Tải bản đầy đủ (.docx) (25 trang)

tiểu luận môn phát triển cộng đồng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (569.31 KB, 25 trang )

A.LỜI MỞ ĐẦU
Ngày nay, cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường , làn sóng
toàn cầu hoá đang lan nhanh đã dẫn đến một sự đua tranh vì sự tăng trưởng và
phát triển kinh tế. Chính vì vậy nền kinh tế nước ta đã đạt tốc độ tăng trưởng
nhanh chóng, nhưng bên cạnh đó nó cũng tạo ra hố ngăn giữa các vùng miền,
các tầng lớp trong xã hội ngày càng sâu. Vì vậy phát triển cộng đồng được đánh
giá là một trong những hoạt động có khả năng giải quyết được những vấn đề
của sự phát triển xã hội và những thách thức mà các cộng đồng gặp phải khá
hiệu quả, bởi hơn ai hết nó nhấn mạnh đến sự tham gia của chính cộng đồng
,những người trong cuộc vào quá trình cải thiện đời sống cho chính cộng đồng
mình.
Trong những năm gần đây, các tổ chức xã hội trong và ngoài nước đã có
nhiều chương trình hoạt động phát triển cộng đồng với mục tiêu nhằm tạo ra
nhiều cơ hội cho người dân được tiếp cận được với những nguồn lực hỗ trợ ,
giúp cộng đồng khơi dậy tiềm năng và từng bước giải quyết khó khăn trong
cộng đồng .

1


B.NỘI DUNG
I.Cơ sở lý luận
1.Giới thiệu vấn đề
Môi trường có tầm quan trọng đặc biệt đối với đời sống con người, sinh
vật và sự phát triển kinh tế-xã hội của một đất nước.Môi trường hiện nay đang
bị suy thoái và bị ô nhiễm nghiêm trọng , nó trở thành một vấn đề có tính chất
toàn cầu. Vì vậy bảo về mội trường là trách nhiệm của chính quyền các cấp, các
cơ quan Nhà nước , các tổ chức kinh tế xã hội và từng cá nhân nhằm bảo vệ sức
khỏe,đảm bảo quyền con người được sống trong một môi trường trong lành
hạnh phúc phục vụ sự phát triển bền vững, góp phần bảo vệ môi trường.
Nước ta với diện tích ¾ là đồi núi,với hai đồng bằng lớn là đồng bằng


sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long.Với khoảng 80% dân số sống ở nông
thôn và khoảng 74,6% lực lượng lao động làm nông nghiệp.Có thể nói nông
nghiệp nông thôn là bộ phận quan trọng trong nền kinh tế quốc dân của Việt
Nam. Nông nghiệp đảm bảo vững chắc an ninh lương thực quốc gia, cung cấp
nguyên liệu cho công nghiệp, xuất khẩu nông sản đem lại nguồn ngoại tệ lớn
cho nền kinh tế; tạo việc làm và thu nhập cho đa số người dân.
Đảng, Nhà nước ta luôn quan tâm tới vấn đề phát triển nông nghiệp,
nông thôn, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nông dân, và coi đó
nhiệm vụ chiến lược, là cơ sở để đảm bảo ổn định tình hình chính trị - xã hội, sự
phát triển hài hoà và bền vững theo định hướng xã hội chủ nghĩa của đất nước.
Chính nhờ được sự quan tâm chỉ đạo của Đảng, Nhà nước mà trong những năm
qua ngành nông nghiệp và nông thôn đã gặt hái được nhiều thành tựu hết sức
đáng mừng. Nông nghiệp Việt Nam không những đảm bảo tự cung tự cấp mà
còn trở thành một cường quốc trên thế giới trong lĩnh vực xuất khẩu nông sản.
Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu to lớn đó ngành nông nghiệp Việt
Nam cũng còn có một số mặt hạn chế,đặc biệt là vấn đề rác thải nông nghiệp
chưa được xử lý, gây nguy hại cho môu trường.
2.Bối cảnh chung
Xã Xuân Tân là một xã nông nghiêp, lại cách xa trung tâm huyện, là một
trong những xã khó khăn nhất của huyện Xuân Trường,gồm có 3 thôn với hơn
1000 hộ dân.Đây là một xã thường xuyên chịu nhiều thiên tai như lũ lụt, giao
thông trong xã đi lại còn khó khăn .
2.1.Vị trí địa lý

2


Phía tây giáp xã Xuân Đài
Phía đông giáp sông Hồng và huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình
Phía bắc giáp xã Xuân Thành

Phía nam giáp thị trấn Ngô Đồng và xã Xuân Phú.
2.2.Địa hình
Xã Xuân Tân có địa hình bằng phẳng, trũng thấp nên vào mùa mưa
thường xuyên xảy ra ngập úng.
2.3.Sông ngòi
Xã nằm bên bờ sông Hồng nên đất đai mằu mỡ được bồi đắp thường
xuyên.Đây chính là nguồn cung cấp nước tưới chính cho xã.
2.4.Kinh tế
Xuân Tân là một xã nghèo trong huyện, đại bộ phận người dân làm nông
nghiệp. Một phần nhỏ diện tích bãi bồi sông Hồng được dùng để trồng dâu,
trồng đay và trồng hoa màu.
2.5.Dân số,diện tích
Diện tích toàn xã là 5,9 km2
Dân số: Hơn 1000 dân
2.6.Giao thông
Toàn xã chỉ có đường giao thông liên thôn, liên xã và tỉnh lộ 489 chạy qua.
3.Lý do chọn đề tài
Xuân Tân là một xã nghèo của huyện Xuân Trường, chịu nhiều thiên tai
của thiên nhiên, lại là vùng đất trũng cứ màu mưa về là ngập úng,giao thông đi
lại khó khăn,trong thôn phần lớn đều làm nông nghiệp nên tình hình phát triển
kinh tế của xã rất khó khăn, hơn 50% hộ dân trong xã là hộ nghèo và cận
nghèo.Do phần lớn dân trong xã sản xuất nông nghiệp mà trong xã không có đội
tự quản môi trường hay các bãi rác tập trung,công tác thu gom còn manh
mún,lạc hậu,thô sơ ,không đáp ứng được yêu cầu kỹ thuật, vệ sinh an toàn nên
môi trường trong xã bị ô nhiễm nghiêm trọng.Đặc biệt là rác thải nông nghiệp
như vỏ thuốc trừ sâu, bao bì phân bón..., không được thu gom đã ảnh xấu đến
môi trường sống và nguồn nước sinh hoạt dẫn đến một số căn bệnh như ung
thư, các bệnh đường ruột,viêm da...
3



