Tải bản đầy đủ (.doc) (118 trang)

Đánh giá hiệu quả kinh tế của phương pháp quản lý chuột hại cho lúa theo hướng bền vững sinh thái tại xã lê hồ huyện kim bảng tỉnh hà nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (573.8 KB, 118 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
__________________

***

__________________

NGUYỄN HỮU TRÌNH

“Đánh giá hiệu quả kinh tế của phương pháp quản lý
chuột hại cho lúa theo hướng bền vững sinh thái tại
xã Lê Hồ huyện Kim Bảng tỉnh Hà Nam”.

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

HÀ NỘI - 2010


TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI

KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
__________________

***

__________________

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

“Đánh giá hiệu quả kinh tế của phương pháp


quản lý chuột hại cho lúa theo hướng bền vững sinh
thái tại xã Lê Hồ huyện Kim Bảng tỉnh Hà Nam”.

Tên sinh viên: Nguyễn Hữu Trình
Chuyên ngành đào tạo: Kinh tế nông nghiệp
Lớp: KT 51A
Niên khóa: 2006 - 2010
Giảng viên hướng dẫn: Ts. Nguyễn Thị Dương Nga

HÀ NỘI - 2010


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, số liệu, kết quả nghiên cứu trong khóa luận này
là trung thực và chưa hề được sử dụng trong bất cứ một nghiên cứu nào khác
và để bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan tất cả các trích dẫn đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày

tháng 5 năm 2010

TÁC GIẢ KHÓA LUẬN

NGUYỄN HỮU TRÌNH

i


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành khóa luận này, tôi

đã nhận được sự quan tâm giúp đỡ nhiệt tình của nhiều tập thể và cá nhân.
Nhân dịp này tôi xin chân thành cảm ơn đến những cá nhân và tập thể đó:
Trước hết tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đến người hướng dẫn
khoa học TS. Nguyễn Thị Dương Nga, người đã tận tình giúp đỡ tôi trong
suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành khóa luận.
Tôi xin chân thành cám ơn Ban giám hiệu trường Đại học Nông nghiệp
Hà Nội, tập thể các thầy cô giáo Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn trường
Đại học Nông nghiệp Hà Nội đã tận tình giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học
tập, nghiên cứu để hoàn thành khóa luận này.
Xin cám ơn tập thể các cơ quan, ban, ngành: Chi Cục BVTV tỉnh Hà
Nam, UBND và người dân xã Lê Hồ - huyện Kim Bảng - tỉnh Hà Nam đã tạo
điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình thu thập tài liệu để nghiên cứu khóa luận
này.
Xin cảm ơn tập thể lớp Kinh tế A khoá 51 Trường Đại học Nông
nghiệp Hà Nội đã cùng chia sẻ với tôi trong suốt quá trình học tập.
Tôi xin chân thành cảm ơn tới những người thân và bạn bè đã cùng chia
sẻ những khó khăn, động viên và tạo điều kiện cho tôi nghiên cứu để hoàn
thành khóa luận.
Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn tất cả sự giúp đỡ của tập thể,
người thân và bạn bè đã dành cho tôi!
TÁC GIẢ KHÓA LUẬN

NGUYỄN HỮU TRÌNH

ii


MỤC LỤC
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI................................................................1
KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN.........................................................1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI................................................................2
KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN.........................................................2

iii


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1: Tình hình phân bổ đất của xã.........Error: Reference source not found
Bảng 3.2: Tình hình sử dụng đất của xã.........Error: Reference source not found
Bảng 3.4: Tình hình cơ sở hạ tầng của xã.......Error: Reference source not found
Bảng 4.4: Tình hình sản xuất kinh doanh của xã qua 3 năm.......Error: Reference
source not found
Bảng 4.1: Tổ chức diệt chuột cho lúa tại xã Lê Hồ(% số hộ điều tra)..........Error:
Reference source not found
Bảng 4.2: Thông tin chung về các hộ điều tra.Error: Reference source not found
Bảng 4.3: Các biện pháp quản lý chuột hại tại các nhóm hộ điều tra (% số hộ)..Error:
Reference source not found
Bảng 4.4: Sự tham gia của nông dân trong công tác diệt chuột theo các hình thức
tổ chức khác nhau, vụ mùa 2009 (% hộ điều tra)......Error: Reference source not
found
Bảng 4.5: Sự tham gia của nông dân trong công tác diệt chuột theo các hình thức
tổ chức khác nhau, vụ chiêm 2009 (% hộ điều tra)...Error: Reference source not
found
Bảng 4.6: Số lần áp dụng các biện pháp quản lý chuột hại trung bình/hộ vụ
chiêm 2009 (Số lần trung bình/hộ/vụ)..........Error: Reference source not found
Bảng 4.7: Số lần áp dụng các biện pháp quản lý chuột hại trung bình/hộ vụ mùa
2009..............................................................Error: Reference source not found
Bảng 4.8 Xử lý chuột hại bắt được (% hộ điều tra)...Error: Reference source not
found
Bảng 4.9: Thời gian và lao động cho diệt chuột tính trên một sào...............Error:

