Tải bản đầy đủ (.doc) (40 trang)

Cuoc đoi và su nghiep hoat đong cach mang cuaPhan Bội Châu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (514.79 KB, 40 trang )

MỤC LỤC
1. Bối cảnh lịch sử.
2. Quá trình hoạt động cứu nước của Phan Bội
Châu:
• Một vài nét về thân thế và sự nghiệp.
• Những hoạt động cứu nước đầu tiên.
• Thành lập Duy tân hội (1904).
• Các hoạt động giao du liên kết đồng chí.
• Phong trào Đông du (1905-1908).
• Các cơ sở cách mạng cuối cùng của Duy tân
hội ở nước ngoài.
• Thành lập Việt Nam Quang phục hội (1912).
• Thời kì từ 1925-1940.
3. Nhận xét về khuynh hướng, tư tưởng cứu
nước của Phan Bội Châu.
4. Đánh giá chung về phong trào dân tộc tư sản ở
Việt Nam đầu thế kỉ XX.

1


- Tài liệu tham khảo:

2


1. Bối cảnh lịch sử cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX
dẫn đến phong trào yêu nước và cách mạng ở
Việt Nam.
• Điều kiện bên ngoài:
Từ những năm cuối của thế kỉ XIX, sang đầu thế


kỉ XX, những thông tin về tình hình thế giới, mà
trước hết là từ các nước Châu Á như Nhật Bản,
Trung Quốc đã xâm nhập vào Việt Nam đặc biệt là
tới giới sĩ phu và các tầng lớp nhân dân đô thị.
Phong trào cải cách chính trị - văn hóa ở Trung
Quốc (với những gương mặt tiêu biểu như Khang
Hữu Vi, Lương Khải Siêu), cùng với nó là những tư
tưởng dân chủ tư sản phương Tây được dịch qua chữ
Hán như tác phẩm của Môngtexkiơ, Rutxô…đã tác
động mạnh vào giới sĩ phu yêu nước tiến bộ Việt
Nam lúc bấy giờ. Làm cho họ thấy được sự suy tàn
của chế độ phong kiến và sự cần thiết phải tiến hành
cải cách xã hội. Cuộc cách mạng Tân Hợi (1911) ở
Trung Quốc do Tôn Trung Sơn lãnh đạo bùng nổ đã
lật đổ chế độ phong kiến thống trị lâu dài, mở ra con
đường phát triển mới của xã hội Trung Quốc theo
cong đường dân tộc chủ nghĩa. Điều đó càng thúc đẩy
các sĩ phu yêu nước Việt Nam đoạn tuyệt với tư
tưởng quân chủ bảo hoàng trước kia để chuyển sang
tư tưởng cộng hòa.
3


Mặt khác, sau cuộc Minh Trị duy tân (1868), Nhật
Bản trở thành một nước tư bản chủ nghĩa hùng mạnh
(đánh bại cả Nga hoàng 1905), đã tác động mạnh
đến các sĩ phu yêu nước Việt Nam. Họ muốn noi theo
tấm gương của Nhật Bản, dựa vào nước Nhật một
nước “đồng văn, đồng chủng ” với việt Nam, được
coi là “người anh cả da vàng” để đánh đổ nền thống

trị của thực dân Pháp, xây dựng một chế độ mới.

Thiên Hoàng Minh Trị
(Lịch Sử 11 Nâng Cao, trang 91).

4


Các sĩ phu Việt Nam đầu thế kỉ XX đã hô hào noi
theo tấm gương đổi mới của nước Nhật:

Cờ độc lập dựng đầu phất trước
Nhật Bản kia là nước đồng văn
Á Đông nổi hiệu duy tân
Nhật hoàng Minh Trị anh quân ai bì?...
…Gương Nhật Bản đất Á Đông
Dòng ta, ta phải soi chung kẻo lầm.
“Tỉnh quốc hồn ca”
• Điều kiện bên trong:
Do nhu cầu của cách mạng Việt Nam lúc bấy giờ,
sau khi phong trào Cần Vương thất bại, cách mạng
Việt Nam cần có một con đường cứu nước đúng đắn.
Do sự tác động của cuộc khai thác thuộc địa của
thực dân Pháp, đã làm cho nền kinh tế Việt Nam vốn
đã nghèo nàn, lại càng lạc hậu. Song cũng làm cho cơ
cấu kinh tế Việt Nam có những chuyển biến quan
trọng. Phương thức bóc lột tư bản chủ nghĩa bắt đầu
thâm nhập vào nước ta, thâm nhập vào các khu vực
kinh tế nông nghiệp, công nghiệp, thương nghiệp, kết
hợp với phương thức bóc lột phong kiến (do Pháp cố

tình duy trì), đã dẫn tới sự hình thành phương thức
bóc lột thuộc địa, đảm bảo siêu lợi nhuận tối cao cho
5


