Tải bản đầy đủ (.doc) (110 trang)

Ứng xử của hộ nuôi trồng thủy sản đối với thông tin quy hoạch đất trên địa bàn phường tràng cát – quận hải an – thành phố hải phòng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (717.6 KB, 110 trang )

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các nội
dung nghiên cứu và kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn là hoàn toàn trung
thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ một nghiên cứu nào. Tôi xin
cam đoan những mục trích dẫn trong luận văn đã được ghi rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày 25/5/2010
Tác giả luận văn

Đinh Thị Nga

i


LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian thực hiện khóa luận tốt nghiệp, ngoài sự cố gắng nỗ
lực của bản thân, tôi đã nhận được sự quan tâm giúp đỡ của các đoàn thể và
cá nhân trong và ngoài trường.
Trước hết tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới các thầy cô giáo trường Đại
học Nông nghiệp Hà Nội nói chung và các thầy cô giáo trong Khoa KT &
PTNT nói riêng đã tận tình giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập.
Đặc biệt tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất tới giảng
viên ThS. Nguyễn Minh Đức, người đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi
trong suốt thời gian nghiên cứu và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn ủy ban nhân dân phường Tràng Cát – Quận
Hải An – Hải Phòng đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành tốt nội
dung đề tài.
Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn tới những người thân trong gia đình,
bạn bè đã động viên, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề
tài khóa luận tốt nghiệp của mình.
Tôi xin chân thành cảm ơn!


Hải Phòng, ngày 25 tháng 5 năm 2010
Sinh viên

Đinh Thị Nga

ii


TÓM TẮT KHOÁ LUẬN
1. Đặt vấn đề : Xu thế chung của đất nước là phát triển theo hướng đẩy mạnh
công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Do đó đất nông nghiệp bi thu hồi để phục vụ cho
các dự án với số lượng ngày càng nhiều. Việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất
luôn nằm trong các dự án quy hoạch nhưng quy hoạch tới đâu, quy hoạch như
thế nào thì người dân lại không hiểu hết được đặc biệt người nông dân mất đất
không nắm rõ được điều đó. Chính sự thiếu hụt thông tin về quy hoạch đất đã
dẫn tới các ứng xử khác nhau.
Nghiên cứu này tập trung tìm hiểu “Ứng xử của hộ nuôi trồng thủy sản
đối với thông tin quy hoạch đất trên địa bàn Phường Tràng Cát – Quận Hải
An – Thành phố Hải Phòng”. Mục tiêu của đề tài là là tìm hiểu ứng của hộ nuôi
trồng thủy sản đối với thông tin quy hoạch đất. Từ đó đề xuất các giải pháp giúp
người nuôi trồng thủy sản yên tâm đầu tư trong quá trình nuôi trồng thủy sản. Để
thực hiện đề tài tôi sử dụng kết hợp nhiều phương pháp như phương pháp thu
thập thông tin, phương pháp xử lý và phân tích số liệu, phương pháp phỏng vấn
sâu, và sử dụng hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu.
2. Kết quả nghiên cứu: Hiện tại trên địa bàn Phường có 2 dự án quy hoạch đất
trong đó tập trung chủ yếu là đất NTTS để xây dựng cơ sở hạ tầng đó là dự án
Dự án Dự án đường cao tốc Hà Nội – Hải Phòng và dự án Dự án đường bao
Đông Nam. Điều tra 30 hộ thấy trung bình mỗi hộ bị thu hồi 11,70% tổng diện
tích đất NTTS. Trong đó hộ bị thu hồi nhiều diện tích nhất nên tới 7,255ha.
Sự xuất hiện hai dự án phát triển cơ sở hạ tầng đóng vai trò rất quan trọng

trong trong việc lưu thông hàng hóa đặc biệt là tuyến đường ôtô cao tốc Hà Nội
– Hải Phòng đóng vai trò là tuyến đường huyết mạch quốc gia đã dẫn đến rất
nhiều thông tin liên quan đến quy hoạch đất. Những thông tin ấy tồn tại dưới
nhiều kênh khác nhau. Trong đó hộ NTTS tiếp nhận chủ yếu các kênh thông tin
đó là: kênh thông tin quy hoạch đất từ phía chính quyền địa phương, từ internet,

iii


truyền hình, sách báo, truyền miệng và do hộ tự phán đóan. Các kênh thông tin
này được các hộ tiếp nhận với tỷ lệ lần lượt là 50%; 13,33%; 70%; 33,33%;
100%; 100%. Trong đó kênh thông tin từ phía chính quyền địa phương và sách
báo được người tiếp nhận tin tưởng hơn cả. Tuy nhiên có một kênh thông tin từ
bản đồ quy hoạch đất lại không được bà con quan tâm tìm hiểu.
Từ việc tiếp cận các nguồn thông tin liên quan đến quy hoạch đất hộ đưa
ra nhiều cách ứng xử khác nhau tập trung vào các vấn đề như ứng xử trong sản
xuất, trong sinh kế mới và trong vấn đề bồi thường khi thu hồi đất. Thấy 83,33%
hộ ứng xử bằng cách thay đổi mức đầu tư trong sản xuất, 60% hộ tìm kiếm cách
sinh kế mới và 73,33% hộ yêu cầu cần tăng thêm mức hỗ trợ khi thu hồi đất,
trong đó hộ đặc biệt chú ý đến đầu tư trong sản xuất. Trong vấn đề sinh kế mới
chủ hộ chuyển dịch với tỷ lệ không cao, cách ứng xử phổ biến của hộ là đầu tư
cho con cái học hành với mong muốn con cái tìm được một công việc tốt và ổn
định trong tương lai điều này khác với kết luận mà TS. Đặng Kim Sơn (2008)
tâm lý chung của nông dân là không muốn đầu tư lâu dài trên đồng ruộng và cho
con cái học hành.
Những hộ tiếp cận nhiều thông tin quy hoạch đất (nhóm 1) có tỷ lệ thay
đổi mức đầu tư trong sản xuất là 75% thấp hơn nhóm tiếp cận ít thông tin quy
hoạch đất (nhóm 2) 15%. Yêu cầu nâng cao mức bồi thường cùa hai nhóm hộ
không có sự khác biệt lớn. Tuy nhiên, hộ có nhiều hộ thuộc nhóm 1 có tỷ lệ
chuyển dịch lao động trong việc tìm kiếm nguồn sinh kế mới cao hơn nhóm 2

với tỷ lệ chuyển dịch của nhóm 1 là 70% và nhóm 2 là 40%. Kết quả của những
ứng xử trong hộ không chỉ phụ thuộc vào nguồn thông tin mà còn phụ thuộc vào
các yếu tố khác:
- Chủ trương của địa phương là đầu tư thâm canh tăng năng suất trên một
đơn vị diên tích mặt nước. Song trước thông tin quy hoạch 100% hộ lựa chọn
hình thức NTTS theo hướng quảng canh hoặc quảng canh cải tiến.
- Tìm hiểu ảnh hưởng của trình độ văn hóa và thông tin quy hoạch tới
ứng xử của hộ NTTS trong quá trình sản xuất, sinh kế thấy hộ thuộc nhóm 1 và

