Tải bản đầy đủ (.doc) (106 trang)

QUAN HỆ VIỆT LÀO HAY NHẤT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.18 MB, 106 trang )

Bài dự thi: Lịch sử quan hệ đặc biệt Việt-Lào, Lào- Việt

Họ và tên: Hà Thị Hiền
Năm sinh: 1974
Đơn vị: Trường TH Hợp Hòa – Tam Dương – Vĩnh Phúc

“LỊCH SỬ QUAN HỆ ĐẶC BIỆT
VIỆT NAM - LÀO, LÀO- VIỆT NAM”

Chủ đề 1
NHỮNG NHÂN TỐ HÌNH THÀNH, QUYẾT ĐỊNH
MỐI QUAN HỆ HỮU NGHỊ ĐẶC BIỆT
VIỆT NAM-LÀO, LÀO- VIỆT NAM.
------------------Trong lịch sử quan hệ quốc tế từ xưa tới nay, quan hệ đặc biệt Việt Nam Lào, Lào – Việt Nam là một điển hình, một tấm gương mẫu mực, hiếm có về sự
gắn kết bền chặt, thuỷ chung, trong sáng và đầy hiệu quả giữa hai dân tộc trong
cuộc đấu tranh vì độc lập, tự do và tiến bộ xã hội. Mối quan hệ này, bắt nguồn từ
các điều kiện tự nhiên, nhân tố dân cư, xã hội, văn hoá và lịch sử, truyền thống
chống giặc ngoại xâm của nhân dân hai nước. Trong tiến trình đó, lãnh tụ
Nguyễn Ái Quốc - người sáng lập ra Đảng Cộng sản Đông Dương đã sớm nhận
thấy tầm quan trọng của mối quan hệ này, với các hoạt động cách mạng của mình
Hà Thị Hiền - Trường Tiểu học Hợp Hòa- Huyện Tam Dương- Tỉnh Vĩnh Phúc

1


Bài dự thi: Lịch sử quan hệ đặc biệt Việt-Lào, Lào- Việt

đã đặt nền móng vững chắc phát triển thành quan hệ đặc biệt giữa hai dân tộc, hai
quốc gia.
Từ bao đời qua, Việt Nam và Lào là hai nước láng giềng, gần gũi bên nhau
như làng trên xóm dưới. Nhân dân Việt Nam thường nói láng giềng tối lửa tắt


đèn có nhau tương tự như cách nhân dân Lào gọi nhân dân Việt Nam là bản cạy
hươn khiêng (bản kề, nhà cạnh). Quan hệ Việt Nam –Lào, Lào –Việt Nam là mối
quan hệ nhân hòa, nảy sinh từ đời sống thích ứng với tự nhiên và dựng xây xã hội
của biết bao thế hệ cộng đồng dân cư hai nước có nhiều lợi ích tương đồng, cao
hơn hết là vận mệnh hai dân tộc gắn bó với nhau rất khăng khít và được phát
triển thành quan hệ đặc biệt chưa từng có trong lịch sử quan hệ quốc tế.
Quan hệ đoàn kết đặc biệt Việt Nam – Lào, Lào – Việt Nam hình thành
nên không hề do ý muốn chủ quan của bất kỳ bên nào, cũng không phải là một
hiện tượng nhất thời mà bắt nguồn từ vị trí địa – chiến lược của hai nước, từ bản
chất nhân văn, nương tựa lẫn nhau của hai dân tộc có cùng lợi ích cơ bản về độc
lập, tự chủ và nguyện vọng chính đáng thiết tha về hòa bình và phát triển. Quan
hệ truyền thống hữu nghị Việt Nam – Lào, Lào – Việt Nam được nâng thành
quan hệ đặc biệt kể từ khi lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc (tức Chủ tịch Hồ Chí Minh)
thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam vào đầu năm 1930 và sau đó (tháng 10 năm
1930), Đảng được đổi tên thành Đảng Cộng sản Đông Dương, tiền thân của
Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Nhân dân cách mạng Lào sau này.
Về các điều kiện tự nhiên: Việt Nam và Lào nằm ở trung tâm bán đảo
Ấn-Trung, thuộc vùng Đông Nam Á lục địa. Trong phạm vi của bán đảo Đông
Dương, Việt Nam nằm ở phía đông dãy Trường Sơn, như một bao lơn nhìn ra
biển; Lào nằm ở sườn tây dãy Trường Sơn, lọt sâu vào vùng đất liền của bán đảo.
Như vậy, dãy Trường Sơn có thể ví như cột sống của hai nước, tạo thành biên
giới tự nhiên trên đất liền giữa Việt Nam và Lào. Với địa hình tự nhiên này, về
đường bộ cả Việt Nam và Lào đều theo trục Bắc-Nam. Còn về đường biển, con
đường gần nhất để Lào có thể thông thương ra biển đó là từ Sầm Nưa thuộc tỉnh
Hủa Phăn (Lào) qua Thanh Hoá; Xiêng khoảng (Lào) qua Nghệ An; Khăm Muộn
(Lào) qua Hà Tĩnh; Savẳnnakhệt (Lào) qua Quảng Trị và Khăm Muộn (Lào) qua
Quảng Bình.
Do điều kiện tự nhiên nên sự phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam và
Lào có nhiều điểm tương đồng, lại vừa có những nét khác biệt. Tuy nhiên, trong
hoàn cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế ngày nay, để hợp tác cùng phát triển

2
Hà Thị Hiền - Trường Tiểu học Hợp Hòa- Huyện Tam Dương- Tỉnh Vĩnh Phúc


Bài dự thi: Lịch sử quan hệ đặc biệt Việt-Lào, Lào- Việt

hai nước hoàn toàn có thể bổ sung cho nhau bằng tiềm năng, thế mạnh của mỗi
nước về vị trí địa lý, tài nguyên, nguồn nhân lực, thị trường cũng như sự phân
vùng kinh tế và phân công lao động hợp lý. Ngoài ra, Việt Nam và Lào là những
thuộc nước“vừa” và “tương đối nhỏ” sống cạnh nhau, lại nằm kề con đường giao
thông hàng hải hàng đầu thế giới, nối liền Đông Bắc Á, Nam Á qua Tây Thái
Bình Dương và Ấn Độ Dương cho nên chiếm vị trí địa- chiến lược quan trọng ở
vùng Đông Nam Á.
Về quốc phòng: bờ biển Việt Nam tương đối dài, nên việc bố trí chiến
lược gặp không ít khó khăn. Trong khi đó, dãy Trường Sơn, biên giới tự nhiên
giữa Việt Nam và Lào được ví như bức tường thành hiểm yếu, để hai nước tựa
lưng vào nhau, phối hợp giúp đỡ lẫn nhau tạo ra thế chiến lược khống chế những
địa bàn then chốt về kinh tế và quốc phòng, trở thành điểm tựa vững chắc cho
Việt Nam và Lào trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước.
Về các nhân tố dân cư, xã hội: Việt Nam và Lào đều là những quốc gia đa
dân tộc, đa ngôn ngữ. Hiện tượng một tộc người sống xuyên biên giới quốc gia
của hai nước, hoặc nhiều nước là đặc điểm tự nhiên của sự phân bố tộc người ở
khu vực Đông Nam Á nói chung, ở Việt Nam và Lào nói riêng. Đặc điểm này,
đến nay vẫn tiếp tục chi phối mạnh mẽ các mối quan hệ khác trên đường biên
giới quốc gia Việt Nam-Lào. Chính quá trình cộng cư, hoặc sinh sống xen cài của
những cư dân Việt Nam và cư dân Lào trên địa bàn biên giới của hai nước đã dẫn
đến việc cùng khai thác và chia sẻ nguồn lợi tự nhiên, đặc biệt là nguồn lợi sinh
thuỷ. Điều này, thêm một lần nữa khẳng định các quan hệ cội nguồn và quan hệ
tiếp xúc chính là những điều kiện lịch sử và xã hội đầu tiên, tạo ra những mối dây
liên hệ và sự giao thoa văn hoá nhiều tầng nấc giữa cư dân hai nước. Một trong

những minh chứng cho nhận định trên đó chính là hai câu chuyện huyền thoại
của hai dân tộc đều xoay quanh môtíp quả bầu mẹ, đó là: người Lào, thông qua
câu chuyện huyền thoại đã cho rằng các nhóm dân cư: Lào, Thái, Khơmú, Việt
đều có chung nguồn gốc. Đặc biệt, trong câu chuyện này, Khún Bulôm đã dặn dò
với các con cháu của Người: “Các con phải luôn luôn giữ tình thân ái với
nhau, không bao giờ được chia rẽ nhau. Các con phải làm cho mọi người noi
gương các con và coi nhau như anh em một nhà, người giàu phải giúp đỡ kẻ
nghèo, người mạnh giúp kẻ yếu. Các con phải bàn bạc kỹ trước khi hành động
và đừng bao giờ gây hấn xâm lăng lẫn nhau”. Còn ở miền tây Quảng Bình và
Quảng Trị của Việt Nam, người B’ru cũng giải thích nguồn cội của các dân tộc
Tà Ôi, Ê đê, Xơ đăng, Bana, Khùa, Sách, Mông, Dao, Tày, Khơme, Lào, Thái,
Việt...cũng từ quả bầu mẹ. Hình tượng quả bầu mẹ đã trở thành biểu tượng cao
3
Hà Thị Hiền - Trường Tiểu học Hợp Hòa- Huyện Tam Dương- Tỉnh Vĩnh Phúc


