Tải bản đầy đủ (.doc) (202 trang)

Tiểu luận đảng lãnh đạo kiềm chế và đánh thắng đế quốc mỹ trên chiến trường chính miền nam từ năm 1965 đến năm 1973

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.43 MB, 202 trang )

2
MỞ ĐẦU
1. Giới thiệu khái quát về luận án
Đề tài “Đảng lãnh đạo kiềm chế và đánh thắng đế quốc Mỹ trên chiến
trường chính miền Nam từ năm 1965 đến năm 1973” được tiếp cận nghiên
cứu dưới góc độ khoa học Lịch sử, chuyên ngành Lịch sử ĐCSVN.
Nội dung chính của luận án sẽ tập trung làm rõ yêu cầu khách quan, chủ
trương và sự chỉ đạo của Đảng về kiềm chế và đánh thắng đế quốc Mỹ trên
chiến trường chính miền Nam từ năm 1965 đến năm 1973, qua hai giai đoạn
1965 - 1968 và 1969 - 1973; trên cơ sở đó đưa ra những đánh giá, nhận xét
ưu, khuyết điểm trong hoạt động lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, làm rõ nguyên
nhân và đúc rút những kinh nghiệm có giá trị tham khảo cho sự nghiệp xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay.
Những vấn đề luận giải trong luận án được dựa trên cơ sở lý luận chủ
nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, quan điểm của Đảng về
chiến tranh cách mạng; các báo cáo, tổng kết của Trung ương, của các bộ
ngành, địa phương về cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước; kế thừa có
chọn lọc kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học đã công bố.
Đây là công trình khoa học độc lập của tác giả, không trùng lặp với các
công trình khoa học đã công bố, các luận văn, luận án đã bảo vệ.
2. Lý do lựa chọn đề tài
Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân Việt Nam (Chiến
tranh Việt Nam - theo cách gọi của phương Tây) được cho là một trong những
cuộc chiến tranh khốc liệt nhất của thế kỷ hai mươi. Trong đó, thời kỳ từ 1965
đến 1973 chiến tranh diễn ra với cường độ cao nhất. Từ năm 1965, đế quốc Mỹ
tăng cường và mở rộng chiến tranh, lần lượt thực hiện chiến lược “chiến tranh
cục bộ”, “Việt Nam hóa chiến tranh” ở miền Nam và tiến hành chiến tranh
phá hoại đối với miền Bắc Việt Nam. Vận mệnh dân tộc Việt Nam đứng
trước sự mất còn, có tiếp tục đánh Mỹ hay không? Bằng cách nào để đánh



3
Mỹ và thắng Mỹ? Trong điều kiện so sánh lực lượng chênh lệch, trên thế
giới có những đánh giá khác nhau về sức mạnh của Mỹ, nhìn chung là đánh
giá quá cao dẫn đến tâm lý sợ Mỹ. Trước những hành động leo thang chiến
tranh của Mỹ, nhiều quốc gia và tổ chức quốc tế lo ngại nếu Việt Nam
không “kiềm chế”, cứ tiếp tục đẩy mạnh cuộc kháng chiến chống Mỹ rất có
thể sẽ dẫn đến một cuộc chiến tranh thế giới mới.
Với bản lĩnh chính trị vững vàng, tinh thần độc lập tự chủ, trên cơ sở sự
phân tích đánh giá tình hình khách quan, khoa học, ĐCSVN đã đề ra quyết
tâm đánh Mỹ, thắng Mỹ đồng thời chủ trương kiềm chế và đánh thắng Mỹ
trên chiến trường chính miền Nam và chỉ đạo cả nước đánh thắng đế quốc Mỹ
xâm lược theo chủ trương đó.
Đã có nhiều câu hỏi được đặt ra về cuộc “chiến tranh Việt Nam”, trong
đó, đáng chú ý nhất là: “vì sao Việt Nam thắng Mỹ?”. “ĐCSVN có vai trò như
thế nào?”. Ngay từ những năm chiến tranh chưa kết thúc, nhất là sau này và đến
hiện nay, vấn đề này đã và đang được nghiên cứu nhưng chưa được trả lời đầy
đủ và thấu đáo, còn có nhiều ý kiến, quan điểm khác biệt, nhất là từ phía Mỹ.
Trong các cuộc hội thảo khoa học quốc tế gần đây, nhiều học giả nước ngoài
trong đó có Hoa Kỳ, vẫn bày tỏ việc thiếu thông tin và hiểu biết về chiến tranh
Việt Nam, dữ liệu mà họ cần để giải thích cho nhân dân Mỹ (và thế giới) về
nguồn gốc, tính chất của chiến tranh, về thắng và thua, về nghệ thuật quân sự và
vai trò lãnh đạo của ĐCSVN trong cuộc chiến tranh này.
Với những người quan tâm đến lịch sử trong giới trẻ Mỹ thì câu hỏi của
họ về cuộc chiến tranh Việt Nam là: Tại sao Mỹ can thiệp vào Việt Nam? Tại
sao Mỹ thua? Tại sao không đưa quân nhiều hơn nữa, không tấn công bằng
lục quân ra miền Bắc Việt Nam để dứt điểm?...
Ở Việt Nam, sau khi giành toàn thắng trong cuộc kháng chiến chống
Mỹ, đã có những công trình nghiên cứu tổng kết, những công trình lịch sử
dựng lại khá toàn diện về cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước nói chung và



4
quá trình đánh thắng Mỹ trong những năm 1965 - 1973 nói riêng. Các công trình
này đã đề cập khá đầy đủ các khía cạnh, các vấn đề của chiến tranh, nhưng có
một vấn đề chưa được nghiên cứu có tính chất hệ thống chuyên sâu đó là sự
lãnh đạo của Đảng về kiềm chế và đánh thắng đế quốc Mỹ trên chiến trường
chính miền Nam trong những năm 1965 - 1973. Chính vì vậy, việc tập trung
nghiên cứu vấn đề này có kết quả sẽ góp phần lý giải rõ hơn cho câu hỏi “Vì
sao Việt Nam thắng Mỹ?”, đồng thời góp phần làm đầy đủ hơn về lịch sử Đảng
thời kỳ kháng chiến chống Mỹ. Mặt khác, cũng thông qua nghiên cứu đúc rút
những kinh nghiệm về nhận định sức mạnh của Mỹ, cách đánh và cách thắng
Mỹ trong chiến tranh để suy ngẫm và tiếp tục vận dụng vào thực hiện công
cuộc bảo vệ Tổ quốc hiện nay.
Với những lý do trên, tác giả chọn vấn đề “Đảng lãnh đạo kiềm chế và
đánh thắng đế quốc Mỹ trên chiến trường chính miền Nam từ năm 1965 đến
năm 1973” làm luận án tiến sĩ Lịch sử, chuyên ngành Lịch sử ĐCSVN.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
* Mục đích nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu làm sáng tỏ chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng về kiềm
chế, đánh thắng đế quốc Mỹ trên chiến trường chính miền Nam từ năm 1965 đến
năm 1973; trên cơ sở đó rút ra những kinh nghiệm có giá trị tham khảo trong sự
nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay.
* Nhiệm vụ nghiên cứu
Làm rõ yêu cầu khách quan cần kiềm chế, đánh thắng đế quốc Mỹ trên
chiến trường chính miền Nam.
Phân tích, luận giải làm rõ chủ trương và chỉ đạo của Đảng kiềm chế, đánh
thắng đế quốc Mỹ trên chiến trường chính miền Nam từ năm 1965 đến năm 1973.
Đánh giá những thành công, hạn chế và rút ra kinh nghiệm từ thực tiễn
Đảng lãnh đạo kiềm chế, đánh thắng đế quốc Mỹ trên chiến trường chính
miền Nam từ năm 1965 đến năm 1973.



