Tải bản đầy đủ (.pdf) (61 trang)

Xây dựng hệ thống học trực tuyến e–learning

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.5 MB, 61 trang )

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU ....................................................................................................4
LỜI CAM ĐOAN................................................................................................5
CHƯƠNG 1 ........................................................................................................5
1.1. Tổng quan về E-learning ...........................................................................5
1.1.1. Giới thiệu ...........................................................................................5
1.1.2. Vài nét về lịch sử E-learning...............................................................7
1.1.3. E-learning có những khác biệt gì so với đào tạo truyền thống? ..........8
1.1.4.Có nên chuyển sang E-learning hay không? ........................................8
1.2. Các vấn đề trong xây dựng và triển khai E – Learning ............................11
1.2.1. Nên lựa chọn E – Learning như thế nào?..........................................11
1.2.2. Những công việc cần thiết cho việc triển khai E – Learning..............11
1.3. Một số chuẩn trong E-learning ................................................................16
1.3.1. Chuẩn đóng gói ................................................................................17
1.3.2. Chuẩn trao đổi..................................................................................18
1.3.3. Chuẩn metadata ...............................................................................18
1.3.4. Chuẩn chất lượng .............................................................................19
1.3.5. Các chuẩn thiết kế ............................................................................19
1.3.6. Các chuẩn về tính truy cập được (Accessibility Standarts)................19
1.3.7. Một số chuẩn khác............................................................................19
1.4. Phát triển nội dung khoá học ...................................................................20
1.4.1. Xây dựng mới toàn bộ.......................................................................20
1.4.2. Mua sản phẩm đã thương mại hoá hoặc đặt hàng.............................20
1.4.3. Mua lại ý tưởng và chuyển nội dung khoá học . ................................21
CHƯƠNG 2 ......................................................................................................22
2.1. Khảo sát mô hình học tập E-learning tại Việt Nam..................................22
2.2. Phát biểu bài toán....................................................................................23
2.3. Phân tích, đặc tả yêu cầu của hệ thống ....................................................24
2.3.1. Các tác nhân: ...................................................................................24


1


2.3.2. Xác định các Use Case (UC): Dựa vào tác nhân ..............................24
2.3.3. Đặc tả các UC:.................................................................................25
2.4 Biểu đồ Use case:.....................................................................................40
2.4.1. Biểu đồ Uc với tác nhân là Student:..................................................40
2.4.2. Biểu đồ UC với tác nhân là Teacher:................................................40
2.4.3. Biểu đồ UC với tác nhân là System Admin:.......................................41
2.5. Mô hình khái niệm, mô hình đối tượng: ..................................................41
2.5.1. Các khái niệm của hệ thống:.............................................................41
2.5.2. Mối quan hệ: ....................................................................................42
2.6. Thiết kế các bảng dữ liệu chính...............................................................43
2.6.1. Bảng KHOAHOC. ............................................................................43
2.6.2. Bảng MONHOC. ..............................................................................44
2.6.4. Bảng USERS.....................................................................................44
2.6.3. Bảng NEWS. .....................................................................................45
2.6.5. Bảng BOMON. .................................................................................45
2.6.6. Bảng BAIHOC..................................................................................45
2.6.7. Bảng CAUHOI. ................................................................................46
2.6.8. Bảng KETQUA. ................................................................................46
2.6.9. Bảng PAN.........................................................................................46
2.6.10.Bảng GOPY. ....................................................................................47
2.7. Lược đồ cơ sở dữ liệu chi tiết. .................................................................47
CHƯƠNG 3 ......................................................................................................48
3.1. Giới thiệu về ASP ...................................................................................48
3.1.1. Active Server Pages (ASP) là gì?......................................................48
3.1.2. Mô hình hoạt động của ASP .............................................................48
3.1.3. Mô hình ứng dụng cơ sở dữ liệu trên Web qua công nghệ ASP .........49
3.1.4. Các đối tượng ( object) và thành phần (component) của ASP ...........49

3.1.5. Một số thành phần Active X thông dụng............................................50
3.1.6. Hoạt động của ASP...........................................................................50
3.1.7. Cấu trúc một trang ASP....................................................................51

2


3.2. Ngôn ngữ lập trình sử dụng với ASP.......................................................52
3.2.1. Các lệnh script của ASP ...................................................................52
3.2.2. Script Language và Script Engine.....................................................52
3.3. Ưu điểm của ASP....................................................................................52
3.4. Thiết kế giao diện....................................................................................53
3.4.1. Trang chủ .........................................................................................53
3.4.2. Trang thông tin tài khoản cá nhân ....................................................53
3.4.3.Trang đăng ký tài khoản mới .............................................................54
3.4.4. Trang thêm khóa học mới .................................................................54
3.4.5. Trang danh sách khóa học................................................................55
3.4.6. Trang danh sách môn học.................................................................56
3.4.7. Trang thêm môn học .........................................................................57
3.4.8. Trang quản trị hệ thống ....................................................................57
3.4.9. Trang liên hệ góp ý...........................................................................58
3.4.10. Trang chi tiết khóa học ...................................................................58
3.4.11. Trang thi.........................................................................................59
KẾT LUẬN.......................................................................................................60
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................61
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN. Error! Bookmark not defined.

3



LỜI NÓI ĐẦU
Ngày nay, chúng ta đang sống trong một thế kỷ mà công nghệ thông tin
phát triển như vũ bão. Có thể nói rằng, chưa bao giờ công nghệ thông tin lại thay
đổi nhanh chóng như hiện nay. Nền kinh tế thế giới đang bước vào giai đoạn
kinh tế tri thức. Vì vậy, việc nâng cao hiệu quả chất lượng giáo dục, đào tạo sẽ là
nhân tố sống còn quyết định sự tồn tại và phát triển của mỗi quốc gia, công ty,
gia đình và cá nhân. Hơn nữa, việc học tập không chỉ bó gọn trong việc học phổ
thông, học đại học mà là học suốt đời. Vậy một câu hỏi được đặt ra là làm thế
nào để giúp học sinh, sinh viên có thể học một cách năng động hơn, sáng tạo
hơn, thực tế hơn, thông tin cập nhật hơn, và nhất là giúp người học vượt qua rào
cản về không gian và thời gian.
E–Learning chính là giải pháp hữu hiệu giải quyết vấn đề này. Với mục
đích nghiên cứu tìm hiểu một công nghệ mới có nhiều nhu cầu ứng dụng thực tế,
đồng thời rèn luyện kỹ năng phân tích và thiết kế, cài đặt một bài toán cụ thể. Đồ
án tốt nghiệp ra trường em quyết định chọn và nghiên cứu đề tài:
“ Xây dựng hệ thống học trực tuyến E–Learning “
Với mong muốn e-learning sẽ phát triển ở Việt Nam trong một tương lai
không xa.
Nội dung của đề tài bao gồm 3 chương:
Chương 1 : Giới thiệu về E - Learning
Chương 2: Phân tích & thiết kế hệ thống theo phương pháp hướng
đối tượng UML
Chương 3: Thiết kế giao diện và cài đặt chương trình
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới thầy giáo ThS. Đỗ Đình Cường đã
quan tâm, động viên và tận tình chỉ dẫn để em hoàn thành đề tài này.
Mặc dù đã hết sức cố gắng nhưng chắc chắn đề tài của em không tránh
khỏi thiếu sót. Em rất mong được sự góp ý của các Thầy cô giáo và các bạn để
đồ án của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!


