Tải bản đầy đủ (.doc) (39 trang)

Luận án Tiến sĩ Lịch sử: Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh lãnh đạo xây dựng và phát triển nguồn nhân lực thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH từ năm 1996 đến năm 2011

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (333.11 KB, 39 trang )

MỞ ĐẦU
1.Lý do chọn đề tài
Trong thời đại hiện nay, khi toàn cầu hóa đã trở thành xu thế khách quan, tất
yếu; hội nhập quốc tế đã trở thành xu thế phổ biến, thành đòi hỏi bức thiết; thì một
đất nước muốn phát triển cần phải có các nguồn lực: Vốn, khoa học - công nghệ,
tài nguyên và con người – nhân lực Trong các nguồn lực cần thiết đó thì nguồn
nhân lực là quan trọng nhất, có tính chất quyết định giữ vị trí trung tâm và quan
trọng nhất. Điều này cũng đã được C.Mác khẳng định rằng: Dù ở thời đại nào,
hay hình thái kinh tế xã hội nào thì con người cũng luôn giữ vai trò quyết định,
tác động trực tiếp đến tiến trình phát triển của lịch sử xã hội. Con người chính là
yếu tố số một của lực lượng sản xuất. Con người – nguồn nhân lực luôn chiếm vị
trí trung tâm trong hệ thống phát triển các nguồn lực.
Trong công cuộc đổi mới đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, vì mục
tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” Đảng ta đã nhiều lần
khẳng định: phát triển con người Việt Nam toàn diện vừa là mục tiêu, vừa là động
lực; chăm lo đầy đủ đến con người là yếu tố bảo đảm chắc chắn nhất cho sự phồn
vinh, thịnh vượng của đất nước; đầu tư cho con người là đầu tư mang tính chiến
lược, đầu tư cho phát triển là cơ sở chắc chắn nhất cho sự phát triển bền vững; phát
triển nguồn nhân lực là nguồn lực nội sinh quan trọng nhất, là yếu tố cơ bản cho sự
phát triển nhanh và bền vững.
Để có sự phát triển nhanh và bền vững, phát triển nhanh gắn kết chặt chẽ với
phát triển bền vững, phát triển bền vững là chiến lược thì một lần nữa Đảng ta lại
khẳng định khi thông qua Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 – 2020: “Phát
triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, tập trung vào
việc đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục quốc dân; gắn kết chặt chẽ phát
triển nguồn nhân lực với phát triển và ứng dụng khoa học, công nghệ” là một trong
ba “đột phá chiến lược”.
Nằm ở phía Đông Bắc của Tổ Quốc có vị trí địa lý, chính trị đặc biệt quan
trọng, có điều kiện tự nhiên nhiều ưu đãi, những năm qua, cùng với sự phát triển
của đất nước, Quảng Ninh đã đạt được nhiều thành tựu trong phát triển kinh tế - xã
hội. Trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, Quảng Ninh ngày


1
càng khẳng định vị thế của địa bàn động lực trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.
Trước đòi hỏi của một tỉnh trọng điểm kinh tế, trọng điểm công nghiệp, yêu cầu
xây dựng và phát triển nguồn nhân lực ở địa phương là hết sức bức thiết. Bởi vì,
nhân lực là nguồn lực quan trọng nhất để phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền
vững, là nhân tố quyết định thành công của sự nghiệp đổi mới, công nghiệp hóa,
hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế. Trước những yêu cầu đó, Đảng bộ tỉnh
Quảng Ninh đã tập trung xây dựng, phát triển nguồn nhân lực và đã thu được
nhiều kết quả. Song cũng còn một số hạn chế và nảy sinh những vấn đề mới.
Việc nghiên cứu sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh về xây dựng, phát
triển nguồn nhân lực trong những năm đẩy mạnh CNH, HĐH nhằm làm rõ sự
đúng đắn, sáng tạo của Đảng bộ Tỉnh Quảng Ninh vận dụng chủ trương của Đảng
về xây dựng, phát triển nguồn nhân lực vào thực tiễn địa phương, đánh giá kết quả,
đúc rút kinh nghiệm vận dụng vào hiện thực. Do đó tôi chọn đề tài: “Đảng bộ tỉnh
Quảng Ninh lãnh đạo xây dựng và phát triển nguồn nhân lực thời kỳ đẩy mạnh
CNH, HĐH từ năm 1996 đến năm 2011” làm luận án Tiến sĩ lịch sử, chuyên
ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam.
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
- Mục đích luận văn
+ Làm sáng tỏ hoạt động lãnh đạo của Đảng bộ Tỉnh Quảng Ninh về xây dựng
nguồn nhân lực trong những năm 1996 – 2011;
+ Rút ra một số kinh nghiệm vận dụng vào xây dựng nguồn nhân lực của Tỉnh
hiện nay đạt kết quả, hiệu quả cao hơn.
- Nhiệm vụ nghiên cứu
+ Làm rõ yêu cầu khách quan xây dựng, phát triển nguồn nhân lực ở Quảng
Ninh trong những năm 1996 – 2011.
+ Phân tích, luận giải làm rõ quá trình Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh vận dụng
đường lối, chủ trương của Đảng xây dựng và phát triển nguồn nhân lực vào thực
tiễn Quảng Ninh trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, từ năm
1996 đến năm 2011.

+ Đánh giá kết quả quá trình lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện xây dựng và phát
triển nguồn nhân lực của Đảng bộ Tỉnh Quảng Ninh.
2
+ Đúc rút những kinh nghiệm trong lãnh đạo xây dựng và phát triển nguồn
nhân lực của Đảng bộ Tỉnh Quảng Ninh vận dụng vào hiện thực.
3. Đối t
ư
ợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng: Nghiên cứ hoạt động lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Quảng
Ninh về xây dựng và phát triển nguồn nhân lực.
- Phạm vi:
+ Về nội dung: Nghiên cứu chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng bộ Tỉnh
Quảng Ninh xây dựng, phát triển nguồn nhân lực, đánh giá kết quả, đúc rút kinh
nghiệm.
+ Về thời gian: Từ năm 1996 đến năm 2011
+ Không gian: Trên địa bàn Tỉnh Quảng Ninh.
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
* Đóng góp mới của đề tài
- Luận án hệ thống hoá chủ trương, đường lối, giải pháp của Đảng bộ tỉnh
Quảng Ninh trong lãnh đạo xây dựng và phát triển nguồn nhân lực ở địa phương,
từ 1996 đến 2011.
- Phân tích đánh giá một cách khách quan, khoa học thành tựu và hạn chế
trong lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng bộ về xây dựng và phát triển nguồn nhân lực,
góp phần đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Quảng Ninh, từ 1996 đến
2011.
* Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
Luận án góp phần tổng kết hoạt động lãnh đạo phát triển nguồn nhân
lực của Đảng bộ địa phương; tổng kết một số kinh nghiệm trong việc xây dựng
và phát triển nguồn nhân lực thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước.
Kết quả nghiên cứu của luận án góp thêm những căn cứ để bổ sung, hoàn

thiện đường lối, chủ trương, chính sách nhằm xây dựng và phát triển nguồn nhân
lực trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước.
- Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể dùng tham khảo trong nghiên cứu
và giảng dạy lịch sử Đảng ở các trường Đại học, Cao đẳng.
3
TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Vấn đề nguồn nhân lực, nguồn nội lực của sự nghiệp phát triển kinh tế - xã
hội trong thời kỳ đổi mới được nhiều nhà khoa học và quản lý trong, ngoài nước
quan tâm, nghiên cứu, tổng kết, rất nhiều công trình khoa học nghiên cứu dưới các
góc độ khác nhau, tiêu biểu là các nhóm nghiên cứu sau:
1.1 Nhóm nh
ững công trình nghiên cứu liên quan
đến
v
ấn
đề
ngu
ồn
nhân lực, phát triển nguồn nhân lực trong nước và quốc tế.
GS.PTS Ph
ạm Tất Dong (chủ nhiệm
đề tài Khoa học xã hội
- 0309)
(1999), CNH, HĐH và tầng lớp trí thức. Những
định hướng chính sách
đ
ã làm rõ
những vấn đề đặt ra của đội ngũ trí thức Việt Nam với tư cách là
m