Đó chính là lý do em chọn giải quyết vấn đề rác thải nông nghiệp cho
người dân xã Xuân Tân để làm đề tài tiểu luận phát triển cộng đồng của mình.
4.Các khái niệm liên quan
4.1.Cộng đồng
Cộng đồng là tập hợp nhiều người/nhóm người có sức bền cố kết cao dựa
trên việc chia sẻ những đặc điểm chung như yếu tố địa vực, giá trị, lợi ích, quan
điểm, tín ngưỡng, tôn giáo ... cộng đồng thường có những quy tắc , cách ứng xử
chung và luật lệ dựa trên sự đồng thuận về ý chí, tình cảm, niềm tin, và ý thức
cộng đồng. Nhờ đó các thành viên trong cộng đồng cảm thấy có sự liên kết chặt
chẽ với các thành viên trong cộng đồng.
4.2.Phát triển cộng đồng
Phát triển cộng đồng là một chuỗi những hoạt động tác động tích cực lên
một cộng đồng dân cư nhằm giúp cộng đồng nhận thức ra vấn đề của mình, phát
huy khả năng, huy động nguồn lực bên trong và bên ngoài để tiến tới tự lực, tự
thay đổi và vận động theo chiều hướng đi lên về chất lượng cuộc sống.
4.3.Dự án phát triển cộng đồng
Dự án phát triển cộng đồng là một loại dự án hướng tới đối tượng là cộng
đồng (cộng đồng địa danh hoặc cộng đồng chức năng), với mục đích cuối cùng
là tạo ra những chuyển biến xã hội trong cộng đồng. Đây là một kế hoạch hành
động có sự phối hợp của nhiều lực lượng xã hội bên trong và bên ngoài cộng
đồng vì mục tiêu phát triển, huy động các loại tài nguyên, nguồn lực, phân bổ
nguồn lực một cách hợp lý.
4.4.Chất thải nông nghiệp
Chất thải nông nghiệp là chất thải phát sinh từ các hoạt động sản xuất
nông nghiệp như: trồng trọt, thu hoạch, bảo quản và sơ chế nông sản.
4.5.Tổ chức cộng đồng
Tổ chức cộng đồng được hiểu là một tiến trình mà ở đó người dân được
tập hợp lại để cùng thực hiện những công việc vì lợi ích chung của cộng
đồng.Tổ chức cộng đồng không chỉ đơn thuần giải quyết một vấn đề nào đó.Ở

đây mục đích cuối cùng của tổ chức sẽ hướng tới việc xây dựng mối quan hệ,
tạo ra sức mạnh, phát triển tính lãnh đạo, đề ra các chiến lược và huy động
nguồn lực nhằm nâng cao năng lực và trao quyền cho người dân trong cộng
đồng để mang lại sự bình đẳng , ấm no và hạnh phúc cho mọi người.

4


4.6.Tác viên cộng đồng
Tác viên cộng đồng là người có bằng cấp và chuyên môn thông qua các
khóa đào tạo và thực hành chuyên nghiệp.Tác viên cộng đồng có kiến thức, kỹ
năng và hệ giá trị nền tảng để có đủ năng lực làm việc với các cơ quan tổ chức
xã hội của chính phủ và phi chính phủ nhằm duy trì và nâng cao chức năng xã
hội của cá nhân, gia đình, nhóm xã hội và của cộng đồng .
II.Cơ sở thực tiễn
1.Thực trạng về vấn đề chất thải nông nghiệp của người dân xã Xuân Tân
Theo báo cáo diễn biến môi trường của Phòng tài nguyên môi trường
huyện Xuân Trường(2004), rác thải nông nghiệp tại xã Xuân Tân ước tính là
0,3kg/người/ngày và có xu hướng tăng dần theo từng năm. Trên thực tế, rác thải
hiện nay đang là vấn đề bức xúc, nhiều gia đình đã phản ánh không biết đổ rác ở
đâu, nên buộc phải vứt ở đường, xuống ao, hồ, sông ngòi, mương máng.Lượng
rác này tập chung nhiều gây ô nhiễm môi trường trầm trọng, ách tắc dòng chảy,
ảnh hưởng tới chất lượng nguồn nước, chất lượng cuộc sống của người dân.

Các hoạt động sản xuất nông nghiệp mỗi năm phát sinh một lượng lớn
chất ô nhiễm.Các chất tồn dư thuốc bảo vệ thực vật độc hại và các loại bao bì,
lọ chứa thuốc trừ sâu ra thải ra ngoài môi trường. Nhiều loại thuốc trừ sâu có
độc tính cao, bị cấm nhưng vẫn được nhập lậu.Theo số liệu chưa kiểm định của
2 cơ sở chuyên bán thuốc bảo về thực vật tại xã Xuân Tân là tính từ đầu năm họ
đã bán được 1000 lọ thuốc bảo về thực vật các loại và hàng trăm tạ phân bón

hóa học, tất cả số lượng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật đó đều không rõ
nguồn gốc xuất xứ .Hiện nay,lượng thuốc trừ sâu được sử dụng nhiều nhất là ở
đồng bằng sông Cửu Long. Ngoài ra còn có khoảng 37000 tấn hóa chất dùng
trong nông nghiệp đang lưu trữ chờ xử lí.Việc sử dụng thuốc trừ sâu, phân bón

