Tải bản đầy đủ (.doc) (210 trang)

Sách giáo viên hóa học lớp 9

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (894.98 KB, 210 trang )

Chương

1

Cá c l o ại h ợp ch ất vô c ơ

Phần 1 : Mở đầu chương
Thời lượng dành cho Chương 1 : "Các loại hợp chất vô cơ" là 19 tiết, trong đó
có 13 tiết lí thuyết, 2 tiết luyện tập, 2 tiết thực hành và 2 tiết kiểm tra viết. Nội
dung của 2 bài kiểm tra do GV biên soạn.
13 tiết lí thuyết được biên soạn thành 10 bài học, trong số đó có 3 bài học
được biên soạn là 2 tiết/ bài.
A. Mục tiêu của chương
– HS biết được hợp chất vô cơ được phân thành 4 loại chính là oxit, axit, bazơ
và muối.
– Đối với mỗi loại hợp chất vô cơ, HS biết được những tính chất hoá học
chung của mỗi loại, viết được các PTHH tương ứng.
– Đối với các hợp chất cụ thể, quan trọng của mỗi loại, HS biết chứng minh
những tính chất hoá học tiêu biểu cho mỗi loại hợp chất. Ngoài ra còn biết được
những tính chất hoá học đặc trưng của chất đó, cũng như những ứng dụng của
chất và phương pháp điều chế chất.
– Những thí nghiệm do HS thực hiện trong các bài học về tính chất chung
của mỗi loại hợp chất vô cơ là những thí nghiệm mang tính chất nghiên cứu,
khám phá.
Những thí nghiệm do HS thực hiện trong bài học về các chất cụ thể, quan
trọng thì mang tính chất chứng minh. Riêng những thí nghiệm về tính chất hoá
học đặc trưng của chất vẫn mang tính chất nghiên cứu, khám phá.

3



B. Yêu cầu của chương
1. HS biết và nắm được những tính chất hoá học chung của mỗi loại hợp chất
vô cơ, viết đúng những PTHH cho mỗi tính chất.
2. Đối với những hợp chất cụ thể, như : CaO, SO 2, HCl, H2SO4, NaOH,
Ca(OH)2, NaCl, KNO3, HS biết chứng minh rằng chúng có những tính chất hoá
học chung của loại hợp chất vô cơ tương ứng. Ngoài ra, bằng những thí nghiệm
nghiên cứu, khám phá ra những tính chất đặc trưng của mỗi chất cụ thể. Viết
được các PTHH cho mỗi tính chất.
Nghiên cứu những hợp chất cụ thể, HS cần biết những ứng dụng của chúng
trong đời sống, sản xuất. Nói cách khác, người học phải biết được vai trò của các
chất đó trong nền kinh tế quốc dân.
HS cần biết các phương pháp điều chế những hợp chất cụ thể : phương pháp
sản xuất chúng trong công nghiệp và phương pháp sản xuất chúng trong điều kiện
phòng thí nghiệm. Đối với mỗi phương pháp, HS dẫn ra được các PTHH minh
hoạ cho phản ứng hoá học xảy ra.
3. HS biết được mối quan hệ về sự biến đổi hoá học giữa các loại hợp chất vô
cơ. Bằng phương pháp hoá học, người ta có thể chuyển đổi hợp chất vô cơ này
thành hợp chất vô cơ khác và ngược lại. HS viết được các PTHH thể hiện cho sự
chuyển đổi hoá học đã xảy ra.
Để thể hiện được sự chuyển đổi qua lại giữa các loại hợp chất vô cơ, HS cần
phải biết các điều kiện để xảy ra phản ứng hoá học.
4. Về kĩ năng, đó là :
– HS biết tiến hành một số thí nghiệm hoá học đơn giản, an toàn và tiết kiệm
hoá chất.
– HS biết quan sát hiện tượng xảy ra trong quá trình thí nghiệm, biết phân
tích, giải thích, kết luận về đối tượng nghiên cứu.
– HS biết tiến hành những thí nghiệm để chứng minh cho một tính chất hoá
học nào đó.
– HS vận dụng được những kiến thức, kĩ năng đã biết, đã hiểu của mình để
giải thích một hiện tượng nào đó, một việc làm nào đó trong đời sống, trong sản

xuất ; Biết vận dụng những hiểu biết của mình để giải các bài tập lí thuyết định

4


tính, định lượng và để thực hành một số thí nghiệm hoá học đơn giản ở trong và
ngoài nhà trường.

Phần 2 : Dạy các bài cụ thể
Bài 1 (1 tiết)

Tính chất hoá học của oxit.
Khái quát về sự phân loại oxit
A. Mục tiêu của bài học
1. Kiến thức
– HS biết được những tính chất hoá học của oxit bazơ, oxit axit và dẫn ra
được những PTHH tương ứng với mỗi tính chất.
– HS hiểu được cơ sở để phân loại oxit bazơ và oxit axit là dựa vào những
tính chất hoá học của chúng.
2. Kĩ năng
– Vận dụng được những hiểu biết về tính chất hoá học của oxit để giải các bài
tập định tính và định lượng.
B. Những thông tin bổ sung
– Một số oxit lưỡng tính như : ZnO, Al 2O3, Cr2O3... HS sẽ được tìm hiểu ở
cấp THPT. Những oxit này tác dụng được với axit và với kiềm tạo thành muối và
nước. Thí dụ :
ZnO