ột nguồn lực
quan trọng, cơ bản của
nguồn nhân lực
; vị trí, vai trò của đội ngũ trí thức
Vi
ệt
Nam trong sự nghiệp CNH, HĐH đất nước; thực trạ
ng đ
ội ngũ trí thức
và chính
sách c
ủa Đảng đối với đội ngũ trí thức. Trên cơ sở đó, có chính sách
chi
ến lược
phát triển đối với đội ngũ trí thức Việt Nam để họ xứng đáng với
vai trò là lực
lượng trụ cột, bộ phận tinh túy nhất của nguồn nhân lực.
Nguyễn Thanh, “Phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hóa, hiện
đại hóa đất nước” của, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2002, đã luận giải nhằm
làm rõ quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và các quan
điểm, chủ trương của Đảng Cộng sản Việt Nam về phát triển con người, về vai trò
của giáo dục - đào tạo trong chiến lược phát triển con người; phân tích về nguồn
nhân lực có chất lượng trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta
hiện nay trên cơ sở phát triển giáo dục – đào tạo với tính cách “quốc sách hàng
đầu”, coi đó là điều kiện tiên quyết để thực hiện thành công sự nghiệp đổi mới nói
chung và công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước nói riêng.
TS. Nguyễn Hữu Dũng (2003), Sử dụng hiệu quả nguồn lực con ng
ười ở
Vi
ệt Nam,

Nxb Lao đ
ộng
- Xã h
ội, Hà Nội. Cuốn sách đã trình bày hệ thống
m
ột
số vấn đề lý luận và thực tiễn
có liên quan đ
ến phát triển, phân bố và sử
dụng
nguồn lực con người trong phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN

Việt Nam; đánh giá thực trạng 15 năm đổi mới lĩnh vực
nguồn nhân lực
; giới
thi
ệu kinh nghiệm của Mỹ, Nhật Bản và Trung Quốc về vấn đề này; từ
đó đ

xuất
4
các giải pháp nhằm phát triển, phân bố hợp lý và sử dụng hiệu quả nguồn l
ực con
ng
ười trong quá trình phát triển kinh tế ở nước ta tới năm 2010.
Ph
ạm Thành Nghị, Vũ Hoàng Ngân (chủ biên) (2004),
Qu
ản lý nguồn
nhân lực ở Việt Nam một số vấn

đề l
ý luận và thực tiễn, Nxb Khoa học xã hội, Hà
N
ội. Cuốn sách là tập hợp các bài nghiên cứu, bài viết, bài tham luận tại
H
ội thảo
của Đề tài KX.05.11 thuộc Chương trình khoa học
- công ngh
ệ cấp
Nhà nước
KX.05 (giai đoạn 2001 - 2005), với các vấn đề lý luận, kinh nghiệm
và nh
ững
khuyến nghị chính yếu trong quản lý
nguồn nhân lực
Việt Nam. Công trình có
ý
ngh
ĩa quan trọng để Nhà nước ta quản lý hiệu quả
nguồn nhân lực
Việt
Nam, góp
phần đẩy mạnh CNH, HĐH và thực hiện công cuộc đổi mới đất nước
theo
đ
ịnh h
ướng xã hội chủ nghĩa.
TS. Đoàn Văn Khái (2005), Nguồn lực con người trong quá trình CNH,
HĐH ở Việt Nam, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội. Tác giả đã làm rõ một số vấn đề
chung về CNH, HĐH như: Khái lược quá trình công nghiệp hóa trên thế giới; nội

dung, bản chất, tính tất yếu và đặc đ iểm của CNH, HĐH ở Việt Nam hiện nay;
đồng thời làm rõ vai trò của nguồn lực con người đó là yếu tố quyết định sự
nghiệp CNH, HĐH; thực trạng nguồn lực con người ở Việt Nam hiện nay và
những vấn đề đặt ra trước yêu cầu CNH, HĐH. Trên cơ sở đó, tác giả đã đưa ra
những phương hướng, quan điểm chỉ đạo và những giải pháp cơ bản: nhóm giải
pháp về khai thác hợp lý, có hiệu quả nguồn lực con người; nhóm giải pháp về phát
triển nguồn lực con người; nhóm giải pháp xây dựng môi trường xã hội thuận lợi
nhằm khai thác và phát triển hiệu quả nguồn lực con người đáp ứng yêu cầu CNH,
HĐH ở Việt Nam.
Phạm Thành Nghị (Chủ biên) (2006), Nâng cao hiệu quả quản lý nguồn nhân
lực trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Nhà xuất bản Khoa
học xã hội, Hà Nội. Các tác giả đã trình bày: Hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ
bản, những nhận thức mới và hiện đại về quản lý nguồn nhân lực như vấn đề vốn
con người và phát triển vốn con người; các mô hình quản lý nguồn nhân lực; các
yếu tố tác động đến quản lý nguồn nhân lực và các chính sách vĩ mô tác độ ng đến
quản lý nguồn nhân lực; Các tác giả trình bày những kinh nghiệm quản lý nguồn
nhân lực của các nước phát triển như Hoa Kỳ, Thụy Điển, kinh nghiệm của các
5
nước Đông Á và các nước có nền kinh tế chuyển đổi; Những tư liệu thu thập được
từ các cơ quan quản lý cũng như số liệ u điều tra thực tiễn phong phú, có hệ thống
và có độ tin cậy cao là những tư liệu có giá trị đánh giá hiện trạng và phát
triển những vấn đề trong quản lý nguồn nhân lực ở nước ta. Đặc biệt, các tác giả đã
phân tích những khác biệt trong quản lý nguồn nhân lực ở một số lĩnh vực: hành
chính nhà nước, sự nghiệp và sản xuất kinh doanh qua kết quả điều tra xã
hội học. Đây là những số liệu khá lý thú, phản ánh những khác biệt về tuyển
dụng, sử dụng, đánh giá và phát triển nguồn nhân lực trong các khu vực khác nhau
của nền kinh tế; Các tác giả đã kiến nghị áp dụng những mô hình quản lý nguồn
nhân lực phù hợp thay thế cho các mô hình đã lạc hậu. Đồng thời cuốn sách
cũng đề xuất hệ thống những quan điểm và giải pháp đồng bộ nhằm nâng cao
hiệu quả quản lý nguồn nhân lực trong ba khu vực: hành chính nhà nước, sự nghiệp

và sản xuất kinh doanh. Các đề xuất này khá toàn diện, đồng bộ, có cơ sở khoa học
và có tính khả thi.
Nhiều bài viết đăng trên các tạp chí nghiên cứu chuyên ngành cũng đã có
những nghiên cứu sâu về xây dựng và phát triển nguồn nhân lực nói chung như:
PGS.TS.Đặng Hữu Toàn (2012) “Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao – Một
đột phá chiến lược” trong chuyển đổi mô hình tăng trưởng ở Việt Nam giai đoạn
2011 – 2020”, Tạp chí Triết học (số 8),tr24-27; Nguyễn Trọng Bảo (1997), “Con
người nguồn nhân lực, sự nghiệp giáo dục đào tạo với quá trình công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước”, Tạp chí Đại học và giáo dục chuyên nghiệp (số 3), tr31-
33; Nguyễn Thị Hằng (1997), “Phát triển nguồn nhân lực của Việt Nam đến năm
2010”, Tạp chí cộng sản (số 7),tr27-29; GS.VS Phạm Minh Hạc (2003), “Đi vào
thế kỷ XXI phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước” ,Tạp chí Nghiên cứu (số 2); Mạc Văn Tiến (2006), “Phát triển nguồn nhân
lực Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa”, Tạp chí Lao động xã hội (số 264)…
Các công trình này đã đề cập đến đặc điểm, vai trò của nguồn nhân lực trên các
phương diện là động lực quan trọng cho sự phát triển, khảo sát thực trạng và đề
xuất giải pháp phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp CNH,
HĐH đất nước. Tuy nhiên các công trình đó nghiên cứu trên một địa bàn lớn, đề
xuất những vấn đề ở tầm vĩ mô, không mang tính đặc thù chuyên ngành Lịch sử
Đảng Cộng sản Việt Nam.
6
Vấn đề con người và NLCN cũng là đề tài nghiên cứu của một số luận văn,
luận án, đáng chú ý như: Luận án tiến sĩ: “Nguồn lực con người trong quá trình
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” của tác giả Đoàn Văn Khái (2000); Luận
án tiến sĩ: “Phát huy nguồn lực thanh niên trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện
đại hóa ở Việt Nam hiện nay” của tác giả Nguyễn Thị Tú Oanh (1999); Luận án
tiến sĩ “Chiến lược con người của Đảng Cộng sản Việt Nam trong công cuộc xây
dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta từ năm 1975 đến nay” (1995), của Hoàng Thị
Hằng Nhìn chung, các tác giả đã đi sâu nghiên cứu làm rõ các vấn đề về NLCN,
nguồn lực thanh niên, nguồn nhân lực chất lượng cao và vai trò của những nguồn