Reference source not found
Biểu đồ 4.9.1: So sánh thời gian và số ngày cho quản lý chuột hại của hai nhóm
hộ điều tra......................................................Error: Reference source not found

iv


Bảng 4.10: Tỷ lệ thiệt hại năng suất so với trước khi dùng bẫy cây trồng cộng
đồng giữa các nhóm hộ..................................Error: Reference source not found
Bảng 4.11: Chi phí quản lý chuột theo phương pháp thông thường (Tr.đ/ha) Error:
Reference source not found
Bảng 4.12: Chi phí quản lý chuột theo phương pháp bẫy cây trồng (đ/ha)
......................................................................Error: Reference source not found
Bảng 4.13 : Hiệu quả của phương pháp diệt chuột bằng bẫy cây trồng so với
phương pháp thông thường cho lúa tại xã Lê Hồ, Kim Bảng, Hà Nam....Error:
Reference source not found
Bảng 4.14: Ý kiến của người dân về ảnh hưởng của sử dụng một số biện pháp
diệt chuột.......................................................Error: Reference source not found
Bảng 4.15: Phương hướng áp dụng các biện pháp quản lý chuột hại của nông
dân trong thời gian tới....................................Error: Reference source not found
Biểu đồ 4.16.1 Số hộ trả lời sẽ áp dụng bẫy cây trồng trong thời gian tới. . .Error:
Reference source not found
Bảng 4.17: Các lý do nông dân tăng sử dụng thuốc hóa học trong thời gian tới
......................................................................Error: Reference source not found
Bảng 4.18: Các lý do nông dân sẽ áp dụng biện pháp quản lý chuột hại theo
hưỡng bền vững sinh thái sử dụng bẫy cây trồng......Error: Reference source not
found
Bảng 4.19 Các khó khăn khi áp dụng biện pháp quản lý chuột hại theo hưỡng
bền vững sinh thái sử dụng bẫy cây trồng......Error: Reference source not found


v


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
ACIAR
BVTV

Trung tâm nghiên cứu Nông nghiệp quốc tế Oxtraylia
Bảo vệ thực vật

HQKT

Hiệu quả kinh tế

CTBS

Hệ thống bẫy cây trồng

EBRM

Hoạt động cộng đồng

TBS

Bẫy cây trồng

BQ

Bình quân


SL

Số lượng



Lao động

LĐNN
NN
NTTS
CN - TMDV

Lao động nông nghiệp
Nông nghiệp
Nuôi trồng thủy sản
Công nghiệp – Thương mại dịch vụ

C1

Cấp I

C2

Cấp II

GTSX

Giá trị sản xuất


∆Q

Phần tăng kết quả sản xuất lúa

∆C

Phần tăng chi phí sản xuất lúa

GO

Tổng giá trị sản xuất lúa

TCBRM

Tổng chi phí sản xuất lúa/ha

MIBRM

Thu nhập hỗn hợp

RMC

Tổng chi phí diệt chuột

CT

Cây trồng

ND


Nông dân

TT

Thị trường

HTX

Hợp tác xã

vi


Phần I: Mở đầu
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Chuột là một loại dịch hại nguy hiểm, chúng phá hoại lớn, dễ gây thành
dịch, việc phòng trừ chuột rất khó khăn và tốn kém. Đa số các loài chuột gây hại
cho sản xuất nông nghiệp thuộc giống Rattus, họ chuột (Muridae), bộ gặm nhấm
(Rodentia). Trong những năm gần đây ở hầu hết các tỉnh trên toàn quốc các tỉnh
đồng bằng, trung du miền núi phía bắc, Miền Trung, Tây Nguyên, Miền Đông
Nam Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long … Chuột đã gây hại lúa, ngô, đậu, mía và
những cây lương thực cây công nghiệp khác rất nghiêm trọng. Diện tích cây
trồng bị thiệt hại do chuột gây hại liên tục tăng lên. Năm 1995 là 245000 ha, năm
1997 là 375000 ha, năm 1998 hơn 600000 ha, năm 1999 là 540000, năm 2000 là
236000 ha. Nhà nước đã chi hàng chục tỷ đồng cho công tác phòng phòng trừ
chuột. Năm 1999 chi hơn 18 tỷ đồng trong đó các tỉnh phía bắc đã chi 7,7 tỷ
đồng. Năm 2000 kinh phí hỗ trợ kinh phí hỗ trợ nuôi mèo ở các địa phương để
bắt chuột là 8,04 tỷ đồng (Báo cáo tổng kết cục BVTV, 1998, 1999, 2000).
Chuột hại là nhân tố quan trọng trong hệ sinh thái nông nghiệp lúa nước, gây hại
trong tất cả các giai đoạn sinh trưởng cây lúa, từ khi gieo hạt đẻ nhánh, làm đồng

đến thu hoạch, cho đến cả khi được bảo quản trong các kho nông sản.
Từ mùa vụ năm 2006 đến nay được sự giúp đỡ của Cục Bảo vệ Thực Vật,
viện BVTV, trung tâm nghiên cứu Nông nghiệp quốc tế Oxtraylia (ACIAR), tổ
chức tầm nhìn Thế Giới (World Visson), Chi cục BVTV Hà Nam đã triển khai
mô hình diệt chuột bằng bẫy cây trồng và rào chắn TBS kết hợp với tổ chức các
hoạt động cộng đồng diệt chuột đồng hàng loạt bằng các biện pháp khác tại 8
HTX thuộc 5 huyện và 1 thành phố trong tỉnh. Qua 3 năm thực hiện mô hình đã
đạt được kết quả cao về hiệu quả phòng trừ chuột, làm giảm mật độ quần thể
chuột, giảm mức độ gây hại đảm bảo được năng suất, sản lượng cây trồng. Hiệu
quả kinh tế thu được cao hơn so với các biện pháp diệt chuột thông thường tại
1


địa phương, thuốc hóa học sử dụng cho diệt chuột giảm nhiều và có nơi không
sử dụng, môi trường sinh thái được đảm bảo, hạn chế sụ ô nhiễm …
Tuy nhiên trong việc tổ chức thực hiện còn gặp một số khó khăn, một
trong những khó khăn đó là nông dân chưa đánh giá được kết quả của việc áp
dụng tiến bộ kỹ thuật mới này. Để nông dân thấy rõ được hiệu quả của việc diệt
chuột bằng “Bẫy cây trồng và hoạt động cộng đồng” đồng thời nhân rộng kết
quả của Dự án, khuyến cáo ND thực hiện diệt chuột theo hệ STBV giảm thiểu
tối đa việc dùng thuốc hóa học diệt chuột để bảo vệ môi trường sinh thái và sức
khỏe cộng đồng chúng tôi đi nghiên cứu đề tài : “Đánh giá hiệu quả kinh tế
của phương pháp quản lý chuột hại cho lúa theo hướng bền vững sinh thái
tại xã Lê Hồ huyện Kim Bảng tỉnh Hà Nam”.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Đánh giá hiệu quả kinh tế của phương pháp quản lý chuột hại cho lúa theo
hướng bền vững sinh thái tại xã Lê Hồ, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam. Trên cơ
sở phân tích, so sánh, đánh giá thực trạng các biện pháp quản lý chuột hại tại xã
Lê Hồ, huyện Kim Bảng, đề xuất một số kiến nghị nhằm khuyến khích các hộ

nông dân áp dụng ứng dụng tiến bộ kỹ thuật mới này.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
+

