Tải bản đầy đủ (.doc) (86 trang)

Đánh giá hiệu quả hoạt động và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tại trung tâm kiểm định KTAT máy, thiết bị nông nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (505.24 KB, 86 trang )

PHẦN 1

MỞ ĐẦU
1.1 TÍNH CẤP THIẾT
Nông nghiệp là một trong hai ngành sản xuất vật chất quan trọng và
chiếm tỷ lệ khá cao trong cơ cấu nền kinh tế quốc dân. Hầu hết người dân
Việt Nam sống bằng nông nghiệp. Đặc biệt Việt Nam là một nước có xuất
phát điểm thấp, đi lên từ nông nghiệp thì vai trò của ngành nông nghiệp lại
cực kỳ quan trọng đối với sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước và đời
sống nhân dân. Sự phát triển của nông nghiệp không những có ý nghĩa quan
trọng đối với nền kinh tế quốc dân mà còn ảnh hưởng rất lớn đến sự ổn định
về chính trị, văn hoá, xã hội của mỗi quốc gia.
Trong những năm gần đây trên đường hội nhập với kinh tế thế giới và
khu vực thì vấn đề công nghiệp hoá hiện đại hoá nền kinh tế nhất là hiện đại
hoá nông nghiệp nông thôn là vô cùng quan trọng. Máy móc, thiết bị là những
nhân tố góp phần vào sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá. Khi máy móc,
thiết bị ra đời và đưa vào hoạt động phục vụ sản xuất, luôn có một câu hỏi
rằng liệu nó đã đáp ứng được tiêu chuẩn mà thực tế đặt ra hay chưa? Chính vì
thế các trung tâm kiểm định KTAT ra đời để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao
của thực tế xã hội và sự phát triển của ngành công nghiệp chế tạo.
Trung tâm kiểm định máy, thiết bị nông nghiệp trực thuộc Cục chế biến,
thương mại nông lâm thuỷ sản và nghề muối trong những năm qua đã từng
bước phát triển và phần nào đáp ứng được yêu cầu của thực tế. Bên cạnh
nhiệm vụ, công tác mà Bộ và Cục giao cho, Trung tâm cũng đã có sự tìm tòi
trong công việc, tìm kiếm các đối tác và có thêm nhiều hợp đồng với các đơn
vị mới. Với những thành tựu không nhỏ góp phần vào sự phát triển của CNH
- HĐH nông nghiệp nông thôn, đóng góp không nhỏ vào ngân sách nhà nước

1



và nâng cao thu nhập cải thiện đời sống cho cán bộ công nhân viên trong
trung tâm.
Tuy nhiên là một đơn vị hành chính sự nghiệp có thu Trung tâm cũng
gặp không ít khó khăn mà các đơn vị khác gặp phải như tổ chức quản lý, nhân
sự, vốn, phạm vi hoạt động… Do vậy, trong thời gian tới để nâng cao kết quả
hiệu quả sản xuất kinh doanh của mình trung tâm cần thực hiện những giải
pháp gì để tăng cường mặt mạnh và khắc phục tới mức tối đa những mặt khó
khăn còn tồn tại.
Với mong muốn giúp Trung tâm nâng cao kết quả cũng như hiệu quả sản
xuất kinh doanh của mình, tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài:
“Đánh giá hiệu quả hoạt động và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động
tại Trung tâm kiểm định KTAT máy, thiết bị nông nghiệp”
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung
Tìm hiểu, đánh giá tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh tại Trung
tâm kiẻm định KTAT máy, thiết bị nông nghiệp. Từ đó rút ra những nhận xét
về kết quả các hoạt động sản xuất kinh doanh của Trung tâm. Rút ra những
nhân tố ảnh hưởng đến kết quả đó để đưa ra những giải pháp khắc phục nhằm
nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh trong thời gian tới.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
Hệ thống hoá cơ sở lý luận có liên quan đến hiệu quả kinh tế và các yếu
tố ảnh hưởng.
Đánh giá thực trạng kết quả và hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh
của Trung tâm.
Phân tích các kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Trung tâm.

2


Đề xuất phương hướng và một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả

kinh tế trong sản xuất kinh doanh của Trung tâm kiểm định KTAT máy, thiết
bị nông nghiệp.
1.3 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu các vấn đề kinh tế - kỹ thuật, công tác tổ chức quản lý
có liên quan đến hoạt động sản suất kinh doanh của Trung tâm kiểm định
KTAT máy, thiết bị nông nghiệp.
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu
1.3.2.1 Phạm vi không gian
Tại trung tâm kiểm định KTAT máy, thiết bị nông nghiệp
1.3.2.2 Phạm vi thời gian
Đề tài sẽ được thu thập số liệu và xử lý thông tin từ năm 200730/04/2010.
Thời gian bắt đầu nghiên cứu từ ngày 12/01/2010 – 26/05/2010.

3


PHẦN 2

TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1 Khái niệm về hiệu quả kinh tế
Trong một đơn vị một tổ chức hoặc nền sản xuất xã hội nói chung, người
ta thường nhắc đến” hoạt động có hiệu quả”, “ hoạt động không có hiệu quả”
hay “ hoạt động kém hiệu quả” xuất phát từ góc độ nghiên cứu khác nhau các
nhà kinh tế học đã đưa ra rất nhiều quan điểm về hiệu quả hoạt động của đơn
vị.
Theo quan điểm của C Mác, hiệu quả kinh tế đó là tiết kiệm và phân
phối một cách hợp lý thời gian lao động sống và lao động vật hoá giữa các
nghành và đó cũng chính là quy luật “ Tiết kiệm và tăng năng suất lao động”

hay tăng hiệu quả. C Mác cũng cho rằng “ Nâng cao năng suất lao động vượt
quá nhu cầu cá nhân của người lao động là cơ sở của hết thảy mọi xã hội”.
Vận dụng quan điểm của C Mác, các nhà kinh tế học Xô Viết cho rằng;
hiệu quả là sự tăng trưởng kinh tế thông qua nhịp diệu tăng tổng sản phẩm xã
hội hoặc thu nhập quốc dân với tốc độ cao nhằm đáp ứng yêu cầu của quy luật
kinh tế cơ bản của chủ nghĩa xã hội.
Theo quan điểm của các nhà kinh tế học thị trường, đứng đầu là
Samelson và Davi Beg cho rằng, một nền kinh tế có hiệu quả, một đơn vị làm
ăn có hiệu quả thì các điểm lựa chọn đều nằm trên đường giới hạn khă năng
sản xuất của nó và “hiệu quả có ý nghĩa là không lãng phí”.
Một số quan điểm khác lại cho rằng, hiệu quả được hiểu là mối quan hệ
tương quan so sánh giữa kết quả đạt được và chi phí bỏ ra để đạt được kết
quả đó. Kết quả hoạt động ở đây được hiểu là giá trị sản phẩm đầu ra, còn
lượng chi phí bỏ ra là giá trị của các nguồn lực đầu vào. Mối quan hệ so sánh
4


