Tải bản đầy đủ (.pdf) (57 trang)

Nghiên cứu kỹ thuật nhân giống loài cây bình vôi (stephania rotunda lour) bằng phương pháp giâm hom tại công ty lâm nghiệp sơn động tại xã yên định, huyện sơn động, tỉnh bắc giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.07 MB, 57 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

TRẦN HUY HÀO
NGHIÊN CỨU KỸ THUẬT NHÂN GIỐNG LOÀI CÂY BÌNH VÔI
(STEPHANIA ROTUNDA LOUR) BẰNG PHƯƠNG PHÁP
GIÂM HOM TẠI CÔNG TY LÂM NGHIỆP SƠN ĐỘNG TẠI
XÃ YÊN ĐỊNH, HUYỆN SƠN ĐỘNG, TỈNH BẮC GIANG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Lâm nghiệp

Khoa

: Lâm nghiệp

Khóa học

: 2011 - 2015

Thái Nguyên, năm 2015


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN


TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

TRẦN HUY HÀO
NGHIÊN CỨU KỸ THUẬT NHÂN GIỐNG LOÀI CÂY BÌNH VÔI
(STEPHANIA ROTUNDA LOUR) BẰNG PHƯƠNG PHÁP
GIÂM HOM TẠI CÔNG TY LÂM NGHIỆP SƠN ĐỘNG TẠI
XÃ YÊN ĐỊNH, HUYỆN SƠN ĐỘNG, TỈNH BẮC GIANG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Lâm nghiệp

Khoa

: Lâm nghiệp

Lớp

: LN43 – N01

Khóa học

: 2011 - 2015


Giảng viên hướng dẫn: 1.ThS. Nguyễn Thị Tuyên
2. ThS. Lương Thị Anh
Đơn vị công tác: Giảng khoa Lâm nghiệp
trường đại học Nông Lâm Thái Nguyên
Thái Nguyên, năm 2015


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

TRẦN HUY HÀO
NGHIÊN CỨU KỸ THUẬT NHÂN GIỐNG LOÀI CÂY BÌNH VÔI
(STEPHANIA ROTUNDA LOUR) BẰNG PHƯƠNG PHÁP
GIÂM HOM TẠI CÔNG TY LÂM NGHIỆP SƠN ĐỘNG TẠI
XÃ YÊN ĐỊNH, HUYỆN SƠN ĐỘNG, TỈNH BẮC GIANG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Lâm nghiệp

Khoa

: Lâm nghiệp


Lớp

: LN43 – N01

Khóa học

: 2011 - 2015

Giảng viên hướng dẫn: 1.ThS. Nguyễn Thị Tuyên
2. ThS. Lương Thị Anh
Đơn vị công tác: Giảng khoa Lâm nghiệp
trường đại học Nông Lâm Thái Nguyên
Thái Nguyên, năm 2015


ii

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành khóa luận này trước tiên tôi xin trân trọng cảm ơn Ban
giám hiệu Nhà trường, Ban chủ nhiệm Khoa Lâm nghiệp, cảm ơn các thầy cô
giáo đã truyền đạt cho tôi những kiến thức quý báu trong suốt quá trình học
tập và rèn luyện tại Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.
Tôi đặc biệt xin trân trọng cảm ơn sự hướng dẫn tận tình, sự quan tâm
sâu sắc của cô giáo Ths. Nguyễn Thị Tuyên và Ths. Lương Thị Anh đã
giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực tập để tôi hoàn thành khóa luận tốt
nghiệp này. Đồng thời tôi cũng xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ quý báu của
cán bộ và nhân viên công ty Lâm Nghiệp Sơn Động để tôi hoàn thành bài
khóa luận này.
Cuối cùng tôi xin bày tỏ sự biết ơn tới gia đình, bạn bè và người thân
đã quan tâm giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực tập..

Trong quá trình nghiên cứu do có những lý do chủ quan và khách quan
nên khóa luận không tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế. Tôi rất mong
nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo và các bạn sinh viên để
giúp tôi hoàn thành khóa luận được tốt hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày tháng năm 2015
Sinh viên thực tập

Trần Huy Hào


iii

DANH MỤC CÁC BẢNG TRONG KHÓA LUẬN

Bảng 4.1. Tổng hợp kết quả giâm hom củ loài Bình vôi sử dụng BAP ở các
nồng độ và thể nền khác nhau ............................................................................. 16
Bảng 4.2. Ảnh hưởng của BAP ở các nồng độ và thể nền khác nhau
đến tỷ lệ hom ra chồi ............................................................................................. 17
Bảng 4.3. Ảnh hưởng của BAP ở các nồng độ và thể nền khác nhau
đến số chồi trên hom ............................................................................................ 19
Bảng 4.4. Ảnh hưởng của BAP ở các nồng độ và thể nền khác nhau
đến chiều dài chồi ................................................................................................ 21
Bảng 4.5. Tổng hợp kết quả giâm hom củ loài Bình vôi sử dụng Kinetin ở các
nồng độ và thể nền khác nhau ............................................................................. 25
Bảng 4.6. Ảnh hưởng của Kinetin ở các nồng độ và thể nền khác nhau
đến tỷ lệ hom ra chồi ........................................................................................... 25
Bảng 4.7. Ảnh hưởng của Kinetin ở các nồng độ và thể nền khác nhau
đến số chồi trên hom. ........................................................................................... 27
Bảng 4.8. Ảnh hưởng của Kinetin ở các nồng độ và thể nền khác nhau