lực này trong sự nghiệp CNH, HĐH. Qua phân tích thực trạng, các tác giả đã đề
xuất nhiều giải pháp để phát huy, phát triển những nguồn lực này trong thời gian
tới. Tác giả đã đưa ra những phương hướng, chiến lược, quan điểm của Đảng về
việc phát triển vai trò con người trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước
ta. “Tư tưởng Hồ Chí Minh về con người với việc phát huy nhân tố con người
trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt nam hiện nay” (2001), luận án
tiến sĩ của Lê Quang Hoan. Tác giả đã đưa ra những quan điểm của Chủ tịch Hồ
Chí Minh về việc phát huy nguồn lực con người trong thời kỳ CNH, HĐH
đất nước.
Tuy nhiên, các công trình này chỉ dừng lại ở những vấn đề lớn, phạm vi rộng
của xây dựng và phát triển nguồn nhân lực Việt Nam, chưa đi sâu vào từng địa
phương cụ thể. Song, đây là cơ sở và là nguồn tư liệu quý giúp tác giả định hướng
nội dung trong quá trình nghiên cứu đề tài.
Bên c
ạnh những công trình nghiên cứu về vấn đề nguồn nhân lực trong
n
ước
, một số nhà nghiên cứu cũng đã tiếp cận nguồn nhân lực dưới góc độ tiếp cận
nghiên cứu quá trình xây dựng và phát triển nguồn nhân lực ở nhiều nước trên thế
giới để từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong việc xây dựng
phát triển nguồn nhân lực như: Luận án tiến sĩ kinh tế của Lê Thị Ái Lâm “Phát
triển nguồn nhân lực thông qua giáo dục và đào tạo ở một số nước Đông Á : Kinh
nghiệm đối với Việt Nam”; Trần Văn Tùng, Lê ái Lâm, “Phát triển nguồn nhân
lực : Kinh nghiệm thế giới và thực tiễn nước ta”, Nxb Chính trị quốc gia, H.1996;
Đặng Thị Thanh Huyền, “Giáo dục phổ thông với phát triển chất lượng nguồn
nhân lực - Những bài học thực tiễn từ Nhật Bản / NXB Khoa học xã hội, H.2001;
7
Phát triển nguồn nhân lực thông qua giáo dục và đào tạo : Kinh nghiệm Đông Á,
NXB Khoa học xã hội năm 2003; Đào Quang Vinh (2009),“Một số kinh nghiệm
quản lý nguồn nhân lực ở châu Á trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế”,Tạp chí Lao

động và Xã hội (Số 364), tr. 22-23. Vũ Thuỳ Dương (2009), “Xây dựng nguồn nhân
lực, bồi dưỡng và sử dụng hiệu quả nguồn nhân tài - Kinh nghiệm từ Đài Loan”,
Tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc (Số 6 (94)), tr. 64-72; Phạm Thành Nghị (2009),
“Kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực ở những quốc gia và vùng lãnh thổ Đông
Á” , Tạp chí Nghiên cứu con người Số 2(41), tr. 39-45; Trương Thị Thúy Hằng
(2009), “Về phát triển nguồn nhân lực đối với sự phát triển bền vững ở một số
nước Đông Á trong quá trình hội nhập”, Tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc Số 3 (91),
tr. 75-8; Nguyễn Duy Dũng (2004), “Thực trạng phát triển nguồn nhân lực ở Nhật
Bản những năm gần đây”, Tạp chí Nghiên cứu Nhật Bản & Đông Bắc á (Số 5),
Tr.3-10; Nguyễn Thị Thu Phương (2009), “Phát triển nhân lực, nhân tài - Lựa chọn
của Trung Quốc trong chiến lược phát triển bền vững”, Tạp chí Nghiên cứu Đông
Bắc Á, Số 3 (97), tr. 36-45.
1.2 Nhóm các công trình nghiên cứu về xây dựng, phát triển nguồn nhân
lực ở các địa phương: Luận án tiến sĩ kinh tế của Bùi Sĩ Lợi (2002), “Phát triển
nguồn nhân lực trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh Thanh Hóa
đến năm 2010”; Vũ Minh Hùng (2004),“Về đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực
phục vụ cho sự phát triển công nghiệp ở tỉnh Bình Dương”, Tạp chí Giáo dục (Số
82), Tr.15-16; Đào Hoàng Nam (2004), “Về phát triển nguồn nhân lực cho sự
nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá tỉnh Bạc Liêu”, Tạp chí Giáo dục (Số 84)
Tr.15,17; Nguyễn Thị Mỹ Hương (2009), “Phát triển nguồn nhân lực ở Nghệ An
trong bối cảnh hội nhập: những vấn đề đáng lưu tâm”, Tạp chí Kinh tế Châu Á -
Thái Bình Dương (Số 274-275), tr. 32-38; Trần Thị Minh Ngọc (2009), “Đào tạo
nguồn nhân lực khoa học cho Hà Nội trong thời kỳ hội nhập”, Tạp chí Giáo dục lý
luận Số 2 (143), tr. 43-49; Thanh Tùng (2004), “Giải pháp về đào tạo nguồn nhân
lực cho các khu chế xuất, khu công nghiệp Tp. Hồ Chí Minh”, Tạp chí Lao động và
Xã hội (Số 248), Tr. 35-37; Nguyễn Ngọc Thạch (2005), “Hà Tây nâng cao chất
lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu xây dựng tỉnh công nghiệp”, Tạp chí Lao
động và xã hội (Số 274), tr.14-15; Phan Sỹ Giản (2006), “Một số giải pháp nâng cao
chất lượng đào tạo nguồn nhân lực phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Bình
8

Phước”, Tạp chí giáo dục (Số 129), tr.46-47; Vũ Thị Vinh (2005), “Phát triển nguồn
nhân lực ở Bình Thuận”, Tạp chí Lý luận chính trị (Số 11), Tr. 79-83; Đỗ Văn
Thông (2005), “Chuyển dịch cơ cấu lao động và công tác đào tạo nâng cao chất
lượng nguồn nhân lực ở Ninh Thuận”, Tạp chí Lý luận chính trị (Số 12), Tr. 75-78;
Nguyễn Thị Mỹ Dung, Cung Thị Tuyết Mai (2009), “Đào tạo nguồn nhân lực có
trình độ cao đáp ứng nhu cầu kinh tế - xã hội của Đồng bằng Sông Cửu Long trong
xu thế hội nhập”, Tạp chí Ngân hàng (Số 8), tr. 33-37; Trần Hải Sơn (2005), “Tổ
chức phát triển nguồn nhân lực du lịch Khánh Hoà trong thời kỳ hội nhập”, Tạp chí
Du lịch Việt Nam (Số 8), Tr.12-13; Luận án tiến sĩ kinh tế “Phát triển nguồn nhân
lực vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2020” của Bùi Thị Thanh.
Những công trình trên đi sâu vào nghiên cứu một số vấn đề lí luận về đào tạo
nguồn nhân lực, đồng thời xuất phát từ thực trạng nguồn nhân lực của các địa
phương đã đặt ra yêu cầu, nhiệm vụ phát triển nguồn nhân lực phục vụ cho sự
nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh.
1.3. Nhóm các công trình nghiên cứu về xây dựng và phát triển nguồn
nhân lực ở Quảng Ninh như:

Luận văn thạc sĩ Triết học của Vũ Thị Phương Mai
(2004) “Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong sự nghiệp công nghiệp
hóa, hiện đại hóa ở tỉnh Quảng Ninh hiện nay”; Nguyễn Thị Mai Linh (2006),
“Phát triển nguồn nhân lực du lịch Quảng Ninh trong quá trình hội nhập”, Tạp chí
Du lịch Việt Nam (Số 12), tr.82-84; Vũ Hồng Phong (2007), “Định hướng và giải
pháp giải quyết việc làm tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2006-2010”, Tạp chí lao động
và xã hội, Số 306, tr.28-29; Nguyễn Duy Hưng (2009), “Xây dựng Quảng Ninh
giàu mạnh, góp phần vào sự nghiệp phát triển chung của cả nước”, Tạp chí Kinh tế
và Phát triển (Số 143), tr. 49-54. Luận văn thạc sĩ du lịch của Vũ Thị Hạnh (2011)
“Phát triển nguồn nhân lực du lịch Quảng Ninh giai đoạn 2011-2015”; Vũ Trọng
Hoàng (2011), “Quảng Ninh trên đường hội nhập, Nxb Công thương”;
Các công trình nghiên cứu liên quan là những tư liệu quý để tác giả tiếp thu, kế
thừa trong quá trình thực hiện luận văn.

