Tải bản đầy đủ (.pdf) (79 trang)

Xây dựng chương trình giới thiệu du lịch hồ ba bể

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.49 MB, 79 trang )

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU............................................................................................................1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI ........................................................4
1.1. Đặt vấn đề ...............................................................................................4
1.2. Thương mại điện tử và ứng dụng đối với Website du lịch....................5
1.3. Mô tả hoạt động Website........................................................................6
1.4. Môi trường triển khai ứng dụng ...........................................................8
1.5. Công cụ để phát triển : ...........................................................................8
1.6. Các kỹ thuật lập trình ............................................................................8
1.6.1. Thiết kế Website với ASP................................................................8
1.6.2. SQL Server 2000............................................................................14
1.6.3. Ngôn ngữ Javascript......................................................................14
1.6.4. Ngôn ngữ VB Script ......................................................................15
CHƯƠNG 2: ĐẶC TẢ CÁC YÊU CẦU HỆ THỐNG.................................16
2.1.Đặc tả yêu cầu của khách hàng:............................................................16
2.1.1. Yêu cầu về giao diện của hệ thống:...............................................16
2.1.2. Yêu cầu về chức năng chính của hệ thống : .................................16
2.2. Phân tích yêu cầu..................................................................................17
2.2.1. Phân tích chi tiết các chức năng phía khách hàng:......................18
2.2.2. Phân tích chi tiết các chức năng phía người quản trị : ...............22
CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH HỆ THỐNG .....................................................37
3.1 Biểu đồ USE CASE :..............................................................................37
3.1.1. Nhận diện tác nhân và use-case ..................................................37
3.1.2. Đặc tả các UseCase ........................................................................39
3.2. Biểu đồ trình tự và cộng tác .................................................................46
3.2.1 Phần giao dịch với khách hàng ......................................................46
3.2.2. Phần Quản trị hệ thống.................................................................50
3.3. Biểu đồ lớp ............................................................................................54
3.4. Biểu đồ Activity ....................................................................................58

1




3.4.1. Biểu đồ Activity cho các tác vụ của khách hàng ..........................58
3.4.2. Biểu đổ Activity cho các tác vụ của Quản trị viên .......................58
CHƯƠNG 4: THIẾT KẾ VÀ CÀI ĐẶT HỆ THỐNG...................................59
4.1. Thiết kế dữ liệu .....................................................................................59
4.2. Quan hệ giữa các bảng .........................................................................64
4.3. Thiết kế giao diện .................................................................................65
KẾT LUẬN......................................................................................................72
TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................73
PHẦN PHỤ LỤC.............................................................................................74

2


MỞ ĐẦU
Ngày nay, ứng dụng công nghệ thông tin và việc tin học hóa được xem là
một trong những yếu tố mang tính quyết định trong hoạt động của các chính phủ,
tổ chức, cũng như của các công ty; nó đóng vai trò hết sức quan trọng, có thể tạo
ra những bước đột phá mạnh mẽ.
Việc xây dựng các trang web để phục vụ cho các nhu cầu riêng của các tổ
chức, công ty thậm chí các cá nhân, ngày nay, không lấy gì làm xa lạ. Với một
vài thao tác đơn giản, một người bất kì có thể trở thành chủ của một website giới
thiệu về bất cứ gì anh ta quan tâm. Đối với các chính phủ và các công ty thì việc
xây dựng các website riêng càng ngày càng trở nên cấp thiết. Thông qua những
website này, thông tin về họ cũng như các công văn, thông báo, quyết định của
chính phủ hay các sản phẩm, dịch vụ mới của công ty sẽ đến với những người
quan tâm, đến với khách hàng của họ một cách nhanh chóng kịp thời, tránh
những phiền hà mà phương thức giao tiếp truyền thống thường gặp phải.
Hoạt động của một công ty du lịch có quy mô khá lớn sẽ càng được tăng

cường và mở rộng nếu xây dựng được một website tốt. Bắt nguồn với ý tưởng
này, cùng với những gợi ý của cô giáo Phạm Bích Trà, em đã thực hiện đề tài
“XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH GIỚI THIỆU DU LỊCH HỒ BA BỂ- BẮC
KẠN” như nội dung trình bày sau đây.
Nội dung của đề tài được chia làm 4 chương:
Chương 1: Tổng quan về đề tài.
Chương 2 : Đặc tả các yêu cầu hệ thống.
Chương 3: Phân tích hệ thống.
Chương 4: Thiết kế và cài đặt hệ thống.

3


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI
1.1. Đặt vấn đề
Cùng với sự phát triển không ngừng về kỹ thuật máy tính và mạng điện tử,
công nghệ thông tin cũng được những công nghệ có đẳng cấp cao và lần lượt
chinh phục hết đỉnh cao này đến đỉnh cao khác. Mạng Internet là một trong những
sản phẩm có giá trị hết sức lớn lao và ngày càng trở nên một công cụ không thể
thiếu, là nền tảng chính cho sự truyền tải, trao đổi thông tin trên toàn cầu.
Giờ đây, mọi việc liên quan đến thông tin trở nên thật dễ dàng cho người
sử dụng: chỉ cần có một máy tính kết nối internet và một dòng dữ liệu truy tìm thì
gần như lập tức… cả thế giới về vấn đề mà bạn đang quan tâm sẽ hiện ra, có đầy
đủ thông tin, hình ảnh và thậm chí đôi lúc có cả những âm thanh nếu bạn cần…
Bằng internet, chúng ta đã thực hiện được nhiều công việc với tốc độ nhanh hơn
và chi phí thấp hơn nhiều so với cách thức truyền thống. Chính điều này, đã thúc
đẩy sự khai sinh và phát triển của thương mại điện tử và chính phủ điện tử trên
khắp thế giới, làm biến đổi đáng kể bộ mặt văn hóa, nâng cao chất lượng cuộc
sống con người.
Trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, giờ đây, thương mại điện tử đã