5


hóa học, còn tùy tiện, không tuân thủ theo các yêu cầu kỹ thuật,nhãn mác ,
không đảm bảo thời gian cách ly với từng loại thuốc. Một lượng lớn thuốc bảo
vệ thực vật tồn động tại các kho cũ, hết niên hạn sử dụng còn nằm rải rác tại các
tỉnh thành trên cả nước .Hơn nữa việc bảo quản thuốc bảo vệ thực vật chưa
đúng quy định, không có nơi bảo quản riêng nhiều hộ nông dân để thuốc bảo vệ
thực vật trong nhà, trong bếp....Đặc biệt,phần lớn hộ nông dân đều chưa có kỹ
thuật sử dụng thuốc bảo về thực vật, sử dụng xong vứt bừa bãi, lung tung,phun
quá liều lượng cho phép làm cho dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong nông sản
cao quá mức cho phép,thuốc thừa ngấm vào lòng đất làm chết các sinh vật có
lợi cho đất làm đất nhanh bạc mằu, ngấm vào nguồn nước ngầm làm ô nhiễm
nguồn nước sinh hoạt, gây nguy hại tới sức khỏe .
2.Các giải pháp đối với vấn đề chất thải nông nghiệp của người dân xã
Xuân Tân
2.1.Thu gom,phân loại và vận chuyển
Chất thải nông nghiệp cần căn cứ vào nguồn gốc phát sinh, căn cứ vào
tính chất nguy hại của chất thải, căn cứ vào mục đích sử dụng lại và các biện
pháp xử lý chúng.Việc thu gom chất thải nông nghiệp được phân loại làm 2
nguồn chính: chất thải hữu cơ và chất thải vô cơ.

6



Cần phải phân loại chất thải ngay tại nguồn phát sinh vì căn cứ vào mục
đích sử dụng để có biện pháp thu gom thích hợp.
+) Thành phần chất thải có giá trị nhiệt như rơm, trấu, cành que củi khô...sử
dụng cho mục đích đun nấu
+) Thành phần chất thải có giá trị dinh dưỡng cao,dễ phân hủy có thể sử dụng
làm các chế phẩm sinh học, khí đốt biogas ,phân bón sinh học
Trong quá trình thu gom, phân loại, vận chuyển cần tránh làm rơi vãi,
không lấn chiếm vỉa hè, lòng đường , đặc biệt chú ý vệ sinh sạch sẽ nơi thu
gom, phân loại, vận chuyển để tránh tạo ra các ổ dịch bệnh phát sinh và nơi cư
trú của các sinh vật có hại.
2.2.Xử lí chất thải nông nghiệp
Xử lí chất thải nông nghiệp được chia làm 3 phương pháp: xử lí bằng
phương pháp sinh học, xử lí phương pháp đốt, xử lí bằng phương pháp chôn lấp
-

Xử lí bằng phương pháp sinh học:

+) Quá trình ủ chất thải hưu cơ dễ phân hủy tạo ra phân sinh học là phương
pháp truyền thống, được áp dụng phổ biến và có hiệu quả ở các nước phát triển
trong đó có Việt Nam. Các phụ phế phẩm trong quá trình sản xuất nông nghiệp
chứa các thành phần hữu cơ có khả năng phân hủy sinh học tốt.
+) Quá trình ủ sinh học bằng hầm biogas là phương pháp đem lại hiệu quả cao
và cải thiện đáng kể môi trường nông thôn: rác hữu cơ khi phân hủy tạo ra khí
đốt cho gia đình, cung cấp nguồn phân hữu cơ an toàn để bón ruộng; nước thải
túi ủ biogas dùng để nuôi cá, làm nước tưới dinh dưỡng cho cây trồng .
+) Ưu điểm:
Chi phí đầu tư ban đầu thấp. Sản phẩm phân hủy có thể kết hợp xử lý với phân
hầm cầu và phân gia súc.
7



Cho phân hữu cơ có hàm lượng dinh dưỡng cao.
Đặc biệt là thu hồi được CH4 làm nguồn cung cấp nhiệt cho các nhu cầu
đun nấu, thiêu đốt…
+) Nhược điểm:
Thời gian phân hủy lâu hơn hiếu khí (4-12 tháng).
Các khí sinh ra từ quá trình phân hủy kị khí: H2S, NH3 gây ra nhiều mùi hôi
khó chịu.
Các vi khuẩn gây bệnh luôn tồn tại với quá trình phân hủy vì nhiệt độ phân hủy
thấp
- Xử lí bằng phương pháp đốt: Là quá trình sử dụng nhiệt để chuyển hóa
chất thải từ dạng rắn sang dạng lỏng, khí, tro... đồng thời giải phóng năng
lượng dưới dạng nhiệt

+) Ưu điểm:
Phân hủy hoàn toàn các chất ô nhiễm cháy được khi thiết bị thiêu đốt được thiết
kế và vận hành đúng quy cách.
Khả năng thích ứng của thiết bị đối với sự thay đổi vừa phải của lưu lượng khí
thải cũng như nồng độ chất ô nhiễm trong khí thải.
Hiệu quả xử lý cao đối với những chất ô nhiễm đặc biệt mà các biện pháp xử lý
khác không có hiệu quả hoặc hiệu quả thấp.
Không có sự suy giảm đáng kể nào về mặt chất lượng hoạt động của thiết bị.
Không cần hoàn nguyên như các phương pháp xử lý khí thải khác như hấp thụ
và hấp thu.
Có khả năng thu hồi, tận dụng được nhiệt thải ra trong quá trình thiêu đốt.
+) Nhược điểm:
Xử lý khí thải bằng phương pháp nhiệt chi phí đầu tư thiết bị và vận hành tương
đối lớn.
Làm phức tạp thêm vấn đề gây ô nhiễm không khí khi trong khí thải đầu vào có
chứa các hợp chất của clorin, nitơ và lưu huỳnh.

Khó khăn vận hành thiết bị khi nạp liệu và sử dụng xúc tác hỗ trợ.
8


Xử lý bằng phương pháp chôn lấp:
+) Ưu điểm:
Xử lý được khối lượng lớn chất thải, chi phí đầu tư và chi phí xử lý nhỏ
+) Nhược điểm:
Chiếm nhiều đất, khó kiểm soát nước rỉ rác, ô nhiễm không khí, mùi hôi khu
vực chung quanh bãi chôn lấp, thời gian phân hủy chậm
2.3.Xử lí chất thải nông nghiệp nguy hại
Hiện nay, người dân chưa ý thức được tính nguy hại và ô nhiễm của
những loại chất này nên chưa có ý thức thu gom để xử lí.Các loại chai, lọ, bao
bì thuốc trừ sâu vẫn bị vứt bừa bãi ra ngoài bờ ruộng sau khi sử dụng. Để hạn
chế tối đa tác hại của chất thải này thì cần phải có biện pháp thu và xử lí một
cách triệt để, tránh tiếp xúc trực tiếp với các loại hóa chất này. Theo kết quả
nghiên cứu của Viện Môi trường Nông nghiệp Việt Nam, hàng năm người nông
dân đã thải ra môi trường một lượng khoảng gần 200 tấn thuốc bảo vệ thực vật
từ các loại chất thải nông nghiệp, do lượng thuốc bảo vệ thực vật còn bám lại
trên bỏ bao bì, các chai lọ hoặc các gói hóa chất chiếm tới 1.85% tỷ trọng bao
bì.
-