2. Những vấn đề đặt ra luận án tiếp tục giải quyết
Bước đầu nghiên cứu, nghiên cứu sinh nhận thấy các công trình nghiên cứu về
xây dựng và phát triển nguồn nhân lực là một nội dung rất phong phú. Tuy
nhiên, cho đến nay, chưa có đề tài nào nghiên cứu một cách hệ thống chủ trương,
9
sự chỉ đạo xây dựng và phát triển nguồn nhân lực của Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh
trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH, dưới góc độ Lịch sử Đảng. Đây là vấn đề đặt
ra mà NCS nhận thấy cần phải đi sâu nghiên cứu. Thông qua các Báo cáo chính trị
của đại hội Đảng bộ, HĐND và UBND tỉnh Quảng Ninh, các báo cáo tổng kết của
Sở, ban ngành, NCS tìm hiểu quá trình lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh đối
với lãnh đạo xây dựng và phát triển nguồn nhân lực trong thời kỳ đẩy mạnh
CNH,HĐH trên các mặt: đề ra chủ trương, đường lối, tổ chức thực hiện, kết quả,
trong giai đoạn (1996- 2011).
3. Mục tiêu của đề tài
Từ tổng quan tình hình nghiên cứu trên đây, nghiên cứu sinh thấy có một số vấn
đề mới cần được tiếp tục nghiên cứu như:
- Luận án hệ thống hoá chủ trương, đường lối, giải pháp của Đảng bộ tỉnh
Quảng Ninh trong lãnh đạo xây dựng và phát triển nguồn nhân lực ở địa phương,
từ 1996 đến 2011.
- Phân tích đánh giá một cách khách quan, khoa học thành tựu và hạn chế
trong lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng bộ về xây dựng và phát triển nguồn nhân lực,
góp phần đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Quảng Ninh, từ 1996 đến
2011.
- Nhận xét và rút ra những bài học kinh nghiệm chủ yếu của quá trình Đảng lãnh
đạo xây dựng và phát triển nguồn nhân lực, góp phần đẩy mạnh công nghiệp hoá,
hiện đại hoá ở Quảng Ninh, từ 1996 đến 2011.
- Luận án góp phần tổng kết hoạt động lãnh đạo phát triển nguồn nhân
lực của Đảng bộ địa phương; tổng kết một số kinh nghiệm trong việc xây dựng
và phát triển nguồn nhân lực thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước.
4. Nội dung nghiên cứu của đề tài

Làm rõ yêu cầu khách quan xây dựng, phát triển nguồn nhân lực ở Quảng
Ninh. Hệ thống hóa và phân tích sáng tỏ chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh
Quảng Ninh trong lãnh đạo xây dựng và phát triển nguồn nhân lực ở địa phương,
từ năm 1996 đến năm 2011.
10
- Nhận xét và rút ra những bài học kinh nghiệm chủ yếu của quá trình Đảng lãnh
đạo xây dựng và phát triển nguồn nhân lực, góp phần đẩy mạnh công nghiệp hoá,
hiện đại hoá ở Quảng Ninh, từ năm 1996 đến năm 2011.
5. Phương pháp nghiên cứu của đề tài
- Cơ sở lý luận nghiên cứu
Luận văn trình bày dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng
Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam
về vấn đề nguồn nhân
lực với sự phát triển của xã hội.
- Phương pháp nghiên cứu
+ Dựa trên cơ sở phương pháp luận sử học mácxít. Luận án sử dụng phương
pháp logic và phương pháp lịch sử là chủ yếu. Ngoài ra, luận văn còn sử dụng
phương pháp thống kê, so sánh, điều tra xã hội học để trình bày làm rõ nội dung.
+ Nguồn tư liệu, luận văn chủ yếu dựa vào các văn kiện, nghị quyết của các
kỳ Đại hội Đảng toàn quốc, của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Ban Chấp hành
Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh và các báo cáo hàng quý, hàng năm của các Sở, ban,
ngành, đặc biệt là của Sở Giáo dục và đào tạo và Cục Thống kê tỉnh Quảng Ninh;
một số sách, công trình nghiên cứu, tài liệu tham khảo chuyên ngành liên quan tới
vấn đề nguồn nhân lực trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
11
Chương 1
CHỦ TRƯƠNG VÀ SỰ CHỈ ĐẠO CỦA ĐẢNG BỘ TỈNH
QUẢNG NINH VỀ XÂY DỰNG NGUỒN NHÂN LỰC (1996 – 2001)
1.1. Những nhân tố tác động đến xây dựng, phát triển nguồn nhân lực ở
Quảng Ninh.

1.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội ở Quảng Ninh tác động đến xây
dựng, phát triển nguồn nhân lực.
1.1.1.1 Điều kiện tự nhiên của Quảng Ninh
Quảng Ninh được thành lập năm 1963 với nền tảng là khu Hồng Quảng và
tỉnh Hải Ninh. Tên tỉnh là ghép tên của hai tỉnh Quảng Yên và Hải Ninh cũ. Diện
tích của toàn tỉnh Quảng Ninh là 8.239,243 km
2
, Trong đó diện tích đất liền là 5.938
km
2
, vùng đảo, vịnh, biển (nội thuỷ) là 2.448,853 km
2
. Quảng Ninh là một trong 28
tỉnh, thành có biển, với đường bờ biển dài 250 km, trong đó có 40.000 hecta bãi
triều và trên 20.000 hecta eo vịnh, có 2/12 huyện đảo của cả nước. Tỉnh có 2.077
hòn đảo, và diện tích các đảo chiếm 11,5% diện tích đất tự nhiên.
Phía Tây giáp tỉnh Lạng Sơn và tỉnh Bắc Giang, phía Đông giáp vịnh Bắc Bộ,
phía Tây Nam giáp tỉnh Hải Dương và tỉnh Hải Phòng, phía Bắc giáp Sùng Tả và
Phòng Thành Cảng, Quảng Tây, (Trung Quốc) với cửa khẩu Móng Cái và Trinh
Tường.
Về phía biển ngoài có các đảo như đảo Trần và quần đảo Cô Tô (thuộc huyện
Cô Tô). Vùng nội thuỷ từ Bắc xuống Nam có những đảo chính như đảo Đầu Tán,
đảo Vĩnh Thực, đảo Miễu, đảo Cái Chiên, đảo Thoi Xanh, đảo Vạn Vược, đảo Thoi
Đây, đảo Sậu Nam, đảo Cái Bầu, đảo Trà Ngọ, đảo Cao Lô, đảo Trà Bàn, đảo Chén,
đảo Thẻ Vàng, đảo Cảnh Cước, đảo Vạn Cảnh, đảo Cống Tây, đảo Phượng Hoàng,
đảo Nấc Đất, đảo Thượng Mai và đảo Hạ Mai cùng vô số những đảo nhỏ trong vịnh
Bái Tử Long và Hạ Long. Duyên hải Quảng Ninh chạy dài gần 200 hải lý từ lãnh
hải Trung Quốc ở phía Đông đến địa giới thành phố Hải Phòng. Cực đông của tỉnh,
cũng là điểm đầu tiên của hình chữ S của nước Việt Nam, là mũi Sa Vĩ, thuộc
phường Trà cổ, thị xã Móng Cái. 4/5 diện tích Quảng Ninh là địa hình đồi núi, tập