+


Al2O3 +

6HCl

2HCl




ZnCl2 + H2O



2AlCl3 + 3H2O

5


ZnO

+

2NaOH + H2O




Na2[Zn(OH)4]
Natri zincat


Al2O3 +

2NaOH

+

3H2O




2Na[Al(OH)4]
Natri aluminat

– Một số oxit như CO, NO... trước đây được gọi là oxit không tạo muối, vì
chúng không tác dụng với axit hoặc kiềm để sinh ra muối. Nay những oxit này
được gọi là oxit trung tính, vì chúng không có tính chất của oxit axit, không có
tính chất của oxit bazơ.
– Những oxit ZnO, Al2O3 được dẫn ra trong SGK với tính chất là những
oxit bazơ.
C. Chuẩn bị đồ dùng dạy học
Những dụng cụ, hoá chất cần thiết cho HS làm thí nghiệm nghiên cứu, khám
phá những tính chất hoá học của oxit :
– Các hoá chất :
CuO, CaO, CO2, P2O5 (đối với CO2 và P2O5 sẽ được điều chế ngay tại lớp),
H2O, CaCO3, P đỏ, dung dịch HCl, dung dịch Ca(OH)2.
– Các dụng cụ thí nghiệm : Cốc thuỷ tinh, ống nghiệm, thiết bị điều chế
CO2 (từ CaCO3 và HCl), dụng cụ điều chế P 2O5 bằng cách đốt P đỏ trong bình
thuỷ tinh.
Số lượng hoá chất, dụng cụ thí nghiệm đủ dùng cho mỗi HS hoặc nhóm HS

có trong lớp.
D. Tổ chức dạy học
I − Tính chất hoá học của oxit
1. Oxit bazơ có những tính chất hoá học nào ?
Để tìm kiếm được câu trả lời, GV hướng dẫn HS tiến hành lần lượt các thí
nghiệm đã được trình bày trong SGK.
Đối với mỗi thí nghiệm, GV cần hướng dẫn HS :
6


– Các thao tác thí nghiệm sao cho tiết kiệm, an toàn.
– Quan sát các hiện tượng xảy ra trong quá trình thí nghiệm, phán đoán, giải
thích và viết các PTHH. Sau đó là nhận xét, kết luận về tính chất hoá học qua mỗi
thí nghiệm.
+ Tính chất hoá học của một số oxit bazơ (CaO, Na 2O, BaO,...) tác dụng với
oxit axit (CO2, SO2, SO3,...) khó thể hiện bằng thí nghiệm hoá học, vì phản ứng
xảy ra chậm, hiện tượng quan sát được là không rõ ràng. Do vậy, không yêu cầu
làm thí nghiệm, HS tự tìm hiểu trong SGK.
+ Tính chất hoá học của một số oxit bazơ, thí dụ CaO tác dụng với nước
(phản ứng tôi vôi), GV cần giải thích bổ sung như sau :
Theo PTHH, nếu dùng 1 mol CaO (56 g) tác dụng với 1 mol H2O (18 g) sẽ
thu được 1 mol bột Ca(OH)2 (74 g) ở trạng thái rắn.
Trong phản ứng tôi vôi, thực tế người ta đã dùng một khối lượng nước lớn
hơn nhiều lần so với khối lượng nước tính theo PTHH. Vì vậy ta thu được một
hỗn hợp Ca(OH)2 và H2O dư ở trạng thái nhão, dẻo.
+ Cuối cùng, cần kết luận chung về tính chất hoá học của oxit bazơ. Công
việc này có thể cho HS làm, GV bổ sung nếu HS phát biểu chưa đầy đủ.
Oxit bazơ tác dụng với nước tạo thành dung dịch bazơ, tác dụng với axit tạo
thành muối và nước, tác dụng với oxit axit tạo thành muối.
+ Có một điều cần lưu ý ở đây là không phải tất cả các oxit bazơ đều tác dụng

được với oxit axit hoặc với nước. GV yêu cầu HS chọn những oxit bazơ được dẫn
trong SGK làm thí dụ để viết các PTHH. Không yêu cầu khái quát đó là những
oxit bazơ ứng với loại bazơ nào.
2. Oxit axit có những tính chất hoá học nào ?
GV hướng dẫn HS nghiên cứu nội dung và phương pháp nhận thức tương tự
như khi nghiên cứu về tính chất hoá học của oxit bazơ.
– Thí nghiệm của oxit axit (CO2) tác dụng với dung dịch bazơ (bazơ tan được
trong nước) như Ca(OH)2, tạo thành chất không tan là CaCO3 nên được tiến hành
ở nhóm HS, vì đây là thí nghiệm phức tạp.
+ Có thể điều chế CO 2 từ CaCO 3 và dung dịch HCl trong ống nghiệm có
nhánh hoặc ống nghiệm có nút cao su. Dẫn khí CO 2 sinh ra đi từ từ vào cốc
đựng dung dịch Ca(OH) 2. Khi trong cốc xuất hiện kết tủa trắng CaCO 3 thì
dừng thí nghiệm.
7


+ Có thể điều chế trước CO 2, thu vào các bình thuỷ tinh (ứng với số nhóm HS
làm thí nghiệm), nút kín bình bằng nút cao su. Trong tiết học, HS mở nút bình và
rót khoảng 10 – 15 ml dung dịch Ca(OH) 2 (trong suốt). Đậy nhanh nút lọ và lắc
nhẹ. Quan sát hiện tượng (dung dịch Ca(OH) 2 vẩn đục, để lâu có kết tủa CaCO3
lắng xuống đáy bình).
– Thí nghiệm oxit axit (P2O5) tác dụng với nước cũng được tiến hành ở nhóm
HS. Tạo ra P2O5 bằng cách đốt một ít P đỏ trong bình thuỷ tinh miệng rộng. Rót
khoảng 10 ml nước (không đổi màu quỳ tím) vào lọ, lắc cho P 2O5 tan hết trong
nước, được dung dịch không màu. Thử dung dịch này bằng quỳ tím. Kết luận rằng
P2O5 đã tác dụng với H2O tạo thành dung dịch axit H3PO4.
– GV cho HS kết luận chung về tính chất hoá học của oxit axit :
Oxit axit tác dụng với nước tạo thành dung dịch axit, tác dụng với dung dịch
bazơ tạo thành muối và nước, tác dụng với oxit bazơ tạo thành muối.
II − Khái quát về sự phân loại oxit