này được xem xét về cả hai ( So sánh tuyệt đối và so sánh tương đối). Như
vậy, một hoạt động sản xuất nào đó đạt được hiệu quả cao chính là đã đạt
được mối quan hệ tương quan tối ưu giữa kết quả thu được và chi phí để đạt
được kết quả đó.
Có quan điểm lại xem xét, hiệu quả kinh tế là sự so sánh giữa mức độ
biến động của kết quả hoạt động và mức độ biến động của chi phí bỏ ra để đạt
được kết quả đó. Việc so sánh này có thể tính cho số tuyệt đối và số tương
đối. Quan điểm này có ưu việt trong đánh giá hiệu quả của đầu tư theo chiều
sâu hoặc hiệu quả của ứng dụng các tiến bộ khoa học kĩ thuật tức là hiệu quả
kinh tế của phần đầu tư thêm.
Theo ý kiến của một nhà đầu tư khác thì những quan điểm nêu trên chưa
toàn diện, vì mới hìn nhận ở những góc độ và khía cạnh trực tiếp. Vì vậy, khi
xem xét hiệu quả kinh tế phải đặt trong tổng thể kinh tế-xã hội nghĩa là

phảiquan tâm tói các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội như nâng cao mức
sống, cải thiện môi trường…
Như vậy, hiệu quả sản xuất kinh doanh là một phạm trù kinh tế phản ánh
chất lượng của hoạt động sản xuất kinh doanh và trình độ của mọi hình thái
kinh tế. Ở các hình thái kinh tế xã hội khác nhau, quan điểm về hiệu quả sản
xuất kinh doanh cũng khác nhau, tuỳ thuộc và đièu kiện kinh tế xã hội và mục
đích yêu cầu của từng đơn vị. Tuy nhiên, mọi quan niệm về sản xuất kinh
doanh đều có nét chung nhất, đó là tiết kiệm nguồn lực để tạo ra khối lượng
công việc hoàn thành tối đa. Vì vậy, có thể hiểu hiệu quả hoạt động của đơn
vị một cách bao quát như sau:
Hiệu quả hoạt động của một đơn vị là một phạm trù kinh tế biểu hiện tập
trung của sự phát triển kinh tế theo chiều sâu, phản ánh trình độ khai thác các
nguồn lực và trình độ chi phí các nguồn lực đó trong quá trình hoạt động
nhằm thực hiện mục tiêu kinh doanh.

5


2.1.2 Nội dung của hiệu quả kinh tế
Hiệu quả hoạt động của một đơn vị phản ánh chất lượng hoạt động và
trình độ của hình thái kinh tế xã hội. Nội dung của hiệu quả hoạt động có thể
được hiểu.
+ Hiệu quả kinh tế là quan hệ so sánh, đo lường cụ thể quá trình sử dụng
các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất (đất đai, vốn, lao động, khoa học, kỹ
thuật, quản lý…) để tạo ra khối lượng sản phẩm lớn hơn với chất lượng cao
hơn.
+ Hiệu quả kinh tế gắn liền với kết quả của từng hoạt động cụ thể trong
doanh nghiệp, ở những điều kiện lịch sử cụ thể.
Kết quả và hiệu quả kinh tế là hai phạm trù kinh tế khác nhau, nhưng có
quan hệ mật thiết với nhau, đây là mối quan hệ mật thiết giữa mặt chất và mặt

lượng trong hoạt động của một đơn vị, kết quả thể hiện khối lượng, quy mô
của một công việc cụ thể và được thể hiện bằng nhiều chỉ tiêu, tuỳ thuộc vào
từng trường hợp… Hiệu quả là đại lượng được dùng để đánh giá kết quả đó
được tạo ra như thế nào? Chi phí bao nhiêu? Mức chi phí cho một đơn vị kết
quả có chấp nhận được không? Ngoài ra, hiệu quả và kết quả phụ thuộc vào
rất nhiều yếu tố như điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, đặc điểm của từng
ngành sản xuất, quy trình công nghệ, thị trường…
Tính toán hiệu quả kinh tế gắn liền với việc lượng hóa các yếu tố đầu
vào (chi phí) và các yếu tố đầu ra (sản phẩm) của từng sản phẩm, dịch vụ của
từng công nghệ trong điều kiện nhất định.
Các đơn vị với mục đích là tìm kiếm lợi nhuận tối đa trên cơ sở khối
lượng sản phẩm hàng hóa sản xuất ra nhiều nhất với chi phí tài nguyên và lao
động thấp nhất. Do vậy, hiệu quả kinh tế liên quan trực tiếp đến các yếu tố
đầu vào và đầu ra của quá trình sản xuất. Việc lượng hóa hết và cụ thể các yếu
tố này để tính toán hiệu quả kinh tế thường gặp nhiều khó khăn.
6


2.1.3 Phân loại hiệu quả kinh tế
2.1.3.1 Phân loại hiệu quả kinh tế theo nội dung và bản chất
- Hiệu quả kinh tế: Phản ánh mối quan hệ tương quan giữa kết quả hữu
ích thu được về mặt kinh tế và chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó. Nó gắn
liền với một phương án sản xuất và đánh giá trình độ sản xuất chủ yếu về mặt
kinh tế.
- Hiệu quả xã hội: Phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực nhằm đạt
được các mục tiêu xã hội nhất định. Các mục tiêu xã hội thường thấy là; giải
quyết công ăn việc làm trong phạm vi toàn xã hội hoặc từng khu vực kinh tế,
giảm số người thất nghiệp, nâng cao trình độ và đời sống văn hóa, tinh thần
cho người lao động…
- Hiệu quả kinh tế xã hội: Phản ánh mối quan hệ tương quan giữa kết quả

hữu ích thu được về mặt kinh tế xã hội và chi phí bỏ ra để đạt kết quả đó. Nó
gắn liền với một phản ánh sản xuất và đánh giá trình độ sản xuất tương đối
toàn diện cả về kinh tế xã hội.
- Hiệu quả môi trường: Là hiệu quả của việc làm thay đổi môi trường do
hoạt động sản xuất của doanh nghiệp. Môi trường xấu đi (xói mòn, rửa trôi, ô
nhiễm…) hay tốt lên (độ sạch, độ che phủ của rừng…). Việc xác định hiệu
quả môi trường rất khó khăn.
- Hiệu quả phát triển: Thể hiện sự phát triển bền vững của công ty, của
vùng lãnh thổ, của quốc gia. Nó bao gồm nhiều yếu tố tổng hợp lại như; tình
hình đời sống xã hội, trình độ dân trí, cơ sở hạ tầng, sự phát triển sản xuất của
vùng, của doanh nghiệp.
2.1.3.2 Phân loại theo phạm vi đối tượng
- Hiệu quả kinh tế quốc dân: Là hiệu quả tính chung cho toàn bộ nền sản
xuất xã hội.