12
trung ở phía Bắc. Một phần năm diện tích ở phía Đông Nam tỉnh thuộc đồng bằng
sông Hồng. Quảng Ninh còn có rất nhiều đảo ven biển.
1.1.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội của Quảng Ninh
Quảng Ninh hội tụ những điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội
quan trọng trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Là một tỉnh có
nguồn tài nguyên khoáng sản,(Về trữ lượng than trên toàn Việt Nam thì riêng
Quảng Ninh đã chiếm tới 90%.) nguyên liệu sản xuất vật liệu xây dựng, cung cấp
vật tư, nguyên liệu cho các ngành sản xuất trong nước và xuất khẩu, đóng góp quan
trọng cho sự phát triển kinh tế, tăng trưởng GDP của tỉnh Quảng Ninh. Quảng Ninh
với di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long 2 lần được Tổ chức UNESCO tôn
vinh. Với di tích văn hóa Yên Tử, bãi cọc Bạch Đằng, Đền Cửa Ông, Đình Quan
Lạn, Đình Trà Cổ, núi Bài Thơ thuận lợi cho phát triển du lịch biển, du lịch sinh
thái, du lịch thể thao, du lịch văn hóa tâm linh. Quảng Ninh được xác định là 1 điểm
của vành đai kinh tế Vịnh Bắc Bộ, là cửa ngõ quan trọng của hành lang kinh tế Hà
Nội-Hải Phòng-Quảng Ninh. Có hệ thống cảng biển, cảng nước sâu có năng lực bốc
xếp cho tàu hàng vạn tấn, tạo ra nhiều thuận lợi cho ngành vận tải đường biển
giữa nước ta với các nước trên thế giới. Quảng Ninh có hệ thống cửa khẩu phân bố
trên dọc tuyến biên giới, đặc biệt cửa khẩu quốc tế Móng Cái là nơi hội tụ giao lưu
thương mại, du lịch, dịch vụ và thu hút các nhà đầu tư; Là cửa ngõ giao dịch xuất
nhập khẩu với Trung Quốc và các nước trong khu vực.
Tính đến năm 2011, dân số toàn tỉnh Quảng Ninh đạt gần 1.163.700 người,
mật độ dân số đạt 191 người/km². Trong đó dân số sống tại thành thị đạt gần
606.700 người, dân số sống tại nông thôn đạt 557.000 người. Dân số nam đạt
597.100 người, trong khi đó nữ đạt 566.600 người. Tỷ lệ tăng tự nhiên dân số phân
theo địa phương tăng 9,2 ‰.
Trải qua mấy nghìn năm lịch sử của dân tộc, cùng với sự thay đổi về tổ chức
hành chính của cả nước, Quảng Ninh đã nhiều lần thay đổi địa giới và tên gọi. Hiện
nay, Quảng Ninh có các đơn vị hành chính: 4 thành phố ( Hạ Long, Móng Cái,
Uông Bí, Cẩm Phả), 1 thị xã (Quảng Yên ), 9 huyện (Vân Đồn, Yên Phong, Hoành

Bồ, Đầm Hà, Cô Tô, Đông Triều, Tiên Yên, Hải Hà, Bình Liêu, Ba Chẽ); có 186
đơn vị hành chính cấp xã và tương đương bao gồm 115 xã, 61 phường, 10 thị trấn.
Quảng Ninh là tỉnh có nhiều thành phố trực thuộc nhất của Việt Nam.
13
Theo thống kê của Tổng cục thống kê Việt Nam, tính đến ngày 01 tháng
4 năm 2009, toàn tỉnh Quảng Ninh có 34 dân tộc và người nước ngoài cùng sinh
sống. Trong đó, người Kinh đông nhất với 1.011.794 người, tiếp sau đó là người
Dao đông thứ hai với 59.156 người, người Tày 35.010 người, Sán Dìu có 17.946
người, người Sán Chay có 13.786 người, người Hoa có 4.375 người, ngoài ra còn
có các dân tộc ít người như người Nùng, người Mường, người Thái.
Quảng Ninh có các đặc điểm riêng về kinh tế và xã hội . Trong những năm đổi
mới, sau khi đón nhận chính sách mở cửa của Đảng , bình thường hoá quan hệ với
nước láng giềng Trung Quốc, các ngành kinh tế thương mại của tỉnh có những bước
phát triển nhanh chóng. Quảng Ninh được xếp một trong tám tỉnh vùng kinh tế phát
triển trọng điểm Bắc Bộ gồm Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Hà Tây, Vĩnh Phú,
Hải Dương , Bắc Ninh, Hưng Yên có ý nghĩa liên kết, làm đầu tầu thúc đẩy kinh tế
cho các tỉnh Bắc Bộ. Quảng Ninh là một khu vực phát triển năng động. Những năm
gần đây GDP bình quân tăng 12%/năm . GDP bình quân đầu người năm 2013 đạt
2660 USD. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch tích cực theo hướng CNH, HĐH;
hoạt động văn hóa, thông tin và thể dục thể thao có bước phát triển; hoạt động y tế,
bảo vệ chăm sóc sức khỏe nhân dân đạt được nhiều thành tựu quan trọng; khoa học
công nghệ tiếp tục phát triển; quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội được củng
cố và giữ vững
Hiện nay trên địa bàn toàn tỉnh Quảng Ninh có 421 trường học ở cấp phổ
thông trong đó Trung học phổ thông có 46 trường, Trung học cơ sở có 146
trường, Tiểu học có 177 trường, có 45 trường phổ thông cơ sở, bên cạnh đó còn có
205 trường mẫu giáo. Với hệ thống trường học như vậy, nềngiáo dục trong địa bàn
Tỉnh Quảng Ninh góp phần đạt phổ cập giáo dục các cấp bậc học trong những năm
tới.
Quảng Ninh có hệ thống cơ sở vật chất của ngành y tế được đầu tư đáp ứng

yêu cầu khám chữa bệnh của nhân dân và các du khách trong và ngoài nước. Tính
đến năm 2010, toàn tỉnh Quảng Ninh có 15 bệnh viện, 09 phòng khám đa khoa khu
vực, 10 trung tâm y tế tuyến tỉnh, 14 trung tâm y tế tuyến huyện, 186 trạm y tế xã,
phường. Trong đó, Đội ngũ bác sỹ, y sỹ rất chuyên nghiệp với 02 tiến sỹ y học, 53
thạc sỹ y học, 24 bác sỹ chuyên khoa II, 218 bác sỹ chuyên khoa I, 437 bác sỹ, 478
y sỹ, 109 kỹ thuật viên, 960 điều dưỡng viên, 225 nữ hộ sinh, 43 dược sỹ đại học,
14
99 dược sỹ trung học và 982 cán bộ chuyên môn khác đạt tỷ lệ 30 giường bệnh trên
10.000 dân, đạt tỷ lệ 8 bác sỹ trên 10.000 dân.
Hệ thống giao thông của Tỉnh Quảng Ninh rất phong phú bao gồm giao
thông đường bộ, đường thuỷ nội địa, đường sắt, đường biển, và các cảng hàng
không. Trong đó, hệ thông đường bộ có có 5 tuyến Quốc lộ với 381 km, đường tỉnh
có 12 tuyến với 301 km, 764 km đường huyện và 2.233 km đường xã, toàn tỉnh có
16 bến xe trong đó 6 bến xe liên tỉnh hỗn hợp. Đối với hệ thốngĐường thuỷ nội địa
toàn tỉnh có 96 bến thuỷ nội địa, 5 cảng biển (9 khu bến) thuộc Danh mục cảng
biển trong Quy hoạch phát triển cảng biển Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến
năm 2030. Các cảng biển như Cảng Cái Lân, Cảng Vạn Gia, Cảng Cửa Ông, Cảng
Hòn Nét và Cảng Mũi Chùa. Ngoài ra tỉnh còn có 65 km đường sắt quốc gia thuộc
tuyến Kép-Hạ Long, và hệ thốngđường sắt chuyên dùng ngành than. Trong tương
lai tại huyện đảo Vân Đồn sẽ xây dựng cảng hàng không Quảng Ninh(sân bay Vân
Đồn) đáp ứng nhu cầu đi lại, giao thương và thăm quan du lịch cho người dân và
khánh du lịch tới đây.
Trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, Quảng Ninh ngày
càng khẳng định vị thế của địa bàn động lực trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.
Trước đòi hỏi của một tỉnh trọng điểm kinh tế, trọng điểm công nghiệp, yêu cầu
xây dựng và phát triển nguồn nhân lực ở địa phương là hết sức bức thiết.
1.1.2. Thực trạng xây dựng, phát triển nguồn nhân lực ở Quảng Ninh
trước năm 1996.
1.1.2.1 Khái niệm về nguồn nhân lực, xây dựng nguồn nhân lực
Xung quanh khái niệm nguồn nhân lực, hiện vẫn còn nhiều quan niệm khác