Tính chất hoá học cơ bản nhất của oxit bazơ là tác dụng với axit tạo thành
muối và nước, của oxit axit là tác dụng với dung dịch bazơ tạo thành muối và
nước. Dựa trên tính chất hoá học cơ bản này để phân loại oxit thành 4 loại. Những
oxit quan trọng đối với cấp THCS là oxit bazơ và oxit axit. Những oxit lưỡng tính
và oxit trung tính sẽ được đề cập ở các lớp sau.
E. hướng dẫn Giải bài tập trong SGK
1. Hướng dẫn : Phân loại oxit :
– Oxit bazơ : CaO, Fe2O3.
– Oxit axit : SO3.
Dựa vào tính chất hoá học của mỗi loại oxit để khẳng định những phản ứng
hoá học có xảy ra.
2. Tương tự bài 1.
3. Hướng dẫn :
a) ZnO ;

b) SO3 ;

CO2.
4.* Hướng dẫn :

8

c) SO2 ;

d) CaO ;

e)


a) CO2, SO2.

b) Na2O, CaO.
c) Na2O, CaO, CuO.
d) CO2, SO2.
5. Dẫn hỗn hợp khí CO 2 và O2 đi qua bình đựng dung dịch kiềm dư (NaOH,
Ca(OH)2...). Khí CO2 bị giữ lại trong bình vì có phản ứng với kiềm :
CO2 + 2NaOH
hoặc


→ Na2CO3 + H2O

CO2 + Ca(OH)2


→ CaCO3↓ + H2O

Chất khí đi ra khỏi lọ là oxi tinh khiết.
6.* a) PTHH :

CuO + H2SO4 
→ CuSO4 + H2O

b) Nồng độ phần trăm các chất :
– Số mol các chất đã dùng :
nCuO =

1, 6
= 0,02 (mol)
80


Khối lượng H2SO4 trong dung dịch là 20 g, có số mol là :
n H SO = 20 ≈ 0,2 (mol)
2
4
98
Như vậy, theo PTHH thì toàn lượng CuO tham gia phản ứng và H2SO4 dư.
– Khối lượng CuSO4 sinh ra sau phản ứng :
n CuSO = n CuO = 0,02 mol, có khối lượng là :
4
m CuSO = 160 × 0,02 = 3,2 (g)
4
– Khối lượng H2SO4 còn dư sau phản ứng :
Số mol H2SO4 tham gia phản ứng là 0,02 mol, có khối lượng :
m H SO = 98 × 0,02 = 1,96 (g)
2
4
Khối lượng H2SO4 dư sau phản ứng :
9


m H SO d­ = 20 – 1,96 = 18,04 (g)
2
4
– Nồng độ phần trăm các chất trong dung dịch sau phản ứng :
Khối lượng dung dịch sau phản ứng :
mdd = 100 + 1,6 = 101,6 (g)
Nồng độ CuSO4 trong dung dịch :
C%CuSO =
4


3, 2 × 100%
≈ 3,15%
101, 6

Nồng độ H2SO4 dư trong dung dịch :
C%H SO =
2
4

18, 04 × 100%
≈ 17,76%
101, 6

Bài 2 (2 tiết)

Một số oxit quan trọng
A. Mục tiêu của bài học
1. Kiến thức
– HS biết được những tính chất của canxi oxit CaO, của lưu huỳnh đioxit SO 2
và viết đúng các PTHH cho mỗi tính chất.
– Biết được những ứng dụng của CaO và SO 2 trong đời sống và sản xuất,
đồng thời cũng biết được tác hại của chúng đối với môi trường và sức khoẻ con
người.
– Biết các phương pháp điều chế CaO và SO 2 trong phòng thí nghiệm, trong
công nghiệp và những phản ứng hoá học làm cơ sở cho phương pháp điều chế.
2. Kĩ năng
– Biết vận dụng những kiến thức về CaO và SO 2 để làm bài tập lí thuyết, bài
thực hành hoá học.

10



B. Chuẩn bị đồ dùng dạy học
– Các hoá chất :
CaO, axit HCl, dung dịch H2SO4 loãng, CaCO3, Na2SO3, S, dung dịch Ca(OH)2,
nước cất.
– Dụng cụ thí nghiệm :
ống nghiệm, cốc thuỷ tinh, dụng cụ điều chế SO 2 từ Na2SO3 và dung dịch
H2SO4 loãng, đèn cồn...
Tranh ảnh, sơ đồ lò nung vôi công nghiệp và thủ công...
C. Tổ chức dạy học
Sau khi HS đã có một số hiểu biết chung về tính chất của oxit bazơ và oxit
axit, các em được tìm hiểu về một số oxit cụ thể quan trọng. Với oxit bazơ đó là
canxi oxit, với oxit axit là lưu huỳnh đioxit. Nội dung tìm hiểu của những oxit này
là :
– Tính chất của CaO và SO2.
– Những ứng dụng của CaO và SO2.
– Phương pháp điều chế CaO và SO2.
I − Tính chất hoá học của CaO và SO2
Nên dẫn dắt quá trình hình thành nhận thức về những tính chất hoá học của
oxit bazơ và oxit axit cho HS bằng những thí nghiệm có tính chất nghiên cứu,
khám phá. Sau đó đi đến kết luận về những tính chất hoá học của mỗi loại oxit. ở
bài này, những tính chất hoá học của CaO và SO 2 được hình thành cho HS bằng
phương pháp chứng minh. GV có thể thông báo cho HS rằng : CaO có những tính
chất hoá học của oxit bazơ, SO2 có những tính chất hoá học của oxit axit. Để
minh hoạ cho điều này, GV cho HS làm những thí nghiệm chứng minh.
II − ứng dụng của CaO và SO2
Sau khi HS tự tìm hiểu về những ứng dụng của CaO và SO 2, GV có thể
cho HS liên hệ với việc sử dụng những chất hoá học này trong gia đình và
trong sản xuất.