khẳng định được vai trò xúc tiến và thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp. Đối
với một công ty du lịch, việc quảng bá và giới thiệu đến khách hàng các chương
trình du lịch do công ty tổ chức trong từng thời điểm một cách hiệu quả và kịp
thời là yếu tố mang tính quyết định cho sự tồn tại và phát triển của công ty. Vì
vậy, sẽ thật thiếu sót nếu công ty của bạn chưa xây dựng được một website để
giới thiệu rộng rãi các tour mà bạn tổ chức. Và một vấn đề được đặt ra song song
cùng với nó, là làm sao để có thể quản lý và điều hành website một cách dễ dàng
và hiệu quả, có như vậy, thì mới tránh được sự nhàm chán cho những khách hàng
thường xuyên của website, và thu được những kết quả như mong muốn. Đây là
vấn đề hết sức cấp thiết và luôn là mỗi trăn trở của hầu hết các công ty du lịch nói
riêng và cả các doanh nghiệp khác nói chung, nhất là các doanh nghiệp Việt Nam
– với họ, thương mại điện tử còn rất mới.

4


Với đề tài này, em xin được trình bày một cách thức quản lý website giúp
cho những người quản trị dễ dàng trong việc phân quyền quản lý, thay đổi, cập
nhật thông tin trang web, cũng như quản lý hiệu quả khách hàng và các đơn đặt
tour trên mạng.
1.2. Thương mại điện tử và ứng dụng đối với Website du lịch
Nói đến internet, ngày nay, người ta thường nhắc đến chính phủ điện tử,
thương mại điện tử. Đây cũng chính là hai trong số những ứng dụng lớn nhất của
công nghệ thông tin, của xa lộ thông tin Internet vào lĩnh vực tổ chức và thương
mại toàn cầu.


Chính phủ điện tử: Là một cách thức tổ chức và truyền thông dữ liệu của

chính phủ, sử dụng các công nghệ mới để cung cấp cho các công dân khả năng

truy cập hiệu quả vào nguồn tài nguyên thông tin có độ tin cậy cao của chính phủ.


Thương mại điện tử: Được đề cập đến như là một hình thức mua bán, giao

tiếp hoàn toàn khác so với hình thức giao tiếp thương mại truyền thống. Ở đó,
người mua và người bán đôi khi không hề biết mặt nhau, mọi thoả thuận, trao đổi
đều diễn ra trên mạng internet và thông qua một hệ thống thanh toán đặc biệt,
chẳng hạn như thẻ tín dụng ngân hàng.
Thương mại điện tử tạo ra được nhiều mối quan hệ hơn giữa các cá nhân,
các công ty và giữa các thành phần trong toàn xã hội. Xây dựng website du lịch là
chúng ta cũng đã tham gia vào thương mại điện tử, với mục tiêu đẩy mạnh mối
quan hệ thương mại: công ty – khách hàng và khách hàng – công ty.
Nói đến thương mại điện tử người ta thường nghĩ ngay đến việc chọn mua
một sản phẩm trên mạng (chẳng hạn, đặt một tour du lịch được công ty TNHH
thương mại và dịch vụ Nhật Thành tổ chức), sau các phiên giao dịch khác để thực
hiện giao nhận hàng (chẳng hạn, điện thoại, email…xác thực thông tin đặt chỗ),
và cuối cùng kết thúc bằng việc thanh toán trực tiếp hoặc qua thẻ tín dụng. Tuy
nhiên, trong thực tế, thương mại điện tử đôi khi chỉ đơn giản là các phiên giao
dịch thông thường, khách hàng chỉ vào viếng thăm website để nắm bắt thông tin,
hoặc tìm kiếm những thông tin nào đó thông qua các Search Engines trên mạng
Internet. Các phiên giao dịch này chỉ giúp chúng ta giới thiệu về công ty hay

5


những sản phẩm công ty hiện đang cung cấp. Mục tiêu cần khai thác của các giao
dịch như vậy là website phải có đủ sức hút để lôi kéo khách hàng viếng thăm
trang web của chúng ta những lần sau, lôi kéo họ tìm đến công ty chúng ta để
biến họ thành khách hàng chính thức của công ty.

Muốn vậy, đầu tiên website phải có giao diện rõ ràng, bắt mắt, cấu trúc
hợp lý để gây được ấn tượng tốt ban đầu cho người vào xem; và một điều tối
quan trọng là dung lượng trang website phải nhỏ vừa phải để khách hàng không
mất kiên nhẫn trước khi trang web của chúng ta hiện ra trước mắt họ. Kế đến là,
nội dung website phải tiện dụng, phù hợp, đáp ứng được nhu cầu thường gặp của
khách hàng. Và cuối cùng là một tên miền ngắn gọn, dễ nhớ để khách hàng khó
có thể quên trong những lần thăm viếng sau. Một website du lịch hiệu quả cũng
không nằm ngoài những yêu cầu đó.
1.3. Mô tả hoạt động Website
Website được xây dựng nhằm phục vụ những khách hàng có nhu cầu giải
trí, thư giãn và muốn tìm một địa điểm để du lịch. Qua trang web, chúng tôi có
thể tư vấn cho họ địa điểm du lịch phù hợp với họ. Chúng tôi có thể cung cấp cho
họ những thông tin cần thiết một cách chi tiết, tạo điều kiện cho họ có thể lựa
chọn được nơi giải trí, nghỉ ngơi phù hợp với mình thông qua các thông tin rất chi
tiết có trong website. Qua trang web khách hàng có thể tìm hiểu được các danh
lam thắng cảnh của tỉnh Bắc Kạn nói riêng và các địa điểm du lịch lí thú. Và còn
rất nhiều các thông tin liên quan khác mà chúng tôi đưa ra trong website như:
danh bạ các khách sạn nhà nghỉ, các đặc sản của từng dân tộc trong tỉnh. Trong
từng tour du lịch, khách hàng có thể thấy được giá cả của từng dịch vụ nhỏ bao
gồm bên trong các gói tour để cho khách hàng có thể tin tưởng được về mặt giá
cả của công ty chúng tôi.
Một vấn đề khác là vấn đề về bảo hiểm trong các tour du lịch. Đây là một
vấn đề mới được đề cập đến trong trang web bởi vì các trang web của các công ty
du lịch ở Việt Nam hiện nay thì vấn đề này vẫn chưa được đề cập đến mà đây là
một vấn đề quan trọng không thể thiếu được trong sự thành công một tour du lịch.
Trong gói tour khách hàng lựa chọn đã bao gồm giá bảo hiểm trong đó cho từng