4


CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU VỀ E-LEARNING

1.1. Tổng quan về E-learning
1.1.1. Giới thiệu
Nhiều nhà chuyên môn cho rằng E-learning – phương pháp giáo dục đào
tạo mới được đánh giá là cuộc cách mạng trong giáo dục thế kỷ 21. Theo ông
KeithHoltham, giám đốc phụ trách giải pháp cho doanh nghiệp khu vực Châu ÁThái Bình Dương (Intel), E-learning, căn bản dựa trên công nghệ mạng hàng
(P2P). Đây là giải pháp sử dụng công nghệ cao hỗ trợ quá trình học tập, cung cấp
dịch vụ đào tào, khoá học qua mạng Internet hoặc Intranet cho người dùng máy
tính. Ưu điểm nổi trội của E-learning so với các phương pháp giáo dục truyền
thống là việc tạo ra một môi trường học tập mở và tính chất tái sử dụng các đơn
vị tri thức (learning object). Với công nghệ này, quá trình dạy và học sẽ hiệu quả
nhanh chóng hơn, giúp giảm khoảng 60% chi phí, đồng thời giảm thời gian đào
tạo 20-40% so với phương pháp giảng dạy truyền thống. E-learning chuyển tải
nội dung phong phú, ấn tượng và dễ hiểu thông qua trang web, bảo đảm chất
lượng đào tạo qua những phần mềm quản lý. Mô hình này cho phép học viên
cũng như nhân viên tại các công ty chọn học những thứ cần thiết chứ không bó
buộc như trước. Bên cạnh đó, học viên có thể học bất cứ lúc nào bằng cách nối
mạng mà không cần phải đến trường
Sau đây xin cung cấp một vài con số về doanh thu từ thị trường e-learning
để các bạn tham khảo:
- Trên phạm vi toàn cầu hiện có nhiều công ty lớn đầu tư vào e-learning.
- Năm 2000 thị trường e-learning đạt doanh số 2.2 tỷ USD.
- Năm 2004 thị trường e-learning tại Mỹ đạt doanh số 11.4 tỷ USD.
- Năm 2005 thị trường e-learning đạt doanh số 18.5 tỷ USD.
- Tại Châu Á thị trường này tăng 25% (xấp xỉ 6.2 tỷ USD) mỗi năm.

E-learning đang được rất nhiều người học quan tâm và theo học.

5


Vậy hiểu chung nhất về E-learning là gì?
E-learning là thuật ngữ bao hàm một tập hợp các ứng dụng và quá trình,
như học qua Web, học qua máy tính, lớp học ảo và sự liên kết số. Trong đó bao
gồm việc phân phối nội dung khoá học tới học viên qua mạng Internet,
LAN/Wan, bằng audio và video, vệ tinh quảng bá, truyền hình tương tác, CDROM, và các loại dữ liệu điện tử khác.
Hình 1.1 mô tả một cách tổng quát khái niệm E-learning. Trong mô hình
này, hẹ thống đào tạo bao gồm 4 thành phần, toàn bộ hoặc một phần của những
thành phần này được chuyển tải tới người học thông qua phương tiện ttruyền
thông diện tử

Hình 1.1: Mô hình E-learning
+ Nội dung: Các nội dung đào tạo, bài giảng được thể hiện dưới dạng các
phương tiện truyền thông điện tử, đa phương tiện...
+ Phân phối: Việc phân phối các nội dung đào tạo được thực hiện thông
qua các phương tiện điện tử. Ví dụ tài liệu được gửi cho học viên bằng e-mail,
học viên học ttrên website, học qua đĩa CD-Rom multimedia….
- Quản lý: Quá trình quản lý đào tạo được thực hiện hoàn toàn nhờ
phương tiện truyền thông điện tử. Ví dụ việc đăng ký học qua mang, bằng bản tin
nhắn SMS, việc theo dõi tiến độ học tập được thực hiện qua Iternet
- Hợp tác: Sự hợp tác, trao đổi của người học trong quá trình học tập cũng
được thông qua phương tiện ttruyền thông điện tử. Ví dụ như việc trao đổi thông
thảo luận thông qua chat, Forum trên mạng….

6



Tóm lại: E-learning được hiểu một cách chung nhất là qua trình học thông
qua các phương tiện điện tử
Ngày nay với sự hội tụ của máy tính truyền thông E-learning được hiểu
một cách trực tiếp hơn là quá trình học thông qua mạng Internet và công nghệ
Web
1.1.2. Vài nét về lịch sử E-learning
Trước năm 1983: Kỷ nguyên giảng viên làm trung tâm.
Giai đoạn 1984-1993: Kỷ nguyên đa phương tiện.


Cho phép tạo bài giảng tích hợp hình ảnh và âm thanh



Học trên máy tính qua đĩa CD-ROM.
Có thể thấy ở giai đoạn này: Sự hỗ trợ của giảng viên rất hạn chế.

Giai đoạn 1994-1999: Làn sóng E-learning thứ nhất


Khi công nghệ Web được phát minh: Người thầy thông thái đã dần

lộ qua phương tiện: E-mail,Intranet với text,ảnh đơn giản,..


Đào tạo nhờ công nghệ WEB với hình ảnh chuyển động tốc độ thấp

đã được triển khai trên diện rộng.
Có thể thấy ở giai đoạn này: Người học đã trở thành trung tâm

Giai đoạn 2000-2005: Làn sóng E-learning thứ hai.


Thông qua Web giáo viên có thể kết hợp hướng dẫn trực tuyến

(hình ảnh, âm thanh, các công cụ trình diễn) tới mọi người học.


Học viên có thể trao đổi với giáo viên và học viên qua mail, diễn

đàn, char, hội thảo trưc tuyến…


....