Hệ thống hóa các vấn đề lý luận và thực tiễn về các biện pháp quản lý

chuột hại cho lúa và hiệu quả kinh tế.
+

Phản ánh thực trạng áp dụng các biện pháp quản lý chuột hại cho lúa tại

xã Lê Hồ, huyện Kim Bảng.
+ Đánh giá và so sánh hiệu quả kinh tế của phương pháp quản lý chuột hại
cho lúa theo hướng bền vững sinh thái và phương pháp quản lý chuột hại thông
thường của hộ nông dân xã Lê Hồ, huyện Kim Bảng tỉnh Hà Nam.

2


+

Đề xuất một số kiến nghị nhằm khuyến khích các hộ nông dân áp dụng

phương pháp quản lý chuột hại cho lúa theo hướng bền vững sinh thái.
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu hiệu quả kinh tế của việc áp dụng phương pháp quản lý chuột
hại theo hướng bền vững sinh thái thông qua việc điều tra, khảo sát các hộ nông
dân trồng lúa tại xã Lê Hồ huyện Kim Bảng tỉnh Hà Nam.
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu

- Về nội dung: Nghiên cứu hiệu quả kinh tế của việc áp dụng phương
pháp quản lý chuột hại theo hướng bền vững sinh thái tại xã Lê Hồ huyện Kim
bảng tỉnh Hà Nam. Trong đề tài này, phương pháp quản lý chuột hại theo hướng
bền vững sinh thái được giới hạn là việc áp dụng bẫy cây trồng (TBS).
− Về không gian: Nghiên cứu ở huyện xã Lê Hồ, huyện Kim Bảng Hà Nam.
− Về thời gian: Nghiên cứu từ ngày 25/12/2009 đến ngày 17/6/2010.
Thông tin chung dùng trong nghiên cứu được thu thập qua 2 vụ lúa gần
đây: vụ chiêm và mùa năm 2009.

3


Phần II: Cơ sở lý luận và thực tiễn
2.1 Cở sở lý luận
2.1.1 Các khái niệm cơ bản về hiệu quả kinh tế
2.1.1.1 Khái niệm hiệu quả kinh tế (HQKT)
2.1.1.2 Khái niệm về HQKT trong sản xuất nông nghiệp
HQKT là một chỉ tiêu tổng hợp nhất về chất lượng của hoạt động sản xuất
kinh doanh, nội dung là so sánh kết quả đạt được với chi phí đã bỏ ra để đạt
được kết quả đó. HQKT còn là một phạm trù phản ánh mặt chất lượng của các
hoạt động kinh tế, nâng cao chất lượng hoạt động kinh tế tức là tăng cường trình
độ tận dụng các nguồn lực sẵn có trong hoạt động kinh tế. Đây là đòi hỏi khách
quan của mọi nền sản xuất xã hội vì mục tiêu của sản xuất xã hội là phát triển
kinh tế xã hội, nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về vật chất, tinh thần của
toàn xã hội với nguồn lực có giới hạn, nâng cao chất lượng của hoạt động Kinh
tế - Chính trị - Xã hội.
Từ năm 1878, Sapodonicop và nhiều nhà kinh tế, nhà khoa học đã bàn về
vấn đê HQKT song mãi đến năm 1910 mới có văn bản pháp quy để đánh giá
HQKT. Từ đó đến nay, khái niệm này đã và đang được quan tâm nghiên cứu và
là một bộ phận quan trọng trong nền kinh tế thị trường.

Tổng quát về HQKT là so sánh kết quả đạt được với chi phí đã bỏ ra để
đạt được kết quả đó. Tuy nhiên khái niệm HQKT của các nhà kinh tế ở nhiều
nước và nhiều lĩnh vực có quan điểm nhìn nhận rất khác nhau. Ở đây chúng tôi
chỉ đưa ra một số quan điểm sau:
- Quan điểm 1: Xem xét HQKT trong trạng thái tĩnh.
HQKT được xác định bởi tỷ số giữa các kết quả đạt được và chi phí bỏ ra
để đạt được kết quả đó, bao gồm cảc nhân tài và vật lực. Công thức:

4


H=
Trong đó:

Q
C

-

H: HQKT

-

Q: Kết quả đạt được

-

C: Chi phí bỏ ra

Theo Culicop, HQKT là kết quả của một nền sản xuất nhất định, tức là

đem so sánh hiệu quả với chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó. Ta lấy tổng giá trị
sản phẩm chia cho vốn sản xuất ta được hiệu suất vốn; tổng giá trị sản phẩm chia
cho vật tư được hiệu suất vật tư …
Ưu điểm: Chỉ tiêu này chỉ rõ các mức độ, hiệu quả của việc sử dụng các
nguồn lực sản xuất khác nhau giúp ta so sánh được giữa kết quả đạt được với chi
phí bỏ ra một cách dễ dàng, so sánh HQKT giữa các quy mô khác nhau.
Nhược điểm: Chi tiêu này không thể hiện được quy mô HQKT nói chung.
Tại Việt Nam, mốt số tác giả cho rằng HQKT là so sánh kết quả cà chi phí sản
xuất, đây là chỉ tiêu tổng hợp nhất của hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Quan điểm 2: Xem xét HQKT trong trạng thái động, tức là phần biến
động giữa chi phí và kết quả của hoạt động sản xuất kinh doanh.
Theo quan điểm này, HQKT biểu hiện tỷ lệ phần tăng thêm của chi phí và
phần tăng thêm của kết quả đạt được khi chi phí tăng hoặc là tỷ lệ của kết quả bổ
sung do chi phí bổ sung tăng thêm. Công thức:
H=