Bài dự thi: Lịch sử quan hệ đặc biệt Việt-Lào, Lào- Việt

đẹp, lý giải nguồn gốc và tình đoàn kết keo sơn giữa các dân tộc hai bên dãy
Trường Sơn. Chính vì vậy, đến nay, các dân tộc anh em sống ở khu vực biên giới
hai nước vẫn còn nuôi dưỡng niềm tự hào và truyền mãi cho nhau những câu
chuyện về đạo lý làm người vô cùng sâu sắc mà người xưa để lại.
Về nhân tố văn hoá và lịch sử: Về nhân tố văn hoá, điều cần phải khẳng
định là do quan hệ gần gũi và lâu đời nên người Việt và người Lào đặc biệt là
người dân ở vùng biên giới am hiểu về nhau khá tường tận. Trong cuốn “Dư địa
chí” (1) của Nguyễn Trãi đã mô tả khá ấn tượng về nền văn hoá độc đáo và phong
tục thuần phác của dân tộc Lào, cũng như hiện tượng giao thoa văn hoá nở rộ
giữa Đại Việt với các nước láng giềng Đông Nam Á, trong đó có Lào Lạn Xạng.
Sự giao thương của người dân Lào với người dân Việt nhất là với người
dân các tỉnh biên giới của Việt Nam cũng khá nhộn nhịp. Người dân Việt Nam

bày tỏ mối thiện cảm với một số mặt hàng có chất lượng cao của Lào như: vải
dệt, chiêng...Chính vì vậy, mà hiện nay, nhiều dân tộc ít người ở Tây Nguyên của
nước ta vẫn còn giữ được những chiếc chiêng Lào nổi tiếng. Đúng như nhà bác
học Lê Quý Đôn nhận xét: "Thật là một nước đã giàu lại khéo”.(2) Điều đáng chú
ý là trong quan hệ giao thương với Đại Việt, Lào Lạn Xạng đã không ít lần bộc lộ
mối quan tâm của mình muốn hướng ra biển, trong khi Đại Việt lại tìm cơ hội để
mở rộng buôn bán vào sâu lục địa.
Có thể khẳng định rằng, sự hài hoà giữa tình cảm nhân ái và tinh thần cộng
đồng là một nét đặc sắc của triết lý nhân sinh ngươì Việt cũng như người Lào.
Chính trong cuộc sống chan hoà này, nhân dân Việt Nam và nhân dân Lào đã
ngày càng hiểu nhau hơn và bày tỏ những tình cảm rất đỗi chân thành với nhau.
Ngạn ngữ Lào có câu: “Nói hợp lòng thì xin ăn cho cũng chả tiếc, nói trái ý thì
dẫu xin mua cũng chẳng bán” (Vầu thực khọ, khỏ kin cò bò thi (bò khỉ thi), vầu
bò thực khọ khỏ xừ cò bò khải). Đó cũng là những tình cảm bình dị nhưng chân
thành mà người dân nước Việt dành cho người bạn láng giềng của mình, còn
được lưu lại trong thư tịch cổ: “người Lào thuần hậu chất phác”(3) trong giao
dịch buôn bán thì “họ vui lòng đổi chác”(4)
Mặc dầu Việt Nam và Lào có tiếng nói, văn tự không giống nhau, sáng tạo
và lựa chọn các nền văn hóa cũng như các hình thức tổ chức chính trị -xã hội
khác nhau, nhưng những nét tương đồng thì vẫn thấy phổ biến trong muôn mặt
đời sống hàng ngày của cư dân Việt Nam và Lào. Các nền văn hóa nghệ thuật
truyền thống của Việt Nam và Lào dễ dàng tìm thấy: sự đồng cảm lẫn nhau, chia
sẻ các giá trị cộng đồng, coi trọng luật tục, tôn kính người già… Sự tương đồng
giữa văn hóa làng – nước của người Việt và văn hóa bản - mường của người Lào
4
Hà Thị Hiền - Trường Tiểu học Hợp Hòa- Huyện Tam Dương- Tỉnh Vĩnh Phúc


Bài dự thi: Lịch sử quan hệ đặc biệt Việt-Lào, Lào- Việt


xuất phát từ cội nguồn cùng nền văn minh nông nghiệp lúa nước ở Đông Nam Á.
Đồng thời, lòng nhân ái bao la và đời sống tâm linh phong phú, trong đó có
những ảnh hưởng sâu đậm của đạo Phật mà trong cách đối nhân xử thế của mình,
nhân dân Việt Nam và nhân dân Lào bao giờ cũng nêu cao những phẩm chất yêu
thương và hướng thiện.
Về nhân tố lịch sử: Theo các thư tịch cổ nổi tiếng của Việt Nam như:
“Việt điện u linh” “Lịch triều hiến chương loại chí” thì năm 550 dưới thời Vạn
Xuân của nhà tiền Lý, khi bị quân Lương ở phương Bắc đàn áp, Lý Nam Đế buộc
phải lánh nạn và anh ruột của Vua là Lý Thiên Bảo đã chạy sang đất Lào lập căn
cứ chống giặc ngoại xâm, mở ra mối quan hệ đầu tiên Việt Nam-Lào, Lào-Việt
-Nam. Còn hai bộ chính sử khác là “Đại Việt sử ký toàn thư”, “Khâm định Việt
sử thông giám cương mục” thì sự kiện quan hệ ngoại giao, thông hiếu đầu tiên
giữa các nước Đại Việt và Lào là vào năm 1067 (5). Tiếp đến vào giữa thế kỷ XIV
(năm 1353) những quy ước hoà bình đầu tiên về biên giới quốc gia đã được xác
lập giữa Đại Việt và Lạn Xạng khi Chạu Phạ Ngừng lần lượt chinh phục các
mường Lào, lập nên vương quốc Lạn Xạng thống nhất đầu tiên của người Lào.
Ngoài ra, trong suốt quá trình của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (1418-1427), nghĩa
quân Lê Lợi cũng luôn nhận được sự tiếp sức của các tộc trưởng và nhân dân Lào
ở vùng biên giới.
Điều đáng nói, là trong khoảng thời gian từ thế kỷ XIV đến XV, hai nước
Đại Việt- Lạn Xạng, Lạn Xạng-Đại Việt mặc dù không phải không có những thời
khắc gặp nguy nan nhưng với tinh thần lấy hoà hiếu làm trọng nên đã sáng suốt
và công bằng, có ý thức đề cao không thù hận, đồng thời biết chủ động vun đắp
tình thân ái và hữu nghị lâu dài giữa hai dân tộc.
Đến thế kỷ XVII là thời kỳ toàn thịnh của Lạn Xạng dưới Vương triều
Xulinhavôngsả (1637-1694), nhà vua Lào đích thân cầu hôn công chúa Vua Lê
Duy Kỳ. Tuy nhiên, đây cũng là lúc chế độ phong kiến Việt Nam bước vào giai
đoạn khủng hoảng nên quan hệ giữa hai vương triều hậu Lê và Lạn Xạng không
phát triển được nhiều. Cuối thế kỷ XVII, nội bộ hoàng tộc Lào rối ren. Tuy nhiên
bất chấp hoàn cảnh bất lợi của chế độ phong kiến ở Đại Việt và Lạn Xạng, quan

hệ nương tựa vào nhau giữa nhân dân hai nước vẫn tiếp tục được nuôi dưỡng.
Chính vì vậy, nửa cuối thế kỷ XVIII, khu vực Mương Phuôn (Xiêng Khoảng) đã
trở thành một căn cứ đề kháng quan trọng của nghĩa quân Tây Sơn chống lại thế
lực Nguyễn Ánh. Thế kỷ XIX, quan hệ Việt Nam-Lào, Lào -Việt Nam đã có
bước trưởng thành sâu hơn, nhất là về phương diện nhận thức chủ quyền quốc

Hà Thị Hiền - Trường Tiểu học Hợp Hòa- Huyện Tam Dương- Tỉnh Vĩnh Phúc

5


Bài dự thi: Lịch sử quan hệ đặc biệt Việt-Lào, Lào- Việt

gia, quan điểm bạn thù cũng như phương cách xây dựng đồng minh giữa nhân
dân hai nước. Đó là những yếu tố lịch sử.
Cùng với các điều kiện tự nhiên, dân cư, xã hội, văn hoá và lịch sử và
sự tự nguyện phối hợp của nhân dân hai nước Việt Nam và Lào trong chống
ngoại xâm nhất là trong cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ
xâm lược càng khẳng định mối quan hệ đặc biệt Việt Nam-Lào, Lào-Việt Nam.
Trong tiến trình lịch sử cả hai dân tộc đều phải ngoan cường chống
ngoại xâm để bảo vệ nền độc lập dân tộc. Dân tộc Việt Nam kể từ khi Nhà
nước Văn Lang thành lập đã trải qua mấy ngàn năm lịch sử và liên tục bị chế độ
phong kiến phương Bắc xâm lược, thống trị và do đó đã phải không ngừng chiến
đấu giành và bảo vệ độc lập dân tộc. Nước Lào cũng trải qua lịch sử hàng nghìn
năm và cũng phải ngoan cường chống xâm lược để khẳng định sự tồn tại của
mình với tư cách một dân tộc, một quốc gia độc lập.
Từ đầu thế kỷ 20, không cam chịu ách nô lệ, nhân dân hai nước Lào-Việt
Nam đã đoàn kết, cùng nhau đấu tranh chống Pháp. Như vậy, trước 1930, hai dân
tộc Lào-Việt đã đoàn kết cùng chiến đấu chống kẻ thù chung, nhưng lúc đó chỉ
dừng lại ở tính chất tự phát do hạn chế về trình độ nhận thức và điều kiện lịch sử.