iv


hộ thuộc nhóm 2 ở trình độ tiểu học và trung học cơ sở có ứng xử tương tự nhau
trong sản xuất. Hộ ở trình độ trung học phổ thông thuộc nhóm 1 có 16,67% tăng
cường đầu tư trong sản xuất. Trong khi nhóm 2 các hộ chỉ giảm hoặc giữ nguyên
mức đầu tư trong sản xuất.
- Trong vấn đề sinh kế mới, lao động trong nhóm 1 đồng thời có có trình
độ văn hóa ở bậc cao hơn thì chuyển dịch sang lĩnh vực phi nông nghiệp càng
nhiều hơn.
- Mức sống của hộ khác nhau khi tiếp nhận thông tin quy hoạch đất cũng
khác nhau. Thể hiện nhóm hộ khá khi tiếp nhận thông tin quy hoạch đất vẫn tăng
cường đầu tư trong sản xuất với tỷ lệ 5,88% với nhóm hộ tiếp cận nhiều thông
tin và 12,5% với nhóm hộ tiếp cận ít thông tin. 100% hộ thuộc nhóm hộ khá đều
tìm cách thay đổi sinh kế mới cao hơn nhóm hộ có mức sống trung bình.
- Những hộ có trên 10ha đất NTTS không bị thu hồi trong 2 dự án chủ hộ
lại có nhiều thông tin quy hoạch có tăng cường đầu tư trong NTTS với tỷ lệ là
40% đồng thời tích cực tìm kiếm cách sinh kế mới. Nhóm hộ trên 10ha đất
NTTS và tiếp cận ít thông tin quy hoạch đất chủ hộ không có ý định tìm phương
thức sinh kế mới.
- Đối với hộ thuê đầm của ủy ban thời gian sử dụng đầm ngắn do vậy

100% hộ đều thuộc nhóm 1. Trong đó có 20 % hộ tăng cường đầu tư trong sản
xuất song 100% hộ thuộc nhóm này luôn chủ động tìm cách ứng xử mới.
- Tìm hiểu điển hình 2 hộ NTTS trên địa bàn thấy hộ ứng xử bằng cách hạn chế
đầu tư sản xuất. Trong vấn đề sinh kế mới của chủ hộ tham gia trực tiếp vào
NTTS thấy họ rất lúng túng trong việc chuyển cách sinh kế mới. Chủ yếu hộ ứng
xử bằng cách đầu tư học hành cho con cái trong gia đình. Đối với diện tích đất bị
quy hoạch để tăng thêm mức hỗ trợ và bồi thường hộ tiến hành trồng các loại cây
không đem lại hiệu quả về mặt kinh tế nhằm thu thêm mức bồi thường khi thu
hồi đất.
3. Kết luận và khuyến nghị: Hiện tại trên địa bàn phường Tràng Cát đang có rất
nhiều kênh thông tin liên quan đến quy hoạch đất. Trước những thông tin ấy đa

v


số hộ NTTS ứng xử bằng cách hạn chế sản xuất, chỉ có 5hộ chiếm 16,67%
không thay đổi trong sản xuất. Các hộ đều có yêu cầu tăng mức hỗ trợ khi thu
hồi đất. Tuy nhiên, những yêu cầu đó hiện vẫn chỉ tồn tại dưới dạng đề xuất,
mong muốn của hộ. Bên cạnh đó những hộ nằm trong diện quy hoạch còn ứng
xử bằng cách trồng mới nhiều loại cây không có giá trị nhằm tăng thêm mức bồi
thường. Trong vấn đề sinh kế mới, hộ ứng xử chủ yếu bằng cách đầu tư cho con
cái học hành nhiều hơn còn về phía bản thân chủ hộ vẫn rất lúng túng trong việc
lựa chọn cho bản thân cách sinh kế mới.
Trong quá trình nghiên cứu tôi đưa ra một số khuyến nghị:
Về phía chính quyền: Đề Nghị thành phố chỉ rõ các vùng quy hoạch, dự án thu
hồi đất để người dân có kế hoạch đầu tư đúng, phù hợp.
Đề nghị ủy ban nhân dân phường Tràng Cát tìm hiểu và nắm rõ thông tin
liên quan đến quy hoạch đất, truyền đạt tới tất cả các hộ tham gia NTTS kịp thời
và chính xác
Về phía hộ nông dân NTTS: Thông tin luôn có rất nhiều tuy nhiên hộ dân khi

tiếp nhận thông tin phải luôn đặt ra câu hỏi thông tin đó lấy từ đâu? Quy mô của
dự án? Phạm vi của dự án như thế nào? Và quan trọng hơn là khi nào dự án sẽ
triển khai?.... Việc đặt ra những câu hỏi như vậy sẽ giúp hộ tiếp nhận thông tin
một cách chủ động đồng thời đưa ra cách ứng xử phù hợp đặc biệt ứng xử trong
sản xuất nhằm hạn chế sự lãng phí nguồn lợi có thể thu từ NTTS.

vi


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN....................................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN........................................................................................................................ii
TÓM TẮT KHOÁ LUẬN....................................................................................................iii
MỤC LỤC............................................................................................................................vii
DANH MỤC BẢNG...........................................................................................................viii
DANH MỤC HỘP Ý KIẾN...................................................................................................x
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT.......................................................................................xi
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ........................................................................................................1
1.1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI....................................................................................1
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU.............................................................................................3
1.2.1 Mục tiêu chung..............................................................................................................3
1.2.2 Mục tiêu cụ thể..............................................................................................................3
1.3 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU..........................................................................................3
1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU...............................................................................................3
1.4.1 Phạm vi nội dung...........................................................................................................3
1.4.2 Phạm vi không gian.......................................................................................................4
1.4.3 Phạm vi thời gian...........................................................................................................4
PHẦN II: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ ỨNG XỬ CỦA CỦA HỘ NTTS ĐỐI
VỚI THÔNG TIN QUY HOẠCH ĐẤT................................................................................5
2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ỨNG XỬ CỦA HỘ NTTS ĐỐI VỚI THÔNG TIN QUY

