MỤC LỤC
Trang
LỜI MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 5
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC – VẬT TƯ Y TẾ
GIA LAI ................................................................................................................. 7
I. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC – VẬT TƯ
Y TẾ GIA LAI......................................................................................................... 7
1. Giới thiệu chung........................................................................................ 7
2. Quá trình hình thành của doanh nghiệp.................................................... 8
II. CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ VÀ QUY MÔ HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY
CỔ PHẦN DƯỢC – VẬT TƯ Y TẾ GIA LAI........................................................ 8
1. Chức năng................................................................................................. 8
2. Nhiệm vụ................................................................................................... 9
3. Quy mô hoạt động..................................................................................... 9
III. HỆ THỐNG TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ CÔNG TY...........................10
1. Hệ thống tổ chức bộ máy quản lý.............................................................10
2. Nhiệm vụ, chức năng và mối quan hệ trong công tác của các phòng, ban
trong công ty.................................................................................................12
3. Trình độ chuyên môn của nhân viên công ty............................................22
CHƯƠNG 2: CÁC TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ DOANH NGHIỆP........................23
I. QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG DOANH NGHIỆP ĐẠT CHUẨN GDP.............23
1. Khái niệm về GDP....................................................................................23
2. Các tiêu chí đánh giá doanh nghiệp đạt chuẩn GDP.................................23
II. QÚA TRÌNH XÂY DỰNG NHÀ KHO ĐẠT TIÊU CHUẨN GSP...............24
1. Khái niệm về GSP.....................................................................................24
2. Các tiêu chí đánh giá kho đạt tiêu chuẩn GSP..........................................25
3. Cách xây dựng nhà kho đạt tiêu chuẩn GSP.............................................25
4. Cách sắp xếp hàng hóa trong kho.............................................................28
1
CHƯƠNG 3: HOẠT ĐỘNG CHÍNH CỦA DOANH NGHIỆP........................29
I. CÁC PHƯƠNG ÁN CUNG ỨNG THUỐC CỦA DOANH NGHIỆP.............29
II. MỘT SỐ LOẠI BIỂU MẪU DÙNG TRONG DOANH NGHIỆP DƯỢC.....31
III. CHIẾN LƯỢC MARKETING – XÂY DỰNG KẾ HOẠCH GIỚI THIỆU VÀ
QUẢNG CÁO THUỐC...........................................................................................35
1. Xây dựng hệ thống kênh phân phối và kế hoạch tiêu thụ sản phẩm của
công ty...........................................................................................................35
2. Chiến lược Marketing...............................................................................37
3. Các chính sách chủ yếu.............................................................................38
CHƯƠNG 4: KẾ HOẠCH ĐẤU THẤU CUNG ỨNG THUỐC.......................39
I.CÁCH LÀM DANH MỤC THUỐC, VẬT TƯ Y TẾ THAM GIA ĐẤU THẦU
CUNG ỨNG THUỐC.............................................................................................39
1. Các hình thức tổ chức đảm bảo cung ứng thuốc.......................................39
2. Hướng dẫn đấu thầu cung ứng thuốc........................................................39
II. XÂY DỰNG DANH MỤC THUỐC THAM GIA ĐẤU THẦU CUNG ỨNG
THUỐC THEO TINH THẦN THÔNG TƯ 01/2012/TTLT-BYT..........................45
1. Các tiêu chí đánh giá hồ sơ dự thầu..........................................................45
2. Quy trình đấu thầu thông thường..............................................................46
3. Xét duyệt trúng thầu..................................................................................47
4. Mẫu báo cáo kết quả lựa chọn nhà thầu cung ứng thuốc..........................47
5. Xây dựng một bản báo cáo tham gia dự thầu năm 2016 của Công ty Cổ
phần Dược – Vật tư y tế Gia Lai.............................................................................49
KẾT LUẬN............................................................................................................54
LỜI CÁM ƠN........................................................................................................55
2
DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt
UBND
TPCN
DSĐH
HĐQT
HĐCĐ
DSTH
GN – HTT – TC
FIFO
FEFO
Nghĩa
Ủy ban nhân dân
Thực phẩm chức năng
Dược sĩ đại học
Hội đồng quản trị
Hội đồng cổ đông
Dược sĩ trung học
Gây nghiện – hướng tâm thần – tiền chất
Nhập trước – xuất trước
Hết hạn dùng trước – xuất trước
MỘT SỐ GIẤY TỜ ĐÍNH KÈM
+ 1 bản Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp công ty cổ phần
+ 1 bản Quyết định của Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Gia Lai “Về việc chuyển
Công ty Dược phẩm tỉnh Gia Lai thành Công ty Cổ phần”
+ Sơ đồ thiết kế nhà kho
+ 1 bản Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc
+ 1 bản Giấy chứng nhận đạt “Thực hành tốt phân phối thuốc” (GDP)
+ 1 bản Đơn đăng ký kiểm tra “Thực hành tốt phân phối thuốc”
+1 bản Báo cáo tóm tắt đào tạo “Thực hành tốt phân phối thuốc” (GDP)
LỜI MỞ ĐẦU
Trong những năm trở lại đây, Việt Nam đã và đang không ngừng phát triển,
mở rộng quan hệ song phương và đa phương, tiến hành mở cửa giao thương với các
nước trên thế giới, tạo điều kiện cho nền kinh tế trong nước ngày càng phát triển,
trong đó có Ngành Dược.
3
Đối với Ngành Dược mà nói, bên cạnh sự phát triển mạnh mẽ của thị trường,
kéo theo đó là sự cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp Dược. Khi nền kinh tế
ngày càng đi lên, nhu cầu của con người ngày càng cao đòi hỏi các doanh nghiệp
Dược phải không ngừng củng cố, đổi mới và phát triển. Trên thực tế, không phải
doanh nghiệp nào cũng có thể đứng vững, nhất là những doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Thế nhưng, với sự linh hoạt, tự biết điều chỉnh theo xu thế thị trường, nhiều doanh
nghiệp Dược đã nhanh chóng thích ứng , tồn tại và phát triển.
Ra đời từ sớm, Công ty Cổ phần Dược – Vật tư y tế Gia Lai đã không ngừng
phát triển, vận động đổi mới về tư duy, công nghệ và ngay cả phương pháp quản lý
để có thể phù hợp hơn với một thị trường lớn như ở nước ta và với các nước trên
thế giới.
