Tải bản đầy đủ (.ppt) (22 trang)

Bai giang lich su xay dung Đảng Cộng sản Việt Nam giai doan 30 45

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (80.58 KB, 22 trang )

XÂY DỰNG ĐẢNG TRONG THỜI KỲ
ĐẤU TRANH GIÀNH CHÍNH QUYỀN
(1930 - 1945)


Hội nghị BCH Trung ương (tháng 3-1931) đã
đề ra những nhiệm vụ cấp thiết trước mắt:


Chấn chỉnh các xứ ủy



Tăng cường thành phần giai cấp công nhân
vào các cơ quan lãnh đạo của Đảng



Chuyển hướng hoạt động về các chi bộ, chống
“tả khuynh”, hữu khuynh trong Đảng


Hội nghị Trung ương Đảng tháng 3-1931 đã ra
quyết định cần kíp tổ chức ra Cộng sản Thanh
niên đoàn. Từ đó Đoàn Thanh niên Cộng sản
Đông Dương ra đời.
Đại hội Đoàn Thanh niên Lao động Việt Nam
lần thứ ba (5-1961) quyết định lấy ngày 26-3
một ngày trong thời gian cuối của Hội nghị
Trung ương Đảng 3-1931 làm ngày kỷ niệm
thành lập Đoàn.






Ngày 11-4-1931, Quốc tế Cộng sản quyết định công nhận
Đảng ta là một chi bộ độc lập của Quốc tế. Quyết định
này được đưa ra trước Đại hội lần thứ 7 năm 1935 của
Quốc tế Cộng sản và được Đại hội thông qua.



Tổ chức chi bộ Đảng trong nhà tù, biến nhà tù của đế
quốc thành trường học cách mạng.



Ngày 14-6-1934, Hội nghị Ban Lãnh đạo của Đảng ở
nước ngoài và những đại biểu trong nước ra Nghị quyết
đấu tranh để khôi phục phong trào cách mạng, khôi phục
và phát triển tổ chức đảng và tổ chức quần chúng.




Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ nhất của Đảng họp từ
ngày 27 đến ngày 31-3-1935 tại Ma Cao (Trung Quốc).



Đại hội phân tích tình hình thế giới và Đông Dương, kiểm

điểm phong trào cách mạng Đông Dương, công tác tổ
chức và lãnh đạo của các cấp bộ Đảng trong 2 năm
1932-1934.



Đại hội đề ra 3 nhiệm vụ trước mắt của Đảng. Đại hội
thông qua Nghị quyết chính trị của Đảng, các nghị quyết
về vận động công nhân, nông dân, thanh niên, phụ nữ,
binh lính…




Đại hội đã bầu Ban Chấp hành Trung ương gồm
13 ủy viên. Ban Thường vụ gồm 5 người, Lê
Hồng Phong là Tổng Bí thư. Đồng chí Nguyễn Ái
Quốc được cử làm đại diện của Đảng Cộng sản
Đông Dương bên cạnh Quốc tế Cộng sản.



Ngày 26-7-1936, Ban Chấp hành Trung ương
họp tại Thượng Hải đã cử đồng chí Hà Huy Tập
giữ chức Tổng Bí thư đến tháng 3-1938.




Chủ trương, biện pháp xây dựng Đảng:



Phát triển và củng cố Đảng



Thâu phục quảng đại quần chúng



Chống đế quốc chiến tranh, ủng hộ Xô Viết liên bang
và cách mạng Trung Quốc.
Điều lệ Đảng Cộng sản Đông Dương được Đại hội đại
biểu thông qua.
Các chủ trương, biện pháp xây dựng Đảng của Đại
hội I được Trung ương và các cấp ủy Đảng địa
phương cơ sở triển khai, bổ sung và phát triển trong
suốt nhiệm kỳ khóa I.




Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ nhất
(7-1936).
Căn cứ vào Nghị quyết Đại hội lần thứ VII của Quốc tế
Cộng sản, xuất phát từ tình hình cụ thể của Đông
Dương, Hội nghị chủ trương:




Đấu tranh chống phát xít và chống chiến tranh đế quốc,
chống bọn phản động ở thuộc địa và tay sai của chúng.



Thành lập mặt trận nhân dân phản đế bao gồm các tầng
lớp nhân dân, các đoàn thể chính trị và tín ngưỡng tôn
giáo, các dân tộc để đấu tranh đòi quyền lợi đơn sơ.