6



người một. Khi khách hàng lựa chọn một gói tour tại công ty hay qua mạng thì
chúng tôi sẽ gửi trực tiếp đến tay người khách hàng vé của các tour du lịch đó và
bảo hiểm của từng người một trong tour đó .
Để có thể đặt tour và các dịch vụ của chúng tôi thì khách hàng sẽ phải điền
đầy đủ các thông tin mà chúng tôi yêu cầu trong bản đăng kí và chúng tôi sẽ kiểm
tra các thông tin của khách hàng thông qua email, số điện thoại, số chứng minh
thư nhân dân mà khách hàng đăng kí với trang web. Khi khách hàng không thích
dịch vu nào trong gói tour thì có thể liên hệ với công ty của chúng tôi thông qua
phần Feedback. Và chúng tôi sẽ liên hệ trực tiếp với khách hàng hoặc khách hàng
có thể liên hệ trực tiếp với chúng tôi để có thể thay đổi các dịch vụ trong gói tour.
Thông qua trang web, khách hàng có thể gửi những góp ý, những thông tin về
nhu cầu của bản thân cho người quản lí website để chúng tôi có thể tư vấn cho
bạn.
Ngoài ra, trong trang web của chúng tôi còn có mục tin tức mà qua đó
chúng tôi quảng bá về các danh lam thắng cảnh của Hồ Ba Bể, các nét đặc trưng
của từng vùng và các đặc sản, các món quà lưu niệm của vùng đó. Khách hàng có
thể vào trong mục đó để tìm hiểu và tham khảo .
Người quản trị website nhận thông tin yêu cầu, phản hồi từ phía khách
hàng, thường xuyên cập nhật thông tin về các tour, các khách sạn, nhà nghỉ để
thông tin về nó luôn được đổi mới. Người quản lí website có thể quản lí, thống kê
các tour được đưa ra trong website, thống kê các tour đã được đặt, các tour vẫn
còn trống để có thể sắp xếp sao cho phù hợp và hợp lí. Ngoài ra có thể nắm bắt
được các nhu cầu của khách hàng để từ đó đưa ra những thay đổi phù hợp nhằm
mang lại cho khách hàng những gì tốt nhất .
Khách hàng đặt tour phải đặt trước một thời gian là khoảng 1 đến 2 ngày để
chúng tôi có thể sắp xếp được tour và một số loại giấy tờ khác và gửi nó đến tận
ngay khách hàng. Và trong thời gian đó nếu khách hàng có các thắc mắc hay một
sự cố nào đó thì dịch vụ tư vấn của chúng tôi sẽ giải đáp tất cả các vấn đề đó và
nó có thể thực hiện được qua website của chúng tôi .


7


Về vấn đề bảo mật trong trang web, thì chúng tôi sẽ phân quyền cho các
thành viên để đảm bảo tính riêng tư về thông tin của khách hàng .
Ngoài những thông tin về dịch vụ, quảng cáo, giới thiệu những dịch vụ mới
khuyến mại được cập nhật hàng ngày một cách chính xác, còn có các thông tin
khác để đảm bảo tính pháp lí, qua đó tạo lòng tin với khách hàng .
1.4. Môi trường triển khai ứng dụng
1. Máy chủ (server): Intel Pentium hoặc tương đương. RAM 256MB. Dung
lượng ổ đĩa còn trống 270 MB, Window 2000 trở lên, SQL Server 2000, IIS .
2. Máy dùng để duyệt web(Client): Bất cứ máy nào nối mạng Internet.
Yêu cầu IE 5.0 trở lên, hoặc các trình duyệt tương đương có hỗ trợ Flash.
3. Hệ thống được ứng dụng dựa trên môi trường triển khai chính:
-

IIS ( Internet Information Services).

-

SQL Server 2000 , Dreamweaver MX.

-

Window 2000 trở lên.

1.5. Công cụ để phát triển :
-

Hệ quản trị Cơ sở dữ liệu: SQL Server 2000.


-

Phân tích hướng đối tượng với UML.

-

Fontpage 2003.

-

Macromedia Dreamweaver MX và một số công cụ khác.

