Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

SKKN Sử dụng dụng cụ thiết bị thí nghiệm vật lí trong dạy học ở bậc THCS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (145.62 KB, 15 trang )

SKKN: Sử dụng dụng cụ thiết bị thí nghiệm vật lí trong dạy học ở bậc trung học cơ sở
PHẦN I - ĐẶT VẤN ĐỀ.
Như chúng ta đã biết, mục tiêu của giáo dục trong đó hoạt động cơ bản là dạy
học là hình thành và phát triển nhân cách cho học sinh. Dạy học không chỉ đơn thuần
cung cấp cho học sinh những tri thức và kinh nghiệm mà loài người đã tích luỹ được
mà phải góp phần tích cực vào việc hình thành và phát triển nhân cách cho học sinh
theo mục tiêu đào tạo. Học sinh cùng được tham gia tích cực chủ động vào các hoạt
động học tập thì các phẩm chất và năng lực cá nhân cá nhân sớm được hình thành và
phát triển hoàn thiện. Năng động sáng tạo là những phẩm chất cần thiết trong cuộc
sống hiện đại nó phải được hình thành ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường .
Chính vì lẽ đó trong các môn học nói chung và môn vật lí nói riệng, việc đổi mới
phương pháp dạy học theo hướng tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh đã
được các giáo viên áp dụng từ nhiều năm nay, trong đó phương pháp tự nghiên cứu
giúp học sinh tự học, tự sáng tạo được đánh giá là phương pháp có giá trị trí đức dục
lớn nhất. Các thí nghiệm thực hiện theo phương pháp nghiên cứu vấn đề giúp học sinh
tự học tự sáng tạo, khuyến khích các em tự tìm tòi phát hiên vấn đề qua đó giúp các
em nắm chắc cả kiến thức lí thuyết lẫn kĩ năng thực hành. Để đạt được điều đó thì
việc hướng dẫn học sinh sử dụng dụng cụ thí nghiệm và thực hiện các thí nghiệm
trong mỗi bài học là rất quan trọng nó có thể quyết định đến việc thành công của tiết
dạy .
Là một giáo viên dạy môn vật lí ở bậc trung học cơ sở, ta cần phải làm gì để có
thể làm tốt được các thí nghiệm trên lớp đồng thời hướng dẫn học sinh thực hiện tốt
được các thí nghiệm?
Qua thực tế giảng dạy bản thân tôi đã rút ra được một số kinh nghiệm về vấn đề
“Sử dụng dụng cụ thiết bị thí nghiệm vật lí trong dạy học ở bậc trung học cơ sở”.
Xin được trao đổi cùng đồng nghiệp.

1
SKKN: Sử dụng dụng cụ thiết bị thí nghiệm vật lí trong dạy học ở bậc trung học cơ sở
PHẦN II . NỘI DUNG
I- Cơ sở lí luận:


Bộ môn vật lí là bộ môn khoa học thực nghiệm, các nội dung kiến thức mới
được hình thành phần lớn thông qua các thí nghiệm, các tri thức vật lí là sự khái quát
các kết quả nghiên cứu từ thực nghiệm và các hiện tượng diễn ra trong đời sống. Lứa
tuổi học sinh học trung học cơ sở có tính hiếu động, tò mò thích tìm tòi khám phá tìm
hiểu thế giới xung quanh nên các em rất thích làm thí nghiệm để được trực tiếp quan
sát, theo dõi hiện tượng, tập làm những nhà khoa học nhỏ tuổi để tự nghiên cứu phát
hiện vấn đề và do đó việc ghi nhớ kiến thức mới tốt hơn, nó tạo cho việc học tập của
học sinh hứng thú và nhẹ nhàng hơn. Thông qua thí nghiệm, nhất là các thí nghiệm
kèm theo màu sắc, âm thanh và các hiện tượng mới lạ sẽ kích thích mạnh hứng thú
của học sinh, tạo điều kiện rèn luyện kĩ năng quan sát cẩn thận tỉ mỉ, kĩ năng lắp ráp
dụng cụ thí nghiệm chính xác và tác phong làm việc khoa học; nó có sức thuyết phục
lớn và tạo ra ở học sinh niềm tin vào bản chất của sự vật và hiện tượng, vào các quy
luật của tự nhiên. Tạo điều kiện tốt để rèn luyện ở học sinh khả năng phân tích, so
sánh, đối chiếu, trừu tượng, khái quát hóa, cũng như khả năng suy luận quy nạp trong
quá trình xử lí kết quả thi nghiệm để rút ra kết luận, học sinh áp dụng kiến thức vào
thực tế cũng sẽ tốt hơn. Mặt khác đa số trong các bài dạy, nếu không có thí nghiệm
học sinh không có cơ sở để thưc hiện các thao tác tư duy và tiếp nhận kiến thức mới,
nên phần lớn tri thức mà giáo viên muốn mang đến cho học sinh về bản chất là áp đặt.
Chính cách dạy chay hoặc việc làm thí nghiệm không thành công là nguyên nhân của
tình trạng chất lượng học tập của bộ môn thấp, và là sự tách rời lý thuyết với thực
hành, giữa nhà trường với đời sống thực tế.
II- Thực trạng về vấn đề thực hiện thí nghiệm vật lí trong bài dạy.
Hiện nay, song song với việc đổi mới phương pháp dạy học, bộ giáo dục và
đào tạo đã đưa về các trường những bộ dụng cụ thí nghiệm phục vụ cho việc giảng
dạy, nhưng thực tế còn có nhiều giáo viên ngại làm thí nghiệm, ngại triển khai cho
2
SKKN: Sử dụng dụng cụ thiết bị thí nghiệm vật lí trong dạy học ở bậc trung học cơ sở
học sinh làm thí nghiệm theo nhóm. Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng
trên là do thiết bị thí nghiệm chất lượng kém, có những thiết bị mới chỉ sử dụng một
vài lần đã hỏng. Ví dụ như bộ mô đun lắp ráp mạch điện ở vật lí 7; máy phát điện

