SKKN: Một số biện pháp nâng cao chất lượng môn Tiếng Việt lớp 1
PHÒNG GD&ĐT PHÚ VANG
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG TH SỐ 2 THUẬN AN
Độc lập-Tự do-Hạnh phúc
Thuận An, ngày 18 tháng 05 năm 2016
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Tên đề tài: MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG MÔN
TIẾNG VIỆT LỚP 1
***
SƠ YẾU LÝ LỊCH
Họ và tên:
Tôn Nữ Kim Nhật
Đơn vị công tác: Trường Tiểu học số 2 Thuận An.
Chức vụ: Tổ trưởng -Giáo viên chủ nhiệm lớp 1/1
Trình độ chuyên môn nghiệp vụ: Đại học Sư Phạm.
Người viết: Tôn Nữ Kim Nhật
1
SKKN: Một số biện pháp nâng cao chất lượng môn Tiếng Việt lớp 1
MỤC LỤC
Nội dung ..........................................................................................................Trang
PHẦN 1. ĐẶT VẤN ĐỀ..........................................................................................2
PHẦN 2. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ..........................................................................3
2.1. Những vấn đề lý luận chung............................................................................3
2.1.1 Tổng quan phân môn Học Vần.....................................................................3
2.1.2 Tổng quan phân môn Tập Viết 1..................................................................7
2.1.2.1 Cơ sở lý luận của dạy tập Viết....................................................................7
2.1.2.2 Chương trình phân môn Tập Viết 1.........................................................9
2.2.Thực
trạng
của
vấn
đề.....................................................................................12
2.2.1 Các lỗi phổ biến của học sinh trong Học vần.............................................12
2.2.2 Các lỗi phổ biến của học sinh khi học Tập Viết.........................................13
2.3. Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề .......................................13
2.3.1 Các biện pháp nâng cao chất lượng phân môn Học Vần .........................13
2.3.2 Các biện pháp nâng cao chất lượng phân môn Tập Viết .........................21
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm ...........................................................37
PHẦN 3:KẾT LUẬN.......................................................................................40
PHỤ LỤC I.............................................................................................................40
Một số bài viết của học sinh lớp 1/1.....................................................................42
Người viết: Tôn Nữ Kim Nhật
2
SKKN: Một số biện pháp nâng cao chất lượng môn Tiếng Việt lớp 1
PHẦN 1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Giáo dục trẻ em là một nhiệm vụ vô cùng quan trọng mà cả xã hội đều quan
tâm, bởi vì “ Trẻ em hôm nay là thế giới ngày mai”, để ngày mai thế giới có những
chủ nhân tốt, xã hội có những công dân tốt thì ngay từ ngày hôm nay chúng ta phải
đào tạo Thế hệ trẻ có kiến thức cơ bản về tự nhiên xã hội và có phẩm chất đạo đức
của con người để các em được học lên các cấp học trên dễ dàng. Nhiệm vụ giáo
dục học sinh luôn luôn được xã hội quan tâm nhưng quan trọng hơn cả vẫn là nhà
trường, đặc biệt là trường tiểu học.
Có thể nói, bậc tiểu học là bậc học nền tảng nhằm hình thành cơ sở ban đầu
cho sự phát triển đúng đắn lâu dài về tri thức, trí tuệ thẩm mĩ, tạo tiền đề cho việc
học tập tiếp theo và phát triển toàn diện.Đứa trẻ ngày hôm nay và mai sau trở thành
những người như thế nào là tuỳ thuộc rất nhiều vào cấp tiểu học các em được học
những gì.
Và chắc chắn rằng sáu tuổi vào lớp 1 là bước ngoặt lớn của trẻ thơ. Môi
trường học tập thay đổi một cách cơ bản: trẻ phải tập trung chú ý trong thời gian
liên tục từ 30 - 35 phút. Nhu cầu nhận thức chuyển từ hiếu kỳ, tò mò sang tính ham
hiểu biết, hứng thú khám phá.Ở lớp 1, mỗi môn học đều có vai trò quan trọng góp
phần vào việc hình thành năng lực, nhân cáchcủa học sinh. Trong đó môn Tiếng
Việt hết sức quan trọng, bởi biết đọc, biết viết là nhiệm vụ hàng đầu ở lớp 1;Nghe,
nói, đọc, viết là những kĩ năng cơ bản nhất ở tiểu học.Tiếng Việt là công cụ số
một, quan trọng bậc nhất ở tiểu học; là chìa khoá để đi vào các môn học khác. Môn
. Hiện nay, chương trình Tiếng Việt đòi hỏi cao ở học sinh đạt được chuẩn về kiến
thức, kỹ năng.
Ngoài ra học sinh còn được tăng cường kiến thức, kỹ năng vào buổi 2. Điều
đó rất khó khăn, với yêu cầu là học sinh học tập một cách chủ động, tích cực trong
lĩnh hội tri thức, tự phán đoán, giải quyết các nhiệm vụ. Giáo viên chỉ là người
hướng dẫn, không giảng giải nhiều. Đối tượng học sinh không đồng đều, cóhọc
sinh có hoàn cảnh khó khăn, học sinh khuyết tật học hòa nhập, nhận thức chậm, gia
đình ít quan tâm, thêm vào đó là học sinh lớp 1 bước đầu chuyển từ chơi sang học.
Đòi hỏi giáo viên không chỉ dạy mà còn phải dỗ. Kết quả về kiến thức, kỹ năng cơ
bản đạt yêu cầu trở lên. Vậy làm thế nào để học sinh học tốt môn Tiếng Việt lớp
1, chất lượng môn Tiếng Việtđược nâng cao là việc làm vô cùng quan trọng, nhằm
đáp ứng nhu cầu giáo dục hiện nay.
Là một giáo viên công tác năm năm, tuy nhiên chỉ mới trực tiếp giảng dạy
lớp một một năm. Do vậy, bản thân còn lúng túng và cũng hết sức trăn trở và
không khỏi suy nghĩ phải làm gì, làm như thế nào để “sản phẩm” của mình phải có
chất lượng, những lí do trên đã thôi thúc tôi cần phải có kế hoạch và biện pháp cụ
thể góp phần đưa chất lượng học sinh trong lớp đạt hiệu quả tốt. Bằng những đam
mê, nhiệt huyết với nghề, những kinh nghiệm mà tôi được chứng thực và học hỏi
từ các đồng nghiệp, tôi quyết định chọn và nghiên cứu “Một số biện pháp nâng
cao chất lượng hai môn Tiếng Việt lớp 1 ”.
Do giới hạn về thời gian và khả năng nghiên cứu có hạn nên tôi chỉ xin dừng
lại ở ba phân môn Học Vần, Tvà Tập Viết.
Người viết: Tôn Nữ Kim Nhật
3
SKKN: Một số biện pháp nâng cao chất lượng môn Tiếng Việt lớp 1
PHẦN 2. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
2.1. Những vấn đề lý luận chung:
2.1.1 Tổng quan phân môn Học Vần
Phân môn Học Vần chiếm khoảng 63% thời lượng dạy học so với cả môn Tiếng
Việt 1, nó đặt một nền móng ban đầu rất quan trọng để hình thành và rèn luyện
đồng bộ bốn kỹ năng đọc, viết, nghe và nói cho học sinh lớp một.Nếu học sinh
không thuộc được các chữ cái, biết ghép các vần thì học sinh không thể đọc, viết
cũng như học các môn học khác được.
Chương trình Học vần ở lớp 1 được học trong 24 tuần, bao gồm 103 bài
ứng với 206 tiết dạy, được phân bố trong hai tập sách : 83 bài thuộc tập 1, 20 bài
thuộc tập 2. Có thể chia nội dung dạy học Học vần làm 3 phần : phần thứ nhất (6
bài đầu) có nội dung làm quen với chữ cái e, b , các dấu thanh; phần thứ hai gồm
25 bài tiếp theo dành cho các chữ cái và âm (cấu trúc âm tiết có vần là 1 nguyên
âm); phần thứ ba gồm 72 bài giới thiệu vần phức tạp và các tiếng có vần phức tạp
dần. Nếu lấy mục đích của bài học làm tiêu chí phân loại, có thể chia các bài Học
vần thành 3 nhóm : Nhóm bài làm quen với chữ cái (và dấu thanh), nhóm bài dạy
học Âm- vần mới và nhóm bài Ôn tập.
Qua 103 bài học, các kĩ năng sử dụng tiếng Việt ngày càng phát triển, tương
ứng với nội dung ngày càng phức tạp của các bài học âm, vần.