Pháp và phong kiến tay sai. Trong bối cảnh đó đã làm
cho xã hội Việt Nam có nhiều biến đổi, các lực lượng
xã hội mới ra đời, bên cạnh các giai cấp cũ, các giai
cấp tầng lớp trong xã hội đã có sự phân hóa. Tuy sự
chuyển biến này chưa thật sự sâu sắc nhưng nó đã
kéo theo sự chuyển biến về kinh tế và tư tưởng chính
trị trong các sĩ phu.
Một số sĩ phu tư sản hóa không chỉ lập nhà hàng,
công ty để kinh doanh sản xuất mà họ còn hướng tới
khuynh hướng chính trị mới; trào lưu dân tộc chủ
nghĩa. Trào lưu chính trị này kế tục phong trào Cần
Vương yêu nước cuối thế kỉ XIX, nhưng mang nhiều
nét khác trước.
Tầng lớp khởi xướng trào lưu này là những sĩ phu
yêu nước tiến bộ. Họ là những nho sĩ được đào tạo
trong nền khoa cử cũ, nhưng đã chuyển biến theo
những tư tưởng mới của thời đại, tư tưởng “duy tân”.
Hai gương mặt nổi bật là các nhà chí sĩ Phan Bội
Châu và Phan Châu Trinh. Họ được sự ủng hộ của
giới công thương và tiểu tư sản mới phát triển trong
các đô thị, cùng đông đảo quần chúng yêu nước.
Lòng yêu nước của họ không còn bám giữ vào
những tư tưởng “trung quân”- trung thành với một
ngôi vua anh minh. Mà đã chuyển sang một ý thức về
một chủ nghĩa quốc gia - dân tộc, vì lợi ích chung của

nhiều triệu đồng bào trong cả nước.
6


Trong “Hải ngoại huyết thư” Phan Bội Châu
đã giải thích về sự đồng nhất giữa “dân” và
“nước” :
Nghìn muôn ức triệu người chung góp
Gây dựng nên cơ nghiệp nước nhà
Người dân ta, của dân ta
Dân là dân nước, nước là nước dân
Họ cũng mất niềm tin vào nền quân chủ chuyên
chế, thấy rõ sự thối nát của vua quan Việt Nam, bắt
đầu có ý thức về dân chủ, dân quyền, mong muốn
nước nhà đuổi kịp các quốc gia văn minh trên thế
giới.
Họ cho rằng, muốn đánh đuổi thực dân Pháp,
không thể chỉ hạn chế trong những hình thức khởi
nghĩa vũ trang như trước đây, mà còn phải kết hợp cả
nhiều biện pháp mới về chính trị, ngoại giao, tiến
hành một phong trào cải cách xã hội sâu rộng trong
đông đảo quần chúng.
Trên đây là những điều kiện xã hội và tâm lí làm
nảy sinh, thúc đẩy phong trào yêu nước mới ở nước
ta đầu thế kỉ XX. Tuy nhiên, vì ở Việt Nam lúc đó
chưa có những điều kiện chín muồi về kinh tế và
chính trị (giai cấp tư sản dân tộc chưa ra đời, tầng lớp
tri thức mới cũng còn rất ít) nên trào lưu dân tộc này
đã không tồn tại bền chắc và lâu dài.
7