5
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu hoạt động lãnh đạo của Đảng về kiềm chế và đánh thắng đế
quốc Mỹ trên chiến trường chính miền Nam.
* Phạm vi nghiên cứu
Về nội dung: Luận án nghiên cứu bối cảnh quốc tế, âm mưu thủ đoạn
của Mỹ trong thực hiện hai chiến lược “chiến tranh cục bộ” và “Việt Nam
hóa chiến tranh” từ đó làm nổi bật trọng tâm nghiên cứu là chủ trương, sự
chỉ đạo của Đảng về kiềm chế và đánh thắng đế quốc Mỹ trên chiến trường
chính miền Nam.
Về thời gian: Từ đầu năm 1965 đến tháng 1-1973, khi Hiệp định Paris được
ký kết. Tuy nhiên, để bảo đảm tính hệ thống và đạt được mục đích nghiên cứu,
luận án có đề cập một số sự kiện trước và sau khoảng thời gian nói trên.
Về không gian: Trên hai miền Nam, Bắc Việt Nam và phạm vi Đông Dương.
5. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu
* Cơ sở lý luận
Đề tài nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh, quan điểm, đường lối của ĐCSVN về chiến tranh cách mạng, chiến
tranh và quân đội, chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc.
* Cơ sở thực tiễn
Đề tài nghiên cứu dựa trên cơ sở thực tiễn là các báo cáo, tổng kết của
Trung ương, của các bộ ngành địa phương; các đề tài khoa học, luận văn, luận
án; các sách chuyên khảo, tham khảo của các tác giả trong và ngoài nước có
liên quan đến cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân Việt Nam
nói chung, giai đoạn 1965 - 1973 nói riêng.
* Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu chủ đạo của luận án là phương pháp lịch sử và

phương pháp logic, đồng thời sử dụng phương pháp so sánh, thống kê, tổng
kết lịch sử.


6
6. Những đóng góp mới của luận án
Luận án cung cấp một số tư liệu mới về âm mưu mở rộng chiến tranh
của đế quốc Mỹ ra miền Bắc và Đông Dương trong những năm 1965 - 1973.
Khái quát và hệ thống hóa chủ trương, sự chỉ đạo của Đảng về kiềm chế,
đánh thắng Mỹ trên chiến trường chính miền Nam từ năm 1965 đến năm 1973.
Luận án đưa ra nhận xét, đánh giá về ưu điểm, hạn chế; đúc rút những
kinh nghiệm từ quá trình Đảng lãnh đạo kiềm chế và đánh thắng đế quốc Mỹ
trên chiến trường chính miền Nam.
7. Ý nghĩa lý luận, thực tiễn của đề tài
Kết quả nghiên cứu luận án góp phần khẳng định bản lĩnh chính trị,
tinh thần độc lập, tự chủ và sự sáng tạo của ĐCSVN ở thời kỳ khó khăn,
quyết liệt nhất của cuộc kháng chiến chống Mỹ - nguyên nhân chủ yếu quyết
định nhất đến thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.
Góp phần tổng kết một thời kỳ lịch sử oanh liệt nhất của cuộc kháng
chiến chống Mỹ, cứu nước của dân tộc Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng.
Luận án có thể sử dụng làm tư liệu tham khảo giảng dạy, nghiên cứu và học
tập về lịch sử Đảng trong các học viện, nhà trường trong và ngoài quân đội.
8. Kết cấu của luận án
Luận án kết cấu gồm: phần Mở đầu, Tổng quan về vấn đề nghiên cứu
có liên quan đến đề tài, 03 chương (08 tiết), Kết luận, Danh mục các công
trình nghiên cứu của tác giả, Danh mục tài liệu tham khảo và Phụ lục.


7
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN

ĐỀ TÀI: “ĐẢNG LÃNH ĐẠO KIỀM CHẾ VÀ ĐÁNH THẮNG ĐẾ
QUỐC MỸ
TRÊN CHIẾN TRƯỜNG CHÍNH MIỀN NAM
TỪ NĂM 1965 ĐẾN NĂM 1973”
1. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài
Ở nước ngoài, đặc biệt là ở Mỹ có rất nhiều bài viết và công trình nghiên
cứu về cuộc chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam (ở Mỹ có khoảng hơn 30 nghìn
cuốn sách và bài báo). Có thể phân chia thành các nhóm tác giả như sau:
*Nhóm quan chức: Gồm những quan chức quan trọng trong bộ máy lập
pháp, hành pháp và cơ quan thuộc cỗ máy chiến tranh của Mỹ tham gia viết
về chiến tranh Việt Nam. Đa số các tác giả thuộc nhóm này thường xuất
bản sách sau khi chiến tranh đã kết thúc hoặc sau khi đã nghỉ hưu. Nhiều
tác phẩm đề cập cuộc chiến tranh ở Việt Nam dưới những góc độ khác
nhau trong đó có Tổng thống Johnson, Tổng thống Nixon, Cố vấn tổng
thống Clifford, Cựu ngoại trưởng Kissinger, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Mc
Namara, cựu đại sứ Mỹ tại Sài Gòn Nolting, Bộ trưởng Ngoại giao Dean
Rusk, Tư lệnh quân Mỹ ở Việt Nam Westmoreland, tướng Mỹ đến Việt
Nam với nhiều chức vụ cao cấp khác nhau Taylor...
Tiêu biểu các cuốn sách ở nhóm tác giả này là: Tường trình của một
quân nhân (A Soldier Reports) của William C. Westmoreland [189]; Nhìn lại
quá khứ, tấn thảm kịch và bài học về Việt Nam, (In Retropect: The Tragedy
and Lesson of Vietnam) [142] và Cuộc tranh cãi không dứt, (Argument
without end) Robert S. McNamara [143]; Hồi ký Richard Nixon (The
Memoirs of Richard Nixon) của Richard Nixon[144]; ...
Các tác phẩm của nhóm này phản ánh nhiều vấn đề khác nhau. Có sự
thổi phồng, có sự nghiền ngẫm, day dứt về câu hỏi tại sao Mỹ thua trong cuộc
chiến tranh? Nội dung sách của nhóm tác giả này cũng cho thấy những âm
mưu, thủ đoạn, tính toán xảo quyệt của Nhà Trắng và Lầu Năm Góc cũng như



8
sự bất lực, lúng túng, mâu thuẫn của bộ máy chiến tranh khổng lồ của Mỹ khi
tiến hành chiến tranh ở Việt Nam. Đó là những mâu thuẫn trong nội bộ Lầu
Năm Góc, Nhà Trắng, giữa các tướng lĩnh về việc muốn mở rộng và tăng
cường quy mô cuộc chiến với hậu quả của nó. Có tác giả cũng đề cập, phân
tích việc Mỹ luôn phải “nhảy theo vũ điệu chiến lược Bắc Việt”, luôn bị hạn
chế chiến tranh trong khuôn khổ MNVN.
*Nhóm các nhà khoa học: Đa số họ là giáo sư ở các trường đại học,
những nhà nghiên cứu lịch sử, luật gia. Trong số này có nhiều người sống ở
Việt Nam trong thời gian dài, theo sát từng bước phát triển của cuộc chiến
tranh. Một số giáo sư và học giả có danh tiếng như Gabriel Kolko, Joseph A.
Amter, Danien Ellsberg, George C. Herring...
Tiêu biểu các tác phẩm của nhóm tác giả này là: Lời phán quyết về Việt
Nam (Vietnam Verdict : A Citizen’s History) của Joseph A. Amter [1]; Nước
Mỹ và Đông Dương từ Roosevelt đến Nixon (The United States and Indochina
from FDR to Nixon) của Peter A. Pooler [153]; Giải phẫu một cuộc chiến
tranh Việt Nam, Mỹ và kinh nghiệm lịch sử hiện đại, (Anatomy of war: Vietnam,
The united States and the Modern historical Experience) của Gabriel Kolko,
[126]; Những bí mật về cuộc chiến tranh Việt Nam (Secrets: A memorior of
Vietnam and the Pentagon papers) của Danien Ellsberg [106];...
Các đề tài của nhóm tác giả này thường viết theo suốt chiều dài cuộc
chiến và có sự phân tích khá sâu sắc. Có rất nhiều công trình phân tích các sự
kiện lịch sử từ cả hai phía Việt Nam và Mỹ, chỉ ra nguyên nhân sự thất bại
của Mỹ trong chiến tranh Việt Nam. Có tác giả nghiên cứu, đề cập đến đường
lối kháng chiến và vai trò của ĐCSVN trong cuộc chiến tranh.
*Nhóm cựu chiến binh: Có số lượng đông đảo nhất gồm các phóng viên
ở chiến trường và đông đảo các cựu chiến binh tham gia nghiên cứu, viết về
chiến tranh Việt Nam. Một số tác giả và tác phẩm tiêu biểu có thể kể như:
Những bí mật của cuộc chiến tranh Việt Nam (Secret of the Vietnam War)
Philip B. Davidson [47]; Việt Nam - Cuộc chiến mười nghìn ngày (Vietnam:



9
The Ten Thousand Day War) của Michael Maclear [135]; The fisrt Battle:
Operation Starlite and the Biginning of the Blood Debt in Vietnam của Otto
J. Lehrach [192]; The Killing Zone: My life in the Vietnam war của
Frederick Down; The Vietnam War: A concise international History của
Mark Atwood Laurence; Kill Anything That Moves: The Real American War
in Vietnam của Nick Turse ...
Đặc điểm chung các cuốn sách, bài viết của nhóm này là ngắn, đề cập đến
sự kiện cụ thể. Có thể đánh giá các tài liệu thuộc nhóm này như các trang viết
của các nhân chứng đặc biệt về cuộc chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam.
Trong rất nhiều các công trình ấy có một số công trình tiêu biểu
Luật gia Mỹ Joseph A. Amter viết cuốn Lời phán quyết về Việt Nam
[1]. Qua xem xét lại các tài liệu của Mỹ trong chiến tranh Việt Nam, nói về
nguy cơ chiến tranh lan rộng và quyết tâm của nhà cầm quyền Mỹ thời kỳ
1965 - 1973, tác giả viết “Các tướng lĩnh được giao bảo vệ đất nước này
nói rằng nếu chúng ta không chặn đứng cộng sản ở Việt Nam, chúng sẽ
chiếm toàn châu Á và sau đến lượt chúng ta. Không những còn lâu mới
chấm dứt, mà cuộc chiến tranh Việt Nam tiếp tục leo thang” [1, tr.12 - 13].
Nixon luôn nhắc nhở mọi người rằng: Sự dính líu của Mỹ là cái nút đậy
cái chai bành trướng của Trung Quốc ở châu Á. Ngay trước khi nhậm
chức, Nixon đã yêu cầu đặc biệt xem xét lại chính sách về Việt nam: “Bỏ
những hạn chế đã kìm hãm các tư lệnh Mỹ ở chiến trường để cho họ sử
dụng sức mạnh ào ạt của Mỹ; Nối lại các cuộc tiến công không quân
chống Bắc Việt Nam; Rải mìn cảng Hải Phòng đồng thời đe dọa xâm
chiếm Bắc Việt Nam; Đuổi theo các đơn vị vào Lào và Campuchia, tìm cách
tiêu diệt các đất thánh của họ và cắt đứt các đường tiếp tế”[1, tr.244], tất cả
những lựa chọn này đã được Nixon sử dụng. Tác giả đã quy trách nhiệm
cho các Tổng thống Mỹ Johnson và Nixon là những người trong suốt

nhiệm kỳ của mình đã lừa dối nhân dân Mỹ, Quốc hội Mỹ và dư luận trên


10
toàn thế giới và đã dùng mọi thủ đoạn dã man nhất, gian dối nhất để cố
gắng giành chiến thắng quân sự trong cuộc chiến tranh.
Cuốn Nước Mỹ và Đông Dương từ Roosevelt đến Nixon của Peter A.
Pooler [153] là sự sưu tầm, chọn lọc những tư liệu có giá trị trong quá trình
vạch ra các chính sách của các đời tổng thống Mỹ nhằm tìm ra nguồn gốc của
sự dính líu ngày càng tăng của Mỹ đối với Việt Nam và Đông Dương. Đáng
chú ý, tác giả làm cho người đọc thấy ý đồ của Mỹ câu kết với một số nước,
đặc biệt là Trung Quốc nhằm mở rộng chiến tranh, ngăn chặn sự phát triển của
cách mạng Việt Nam và ba nước Đông Dương. Việc mở rộng chiến tranh được
ngụy biện: “Việc mở rộng cuộc chiến tranh ra khỏi phạm vi Nam Việt Nam
không phải là con đường mà chúng ta muốn tìm kiếm, mà là điều bắt buộc, do áp
lực từ bên ngoài ngày càng tăng của cộng sản”[153, tr.172]. Việc Mỹ không
ngừng tăng quân chiến đấu trên bộ, mở rộng và kéo dài chiến tranh bằng lục quân
ra miền Bắc Việt Nam và Đông Dương được đề cập:
Đến tháng 7 năm 1968 Westmoreland tuyên bố cần có thêm 100.000 quân
nữa (đưa tổng số lên 670.000 người). Hội đồng Tham mưu trưởng liên
quân tán thành yêu cầu đó và thúc giục chính quyền Johnson động viên các
lực lượng dự bị ở Mỹ, mở rộng chiến tranh trên bộ sang các khu vực ẩn náu
của đối phương ở các nước láng giềng (Lào, Campuchia và có thể là cả Bắc
Việt Nam) dứt khoát là tìm kiếm thắng lợi về quân sự [153, tr.226].
Cuốn Tường trình của một quân nhân [189] của tướng Westmoreland
là lời biện minh của một trong những tướng lĩnh được coi là tài ba nhất của
nước Mỹ nhưng lại bị thua trận ở Việt Nam. Westmoreland thừa nhận bị
“Điện Biên Phủ” ám ảnh, có xin thêm ngay một lúc 206.000 quân và có kế
hoạch sử dụng bom nguyên tử chiến thuật. “Nhìn lại” sự kiện Tết Mậu Thân,
Westmoreland nuối tiếc kế hoạch mở rộng chiến tranh của ông ta không được

thực hiện: “Nếu Tổng thống Johnson thay đổi chiến lược, cho phép tôi tiến
hành các cuộc hành quân mà chúng tôi đã trù tính hai năm trước đánh sang
Lào, Campuchia và phía Bắc khu phi quân sự...thì chắc chắn Bắc Việt Nam sẽ


11
bị đập tan”. Westmoreland nhận ra: “Mỹ đã có những sai lầm nghiêm trọng
khác về chiến lược ở Đông Nam Á, chờ đợi quá lâu không tấn công sang Lào
và Campuchia; không chứng minh cho Bắc Việt Nam thấy họ dễ bị đánh tan ở
phía Bắc khu phi quân sự”[189, tr.136 - 137].
Việt Nam - Cuộc chiến mười nghìn ngày [135] của Michael Maclear là
cuốn sách được tóm tắt từ phim tư liệu. Với lợi thế là nhà báo, phóng viên
truyền hình, tác giả đã hệ thống hóa các tư liệu, bao gồm các bài phỏng vấn
nhiều nhân vật trong chính giới Mỹ và các nhà lãnh đạo Việt Nam DCCH để
làm sáng tỏ các sự kiện và cuộc chiến. Tác giả viết về nguy cơ và kế hoạch
mở rộng chiến tranh thời điểm giữa năm 1967:
Westmoreland đã đưa ra kế hoạch, đề nghị tối thiểu giới hạn mới
543.000 quân. Đề nghị tối đa là muốn có bất cứ thứ gì cần đến để
đưa cuộc chiến tranh trên bộ ra ngoài phạm vi miền Nam Việt
Nam... Tổng thống Mỹ đang nhận được một lời khuyên nên đánh
tràn vào Bắc Việt Nam. Westmoreland tiết lộ đã chuẩn bị các kế
hoạch để thực hiện điều đó” [135, tr.140].
Theo tác giả, cuộc chiến tranh Việt Nam có nguy cơ rất cao bị mở
rộng về phạm vi, tăng cường về tính chất và quy mô khi chính quyền Mỹ và
Lầu Năm Góc bị chi phối của cặp bài trùng Nixon và Clifford (Clack Mc
Adams Clifford - Bộ trưởng Quốc phòng): “Đảm nhiệm chức vụ mới trong
vòng một tháng, Nixon đã quyết định biện pháp đầu tiên... Đấy là cuộc hành
quân “thực đơn”, cuộc ném bom bí mật tại Campuchia... bước đầu của một
chu kỳ leo thang vũ lực để biến Campuchia thành một nước chịu cảnh bi
thảm nhất” [135, tr.179 - 180]; “Nixon quyết định sẽ nói gián tiếp với Hà

Nội về loại vũ lực mà ông ta có thể sử dụng đến... ông ta đang cân nhắc về
sự phong tỏa cảng Hải Phòng và ngay cả cuộc xâm lược miền Bắc” [135,
tr.182]; “Nixon đã quy hoạch tất cả những gì mà sau này ông ta làm:
Campuchia, Lào, đê điều, máy bay B.52, phong tỏa cảng Hải Phòng, ông ta
đã định làm điều đó từ mùa Thu năm 1969” [135, tr.184].