Nhóm bài làm quen với chữ cái
Nhóm bài Làm quen với chữ cái bao gồm 6 bài : Bài 1 : Giới thiệu chữ e; Bài
2 : chữ b; Bài 3: Dấu sắc; Bài 4 : Dấu hỏi, dấu nặng; Bài 5 : Dấu huyền,
dấu ngã; Bài 6 : Ôn các chữ cái và các dấu thanh đã học.
Nội dung chủ yếu của nhóm bài này là giới thiệu âm – chữ cái e, b và các
dấu thanh, nguyên tắc ghép các chữ cái ghi âm để tạo thành tiếng có cấu tạo
đơn giản nhất, mối liên quan giữa tiếng và chữ thể hiện tiếng.
Trong nhóm bài Làm quen, chữ e được dạy trước chữ b, điều này nhằm đảm
bảo nguyên tắc bắt đầu từ tiếng (có nghĩa) trong phân môn Học vần; ngay từ
bài đầu tiên, học sinh đã làm quen với một tiếng có cấu tạo tối giản. Các dấu
thanh được giới thiệu trong nhiều bài để học sinh không bị rối trong việc nhận
diện, đặc biệt là những dấu thanh có đường nét gần gũi nhau. Vì dụng ý này,
hai dấu sắcvà huyền không được giới thiệu trong cùng một bài (hai
dấu hỏi vàngã cũng vậy).
Người viết: Tôn Nữ Kim Nhật
4
SKKN: Một số biện pháp nâng cao chất lượng môn Tiếng Việt lớp 1
*Bài làm quen với chữ cái được bố trí trên 2 trang sách với cấu trúc chung. Ví
dụ : Bài 3 trang 8,9- Sách Tiếng Việt 1, tập một.
Trang 1 (trang 8- Sách Tiếng Việt1, tập một)
-
Tranh minh họa để gợi ý tiếng mang chữ ghi âm hoặc dấu thanh mới.
-
Thể hiện chữ ghi âm (theo kiểu chữ in thường ) hoặc dấu ghi thanh cần làm
quen.
-
Chữ viết thể hiện mô hình kết hợp các âm và thanh đã làm quen tạo thành
tiếng (bắt đầu từ bài 2).
-
Thể hiện chữ ghi âm, dấu ghi thanh hoặc chữ ghi tiếng mới làm quen (kiểu chữ
ghi thường viết tay, trên dòng kẻ ô li).
Trang 2 (trang 9- Sách Tiếng Việt 1, tập một)
Tranh gợi ý chủ đề luyện nói (Từ bài 3 có cả từ gợi ý chủ đề luyện nói)
Nhóm bài Âm- vần mới.
Trong nhóm bài Âm- vần mới cac bài học âm, chữ ghi âm và các bài học vần, chữ
ghi vần. Các bài học âm, chữ ghi âm được phân bố từ bài 7- bài 28, giới thiệu
nguyên âm, phụ âm, ghi nguyên âm, phụ âm và cấu trúc tiếng có vần là một âm.
Các bài học vần giới thiệu cấu trúc tiếng có 2 âm trở lên được phân bố từ bài 29
trở đi (để tiện cho việc dạy học, các vần có nguyên âm đôi ia, ua, ưacũng được
sách giáo khoa Tiếng Việt 1 coi như vần gồm có hai âm).
a. Mục đích của nhóm bài học âm, chữ ghi âm là giới thiệu đầy đủ các chữ cái
được dùng trong tiếng Việt (riêng các chữ ă, â, p, do đặc điểm riêng của chúng, sẽ
được giới thiệu muộn hơn các chữ cái khác), đồng thời giới thiệu kiểu tiếng có cấu
tạo mở. Với những chữ cái đã được trang bị, về mặt lí thuyết, học sinh có thể tự
hoàn thiện kĩ năng đọc, viết tiếng Việt thông qua việc tự học.
Các chữ cái trong phần âm và chữ ghi âm được sắp xếp theo trình tự sau:
-
Các chữ cái có nét thắt → các chữ cái có nét móc → các chữ cái có nét cong
-
Các chữ cái đơn → các tập hợp chữ cái (ghi một âm vị).
-
Các chữ cái không có dấu phụ → các chữ cái có dấu phụ.
-
Các chữ có ít nét → các chữ có nhiều nét.
Người viết: Tôn Nữ Kim Nhật
5
SKKN: Một số biện pháp nâng cao chất lượng môn Tiếng Việt lớp 1
-
Các chữ ghi âm có thực trong nhiều tiếng → Các chữ cái ghi âm có thực trong
ít tiếng.
-
Các chữ ghi âm có trong các tiếng xuất hiện với tuần số cao → các chữ ghi âm
có trong các tiếng xuất hiện với tần số thấp trong lời nói.
-
Các chữ ghi âm có trong nhiều tiếng quen thuộc với trẻ em→ các chữ ghi âm
có trong ít tiếng quen thuộc với trẻ em.
b. Bài học dạy âm vần mới (từ bài 29 đến bài 103) giới thiệu cấu trúc các tiếng
có vần mở (cấu tạo vần là nguyên âm đôi : ia, ua, ưa), vần nửa mở (có âm cuối
viết là i, y, o,u), vần nửa đóng (có âm cuối viết là m, n, ng, nh), vần đóng (có
âm cuối viết là p, t, c, ch).
Nếu dựa vào kiểu cấu tạo phần vần của các tiếng được giới thiệu trong bài học,
có thể chia các bài học vần mới thành 3 loại bài :
-
Loại bài giới thiệu vần là nguyên âm đôi (không có âm cuối)
-
Loại bài giới thiệu các vần không chứa âm đệm.
-
Loại bài giới thiệu các vần chứa âm đệm.
Trình tự các bài vần mới được sắp xếp như sau :
Vần không có âm đệm :
-
Vần kết thúc bằng a (vần là nguyên âm đôi)- (ia, ua, ưa).
-
Vần kết thúc bằng i/y – (oi, ai, ôi, ơi,ui, ưi, uôi, ươi, ay, ây)
-
Vần kết thúc bằng o/u – (eo, ao, au, âu, iu, êu, iêu, yêu, ưu, ươu)
-
Vần kết thúc bằng n (on, an, ân, ăn, ôn, ơn, en, ên, in, un, iên, yên, uôn, ươn)
-
Vần kết thúc bằng ng/nh (ong, ông, ăng, âng, ung, ưng, eng, iêng, uông, ương,
ang, anh, inh, ênh)
-
Vần kết thúc bằng m (om, am, ăm, âm, ôm, ơm, em, êm, im, um, iêm, yêm,
uôm, ươm)
-
Vần kết thúc bằng t (ot, at, ăt, ât, ôt, ơt, et, êt, ut, ưt, it, iêt, uôt, ươt)
-
Vần kết thúc bằng c/ch (oc, ac, ăc, âc, uc, ưc, ôc, uôc, iêc, ươc, ach, ich, êch)
-
Vần kết thúc bằng p (op, ap, ăp, âp, ôp, ơp, ep, êp, ip, up, iêp, ươp)
Người viết: Tôn Nữ Kim Nhật
6
SKKN: Một số biện pháp nâng cao chất lượng môn Tiếng Việt lớp 1
Vần có âm đệm (vần có âm đệm viết bằng o xuất hiện trước vần có âm đệm
viết bằng u, trình tự sắp xếp về cơ bản vẫn theo nguyên tắc trên):
-
oa, oe, oai, oay, oan, oăn, oang, oăng, oanh, oach, oat, oăt.
-
uê, uy, uya, uân, uyên, uât, uyêt, uynh, uych.
*Cấu trúc bài Âm- vần mới :
Mặc dù có mục đích, nhiệm vụ và nội dung cụ thể khác nhau nhưng các bài
dạy học âm vần, chữ ghi âm và các bài dạy vần mới được xây dựng theo cùng
một mô hình cấu trúc, mỗi bài học được trình bày trên hai trang sách theo cấu
trúc cơ bản sau :
Ví dụ : Bài 41, sách Tiếng Việt 1- tập một, trang 84, 85.
Trang 1 (Bài 41, sách Tiếng Việt 1- tập một, trang 84)
-
Các đơn vị chữ ghi âm/ vần được dạy trong bài.
-
Tiếng chứa các đơn vị chữ được dạy trong bài (tiếng khóa).
-
Tranh minh họa cho từ chứa tiếng chứa đơn vị chữ học trong bài.