xoay chiều ở vật lí 9; Bộ thí nghiệm về cân bằng lực - quán tính ( máy A tút ) ở lớp
8 Một số trang thiết bị còn thiếu chính xác như nhiệt kế, lực kế, đồng hồ vạn năng…
dẫn đến kết quả thí nghiệm giữa lí thuyết với thực tế khác xa nhau, thiếu tính thuyết
phục đối với học sinh.Trang thiết bị phục vụ cho thí nghiệm còn thiếu thốn. Còn có sự
không đồng bộ giữa việc hướng dẫn thí nghiệm ở sách giáo khoa với đồ dùng thí
nghiệm thực tế ( ví dụ thí nghiệm bài lực điện từ lý 9). Cơ sở vật chất của các trường
chưa đủ đáp ứng nhu cầu dạy học như hiện nay, Hầu hết các trường ở ngoại thành
chưa có phòng học bộ môn, do đó tổ chức cho học sinh làm thí nghiệm theo nhóm
gặp nhiều khó khăn. Bài dạy thì dài ( nhất là phần điện học vật lý 9 ) do đó làm thí
nghiệm theo nhóm khó đảm bảo thời gian trong một tiết học. Mặt khác học sinh còn
chưa quen với việc sử dụng các thiết bị thí nghiệm ( nhất là học sinh có lực học trung
bình, yêú) các em thường nghịch đồ dùng thí nghiệm và biến nó thành đồ chơi của
riêng mình. Phòng thí nghiệm chưa được xắp xếp khoa học còn là kho chứa đồ dùng
dạy học, việc lấy đồ dùng thí nghiệm chưa thuận tiện. Hiện nay nhiều trường chưa có
phòng học bộ môn để tổ chức các giờ học vật lí, nên việc di chuyển thiết bị thí
nghiệm từ phòng học của lớp này sang phòng học của lớp khác sẽ làm cho giáo viên
và học sinh vừa vất vả lại mất nhiều thời gian, công sức vào việc lắp ráp thí nghiệm,
giữ gìn, bảo quản dụng cụ thí nghiệm …
Tất cả những nguyên nhân trên và nhiều nguyên nhân khác nữa đều ảnh hưởng
lớn đến chất lượng sử dụng dụng cụ thí nghiệm và việc thực hiện các thí nghiệm vật
lí dẫn đến chất lượng giáo dục trong các giờ dạy hiệu quả không cao.
III. Các giải pháp và ứng dụng.
1) Chuẩn bị điều kiện để thực hiện thí nghiệm.
Chúng ta biết rằng để có thể lên lớp một tiết dạy thành công thì việc chuẩn bị
bài dạy vô cùng quan trọng, giáo viên cần nghiên cứu kĩ bài trong SGK sách giáo
3
SKKN: Sử dụng dụng cụ thiết bị thí nghiệm vật lí trong dạy học ở bậc trung học cơ sở
viên, tìm hiểu thêm kiến thức có liên quan ở các sách tham khảo đọc thêm bài dạy kế
sau đó (nếu có liên quan ) để giúp chúng ta hiểu vấn đề toàn diện hơn, tìm hiểu xem
kiến thức chính của bài thí nghiệm cần cung cấp cho học sinh là gì? Thí nghiệm trong