Từ khi có chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh soi đường, đặc biệt là
từ khi Đảng Cộng sản Đông Dương ra đời do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập,
trực tiếp lãnh đạo cuộc đấu tranh giải phóng của hai dân tộc Lào-Việt Nam tình
đoàn kết đó đã được phát triển mạnh mẽ và liên tục. Chính truyền thống yêu
nước vẻ vang là cơ sở vững chắc cho sự đoàn kết giữa hai dân tộc.
Tình cảm gắn bó keo sơn giữa hai dân tộc Việt Nam - Lào trong những
năm tháng chiến tranh mà biểu hiện của nó là nhân dân Lào cùng Việt kiều đấu
tranh chống chế độ thuộc địa, phối hợp và ủng hộ cách mạng Việt Nam giai đoạn
(1930-1939), tiếp đến giúp nhau tiến hành cuộc vận động khởi nghĩa vũ trang
giành chính quyền thắng lợi (1939 - 1945) và liên minh Việt-Lào, Lào-Việt Nam
chiến đấu chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược (1945 – 1975). Sau
năm 1975, quan hệ Việt Nam và Lào bước sang một trang hoàn toàn mới: từ liên
minh chiến đấu chung một chiến hào sang hợp tác toàn diện giữa hai quốc gia có
độc lập chủ quyền. Tình cảm gắn bó keo sơn giữa hai dân tộc Việt Nam - Lào
được biểu hiện sâu nặng trong sự nghiệp xây dựng đất nước.
Chủ tịch Hồ Chí Minh-Người đặt nền móng vững chắc cho quan hệ
đặc biệt Việt Nam-Lào, Lào -Việt Nam.

Hà Thị Hiền - Trường Tiểu học Hợp Hòa- Huyện Tam Dương- Tỉnh Vĩnh Phúc

6


Bài dự thi: Lịch sử quan hệ đặc biệt Việt-Lào, Lào- Việt

Trong những thập kỷ đầu thế kỷ XX, chính Nguyễn Ái Quốc (Chủ
tịch Hồ Chí Minh), với lòng yêu nước nồng nàn và nghị lực phi thường, vượt lên
mọi khó khăn, gian khổ, đã tự mình khám phá thế giới tư bản chủ nghĩa và các
dân tộc thuộc địa, nhằm phát hiện chân lý cứu nước. Người tiếp nhận và vận
dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin vào điều kiện cụ thể của Đông Dương để

xác định con đường giải phóng các dân tộc Việt Nam, Lào, Campuchia theo con
đường cách mạng vô sản. Trong quá trình tìm đường cứu nước của mình, Nguyễn
Ái Quốc rất quan tâm đến tình hình Lào. Người không chỉ lên án chế độ thực dân
Pháp nói chung mà còn tố cáo cụ thể sự tàn bạo của thực dân Pháp ở Lào (6). Hội
Việt Nam Cách mạng Thanh niên - một trong những tổ chức tiền thân của Đảng
Cộng sản Việt Nam do Nguyễn Ái Quốc trực tiếp sáng lập vào tháng 6 năm 1925
tại Quảng Châu (Trung Quốc), đến tháng 2 năm 1927, Hội này gây dựng được cơ
sở tại Lào. Thông qua hoạt động của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên ở
Lào, Nguyễn Ái Quốc thấy đây là điều kiện thuận lợi để người Việt Nam vừa
tham gia cuộc vận động cứu nước tại Lào, vừa sát cánh cùng nhân dân Lào xây
dựng mối quan hệ đoàn kết khăng khít giữa Việt Nam – Lào, Lào – Việt Nam.
Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên đã lập Hội Ái hữu, Hội Việt kiều yêu
nước, mở các lớp huấn luyện cách mạng trên đất Lào. Trên thực tế, từ nửa sau
những năm 20 thế kỷ XX, Lào là một đầu cầu trực tiếp truyền bá chủ nghĩa Mác
– Lênin và tư tưởng cứu nước mới của Nguyễn Ái Quốc vào Đông Dương. Năm
1928, đích thân Người bí mật tổ chức khảo sát thực địa tại Lào (7) càng cho thấy
mối quan hệ gắn bó mật thiết giữa cách mạng Việt Nam và cách mạng Lào. Cũng
trong năm này, chi bộ Thanh niên cộng sản đầu tiên được thành lập tại Viêng
Chăn, đồng thời đường dây liên lạc giữa nhiều thị trấn ở Lào với Việt Nam được
tổ chức.
Như vậy, Lào trở thành địa bàn đầu tiên trên hành trình trở về Đông
Dương của Nguyễn Ái Quốc, nơi bổ sung những cơ sở thực tiễn mới cho công
tác chính trị, tư tưởng và tổ chức của Người về phong trào giải phóng dân tộc ở
ba nước Đông Dương. Quá trình Nguyễn Ái quốc đặt nền móng cho quan hệ đặc
biệt Việt Nam – Lào, Lào – Việt Nam báo hiệu bước ngoặt lịch sử trọng đại sắp
tới của cách mạng Việt Nam cũng như cách mạng Lào.
Chủ tịch Hồ Chí Minh là người đặt nền móng và chính Người cùng đồng
chí Kayxỏn Phômvihản, đồng chí Xuphanuvông và các thế hệ lãnh đạo hai Đảng,
hai Nhà nước, nhân dân hai nước dày công vun đắp, dưới sự lãnh đạo của Đảng
Cộng sản Đông Dương, Đảng Nhân dân Cách mạng Lào và Đảng Cộng sản Việt

Nam.
7
Hà Thị Hiền - Trường Tiểu học Hợp Hòa- Huyện Tam Dương- Tỉnh Vĩnh Phúc


Bài dự thi: Lịch sử quan hệ đặc biệt Việt-Lào, Lào- Việt

Tóm lại: Nhân tố hình thành, quyết định mối quan hệ hữu nghị đặc biệt này là:
- Hai nước cùng tựa lưng vào dãy Trường Sơn hùng vĩ: Việt Nam và Lào có
vị trí địa – chiến lược quan trọng ở vùng Đông Nam Á do nằm kề con đường giao
thương hàng hải hàng đầu thế giới, nối liền Đông Bắc Á, Nam Á qua Tây Thái
Bình Dương và Ấn Độ Dương, nơi có nguồn trữ lượng dầu khí và tiềm năng tài
nguyên khoáng sản khá dồi dào, một tiêu điểm của sự tranh giành lợi ích và ảnh
hưởng giữa các nước lớn và các trung tâm quyền lực quốc tế.
Dãy Trường Sơn, biên giới tự nhiên giữa Việt Nam và Lào là bức tường
thành hiểm yếu, tạo điều kiện cho hai nước tựa lưng vào nhau, phối hợp giúp đỡ
lẫn nhau trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc của mỗi nước. Tại đây, có nhiều vị trí
chiến lược khống chế những địa bàn then chốt về kinh tế và quốc phòng rộng lớn
của cả hai nước, có thể trở thành điểm tựa vững chắc cho Việt Nam và Lào trong
sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước.
Do điều kiện tự nhiên và sự phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam và
Lào có nhiều điểm tương đồng, lại vừa có những nét khác biệt, trong hoàn cảnh
toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế ngày nay, hai nước hoàn toàn có thể bổ sung
cho nhau bằng tiềm năng, thế mạnh của mỗi nước về vị trí địa lý, tài nguyên,
nguồn nhân lực, thị trường cũng như sự phân vùng kinh tế và phân công lao động
hợp lý để hợp tác cùng phát triển.
- Nhân dân hai nước giàu lòng nhân ái, bao dung và văn hóa của hai dân tộc
có nhiều nét tương đồng: Việt Nam và Lào đều là những quốc gia đa dân tộc, có
lịch sử phát triển lâu đời trên bán đảo Đông Dương. Quá trình cộng cư, hoặc sinh
sống xen cài của những cư dân Việt Nam và cư dân Lào trên địa bàn biên giới

của hai nước đã phản ánh sinh động, liên tục mối quan hệ cội nguồn và quan hệ
tiếp xúc từ xa xưa của nhân dân hai nước. Huyền thoại khởi nguyên về quả bầu
mẹ đã trở thành biểu tượng cao đẹp về nguồn gốc chung và tình đoàn kết keo sơn
giữa các dân tộc hai bên dãy Trường Sơn. Cho đến nay, các dân tộc anh em sống
ở khu vực biên giới hai nước vẫn còn nuôi dưỡng niềm tự hào và truyền mãi cho
nhau những câu chuyện về đạo lý làm người vô cùng sâu sắc mà ông bà xưa để
lại.
Hà Thị Hiền - Trường Tiểu học Hợp Hòa- Huyện Tam Dương- Tỉnh Vĩnh Phúc