Được sự đồng ý của Ban lãnh đạo Công ty Cổ phần Dược – Vật tư y tế Gia
Lai, em đã có cơ hội được thực tập và có thời gian tìm hiểu khái quát các hoạt
động của công ty. Bài báo cáo dưới đây là tổng hợp các nội dung mà em đã tìm
hiểu được. Gồm có những nội dung chính như sau:
- Chương I:
Giới thiệu về Công ty Cổ phần Dược – Vật tư y tế Gia Lai
- Chương II: Các tiêu chí đánh giá doanh nghiệp
- Chương III: Hoạt động chính của Công ty
- Chương IV: Xây dựng kế hoạch đấu thầu cung ứng thuốc
Do vốn kiến thức của bản thân còn hạn hẹp, chưa có kinh nghiệm làm việc
thực tiễn nên bài báo cáo của em còn nhiều thiếu sót trong quá trình nhận định vấn
đề, tìm hiểu và khai thác thông tin chưa được hoàn chỉnh. Em mong nhận được ý
kiến đóng góp của Ban lãnh đạo Công ty và của thầy cô để bài báo cáo của em có
thể hoàn thiện hơn.
Pleiku, tháng 05 năm 2016
Người viết
4
Phạm Thị Thu Hiền
CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU VỀ
CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC – VẬT TƯ Y TẾ GIA LAI
I. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC – VẬT TƯ
Y TẾ GIA LAI
1. Giới thiệu chung
- Tên Công ty viết bằng tiếng Việt:
5
CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC- VẬT TƯ Y TẾ GIA LAI
- Tên Công ty viết bằng tiếng Anh:
GIA LAI PHARMACEUTICAL JOINT STOCK COMPANY
- Tên giao dịch: GIAPHARCO
- Năm thành lập: 2003
- Hình thức sở hữu: Cổ phần
- Giám đốc hiện tại của doanh nghiệp:
Họ và tên: Võ Đình Hiệp
Giới tính: Nam
Ngày sinh: 23/12/1976
Chức danh: Giám đốc
Dân tộc: Kinh
Quốc tịch: Việt Nam
- Địa chỉ trụ sở chính: Số 04 Quang Trung - Phương Tây Sơn - Thành phố Pleiku Tỉnh Gia Lai
- Điện thoại: 059.3827308 – 059.3824192
- Fax: 0593827269
Email:
- Ngành nghề kinh doanh:
+
+
+
+
Kinh doanh dược phẩm, dược liệu
Mua bán các mặt hàng mỹ phẩm,
Thực hiện một số nhiệm vụ công ích theo đơn đặt hàng của Nhà nước
Mua, bán các mặt hàng vật tư, thiết bị y tế.
- Lãnh vực hoạt động: Phân phối.
- Quy mô hoạt động:
Số nhà xưởng (nhà kho): 01 nhà kho chính + 02 dãy nhà kho phụ
Các chi nhánh: 04 chi nhánh tại Thành phố Pleiku
- Đối tượng phân phối:
+ Hiệu thuốc
+ Nhà thuốc
+ Đại lý
+ Bệnh viện
+ Trung tâm y tế
(Đính kèm 1 bản Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp công ty cổ phần).
6
2. Quá trình hình thành của doanh nghiệp
Tiền thân của Công ty Cổ phần Dược – Vật tư y tế Gia Lai là Công ty Dược
phẩm Gia Lai, được thành lập theo quyết định số 18/QĐ-UB-TLL ngày
20/10/1992.
- Tên giao dịch: PLEIPHARCO trực thuộc UBND tỉnh Gia Lai.
- Trụ sở đặt tại: 1A Phan Đình Phùng – Thị xã Pleiku – Tỉnh Gia Lai.
- Ngành nghề kinh doanh: Kinh doanh Dược phẩm, Dược liệu.
- Tổ chức Doanh nghiệp theo hình thức: Công ty Quốc doanh.
Sau những năm hoạt động, Công ty Dược phẩm Gia Lai có đủ điều kiện để
tiến hành cổ phần hóa theo quy định của Chính phủ về việc chuyển một số công ty
Nhà nước thành công ty Cổ phần. Căn cứ quyết định số 1392/QĐ-CT ngày
11/10/2002 của Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai về việc chuyển CÔNG TY DƯỢC
PHẨM thành CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC – VẬT TƯ Y TẾ GIA LAI.
(Đính kèm 1 bản Quyết định của Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Gia Lai “Về
việc chuyển Công ty Dược phẩm tỉnh Gia Lai thành Công ty Cổ phần”).
II. CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ VÀ QUY MÔ HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY
1. Chức năng
Kinh doanh thuốc chữa bệnh để đáp ứng nhu cầu về thuốc chữa bệnh thiết
yếu của các địa phương trong địa bàn tỉnh và khu vực xung quanh. Mở rộng hoạt
động phân phối để kịp thời đáp ứng những loại thuốc thông thường tại thành phố
Pleiku và các huyện, thị xã trong tỉnh phục vụ người bệnh.
2. Nhiệm vụ
- Kinh doanh dược phẩm, dược liệu.
- Mua bán các loại mặt hàng mỹ phẩm.
- Thực hiện một số nhiệm vụ công ích theo đơn hàng của Nhà nước.
- Mua, bán các mặt hàng vật tư, thiết bị y tế,…
3. Quy mô hoạt động
7
Toàn bộ hoạt động cuả công ty đều tuân theo quy định của Bộ y tế và tuân
thủ nghiêm ngặt theo các quy định của Pháp luật. Với nỗ lực không ngừng, công ty
đã và đang phát triển mạnh mẽ. Công ty có hệ thống quầy thuốc trực thuộc công ty
và hệ thống đại lý rộng khắp trong tỉnh - thành phố đến các huyện vùng sâu, vùng
xa. Chính hệ thống quầy thuốc và đại lý rộng khắp như vậy công ty đã đáp ứng kịp
thời nhu cầu về thuốc chữa bệnh cho nhân dân trong tỉnh. Đối với thị trường trong
tỉnh thì công ty phân bổ chủ yếu cho các đối tượng:
- Các bệnh viện huyện, tỉnh và các trung tâm y tế
- Các đại lý
- Các hiệu thuốc ở huyện của công ty
Đây là thị trường truyền thống của công ty. Công ty không dừng lại ở việc
phát triển kinh doanh trong tỉnh mà còn xây dựng kế hoạch mở rộng phạm vi kinh
doanh ra các tỉnh, thành phố trong cả nước và ra ngoài nước.
