếc đồng hồ này chỉ mất một một số lượng nhỏ năng lượng
của pin.
50. Rửa và sử dụng các túi nhựa tái sử dụng.

51. Tự làm sạch thảm.
Chăm sóc sức khỏe
52. Nếu bạn dùng thuốc theo toa một cách thường xuyên, hãy hỏi bác sĩ để viết một toa thuốc
trong ba tháng. Thay vì bạn phải trả ba lần thì sẽ trả một lần phí khám bệnh.
53. Sử dụng sân chơi trong công viên như một phòng tập thể thao. Các thanh xà có thể sử dụng
để kéo, hít… Công viên cũng thường có đường mòn để bạn tập chạy.
54. Đánh răng kỹ và đều đặn sẽ giúp bạn và các thành viên trong gia đình tiết kiệm chi phí nha
khoa.
55. Ăn đúng cách và tập thể dục đều đặn sẽ giúp giảm chi phí y tế.
Làm đẹp và vệ sinh
56. Dùng dầu gội đầu cho trẻ em để tẩy trang.
57. Sử dụng sản phẩm mẫu.
58. Đừng vứt những mẩu xà bông nhỏ. Làm ướt và kết dính chúng lại với nhau, bạn sẽ có được
một cục xà bông.
59. Thêm nước vào dầu gội đầu để bạn có thể sử dụng được nhiều hơn.
60. Ngừng sử dụng kem cạo râu. Kem cạo râu có mục đích chỉ để giữ ẩm và làm ướt râu. Bạn có
thể duy trì độ ẩm của râu trong phòng tắm.
61. Tự cắt tóc (nếu có thể, với những kiểu đơn giản như cắt phần mái trước hoặc dùng tông-đơ).
62. Đơn giản hóa các sản phẩm làm đẹp. Bạn có thực sự cần 5 loại kem dưỡng thể khác nhau?
Du lịch
63. Chuẩn bị các bữa ăn trước.
64. Mua quà vặt tại các cửa hàng tạp hóa, không phải tại cửa hàng tiện lợi bên lề đường.
65. Lên kế hoạch những nơi cho bạn bè và gia đình. Bạn có thể tìm được những điểm miễn phí.
66. Đi cắm trại.
67. Đặt chỗ các chuyến bay trước. Bạn có thể lấy được mức giá thấp hơn.
68. Luôn thương lượng giá phòng khách sạn.
69. Lên kế hoạch để thời gian ở lại khách sạn tốt nhất.
70. Mang theo kem chống nắng, chai nước khi đi du lịch.
71. Nên du lịch sau mùa cao điểm.
Giải trí



72. Đọc sách và tạp chí miễn phí tại nhà sách.
73. Tìm sở thích rẻ hơn như viết blog và chạy bộ.
74. Một ngày đi lang thang trong công viên hoặc bãi biển – ột trong những điều đẹp nhất để làm
trong cuộc sống và… hoàn toàn miễn phí.
Ngân hàng và đầu tư
75. Bắt đầu một kế hoạch tiết kiệm với ngân hàng.
76. Sử dụng thẻ tín dụng để chi trả các khoản nhưng nhớ thanh toán vào cuối mỗi tháng.
77. Lập sổ tiết kiệm.
78. Tránh phí ATM. Chỉ rút tiền từ máy được bởi ngân hàng quy định.
Con cái
79. Mua quần áo trung lập để bạn có thể sử dụng lại với các em bé tiếp theo.
80. Tự làm trang phục Halloween cho bọn trẻ – rẻ hơn và vui hơn.
81. Mua đồ chơi cho bé từ các cửa hàng tiết kiệm hoặc tự làm cho con.
82. Mua quần áo cho bé ở các cửa hàng tiết kiệm.
Tiện ích
83. Phơi quần áo thay vì sử dụng chế độ tự làm khô của máy giặt. Bạn sẽ tiết kiệm năng lượng
cũng như hóa đơn tiền điện của gia đình.
84. Thay thế các thiết bị gia dụng cũ bằng những thiết bị mới, tiết kiệm điện.
85. Thường xuyên làm sạch cuộn dây đằng sau tủ lạnh. Một cuộn dây sạch sẽ sử dụng năng
lượng ít hơn.
86. Hãy chắc chắn rằng tủ đông của bạn đã đầy.
87. Sử dụng cốc tái chế. Bạn sẽ tiết kiệm tiền và giúp bảo vệ môi trường.
88. Thay thế tất cả các bóng đèn sợi đốt bằng đèn huỳnh quang.
89. Tắt đèn khi không sử dụng.
90. Tắt các thiết bị gia dụng khi không sử dụng.
91. Khi bạn có một chiếc điện thoại di động, không cần phải mua thêm các món có tính năng
nhắn tin hoặc truy cập web.
92. Loại bỏ bớt cáp. Ai cần coi 100 kênh tivi?

93. Mua máy ảnh kỹ thuật số. Bạn sẽ tiết kiệm tiền mua phim.
94. Không sở hữu vật nuôi. Bạn sẽ tiết kiệm tiền thức ăn và tiêm ngừa cho chúng.
95. Tránh mua sắm những thứ không cần thiết.
96. Thương lượng về giá đối với các mặt hàng lớn như xe hơi, điện tử và các thiết bị lớn.
97. Trước khi mua một món hàng, hãy hỏi xem mặt hàng đó có giảm giá trong tương lai gần hay


không.
98. Giữ biên nhận và phiếu giảm giá.
Linh tinh
99. Bán những món đồ cũ như CD, sách…
100. Tham gia các game show. Cách này không chỉ giúp bạn kiếm thêm tiền mà còn có thể nhận
được những món quà miễn phí.