11


Thí dụ, khử chua đối với đất trồng trọt bằng CaO như thế nào ? Tại sao người
ta thường rắc vôi bột vào những nơi chôn xác động vật ? v.v...
III − Sản xuất CaO và điều chế SO2
Vấn đề điều chế CaO trong phòng thí nghiệm không đặt ra trong bài học, mà
chỉ tìm hiểu về phương pháp sản xuất CaO. Do vậy, bài học đề cập đến vấn đề
nguyên liệu và những phản ứng hoá học xảy ra trong quá trình nung vôi.
GV cho HS liên hệ với quá trình sản xuất vôi ở địa phương. (Nguyên liệu, chất
đốt thường dùng, nơi khai thác nguyên liệu. Thời gian nung một mẻ vôi là bao lâu ?
Khối lượng CaO ra lò là bao nhiêu tấn ? Giá thành 1 tấn CaO là bao nhiêu ? v.v...)
Tìm hiểu cách điều chế : điều chế SO 2 trong phòng thí nghiệm (khi cần SO2
thì điều chế, không lưu trữ sẵn SO 2 như lưu trữ CaO trong phòng thí nghiệm) và
sản xuất SO2 trong công nghiệp.
Tại sao người ta không điều chế SO 2 trong phòng thí nghiệm bằng cách đốt S
trong không khí ? Vì :
– Không thu được SO2 tinh khiết mà là hỗn hợp khí SO2, N2, O2,...
– Việc thu khí SO2 bằng phương pháp này là phức tạp.
Điều chế SO2 trong công nghiệp có thể đi từ những nguồn nguyên liệu sẵn có
trong tự nhiên.
– Nhiều nước trên thế giới có những mỏ S tương đối tinh khiết. Phần lớn khối
lượng S khai thác được dùng để sản xuất axit sunfuric.
– SO2 được điều chế bằng cách đốt quặng pirit như pirit sắt, pirit đồng trong
những loại lò nung có cấu tạo đặc biệt :
4FeS2 (r)

+


11O2 (k) 
→ 2Fe2O3 (r)

(k)
(GV không giới thiệu phản ứng hoá học này cho HS).
D. hướng dẫn Giải bài tập trong SGK
Tiết 1
1. Hướng dẫn :

12

+

8SO2


a) Lấy một ít mỗi chất cho tác dụng với nước. Nước lọc của các dung dịch
này được thử bằng khí CO2 hoặc dung dịch Na2CO3. Nếu có kết tủa trắng thì chất
ban đầu là CaO, nếu không kết tủa thì chất ban đầu là Na2O.
b) Chất khí nào làm đục nước vôi trong là CO2. Khí còn lại là O2.
2. Hướng dẫn :
a) Chất nào phản ứng mạnh với nước là CaO, không tan trong nước là CaCO3.
b) Nhận biết bằng cách lần lượt cho tác dụng với nước : CaO phản ứng
mạnh ; MgO không tác dụng, không tan trong nước.
3.* Hướng dẫn :
Đặt x (gam) là khối lượng CuO, khối lượng của Fe2O3 là (20 − x) gam.
Số mol các chất là : n CuO =

x
20 − x

.
; n Fe2 O3 =
80
160

n HCl = 0,2 × 3,5 = 0,7 (mol)
Ta có phương trình đại số :

2x 6(20 − x)
+
= 0, 7
80
160

Đáp số :

mCuO = 4 gam ; ­mFe2 O3 = 16 gam.

4. Đáp số :

b) C M ddBa(OH)2 = 0,5M.
c) m BaCO3 = 19,7 gam.

Tiết 2
1. Hướng dẫn :
(1) : S + O2.
(2) : SO2 + CaO hoặc SO2 + Ca(OH)2 (dd).
(3) : SO2 + H2O.
(4) : H2SO3 + NaOH hoặc H2SO3 + Na2O.
(5) : Na2SO3 + H2SO4 loãng (nếu dùng dd HCl cũng thu được SO 2, nhưng có

lẫn HCl).
(6) : SO2 + NaOH (dd) hoặc SO2 + Na2O.
2. Hướng dẫn :
13


a) Cho CaO và P2O5 vào 2 ống nghiệm có H 2O. Sau đó thử dung dịch bằng
quỳ tím.
b) Dùng than hồng trên que đóm để nhận biết. Hoặc dùng giấy quỳ tím tẩm
nước để thử.
3. Hướng dẫn :
CaO có tính hút ẩm (hơi nước), đồng thời là một oxit bazơ (tác dụng với oxit
axit). Do vậy CaO chỉ dùng làm khô các khí ẩm là : hiđro ẩm, oxi ẩm.
4. Đáp án (Câu trả lời)
a) Những khí nặng hơn không khí : CO2, O2, SO2.
b) Những khí nhẹ hơn không khí : H2, N2.
c) Khí cháy được trong không khí : H2.
d) Những khí tác dụng với nước tạo thành dung dịch axit : CO2, SO2.
e) Làm đục nước vôi trong : CO2, SO2.
g) Đổi màu giấy quỳ tím ẩm thành đỏ : CO2, SO2.
5. Khí SO2 được tạo thành từ cặp chất :
a) K2SO3 + H2SO4.
6.* a) Viết PTHH :
SO2 (k) + Ca(OH)2 (dd) 
→ CaSO3(r) + H2O (l)
b) Khối lượng các chất sau phản ứng :
– Số mol các chất đã dùng :
­n SO =
2


0,112
= 0,005 (mol)
22,4

n Ca(OH) =
2

0,01 × 700
= 0,007 (mol)
1000

– Khối lượng các chất sau phản ứng :
+ n CaSO3 =­n SO2 = 0,005 mol, có khối lượng là :
mCaSO

3

14

= 120 × 0,005 = 0,6 (g)


­ ­
+ n Ca(OH)2 d­
mCa(OH) d­
­
2

= 0,007 – 0,005 = 0,002 (mol)
= 74 × 0,002 = 0,148 (g)


Bài 3 (1 tiết)

