Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

khai thác thiết bị thí nghiệm thanh lí

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (897.09 KB, 3 trang )

VẤN ĐỀ KHAI THÁC CÁC THIẾT BỊ ĐÃ THANH LÍ
TẠI CÁC PHÒNG THÍ NGHIỆM VẬT LÍ Ở CÁC TRƯỜNG SƯ PHẠM
Ở các phòng thí nghiệm Vật lí của các trường học của nước ta từ trước đến nay luôn
được trang bị rất nhiều thiết bị thí nghiệm để phục vụ cho quá trình đào tạo các giáo
viên tương lai. Theo thời gian sử dụng, các thiết bị sẽ bị hỏng hóc hoặc thất thoát các
chi tiết. Vì vậy, hàng năm luôn có một số thiết bị phải bị loại bỏ. Chúng tôi nhận thấy
rằng có thể đặt vấn đề: khai thác các thiết bị mà sau mỗi đợt kiểm kê phòng thí nghiệm
lại bị loại bỏ do hỏng hóc, mất mát một số bộ phận( sau đây gọi là thiết bị đã thanh lý)
để tận dụng sử dụng chúng vào những mục đích khác nhau.
1. Đặc điểm của thiết bị thanh lý
- Không thể sử dụng được theo đúng yêu cầu nhiệm vụ đề ra với thiết bị đó.
- Không phải là toàn bộ thiết bị đều hỏng và phải bỏ đi toàn bộ. Luôn có rất nhiều chi
tiết, bộ phận vẫn đang còn có thể khai thác để sử dụng cho các mục đích khác.
- Có rất nhiều chủng loại linh kiện, chi tiết khác nhau trong một tập hợp các thiết bị
bị loại ra: cơ, nhiệt, điện, quang…
2. Đề xuất hướng khai thác và tổ chức khai thác.
Tận dụng các thiết bị thanh lí, sinh viên, các học viên có không gian để làm việc
thực sự và có điều kiện sáng tạo, họ có điêù kiện thoải mái hơn trong việc đề ra các ý
tưởng khai thác ( sửa chữa, cải tiến hoặc chế tạo thiết bị mới từ việc tận dụng các vật
dụng cũ) dưới sự hướng dẫn của giảng viên. Điều quan trọng là việc này cũng không
cần sự đầu tư quá lớn về mặt kinh phí.
Để thực hiện được việc này cả Khoa và Trường cũng như các giảng viên, nhân viên
phòng thí nghiệm cần chuẩn bị các vấn đề sau:
Thứ nhất, cần bố trí ít nhất một phòng đủ rộng để vừa là nơi chứa các thiết bị thanh
lí, vừa là nơi giảng viên và sinh viên có thể nghiên cứu thử nghiệm. Có thể trang bị một
số công cụ cơ khí đơn giản như kìm, tuốc nơ vít, dao, kéo, mỏ hàn, máy khoan tay…


Thứ hai, Giảng viên cùng với sinh viên cần thực hiện sự sắp xếp và phân loại các
thiết bị, có thể dựa trước hết vào đặc tính cuả vật liệu như gỗ, thép, thủy tinh, linh kiện
điện tử…


Thứ ba, Giảng viên phải là người đề ra những khả năng hoặc các hướng khai thác
thiết bị cho các sinh viên. Các hướng đó phải tương đối phù hợp với các thiết bị hiện
có cũng như với các yêu cầu của thực tiễn dạy học hoặc đời sống.
Thứ tư, cần có sự bố trí về mặt thời gian, đầu tư một khoản kinh phí nhất định để duy
trì sự hoạt động đều đặn cuả phòng khai thác thiết bị này. Thường xuyên động viên kịp
thời và tạo điều kiện cho việc công bố các kết quả nghiên cứu.
3. Ví dụ việc khai thác các thiết bị đã thanh lý.
Trong vài năm gần đây, ở Trường ĐHSP chúng tôi đã sơ bộ tìm hiểu các thiết bị đã
thanh lí từ Phòng thí nghiệm Bộ môn phương pháp dạy học: các thanh thép nhiều kích
cỡ, các thanh nhôm, đồng, nhựa từ các bộ cơ học, điện học; các quang cụ của nhiều bộ
thí nghiệm quang học biểu diễn hoặc thực hành; nhiều loại đui và bóng đèn loại công
suất nhỏ… và bước đầu đề ra một số đề tài cho sinh viên, học viên cao học thực hiện ở
dạng các khóa luận tốt nghiệp.
- Cải tiến, sửa chữa một số thiết bị thí nghiệm của chương trình vật lí phổ thông: thí
nghiệm tĩnh điện, thí nghiệm dao động cưỡng bức, dao động duy trì…
- Tận dụng các linh kiện rời rạc để xây dựng các hộp đen quang học, cơ học… dùng
tạo ra các bài toán hộp đen để thực hiện việc dạy học ở trường phổ thông.
- Tận dụng các vật liệu và linh kiện để chế tạo một số thiết bị đơn giản minh họa các
ứng dụng kĩ thuật trong dạy học ( hiện tượng cộng hưởng dao động) hoặc các thiết
bị đơn giản mô tả các quá trình vật lí trong thực tế ( các con lắc vật lí khác nhau)
Sau đây là một số sản phẩm do sinh viên thực hiện:

Thanh thép mảnh
dùng làm con lắc lá

Một thanh sắt lấy từ
bộ TN sự giãn nở vì
nhiệt gắn trên một đế
sắt tròn tạo ra con
lắc vật lí có chu kì

hai thanh đồng của
biến đổi.
bộ TN điện dùng chế
tạo bộ TN cưỡng
bức và cộng hưởng
dao động


Đặt các quang cụ từ các bộ
TN quang đã hỏng để tạo ra
các hộp đen quang học.
Các loại ròng rọc từ các
bộ cơ học đã bỏ dùng để
tạo ra các hộp đen cơ
học.

4. Các kết luận và đề xuất
Có thể tạo điều kiện cho sinh viên chủ động thực hiện các đề tài nghiên cứu dưới
sự hướng dẫn của giảng viên, trên cơ sở tận dụng các thiết bị đã thanh lí từ các phòng
thí nghiệm trước khi bán phế liệu. Điều này sẽ tạo điều kiện rất tốt để sinh viên có điều
kiện hoạt động thực tiễn và từ đó có thể rèn luyện năng lực sáng tạo ở họ.
Để thực hiện được những điều trên cần phải có sự đồng thuận và ủng hộ và tạo điều
kiện, trước hết là Nhà trường về điều kiện phòng thí nghiệm, về vật chất cho các nhóm
thực hiện các đề tài khả thi; tiếp theo là về phía Khoa và các giảng viên trong việc đề
xuất các hướng đề tài, lựa chọn và thẩm định các công trình có hiệu quả thực tiễn, tạo
điều kiện công bố các công trình thành phẩm.
Và theo chúng tôi, vấn đề trên cũng có thể thực hiện được ở các trường trung học ở
nước ta.




×