Công ty cũng đang cố gắng mở rộng, xây dựng mối quan hệ bạn hàng các
công ty, xí nghiệp dược trong và ngoài nước nhằm khai thác được nguồn hàng
phong phú và đa dạng để đáp ứng nhu cầu phòng bệnh và chữa bệnh ngày càng cao
của nhân dân. Bên cạnh đó công ty cũng rất chú trọng đến công tác công ích như
cấp thuốc chữa bệnh cho nhân dân nghèo, cấp thuốc cho đồng bào vùng sâu vùng
xa. Nhìn chung, lĩnh vực và quy mô hoạt động của công ty chưa phải là rộng lớn
nhưng công ty vẫn và đang cố gắng hết sức mình để phát triển ổn định và bền
vững.
III. HỆ THỐNG TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ CÔNG TY
Công ty Cổ phần Dược – Vật tư y tế Gia Lai tuy có lịch sử hình thành và
phát triển lâu đời nhưng lại có cơ cấu tổ chức khá đơn giản. Việc phân chia các bộ
phận chức năng có ưu điểm là chuyên môn hóa được công việc, sử dụng con người
một cách có hiệu quả, phù hợp với năng lực và trình độ của mỗi cán bộ công nhân
viên, tạo điều kiện thuận lợi cho việc kiểm tra.
8
1. Hệ thống tổ chức bộ máy quản lý
Hiện nay, hệ thống tổ chức bộ máy quản lý của công ty bao gồm:
Tổng số lao động: 86 người.
Ban lãnh đạo doanh nghiệp gồm:
+ Chủ tịch HĐQT: Bà Hà Trịnh Gia Trang
+ Giám đốc: Ông Võ Đình Hiệp
+ Phó Giám đốc kiêm Trưởng phòng tổ chức: Ông Huỳnh Như Quang
+ Phó Giám đốc kiêm Kế toán trưởng: Ông Nguyễn Xuân Cường
Ban kiểm soát: 03 người.
+ Kiểm soát trưởng: Bà Phạm Thị Thúy Hà.
Nhân viên các bộ phận khác: 79 người.
Sơ đồ III.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý CT CP Dược – Vật tư y tế Gia
Lai
Hội đồng quản trị
Ban kiểm soát
GIÁM ĐỐC
KẾ TOÁN
TỔ CHỨC HÀNH CHÍNH
QUẢN LÝ
CHẤT LƯỢNG
SẢN PHẨM
(QM)
Tổ đảm bảo
chất lượng
(QA)
TỔNG KHO
Tổ giao
nhận
kiểm
nhập và
vệ sinh
Kho
dược
phẩm
Kế toán
Kho kho Kho
vật tư y
tế
mỹ
phẩm
TPCN
KINH
DOANH
Kế toán
nghiệp vụ
Marketing
– Vật tư y
tế - Thiết bị9
y tế
Tổ kiểm tra
chất lượng
(QC)
Chi
nhánh
1
Chi
nhánh
…
Ghi chú:
Chi
nhánh
4
Quầy
thuốc
doanh
nghiệp
số 1
Quầy
thuốc
doanh
nghiệp
số …
Quầy
thuốc
doanh
nghiệp
số 64
Đại Đại lý Đại lý
lý
bán lẻ bán lẻ
bán lẻ số … số 195
số 1
: Quan hệ cùng cấp
: Quan hệ cùng cấp
Nguồn: Phòng tổ chức hành chính
2. Nhiệm vụ, chức năng và mối quan hệ trong công tác của các phòng, ban
- Hội đồng quản trị: Ở công ty Cổ phần Dược – Vật tư y tế Gia Lai thì Chủ
tịch HĐQT là người đứng đầu HĐQT, do Đại HĐCĐ của công ty đã tín nhiệm và
bỏ phiếu bầu ra, có quyền hạn cao nhất và điều hành mọi hoạt động của công ty,
theo chế độ Thủ trưởng và chịu trách nhiệm toàn diện trước toàn thể cán bộ CNV
của công ty.
TT
1.
Phòng/
Ban
Giám
đốc
Trình độ, năng lực,
kinh nghiệm
Trách nhiệm
BAN GIÁM ĐỐC
- Trình độ chuyên - Chịu trách nhiệm
môn: DSĐH;
trước HĐQT và Đại
- Có ít nhất 10 năm HĐCĐ về mọi nhiệm
kinh nghiệm trong vụ và quyền hạn được
Quan hệ công tác
- Là đại diện theo
Pháp luật của công ty
trong các quan hệ và
giao dịch với các cơ
10
lĩnh
vực
kinh
doanh Dược phẩm;
- Phải có kiến thức,
năng lực, kinh
nghiệm trong việc
tổ chức, quản lý và
điều hành mọi hoạt
động của công ty;
- Nắm vững và
điều hành tốt việc
thực hiện các yêu
cầu tiêu chuẩn
GDP.
2.
Phụ
trách
chuyên
môn
- Trình độ chuyên
môn: DSĐH;
- Có năng lực tổ
chức và quản lý;
- Phải được đào tạo
về GDP và GSP;
- Có ít nhất 5 năm
kinh nghiệm trong
hoạt động kinh
doanh Dược phẩm.
giao;
- Tổ chức thực hiện kế
hoạch kinh doanh và
phương án đầu tư của
công ty;
- Ban hành quy chế
quản lý nội bộ công ty;
- Phê duyệt báo cáo tài
chính, báo cáo tổng kết
hoạt động kinh doanh
của công ty;
- Phê duyệt phương án
phân phối thu nhập và
sử dụng các quỹ của
công ty;
- Tổ chức việc thực
hiện phân phối thuốc
theo đúng yêu cầu về
tiêu chuẩn GDP.
- Phụ trách các vấn đề
về chuyên môn của
công ty;
- Tổ chức thực hiện
các công việc liên
quan đến lĩnh vực
chuyên môn dược của
công ty;
- Xây dựng kế hoạch
đào tạo nâng cao trình
độ chuyên môn cho
nhân viên công ty;
- Chấp hành tốt những
quy định của cơ quan
quản lý cấp trên (Cục
quản lý dược, Sở y tế,
…).
quan chức năng và
đối tác bên ngoài;
- Báo cáo trước
HĐQT
và
Đại
HĐCĐ;
- Chỉ đạo, giám sát,
đánh giá hiệu quả
thực hiện công việc
của các phòng/ ban,
bộ phận trong công
ty.