HOẠCH ĐẤT.........................................................................................................................5
2.1.1 Một số khái niệm...........................................................................................................5
2.2 CƠ SỞ THỰC TIỄN VỀ ỨNG XỬ CỦA HỘ NÔNG DÂN ĐỐI VỚI THÔNG TIN
QUY HOẠCH ĐẤT.............................................................................................................13
2.2.1 Ứng xử của hộ nông dân đối với quy hoạch đất ở một số nước trên thế giới.............13
2.2.2 Ứng xử của hộ nông dân đối với quy hoạch đất ở Việt Nam......................................15
PHẦN III: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.........................20
3.1 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU.........................................................................20
3.1.1 Điều kiện tự nhiên.......................................................................................................20
3.1.2 Điều kiện kinh tế xã hội..............................................................................................21
3.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..................................................................................31
3.2.1 Phương pháp thu thập thông tin..................................................................................31
3.2.2. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu.....................................................................32
3.2.3 Phương pháp phỏng vấn sâu........................................................................................33
3.3 HỆ THỐNG CHỈ TIÊU NGHIÊN CỨU........................................................................33
PHẦN IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN.................................................36
4.1 CÁC DỰ ÁN QUY HOẠCH ĐẤT TẠI PHƯỜNG TRÀNG CÁT...............................36
4.1.1. Các dự án quy hoạch đất trên địa bàn phường Tràng Cát giai đoạn 2005 - 2010......36
4.1.2 Thông tin về các dự án quy hoạch đất trên địa bàn phường giai đoạn 2010 đến 2020.
..............................................................................................................................................44
4.1.3 Thực trạng thu hồi đất tại các hộ điều tra....................................................................45
4.2 CÁC KÊNH TIẾP NHẬN THÔNG TIN QUY HOẠCH ĐẤT CỦA HỘ DÂN NTTS 49
4.2.1 Kênh thông tin trực tiếp từ chính quyền địa phương..................................................49
4.2.2 Kênh thông tin do hộ tự tìm hiểu................................................................................50
4.2.3 Mức độ hiểu biết của hộ đối với các thông tin quy hoạch..........................................53
4.2.4 Mức độ tiếp cận thông tin quy hoạch đất của các hộ NTTS.......................................53

vii



4.3 ỨNG XỬ CỦA HỘ NTTS TRƯỚC THÔNG TIN QUY HOẠCH ĐẤT VÀ CÁC YẾU
TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ỨNG XỬ CỦA HỘ.....................................................................56
4.3.1 Ứng xử của hộ NTTS trước thông tin quy hoạch đất..................................................56
4.3.2 Tác động của thông tin quy hoạch và các yếu tố khác tới ứng xử của hộ NTTS........60
4.4 MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ NHẰM GIÚP HỘ NTTS YÊN TÂM SẢN XUẤT TRONG
GIAI ĐOẠN CÓ NHIỀU THÔNG TIN QUY HOẠCH ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN PHƯỜNG
TRÀNG CÁT.......................................................................................................................84
4.4.1. Khuyến nghị đối với chính quyền:.............................................................................84
4.4.2 Về phía hộ nông dân NTTS.........................................................................................84
PHẦN V: KẾT LUẬN.........................................................................................................86
TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................................................88
25. Luật Đất đai năm 2003. Nguồn />PHỤ LỤC.............................................................................................................................91

DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1: Diện tích đất nông nghiệp của phường từ năm 2007- 2009.................................22
Bảng 3.2: Tình hình phân dân số và lao động phường Tràng Cát năm 2007 -2009............25
Bảng 3.3: Giá trị sản xuất của phường năm 2007- 2009......................................................28
Bảng 3.4 : Tóm tắt nội dung, chỉ tiêu, nguồn thông tin và phương pháp thu thập thông tin
..............................................................................................................................................35
Bảng 4.1 bồi thường chi phí đào đắp bờ đầm......................................................................39
Bảng 4.2 : Bồi thường công cụ sản xuất theo khẩu độ cống................................................40
Bảng 4.3 : Bồi thường công cụ, dụng cụ theo diện tích đầm...............................................41
Bảng 4.4 Bồi thường rào róc................................................................................................41

viii


Bảng 4.5 : Bồi thường thủy sản............................................................................................42
Bảng 4.6 Bồi thường thủy sản theo kỳ thu hoạch................................................................42
Bảng 4.7 : Hỗ trợ lao động khi thu hồi đất...........................................................................43

Bảng 4.8 Thực trạng diện tích nuôi trồng và thu hồi đất NTTS của các hộ điều tra............46
Bảng 4.9 Thực trạng thu hồi đất cho hai dự án xây dựng cơ sờ hạ tầng tại Tràng Cát........47
Bảng 4.10 Các kênh tiếp nhận thông tin quy hoạch đất của hộ nông dân............................50
Bảng 4.11 Mức độ hiểu biết của hộ đối với thông tin về các dự án quy hoạch đất trên địa
bàn phường Tràng Cát..........................................................................................................53
Bảng 4.12 Mức độ tiếp cận thông tin quy hoạch đất của các hộ NTTS...............................54
Bảng 4.13 Các dạng thông tin quy hoạch đất và tỉ lệ tiếp cận của hai nhóm hộ..................54
Bảng 4.14 Ứng xử của hộ NTTS trước thông tin quy hoạch...............................................57
Bảng 4.15 Mức độ đầu tư trong NTTS của 2 nhóm hộ NTTS.............................................58
Bảng 4.16 Hình thức NTTS của các hộ dân trên địa bàn Phường Tràng Cát......................61
Bảng 4.17 Tình hình cơ bản của hộ điều tra.........................................................................61
Bảng 4.18 Ảnh hưởng của trình độ văn hóa và thông tin quy hoạch tới ứng xử của hộ
NTTS trong sản xuất............................................................................................................63
Bảng 4.20 Đặc trưng của hộ điều tra theo thu nhập, diện tích, số nhân khẩu, lao động......66
Bảng 4.21: Ứng xử của hộ khi tiếp nhận nhiều thông tin quy họach...................................69
Bảng 4.22 Diện tích đất NTTS, tỉ lệ thu hồi, thông tin quy hoạch đất và ứng xử của hộ....74
Bảng 4.23 Nhân khẩu trong hô, thông tin quy hoạch đất và ứng xử của hộ........................76
Bảng 4.24 Hiệu quả kinh tế trong NTTS của các hộ điều tra...............................................78
Bảng 4.25: Tình hình sử dụng đất của các hộ điều tra.........................................................81
Bảng 4.26: Quyền sử dụng đất của hộ, thông tin quy hoạch đất và ứng xử của hộ.............82
25. Luật Đất đai năm 2003. Nguồn />
ix


DANH MỤC HỘP Ý KIẾN
Hộp 1: Triển khai thông tin quy hoạch.................................................................................50
Hộp 2: Tiếp cận thông tin từ bản đồ quy hoạch đất.............................................................52
Hộp 3: Vấn đề ứng xử của hộ...............................................................................................56
Hộp 4: Cơ sở ứng xử của hộ.................................................................................................56
Hộp 5: Ứng xử của hộ ông Phạm Văn Sáu – một trường hợp điển hình.............................70