8


Bài dự thi: Lịch sử quan hệ đặc biệt Việt-Lào, Lào- Việt

Sự hài hòa giữa lòng nhân ái và tinh thần cộng đồng là một nét đặc sắc
trong triết lý nhân sinh người Việt Nam cũng như người Lào. Ngạn ngữ Lào có
câu: “Nói hợp lòng thì xin ăn cho cũng chả tiếc, nói trái ý thì dẫu xin mua cũng
chẳng bán” (Vầu thực khọ, khỏ kin cò bò thi (bò khỉ thi), vầu bò thực khọ khỏ xừ
cò bò khải). Đó cũng là những tình cảm bình dị nhưng chân thành mà người dân
nước Việt dành cho người bạn láng giềng của mình, còn được lưu lại trong thư
tịch cổ: “người Lào thuần hậu chất phác”, trong giao dịch buôn bán thì “họ vui
lòng đổi chác”.
Mặc dầu Việt Nam và Lào có tiếng nói, văn tự không giống nhau, sáng tạo
và lựa chọn các nền văn hóa cũng như các hình thức tổ chức chính trị – xã hội
khác nhau, nhưng những nét tương đồng thì vẫn thấy phổ biến trong muôn mặt
đời sống hàng ngày của cư dân Việt Nam và Lào. Các nền văn hóa nghệ thuật
truyền thống của Việt Nam và Lào dễ dàng tìm thấy sự đồng cảm lẫn nhau, chia
sẻ tâm hồn chung về các giá trị cộng đồng, coi trọng luật tục, tôn kính người
già…
Sự tương đồng giữa văn hóa làng – nước của người Việt và văn hóa bản mương của người Lào bắt nguồn từ chính nền tảng chung của văn minh nông

nghiệp lúa nước ở Đông Nam Á. Nhờ lòng nhân ái bao la và đời sống tâm linh
phong phú, trong đó có những ảnh hưởng sâu đậm của đạo Phật mà trong cách
đối nhân xử thế của mình, nhân dân Việt Nam và nhân dân Lào bao giờ cũng nêu
cao những phẩm chất yêu thương và hướng thiện.
- Nhân dân hai nước có truyền thống bang giao hòa hiếu, cưu mang đùm bọc
lẫn nhau từ lâu đời, cuối thế kỷ XIX cùng bị thực dân Pháp xâm lược và đặt
ách cai trị tàn bạo: Trong thời kỳ phong kiến, đặc điểm nổi bật về quan hệ giữa
nhân dân hai nước và mối bang giao giữa các triều đại là thân thiện, hữu hảo.
Giữa hai dân tộc không có sự áp bức và nô dịch nhau, không có hiềm khích và
thù hằn nhau; mặt khác, nhân dân hai nước lại có cả ngàn năm giúp đỡ, che chở
lẫn nhau, là láng giềng chí cốt của nhau.
Cuối thế kỷ XIX, thực dân Pháp tiến hành xâm lược và đặt ách đô hộ lên
Việt Nam (1883), Campuchia (1863) và Lào (1893). Việc thực dân Pháp sáp
nhập cưỡng bức ba nước Việt Nam, Lào, Campuchia vốn có nền văn hóa, ngôn
ngữ, tôn giáo, phong tục tập quán khác nhau thành một thực thể “Đông Dương
thuộc Pháp”, chẳng những hủy bỏ tính chất quốc gia của mỗi nước, mà còn biến
Hà Thị Hiền - Trường Tiểu học Hợp Hòa- Huyện Tam Dương- Tỉnh Vĩnh Phúc

9


Bài dự thi: Lịch sử quan hệ đặc biệt Việt-Lào, Lào- Việt

Đông Dương trở thành một địa bàn chia rẽ sâu sắc giữa các dân tộc. Một mặt,
thực dân Pháp tìm mọi cách thực hiện âm mưu “chia để trị” trong nội bộ từng
nước và giữa ba nước Đông Dương với nhau; gây thù hằn và chống đối giữa Việt
Nam với Lào, Lào với Việt Nam, hòng xuyên tạc và phá hoại tình hữu nghị
truyền thống Việt Nam – Lào, Lào – Việt Nam. Mặt khác, về khách quan, Đông
Dương biến đổi thành một đơn vị hoàn toàn mới, có những mối ràng buộc chặt
chẽ về chính trị, quân sự, kinh tế, xã hội, văn hóa,…và vì thế, phong trào đấu

tranh giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam, Lào, Campuchia nhất định có
tác động, ảnh hưởng mật thiết lẫn nhau.
Do có cùng một kẻ thù và chung một cảnh ngộ bị xâm lược và áp bức, phát
huy truyền thống đoàn kết hữu nghị sẵn có, nhân dân ba nước Việt Nam, Lào,
Campuchia dễ dàng đồng cảm, liên kết tự nhiên với nhau và tự nguyện phối hợp
với nhau trong một vận mệnh chung đấu tranh chống thực dân Pháp xâm lược,
giành độc lập, tự do.
Từ phong trào Cần Vương dưới ngọn cờ yêu nước của Vua Hàm Nghi và
Tôn Thất Thuyết (tháng 7 năm 1885) đến những năm 20 thế kỷ XX, diễn ra nhiều
cuộc khởi nghĩa và các hoạt động đấu tranh của nhân dân Việt Nam. Nhiều
phong trào trong số đó nhận được sự ủng hộ giúp đỡ của nhân dân Lào tại vùng
sát biên giới Lào – Việt, chạy dài từ Hạ Lào, Trung Lào lên Thượng Lào. Đặc
biệt, trong những năm đầu thế kỷ XX, cuộc khởi nghĩa Hạ Lào do Ông Kẹo và
Ông Cômmađăm lãnh đạo (1901- 1937) phối hợp với nghĩa quân dân tộc Xơđăng
ở Tây Nguyên (Việt Nam); phong trào chống Pháp của người Mông ở Tây Bắc
Việt Nam do Chạu Phạpắtchây lãnh đạo (1918 - 1922) lan rộng trên địa bàn
nhiều tỉnh biên giới hai nước thuộc Thượng Lào và Tây Bắc Việt Nam, gây cho
quân Pháp nhiều thiệt hại.
Tuy các phong trào trên đều bị chính quyền thực dân đàn áp, dập tắt, song
mối quan hệ giữa nhân dân Việt Nam và nhân dân Lào trong những năm đầu
chống sự xâm lược và ách áp bức, bóc lột của thực dân Pháp cho thấy nhận thức
của hai dân tộc về xây dựng khối đoàn kết đấu tranh trở nên một nhu cầu tất yếu
khách quan. Việc xác định con đường cứu nước đúng đắn và xây dựng mối quan
hệ đoàn kết giữa các dân tộc trên bán đảo Đông Dương là những nhiệm vụ cấp
bách đặt ra cho các nhà lãnh đạo phong trào yêu nước và cách mạng tại xứ này.

Hà Thị Hiền - Trường Tiểu học Hợp Hòa- Huyện Tam Dương- Tỉnh Vĩnh Phúc

10



Bài dự thi: Lịch sử quan hệ đặc biệt Việt-Lào, Lào- Việt

- Chủ tịch Hồ Chí Minh sớm xác định con đường giải phóng dân tộc Việt
Nam và dân tộc Lào : Trong những thập kỷ đầu thế kỷ XX, chính Nguyễn Ái
Quốc (tức Chủ tịch Hồ Chí Minh sau này), với lòng yêu nước nồng nàn và nghị
lực phi thường, vượt lên mọi khó khăn, gian khổ, đã tự mình khám phá thế giới
tư bản chủ nghĩa và các dân tộc thuộc địa, nhằm phát hiện chân lý cứu nước.
Người tiếp nhận và vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin vào điều kiện cụ
thể của Đông Dương để xác định con đường giải phóng các dân tộc Việt Nam,
Lào, Campuchia theo quỹ đạo cách mạng vô sản.
Trong quá trình tìm đường cứu nước của mình, Nguyễn Ái Quốc rất quan
tâm đến tình hình Lào. Người không chỉ lên án chế độ thực dân Pháp nói chung
mà còn tố cáo cụ thể sự tàn bạo của thực dân Pháp ở Lào[3]. Hội Việt Nam Cách
mạng Thanh niên - một trong những tổ chức tiền thân của Đảng Cộng sản Việt
Nam do Nguyễn Ái Quốc trực tiếp sáng lập vào tháng 6 năm 1925 tại Quảng
Châu (Trung Quốc), đến tháng 2 năm 1927, Hội này gây dựng được cơ sở tại
Lào. Thông qua hoạt động của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên ở Lào,
Nguyễn Ái Quốc thấy đây là điều kiện thuận lợi để người Việt Nam vừa tham gia
cuộc vận động cứu nước tại Lào, vừa sát cánh cùng nhân dân Lào xây dựng mối
quan hệ đoàn kết khăng khít giữa Việt Nam – Lào, Lào – Việt Nam. Hội Việt
Nam Cách mạng Thanh niên đã lập Hội Ái hữu, Hội Việt kiều yêu nước, mở các
lớp huấn luyện cách mạng trên đất Lào. Trên thực tế, từ nửa sau những năm 20
thế kỷ XX, Lào là một đầu cầu trực tiếp truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin và tư
tưởng cứu nước mới của Nguyễn Ái Quốc vào Đông Dương. Năm 1928, đích
thân Người bí mật tổ chức khảo sát thực địa tại Lào càng cho thấy mối quan hệ
gắn bó mật thiết giữa cách mạng Việt Nam và cách mạng Lào. Cũng trong năm
này, chi bộ Thanh niên cộng sản đầu tiên được thành lập tại Viêng Chăn, đồng
thời đường dây liên lạc giữa nhiều thị trấn ở Lào với Việt Nam được tổ chức.
Như vậy, Lào trở thành địa bàn đầu tiên trên hành trình trở về Đông

Dương của Nguyễn Ái Quốc, nơi bổ sung những cơ sở thực tiễn mới cho công tác
chính trị, tư tưởng và tổ chức của Người về phong trào giải phóng dân tộc ở ba
nước Đông Dương. Quá trình Nguyễn Ái quốc đặt nền móng cho quan hệ đặc
biệt Việt Nam – Lào, Lào – Việt Nam báo hiệu bước ngoặt lịch sử trọng đại sắp
tới của cách mạng Việt Nam cũng như cách mạng Lào.