Với hình thức này thì:


Nâng cao chất lượng, hiệu quả cao trong dịch vụ đào tạo



Cho phép đa dạng hoá các môi trường học tập.



Giá thành rẻ, phù hợp với nền kinh tế tri thức.

7



1.1.3. E-learning có những khác biệt gì so với đào tạo truyền thống?
E-learning khác với đào tạo truyền thống ở ba điểm sau:
- Không bị giới hạn bởi không gian và thời gian: một khoá họcE-learning
được chuyển tải qua một máy tính tới cho người học, điều này cho phép các học
viên có thể linh hoạt lựa chọn khóa học như một modem di động chạy pin trên
một bãi biển
- Tính linh hoạt: Một khoá học E-learning được phục vụ theo nhu cầu
người học, chứ không nhất thiết phải bám theo một thời gian biểu cố định. Vì thế
người học có thể lựa chọn, tham gia khoá học tuỳ theo hoàn cảnh của mình.
- Truy nhập ngẫu nhiên: Bảng danh mục bài giảng sẽ giúp cho phép học
viên lựa chọn phần bài giảng, tài liệu một cách tuỳ ý theo trình độ kiến thức và
điều kiện truy nhập mạng của mình. Học viên tự tìm ra các kĩ năng riêng cho
mình với sự giúp đỡ của những tài liệu trực tuyến.
Tất nhiên cũng có một số cách học khác. Ví dụ như, các lớp thông qua
trang web dùng phần mềm hội thảo video trên mạng và các phần mềm khác cho
phép các học viên từ xa tham gia một khoá học trên lớp học truyền thống. Một số
khoá học trên trang web theo yêu cầu có giảng viên (hoặc người hướng dẫn)
tương tác thường xuyên với từng học viên hoặc các nhóm học viên
1.1.4.Có nên chuyển sang E-learning hay không?
Trước khi lưu giữ các slide của giảng viên dưới dạng HTML và số hoá lời
giảng, chúng ta nên cân nhắc chi phí và lợi ích của việc chuyển đổi này. Để làm
điều đó, cần phải xem xét quan điểm của cả hai phía: phía cơ sở đào tạo và phía
người học, học bằng E-learning có nhiều ích lợi hơn so với bất lợi, thì việc
chuyển đổi sang học E-learning có thể là một phương pháp hữu hiệu.
a. Quan điểm cơ sở đào tạo
Cơ sở đào tạo là một tổ chức thiết kế và cung cấp các khóa học trực tuyến
E-learning. Hãy so sánh ưu và nhược điểm đối với cơ sở đào tạo khi chuyển đổi
các khoá học truyền thống sang khoá học E-learning.


8


Ưu điểm

Nhược điểm

- Giảm chi phí đào tạo. Sau khi - Chi phí phát triển một khoá học lớn. Việc
đã phát triển xong, một khoá học học qua mạng còn mới mẻ và cần có các
E-learning có thể dạy 1000 học chuyên viên kỹ thuật để thiết kế khoá học.
viên với chi phí chỉ cao hơn một Triển khai một lớp học E-learning có thể tốn
chút so với tổ chức đào tạo cho gấp 4-10 lần so với một khoá học thông
20 học viên.
- Rút ngắn thời gian đào tạo.
Việc học trên mạng có thể đào
tạo cấp tốc cho một lượng lớn
học viên mà không bị giới hạn
bởi số lượng giảng viên hướng
dẫn hoặc lớp học.

thường với nội dung tương đương.
- Yêu cầu kỹ năng mới. Những người có khả
năng giảng dạy tốt trên lớp chưa chắc đã có
trình độ thiết kế khóa học trên mạng. Phía cơ
sở đào tạo có thể phải đào tạo lại một số giảng
viên và tìm việc mới cho số còn lại.

- Cần ít phương tiện hơn. Các - Lợi ích của việc học trên mạng vẫn chưa
máy chủ và phần mềm cần thiết được khẳng định. Các học viên đã hiểu được
cho việc học trên mạng có chi giá trị của việc học 3 ngày trên lớp có thể vẫn

phí rẻ hơn rất nhiều so với phòng ngần ngại khi bỏ ra một chi phí tương đương
học, bảng, bàn ghế, và các cơ sở cho một khoá học trên mạng thậm chí còn hiệu
vật chất khác.

quả hơn.
- Đòi hỏi phải thiết kế lại chương trình đào

- Giảng viên và học viên không
phải đi lại nhiều.

tạo. Việc các học viên không có các kết nối tốc
độ cao đòi hỏi phía đào tạo phải luôn xây dựng
lại các khoá học để khắc phục những hạn chế
đó.

- Tổng hợp được kiến thức.
Việc học trên mạng có thể giúp
học viên nắm bắt được kiến thức
của giảng viên, dễ dàng sàng lọc,
và tái sử dụng chúng.

9


b. Quan điểm người học
Cá nhân hoặc tổ chức tham gia các khoá học E-learning trên mạng chắc
chắn sẽ thấy việc đào tạo này xứng đáng với thời gian và số tiền họ bỏ ra. Bảng
dưới đây sẽ so sánh thuận lợi và khó khăn đối với học viên khi họ chuyển đổi
việc học tập theo phương pháp truyền thống sang học tập bằng E-learning.
Ưu điểm


Nhược điểm

- Có thể học bất cứ lúc nào, tại bất kỳ nơi
đâu

- Kỹ thuật phức tạp. Trước khi có thể
bắt đầu khoá học, họ phải thông thạo
các kỹ năng mới.

- Không phải đi lại nhiều và không phải - Chi phí kỹ thuật cao: Để tham gia
nghỉ việc. Học viên có thể tiết kiệm chi học trên mạng, học viên phải cài đặt
phí đi lại tới nơi học. Đồng thời, họ có Turbo trên máy tính của mình, tải và
thể dễ dàng điều chỉnh thời gian học phù cài đặt các chức năng Plug-ins, và kết
hợp với thời gian làm việc của mình.

nối vào mạng.

- Có thể tự quyết định việc học của mình.
Học viên chỉ học những gì mà họ cần.

- Việc học có thể buồn tẻ. Một số học
viên sẽ cảm thấy thiếu quan hệ bạn bè
và sự tiếp xúc trên lớp.

- Khả năng truy cập được nâng cao. Việc - Yêu cầu ý thức cá nhân cao hơn:
tiếp cận những khoá học trên mạng được Việc học qua mạng yêu cầu bản thân
thiết kế hợp lý sẽ dễ dàng hơn đối với học viên phải có trách nhiệm hơn đối
những người không có khả năng nghe, với việc học của chính họ. Một số
nhìn; những người học ngoại ngữ hai; và người sẽ cảm thấy khó khăn trong việc

những người không có khả năng học như tạo ra cho mình một lịch học cố định.
người bị mắc chứng khó đọc.