Thay đổi hình thức tổ chức và đấu tranh cho phù
hợp với tình hình mới: công khai hợp pháp và
nửa hợp pháp; đồng thời vẫn giữ vững tổ chức bí
mật không hợp pháp.



Phê phán tư tưởng “tả khuynh” hẹp hòi, bảo thủ,
chỉ chú trọng công tác không hợp pháp, chỉ có
quần chúng công nông mà không chịu hợp tác
vói các tầng lớp nhân dân khác; đồng thời cũng
đề phòng tư tưởng hữu khuynh, lìa bỏ lập trường
giai cấp và mục tiêu cách mạng.




Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng họp từ ngày

6 đến 8-11-1939 tại Hóc Môn, Bà Điểm (Gia Định) do
đồng chí Nguyễn Văn Cừ chủ trì. Nghị quyết Hội nghị có
ba phần lớn:



Về tình hình thế giới: 9-1939, Chiến tranh thế giới thứ 2
bùng nổ. 1940 phát xít Đức tấn công Pháp, Pháp đầu
hàng Đức. Phát xít Nhật sẽ đánh chiếm Viễn Đông.



Tình hình Đông Dương: Đông Dương sẽ bị lôi cuốn vào
cuộc chiến tranh thảm khốc. Bọn phát xít Nhật sẽ lăm le
xâm chiếm Đông Dương. Đời sống của các giai cấp, tầng
lớp nhân dân sẽ bị đảo lộn.




Công tác xây dựng Đảng được Hội nghị đặc biệt chú trọng.
Những nguyên tắc, biện pháp xây dựng Đảng được Hội
nghị đưa ra là:



Phải liên hệ mật thiết với quần chúng.




Phải vũ trang lý luận cách mạng.



Phải khôi phục hệ thống tổ chức và liên lạc Trung-Nam-Bắc.



Phải lựa chọn cán bộ;



Phải kiểm soát việc thực hiện Nghị quyết.



Phải thực hiện tự phê bình và đấu tranh trên hai mặt trận
chống “tả” khuynh và hữu khuynh.



Phải thống nhất ý chí và hành động trong toàn Đảng.




Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng họp từ ngày 6
đến 9-11-1940 tại Đình Bảng, Từ Sơn (Bắc Ninh). Hội
nghị cử đồng chí Trường Chinh giữ chức Tổng Bí thư của
Đảng.




Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng họp
tại Pác Bó (Cao Bằng) từ ngày 10 đến 19-5-1941, dưới
sự chủ trì của đồng chí Nguyễn Ái Quốc. Nghị quyết Hội
nghị có các nội dung lớn:



Về tình hình thế giới: Hội nghị nhận định diễn biến của
chiến tranh thế giới và kết luận, chiến tranh sẽ kết thúc
bằng chiến thắng của Đồng Minh, chủ nghĩa phát xít sẽ
thất bại, thời cơ cho các dân tộc bị xâm lược xuất hiện.




Nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam: nêu cao
nhiệm vụ giải phóng dân tộc.



Ngày 19-5-1941, Mặt trận Việt Minh chính
thức ra đời.



Về phương pháp cách mạng: Hội nghị nhận
định rằng: “cuộc cách mạng Đông Dương kết

liễu bằng một cuộc khởi nghĩa vũ trang”.




Vấn đề dân tộc đặt trong khuôn khổ mỗi nước Việt
Nam, Lào, Khơ me, với tinh thần là cách mạng dân tộc
của nhân dân ba nước phải dựa vào nhau, mật thiết
liên hệ với nhau, thúc đẩy nhau cùng phát triển.



Vấn đề Đảng: gấp rút đào tạo cán bộ và tăng thêm
thành phần vô sản trong Đảng. Hội nghị bầu Ban Chấp
hành Trung ương chính thức và cử đồng chí Trường
Chinh làm Tổng Bí thư. Đồng thời bầu ra Ban Thường
vụ Trung ương Đảng gồm các đồng chí: Trường Chinh,
Hoàng Văn Thụ, Hoàng Quốc Việt.




Ngày 01-12-1941, Ban Chấp hành Trung ương ra chỉ
thị về công tác tổ chức. Chỉ thị đưa ra phương châm tổ
chức của Đảng lúc này “rộng rãi, thực tế và khoa học”.



Ngày 09-3-1945, Hội nghị Ban Thường vụ Trung ương
Đảng mở rộng và Bản Chỉ thị Nhật, Pháp bắn nhau và

hành động của chúng ta.