Hà Thị Hiền - Trường Tiểu học Hợp Hòa- Huyện Tam Dương- Tỉnh Vĩnh Phúc

11


Bài dự thi: Lịch sử quan hệ đặc biệt Việt-Lào, Lào- Việt

Thực tiễn đã khẳng định rằng, trong quan hệ quốc tế ít có nơi nào và lúc
nào cũng có được mối quan hệ đặc biệt, đoàn kết, hợp tác bền vững lâu dài, trong
sáng như mối quan hệ Việt - Lào.
Trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, quan hệ hữu nghị truyền thống đặc
biệt giữa Việt Nam – Lào, Lào - Việt Nam cùng với những cơ hội vẫn còn không
ít thách thức, nhất là các thế lực thù địch tìm mọi cách xuyên tạc, bóp méo lịch
sử, chia rẽ tình hữu nghị đặc biệt Việt Nam – Lào. Vì vậy, việc duy trì, củng cố
và tăng cường mối quan hệ đặc biệt trong sáng, thuỷ chung giữa hai Đảng, hai
Nhà nước và nhân dân hai nước Việt Nam – Lào là nhiệm vụ hết sức quan trọng
của Đảng, chính quyền và nhân dân hai nước Việt Nam-Lào, lào-Việt Nam.
______________________
(1) Xem Nguyễn Trãi:Toàn tập, bản dịch, in lần thứ hai, NXB Khoa học xã
hội, Hà Nội 1976.
(2)Lê Quý Đôn, Phủ biên tạp lục, bản dịch, NXB khoa học xã hội, Hà nội
1964, q9 trang 156,155 (dẫn theo Lịch sử Quan hệ đựac biệt Việt Nam-Lào, Lào
Việt Nam. NXB CTQG Hà Nội 2011. Trang 10
(3) Hồ Chí Minh: Lời phát biểu tại Hội nghị cán bộ Liên minh nhân dân

Việt - Miên - Lào lần thứ nhất tháng 9-1952. Tài liệu lưu tại Viện Lịch sử Đảng,
Học viện Chính trị-Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh.
(4) Kayxỏn Phômvihản: Bài nói tại Hội nghị cán bộ toàn quốc ngày 13-51974. Tài liệu lưu tại Viện Lịch sử Đảng, Học viện Chính trị-Hành chính quốc
gia Hồ Chí Minh..
(5)Lịch sử Quan hệ đặc biệt Việt Nam-Lào, Lào Việt Nam. NXB CTQG
Hà Nội 2011. Trang 13
(6). Hồ Chí Minh: Lời phát biểu tại Hội nghị cán bộ Liên minh nhân dân
Việt – Miên - Lào, TL đã dẫn
(7). Tổng cục Chính trị, Đảng lãnh đạo quân tình nguyện và chuyên gia
quân sự Việt Nam làm nhiệm vụ quốc tế, Nxb Quân đội nhân dân, H. 2008, tr.
317-318.
(8) Lê Quý Đôn: Phủ biên tạp lục - Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1977, tr.108.)

---------------------------

Hà Thị Hiền - Trường Tiểu học Hợp Hòa- Huyện Tam Dương- Tỉnh Vĩnh Phúc

12


Bài dự thi: Lịch sử quan hệ đặc biệt Việt-Lào, Lào- Việt

Chủ đề 2
TÌNH CẢM GẮN BÓ KEO SƠN
GIỮA HAI DÂN TỘC VIỆT NAM - LÀO
TRONG NHỮNG NĂM THÁNG CHIẾN TRANH TRƯỚC ĐÂY
CŨNG NHƯ TRONG SỰ NGHIỆP XÂY DỰNG
ĐẤT NƯỚC HIỆN NAY
-----------Quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam phát triển từ quan hệ
truyền thống, do Chủ tịch Hồ Chí Minh xây dựng nền móng và chính Người cùng

đồng chí Kayxỏn Phômvihản, đồng chí Xuphanuvông và các thế hệ lãnh đạo hai
Đảng, hai Nhà nước, nhân dân hai nước dày công vun đắp; đặt dưới sự lãnh đạo
của Đảng Cộng sản Đông Dương, Đảng Nhân dân Cách mạng Lào và Đảng Cộng
sản Việt Nam. Quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam trải qua nhiều
thử thách khắc nghiệt, đầy hy sinh, gian khổ vì độc lập, tự do, hạnh phúc của hai
dân tộc và nhân dân hai nước, đã trở thành quy luật sống còn và sức mạnh kỳ
diệu đưa tới nhiều thắng lợi vĩ đại của Việt Nam và Lào trong đấu tranh giải
phóng dân tộc, trong xây dựng và bảo vệ đất nước, cùng phát triển theo định
hướng xã hội chủ nghĩa. Đối với nhân dân hai nước Việt Nam, Lào, quan hệ đặc
biệt được coi là lẽ sống, là tình nghĩa ruột thịt thân thiết, trước sau như một, dù
gian nan nguy hiểm đến chừng nào cũng không thể chia tách được.
Một trong những nhân tố làm nên mối quan hệ đặc biệt Việt Nam -Lào,
Lào - Việt Nam, đó chính là tình cảm gắn bó keo sơn giữa hai dân tộc Việt Nam Lào trong những năm tháng chiến tranh trước đây cũng như trong sự nghiệp xây
dựng đất nước hiện nay.
Thứ nhất: Hai dân tộc sát cánh bên nhau, vượt qua mọi gian khổ, hy
sinh, đòan kết gắn bó đánh giặc ngoại xâm.
Dân tộc Việt Nam kể từ khi Nhà nước Văn Lang thành lập đã trải qua mấy
ngàn năm lịch sử và liên tục bị chế độ phong kiến phương Bắc xâm lược, thống
trị và do đó đã phải không ngừng chiến đấu giành và bảo vệ độc lập dân tộc.
Hà Thị Hiền - Trường Tiểu học Hợp Hòa- Huyện Tam Dương- Tỉnh Vĩnh Phúc

13


Bài dự thi: Lịch sử quan hệ đặc biệt Việt-Lào, Lào- Việt

Nước Lào cũng trải qua lịch sử hàng nghìn năm và cũng phải ngoan cường chống
xâm lược để khẳng định sự tồn tại của mình với tư cách một dân tộc, một quốc
gia độc lập.
Từ đầu thế kỷ 20, không cam chịu ách nô lệ, nhân dân hai nước Lào-Việt

Nam đã đoàn kết, cùng nhau đấu tranh chống Pháp. Trong đó, có phong trào
chống Pháp ở Áttapư do Khi Volảlạt lãnh đạo (1900-1901), phong trào
Phùmibun ở Trung Lào của Phò Càduột (1901-1902) và cuộc khởi nghĩa Hạ Lào
do ông Kẹo, ông Côm mađăm lãnh đạo (1901-1937) đã có sự liên kết với các
cuộc nổi dậy chống Pháp của bộ tộc Xơ đăng ở KonTum (Việt Nam). Đặc biệt,
năm 1918, phong trào chống Pháp của người Mông ở Tây Bắc Việt Nam do
Chạu Phạpắt chây lãnh đạo lan rộng trên địa bàn nhiều tỉnh Bắc Lào và Tây Bắc
Việt Nam, kéo dài đến tận năm 1922 gây cho Pháp nhiêù thiệt hại.
Như vậy, trước 1930, đã xuất hiện đoàn kết Lào-Việt cùng chiến đấu
chống kẻ thù chung nhưng lúc đó chỉ dừng lại ở tính chất tự phát do hạn chế về
trình độ nhận thức và điều kiện lịch sử. Từ khi được chủ nghĩa Mác-Lênin và tư
tưởng Hồ Chí Minh soi đường, đặc biệt là từ khi Đảng Cộng sản Đông Dương ra
đời do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập, trực tiếp lãnh đạo cuộc đấu tranh giải
phóng của hai dân tộc Lào-Việt Nam, tình đoàn kết đó đã được phát triển mạnh
mẽ và liên tục.
Nhân dân Lào cùng Việt kiều đấu tranh chống chế độ thuộc địa, phối hợp
và ủng hộ cách mạng Việt Nam giai đoạn (1930-1939).
Sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam (3-2-1930) đã mở đầu trang sử vẻ
vang của quan hệ đặc biệt Việt Nam – Lào.
Tại Hội nghị lần thứ nhất (tháng 10 -1930) Đảng Cộng sản Việt Nam đổi tên
thành Đảng Cộng sản Đông Dương, đồng thời xác lập các nguyên tắc, phương
hướng, đường lối chính trị và những nhiệm vụ cơ bản cho phong trào cách mạng
của ba dân tộc ở Đông Dương; đặt phong trào cách mạng Việt Nam và phong trào
cách mạng Lào dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương. Chính vì vậy,
trong những năm 1930 - 1939, các cuộc đấu tranh của nhân dân Việt Nam và
Lào đã hỗ trợ lẫn nhau, góp phần thúc đẩy sự phát triển phong trào cách mạng
mỗi nước.
Trong thời gian trên, Tỉnh uỷ Quảng Trị đã bắt mối xây dựng một số chi bộ
Đảng trong Việt kiều ở địa bàn Trung Lào. Sự ra đời của các chi bộ này, thể hiện
sự phát triển của phong trào đấu tranh của công nhân và nhân dân lao động Lào

cũng như vai trò rất lớn của Việt kiều. Dưới sự lãnh đạo của các chi bộ Đảng, sự
vận động của các đoàn thể quần chúng, những hoạt động chống Pháp có tính chất
14
Hà Thị Hiền - Trường Tiểu học Hợp Hòa- Huyện Tam Dương- Tỉnh Vĩnh Phúc


Bài dự thi: Lịch sử quan hệ đặc biệt Việt-Lào, Lào- Việt

lẻ tẻ trong phạm vi bộ tộc, bộ lạc, mang tính chất địa phương và tự phát ở Lào
dần chuyển lên mang tính tổ chức, hoà nhịp với phong trào đấu tranh của ba nước
Đông Dương. Những hoạt động yêu nước và cách mạng ở Việt Nam và Lào có
sự phối hợp và ngày càng gắn kết chặt chẽ bổ sung, hỗ trợ nhau.
Nhân dân hai nước Việt Nam-Lào giúp nhau tiến hành cuộc vận động khởi
nghĩa vũ trang giành chính quyền thắng lợi(1939 - 1945).