Tính chất hoá học của axit
A. Mục tiêu của bài học
1. Kiến thức
– HS biết được những tính chất hoá học chung của axit và dẫn ra được những
PTHH tương ứng cho mỗi tính chất.
2. Kĩ năng
– HS biết vận dụng những hiểu biết về tính chất hoá học để giải thích một số
hiện tượng thường gặp trong đời sống, sản xuất.
– HS biết vận dụng những tính chất hoá học của axit, oxit đã học để làm các
bài tập hoá học.
B. Những thông tin bổ sung
– H2SO4 đặc và HNO3 đặc hoặc loãng có tính oxi hoá rất mạnh, do vậy khi
chúng tác dụng với kim loại không giải phóng khí hiđro. Tuy nhiên, có một vài
trường hợp ngoại lệ, thí dụ, dung dịch HNO 3 rất loãng tác dụng với kim loại có
tính khử mạnh như Mg, sinh ra khí hiđro.
Mg + 2HNO3 
→ Mg(NO3)2 + H2
Không nên và không bao giờ làm thí nghiệm HNO3 hoặc H2SO4, HCl … tác
dụng với kim loại kiềm (Na, K …) vì sẽ gây nổ, không an toàn.
– H2SO4 đặc tác dụng với hầu hết các kim loại, không giải phóng khí hiđro,
mà thường là SO2. Ngoài ra, có thể giải phóng S hoặc H2S. (Xem bài 4, mục B.
Axit sunfuric (H2SO4), trang 16 SGK).
– HNO3 đặc hay loãng tác dụng với hầu hết các kim loại (trừ vàng, platin).
Khi axit nitric đặc tác dụng với những kim loại kém hoạt động sinh ra khí NO 2 có
màu nâu đỏ. Thí dụ :
15



Cu + 4HNO3 (đặc) 
→ Cu(NO3)2 + 2NO2 + 2H2O
Ag + 2HNO3 (đặc) 
→ AgNO3 + NO2 + H2O
Còn dung dịch HNO3 loãng tác dụng với kim loại kém hoạt động, sinh ra khí
không màu là NO :
3Cu + 8HNO3 (loãng) 
→ 3Cu(NO3)2 + 2NO + 4H2O
3Ag + 4HNO3 (loãng) 
→ 3AgNO3 + NO + 2H2O
Dung dịch HNO3 loãng tác dụng với kim loại hoạt động, giải phóng khí N 2O
không màu :
4Mg + 10HNO3 
→ 4Mg(NO3)2 + N2O + 5H2O
Do vậy, khi làm thí nghiệm hoặc dẫn ra phản ứng hoá học của axit tác dụng
với kim loại hoạt động, sinh ra khí hiđro, ta chọn dung dịch HCl hoặc dung dịch
H2SO4 loãng.
C. Chuẩn bị đồ dùng dạy học
– Các hoá chất :
Các dung dịch HCl, H2SO4 loãng, quỳ tím, kim loại Zn, Al, Fe, những hoá
chất cần thiết để điều chế Cu(OH)2 hoặc Fe(OH)3, Fe2O3 hoặc CuO.
– Các dụng cụ thí nghiệm :
ống nghiệm cỡ nhỏ, đũa thuỷ tinh... (đủ dùng cho mỗi HS hoặc nhóm HS).
D. Tổ chức dạy học
– Tất cả những thí nghiệm hoá học dùng trong bài học mang tính chất là
những thí nghiệm nghiên cứu, thí nghiệm tìm kiếm những tính chất hoá học của
axit, theo trình tự : thí nghiệm, quan sát hiện tượng, giải thích, kết luận, cuối cùng
là viết các PTHH.
– Thí nghiệm tìm ra tính chất của axit tác dụng với bazơ, GV nên cho HS làm

2 thí nghiệm :
1. Axit tác dụng với dung dịch bazơ (kiềm, như dd NaOH), nếu không dùng
chất chỉ thị màu, HS sẽ khó quan sát được hiện tượng xảy ra. Để quan sát được
hiện tượng của phản ứng ta thêm 1 giọt phenolphtalein vào dd bazơ làm cho dd có
màu hồng. Nhỏ vài giọt dd axit vào dd bazơ cho đến khi mất màu hồng. Cho HS
giải thích và viết PTHH.
16


2. Axit tác dụng với bazơ không tan, như Cu(OH) 2 hoặc Fe(OH) 3, HS sẽ
quan sát hiện tượng của phản ứng hoá học rất dễ dàng. Nhưng trong phòng thí
nghiệm không có sẵn những loại bazơ này. GV hướng dẫn HS tự điều chế : cho
1 − 2 ml dd CuSO 4 hoặc FeCl 3 vào ống nghiệm, thêm vài ba giọt dd NaOH, sẽ
có kết tủa xanh Cu(OH) 2 hoặc kết tủa nâu Fe(OH) 3. Lọc lấy kết tủa cho tác
dụng với axit.
– Các hoá chất dùng trong thí nghiệm tìm ra tính chất của axit tác dụng với
oxit bazơ, như CuO (là chất bột màu đen), ZnO (chất bột màu trắng), Fe 2O3 (chất
bột màu nâu) đều có trong phòng thí nghiệm.
– Đối với mỗi tính chất của axit được phát hiện ra, GV cần cho HS phát biểu
khẳng định. Sau khi khám phá ra những tính chất của axit, GV cho HS phát biểu
kết luận về những tính chất của axit.
E. hướng dẫn Giải bài tập trong SGK
2. Hướng dẫn :
a) Mg + HCl
b) CuO + HCl

c) Fe(OH)3 + HCl hoặc Fe2O3 + HCl
d) Mg + HCl hoặc Al 2 O3 + HCl

4. a) Phương pháp hoá học :

Ngâm hỗn hợp bột Cu và Fe trong dung dịch HCl dư. Phản ứng xong, lọc lấy
chất rắn, rửa nhiều lần trên giấy lọc. Làm khô chất rắn, thu được bột Cu.
Cân, giả sử được 6 g. Suy ra trong hỗn hợp có 60% Cu và 40% Fe. Viết PTHH.
b) Phương pháp vật lí :
Dùng thanh nam châm (sau khi đã bọc đầu nam châm bằng mảnh nilon nhỏ,
mỏng) chà nhiều lần, ta cũng thu được 4 g bột Fe.