nhau, cả theo nghĩa rộng lẫn nghĩa hẹp. Các quan niệm đó tuy có sự khác nhau về
ngôn từ, cách thể hiện, nhưng nhìn chung, đều đề cập đến yếu tố thể chất và tinh
thần của con người, phản ánh thể lực, trí lực, tâm lực… ở con người, nhờ đó tạo ra
được sức mạnh với tư cách một nguồn lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội đó là:
Nguồn nhân lực là tổng hòa các yếu tố thể chất và tinh thần của con người, các
hoạt động vật chất và tinh thần của con người đã, đang và sẽ tạo ra năng lực, sức
mạnh thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội. Nguồn nhân lực được hiểu là nguồn tài
nguyên nhân sự và các vấn đề nhân sự trong một tổ chức cụ thể. Nguồn nhân lực
15
chính là nguồn lực con người, nhân tố con người trong một tổ chức cụ thể.
Như vậy, nguồn nhân lực được xác định bằng số lượng và chất lượng của bộ
phận dân số trong độ tuổi quy định đang có việc làm và chưa có việc làm nhưng có
khả năng làm việc. Số lượng nguồn nhân lực ở nước ta được biểu hiện bằng số
người từ đủ 15 tuổi trở lên, có khả năng lao động và những người trên độ tuổi lao
động đang tham gia vào hoạt động kinh tế. Chất lượng nguồn nhân lực được thể
hiện bằng các chỉ tiêu về thực trạng phát triển thể lực, trình độ học vấn, kiến thức,
tay nghề, tác phong nghề nghiệp, cơ cấu về tuổi tác, giới tính, thiên hướng ngành
nghề, phân bố theo lãnh thổ, khu vực thành thị - nông thôn.
Tương tự là khái niệm phát triển nguồn nhân lực. Nhìn chung khái niệm phát
triển nguồn nhân lực thường được hiểu:
Phát triển nguồn nhân lực là quá trình gia tăng giá trị cho con người, cả giá trị
vật chất và giá trị tinh thần; cả trí tuệ lẫn tâm hồn và kỹ năng nghề nghiệp, làm cho
con người trở thành người lao động có những năng lực và phẩm chất mới cao hơn,
đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội.
1.1.2.2. Vị trí, vai trò nguồn nhân lực, xây dựng nguồn nhân lực.
Đảng ta xác định định hướng phát triển giai đoạn đẩy mạnh CNH, HĐH ở
nước ta hiện nay là xây dựng nước ta thành một nước công nghiệp có cơ sở vật chất
kỹ thuật hiện đại, có cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất tiến bộ, phù hợp với
trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, đời sống vật chất và tinh thần cao, quốc
phòng, an ninh vững chắc, “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn

minh”. Về thực chất đó là sự phát triển vì con người, vì cuộc sống ấm no, hạnh
phúc cho quần chúng nhân dân. Mọi sự phát triển của xã hội trong các lĩnh vực
chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa đều do con người quyết định và đều vì sự phát
triển của con người. CNH, HĐH vì mục tiêu phát triển con người, Đảng ta cũng đã
khẳng định: Chỉ có thể thắng lợi với việc phát huy cao độ nguồn nhân lực. Nguồn
nhân lực đây chính là nguồn lực để phát sinh ra các nguồn lực khác. Với ý nghĩa
đó, con người Việt Nam không chỉ là mục tiêu mà còn là động lực của quá trình
CNH, HĐH đất nước. Con người là yếu tố của quá trình sản xuất, là trung tâm của
nội lực, là nguồn lực chính quyết định quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Đây là
vấn đề không chỉ mang tính cấp bách trước mắt, mà còn có ý nghĩa chiến lược lâu
dài - chiến lược xây dựng phát triển nguồn nhân lực.
16
1.1.2.3 Xây dựng nguồn nhân lực ở Quảng Ninh trước năm 1996
Về quy mô và tốc độ tăng nguồn nhân lực: Số lượng nhân lực là một điều
kiện thuận lợi cho quá trình CNH, HĐH ở nước ta nói chung và Quảng Ninh nói
riêng. Quảng Ninh là một trong những tỉnh có lực lượng lao động khá dồi dào, thu
hút nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước.
Thực trạng chất lượng nguồn nhân lực: Là một tỉnh đất rộng, người
đông nhưng chất lượng nguồn nhân lực không cao như: năng suất lao động
thấp, trình độ tay nghề lao động còn kém, lao động chưa qua đào tạo không có
trình độ chuyên môn kĩ thuật còn chiếm tỷ trọng cao nên không tạo điều kiện
thuận lợi phát triển kinh tế - xã hội.
Do đó, xây dựng và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đảm bảo cho sự
phát triển trong những năm đầu tái lập tỉnh trở thành vấn đề gay gắt, nổi cộm
được Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh quan tâm chỉ đạo
1.2. Chủ trương của Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh về xây dựng, phát triển
nguồn nhân lực giai đoạn 1996 – 2001.
1.2.1 Yêu cầu của thời kỳ mới và chủ trương của Đảng Cộng sản Việt Nam
về xây dựng, phát triển nguồn nhân lực.
Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng đã khẳng định

“Nâng cao dân trí, bồi dưỡng và phát huy nguồn lực to lớn của con người Việt Nam
là nhân tố quyết định thắng lợi của công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa” .
Chăm lo, phát triển nguồn lực con người là một định hướng lớn trong chiến lược
phát triển đất nước được đề cập đến trong Báo cáo của Ban Chấp hành Trung ương
Đảng tại Đại hội VIII (6-1996), trong đó đặc biệt nhấn mạnh đến các phương
hướng phát triển trí tuệ, thể chất của con người Việt Nam.
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX (2001) của Đảng cũng đã đề ra mục
tiêu: “Đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển; nâng cao rõ rệt đời sống vật
chất, văn hoá, tinh thần của nhân dân; tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ
bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Nguồn lực con người,
năng lực khoa học và công nghệ, kết cấu hạ tầng, tiềm lực kinh tế, quốc phòng,
an ninh được tăng cường; thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
được hình thành về cơ bản; vị thế của nước ta trên trường quốc tế được nâng
17
cao”.
1.2.2. Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh quán triệt, vận dụng chủ trương của Đảng
về xây dựng, phát triển nguồn nhân vào điều kiện địa phương trong những năm
1996 - 2001
Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh đã tiến hành Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Quảng
Ninh lần thứ X (5-1996). Đại hội đề ra phương hướng, nhiệm vụ, mục tiêu phát
triển kinh tế - xã hội đến năm 2000: "Phát huy những thành tích đạt được, tiếp tục
khai thác mọi tiềm năng thế mạnh của địa phương, đẩy mạnh công cuộc đổi mới
toàn diện theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Tranh thủ thời cơ, mở rộng quan hệ
hợp tác trong và ngoài nước, đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa,
chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp và du lịch, phát triển và tăng
cường nguồn lực kinh tế, đi đôi với giải quyết những vấn đề bức xúc về xã hội; đổi
mới và hoàn thiện quan hệ sản xuất, tăng cường nguồn lực kinh tế, đi đôi với giải
quyết những vấn đề bức xúc về xã hội; đổi mới và hoàn thiện quan hệ sản xuất, tăng
cường công tác quản lý và hoàn thiện quan hệ sản xuất, tăng cường công tác quản lý
của các cấp chính quyền về kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh quốc phòng, giữ vững

ổn định chính trị, từng bước nâng cao đời sống nhân dân và tạo điều kiện cho bước
phát triển sau những năm 2000", trong đó mục tiêu về phát triển nguồn nhân lực là:
“Lấy việc phát huy nguồn lực con người làm yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh
và bền vững, do đó phải giải quyết đồng bộ mối quan hệ giữa giáo dục - đào tạo và
sử dụng tạo việc làm. Phấn đấu đến năm 2000 có 18% số lao động được đào tạo và
đào tạo lại”.
1.3. Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh chỉ đạo xây dựng nguồn nhân lực 1996
-2001.
Trong 5 năm, từ năm 1996 đến năm 2001 thực hiện sự chỉ đạo của Tỉnh ủy,
cụ thể hóa những quyết định, đề án Tỉnh ủy đề ra, UBND Tỉnh cùng các ban,
ngành, đoàn thể trong Tỉnh tiến hành nhiều hoạt động thiết thực như nhằm xây
dựng và phát triển NNL của Tỉnh.
Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ X đã đề ra mục tiêu là phải: “coi
trọng chiến lược giáo dục và đào tạo, tích cực lựa chọn bồi dưỡng nhân tài. Thanh
toán nạn mù chữ và chống tái mù chữ cho những người trong độ tuổi”. Đại hội cũng
18
đề ra nhiệm vụ cho ngành giáo dục và đào tạo tỉnh trong nhiệm kỳ tới là phải nâng
cao hơn nữa chất lượng giáo dục toàn diện.
Tính đến trước năm 2001 công tác giáo dục và đào tạo Quảng Ninh đã đạt
được một số kết quả quan trọng nổi bật là:
- Mạng lưới trường lớp và quy mô các bậc học, cấp học, nghành học bước
đầu được mở rộng, chất lượng giáo dục và đào tạo được nâng lên.
- Mặt bằng dân trí của tỉnh được nâng lên
- Tỉnh còn có chính sách phát triển hệ thống cơ sở đào tạo, dạy nghề, xây
dựng cơ sở vật chất cho dạy nghề, số lao động qua đào tạo ngày càng được nâng
lên.
- Mạng lưới y tế từ tỉnh xuống cơ sở được củng cố ngày càng đáp
ứng nhu cầu khám, chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe của nhân dân
Tuy nhiên, đến trước năm 2001, giáo dục và đào tạo Quảng Ninh vẫn còn bộc
lộ một số hạn chế, bất cập cần tập trung khắc phục, đó là:

Mạng lưới trường lớp và quy mô giáo dục có sự phát triển, song giữa quy mô
và các điều kiện đội ngũ, cơ sở vật chất, thiết bị, giữa quy mô và chất lượng còn
chưa cân đối. Hệ thống các trường nghề, các trung tâm ngoại ngữ, tin học, các trung
tâm giáo dục nghề nghiệp của tỉnh còn rầt mỏng quy mô các Trung tâm giáo dục
thường xuyên còn quá nhỏ, chưa đáp ứng được yêu cầu giáo dục nghề nghiệp. Việc
phân luồng học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở và trung học phổ thông còn hạn chế.
Tỉnh chưa có Trung tâm kỹ thuật tổng hợp hướng nghiệp dạy nghề và chưa hình
thành mạng lưới Trung tâm giáo dục cộng đồng nên rất khó khăn cho việc đáp ứng
nhu cầu của xã hội học tập.
Chất lượng giáo dục và đào tạo chưa cao, chưa quan tâm đúng mức đến công
tác đào tạo nhân lực, bồi dưỡng, sử dụng nhân tài. Chất lượng giáo dục đại trà của
học sinh ở các cấp học ngành học, bậc học chưa đồng đều, giáo dục mũi nhọn chưa
được quan tâm đúng mức.
Thực trạng đó đòi hỏi cấp ủy đảng, chính quyền phải có chủ trương, giải pháp
chiến lược phát triển giáo dục và đào tạo đáp ứng nhu cầu xây dựng nguồn nhân lực
cho nhu cầu xây dựng, phát triển của tỉnh trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất
nước.
19
Tiểu kết chương 1
Quán triệt sâu sắc chủ trương đường lối của Đảng và Nhà nước, vận dụng
vào điều kiện thực tiễn của địa phương, Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh đã đề ra
những chủ trương và biện pháp phát triển kinh tế - xã hội có hiệu quả, phát huy
được tổng hợp các nguồn lực tạo ra sức mạnh cho phát triển. Trong đó vấn đề
phát triển nguồn nhân lực được Đảng bộ Tỉnh chú trọng, đây là vấn đề cơ bản
để mang lại những thành công trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
20
Chương 2
ĐẢNG BỘ QUẢNG NINH LÃNH ĐẠO XÂY DỰNG
VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC ( 2001 – 2011 )
2.1. Yêu cầu mới đặt ra yêu cầu trong xây dựng, phát triển nguồn nhân

lực ở Quảng Ninh.
2.1.1. Sự chuyển biến của tình hình thế giới
Trong những năm đầu thế kỷ XXI, trên thế giới, hòa bình hợp tác và phát
triển vẫn là xu thế lớn, cuộc cách mạng khoa học và công nghệ tiếp tục diễn ra với
những bước tiến nhảy vọt mang tính đột phá. Khoa học và công nghệ trở thành lực
lượng sản xuất trực tiếp tác động tới tất cả các lĩnh vực, làm biến đổi nhanh chóng
và sâu sắc đời sống vật chất và tinh thần của xã hội. Sự phát triển mạnh mẽ của
khoa học và công nghệ, sự phát triển năng động của các nền kinh tế, quá trình hội
nhập và toàn cầu hóa đang làm cho việc rút ngắn khoảng cách về trình độ phát triển
giữa các nước trở nên hiện thực hơn và nhanh hơn.
Trong bối cảnh đó, tất cả các quốc gia, từ những nước phát triển đến những
nước đang phát triển đều nhận thức được vị trí, vai trò hàng đầu của giáo dục và
đào tạo, đều phải đổi mới giáo dục và đào tạo để có thể đáp ứng một cách năng
động hơn, hiệu quả hơn, trực tiếp hơn những nhu cầu của sự phát triển kinh tế- xã
hội đất nước và hội nhập quốc tế.
Nhiều vấn đề toàn cầu bức xúc đòi hỏi các quốc gia, các tổ chức phối hợp để
giải quyết. Một trong những nguyên nhân để khẳng định vị thế mình trên trường
quốc tế đó là chất lượng nguồn nhân lực. Ở những nước phát triển như Mỹ, Nhật
Bản, Đức
,…
đều coi trọng giáo dục, lấy phát triển giáo dục đào tạo là trung tâm của
phát triển nguồn nhân lực.
2.1.2. Chuyển biến của tình hình kinh tế xã hội trong nước và ở Quảng Ninh.
Việt Nam nằm trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, là khu vực phát
triển năng động và sáng tạo. Việt nam có nhiều điều kiện khi tham gia phát triển
kinh tế, nhưng cũng có nhiều thách thức. Muốn đứng vững được trên trường
quốc tế, Việt Nam phải tập trung vào việc phát triển kinh tế, trong đó cần phải
nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
Xuất phát từ tình hình thế giới và yêu cầu phát triển đất nước trong thời kỳ
mới, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng (2001) đã xác định mục tiêu

21
của đất nước là: “Đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, nâng cao rõ rệt đời
sống vật chất và tinh thần của nhân dân, tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ
bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại” và “con đường công
nghiệp hóa, hiện đại hóa của nước ta cần và có thể rút ngắn thời gian so với các
nước đi trước, vừa có những bước tuần tự, vừa có bước nhảy vọt” để đi tắt đón đầu
từ một nước kém phát triển thì vai trò của giáo dục và đào tạo và khoa học công
nghệ lại càng có tính quyết định. Chính vì lẽ đó, Đảng và Nhà nước luôn khẳng
định cùng với khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu,
đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển.
Đối với Quảng Ninh, bối cảnh trong nước và quốc tế đem đến cho tỉnh nhiều
cơ hội mới, song cũng phải đối đầu với nhiều thách thức lớn, gay gắt hơn trước.
Do vậy, nhiệm vụ quan trọng nhất của tỉnh trong điều kiện đất nước tham gia hội
nhập kinh tế quốc tế là phải nhanh chóng nâng cao sức cạnh tranh. Muốn làm
được điều đó cần phải nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đào tạo lại nguồn lao
động, điều chỉnh các thể chế cho phù hợp với thông lệ quốc tế, từ đó mới nâng
cao được vị thế của tỉnh phục vụ cho sự nghiệp CNH, HĐH đất nước.
2.1.3. Chủ trương của Đảng Cộng sản Việt Nam xây dựng, phát triển nguồn
nhân lực trong thời kỳ tiếp tục đẩy mạnh CNH, HĐH
Ngày 02-11-2005 Chính phủ đã ban hành Nghị quyết về “Đổi mới cơ bản và
toàn diện giáo dục đại học Việt Nam giai đoạn 2006-2010” với những mục tiêu:
- Hoàn chỉnh mạng lưới các cơ sở giáo dục đại học trên phạm vi toàn
quốc, có sự phân tầng về chức năng, nhiệm vụ đào tạo, bảo đảm hợp lý cơ cấu
trình độ, cơ cấu ngành nghề, cơ cấu vùng miền, phù hợp với chủ trương xã hội
hoá giáo dục và quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của cả nước và của
các địa phương.
- Phát triển các chương trình giáo dục đại học theo định hướng nghiên cứu
và định hướng nghề nghiệp - ứng dụng
- Mở rộng quy mô đào tạo
- Xây dựng đội ngũ giảng viên và cán bộ quản lý giáo dục đại học đủ về số