Hộp 6: Ứng xử của hộ NTTS kém hiệu quả.........................................................................77
Hộp 7: Ứng xử của một trường hợp điển hình khi bị tác động đồng thời của yếu tố hiệu quả
kinh tế trong NTTS và thông tin quy hoạch đất...................................................................79

x


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BQ
CC
CNH, HĐH

Bình quân
Cơ cấu
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa

CP TĂ
CPCCDC
ĐVT
GCN- QSDĐ
HĐND
KT-VH-XH

Chi phí thức ăn
Chi phí công cụ dụng cụ
Đơn vị tính
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Hội đồng nhân dân
Kinh tế - văn hóa – xã hội



NĐ-CP

Lao động
Nghị định – Chính phủ

NDT
NN
NTTS
NTTS
QC

QH
QHA
SL
TC
TM & DV
TN
TP
TP
TQ
TR
UBND

Nhân dân tệ
Nông nghiệp
Nuôi trồng thủy sản
Nuôi trồng thủy sản
Quang canh
Quyết định

Quy hoạch
Quận Hải An
Số lượng
Tổng chi phí
Thương mại và dịch vụ
Tự nhiên
Thành phố
Doanh thu
Trung Quốc
Lợi nhuận
Ủy ban nhân dân

xi


PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Từ đại hội toàn quốc lần thứ VI đến nay cơ cấu nền kinh tế nước ta
được điều chỉnh theo hướng đẩy mạnh công nghiệp hóa- hiện đại hóa. Diện
tích đất nông nghiệp được chuyển từ mục đích trồng trọt, chăn nuôi và nuôi
trồng thủy sản sang mục đích sản xuất phi nông nghiệp. Theo thống kê sơ bộ
của Bộ Tài nguyên - Môi trường, trong 7 năm qua (năm 2001-2007), tổng
diện tích đất nông nghiệp đã thu hồi chuyển sang đất phi nông nghiệp trên
500.000 ha (chiếm hơn 5% đất nông nghiệp đang sử dụng). Đặc biệt, việc đất
nông nghiệp bị thu hồi và chuyển sang mục đích đô thị hóa và công nghiệp
hóa năm sau luôn tăng hơn năm trước. Chỉ tính riêng trong năm 2007, diện
tích đất trồng lúa cả nước đã giảm 125.000 ha. Trong đó riêng ngành nuôi
trồng thủy sản trong năm 2009 cả nước giảm 35000ha diện tích nuôi trồng
thủy sản xuống còn trên 1 triệu ha với sản lượng ước tính 2,3 triệu.
Việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất đều nằm trong các quy hoạch,

nhưng người dân lại thiếu những thông tin này. Chính sự thiếu hụt thông tin
trong quá trình quy hoạch và quản lý đất đai dẫn đến những cách ứng xử khác
nhau của người dân trong vùng quy hoạch. Thông thường khi tiếp cận một
vấn đề luôn nảy sinh hàng loạt các thông tin khác nhau. Đòi hỏi người tiếp
nhận phải có một quá trình chon lọc và đưa ra cách ứng xử cho phù hợp. Tuy
nhiên, sự hiểu biết của người nông dân có hạn. Nên đứng trước những thông
tin khác nhau thì người nông dân có những cách ứng xử khác nhau trước
những thông tin đó. Từ đó nghiên cứu ứng xử của người nông dân đối với
thông tin trong quá trình quy hoạch và quản lý đất nông nghiệp là một đòi hỏi
quan trọng không chỉ riêng đối với các nhà quản lý mà còn là vấn đề mà nhà
nước đặc biệt quan tâm nhằm quy hoạch đất đạt hiệu quả cao.

1


Phường Tràng Cát với lợi thế về nguồn nước lợ - là địa phương có 5km
bờ biển. Trong nhiều năm liền nghề nuôi trồng và đánh bắt thủy hải sản giải
quyết công ăn việc làm và làm giàu cho hàng trăm hộ ngay tại địa phương.
Đồng thời tạo công ăn việc làm cho hàng trăm lao động thường xuyên và
hàng nghìn lao động mang tính thời vụ.
Theo quy hoạch phát triển chung của thành phố Hải Phòng và quận Hải
An phường Tràng Cát đã chuyển phần lớn diện tích đất nông nghiệp trong đó
có 102 ha diện tích đất phục vụ cho nuôi trồng thủy sản cho các dự án xây
dựng cơ sở hạ tầng và phát triển công nghiệp của quận và thành phố. Tuy
nhiên, quá trình quy hoạch diện tích đất nuôi trồng thủy sản trên địa bàn
phường diễn ra chưa đồng bộ, quá trình quy hoạch đất, và đưa đất vào mục
đích sử dụng cho dự án chưa có thông tin cụ thể dẫn đến hiện tượng có các
dự án treo hoặc tin đồn về việc thu hồi đất cho các dự án. Song phần lớn đối
tượng tiếp nhận thông tin liên quan đến việc thu hồi đất canh tác của gia đình
lại chưa được chủ động tìm hiểu dẫn đến những thiếu hụt hoặc có hiểu biết

không rõ ràng trước những thông tin liên quan đến quy hoạch đất từ đó sẽ
hình thành nên những cách ứng xử khác nhau trước những thông tin đó?
Đến nay vấn đề thu hồi đất và sinh kế của người nông dân khi đất nông
nghiệp quy hoạch đã có nhiều đề tài đi sâu tìm hiểu. Nhưng tìm hiểu ứng xử
của người dân đối với thông tin quy hoạch đất lại có rất ít nghiên cứu đề cập
tới. Từ đó tôi đi đến đề tài: “Ứng xử của hộ nuôi trồng thủy sản đối với
thông tin quy hoạch đất trên địa bàn Phường Tràng Cát – Quận Hải An –
Thành phố Hải Phòng”.

2


1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung
Mục tiêu chung của đề tài là tìm hiểu ứng của hộ nuôi trồng thủy sản
đối với thông tin quy hoạch đất. Từ đó đề xuất một số khuyến nghị giúp
người nuôi trồng thủy sản yên tâm đầu tư trong quá trình nuôi trồng thủy sản.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về ứng xử của hộ nông dân
với quy hoạch đất.
- Tìm hiểu các dự án quy hoạch tại địa phương trong giai đoạn từ năm
2005 – 2010 và thông tin quy hoạch đất tại đại phương giai đoạn 2010 – 2020
và sự mất diện tích của hộ dân.
- Tìm hiểu các kênh tiếp nhận thông tin quy hoạch đất của hộ dân nuôi
trồng thủy sản
- Phân tích ứng xử của hộ nuôi trồng thủy sản trước thông tin quy
hoạch đất và các yếu tố ảnh hưởng đến ứng xử của hộ trên địa bàn phường
Tràng Cát- quận Hải An – thành phố Hải Phòng.
- Đề xuất một số khuyến nghị nhằm giúp cho hộ nuôi trồng thủy sản
yên tâm sản xuất trong thời điểm có nhiều nguồn thông tin quy hoạch đất nuôi

trồng thủy sản nước lợ trên địa bàn quận Hải An- thành phố Hải Phòng.
1.3 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Ứng xử của các hộ tham gia NTTS nước lợ trên địa bàn phường Tràng
Cát và các dự án liên quan đến quy hoạch đất trên địa bàn phường Tràng Cát.
1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1 Phạm vi nội dung
Đề tài tập trung nghiên cứu ứng xử của hộ nuôi trồng thủy sản trong
quá trình hoạch đất nông nghiệp. Trong quá trình quy hoạch đất nông nghiệp
người nông dân có nhiều ứng xử khác nhau tuy nhiên trong đề tài tôi tập trung
tìm hiểu một số nọi dung sau:

3


- Ứng xử của người dân trong sản xuất, trong bồi thường thu hồi đất và
sinh kế mới đối với thông tin quy hoạch đất ở cấp hộ.
- Một số yếu tố ảnh hưởng tới ứng xử của hộ.
1.4.2 Phạm vi không gian
Đề tài tập trung nghiên cứu tại phường Tràng Cát
1.4.3 Phạm vi thời gian
Thời gian nghiên cứu đề tài: Tài liệu thứ cấp tìm hiểu và thu thập tại
địa phương từ năm 2005 đến năm 2010.
Thời gian thực hiện đề tài: Đề tài được thực hiện trong quá trình thực
tập tốt nghiệp từ 23/12/2010 đến 25/5/2010.

4


PHẦN II: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ ỨNG XỬ CỦA
CỦA HỘ NTTS ĐỐI VỚI THÔNG TIN QUY HOẠCH ĐẤT

2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ỨNG XỬ CỦA HỘ NTTS ĐỐI VỚI THÔNG TIN
QUY HOẠCH ĐẤT
2.1.1 Một số khái niệm
a. Ứng xử là gì
- Theo từ điển tiếng Việt, ứng xử nghĩa là có thái độ, hành động, lời nói
thích hợp trong việc xử sự.
- Trong một nghiên cứu khác chỉ ra ứng xử sự phản ứng của con người
đối với sự tác động của người khác trong những tính huống xác định. Ứng xử
không thể hiện sự chủ động trong giao tiếp mà chủ động trong phản ứng có sự
lựa chọn, tính toán, thể hiện qua thái độ, hành vi, cử chỉ, cách nói năng - tuỳ
thuộc vào tri thức, nhân cách nhằm đạt kết quả giao tiếp cao nhất.
Như vậy ứng xử là cách con người phản ứng lại với các kích thích bên ngoài.
b. Ứng xử của hộ nông dân
* Đặc điểm tâm lý của hộ nông dân
Trình độ học vấn, trình độ văn hóa, truyền thống gia đình sẽ hình thành
nên tâm lý riêng của từng cá nhân kết hợp với phong tục làng xã, tập quán
canh tác chung của một vùng sẽ hình thành nên tâm lý chung của cộng đồng.
Và chính tâm lý vốn được hình thành trong con người sẽ quyết định ứng xử
của họ trước những tình thình huống hay thông tin mà họ tiếp nhận được.
* Ứng xử của hộ nông dân trong sản xuất nông nghiệp
Trong bài giảng kinh tế hộ trang trại GS. Đỗ Văn Viện chỉ ra: trong quá
trình tồn tại và phát triển các nông hộ đều có mong muốn “ làm sao để đủ ăn,
đủ mặc; Mức thu nhập luôn ổn định và tăng trưởng; Hoàn thành các nghĩa vụ
với gia đình và xã hội; Thời gian nghỉ ngơi, giải trí tăng lên; Lao động ít vất

5


vả hơn.” Những mong ước đó chi phối đến các ứng xử của hộ. Trong đó tác
giả đề cập chủ yếu tới ứng xử của hộ nông dân với vấn đề hiệu quả kinh tế và

ứng xử với rủi ro. Đối với hiệu quả kinh tế trong điều kiện tự cung, tự cấp thì
mục tiêu của hộ là tối đa hóa lợi ích còn trong điều kiện nông hộ bắt đầu
quan tâm đến thị trường việc sử dụng kết hợp các yếu tố vốn có của hộ và chi
phí bằng tiền mà hộ phải bỏ vào trong quá trình sản xuất chưa có sự bóc tách
rõ ràng nhưng trong những lúc khó khăn hộ tận dụng tối đa những thứ của
nhà thậm chí bớt cả tiêu dùng, giảm chi bằng tiền tối thiểu để vượt qua áp lực,
vượt qua khó khăn. Hộ quan tâm đến hiệu quả kỹ thuật (đầu ra / đầu vào).
Trong điều kiện kinh tế thị trường, sản xuất hàng hóa nông hộ cũng phải quan
tâm đến hiệu quả kinh tế, đồng thời cũng trong bài giảng kinh tế hộ trang trại
tác giả Đỗ Văn Viện cũng chỉ ra đối với doanh nghiệp khi gặp rủi ro và điều
kiện cụ thể họ có thể điều chỉnh, chuyển hướng hoặc phá sản còn hộ nông dân
trong hoàn cảnh nào họ vẫn tồn tại họ ứng xử bằng cách: thu hẹp quy mô sản
xuất, sản xuất ở quy mô hợp lý hơn hoặc tối thiểu hóa rủi ro bằng con đường
huy động cao hơn những chi phí không mất tiền.
Trong một nghiên cứu của PGS. TS. Nguyễn Văn Song với đề tài “Cơ
sở kinh tế vi mô, hành vi ứng xử của người sản xuất và sự khác biệt trong ứng
xử của người nông dân đạt điểm tối đa hoá lợi nhuận” ông chỉ ra mục tiêu
quan trọng nhất của người sản xuất là tối đa hoá lợi nhuận, người sản xuất
luôn phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường, đồng thời đối mặt
với sự giới hạn về nguồn lực trong sản xuất (vốn và lao động).
Để tối đa hoá lợi nhuận, người sản xuất tuân theo hai nguyên tắc cơ bản: Thứ
nhất, đầu tư lượng đầu vào tại điểm giá trị sản phẩm biên bằng với giá đầu
vào (VMP = Pđầu vào); Thứ hai, sản xuất lượng đầu ra tại điểm chi phí biên
bằng với doanh thu biên (MC = MR).
Do đặc điểm của sản xuất nông nghiệp có đối tượng sản xuất là sinh vật
sống (cây trồng, vật nuôi), phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện tự nhiên như khí