Bài 4 (2 tiết)

Một số axit quan trọng

17


A. Mục tiêu của bài học
1. Kiến thức
Học sinh biết :
– Những tính chất của axit clohiđric HCl, axit sunfuric loãng H 2SO4 ; Chúng
có đầy đủ tính chất hoá học của axit. Viết đúng các PTHH cho mỗi tính chất.
– H2SO4 đặc có những tính chất hoá học riêng : tính oxi hoá (tác dụng với
những kim loại kém hoạt động), tính háo nước. Dẫn ra được những PTHH cho
những tính chất này.
– Những ứng dụng quan trọng của các axit này trong sản xuất, trong đời sống.
2. Kĩ năng
– Sử dụng an toàn những axit này trong quá trình tiến hành thí nghiệm.
– Các nguyên liệu và công đoạn sản xuất H 2SO4 trong công nghiệp, những
phản ứng hoá học xảy ra trong các công đoạn.
– Vận dụng những tính chất của axit HCl, H 2SO4 trong việc giải các bài tập
định tính và định lượng.
B. Những thông tin bổ sung

Yêu cầu đối với HS là biết HCl và H 2SO4 loãng có những tính chất hoá học
của axit như đã nêu trong bài học. Tuy nhiên giữa chúng có những tính chất cơ
bản khác nhau. Nguyên tố clo trong HCl có số oxi hoá thấp nhất là –1 ; trong gốc
sunfat của H2SO4, nguyên tố lưu huỳnh có số oxi hoá cao nhất là +6. Vì vậy HCl
có tính chất hoá học riêng là tính khử, H2SO4 đặc có tính chất hoá học riêng là
tính oxi hoá. Thí dụ :
– HCl có tính khử :
−1

+4

to

+2

0

4H Cl + Mn O2 → MnCl 2 + 2H 2 O + Cl 2

(chÊt­khö)

– H2SO4 đặc có tính oxi hoá :

18


+6

0


+2

+4

2H2 SO4 +­ Cu ­ 
→ Cu SO 4 ­­+­­2H 2O­­+­ S O2

(chÊt­oxi­ho¸)­

C. Chuẩn bị đồ dùng dạy học
Chuẩn bị các hoá chất, dụng cụ thí nghiệm chứng minh rằng : HCl và H 2SO4
có những tính chất hoá học của axit.
– Các hoá chất :
HCl, kim loại hoạt động (Fe, Zn, Al,...), dd NaOH, Cu(OH) 2 hoặc Fe(OH)3,
oxit bazơ (CuO, Fe2O3,...), dd H2SO4 loãng, H2SO4 đặc, Cu, đường kính, quỳ tím.
– Các dụng cụ thí nghiệm :
ống nghiệm, đũa thuỷ tinh, phễu và giấy lọc, tranh ảnh về ứng dụng, sản xuất
các axit.
D. Tổ chức dạy học
1. Tính chất hoá học của các axit HCl, H 2SO4 loãng : HS đã được
thông báo trước là chúng có những tính chất của axit. Do vậy, những thí nghiệm
hoá học mà HS tiến hành ở đề mục này mang giá trị chứng minh.
HS sẽ tự tìm hiểu những ứng dụng của axit HCl và H 2SO4 trong SGK. ở đây,
GV nên cho HS liên hệ với đời sống và thực tiễn sản xuất ở địa phương.
2. Tính chất hoá học riêng của H2SO4 đặc : GV cho HS làm những thí
nghiệm có giá trị nghiên cứu, tìm tòi, phát hiện, để đi đến kết luận : H 2SO4 đặc,
nóng tác dụng với nhiều kim loại, kể cả những kim loại hoạt động yếu tạo thành
muối sunfat, nước và không giải phóng khí hiđro.
Bằng thí nghiệm của H 2SO 4 đặc với đường kính, với sự quan sát thí
nghiệm và sự giải thích, HS đi đến kết luận là H 2SO 4 đặc có tính háo nước và

tính oxi hoá.
H2SO4 đặc có thể chuyển hoá bông sợi, tinh bột, da thịt thành cacbon. Do vậy
GV phải có biện pháp bảo đảm an toàn cho HS trong quá trình thí nghiệm.
3. Sản xuất axit sunfuric

19


Chương trình Hoá học cấp THCS chỉ đề cập đến quá trình sản xuất một axit
quan trọng nhất, là axit sunfuric, bằng phương pháp tiếp xúc. Yêu cầu của bài học
đối với HS là biết được 3 công đoạn sản xuất và phản ứng hoá học xảy ra trong
mỗi công đoạn.
4. Nhận biết axit sunfuric và muối sunfat
GV cho HS làm thí nghiệm nhận biết gốc sunfat (= SO 4) là thành phần chung
của 2 loại hợp chất trên (theo hướng dẫn trong SGK).
Một tình huống phát sinh ở đây là : Làm thế nào có thể phân biệt được dd
H2SO4 và dd muối sunfat, thí dụ Na2SO4 ?
GV có thể cho HS tìm hiểu bài tập 3 trong SGK.
E. hướng dẫn giải bài tập trong SGK
1. Hướng dẫn :
a) Zn + HCl và Zn + H2SO4
b) CuO + HCl và CuO + H2SO4
c) BaCl2 + H2SO4
d) ZnO + HCl và ZnO + H2SO4
2. Xem bài học.
3. Hướng dẫn :
a) Dùng BaCl2, Ba(NO3)2 hoặc dd Ba(OH)2 để nhận biết H2SO4 (hoặc dùng
AgNO3 nhận biết HCl).
b) Dùng một trong những thuốc thử trong câu a).
c) Dùng quỳ tím hoặc kim loại hoạt động (Zn, Fe, Al,...) để nhận biết H2SO4.

4.* Hướng dẫn :
So sánh các điều kiện : nồng độ axit, nhiệt độ của dd H 2SO4 loãng và trạng
thái của sắt với thời gian phản ứng để rút ra :

20


a) Thí nghiệm 4 và thí nghiệm 5 chứng tỏ phản ứng xảy ra nhanh hơn khi tăng
nhiệt độ của dd H2SO4.
b) Thí nghiệm 3 và thí nghiệm 5 chứng tỏ phản ứng xảy ra nhanh hơn khi tăng
diện tích tiếp xúc.
c) Thí nghiệm 4 và thí nghiệm 6 chứng tỏ phản ứng xảy ra nhanh hơn khi
tăng nồng độ của dd H 2SO4.
5. Hướng dẫn : Những thí nghiệm chứng minh :
a) Dd H2SO4 loãng có những tính chất hoá học của axit :
– H2SO4 + Fe ;
– H2SO4 + CuO ;
– H2SO4 + KOH.
b) H2SO4 đặc có tính chất hoá học riêng :
– H2SO4 (nóng) + Cu ;
– H2SO4 + C6H12O6 ;
­H 2 SO4 ­®Æc
C6H12O6 

→ 6H2O + 6C.