Những thuận lợi và khó khăn trên là không tránh khỏi. Với việc chuẩn bị
tốt, học viên có thể khắc phục được hầu hết các khó khăn. Nếu chuẩn bị không
tốt và việc tổ chức đào tạo bằng E-learning của cơ sở đào tạo chưa được kỹ càng
thì học viên sẽ không thấy được những thuận lợi của những khoá học trên mạng.

10


Ví dụ: nếu những bài học không được bố cục rõ ràng và định hướng cụ thể thì
việc tự học sẽ không hứa hẹn điều gì cả. Ngược lại, học viên có thể khắc phục
được sự buồn tẻ của việc học trực tuyến bằng cách thảo luận hoặc chat với giảng
viên và bạn học qua mạng.
1.2. Các vấn đề trong xây dựng và triển khai E – Learning
1.2.1. Nên lựa chọn E – Learning như thế nào?
Không có câu trả lời ngắn gọn nào khác, ngoài việc trước khi bắt tay vào
xây dựng một chương trình đào tạo nào đó, chúng ta cần phân tích nhu cầu, khảo
sát hiện trạng, để biết rõ những thứ mà hiện tại chúng ta đang cần và những
nguồn tư liệu để đáp ứng những nhu cầu đó. Sau đó nên vạch ra những kế hoạch
để đảm bảo thỏa mãn những nhu cầu này trong hiện tại và tương lai. Nếu một
đơn vị không có phòng đào tạo riêng thì đơn vị đó nên để các nhà tư vấn đào tạo
chuyên nghiệp hỗ trợ trong vấn đề này.
Các đơn vị thường chọn những con đường dễ dàng cho mình và bỏ qua
hai bước trên, họ sẽ không nhận được trọn vẹn giá trị số tiền mà họ đã chi trả cho
việc đào tạo. Điều này càng đúng khi triển khai E – Learning, do đó trước khi
triển khai E – Learning cần phải:
- Phân tích nhu cầu.
- Có kế hoạch đào tạo rõ ràng cho mỗi khóa học.

- Cung cấp cơ sở hạ tầng cần thiết cho hình thức đào tạo E – Learning đã
chọn.
- Thông báo khóa học và cung cấp thông tin hướng dẫn.
- Dành thời gian cho đào tạo.
- Đảm bảo hỗ trợ có bài giảng và tài liệu tham khảo.
- Giám sát tiến độ của học viên và ghi nhận những kết quả mà học viên
đạt được.
1.2.2. Những công việc cần thiết cho việc triển khai E – Learning
a.Xác định phần cứng cho người sử dụng
Thông thường phần cứng để người sử dụng tham gia một khóa học
e – learning bao gồm:

11


Một máy tính đủ nhanh để thao tác với chương trình đào tạo.
Một card âm thanh có thể phát các tệp âm thanh mà chương trình đào tạo
sử dụng để chuyển tải thông tin.
Một kết nối mạng, có thể kết nối trực tiếp vào máy chủ của công ty hoặc
thông qua modem để truy cập internet.
b.Phần mềm cho người sử dụng
Thông thường thì một trình duyệt web là đủ. Bất cứ một chương trình đi
kèm trình duyệt nào hay các điều khiển cần thiết cho chương trình đào tạo cụ thể.
Ví dụ: Phát tệp âm thanh hoặc trình diễn các tệp video…
c. Nhóm xây dựng và triển khai E – learning
Nhóm xây dựng và triển khai e – learning gồm có:
Một chuyên gia quản lý dự án có khả năng làm nhiều loại công việc và
nhiều người khác nhau.
Một chuyên gia thiết kế tri thức.
Một lập trình viên chuyên nghiệp.

Một họa sĩ đồ họa.
Một webmaster để duy trì đào tạo trên máy chủ.
Tất nhiên là một người sử dụng có thể có một hoặc nhiều khả năng ở trên
hoặc thậm chí là có thể làm tất cả. Vấn đề là phải biết những người đó như thế
nào cũng như những khả năng của họ.
d. Đa phương tiện sử dụng cho E – learning
Đa phương tiện sử dụng trên web đang phát triển phổ biến với các ngôn
ngữ như java và các chương trình đi kèm cho các công cụ như shockwave.
e. Đa phương tiện sử dụng trong tương lai cho E – learning
Các công nghệ tiên tiến hiện nay đang đem lại băng thông nhiều hơn, các
kỹ thuật nén tốt hơn phục vụ cho việc tải các tệp âm thanh cũng như các đoạn
phim trình diễn bài học. Đa phương tiện triển khai trong các mạng nội bộ
(Intranet) và mạng internet công cộng ngày càng trở thành hiện thực.

12


f. Chuyển đổi CBT(Computer Based Training) sang E – learning
Các công cụ authoring, Producer… phần lớn tạo ra cả hai phiên bản của
chương trình đào tạo, một phiên bản độc lập và một phiên bản cho web, phụ
thuộc vào công nghệ nào mà bạn sử dụng mà bạn có thể tạo ra một chương trình
CBT trước đó, sau đó bạn có thể chuyển đổi tất cả để chuyển tải trên web.
g. Ngôn ngữ để xây dựng các chương trình trên web
Mặc dù bạn phải có sự hiểu biết tương đối về web, nhưng không có nghĩa
là bạn phải học những ngôn ngữ lập trình phức tạp. Nói chung trước tiên bạn nên
làm quen với HTML, mặc dù sẽ không phải là bắt buộc, nếu bạn đang sử dụng
chương trình soạn thảo HTML, ví dụ Microsoft Fontpage, đây là chương trình
soạn thảo cho phép tạo ra các trang web mặc dù bạn không biết về HTML. Các
chương trình xây dựng e – learning hầu như đều có tính năng giống nhau, nếu
bạn phát triển và triển khai các chương trình đào tạo trên CD_ROM hoặc trên

web. Ngoài ra còn một số công cụ trực quan “hướng đối tượng” để lập trình Java,
ví dụ Jamba của Amitech và Visual cafe của Symantec.
h. Ngôn ngữ lập trình Java
Java là một ngôn ngữ lập trình cho phép các nhà phát triển tạo ra các ứng
dụng nhỏ gọi là applet. Chúng thích hợp để xử lý những khía cạnh cụ thể của một
chương trình e – learning. Ví dụ như các giao tiếp có tình tương tác cao.
i. Có cần sử dụng AdobeAcrobat không?
Acrobat được sử dụng khi các tài liệu hiện có cần được hiển thị trên màn
hình hay được tải về có khuôn dạng tương tự như chúng xuất hiện. Acrobat giữ
lại các tệp hình ảnh cũng như các Font của tài liệu, vì vậy nó luôn thể hiện được
chính xác trên màn hình. Một tệp Acrobat có thể có các siêu liên kết trong và
giữa tài liệu. HTML có các chức năng tương tự và lại thường dễ sử dụng hơn.
j. Các hệ thống xây dựng E – learning
Các hệ thống, các chương trình, công cụ hay được sử dụng để xây dựng và
triển khai các khóa học e – learning bao gồm: Producer, Authoware, TollBook,
IconAuthor, Quest, IBTAuthor và nhiều công cụ khác, hầu hết đều có các thành
phần đào tạo đi kèm. Nếu bạn muốn bắt đầu với một chương trình đơn giản, một