12
Giải phẫu một cuộc chiến tranh Việt Nam, Mỹ và kinh nghiệm lịch sử
hiện đại [126] là cuốn sách được giáo sư Sử học Mỹ Gabriel Kolko nghiên
cứu, viết từ năm 1964. Tác giả đã tập hợp các tư liệu để hình thành một quá
trình diễn biến bốn thập kỷ người Mỹ can thiệp quân sự vào Đông Dương.
Tác giả cũng nói thực trạng điều băn khoăn trong các công trình nghiên cứu ở
Mỹ về chiến tranh Việt Nam: Họ bị ám ảnh chủ yếu vì những vấn đề cổ
truyền về tại sao Mỹ thua? Đáng ra Mỹ phải thắng, và vì những bài học phải
rút ra từ cuộc chiến tranh. Nếu các công trình nghiên cứu về Mỹ bị kém giá trị
về mặt phân tích thì các công trình nghiên cứu về ĐCSVN cũng chỉ loanh
quanh ở một vài học thuyết trừu tượng khi chiến tranh chấm dứt. Tác giả viết:
“Tôi sẽ nghiên cứu về Đảng Cộng sản, Việt Nam cộng hòa và Mỹ, tại sao khả
năng về tổ chức, về tư tưởng và về con người đã đưa một bên đến thắng lợi
trong khi những điều kiện của bên đó thua kém hơn nhiều về mặt vật chất”
[126, tr.10-11]. Về quyết định leo thang chiến tranh và nguy cơ chiến tranh có
thể mở rộng vào cuối năm 1964, tác giả cho rằng: “Chủ yếu là vì sự tổng hợp
lòng tin và thuyết Domino với cái cho là lợi ích toàn cầu của Mỹ. Chính lập luận
này làm hậu thuẫn cho những cam kết lớn hơn”[126, tr.167-168]. Một trong
những lý do Mỹ leo thang, theo đuổi chiến tranh: “Nếu Mỹ không đủ sức để
thắng những lực lượng chỉ được trang bị sơ sài trong một nước cực kỳ nghèo
thì sức mạnh của Mỹ có tác dụng gì đối với các nước khác” [126, tr.169-170].
Nghiên cứu về đường lối kháng chiến ĐCSVN, tác giả viết: “Các nhà lãnh
đạo Đảng, nhất là trong quân đội, bắt đầu thảo luận những chiến lược khác

nhau để khai thác thế chủ động mà họ đã nắm giữ năm 1965. Trên thực tế,
mặc dù các nhà lãnh đạo Đảng sẵn sàng chấp nhận chiến tranh kéo dài, nhưng
họ cũng tìm cách thắng chiến tranh trong một thời gian ngắn nếu có thể
được”[126, tr.173]. Tác giả đề cập đến sự bị động của quân Mỹ do bị kiềm
chế trên chiến trường miền Nam: “Vào giữa năm 1966, lính thủy đánh bộ Mỹ
bị cột chặt vào Quân khu 1, thực hiện đúng ý đồ của Quân đội nhân dân kéo
quân Mỹ ra tận phía Bắc để cho các lực lượng Mặt trận Dân tộc giải phóng có


13
thể tập trung hoạt động ở các khu đông dân. Vào giữa năm 1967, gần 4 phần 5
các cuộc đụng độ giữa Mỹ và cách mạng xảy ra vào lúc và nơi do cách mạng
lựa chọn” [126, tr.192-193].
Sau gần 30 năm rời khỏi Lầu Năm Góc, Bộ trưởng Quốc phòng
Robert S. McNamara, người được coi là kiến trúc sư trưởng của chiến
tranh Việt Nam đã viết cuốn sách Nhìn lại quá khứ: Tấn thảm kịch và
những bài học về Việt Nam [142]. Trong cuốn sách, lần đầu tiên sau nhiều
năm trăn trở, McNamara đã công khai thừa nhận: “Chúng tôi đã ở trong
các chính quyền của Kennedy và Johnson, tham gia vào các quyết định về
Việt Nam. Chúng tôi đã sai lầm, sai lầm khủng khiếp” [142, tr.12]. Có thể
nói đây là lời thú nhận chưa từng có trong lịch sử nước Mỹ. Trong cuốn
sách, cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ cũng nêu ra cụ thể những nguyên
nhân dẫn tới thất bại trong cuộc chiến tranh Việt Nam và những bài học
nước Mỹ cần rút ra qua cuộc chiến tranh này. McNamara viết về tư duy
của mình và cũng là người đứng đầu giới quân sự Mỹ ở thời điểm năm
1961: “Nguy cơ mất Việt Nam và qua việc sụp đổ của các con bài
Domino, mất cả Đông Nam Á, làm cho việc tính tới khả năng mở rộng nỗ
lực của Mỹ ở Việt Nam là điều hợp lý” [142, tr.44]. Ông lý giải việc Tổng
thống Mỹ Johnson đưa quân bộ tham chiến ở Việt Nam: “Johnson hiểu rõ
hơn Kennedy rằng cái giá phải trả của việc mất Việt Nam còn cao hơn

việc đưa quân Mỹ vào tham chiến trực tiếp, và đây chính là điểm chi phối
quan điểm và các quyết sách của ông... Phải chiến thắng trong cuộc chiến
tranh này! Đó là thông điệp của ông” [142, tr.112 - 113].
Phillip B. Davidson , tác giả cuốn Những bí mật của chiến tranh Việt
Nam [47] nguyên là chỉ huy trưởng cơ quan tình báo quân đội Mỹ tại
MNVN từ 1967 đến 1969. Là một sĩ quan tình báo cao cấp từng trực tiếp
tham gia cuộc chiến tranh Việt Nam, tác giả đã nắm được khá nhiều bí mật
của cuộc chiến này. Trong cuốn sách, tác giả đã phân tích sâu sắc những
nguyên nhân sâu xa dẫn đến thắng lợi của Việt Nam trong cuộc chiến tranh


14
chống Mỹ, nêu lên nghệ thuật tổ chức và lãnh đạo chiến tranh nhân dân của
những người cộng sản Việt Nam. Nói về “bí mật” chiến lược chiến tranh cách
mạng của nhân dân Việt Nam, tác giả viết:
Chiến lược chiến tranh cách mạng của đối phương nằm trong việc họ
nắm quyền chủ động chiến lược. Chúng ta phải nhảy nhót theo vũ điệu
chiến lược của Bắc Việt Nam mà đại diện là những người cộng sản, họ
xác định phong cách và mức độ của cuộc chiến. Trong cuộc chiến tranh
trên bộ, quân đội và hải quân Mỹ bị hạn chế trong khuôn khổ Nam Việt
Nam và không thể tấn công các thánh địa và cơ sở của địch ở phía Nam
của Bắc Việt Nam, ở Lào, hoặc sau này ở Campuchia. [47, tr.35].
Tác giả kết luận về một trong những nguyên nhân Mỹ thua trong cuộc
chiến “Vì chúng ta đã dành cho kẻ thù quyền chủ động chiến lược”[47, tr.242].
Cuối cùng, với tất cả những nghiên cứu, Davidson chỉ ra “Chúng ta đáng ra có
thể giành thắng lợi trong chiến tranh Việt Nam như thế nào... Lẽ ra phải tiến
hành một cuộc không kích tổng lực chống Bắc Việt Nam từ tháng 2-1965, lẽ ra
các đơn vị thủy quân lục chiến phải được cử đến Việt Nam càng sớm càng
tốt”[47, tr.308].
Joe Allen viết cuốn Việt Nam cuộc chiến thất bại của Mỹ [2]. Với tất cả

suy nghĩ, đánh giá của thế hệ hậu sinh từ những nghiên cứu về cuộc chiến
tranh Việt Nam. Tác giả trả lời một phần câu hỏi mà thế hệ trực tiếp tham gia
cuộc chiến luôn tránh né: “Khi Mỹ xâm chiếm miền Nam Việt Nam, họ được
xem như là một quyền lực gần như không thể bị đánh bại mà có thể áp đặt ý
chí của họ lên hầu hết thế giới thông qua việc can thiệp quân sự trực tiếp.
Quân dân Việt Nam đã giành được độc lập không phải vì họ đánh bại sức
mạnh quân sự Mỹ mà còn vì họ có thể làm kiệt quệ ý chí của Mỹ để có thể
tiếp tục tham chiến” [2, tr.312].
Nhìn chung, do nhiều yếu tố, các học giả nước ngoài và Mỹ không thấy
hết mọi khía cạnh của cuộc chiến, nhất là nhân tố nội tại của cuộc kháng
chiến mà nhân dân Việt Nam tiến hành. Dù có thiện chí họ cũng khó hiểu