- Chỉ đạo các phòng,
bộ phận trong công
ty giải quyết các vấn
đề về chất lượng
thuốc và chuyên môn
của công ty;
- Giám sát, đánh giá
hiệu quả thực hiện
của các phòng, bộ
phận trong công ty
về các vấn đề chuyên
môn dược;
- Thay mặt công ty
quan hệ với cơ quan
quản lý Dược trung
ương và địa phương
(Cục quản lý dược,
Sở y tế) hay ban
ngành liên quan
trong các vấn đề
chuyên môn của
công ty.
11
3.
Trưởng
phòng
kinh
doanh
4.
Phó
phòng
kinh
doanh
PHÒNG KINH DOANH
- Trình độ: DSĐH - Chịu trách nhiệm
trở lên;
trước Giám đốc về lĩnh
- Có năng lực tổ vực linh doanh được
chức, quản lý kinh phân công;
doanh và khả năng - Tham mưu cho Giám
lãnh đạo;
đốc kế hoạch kinh
- Được đào tạo về doanh hằng năm của
GDP và GSP.
công ty;
- Chuyên môn - Xây dựng kế hoạch
khác: Vi tính văn đào tạo kiến thức, kỹ
phòng.
năng cho nhân viên
Phòng kinh doanh;
- Tham mưu cho Giám
đốc xây dựng chi phí
bán hàng và các chính
sách bán hàng, tổ chức
mạng lưới bán hàng
(Trình dược viên, đại
lý, khách hàng);
- Xây dựng tổ chức
nhân sự các bộ phận
thuộc Phòng kinh
doanh.
- Trình độ: DSTH - Chịu trách nhiệm
trở lên;
trước Giám đốc và
- Có năng lực tổ Trưởng Phòng kinh
chức, quản lý kinh doanh về lĩnh vực
doanh và khả năng được phân công;
lãnh đạo;
- Hoàn thành các
- Được đào tạo về nhiệm vụ do Trưởng
GDP và GSP;
Phòng kinh doanh
- Chuyên môn phân công.
khác: Vi tính văn
phòng.
- Đối với cấp trên
(Báo cáo): Ban giám
đốc;
- Đối với đồng
nghiệp (Phối hợp):
Các Trưởng bộ phận
của công ty;
- Đối với cấp dưới
(Chỉ đạo): Nhân viên
Phòng kinh doanh.
- Nhận kế hoạch và ý
kiến chỉ đạo từ
Trưởng phòng kinh
doanh; báo cáo tình
hình thực hiện cho
Trưởng phòng kinh
doanh;
- Phối hợp với các
phòng ban khác
trong công ty để
hoàn thành tốt nhiệm
vụ được giao;
- Phối hợp chỉ đạo và
quản lý nhân viên
Phòng kinh doanh.
PHÒNG TỔ CHỨC – HÀNH CHÍNH
12
5.
Trưởng
phòng
tổ chức
– hành
chính
- Trình độ: DSTH
trở lên;
- Có năng lực quản
lý;
- Có kinh nghiệm
trong hoạt động
quản lý hành chính
tại doanh nghiệp.
6.
Trưởng
phòng
kế toán
–
tài
chính
- Trình độ: Đại học
chuyên ngành Kế
toán – tài chính;
- Có năng lực quản
lý, có thâm niên
trong hoạt động
quản lý kế toán
doanh nghiệp.
7.
Phó
phòng
Kế toán
–
tài
chính
- Trình độ: Đại học
chuyên ngành Kế
toán – tài chính;
- Có năng lực quản
lý, có thâm niên
trong hoạt động
quản lý kế toán
doanh nghiệp.
- Chịu trách nhiệm
trước Hội đồng quản
trị, Giám đốc công ty
về mọi hoạt động của
Phòng tổ chức – hành
chính;
- Tham mưu cho Giám
đốc về công tác tổ
chức hệ thống của
công ty, tổ chức các
phòng, các đơn vị trực
thuộc và mạng lưới
bán lẻ.
- Chịu trách nhiệm
trước HĐQT, Giám
đốc công ty về mọi
hoạt động của Phòng
kế toán – tài chính;
- Quản lý điều hành
hoạt động kế toán của
công ty, lưu giữ chứng
từ, hóa đơn;
- Cung cấp thông tin
về các khoản nợ phải
thu, phải trả cho ban
giám đốc;
- Thực hiện các báo
cáo kế toán theo quy
định của công ty.
- Giúp Trưởng phòng
kế toán – tài chính khi
đi vắng và báo cáo lại
khi công việc hoàn
thành;
- Thực hiện, quản lý và
chịu trách nhiệm phần
công việc được phân
công.
- Báo cáo công việc
cho Ban giám đốc;
-Phối hợp với các bộ
phận khác (Kinh
doanh, Marketing –
Vật tư y tế, Kho, Kế
toán – Tài chính, các
chi nhánh, hệ thống
quầy thuốc) để hoàn
thành nhiệm vụ.
- Chỉ đạo và quản lý
nhân viên Phòng tổ
chức – Hành chính.
- Báo cáo với Giám
đốc về tình hình hoạt
động của Phòng kế
toán – tài chính;
- Phối hợp với Phòng
kinh doanh, Phòng
marketing – vật tư y
tế quản lý tình hình
công nợ của khách
hàng;
- Phối hợp với các bộ
phận kho để kiểm kê,
đối chiếu theo quyết
định của Giám đốc.
- Xin ý kiến và báo
cáo
với Trưởng
phòng kế toán – tài
chính;
- Phối hợp và chỉ đạo
các nhân viên Phòng
kế toán – tài chính;
- Phối hợp với nhân
viên các bộ phận
khác trong công việc
thực thi nhiệm vụ.
BỘ PHẬN KHO
13
8.
Trưởng
kho
- Trình độ: DSTH
trở lên, được đào
tạo GSP và GDP
căn bản;
- Có kiến thức và
năng lực trong lãnh
vực quản lý kho;
- Đặc biệt cần có
phẩm chất đạo đức
tốt và trung thực.
- Chịu trách nhiệm
trước Ban Giám đốc về
mọi hoạt động của
kho.
9.