bài học là do giáo viên làm hay học sinh làm? hay giáo viên và học sinh cùng làm từ
đó bố trí thời gian làm thí nghiệm, chọn không gian cho việc làm thí nghiệm được
hợp lí. Giáo viện phải chuẩn bị thí nghiệm cẩn thận trước khi đưa vào dạy học, cần
suy nghĩ tới các tình huống thí nghiệm không thành công, từ đó tìm ra nguyên nhân
để khắc phục.Giáo viên cần cho học sinh thu thập thông tin qua kênh chữ, kênh hình
ở SGK để xác định mục tiêu của thí nghiệm , dụng cụ cần cho mỗi thí nghiệm là gì?
cách thức tiến hành thí nghiệm, cách quan sát, ghi chép những hiện tượng diễn ra .
Để làm thí nghiêm thành công, hạn chế tới mức thấp nhất sự cố diễn ra ngoài ý
muốn và đạt được kết quả thí nghiệm trong thời gian ngắn nhất thì trước khi cho các
em làm thí nghiệm người giáo viên cần lưu ý học sinh một số điểm trong quá trình
làm thí nghiệm. Ví dụ trong bài “ Lực đẩy ác si mét” phần “thí nghiệm kiểm tra” SGK
vật lý 8, giáo viên cần lưu ý học sinh :
- Hiệu chỉnh lực kế cho đúng trước khi làm thí nghiệm.
- Bố trí thí nghiệm để lực kế dãn đều theo phương thẳng đứng.
- Quả nặng khi thả vào nước phải chìm hẳn và không chạm vào đáy, thành
bình.
- Để cố định bình tràn, cần tráng nước ở các cốc B, A trước khi làm thí nghiệm
- Khi hứng nước, đổ nước từ cốc nọ sang cốc kia phải cẩn thận, tránh để nước
rơi vãi dẫn đến thí nghiệm thiếu chính xác.
Việc lắp ráp dụng cụ thí nghiệm là rất cần thiết, tạo cho học sinh sự linh hoạt
sáng tạo nên phần lớn các thí nghiệm giáo viên không nên lắp sẵn từ trước, mà phải
để cho học sinh tự lắp ráp thí nghiệm .
Hiện nay với bộ thí nghiệm của học sinh các nhà sản xuất cũng đã tính toán đến
thời gian và điều kiện lắp ráp của hoc sinh trong một tiết học, nên đã bố trí lắp ráp
chúng thành bộ ví dụ như bộ thí nghiệm về tác dụng từ của dòng điện xoay chiều (thí
nghiệm hình 35.2 + 35.3 SGK vật lý 9) hoặc bộ thí nghiệm về khảo sát từ phổ, đường
4
SKKN: Sử dụng dụng cụ thiết bị thí nghiệm vật lí trong dạy học ở bậc trung học cơ sở
sức từ của ống dây có dòng điện chạy qua ( Vật lý 9). Làm như vậy rất tiện lợi cho
việcbố trí thí nghiệm, tránh mất nhiều thời gian vào việc không thật cần thiết. Nhưng

cá biệt có những bài mà giáo viên có thể hướng dẫn một số học sinh lắp ráp trước ví
dụ như lắp ráp máy phát điện xoay chiều trong bài 38 SGK vật lý 9.
Kinh nghiệm cho thấy trước mỗi bài dạy có thí nghiệm giáo viên cần chuẩn bị
làm trước thí nghiệm trên đồ dùng thí nghiệm của mỗi nhóm, tìm sự cố xảy ra từ đó
tìm cách khắc phục. Những thí nghiệm khó thành công giáo viên phải làm thí nghiệm
nhiều lần để hướng dẫn học sinh học tập có kết quả tốt nhất.
2) Quản lí hoạt động nhóm học sinh khi làm thí nghiệm
Trong khâu tổ chức lên lớp cần hướng dẫn học sinh học tập theo nhóm như sau:
+Làm việc chung cả lớp: Giáo viên nêu vấn đề, nhiệm vụ nhận thức; yêu cầu
học sinh đọc thông tin SGK, nghiên cứu hình vẽ,nêu mục đích, dụng cụ thí nghiệm,
cách tiến hành thí nghiệm… giáo viên chia nhóm, giao nhiệm vụ cho các nhóm
hướng dẫn cách làm việc theo nhóm.
+Làm việc theo nhóm :
- Nên chia nhóm có sự tham gia của cả học sinh nam và học sinh nữ, học sinh
có nhiêù trình độ khác nhau như giỏi, khá ,trung bình, yếu để các em tương trợ giúp
đỡ lẫn nhau tạo điều kiện tốt cho việc làm thí nghiệm.
- Giao nhiệm vụ cho nhóm trưởng, nhóm phó: Nhóm trưởng nhận, trả dụng cụ
thí nghiệm điều khiển các bạn trong nhóm cùng làm thí nghiệm. Nhóm phó (thư kí )
ghi chép lại các kết quả thí nghiệm, hiện tượng thí nghiệm cần quan tâm.
- Các thành viên trong nhóm được nhóm trưởng phân công chịu trách nhiệm
(hoặc giám sát) một công việc nào đó.
- Mọi thành viên trong nhóm đều phải có trách nhiệm để hoàn thành thí nghiệm
và đảm bảo an toàn khi làm thí nghiệm.
-Cử đại diện trình bày kết quả làm việc của nhóm( không nhất thiết phải là
nhóm trưởng hay thư kí, mà có thể là một thành viên trong nhóm đại diện trình bày)
5
SKKN: Sử dụng dụng cụ thiết bị thí nghiệm vật lí trong dạy học ở bậc trung học cơ sở
+Làm việc chung cả lớp: Các nhóm lần lượt báo cáo kết quả thí nghiệm; thảo
luận chung ( các nhóm nhận xét, dóng góp ý kiến và bổ sung cho nhau) giải thích
nguyên nhân sai số (nếu có).