7 lý do bạn nên tiết kiệm tiền ngay từ bây giờ
Nếu bạn đang có một công việc ổn định và tiền lương định kì bạn nhận được đều “sạch sẽ” ở
tuần cuối tháng thì bạn cần phải xem xét lại kế hoạch chi tiêu của mình và bắt đầu tiết kiệm ngay
từ bây giờ. Dưới đây là những lý do tạo cho bạn thêm động lực tiết kiệm và xây dựng nền tảng tài
chính vững chắc.
1. Thành quả của sự tiết kiệm
Lý do hàng đầu để bắt đầu tiết kiệm là kết quả giá trị thặng dư dễ dàng nhận thấy trong tương lai
gần. Một ví dụ đơn giản với sổ tiết kiệm trong ngân hàng. Lãi suất ổn định hàng tháng, khoản tiền
lời liên tục tăng dần theo chu kì đáo hạn và khoản tiền gốc vẫn giữ nguyên. Hãy bắt đầu với một
khoảng tiền tương đối và sau đó nhiều hơn một bậc. Bạn sẽ thấy rất hạnh phúc và tự hào về bản
thân khi đạt đến một khoản tiền tiết kiệm nhất định sau một thời gian.
2. Trường hợp khẩn cấp
Một lý do chính đáng để tiết kiệm từ bây giờ là dành cho những trường hợp khẩn cấp mà bạn có
thể cần tiền để giải quyết vấn đề! Bệnh tật, tai nạn, phẫu thuật, đầu tư… đó là những vấn đề
không thể lường trước. Với khoản tiền tiết kiệm sẵn có, bạn dễ dàng xoay sở mà không cần phải
chật vật vay mượn.

3. Sự độc lập
Có trong tay khoản tiền tiết kiệm, bạn sẽ không bao giờ bị phụ thuộc vào bất cứ ai khác. Khi trải
qua giai đoạn học tập và bắt đầu làm việc, bạn sẽ dần cảm thấy mình ngày càng độc lập về tài
chính hơn. Quan trọng hơn hết, bạn có thể mua một món đồ nào đó mà không cần phải bị chi
phối bởi người khác và không cần hỏi người khác cho tiền.


4. Chuẩn bị cho tương lai
Một lý do rất quan trọng để bắt đầu tiết kiệm là để chuẩn bị cho tương lai phía trước. Bạn muốn ra
riêng sống, bạn muốn đầu tư cho gia đình nhỏ của mình, bạn cần thanh toán hóa đơn chi phí…
tất cả đều cần nhiều tiền. Nếu không có sự chuẩn bị từ trước, có thể bạn sẽ cảm thấy căng thẳng
và áp lực, đôi lúc bế tắc.
5. Hoàn thành mục tiêu cụ thể
Khoản tiền tiết kiệm có thể giúp bạn hiện thực hóa những mục tiêu cụ thể. Đó có thể là một chiếc
máy ảnh chuyên nghiệp, chiếc xe máy đời mới, hay một chuyến du lịch nước ngoài. Hãy lên danh
sách các mục tiêu cần đạt được hay cần sở hữu. Sau đó, sắp xếp thứ tự ưu tiên và hoàn thành
chúng lần lượt.
6. Đảm bảo chi phí cá nhân
Có thể bạn sống cùng gia đình, ngoài một số loại chi phí cá nhân bạn vẫn phải tự chi trả, những
khoản chi phí sinh hoạt chung như tiền thức ăn, gas, điện… bạn vẫn phải góp phần thanh toán
cùng với mọi thành viên trong nhà. Tiết kiệm để sử dụng vào mục đích này cũng là lý do rất chính
đáng.
7. Quà tặng
Bạn không thể quên tặng quà cho người thân, bạn bè nhân dịp sinh nhật, Giáng sinh, năm mới…
Bên cạnh đó, những lời mời tiệc của đồng nghiệp cũng là điều khó tránh khỏi và quà cáp như một
tất yếu. Khoản tiền tiết kiệm sẽ giúp bạn chủ động hơn trong việc lựa chọn món quà tặng ưng ý,
tạo ấn tượng tốt đẹp trong mắt gia đình, bạn bè và đồng nghiệp.Với những lý do đơn giản để bắt
đầu tiết kiệm, hy vọng rằng nó đủ thuyết phục bạn và tạo động lực thúc đẩy bạn thay đổi thói
quen chi tiêu, làm chủ tài chính cá nhân hiệu quả.


Làm thế nào để tiền luôn đẻ ra tiền?
Muốn là người chiến thắng trong cuộc chơi tài chính, mục tiêu là phải kiếm đủ thu
nhập thụ động để trang trải cho lối sống mong ước của bạn. Điều đó có nghĩa là bạn chỉ
trở nên tự do về tài chính khi thu nhập thụ động của bạn lớn hơn các khoản chi tiêu
của bạn.
Hai
nguồn
thu
nhập
thụ
động
chủ
yếu


"Tiền làm việc cho bạn": Điều này bao gồm các khoản lãi đầu tư từ các công cụ đầu tư tài
chính như cổ phiếu, trái phiếu, hối phiếu, các thị trường tiền tệ, các quỹ hỗ tương, cũng như
sở hữu các vật thế chấp hay những tài sản có giá trị gia tăng và có thể chuyển đổi thành tiền
mặt.
"Hoạt động kinh doanh làm việc cho bạn": Nguồn này tạo ra thu nhập liên tục từ các hoạt
động kinh doanh mà cá nhân bạn không cần phải trực tiếp tham gia để chúng hoạt động và
đem lại thu nhập. Những ví dụ bao gồm cho thuê bất động sản, tiền nhuận bút từ sách, âm
nhạc, hay phần mềm, bản quyền các ý tưởng, trở thành một người nhượng quyền kinh
doanh, làm chủ nhiều kho hàng, sở hữu các máy bán hàng tự động hoặc máy chơi điện tử,
tiếp
thị
mạng
lưới…
Không có thu nhập thụ động, bạn không bao giờ có thể được Tự do về tài chính. Bí quyết ở
đây là bạn phải được đào tạo. Hãy học hỏi về thế giới đầu tư. Hãy làm quen với hàng loạt

những công cụ đầu tư và các công cụ tài chính khác nhau như bất động sản, thế chấp, chứng
khoán, trái phiếu, trao đổi ngoại tệ… và hàng loạt những thứ khác. Sau đó, hãy chọn một
lĩnh vực chính mà bạn muốn trở thành một chuyên gia. Hãy bắt đầu đầu tư trong lĩnh vực đó

rồi
sau
đó
mới
mở
rộng
sang
lĩnh
vực
khác.
Người nghèo làm việc chăm chỉ và chi tiêu hết tất cả tiền bạc của họ và kết quả là họ phải
làm việc chăm chỉ mãi mãi. Người giàu làm việc chăm chỉ, tiết kiệm, và rồi đầu tư tiền bạc
của họ để họ không bao giờ phải làm việc chăm chỉ nữa.
Hãy

thực

hành

bài

tập

1. Lời tuyên bố: Hãy đặt tay lên ngực bạn và nói: "Tiền của tôi làm việc chăm chỉ cho tôi và
mang đến cho tôi nhiều tiền hơn". Hãy đặt tay lên trán bạn và nói: "Tôi có Tư duy thịnh
vượng!".