7


- Hiệu quả kinh tế ngành: Là hiệu quả kinh tế đạt được tính cho từng
ngành sản xuất như công nghiệp, nông nghiệp, lâm nghiệp, thương mại dịch
vụ.
- Hiệu quả kinh tế vùng: Là hiệu quả kinh tế tính cho từng vùng sinh thái
(vùng đồng bằng, trung du, miền núi…)
- Hiệu quả kinh tế của đơn vị kinh tế: Là hiệu quả kinh tế tính cho từng
loại hình kinh tế (doanh nghiệp, hợp tác xã, trang trại, hộ gia đình…).
2.1.3.3 Phân loại theo các yếu tố tác động
- Hiệu quả sử dụng nguồn lực (hiệu quả phân bổ) là hiệu quả sử dụng các
nguồn lực tham gia vào sản xuất kinh doanh như đất đai, vốn, lao động, tài
sản cố định…
- Hiệu quả kỹ thuật: Là hiệu quả của việc áp dụng các tiến bộ kỹ thuật,

công nghệ vào sản xuất kinh doanh như giống mới, phân bón mới, phương
pháp sản xuất mới (công nghệ sinh học, cơ giới hóa, tự động…).
- Hiệu quả chính sách nhà nước: Là hiệu quả do tác động của các cơ chế
chính sách đất đai, trợ giá, thị trường…
2.1.3.4 Phân loại theo các yếu tố tham gia vào quá trình hoạt động
- Hiệu quả sử dụng lao động: Là kết quả đạt được trên một công lao
động bỏ ra để sản xuất một sản phẩm hàng hóa.
- Hiệu quả sử dụng vốn: Là kết quả đạt được trên một đồng vốn bỏ ra để
sản xuất một sản phẩm hàng hóa.
- Hiệu quả ứng dụng khoa học kỹ thuật: Là hiệu quả mang lại khi ứng
dụng khoa học công nghệ mới vào sản xuất.

8


2.1.4 Bản chất của hiệu quả kinh tế
Thực chất khái niệm hiệu quả kinh tế nói chung và hiệu quả kinh tế của
hoạt động của một đơn vị nói riêng đã khẳng định bản chất của hiệu quả kinh
tế trong hoạt động của một đơn vị là phản ánh mặt chất lượng của các hoạt
động, phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực (lao động, thiết bị máy móc,
nguyên nhiên vật liệu và vốn) để đạt được mục tiêu cuối cùng là mục tiêu tối
đa hóa lợi nhuận.
Tuy nhiên, để hiểu rõ bản chất của phạm trù hiệu quả kinh tế của hoạt
động sản xuất kinh doanh, cũng cần phân biệt ranh giới giữa hai khái niệm
hiệu quả và kết quả của hoạt động sản xuất kinh doanh.
Hiểu kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị là những gì mà
doanh nghiệp đạt được sau một quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh nhất
định, kết quả cần đạt cũng là mục tiêu cần thiết của doanh nghiệp.
Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của một đơn vị có thể là những
đại lượng cân đong, đo đếm được như số sản phẩm tiêu thụ mỗi loại, doanh

thu, lợi nhuận, thị phần… và cũng có thể là đại lượng chỉ phản ánh mặt chất
lượng hoàn toàn có tính chất định tính như uy tín của đơn vị, là chất lượng sản
phẩm….
Như thế, kết quả bao giờ cũng là mục tiêu của đơn vị.
Theo khái niệm về hiệu quả sản xuất kinh doanh người ta đã sử dụng cả
hai chỉ tiêu là kết quả (đầu ra) và chi phí (các nguồn lực đầu vào) để đánh giá
hiệu quả sản xuất kinh doanh. Trong lý thuyết và thực tế quản trị kinh doanh
cả hai chỉ tiêu kết quả và chi phí đều có thể được xác định bằng đơn vị hiện
vật và đơn vị giá trị. Tuy nhiên, sử dụng đơn vị hiện vật để xác định hiệu quả
kinh tế sẽ vấp phải khó khăn là giữa "đầu vào" và "đầu ra" không có cùng một
đơn vị đo lường còn việc sử dụng đơn vị giá trị luôn luôn đưa các đại lượng
khác nhau về cùng một đơn vị đo lường tiền tệ. Vấn đề được đặt ra là; hiệu
9


quả kinh tế nói chung và hiệu quả kinh tế nói riêng là mục tiêu cần đạt được
và trong nhiều trường hợp khác người ta lại sử dụng chúng như công cụ để
nhận biết "khả năng" tiến tới mục tiêu cần đạt là kết quả.
2.1.5 Hiệu quả kinh doanh
2.1.5.1 Hiệu quả kinh doanh là công cụ quản trị kinh doanh
Để tiến hành bất cứ một hoạt động sản xuất kinh doanh nào cũng đều
phải tập hợp các phương tiện vật chất cũng như con người và thực hiện sự kết
hợp giữa lao động với các yếu tố vật chất kỹ thuật để tạo ra kết quả phù hợp
với ý đồ của doanh nghiệp và từ đó có thể tạo ra lợi nhuận.
Như vậy, mục tiêu bao trùm lâu dài của kinh doanh là lợi nhuận, tối đa
hóa lợi nhuận trên cơ sở những nguồn lực sản xuất sẵn có. Để đạt được mục
tiêu này, quản trị doanh nghiệp phải sử dụng nhiều phương pháp khác nhau.
Hiệu quả kinh doanh là một trong các công cụ để các nhà quản trị thực hiện
chức năng quản trị của mình.
Việc xem xét và tính toán hiệu quả kinh doanh không những chỉ cho biết

việc sản xuất đạt được ở trình độ nào mà còn cho phép nhà quản trị phân tích,
tìm ra các nhân tố để đưa ra các biện pháp thích hợp trên cả hai phương diện
tăng hiệu quả và giảm chi phí kinh doanh nhằm nâng cao hiệu quả. Bản chất
của phạm trù hiệu quả đã chỉ rõ trình độ sử dụng các nguồn lực sản xuất; trình
độ sử dụng các nguồn lực sản xuất càng cao, doanh nghiệp càng có khả năng
tạo ra kết quả cao trong cùng một nguồn lực đầu vào hoặc tốc độ tăng kết quả
lớn hơn so với tốc độ tăng việc sử dụng các nguồn lực đầu vào. Đây là điều
kiện tiên quyết để đơn vị, tổ chức đạt được mục tiêu lợi nhuận tối đa.
Do đó, xét trên phương diện lý luận và thực tiễn, phạm trù hiệu quả sản
xuất kinh doanh đóng vai trò quan trọng trong việc đánh giá, so sánh, phân
tích kinh tế nhằm tìm ra một giải pháp tối ưu nhất, đưa ra phương pháp đúng
đắn nhất để đạt được mục tiêu lợi nhuận tối đa. Với tư cách là một công cụ
10