-
Từ chứa tiếng chứa đơn vị chứa đơn vị chữ học trong bài (từ khóa)
-
Từ/ ngữ ứng dụng chứa đơn vị chữ vừa học.
Trang 2 ( Bài 41, sách Tiếng Việt 1- tập một, trang 85)
-
Tranh minh họa câu/ đoạn chứa đơn vị chữ vừa học.
-
Câu/ đoạn chứa đơn vị chữ vừa học (câu đoạn ứng dụng).
-
Chủ đề luyện nói.
-
Tranh minh họa chủ đề luyện nói.
3. Các bài Ôn tập nhằm củng cố cách đọc tiếng/ từ ngữ/ bài đọc ứng dụng, cách
viết chữ, rèn kĩ năng nghe nói về các chủ đề liên quan đến nhóm vần cần ôn.
Ở phần Âm và chữ ghi âm, cứ sau 5 bài học âm, chữ mới lại có một bài ôn tập.
Điều này dựa trên sự phân bố nội dung học tập trong một tuần và có chú ý
thích đáng tới tính hệ thống của từng nhóm chữ. Từ bài 29 trở đi, các bài ôn tập
không được sắp xếp đều đặn như trên nữa. Sở dĩ có sự thay đổi này là vì các
bài học vần được tập hợp theo kiểu kết thúc của các vần. Các bài ôn tập phải
Người viết: Tôn Nữ Kim Nhật
7
SKKN: Một số biện pháp nâng cao chất lượng môn Tiếng Việt lớp 1
được xuất hiện sau khi học hết một kiểu vần. Vì số lượng vần trong một kiểu
vần không bằng nhau và thường lớn hơn 9 nên không thể xếp đều đặn cứ sau 5
bài học vần mới lại có một bài ôn tập giống như ở phần âm và chữ ghi âm.
*Cấu trúc bài Ôn tập :
Các bài Ôn tập âm/ vần đã học có cấu trúc cơ bản sau: Ví dụ : Bài 103, sách
Tiếng Việt 1- tập hai
Trang 1 :
-
Tiêu đề ôn tập.
-
Mô hình tiếng/ vần chứa đơn vị mẫu đã học.
-
Tranh minh họa (hoặc gợi ý) từ chứa tiếng/ vần chứa đơn vị mẫu đã học.
-
Bảng ôn tập các kết hợp cùng loại.
-
Từ ngữ ứng dụng chứa các kết hợp cùng loại.
-
Thể hiện chữ viết thường của các đơn vị cùng loại.
Trang 2 :
-
Tranh minh họa câu/ đoạn ứng dụng chứa các tiếng có âm/ vần cùng loại vừa
ôn.
-
Câu/ đoạn ứng dụng chứa các tiếng có âm/ vần cùng loại vừa ôn.
-
Nhan đề truyện kể.
-
Tranh minh họa cho truyện kể.
2.1.2 Tổng quan phân môn Tập Viết 1
2.1.2.1 Cơ sở lý luận của dạy tập Viết
a) Cấu tạo của chữ viết
Điểm đặt bút: Là điểm bắt đầu khi viết một nét trong chữ cái. Điểm đặt bút có
thể nằm trên đường kẻ ngang, hoặc không nằm trên đường kẻ ngang.
Ví dụ: điểm đặt bút (1) nằm trên đường
Điểm dừng bút: Là vị trí kết thúc của nét chữ trong một chữ cái. Điểm dừng có
thể trùng với điểm đặt bút hoặc không nằm trên đường kẻ ngang.
Ví dụ: điểm dừng bút (2) trùng với điểm
Tọa độ điểm đặt hoặc dừng bút: Về cơ bản, tọa độ này thống nhất ở vị trí 1/3
đơn vị chiều cao chữ cái, có thể ở vị trí trên hoặc dưới đường kẻ ngang.
Người viết: Tôn Nữ Kim Nhật
8
SKKN: Một số biện pháp nâng cao chất lượng môn Tiếng Việt lớp 1
Viết liền mạch: Là thao tác đưa ngòi bút liên tục từ điểm kết thúc của nét đứng
trước tới điểm bắt đầu của nét đứng sau.
=> Các nét bút viết liền mạch khi viết không nhấc bút
Kỹ thuật lia bút:
Để đảm bảo tốc độ trong quá trình viết một chữ cái hay viết nối các chữ cái
với nhau, nét bút được thể hiện liên tục nhưng dụng cụ viết (đầu ngòi bút, phấn)
không chạm vào mặt phẳng viết (giấy, bảng). Thao tác đưa bút trên không gọi là
lia bút.
Ví dụ: b nối với a -> ba
Kỹ thuật rê bút: Đó là trường hợp viết đè lên theo hướng ngược lại với nét chữ
vừa viết. Ở đây xảy ra trường hợp dụng cụ viết (đầu ngòi bút, phấn) chạy nhẹ từ
điểm kết thúc của nét đứng trước đến điểm bắt đầu của nét liền sau.
Ví dụ: Khi viết chữ ph phải viết nét thẳng của chữ ( ) sau đó không nhấc bút
để viết mà rê ngược bút lên đường kẻ ngang thứ 2 để viết nét móc 2 đầu ( )
b) Cấu tạo của chữ cái Tiếng Việt:
Kí hiệu ngôn ngữ do các chất liệu âm thanh hoặc nét đồ họa thể hiện. Chữ viết
được xây dựng trên cơ sở của hệ thống kí tự đã được chuẩn hóa. Những đặc điểm
cấu tạo chữ viết là những yếu tố cần và đủ để phân biệt các chữ cái khi thể hiện
ngôn ngữ viết. Những yếu tố cấu tạo chữ viết này chính là hệ thống các nét chữ.
Do đó, cần quan niệm hệ thống nét cơ bản cấu tạo chữ cái Tiếng Việt gồm hai loại:
* Nét thẳng: thẳng đứng , nét ngang , nét xiên /, \
* Nét cong: cong hở (cong phải , cong trái ), cong khép kín O.
Tuy nhiên, hệ thống chữ La tinh ghi âm vị Tiếng Việt ngoài các nét cơ bản
trong cấu tạo chữ viết còn có các nét dư. Những nét dư thừa này có chức năng tạo
sự liên kết giữa các nét trong từng chữ cái và giữa các chữ cái với nhau.
* Nét phối hợp:Trên cơ sở lấy nét chữ cơ bản làm nền, tính từ điểm xuất
phát kéo dài nét đó cho đến khi không thể và không cần thiết kéo dài được nữa thì
chấm dứt. Loại nét này gọi là nét phối hợp. Vì vậy, ta chọn lối phân tích chữ “a”
thành 2 nét: nét cong kín (O) và nét móc phải ( ).
Sau đây là danh sách các nét phối hợp cần được thống nhất để dạy viết nét
và viết chữ cái tiếng Việt:
1. Nét móc: Nét móc xuôi , nét móc ngược
2. Nét móc hai đầu
3. Nét thắt giữa
4. Nét khuyết: Nét khuyết trên, nét khuyết dưới.
5. Nét thắt trên
Cách sắp xếp các chữ cái có hình dáng tương tự vào cùng bài dạy xuất phát
từ quan niệm muốn dùng thao tác tương đồng để dạy chữ cái và dạy viết theo thứ
tự từ đơn giản đến phức tạp xét về cấu tạo nét chữ.
Nhóm 1: Nhóm chữ cái có nét cơ bản là nét cong: c, o, ô, ơ, e, ê, x.
Người viết: Tôn Nữ Kim Nhật
9
SKKN: Một số biện pháp nâng cao chất lượng môn Tiếng Việt lớp 1
Nhóm 2: Nhóm chữ cái có nét cơ bản là nét cong phối hợp với nét móc
(hoặc nét thẳng): a, ă, â, d, đ, g.
Nhóm 3: Nhóm chữ cái có nét cơ bản là nét móc: i, t, u, ư, p, m, n.
Nhóm 4: Nhóm các chữ cái có nét cơ bản là nét khuyết (hoặc nét cong phối
hợp với nét móc): l, h, k, b, y, g.
Nhóm 5: Nhóm chữ cái cónét móc phối hợp với nét thắt:r,v,s
Về cơ bản, cách sắp xếp này cũng theo sát các nhóm bài luyện tập viết trong vở.
2.1.2.2 Chương trình phân môn Tập Viết 1:
Chương trình Tập Viết lớp Một gồm có:
Học kỳ I: Sau mỗi bài học vần học sinh được luyện viết những chữ các em
vừa học và mỗi tuần có thêm 1 tiết tập viết.