1.6. Các kỹ thuật lập trình
1.6.1. Thiết kế Website với ASP
a. Giới thiệu về ASP
ASP (Active Server Pages) là một môi trường lập trình cung cấp cho việc
kết hợp HTML, ngôn ngữ kịch bản (Scripting) như VBScript, Javacript, và các
thành phần được viết trong các ngôn ngữ nhằm tạo ra một ứng dụng Internet
mạnh mẽ và hoàn chỉnh.
* Cài đặt và chạy ứng dụng ASP đầu tiên:
Để bắt đầu chạy một website viết bằng ngôn ngữ ASP đầu tiên chúng ta thực hiện
các bước sau:
• Cài đặt web server IIS ( ở phần trên) và start IIS

8


• Cấu hình cho website bằng cách tạo Virtual Directory trên Web Server
• Viết các file ASP và save vào thư mục đã được cấu hình cho website trên

server
• Dùng trình duyệt (như Internet Explorer) trên client yêu cầu file ASP và hiển
thị kết quả trả về.
* Viết các file ASP
Script được viết trong cặp thẻ <% %>, bắt đầu bằng thẻ mở <% và kết
thúc bằng thẻ đóng %> Chúng ta có thể soạn trang ASP bằng bất cứ chương trình
soạn thảo nào như notepad, Frontpage, Dreamweaver...
* Tóm tắt các cú pháp VBScript
Mã lệnh ASP có thể viết bằng VBScript hoặc JavaScript. Các script của ASP
thực thi trên server và nằm trong cặp dấu <% %>. Bên trong có thể chứa các biểu
thức, hàm, toán tử, lệnh hợp lệ của ngôn ngữ Script tương ứng.
- Response.write
Để gửi nội dung về cho trình duyệt ta dùng lệnh Response.write
<%response.write “Hello World!”%>
hoặc có thể viết ngắn gọn hơn <%=“Hello World!”%>
- Biến
Biến dùng để lưu trữ thông tin. Biến có phạm vi cục bộ, nếu nó được khai báo
bên trong 1 hàm hay thủ tục thì nó chỉ có tác dụng trong hàm hay thủ tục
đó, nếu nó khai báo trong phạm vi toàn trang ASP thì tác dụng của nó sẽ có
phạm vi trong toàn trang ASP, tuy nhiên không có tác dụng trong trang ASP
khác.
Biến được khai báo và sử dụng bên trong trang asp nào dùng nó.
<%
Dim x ‘khai báo biến, không bắt buộc
x=3
Response.write

x

%>

Biến không bắt buộc phải khai báo

9


- Mảng
Mảng dùng để lưu trữ dữ liệu theo một dãy các phần tử.
- Các hàm chuyển đổi kiểu
Các hàm này cho phép chuyển đổi kiểu dữ liệu: Cdate, Cint, Cstr
Ngoài ra có các hàm khác: Cbyte, Cdbl, Cbool…
b. Thủ tục và hàm người dùng
Cũng như các ngôn ngữ lập trình khác, VBScript cho phép người dùng
định nghĩa và sử dụng các thủ tục, hàm. Nhờ vậy chương trình có thể chia thành
các module nhỏ tạo nên cấu trúc lập trình sáng sủa (phương pháp chia để trị)
Chẳng hạn với một bài toán ASP cần thực hiện việc hiển thị dữ liệu từ
Database ra màn hình, ta có thể xây dựng các thủ tục hay hàm thực hiện
từng nhiệm vụ đó:
- Thủ tục KetNoi
- Thủ tục HienThi
- Thủ tục HuyKetNoi
c. Sử dụng #include
Trong trường hợp muốn trộn mã nguồn từ 1 file asp vào 1 file asp khác
trước
khi server thực thi nó, người ta dùng thẻ định hướng #include với cú pháp
<!--#include file=”Tenfile”-->
Một số ứng dụng của #include như người ta thường include file chứa các
hàm thư viện dùng chung cho cả ứng dụng vào đầu file Asp nào cần sử dụng thư
viện này, hoặc insert các file Header và Footer cho 1 trang web, insert các
thành phần được sử dụng chung trong nhiều file asp như menu,...
d. Các đối tượng căn bản

Đối tượng là một nhóm các hàm và biến. Một số đối tượng đã được xây
dựng sẵn và có thể sử dụng ngay mà không cần khởi tạo: Request, Response,
Session, Application, Server. Một số đối tượng cần khởi tạo nếu muốn sử dụng
Dictionary, Connection, Recordset...
* Đối tượng Request

10


Request và Response là 2 đối tượng được dùng nhiều nhất trong lập
trình ASP, dùng trao đổi dữ liệu giữa trình duyệt và server. Request cho phép lấy về
các thông tin từ client. Khi browser gửi một yêu cầu trang web lên server ta gọi là 1
request
- Request.QueryString
Cho phép server lấy về các giá trị được gửi từ người dùng qua URL hoặc form
(method GET).
- Request.Form
Cho phép server lấy về các giá trị được gửi từ người dùng qua form (method
POST).
* Đối tượng Response
Đối tượng Response dùng để gửi các đáp ứng của server cho client. Chúng ta
thường dùng một số lệnh Response sau:
- Response.Write
Đưa thông tin ra màn hình trang web
- Response.Redirect
Chuyển xử lý sang một trang Asp khác.
- Response.End
Ngừng xử lý các Script. Dùng lệnh này khi muốn dừng xử lý ở một vị trí
nào đó và bỏ qua các mã lệnh ASP ở phía sau. Đây là cách rất hay dùng trong
một số tình huống, chẳng hạn như debug lỗi.

* Đối tượng Session
Session là một phiên làm việc giữa từng người dùng và web server,
nóbắt đầu khi người đó lần đầu tiên truy cập tới 1trang web trong website và kết
thúc khi người đó rời khỏi website hoặc không tương tác với website trong
một khoảng thời gian nhất định( time out). Như vậy tại một thời điểm một
website có bao nhiêu người truy cập thì có bấy nhiêu phiên ứng với mỗi
người, các phiên này độc lập nhau. Để lưu những thông tin tác dụng trong 1 phiên,
người ta dùng đối tượng Session. Giá trị của biến kiểu session có phạm vi trong
tất cả các trang ASP của ứng dụng, nhưng không có tác dụng đối với phiên làm