Ví dụ trong bài thực hành “Kiểm nghiệm mối quan hệ Q tỉ lệ với I
2”
Sau khi
giáo viên cho học sinh nắm rõ yêu cầu của bài thực hành, dụng cụ thí nghiệm cần
thiết, cách tiến hành thí nghiệm, giáo viên lưu ý học sinh về tính an toàn trong khi thí
nghiệm, bố trí thí nghiệm tránh để nhiệt kế chạm vào dây đốt, phải dùng lượng nước
tương đối đủ, để làm giảm sai số trong phép đo(vì trong thí nghiệm bỏ qua sự truyền
nhiệt cho vỏ bình).
Nhóm trưởng cần phân công một học sinh di chuyển con chạy của biến trở để
điều chỉnh cường độ dòng điện: một học sinh theo dõi số chỉ của am pe kế , một học
sinh theo dõi nhiệt độ: Một học sinh theo dõi đồng hồ đo thời gian, một học sinh
khuấy nước trong cốc. Một số học sinh khác giám sát việc đọc việc ghi chép, thư kí
làm nhiệm vụ ghi các kết quả thí nghiệm ở bảng 1…
Hoặc trong bài thí nghiệm “độ cao của âm”- Vật lí 7 nhóm trưởng cần phân
công mỗi thành viên trong nhóm thực hiện một nhiệm vụ: Thư kí ghi kết quả thí
nghiệm một học sinh đếm dao động của con lắc dài, một học sinh đếm số dao động
của con lắc ngắn, hai học sinh giám sát đọc: một học sinh bấm dây đồng hồ…Có như
vậy mới tạo cho mọi thành viên trong nhóm ý thức trách nhiệm với công việc của
mình, hiệu quả làm thí nghiệm sẽ cao hơn.
Trong khi tổ chức cho học sinh làm thí nghiệm theo nhóm, giáo viên phải quản
lí tốt hoạt động nhóm nếu không một số học sinh ý thức kém không chú ý đến việc
làm thí nghiệm mà ỷ lại vào bạn, nghịch ngợm làm hỏng đồ dùng thí nghiệm. Trong
giờ học thực hành giáo viên cho điểm bài thực hành nên tổng hợp chung cả điểm ý
thức và điểm nội dung thực hành .
3) Rèn tính tích cực sáng tạo của học sinh qua việc làm thí nghiệm.
* Khi tổ chức cho các nhóm học sinh làm thí nghiệm giáo viên nên chủ động
giao thời gian cho các nhóm hoàn thành thí nghiệm dể tạo sự thi đua giữa các nhóm
6
SKKN: Sử dụng dụng cụ thiết bị thí nghiệm vật lí trong dạy học ở bậc trung học cơ sở
giúp các thành viên trong nhóm tích cực hơn sau đó giáo viên nhận xét, động viên các