Học kỳ II: Mỗi tuần có 1 tiết tập viết, mỗi tiết 35 phút và học sinh được làm
quen với chữ viết hoa.
* Yêu cầu cơ bản của dạy tập viết ở lớp 1:
+ Kiến thức: Giúp học sinh có được những hiểu biết về đường kẻ, dòng kẻ,
độ cao, cỡ chữ, hình dáng, tên gọi các nét chữ, cấu tạo chữ cái, khoảng cách giữa
các chữ, chữ ghi tiếng, cách viết các chữ viết thường, dấu thanh và chữ số.
+ Kỹ năng: Viết đúng quy trình - nét, viết chữ cái và liên kết các chữ cái tạo
thành chữ ghi tiếng theo yêu cầu liền mạch. Viết thẳng hàng các chữ trên dòng kẻ.
Ngoài ra học sinh còn được rèn luyện các kỹ năng như: tư thế ngồi viết, cách cầm
bút, để vở…
Ở vở tập viết lớp 1 thì cứ sau bài học vần có một bài tập viết thêm để học
sinh rèn luyện cách viết các chữ vừa học.
- Các ký hiệu trong vở tập viết phải được học sinh nắm chắc, như: đường kẻ
ngang, quy định độ cao chữ cái, dấu chấm là điểm đặt bút đầu tiên của chữ, ký hiệu
luyện viết ở nhà.
2.2.Thực trạng của vấn đề:
Năm học 2015-2016, tôi lần đầu được phân công dạy lớp Một, lớp có 28 học
sinh; trong đó có 14 học sinh nữ. Trong quá trình giảng dạy, tôi gặp một số khó
khăn và thuận lợi sau:
* Về thuận lợi:
- Hiện nay, Trường Tiểu học số 2 Thuận An tiếp tục phấn đấu đạt trường chuẩn
quốc gia mức độ1, Ban giám hiệu nhà trường luôn tạo điều kiện tối đa, nhất là về
cơ sở vật chất trang bị khá đảm bảo đủ điều kiện cho các lớp học hai buổi/ngày.
- Đội ngũ nhà trường hòa đồng, luôn hợp tác, cởi mở, có tinh thần hỗ trợ nhau
trong công việc, đặc biệt là công tác chuyên môn.
- Bản thân luôn nhiệt tình, cống hiến, sẵn lòng phối hợp với gia đình các em khi
cần, tạo điều kiện giúp HS có nhiều tiến bộ.
- Có sức trẻ, có ý thức học hỏi,cầu tiến, ý thức trau dồi chuyên môn, nghiệp vụ từ
bạn bè, đồng nghiệp, đặc biệt là quý thầy cô giảng dạy lâu năm trong lớp 1.
Người viết: Tôn Nữ Kim Nhật
10
SKKN: Một số biện pháp nâng cao chất lượng môn Tiếng Việt lớp 1
* Về khó khăn:
- Mặc dù công tác tại trường 5 năm nhưng chỉ mới đứng lớp 1 năm đầu tiên nên
còn thiếu kinh nghiệm lại ở xa trường học nên việc nắm bắt các điều kiện của học
sinh có phần hạn chế.
- Về hoàn cảnh gia đình các em, bố mẹ đa số ngư dân, kinh tế gia đình còn nhiều
khó khăn, làm nghề lao động phổ thông vất vả cả ngày nên ít có thời gian và sức
lực để chăm sóc con cái về mọi mặt.
- Trình độ học sinh không đồng đều: có em đã được học qua lớp Mẫu giáo, có em
chưa bao giờ biết đến mặt chữ, sách vở trước khi vào lớp Một; có em chỉ dạy qua
một lần, thậm chí chỉ nói sơ qua đã biết, nhưng cũng không ít học sinh giáo viên
dạy đi dạy lại nhiều lần vẫn chưa hiểu hoặc hiểu rồi lại quênngay. Trong lớpcó 01
học sinh khuyết tật đặc biệt nặng.
- Địa bàn xã rộng, học sinh ở rải rác trong nhiều thôn; thậm chí có những em nhà
cách trường mấy ki-lô-mét mà đường đi lại khó khăn nên việc gặp gỡ trực tiếp
giữa giáo viên chủ nhiệm và phụ huynh học sinh còn hạnchế.
-1/3 số học sinh trong lớp chưa được học qua trường Mẫu giáo nên còn nhút nhát,
hạn chế về mặt tiếp thu kiến thức (do chưa được làm quen với mặt chữ,số).
Cụ thể, thực trạng chất lượng của học sinh thể hiện ở ba phân môn Học Vần, Tập
Viết, Toán thể hiện như sau:
2.2.1 Các lỗi phổ biến của học sinh trong Học vần
Sau khi dạy Học Vần xong, tôi nhận thấy tồn tại khá phổ biến những lỗi sau đây
của học sinh lớp một.
a) Giai đoạn học âm :
* Đọc nhầm âm : gh với ngh, ch với tr. Ví dụ học sinh lẫn chữ “nghé” đọc là
“ghé” hoặc ngược lại …
* Phát âm chưa chuẩn : nh, d, gi, t, tr. Ví dụ : ‘nhà’ đọc thành “dà”...
* Viết nhầm các âm :ch với tr, s với x, c với k, g với gh, ng với ngh, ph thành
qh….
Riêng với c-k, g- gh, ng- ngh, giai đoạn đầu học sinh chưa nắm quy tắc chính
tả nên dễ sai, Khi đã cung cấp cho học sinh bản cung cấp cho học sinh bản qui
tắc chính tả, học sinh sẽ thành thạo hơn khi sử dụng.
b) Giai đoạn học vần :
* Đọc nhầm vần : ươt thành ươc, at thành ac,oăt thành oach, ung thành
um,ep thành et...
c) Những hạn chế của học sinh trong ngôn ngữ giao tiếp :
* Phần luyện nói:học sinh có thói quen nói chưa thành câu, nghĩ sao nói vậy, ý
chưa diễn đạt rõ ràng.
Nguyên nhân
a/ Nguyên nhân về phía giáo viên:
Người viết: Tôn Nữ Kim Nhật
11
SKKN: Một số biện pháp nâng cao chất lượng môn Tiếng Việt lớp 1
- Trước hết do bản thân GV chưa thật chú ý, tỉ mỉ rèn việc phát âm cho học sinh
thể hiện ở chỗ không chỉ dẫn kỹ cách phối hợp vị trí của lưỡi, miệng – môi khi dạy
HS phát âm hoặc chính GV chưa thật gương mẫu phát âm chưa chuẩn, ví dụ âm
ch, tr, nh, d, oi, oai, an, ang, ươu, ưu…. (do đặc điểm tiếng địa phương ).
- Do không chuẩn bị đầy đủ những dụng cụ trực quan cần thiết khi dạy âm vần nên
đã không khắc sâu được biểu tượng của chữ ghi âm, vần trong trí não các em và sẽ
dễ quên.
+ Chưa giúp học sinh phân phân tích kỹ cấu tạo chữ ghi âm, vần và so sánh với cấu
tạo của chữ ghi âm vần tương tự đã học,
+ Chưa giải thích từ khóa, từ ứng dụng một cách thật đơn giản và dễ hiểu đối với
các em. Tất nhiên giải thích từ chưa phải là mục đích của bài nhưng nếu giúp HS
hiểu càng rõ về những từ đó sẽ càng làm cho các em dễ nhớ và viết đúng. Bê
nguyên xi cách giải thích từ như trong từ điển HS không hiểu được vì trong những
từ dùng để giải thích có những từ các em chưa biết. Tốt nhất nên dùng từ đơn giản
kết hợp với phương tiện trực quan.
+ Chưa tạo được tâm thế tích cực chủ động trong lớp: Chưa tổ chức tốt hoạt động
tại lớp cho HS nhằm thực hành các âm, vần vừa học như trao đổi nhóm trò chơi ….
+ Chưa hướng dẫn tỉ mĩ việc rèn luyện ở nhà. Ở đây sự phối hợp – hỗ trợ của phụ
huynh là cần thiết.
b/ Nguyên nhân về phía học sinh, phụ huynh
-Trình độ học sinh không đồng đều, học mau quên, về nhà không ôn lại bài
- Thiếu sự quan tâm của phụ huynh
2.2.2 Các lỗi phổ biến của học sinh khi học Tập Viết
+ Thiếu nét
+ Mẫu chữ
+ Thừa nét
+ Cỡ chữ
+ Sai nét
+ Sai dấu
+ Chính tả
+ Khoảng cách:
+ Trình bày
+ Tốc độ
.