∆Q
∆C

Trong đó: - H: HQKT
- ∆Q : Phần tăng thêm của kết quả sản xuất
- ∆C : Phần tăng thêm của chi phí sản xuất
Đây là cách đánh giá có ưu thế khi xem xét HQKT của đầu tư theo chiều
sâu hoặc trong vấn đề áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, tức là nghiên cứu

5


hiệu quả của phần chi phí đầu tư tăng thêm. Hạn chế của nó là không xem xét
đến HQKT của tổng chi phí đã bỏ ra. Trong đề tài này sẽ áp dụng cách đánh giá

này nhằm so sánh giữa phương pháp quản lý chuột hại theo hướng BVST và
theo cách làm thông thường của người dân.
Như vậy, HQKT cần phải được xem xét một cách toàn diện, trên quan
điểm toàn diện. Có quan điểm cho rằng: Xem xét HQKT là không thể loại bỏ
mục tiêu về lợi ích xã hội, giữ gìn và bảo vệ môi trường, nâng cao trình độ Văn
hoá – Xã hội của cộng đồng. Đây là quan điểm rất đúng đắn, phù hợp với xu thế
phát triển kinh tế trên Thế giới và ở Việt Nam hiện nay.
Cùng với một số quan điểm của các tác giả Phạm Vân Đình, Đỗ Kim
Chung, Trần Văn Đức, Quyền Đình Hà,… đã phân biệt 3 khái niệm cơ bản về
HQKT, hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân bổ các nguồn lực, chỉ khi nào đảm
bảo cùng đạt được hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân bổ thì mới đạt được hiệu
quả kinh tế.
+ Hiệu quả kỹ thuật: Là đơn vị số lượng sản phẩm có thể đạt được trên
một đơn vị chi phí đầu vào hay nguồn lực sản xuất trong những điều kiện cụ thể
về kỹ thuật hay công nghệ áp dụng vào nông nghiệp. Hiệu quả kỹ thuật được áp
dụng phổ biến trong Kinh tế Vĩ mô để xem xét việc sử dụng nguồn lực cụ thể,
nó chỉ ra rằng nếu một đơn vị nguồn lực được đưa vào sản xuất đem lại bao
nhiêu đơn vị sản phẩm. Hiệu quả kỹ thuật phụ thuộc nhiều vào bản chất kỹ thuật
và công nghệ áp dụng vào trong sản xuất nông nghiệp, kỹ năng của người nông
dân, môi trường kinh tế xã hội mà trong đó kỹ thuật được áp dụng.
+ Hiệu quả phân bổ: Chỉ tiêu trong các yếu tố giá sản phẩm, giá đầu vào
được tính để phản ánh giá trị thu thêm trên một đồng chi phí thêm về đầu vào
hay nguồn lực. Thực chất của hiệu quả phân bổ là hiệu quả kỹ thuật có tính đến
các yếu tố về giá của đầu vào và giá của đầu ra.
+ Hiệu quả kinh tế: Là phạm trù kinh tế mà trong đó quá trình sản xuất đạt
được cả hai hiệu quả là hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân bổ. Điều này có

6



nghĩa là cả hai yếu tố là giá trị và hiện vật đều được tính đến khi xem xét nguồn
lực trong sản xuất nông nghiệp.
Ở nước ta, phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo cơ chế thị
trường có sự điều tiết vĩ mô của Nhà nước, hoạt động kinh tế của mỗi doanh
nghiệp, mỗi cơ sở sản xuất không chỉ nhằm tăng hiệu quả và các lợi ích kinh tế
của mình mà còn phải phù hợp với yêu cầu của xã hội, đảm bảo các lợi ích
chung với các định hướng, chuẩn mực được Nhà nước thực hiện điều chỉnh.
Xét trong phạm vi góc độ của ngành sản xuất nông nghiệp thì không chỉ
xét riêng về HQKT của sản xuất mà còn phải đánh giá quá trình sản xuất đó có
đảm bảo tính ổn định bền vững của hệ sinh thái nông nghiệp hay không và yếu
tố môi trường khi đó ra sao? Khi so sánh HQKT giữa các cơ sở sản xuất không
nên chỉ tập trung vào các chỉ tiêu chỉ số giữa kết quả sản xuất và chi phí hoặc vật
tư, lao động mà còn phải thống nhất về thời điểm hoặc thống nhất về không
gian.
2.1.1.3 Nội dung và bản chất của HQKT
Trong nền kinh tế nhiều thành phần phát triển theo cơ chế thị trường đang
khuyến khích mọi ngành, mọi lĩnh vực sản xuất tham gia sản xuất kinh doanh để
tìm kiếm cơ hội với yêu cầu mục đích khác nhau nhưng mục đích cuối cùng là
tìm kiếm lợi nhuận. Nhưng làm thế nào để có hiệu quả kinh tế cao nhất, là sự kết
hợp các yếu tố đầu vào và các yếu tố đầu ra trong điều kiện sản xuất, nguồn lực
nhất định. Ngoài ra còn phụ thuộc vào mục đích yêu cầu khoa học kỹ thuật và
việc áp dụng vào trong sản xuất, vốn, chính sách… quy luật khan hiếm nguồn
lực trong khi đó nhu cầu của xã hội về hàng hoá, dịch vụ ngày càng tăng và trở
nên đa dạng hơn, có như vậy mới nâng cao được HQKT.
Quá trình sản xuất là sự liên hệ mật thiết giữa các yếu tố đầu vào và yếu tố
đầu ra, là biểu hiện mối quan hệ của kết quả và hiệu quả sản xuất. Kết quả là một
đại lượng vật chất được biểu hiện bằng nhiều chỉ tiêu, nhiều nội dung tuỳ thuộc
vào từng điều kiện cụ thể. Khi xác định HQKT không nên chỉ quan tâm đến