2. Hoạt động cứu nước của Phan Bội Châu.
a. Một vài nét về bản thân và sự nghiệp.

Phan Bội Châu.
(Đại cương lịch sử Việt Nam tập 2, trang 138).
8


Phan Bội Châu (tên cũ là Phan Văn San) hiệu là
Sào Nam, sinh ngày (26-12-1867) ở huyện Nam Đàn,
tỉnh Nghệ An.
Sinh trưởng trong một gia đình lễ giáo, thân phụ
là Phan Văn Phổ, một nhà nho chân chính rất trọng
chữ thanh cần. Thân mẫu ông là bà Nguyễn Thị
Nhàn, một nữ sĩ được tiếng là người đức hạnh.
Từ thuở nhỏ, Phan Bội Châu đã được hấp thu một
nền giáo dục rất chặt chẽ nhờ vào sự đảm đang nuôi
nấng, dạy dỗ của thân mẫu, nhưng phần lớn cũng dựa
vào sự nghiêm khắc của thân phụ, lúc bấy giờ làm
nghề dạy học.
Phan Bội Châu rất mực thông minh. Năm lên sáu
tuổi được cho đi học, chỉ trong 3 ngày, ông đã học
hết cuốn Tam Tự Kinh. Lên bẩy tuổi hộc đến sách
Luận ngữ, ông đã mô phỏng để làm cuốn Phan tiên
sinh luận ngữ, có ý nghĩa mỉa mai chúng bạn nên bị
phụ thân quở phạt. Năm 1874, ở Nghệ An có phong
trào Văn Thân, dù chỉ mới là một đứa bé lên tám,
Phan Bội Châu cũng muốn noi gương Trần Quốc

Toản xưa đã giúp Hưng Đạo Vương đại phá quân
Nguyên ở bến Chương Dương, nêu cao lá cờ“phá
cường giặc, báo hoàng ân”nên ông đã tụ tập bọn trẻ
con lại để tập trận giả bằng những súng đạn do chính
ông làm ra.
Năm 1885, hưởng ứng phong trào Cần Vương,
Phan Bội Châu tổ chức “Sĩ tử Cần Vương đội”.
9


Nhưng ông nhận thấy rằng, công cuộc Cần Vương
chỉ đem lại kết quả khi nào người lãnh đạo là một
nhân vật có chân khoa bảng xuất thân, nhất là phải có
danh vọng, ông đành phải quay về với lối học cử
nghiệp.
Dù rất thông minh và hay chữ, Phan Bội châu thi
Hương bao lần vẫn trượt. Sở dĩ như vậy là do:
* Lối văn khoa cử không thích hợp với người có sẵn
một tinh thần cách mạng. Do đó, Phan Bội Châu
không chịu ép mình trong khuôn khổ của trường quy.
* Nhà nghèo, ông thường làm bài mướn để lấy tiền
tại trường, đã có lần bị phạm húy, ông bị đánh dấu
trong danh sách thí sinh trọn đời. Về sau, nhờ sự vận
động của quan Tế Tửu trường Quốc Tử Giám là
Khiêu Năng Tĩnh, thầy dạy học của ông, nên ông
được đi thi lại và đỗ Thủ Khoa tại trường thi Nghệ
An lúc bấy giờ ông đã 33 tuổi.
b. Một số hoạt động cứu nước đầu tiên.
Sinh trưởng trong một gia đình nhà nho nghèo
giàu lòng yêu nước , quê hương lại là nơi có truyền

thống đấu tranh kiên cường, bất khuất, nhất là sau khi
phong trào Cần Vương thất bại,thực dân Pháp âm
mưu chiếm toàn bộ nước ta. Ý thức về nghĩa vụ của
người thanh niên yêu nước trước cảnh nước nhà gặp
nguy nan trỗi dậy rất sớm ở Phan Bội Châu.
10


Năm 1882, thực dân Pháp tiến đánh Bắc Kì lần 2,
nửa đêm ông đã viết bài hịch “Bình Tây Thu Bắc”,
đem gián ở thân cây bên đường để cổ động nhân dân
chống Pháp.
Năm 1885, hưởng ứng chiếu Cần Vương của Vua
Hàm Nghi, Phan Bội Châu đã tổ chức đội quân học
trò hơn 60 người, nhưng chưa kịp hành động thì thực
dân Pháp đã kéo quân đến càn quét xóm làng, đội
quân thí sinh phải giải tán.
Năm 1898, Phan Bội Châu có ý định tìm đường
cứu nước vì trước đó (năm 1897) ông đã tiếp nhận
“Tân thư” của Lương Khải Siêu và Khang Hữu Vi,
nhưng do vướng bận việc gia đình nên ông chưa có
điều kiện thực hiện.
Năm 1900, ông đậu Giải Nguyên xứ Nghệ An,
cũng năm ấy cụ thân sinh ông mất. Từ đó Phan Bội
Châu thực sự bắt tay vào hoạt động cách mạng. Theo
ông : “Nợ máu chỉ có thể trả bằng máu”, ngay từ
đầu ông đã kiên trì chủ trương dùng bạo lực để giành
độc lập. Để đạt được mục tiêu đó thì phải tổ chức lực
lượng trong nước và tranh thủ sự viện trợ bên ngoài.
Trong đó, Nhật Bản có thể trông cậy được. Vì Nhật