13


trình soạn thảo HTML hay chương trình trình bày web thì Claris, Microsoft
Fontpage… đều có thể sử dụng được.
k. Tốc độ kết nối để truy cập E-learning có hiệu quả
Nếu chương trình của bạn có sử dụng hình ảnh động, các tệp âm thanh,
các tệp chứa các đoạn phim đào tạo thì kết nối phải nhanh nhất nếu có thể. Đối
với những nguời sử dụng trong văn phòng hay ở nơi làm việc thì tốc độ phải là
33,6 Kbps hoặc 56Kbps.
Nếu chương trình đào tạo chỉ sử dụng một số hình ảnh minh họa, không
âm thanh, không đoạn phim đào tạo thì tốc độ kết nối tối thiểu có thể chấp nhận

được là 28,8 Kbps.
l. Sử dụng Web server để đào tạo trên mạng Internet
Một máy chủ web được sử dụng để chứa chương trình đào tạo cho những
người tham gia. Bạn nên để một phòng chuyên trách công nghệ thông tin (IT)
hay một nhà cung cấp dịch vụ Internet và Intranet duy trì máy chủ này.
m. Đưa các khóa học lên Internet và Intranet
Sau khi đưa chương trình cùng với các tệp liên quan lên máy chủ của
mình, bạn phải kiểm tra để đảm bảo rằng nó đã làm việc suôn sẻ, hãy tham khảo
người quản trị mạng Webmaster hay ISP về cách đưa các tệp lên website. Tiếp
theo của bước triển khai này là vấn đề tiếp thị các khóa học trực tuyến của bạn,
làm sao để thu hút được nhiều người tham gia.
n. Trả tiền khóa học qua mạng Internet
Hình thức thanh toán hay được sử dụng nhiều nhất là thanh toán bằng thẻ
tín dụng chỉ cần nhập mật khẩu, số thẻ tín dụng là hệ thống sẽ cho phép bạn tham
gia khóa học trực tuyến nếu giao dịch thanh toán được xử lý. Hiện nay, việc bảo
mật và an ninh trong thanh toán qua mạng Internet là rất tốt, khác xa những điều
mà người ta thường nghĩ về sự không an toàn của nó. Đối với những chương
trình chạy trên mạng nội bộ, phần mềm đăng ký khóa học có thể tự động gửi
thanh toán tới phòng thu tiền.

14


o. An toàn (Virut, Hackers,…)
Các mạng nội bộ phải được bảo vệ bằng bức tường lửa để chống lại các
tin tặc. Phòng IT hay những người quản trị mạng phải sử dụng những chương
trình chống virut mới nhất. Những sự cố do virut hay tin tặc gây ra thường có tỷ
lệ phần trăm rất nhỏ khi trong quá trình triển khai E-learning.
p. Tiêu chuẩn đánh giá E-learning
Dưới đây là 9 tiêu chuẩn của Brandon Hall of frameawards với sự hỗ trợ

của brand-hall.com đưa ra:
-

Nội dung (content), chương trình có đủ, đúng số lượng và chất lượng

thông tin không?
-

Thiết kế, với cách thiết kế khoa học của bạn thì người dùng hay học

viên sẽ thực tập tham gia học tập hay không?
-

Tính tương tác: Học viên có khả năng tương tác hay không?

-

Sự định hướng:

+ Học viên có thể xác định được cách học của họ trong toàn bộ
chương trình.
+ Có các biểu tượng hay nhãn tương ứng, rõ ràng hay không để người
dùng hoặc cụ thể hơn học viên không phải đọc tài liệu quá nhiều để xác định các
lựa chọn của chương trình.
- Các thành phần kích thích: Liệu chương trình có hấp dẫn người sử dụng,
thúc đẩy người dùng tham gia sử dụng, thúc đẩy người dùng tham gia học tập.
- Sử dụng phương tiện: Chương trình có sử dụng các chương trình đồ họa
hiệu quả, các hình ảnh động, âm thanh, các đoạn video.
- Đánh giá : Bạn có một kiểu đánh giá không, ví dụ như:
+ Kết thúc học phần, từng phần của khóa học?

+ Có bài kiểm tra cuối kì?
-

Tính thẩm mỹ: Chương trình có lôi cuốn không?

- Theo dõi kết qủa: Liệu có khả năng ghi lại cũng như theo dõi kết quả
của học viên, thời gian hoàn thành khóa học, điểm cuối kì? Sau đó là dữ liệu có
được tự động chuyển tới người quản lý hay không?

15


Sau khi tìm hiểu các vấn đề về triển khai và xây dựng E-learning, một câu
hỏi được đặt ra là liệu phần mềm của chúng ta xây dựng có thể chạy trên các môi
trường khác nhau hay không? Có thể sử dụng các trình soạn thảo khác nhau hay
không? Có thể tích hợp được với các phần mềm khác hay không?
Muốn như vậy thì tất yếu việc thiết kế phải tuân thủ một quy chuẩn nào đó
đã được thế giới hay các tổ chức danh tiếng đề ra. Và sau đây chúng ta sẽ đi tìm
đôi chút về một số chuẩn.
1.3. Một số chuẩn trong E-learning
ISO đã định nghĩa chuẩn như sau: “Chuẩn là các thỏa thuận trên văn bản
chứa các đặc tả kỹ thuật hoặc các tiêu chí chính xác khác được sử dụng một cách
thống nhất như các luật, các chỉ dẫn, hoặc các định nghĩa của các đặc trưng, để
đảm bảo rằng các vật liệu, các sản phẩm, quá trình và phục vụ phù hợp với mục
đích của chúng”.
E-learning cũng có các chuẩn. Trong đó một số chuẩn tiêu biểu như:
SCORM, ISM Content Packaging, IMS Accessibility, IMS Digital Repositories
và AICC đang thu hút được sự chú ý rất lớn.
Đối với những người làm việc trong lĩnh vực E-learning, các chuẩn Elearning có vai trò rất quan trọng. Không có chuẩn E-learning chúng ta không có
khả năng trao đổi với nhau và không có khả năng sử dụng lại các đối tượng học

tập. Nhờ có chuẩn, toàn bộ thị trường E-learning (người bán công cụ, khách
hàng, người phát triển nội dung) sẽ tìm được tiếng nói chung, hợp tác với nhau cả
về mặt kỹ thuật và mặt phương pháp.
Trong một buổi trình bày tại Techlearn, WayneHodgins đã khẳng định
chuẩn E-learning có thể giúp chúng ta giải quyết được những vấn đề sau:
-