11


việc khác.
* Đối tượng Application
Application đại diện cho toàn bộ ứng dụng, bao gồm tất cả các trang
web trong website. Để lưu trữ những thông tin có tác dụng trong toàn ứng dụng,
tức là có giá trị trong tất cả các trang asp và tất cả các phiên, người ta dùng đối
tượng Application.
Điểm khác của biến application so với biến session là session chỉ có tác dụng
đối với mỗi phiên, còn biến application có tác dụng với mọi phiên.
* File Global.asa
File này là file tùy chọn chứa các khai báo đối tượng, biến có phạm vi
toàn ứng dụng. Mã lệnh viết dưới dạng Script. Mỗi ứng dụng chỉ được phép có
nhiều nhất 1 file Global.asa, nằm ở thư mục gốc của ứng dụng. Người ta
thường dùng global.asa trong trường hợp muốn có những xử lý khi một
session bắt đầu hay kết thúc, một application bắt đầu hay kết thúc, thông
qua các hàm sự kiện:
Application_Onstart: hàm sự kiện này xảy ra khi ứng dụng asp bắt đầu hoạt
động, tức là khi người dùng đầu tiên truy cập tới trang web đầu tiên khi ứng dụng

hoạt động.
Session_Onstart: hàm sự kiện này xảy ra mỗi khi có một người dùng mới truy
cập vào ứng dụng (bắt đầu 1 session)
Session_OnEnd: hàm sự kiện này xảy ra mỗi khi 1 người dùng kết thúc
session của họ
Application_OnEnd: hàm sự kiện này xảy ra khi ứng dụng dừng.
* Đối tượng Dictionary
Đối tượng Dictionary lưu trữ thông tin theo từng cặp khóa/ giá trị. Nó
khá giống với mảng nhưng có khả năng xử lý linh hoạt đối với những cặp dữ liệu
có quan hệ kiểu từ điển (cặp khóa/ giá trị ví dụ như: mã Sinh viên/ tên Sinh viên),
trong đó khóa được xem là từ cần tra và giá trị chính là nội dung của từ tra được
trong từ điển.
Muốn sử dụng đối tượng Dictionary chúng ta phải khởi tạo nó:

12


<%set d=server.createObject("Scripting.Dictionary")
……………………
%>
* Đối tượng Server
Đối tượng Server được dùng để truy cập các thuộc tính và phương thức
của server.Ta thường dùng 2 lệnh sau
- Server.CreateObject: Khởi tạo 1 đối tượng.
- Server.Mappath: Biến đường dẫn tương đối thành tuyệt đối.
e. Sử dụng Database với ASP
Hầu hết các ứng dụng Web động đều lưu trữ dữ liệu trong Database. Vì vậy
các thao tác kết nối vào Database, xem, thêm, sửa, xóa dữ liệu trong các bảng là
phần quan trọng đối với các ngôn ngữ lập trình web như ASP.Các đối tượng sử
dụng:

- Đối tượng Connection
Đối tượng Connection cho phép tạo kết nối đến một DB.
- Đối tượng Recordset
Đối tượng Recordset thường dùng để xem, thêm, sửa, xóa các bản ghi
trong bảng dữ liệu của Database. Nó trỏ đến tập hợp các bản ghi là kết quả trả về
từ câu lệnh select
- Thêm sửa xóa dữ liệu trong DB:
Với một connection đã mở chúng ta có thể dùng nó để thực thi câu lệnh
SQL dạng insert, update, delete:
- Thêm dữ liệu:
<%Conn.execute “Insert into HosoHocvien values(‘001’,’Tran Van A’)”%>
- Sửa dữ liệu:
<%Conn.execute“Update HosoHocVien set Ten=’Tran Van B’ where
MaHV=’001’ “%>
- Xoá dữ liệu:
<%Conn.execute “Delete from HosoHocVien where MaHV=’001’ “ %>
Ngoài ra chúng ta có thể dùng Recordset để thêm, sửa, xóa dữ liệu trong

13


database bằng cách duyệt qua tập hợp các bản ghi trong bảng.
1.6.2. SQL Server 2000
Đây là một trong những hệ quản trị cơ sở dữ liệu quan hệ thông dụng nhất
hiện nay. Với các đặc điểm dễ sử dụng, khả năng lưu trữ và co giãn dữ liệu lớn,
tính năng bảo mật cao, rất thích hợp cho việc xây dựng các ứng dụng về quản lý,
thương mại điện tử, …
Khi sử dụng SQL Server 2000 người sử dụng có thể truy xuất dữ liệu một
cách dễ dàng thông qua các câu truy vấn. Bên cạnh đó, chúng ta cũng có thể lên
lịch làm việc định kỳ cho các stored procedure, kiểm tra các ràng buộc dữ liệu một

cách tự động bằng các trigger.
1.6.3. Ngôn ngữ Javascript
Với HTML and Microsoft FrontPage bạn đã biết cách tạo ra trang Web tuy nhiên chỉ mới ở mức biểu diễn thông tin chứ chưa phải là các trang Web động
có khả năng đáp ứng các sự kiện từ phía người dùng. Hãng Netscape đã đưa ra
ngôn ngữ script có tên là LiveScript để thực hiện chức năng này. Sau đó ngôn
ngữ này được đổi tên thành JavaScript để tận dụng tính đại chúng của ngôn ngữ
lập trình Java. Mặc dù có những điểm tương đồng giữa Java và JavaScript, nhưng
chúng vẫn là hai ngôn ngữ riêng biệt.
JavaScript là ngôn ngữ dưới dạng script có thể gắn với các file HTML. Nó
không được biên dịch mà được trình duyệt diễn dịch. Không giống Java phải
chuyển thành các mã dễ biên dịch, trình duyệt đọc JavaScript dưới dạng mã
nguồn.
* Nhúng JavaScript vào file HTML
Ta có thể nhúng JavaScript vào một file HTML theo một trong các cách
sau đây:
- Sử dụng các câu lệnh và các hàm trong cặp thẻ <SCRIPT>
- Sử dụng các file nguồn JavaScript
- Sử dụng một biểu thức JavaScript làm giá trị của một thuộc tính HTML
- Sử dụng thẻ sự kiện (event handlers) trong một thẻ HTML nào đó