Liên quân Việt - Lào trước giờ xuất trận năm 1946.
Trước sự tồn vong của các dân tộc Đông Dương, Trung ương Đảng Cộng
sản Đông Dương liên tiếp tổ chức các cuộc hội nghị quan trọng, đặc biệt, Hội
nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng tháng 5- 1941 do lãnh tụ Nguyễn Ái
Quốc chủ trì đã quyết định nhiệm vụ giải phóng dân tộc và giải quyết vấn đề dân
tộc trong khuôn khổ từng nước và thành lập ở mỗi nước một mặt trận dân tộc
thống nhất rộng rãi trong đó nhiệm vụ giải phóng dân tộc được đặt lên hàng trước
tiên của cách mạng Đông Dương. Hội nghị cho rằng các dân tộc Đông Dương
đều chịu chung một ách thống trị của phát xít Pháp-Nhật cho nên phải đoàn kết
lại đánh đuổi kẻ thù chung.

Hà Thị Hiền - Trường Tiểu học Hợp Hòa- Huyện Tam Dương- Tỉnh Vĩnh Phúc

15



Bài dự thi: Lịch sử quan hệ đặc biệt Việt-Lào, Lào- Việt

Cuối năm 1944 đầu năm 1945, tình hình thế giới và Đông Dương có nhiều
biến đổi, đe doạ trực tiếp quyền lực và lợi ích của phát xít Nhật ở Đông Dương.
Trước tình hình đó, hai dân tộc Việt Nam - Lào đã phối hợp đấu tranh chống phátxít Nhật tiến hành khởi nghĩa giành chính quyền thắng lợi, thành lập chính phủ độc
lập ở mỗi nước. Sự ra đời của Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà (ngày
2-9-1945), Chính phủ Lào Ítxalạ (Lào tự do) (ngày 12-10-1945) là một trong
những cơ sở đưa tình đoàn kết, giúp đỡ nhau lên tầm liên minh chiến đấu

Liên quân Việt - Lào phối hợp chiến đấu tại Lao Bảo
(Quảng Trị) năm 1946.
để hai bên xây dựng mối quan hệ hữu hảo và vững chãi hơn trước là một bước
ngoặt đưa tình đoàn kết, giúp đỡ nhau lên tầm liên minh chiến đấu.
Liên minh Việt Nam-Lào , Lào-Việt Nam chiến đấu chống thực dân Pháp
và đế quốc Mỹ xâm lược

Hà Thị Hiền - Trường Tiểu học Hợp Hòa- Huyện Tam Dương- Tỉnh Vĩnh Phúc

16


Bài dự thi: Lịch sử quan hệ đặc biệt Việt-Lào, Lào- Việt

Sau khi giành lại được chính quyền, Chính phủ hai nước đã ký Hiệp ước
tương trợ Lào – Việt (1[1]) và Hiệp định về tổ chức Liên quân Lào - Việt (2[2]), đặt
cơ sở pháp lý đầu tiên cho sự hợp tác giúp đỡ và liên minh chiến đấu chống kẻ
thù chung của hai dân tộc Việt Nam - Lào.
Ngày 25-11-1945, trước nguy cơ tồn vong nền độc lập dân tộc của ba nước
Việt Nam - Lào - Campuchia, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông

Dương ra Chỉ thị Kháng chiến kiến quốc để chỉ đạo sự nghiệp giải phóng dân tộc
của ba nước Đông Dương. Chỉ thị chủ trương: “Thống nhất mặt trận Việt – Miên
- Lào chống Pháp xâm lược”. Thực hiện chủ trương này, trong 3 năm (19451948), liên minh chiến đấu Việt Nam - Lào từng bước được hình thành, phát triển
và thu được nhiều kết quả, góp phần thúc đẩy quan hệ đoàn kết chiến đấu Việt
Nam - Lào gắn bó mật thiết hơn. Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ sáu, (tháng
1- 1949) đã quyết định “mở rộng mặt trận Lào - Miên”, trong đó nhấn mạnh yêu
cầu mở rộng Mặt trận kháng chiến Lào và Campuchia, củng cố các lực lượng
Việt Nam làm nhiệm vụ quốc tế ở hai nước, tăng cường thêm cán bộ, xây dựng
và mở rộng các căn cứ ở Lào... Thực hiện chủ trương đó, Việt Nam đã cử nhiều
cán bộ phối hợp với lực lượng kháng chiến Lào mở lớp huấn luyện quân sự và
học tập chính trị. Lực lượng này, sau được tổ chức thành hệ thống riêng và lấy
tên là Quân tình nguyện.
Đại hội Quốc dân Lào (Mặt trận Lào kháng chiến) họp từ ngày 13 đến
ngày 15 - 8 - 1950, tại Tuyên Quang (Việt Nam) đã đề ra Cương lĩnh chính trị 12
điểm, trong đó nhấn mạnh yêu cầu tăng cường đoàn kết quốc tế, trước hết là với
Việt Nam và Campuchia, cùng nhau đánh đuổi kẻ thù chung là thực dân Pháp
xâm lược và can thiệp Mỹ, góp phần bảo vệ hòa bình thế giới.
Ngày 11-3-1951, theo sáng kiến của Đảng Lao động Việt Nam, Hội nghị
khối liên minh nhân dân Việt Nam – Lào – Campuchia đã thành lập theo nguyên
tắc tự nguyện, bình đẳng, tương trợ và tôn trọng chủ quyền của nhau, cùng nhau
đánh đuổi bọn thực dân, đế quốc xâm lược, giành độc lập thực sự cho nhân dân
Đông Dương. Hội nghị đề ra chương trình hành động chung và cử Ủy ban liên
minh gồm đại diện của ba nước Việt Nam, Lào, Campuchia. Việc thành lập khối
liên minh nhân dân Việt Nam – Lào – Campuchia đã tạo cơ sở để nâng cao quan
hệ đoàn kết và phối hợp chiến đấu giữa nhân dân ba nước Đông Dương và đã
1
1 Đảng cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập. Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội
1998, t.7, tr.424.

2

Hà Thị Hiền - Trường Tiểu học Hợp Hòa- Huyện Tam Dương- Tỉnh Vĩnh Phúc

17


Bài dự thi: Lịch sử quan hệ đặc biệt Việt-Lào, Lào- Việt

giáng đòn mạnh mẽ vào chính sách “chia để trị” của bọn thực dân, đế quốc.
Tháng 12-1953, một bộ phận quân chủ lực Việt Nam phối hợp với bộ đội Lào
Ítxalạ và quân tình nguyện Việt Nam tại Lào mở chiến dịch Trung, Hạ Lào.
Chiến thắng của Liên quân Việt – Lào góp phần làm phá sản kế hoạch tập trung
quân của Nava, buộc địch phải phân tán lực lượng đối phó trên nhiều chiến
trường, tạo điều kiện củng cố, phát triển thế phối hợp chiến lược giữa hai nước
Việt Nam và Lào.
Với việc ký kết Hiệp định Giơnevơ 1954, cách mạng hai nước Việt Nam,
Lào bước vào thời kỳ mới: thời kỳ tập trung xây dựng lực lượng, đẩy mạnh đấu
tranh để giữ vững hòa bình và giành độc lập, thống nhất ở mỗi nước. Tuy nhiên,
đế quốc Mỹ vẫn nuôi tham vọng xâm lược, ra sức can thiệp vào miền Nam Việt
Nam và Lào, âm mưu biến nơi đây thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự, để
làm bàn đạp tiến công các nước xã hội chủ nghĩa. Trước sự chuyển biến mới của
cách mạng Lào, Đại hội thành lập Đảng Nhân dân Lào được tiến hành từ ngày 22
tháng 3 đến ngày 6 tháng 4 năm 1955 tại tỉnh Sầm Nưa. Đảng Nhân dân Lào ra
đời đã tạo cơ sở vững chắc để tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với cách
mạng Lào, đồng thời là nhân tố trọng yếu, có ý nghĩa quyết định thúc đẩy quan
hệ đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau giữa cách mạng hai nước Lào - Việt Nam. Đặc
biệt, sau Đại hội đại biểu lần thứ II của Neo Lào Hắc Xạt (Mặt trận Lào yêu
nước) đã mở ra triển vọng mới cho sự tăng cường hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau giữa
cách mạng hai nước Việt Nam – Lào.
Sau khi Đảng Nhân dân Lào được thành lập, các lực lượng yêu nước Lào
với sự phối hợp, hỗ trợ tích cực của các tổ cố vấn quân sự và dân chính Việt Nam

đã liên tiếp đánh bại các cuộc tiến công của các thế lực phái hữu trong chính
quyền và quân đội Viêng Chăn vào vùng căn cứ cách mạng, gây cho địch nhiều
thiệt hại. Đúng như khẳng định của Ban Chỉ đạo Đảng Nhân dân Lào:“ Sở dĩ
cách mạng Lào đạt được những thắng lợi to lớn đó là do tinh thần đoàn kết đấu
tranh anh dũng kiên cường của nhân dân, cán bộ, chiến sĩ Lào dưới sự lãnh đạo
của Đảng Nhân dân Lào, đồng thời cũng do sự đóng góp quan trọng của đồng
chí và Trung ương Đảng Lao động Việt Nam đã hết lòng theo dõi, giúp đỡ chúng
tôi trong mỗi giai đoạn của cách mạng”
Từ cuối năm 1958, đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai đẩy mạnh các hoạt động lật
lọng, từng bước xoá bỏ các hiệp ước hoà hợp dân tộc đã được ký kết để cuối
cùng trắng trợn xoá bỏ Chính phủ liên hiệp và hoà hợp dân tộc. Trước sự can
thiệp trắng trợn của đế quốc Mỹ vào Lào, Hội nghị Trung ương Đảng Nhân dân
Hà Thị Hiền - Trường Tiểu học Hợp Hòa- Huyện Tam Dương- Tỉnh Vĩnh Phúc

18


Bài dự thi: Lịch sử quan hệ đặc biệt Việt-Lào, Lào- Việt

Lào (3-6-1959) xác định cuộc đấu tranh cách mạng của nhân dân Lào đang
chuyển sang một giai đoạn mới, giai đoạn từ đấu tranh công khai hợp pháp là chủ
yếu, chuyển sang đấu tranh vũ trang là chủ yếu, kết hợp với các hình thức đấu
tranh khác. Thống nhất với quan điểm trên của Đảng Nhân dân Lào, Hội nghị Bộ
Chính trị Đảng Lao động Việt Nam (2-7-1959) đề ra chủ trương chi viện cách
mạng Lào đáp ứng yêu cầu xây dựng, phát triển lực lượng trong tình hình mới và
coi đây là một nhiệm vụ quốc tế hết sức quan trọng, có ý nghĩa to lớn đối với
cách mạng Việt Nam. Về phía Việt Nam, được sự giúp đỡ tận tình của nhân dân
các bộ tộc Lào, các đoàn công tác quân sự của ta đã XD được nhiều cơ sở cách
mạng, phục vụ cho việc mở tuyến đường mới dọc Tây Trường Sơn trên đất Lào.