15
thấu sức mạnh bắt nguồn từ ý chí chiến đấu ngoan cường, vì độc lập tự do của
nhân dân Việt Nam và sức mạnh ấy được tập hợp, phát huy theo đường lối
kháng chiến của ĐCSVN.
2. Các công trình nghiên cứu ở trong nước
Về chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng đánh Mỹ thời kỳ 1965 - 1973 đã
được thể hiện nhiều trong các văn kiện của Đảng, các bài nói, bài viết của các
đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các tướng lĩnh trực tiếp chỉ đạo chiến
tranh thời kỳ này. Hoạt động lãnh đạo và vai trò của Đảng thời kỳ này cũng là
chủ đề được đề cập nhiều ở các sách, báo, hội thảo khoa học về cuộc kháng
chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân Việt Nam.
* Nhóm các công trình nghiên cứu đã được xuất bản thành sách
Cuốn Tổng kết cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước Thắng lợi và bài
học [4] là một công trình tổng kết sự lãnh đạo của Đảng đối với cuộc kháng
chiến chống Mỹ. Các tác giả đã luận giải nhiều vấn đề quan trọng của một
cuộc chiến tranh có quy mô, tính chất, đặc điểm, tầm quan trọng và ý nghĩa
vượt ra khỏi khuôn khổ một nước, từ đó rút ra bài học lịch sử và hiện thực.

Trong bài học kinh nghiệm về đường lối kháng chiến chống Mỹ đúng đắn,
sáng tạo, độc lập, tự chủ, các tác giả viết: Khi đế quốc Mỹ chuyển sang tiến
hành chiến lược “chiến tranh cục bộ” ở miền Nam và leo thang đánh phá miền
Bắc, Đảng đã khẳng định mạnh mẽ quyết tâm đánh Mỹ, đồng thời “Nhấn mạnh
phải ra sức kiềm chế và đánh thắng cuộc chiến tranh bằng lục quân của địch ở
miền Nam và cố gắng hạn chế không gian chiến tranh trong phạm vi Việt Nam
để giữ gìn an ninh cho hệ thống xã hội chủ nghĩa và hòa bình trên thế giới. Đây
là một chủ trương cực kỳ quan trọng của Đảng ta trong quá trình điều khiển
cuộc chiến tranh cứu nước và giữ nước” [4, tr.141]. Về mối quan hệ giữa kiềm
chế Mỹ và đánh thắng Mỹ trên chiến trường chính miền Nam cũng được các
tác giả tổng kết trong bài học kinh nghiệm và coi đó là nội dung sáng tạo, độc
lập, tự chủ trong đường lối kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của Đảng.


16
Cuốn Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, tập 2 (1954-1975) [183] là
công trình nghiên cứu của Viện Nghiên cứu chủ nghĩa Mác - Lênin và tư
tưởng Hồ Chí Minh. Phân tích âm mưu của Mỹ thời điểm đầu năm 1965, các
tác giả viết: “Là một đế quốc đầu sỏ có tiềm lực chiến tranh rất lớn... chúng
không dễ dàng chấp nhận thất bại.... Chúng mở rộng chiến tranh hòng tạo
ra một dư luận trên thế giới, ép ta phải nhân nhượng” [183, tr.294-295].
“Đế quốc Mỹ có thể tăng cường phối hợp với bọn phản động ở Lào để mở
rộng chiến tranh ở Trung Lào và Hạ Lào, và có thể mở những cuộc tập
kích bằng bộ binh ra Nam Quân khu 4” [183, tr.305]. Về chủ trương của
Đảng giai đoạn này: “Tích cực kiềm chế và thắng địch trong cuộc “chiến
tranh đặc biệt” ở mức cao nhất ở miền Nam... chuẩn bị sẵn sàng để đánh
bại địch trong trường hợp chúng đưa cuộc chiến tranh phá hoại hiện nay
đến một trình độ ác liệt gấp bội hoặc chuyển nó thành một cuộc “chiến
tranh cục bộ” ở cả miền Nam lẫn miền Bắc” [183, tr.295-296].
Cuốn Chiến tranh cách mạng Việt Nam 1945 - 1975. Thắng lợi và bài

học [5] là công trình tổng kết 30 năm chiến tranh cách mạng Việt Nam dưới
sự lãnh đạo của Đảng. Nói về đường lối chiến tranh cách mạng Việt Nam, các
tác giả viết: “Hạn chế không để địch đánh theo cách sở trường của chúng.
Chúng ta đã biết điều khiển chiến tranh một cách đúng đắn, kiên quyết và
khôn khéo, bắt địch phải lùi từng bước từ thấp đến cao” [5, tr.152]. Về đường
lối kháng chiến chống Mỹ vào năm 1965 “Chủ trương trên cơ sở đánh lâu dài
phải nắm lấy thời cơ, tìm mọi cách và kiềm chế và thắng địch trong cuộc
“chiến tranh đặc biệt” ở miền Nam” [5, tr.152].
Trong cuốn Lịch sử quân sự Việt Nam, Tập 11 [20] các tác giả đã tái
hiện những sự kiện lịch sử chính về cuộc chiến đấu của dân tộc Việt Nam
trong 21 năm chống Mỹ giải phóng miền Nam thống nhất Tổ quốc. Trong đó
có đề cập việc Đảng xác định vị trí chiến trường miền Nam thời kỳ 1965 1973: “Kiên quyết đẩy mạnh đấu tranh, đánh bại đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai
trên chiến trường chính miền Nam” [21, tr.212]; “Miền Nam Việt Nam được


17
Bộ Chính trị xác định là chiến trường quan trọng nhất trong cuộc kháng
chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ba nước Đông Dương” [21, tr.
284]. Từ đó Đảng đề ra một số biện pháp đấu tranh kiềm chế và đánh thắng
Mỹ trên chiến trường chính.
Tập 12 Lịch sử quân sự Việt Nam: Những nhân tố hợp thành sức mạnh
Việt Nam thắng Mỹ [23] là những nghiên cứu luận giải về nguyên nhân thắng
lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Các tác giả đã phân tích, làm
rõ những nhân tố hợp thành sức mạnh Việt Nam chiến thắng Mỹ, từ đó khẳng
định nhân tố đầu tiên và quyết định thắng lợi cuộc kháng chiến là sự lãnh đạo
của Đảng. Về ý nghĩa của chủ trương kiềm chế, đánh thắng đế quốc Mỹ trên
chiến trường chính miền Nam, các tác giả viết: “Trong bối cảnh quốc tế phức
tạp, chúng ta phải bằng hành động thực tiễn - chiến đấu và chiến thắng đế quốc
Mỹ xâm lược, không cho chiến tranh lan rộng, làm sáng tỏ chân lý chính nghĩa,
để làm cho các bạn đồng minh gần gũi, cũng như các lực lượng kháng chiến

khác hiểu, đi đến đồng tình, ủng hộ cuộc kháng chiến” [23, tr.209]. Đề cập đến
sức mạnh ngoại giao quốc tế để kiềm chế Mỹ trên trường quốc tế: “Thực hiện
thành công đoàn kết quốc tế với Liên Xô, Trung Quốc và các nước xã hội chủ
nghĩa khác đã tạo cho cuộc kháng chiến của chúng ta một sức mạnh cần và đủ
để hạn chế một phần sức mạnh của đế quốc Mỹ, bảo đảm chúng ta đánh thắng
cuộc chiến tranh xâm lược quy mô lớn của chúng” [23, tr.213].
Cuốn Lịch sử Bộ Tổng Tham mưu trong kháng chiến chống Mỹ, cứu
nước (1954 - 1975), Tập 3 (1965 - 1968) [156] là sự trình bày một cách khái
quát hoạt động và sự đóng góp trí tuệ, công sức của Bộ Tổng Tham mưu cùng
toàn Đảng, toàn quân, toàn dân đánh bại chiến lược “chiến tranh cục bộ” của
Mỹ. Bộ Tổng Tham mưu nhận định về âm mưu của Mỹ giai đoạn này : “Kết
hợp dùng không quân oanh tạc miền Bắc mạnh hơn, có thể dùng một bộ phận
bộ binh đổ bộ đường biển tập kích vào Nam Quân khu 4” [156, tr.26]. Theo
chủ trương của Đảng, Bộ Tổng Tham mưu chỉ đạo “Ngăn chặn không để Mỹ
đưa quân vào Lào, không để tình hình chiến trường bạn diễn biến phức tạp