nhóm làm việc tích cực nhất, hiệu quả nhất dể kịp thời động viên học sinh.
Trong nhiều bài học, sách giáo khoa chỉ đưa ra một phương án làm thí nghiệm
cơ bản nhất và giáo viên cũng hướng dẫn học sinh làm theo phương án sách giáo
khoa đưa ra, nhưng giáo viên có thể đặt ra câu hỏi để học sinh đưa ra các tình huống
làm thí nghiệm theo phương án khác cũng có thể đạt được mục đích của thí nghiệm .
Ví dụ trong thí nghiệm: Kiểm tra sự khúc xạ của tia sáng truyền từ nước sang
không khí sách giáo khoa vật lí 9 đưa ra phương án thí nghiệm dùng “ phương pháp
che khuất ” nhưng học sinh có thể đưa ra phương án khác như: Để nguồn sáng trong
nước chiếu ánh sáng từ đáy bình lên, hoặc để nguồn sáng ở ngoài chiếu ánh sáng qua
đáy bình qua nước rồi ra không khí. Giáo viên giúp học sinh cân nhắc xem có thể
dùng phương án nào dễ thực hiện nhất và sẽ thực hiện theo phương án đó. Hoặc trong
thí nghiệm của bài “Hiện tượng cảm ứng điện từ”.Thí nghiệm H31.4 SGK là cho nam
châm quay quanh trục thẳng đứng trước cuộn dây dẫn kín để tạo ra dòng điện cảm
ứng trong cuộn dây. Giáo viên đặt vấn đề: Nếu cho nam châm đứng yên, ống dây
quay quay quanh trục thẳng đứng có tạo ra được dòng điện cảm ứng không? Học sinh
nêu dự đoán giáo viên yêu cầu học sinh làm thí nghiệm kiểm tra dự đoán và rút ra kết
luận.
*Nếu thí nghiệm do giáo viên biểu diễn với sự tham gia tích cực của học sinh
thì cần chọn nơi bố trí thí nghiệm cho học sinh dễ quan sát giáo viên dễ thực hiện, bố
trí thí nghiệm không được lộn xộn gây khó khăn cho việc quan sát của học sinh và
không làm cản trở thao tác thí nghiệm của giáo viên. Đối với các bài thí nghiệm điện
có mắc vôn kế, am pe kế thì cần nối kín mạch điệnvới am pe kế trước, vôn kế và các
dụng cụ hỗ trợ nối sau, dùng dây màu để phân biệt các cực của nguồn điện (đối với
nguồn một chiều thường dùng dây màu đỏ nối với cực dương, dây màu đen hoặc xanh
nối với cực âm ). Những thí nghiệm có dụng cụ đo như vôn kế, am pe kế thì cần hiệu
chỉnh số không trước khi thí nghiệm, sử dụng thang đo cho phù hợp để làm giảm sai
số trong phép đo. Cần lưu ý học sinh mắc xong mạch điện, chưa đóng khoá K mà mời
giáo viên đến để kiểm tra cách mắc mạch điện rồi mới đóng K (nhất là đối với học
7
SKKN: Sử dụng dụng cụ thiết bị thí nghiệm vật lí trong dạy học ở bậc trung học cơ sở

sinh lớp 7). Ví dụ làm thí nghiệm về sự phụ thuộc của dòng điện vào hiệu điện thế
trong bài 1 (sách giáo khoa vật lý 9) để mắc mạch điện như hình 1.1 nên dùng dây đỏ
nối từ cực dương của nguồn điện qua công tắc đến am pe kế, đến điện trở khảo sát và
kết thúc bằng dây xanh nối với cực âm của nguồn điện, vôn kế là dụng cụ mắc sau
cùng mắc song song với điện trở khảo sát. Trong khi làm thí nghiệm chỉ đóng điện
trong thời gian ngắn đủ để quan sát số chỉ của am pe kế và vôn kế , nếu đóng mạch
lâu thì dây điện trở sẽ nóng và dòng điện sẽ nhỏ đi kết quả đo không không chính xác
Không được mắc nhầm vị trí của của am pe kế và vôn kế hoặc va chạm mạnh vôn kế
và am pe kế, sẽ gây hỏng dụng cụ đo.
Các thiết bị dạy học như thí nghiệm, mô hình, tranh vẽ, biểu bảng, băng hình
SGK… được sử dụng không chỉ là phương tiện minh họa kiến thức , mà là nguồn tri
thức, là phương tiện để học sinh khai thác tìm tòi, phát hiện giải quyết vấn đề đặt ra,
thông qua đó mà chiếm lĩnh kiến thức và rèn luyện kĩ năng ví dụ như : Tạo điều kiện
để học sinh tự tay làm thí nghiệm, tự mình quan sát, đo đạc và rút ra nhận xét, kết
luận; tạo điều kiện dể học sinh tìm hiểu cấu tạo, cách sử dụng một dụng cụ đo ; thông
qua việc nghiên cứu các số liệu đã cho trong bảng để rút ra kết luận; khai thác hình vẽ
với vai trò là nguồn thông tin, chứ không phải là hình ảnh minh họa lời trình bày của
SGK. Tạo điều kiện cho đa số học sinh được sử dụng thiết bị day học dể hoàn thành
nhiệm vụ học tập…
4) Chú ý đến đặc tính kĩ thuật của đồ dùng kĩ thuật và thao tác thí nghiệm
Các dụng cụ thí nghiệm thường có độ chính xác không giống nhau mặc dù có
cùng một khuôn mẫu chế tạo. Các dụng cụ trong các bộ thí nghiệm hiện nay chất
lượng còn thấp, do đó trước khi làm thí nghiệm (hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm)
trên lớp giáo viên cần làm trước thí nghiệm nhiều lần để tìm hiểu nguyên nhân sai số,
tìm cách khắc phục để hạn chế đến mức thấp nhất sai số trong phép đo. Nếu sau thí
nghiệm có sai số cho phép thì nên cho học sinh giải thích nguyên nhân dẫn đến sai số
trong các phép đo.
8
SKKN: Sử dụng dụng cụ thiết bị thí nghiệm vật lí trong dạy học ở bậc trung học cơ sở
Thao tác thí nghiệm là một vấn đề khó, nó không chỉ đưa ra kết quả thực