2. Hãy đào tạo bản thân về đầu tư. Hãy tham gia các khóa học về đầu tư. Hãy đọc ít nhất một
cuốn sách về đầu tư mỗi tháng. Hãy đọc các tạp chí về đầu tư và tài chính. Điều này sẽ giúp
bạn làm quen với những khái niệm và cơ hội tài chính xung quanh. Sau đó hãy chọn một
lĩnh vực để trở thành chuyên gia và bắt đầu đầu tư trong lĩnh vực đó.
3. Hãy thay đổi sự tập trung của bạn từ các thu nhập chủ động sang thu nhập thụ động. Hãy
nêu ra ít nhất ba chiến lược để bạn có thể tạo ra thu nhập thụ động (mà không phải làm việc)
trong đầu tư hay kinh doanh. Hãy bắt đầu nghiên cứu và thực hiện những chiến lược đó.


4. Hãy xác định hoàn cảnh hay một cá nhân tiêu cực trong cuộc sống của bạn. Hãy tách mình
ra khỏi hoàn cảnh hay cá nhân đó. Nếu đó là gia đình hay thành viên gia đình bạn, hãy chọn
ở bên họ ít hơn.
5 lý do bạn vẫn còn nghèo
Tiền thuê nhà, chăm sóc con cái, học phí, xăng xe tăng trong khi lương nhích lên không
đáng kể là nguyên nhân cuộc sống của bạn vẫn còn thiếu thốn.
Dù có công việc ổn định và thậm chí được tăng lương đều đặn, rất nhiều người lao động vẫn
không hề nhận thấy mức sống của mình được cải thiện. Theo Market Watch, dưới đây là 5 lý
do phổ biến khiến bạn thấy mình vẫn còn nghèo.
1. Chi phí chăm sóc con cái
Thuê người trông trẻ khi bạn đi làm là một khoản không hề nhỏ. Theo Cục Điều tra dân số
Mỹ, chi phí chăm sóc trẻ em ở nước này đã tăng 50% giai đoạn 2002-2011, và tăng tổng
cộng 250% trong 3 thập kỷ qua. Năm 2012, chi phí chăm sóc trẻ tại các trung tâm đã tăng
2,6% và tại gia tăng 4,8%, theo nghiên cứu của Tổ chức Bảo trợ Trẻ em Hoa Kỳ. Trong khi
đó, cùng năm này, thu nhập của các hộ gia đình sau thuế chỉ tăng 0,6% và tổng chi phí sinh
hoạt tăng 1,6%.
2. Tiền thuê nhà
Rất nhiều người trẻ tại Mỹ không thể tiết kiệm đủ tiền để mua nhà trả góp, một phần vì thu
nhập của họ chủ yếu đã đổ vào tiền thuê nhà. Năm 2010, hơn nửa số người thuê nhà ở Mỹ
phải dành tới 30% thu nhập hàng tháng để trả tiền nhà. Theo website tài chính Bankrate, quy
tắc chung là bạn chỉ được mua nhà trả góp khi khoản này không vượt 28% thu nhập hàng

tháng.
3. Học phí đắt đỏ
Việc học Đại học tại Mỹ đang ngày càng trở nên đắt đỏ khi học phí và các khoản chi khác đã
tăng tới 27% giai đoạn 2008-2013, theo tổ chức College Board. Cùng với đó, số nợ sinh viên
phải đối mặt cũng ngày càng tăng lên. Theo Cục Dự trữ liên bang Mỹ tại New York, số
khoản vay học đại học của sinh viên nước này đã tăng 114 tỷ USD năm 2013 lên 1.080 tỷ
USD.
Hiện tại, 71% sinh viên Mỹ tốt nghiệp năm 2012 vẫn còn mắc nợ, tăng so với chỉ 68% năm
2008. Số nợ trung bình cũng tăng 6% lên 29.400 USD một năm.
4. Lãi suất tiết kiệm giảm


Đây chính là lý do khiến tiền tiết kiệm của bạn chẳng tăng lên là bao. Hiện tại, lãi suất tiền
gửi tại Mỹ chỉ duy trì quanh 1%, so với 5,3% năm 2007. Với những người có thu nhập cố
định, như người đã nghỉ hưu sống dựa chủ yếu vào tiền gửi và các đầu tư khác, việc này rõ
ràng đã làm sức mua của họ giảm đi trông thấy.
Bên cạnh đó, tỷ lệ tiết kiệm tiền giảm cũng khiến người dân nghèo đi. Đó là vì không có tiền
dự phòng đồng nghĩa với việc bạn phải dùng thẻ tín dụng hoặc đi vay để trang trải những chi
phí phát sinh như khi ốm đau hay sửa sang nhà cửa.
5. Lương tăng chậm
Bạn có nhận ra tiền lương của mình ngày càng mua được ít hàng hóa hơn trước đây? Một
nghiên cứu của Viện chính sách Kinh tế Mỹ cho thấy trong giai đoạn 1997-2012, năng suát
lao động của người dân nước này tăng 74,5%, còn lương chỉ nhích lên 5%.
Trong khi đó, giá cả hàng hóa lại đang tăng với tốc độ chóng mặt. Giá xăng tại Mỹ đã tăng
gần gấp đôi từ năm 2007. Còn giá lương thực, thực phẩm cũng rất dễ bị đẩy lên cao do ảnh
hưởng của thời tiết và biến động bên ngoài.