18
hơn, nhất là ở Trung - Hạ Lào. Mặt khác, kiên quyết làm thất bại âm mưu mở
rộng chiến tranh phá hoại và đề phòng Mỹ tiến hành chiến tranh cục bộ ra miền
Bắc” [156, tr.49]. Về nội dung chỉ đạo đánh thắng Mỹ trên chiến trường chính
miền Nam giai đoạn này, các tác giả đề cập việc Bộ Tổng Tham mưu xác định
nhiệm vụ cụ thể và đề ra các biện pháp để quân dân miền Nam đánh bại hai
cuộc phản công chiến lược mùa khô 1965 - 1966 và 1966 - 1967 của quân Mỹ.
Lịch sử Bộ Tổng Tham mưu trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước
(1954 - 1975), Tập 4 (1969 - 1972) [157] trình bày sự tham mưu, chỉ đạo của Bộ
Tổng Tham mưu trong giai đoạn 1969 - 1972 của cuộc kháng chiến. Bộ Tổng
Tham mưu nhận định chiến trường giai đoạn này: “Miền Nam Việt Nam là
chiến trường chính, Campuchia là chiến trường yếu nhất của địch, chiến trường
Lào ngày càng có vị trí hiểm yếu, miền Bắc Việt Nam là hậu phương chung của

chiến trường cả ba nước Đông Dương” [157, tr.571]. Đề phòng Mỹ mở rộng tiến
công bằng bộ binh ra Nam Quân khu 4 “Bộ Tổng Tham mưu giao nhiệm vụ cho
Binh đoàn 70 chuẩn bị kế hoạch tác chiến phối hợp với lực lượng vũ trang trong
quân khu sẵn sàng tiêu diệt địch tấn công bằng bộ binh ra quân khu; Tăng cường
cho các huyện ven biển từ Thanh Hóa đến Nam Hà 10 đại đội bộ đội địa phương
sẵn sàng đánh địch tập kích đường biển”[157, tr.150].
Bộ sách Lịch sử cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước 1954-1975, gồm 9
tập do Viện Lịch sử quân sự nghiên cứu, biên soạn với sự góp ý, cung cấp tư liệu
của nhiều đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, quân đội qua các
thời kỳ chiến tranh cùng sự đóng góp trí tuệ của nhiều nhà khoa học. Các tác giả
đã phản ánh tương đối toàn diện, sâu sắc toàn bộ cuộc kháng chiến, đồng thời
làm nổi bật một số sự kiện trọng yếu, đánh giá những ưu, nhược điểm chính,
phân tích làm rõ nguồn gốc chiến tranh, nguyên nhân thắng lợi, bài học kinh
nghiệm, những thành công, cũng như chưa thành công qua từng giai đoạn của
cuộc chiến. Bốn tập IV, V, VI, VII có liên quan gần đến đề tài luận án.
Tập IV, “Cuộc đụng đầu lịch sử” [24] trình bày khá chi tiết diễn biến
cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam trong những năm 1965-1967. Trong


19
đó có đề cập đến một số nội dung chủ trương của Đảng về kiềm chế Mỹ giai
đoạn đầu khi đế quốc Mỹ tiến hành “chiến tranh cục bộ” ở MNVN. Các tác giả
cũng đề cập sự chỉ đạo của Đảng về kiềm chế Mỹ, buộc quân Mỹ phân tán lực
lượng và lún sâu vào thế bị động trên chiến trường chính miền Nam. Nội dung
Đảng chỉ đạo đánh thắng Mỹ trên chiến trường chính miền Nam được các giả
trình bày theo logic: Đánh bại cuộc phản công chiến lược lần thứ nhất mùa khô
1965 - 1966 của quân viễn chinh Mỹ; giữ vững thế chủ động tiến công địch, mở
mặt trận Đường 9 - Bắc Quảng Trị; đánh bại chiến lược hai gọng kìm tìm diệt và
bình định của Mỹ trong cuộc phản công mùa khô 1966 - 1967.
Tập V, “Tổng tiến công và nổi dậy năm 1968” [25]. Nội dung cuốn

sách đề cập đến sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng tạo bước ngoặt quyết định trên
chiến trường chính miền Nam bằng cuộc Tổng tiến công và nổi dậy năm 1968
“Thắng lợi này tạo ra một bước ngoặt quyết định của chiến tranh, đánh sập ý
chí xâm lược của đế quốc Mỹ, làm cho chúng hiểu rằng không thể thắng được
dân tộc Việt Nam trong chiến tranh” [25, tr.7]. Thắng lợi của Tổng tiến công
và nổi dậy năm 1968 đã nâng tầm vóc và quyết định vị thế của dân tộc ta, mở
ra một bước ngoặt để ta kiềm chế đế quốc Mỹ bằng đòn tiến công ngoại giao.
Việt Nam đến Paris với tư cách người nắm quyền chủ động trên chiến
trường, đại diện cho công lý, tự mình đàm phán về dân tộc mình.
Tập VI, “Thắng Mỹ trên chiến trường ba nước Đông Dương” [26] viết về
cuộc kháng chiến giai đoạn 1969 - 1971, Mỹ tiến hành mở rộng chiến tranh ra
Đông Dương. Các tác giả trình bày chủ trương và chỉ đạo của Đảng đẩy mạnh
đoàn kết liên minh chiến đấu với Lào và Campuchia, đánh bại bước phiêu lưu
chiến tranh của Mỹ để kiềm chế và đánh thắng Mỹ trên chiến trường chính là
MNVN: “Tăng cường khối đoàn kết chiến đấu của nhân dân ba nước Đông
Dương, trở thành một khối thống nhất có chiến lược chung” [26, tr.247]. Đảng
chỉ đạo: “Nhiệm vụ của lực lượng vũ trang ta hiện nay trên chiến trường là đoàn
kết chiến đấu với nhân dân Campuchia, làm thất bại âm mưu quân sự của địch
trên chiến trường Campuchia” [26, tr.253]; “nhiệm vụ quan trọng và cấp thiết


20
trong thời gian tới là giúp đỡ bạn và phối hợp với bạn mở rộng và xây dựng
vùng Trung, Hạ Lào thành căn cứ địa ngày càng vững mạnh” [26, tr.276].
Tập VII, “Thắng lợi quyết định năm 1972” [27] trình bày sự chỉ đạo của
Đảng giành thắng lợi quyết định với cuộc tiến công chiến lược năm 1972 trên chiến
trường chính miền Nam; tiếp tục giữ vững, tăng cường đoàn kết với Lào,
Campuchia đánh Mỹ trên chiến trường Đông Dương để hạn chế không gian, phạm
vi chiến tranh, kiềm chế Mỹ trên chiến trường quan trọng nhất là MNVN. Về sự
chỉ đạo của Đảng đấu tranh ngoại giao kiềm chế Mỹ, các tác giả viết: “Đẩy mạnh

các hoạt động tuyên truyền đối ngoại nhằm làm cho dư luận ở Mỹ và trên thế giới
thấy rõ thái độ ngoan cố trong đàm phán và các hành động mở rộng đánh phá đối
với miền Bắc là để thực hiện âm mưu kéo dài chiến tranh” [27, tr.411-412].
Bên cạnh những cuốn tổng kết lịch sử cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu
nước do tập thể các nhà khoa học nghiên cứu biên soạn còn có khá nhiều cuốn
sách lịch sử do các tướng lĩnh trực tiếp lãnh đạo, chỉ huy trong cuộc kháng
chiến và cá nhân các nhà khoa học viết.
Đại tướng Văn Tiến Dũng viết cuốn Về cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu
nước [46] với sự bổ sung về nội dung, số liệu và nhận định, kết luận mới của
BCT, BCHTƯ Đảng. Tác giả đã trình bày chủ trương, chỉ đạo của Đảng với
cuộc kháng chiến, đặc biệt ở các thời điểm có tính chất “bước ngoặt” của cuộc
kháng chiến, từ đó rút ra những vấn đề về nghệ thuật chỉ đạo kết thúc cuộc
kháng chiến. Đề cập đến chỉ đạo kiềm chế và đánh thắng đế quốc Mỹ trên chiến
trường chính miền Nam, tác giả viết: “Trên cơ sở đánh lâu dài, biết kiềm chế và
tập trung nỗ lực cả nước đánh thắng địch trên chiến trường miền Nam càng sớm
càng tốt” [46, tr.54]. Về xác định mục tiêu đánh thắng Mỹ trên chiến trường
chính miền Nam: “Nhằm đánh thắng lực lượng quân sự của địch là tiêu diệt một
bộ phận quan trọng buộc chúng phải sa lầy trong đường hầm và làm tan rã tinh
thần của chúng. Từ đó, từng bước đập tan ý chí chiến đấu của chúng [46, tr.56].
Cuốn sách Đại tướng Võ Nguyên Giáp với cuộc kháng chiến chống Mỹ,
cứu nước [168] là tập hợp một số bài viết, bài nói của Đại tướng trong cuộc