2.3. Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề
2.3.1 Các biện pháp nâng cao chất lượng phân môn Học Vần
a) Biện pháp 1: Thiết lập lộ trình dạy học, ôn tập + kiểm tra, khắc chốt từng
mảng kiến thức học vần
Mục đích:
-Tạo sự thống nhất, liên hoàn giữa các bước nhằm nâng cao hiệu quả
-Học sinh nắm chắc các âm, vần đã học
- tạo sự hứng thú khi học sinh được học
Người viết: Tôn Nữ Kim Nhật
12
SKKN: Một số biện pháp nâng cao chất lượng môn Tiếng Việt lớp 1
Nội dung gồm các bước:
Bước 1: Nghiên cứu chương trình SKG + chuẩn KTKN + chương trình giảm tải
- Nắm được chương trình, xác định được những mảng kiến thức, kĩ năng trọng
tâm học sinh cần đạt được theo từng giai đoạn của học vần
- Giúp định hướng cách dạy hiệu quả, cụ thể của từng bài học bám sát đối tượng
học sinh lớp mình
Bước 2: Giảng dạy và hệ thống hóa kiến thức kết hợp sửa sai
+ Hệ thống hóa các âm vần mới học trên bảng lớp ở một góc trái 1/5 của bảng.
Hằng ngày ban cán sự lớp vào tiết sinh hoạt đầu giờ sẽ tổ chức cho các em ôn.
+ Thiết lập các bảng chữ ôn âm – vần – bảng viết chữ thường, chữ hoa, bảng quy
tắc chính tả (do GV làm sẵn cho HS ), vở rèn viết thêm ở nhà.
Ví dụ minh họa :
BẢNG ÔN ÂM – VẦN TIẾNG VIỆT LỚP MỘT
Họ tên học sinh………………………..
Lớp: 1/1
PHẦN ÂM
Nguyên âm
Phụ âm một con chữ
Phụ âm 2,3 con chữ
A
b
ch
Ă
c
kh
Â
d
nh
O
đ
th
Ô
g
gh
Ơ
h
ngh
E
k
tr
Ê
l
gi
I
m
qu
Y
n
ph
U
p
Ư
q
r
s
t
v
x
Dấu sắc : / ; dấu huyền :
Người viết: Tôn Nữ Kim Nhật
; dấu hỏi : ? ; dấu ngã : ; dấu nặng : .
13
SKKN: Một số biện pháp nâng cao chất lượng môn Tiếng Việt lớp 1
PHẦN VẦN
(1)
ia
ua ưa
(5)
ong
ăng
ung
eng
uông
inh
(2)
oi
ôi
uôi
ay
om
ăm
ôm
em
im
iêm
uôm
(3)
op
ăp
ôp
ep
ip
iêp
ao
âu
êu
ươu
am
âm
ơm
êm
um
yêm
ươm
ot
ăt
ôt
et
ut
it
uôt
oa
oai
oan
oang
oanh
oat
at
ât
ơt
êt
ưt
iêt
ươt
Người viết: Tôn Nữ Kim Nhật
oc
ăc
uc
ôc
iêc
ac
âc
ưc
uôc
ươc
ach
ich
êch
14
oe
oay
oăn
oăng
oach
oăt
(11)
(8)
am
ân
ơn
ên
un
yên
ươn
ap
âp
ơp
êp
up
ươp
(10)
(7)
(4)
on
ăn
ôn
en
in
iên
uôn
ông
ân
ưng
iêng
ương
êng
(6)
ai
ơi
ươi
ây
oe
au
iu
ưu
(9)
uê
uơ
uân
uât
uynh
uy
uya
uyên
uyêt
uych
SKKN: Một số biện pháp nâng cao chất lượng môn Tiếng Việt lớp 1
BẢNG QUY TẮC CHÍNH TẢ :
Phụ âm
Nguyên âm
k
gh
e
ê
i
ngh
-Sau khi dạy học 1 tuần, một tháng haymột mảng kiến thức liên quan tôi sẽ đánh
máy gom các vần đã học vào một phần, cho HS về nhà đọc thuộc. Đầu tiên xây
dựng bảng vần được sắp xếp ngẫu nhiên. Sau đó nâng dần lên bằng cách tập
trung các âm vần dễ lần đứng cạnh nhau để học sinh buột thế phải đọc chuẩn
(không hao hao) lâu dần các em sẽ chắc vần. Chẳng hạn, để ôn thi học kì 1 tôi
hệ thống hóa cho các em một bảng vần đã học kết hợp một số quy tắc chính tả
như sau:
Việc sắp xếp các âm vần dễ lẫn đứng cạnh nhau buột các em phải nhớ kĩ cách phát
âm của chúng vì chũng có cách đọc khác nhau. Đồng thời các em có thể vận dụng
những quy tắc chính tả để nghe viết các từ ứng dụng chính xác nhất.
•
Cách khắc phục lỗi sai cho học sinh:
Tùy vào nguyên nhân mắc lỗi của học sinh mà có cách sửa sai tương ứng
+Nguyên nhân: Không thuộc và không nắm chắc cách phát âm của âm, vần đã học
Người viết: Tôn Nữ Kim Nhật
15
SKKN: Một số biện pháp nâng cao chất lượng môn Tiếng Việt lớp 1
----->Cách khắc phục: giao nhiệm vụ học thuộc các âm, vần đã học. Những từ
nào các em đọc hay sai tôi phát âm mẫu rồi khoanh tròn lại, ghi ra một mẫu
giấy nhỏ yêu cầu em học lại , sau khi học thuộc thì ráp vào đọc hết toàn bộ
bảng vần
Để phụ huynh dễ dàng theo dõi con em mình yếu những phần nào tôi lập
một danh sách theo dõi dò bài cho hs và ghi các điểm đó để phụ huynh dò và
hoàn thiện cho các em
+ Nguyên nhân: Học mau quên, viết hay sai chính tả:
---->Cách khắc phục: dặn các em khi viết bảng con các âm, vần, từ, tiếng chứa vần
nên nhờ ba mẹ, người lớn, anh chị hỗ trợ. Ngoài ra tôi cho các em viết không
những trên bảng con mà còn ở vở trắng trong phần ôn bài cũ đầu mỗi tiết học. sau
đó chấm, nhận xét và cho mỗi từ sai viết lại 5 lần. từ từ các em khắc sâu hơn.
Sau một quá trình tôi lại tiếp tụccho học sinh ôn luyện viết những từ hay sai nhất.
+Nguyên nhân: Đọc thuội, đoán từ
--->Cách khắc phục:Để tránh đọc thuội, đối với giai đoạn học vần tôi sẽ cho các
em chỉ tay vào từng âm, vần, tiếng, từ lúc đọc, mắt nhìn kĩ vào từ. Dần dần tập
cho các em thoát li khỏi việc chỉ từng âm, vần mà dùng kĩ thuật đọc trơn nhanh
+ Nguyên nhân: Nhầm lẫn một số âm, vẫn dễ lần
----->Cách khắc phục: nêu ra một số mẹo phân biệt để học sinh ghi nhớ
Bước 3: Phụ đạo HS yếu giúp HS nắm chắc về nội dungKT-KN cần đạt
Cụ thể như sau:
Vào mỗi buổi phụ đạo:
+ Số lượng: 4- 6 em được phân theo lịch xen kẽ 2-4-6 ( tiết cuối giờ)để dễ quản lý
và đạt hiệu quả.
+ Cho 1 bạn khá nhất trong nhóm lên chỉ ở bảng lớp, lớp đồng thanh, sau đó xoay
vần cho từng em chỉ đọc, giúp em nào cũng tự tin và khẳng định năng lực bản thân.
+ Hoạt động theo nhóm đôi: một bạn tốt hơn hướng dẫn bạn kém hơn mình.
+ Phân bảng thành nhiều ô căn cứ số lượng HS cần phụ đạo: ghi những âm, vần
mỗi em hay sai vào từng ô, cho HSđọc nhiều đến lúc nắm chắc các âm, vần đó mới
thôi.
b) Biện pháp 2:Tạo ra những điểm tựa cho HS trong ghi nhớ kiến thứchọc
Mục đích:
-Giúp HS có những mẹo ghi nhớ phân biệt các cặp, các âm vần dễ lẫn về cách viết
lẫn cách đọc
- Nắm nhiều cách thức hay, dễ hiểu giúp học sinh tiếp thu vấn đề nhanh chóng.