Bản là một cường quốc, đồng thời là một nước
“đồng văn, đồng chủng” nên Nhật có thể giúp ta
đánh Pháp. Chủ trương của ông là sau khi giành độc
lập sẽ xây dựng một chế độ chính trị mới ở Việt
Nam: Lúc đầu ông chủ trương xây dựng nền quân
11


chủ lập hiến (Hội duy tân 1904), nhưng sau khi chịu
ảnh hưởng của cách mạng Tân Hợi (1911) ông lại
hướng đến mục tiêu xây dựng chế độ cộng hòa (Việt
Nam Quang phục hội).
Ông tích cực chuẩn bị công cuộc bạo động, tìm
cách liên kết với các sĩ phu ở Bắc, Trung, Nam Kì:
c. Thành lập Duy tân hội.
Tháng 5-1904, Phan cùng các đồng chí ở Quảng
Nam thành lập Duy tân hội, Hội tôn Cường Để làm
hội chủ. Mục đích của Hội là : “cốt sao xây dựng
được Việt Nam độc lập, lập ra một chính phủ độc
lập, ngoài ra chưa có chủ nghĩa gì khác”.
Để chuẩn bị cho cuộc bạo động sắp tới, Hội vạch
ra nhiệm vụ trước mắt như sau:
 Phát triển thế lực của Hội về người và tài
chính.
 Xúc tiến công việc chuẩn bị bạo động.
 Trù liệu cử người xuất dương cầu viện.
Nhiệm vụ thứ ba hết sức trọng yếu và phải tuyệt
đối bí mật, hội giao cho Nguyễn Hàm và Phan Bội
Châu phụ trách.
d. Các hoạt động mở rộng giao du liên kết

đồng chí.
12


Ngày 23- 2-1905, Phan Bội Châu cùng Đặng Tử
Kính, Tăng Bạt Hổ bí mật sang Nhật Bản. Tại đây,
ông có điều kiện tiếp xúc với một số chính khách
Trung Quốc chạy sang Nhật, trong đó có Lương Khải
Siêu, Tôn Dật Tiên và một số chính khách người
Nhật.

Lương Khải Siêu (erct.com)

13


Trong lúc bút đàm, Lương khuyên Phan Bội Châu
nên chú trọng việc giáo dục và thức tỉnh nhân dân
mình trước những tiến bộ của thế giới, khẳng định
chỉ khi nào việc đó có kết quả thì ngoại viện mới có
nghĩa.
Ông khuyên không nên để quân Nhật vào Việt
Nam, mà chỉ có thể dừng ở mức là nước lớn đầu tiên
công nhận về mặt ngoại giao trong trường hợp giành
được độc lập. Theo ông không nên cầu viện để lấy lại
độc lập dân tộc, mà nên chuẩn bị cho nhân dân sẵn
sàng nổi dậy khi có thời cơ.
Được sự giúp đỡ của Siêu, Phan đã gặp hai nhân
vật của Đảng tiến bộ đang cầm quyền ở Nhật Bản là
Bá tước Đại Ôi Trọng Tín và Thủ tướng Khuyển

Dưỡng Nghị. Phan Bội Châu đã đặt vấn đề xin Thiên
hoàng và Chính phủ Nhật giúp Việt Nam đánh Pháp.
Nhưng họ đều từ chối về việc giúp đỡ về quân sự,
chỉ khuyên nên kiên trì chờ đợi thời cơ mới. Theo họ,
thời cơ là lúc Đức tuyên chiến với Pháp, hoặc cách
mạng Trung Quốc bùng nổ, còn trước mắt cần đưa
gấp Cường Để sang Nhật để khỏi rơi vào tay Pháp.
Viết báo nói rõ thực trạng xã hội trong nước để tranh
thủ sự đồng tình và ủng hộ của dư luận thế giới. Cổ
động thanh niên ra nước ngoài học tập.
Được sự giới thiệu của Khuyển Dưỡng Nghị,
Phan đã hai lần gặp Tôn Trung Sơn. Tôn kịch liệt
công kích chủ trương quân chủ lập hiến của Duy Tân
14


hội và tỏ ý muốn các nhà cách mạng Việt Nam tham
gia cách mạng trung Quốc, sau khi cách mạng Trung
Quốc thành công sẽ viện trợ cho các nước Châu Á,
trước hết là Việt Nam.