21
kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Khi đế quốc Mỹ tiến hành “chiến tranh cục
bộ” ở miền Nam, Đại tướng nhận định: “Đế quốc Mỹ có thể mở rộng chiến
tranh cục bộ ra phạm vi cả nước ta.... có thể mở rộng chiến tranh sang Vương
quốc Lào và tăng cường khiêu khích Vương quốc Campuchia” [168, tr.251].
Trên cơ sở đó, Đại tướng đề cập nhiệm vụ của miền Bắc: “Chúng ta cần
chuẩn bị cả về tư tưởng và tổ chức để đánh thắng lục quân Mỹ cũng như bất

cứ quân chủng nào khác của chúng với bất kỳ quy mô nào” [168, tr.255].
Cuộc đấu trí ở tầm cao trí tuệ Việt Nam [137] được Giáo sư Trần
Nhâm nhìn nhận cuộc kháng chiến từ góc độ triết học - chính trị, trong đó tác
giả luận giải và làm sáng tỏ tầm cao tư duy chính trị và trí tuệ của Đảng trong
khoa học và nghệ thuật chỉ đạo cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Phân
tích, chứng minh trí tuệ của Đảng trong đường lối chiến lược tổng hợp để
đánh Mỹ và thắng Mỹ, tác giả đề cập: “Đi đôi với đẩy mạnh tiến công, Đảng
ta chủ trương kiềm chế và đánh thắng địch ở miền Nam, và khi Mỹ leo thang
mở rộng chiến tranh, Đảng ta chủ trương kiên quyết đánh thắng bất kỳ cuộc
chiến tranh nào của Mỹ” [137, tr.79]. Theo giáo sư Trần Nhâm, tầm cao tư
duy của Đảng trong cuộc đấu trí là: “Đảng ta cho rằng đánh thắng Mỹ hiện
nay chỉ là đánh thắng chúng trong khuôn khổ và quy mô cuộc chiến tranh
xâm lược mà Mỹ đang tiến hành ở miền Nam... chủ trương làm thất bại chính
sách xâm lược, đè bẹp và đánh tan ý chí xâm lược khiến cho chúng không thể
tiếp sức mở rộng và kéo dài chiến tranh được nữa buộc chúng phải chịu thua
và rút khỏi miền Nam”[137, tr.127].
Phó giáo sư Nguyễn Xuân Tú viết cuốn Đảng chỉ đạo giành thắng lợi
từng bước trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước thời kỳ 1965 - 1975
[174]. Tác giả viết: “Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã dự kiến đúng tình
huống Mỹ sẽ đưa quân vào trực tiếp xâm lược miền Nam. Ta không bị lúng
túng, giữ vững quyền chủ động, kịp thời thực hiện kiềm chế bước leo thang
của đế quốc Mỹ” [174, tr.246]. Tác giả làm rõ nghệ thuật chỉ đạo chiến tranh
“biết cách đánh và thắng Mỹ” của Đảng. Đó là nghệ thuật đẩy lùi địch từng


22
bước, từ đánh thắng từng trận, đến thắng từng chiến dịch, đánh thắng từng
chiến lược, từ thắng cục bộ đến thắng toàn bộ. Tác giả cũng đề cập quá trình
điều khiển cuộc chiến tranh của Đảng là ra sức kiềm chế và đánh thắng cuộc
chiến tranh bằng lục quân của Mỹ ở miền Nam, cố gắng hạn chế không gian

chiến tranh trong phạm vi Việt Nam để giữ gìn an ninh cho hệ thống xã hội
chủ nghĩa và bảo vệ hòa bình thế giới. Nội dung kinh nghiệm, tác giả viết:
“Kinh nghiệm lớn nhất của giai đoạn 1965 - 1968 chỉ rõ, kiềm chế và buộc
địch phải xuống thang chiến tranh, chấm dứt ném bom miền Bắc, chịu “phi
Mỹ hóa chiến tranh” là mục tiêu thích hợp” [174, tr.230].
* Những công trình nghiên cứu chuyên sâu dưới dạng đề tài, luận án.
Nhiều luận án tiến sĩ lịch sử viết về cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu
nước có đề cập ít nhiều đến chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng về kiềm chế,
đánh thắng Mỹ trên chiến trường chính miền Nam. Luận án phó tiến sĩ của Hà
Minh Hồng (1997) Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước trong giai đoạn
1969-1972:chống phá bình định nông thôn ở Nam Bộ, tác giả nghiên cứu sự chỉ
đạo thực hiện chống phá bình định trong diễn biến cuộc kháng chiến chống Mỹ,
cứu nước, làm rõ bối cảnh lịch sử và những vấn đề chi phối cuộc kháng chiến
trong giai đoạn 1969-1972. Những nghiên cứu của tác giả đã làm rõ biện pháp
kiềm chế và đánh bại những nỗ lực cuối cùng của Mỹ trong thực hiện chiến lược
“Việt Nam hóa chiến tranh” đánh bại ý chí xâm lược của Mỹ.
Luận án phó tiến sĩ của Hồ Khang: Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy
Tết Mậu Thân 1968 ở miền Nam Việt nam, tác giả đã phân tích những
nguyên nhân khách quan, chủ quan về sự hình thành ý đồ chiến lược của
Đảng trong Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1968. Tác giả trình bày
diễn biến cuộc Tổng tiến công và nổi dậy, phân tích, đánh giá tác động
chiến lược của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy trên chiến trường MNVN
và với nước Mỹ. Luận án nêu rõ thắng lợi của cuộc Tổng tiến công và nổi
dậy Tết Mậu Thân đã tạo nên bước ngoặt quyết định của cuộc kháng chiến
chống Mỹ, cứu nước, tạo điều kiện thuận lợi cho thực hiện sự kết hợp đấu


23
tranh quân sự, chính trị và ngoại giao, đánh dấu bước chuyển căn bản của
cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.

Luận án tiến sĩ Lê Văn Mạnh (2007): Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh
đạo chống chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” của đế quốc Mỹ từ 1969
đến 1975. Tác giả đã trình bày hệ thống sự lãnh đạo toàn diện của Đảng trên
các mặt trận đấu tranh chính trị, quân sự, ngoại giao, binh vận chống lại chiến
lược “Việt Nam hóa chiến tranh” của Mỹ nhằm giành và giữ thế chủ động, tạo
thời cơ giành thắng lợi từng bước tiến tới thắng lợi hoàn toàn. Luận án đã góp
phần làm rõ vai trò lãnh đạo và chỉ đạo chiến tranh của Đảng là nguyên nhân
quyết định hàng đầu thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.
Luận án tiến sĩ Trịnh Thị Hồng Hạnh (2008): Đảng lãnh đạo xây dựng
và hoạt động của vành đai diệt Mỹ ở chiến trường miền Nam (1965-1973)
Tác giả đã cung cấp một số tư liệu về các kế hoạch mở rộng chiến tranh bằng
lục quân của Mỹ ra chiến trường Lào, Campuchia. Luận án làm rõ chủ trương
chiến lược và sự chỉ đạo của Đảng xây dựng vành đai diệt Mỹ trên các địa
bàn chiến lược ở chiến trường miền Nam. Sự chỉ đạo đó của Đảng là một biện
pháp đấu tranh quân sự để kiềm chế và đánh thắng quân Mỹ trong từng địa
bàn chiến lược trên chiến trường miền Nam.
* Những bài báo có tính chất nghiên cứu, trao đổi sâu về một vấn đề
được đăng tải trên các tạp chí khoa học
Nhóm các bài báo nghiên cứu, tiêu biểu như: Lê Bằng, (1990) “Đánh giá
đúng đế quốc Mỹ trong cuộc chiến tranh thần thánh một thành tựu tư duy xuất
sắc của Đảng ta”, Tạp chí Quốc phòng toàn dân [7]; Hoàng Dũng (1998), “Tết
Mậu Thân bước ngoặt quyết định”, Tạp chí Lịch sử quân sự [43]; Phạm Cao
Cường (2005), “Sự thật về âm mưu của Mỹ đằng sau sự kiện Vịnh Bắc Bộ (81964)”, Tạp chí Nghiên cứu lịch sử [31]; Nguyễn Khắc Huỳnh (2007), “Quan hệ
Mỹ - Xô - Trung và đường lối độc lập, tự chủ của Việt Nam”, Tạp chí Lịch sử
quân sự [116,117]; Trịnh Vương Hồng (2010), “Đường lối kháng chiến của
Đảng - Kết tinh bản lĩnh và trí tuệ Việt Nam”, Tạp chí Lịch sử quân sự [115];