7



hoặc là quan hệ so sánh (phép chia) hoặc là quan hệ tuyệt đối (phép trừ) mà nên
xem xét đầy đủ mối quan hệ kết hợp chặt chẽ giữa các đại lượng tương đối và
đại lượng tuyệt đối. HQKT ở đây được biểu hiện bằng giá trị tổng sản phẩm, thu
nhập, lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận.
HQKT trong sản xuất nông nghiệp chủ yếu do hai quy luật chi phối:
- Quy luật cung - cầu.
- Quy luật năng suất cận biên giảm dần.
HQKT là một đại lượng để đánh giá, xem xét kết quả hữu ích được tạo ra
như thế nào, chi phí là bao nhiêu, trong điều kiện sản xuất cụ thể nào, có được
chấp nhận hay không? Như vậy, HQKT liên quan trực tiếp đến yếu tố đầu vào
và các yếu tố đầu ra của quá trình sản xuất.
Việc vận dụng các chỉ tiêu đánh giá HQKT trong sản xuất nông nghiệp là
rất đa dạng vì ở một mức sản xuất nhất định cần phải làm thế nào để có chi phí
vật chất, lao động trên một đơn vị sản phẩm là thấp nhất. Việc đánh giá phần lớn
phụ thuộc vào quy trình sản xuất là sự kết hợp gắn bó giữa các yếu tố đầu vào và
khối lượng đầu ra, nó là một trong những nội dung hết sức quan trọng trong việc
đánh giá HQKT. Tuỳ thuộc vào từng ngành, quy mô, đặc thù của ngành sản xuất
khác nhau thì hiệu quả kinh tế được xem xét dưới góc độ khác nhau, cũng như
các yếu tố tham gia sản xuất. Xác định các yếu tố đầu ra: Các mục tiêu đạt được
phải phù hợp với mục tiêu chung của nền kinh tế quốc dân, hàng hoá sản xuất ra
phải được trao đổi trên thị trường, các kết quả đạt được là: Khối lượng, sản
phẩm, lợi nhuận… Xác định các yếu tố đầu vào: Đó là những yếu tố chi phí về
vật chất, công lao động, vốn…
Phân tích HQKT trong sản xuất nông nghiệp trong điều kiện kinh tế thị
trường việc xác định các yếu tố đầu vào, đầu ra gặp các trở ngại sau:
- Khó khăn trong việc xác định các yếu tố đầu vào: Tính khấu hao, phân
bổ chi phí, hạch toán chi phí… Yêu cầu này phải chính xác và đầy đủ.


8


- Khó khăn trong việc xác định các yếu tố đầu ra: Việc xác định các kết quả
về mặt xã hội, môi trường sinh thái, độ phì của đất… không thể lượng hoá được.
Bản chất của HQKT xuất phát từ mục đích của sản xuất và phát triển kinh
tế xã hội là thoả mãn nhu cầu ngày càng tăng về vật chất, tinh thần của mọi cá
nhân, tổ chức trong xã hội. Muốn như vậy thì quá trình sản xuất phải phát triển
không ngừng cả về chiều sâu và chiều rộng như: Vốn, kỹ thuật, tổ chức sản xuất
sao cho phù hợp nhất để không ngừng nâng cao hiệu quả kinh tế của quá trình
sản xuất. Vì bất kỳ quá trình sản xuất nào đều liên quan đến hai yếu tố cơ bản đó
là kết quả thu được và phi phí bỏ ra để tiến hành sản xuất. Mối liên hệ này là nội
dung cơ bản để phản ánh HQKT sản xuất, nhưng để làm rõ được bản chất của
HQKT cần phải phân định sự khác nhau về mối liên hệ giữa kết quả và hiệu quả.
- Kết quả là một đại lượng vật chất phản ánh về quy mô số lượng của
sản xuất.
- Hiệu quả là đại lượng để xem xét kết quả đạt được tạo ra như thế nào,
nguồn chi phí vật chất bỏ ra bao nhiêu để đạt được kết quả đó.
Như vậy, hoạt động sản xuất kinh doanh ngoài mục đích, yêu cầu đặt ra
đều quan tâm đến HQKT nó có vai trò trong việc đánh giá, so sánh, phân tích
kinh tế nhằm tìm ta giải pháp có lợi nhất cho sản xuất.
2.1.1.4 Phân loại HQKT
 Căn cứ vào nội dung của hiệu quả, có thể chia ra thành: HQKT,
hiệu quả xã hội và hiệu quả môi trường.
 Cụ thể:
- HQKT:
HQKT được biểu thị bởi quan hệ so sánh giữa lượng kết quả đạt được với
lượng chi phí bỏ ra trong sản xuất. Một phương án, giải pháp có HQKT cao là
phải đạt được tương quan, tương đối giữa kết quả đem lại và chi phí đầu tư. Khi
xem xét đến HQKT cần phải lưu ý đến mối quan hệ giữa đại lượng tương đối và