- Tạo sự thu hút, thay đổi không khí học tập của lớp học.
Người viết: Tôn Nữ Kim Nhật
16
SKKN: Một số biện pháp nâng cao chất lượng môn Tiếng Việt lớp 1
Biện pháp:
Phân biệt các cặp âm, vần dễ lẫn
-Cho HS so sánh điểm giống và khác nhau giữa các âm, vần đã học.
+ p & q: Tôi hay dặn các em bụng “pầu” ( ám chỉ p)nằm trước còn q ùy ( ám chỉ
chữ q) thì để lưng nằm sau.
+ g/ gh: chữ g đơn tức gà chỉ có một đầu 1 cái đuôi, gở ghép (gh) là gờ ghế.
+ ai/ ay: ai là tai, tai thì ngắn ---> viết i ngắn. ay là tay, tay thì dài ---> viết y dài.
+ Các vần kết thúc bằng âm t/ n với các vần kết thúc bằng âm p/ m
Ví dụ: ep ---> et, em---> en
Với những trường hợp này, nhắc học sinh: các âm kết thúc bằng âm p/ m khi đọc
hai môi chạm nhau còn các âm kết thúc bằng âm n, t thì đẩy đầu lưỡi lên trên.
- Tạo ra các bài đồng dao giúp ghi nhớ một số âm vần khó đọc, dễ lẫn.
Ay / ây
Ui/ ưi
Ay ay ay cay cay cay
Ui ui ui mũi mũi mũi
Ây ây ây cây cây cây
Ưi ưi ưi ngửi ngửi ngửi
Âu/ au/ ua
Âu âu âu lâu lâu lâu
Au au au mau mau mau
Ua ua ua ăn sữa chua
Ôn tập từ bài 44-50
Ôn 3 bài 52,53,54
On on on mẹ lon ton
Sông phẳng lặng
Ôn ôn ôn lớp ôn bài
Sóng tầng tầng
Ơn ơn ơn chị lơn xơn
Người tưng bừng
Bà tiên, chim yến, diều yêu quý, bay Múa lung tung
lượn trên sân
Ưu ưu ưu lựu lựu lựu
Ươu ươu ươi hươu hươu hươu
Người viết: Tôn Nữ Kim Nhật
17
SKKN: Một số biện pháp nâng cao chất lượng môn Tiếng Việt lớp 1
c) Biện pháp 3: Sử dụng nhiều hình thức dạy học sinh động để tạo hứng thú cho
học sinh.
Mục đích:
Biện pháp:
Chẳng hạn trước khi bước vào bài học mới:
- Sử dụng một số câu đố vui để giới thiệu một số âm, vần thay cho việc yêu cầu
học sinh quan sát tranh để tạo hứng thú trong học tập cho học sinh.
Chẳng hạn: dạy bài 9: o –c
- Nét tròn em đọc chữ o
Khuyết đi một nửa sẽ cho chữ gì?
(Chữ c)
d)Biện pháp 4:Xây dựng và vận dụng hệ thống từ điển tranh động luyện các từ
ứng dụnghỗ trợ phân môn Học Vần
Mục đích:
-Minh họa trực quan sinh động bằng hình ảnh, âm thanh giúp học sinh dễ quan
sát, tiếp thu, thực hành các kỹ năng đọc, nghe, nói.
- Phụ huynh có thể dạy kèm cặp cho con em mình dễ dàng ở nhà.
- Duy trì thiết bị được lâu dài, có thể sao lưu, ứng dụng rộng rãi.
-Tiết kiệm thời gian, chi phí tìm kiếm cho giáo viêntrước mỗi tiết Học Vần.
Biện pháp: tiến hành theo các bước như sau
Bước 1: Tìm hiểu chương trình sách giáo khoa
Học Vần lớp 1 kéo dài từ bài 1 đến bài 104. Đa phần bộ chữ ghép âm, vần và
kênh hình ở sách giáo khoa đều có tranh minh họa nhưng ở phần 4 từ ứng
dụng lại không có.
Bước 2:Tìm kiếm kênh hình của các từ ứng dụng
Sưu tầm tranh ảnh, flash, movie(ngắn) liên quan: đảm bảo tư liệu rõ ràng, sắc
nét, minh họa chính xác từ cần giải nghĩa.
Bước 3:Thu âm giọng đọc của học sinh
Tôi lựa chọn những em đọc hay, to, rõ ràng xây dựng thu âm qua phần mềm
ghi âm của điện thoại sao cho chất lượng âm thanh đảm bảo tốt nhất.
Bước 4: Thiết kế và hoàn thiện sản phẩm
Tôi thiết kế trên nền PowerPoint vì đây là phần mềm trình diễn thông dụng,
được nhiều giáo viên sử dụng soạn giáo án điện tử nên dễ dàng thực hiện liên
kết.
Trang đầu từ điển gồm các thẻ ghi tên bài từ 11 (vì từ bài 1 đến bài 10 không
có từ ứng dụng) đến bài104, giáo viên chỉ cần kích hoạt một bài thì nó lập tức
Người viết: Tôn Nữ Kim Nhật
18
SKKN: Một số biện pháp nâng cao chất lượng môn Tiếng Việt lớp 1
liên kết tới slide chứa nội dung 4 từ ứng dụng của bài đó (kênh hình, giọng
đọc, từ ứng dụng) và ngược lại có thể về home khi cần. Khi thiết kế đảm bảo
tính khoa học, thẫm mĩ, thực tiễn cao tránh gây nhiễu với học sinh
Ví dụ sau khi kích chọn thẻ bài 24, Tiếng Việt 1, Tập 1, cửa sổ hiện ra
Người viết: Tôn Nữ Kim Nhật
19
SKKN: Một số biện pháp nâng cao chất lượng môn Tiếng Việt lớp 1
Ở từng slide ảnh chứa minh họa nghĩa từng từ ứng dụng kèm theo cách phát
âm từ đó. Qua minh họa trên ta có thể thấy đối với các em lớp 1, đặc biệt ở
phương ngữ Huế, các từ trên khá lạ lẫm, vì quả thị ít được phổ biến, một số nơi
gọi là trái sụy, giò thì ở Huế gọi là chả. Đồng thời cách giải nghĩa trên chắc
chắn sẽ gây hứng thú, giúp các em nhớ lâu và có tác dụng thẫm mĩ cao.
Bước 5: Vận dụng vào thực tiễn
Khi sử dụng trên lớp: Giáo viên có thể copy 1 slide chứa nội dung bài cần dạy
hoặc thực hiện liên kết giữa file giáo án dạy với file hệ thống từ điển .
đ)Biện pháp 5: Phối kết hợp chặt chẽ giữa giáo viên chủ nhiệm với phụ huynh học
sinh trong việc hướng dẫn học sinh học bài
Càng ngày phụ huynh càng quan tâm cụ thể hơn việc học hành của con em, đặc
biệt là lớp một. Tôi chủ động phối hợp khá tốt với phụ huynh trong việc chăm sóc
dạy dỗ HS, gồm những vấn đề sau:
+ Ngay từ đầu năm, tôi đã đưa ra một số quy định mà HS cần thực hiện thành
nềnếp để phụ huynh cùng trao đổi. Thống nhất xong, tôi in ra cho mỗi phụ huynh
một bản để tiện theo dõi, phối hợp hoạt động.
+ Tôi cũng có sự quy ước một số yêu cầu qua lại giữa GV và phụ huynh để cụ thể
hóa việc phối hợp chăm sóc HS, như dụng cụ học tập, góc học tập, thời gian biểu ở
nhà, việc theo dõi nhất nhở HS….
+ Phụ huynh học sinh rất có trách nhiệm muốn trực tiếp giúp con em học ở nhà nên
nhân những buổi hợp phụ huynh học sinh (nhất là buổi hợp đầu năm học ) tôi
hướng dẫn một số vấn đề nhằm giúp phụ huynh có thể chăm sóc, hướng dẫn thêm
học sinh rèn luyện ở nhà có hiệu quả. Tôi cũng đã khuyến nghị một số phụ huynh
chú ý cách phát âm nhằm giúp HS khắc phục thói quen phát âm sai, chẳng hạn các
từ bắt đầu với âm n, l, th , kh hoặc tận cùng với âm c, t, n, ng….