6. Đáp số :
b) Khối lượng Fe tham gia phản ứng : mFe = 8,4 g.
c) Nồng độ mol của dd HCl : CM (HCl) = 6M.
7.* a) Các PTHH :

CuO + 2HCl 
→ CuCl2 + H2O

(1)

ZnO + 2HCl 
→ ZnCl2 + H2O

(2)

b) Thành phần của hỗn hợp :
– Số mol HCl tham gia (1) và (2) : n HCl =

3 × 100
= 0,3 (mol).
1000

Đặt x (gam) là khối lượng CuO, khối lượng của ZnO là (12,1 − x) gam.

21


Số mol các chất là : n CuO =
Ta có phương trình đại số :

x
12,1 − x
.
; n ZnO =
80

81

2x 2(12,1 − x)
+
= 0,3 → x = 4 (g).
80
81

– Thành phần của hỗn hợp :
%CuO =

4 × 100%
≈ 33%
12,1

%ZnO = 100% – 33% = 67%
c) Khối lượng dd H2SO4 20% cần dùng :
CuO + H2SO4 
→ CuSO4 + H2O (3)
ZnO + H2SO4 
→ ZnSO4 + H2O (4)
– Số mol H2SO4 tham gia (3) : n H 2 SO4 =­n CuO = 0,05 (mol).
– Số mol H2SO4 tham gia (4) : n H 2 SO4 =­n ZnO = 0,10 (mol).
– Khối lượng H2SO4 tham gia (3) và (4) :
m H SO = 98 × (0,05 + 0,10) = 14,7 (g).
2
4
– Khối lượng dd H2SO4 20% cần dùng :
m dd H SO =
2

4

100 × 14, 7
= 73,5 (g).
20

Bài 5 (1 tiết)

Luyện tập : Tính chất hoá học của oxit và axit
A. Mục tiêu của bài luyện tập
1. Kiến thức
Học sinh biết :

22


– Những tính chất hoá học của oxit bazơ, oxit axit và mối quan hệ giữa oxit
bazơ và oxit axit.
– Những tính chất hoá học của axit.
– Dẫn ra những phản ứng hoá học minh hoạ cho tính chất của những hợp chất
trên bằng những chất cụ thể, như CaO, SO2, HCl, H2SO4.
2. Kĩ năng
– Vận dụng những kiến thức về oxit, axit để làm bài tập.
B. Chuẩn bị đồ dùng dạy học
– Viết trước trên bảng hoặc trên giấy :
a) Sơ đồ tính chất hoá học của oxit bazơ, oxit axit.
b) Sơ đồ tính chất hoá học của axit.
– Chuẩn bị một số phiếu học tập cho cá nhân hoặc nhóm HS, nếu cần.
C. Tổ chức dạy học
– GV dùng những sơ đồ trong SGK, viết sẵn trước những hợp chất trong

khung, chưa có các mũi tên tương tác hoá học.
– Trong quá trình luyện tập, GV cho các nhóm HS vạch ra chiều của các mũi
tên biểu thị cho những tương tác hoá học và ghi số thứ tự của các tương tác hoá
học trên bảng.
– GV yêu cầu HS viết các phương trình phản ứng giữa các chất theo số thứ tự.
Nên ưu tiên lựa chọn những chất cụ thể đã học. Thí dụ, oxit bazơ là CaO, oxit axit
là SO2, axit là HCl và H2SO4.
– Phần luyện tập về H2SO4 được xếp ngoài bảng là những tính chất hoá học
của H2SO4 đặc.
D. hướng dẫn Giải bài tập trong sgk
1. Hướng dẫn :
a) Những oxit tác dụng với nước : SO2, Na2O, CaO, CO2.
b) Những oxit tác dụng với axit clohiđric : CuO, Na2O, CaO.
c) Những oxit tác dụng với natri hiđroxit : SO2, CO2.
2. Hướng dẫn :
23


a) Cả 5 oxit đã cho.
b) Những oxit là : CuO, CO2 (phân huỷ CuCO3 hoặc Cu(OH)2 được CuO ;
phân huỷ CaCO3 được CO2).
3. Hướng dẫn :
Cho hỗn hợp khí CO, CO2, SO2 lội chậm qua dd Ca(OH)2. CO2 và SO2 bị giữ
lại trong dung dịch Ca(OH)2 vì tạo ra chất không tan là CaCO3 và CaSO3.
4. Hướng dẫn :
Viết các PTHH của phản ứng giữa H2SO4 với CuO và H2SO4 đặc với Cu. Dựa
vào các PTHH, ta biện luận muốn thu được n mol CuSO 4 cần bao nhiêu mol
H2SO4.
5. Hướng dẫn một số phản ứng hoá học :
(3) SO2 + NaOH (dd)

(6) SO2 + H2 O
(8) Na2SO3 + H2SO4 loãng
Bài 6 (1 tiết)

Thực hành : Tính chất hoá học của oxit và axit
A. Mục tiêu
1. Kiến thức : Khắc sâu kiến thức về tính chất hoá học của oxit, axit.
2. Kĩ năng : Tiếp tục rèn luyện kĩ năng về thực hành hoá học, giải bài tập
thực hành hoá học ; kĩ năng làm thí nghiệm hoá học với lượng nhỏ hoá chất.
3. Thái độ : Giáo dục ý thức cẩn thận, tiết kiệm... trong học tập và trong thực
hành hoá học ; biết giữ vệ sinh sạch sẽ phòng thí nghiệm, lớp học.
B. Nội dung
I − Tiến hành thí nghiệm
1. Tính chất hoá học của oxit
a) Thí nghiệm 1 : Phản ứng của canxi oxit với nước
24