Phó
trưởng
kho
- Trình độ: DSTH
trở lên, được đào
tạo GSP và GDP
căn bản;
- Có kiến thức và
năng lực trong lãnh
vực quản lý kho;
- Đặc biệt cần có
phẩm chất đạo đức
tốt và trung thực.
- Chịu trách nhiệm
trước Trưởng kho và
Ban giám đốc về
nhiệm vụ được giao;
- Phối hợp với bộ phận
Kiểm tra chất lượng,
với nhân viên nhập và
xuất hàng để bảo quản
và phân phối hàng theo
đúng nguyên tắc GSP
và GDP.
10 Tổ
. trưởng
kiểm
xuất
- Trình độ: DSTH,
được đào tạo về
GSP và GDP căn
bản;
- Có kinh nghiệm
xuất nhập hàng hóa
trong kho;
- Có phẩm chất đạo
đức tốt, trung thực.
- Chịu trách nhiệm
trước Trưởng kho về
nhiệm vụ được giao;
- Kiểm tra lại hàng do
Thủ kho xuất trước khi
ra khỏi khu vực giao
nhận;
- Chịu trách nhiệm về
số lượng hàng hóa
- Báo cáo với Ban
Giám đốc về tình
hình hàng hóa, điều
kiện kho,…;
- Phối hợp với các
Trưởng và Phó các
phòng, bộ phận trong
công ty đối với các
vấn đề liên quan đến
kho;
- Chỉ đạo và quản lý
tất cả nhân viên
thuộc kho;
- Quan hệ với khách
hàng về các vấn đề
liên quan trực tiếp
đến hàng hóa trong
kho.
- Báo cáo với Trưởng
kho và Ban giám đốc
về tình hình hàng
hóa, điều kiện kho,
…;
- Phối hợp với các
Trưởng và Phó các
phòng, bộ phận trong
công ty đối với các
vấn đề liên quan đến
kho;
- Phối hợp với
Trưởng kho chỉ đạo
và quản lý tất cả
nhân viên thuộc kho.
- Nhận kế hoạch và ý
kiến chỉ đạo từ
Trưởng kho;
- Phối hợp và chỉ đạo
các Thủ kho trong
việc
xuất
thành
phẩm;
14
11. Tổ
trưởng
vi tính
- Trình độ: Kế toán
trung cấp hoặc
DSTH có nghiệp
vụ kế toán và vi
tính văn phòng;
- Có kinh nghiệm
trong công tác kế
toán kho, được đào
tạo về GSP và
GDP căn bản;
- Có phẩm chất đạo
đức tốt, trung thực.
trước khi giao cho
khách hàng;
- Duy trì và phát triển
tốt đẹp các mối quan
hệ với khách hàng.
- Hiểu rõ trách nhiệm
của mình theo bản mô
tả công việc;
- Chịu trách nhiệm
trước Trưởng kho và
lãnh đạo công ty về
nhiệm vụ được giao.
- Nhận kế hoạch và ý
kiến chỉ đạo từ
Trưởng bộ phận kho;
- Phối hợp với các
thủ kho khác;
- Phân công nhiệm
vụ các nhân viên tổ
vi tính.
PHÒNG MARKETING – VẬT TƯ Y TẾ (MARKETING)
12. Trưởng - Trình độ đại học, - Chịu trách trước - Đối với cấp trên
phòng
có kiến thức và Giám đốc về lĩnh vực (Báo cáo):
Giám
Marketi kinh nghiệm trong phụ trách;
đốc;
ng
– lĩnh
vực - Xây dựng kế hoạch - Đối với đồng
Vật tư y Marketing, trang marketing – vật tư y tế; nghiệp (Phối hợp):
tế
thiết bị và vật tư y - Xây dựng kế hoạch Các Trưởng bộ phận
tế;
đào tạo cho nhân viên của công ty;
- Có khả năng tổ trong lĩnh vực phụ - Đối với Cấp dưới
chức quản lý công trách;
(Chỉ đạo): Nhân viên
việc.
- Tham mưu cho Giám Phòng arketing – Vật
đốc xây dựng chi phí tư y tế.
bán hàng và các chính
sách bán hàng;
- Xây dựng tổ chức
nhân sự cho mạng lưới
Marketing – Vật tư y
tế;
- Xây dựng kế hoạch
chăm sóc khách hàng.
13. Nhân
- Trình độ chuyên - Chịu trách nhiệm - Nhận kế hoạch, ý
viên
môn: Dược tá trở trước Trưởng phòng kiến chỉ đạo và báo
Marketi lên hoặc được Marketing – Vật tư y cáo Trưởng phòng
-ng – chứng nhận đào tế về công việc được Marketing – Vật tư y
15
Vật tư y
tế
(Market
-ing)
tạo về lĩnh vực
trang thiết bị y tế
(nếu kinh doanh
trang thiết bị y tế);
- Hiểu biết sản
phẩm của công ty,
có kinh nghiệm
trong lĩnh vực
Marketing và kinh
doanh vật tư, trang
thiết bị y tế;
- Có khả năng giao
tiếp tốt;
- Có sức khỏe, có
phương tiện di
chuyển (mô tô, ô
tô) cho việc tiếp thị
sản phẩm trong
tỉnh Gia Lai và các
tỉnh khác khi có
chủ trương của
công ty và chỉ đạo
của Trưởng phòng
Marketing – Vật tư
y tế.
giao;
- Triển khai giới thiệu
sản phẩm đến tất cả
khách hàng trên địa
bàn;
- Cải thiện và duy trì
các mối quan hệ tốt
với khách hàng;
- Thực hiện giám sát,
theo dõi các chương
trình bán hàng, chương
trình khuyến mãi đã và
đang thực hiện;
- Thực hiện việc giao
ban, họp triển khai
công tác Marketing
theo kế hoạch phân
công
của
Trưởng
phòng Marketing – Vật
tư y tế theo ngày, tuần,
tháng,…
tế;
- Phối hợp với nhân
viên các phòng, bộ
phận khác trong công
ty để hoàn thành tốt
nhiệm vụ.
TỔ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM
16
14. Tổ
trưởng
tổ quản
lý chất
lượng
sản
phẩm
- Trình độ: DSĐH
trở lên, có kinh
nghiệm trong công
tác kiểm tra, theo
dõi chất lượng
thuốc;
- Được đào tạo về
GSP và GDP căn
bản.