9


đại lượng tuyệt đối. Tiêu chuẩn của HQKT là tối đa hoá về kết quả sản xuất và
tối thiểu hoá về chi phí trong điều kiện nguồn lực có hạn.
- Hiệu quả xã hội:
Phản ánh mối quan hệ giữa kết quả sản xuất và các lợi ích xã hội do sản
xuất mang lại, thông qua các chỉ tiêu như giải quyết công ăn việc làm, bảo vệ
môi trường, an ninh xã hội…
- Hiệu quả môi trường:
Đây là vấn đề bức bách nhất hiện nay, đã và đang được nhiều ngành, nhà
quản lỹ và nhà khoa học quan tâm. Hoạt động sản xuất được coi là hiệu quả thì
không gây ảnh hưởng xấu đến môi trường. Nếu chỉ quan tâm đến HQKT mà
không quan tâm đến hiệu quả môi trường thì có thể sẽ gây ra những tổn thất lớn
hơn nhiều so với HQKT đạt được, bên cạnh đó việc khắc phục rất khó khăn và
tốn nhiều chi phí do hiệu quả môi trường được phân tích bằng các chỉ tiêu định
tính như: Bảo vệ sự đa dạng sinh học, tạo sự cân bằng sinh thái, hạn chế xói mòn
đất, hạn chế lũ lụt, tăng cường độ che phủ đất…
 Căn cứ vào yêu cầu tổ chức và quản lý kinh tế có thể chia ra:
- Hiệu quả kinh tế quốc dân: Là hiệu quả kinh tế tính chung cho toàn
bộ nền sản xuất xã hội.
- Hiệu quả kinh tế ngành.
- Hiệu quả kinh tế vùng, lãnh thổ.
- Hiệu quả kinh tế theo quy mô, tổ chức.
- Hiệu quả kinh tế của từng biện pháp kỹ thuật.
 Căn cứ vào các yếu tố cơ bản của sản xuất và phương thức tác
động vào sản xuất, có thể chia ra:
- Hiệu quả sử dụng vốn.
- Hiệu quả sử dụng đất đai.

- Hiệu quả sử dụng lao động.

10


- Hiệu quả sử dụng các biện pháp kỹ thuật.

11


2.1.1.5 Tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả kinh tế
Tiêu chuẩn đánh giá HQKT chỉ là tương đối không cố định được. Để định
ra tiêu chuẩn đánh giá HQKT đối với các hoạt động kinh tế là vấn đề phức tạp vì
HQKT là một phạm trù kinh tế xã hội. Việc đánh giá HQKT cần phải có thời
gian, không gian, trình độ phát triển kinh tế xã hội. Đa số các nhà kinh tế cho
rằng: Tiêu chuẩn cơ bản, tổng quát khi đánh giá HQKT là mức độ đáp ứng nhu
cầu xã hội và sự tiết kiệm lớn nhất về chi phí, nguồn lực, tài nguyên…
Tiêu chuẩn HQKT là các quan điểm, các nguyên tắc đánh giá HQKT
trong những điều kiện cụ thể và ở một giai đoạn nhất định. Việc nâng cao
HQKT là mục tiêu chung, chủ yếu và xuyên suốt mọi quá trình sản xuất xã hội,
do đó để xác định HQKT ở mỗi thời kì phát triển kinh tế xã hội khác nhau là
khác nhau và tuỳ thuộc vào nội dung HQKT mà có tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả
đối với toàn xã hội, đó là sự thoả mãn về nhu cầu vật chất của con người trong
điều kiện sản xuất nhât định. Đối với doanh nghiệp tiêu chuẩn là tiết kiệm về chi
phí nhưng phải đảm bảo về số lượng, chất lượng sản phẩm, hay nói cách khác là
tối đa hoá lợi nhuận trên chi phí bỏ ra hoặc trên một đơn vị sản phẩm.
2.1.2 Những vấn đề lý luận về quản lý chuột hại cho lúa theo hướng bền
vững sinh thái
Quản lý chuột hại cho lúa trên quan điểm sinh thái học, quan điểm này
cho rằng hệ thống phòng trừ dịch hại phải dựa trên cơ sở sinh thái học, phù hợp

với điều kiện môi trường. Vì vậy những hiểu biết về hệ sinh thái nông nghiệp
chính là cơ sở khoa học để xây dụng chương trình phòng trừ tổng hợp dịch hại
trong sản xuất nông nghiệp.
Phòng trừ chuột hại là một trong những vấn đề nan giải cho sản xuất
nông nghiệp, lâm nghiệp và y tế công đồng. Để phòng trừ chuột hại có hiệu quả
chúng ta phải dựa trên cơ sở sinh học, sinh thái học của các loài chuột gây hại,
và hiểu biết về sinh thái học nông nghiệp. Từ đó mới có thể xây dụng được chiến
lược phòng trừ chuột hại mang tính tổng hợp có sự tham gia của cộng đồng.

12


Chuột là một trong những đối tượng dịch hại nguy hiểm đối với sản xuất
nông nghiệp. Là loại động vật có vú có khả năng sinh sản nhiều, sự sinh sản phụ
thuộc vào nguồn thức ăn trên đồng ruộng; khi nguồn thức ăn dồi dào, nơi cư trú
an toàn rọng chuột sinh sản nhiều; khi nguồn thức ăn ít và nơi cư trú an toàn hẹp
lại chuột sinh sản ít đi, gây hại tập trung ở những điểm xác định, chúng phải đi
xa để kiếm ăn, đi lại nhiều tạo thành đường mòn trên đồng ruộng và thường làm
tổ và đào hang ở những nơi có nhiều cây bụi.
Vì vậy có thể giải thích những nguyên nhân làm cho số lượng chuột hại
tăng lên nhiều trong những năm gần đây là:
Do cấy một năm 3 vụ, trong đó có hai vụ lúa và một vu màu đối với Miền
Bắc và ba vụ chính ở miền nam cùng với việc thời gian gieo một vụ kéo dài, trên
đồng ruộng lượng thức ăn luôn luôn dư thừa quanh năm và từ năm này sang năm
khác.
Săn bắt các loài thiên địch của chuột quá mức để làm thực phẩm đặc sản
hay xuất khẩu lậu ra nước ngoài làm giảm số lượng quần thể các loài thiên địch
của chuột, không đủ khả năng khống chế sự gia tăng số lượng của chuột dẫn đến
sự bùng phát số lượng chuột.
Có quá nhiều bờ ruộng và nhiều nơi cư trú cho chuột sinh trưởng và phát

triển trên đồng ruộng.
Chưa nâng cao hiểu biết cho người dân về chuột hại, người dân phòng trừ
chuột đơn lẻ không mang tính cộng đồng, diện tích phòng trừ chuột trên đồng
ruộng nhỏ, hiệu quả diệt chuột chưa cao. Chưa xây dựng được chiến lược quản
lý chuột hại tổng hợp trên cơ sở hệ sinh thái làng xã với sự tham gia của cộng
đồng.
Nhận thức của người dân về những loài thiên địch của chuột còn ít. Chưa
hiểu biết rõ về đặc điểm sinh học và sinh thái học của chúng nên khong có chiến
lược bảo tồn và phát huy những ưu điểm của chúng.