Phương pháp phổ biến để xử lí chất thải nguy hại này là phươg pháp thiêu
đốt trong lò đốt chất thải nguy hại này và phương pháp trơ hóa ( đổ bê tông
khối) rồi đem chôn lấp. Tuy nhiên các biện pháp xử lí loại chất thải nguy hại
này đòi hỏi chi phí cao và quy phạm kĩ thuật nghiêm ngặt.
2.4.Quản lí chất thải theo phương thức 3R
- 3R là viết tắt của 3 từ Reduce- Reuse-Recycle( Giảm thiểu, tái sử dụng và tái
chế)

- Mục tiêu của 3R là tối thiểu hóa lượng chất thải, từ đó:
+) Bảo vệ môi trường, ngăn ngừa suy thoái, giảm thiểu cácthiệt hại đến môi
trường.
+) Tiết kiệm nguồn tài nguyên thiên nhiên nhờ tái chế và tái sử dụng.
+) Tiết kiệm chi phí thu gom và xử lý rác thải.
+) Giảm quỹ đất giành cho việc chôn lấp rác, giảm sức ép lên các bãi chôn lấp
rác đang bị quá tải
9


Giảm thiểu (Reduce)
Mô hình VAC (vườn-ao-chuồng) là mô hình trang trại quen thuộc của
nông dân Việt Nam. VAC là một mô hình thâm canh sinh học cao, trong đó
trồng trọt và nuôi trồng thủy sản cũng như chăn nuôi gia súc gia cầm là chính,
có quan hệ khắng khít với nhau, tạo nên một một hệ thống canh tác tổng thể,
giúp sử dụng hợp lý và tốt hơn nguồn đất đai, chất thải nông nghiệp, nguồn
nước và năng lượng mặt trời để đạt tới hiệu quả kinh tế cao với mức đầu tư
thấp.
- Tái sử dụng và tái chế(Reuse-Recycle)
+) Dùng rơm rạ để làm giá thể nuôi nấm rơm, làm vật liệu độn chuồng.
-

+) Việc sử dụng lại về mặt năng lượng đối với chất thải nông nghiệp mang lại
hiệu quả kinh tế rõ rệt vì tiềm năng nhiệt lượng là rất lớn. Giá trị năng
lượng của chất thải rắn nông nghiệp có thể thu hồi trực tiếp nhờ quá
trình đốt cháy các thành phần chất thải hoặc thu hồi gián tiếp thông qua
quá trình tạo khí mêtan.
2.5.Các giải pháp khác
- Tăng cường tuyên truyền cho người dân về ý thức cộng đồng, về tác hại của
các chất thải nông nghiệp.


- Đối việc đổ chất thải c hộ gia đình, trường học, trạm xá, chợ…ở nông thôn có
thể sử dụng hố rác di động

10


- Tăng cường thu gom chất thải nông nghiệp tại các khu xóm nhỏ, các ngõ
không thuận tiện cho xe thu gom rác thải đi vào.
- Mỗi thôn cần có một hố rác hoặc một bể chứa rác.Nơi đây sẽ là nơi tập chung
đổ rác của thôn, sau 3 ngày- 5 ngày sẽ tiến hành gom rác mang ra bãi
rác quy định
- Đối với rác ngoài đồng cần phải xây những bể chứa rác cạnh đường đi lại
thuận tiện cho việc thu gom.Sau 5 ngày sẽ tiến hành thu gom một lần
- Thành lập các tổ thu gom rác có thể là do các đoàn thể đảm nhiệm như Hội
Phụ nữ, Hội Nông dân, Đoàn Thanh niên và chọn ngày thứ bảy tình
nguyện để thu gom và làm sạch đường làng ngõ xóm. Song một yếu tố
quan trọng cho thu gom rác thải nông thôn là chính quyền xã và huyện
cần có kinh phí để duy trì cho hoạt động này thường xuyên như chi phí
mua phương tiện vận chuyển, dụng cụ thu gom, bảo hộ... Đồng thời
mỗi xã cần xây dựng một nơi đổ rác cho nhân dân trong quy hoạch xây
dựng của địa phương mình.
3.Những cản trở và thuận lợi trong việc giải quyết vấn đề chất thải nông
nghiệp tại xã Xuân Tân
3.1.Thuận lợi
Chất thải nông nghiệp đang là vấn đề nhận được rất nhiều sự quan tâm từ
phía người dân, phù hợp với nguyện vọng của nhân dân do vậy việc thực hiện
các dự án thu gom và xử lí chất thải nông nghiệp luôn nhận được sự đồng tình
ủng hộ của nhân dân trong xã. Trong quá trình đào, xây các bể chứa rác,hố rác
được bà con chung tay góp sức rất nhiệt tình nên công trình thi công sớm hoàn

thành.
Chính quyền địa phương đã giúp đỡ tăng cường tuyên truyền, hướng
dẫn,đến từng hộ dân trong xã.Giúp đỡ một phần kinh phí và nhân lực cho các
công trình thu gom rác thải.
3.2.Cản trở
Địa hình xã Xuân Tân chủ yếu là vùng đất trũng hay ngập úng , đường
giao thông trong xã trưa hoàn thiện chủ yếu là đường ruộng, mà xã lại đang
trong quá trình xây dựng nông thôn mới nên còn rất nhiều khó khăn trong việc
giao thông, vận chuyển chất thải nông nghiệp, việc xây dựng các công trình gặp
nhiều trở ngại.
Phần lớn diện tích xã là đất nông nghiệp,chất thải nông nghiệp lại không
đổ tập chung giàn trải khắm nơi trên ruộng.Do là vùng đất thấp nên khi mưa
xuống một số nơi trong xã ngập úng không thể đi lại và di chuyển được.
Trong quá trình tuyên truyền, nhận thức về vấn đề của nhân dân trong xã
còn hạn chế.Ý thức của nhân dân trong việc thu gom và xử lí chất thải nông
nghiệp còn kém.