2.3.2 Các biện pháp nâng cao chất lượng phân môn Tập Viết
a) Giái pháp 1: Lựa chọn dụng cụ học môn Tập Viết tốt, đảm bảo chất lượng
Mục đích:
- Để thực hành luyện viết đạt kết quả tốt.
- Tạo điều kiện học sinh sử dụng có hiệu quả một số đồ dùng học tập thiết yếu như
bảng con, phấn trắng, bút chì, bút mực…
Biện pháp:
- Lựa chọn vật dụng theo một số tiêu chí cụ thể như sau:
+ Bảng con, phấn trắng (hoặc bút dạ), khăn lau.
Bảng con màu đen, bề mặt có độ nhám vừa phải, dòng kẻ ô rõ ràng, đều đặn
tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh viết phấn. Phấn trắng có chất liệu tốt làm nổi
rõ hình chữ trên bảng. . Khăn lau sạch sẽ, có độ ẩm vừa phải, giúp cho việc xoá
bảng vừa đảm bảo vệ sinh, vừa không ảnh hưởng đến chữ viết.
Người viết: Tôn Nữ Kim Nhật
20
SKKN: Một số biện pháp nâng cao chất lượng môn Tiếng Việt lớp 1
+ Bút chì, bút mực:loại bút chì có lõi dày và bút chì màu (bút chì 2B, hoặc 3B) để
các em dễ thực hiện các thao tác. Bút viết mực (bút máy) cótrọng lượng và kích cỡ:
Không quá to và nặng vì sẽ làm mau mỏi tay. Vì bút to, không phù hợp với bàn tay
nhỏ; và ngược lại, bàn tay to, cầm bút nhỏ thì rất khó.Thân bút, không nên chọn
chất liệu trơn. Theo kinh nghiệm có thể lựa chọn bút mài thầy Ánh chính hãng mã
số 039. (Nếu các em chưa quen sử dụng bút máy có thể mua viết zero).
- Một số điểm cần chú ý:
Khi sử dụng bút viết xong cần đóng nắp lại ngay để tránh khô mực ở đầu ngòi hoặc
có thể rơi, va chạm vào vật cứng sẽ không bị cong gãy ngòi.
Khi di chuyển, vận động bút nên để tư thế thẳng đứng hướng ngòi bút lên trên để
tránh việc mực tràn ra nắp bút gây bẩn tay và vở.
+ Vở tập viết, vở trắng 5 ô li : Chuẩn bị giấy, vở là loại giấy tốt không nhoè vì
hiện nay thị trường bút bi rất nhiều loại phong phú, đa dạng nên các nhà sản xuất
giấy ít quan tâm đến chất lượng giấy viết cho bút mực do vậy nhiều loại giấy
không sử dụng được cho viết bút mực. Giấy viết tốt và đạt hiệu quả cao trong việc
rèn chữ là loại vở ô li có dòng kẻ carô nhỏ, dòng kẻ nghiêng dể luyện chữ nghiêng
cho thuận lợi. Định lượng giấy cần lớn hơn 70g/m2.
b) Giải pháp 2: Thực hiện đúng qui định khi viết chữ
Mục đích:
- Tạo ra tư thế đúng, và thói quen viết đúng ngay từ lớp nhỏ.
- Tránh được các bệnh học đường như cận thị, cong vẹo cột sống, ảnh hưởng đến
sự phát triển của trẻ.
- Làm nền tảng cho việc viết chữ đẹp, giữ vở không bị quăn góc, vấy bẩn.
Biện pháp:
- Tư thế ngồi viết: Tư thế lưng thẳng, không tì ngực vào bàn, đầu hơi cúi, mắt cách
vở 25 – 30cm; nên cầm bút tay phải, tay trái tì nhẹ lên mép vở để trang viết không
bị xê dịch; hai chân để song song, thoải mái.
- Cách cầm bút: Học sinh cầm bút bằng 3 ngón tay (ngón cái, ngón trỏ và ngón
giữa) với độ chắc vừa phải (không cầm bút chặt quá hay lỏng quá): khi viết, dùng
ba ngón tay di chuyển bút nhẹ nhàng, từ trái sang phải, cán bút nghiêng về bên
phải, cổ tay, khuỷu tay và cánh tay cử động theo, mềm mại, thoải mái.
- Cách để vở, xê dịch vở khi viết: Khi viết chữ đứng, học sinh cần để vở ngay ngắn
trước mặt. Nếu tập viết chữ nghiêng, tự chọn cần để vở hơi nghiêng sao cho mép
vở phía dưới cùng với mép bàn tạo thành một góc khoảng 15 độ.
- Cách trình bày bài: Học sinh nhìn và viết đúng theo mẫu trong vở tập viết; viết
theo yêu cầu được giáo viên hướng dẫn tránh viết dở dang chữ ghi tiếng hoặc viết
chòi ra mép vở không có dòng kẻ li; khi viết sai chữ, không được tẩy xoá mà cần
để cách một khoảng ngắn rồi viết lại.
c) Giải pháp 3: Linh hoạt sử dụng các PPDH đặc trưng phù hợp, hiệu quả
Mục đích:
Người viết: Tôn Nữ Kim Nhật
21
SKKN: Một số biện pháp nâng cao chất lượng môn Tiếng Việt lớp 1
- Giúp HS có những tiếp thu tốt nhất, dễ hiểu nhất, phù hợp tâm lý nhận thức của
lứa tuổi.
- Phát huy những PPDH tích cực, khoa học để học sinh có những tiến bộ vững
chắc trong quá trình tập viết.
Biện pháp:
- Phương pháp trực quan:
+ Giáo viên khắc sâu biểu tượng về chữ cho các em bằng nhiều con đường: kết
hợp mắt nhìn, tai nghe, tay luyện tập. Điều này giúp các em chủ động phân tích
hình dáng, kích thước và cấu tạo theo mẫu chữ, tìm sự giống nhau và khác nhau
của chữ cái đã học.
+ Chữ viết mẫu là hình thức trực quan ở tất cả các bài tập viết. Đây là điều kiện
đầu tiên để các em viết đúng. Có các hình thức chữ mẫu: chữ mẫu in sẵn, chữ
phóng to trên bảng hoặc trên máy chiếu hắt, chữ mẫu trong vở tập viết, hộp chữ
mẫu… Tiêu chuẩn cơ bản của chữ mẫu là phải đúng mẫu quy định, rõ ràng và đẹp.
Chữ mẫu có tác dụng:
- Chữ mẫu phóng to trên bảng hoặc trên máy chiếu sẽ giúp học sinh dễ quan
sát, từ đó tạo điều kiện để các em phân tích hình dáng và các nét chữ cơ bản, cấu
tạo chữ cái cần viết trong bài học.
- Chữ mẫu của giáo viên viết trên bảng sẽ giúp học sinh nắm được thứ tự các
nét chữ của từng chữ cái, cách nối các chữ cái trong 1 chữ nhằm đảm bảo yêu cầu
viết liền mạch, viết nhanh.
- Chữ của giáo viên khi chữa bài, chấm bài cũng được quan sát như một loại
chữ mẫu, vì thế giáo viên cần ý thức viết chữ đẹp, đúng mẫu, rõ ràng.
Ngoài ra, để việc dạy chữ không đơn điệu, giáo viên cần coi trọng việc xử lý
quan hệ giữa âm và chữ, tức là giữa đọc và viết .
- Phương pháp đàm thoại gợi mở:
+ Phương pháp này được sử dụng chủ yếu ở giai đoạn đầu của tiết học. Giáo viên
dẫn dắt học sinh tiếp xúc với các chữ cái sẽ học bằng một hệ thống câu hỏi, từ việc
hỏi về các nét cấu tạo chữ cái, độ cao, kích thước chữ cái đến việc so sánh nét
giống nhau và nét khác biệt giữa các chữ cái đã học với chữ cái đã phân tích.
+ Ví dụ: Khi dạy chữ A, giáo viên có thể đặt câu hỏi: chữ A gồm có bao nhiêu nét?
là những nét nào? chữ A cao mấy ô? độ rộng của chữ là bao nhiêu?…
- Phương pháp luyện tập:
+ Giáo viên cần chú ý đến các giai đoạn của quá trình tập viết chữ. Việc hướng dẫn
học sinh luyện tập phải tiến hành từ thấp đến cao để học sinh dễ tiếp thu. Lúc đầu
là việc viết đúng hình dáng, cấu tạo kích thước các cỡ chữ, sau đó là viết đúng
dòng và đúng tốc độ quy định. Việc rèn luyện kỹ năng viết chữ phải được tiến
hành đồng bộ ở lớp cũng như ở nhà, ở phân môn tập viết cũng như ở các phân môn
của bộ môn Tiếng Việt và các môn học khác.