- Chịu trách nhiệm
trước lãnh đạo công ty
về nhiệm vụ được
giao;
- Phối hợp chặt chẽ với
Phụ trách chuyên môn
công ty trong việc đối
với hàng hóa trong
kho;
- Chịu trách nhiệm
kiểm tra chất lượng
toàn bộ thuốc trước khi
nhập kho, trong quá
trình lưu kho (định kỳ
và đột xuất), hàng bị
trả về (khi có khiếu
nại, tranh chấp), hàng
xuất kho, đảm bảo mọi
hàng hóa trong kho
đều được bản quản
đúng điều kiện quy
định.
- Nhận kế hoạch và ý
kiến chỉ đạo từ Giám
đốc công ty, Phụ
trách chuyên môn
công ty;
- Phối hợp cùng
phòng kinh doanh
trong việc thu hồi sản
phẩm không đạt chất
lượng, xử lý hàng trả
về, xử lý khiếu nại
chất lượng sản phẩm,
xử lý thuốc hư hao,
biệt trữ;
- Phối hợp và chỉ đạo
Trưởng kho và các
Thủ kho trong hoạt
động đảm bảo chất
lượng thành phẩm
bảo quản trong kho.
- Chi nhánh bán sỉ: Do các trưởng trung tâm điều hành nhân viên của mình,
có trách nhiệm quản lý, bảo quản hàng hóa; phân phối, cung cấp hàng hóa cho các
đại lý bán lẻ. Trong đó trưởng trung tâm là DSĐH, được đào tạo GSP và GDP căn
bản, có kiến thức và năng lực trong lãnh vực quản lý kho.
- Hệ thống các quầy thuốc và đại lý bán lẻ: Do các dược sĩ có chuyên môn
phụ trách, chịu trách nhiệm về quầy thuốc, đại lý của mình, có nhiệm vụ cung cấp
sỉ và lẻ các mặt hàng thiết yếu cho người tiêu dùng.
3. Trình độ chuyên môn của nhân viên Công ty
- Trình độ đại học:
Dược sĩ Chuyên khoa I:
03
Dược sĩ đại học:
05
Cử nhân kinh tế:
05
17
- Trình độ cao đẳng:
Cao đẳng dược:
- Trình độ trung cấp:
Dược sĩ trung học:
Trung cấp kế toán:
- Dược tá:
- Lao động phổ thông:
02
51
05
10
05
Biểu đồ 3.1. Cơ cấu trình độ chuyên môn của công ty
Cổ phần Dược – Vật tư y tế Gia lai
Nguồn: Phòng hành chính
CHƯƠNG 2: CÁC TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ
DOANH NGHIỆP
I. QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG DOANH NGHIỆP ĐẠT CHUẨN GDP
1. Khái niệm về GDP
GDP là từ viết tắt của Good Distribution Practices - Thực hành tốt phân phối
thuốc.
GDP là một phần của công tác bảo đảm chất lượng toàn diện để bảo đảm
chất lượng thuốc được duy trì qua việc kiểm soát đầy đủ tất cả các hoạt động liên
quan đến quá trình phân phối thuốc.
GDP bao gồm các nguyên tắc cơ bản, các hướng dẫn chung về “Thực hành
tốt phân phối thuốc”, nêu lên các yêu cầu cần thiết cho việc vận chuyển, bảo quản,
phân phối thuốc để bảo đảm việc cung cấp thuốc đến tay người tiêu dùng một cách
kịp thời, đầy đủ và có chất lượng như dự kiến.
2. Các tiêu chí đánh giá doanh nghiệp đạt GDP
“Thực hành tốt phân phối thuốc” (GDP) là một trong những điều kiện để cấp
giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc cho các cơ sở bán buôn thuốc. Do
đó doanh nghiệp muốn đạt tiêu chuẩn GDP cần phải thực hiện đúng theo Nguyên
18
tắc “Thực hành tốt phân phối thuốc” do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành ngày 24 tháng
01 năm 2007.
Thứ nhất, để đạt tiêu chuẩn GDP, Công ty đã nỗ lực nhằm đảm bảo nhiều
điều kiện, như: Tổ chức và quản lý; nhân sự; quản lý chất lượng; cơ sở, kho tàng và
bảo quản; phương tiện vận chuyển và trang thiết bị; giao hàng, chuyển hàng, v.v…
Thứ hai, trong các nguyên tắc GDP, các điều kiện về cơ sở, kho tàng, bảo
quản và phương tiện, công tác vận chuyển rất quan trọng. Do đó, Công ty đã đầu tư
rất nhiều về cơ sở hạ tầng, trang thiết bị cho các khâu này. Các kho thuốc của Công
ty đều rộng rãi, có điều hoà không khí hoạt động liên tục để đảm bảo nhiệt độ, độ
ẩm thích hợp; hệ thống giá để thuốc chắc chắn, cao ráo v.v…
Thứ ba, Công ty luôn duy trì các chỉ số trong bảo quản, lưu trữ thuốc; thường
xuyên kiểm tra, kiểm soát quay vòng thuốc trong kho, kiểm kê đối chiếu thuốc tồn
kho so với hồ sơ sổ sách,… nhằm không để xảy ra sự cố không đáng có.
Thứ tư, hàng năm, Công ty đều tổ chức tập huấn, tăng cường kiến thức
chuyên môn, nghiệp vụ cho chủ các quầy thuốc, nhà thuốc trực thuộc công ty và
ngay cả nhân viên Công ty.
Thứ năm, Công ty cũng tổ chức các đoàn kiểm tra, vừa đôn đốc các nhà
thuốc vừa tháo gỡ khó khăn, giải đáp thắc mắc cho chủ các nhà thuốc trong kinh
doanh sản phẩm thuốc.
“Thực hiện tốt các nguyên tắc GDP nhằm bảo đảm chất lượng thuốc được
duy trì qua việc kiểm soát đầy đủ tất cả các hoạt động liên quan đến quá trình phân
phối thuốc. Không những thế, nó còn khẳng định uy tín, chất lượng hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp. Do đó, Công ty luôn chú trọng đầu tư và kiểm soát tốt tất
cả các khâu nhằm giữ uy tín Công ty, đồng thời mang đến các cơ sở y tế, người dân
sản phẩm thuốc đảm bảo chất lượng, yêu cầu”.
(Đính kèm:
+ 1 bản Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc;
+ 1 bản Giấy chứng nhận đạt “Thực hành tốt phân phối thuốc” (GDP);
19
+ 1 bản Đơn đăng ký kiểm tra “Thực hành tốt phân phối thuốc”;
+1 bản Báo cáo tóm tắt đào tạo “Thực hành tốt phân phối thuốc” (GDP)).
II. QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG NHÀ KHO ĐẠT TIÊU CHUẨN GSP
1. Khái niệm về GSP
GSP là từ viết tắt của Good Storage Practices – Thực hành tốt bảo quản
thuốc.
Thực hành tốt bảo quản thuốc là các biện pháp đặc biệt, phù hợp cho việc
bảo quản và vận chuyển nguyên liệu, sản phẩm ở tất cả các giai đoạn sản xuất, bảo
quản, tồn trữ, vận chuyển và phân phối thuốc để đảm bảo cho thành phẩm thuốc có
chất lượng đã định khi đến tay người tiêu dùng.
Theo quyết định số 2701/2001/QĐ-BYT vào ngày 29/01/2001 ban hành
nguyên tắc Thực hành tốt bảo quản thuốc, GSP áp dụng cho các nhà sản xuất, xuất
khẩu, nhập khẩu, buôn bán, tồn trữ thuốc. Bảo quản thuốc là việc cất giữ an toàn
các thuốc, bao bì đóng gói, bao gồm cả việc đưa vào sử dụng và duy trì đầy đủ các
hệ thống hồ sơ tài liệu phù hợp, kể cả các giấy biên nhận và phiếu xuất.
2. Các tiêu chuẩn đánh giá kho đạt tiêu chuẩn GSP
- Kho phải khô ráo, thoáng mát, thuận tiện cho công tác xuất nhập, vận chuyển và
bảo vệ.
- Phải có các trang thiết bị, dụng cụ phù hợp:
o
Trang bị các phương tiện, thiết bị phù hợp để đảm bảo các điều kiện bảo
quản như: quạt thông gió, hệ thống điều hòa không khí, xe chở hàng, xe
o
nâng, nhiệt kế, ẩm kế,…
Kho phải được chiếu sáng đủ, cho phép tiến hành một cách chính xác và an
o
toàn tất cả các hoạt động trong khu vực kho.
Có đủ các trang thiết bị, giá, kệ để xếp hàng. Không được để thuốc trực tiếp
trên nền kho. Khoảng cách giữa các giá kệ, giá kệ với nền kho phải đủ rộng
đảm bảo cho việc vệ sinh kho, kiểm tra đối chiếu và xếp, dỡ hàng hóa.
20
o
Có đủ các trang thiết bị, các bản hướng dẫn cần thiết cho công tác phòng
chống cháy nổ, như: hệ thống phòng cháy chữa cháy tự động, các bình khí
o
chữa cháy, thùng cát, hệ thống nước và vòi nước chữa cháy,…
Có nội quy qui định việc ra vào khu vực kho, và phải có các biện pháp phòng
o
ngừa, ngăn chặn việc ra vào của người không được phép.
Có các biện pháp, có chương trình bằng văn bản để ngăn chặn, kiểm soát sự
xâm nhập, phát triển của côn trùng, sâu bọ, loài gặm nhấm,…
3. Cách xây dựng nhà kho đạt tiêu chuẩn GSP
(Đính kèm 1 bản “Sơ đồ thiết kế nhà kho đạt tiêu chuẩn GSP”).
- Địa điểm: Kho được xây dựng ở khu đất cao hơn so với mặt đường chính, vị trí
thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hóa.
- Hướng kho: Xây theo hướng Đông Nam để đón gió vào buổi sáng và tránh ánh
sáng gay gắt vào buổi chiều.
- Diện tích nhà kho phải đủ rộng:
Diện tích: Dài 35m × rộng 17m = 595m2
Thể tích: Dài 35m × rộng 17m × cao 5m = 2.975m3
Bên cạnh đó còn có khu nhà để xe, khu bảo quản thuốc thực phẩm chức năng,
bông, băng, gạc các loại, phòng bảo vệ, v.v…
- Thiết kế nhà kho:
o
Nền kho: Bằng phẳng, đổ bê tông để tăng tính chịu lực, nền phải cao hơn mặt
o
o
o
đất từ 0.2 – 0,3m.
Tường kho phải xây dựng bằng vật liệu chắc chắn.
Mái kho: Chắc chắn, chống giột, tránh ánh sáng trực tiếp,…
Cửa kho: Phải là loại cửa sắt kéo trên đường ray, cửa cánh thì phải được thiết
o
o
o
kế mở ra ngoài.
Có các phòng chức năng (như văn phòng, phòng vi tính, khu biêt trữ).
Có phòng thay đồ và phòng vệ sinh riêng, đảm bảo vệ sinh, sạch sẽ.
Có khu chờ nhập và khu chờ xuất được bố trí theo 2 lối đi riêng biệt, tránh sự
o
o
nhầm lẫn hàng hóa ở khu chờ nhập và khu chờ xuất.
Có bàn tiếp nhận các đơn hàng.
Khu bào quản thuốc có bố trí rèm nhựa chống bụi ngay lối ra vào kho.
21
o
Hệ thống cửa kính thông gió 2 bên tường được xây cao và bố trí một cách
o
hợp lý, tránh làm ảnh hưởng đến công tác bảo quản thuốc, hàng hóa.
Trần nhà cao và thoáng, đảm bảo thông thoáng, luân chuyển không khí trong
o
kho.
Khoảng cách giữa các kệ thuốc cũng như lối đi lại giữa các kệ thuốc được bố
o
o
trí hợp lý, rộng rãi đủ để xe đẩy hàng có thể dễ dàng đi qua.
Giữa các Palette cũng được bố trí hợp lý để có thể dễ dàng đi lại.
Thường xuyên kiểm tra hàng hóa, xếp gọn gàng, cao ráo dễ quan sát, vệ sinh
o
kho sạch sẽ, chống ẩm mốc ảnh hưởng đến chất lượng thuốc.
Đối với các dạng thuốc là thuốc nước, thuốc tiêm, dịch truyền được bố trí
o
riêng để tránh bị va đập, đổ vỡ.
Các thuốc, hoá chất có mùi như tinh dầu các loại, amoniac, cồn thuốc,… cần
được bảo quản trong bao bì kín, tại khu vực riêng kín, tránh để mùi hấp thụ
o
vào các thuốc khác.
Đối với các thuốc là thực phẩm chức năng, bông, băng, gạc,… được sắp xếp
ở một khu riêng, tách biệt với kho chính nhưng cũng được xây dựng và đảm
bảo tiêu chuẩn như kho chính.