14


Trong đó, sử dụng cặp thẻ <SCRIPT>...</SCRIPT> và nhúng một file nguồn
JavaScript là được sử dụng nhiều hơn cả.
* Sử dụng thẻ SCRIPT
Script được đưa vào file HTML bằng cách sử dụng cặp thẻ <SCRIPT> và
<\SCRIPT>. Các thẻ <SCRIPT> có thể xuất hiện trong phần <HEAD> hay
<BODY> của file HTML. Nếu đặt trong phần <HEAD>, nó sẽ được tải và sẵn
sàng trước khi phần còn lại của văn bản được tải.

Thuộc tính duy nhất được định nghĩa hiện thời cho thẻ <SCRIPT> là
“LANGUAGE=“ dùng để xác định ngôn ngữ được sử dụng. Có hai giá trị được
định nghĩa là "JavaScript" và "VBScript".
1.6.4. Ngôn ngữ VB Script
Vbscript là ngôn ngữ kịch bản được sử dụng mặc định cùng với ASP, hoàn
toàn được thực thi và xử lý trên trình chủ Webserver. Tại bất cứ chỗ nào trên
trang tài liệu HTML nếu cần chèn các câu lệnh Vbscript đều phải khai báo các
thẻ sau đây:
<%
‘ Chỉ có mã lệnh vbscript ở đây’
%>
Tuy nhiên với các mã lệnh Vbscript có thể khai báo một cách tường minh như
sau:
< Script language=”vbscript”>
…………………
</ script>

15


CHƯƠNG 2: ĐẶC TẢ CÁC YÊU CẦU HỆ THỐNG
2.1.Đặc tả yêu cầu của khách hàng:
2.1.1. Yêu cầu về giao diện của hệ thống:
-

Giao diện của một website là một tập hợp các trang web nhỏ có bố cục,
cách bố trí sao cho người quản lí website và khách hàng dễ dàng sử dụng .

-


Các chức năng của hệ thống phải thể hiện rõ ràng và có menu riêng .

-

Website phải ưa nhìn và mang tính đồng bộ .

2.1.2. Yêu cầu về chức năng chính của hệ thống :
a . Đối với khách hàng :
- Giao diện thoáng, đơn giản, dễ sử dụng, nhìn nhận được ngay thông tin cập
nhật khi vừa truy cập trang chủ.
- Đọc tin tức, tìm kiếm, xem thông tin trợ giúp, thông tin giới thiệu về hệ thống,
các dịch vụ .
- Đặt các tour: để có thể làm được như vậy thì khách hàng phải:
+ Điền đầy đủ các thông tin vào bản đăng kí account .
+ Đăng nhập vào site: Khi đã đăng kí, khách hàng có một account và khi nào
muốn đặt tour khách hàng chỉ cần đăng nhập vào bằng account đó. Ngoài ra,
khách hàng có thể xem và thay đổi thông tin cá nhân đã đăng kí. Trong trường
hợp, khách hàng quên mất mật khẩu của mình thì chúng tôi sẽ có phần quên mật
khẩu. Trong đó, khách hàng chỉ cần điền đúng email của mình đã đăng kí với
website thì chúng tôi có thể gửi mật khẩu của khách hàng qua email đó .
+ Nếu khách hàng đã từng đặt tour thì khách hàng sẽ được cấp quyền thành viên
với tên đăng nhập và mật khẩu. Khách hàng sẽ được hưởng nhiều quyền lợi, ưu
đãi trong một số gói dịch vụ (khuyến mại )
+ Khách hàng có thể tự do lựa chọn các tour mà người quản trị đã đưa ra trên
website và tiến hành đặt tour qua mạng .
-

Khách hàng cũng có thể gửi yêu cầu hay các câu hỏi cho người quản trị
website .


16


-

Khi thanh toán có thể sử dụng các hình thức thanh toán trực tiếp hoặc qua
thẻ tín dụng .

b. Đối với người quản trị :
- Yêu cầu về thông tin sản phẩm: sửa, xoá, cập nhật, tìm kiếm các sản phẩm
du lịch, các gói dịch vụ .
- Yêu cầu về chức năng member: phân cấp hệ thống thành viên, cấp quyền
user mới, xem, sửa, xoá thông tin các thành viên, hoá đơn đến các thành viên lưu
trữ hoá đơn để dùng khi cần .
- Yêu cầu về thông tin: xem, sửa, xoá, cập nhật thông tin trên website. Đảm
bảo tính bảo mật, an toàn đối với các thông tin mang tính chất cá nhân .
- Yêu cầu về phản hồi của khách hàng: tập hợp những câu hỏi, câu trả lời
thường xuyên được hỏi thành mục FAQ (Frequently asked questions ). Trả lời
riêng các câu hỏi mang tính chất riêng tư, những sự cố cần khắc phục, những
phàn nàn về chất lượng dịch vụ .
- Hệ thống website xây dựng cần phải đáp ứng được yêu cầu kinh doanh,
quảng bá của công ty giúp cho các hoạt động của công ty được tổ chức một cách
chuyên nghiệp cao .
- Về mặt quảng cáo: đưa ra một hoàn thiện và đầy đủ về kinh doanh và tổ
chức hoạt động của công ty .
- Về thông tin sản phẩm: được cập nhật thường xuyên liên tục trên trang
nhằm mang cho khách hàng thông tin mới nhất về các tour, khách sạn, nhà nghỉ,
các thông tin về văn hoá của vùng, các danh lam thắng cảnh…
- Thanh toán trực tuyến: giúp khách hàng có thể thanh toán trực tuyến trên
mạng mà không cần đến trực tiếp công ty hay các đại lí, ngân hàng để thanh

toán. Nhưng phải chú ý đảm bảo an toàn cho hình thức thanh toán này.
2.2. Phân tích yêu cầu
Hệ thống được xây dựng để phục vụ cho hai đối tượng: Người sử dụng và
Nhà quản trị .
- Đối tượng người sử dụng bao gồm :
+ Những khách hàng là các công ty tổ chức cho cán bộ công nhân viên đi
tour với số lượng lớn và có thể là nhiều lần.