nghiệm tốt mà trong mỗi động tác của người thầy đều phải mang tính sư phạm . Để có
được thao tác đẹp, chính xác và thuyết phục thì mỗi người giáo viên cần rèn luyện kĩ
năng thực hành của mình bằng cách làm thí nghiệm nhiều lần, tiếp xúc với đồ thí
nghiệm nhiều lần để rút ra kinh nghiệm cho bản thân
5) Sử dụng máy tính điện tử trong việc mô phỏng ,hỗ trợ các thí nghiệm vật lí:
Vật lí học ở trường phổ thông là một môn khoa học thực nghiệm, mọi kiến thức
đều được xây dựng từ việc quan sát các hiện tượng, quá trình trong tự nhiên và nhất là
từ các thí nghiệm. Trong nhà trường hiện nay không phải tất cả các thí nghiệm trong
các bài dạy đều thực hiện được; có những bài phải dùng thí nghiệm mô phỏng VD
trong bài về “Mắt”-SGK vật lí 9 phải sử dụng phần mềm dạy học bài “mắt”-VL 9 (sản
phẩm của đề tài khoa học cấp Nhà nước NKC-01-14, được Công ti thiết bị giáo dục
2Bộ giáo dục và Đào tạo phát hành) mới có thể giải thích được cơ chế điều tiết của
mắt , khái niệm điểm cực cận, cực viễn .
Sử dụng máy tính điện tử hỗ trợ các thí nghiệm vật lí sẽ khắc phục được một số
nhược điểm của thí nghiệm vật lí truyền thống.
6) Ví dụ minh họa:
Dạy học trích đoạn “ tìm hiểu mối quan hệ giữa hiệu điện thế và cường độ dòng
điện chạy qua dây dẫn đó (VL-9)” GV cần hướng dẫn học sinh tìm hiểu theo các
bước sau :
*Làm việc chung cả lớp
-Đọc thông tin I SGK, quan sát hình vẽ
-Nêu mục tiêu của thí nghiệm :Trả lời câu hỏi : “Giữa hiệu điện thế đặt vào 2
đầu dây dẫn và cường độ dòng diện chạy qua dây dẫn đó có mối quan hệ không, và có
thì mối quan hệ đó như thế nào?”
-Tìm hiểu các dụng cụ thí nghiệm: nguồn điện, vôn kế, am pe kế , dây dẫn,
công tắc… vai trò của các dụng cụ đó?
-Nêu các bước tiến hành thí nghiệm :
9
SKKN: Sử dụng dụng cụ thiết bị thí nghiệm vật lí trong dạy học ở bậc trung học cơ sở
+ Mắc mạch điện kín gồm nguồn điện, dây dẫn và công tắc, vôn kế đo hiệu