Tôn Trung Sơn ( tintuc.xalo.vn)

Phan lại muốn Đảng cách mạng Trung Quốc giúp
Việt Nam trước, khi Việt Nam được độc lập sẽ cho
cách mạng Trung Quốc mượn Việt Bắc làm căn cứ
để tiến hành khôi phục Trung Nguyên. Hai bên
15



không có sự thỏa thuận nào nhưng đây là mốc môi
giới cho mối quan hệ giữa cách mạng Việt Nam và
Trung Quốc sau này.
Những cuộc gặp gỡ này tuy không mang lại kết
quả như ông mong muốn, nhưng qua tiếp xúc ông rút
ra bài học : “Phải viết tài liệu để tuyên truyền tố cáo
thực dân Pháp trên thế giới và Việt Nam, để tranh thủ
sự ủng hộ của nhân dân thế giới, thức tỉnh nhân dân
trong nước, đồng thời phải đưa thanh niên xuất
dương du học”. Từ đó, Phan Bội Châu viết “Việt
Nam vong quốc sử” và một số văn thơ khác : “Hải
ngoại huyết thư”, với lời lẽ thống thiết để gửi về
nước kêu gọi đồng bào.

16


Việt Nam vong quốc sử (saigonecho.com)
e. Phong trào Đông du.
Tháng 6-1905, Phan Bội Châu cùng Đặng Tử
Kính mang theo một số sách Việt Nam Vong quốc sử
về nước. Tháng 8 năm 1905, ông về đến Hà Tĩnh.
Ông đã đề ra kế hoạch hành động :
• Nhanh chóng đưa Cường Để ra nước ngoài.
• Lập các hội buôn, hội học … để tập hợp quần
chúng.
• Chọn ngay một số thanh niên hiếu học, chịu
được lao khổ, càng trẻ càng tốt để đua đi nước
ngoài học.
Tháng 10 - 1905, Phan trở lại Nhật Bản cùng ba

thanh niên : Nguyễn Thúc Canh, Nguyễn Điền và Lê
Khiết. Sau đó thêm hai anh em Lương Ngọc Quyến,
Lương Nghị Khanh, Nguyễn Điền và hai người khác
nữa.
Năm 1906, Phan Bội Châu đưa Cường Để sang
Nhật và cổ động thanh niên du học, từ đó phong trào
Đông du phát triển ngày càng thuận lợi, số thanh niên
xuất dương ngày càng đông.

17


Phan Bội Châu (ngồi) Cường Để (đứng) tại Nhật
Bản ( dunglac.org)
Đến giữa 1908, số học sinh Việt Nam trên đất
Nhật có 200 học sinh, học trong các trường quân sự,
văn hóa. Tại các trường Chấn Võ và Đồng Văn thư
viện, lưu học sinh Việt Nam được phiên chế vào các
ban ngành chuyên môn. Buổi sáng học văn hóa, buổi
chiều học các chi thức quân sự và luyện tập ở thao
trường. Chương trình nhằm đào tạo những người có
trình độ văn hóa và quân sự cần thiết cho công cuộc
đánh Pháp sau này.

18


Một số học sinh trong phong trào Đông du
1905- 1908. ( linhlinhh.violet.vn)
Để tăng cường quản lí học sinh, giữa năm 1907,

Phan Bội Châu tổ chức “Việt Nam Công Hiến hội”
do Cường Để làm Hội Trưởng, Phan Bội Châu làm
Tổng lí kiêm Giám đốc trực tiếp chỉ đạo tổ chức này.
Với 4 bộ lớn:
- Bộ Kinh tế: Chuyên lo việc thu chi.
- Bộ Kỉ luật: Theo dõi, thưởng phạt học sinh.
- Bộ giao tế: Phụ trách việc giao thiệp với người
nước ngoài, đón đưa người trong nước ra.
- Bộ văn thư: Chuyên lo giấy tờ, phát hành và lưu
giữ các văn kiện.
Ngoài ra còn có Cục Kiểm tra để giám sát nhân
viên trong khi thừa hành nhiệm vụ.