- Trang bị các thiết bị bảo quản trong kho:
+ Nhiệt - ẩm kế (đã kiểm định) được đặt tại 4 vị trí của kho:
o
Vị trí 1: Cửa kho hay đầu kho bên trái (nơi dễ bị ảnh hưởng bên
o
o
o
ngoài).
Vị trí 2: Đầu kho bên phải, nơi xa máy lạnh (nơi ít lạnh nhất).
Vị trí 3: Cuối kho bên phải (nơi khó thông thoáng và có nắng chiều).
Vị trí 4: Cuối kho bên trái (tường phía Tây - Nam nhà kho, hướng
nắng).
ST
T
Thông số
Phương pháp
Yêu cầu
1
Nhiệt độ
Đo trực tiếp
15 – 250C (có thể lên đến 300C)
2
Độ ẩm
Đo trực tiếp
≤ 70%
Chú ý:
22
Chênh lệch nhiệt độ giữa các vị trí không quá 20C.
Chênh lệch độ ẩm giữa các vị trí không quá 5%.
Nếu có sự chênh lệch nhiệt độ, độ ẩm quá mức cho phép cần phải có
biện pháp xử lý ngay (tăng độ lạnh, dùng quạt thông gió).
+ Phải tiến hành kiểm tra định kỳ nhiệt - ẩm kế và các thiết bị bảo quản tại
kho (như máy quạt, máy điều hòa nhiệt độ):
o
o
Thẩm định ban đầu tiến hành trong 03 ngày liên tiếp.
Thẩm định định kỳ 06 tháng/lần (kể từ ngày thẩm định ban đầu hay
o
sau khi sữa chữa hoặc bảo trì máy lạnh).
Làm báo cáo kết quả thẩm định theo biểu mẫu và báo lại với cấp trên.
+ Kho phải được trang bị đầy đủ các thiết bị phòng cháy chữa cháy như: bình
CO2, nội quy phòng cháy chữa cháy, bể chứa nước,…
4. Cách sắp xếp hàng hóa trong kho
4.1. Nguyên tắc chung
- Thuốc, hóa chất, y cụ, bông băng phải bảo quản ở kho riêng và khu vực
riêng trong kho đảm bảo đúng yêu cầu và tính chất của từng loại mặt hàng cụ thể.
- Thuốc độc bảng A – B, thuốc hướng tâm thần, thuốc gây nghiện, hóa chất
có yêu cầu đặc biệt:
+ Hóa chất độc;
+ Thuốc hóa chất ăn mòn;
+ Thuốc hóa chất dễ hút ẩm;
+ Thuốc hóa chất cần bảo quản ở nhiệt độ thấp;
+ Thuốc hóa chất cần tránh ánh sáng;
+ Thuốc hóa chất bảo quản ở điều kiện thông thường.
4.2. Nguyên tắc sắp xếp cụ thể
- Thuốc, hóa chất, dược liệu, bông băng, y cụ sắp xếp trong kho theo yêu
cầu: Dễ thấy, dễ lấy, dễ tìm.
23
- Phải đảm bảo chống ẩm, chống mối mọt không ảnh hưởng đến việc thông
hơi, thoáng gió. Hàng hóa phải được sắp xếp trên kệ hoặc palette, tránh xa tường,
trần nhà và nền nhà.
- Thuận tiện cho việc kiểm tra, vận chuyển, cấp phát, đảm bảo an toàn lao
động.
- Mỗi loại thuốc sắp xếp theo từng dạng (tiêm, viên, bột, mỡ, nước, v.v…).
Mỗi loại được sắp xếp theo thứ tự A, B, C, v.v… hoặc theo mã.
- Đối với thuốc dược liệu sắp xếp theo nguồn gốc: thực vật, động vật, khoáng
vật.
- Phải đảm bảo cấp phát hợp lý, mỗi loại đều được sắp xếp theo hạn dùng,
thời gian sản xuất, lô sản xuất.
- Các thuốc hết hạn phải thông báo lại với cấp trên để có hướng giải quyết.
24
CHƯƠNG 3: HOẠT ĐỘNG CHÍNH CỦA CÔNG TY
I. CÁC PHƯƠNG ÁN CUNG ỨNG THUỐC CỦA CÔNG TY
Tại nhiều công ty chuyên phân phối thuốc, vật tư y tế như ở Công ty Cổ phần
Dược – Vật tư y tế Gia Lai thì các phương án cung ứng thuốc thường được xây
dựng dựa trên 2 phương pháp: Phương pháp nghiên cứu tài liệu và phương pháp
quan sát. Nhưng được sử dụng phổ biến nhất là phương pháp nghiên cứu tài liệu.
Đối với phương pháp nghiên cứu tài liệu, chúng ta có thể khai thác từ nhiều
nguồn thông tin khác nhau như:
- Dựa vào phác đồ điều trị và mô hình bệnh tật ở các cơ sở địa phương và
trung ương, hoặc thông qua các đơn thuốc ta có thể đánh giá việc sử dụng thuốc có
hợp lý chưa. Thông qua các đơn thuốc được kê với từng bệnh nhân cụ thể để biết
được bệnh nhân có được sử dụng và hướng dẫn điều trị an toàn không.
- Dựa vào các báo cáo của các trung tâm y tế, khoa dược, đại lý, quầy thuốc,
chi nhánh sỉ - lẻ của công ty và của các đơn vị khác như báo cáo chỉ đạo, đánh giá,
báo cáo hoạt động kinh doanh, báo cáo tài chính,… Thông qua các báo cáo đó ta có
thể đánh giá được số lượng, chủng loại thuốc được dùng, cơ cấu của các thuốc, loại
thuốc nào hiện được dùng phổ biến nhất, mức độ lạm dụng thuốc của người dân
như thế nào,…
Ngoài ra còn cung cấp cho chúng ta thông tin tương đối đầy đủ về các hoạt
động vận chuyển, giao nhận thuốc đến các đơn vị y tế, các kênh phân phối. Các
phương thức thanh toán tiền thuốc, kiểm nhận; ngân sách, các chương trình hỗ trợ
của nhà nước, v.v…
Ví dụ cụ thể: Các đơn thuốc được sử dụng như một chỉ số để tính toán, đo
lường:
o
Tỉ lệ % thuốc có chứa kháng sinh
25