đánh giá phân tích kinh tế, phạm trù hiệu quả không chỉ được sử dụng tổng
hợp các nguồn lực đầu vào trong phạm vi hoạt động của toàn doanh nghiệp,
mà còn được sử dụng để đánh giá trình độ sử dụng từng yếu tố đầu ở phạm vi
toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của 1 đơn vị, 1 tổ chức cũng như từng
bộ phận cấu thành của đơn vị, tổ chức đó.
2.1.5.2. Sự cần thiết nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh
Sự lựa chọn đúng đắn sẽ mang lại cho các đơn vị, tổ chức hiệu quả kinh
doanh cao nhất, thu được nhiều lợi ích nhất. Giai đoạn phát triển kinh tế theo
chiều rộng kết thúc và nhường chỗ cho sự phát triển kinh tế theo chiều sâu: sự
tăng trưởng kết quả kinh tế của sản xuất chủ yếu nhờ vào việc cải tiến các yếu
tố sản xuất về mặt chất lượng, ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật mới, công nghệ
mới, hoàn thiện công tác quản rị và cơ cấu kinh tế…, nâng cao chất lượng các
hoạt động kinh tế. Nói một cách khái quát là nhờ vào sự nâng cao hiệu quả
kinh doanh.
Như vậy, nâng cao hiệu quả kinh doanh tức là đã nâng cao khả năng sử

dụng các nguồn lực có hạn trong sản xuất, đạt được sự lựa chọn tối ưu. Trong
điều kiện khan hiếm các nguồn lực sản xuất thì nâng cao hiệu quả kinh doanh
là điều kiện không thể đặt ra đối với bất kỳ hoạt động sản xuất kinh doanh
nào.
Tuy nhiên, sự lựa chọn kinh tế của các đơn vị, tổ chức trong các cơ chế
kinh tế khác nhau là không giống nhau. Trong cơ chế kế hoạch hoá tập trung,
việc lựa chọn kinh tế thường không đặt ra cho các đơn vị hành chính sự
nghiệp. Mọi quyết định kinh tế đều được giải quyết từ một trung tâm duy
nhất. Các đơn vị này tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh của mình
theo sự chỉ đạo từ trung tâm đó và vì thế mục tiêu cao nhất của đơn vị, tổ
chức là hoàn thành kế hoạch nhà nước giao. Do những hạn chế nhất định của
cơ chế kế hoạch hóa tập trung mà không phải chỉ là vấn đề các doanh nghiệp

11


ít quan tâm tới hiệu quả hoạt động kinh tế của mình trong nhiều trường hợp
các đơn vị hành chính sự nghiệp có thu hoàn thành kế hoạch bằng mọi giá.
Hoạt động kinh doanh trong cơ chế kinh tế thị trường, môi trường cạnh
tranh gay gắt, nâng cao hiệu quả hoạt động là điều kiện tồn tại và phát triển
của các đơn vị hành chính sự nghiệp có thu.
Trong cơ chế thị trường, các đơn vị hành chính sự nghiệp có thu phải tự
ra các quyết định cho hoạt động kinh doanh của mình của mình, tự hạch toán
lỗ lãi. Lúc này mục tiêu lợi nhuận trở thành một mục tiêu quan trọng nhất,
mang tính chất sống còn của sản xuất kinh doanh.
Mặt khác, trong nền kinh tế thị trường thì các đơn vị này phải cạnh tranh
để tồn tại và phát triển. Môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt, trong cuộc
cạnh tranh đó có nhiều đơn vị trụ vững, phát triển sản xuất, nhưng không ít
doanh nghiệp đã thua lỗ, giải thể, phá sản. Để có thể trụ lại trong cơ chế thị
trường, các đơn vị này luôn phải nâng cao chất lượng hoạt động, giảm chi phí

sản xuất, nâng cao uy tín… nhằm tới mục tiêu tối đa lợi nhuận. Các đơn vị
phải có được lợi nhuận và đạt được lợi nhuận càng cao càng tốt. Do vậy, đạt
hiệu quả kinh doanh và nâng cao hiệu quả kinh doanh luôn là vấn đề được
quan tâm của đơn vị và trở thành điều kiện sống còn để đơn vị có thể tồn tại
và phát triển trong nền kinh tế thị trường.
2.1.6 Ý nghĩa của hiệu quả kinh tế
Phát triển kinh tế theo chiều rộng tức là huy động mọi nguồn lực và sản
xuất như: Tăng diện tích, tăng thêm vốn, bổ xung thêm lao động và kĩ thuật
mới, mở mang thêm nhiều ngành nghề, xây dựng thêm nhiều xí nghiệp, tạo ra
nhiều mặt hàng mới, mở rộng thị trường…
Phát triển theo chiều sâu nghĩa là xác định cơ cấu đầu tư, cơ cấu
nghành nghề, cơ cấu loại hình hợp lý, đảy mạnh áp dụng khoa học kỹ thuật,
công nghệ mới, công nghiệp hoá, hiện đại hoá, chuyên môn hoá, hợp tác hoá,
12


nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm, dịch vụ và nâng cao trình độ sử
dụng các nguồn lực. Theo nhĩa này, phát triển kinh tế theo chiều sau là nhằm
nâng cao hiệu quả kinh tế.
Phát triển kinh tế theo chiều rộng và chiều sâu là yêu cầu chung của
mọi nên kinh tế và đơn vị sản xuất kinh doanh. Nhưng ở mỗi nước, mỗi
doanh nghiệp và ở mỗi thời kỳ sự kết hợp này có sự khác nhau. Theo quy luật
chung của các nước, cũng như các doanh nghiệplà ở các thời kỳ đầu thường
tập trung để phát triển theo chiều rộng, sau khi có tích luỹ thì chủ yếu phát
triển theo chiều sâu.
Phát triển theo chiều sâu là do sự khan hiếm nguồn lực (vốn, đất đai, tài
nguyên thiên nhiên sẽ cạn…) làm hạn chế phát triển, theo chiều rộng sự khan
hiếm này càng trở nên căng thẳng trong điều kiện cạnh tranh do nhu cầu của
xã hội hoặc thị trường.
Nâng cao hiệu quả hoạt động trong từng đơn vị là rất cần thiết và có ý

nghĩa rất lớn như:
- Tận dụng và tiết kiệm các nguồn lực hiện có.
- Thúc đẩy tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ, thực hiện tốt công
nghiệp hoá - hiện đại hoá.
- Đẩy nhanh sự phát triển kinh tế.
- Nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người lao động.
2.1.7 Một số yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế
2.1.7.1 Yếu tố ngoại cảnh
Đặc điểm địa bàn:
Do đặc trưng của công việc kỉêm định là thường xuyên phải đi đến các
nhà máy các xưởng sản xuất để kiểm tra máy móc, thiết bị. Nên đặc điểm địa