11


Là một xã có ít tiềm năng phát triển, lại là một xã nghèo của huyện do
vậy việc thu hút dự án đầu tư vào xã còn khó khăn.
Việc thu gom và xử lí chất thải nông nghiệp cho nhân dân vẫn còn đang
tồn tại sự phối hợp thiếu đồng bộ giữa các cơ quan ban ngành địa phương .
Chiến lược Bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn đến năm
2030 còn gặp nhiều bất cập. Tổng vốn đầu tư huy động của chương trình chưa
đáp ứng được nhu cầu, cơ cấu phân bổ vốn đầu tư chưa hợp lý. Mặc dù Chương
trình vẫn được ưu tiên phân bổ vốn năm sau cao hơn năm trước nhưng tổng
ngân sách nhà nước cấp còn rất khiêm tốn so với nhu cầu đề ra (chỉ bằng 22%
tổng toàn bộ nguồn vốn huy động được). Ngân sách nhà nước chủ yếu tập trung

chủ yếu cho xây dựng mới các công trình, ít đầu tư cho truyền thông và đào tạo
nâng cao năng lực. Do vậy không phát huy được hiệu quả sử dụng. Mặt khác do
lượng vốn phân bổ chưa ít ỏi nên ở nhiều địa phương vốn không đến được với
người dân hoặc quá ít, không đủ.
III.Vận dụng
1.Giới thiệu chung về những yêu cầu cần thiết với tác viên cộng đồng
1.1.Về phẩm chất
Trung thực: Tác viên cộng đồng phải thành thật với người dân trong cộng
đồng và thành thật với chính mình,đặt lợi ích của cộng đồng lên hàng đầu.
Kiên trì, nhẫn nại:Phát triển cộng đồng là một tiến trình khó khăn, thử
thách kéo dài và liên tục vì vậy nếu tác viên cộng đồng không kiên trì, nhẫn nại
thì sẽ không đạt được mục đích phát triển của cộng đồng.
Khiêm tốn:Chấp nhận sự góp ý từ người khác, tác viên cộng đồng mới
thực hiện tốt được chương trình phát triển cộng đồng và luôn nâng cao được
năng lực bản thân trong hoạt động chuyên môn.
Khách quan, vô tư: Tác viên cộng đồng phải ưu tiên những nhóm người
yếu thế, thiệt thòi trong cuộc sống, tạo cơ hội cho họ tiếp cận với các dịch vụ và
nguồn lựu vươn lên trong cuộc sống.
1.2.Về thái độ
Yêu nghề:Nếu không có sự đam mê nghề nghiệp, sự nhận thức đúng đắn
về ý nghĩa của công việc mình đang làm thì tác viên cộng đồng rất dễ bỏ cuộc
hoặc không đạt được những thành công.

12


Tuân thủ các nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp:Trong quá trình thực hành
nghề, tác viên cộng đồng luôn phải thực hiện đúng nguyên tắc đạo đức, đặc biệt
cần lưu ý đến việc tôn trọng cộng đồng và quyền tham gia tự quyết của họ.
Tích cực học hỏi và rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp:Tác viên cộng đồng

cần phải tích cực học hỏi từ đồng nghiệp, từ các nguồn tài liệu và từ chính
người dân trong cuộc sống để nâng cao kỹ năng tay nghề.
Tôn trọng cộng đồng:Là một thái độ hết sức cần thiết của tác viên cộng
đồng, qua đó tạo lập được mối quan hệ tốt với người dân.Đặc biệt là với nhóm
người yếu thế, dễ bị tổn thương trong cộng đồng.
Hòa đồng:Khi tác viên cộng đồng có thái độ hòa đồng thì họ có thể dễ
dàng tiếp cận và có thể tìm hiểu sâu về mọi mặt của cộng đồng.Biểu hiện cụ thế
nhất là cùng ăn .cùng ở, cùng làm việc với dân...
1.3.Về kiến thức
Kiến thức về nhu cầu của cộng đồng; các thành tố cấu thành cộng đồng
như:các thành viên, yếu tố địa vực, yếu tố kinh tế, yếu tố văn hóa...
Kiến thức về tiến trình nhóm, năng động nhóm, lãnh đạo nhóm...để biết
cách thành lập, liên kết nhóm trong cộng đồng.
Kiến thức về luật pháp quốc gia, quốc tế, các chương trình, chính sách
phát triển kinh tế -xã hội của Nhà nước; các quy định của địa phương; dịch vụ
phúc lợi tại cộng đồng.
Kiến thức về hành vi ứng xử của con người và môi trường xã hội
Kiến thức về tổ chức các hoạt động phát triển cộng đồng
1.4.Về kỹ năng
Kỹ năng tổ chức họp dân
Kỹ năng tập huấn/huấn luyện
Kỹ năng tuyên truyền
Kỹ năng lập kế hoạch
Kỹ năng giải quyết mâu thuẫn trong cộng đồng
2.Vai trò của tác viên phát triển cộng đồng
2.1.Vai trò là người nghiên cứu