Khả năng truy cập được: Truy cập được nội dung học tập từ một nơi

xa và phân bố cho nhiều người khác.
-

Tính khả chuyển: Sử dụng được nội dung học tập mà phát triển tại một

nơi, bằng nhiều công cụ và nền khác nhau tại nhiều nơi và hệ thống khác nhau.
-

Tính thích ứng: Đưa nội dung và phương pháp đào tạo phù hợp với

từng tình huống và từng các nhân.

16


-

Tính sử dụng lại: Một nội dung học tập được tạo ra có thể sử dụng ở

nhiều lĩnh vực khác nhau.
-


Tính bền vững: Vẫn có thể sử dụng lại các nội dung học tập khi công

nghệ thay đổi, mà không phải thiết kế lại.
-

Tính giảm chi phí: Tăng hiệu quả học tập rõ rệt trong khi giảm thời

gian và chi phí.
Trong lĩnh vực E-learning thường sử dụng bốn nhóm chuẩn sau:
-

Các chuẩn cho phép các cua học tạo bởi công cụ khác nhau bởi nhà

sản xuất khác nhau thành các gói nội dung (Packages) được gọi là chuẩn đóng
gói (Packaging standarts). Các chuẩn này cho phép hệ thống quản lý nhập và sử
dụng các cua học khác nhau.
-

Nhóm chuẩn thứ hai cho phép các hệ thống đào tạo hiển thị từng bài

học đơn lẻ. Hơn nữa có thể theo dõi được kết quả kiểm tra của học viên. Những
chuẩn này được gọi là các chuẩn trao đổi thông tin (Communication standarts),
chúng quy định đối tượng học tập và hệ thống quản lý thông tin với nhau như thế
nào.
-

Nhóm chuẩn thứ ba quy định cách làm các nhà sản xuất nội dung có

thể mô tả các cua học và các modul của mình để các hệ thống có thể tìm kiếm và

phân loại được khi cần thiết.
-

Nhóm chuẩn thứ tư nói đến chất lượng của các modul và các cua học,

chúng được gọi là chuẩn chất lượng (quality standarts), kiểm soát toàn bộ quá
trình thiết kế các cua học cũng như khả năng hỗ trợ của cua học với những người
tàn tật.
Các loại chuẩn trên cùng nhau đóng góp tạo ra các giải pháp E-learning có
chi phí thấp, hiệu quả, và mang lại sự thoải mái cho mọi người sử dụng Elearning.
Giới thiệu một số chuẩn trong E-learning
1.3.1. Chuẩn đóng gói
Đây là các chuẩn cho phép ghép các cua học, tạo bởi công cụ khác nhau
bởi nhà sản xuất khác nhau thành các gói nội dung khác nhau (Pakages), hay

17


chính là cách ghép nhiều đơn vị nội dung khác nhau thành một nội dung duy
nhất.Các đơn vị nội dung có thể là: Các cua học, các file HTML, ảnh,
Multimedia, Stylesheet, và mọi thứ khác ngay cả những icon nhỏ nhất.
Chuẩn đóng gói gồm thông tin mô tả tổ chức của một cua học hoặc modul
sao cho có thể nhập được hệ thống quản lý và hệ thống quản lý có thể hiển thị
một menu mô tả cấu trúc của cua học và học viên có thể dựa trên menu đó, và
các kỹ thuật hỗ trợ chuyển các cua học hoặc modul từ hệ thống quản lý này sang
hệ thống quản lý khác, mà không phải cấu trúc lại nội dung bên trong.
Hiện nay trên thị trường có một số chuẩn đóng gói như: AICC, IMS,
Global conrtiun, SCORM, trong đó đáng chú ý nhất là chuẩn SCORM.
1.3.2. Chuẩn trao đổi
Là chuẩn xác định một ngôn ngữ mà con người hoặc sự vật có thể trao đổi

thông tin với nhau. Trong E-learning các chuẩn trao đổi thông tin xác định một
ngôn ngữ mà hệ thống quản lý đào tạo có thể trao đổi thông tin được với các
modul.
1.3.3. Chuẩn metadata
Hãy tưởng tượng xem bạn muốn tìm xem một cuốn sách trên giá đầy sách
mà mỗi cuốn sách không có tiêu đề được in trên gáy.Bạn cũng gặp phải điều này
trong một thế giới không có metadata.
Metadata là dữ liệu về dữ liệu, các chuẩn metadata cung cấp các cách mô
tả modul E- learning mà các học viên và những người soạn bài giảng có thể tìm
thấy modul họ cần, mục đích chính là giúp cho việc phát hiện, tìm kiếm được dễ
dàng hơn.
Chuẩn metadata giúp nội dung E-learning hữu ích hơn đối với người bán,
người mua, học viên và người thiết kế. Metadata cung cấp các cách thức chuẩn
mực để mô tả các lớp học, các bài, các chủ đề về media, những mô tả đó sẽ được
dich ra thành các catalog hỗ trợ cho việc tìm kiếm được nhanh chóng, dễ dàng.
Với metadata bạn có thể thực hiện các tìm kiếm phức tạp, bạn không bị
giới hạn tìm kiếm theo các từ đơn giản, bạn có thể tìm kiếm các lớp học với các
ngôn ngữ khác nhau mà không bị giới hạn nơi chốn và thời gian.