8 lỗi cần tránh khi làm giàu
Đa dạng hóa đầu tư tài chính chưa chắc đã giúp bạn giàu. Nguồn: internet
Kiếm được nhiều tiền khác với giàu có. Giàu là tình trạng dư thừa gần như không

thể bị phá hủy. Và làm giàu là việc rất ít người học được. Bạn đã bao giờ nghe thấy
câu "tiền không bao giờ ngủ"? Người giàu rất coi trọng quan niệm này và tin rằng
tiền phải được quay vòng để sinh sôi. Họ quan tâm đến tài sản của mình và biết
rằng chúng không thể phát triển nếu bạn không làm gì đó.
Grant Cardone là triệu phú tự thân nổi tiếng của Mỹ với ba công ty trị giá hàng triệu
USD. Ông đã viết nhiều cuốn sách nằm trong top bán chạy của New York Times.
Cardone cũng dẫn chương trình radio tên Cardone Zone, được coi là "Chuyên gia
bán hàng hàng đầu" và "Chuyên gia huấn luyện doanh nghiệp hàng đầu" để theo
dõi trên Twitter. Dưới đây là một số sai lầm bạn cần tránh mắc phải nếu muốn làm
giàu, được ông chia sẻ trên Entrepreneur.
1. Muốn làm giàu để được thoải mái
Sự thoải mái là kẻ thù của giàu có và là yếu tố nguy hiểm nhất của tài chính. Tầng
lớp trung lưu thường tìm kiếm sự thoải mái về tài chính. Tuy nhiên, những người
giàu có lại theo đuổi sự tự do về tiền bạc. Khi ấy, họ không cần phải nỗ lực để kiếm
tiền nữa mà vẫn dư dả. Bạn lúc nào cũng phải tự nhủ cần kiếm được nhiều tiền
hơn nữa và đừng để cho cảm giác thoải mái khiến bản thân chây ì.


2. Đa dạng hóa đầu tư tài chính
Bạn sẽ không bao giờ thực sự giàu lên bằng cách này đâu. Phố Wall đã làm được
một việc tuyệt vời khi gieo rắc vào công chúng ý tưởng đa dạng hóa đầu tư. Vì nó
thực sự làm lợi cho phố Wall.
Tỷ phú đầu tư Mark Cuban từng nói rằng "Đa dạng hóa đầu tư chỉ dành cho những
kẻ ngốc". Còn vua thép Mỹ - Andrew Carnegie thì quan niệm: "Hãy cho tất cả trứng
vào một cái giỏ và trông chừng cái giỏ đó".
Vì thế, nếu bạn thực sự muốn làm giàu, hãy tìm hiểu tất cả những gì có thể về một
mảng và tập trung vào nó.
3. Chỉ dựa vào một nguồn thu nhập
Bất kể thu nhập của bạn lớn đến đâu, đừng bao giờ chỉ dựa vào một nguồn. Tôi có
một người bạn làm CEO, từng nhận lương tới 350.000 USD một năm, thuộc top 1%

người giàu nhất nước Mỹ. Đột nhiên ngành công nghiệp của cô ấy bị đình trệ và
nguồn thu nhập này biến mất. Điều này đã xảy ra với rất nhiều người Mỹ.
Vì thế, để giàu có, bạn phải tạo ra nhiều nguồn thu nhập chắc chắn, độc lập với
nguồn chính. Ví dụ như tiền cho thuê căn hộ chẳng hạn. Hãy luôn chú ý phát triển
các nguồn thu này. Đây không phải đa dạng hóa, mà là củng cố tài sản.
4. So sánh với những người khác
76% người Mỹ đang có mức lương không đủ sống. So sánh thu nhập của mình với
những người khác sẽ chẳng làm cho bạn giàu hơn đâu. Mọi người thường tự so
mình với các quốc gia nghèo khó ở một nơi rất xa của thế giới chỉ để thỏa mãn là
họ "giàu hơn". Tình hình những người khác, dù tốt hoặc xấu, cũng sẽ chẳng giúp
bạn tăng lương hay có tiền trợ cấp khi nghỉ hưu. Vì thế, hãy dừng ngay hành động
so sánh này lại.
5. Đầu tư theo xu hướng
Đừng đổ tiền vào những công nghệ mới nhất, tuyệt vời nhất mà có thể bị thay thế
bởi những thứ mới hơn trong tương lai. Hãy học tập Warren Buffett, ông đầu tư vào
ngành điện, đường sắt, bảo hiểm, đồ uống có gas, thực phẩm và kẹo.
Vì thế, đừng đi đường tắt. Hãy chọn tuyến dài hơn, chậm hơn nhưng đảm bảo sẽ
giúp bạn tới nơi.
6. Tin tưởng vô căn cứ
Sai lầm tài chính lớn nhất của tôi là từng tin tưởng mù quáng vào một nhóm người
chỉ vì tôi quý mến họ và cảm thấy mình làm đúng. Tôi không chú ý đến việc tìm ra


một căn cứ xác đáng mà chỉ đi theo cảm xúc cá nhân. Vì thế, trước khi tôi kịp nhận
ra lỗi của mình thì đã mất triệu USD rồi.
Lời khuyên ở đây là hãy bỏ qua cảm xúc khi làm việc với con người và luôn tìm
kiếm căn cứ. Nếu bạn quá thân thiết với một người và không tiện hỏi anh ta về
bằng chứng, đừng bao giờ kinh doanh với người đó.
7. Tiết kiệm chỉ để tiết kiệm
Bạn sẽ không thể giàu lên chỉ bằng cách tiết kiệm đâu. Tại Mỹ, các ngân hàng chỉ

trả lãi 0,25% mỗi năm. Tính ra, bạn sẽ mất 40 năm để có lời 10% nếu lãi suất vẫn
giữ nguyên. Quan trọng hơn, tiền nhàn rỗi sẽ luôn phải tiêu nếu có việc khẩn cấp.
Tác giả nổi tiếng người Mỹ - Dave Ramsey từng gợi ý bạn không nên mang theo
đồng thời cả tiền mặt và thẻ tín dụng. Vì bạn sẽ có lí do để dùng chúng.
8. Tiêu tiền vì sĩ diện
Nhiều người cố gắng tạo ấn tượng với người khác bằng cách mình tiêu tiền, mà
nhiều khi cũng chẳng phải tiền của họ. Họ tậu xe thể thao, thời trang xa xỉ, túi hàng
hiệu hay đặt bàn VIP.
Còn người giàu sẽ không cố gây ấn tượng với bất kì ai. Họ chỉ nỗ lực đạt mục tiêu
tự do tài chính. Chỉ khi ấy, họ mới mua ôtô, du thuyền, máy bay hay biệt thự. Số
tiền mà họ tiêu lúc này chỉ là rất nhỏ so với những gì họ kiếm được.