13



Tác viên cộng đồng là người cùng với nhóm nòng cốt trong cộng đồng
thu thập tìm hiểu, khảo sát và phân tích tình hình đặc điểm, nhu cầu, thế mạnh,
hạn chế về vấn đề và tiềm năng sẵn có của cộng đồng. Ngay từ những ngày đầu
đến với cộng đồng cho đến khi hoàn thành công việc của mình, giúp cộng đồng
chuyển những phân tích nhận định thành những chương trình hành động
2.2.Vai trò người lập kế hoạch
Tác viên cộng đồng cùng người dân thảo luận và thống nhất các hoạt
động cần phải triển khai đẻ giải quyết vấn đề và đáp ứng nhu cầu của người dân
2.3.Vai trò người huấn luyện
Tác viên phát triển cộng đồng là người tổ chức các lớp huấn luyện bồi
dưỡng nhóm nòng cốt của cộng đồng. Là người huấn luyện song song với thực
hành theo phương pháp chủ động chứ không phải là thầy giáo, là người huấn
luyện thì tác viên cộng đồng phải là người làm mẫu, huấn luyện các kĩ năng và
hướng dẫn cụ thể để người dân làm theo
2.4.Vai trò là người xúc tác
Tác viên cộng đồng là người kết nối các nguồn lực, là người tác động hỗ
trợ để các nhóm, các tổ chức trong cộng đồng hoạt động tích cực, đạt hiệu quả
cao. Với vai trò xúc tác của mình, tác viên cộng đồng tạo cơ hội và điều kiện
thuận lợi để người dân tăng khả năng tự bàn bạc, chọn lựa, lấy quyết định và
cùng hành động.
2.5.Vai trò người tạo thuận lợi
Tác viên cộng đồng sẽ là người cần thay đổi từ cách làm cũ sang cách
làm tạo thuận lợi, nghĩa là làm sao giúp cho người dân tự hoàn thành được công
việc hay nhiệm vụ của mình.Bằng cách tạo điều kiện để người dân tham gia bàn
luận nhiều hơn, biết cách đưa ra các lựa chọn và quyết định chính xác hơn.
2.6.Vai trò là người biện hộ
Tác viên cộng đồng với tư cách là người đại diên cho tiếng nói của người
dân ở cộng đồng, đề đạt đến các cơ quan, các tổ chức có liên quan, các cấp có
thẩm quyền về những vấn đề bức xúc của cộng đồng và kêu gọi người khác
hưởng ứng tham gia. Tác viên cũng sẽ hỗ trợ tích cực, bênh vực quyền lợi chính

đáng cho các đối tượng thiệt thòi, đồng thời giúp mọi người hiểu đúng hoàn
cảnh, thực trạng của người dân
3.Áp dụng các công cụ PRA và lập kế hoạch giải quyết vấn đề.

14


3.1.Áp dụng các công cụ PRA.
a. Mô tả lược sử cộng đồng
ST
T
1

Thời gian

2

Thế kỷ XIX

3

Đầu thế kỷ XX

số xã của tổng Cát Xuyên là 14 xã với các thay đổi:
- Xã An Phú chia đổi thành hai xã An Phú Giáo và An
Phú Lương.
- Xã Lẵng Lăng chia đổi thành hai xã Lãng Lăng Giáo
và Lãng Lăng Lương.
- Bỏ các xã Liêu Phú và phường thuỷ cơ An Phú. Các
xã mới ra đời là Lạc Thành, Phong Miêu, Phú Ân,

Thuận Thành, Văn Phú.
Tổng Cát Xuyên xưa nay là phần đất các xã Xuân
Thành, Xuân Tân, Xuân Phú.

4

Từ năm 1945

huyện Xuân Trường có sự điều chỉnh sát nhập nhiều xã
cũ thành xã mới, huyện Xuân Trường có 19 xã. Xã
Xuân Tân hồi đó mang tên là xã Tân Trào.

5

9/10/1945

Hội đồng Chính phủ nước Việt Nam dân chủ cộng hoà
quyết nghị các thành phố, tỉnh, phủ, huyện được gọi
theo tên cũ từ thời phong kiến. Huyện Xuân Trường
gọi lại là phủ Xuân Trường.Xã Xuân Tân thuộc phủ
Xuân Trường

6

25/3/1948

Chủ tịch Chính phủ nước Việt Nam dân chủ cộng hoà
bỏ phủ, châu, quận. Cấp trên xã dưới tỉnh gọi là huyện.
Phủ Xuân Trường lại gọi là huyện Xuân Trường. Xã
Xuân Tân thuộc huyện Xuân Trường.


7

15/10/1952

đổi tên 19 xã của huyện Xuân Trường với yêu cầu tên
các xã đều có tiếng đầu là “Xuân”. Xã Tân Trào đổi là

Đầu thế kỷ XV

Sự kiện
Khai phá vùng đất Xuân Trường thuộc Phủ Thiên
Trường
thế kỷ XIX đã hình thành vùng đất Xuân Trường ngày
nay gồm 5 tổng: Cát Xuyên, Hành Cung, Kiên Lao,
Trà Lũ, Thuỷ Nhai. Xã Xuân Tân thuộc tổng Cát
Xuyên thời đó

15


xã Xuân Tân.
8

1954

Với chiến thắng Điện Biên Phủ, nhân dân cả nước nói
chung và nhân dân xã Xuân Tân nói riêng bắt tay vào
hàn gắn vết thương chiến tranh.Đất nước bị chia cắt,
Xuân Tâm cùng với nhân dân cả nước ra sức chi viện

cho chiến trường miền Nam
sát nhập huyện Xuân Trường và huyện Giao Thuỷ
thành huyện Xuân Thuỷ. Xã Xuân Tân thuộc huyện
Xuân Thủy

9

11/12/1967

10

1975

hợp nhất tỉnh Nam Hà và tỉnh Ninh Bình thành tỉnh Hà
Nam Ninh. Xã Xuân Tân thuộc huyện Xuân Thuỷ tỉnh
Hà Nam Ninh.

11

1991

chia tách tỉnh Hà Nam Ninh thành tỉnh Nam Hà và tỉnh
Ninh Bình. Xã Xuân Tân thuộc huyện Xuân Thuỷ tỉnh
Nam Hà.

12

1996

13


16/12/1997

14

1997- đến nay

tách tỉnh Nam Hà thành tỉnh Nam Định và tỉnh Hà
Nam. Xã Xuân Tân thuộc huyện Xuân Thuỷ tỉnh Nam
Định.
chia tách huyện Xuân Thuỷ thành huyện Xuân Trường
và huyện Giao Thuỷ.Xã Xuân Tân thuộc huyện Xuân
Trường tỉnh Nam Định.
Xã Xuân Tân đang từng ngày đổi mới phát triển cũng
xu thế chung của dân tộc.

16


b. Cây vấn đề Chất thải nông nghiệp vứt, đổ bừa bãi, không tập chung.
Trẻ em sinh ra bị dị tật,
ốm yếu thường xuyên.

Sức khỏe, đời sống của
người dân giảm sút.

Tốn tiền chữa bệnh

Mắc các bệnh về da,ung thư,đường
ruột...cơ thể bị nhiễm chất độc hóa

học, tăng nguy cơ ngộ độc thực
phẩm.
Chất thải nông nghiệp bị vứt, đổ
bừa bãi, không tập chung

Không có các bãi
rác,bể chứa rác tập
chung.