13


bàn chính là một trong các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế của các
hoạt động của Trung tâm
Yếu tố xã hội:
Chính sách của nhà nước là một yếu tố quan trọng tới sự phát triển và
suy vong của doanh nghiệp.
Với những chính sách thông thoáng, trung tâm được khuyến khích phát
triển, mở rộng quy mô đầu tư của mình phát huy được tính tự chủ, độc lập,
sáng tạo trong kinh doanh của các nhà lãnh đạo. Ngược lại, với chính sách gò
bó, chật hẹp nó sẽ kìm hãm sự phát triển của trung tâm, đặc biệt là các đơn vị
hành chính sự nghiệp có thu, là một trong những yếu tố thu hẹp đầu tư trong
và ngoài nước của đơn vị.
2.1.7.2 Yếu tố bên trong
Nguồn nhân lực
Là một bộ phận của nguồn dân số, bao gồm những người trong độ tuổi
lao động quy định, có khả năng lao động, có nhu cầu hoặc có thể chưa có nhu

cầu làm việc.
Nguồn nhân lực đóng một vai trò quan trọng trong hoạt động sản xuất
kinh doanh của 1 đơn vị. Nguồn nhân lực lao động được thể hiện ở khả năng,
trình độ, kinh nghiệm trong sản xuất, thể hiện quy mô sản xuất của đơn vị.
Nếu công ty không có nguồn nhân lực tốt thì quá trình sản xuất của đơn vị
hành chính sự nghiệp có thu này càng được thể hiện rõ hơn bao giờ hết.
Vốn
Là yếu tố sống còn của 1 đơn vị, 1 tổ chức, thể hiện quy mô tài chính
trong hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị đó, ngoài ra nó còn thể hiện
khả năng cạnh tranh trên thị trường.
Vốn giúp các nhà lãnh đạo đầu tư mua sắm các yếu tố đầu vào để thực
14


hiện hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị mình như; nguyên vật liệu,
máy móc, thiết bị, nhà xưởng..
Cơ sở vật chất kỹ thuật
Ảnh hưởng đến năng suất chất lượng hoạt động, từ đó ảnh hưởng đến
khả năng cạnh tranh trên thị trường.
Yếu tố kỹ thuật và công nghệ xen vào mọi hoạt động sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp, tạo điều kiện thúc đẩy quá trình mở rộng phạm vi
hoạt động nhanh chóng và thuận lợi.
Ngày nay, khoa học công nghệ phát triển mạnh mẽ, nó được coi là nhân
tố năng động trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, tăng khả năng cạnh
tranh của đơn vị. Công nghệ - kỹ thuật luôn luôn thúc đẩy các đơn vị phải cải
tiến, đổi mới công nghệ, phương thức làm việc, tăng hiệu quả sản xuất kinh
doanh.
2.1.8 Vai trò của các công tác kiểm định kỹ thuật an toàn trong nền kinh
tế quốc dân
Trong ngành Nông nghiệp và PTNT nói riêng và trong phạm vi cả nước

nói chung, công tác kiểm định kỹ thuật an toàn thường gắn liền với công tác
bảo hộ lao động, an toàn lao động và phòng cháy cháy nổ, trong những năm
gần đây, Nhà nước đã có những chương trình quốc gia ban hành những Chỉ
thị, Nghị định hướng dẫn thực hiện các công tác nhằm đảm bảo an toàn vệ
sinh lao động, phòng cháy cháy nổ và các yêu cầu về công tác kiểm định đối
với các thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động.
Đối với ngành Nông nghiệp và PTNT, công tác kiểm định và hỗ trợ kỹ
thuật an toàn cho các đơn vị trong ngành có nhiều tính đặc thù, các cơ sở sản
xuất phân bố ở tất cả các vùng miền kể cả vùng sâu, vùng xa và ngoài biển.
Các Nhà máy đường, các đơn vị chế biến thuỷ sản…..số đơn vị sử dụng các

15


thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn nhiều và trong mỗi đơn vị thì số
thiêt bị phục vụ cho sản xuất cũng rất nhiều, ví dụ như đối với một nhà máy
đường, số thiết bị cần được kiểm tra, kiểm định từ con số vài chục đến hàng
trăm áp kế cần được kiểm tra hàng năm cho một nhà máy.
Kết quả và hiệu quả từ các hoạt động kiểm định là yếu tố quan trọng và
cần thiết với kết quả sản xuất kinh doanh của một đơn vị kiểm định. Nó góp
phần làm tăng lợi nhuận của các đơn vị này, đóng góp một phần không nhỏ
vào nền kinh tế quốc dân. Đồng thời cải thiện đời sống của cán bộ công nhân
viên của Trung tâm và của các đơn vị có máy móc được kiểm định hay được
hỗ trợ dịch vụ KTAT.
2.2 CƠ SỞ THỰC TIỄN
2.2.1 Tình hình an toàn lao động và kiểm định kỹ thuật an toàn ở Việt
Nam
Theo số liệu Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thu thập từ 63 Sở
LĐ-TB và XH cả nước, trong năm 2009, đã có 6.250 vụ tai nạn lao động
khiến 550 người chết, 1.221 người bị thương nặng. Như vậy, so với năm

2008, tổng số vụ tai nạn lao động năm qua tăng hơn 7%, tổng số người bị nạn
tăng hơn 6%, nhưng số người chết giảm hơn 4%. Cơ quan chức năng đánh
giá, lỗi gây ra tai nạn chủ yếu thuộc về người sử dụng lao động và thiết bị
không đảm bảo an toàn. Theo đó, tới hơn 75% tổng số vụ tai nạn lao động
chết người là do người sử dụng lao động vi phạm các quy định về an toàn vệ
sinh lao động. Thiệt hại về vật chất do tai nạn lao động trong năm qua là hơn
39,3 tỷ đồng, gồm các chi phí như: thuốc men, mai táng, tiền bồi thường cho
gia đình người bị nạn... và thiệt hại về tài sản là 2,7 tỷ đồng. Tổng số ngày
nghỉ do tai nạn lao động là 457.817 ngày. Tuy nhiên, số liệu trên chưa phản
ánh đầy đủ tình hình tai nạn lao động trong cả nước. Theo thống kê sơ bộ của
cơ quan Bộ Y tế, số người chết do tai nạn lao động trong khi cấp cứu tại bệnh