Hội nghị cán bộ xứ ủy Bắc Kỳ từ ngày 11 đến 15-51945. Sau khi đánh giá tình hình thế giới, tình hình
phong trào cách mạng Đông Dương, tình hình của
Đảng, Hội nghị quyết định những việc sau:




Sắm sửa vũ khí, chọn căn cứ địa, huấn luyện
quân sự, tổ chức quân đội, tự vệ, tập trung công
tác vào một số tỉnh quan trọng để chuẩn bị tổng
khởi nghĩa.



Về thời cơ khởi nghĩa: theo tinh thần chỉ thị NhậtPháp bắn nhau và hành động của chúng ta.



Sách lược đối với quân đồng minh và Pháp “Đờ
gôn” trong khi ta tiến hành khởi nghĩa.



Bầu Ban xứ ủy mới.





Ngày 14-8-1945, Hội nghị toàn quốc của Đảng khai
mạc ở Tân Trào. Hội nghị vừa khai mạc thì nhận được
tin phát xít Nhật đầu hàng Đồng Minh. Tình hình vô
cùng khẩn trương. Tinh thần chủ yếu của Hội nghị:



Phân tích điều kiện khách quan, chủ quan đã chín muồi
cho tổng khởi nghĩa giành chính quyền thắng lợi.



Quyết định Đảng phải kịp thời phát động và lãnh đạo
toàn dân tổng khởi nghĩa để giành chính quyền từ tay
phát xít Nhật trước khi Đồng Minh vào Việt Nam.




Ngày 13-8-1945, Ủy ban khởi nghĩa được thành lập gồm
5 đồng chí: Trường Chinh, Võ Nguyên Giáp, Trần Đăng
Ninh, Lê Thanh Nghị, Chu Văn Tấn. Đồng chí Trường
Chinh phụ trách Ủy ban.
23 giờ ngày 13-8-1945, Ủy ban kháng chiến ra quân
lệnh số 1, hạ lệnh tổng khởi nghĩa trong toàn quốc.




Sau khi Hà Nội khởi nghĩa thắng lợi, chính quyền cách
mạng được thành lập, Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ
Chí Minh về Hà Nội (8-1945) để trực tiếp lãnh đạo tổng
khởi nghĩa.


Phương thức Đảng lãnh đạo các tổ chức chính trị - xã hội


Đảng lãnh đạo chính quyền từ tháng 8-1945: Trước khi
Tổng khởi nghĩa, Đảng triệu tập Quốc dân Đại hội để
bầu Chính phủ cách mạng lâm thời. Đảng lãnh đạo
Chính phủ thực hiện vai trò quản lý, điều hành đất nước.



Đảng lãnh đạo Mặt trận và các đoàn thể quần chúng
bằng đường lối, chủ trương, bằng tổ chức, cán bộ.



Đối với mặt trận dân tộc thống nhất: Đảng đưa ra chủ
trương thành lập và đứng ra thành lập tổ chức Mặt trận.


Thời kỳ 1930-1931, Hội nghị lần thứ nhất Ban Chấp
hành Trung ương Đảng quyết định thành lập “Hội phản
đế đồng minh Đông Dương” song chủ trương này chưa
được thực hiện thì cao trào cách mạng 1930-1931 bị
dìm trong bể máu.

Tháng 7-1936, Đảng chủ trương thành lập “Mặt trận
nhân dân phản đế Đông Dương”.
Tháng 11-1939, Hội nghị lần 6 Ban Chấp hành Trung
ương Đảng chủ trương thành lập “Mặt trận dân tộc
thống nhất phản đế Đông Dương”.


Tháng 5-1941, Hội nghị Ban Chấp hành Trung
ương Đảng lần thứ 8 chủ trương thành lập “Việt
Nam độc lập đồng minh” gọi tắt là Việt Minh.


Đối với các đoàn thể quần chúng là thành viên
của Mặt trận dân tộc thống nhất, Đảng cũng trực
tiếp thành lập và lãnh đạo.


Một số vấn đề rút ra từ công tác xây dựng Đảng 1930-1945


Chăm lo xây dựng Đảng ngay từ khi mới ra đời là điều
kiện đảm bảo cho Đảng tồn tại, đứng vững trước sự tấn
công của kẻ thù, vươn lên nắm quyền lãnh đạo cách
mạng.



Gắn bó máu thịt với nhân dân để nắm độc quyền lãnh
đạo phong trào cách mạng của nhân dân ngay từ lúc mới
ra đời.




Tạo dựng thời cơ, nhanh chóng chớp lấy thời cơ, kịp thời
phát động quần chúng đấu tranh giành chính quyền.



×