6



hậu, thời tiết. Chính vì vậy, sản xuất nông nghiệp có một số đầu vào đó là các
điều kiện tự nhiên như: độ phì của đất đai, đặc điểm sinh học của giống, ánh
sáng mặt trời, nước mưa, đặc điểm khí hậu thời tiết. Các đầu vào này có giá
bằng không (0) nên người sản xuất trong ngành nông nghiệp thường sản xuất
tại điểm sản lượng tối đa, tại đó sản phẩm biên (MP) bằng không. Bởi vì, họ
muốn tận dụng tối đa các loại đầu vào với giá bằng không (0). Như vậy, quy
luật giá trị sản phẩm biên bằng giá đầu vào (VMP = Pđầu vào) vẫn đúng đối
với sản xuất nông nghiệp. Nhưng sản xuất nông nghiệp có nhiều loại đầu vào
giá bằng không (0) vì vậy người sản xuất luôn kỳ vọng mức năng suất, sản
lượng tối đa. Ngược lại, khi giá đầu vào khác không (≠ 0), người sản xuất trong
các ngành công nghiệp, thương mại, dịch vụ sẽ không tối đa tại điểm tối đa hoá
sản lượng (tối đa hoá doanh thu) mà luôn đầu tư tại điểm tối đa hoá lợi nhuận.
Như vậy người nông dân trong bất kỳ tình huống nào họ cũng có thể
ứng xử nhưng cách ứng xử của họ chủ yếu là tránh lé rủi ro, họ chưa mạnh
dạn trong việc sử dụng các đầu vào có chi phí cao nhằm tối đa hóa lợi nhuận
mà cách ứng xử của họ trong sản xuất nông nghiệp là tối thiểu hóa chi phí
bằng cách tận dụng những đầu vào sẵn có nhằm tối đa hóa sản lượng.
* Ứng xử của hộ nông dân trong tiêu dùng.
Trong sản xuất hay tiêu dùng người nông dân đều có tâm lý chung là
tối thiểu hóa chi phí do đó sản phẩm tiêu dùng của họ chủ yếu là các sản
phẩm nông nghiệp mà họ tự sản xuất ra được.
Mô hình nông hộ của Barnum – Squyre (1979) khi nghiên cứu ứng xử
của của nông hộ đối với sự thay đổi đã chỉ ra: Hộ là một mô hình khép kín
giữa sản xuất và tiêu dùng. Hộ sản xuất ra để đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng
của hộ. Phần dư để bán cho thị trường, số tiền này tính bằng giá trị sản phẩm
nông nghiệp mà hộ không thể có được. Đồng thời hộ có thể tự điều chỉnh về
sản xuất và tiêu dùng.

7



c. Quy hoạch đất
Đất đai là 1 vùng lãnh thổ nhất định (vùng đất, khoanh đất, vạt đất, mảnh
đất….) có vị trí, hình thể, diện tích với những tính chất tự nhiên hoặc mới tạo
thành ( đặc tính, thổ nhữơng, điều kiện địa hình, địa chất, thủy văn, chế độ nước,
nhiệt độ, ánh sáng, thảm thực vật, các tính chất lý hóa tính…) tạo ra điều kiện
nhất định cho việc sử dụng cho các mục đích khác nhau. Như vậy, để sử dụng
đất cần phải làm quy hoạch – đây là quá trình nghiên cứu. lao động sáng tạo
nhằm phân định ý nghĩa, mục đích của từng phần lãnh thổ và đề xuất một trật tự
sử dụng đất nhất định ( Lê Đình Thắng, Trần Tú Cường, 2007)
Về bản chất:
Đất đai là đối tượng của mối quan hệ hệ sản xuất trong lĩnh vực sử
dụng đất ( gọi là mối quan hệ đất đai ) và tổ chức sử dụng đất như “ tư liệu
sản xuất đặc biệt “ gắn chặt với phát triển kinh tế xã hội, ( Viện điều tra quy
hoạch, tổng cụa địa chính, 1998)
Như vậy quy hoạch sử dụng đất sẽ là một hiện tượng kinh tế - xã hội,
thể hiện đồng thời 3 tính chất: kinh tế, kỹ thuật và pháp chế, trong đó cần hiểu
- Tính kinh tế: thể hiện ở hiệu quả sử dụng đất đai
- Tính kỹ thuật: bao gồm các tác nghiệp chuyên môn kỹ thuật như điều tra,
khảo sát, xây dựng bản đồ, khoanh định, xử lý số liệu….
- Tính pháp chế: Xác nhận tính pháp lý về mục đích và quyền sử dụng đất
theo hoạch nhằm đảm bảo sử dụng đất đai đúng pháp luật.
Từ đó có thể đưa ra khái niệm: Quy hoạch sử dụng đất đai là các biện
pháp củ nhà nước về quản lý và tổ chức sử dụng đất đầy đủ, hợp lý, hiệu quả,
khoa học, thông qua việc phân bổ đất đai cho các mục đích sử dụng đất và
định hướng tổ chức sử dụng đất cho các cấp lãnh đạo, các ngành, các tổ chức
và người sử dụng đất nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất xã hội, thực hiện
đường lối kinh tế của nhà nước trên cơ sở dự báo theo quan điểm sinh thái
bền vững ( Võ Tử Can, 2010),


8


Theo Fao: “Quy hoạch và sử dụng đất là quá trình đánh giá tiềm năng
đất & nước một cách có hệ thống phục vụ việc sử dụng đất và kinh tế - xã hội
nhằm lựa chọn ra phương án sử dụng đất tốt nhất. Mục tiêu của quy hoạch đất
và sử dụng đất là lựa chọn và đưa ra phương án lựa chọn vào thực tiễn để đáp
ứng nhu cầu của con người một cách tốt nhất nhưng vẫn bảo vệ được nguồn
tài nguyên cho tương lai. Yêu cầu cấp thiết của làm quy hoạch là do nhu cầu
của con người và điều kiện thực tế sử dụng đất thay đổi nên phải nâng cao
khả năng sử dụng đất ” (FAO, 1993)
Phương án quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai đã được cơ quan nhà
nước có thẩm quyền quyết định, xét duyệt là căn cứ để bố trí sử dụng đất,
giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất đặc biệt là
chuyển diện tích đất trồng lúa có hiệu quả cao sang các mục đích phi nông
nghiệp, nuôi trồng thủy sản hoặc trồng cây lâu năm. Như vậy, mục đích của
quy hoạch sử dụng đất nhằm tạo ra những điều kiện về tổ chức lãnh thổ, thúc
đẩy các đơn vị sản xuất thực hiện đạt và vượt mức kế hoạch nhà nước giao.
Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đóng vai trò quan trọng, là cơ sở để
nhà nước thống nhất quản lý đất đai hợp lý, tiết kiệm và có hiệu quả. Nó được
xây dựng trên định hướng phát triển kinh tế - xã hội quy hoạch phát triển đô
thị, yêu cầu bảo vệ môi trường, tôn tạo di tích lịch xử văn hóa, danh lam
thắng cảnh; hiện trạng quỹ đất và nhu cầu sử dụng đất. Định mức sử dụng đất,
tiến bộ khoa học kỹ thuật, kết quả thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
Những năm gần đây, quy hoạch đã góp phần không nhỏ tạo ra kết quả đáng
khích lệ, giúp khai thác, sử dụng đúng mục đích, tiết kiệm và có hiệu quả,
phát huy tiềm năng và nguồn lực về đất, mở rộng diện tích đất canh tác, nâng
cao chất lượng, đảm bảo an toàn lương thực (Nguyễn Thị Tố Uyên 2007)
Như vậy, về thực chất quy hoạch sử dụng đất là quá trình hình thành
các quyết định nhằm đưa đất vào sử dụng bền vững để mang lại lợi ích cao