16


viện trong những năm gần đây cao hơn nhiều so với số thống kê, báo cáo
hằng năm từ các địa phương, bộ, ngành gửi về Bộ Lao động - Thương binh và
Xã hội. Ví dụ, theo thống kê từ bệnh viện, trung bình hằng năm từ 2005 đến
2008 mỗi năm có 1.655 người chết khi cấp cứu tại bệnh viện, trong khi theo
số liệu từ các Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, con số này trong các
năm từ 2006 đến 2008 là 576. Các vụ tai nạn lao động ngày càng gia tăng gây
thiệt hại nhiều về người và tài sản cho các đơn vị sản xuất nói riêng và cho
toàn xã hội nói chung. Trong các vụ tai nạn lao động, phần lớn các thiết bị sử
dụng chưa qua đăng ký, kiểm định…Trong thời gian tới cần hoàn thiện các
qui định về đăng ký, kiểm định, tăng cường các hoạt động kiểm tra, hướng
dẫn công tác đăng ký, kiểm định để có những chỉ đạo kịp thời. Xử lý nghiêm
các trường hợp vi phạm, nâng cao chất lượng kiểm định, đảm bảo không xảy
ra tai nạn, sự cố…
Cùng với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật và sự nghiệp công nghiệp hoá
hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn thì kỹ thuật an toàn và an toàn lao động

đang là vấn đề có tính thời sự của Việt Nam. Hiện nay, cả nước có 11 Trung
tâm Kiểm định kỹ thuật an toàn công lập và một số đơn vị có đăng ký kinh
doanh các dịch vụ kỹ thuật an toàn ngoài công lập với hàng trăm kiểm định
viên. 11 Trung tâm công lập thuộc các Bộ và các Sở Lao động thương binh &
Xã hội, các Trung tâm này đều có chức năng nhiệm vụ gần giống như nhau
nhưng ở mỗi Bộ, ngành thì các Trung tâm đều có nhiệm vụ riêng phù hợp với
yêu cầu nhiệm vụ trong ngành mình hoạt động. Các Trung tâm có những đầu
tư trang thiết bị khác nhau do vậy phạm vi công việc hoạt động cũng khác
nhau, tổng các khoản thu từ phí kiểm định và hỗ trợ kỹ thuật an toàn cũng rất
khác nhau. Đối với một số Trung tâm của Bộ Công thương, Bộ Xây dựng, Bộ
Lao động thương binh và xã hội… do có thời gian thành lập trước và đã được
đầu tư trang thiết bị đầy đủ, nâng cấp nhiều lần nên số lượng thiết bị và năng
lực kiểm định cũng như các Dịch vụ về hỗ trợ kỹ thuật an toàn được mở rộng

17


hơn. Ví dụ như các dịch vụ về đánh giá thành phần kim loại, xác định độ mòn
vật liệu, đánh giá tuổi bền còn lại của vật liệu trong các thiết bị áp lực như lò
hơi, đường ống, đánh giá chất lượng về cơ, lý hoá tính của mối hàn trong các
thiết bị áp lực, hay các thiết bị phục vụ cho công việc đo, hiệu chỉnh thiết bị
điện, thiết bị nhiệt và thiết bị đo lường.
Một số đơn vị kiểm định của nước ngoài tại Việt Nam đang hoạt động ở
nhiều lĩnh vực trong phạm vi cả nước như Công ty TNHH APV, TUV,
NOIS… các đơn vị trên thường thực hiện công tác kiểm định, tư vấn kỹ thuật
và giám định chất lượng các thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao
động như lò hơi, hệ thống đường ống, các thiết bị áp lực khác, đánh giá thành
phần kim loại của vật liệu, đánh giá tuổi bền của thiết bị, đánh giá chất lượng
mối hàn. Các đơn vị này phục vụ nhiều trong các ngành nhiệt điện, dầu khí,
khí hoá lỏng, tàu biển… Đối với các cơ sở có vốn đầu tư nước ngoài hoặc liên

doanh với nước ngoài thì các đơn vị này có nhiều lợi thế hơn.
Nhìn chung các đơn vị này có nhiều ưu thế như được đầu tư các thiết bị
tiên tiến, có đội ngũ chuyên gia có nhiều kinh nghiệm, chứng chỉ cấp có giá
trị quốc tế. Tuy nhiên các đơn vị này vẫn còn nhiều mặt chưa đáp ững được
so với yêu cầu thực tiễn tại Việt Nam, chỉ giới hạn trong một số công việc
trong phạm vi hẹp… mặt khác các đơn vị này thu phí rất cao. Do đó, trong
những năm qua các tổ chức kiểm định quốc tế thường hợp tác và liên danh,
liên kết với các đơn vị kiểm định Việt Nam trong nhiều lĩnh vực để thực hiện
công tác kiểm định kỹ thuật an toàn lao động.
Tuy nhiên, so với yêu cầu thực tế, công tác kiểm định kỹ thuật an toàn
hiện nay vẫn chưa đáp ứng đầy đủ các nhu cầu của sản xuất ngày càng phát
triển. Các bước kiểm định chưa được tiến hành một cách chặt chẽ, đội ngũ
kiểm định viên chưa được đào tạo chính qui, các trang thiết bị kiểm định mặc
dù đã được tăng cường nhưng vẫn chưa đáp ứng được đầy đủ các yêu cầu

18


thực tế. Vì vậy chất lượng kiểm định chưa cao và chưa kiểm định hết được
các đối tượng cần kiểm định (nhất là ở vùng sâu và vùng xa). Nhiều Nhà máy
đường có vị trí gần các vùng nguyên liệu nhưng lại nằm ở những vị trí địa lý
xa trung tâm nên công tác kiểm định gặp rất nhiều khó khăn về kinh phí và
phương tiện đi lại.
Các Trung tâm kiểm định công lập được sự bảo hộ của nhà nước nên
công việc có phần phụ thuộc vào các đơn vị chủ quản khả năng tiếp cận với
những công nghệ hiện đại chưa đáp ứng được công việc. Việc tìm kiếm và
mở rộng phạm vi hoạt động còn yếu. Số lượng cán bộ kiểm định còn thiếu
nhiều so với yêu cầu thực tế nên số lượng công việc hoàn thành thấp hoặc có
cũng mất nhiều thời gian.
2.2.2 Các hoạt động và hiệu quả kinh tế xã hội của các hoạt động kiểm

địnhvà dịch vụ kỹ thuật an toàn
Chức năng chủ yếu của Trung tâm là kiểm định KTAT các máy móc,
thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về ATLĐ mà Bộ Lao động - Thương binh &
Xã hội ban hành. Ngoài ra còn có một số chức năng khác như:
Kiểm tra chất lượng hàng hóa: Các thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an
toàn lao động, bao gồm các loại thiết bị áp lực, thiết bị nâng hạ và thang máy.
Tư vấn giám sát: Thẩm định thiết kế và giám sát quá trình chế tạo, lắp
đặt các thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động. Thẩm định quy
trình hàn. Hỗ trợ lập hồ sơ kỹ thuật.
Thử nghiệm: Kiểm tra không phá hủy (siêu âm, chụp ảnh bức xạ, kiểm
tra bột từ, bột thẩm thấu v.v.) các kết cấuvkim loại và mối hàn. Kiểm định áp
kế và van an toàn. Kiểm tra đánh giá môi trường lao động, tác động đến môi
trường của các hoạt động sản xuất chế biến nông lâm thuỷ sản và các làng
nghề.