18


Metadata cho phép phân loại các lớp học, bài học, các modul khác.
Metadata giúp người soạn bài tìm nội dung họ cần và sử dụng lại hay hơn là phát
triển lại từ đầu.
1.3.4. Chuẩn chất lượng
Các chuẩn chất lượng đảm bảo rằng nội dung của bạn có thể dùng được,
học viên dễ học và dễ dùng nội dung mà bạn tạo ra. Nếu các chuẩn chất lượng
không được đảm bảo thì bạn có thể mất học viên ngay từ những lần học đầu tiên.
Các chuẩn chất lượng đảm bảo các đối tượng học tập không chỉ sử dụng

lại được ngay từ những lần học đầu tiên mà còn sử dụng lại lâu dài, mạng lại hiệu
quả cao.
1.3.5. Các chuẩn thiết kế
Chuẩn thiết kế chình cho E-learning là chuẩn E-learning Certification
Standart của ASTD. Chuẩn này chứng nhận các lớp học E- learning tuân theo
một số chuẩn nhất định như thiết kế giao diện, tương thích với các hệ điều hành
và các công cụ chuẩn, chất lượng sản xuất và thiết kế giảng dậy.
1.3.6. Các chuẩn về tính truy cập được (Accessibility Standarts)
Các chuẩn này liên quan tới vấn đề là làm như thế nào để công nghệ thông
tin có thể truy cập được với những người tàn tật, chẳng hạn như những người
hỏng mắt, nghe kém, không có sự kết hợp tốt giữa mắt và tai, không đọc được.
Hiện tại không có các chuẩn dành riêng cho E-learning, tuy nhiên E-learning có
thể tận dụng được các chuẩn dùng trong công nghệ thông tin và nội dung web.
1.3.7. Một số chuẩn khác
-

Chuẩn về các câu hỏi kiểm tra.

-

Các chuẩn viễn thông.
+ H.323 giúp tăng cường sự tương thích trong việc truyền hội thảo

bằng video thông qua mạng IP.
+ T.120 dùng cho các giao thức dữ liệu phục vụ cho việc hội thảo
media. Nó bao gồm tài liệu hội thảo và phần chia sẻ các ứng dụng của các cuộc
gặp trực tuyến (onlines meeting).

19



-

Các chuẩn media như:
+ CSS (Cascading Stylesheet): Để kiểm soát giao diện bên ngoài

của các tranh HTML và XML.
+ SMIL (Sylchronized Multimedia Integration Language): Để tạo
các bài trình bày Multimedia.
+ GIF (Graphics Interchangefomat): Dùng cho đồ họa điểm.
+ MPEG (Moving pictureExperts Group): Phục vụ video.
1.4. Phát triển nội dung khoá học
Để phát triển một khoá học E-learning, cần phải song song giải quyết các
vấn đề như hạ tầng phần cứng, nhân lực, giảng viên… và điều tối quan trọng là
phải có nội dung các khoá học E-learning, một thứ “hàng hoá” trong môi trường
đào tạo của xã hội Internet.
Các cơ sở đào tạo E-learning có thể sử dụng một trong ba cách dưới đây
để phát triển các khoá học E-learning cho mình.
1.4.1. Xây dựng mới toàn bộ
Bao gồm cả việc xây dựng từ đầu các bài giảng truyền thống, sau đó bắt
đầu chuyển sang giai đoạn chuyển đổi học liệu. Các công việc này có thể bao
gồm :
- Thiết kế kịch bản (giáo án, đề cương)
- Xây dựng các trang hình (hình ảnh tĩnh /động, trang text)
- Xây dựng các đoạn phim (video clip)
- Xây dựng các đoạn âm thanh (audio clip)
- Tích hợp các trang màn hình (tích hợp các học liệu thành bài giảng hoàn
chỉnh)
- Phát triển multimedia (kết hợp với truyền thông đa phương tiện)
Mỗi quá trình đều cần phải có đội ngũ nhân lực có tính chuyên nghiệp cao

và những công cụ phù hợp.
1.4.2. Mua sản phẩm đã thương mại hoá hoặc đặt hàng
- Mua một khoá học hoặc một chương trình đào tạo với số lượng người
dùng nhất định, rồi cài đặt tại cơ sở của đơn vị mua.

20


Đặt hàng một hãng đã có sản phẩm thương mại hoặc thuê khoán một
đơn vị sản xuất một chương trình đào tạo theo đơn đặt hàng.
1.4.3. Mua lại ý tưởng và chuyển nội dung khoá học cho phù hợp với yêu cầu
đào tạo.
- Đối với một khoá học E-learning, việc thiết kế kịch bản là công việc
tương đối khó khăn. Nó đòi hỏi tính chuyên môn cao về mặt nội dung, vừa đòi
hỏi tính kỹ thuật. Vì vậy chúng ta có thể mua chương trình E-learning theo chủ
đề có sẵn bằng cách :
- Đăng ký theo học trên mạng (học trực tuyến)
- Đăng ký mua sản phẩm đào tạo cho một user.
Trên cơ sở nội dung các khoá học đã được biết, chúng ta có thể học cách
làm và làm lại bằng cách tạo mới hoặc chuyển đổi cho phù hợp với yêu cầu của
chúng ta. Với cách này ta có thể giảm được thời gian và chi phí hơn nhiều so với
việc xây dựng lại từ đầu.
Đào tạo từ xa được xem là một mô hình giáo dục trong kỷ nguyên thông
tin, trong đó E-learning đang được đánh giá là có nhiều ưu thế nhất trong những
giải pháp triển khai đào tạo từ xa. Chính vì vậy việc tiếp tục nghiên cứu, tìm
hiểu, trao đổi thông tin và thống nhất nhận thức về E-learning để góp phần thúc
đẩy sự phát triển E-learning là một việc làm cần thiết cấp bách.