Thiếu tài
chính xây
dựng

Ý thức của người
dân chưa cao

Tập quán lạc
hậu

Dư thừa các chất
thải nông nghiệp

Qúa trình phát
triển quy mô
nông nghiệp
bừa bãi,
không có quy
hoạch

Thiếu kiến

thức sử dụng
thuốc

Sử dụng thuốc
bảo vệ thực vật
không đúng

Không biết
cách quản
lý,bảo quản
thuốc
17


c.Sơ đồ Venn
Phòng tài nguyên
môi trường huyện

Phòng nông nghiệp
và phát triển nông
thôn huyện
Cộng đồng dân cư trong xã

Chiến lược bảo vệ
môi trường đến
nănm 2020 tầm nhìn
đến năm 2030

Tình trạng chất thải
nông nghiệp bị vứt, đổ

bừa bãi, không tập
chung.

Nhóm tuyên
truyền

Chương trình mục tiêu
quốc gia về xây dựng
nông thôn mới

Ban lãnh
đạo địa
phương
Hội
nông
dân

18


Phân tích sơ đồ Venn: Biểu đồ trên đây thể hiện vai trò và mối qua hệ
của các bên liên quan đến đối với vấn đề chất thải nông nghiệp được vứt, đổ bừa
bãi, không tập chung.Vai trò của mỗi cơ quan được thể hiện bằng hình vẽ, vai
trò càng lớn thì hình vẽ càng lớn, mối quan hệ càng lớn thì vẽ càng gân với ô
vấn đề. Nhìn vào sơ đồ trên ta có thể thấy vấn đề chất thải nông nghiệp đang
được khá nhiều các nguồn lực hỗ trợ với nhiều chương trình hoạt động.Cụ thể
các cơ quan như Phòng tài nguyên môi trường huyện, Phòng nông nghiệp và
phát triển nông thôn huyện, Ban lãnh đạp địa phương... đều đóng vai trò lớn đối
với vấn đề chất thải nông nghiệp bị vứt, đổ bừa bãi không tập chung.Tuy nhiên
các cơ quan này lại chưa có nhiều hoạt động hay tổ chức có hiệu quả đối với

vấn đề chất thải nông nghiệp.Do đó vòng tròn biểu hiện các cơ quan này cách
khá xa so với vấn đề của cộng đồng.
Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, Chiến lược
bảo vệ môi trường đến năm 2020 tầm nhìn năm 2030 và Cộng đồng dân cư
trong xã, đều có vai trò lớn cũng như có mối quan hệ chặt chẽ trong việc giải
quyết vấn đề chất thải nông nghiệp bị vứt, đổ bừa bãi, không tập chung.Như vậy
đây là các nguồn lực quan trọng và cần phát huy.Các nguồn lực khác như nhóm
tuyên truyền, dù chức năng nhiệm vụ không nhiều nhưng lại là thành viên tích
cực trong các hoạt động.Do đó tác viên cộng đồng nên tận dụng nguồn lực này
và sử dụng vào các hoạt động hợp lí.
3.2.Lập kế hoạch giải quyết vấn đề
Môi trường sinh hoạt đóng vai trò rất là quan trọng đối với đời sống dân
cư, hiện nay người dân ở xã Xuân Tân đang khao khát một môi trường sống
trong lành, an toàn, không còn rác thải.Chỗ nào cũng là bãi rác thải nông nghiệp
đã khiến cho cuộc sống của bà con nơi đây gặp rất nhiều khó khăn đặc biệt vào
những ngày nóng ẩm, hơi rác thải bốc lên nồng nặc.Do những đặc điểm về địa
hình, tài chính, dân cư ở xã Xuân Tân, em thấy xây dựng các hệ thống bể chứa
rác tập chung cho từng thôn là khả thi nhất.Chính vì vậy em xin đề xuất bản kế
hoạch giải quyết vấn đề này.

19


Kế hoạch xây dựng các hệ thống bể chứa rác tập chung cho người dân xã
Xuân Tân.
STT
1

Mục tiêu


Các hoạt động

Xây
Đi thăm dò địa
dựng hệ
bàn,đi vòng
thống bể quanh khảo sát,
chứa rác
xác định vị trí
tập
xây dựng.
chung
cho
người
dân xã
Xuân
Tân,
Tổ chức cuộc
đảm bảo
họp thành lập
100%
ban điều hành dự
người
án và ban giám
dân xã
sát.Đặc biệt là
Xuân
đại diện của
Tân có
người dân

nơi đỗ
rác và
không
đổ rác
thải
nông
Tổ chức tuyên
nghiệp
truyền, giải đáp
ra ngoài
thắc mắc khó
môi
khăn cho bà con
trường.
trong quá trình
thực hiện kế
hoạch

Kết nối nguồn
lực của chính
quyền địa
phương và các

Thời gian
01/08/201503/08/2015

04/08/2015

05/08/2015


05/08/201511/08/2015

Nguồn lực
Bên
Bên
trong
ngoài
Chính
Sở Kế
quyền hoạch và
địa
đầu tư
phương,
Nhóm
nòng
cốt,
Người
dân

Kinh phí

Chính
quyền
địa
phương,
Nhóm
nòng
cốt,
Người
dân, Tác

viên
cộng
đồng
Chính
quyền
địa
phương,
Nhóm
nòng
cốt,
Người
dân, Tác
viên
cộng
đồng
Chính
quyền
địa
phương,

1.000.000
VNĐ

100.000
VNĐ

1.000.000
VNĐ

Chương

trình
mục tiêu
quốc gia

5.000.000
VNĐ

Người
Kết quả
thực
mong đợi
hiện
Tác
Đưa ra
viên
kết quả
cộng
khảo sát
đồng,
và xác
Người định vị trí
dân,
xây.
Cán bộ
địa
chính

Chính Thành lập
quyền
được các

địa
ban nòng
phương, cốt điều
Nhóm
hành dự
nòng
án
cốt, Tác
viên
cộng
đồng
Nhóm
nòng
cốt

Trên 95%
người dân
nắm được
các quá
trình thực
hiện kế
hoạch

Chính Huy động
quyền
được
địa
nguồn
phương, kinh phí
20



chương trình
quốc gia về xây
dựng nông thôn
mới;chiến lược
bảo vệ môi
trường quốc gia

Nhóm
nòng
cốt.

