Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

CÔNG NGHỆ LÊN MEN MEETAN KẾT HỢP PHÁT ĐIỆN – GIẢI PHÁP XỬ LÝ RÁC CHO CÁC ĐÔ THỊ LƠN, GÓP PHẦN KÌM HÃM BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (166.37 KB, 4 trang )

CÔNG NGHỆ LÊN MEN MEETAN KẾT HỢP PHÁT ĐIỆN – GIẢI PHÁP XỬ LÝ RÁC CHO CÁC ĐÔ THỊ
LƠN, GÓP PHẦN KÌM HÃM BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
Chất thải rắn luôn là vấn đề bức xúc của bất kỳ đô thị phát triển nào ở VN cũng như trên thế giới, lượng rác thải
với nguồn phát sinh đa dạng và đang ngày càng gia tăng theo đà phát triển dân số và mức sống của người dân.
Hiện nay tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt đô thị phát sinh trên toàn quốc ước tính khoảng 21.500 tấn/ ngày, ở
khu vực nông thôn khoảng 30.000 tấn/ ngày và căn cứ số liệu dự báo của Bộ Tài Nguyên và Môi trường đến
năm 2015 – 2020 khối lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh sẽ cao gấp 2- 3 lần so với hiện nay.
Việc thu gom và xử lý rác thải đang chiếm 1 phần đáng kể trong ngân sách nhà nước. nếu công tác quản lý và
xử lý chất thải rắn không hiệu quả gây mất mỹ quan đô thị, tác động đến du lịch văn hóa, ảnh hưởng chất lượng
cuộc sống. thêm vào đó chất nguy hại không được phân loại riêng, chưa trải qua bất kỳ khâu xử lý nào mà trộn
chung và chôn lấp gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng dẫn đến suy thoái môi trường.
I.

Hiện trạng các công nghệ xử lý CTR ĐT tại Việt Nam

Hiện nay ở Việt Nam phương pháp xử lý CTRĐT chủ đạo vẫn là chôn lấp với khoảng 85 –90% đô thị
đang áp dụng chôn lấp và hầu hết các BCL ở nước ta đều ở quá tải so với công suất tiếp nhận.Việc
chiếm nhiều quỹ đất để chôn lấp cũng như khó kiểm soát vấn đề ô nhiễm môi trường trong quá trình
vận hành, đặc biệt làm gia tăng phát sinh mêtan - một loại khí nhà kính gây ra biến đổi khí hậu. Thực
tế tại Thành Phố Hồ Chí Minh từ bãi chôn lấp Phước Hiệp, Củ Chi của công ty Môi Trường đô thị
đến bãi chôn lấp Đa Phước của công ty WWS, vấn đề mùi hôi phát tán luôn là vấn đề được người dân
quan tâm và phản ánh nhiều [1][5]. Bên cạnh đó chi phí xử lý nước rỉ rác từ bãi chôn lấp có nồng độ ô
nhiễm cao tốn rất nhiều chi phí gặp khó khăn và phước tạp. Hình thức chế biến phân compost mới
đươc áp dụng ở nước ta khoảng 9% từ các đô thị với tổng công suất hiện tại khoảng 1.400 tấn/ngày.
Tuy nhiên qua khảo sát thực tế, hầu hết các mô hình nhà máy ủ phân compost đều đang ít nhiều gây ra
những tác động môi trường do trục trặc kỹ thuật, hệ thống thổi khí tiêu tốn nhiều năng lượng nhưng
thường xuyên bị tắc nghẽn ảnh hưởng đến quá trình phân hủy, phát sinh nhiều mùi hôi trong quá trình
vận hành. Nhiều công nghệ vẫn chưa phù hợp với rác Việt Nam lẫn nhiều tạp chất. Thêm trở ngại là
hiện nay phân compost chưa có thị trường tiêu thụ nên các nhà máy xử lý rác sản xuất compost ở nước
ta đều hoạt động không hiệu quả, phải gián đoạn, tạm dừng hay đóng cửa.
I.1 Công nghệ chôn lấp hợp vệ sinh



BCL hợp vệ sinh là giải pháp đơn giản và ít tốn kém nhất nhưng đó chỉ là bề ngoài vì phương pháp
này yêu cầu một diện tích đất rộng lớn, các lớp lót chống thấm đắt tiền để bảo vệ nguồn nước, các hệ
thống thu khí và xử lý nước thải… nên về lâu dài các BCL hợp vệ sinh với công nghệ hiện đại tốn kém
hơn rất nhiều so với những nhà máy chế biến sản xuất phân compost.
Bảng 1-1 Đánh giá hiện trạng một số bãi chôn lấp điển hình ở Việt Nam.
Tên
Địa điểm
Quymô
Côngsuất
Thông tin
chung - Hiện trạng
BCL
Sóc Sơn
83,5 ha
1.500
Nam Sơn
Hà Nội
tấn/ngày Nước rác tồn trữ rất cao trong khikhả năng xử lý
và sức chứa các hồ của hệ thống có giới hạn nên
khi mưa xuống phần nước rác dư này vẫn chảy rò
rỉ ra bên ngoài mang theo nhiều chất độc hại gây ô
nhiễm môi trường nghiêm trọng. Mùi hôi ở tiếp