lượng, có phẩm chất đạo đức và lương tâm nghề nghiệp, có trình độ chuyên môn
cao, phong cách giảng dạy và quản lý tiên tiến
- Nâng cao rõ rệt quy mô và hiệu quả hoạt động khoa học và công nghệ
22
trong các cơ sở giáo dục đại học.
2.2. Chủ trương của Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh về xây dựng, phát triển
nguồn nhân lực giai đoạn 2001-2011.
Đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh lần thứ XI (2001) xác định mục tiêu cơ bản
đến năm 2005 là:
“ Phát huy cao nhất nỗ lực của Đảng bộ và nhân dân các dân tộc trong tỉnh,
vượt qua khó khăn thử thách để tiếp tục công cuộc đổi mới, đẩy mạnh sự nghiệp
công nghiệp hóa, hiện đại hóa; giữ vững sự tăng trưởng cao về kinh tế; tăng cường
cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội; phát triển các ngành các lĩnh vực, các sản phẩm có lợi
thế và sức cạnh tranh; nâng cao năng lực và hiệu quả giáo dục - đào tạo, khoa học -
công nghệ; coi trọng phát huy nhân tố con người, chăm lo giải quyết các vấn đề bức
xúc về việc làm, xóa đói, giảm nghèo, tai nạn, tệ nạn xã hội; từng bước cải thiện,
nâng cao đời sống nhân dân; giữ vững ổn định chính trị; bảo đảm quốc phòng an
ninh, tạo tiền đề cần thiết cho giai đoạn phát triển tiếp theo của tỉnh”
So với cả nước Quảng Ninh là một tỉnh mặt bằng dân trí chưa cao. Việc xây
dựng chiến lược phát triển giáo dục và đào tạo của tỉnh Quảng Ninh được xác định
cần quán triệt theo tinh thần phục vụ đắc lực cho yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội
của tỉnh, giải quyết được những tồn tại, hạn chế trong giáo dục, từng bước hội nhập
với giáo dục của các nước trong khu vực và quốc tế. vấn đề trên đặt ra cho giáo dục
và đào tạo Quảng Ninh trong những năm 2001-2005, đó là: giáo dục chuyển từ một
hệ thống khép kín sang một hệ thống mở với cộng đồng xã hội và phải gắn bó chặt
chẽ với phát triển kinh tế- xã hội. Việc đầu tư cho giáo dục và đào tạo từ chỗ chỉ
được xem là phúc lợi xã hội thì nay phải được xác định là đầu tư cho phát triển kinh
tế- xã hội. Giáo dục và đào tạo phải đáp ứng yêu cầu của nguồn nhân lực cả về số
lượng và chất lượng phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh. Do
đó, quy mô giáo dục cần xác định rõ: ổn định quy mô giáo dục phổ thông, mở rộng

quy mô giáo dục nghề nghiệp theo hướng vừa đào tạo mới nguồn nhân lực, đáp ứng
yêu cầu của sự hình thành các khu công nghiệp tập trung, vừa bồi dưỡng nâng cao
trình độ đội ngũ lao động hiện có mạng lưới trường lớp phải được quy hoạch cụ thể,
nhanh chóng mở rộng mạng lưới các trung tâm hướng nghiệp, dạy nghề, các trung
tâm đào tạo và bồi dưỡng nghề cho người lao động nhằm đáp ứng yêu cầu học tập
của xã hội. Các trung tâm phải được trang bị đầy đủ về cơ sở vật chất và đội ngũ.
23
Về chất lượng đào tạo, phải hết sức coi trọng chất lượng văn hóa, chất lượng thực
tiễn, thực hành, chất lượng ngoại ngữ, tin học cho người học. Đẩy mạnh giáo dục
truyền thống, giáo dục đạo đức pháp luật, đẩy mạnh các hoạt động khuyến học để
toàn xã hội cùng tham gia xây dựng và phát triển sự nghiệp giáo dục. Củng cố kết
quả công tác phổ cập giáo dục tiểu học, từng bước chỉ đạo phổ cập giáo dục bậc
trung học. Tập trung chỉ đạo thực hiện thành công đổi mới chương trình giáo dục
phổ thông nhằm đổi mới căn bản việc dạy của thầy, việc học của trò; đổi mới căn
bản điều kiện dạy học từ đội ngũ đến cơ sở trường lớp, thiết bị Đây không chỉ là
công việc của ngành giáo dục, mà đòi hỏi phải có sự tham gia, phối hợp của tất cả
các cấp, các ngành, sự nỗ lực phấn đấu của toàn Đảng bộ và nhân dân tỉnh nhà. Từ
đó đòi hỏi Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh cần bám sát đường lối, chủ trương của Đảng
về phát triển giáo dục và đào tạo, đánh giá chính xác những diễn biến của bối cảnh
trong nước và quốc tế, cũng

như thời cơ và thách thức tác động tới giáo dục và đào
tạo, gắn liền với đặc điểm tình hình cụ thể của tỉnh để có chủ trương, chiến lược
phát triển giáo dục và đào tạo, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu kinh tế- xã
hội của tỉnh.
2.3. Sự chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh về xây dựng và phát triển nguồn nhân
lực giai đoạn 2001-2011
Trong giai đoạn 2001 – 2011, Đảng bộ tỉnh đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo cụ
thể hoá 3 khâu đột phá chiến lược, trong đó chú trọng việc gắn kết giữa phát triển
nguồn nhân lực với ứng dụng KHCN, là trọng tâm được Đại hội XI của Đảng xác

định trong khâu đột phá thứ hai để phát triển KT-XH.
Nhận thức rõ tầm quan trọng của các nhiệm vụ nêu trên, trong quá trình thực
hiện 3 đột phá chiến lược, Tỉnh uỷ đặc biệt quan tâm đến khâu đột phá thứ hai. Để
triển khai hiệu quả việc phát triển nguồn nhân lực và ứng dụng KHCN, Tỉnh uỷ đã
ban hành các Nghị quyết về “Phát triển KH&CN tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2011-
2015, định hướng đến năm 2020”; về “Cải cách hành chính và phát triển nguồn
nhân lực chất lượng cao đến năm 2020, tầm nhìn 2030”. Đây là 2 trong số 5 nghị
quyết chuyên đề mà Tỉnh uỷ đã ban hành từ đầu nhiệm kỳ đến nay.
Để phát triển nguồn nhân lực, Tỉnh uỷ đã tập trung chỉ đạo thực hiện các giải
pháp tổng thể tạo sự đột phá về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Cụ thể, Tỉnh
uỷ chỉ đạo mở rộng quy mô trường, lớp gắn với nâng cao chất lượng giáo dục toàn
24
diện; đẩy nhanh tiến độ xây dựng các trường nghề, trung tâm đào tạo nghề; các
trường cao đẳng, trung tâm dạy nghề tại Móng Cái, Hoành Bồ, Đông Triều, Vân
Đồn… Cùng với đó là chỉ đạo xây dựng Đề án thành lập trường đại học đa ngành
Quảng Ninh. Đề án này đã được Bộ Chính trị đồng ý và đang triển khai các bước
tiếp theo. Đồng thời, tỉnh cũng đang tiếp tục đẩy mạnh liên kết với các trường đại
học lớn, có uy tín trong nước để mở phân hiệu đào tạo, bồi dưỡng cán bộ tại tỉnh.
Thực hiện chủ trương ưu tiên ngân sách cho GD-ĐT, 3 năm gần đây bình quân mỗi
năm tỉnh dành 30,6% tổng chi ngân sách thường xuyên của tỉnh cho lĩnh vực này,
cao hơn nhiều so với quy định của Quốc hội là không dưới 20%. Đặc biệt, để nâng
cao chất lượng nguồn nhân lực, tỉnh đã chỉ đạo xây dựng và triển khai Đề án đào
tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý, công chức, viên chức ở nước ngoài bằng
ngân sách tỉnh.
Để phát triển nguồn nhân lực, Tỉnh uỷ đã tập trung chỉ đạo thực hiện các giải
pháp tổng thể tạo sự đột phá về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Cụ thể, Tỉnh
uỷ chỉ đạo mở rộng quy mô trường, lớp gắn với nâng cao chất lượng giáo dục toàn
diện; đẩy nhanh tiến độ xây dựng các trường nghề, trung tâm đào tạo nghề; các
trường cao đẳng, trung tâm dạy nghề tại Móng Cái, Hoành Bồ, Đông Triều, Vân
Đồn… Cùng với đó là chỉ đạo xây dựng Đề án thành lập trường đại học đa ngành

Quảng Ninh. Đề án này đã được Bộ Chính trị đồng ý và đang triển khai các bước
tiếp theo. Đồng thời, tỉnh cũng đang tiếp tục đẩy mạnh liên kết với các trường đại
học lớn, có uy tín trong nước để mở phân hiệu đào tạo, bồi dưỡng cán bộ tại tỉnh.
Thực hiện chủ trương ưu tiên ngân sách cho GD-ĐT, 3 năm gần đây bình quân mỗi
năm tỉnh dành 30,6% tổng chi ngân sách thường xuyên của tỉnh cho lĩnh vực này,
cao hơn nhiều so với quy định của Quốc hội là không dưới 20%. Đặc biệt, để nâng
cao chất lượng nguồn nhân lực, tỉnh đã chỉ đạo xây dựng và triển khai Đề án đào
tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý, công chức, viên chức ở nước ngoài bằng
ngân sách tỉnh.
Tỉnh Quảng Ninh cũng xác định: Việc xây dựng quy hoạch nguồn nhân lực
phải ưu tiên tập trung cho các ngành công nghiệp, thương mại, dịch vụ, sản xuất
nông, lâm, ngư nghiệp với hàm lượng khoa học công nghệ cao trong sản phẩm,
những ngành kinh tế biển có lợi thế. Đối với công nghiệp, cần quan tâm đào tạo đội
25

×