17


+ Những khách hàng đã cộng tác lâu dài: những khách hàng có nhiều lần
đặt tour của công ty.
+ Những khách hàng là các đối tác lâu dài: những công ty kinh doanh về du
lịch như: các nhà hàng, nhà nghỉ, khách sạn….
+Các đối tượng đặt lẻ: những người dân có nhu cầu giải trí, du lịch, đủ mọi
đối tượng ....
- Đối tượng người quản trị bao gồm:
+ Ban giám đốc và các nhân viên công ty, các kĩ thuật viên quản trị website.
+ Các chức năng mà từng nhà quản trị có thể sử dụng phụ thuộc mức độ
phân quyền của nhà quản trị đó trong hệ thống. Ban giám đốc là nhà quản trị cấp
cao nhất và các nhà quản trị cấp cao kế thừa đầy đủ các chức năng của nhà quản
trị cấp dưới.
2.2.1. Phân tích chi tiết các chức năng phía khách hàng:

Tên

Miêu tả chi tiết

chức năng

Tạo tài khoản mới để có thể đặt tour. Khách hàng nhập các thông
1. Đăng kí

tin về bản thân như: họ tên, địa chỉ, số điện thoại, email… Chức
năng này chỉ bắt buộc với những khách hàng muốn đặt tour, đặt
phòng, có nhu cầu được giao tận nơi.
Input :
-

Username

-

Name

-

Password

-

Confirm password

-

Address

-

Phone


-

Fax

-

Email Address

-

Credit Card

18


-

Số CMTND

Quá trình thực hiện (Processes) :
- Module nhập và kiểm tra tính hợp lệ của thông tin
- Module xử lí các trường bị lỗi.
- Module xử lí thông tin và đưa vào trong cơ sở dữ liệu , tạo
user ID.
Output :
-

Thông báo đăng kí đã thành công.


Input :
2. Đăng nhập.

- Username , password.

(Login)

- Trường hợp quên mật khẩu, câu trả lời ứng với câu hỏi để lấy
lại password.
Quá trình thực hiện (Processes):
- Module kiểm tra sự tồn tại của tài khoản.
- Module đăng nhập.
- Module xử lí trường hợp cấp lại password.
Output:
- Quay lại giao diện đăng nhập, hiển thị thông tin báo lỗi và yêu cầu
nhập lại.
- Hiện giao diện đăng nhập thành công và vào tài khoản cá nhân.
Input :

3. Đăng xuất - Kích hoạt nút logout và hiện ra confirm.
logout

Quá trình thực hiện (Processes):
- Module huỷ các thông tin cần thiết.
- Module đăng xuất.
Output:
- Màn hình thông báo đăng xuất thành công và thoát khỏi tài khoản
cá nhân.
Input:


4. Xem thông - Lựa chọn của khách hàng: Thông tin của các vùng miền, các gói

19


tin .

dịch vụ, khách sạn, nhà nghỉ, và các tin tức khác, thời tiết …
Quá trình thực hiện (Processes):
- Module tìm kiếm thông tin trong cơ sở dữ liệu
- Module hiển thị thông tin.
Output:
Tin tức muốn xem.
Sau khi lựa chọn các tour, khách sạn, nhà nghỉ, các dịch vụ. Khách

5 . Chức năng hàng có thể đặt hàng qua mạng. Để đặt hàng qua mạng thì khách
đặt hàng .

hàng phải đăng kí và đăng nhập vào trang web.
Input :
- Lựa chọn của khách hàng trong số các dịch vụ được hiển thị, tìm
kiếm hoặc click vào các banner quảng cáo các tour du lịch
- Hình thức thanh toán: chuyển khoản hay trực tiếp.
- Ngày sử dụng dịch vụ.
Quá trình thực hiện (Processes):
- Module hiển thị dịch vụ, hiển thị các dịch vụ đi kèm, chi tiết về
dịch vụ, các lựa chọn có thể.
- Module sắp xếp.
- Module tìm kiếm.
- Module kiểm tra đã đăng nhập( Nếu chưa thì nhẩy sang form

đăng nhập, lưu tạm thời thông tin hoá đơn ).
- Module kiểm tra ngày tháng.
- Module tạo hoá đơn , tính tiền.
- Module xử lí việc chọn hình thức thanh toán.
- Module kiểm tra tài khoản (nếu có) có hợp lệ.
Output :
- Lỗi nếu ngày tháng không hợp lệ (như quá hạn ...).
- Chi tiết nội dung các sản phẩm.
- Hoá đơn vừa tạo lưu dưới tình trạng chờ xử lí.
Input:

20


6. Xem hóa đơn - Hoá đơn cần xem, huỷ, hoãn.
.

- Thông tin thay đổi.
- Lí đo thay đổi hoá đơn.
Quá trình thực hiện (Processes):
- Module tìm kiếm.
- Module hiển thị.
- Module nhập thông tin cần sửa.
- Module cập nhật thay đổi, xử lí việc huỷ, gia hạn, thông báo tự
động trong trường hợp không thể thay đổi hóa đơn.
Output:
- Thông tin về hoá đơn.
- Thông tin về hoá đơn thay đổi chờ xử lí.