21



CHƯƠNG 2
PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HỆ THỐNG HỌC TRỰC TUYẾN
( E – LEARNING )
2.1. Khảo sát mô hình học tập E-learning tại Việt Nam
Khi mà thời kỳ công nghệ thông tin còn chưa mấy ai biết đến, thì việc sử
dụng những lợi ích trên Internet còn là vấn đề hết sức mới mẻ và khó khăn không
chỉ riêng nước ta mà còn rất nhiều nước khác trên thế giới. Cùng với thời gian
con người dần dần nhận thức được tầm quan trọng của mạng máy tính và những
tính năng mà mạng máy tính đem lại. Ví dụ như : Con người trước đây muốn trao
đổi thông tin cho nhau bằng hình thức gửi thư, cũng mất khá nhiều thời gian cho
việc vận chuyển, bởi cần phải trải qua rất nhiều công đoạn mới tới tay người
nhận. Nhưng nay, cùng với sự hỗ trợ của mạng máy tính dưới dạng thư điện tử,
thì công việc đó trở nên cực kì đơn giản, dễ dàng, nhanh chóng. Ngồi ở nhà hay
cơ quan với hệ thống máy tính đã được kết nối Internet, bạn có thể học tập, trao
đổi trực tiếp với tổ chức hay cá nhân nào đó cũng đang tham gia vào mạng máy
tính và bạn sẽ nhận được thông tin phản hồi một cách nhanh chóng, chính xác và
thuận tiện. Chỉ bằng một minh chứng nhỏ đó thôi ta cũng có thể nhận thấy rằng
mạng máy tính là một môi trường hết sức thuận lợi cho nhu cầu của cuộc sống,
học tập, lao động, sản xuất của con người hiện nay. Chính vì vậy để nắm bắt
được những tri thức mới nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của đơn vị, doanh
nghiệp thì một trong những vấn đề được ưu tiên hàng đầu hiện nay là đào tạo,
đào tạo liên tục.
Với hình thức đào tạo truyền thống như nước ta hiện nay thì không ít
người học sẽ không có đủ điều kiện để tham gia học tập. Vì nếu học viên muốn
tham gia khóa đào tạo nào đó thì trước hết phải đến cơ sở đào tạo để đăng ký,
nếu lớp học mà học viên đăng ký chưa đủ số lượng học viên để tổ chức thì lớp
học phải đợi cho đến khi nào đủ số lượng học viên mới tổ chức được lớp học.
Ngoài ra, học viên còn phải học theo một thời khóa biểu nhất định, cứng nhắc
chính vì thế làm cho thời gian làm việc của học viên hoàn toàn bị động và như


22


vậy công việc của học viên đó sẽ tiến triển rất chậm, làm ảnh hưởng trực tiếp đến
hiệu quả hoạt động của đơn vị mà học viên đó công tác.
Để giải quyết vấn đề đó thì việc tìm kiếm hình thức đào tạo phù hợp với
những yêu cầu mới rõ ràng là một việc vô cùng cần thiết. Chính vì vậy mà khái
niệm E-learning hay gọi nôm na bằng tiếng Việt là học tập điện tử, học tập trực
tuyến hay là học tập trên mạng ra đời. Và trong những năm gần đây E-learning
đã được nhiều trường đại học ở Việt Nam áp dụng như: Trường đại học Cần Thơ,
đại học Đà Nẵng, đại học mở TPHCM… Vì vậy việc áp dụng E-learning vào
Việt Nam chắc chắn sẽ phát triển rộng rãi trong một tương lai không xa.
2.2. Phát biểu bài toán
* Bài toán:
Một trường đại học, cao đẳng nào đó muốn đăng ký một hệ thống phần
mềm đào tạo từ xa để nâng cao hiệu quả học tập của sinh viên trong trường mình
hoặc những học viên có nhu cầu tham gia các khóa học. Trong đề tài đề cập đến
những trường đại học, cao đẳng giảng dạy các môn học chuyên ngành công nghệ
thông tin.
* Mục đích xây dựng hệ thống:
- Trình bày chương trình giảng dạy trên máy tính thông qua trình duyệt
wed
- Giảm chi phí đào tạo: Sau khi đã phát triển xong, một khoá học ELearning có thể dạy 1000 học viên với chi phí chỉ cao hơn một chút so với tổ
chức đào tạo cho 20 học viên.
- Rút ngắn thời gian đào tạo: Việc học trên mạng có thể đào tạo cấp tốc
cho một lượng lớn học viên mà không bị giới hạn bởi số lượng giảng viên hướng
dẫn hoặc lớp học
- Cần ít phương tiện hơn: Các máy chủ và phần mềm cần thiết cho việc
học trên mạng có chi phí rẻ hơn rất nhiều so với phòng học, bảng, bàn ghế, và

các cơ sở vật chất khác.
- Giảng viên và học viên không phải đi lại nhiều.

23


- Tổng hợp được kiến thức: Việc học trên mạng có thể giúp học viên nắm
bắt được kiến thức của giảng viên, dễ dàng sàng lọc, và tái sử dụng chúng.

- Có thể học bất cứ lúc nào, tại bất kỳ nơi đâu
- Có thể tự quyết định việc học của mình: Học viên chỉ học những gì mà
họ cần.
- Khả năng truy cập được nâng cao: Việc tiếp cận những khoá học trên
mạng được thiết kế hợp lý sẽ dễ dàng hơn đối với những người không có khả
năng nghe, nhìn; những người học ngoại ngữ hai; và những người không có khả
năng học như người bị mắc chứng khó đọc.
* Chức năng của hệ thống
- Quản lý các khoá học
- Cho phép người học có thể có được những tài liệu như bài giảng, bài tập,
câu hỏi, tiếp thu các bài học một cách tuần tự
- Hệ thống hỗ trợ chức năng đăng ký, kiểm tra đánh giá khả năng của
người học
- Hệ thống hỗ trợ môi trường giao tiếp như qua Email, Chat…
2.3. Phân tích, đặc tả yêu cầu của hệ thống
2.3.1. Các tác nhân:
- Student (Sinh viên): Là những người tham gia học các khoá học, được
hệ thống phục vụ
- Teacher (Giáo viên): Là những người tham gia giảng dạy
- SystemAdmin (Quản trị hệ thống): Là người chịu trách nhiệm quản lý
thông tin về sinh viên. Giáo viên, các khoá học, ...

2.3.2. Xác định các Use Case (UC): Dựa vào tác nhân
- Các UC của tác nhân Student: Register with system, login/out, register
to course, take course
- Các UC của tác nhân Teacher: register with system, login/out, add the
Lesson, add the question, upload the lesson.

24


- Các UC của tác nhân SystemAdmin: get list of all the students, get list
of all teachers, get list of courses, add/update course detail, add/update student
information, add/update teacher information
2.3.3. Đặc tả các UC:
a. UC Register with system (đăng ký vơi hệ thống):
+ Tác nhân: Student, Teacher
+ Mô tả: Đây là UC cho phép giáo viên, học viên tạo một tài khoản
mới để có thể đăng nhập vào hệ thống khi muốn tham gia giảng dậy, học tập.
+ Biểu đồ cộng tác:
:Person

8: Them Hoc vien or Giao vien
1: Lua chon dang ki

7: Them ban ghi moi

:WBLS

: Persons

2: Hien thi Form dang ki

6: Lay thong tin
9: Thong bao thanh cong va gui mail cho tac nhan

4: Nhap thong tin

3: Yeu cau nhap thong tin
10: Vao Mail de kich hoat tai khoan
5: Kiem tra thong tin

:Form
Dang ki

Hình 2.1: Biểu đồ cộng tác của UC đăng ký với hệ thống

25

:Login
record


×