13


Quản lý chuột hại tổng hợp phải trên cơ sở sinh thái và sinh học của các
loài chuột gây hại trên đồng ruộng và hệ sinh thái đồng ruộng. Cơ cấu cây trồng
trên đồng ruộng, thời vụ của những cây trồng ảnh hưởng đến sinh sản và biến
động quần thể của những loài chuột gây hại chính, sức sinh sản của những loài
chuột trên đồng ruộng. Các biện pháp phòng trừ chuột mà người nông dân áp đã
áp dụng, thời điểm mà họ áp dụng, phương pháp tổ chức của nông dân khi
phòng trừ chuột (hoạt động của người dân khi phòng trừ chuột), hoạt động bảo
vệ các loài thiên địch của chuột như rắn, chim cú, và các loài thiên địch khác hợp
lý để chúng khống chế sự gia tăng của quẩn thể các loài chuột. Sử dụng thuốc
hóa học một cách hợp lý không sử dụng thuốc có độ độc cao nên sử dụng những
loại thuốc ít độc hại với các loài thiên địch. Phòng trừ chuột ngay từ đầu mùa vụ
trước mùa vụ sinh sản tập trung để giảm mật độ quần thể ban đầu của chuột
trước mùa sinh sản tập trung. Áp dụng biện pháp quản lý chuột hại tổng hợp có
sự tham gia của cộng đồng, xây dựng chiến lược quản lý chuột hại mang tính
cộng đồng tại các địa phương.
Quản lý chuột hại trên quan điểm sinh thái học là kết hợp những nghiên
cứu cơ bản về chuột như sinh học và sinh thái quần thể của những loài chuột gây

hại trên đồng ruộng và phát triển những phương pháp quản lý chuột hại trực tiếp
ở mức độ hệ sinh thái nông nghiệp (Nhà xuất bản Nông Nghiệp TP.HỒ CHÍ
MINH, Quản lí chuột hại lúa, 2005, PGS.TS. Nguyễn Văn Tuất, ThS. Nguyễn
Hữu Huân). Lý thuyết này là cơ sở cho một nền nông nghiệp bền vững và ít ảnh
hưởng đến môi trường. Những kế hoạch quản lý chuột hại phải đưa ra yêu cầu
hiểu biết sâu sắc về sinh học và sinh thái học của từng loài chuột. Dựa vào cơ
cấu cây trồng trên đồng ruộng, thời điểm sinh trưởng của cây trồng trên đồng
ruộng cho phép chúng ta hiểu được biến động quẩn thể, biến động sinh sản và
mùa sinh sản, sinh thái của một số loài chuột.

14


2.1.3 Các biện pháp quản lý chuột lúa
2.1.3.1 Biện pháp quản lý chuột hại lúa theo hình thức “Bẫy cây trồng cộng
đồng” (cTBS- Community Trap Barrier System)
Ở Việt Nam trong thập niên 1990, chuột đã gây hại cho lúa càng ngày
càng nhiều và nông dân đã có rất nhiều biện pháp để phòng trừ như đào hang,
săn bắt, các loại bẫy rồng, bẫy đập, bẫy sập, bẫy bã bằng thuốc, hệ thống rào cản
bằng vải nhựa, thậm chí đã tiến hành bằng bẫy điện mà biện pháp này không
được Nhà nước cho phép. Trong khoảng 2 năm 1996- 1997, chúng ta cũng đã
học tập biện pháp phòng trừ chuột tử Indonesia và Malaysia được gọi là “Hệ
thống rào cản và đặt bẫy” hay còn gọi là “Bẫy cây trồng” trong bẫy được gieo
lúa sớm hơn 10 – 15 ngày so với chung quanh để dụ chuột vào bẫy ở giai đoạn
“mạ mộng” và “đòng đòng”. Biện pháp “Bẫy cây trồng” đã tiến hành ở rất nhiều
nơi đặc biệt là khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Kết quả của biện pháp “Bẫy
cây trồng” rất hữu hiệu để hạ thấp mật số quần thể chuột hại đến mức thấp nhất
trong thời gian tiến hành đặt bẫy. Tuy nhiên khi tiến hành làm mô hình chỉ thực
hiện tại ruộng của một nông hộ, chủ ruộng chụi trách nhiệm toàn bộ các thao tác
tiến hành đặt bẫy, chăm sóc sửa chữa và thăm bẫy hằng ngày, thậm chí còn mất

cả bẫy lồng; mà phạm vi an toàn không bị chuột phá hoại ở các ruộng xung
quanh bẫy đến 15 – 20 ha. Vấn đề vừa nêu trên cho thấy việc phòng trừ chuột
chưa theo đúng chỉ đạo của Cục Bảo vệ Thực vật là phải phòng trừ chuột theo 4
đúng: “Phòng trừ sớm (không phải đợi đến khi thấy chuột gây hại rồi phòng trừ);
Phòng trừ thường xuyên; Phòng trừ bằng biện pháp và Phòng trừ rộng khắp”.
Bẫy “TBS” làm mô hình ở thời gian này chỉ đạt được ý nghĩa là “Phòng trừ
sớm”.
Thiếu “thường xuyên” khi mô hình làm xong Nhà nước không đầu tư, không
chỉ đạo tiếp tục thì nông dân lại ngưng và chỉ có tiến hành một vụ, sau đó quần
thể chuột tích lũy và gia tăng mật số, còn bẫy “cTBS” sẽ được tiếp tục duy trì
các vụ sau đó và do nhóm nông dân tự tổ chức cùng nhau thực hiện.