24
Hồ Khang (2012), “Cuộc tiến công chiến lược năm 1972 và bước ngoặt trên bàn

đàm phán Hội nghị Paris”, Tạp chí Lịch sử quân sự [125]; Nguyễn Bình, (2013),
“Nhìn lại những giai đoạn khó khăn của cách mạng Việt Nam tại miền Nam
trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954-1975)”, Tạp chí Lịch sử
quân sự [10]; Nguyễn Hữu Đạo (2015), “Cuộc chiến tranh của người Mỹ ở Việt
Nam qua nhìn nhận của người nước ngoài”, Tạp chí Lịch sử Đảng [48]; Nguyễn
Mạnh Hà (2015), “Mấy suy nghĩ về sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng trong cuộc
Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975”, Tạp chí Lịch sử quân sự [111];
Trịnh Thị Hồng Hạnh (2015), “Chỉ đạo chiến lược trong những bước ngoặt của
cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước”, Tạp chí Lý luận chính trị [113]; Vũ
Dương Ninh (2015), “Chiến tranh Việt Nam trong cục diện tam giác Mỹ - Trung
- Xô (1954 - 1975”, Tạp chí Lịch sử Đảng [138, 139]; Đinh Xuân Lý (2015),
“Đẩy mạnh đấu tranh ngoại giao - nhân tố góp phần quan trọng vào thắng lợi của
cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước”, Tạp chí Lịch sử Đảng [149]...
Trong bài “Quan hệ Mỹ - Xô - Trung và đường lối độc lập, tự chủ của
Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ” [116], nhà nghiên cứu lịch sử ngoại
giao và quan hệ quốc tế Nguyễn Khắc Huỳnh cho rằng việc Việt Nam giải quyết
thắng lợi ứng phó với ba nước lớn là thành công lớn trong thực hiện chủ trương
kiềm chế Mỹ về ngoại giao trên trường quốc tế: “Mười năm chống chọi với đế
quốc Mỹ cũng là mười năm giữ đoàn kết Xô - Trung, giữ cân bằng quan hệ với
hai nước. Báo chí quốc tế ví Hà Nội đã “làm xiếc thăng bằng” trong quan hệ với
hai ông bạn lớn... Đầu năm 1972, Liên Xô, Trung Quốc đi vào hòa hoãn với Mỹ,
Việt Nam khẳng định mạnh mẽ: “Việt Nam là của chúng tôi, các đồng chí không
được bàn với Mỹ về vấn đề Việt Nam” [116, tr.16]. Nhờ vậy, cách mạng Việt
Nam đã hạn chế được các tiêu cực do quan hệ hòa hoãn giữa các nước lớn.
Trong bài viết “Cuộc tiến công chiến lược năm 1972 và bước ngoặt trên
bàn đàm phán Hội nghi Paris” [125], tác giả Hồ Khang làm rõ quá trình hình
thành ý đồ tiến công chiến lược và sự kết hợp giữa thắng lợi quân sự trên
chiến trường chính với đấu tranh ngoại giao trên bàn đàm phán. Về việc xác



25
định chiến trường trong cuộc tiến công chiến lược, tác giả viết: “6-1971,
Quân ủy Trung ương họp, xác định phương hướng tiến công tổng quát: 1. Đẩy
mạnh tiến công quân sự và chính trị trên cả ba vùng, trên khắp các chiến
trường Đông Dương; 2. Miền Nam Việt Nam là chiến trường chính” [125,
tr.4]. Theo tác giả, thời gian từ những tháng cuối năm 1972 đến đầu năm
1973, hoạt động quân sự đánh thắng Mỹ trên chiến trường gắn chặt chẽ với
diễn biến trên bàn Hội nghị Paris.
Những bài viết này tuy ngắn gọn nhưng mang tính khái quát cao, phân
tích sâu về một nội dung của đường lối hay sự chỉ đạo của Đảng trong cuộc
kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.
3. Khái quát kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học đã
được công bố, những vấn đề đặt ra luận án tập trung giải quyết
3.1. Khái quát kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học đã
được công bố
Trên cơ sở nghiên cứu có hệ thống các công trình khoa học cả trong và
ngoài nước có liên quan đến đề tài luận án cho thấy:
1. Các công trình nghiên cứu về cuộc chiến tranh - cuộc kháng chiến
chống Mỹ, cứu nước của nhân dân Việt Nam rất phong phú, đa dạng với lượng
thông tin đồ sộ và chất lượng các công trình ngày càng sâu sắc bởi các văn bản
lưu trữ liên quan được công bố. Qua khảo cứu các công trình cho thấy:
Thứ nhất, về nguy cơ Mỹ mở rộng phạm vi, không gian, quy mô, cường
độ hơn thực tế diễn ra trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam giai đoạn
1965 - 1973 là rất cao:
- Thực tế diễn ra của cuộc chiến tranh có quy mô vượt ngoài dự kiến
theo kế hoạch của Mỹ về: Quân số đông, phương tiện chiến tranh nhiều và
hiện đại; cường độ lớn, tính ác liệt cao; thời gian dài, chi phí lớn.
- Nguy cơ sử dụng vũ khí hạt nhân: Một số tướng lĩnh và quan chức
chính phủ Mỹ đã có kế hoạch sử dụng bom nguyên tử chiến thuật ở chiến
trường Việt Nam và Lào vào thời điểm những năm 1965, 1968. Những kế



26
hoạch này đã được bàn thảo ở Bộ Quốc phòng và Hội đồng An ninh quốc gia
Mỹ với sự “được biết” của Tổng thống Mỹ.
- Bị ám ảnh bởi thuyết domino, đế quốc Mỹ có quyết tâm cao ngăn chặn
“làn sóng đỏ” ở “nút chai” Đông Nam Á là MNVN. Mỹ quyết tâm giữ và biến
MNVN thành căn cứ quân sự lập bàn đạp tấn công miền Bắc Việt Nam, lập
phòng tuyến ngăn chặn CNXH lan xuống Đông Nam Á. Thực tế, có tướng
lĩnh cao cấp Mỹ đã lập kế hoạch tăng quân, tiến công bằng lực lượng lục quân
miền Bắc Việt Nam (khu vực phía Nam Quân khu 4).
Thứ hai, các công trình trong nước ở các khía cạnh khác nhau đã đề cập đến:
- Đảng xác định MNVN là chiến trường chính - chiến trường quan trọng
nhất trong thời kỳ 1965 - 1973.
- Đảng có chủ trương và đã chỉ đạo thực hiện kiềm chế và đánh thắng
Mỹ trên chiến trường chính được xác định là MNVN.
- Đảng đã chỉ đạo miền Bắc và Quân khu 4 chuẩn bị lực lượng, các
phương án sẵn sàng đánh địch tiến công bằng lực lượng lục quân.
- Các công trình đã đề cập ở mức độ khác nhau về nội dung, mục tiêu,
biện pháp Đảng chỉ đạo thực hiện kiềm chế Mỹ, đánh thắng Mỹ trên chiến
trường chính miền Nam.
Thứ ba, do bị kiềm chế về quân sự trên chiến trường, về chính trị và
ngoại giao, phải: “Nhảy theo vũ điệu chiến lược của Bắc Việt” nên mặc dù
đã leo thang chiến tranh vượt quy mô dự kiến của cuộc “chiến tranh cục bộ”,
Mỹ không dám mở rộng hơn phạm vi không gian chiến tranh, không dám
đưa lục quân ra miền Bắc Việt Nam.
Các công trình của người nước ngoài đã đề cập đến chính quyền Mỹ và
bộ máy chiến tranh của Mỹ bị “hạn chế”, “kiềm chế” ở rất nhiều mặt nên
không thể mở rộng, tăng cường chiến tranh hơn nữa. Các công trình trong
nước có đề cập mức độ khác nhau các nội dung chủ trương kiềm chế, hạn chế

phạm vi, thời gian để đánh thắng Mỹ trong cuộc kháng chiến của Đảng.
2. Các công trình cả trong nước và nước ngoài chưa đi sâu làm rõ các vấn đề:


×