Mẹo tiết kiệm chi tiêu cho gia đình nhỏ
Tiết kiệm các chi phí mua sắm dễ nhưng lại khó. Nếu bạn chỉ cần không kỷ luật một
chút thôi thì sẽ bị cuốn vào cơn lốc shopping ngay. Vậy làm thế nào để chi tiêu luôn
hợp lý và có thể giúp bạn tích lũy chút ít tiền dư giả?
Nên biết cách cân đối trong chi tiêu hằng tháng
Bạn hãy tạo cho mình thói quen tốt bằng cách mỗi tháng bạn nên dùng một quyển
sổ để ghi ra mức lương mà bạn có trong tháng đó. Bạn dự định sẽ tiêu hết bao
nhiêu? Và khoản dành dụm được của bạn sẽ là chừng nào?
Trên cơ sở đó bạn hãy luôn nhớ những định mức mà mình đã đặt ra và hãy chi tiêu
đúng theo những con số đã định.
Có tham vọng
Tham vọng, mơ ước trong khả năng có thể cũng là những mục tiêu rất tốt mà bạn
nên hướng tới. Việc luôn đề ra cho bản thân mình những mơ ước và tham vọng sẽ
là động lực thúc đẩy bạn biết cách tiết kiệm trong chi tiêu.
Ví như với mức lương hiện tại, bạn mong muốn sẽ mua được một căn nhà trong
vòng 5 năm chẳng hạn, và để thực hiện được ước mơ ấy bạn cần có nhiều tiền, mà



muốn có nhiều tiền không có cách nào khác là bạn phải tự tiết kiệm và dành dụm.
Sử dụng ví tiền là một thói quen tốt
Dùng ví để đựng tiền tưởng chừng như một thói quen rất đơn giản, nhưng lại đem
đến cho bạn hiệu quả trong việc tiết kiệm tiền đấy.
Đừng cho rằng ví tiền thì chỉ để cất giữ tiền, mà thêm vào đó bạn hãy để thêm cả
những hóa đơn thanh toán như hóa đơn đi siêu thị, hóa đơn điện nước, hóa đơn
điện thoại…
Việc để thêm các loại hóa đơn trong ví sẽ là một cách tốt để luôn “nhắc nhở” bạn
những khoản phải chi cố định hằng tháng, từ đó bạn có định hướng tốt hơn trong
khâu chi tiêu.
Lên danh sách khi đi mua sắm
Lên danh sách mỗi khi đi mua sắm sẽ giúp bạn chi tiêu có mục đích hơn, không bị
vượt kế hoạch.
Trước khi đi mua sắm bạn nên viết ra những món đồ cần mua, và khi tới siêu thị thì
chỉ nên đến đúng khu vực bày những mặt hàng đó để lựa chọn món đồ cần mua.
Bởi đôi khi nếu không “lập trình” sẵn kế hoạch trong khi đi mua sắm, bạn sẽ dễ
dàng bị hút hồn bởi những băng rôn, quảng cáo, những lời mời chào ngọt ngào
nghe rất lọt tai, và bạn lại muốn “rinh” ngay món hàng đó về, như vậy kế hoạch chi
tiêu của bạn lại bị đổ bể, và bạn sẽ chẳng thể tiết kiệm cho những mục đích và
tham vọng đã đề ra.
Những mẹo nhỏ đơn giản
Ngoài ra cũng xin “bật mí” thêm cho bạn những cách tiết kiệm tiền cực kỳ đơn giản
nhưng cũng rất hiệu quả:
- Ví như bạn có nhu cầu muốn tìm một cuốn sách tham khảo hay cuốn sách phục
vụ cho quá trình học tập, đừng vội tới hiệu sách mà mua ngay nó về nhà, mà thay
vào đó hãy bớt chút thời gian lên thư viện và đọc nó.
- Nếu gia đình bạn có tủ lạnh, hãy luôn giữ cho tủ lạnh đầy. Bởi như vậy bạn sẽ tiết
kiệm được điện năng hao tốn. Nếu bạn không có đủ đồ ăn để lấp đầy tủ lạnh trống
rỗng, bạn nên để vào đó đơn giản chỉ những chai nhựa có chứa nước lọc.
- Không nên đi siêu thị với cái bụng trống rỗng. Bởi khi đó bạn sẽ mua nhiều đồ ăn

hơn. Thay vào đó bạn nên đi siêu thị chỉ sau khi đã ăn.
- Mỗi tháng, sau khi nộp tiền điện thoại xong, nên ngồi và kiểm tra lại danh sách các
cuộc gọi trên hóa đơn để từ đó tìm ra và cắt giảm những cuộc gọi nào là không
thích đáng, ví như đó là những cuộc điện thoại tán gẫu, không có nội dụng thông
báo và tính chất quan trọng.
- Nên mua hàng với khối lượng lớn nếu bạn có thể, điều này sẽ giúp bạn tiết kiệm
được nhiều tiền hơn, bởi hiểu đơn giản rằng khi mua với số lượng lớn giá thành sẽ
rẻ hơn so với mua lẻ, mua ít. Tuy nhiên nên lưu ý và kiểm tra hạn dùng của sản
phẩm, xem loại sản phẩm đó có thể để trong thời gian dài được không? Những mặt


hàng khuyên nên mua với số lượng lớn như dầu gội đầu, xà phòng, nước rửa bát
hoặc bột giặt…
- Ghi lại tất cả các khoản chi tiêu cho dù là nhỏ nhất. Bạn hãy dùng nhật ký chi tiêu,
bạn nên ghi sổ nhật ký chi tiêu hằng ngày để biết xem mỗi ngày bạn đã chi tiêu hết
bao nhiêu và tiết kiệm được bao nhiêu. Cân nhắc và loại trừ những món đồ không
hợp lý và chính đáng.
- Không dùng tiền lẻ. Không nên mang nhiều tiền mặt trong ví và cũng không nên
mang nhiều tiền lẻ. Nên bỏ tiền lẻ, tiền xu vào heo đất. Sau mỗi tháng, mỗi năm bạn
sẽ bất ngờ với khoản tiền có trong đó.
- Nấu ăn tại nhà: chi phí cho đồ ăn thức uống chiếm một khoản ngân sách khá lớn.
Hơn thế nữa, nấu ăn tại nhà sẽ tạo cơ hội thuận lợi cho bạn gái có khả năng tự thể
hiện tài nấu nướng của mình hoặc có thể học hỏi những món ăn mới cho cả nhà
cùng thưởng thức.
- Nếu đã phải mua thứ gì, đặc biệt những thứ có tần suất sử dụng cao, dùng lâu dài
thì nên mua những thứ có chất lượng tốt nhất trong điều kiện kinh tế cho phép: việc
này giúp bạn không tốn kém cho việc sửa chữa hoặc thay mới.
Cách tiết kiệm tiền khi về hưu
Cuộc sống với thu nhập eo hẹp thật đáng sợ với những ai đang chuẩn bị về hưu. Tuy
nhiên, việc chi phí sinh hoạt cũng sẽ giảm theo giúp cuộc sống của bạn không bị ảnh