19


Huấn luyện: Huấn luyện an toàn lao động. Dạy nghề ngắn hạn cho công
nhân đang vận hành các thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động
trong các doanh nghiệp. Sát hạch, cấp chứng chỉ thợ hàn.
Hiệu quả kinh tế xã hội của các hoạt động này: Các trung tâm kiểm định
KTAT có chức năng riêng mang tính đặc thù của ngành nhưng nó góp phần
rất lớn trong sự phát triển chung của toàn xã hội. Các hoạt động này đem lại
lợi nhuận không nhỏ cho các đơn vị thực hiện. ATLĐ và VSLĐ trong các cơ
sở sản xuất nhờ đó mà được đảm bảo. Các đơn vị này mang lợi nguồn thu lớn
cho Ngân sách Nhà nước và hạn chế được những thiệt hại do tai nạn lao động
gây ra.Tạo công ăn việc làm cho rất nhiều lao động địa phương.
2.3 CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN
Dự án “Nâng cao năng lực và tăng cường thiết bị cho Trung tâm kiểm

định máy, thiết bị nông nghiệp” năm 2010 của ông Đỗ Ngọc An – phó phòng
hành chính Tổng hợp của Trung tâm. Nghiên cứu này đã nêu lên khó khăn
của Trung tâm hiện nay và giải quyết khó khăn bằng cách xin Bộ cấp kinh phí
để giải quyết khó khăn. Nghiên cứu này chỉ nêu lên những tồn tại khách quan
còn những tồn tại do chủ quan thì chưa đề cập đến.
Bản mô tả công việc và tổ chức bộ máy nhân sự cho trung tâm của cán
bộ phòng Hành chính – Tổng hợp đã mô tả một cách tổng quan về mặt tổ
chức sắp xếp nhân sự cho toàn bộ trung tâm. Chưa cụ thể về chi phí và các cải
tiến về mặt kỹ thuật để nâng cao hiệu quả công tác kiểm định.
Các bản kế hoạch dự tính chi phí và doanh thu của kiểm định theo năm:
các tài liệu này chỉ cho biết được dự tính chi phí và doanh thu kiểm định trong
năm còn cụ thể kỹ thuật áp dụng và tổ chức sắp xếp nhân sự kiểm định như
thế nào thì lại chưa nêu được.

20


PHẦN 3

ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 MỘT SỐ TÌNH HÌNH CƠ BẢN CỦA TRUNG TÂM KIỂM ĐỊNH
KỸ THUẬT AN TOÀN MÁY, THIẾT BỊ NÔNG NGHIỆP
3.1.1 Quá trình hình thành và phát triển
Năm 1998 trước nhu cầu cần thiết về công tác kiểm tra kiểm định các
thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động trong ngành nông nghiệp
và phát triển nông thôn. Trung tâm kiểm định kỹ thuật an toàn ngành nông
nghiệp và PTNT được Bộ Nông nghiệp & PTNT thành lập theo Quyết định số
53/1998-QĐ-BNN/TCCB ngày 11 tháng 4 năm 1998. Trung tâm Kiểm định
kỹ thuật an toàn máy, thiết bị nông nghiệp là đơn vị sự nghiệp có thu tự đảm

bảo toàn bộ chi phí hoạt động trực thuộc Cục Chế biến nông lâm thuỷ sản và
Ngành nghề nông thôn nay là Cục Chế biến, Thương mại nông lâm thuỷ sản
và Nghề muối.
Trải qua hơn mười năm phát triển và trưởng thành đến nay trung tâm đã
có một đội ngũ cán bộ kiểm định viên, kỹ thuật viên giàu năng lực và kinh
nghiệm trong công việc. Trong đó có nhiều người có bằng trên đại học và đã
được các tổ chức nước ngoài đào tạo. Trung tâm đã tạo được sự tín nhiệm của
các đối tác, các nhà chế tạo, các nhà đầu tư, nhà thầu trong và ngoài nước
đánh giá cao. Đặc biệt là các cơ sở thuộc ngành nông nghiệp và phát triển
nông thôn: ngành mía đường, các ngành chế biến nông lâm thuỷ sản, ngành
chế tạo thiết bị bảo quản thực phẩm.
Với những thành tựu đã đạt được, Trung tâm đã có những đóng góp
không nhỏ vào sự phát triển của đất nước nói chung và của Ngành nông
21


nghiệp và phát triển nông thôn nói riêng. Năm 2008 nhân kỷ niệm 10 năm
ngày thành lập Trung tâm đã được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen đã
có thành tích trong công tác từ năm 2004 đến năm 2006 góp phần vào sự
nghiệp xây dựng chủ nghĩa Xã hội và bảo vệ tổ quốc. Và rất nhiều Bằng khen,
Giấy khen của Bộ Trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc hoàn thành xuất
sắc nhiệm vụ.
Từ khi thành lập đến nay, tổ chức và qui mô hoạt động của Trung tâm có
nhiều bước thay đổi, phát triển lớn mạnh, khi thành lập Trung tâm có 5 cán
bộ, với cơ sở vật chất hết sức khiêm tốn, công việc và việc hoàn thành nhiệm
vụ của Trung tâm cũng còn nhiều hạn chế. Do nhu cầu thực tiễn trong những
năm vừa qua nhờ sự quan tâm chỉ đạo chặt chẽ của Lãnh đạo Cục Chế biến,
Thương mại nông lâm thuỷ sản và nghề muối, đồng thời có sự cố gắng, đoàn
kết của Lãnh đạo, tập thể cán bộ công nhân viên của Trung tâm đã phấn đấu
hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của Bộ và của Cục giao, xây dựng và đưa

Trung tâm trở thành 1 trong những Trung tâm có uy tín trong ngành kiểm
định kỹ thuật an toàn, đến nay ngoài Trụ sở chính tại Hà Nội Trung tâm đã có
thêm 3 văn phòng đại diện, Văn phòng đại diện phía nam, Văn phòng đại diện
miền Trung Tây nguyên, Văn phòng đại diện Đồng bằng sông Cửu Long để
đảm bảo hơn cho việc hoàn thành tốt hơn nhiệm vụ được giao.
Trụ sở chính của Trung tâm đặt tại tầng 3, Toà nhà Triển lãm nông
nghiệp Việt Nam. Số 02 – Hoàng Quốc Việt – Cầu giấy – Hà Nội.
Văn phòng đại diện phía Nam: số 12 Phùng Khắc Khoan – Quận 1 –
TP.Hồ Chí Minh.
Văn Phòng đại diện miền Trung – Tây Nguyên: số 263/7 Hoàng Văn
Thụ - TP.Quy Nhơn – Bình Định.
Văn phòng đại diện Đồng bằng sông Cửu long: TP.Long Xuyên – An
Giang.