15


Thiếu “bằng mọi biện pháp” nông dân chỉ trông chờ vào bẫy “TBS” mà
không sử dụng các biện pháp khác như đào hang, săn bắt, bẫy lồng, bẫy sập…
và thiếu “rộng khắp” có nghĩa là phòng trừ chuột hại phải mang tính cộng đồng
(mọi người cùng tham gia, đồng loạt).
Để bổ sung những khiếm khuyết khái niệm phòng trừ chuột hại bằng
“Bẫy cây trồng cộng đồng” được hình thành và được tiến hành vào đầu năm
2000 tại tỉnh Tiền Giang và năm 2001 tại hai tỉnh Tiền Giang và Sóc Trăng. Ý
nghĩa “cộng đồng” là nông dân canh tác lúa xung quanh bẫy cùng nhau chịu
trách nhiệm tiến hành thực hiện bẫy cây trồng và “cộng đồng” còn mang ý nghĩa
tiến hành thực hiện nhiều bẫy “TBS” trong cùng một khu vực, bẫy có khoảng
cách xa nhau từ 300 – 500 mét, vùng bán kính an toàn của bẫy không bị chuột
gây hại là 200 mét. (Photo)
2.1.3.2 Các biện pháp quản lí chuột hại lúa theo cách thông thường
Theo Viện Khoa học Kỹ thuật nông nghiệp miền Nam thì có 4 biện pháp
để phòng chống chuột phá hại lúa:

Biện pháp canh tác: Gieo sạ đồng loạt; hạn chế lúa chét; không để đất
hoang hoá và nhiều lùm bụi; sau thu hoạch nên dọn sạch rơm rạ và đốt đồng để
nhằm hạn chế nguồn thức ăn, nơi cư trú và sinh sản của chuột.
Biện pháp cơ lý: Chủ động diệt chuột ngay từ đầu vụ bằng hệ thống bẫy
cây trồng, bẫy rào cản, săn bắt thủ công (dùng nước hoặc đào hang săn đuổi).
Dùng bẫy lồng, bẫy đập bằng các kiểu bẫy sáng tạo của nông dân đặt ở các
đường đi của chuột khi phát hiện thấy chuột.
Biện pháp sinh vật học: Bảo vệ các loài chim, thú, rắn... là các thiên địch
của chuột để giữ cân bằng sinh thái. Cố gắng hạn chế sử dụng các hoá chất độc
có hại cho người, súc vật và môi trường. Tăng cường nuôi các động vật như chó,
mèo, trăn... ăn chuột.
Biện pháp hoá học: Là biện pháp làm giảm mật số chuột tức thì, cần tiến
hành đồng bộ trên diện tích rộng để diệt chuột triệt để hơn. Nhóm thuốc hóa học

16


có thể sử dụng là Fokeba, Zinphos (nên hạn chế sử dụng vì rất độc). Hiện nay,
nông dân diệt chuột phần lớn bằng các hợp chất đông máu như Brodifacoum
(tên thương mại Klerat, Forwarat), Bromadiolone (Killrat, Musal), Diphacinone
(Yasodion), Warafin, Flocoumafen (Storm). Tuy nhiên, biện pháp này chỉ áp
dụng khi thật cần thiết và chỉ áp dụng một lần vào lúc lúa có đòng. Dùng thuốc
xông hơi nên áp dụng cuối mỗi vụ luá: Tìm hang chuột còn hoạt động, dùng bột
lưu huỳnh đốt và xông khói vào để giết chuột.
2.1.3 Lợi ích của “Bẫy cây trồng cộng đồng” và “Hệ thống bẫy chuột cộng đồng”
Lợi ích của “Bẫy chuột cộng đồng” hoặc “Hệ thống bẫy chuột cộng đồng”
được thấy rõ qua hiệu quả kinh tế, tính chi phí đầu tư cho một bẫy “TBS” và duy
trì bẫy “TBS” trong 3 hay 4 vụ lúa liên tục, so sánh với các biện pháp phòng trừ
chuột khác thì lợi ích kinh tế trực tiếp do bẫy cây trồng “TBS” mang lại vượt xa
các chi phí đầu tư do bẫy cây trồng với tỷ lệ 10 : 1. Vì bẫy cây trồng “TBS” có

thể bảo vệ được 15 – 20 ha xung quanh bẫy hay là đường kính bảo vệ của bẫy từ
400 – 500 mét là khu vực an toàn.
Lợi ích cá thể và cộng đồng không phải mất nhiều thời gian cho việc
phòng trừ chuột hay tốn kém nhiều kinh phí bảo vệ từng khu ruộng cá thể riêng
lẻ bằng vải nhựa ny lông hoặc chi phí tiền công đặt bẫy thuốc hóa học mà vẫn bị
chuột gây hại.
Về hiệu quả kỹ thuật, làm bẫy “TBS” mà cả một khu vực 15 – 20 ha
không bị chuột gây hại, giữ vững được năng suất và sản lượng lúa thu hoạch,
nguồn chuột bắt được ngay từ đầu vụ lúa chuột thích ăn lúa giai đoạn mộng vừa
gieo sạ rất có ý nghĩa trong việc chuột hình thành quần thể lớn và gây hại nặng ở
giai đoạn về sau (vì chuột sinh sản rất nhanh). Lợi ích về môi trường, khi thực
hiện bẫy “cTBS” hay hệ thống “cTBS” không để lại tồn dư thuốc hóa học trong
các nguồn nước, nông sản ảnh hưởng một cách trực tiếp hay gián tiếp đến con
người và các sinh vật khác, thực hiện bẫy “cTBS” hay hệ thống “cTBSs” rất an
toàn cho môi trường.

17


×