+ Khi học sinh luyện tập chữ viết, giáo viên cần luôn luôn uốn nắn cách ngồi viết.
Cần lưu ý các hình thức luyện tập cơ bản sau:
Người viết: Tôn Nữ Kim Nhật
22
SKKN: Một số biện pháp nâng cao chất lượng môn Tiếng Việt lớp 1
Tập viết chữ (Chữ cái, chữ số, từ ngữ, câu) trên bảng lớp.
Hình thức tập viết trên bảng có tác dụng kiểm tra sự tiếp thu cách viết và
bức đầu đánh giá kỹ năng viết chữ của học sinh. Hình thức này dùng để kiểm tra
bài cũ hoặc sau bước giải thích cách viết chữ, bước luyện tập viết chữ ở lớp.
Tập viết chữ vào bảng con của học sinh:
Học sinh luyện tập viết bằng phần (hoặc bút bảng) vào bảng con trước khi
viết vào vở. Học sinh có thể viết chữ cái, vần, chữ khó vào bảng.
Luyện viết trong vở:
Muốn cho học sinh sử dụng có hiệu quả vở tập viết, giáo viên cần hướng dẫn
tỉ mỉ nội dung và yêu cầu về kĩ năng viết của từng bài.
d) Phân tích tìm hiểu các lỗi sai của học sinh khi viết và cách khắc phục tương
ứng
Mục đích:
- Giúp HS nhận biết những lỗi sai phổ biến, nguyên nhân cụ thể, tránh những lỗi có
tính chất cá nhân.
- Khắc phục những lỗi sai, tạo cơ sở viết đúng, viết đều và viết đẹp.
- Hệ thống hóa những lỗi để tạo thành kinh nghiệm chung phục vụ hoạt động luyện
viết chữ đẹp sau này.
Biện pháp:
- Nắm và phân loại một số lỗi sai HS thường mắc.
- Phân tích nguyên nhân và cách khắc phục:
+ Thiếu nét: Do thói quen của học sinh chưa viết hết nét chữ đã dừng lại, cần nhắc
nhở thường xuyên để tạo thói quen viết hết nét và dừng bút đúng điểm, đúng quy
định. Cho học sinh thêm nét cho đủ nét ở ngay những chữ học sinh vừa viết thiếu
nét, đồng thời xem lại những bài viết trước chữ nào thiếu nét thì thêm vào cho đủ
và cho tập lại ngay bài vừa sửa.
+ Thừa nét: Lỗi này do học sinh viết sai quy trình, điểm đặt bút ban đầu, nét đầu
học sinh viết không đúng, dừng vượt quá điểm quy định. Cách khắc phục là hướng
dẫn lại quy trình viết chữ cái. Chú ý nếu học sinh sai chữ nào chỉ hướng dẫn lại
quy trình chữ đó bao giờ viết đúng, đẹp mới thôi.
+ Sai nét: Lỗi này thường là do học sinh cầm bút sai, các ngón tay quá gần ngòi
bút hoặc tay cầm bút bị cong, khi viết biên độ giao động của ngòi bút ngắn, đầu
ngòi bút di chuyển không linh hoạt làm cho nét chữ bị cong vẹo gây sai nét. Cách
khắc phục là nhắc học sinh cầm bút cho đúng. Khi viết ngón tay cử động linh hoạt
phối hợp với cử động của cổ tay và cánh tay.
+ Khoảng cách: Lỗi này thường mắc với những học sinh viết hay nhấc bút, không
viết liền mạch, đưa tay không đều. Cần giúp học sinh kĩ thuật viết liền mạch, đưa
đều tay. Quy định về khoảng cách chữ là 1 con chữ o, Viết liền mạch xong chữ
mới đánh dấu chữ và dấu thanh.
Người viết: Tôn Nữ Kim Nhật
23
SKKN: Một số biện pháp nâng cao chất lượng môn Tiếng Việt lớp 1
VD: viết chữ : trắng - hướng dẫn viết: trang - liền mạch, xong mới đánh dấu t, ă, và
dấu sắc - trắng.
+ Dấu chữ, dấu thanh: Học sinh thường mắc lỗi đánh dấu quá to, quá cao không
đúng vị trí. Để khắc phục lỗi này cần quy định lại cách đánh dấu chữ và dấu thanh
nhỏ bằng 1/2 đơn vị chữ. Dấu thanh đánh vào âm chính của vần và không vượt quá
đơn vị thứ hai. Nếu chữ có dấu mũ thì các dấu thanh nằm bên phải dấu mũ.
+ Sai mẫu chữ: Các em viết hay sai nhất là chữ hoa và các nhóm chữ ghi âm ghép
như nh, th, ch, kh, ngh, gh, ng.. ( không chỉ lớp 1 mà các lớp khác nữa cũng đều
hay mắc phải là nét nối giữa 2 con chữ chưa hợp lý dẫn đến viết sai). Để giúp các
em viết đúng mẫu,, tránh mất thời gian, tôi ghi sẵn mẫu trên nền một loại giấy tốt
5 ô li với thiết kế các nhóm chữ hoa có chung các nét rồi phô tô cho các em luyện
trực tiếp trên đó. Sau đó chỉnh sửa lỗi, cho những em viết sai nhìn mẫu tiếp tục viết
vào vở ô li trắng . ( Phụ lục I)
d)Giải pháp 4: Tạo ra bài thơ làm điểm tựa giúp học sinh ghi nhớ các hướng
dẫn dễ dàng ở giai đoạn viết bút mực.
Mục đích:
- Tạo ra thêm một cách thức ghi nhớ khác, gần gũi và thân thuộc hơn với học sinh.
- Giúp HS dễ nhớ, nhớ lâu, duy trì được hứng thú những kiến thức đã học được.
Biện pháp:
- GVchép lên bảng bài thơ rồi giải thích ý nghĩa, cho học sinh học thuộc, hằng
ngày nghỉ giữa tiết tôi lại cho lớp trưởng điều khiển để học sinh khắc sau. Nhờ
vậy, các em khi viết đỡ sai độ cao, khoảng cách, nết khất, ..có ý thức viết đúng,
đều, đẹp. Đồng thời tạo hứng thú khi học Tập Viết.
Nội dung bài thơ tôi sáng tác như sau:
Người viết: Tôn Nữ Kim Nhật
24
SKKN: Một số biện pháp nâng cao chất lượng môn Tiếng Việt lớp 1
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
Trong quá trình giảng dạy qua một thời gian áp dụng, chất lượng của lớp
nâng lên đáng kể:
Tất cả học sinh trong lớp (ngoại trừ em học sinh khuyết tật) đều đọc
được, viết được với tốc độ ngày càng nhanh.
Có nhiều hoạt động phong trào bề nổi, đặc biệt là phong trào giải toán
qua mạng, phong trào “Đôi bạn cùng tiến”, “Hoa điểm tốt tặng mẹ”, “Hoa điểm
mười tô thắm cờ Đảng”…
Đặc biệt, chữ viết trong lớp các em tiến bộ vươn lên, nhiều em viết chữ
đẹp, viết nắn nót, cẩn thận đã thành thói quen của học sinh. Các em luôn tự giác
trong học tập, sách vở luôn giữ sạch đẹp (phụ lục IV). Vở viết của học sinh đảm
bảo chất lượng, chữ viết đúng mẫu, tốc độ viết đúng quy định. Bản thân giáo viên
khi dạy cũng thấy hứng thú, say sưa nâng cao chất lượng giờ dạy tốt hơn.
Lớp được PGD công nhận lớp vở sạch chữ đẹp cấp Huyện (với tỉ lệ 78%)
Như vậy, tổng quan lại, lớp có những biểu hiện có sự tiến bộ rõ rệt với nhưng kết
quả cụ thể như sau:
Xếp loại
Giai đoạn
Hoàn thành
Chưa hoàn thành
Đầu năm
25
3
Giữa học kì 1
27
1
Cuối học kỳ I
28
0
Giữa học kì 2
28
0
Cuối kì 2
28
0
Trong đó:
• Học sinh xuất sắc các môn học: 16 em đạt tỉ lệ 57,1 % Nữ: 7 em
• Học sinh xuất sắc từng môn học: 5 em đạt tỉ lệ: 17,9 % Nữ: 3 em
Người viết: Tôn Nữ Kim Nhật
25