điện thế giữa hai đầu dây dẫn, am pe kế đo cường độ dòng điện qua dây dẫn.
+Thay đổi hiệu điện thế và đo cường độ dòng điện tương ứng
+Ghi lại giá trị cường độ dòng điện tương ứng với mỗi giá trị của hiệu điện thế
vào bảng chuẩn bị sẵn.
*Lưu ý học sinh:
-Hiệu chỉnh số 0 của am pe kế và vôn kế trước khi tiến hành đo.
-Cần mắc đúng cực (+), (-) của am pe kế và vôn kế.
-Sử dụng thang đo cho phù hợp để làm giảm sai số của kết quả đo.
-Chú ý cách mắc am pe kế nối tiếp với mạch, vôn kế mắc song song với mạch
cần đo; Chỉ đóng mạch trong thời gian ngắn đủ để đọc số chỉ của am pe kế và vôn kế;
không làm rơi và va chạm mạnh vào am pe kế và vôn kế …
* Hoạt động nhóm: Làm thí nghiệm theo các bước trên.
* Làm việc chung toàn lớp:
-Đai diện nhóm báo cáo kết quả thí nghiệm .
-GV điều khiển học sinh thảo luận toàn lớp,nêu nhận xét .Tìm và giải thích
nguyên nhân sai số (nếu có)
- Xử lí kết quả thu được từ thí nghiệm : Từ bảng số liệu thu được , vẽ đồ thị
biểu thị phụ thuộc của cường đội dòng điện chạy qua dây dẫn vào hiệu điện thế giữa
hai đầu dây . Từ đó rút ra mối quan hệ “cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn tỉ lệ
thuận với hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây”
-Cho HS làm bài tập trắc nghiệm củng cố kết luận trên.
IV. Kết quả thực hiện
Năm học Mức độ áp dụng biện
pháp trên vào dạy học
Chất lượng bộ
môn
( Tính theo%)
Số học sinh làm
được câu hỏi , bài
tập vận dụng áp

dụng kiến thức vào
thực tế
10
SKKN: Sử dụng dụng cụ thiết bị thí nghiệm vật lí trong dạy học ở bậc trung học cơ sở
(Tính theo %)
2006-2007
Thí nghiệm do giáo viên
làm , học sinh quan sát
nhận xét
80% 60%
2007-2008
Giáo viên đã có triển khai
thí nghiệm cho học sinh làm
theo nhóm, nhưng chưa
thường xuyên
85% -> 90% 80% -> 85%
2008-2009
Giáo viên có áp dụng các
biện pháp nêu trên nhưng
chưa đầy đủ
90% 85%
2009-2010 Giáo viên áp dụng các biện
pháp nêu trên khá đầy đủ
95% -> 100% 90% -> 98%
2010-2011
áp dụng đầy đủ các phương
pháp dạy học vật lí cùng với
ứng dụng của máy tính
-công nghệ thông tin …
98% -> 100% 95% -> 100%

11
SKKN: Sử dụng dụng cụ thiết bị thí nghiệm vật lí trong dạy học ở bậc trung học cơ sở
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.
*Kết luận
Như vậy để đáp ứng được yêu cầu của việc đổi mới phương pháp dạy học đối
với bộ môn vật lí thì việc hướng dẫn học sinh sử dụng dụng cụ thí nghiệm để thực
hiện các thí nghiệm là vô cùng quan trọng, nó quyết định đến sự thành công của bài
dạy quyết định trực tiếp đến chất lượng giáo dục .
Thí nghiệm vật lí trước hết là nguồn thộng tin về thuộc tính của các sự vật và
hiện tượng vật lí ; phải tìm cách tiến hành thí nghiệm vật lí để thu được những thông
tin đúng đắn về đối tượng cần tìm hiểu. Thí nghiệm vật lí gắn bó hữu cơ với tiến trình
dạy học và phải nhằm mục tiêu là đạt tới nhận thức mới trong quá trình dạy học.
Dạy học theo phương pháp thí nghiệm vật lí cần tuân theo quy trình sau;
-Phải thảo luận để học sinh hiểu rõ mục tiêu của thí nghiệm và do đó tạo ra
hứng thú nhận thức của học sinh
-Cho học sinh tìm hiểu đầy đủ chức năng của từng bộ phận có trong dụng cụ thí
nghiệm được sử dụng.
- Cho học sinh thảo luận về các bước của việc tiến hành, những yêu cầu cần
quan sát hay đo đạc trong mỗi bước thí nghiệm này. Phải chuẩn bị các bảng ghi số
liệu đo được hoặc biên bản ghi các quan sát các số liệu đo, lâp biểu đồ , đồ thị.
-Xử lí các kết quả thu được từ thí nghiệm , rút ra mối quan hệ giữa các quan sát
, giữa các số liệu đo. Từ đó phát biểu về kết luận về sự vật, hiện tượng hoặc quá trình
vật lí như là những kiến thức mới .
Ngày nay với khoa học công nghệ hiện đại ngoài việc cho học sinh làm thí
nghiệm trên đồ dùng thật, trên giấy, ta có thể đưa thí nghiệm mô phỏng trên máy vi
12
SKKN: Sử dụng dụng cụ thiết bị thí nghiệm vật lí trong dạy học ở bậc trung học cơ sở
tính, thí nghiệm quay lại bằng vidio. Các thí nghiệm đó đều có tác động tích cực tới
việc nắm bắt kiến thức mới của học sinh. Theo tôi những thí nghiệm đơn giản, dễ làm,
giáo viên nên tổ chức cho học sinh làm thí nghiệm theo nhóm, qua đó học sinh có thể