nhận cũng ảnh hưởng đến dân cư trong vùng.
BCL

Liên Chiểu


Khánh
Sơn

Đà Nẵng

50 ha

400
tấn/ngày
Vốn đầu từ 2,8 triệu USD, thời gian hoạt động 15
năm. Mùi hôi của rác lan tỏa khắp nơi, ruồi muỗi
bùng phát, tình hình ô nhiễm môi trường tại địa
phường đang ở mức báo động cao. Hệ thống xử lý
nước rò rỉ không đạt hiệu quả nên hiện nay người
dân vẫn phải dùng nước ô nhiễm từ bãi rác cho các
sinh hoạt khác ngoại trừ ăn uống.

BCL

Tp Biên

15 ha

350
tấn/ngày

Hoà, Đồng Nai
Trảng Dài
Vốn đầu tư 58 tỷ VNĐ, thời gian họat động dự
kiến là 15 năm. Mùi hôi rác đặc quánh phát tán ra

xung quanh. Nước rác tích tụ trong hồ chứa và rò
rỉ ra bên ngoài theo mưa, tầng nước ngầm bị ô
nhiễm nghiêm trọng, nước có váng và vẩn đục ảnh
hưởng đến đời sống sinh họat của dân cư
BCL

TP. HCM

25 ha

2.000 –2.500
tấn/ngày

Gò Cát
Đã ngừng tiếp nhận rác từ tháng 8/2007 nhưng
hằng ngày lượng nước rỉ rác phát sinh vẫn vượt
quá khả năng xử lý của hệ thống hiện hữu. Ngoài
ra những trục trặc kỹ thuật khiến hiệu quả xử lý
thấp, mùi hôi phát sinh khiến người dân phản ứng
gay gắt. Tầng nước ngầm ngay cả ở độ sâu từ
40 –50m vẫn bị ô nhiễm trầm trọng.
BCL 1A

Củ Chi

43 ha

3.000 tấn/ngày

TP. HCM

Phước
Hiệp
Thường xuyên phải tiếp nhận khối lượng rác quá
tải so với công suất thiết kế (5.000 tấn/ngày). Do
áp dụng công nghệ xử lý nước rác không phù hợp
nên nước thải ra mặt kênh Thầy Cai sau xử lý vẫn
có màu đen và mùi hôi đặc trưng của nước rác.
Hầu hết các chỉ tiêu như BOD, COD, Coliform…
đều vượt tiêu chuẩn cho phép.
BCL
Đa Phước TP. HCM

128 ha

3.000 tấn/ngày


Tổng vốn đầu tư 107 triệu USD, chi phí xử lý 16,4
USD/tấn, thời gian hoạt động dự kiến 50 năm. Đã
bắt đầu tiếp nhận CTR từ tháng 7/2007 và vẫn
phát sinh mùi hôi trong quá trình vận hành gây ảnh
hưởng đến khu dân cư do một số hạng mục trong
khu xử lý vẫn chưa được hoàn thiện.
1.2 Sản xuất phân hữu cơ.
Qua phân tích thành phần CTRSH tại các khu đô thị Việt Nam cho thấy thành phần rác hữu
cơ chiếm 80%, đây là tỉ lệ cao nên rất thích hợp với phương pháp xử lí bằng sinh học. Tuy nhiên
hiệu quả thu được từ các dự án xử lý rắc đô thị theo hướng ủ phân compost chưa mấy khả quan.
Bảng 1-2 Đánh giá hiện trạng một số mô hình nhà máy xử lý CTR ở Việt
Nam.
Nhà máy

Công nghệ
Công suất thiết
Thông tin
chung – Đánh giá hiện trạng
áp dụng
kế
Địa điểm
Ủ hiếu khí 20 ngày
140 tấn rác/ngày
Nhà máy xử và ủ chín 28 ngày
lý rác Cầu
Sản lượng dự kiến
phân/ngày giá 680
Diễn
là 37 tấn
đồng/kg chưa tính
(Hà Nội)
khấu hao xây dựng
- Xây dựng từ năm 1986 và sửa chữa cải tiến (2000) với
vốn đầu tư là 100 tỷ VNĐ từ nguồn ODA của chính phủ Tây
Ban Nha, công suất thiết kế dự kiến xử lý 11,5% tổng khối
lượng rác phát sinh ở Hà Nội.
- Các công đoạn được điều khiển tự động nhưng nhà máy
chỉ hoạt động 10,3% công suất do rác chưa phân loại tạp chất
cao, độ ẩm lớn nên ảnh hưởng hiệu quả phân loại.
- Khí thải, mùi hôi không được kiểm soát và xử lý. Tiêu tốn
nhiều năng lượng cho quá trình cấp khí cưỡng bức.
cơ bản





×