19


Đến giữa 1903, việc học của học sinh Việt Nam ở
Nhật đã ổn định và phát triển hơn.
Phan Bội Châu còn cộng tác với “Vân Nam tạp
chí” một tờ báo của lưu học sinh Trung Quốc tại Nhật
Bản, nhằm tuyên truyền chủ nghĩa dân chủ, phản đối
sự xâm lược của đế quốc Anh - Pháp . Phan là ủy
viên biên tập phụ trách mục Xã thuyết của tạp chí.
Hải ngoại viết thư, Việt Nam vong quốc thảm trạng,
Ai Việt điếu điền… đều được đăng trong chuyên mục
quan trọng của tạp chí.
Cũng trong thời gian làm biên tập cho tờ báo này,
nhờ tiếp xúc với các nhà cách mạng Trung Quốc.
Ông càng tiến gần hơn tới chủ nghĩa dân chủ, ông
viết trong Niên biểu : “Tôi được trao đổi nhiều với

đảng viên cách mạng Trung Quốc nên ngày càng
thấm nhuần tư tưởng dân chủ. Tuy bị kế hoạch cũ
ngăn trở, lời lẽ chư mạnh dạn, nhưng trong bụng đã
chứa sẵn một động cơ thay đổi bắt đầu từ đó”.
Mấy tháng trước khi bị trục xuất, biết không thể
trông cậy và Nhật, Phan đã nghĩ đến việc liên hiệp
toàn châu Á, đoàn kết các sĩ phu lưu vong Trung
Quốc, Triều Tiên, Ấn Độ, Phi Luật Tiên hiện đang
sống ở Nhật Bản thành lập tổ chức chính trị Đông Á
Đồng minh hội. Phan bội Châu được bầu làm Phó
Hội trưởng để trực tiếp lãnh đạo Hội cùng với Hội
trưởng Chương Bỉnh Lân người Trung Quốc. Nhưng
Hội thành lập được 5 tháng thì bị Chính phủ Nhật
giải tán.
20


Cũng theo sáng kiến của Phan Bội Châu, Hội
Điền - Quế Việt liên minh được thành lập, nhằm thu
hút các học sinh người Vân Nam, Quế Châu và các
nhà hoạt động cách mạng Việt Nam. Với mục đích
giúp đỡ nhau giải phóng đất nước khỏi sự thống trị và
giàng buộc của đế quốc. Nhưng cũng chỉ hoạt động
được 3 tháng, các Chính phủ Mãn Thanh, Pháp và
Nhật Bản đã câu kết với nhau buộc hội phải giải tán.
Năm 1906 Phan Bội Châu về nước, mở rộng giao
du liên kết đồng chí ở trong nước, trước tiên là gặp
Hoàng Hoa Thám ở Phồn Xương (Yên Thế, Bắc
Giang). Sau hơn 10 ngày bàn bạc, Hoàng nhận ra
nhập hội Duy Tân, ứng viện khi Trung Kì khởi

nghĩa, nhận giúp đỡ và che chở các nghĩa sĩ Trung Kì
ra Bắc ẩn náu. Về phía mình, Phan Bội Châu hứa sẽ
giúp Hoàng về quân số, vũ khí, ngoại viện, khi Phồn
Xương có chiến sự thì Trung Kì sẽ khởi nghĩa hưởng
ứng. Sau dó Hoàng Hoa Thám đã làm nhà trên một
quả đồi sau đồn để tiếp đón các nhà cách mạng ở
Trung Kì (đồn Tú Nghệ).

21


Hoàng Hoa Thám
(1858-1913)
(Lịch Sử 11 Nâng cao, Trang 258)
Sau khi gặp Hoàng Hoa Thám, Phan Bội Châu
về họp mặt với các đồng chí ở Trung Kì và Bắc Kì ở
Nội Duệ (Bắc Ninh), định kế hoạch hành động
chung. Các hội viên trong nước phân công nhau các
công việc cần làm. Một số chuyên lo diễn thuyết,
tuyên truyền, mở các nông, thương, học hội để lo
kinh phí cho hội và thúc đẩy việc duy tân đất nước.
Một số lo vận động quân đội ngụy súng chống Pháp,
chuẩn bị vũ khí tiến tới bạo động.
Những hoạt động này chứng tỏ Phan Bội Châu đã
nhận thức được mối liên hệ khăng khít giữa phong
trào cách mạng Việt Nam với phong trào cách mạng
ở Châu Âu và các nước trong khu vực.nằn trong chủ
trương hoạt động của Duy tân hội, Phan Bội Châu là
22