Chuẩn bịcho
thực hiện kế
hoạch,mua vật
liệu xây dựng,
tuyên truyền vận
động nhân dân
tham gia, chuẩn
bị nơi cất vật
liệu

12/08/201514/08/2015

Tiến hành xây bể
chứa rác, phân
phối vật liệu xây
dựng cho các
thôn, kiểm tra

giám sát việc
xây bể

15/08/201529/08/2015

Chính
quyền
địa
phương,
Nhóm
nòng
cốt, ban
điều
hành dự
án
Nhóm
nòng
cốt, ban
điều
hành dự
án

về xây
dựng
nông
thôn
mới,
Chiến
lược bảo
vệ môi

trường
đến
nănm
2020
tầm nhìn
đến năm
2030
100
000.000
VNĐ

30.000.00
0
VNĐ/3
bể/1 thôn

Nhóm
nòng
cốt.

cho thực
hiện dự
án

ban
điều
hành dự
án, Tác
viên
cộng

đồng

Làm tốt
các công
tác chuẩn
bị cho
việc thực
hiện kế
hoạch

ban
Hoàn
điều
thành việc
hành dự
xây bể
án,
đúng tiến
Người
độ, đúng
dân
tiêu chuẩn
kĩ thuật.

21


Tổng kết đánh
giá, chuyển
giao:Họp ban

điều hành, họp
dân

30/08/2015

Chính
quyền
địa
phương,
Nhóm
nòng
cốt, ban
điều
hành dự
án,
Người
dân

Các đơn
vị, cá
nhân tài
trợ

1.000.000
VNĐ

Nâng cao năng
lực tự quản lý
công trình,tổ
chức kí biên bản

bàn giao các
công trình cho
nhân dân,tuyên
truyền nâng cao
nhận thức của
người dân.

31/08/2015

Chính
quyền
địa
phương,
Nhóm
nòng
cốt, ban
điều
hành dự
án,
Người
dân

Các đơn
vị, cá
nhân tài
trợ

1.000.000
VNĐ


Chính
Tổng kết
quyền
đánh giá
địa
các hoạt
phương, động đã
Nhóm triển khai,
nòng
chuyển
cốt, ban
giao về
điều
mặt thủ
hành dự
tục các
án,
công trình
Người
đã hoàn
dân,
thành
Tác
viên
cộng
đồng
ban
Nâng cao
điều
tinh thần

hành dự
trách
án, Tác nhiệm và
viên
ý thức tự
cộng
quản cho
đồng
nhân dân

22


C. KẾT LUẬN
Hoạt động phát triển cộng đồng là một lĩnh vực hoạt động đa dạng và
phong phú trên nhiều lĩnh vực của đời sống cộng đồng. Giúp một cộng đồng
phát huy tối đa nội lực của cộng đồng, kết nối với các nguồn lực bên ngoài
nhằm giải quyết vấn đề và đáp ứng nhu cầu của cộng đồng một cách bền
vững.Để triển khai các hoạt động phát triển cộng đồng hiệu quả và đạt được
mục đích, ngoài việc tác viên cộng đồng phải thực hiện đầy đủ các nguyên tắc,
tiến trình trong phát triển cộng đồng, tác viên cộng đồng cần chú trọng triển
khai một số hoạt động nhằm cung cấp kiến thức, nâng cao khả năng làm việc
của người dân và huy động sự tham gia, sự đóng góp của người dân cho các
hoạt động của cộng đồng. Ngày nay phát triển cộng đồng đang đón nhận rất
nhiều sự quan tâm từ phía xã hội và ngày càng khẳng định chỗ đứng của mình,
đóng góp tích cực vào nền an sinh của đất nước. Mục tiêu của phát triển cộng
đồng chính là cải thiện chất lượng đời sống cho người dân với sự tham gia tích
cực của chính họ trong quá trình phát triển. Chính bởi vậy kết quả phát triển
cộng đồng mang lại chính là sự thức tỉnh của người dân trong cộng đồng.


23


MỤC LỤC
Trang
A.LỜI MỞ ĐẦU
B.NỘI DUNG
I.Cơ sở lý luận
1.Giới thiệu vấn đề
2.Bối cảnh chung
2.1.Vị trí địa lý
2.2.Địa hình
2.3.Sông ngòi
2.4.Kinh tế
2.5.Dân số,diện tích
2.6.Giao thông
3.Lý do chọn đề tài
4.Các khái niệm liên quan
4.1.Cộng đồng
4.2.Phát triển cộng đồng
4.3.Dự án phát triển cộng đồng
4.4.Chất thải nông nghiệp
4.5.Tổ chức cộng đồng
4.6.Tác viên cộng đồng
II.Cơ sở thực tiễn
1.Thực trạng về vấn đề chất thải nông nghiệp của người dân xã Xuân
Tân
2.Các giải pháp đối với vấn đề chất thải nông nghiệp của người dân xã
Xuân Tân
2.1.Thu gom,phân loại và vận chuyển

2.2.Xử lí chất thải nông nghiệp
2.3.Xử lí chất thải nông nghiệp nguy hại
2.4.Quản lí chất thải theo phương thức 3R
2.5.Các giải pháp khác
3.Những cản trở và thuận lợi trong việc giải quyết vấn đề chất thải nông
nghiệp tại xã Xuân Tân
3.1.Thuận lợi
3.2.Cản trở
III.Vận dụng
1.Giới thiệu chung về những yêu cầu cần thiết với tác viên cộng đồng
1.1.Về phẩm chất
1.2.Về thái độ

1
2
2
2
2
2
3
3
3
3
3
3
4
4
4
4
4

4
5
5
5
6
6
7
9
10
11
11
12
12
13
13
13
13

24


1.3.Về kiến thức
1.4.Về kỹ năng
2.Vai trò của tác viên phát triển cộng đồng
2.1.Vai trò là người nghiên cứu
2.2.Vai trò người lập kế hoạch
2.3.Vai trò người huấn luyện
2.4.Vai trò là người xúc tác
2.5.Vai trò người tạo thuận lợi
2.6.Vai trò là người biện hộ

3.Áp dụng các công cụ PRA và lập kế hoạch giải quyết vấn đề.
3.1.Áp dụng các công cụ PRA.
3.2.Lập kế hoạch giải quyết vấn đề
C. KẾT LUẬN

14
14
14
14
14
14
15
15
15
15
15
20
24

25


×