Sau khi đăng nhập khách hàng có thể xem, thay đổi, sửa, xoá thông

7.

lí tin về tài khoản của mình.

Quản

Account

. Input:

(Account

Thông tin cần thay đổi: Username, password, ...

Management)

Quá trình thực hiện (Processes):
- Module hiển thị các trường hợp có thể thay đổi và hiển thị các
thông tin cũ.
- Module kiểm tra tính hợp lệ của dữ liệu nhập vào.
- Module báo lỗi.
- Module cập nhật thông tin mới.
Output :
Thông báo thông tin cá nhân đã được cập nhật.
Khách hàng có thể tìm kiếm thông tin cần quan tâm trong phần tin

8.

Tìm


(Search).

kiếm tức hoặc sản phẩm.
Input:
- Hình thức tìm kiếm
- Từ chìa khoá

21


- Thông tin cần tìm kiếm (sản phẩm, tin tức).
- Giới hạn tìm kiếm
Quá trình thực hiện (Processes):
- Module tìm kiếm.
- Module sắp xếp.
- Module hiển thị kết quả tìm kiếm.
Output:
Thông tin cần tìm kiếm.
Khách hàng có thể gửi các thông tin phản hồi, lời nhận xét, góp ý
9.Send

cho người quản trị trang web.

Feedback

Input:
Nội dung, chủ đề Feedback.
Quá trình thực hiện (Processes):
- Module kiểm tra tính hợp lệ của thông tin nhập vào.
- Module xử lí, lưu vào cơ sở dữ liệu dưới dạng chờ xử lí đi kèm

ngày tháng.
Output:
- Thông báo về việc gửi feedback thành công.
- Thông báo cảm ơn.

10. Thanh toán Khi thanh toán khách hàngcó thể sử dụng các hình thức thanh toán
trực tiếp hoặc qua thẻ tín dụng.

2.2.2. Phân tích chi tiết các chức năng phía người quản trị :

Tên chức năng

Miêu tả chi tiết

Người quản lí dùng account và mật khẩu của mình để đăng nhập vào
1 . Đăng nhập

hệ thống.
Input:

22


(Login)

- Username, password
- Trường hợp quên mật khẩu: câu hỏi để lấy lại pass
Quá trình thực hiện (Processes):
- Module kiểm tra sự tồn tại của tài khoản.
- Module đăng nhập.

Output:
- Hiển thị thông báo và trả về giao diện đăng nhập nếu thông tin nhập
vào chưa chính xác, nhập lại.
- Màn hình hiển thị đăng nhập thành công và vào tài khoản cá nhân.
Input:

2. Đăng xuất

- Kích hoạt nút logout trong đó có confirm.

(Logout)

Quá trình thực hiện (Processes):
- Module huỷ các thông tin cần thiết.
- Module đăng xuất.
Output:
- Hiển thị đăng xuất thành công và thoát khỏi tài khoản cá nhân.
Thêm:

3. Quản lí tài * Input:
khoản admin

- Tên đăng nhập
- Họ tên
- Password
- Confirm password
- Địa chỉ
- Số điện thoại
- Email Address
- Số CMTND

- Thông tin về phân cấp Admin.
* Quá trình thực hiện (Process):
- Module nhập thông tin.
- Module kiểm tra tính hợp lệ của các thông tin.

23


- Module nhập thông tin vào CSDL, tự động tạo adminID.
- Module tạo tài khoản admin mới.
* Output :
- Hiện thông báo và trở lại giao diện account nếu các thông tin không
hợp lệ hay việc tạo admin thất bại.
- Hiện danh sách các tài khoản admin đã được tạo thành công.
Sửa :
Thay đổi các thông tin và cấp quyền cho các tài khoản admin.
*Input:
- Tên đăng nhập
- Họ tên
- Password
- Confirm password
- Địa chỉ
- Số điện thoại
- Email Address
- Số CMTND
- Thông tin về phân cấp Admin
* Quá trình thực hiện (Process):
- Module hiển thị thông tin Admin để sửa.
- Module nhập thông tin cần sửa.
- Module kiểm tra tính hợp lệ của thông tin.

- Module cập nhật các thông tin trong CSDL.
- Module hiển thị thông tin admin vừa được chỉnh sửa.
* Output :
- Hiển thị thông báo nếu quá trình thành công hay thất bại.
- Hiển thị thông báo sửa đổi thành công và hiện danh sách các admin
sau khi sửa đổi.
Xoá:
Admin có quyền cao nhất có thể xoá tài khoản của các admin.

24


* Input:
Admin chọn chức năng xóa tài khoản của các admin sau khi đã chon
ra tài khoản cần xoá.
* Quá trình thực hiện (Process):
- Module xoá tài khoản .
- Module kiểm tra tính khả thi của việc xoá này (Tự xoá mình …) và
hiển thị cảnh báo nếu cần.
- Module cập nhật lại CSDL.
* Output:
- Thông báo việc xoá tài khoản thành công hay thất bại.
- Hiện danh sách các tài khoản còn lại sau khi xóa
Liệt kê :
*Input:
- Người quản trị chọn chức năng liệt kê các tài khoản admin đã được
tạo.
* Quá trình thực hiện:
- Module tìm kiếm trong CSDL thông tin tất cả các admin đã được
tạo.

- Module hiển thị danh sách các admin và các thông tin chi tiết liên
quan .
* Output:
Danh sách các admin đã được tạo.
Tìm kiếm :
* Input :
Người quản trị chọn chức năng tìm kiếm các tài khoản admin được
tạo và các thông tin chi tiết liên quan.
* Quá trình thực hiện :
- Module tìm kiếm trong CSDL thông tin admin tương ứng với từ
khoá nhập vào.
- Module hiển thị admin vừa tìm kiếm với các thông tin liên quan.

25


×