– Dụng cụ : ống nghiệm, cốc đựng nước, giá thí nghiệm.
– Hoá chất : Canxi oxit (vôi sống), thuốc thử (giấy quỳ tím hoặc
dd phenolphtalein), nước lọc.
Lấy một mẩu nhỏ (bằng hạt ngô, hạt đậu) canxi oxit (vôi sống) cho vào ống
nghiệm, kẹp ống nghiệm lên giá. Dùng ống nhỏ giọt nhỏ 2 – 3 ml nước vào ống
nghiệm. Quan sát hiện tượng xảy ra. Thử dung dịch tạo thành sau phản ứng bằng
giấy quỳ tím hoặc dung dịch phenolphtalein.
Viết PTHH, giải thích hiện tượng quan sát được.
Lưu ý :
– Chọn những cục vôi sống trắng, nhẹ mới sản xuất ra, được bảo quản trong
lọ thuỷ tinh đậy kín.
– Dùng khối lượng canxi oxit nhỏ vì phản ứng của canxi oxit với nước toả

nhiệt lượng lớn, nếu dùng nhiều, nhiệt lượng toả ra có thể làm cho nước sôi, bắn
vào người rất nguy hiểm.
– Có thể hướng dẫn HS sưu tầm trước các vỉ đựng thuốc viên bằng nhựa
trong. Thay ống nghiệm bằng vỉ đựng thuốc để thực hiện phản ứng này rất thuận
tiện, tiết kiệm.
b) Thí nghiệm 2 : Phản ứng của điphotpho pentaoxit với nước
– Dụng cụ : Lọ thuỷ tinh rộng miệng, nút nhám, muỗng lấy hoá chất, đèn cồn.
– Hoá chất : Photpho đỏ, giấy quỳ tím, nước cất.
Dùng muỗng lấy một ít photpho đỏ (bằng hạt đậu xanh) hơ nóng trên ngọn
lửa đèn cồn, khi photpho cháy cho cẩn thận muỗng vào trong lọ. Sau khi photpho
cháy hết, rót 2 – 3 ml nước cất vào trong lọ, đậy nút, lắc nhẹ. Hướng dẫn HS quan
sát các hiện tượng xảy ra. Thử dung dịch sau phản ứng bằng giấy quỳ tím.
Giải thích : Photpho cháy trong không khí tạo khói trắng, đó là P2O5.
P2O5 tác dụng với nước tạo thành axit photphoric làm đỏ giấy quỳ tím.
P2O5 + 3H2O 
→ 2H3PO4
2. Nhận biết các dung dịch
Thí nghiệm 3 : Bài tập thực hành
Có 3 lọ không ghi nhãn, mỗi lọ đựng một dung dịch là H 2SO4 loãng, HCl,
Na2SO4. Hãy tiến hành thí nghiệm để nhận biết dung dịch chất đựng trong mỗi lọ.

25


– Dụng cụ : ống nghiệm, ống nhỏ giọt.
– Hoá chất : 3 lọ không ghi nhãn, mỗi lọ đựng một trong các dd sau :
H2SO4 loãng, HCl, Na2SO4 ; dd BaCl2 ; giấy quỳ tím.
Hướng dẫn HS nhận xét để phân loại các chất và xác định cách tiến hành :
Chẳng hạn, trong 3 chất có 2 chất là axit, 1 chất là muối. Dùng giấy quỳ có thể
phân biệt được lọ nào đựng dd muối.

Trong 2 axit, có một axit là dd H 2SO4 loãng, dùng BaCl2 nhận ra, chất còn lại
là dd HCl.
Sơ đồ nhận biết được tóm tắt như sau :
H2SO4 loãng, HCl, Na2SO4
+ Quỳ tím
Màu đỏ
Màu tím
H2SO4,

HCl
Na2SO4
+ ddBaCl

Kết tủa trắng

2

Không kết tủa

H2SO4

HCl

– Hướng dẫn HS trình tự tiến hành thí nghiệm theo sơ đồ nhận biết.
+ Dùng ống nhỏ giọt lấy ở mỗi lọ một đến hai giọt dd nhỏ vào giấy quỳ tím,
nếu quỳ tím không đổi màu, lọ đó đựng dd Na 2SO4 (đánh dấu, thí dụ lọ 1), nếu
quỳ tím đổi sang màu đỏ, các lọ đó đựng dung dịch H2SO4, HCl (đánh số lọ 2, 3).
+ Lấy khoảng 1 ml dd đựng trong mỗi lọ cho vào 2 ống nghiệm. Nhỏ 1 − 2
giọt dung dịch BaCl2 vào mỗi ống nghiệm. Nếu ống nghiệm nào có kết tủa trắng,
thì lọ đó đựng dung dịch H2SO4.


26


PTHH :

BaCl2 + H2SO4 
→ BaSO4↓ + 2HCl

ống nghiệm không có kết tủa, lọ đó đựng dd HCl.
Lưu ý :
– Hướng dẫn HS nhận xét thành phần phân tử của các chất trong đầu bài để
xác định cách làm. Một bài tập thực nghiệm có thể có những cách làm và lựa chọn
thuốc thử khác nhau. Thí dụ, bài này có thể dùng dung dịch AgNO 3 để nhận ra lọ
đựng dung dịch HCl.
– Hướng dẫn HS đánh số lọ đựng hoá chất ban đầu (thay nhãn), tránh sự
nhầm lẫn.
II − Công việc cuối buổi thực hành
1. Hướng dẫn HS thu hồi hoá chất, rửa dụng cụ thí nghiệm, vệ sinh
phòng học...
2. Yêu cầu HS làm tường trình (theo mẫu).
3. GV có thể hướng dẫn HS dùng Vở thực hành thí nghiệm hoá học trong việc
tổ chức các tiết thực hành.

Bài 7 (1 tiết)

Tính chất hoá học của bazơ
A. Mục tiêu của bài học
1. Kiến thức
– HS biết được những tính chất hoá học của bazơ và viết được PTHH tương

ứng cho mỗi tính chất.
2. Kĩ năng
– HS vận dụng những hiểu biết của mình về tính chất hoá học của bazơ để
giải thích những hiện tượng thường gặp trong đời sống, sản xuất.
– HS vận dụng được những tính chất của bazơ để làm các bài tập định tính và
định lượng.

27


×