nhất, thực hiện đồng thời hai chức năng: Điều chỉnh các mối quan hệ đất đai

9


& tổ chức sử dụng đất như tư liệu sản xuất đặc biệt với mục đích nâng cao
hiệu quả sản xuất của xã hội, kết hợp với bảo vệ đất và môi trường (Đoàn
Công Quỳ, 2001).
Căn cứ vào đặc điểm, điều kiện tự nhiên, phương hướng nhiệm vụ và
mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của mỗi vùng, lãnh thổ, quy hoạch sử dụng
đất được tiến hành nhằm định hướng cho các cấp, các ngành trên địa bàn lập
kế hoạch và sử dụng đất đai chi tiết của mình, xác lập sự ổn định định về mặt
pháp lý cho công tác quản lý nhà nước về đất đai, làm cơ sở tiến hành cấp đất
và đầu tư phát triển sản xuất, đảm bảo an ninh lương thực phục vụ các nhu
cầu dân sinh. văn hóa – xã hội. Mặt khác, quy hoạch sử dụng đất còn là biện
pháp hữu hiệu của nhà nước nhằm tổ chức lại việc sử dụng đất theo đúng mục
đích, hạn chế sự chồng chéo gây lãnh phí đất đất đai, tránh tình trạng chuyển
mục đích tùy tiện, làm giảm sút nghiêm trọng quỹ đất nông nghiệp, lâm
nghiệp (đặc biệt là diện tích trồng lúa và diện tích đất lâm nghiệp có rừng).
Ngăn chặn các hiện tượng tiêu cực, tranh chấp, lấn chiếm hủy hoại đất, phá
vỡ cân bằng sinh học, gây ô nhiễm môi trường dẫn đến những tổn thất hoặc
kìm hãm sản xuất, phát triển kinh tế - xã hội và hậu quả khó lường về tình
hình bất ổn định chính trị, an ninh quốc phòng ở từng địa phương, đặc biệt là
trong giai đoạn chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường (Võ Tử Cản, 2001)
* Đặc điểm của quy hoạch sử dụng đất
Quy hoạch sử dụng đất thuộc loại quy hoạch có tính lịch xử - xã hội,
tính khống chế vĩ mô, tính chỉ đạo, tính tổng hợp trung và dài hạn, là bộ phận
hợp thành quan trọng của hệ thống kế hoạch phát triển xã hội và kinh tế quốc
dân. Các đặc điểm của quy hoạch và sử dụng đất (Võ Tử Cản, 2001),
- Tính lịch xử - xã hội:

Lịch sử phát triển của xã hội chính là lịch sử phát triển của quy hoạch
đất. Mỗi hình thái kinh tế - xã hội đều có một phương thức sản xuất xã hội thể
hiện theo hai mặt: lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất. Trong quy hoạch

10


và sử dụng đất luôn nảy sinh mối quan hệ giữa người với đất đai – là sức tự
nhiên (như điều tra, đo đạc, khoanh định, thiết kế….) cũng như quan hệ giữa
người với người (xác định văn bản về quyền sở hữu và quyền sử dụng đấtGCN QSDD). Quy hoạch sử dụng đất thể hiện đồng thời là yếu tố thúc đẩy
phát triển lực lượng sản xuất, vừa là yếu tố thúc đẩy mối quan hệ sản xuất, vì
vậy nó luôn là một bộ phận của phương thức sản xuất xã hội. Tuy nhiên, trong
xã hội có phân chia giai cấp, quy hoạch sử dụng đất mang tính tự phát, hướng
tới mục tiêu lợi nhuận tối đa và nặng về pháp lý (là phương tiện mở rộng, củng
cố, bảo vệ quyền tư hữu đất đai: phân chia, tập trung đất đai để mua, bán, phát
canh, thu tô…). Ở nước ta, quy hoạch sử dụng đất phục vụ nhu cầu sử dụng đất
và quyền lợi của xã hội, góp phần tích cực thay đổi quan hệ sản xuất ở nông
thôn, nhằm sử dụng, bảo vệ đất và nâng cao hiệu quả sản xuất xã hội. Đặc biệt,
trong nền kinh tế thị trường quy hoạch sử dụng đất đã góp phần giải quyết các
mâu thuẫn nội tại của từng lợi ích kinh tế, xã hội và môi trường nảy sinh trong
quá trình sử dụng đất, cũng như mâu thuẫn các lợi ích trên với nhau.
- Tính tổng hợp:
Tính tổng hợp của quy hoạch sử dụng đất chủ yếu thể hiện ở điểm, quy
hoạch sử dụng đất nhận trách nhiệm tổng hợp toàn bộ nhu cầu sử dụng đất,
điều hoà các mâu thuẫn về đất đai của các ngành, các lĩnh vực. Xác định và
điều phối các phương hướng, phương thức phân bổ sử dụng đất phù hợp với
mục tiêu kinh tế - xã hội, đảm bảo cho nền kinh tế quốc dân phát triển ổn
định, bền vững và đạt tốc độ tăng trưởng cao.
- Tính dài hạn:
Quy hoạch dài hạn nhằm đáp ứng nhu cầu về đất để phát tiển kinh tế, xã

hội lâu dài như: sự thay đổi về dân số, tiến bộ kỹ thuật, đô thị hoá, công nghiệp
hoá, hiện đại hoá nông nghiệp. Cơ cấu và phương thức sử dụng đất được điều
chỉnh từng bước cho đến khi đạt được mục tiêu dự kiến. Thời hạn của quy hoạch
sử dụng đất được quy định tại điều 24 luật đất đai 2003 là 10 năm.