hưởng quá nhiều nếu biết tiết kiệm.
1. Quần áo
Bạn sẽ không còn cần phải mua những bộ vest, đồng phục công ty đắt tiền. Do đó cũng
không phải sắm thêm tủ đựng quần áo.
2. Chi phí đi lại
Chúng ta sẽ tiết kiệm được tiền vé đi xe bus, tàu hỏa, máy bay. Hơn nữa, bạn còn bớt được
chi phí nhiên liệu nếu sử dụng phương tiện cá nhân.
3. Bán bớt một chiếc xe
Bạn nên bán bớt một vài chiếc xe của mình nếu không còn nhu cầu sử dụng và ít đi lại
nhiều.
4. Bớt sử dụng bảo hiểm
Bán bớt một chiếc xe đồng nghĩa với việc bạn không phải đóng tiền bảo hiểm định kỳ cho
nó. Ngoài ra, nếu con cái đã trưởng thành, bạn nên xem xét việc cắt giảm đóng bảo hiểm
nhân thọ.
5. Chuyển nhà
Bạn không còn đi làm, do đó, thay vì thuê hay sở hữu căn nhà ở khu trung tâm, hãy suy
nghĩ về việc bán nó và chuyển tới vùng có chi phí sinh hoạt rẻ hơn.
6. Không còn tốn tiền cho con cái


Chi tiêu của bạn giảm đi rất nhiều sau khi con cái của mình tốt nghiệp đại học và bắt đầu tự
lập.
7. Đi du lịch
Dĩ nhiên, bạn vẫn có thể chi nhiều tiền để tham gia những chuyến đi hạng sang nếu muốn.
Tuy nhiên, để tiết kiệm thì nên lựa chọn thời gian giữa tuần, vừa hạn chế chen chúc lại còn
giảm thiểu được chi phí.
8. Giờ bạn là ông chủ
Trước đây, bạn phải trả tiền cho các gói cước truyền hình cáp, mạng internet cho con em
mình sử dụng. Giờ đây, bạn có toàn quyền quyết định nên dừng những dịch vụ đó hay
không.

Cách giúp bạn luôn tự chủ về tài chính
Tài chính là một vấn đề khá nhạy cảm, nhiều người tự cho rằng đó không phải là vấn
đề quan trọng trong cuộc sống của họ, nhưng hằng ngày họ cứ phải vật lộn với cái đề
tài "vốn được cho rằng không quan trọng" này. Nhiều gia đình mất đi hạnh phúc khi
tài chính của gia đình bị đổ vỡ. Thực tế tiền bạc không phải là tội ác mà chỉ là phương
tiện để con người chúng ta đạt đến mục tiêu là vươn đến sự tự do, sự vui vẻ, niềm hạnh
phúc...
Người tự chủ về tài chính hiểu một cách đơn giản là nếu chẳng may lúc này đây ta bị mất
sức lao động, không còn khả năng làm việc được nữa thì ta có đủ nguồn tài chính để nuôi
sống chúng ta tốt đẹp không? Nếu trả lời là "ok" thì người đó được cho là đã tự do về tài
chính. Còn nếu trả lời rằng ta cần phải có sự hỗ trợ về tiền bạc từ người khác thì là chưa đạt
đến sự tự do về tài chính.
Do đó, thu nhập của ai trong một tháng dẫu là 5, 10, 30 hay hàng trăm triệu/tháng vẫn chưa
khẳng định rằng họ đã tự do về tài chánh. Có nhiều người có mức thu nhập rất cao, tuy nhiên
khi họ mất đi việc làm thì họ lâm vào tình cảnh khó khăn, không thể lo được cho cuộc sống,
họ suy sụp và không biết cách vượt qua. Và cũng có những người thu nhập thời gian đầu
không cao, thế nhưng họ đã phát triển về tài chính trên chính các nguồn thu nhập đó, nó tăng
theo thời gian và đến một ngày họ được tự do về tài chính.
Tại sao lại có chuyện lạ đời như vậy nhỉ, người có thu nhập cao lại không đạt được sự tự do
về tài chính trong khi đó một người có thu nhập kém hơn lại đạt được sự tự do ấy?
Điều đó liên quan đến những vấn đề sau:
- Một bên là thu nhập tăng nhưng tốc độ chi tiêu còn tăng nhanh hơn cả thu nhập. Một bên là
thu nhập còn thấp nhưng có sự tích lũy và kiểm soát tốt sự chi tiêu.
- Khả năng nhận thức, hành động đối với tiền, một bên là làm việc thật nỗ lực để kiếm thật
nhiều tiền mong đáp ứng hoàn hảo nhu cầu cá nhân, bên còn lại là làm việc một cách thông
minh, biến đồng tiền làm việc cho mình.


Con người chúng ta bình đẳng ở chỗ là ai cũng có khả năng kiếm tiền từ 2 nguồn thu nhập.
Nguồn đầu tiên là từ lao động của chính chúng ta đúng như cái nghĩa "có làm thì mới có ăn,