22


3.1.2 Sơ đồ bộ máy tổ chức và nhân sự của Trung Tâm
Mọi quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh trong xã hội đều cần có lao
động. Lao động là yếu tố quyết định của mọi quá trình sản xuất nhất là trong
điều kiện hội nhập của nền kinh tế Việt Nam hiện nay thì số lượng và trình độ
của đội ngũ lao động có ảnh hưởng trực tiếp tới khối lượng công việc hoàn
thành và năng suất lao động. Ngoài ra việc tổ chức sắp xếp lao động có ảnh
hưởng rất lớn đến hiệu quả công việc.
Tổ chức bộ máy quản lý trong Trung tâm phải đảm bảo sự chỉ đạo thống
nhất toàn bộ hoạt động được tiến hành liên tục, nâng cao chất lượng công
việc, tăng cường cng tác quản lý và tìm kiếm đối tác khách hàng mở rộng
phạm vi hoạt động. Tuy nhiên yêu cầu đặt ra là bộ máy lao động gián tiếp
phải gọn nhẹ, đáp ứng yêu cầu quản lý, có như vậy mới tiết kiệm chi phí quản
lý làm tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Thực hiện quyết định của Nhà nước

về sắp xếp lại lực lượng lao động, đồng thời cũng để phù hợp với những yêu
cầu của nền kinh tế thị trường, những năm gần đây Trung tâm đã có những
sắp xếp bố trí lao động cho phù hợp với từng vị trí công việc mà họ đảm
nhiệm, tổ chức phối hợp nhịp nhàng giữa các phòng ban chức năng và giữa
những văn phòng đại diện. Bộ máy tổ chức của Trung tâm có nhiều điểm
khác so với các đơn vị sự nghiệp có thu khác.
Đặc biệt với công việc có tính chất nguy hiểm và yêu cầu cao về mặt kỹ
thuật như kiểm định thì nguồn nhân lực là một vấn đề khá khó khăn. Từ việc
chỉ có 5 cán bộ khi mới thành lập đến nay số lượng cán bộ công nhân viên của
Trung tâm là 48 người, đặc biệt trong năm 2009 Trung tâm đã được Bộ và
Cục đồng ý cho Trung tâm xét và thi tuyển viên chức, công tác xét và thi
tuyển được Trung tâm thực hiện nghiêm túc, đúng qui định của Nhà nước,
kết quả thi tuyển viên chức đã được Bộ có quyết định phê duyệt chính thức và
hiện nay Trung tâm đã có 32 viên chức và 16 cán bộ hợp đồng.

23


Số lượng nhân sự của trung tâm qua các năm không có sự thay đổi nhiều
và tương đối ổn định qua các năm gần đây. Số viên chức nữ trong trung tâm
chiếm tỷ lệ rất nhỏ so với viên chức nam do đặc thù và tính chất của công
việc. Nhân sự các phòng kiểm định là tương đối đồng đều về số lượng và
trình độ. Mỗi phòng đều có 4 – 5 cán bộ viên chức trình độ kiểm định viên đại
hoc và cao đẳng chuyên ngành đặc thù của từng phòng kiểm định.
Ban giám đốc: Giám đốc kiêm trưởng Văn phòng đại diện miền Nam.
Một phó giám đốc kiêm trưởng Văn phòng đại diện Miền Trung – Tây
Nguyên. Một phó giám đốc kiêm trưởng Trạm kiểm định chai Gas. Một phó
giám đốc thường trực thay mặt giám đốc giải quyết những công việc của
Trung tâm tại trụ sở chính khi Giám đốc đi công tác.
Phòng Hành chính – Tổng hợp: Lập kế hoạch là công việc của trưởng,

phó phòng. Bộ phận kế toán: có 4 cán bộ. Quản lý hồ sơ: có 1 cán bộ. Lái xe
và phục vụ: có 3 người
Phòng Kiểm đinh 1: là phòng kiểm định thiết bị chịu áp lực.
Phòng Kiểm định 2: là phòng kiểm định thiết bị nâng
Phòng Kiểm định 3: là phòng hỗ trợ các dịch vụ đào tạo và tư vấn kiểm
định KTAT
Trạm Kiểm định chai chứa khí: là trạm kiểm định các chai chứa khí hoá
lỏng, các thiết bị dẫn gas
Các phòng kiểm định 1, 2 và 3 có cán bộ tương đương nhau về số lượng
và trình độ. Mỗi phòng đều có 4 – 5 cán bộ là những kiểm định viên trình độ
cao đẳng và đại học. Riêng Trạm gas thì số lượng cán bộ công nhân viên
nhiều hơn và chủ yếu là công nhân kỹ thuật: có 8 cán bộ trong đó cán bộ trình
độ đại học cao đẳng là 2 người còn lại l công nhân kỹ thuật.

24


Đội ngũ cán bộ công nhân viên chức của Trung tâm có độ tuổi lớn và trẻ
phân bổ đều để những cán bộ có kinh nghiệm sẽ chia sẻ và giúp đỡ những cán
bộ trẻ trong công việc đòi hỏi kinh nghiệm nhiều như kiểm định. Các cán bộ
trẻ học hỏi được nhiều từ những người đi trước và là cầu nối kết hợp giữa
kinh nghiệm với những tiến bộ kỹ thuật mới tạo ra cách làm việc hiệu quả
hơn nâng cao năng suất công việc.
Phần lớn cán bộ có trình độ đại học trở lên, có 02 cán bộ là Thạc sỹ.
Nhân sự là yếu tố then chốt hàng đầu cho việc định hướng phát triển do đó
Trung tâm luôn có kế hoạch đào tạo và nâng cao chuyên môn nghiệp vụ cho
cán bộ nhất là cán bộ trẻ, như cử cán bộ tham gia các khoá đào tạo về nghiệp
vụ ngắn và dài ngày. Tuy nhiên với lực lượng cán bộ và chuyên môn của cán
bộ hiện nay cần phải tập trung nâng cao trình độ chuyên môn của cán bộ kiểm
định nhất là kiểm định về thiết bị áp lực, thiết bị lạnh, cơ khí đặc biệt là trong

ngành chế biến thuỷ sản…

25


×