trao đổi học tập lẫn nhau, giúp học sinh tự khẳng định mình, kiến thức các em ghi nhớ
lâu hơn, học sinh hứng thú học tập, bài học trở nên nhẹ nhàng hơn ,tiết học hiệu quả
hơn .
Hy vọng rằng áp dụng những biện pháp tôi vừa nêu trên sẽ ít nhiều giúp các
bạn thực hiện được các thí nghiệm tốt hơn, hiệu quả giáo dục sẽ cao hơn trong mỗi
bài dạy .
Trên đây là một số kinh nghiệm của cá nhân tôi xuất phát từ việc giảng dạy
trong thực tế, nó còn có nhiều hạn chế. Tôi mong được sự đóng góp ý kiến đồng
nghiệp. Xin chân thành cảm ơn !
* Một số kiến nghị
1- Đối với Sở giáo dục, phòng giáo dục
- Nên tổ chức các hội thảo, các chuyên đề về sử dụng đồ dùng dạy học một
cách có hiệu quả, cách làm thí nghiệm ở một số bài thí nghiệm khó thành công và
đảm bảo đủ thời gian như bài –Thực hành và kiểm tra thực hành kiểm nghiệm lại mối
quan hệ Qtỉ lệ I
2;
;
thí nghiệm về gương phẳng H5.3 SGK vật lý 7. . .
- Việc ra đề thi học sinh giỏi các cấp câøn ra sát với chương trình học của học
sinh không nên ra trứơc chương trình họcà và những phần học sinh chưa được học
- Đề nghị với bộ giáo dục điều chỉnh phân phối chương trình cần bổsung thêm
các tiết bài tập (nhất là ở các khối lớp 8,9) để học sinh được luyện kỹ năng giải bài
tập,giáo viên có thời gian rèn kỹ năng giải bài tập cho học sinh.
2- Đối với trường học
- Hàng năm cần bổ sung thêm các trang thiết bị phục vụ cho việc giảng dạy ,có
kế hoạch thay thế các đồ dùng đã cũ, hỏng không còn sử dụng được hoặc sử dụng
nhưng thiếu chính xác.
13
SKKN: Sử dụng dụng cụ thiết bị thí nghiệm vật lí trong dạy học ở bậc trung học cơ sở
- Tham mưu với địa phương hỗ trợ kinh phí để xây dựng các phòng chức năng,

phòng học bộ môn tạo điều kiện tốt cho việc hoạt đông nhóm , làm thí nghiệm của
học sinh, giúp học sinh tích cực hoạt động
- Giáo viên phụ trách thí nghiệm đầu năm cần lên kế hoach mua sắm,sửa chữa
các đồ dùng thí nghiệm chất lượng không tốt, cùng hỗ trợ giáo viên chuẩn bị các thí
nghiệm cho tiết dạy,và hỗ trợ giáo viên trong các giờ thực hành.
- Tổ chức cho GV học tập phần mềm để làm thí nghiệm mô phỏng , thi nghiệm
ảo , khai thác mạng… để tìm kiếm dữ liệu phục vụ cho dạy học .
3- Đối với tổ chuyên môn
Cần tổ chức các chuyên đề về cách dạy các bài khó có sử dụng thí nghiệm vật lí
, các bài thực hành…thảo luận về các tình huống có thể xảy ra trong khi làm thí
nghiệm.
-Khi dự giờ tổ CM yêu cầu các GV cần soạn bài kĩ trước khi dự giờ, chú ý quan
sát thao tác GV, HS làm thí nghiệm để kịp thời rút kinh nghiệm .
-Đề nghị BGH trường có động viên khen thưởng đối với những GV làm được
những đồ dùng thí nghiệm có tính sáng tạo, sử dụng có hiệu quả cao.
- Thường xuyên trao đoi cách làm thí nghiệm vật lí có hiệu quả cao.
14
SKKN: Sử dụng dụng cụ thiết bị thí nghiệm vật lí trong dạy học ở bậc trung học cơ sở
PHẦN IV: TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên chu kì III (2002-2007)- Nhà
xuất bản giáo dục
2.Sách giáo khoa , sách giáo viên vật lí 6,7,8,9. -Nhà xuất bản giáo dục
3. Phương pháp lấy học sinh làm trung tâm của PGS- PTS Trần Kiều - Viện
khoa học giáo dục, xuất bản năm 1997
4.Một số vấn đề về đổi mới phương pháp dạy học môn vật lí THCS- Nhà xuất
bản giáo dục.
15

×