không dưng ai dễ đem phần đến cho"và nguồn thu nhập thứ hai được gọi là nguồn thu nhập
thụ động tức là nguồn thu nhập mà tự đồng tiền nó sinh ra mà không cần ta phải lao động vất
vả (ví như: tiền lãi gửi tiết kiệm ngân hàng, tiền thu được từ việc cho thuê mướn - cho thuê
phòng trọ chẳng hạn, tiền lời thu được từ việc đầu tư chứng khoán, bất động sản, tiền cổ tức
được chia khi là cổ đông của một công ty...)
Như vậy, để được tự chủ (tự do) về tài chính thì cần phải làm tăng lên nguồn thu nhập thứ
hai thu nhập thụ động. Để làm được điều này chúng ta cần trang bị cho mình một số hiểu
biết và kỹ năng sau:
- Hiểu biết về đồng tiền, hiểu biết về cách làm việc thông minh (hãy tìm đọc thêm sách bàn
về nguyên tắc 80/20 trong cuộc sống và trong công việc) và hiểu biết về đầu tư tài chính.
- Phải biết vượt qua chính mình - Đức Phật đã dạy "Kẻ thù lớn nhất của đời mình là chính
mình", tức là cần kiểm soát được sự ham muốn nhất thời với niềm vui được thụ hưởng cuộc
sống mà quên đi cái mục tiêu dài hạn là trở nên "tự chủ về tài chính", hãy hành động như là
một nhà đầu tư, kiểm soát và cân bằng cuộc sống cá nhân của mình.
Đâu đó vẫn có một số nhỏ những người quá nóng vội với sự thành công và giàu có - họ nghĩ
rằng điều đó sẽ đến rất dễ dàng, đôi khi họ bất chấp mọi thứ để đạt đến sự thành công sự
giàu có đó mà họ không rèn luyện cho bản thân những hiểu biết và kỹ năng quan trọng như
đã nêu trên.
Thành công chỉ khi thỏa mãn 2 điều kiện: cảm thấy hạnh phúc với chính bản thân mình và
thành công đó xã hội công nhận. Thành công cần xuất phát đầu tiên là từ cái TÂM của mỗi
con người. Cái TÂM có sáng thì cuộc đời mới sáng được.
Hy vọng rằng mọi người sẽ có thêm một bài học thú vị trong công cuộc phát triển cá nhân và
nên tìm đọc bộ "Dạy con làm giàu" để hiểu hơn về những triết lý vươn tới sự tự do về tài
chính.
Cách làm giàu đơn giản áp dụng cho mọi người
Với cách này dù bạn xuất phát từ vạch nào, thì xác suất dòng thu nhập thụ động (sau
20 năm, 30 năm) của bạn sẽ đủ lớn để bạn trang trải mọi chi phí sinh hoạt hàng
ngày mà không cần đi làm.
Có quá nhiều tranh luận về làm giầu, nhưng có lẽ khó có thể thống nhất được với nhau, ngay
cả các quan điểm được Robert Kyosaki trình bày trong “Rich Dad Poor Dad” cũng bị rất

nhiều người phản đối.
Nhiều quan điểm đưa ra thậm chí còn rất nguy hại khi xuyên suốt tác phẩm đó tác giả cổ vũ
cho con đường khởi nghiệp tạo dựng doanh nghiệp, con đường mà xác suất thành công áp
dụng cho mọi người (ở mọi tầng lớp khác nhau, học vấn khác nhau, trí tuệ khác nhau) chỉ ở


mốc không quá 3%. Khuyên mọi người đi một con đường mà xác suất thất bại đến 97%
hoàn toàn không phải là một lời khuyên tốt, đặc biệt khi các bạn trẻ ít kinh nghiệm áp dụng
lời khuyên này.
Trong các sách trình bày về “con đường làm giầu đơn giản kiểu dễ như ăn cơm bình dân và
dành cho mọi người đều thực hiện được” thì có lẽ tác phẩm “ Người giầu nhất thành
Babylon” ra đời cách đây gần 100 năm là tác phẩm có các quan điểm đúng đắn và giá trị
nhất.
Trong tác phẩm này, tác giả đúc kết các kinh nghiệm làm giầu của các lái thương kinh thành
Babylon cổ kính và vĩ đại, những kiến thức quý giá được các học giả Babylon đúc kết và ghi
chép lại trên các tấm thẻ đất sét nung từ 5000 năm trước được truyền cho hậu thế.
Các bước làm giầu cơ bản được đúc kết từ cuốn sách này như sau:
+ Bước 1: Tiết kiệm số tiền mình kiếm được hàng tháng, tỷ lệ tối thiểu là 10% số tiền kiếm
được, đa phần mọi người đều làm ngay được bước này, dù họ chỉ là một cán bộ công chức
hay một chuyên gia kỹ thuật cao cấp, hay một người công nhân lao động bình thường, một
số người làm công (của các tập đoàn lớn hoặc các công ty liên doanh) có mức thu nhập cao
có thể có mức dành dụm đến 40% -> 50% tiền lương, những người làm chủ các cơ sở kinh
doanh nhỏ hoặc các chủ doanh nghiệp thì mức dành dụm còn cao hơn nữa trên mức thu nhập
lợi nhuận của họ.
+ Bước 2: Dùng số tiền tiết kiệm này tái đầu tư để sinh ra các nguồn thu nhập mới một cách
thụ động (tức là các khoản thu nhập tự động sinh đẻ ra theo thời gian mà không cần người
chủ đầu tư phải bỏ sức lao động), mức dành dụm tiết kiệm càng cao thì dòng thu nhập thụ
động sẽ càng ngày càng lớn, có nhiều cách để có dòng thu nhập này, từ đơn giản đến phức
tạp, từ quy mô rất nhỏ đến quy mô rất lớn, và dù cách nào + quy mô nào thì cũng đòi hỏi yếu
tố thời gian, không có cách nào làm giàu cực nhanh và dễ dàng cả.

Đây là bước làm ai cũng có thể làm được, nhưng vẫn có một số người bị thất bại bởi sự thiếu
kiên nhẫn cũng như căn bệnh muốn “làm giầu cực nhanh”, họ không chịu “chờ đợi”.
Tôi xin liệt kê các cách tạo dòng thu nhập thụ động theo nhiều quy mô khác nhau, từ nhỏ
đến lớn, ai cũng có thể làm được, và ai cũng có thể làm đồng thời nhiều cách một lúc, càng
đa dạng thì dòng tiền thụ động về càng nhiều cũng như sự rủi ro càng được chia nhỏ, và
quan trọng là bạn phải liên tục bổ sung vốn (từ khoản 10% tiết kiệm hàng tháng + khoản lợi
nhuận thu về từ năm thứ 2 trở đi lại tái bổ sung vào) vào các khoản mục đầu tư này.
- Gửi tiết kiệm ngân hàng vào những đợt sốt lãi suất, mức lợi nhuận 11%/năm hoàn toàn có
thể đạt được.
- Mua bảo hiểm của các công ty bảo hiểm uy tín và hàng đầu của thế giới, mức lợi nhuận tuy
khiêm tốn (7%/năm) nhưng nó cũng là một lựa chọn bắt buộc cho sự bảo hiểm các rủi ro cá
nhân mà bạn có thể gặp phải.