11


- Tính chiến lược và chỉ đạo vĩ mô:
Với đặc tính trung và dài hạn, quy hoạch sử dụng đất chỉ dự báo trước
được các xu thế thay đổi, phương hướng, mục tiêu, cơ cấu và phân bổ và sử
dụng đất một cách đại thể chứ không thể dự kiến được các hình thức và nội
dung chi tiết, cụ thể của những thay đổi đó.
- Tính chính sách:
Quy hoạch sử dụng đất thể hiện rất rõ đặc tính chính trị và chính sách
xã hội. Khi xây dựng phương án quy hoạch phải quán triệt các chính sách và
các quy định có liên quan đến đất đai của Đảng và nhà nước, đảm bảo thực
hiện cụ thể trên mặt bằng đất đai các mục tiêu phát triển nền kinh tế quốc dân,
phát triển ổn định quy hoạch kinh tế, xã hội, tuân thủ các quy định, các chỉ
tiêu khống chế về dân số, đất đai và môi truờng.
- Tính khả biến
Do sự tác động của nhiều yếu tố khó dự đoán trước theo nhiều phương
diện khác nhau, quy hoạch sử dụng đất chỉ là một trong những giải pháp
nhằm biến đổi hiện trạng sử dụng đất sang trạng thái mới thích hợp hơn cho
việc phát triển kinh tế trong một giai đoạn nhất định. Khi xã hội phát triển,
khoa học kỹ thuật ngày càng tiến bộ, chính sách và tình hình kinh tế thay đổi,
các dự kiến của quy hoạch đất sẽ trở lên không còn phù hợp nữa. Việc chỉnh
sửa, bổ sung, hoàn thiện quy hoạch và điều chỉnh biện pháp thực hiện là điều
cần thiết. Điều đó thể hiện tính khả biến của quy hoạch. Quy hoạch sử dụng
đất luôn là quy hoạch động, một quy trình lặp đi, lặp lại theo chu kỳ " Quy

hoạch - thực hiện - quy hoạch lại hoặc chỉnh lý - tiếp tục thực hiện " với chất
lựợng, mức độ thực hiện và tính thích hợp ngày càng cao.
* Quy hoạch nuôi trồng thủy sản
Công tác quy hoạch ngành nuôi trồng thủy sản nói chung và quy hoạch
lĩnh vực nuôi trồng thủy sản nói riêng được lập theo căn cứ theo nghị định của
chính phủ số 12/2000/NĐ-CP ngày 05 tháng 05 năm 2000. Nội dung, trình tự

12


lập, thẩm định và quản lý các dự án quy hoạch phát triển ngành phải tuân theo
quy định bảo vệ môi trường. Nghị định số 140/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 11
năm 2006 của chinh phủ quy định: Định kỳ hàng năm các ngành. Ủy ban
nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuôc trung ương có trách nhiệm lập báo
cáo về tình hình kiểm tra, thanh tra, giám sát thực hiện các quty định bảo vệ
môi trường đối với chiến lược, quy hoạch, kế họach phát triển, và gửi Bộ Tài
Nguyên và Môi trường. Bộ này có trách nhiệm tổng hợp báo cáo Thủ tướng
Chính phủ (Vũ Hải Long, 2007)
2.2 CƠ SỞ THỰC TIỄN VỀ ỨNG XỬ CỦA HỘ NÔNG DÂN ĐỐI VỚI
THÔNG TIN QUY HOẠCH ĐẤT
2.2.1 Ứng xử của hộ nông dân đối với quy hoạch đất ở một số nước trên
thế giới
Trên thế giới, công tác quy hoạch thường gắn liền với quản lý hành
chính & quản lý đất đai. Quy hoạch thực sự trở thành một công cụ không thể
thiếu và rất đắc lực cho việc quản lý hành chính cũng như quản lý đất đai.
Tùy theo chế độ kinh tế - chính trị - xã hội và tùy theo điều kiện kinh tế xã hội
của mỗi nước mà quy hoạch có những hình thức, đặc điểm, mức độ rất khác
nhau. Mỗi loại quy hoạch có những mục tiêu cụ thể khác nhau nhưng tất cả
các quy hoạch đều hướng tới mục tiêu phát triển kinh tế -xã hội, bảo vệ môi
trường trên quan điểm phát triển bền vững.

Bản chất quy hoạch sẽ phá vỡ mối quan hệ về quan hệ sản xuất và kiến
trúc hạ tầng của vùng quy hoạch vốn đã hình thành từ rất lâu. Do đó sự phản
ứng của người dân trong vùng là không thể tránh khỏi. Đó là phản ứng ủng hộ
hay kìm hãm tiến độ của dự án còn tùy thuộc vào sự hiểu biết của người dân
đối với dự án quy hoạch đất đó như tầm quan trọng của dự án đối với sự phát
triển của quốc gia, hay cơ quan chủ trì dự án, cũng như mức độ hưởng lợi của
người dân vùng quy hoạch đối với dự án đó.

13


Như vậy để giải quyết tốt công tác quy hoạch thì thông tin về quy
hoạch phải đi trước một bước tới từng người dân, việc đảm bảo thông thông
tin rõ ràng, đầy đủ và chính xác là rất cần thiết. Tùy thuộc vào trình độ cũng
như hiểu biết của người dân vùng quy hoạch mà hành vi ứng xử của mỗi
người trên mỗi vùng. mỗi quốc gia là khác nhau. Do đó hầu hết các nước trên
thế giới đều rất coi trọng thông tin quy hoạch đất và ứng xử của người dân
vùng quy hoạch từ đó đưa ra các thông tin triển khai và chính sách hợp lý để
công tác quy hoạch thành công và nhanh chóng nhằm mục tiêu cuối cùng là
nâng cao mức sống của người dân để họ sống tốt hơn.
Điều kiện kinh tế - chính trị - xã hội của mối nước cũng ảnh hưởng rất lớn tới
cách ứng xử của người dân.
2.2.1.1 Ứng xử của người nông dân đối với quy hoạch đất ở Trung Quốc
Mười mấy năm qua, ruộng đất Trung Quốc đã giảm gần 150 triệu mẫu
Trung Quốc (TQ). Mỗi mẫu TQ bằng 1/15 héc ta, tức khoảng 660 mét
vuông. Bộ Nông nghiệp Trung Quốc dự tính, cứ mất đi 2 mẫu TQ sẽ có nghĩa
là 1 nông dân TQ không có ruộng đất, vì ruộng đất canh tác tính trung bình
theo đầu người của TQ chỉ có khoảng 1,4 mẫu TQ. Do vậy, mất gần 150 triệu
mẫu TQ ruộng đất có nghĩa là khoảng 80 triệu nông dân Trung Quốc không
còn ruộng đất ( Dương Danh Di, 2009). Nông dân Trung Quốc một khi không

còn ruộng đất thì họ sẽ là loại người “ba không”: không đất để cày, không
nghề để sống, không nơi để đi. Do vậy, những nông dân này đã chống đối.
Điển hình năm 2005 tại Hán Nguyên, Tứ Xuyên đã xảy ra vụ 10 vạn nông
dân chống đối. Nguyên do là vì khi trưng dụng ruộng đất để làm hồ chứa
nước, người ta đã lấy hết ruộng đất của nông dân ở đó. Mỗi gia đình được bồi
thường hơn 10.000 nhân dân tệ (NDT, 1 NDT bằng khoảng 2.250 đồng Việt
Nam). Sau khi tiêu dùng hết số tiền đền bù này, không còn gì để ăn, họ lấy cớ
không chuyển đi nơi khác để phản đối ( Dương Danh Di, 2009).

14


×