Đại tướng Võ Nguyên Giáp (người thứ 3 từ trái sang) và
Hoàng thân Souphanuovong (người thứ tư từ trái sang) cùng
các cán bộ quân đội
Việt - Lào bàn kế hoạch mở chiến dịch Thượng Lào năm 1953.

Hà Thị Hiền - Trường Tiểu học Hợp Hòa- Huyện Tam Dương- Tỉnh Vĩnh Phúc

19


Bài dự thi: Lịch sử quan hệ đặc biệt Việt-Lào, Lào- Việt

Bệnh viện Hồng Thập Tự của Việt Nam tại Xiêng Khoảng (Lào)
được xây dựng theo hiệp định ký kết giữa
Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Vương quốc Lào năm 1960.
Ngày 5-9-1962, Chính phủ nước Việt Nam dân chủ cộng hoà và Chính phủ
Vương quốc Lào chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao. Đầu năm 1963 vua
Lào Xỉxávàng Vắthana dẫn đầu đoàn đại biểu Hoàng gia Lào thăm Việt Nam.
Trong buổi chiêu đãi vua Lào, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Hai dân tộc
Việt và Lào sống bên nhau trên cùng một dải đất, cùng có chung một dãy núi
Trường Sơn. Hai dân tộc chúng ta đã nương tựa vào nhau, giúp đỡ lẫn nhau như
anh em… Ngày nay chúng ta lại đang giúp đỡ nhau để xây dựng một cuộc sống
mới. Tình nghĩa láng giềng anh em Việt - Lào thật là thắm thiết không bao giờ
phai nhạt được”(3[4]).
Mặc dù Hiệp định Giơnevơ năm 1962 về Lào được ký kết, đế quốc Mỹ
vẫn chưa từ bỏ âm mưu xâm lược Lào, tăng cường viện trợ, giúp chính quyền tay
sai thân Mỹ tiến công lấn chiếm vùng giải phóng, đồng thời ra sức phá hoại
Chính phủ liên hiệp, cô lập và vu cáo Neo Lào Hắc Xạt. Từ cuối năm 1963, Việt
Nam cử chuyên gia quân sự sang làm nhiệm vụ quốc tế ở Lào và đến giữa năm
1964, thành lập hệ thống chuyên gia quân sự Việt Nam từ trên cơ quan Tổng tư

lệnh Lào xuống đến Bộ tư lệnh các quân khu, tỉnh đội và cấp tiểu đoàn, có nhiệm
vụ phối hợp với bạn để nghiên cứu kế hoạch tác chiến, xây dựng lực lượng vũ
trang, xây dựng và củng cố các vùng căn cứ ở Lào. Đồng thời, các đơn vị quân
tình nguyện Việt Nam phối hợp với bộ đội Pathết Lào mở nhiều chiến dịch, chủ
yếu ở khu vực đường 9 – Trung Lào, Cánh đồng Chum – Xiêng Khoảng, đập tan
3
Hà Thị Hiền - Trường Tiểu học Hợp Hòa- Huyện Tam Dương- Tỉnh Vĩnh Phúc

20


Bài dự thi: Lịch sử quan hệ đặc biệt Việt-Lào, Lào- Việt

các cuộc tấn công lấn chiếm của địch, bảo vệ vững chắc vùng giải phóng Lào, tạo
điều kiện thuận lợi cho quân và dân Việt Nam vận chuyển trên đường Tây
Trường Sơn để chi viện cho chiến trường miền Nam Việt Nam và cách mạng hai
nước Lào, Campuchia.
Ngày 22-6-1965, Đảng Lao động Việt Nam đã thống nhất với Đảng Nhân
dân Lào về việc phối hợp và giúp đỡ lẫn nhau, trong đó tập trung giúp Lào xây
dựng vùng giải phóng về mọi mặt. Tiếp đó, ngày 3/ 7/ 1965, Bộ Chính trị Ban
Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam ra Nghị quyết khẳng định:
“Việt Nam cần phải nỗ lực đáp ứng đến mức cao nhất mọi yêu cầu đối với công
cuộc phát triển cách mạng của Lào”4[5]. Đầu năm 1968, bộ đội tình nguyện Việt
Nam phối hợp với Quân giải phóng Lào mở chiến dịch tiến công Nặm Bạc thắng
lợi, giải phóng hoàn toàn khu vực Nặm Bạc – Khăm Đeng với trên một vạn dân,
nối liền vùng giải phóng Thượng Lào thành khu vực liên hoàn, tạo thế vững chắc
cho hậu phương cách mạng Lào và hỗ trợ thiết thực cho cuộc kháng chiến của
nhân dân Việt Nam và Campuchia.
Những thắng lợi trên thể hiện nấc thang phát triển mới của lực lượng cách
mạng Lào, đồng thời khẳng định sức mạnh to lớn của quan hệ đoàn kết chiến đấu

giữa quân và dân hai nước Việt Nam – Lào, trong đó thể hiện tình cảm chân
thành nhất mực, sắt son của Việt Nam đối với sự nghiệp cách mạng Lào, như
đồng chí Cay xỏn Phômvihản phát biểu trong cuộc hội đàm giữa Đảng Nhân dân
Lào và Đảng Lao động Việt Nam (12-1968) đã nhấn mạnh: “Sự giúp đỡ của Việt
Nam cho cách mạng Lào hết sức tận tình và vô tư. Việt Nam đã giúp Lào cả vật
chất và xương máu. Xương máu của nhân dân Việt Nam đã nhuộm đỏ khắp nơi
trên đất nước Lào vì nền độc lập của Lào…Sự giúp đỡ của Việt Nam đối với Lào
đã xây dựng nên mối quan hệ đặc biệt, thực tế đó cũng là sự vận dụng đúng đắn
chủ nghĩa Mác – Lênin và chủ nghĩa quốc tế vô sản”5[6].
Trước âm mưu và thủ đoạn chiến tranh mới của đế quốc Mỹ, Trung ương
Đảng Lao động Việt Nam và Trung ương Đảng Nhân dân Lào đã ra chỉ thị khẳng
định tăng cường đoàn kết giữa nhân dân hai nước, quyết tâm đánh bại đế quốc
Mỹ và bè lũ tay sai trong bất cứ tình huống nào. Với tinh thần đó, đến cuối năm
1972, cách mạng Lào đã giành được nhiều thắng lợi quan trọng và cùng với
những chiến thắng to lớn về nhiều mặt của quân tình nguyện Việt Nam và quân
giải phóng nhân dân Lào cuối năm 1972, đầu năm 1973 đã trực tiếp góp phần
4
5
Hà Thị Hiền - Trường Tiểu học Hợp Hòa- Huyện Tam Dương- Tỉnh Vĩnh Phúc

21


Bài dự thi: Lịch sử quan hệ đặc biệt Việt-Lào, Lào- Việt

quan trọng buộc chính phủ Viêng Chăn phải ký kết Hiệp định Viêng Chăn “lập
lại hoà bình và thực hiện hòa hợp dân tộc ở Lào” (21-2-1973).