- Mua trái phiếu của chính phủ (hoặc công trái) hoặc trái phiếu của các tập đoàn lớn do chính
phủ bảo lãnh, hoặc trái phiếu của các tập đoàn lớn kinh doanh hiệu quả và uy tín (ví dụ như
Vinamilk, Kinh đô, Tân Tạo…), mức lợi nhuận 15% / năm hoàn toàn trong tầm tay.
- Mua cổ phiếu của các doanh nghiệp lớn và thực sự có giá trị, của các tập đoàn đầu nghành,
làm ăn hiệu quả tại Việt nam (Viễn thông , Sữa, Dầu khí, Bánh kẹo, Bất động sản, Công
nghệ cao…).
- Mua nhà chung cư đóng làm nhiều đợt và sau đó dùng nó để cho thuê.
- Góp vốn và các cơ sở kinh doanh có lợi nhuận và phải có uy tín của họ hàng, bạn bè, đồng
nghiệp…
- Mua các căn nhà nhỏ, cũ nát, cải tạo đẹp đẽ để cho thuê hoặc bán lại
- Nhận thêm việc làm bằng chuyên môn tốt nhất của mình để tăng thêm dòng vốn tái bổ
sung …
- Và nếu có kinh nghiệm, cơ hội, năng lực, vốn: bạn hoàn toàn có thể mở một doanh nghiệp
để thúc đẩy quá trình sinh thu nhập nhanh nhất có thể
+ Bước 3:
Tiếp tục tái bổ sung hàng tháng vào các khoản đầu tư trên, nguồn tái bổ sung này tư năm thứ

2 trở đi sẽ có 2 khoản:
- Khoản tiết kiệm 10% hàng tháng
- Khoản lợi nhuận từ các dòng thu nhập thụ động được tái đầu tư lại
Và dù cách nào thì tác giả vẫn khuyên chúng ta cần làm thật tốt công việc mà chúng ta đang
làm hàng ngày (công nhân phải lành nghề, kỹ sư phải thành thạo và chuyên nghiệp, bác sỹ
phải giỏi, trang điểm thẩm mỹ phải đẹp, bán hàng phải bán thật tốt, kinh doanh phải năng
động, đầu tư phải kiên nhẫn…) để thu nhập chính từ công việc này phải không ngừng tăng
lên và khoản tái đầu tư cũng nhờ đó được tăng lên…
Và cùng với thời gian (ngắn hạn là 5-10 năm, trung hạn là 10-20 năm, dài hạn là trên 20
năm, tuỳ thuộc vào thu nhập từ công việc chính của bạn), dù bạn xuất phát từ vạch nào, thì
xác suất dòng thu nhập thụ động (sau 20 năm, 30 năm) của bạn sẽ đủ lớn để bạn trang trải
mọi chi phí sinh hoạt hàng ngày mà không cần đi làm.
Khi đó bạn hoàn toàn có thể nghĩ đến 3 cụm từ: “nghỉ ngơi thư giãn”, “làm việc mà mình
yêu thích”, “giàu có”.
Nhưng…
Rất ít người muốn chọn cách này, bởi vì nó lâu dài và đòi hỏi kiên nhẫn quá.
Các bạn trẻ trong xã hội cần các phương pháp “làm giầu siêu tốc” và “dễ dàng”…
Không phải ngẫu nhiên mà tủ sách dạy làm giầu nhanh lại bán chạy như vậy…
Và rất tiếc tôi không thể có một phương thức nào như thế để chia sẻ với các bạn…


5 thói quen khiến bạn sớm cháy túi
Bạn thích tiêu tiền mặt hay sử dụng thẻ tín dụng? Có rất nhiều thói quen xấu trong chi tiêu làm
bạn sớm cạn tiền.
1. Mang theo quá nhiều tiền mặt
Mang theo quá nhiều tiền mặt sẽ làm tăng cảm giác muốn tiêu tiền. Nhiều phụ nữ chỉ đơn giản là
muốn mua sắm khi họ có tiền mặt dư thừa. Dù không có nhu cầu để mua, nhưng khi có tiền mặt
dư thừa, họ vẫn sẽ mua. Thói quen xấu này chắc chắn sẽ làm bạn sớm khánh kiệt.
2. Đi dạo và ngắm nhìn các mặt hàng bày trên tủ kính
Nếu chỉ đi dạo và ngắm nhìn các mặt hàng được bày bán ở tủ kính thôi chắc chắn chẳng tốn một

xu nào. Tuy nhiên, việc ngắm nhìn quá nhiều mặt hàng khiến bạn muốn mua. Tiếp đó bạn sẽ tự
động rút tiền mặt hoặc thẻ tín dụng ra để rinh chúng về. Thói quen xấu này có thể làm cho bạn
cạn tài chính, vì vậy hãy cẩn thận.
3. Mua sắm theo cảm tính
Tất cả mọi người đều muốn được chia sẻ niềm vui và nỗi buồn. Và việc mua sắm theo cảm xúc
có thể làm bạn rỗng túi. Mua sắm khi bạn quá vui hay quá buồn đều có thể làm bạn mất kiểm soát
và dẫn đến chi tiêu nhiều hơn mức cho phép.
4. Không có kế hoạch chi tiêu
Nhiều phụ nữ chỉ đơn giản là thích mua sắm. Họ không suy nghĩ về lập kế hoạch và thói quen chi
tiêu. Điều quan trọng là lên kế hoạch tất cả chi phí và dự trù ngân sách hàng tháng. Khi bạn dự
trù được chi tiêu bao nhiêu trong một tháng, bạn sẽ dễ dàng kiểm soát tài chính hơn. Chi tiêu
không có kế hoạch là một trong những nguyên nhân dẫn đến khủng hoảng tài chính.
5. Sưu tập phiếu mua hàng và phiếu giảm giá
Thu thập phiếu mua hàng và phiếu giảm giá có thể làm cho bạn chi tiêu rất nhiều. Hãy cẩn thận
khi nhận được những phiếu giảm giá phát không trên đường. Nếu bạn muốn tiết kiệm tiền, đừng
giữ lại bất kỳ phiếu giảm giá nào cả. Thói quen xấu này có thể khiến cho bạn khánh kiệt.


×