người tổ chức phong trào đông Du (1905-1908). Dựa
vào sự giúp đỡ của giới công thương về tài chính và
cơ sở liên lạc, ông đã đưa thanh niên sang Nhật du
học, mua sắm vũ khí, chuẩn bị bạo động.
Phong trào Đông du phát triển mạnh mẽ, lan rộng
khắp Bắc, Trung, Nam. Việc học tập của lưu học sinh
bước đầu thu được những kết quả khả quan. Cùng với
phong trào Đông du, phong trào Đông Kinh nghĩa
thục ở Hà Nội (năm 1907) đã thúc đẩy mạnh mẽ cách
mạng dân chí, năm 1908 phong trào chống sưu thuế
lan rộng khắp Trung Kì và vụ Hà thành đầu độc,
chính quyền thực dân tìm cách đàn áp phong trào.
làm cho thực dân Pháp bắt đầu lo lắng trước một
phong trào yêu nước rộng lớn, mới mẻ ở Việt Nam.
Ở Nam Kì, tri phủ Trần Chánh Chiếu có con là
Trần Văn Tuyết sang học ở Hương Cảng. Theo gợi ý
của Phan Bội Châu, Tuyết bí mật gửi các tài liệu
tuyên truyền cách mạng về cho bố và mời bố sang
chơi. Sau chuyến đi Hương Cảng về, Trần Chánh
Chiếu lập Minh Tân công nghệ xã và khách sạn Nam
Trung, bề ngoài là làm kinh tế, nhưng bên trong là
nơi gặp gỡ của những người yêu nước. Ông còn đăng
những bài báo có tư tưởng chống Pháp Thực dân
Pháp định kết án ông, vì không có chứng cớ rõ ràng
nên thất bại. Nhưng đã làm cho thực dân Pháp bắt
đầu lo lắng trước một phong trào yêu nước rộng lớn,
23



mới mẻ ở Việt Nam. Chúng bắt đầu truy nã, bắt bớ
các gia đình ủng hộ du học sinh, các hội buôn có dính
lứu tới phong trào. Khi các phụ huynh du học sinh ở
Nam Kì gửi thư công khai theo đường bưu điện cho
Phan Bội Châu nhắn cử người về nhận tiền quên góp.
Thực dân Pháp biết trước nên đã bố trí người trên
bờ, khi tàu vừa cập bến thì hai phái viên là Hoàng
Quang Thành và Đặng Bỉnh Thành bị bắt cùng mọi
giấy tờ.
Tháng 9-1908, Chính phủ Nhật theo yêu cầu của
thực dân Pháp đã thi hành hiệp ước Pháp - Nhật, đuổi
người Việt Nam ra khỏi nước Nhật. Tháng 2-1909,
Phan Bội Châu cũng bị trục xuất khỏi Nhật Bản,
phong trào Đông du tan rã. Nguyên nhân thất bại là
do những người lãnh đạo chưa chú trọng đến việc xây
dựng cơ sở trong nước, đặt quá cao vấn đề cầu viện,
chưa thấy rõ bản chất Nhật Bản.
f. Cơ sở cách mạng cuối cùng của Duy tân hội
ở nước ngoài.
Sau khi bị trục xuất, ông cùng các đồng chí tạm
lánh về Trung Quốc. Sau đó, về Xiêm (Thái Lan) xây
dựng “căn cứ địa” ở Bạn Thầm. Tại đây khoảng 50
thanh niên cùng nhau cày cấy, sinh hoạt, học tập,
luyện tập võ nghệ như một trại quân, chuẩn bị cho kế
hoạch phục quốc sau này.
24


Duy tân hội trong suốt cả thời kì từ 1904-1911,
thực sự đóng vai trò như một Đảng chính trị. Đóng

góp lớn lao nhất của Duy tân hội là đã phát động
mạnh mẽ phong trào yêu nước rầm rộ trong cả nước,
tập hợp được một lực lượng kháng Pháp khá hùng
hậu, chuẩn bị đầy đủ tinh thần cho những cuộc đấu
tranh sắp tới.
g. Thành lập Việt Nam Quang phục hội.
Trong nước, mọi hoạt động quyên góp tài chính
và vũ trang bạo động cũng bị thực dân Pháp đàn áp,
khủng bố dã man.

Quân dụng phiếu của Việt Nam Quang phục hội
(Phan Bội Châu Toàn tập, tập 3- trang 387)
25


×