Tư lệnh Đồng Sĩ Nguyên báo cáo Đại tướng Võ Nguyên Giáp kế
hoạch tác chiến chuẩn bị cho chiến dịch đường 9 Nam Lào,

năm 1971.
Bước vào thời kỳ mới, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ hai Đảng Nhân
dân Lào đã quyết định đổi tên Đảng thành Đảng Nhân dân cách mạng Lào; Đại
hội đã suy tôn đồng chí Hồ Chí Minh là lãnh tụ của Đảng; thông qua Nghị quyết:
Hà Thị Hiền - Trường Tiểu học Hợp Hòa- Huyện Tam Dương- Tỉnh Vĩnh Phúc

22


Bài dự thi: Lịch sử quan hệ đặc biệt Việt-Lào, Lào- Việt

“Tăng cường đoàn kết Lào – Việt”. Đặc biệt, đại hội khẳng định tình đoàn kết
Lào – Việt trên cơ sở chủ nghĩa Mác - Lênin và tinh thần quốc tế vô sản là mối
quan hệ đặc biệt. Đảng Lao động Việt Nam và Đảng Nhân dân cách mạng Lào
cũng đã thống nhất phương hướng hợp tác cần tập trung vào những vấn đề cơ
bản nhất, những khâu then chốt nhất, tạo điều kiện cho Lào nhanh chóng đảm
đương được công việc một cách độc lập, tự chủ.
Thực hiện chủ trương trên, Việt Nam từng bước rút chuyên gia ở tỉnh và
huyện về nước (trước tháng 5-1974), đồng thời điều chỉnh các lực lượng chuyên
gia và quân tình nguyện còn lại để phối hợp và giúp Lào thực hiện nhiệm vụ
trong giai đoạn cách mạng mới. Sự phối hợp chặt chẽ và giúp đỡ hiệu quả giữa
Việt Nam và Lào nói trên, đã làm cho thế và lực của cách mạng Lào lớn mạnh
vượt bậc, tạo điều kiện thúc đẩy phong trào đấu tranh của quần chúng ngày càng
lan rộng và sôi nổi, nhất là ở Thủ đô Viêng Chăn, buộc Chính phủ liên hiệp phải
chấp nhận Cương lĩnh chính trị 18 điểm và Chương trình hành động 10 điểm do
Mặt trận Lào yêu nước đưa ra (12-1974), đồng thời góp phần hỗ trợ tích cực cho
nhân dân Việt Nam và nhân dân Campuchia anh em giành thắng lợi hoàn toàn
trong cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược.
Trước thắng lợi dồn dập, to lớn của nhân dân Việt Nam, Campuchia trong
tháng 4-1975, nhất là chiến thắng giải phóng hoàn toàn miền Nam (30-4-1975)

của nhân dân Việt Nam, ngày 5-5-1975, Bộ Chính trị Trung ương Đảng nhân dân
cách mạng Lào tổ chức Hội nghị mở rộng, quyết định phát động toàn Đảng, toàn
dân, toàn quân trong cả nước nổi dậy đoạt lấy chính quyền và giành thắng lợi
hoàn toàn.
Tháng 12 năm 1975, nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào ra đời. Đây là
thắng lợi to lớn, triệt để của nhân dân các bộ tộc Lào, đồng thời cũng là thắng lợi
quan trọng của mối quan hệ đặc biệt, liên minh đoàn kết chiến đấu, thủy chung,
son sắt giữa hai dân tộc Việt Nam – Lào.
Thứ hai: Hợp tác và giúp đỡ nhau, vượt qua khó khăn cùng xây dựng
chủ nghĩa xã hội, hội nhập và phát triển.
Sau năm 1975, quan hệ Việt Nam và Lào bước sang một trang mới. Đây là
thời kỳ Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Nhân dân cách mạng Lào trở thành
Đảng cầm quyền ở mỗi nước; cả hai nước càng có điều kiện phát huy truyền
thống tốt đẹp đã từng gắn bó keo sơn trong cuộc đấu tranh chống kẻ thù xâm
lược, xây dựng và tăng cường quan hệ liên minh, liên kết và hợp tác toàn diện về
Hà Thị Hiền - Trường Tiểu học Hợp Hòa- Huyện Tam Dương- Tỉnh Vĩnh Phúc

23


Bài dự thi: Lịch sử quan hệ đặc biệt Việt-Lào, Lào- Việt

chính trị, quốc phòng an ninh, kinh tế, văn hoá, giáo dục… Tuy nhiên, vào thời
điểm này hai nước đều phải ra sức khắc phục hậu quả nặng nề của chiến tranh,
đặc biệt là hậu quả thống trị của chủ nghĩa thực dân mới. Trong khi đó, các thế
lực thù địch trong nước và bên ngoài câu kết, tìm cách chia rẽ Lào với Việt Nam,
Việt Nam với Lào gây khó khăn, trở ngại không nhỏ cho mối quan hệ giữa Việt
Nam và Lào.
Ngày 30-4-1976, Bộ Chính trị Trung ương Đảng Lao động Việt Nam ra
Nghị quyết Về tăng cường giúp đỡ và hợp tác với cách mạng Lào trong giai

đoạn mới, xác định: việc tăng cường đoàn kết, giúp đỡ, hợp tác đối với Lào là
một trong những nhiệm vụ quốc tế hàng đầu của Đảng và nhân dân Việt Nam. Từ
ngày 15 đến ngày 18-7-1977, Đoàn đại biểu cao cấp Đảng và Chính phủ Việt
Nam do Tổng Bí thư Lê Duẩn và Thủ tướng Phạm Văn Đồng dẫn đầu sang thăm
hữu nghị chính thức Lào. Hai bên đã trao đổi ý kiến về các vấn đề quốc tế quan
trọng mà hai bên cùng quan tâm, cũng như các vấn đề nhằm phát triển mối quan
hệ hữu nghị, hợp tác giữa Đảng, Chính phủ và nhân dân hai nước, trên cơ sở đáp
ứng nguyện vọng thiết tha và lợi ích sống còn của hai dân tộc trong sự nghiệp
bảo vệ độc lập dân tộc và xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Ngày 18 tháng 7 năm 1977, hai nước chính thức ký kết các Hiệp ước:
Hiệp ước hữu nghị và hợp tác giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và
Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào; Hiệp ước hoạch định biên giới quốc gia giữa
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân
Lào; và ra Tuyên bố chung tăng cường sự tin cậy và hợp tác lâu dài giữa hai
nước. Hiệp ước hữu nghị và hợp tác giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
và Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào là Hiệp ước toàn diện, mang tính chiến lược
lâu dài, tạo cơ sở chính trị và pháp lý quan trọng để củng cố và tăng cường lâu
dài tình đoàn kết, mối quan hệ đặc biệt Việt Nam – Lào, mốc lịch sử quan trọng
đánh dấu bước ngoặt mới trong quan hệ giữa hai nước.
Ngày 3-7-1987, Ban Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam chỉ thị:
“Trên cơ sở quán triệt đường lối đối ngoại của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI,
các Nghị quyết 10 và 11 của Bộ Chính trị về tăng cường đoàn kết, hợp tác toàn
diện với Lào và Campuchia và nội dung thỏa thuận trong các cuộc hội đàm lần
này6[7], các bộ ban ngành và các tỉnh trực tiếp làm nhiệm vụ hợp tác với bạn cần
kiểm điểm, rút kinh nghiệm, kiên quyết xử lý và có biện pháp chấm dứt các hiện
tượng tiêu cực, các quan điểm, nhận thức và hành động sai trái gây phương hại cho
6
Hà Thị Hiền - Trường Tiểu học Hợp Hòa- Huyện Tam Dương- Tỉnh Vĩnh Phúc

24



Bài dự thi: Lịch sử quan hệ đặc biệt Việt-Lào, Lào- Việt

quan hệ đặc biệt giữa ta với Lào”7[8]. Về phía Lào, Ban Bí thư Trung ương Đảng
Nhân dân cách mạng Lào cũng khẳng định: “Xuất phát từ truyền thống lịch sử và
tình hình, nhiệm vụ chiến lược của cách mạng ba nước, sự tăng cường liên minh
hợp tác toàn diện giữa ba Đảng, ba nước Lào – Việt Nam – Campuchia mới trở
thành nhiệm vụ chiến lược số một, là nguyên tắc cách mạng bất di bất dịch của
mỗi nước, là vấn đề sống còn của mỗi nước”8[9]. Đặc biệt, Chỉ thị của Ban Bí thư
Đảng Nhân dân cách mạng Lào ghi rõ: “hai bên nhất trí phải tăng cường giáo dục
cho cán bộ, đảng viên và nhân dân hiểu rõ quan hệ đoàn kết sống còn và lâu dài,
quán triệt quan điểm, phương châm nguyên tắc của mối quan hệ trong giai đoạn
cách mạng mới, uốn nắn tư tưởng và tác phong làm việc mới, tránh những bảo
thủ, chủ quan, chống mọi hiện tượng lơ là mất cảnh giác, thiếu trách nhiệm,
chống tư tưởng dân tộc hẹp hòi”9[10].
Theo tinh thần đó, từ năm 1988, cuộc gặp hàng năm giữa hai Bộ Chính trị
đã trở thành một cơ chế hoạt động chính thức giữa hai Đảng và hai Nhà nước.
Trong đó có sự kiện có ý nghĩa quan trọng đánh dấu bước phát triển mới trong
quan hệ hợp tác toàn diện Việt Nam là chuyến thăm hữu nghị chính thức nước
Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào của Đoàn đại biểu Đảng Cộng sản Việt Nam do
Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh dẫn đầu từ ngày 2 đến ngày 4 -7-1989. Đây là
chuyến thăm Lào chính thức đầu tiên của lãnh đạo cấp cao Đảng Cộng sản Việt
Nam từ sau Đại hội IV Đảng Nhân dân Cách mạng Lào. Hai bên thống nhất với
nhau nhiều vấn đề quan trọng trong việc đổi mới phương thức hợp tác giữa hai
nước và giải quyết các vấn đề quốc tế và khu vực. Thành tựu nổi bật nhất của
quan hệ hợp tác chính trị Việt Nam – Lào trong giai đoạn này là hai nước vẫn
kiên định giữ vững định hướng chính trị theo con đường xã hội chủ nghĩa.
Tháng 10 năm 1991, đồng chí Cayxỏn Phômvihản, Tổng Bí thư Đảng
Nhân dân Cách mạng Lào và Đoàn đại biểu cấp cao Đảng Nhân dân Cách mạng

Lào thăm chính thức Việt Nam. Hai bên khẳng định quyết tâm trước sau như một
là tăng cường, củng cố và nâng cao quan hệ đoàn kết đặc biệt Lào – Việt Nam,
Việt Nam – Lào, đẩy mạnh hợp tác kinh tế, định kỳ trao đổi cấp Thứ trưởng
Ngoại giao giữa hai nước nhằm phối hợp chặt chẽ các hoạt động ngoại giao trên
các diễn đàn quốc tế.

7
8
9
Hà Thị Hiền - Trường Tiểu học Hợp Hòa- Huyện Tam Dương- Tỉnh Vĩnh Phúc

25


×