đến chiều dài chồi ................................................................................................ 29
Bảng 4.9. So sánh ảnh hưởng của BAP và Kinetin đến tỷ lệ ra chồi ................. 31
Bảng 4.10. So sánh ảnh hưởng của BAP và Kinetin đến
số chồi trung bình/hom ........................................................................................ 34
Bảng 4.11. So sánh ảnh hưởng của BAP và Kinetin đến chiều dài
chồi trung bình trên hom ..................................................................................... 36


iv

DANH MỤC CÁC HÌNH TRONG KHÓA LUẬN
Hình 1.1: Biểu đồ ảnh hưởng của BAP ở các nồng độ .......................................... 17
Hình 1.2: Biểu đồ ảnh hưởng của BAP ở các nồng độ và thể nền
khác nhau đến số chồi trên hom .......................................................................... 20
Hình 1.3: Biểu đồ ảnh hưởng của BAP ở các nồng độ và thể nền
khác nhau đến chiều dài chồi .............................................................................. 22
Hình 1.4: Biểu đồ ảnh hưởng của Kinetin ở các nồng độ và thể nền
khác nhau đến tỷ lệ hom ra chồi .......................................................................... 26
Hình 1.5: Biểu đồ ảnh hưởng của Kinetin ở các nồng độ và thể nền
khác nhau đến số chồi trên hom .......................................................................... 27
Hình 1.6: Biểu đồ ảnh hưởng của Kinetin ở các nồng độ và thể nền khác nhau
đến chiều dài chồi ................................................................................................ 29
Hình 1.7: Biểu đồ tỷ lệ hom ra chồi với BAP và Kinetin
ở các nồng độ khác nhau ..................................................................................... 32
Hình 1.8: Biểu đồ ảnh hưởng của BAP và Kinetin ở các nồng độ
khác nhau đến số chồi trung bình trên hom ........................................................ 34
Hình 1.9: Biểu đồ ảnh hưởng của BAP và Kinetin ở các nồng độ
khác nhau đến chiều dài chồi trung bình trên hom ............................................. 36

CÁC HÌNH ẢNH TRONG KHÓA LUẬN

Hình ảnh 01: Xử lý bằng BAP 20ppm ở thể nền 1 và 2 ..................................... 18
Hình ảnh 02: Xử lý bằng BAP nồng độ 10ppm và 20ppm ................................. 23
Hình ảnh 03: Ảnh hưởng của nồng độ Kinetin đến giâm hom Bình vôi............ 30
Hình ảnh 04: Ảnh hưởng của BAP và Kinetin ở nồng độ 10pmm ở thể nền 2.. 33


v

MỤC LỤC
PHẦN 1.ĐẶT VẤN ĐỀ ......................................................................................... 1
1.1. Đặt vấn đề ........................................................................................................ 1
1.2. Mục đích của đề tài ........................................................................................... 1
1.3. Mục tiêu của đề tài............................................................................................ 2
1.4. Ý nghĩa của đề tài ............................................................................................. 2
PHẦN 2.TỔNG QUAN TÀI LIỆU ....................................................................... 3
2.1. Cơ sở khoa học ............................................................................................... 3
2.2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước ........................................................ 4
2.2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới .............................................................. 4
2.2.2. Tình hình nghiên cứu giâm hom tại Việt Nam ............................................... 6
2.3. Tổng quan đối tượng nghiên cứu .................................................................... 8
2.3.1. Đặc điểm hình thái ....................................................................................... 8
2.3.2. Đặc điểm sinh học ........................................................................................ 9
2.3.3. Đặc điểm phân bố ......................................................................................... 9
2.3.4. Bộ phận dùng và công dụng......................................................................... 9
2.3.5. Giá trị kinh tế, khoa học, bảo tồn .............................................................. 10
Phần 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...... 11
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................... 11
3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ................................................................... 11
3.3. Nội dung nghiên cứu ...................................................................................... 11
3.4. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................ 11

3.4.1. Phương pháp kế thừa tài liệu ........................................................................ 11
3.4.2. Phương pháp ngoại nghiêp ........................................................................... 11
3.4.3. Phương pháp nội nghiệp .............................................................................. 14
PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ................................... 16
4.1. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ và loại chất kích thích
sinh trưởng ở các dạng thể nền khác nhau đến khả năng
hình thành cây hom ở Bình vôi .............................................................................. 16


vi

4.1.1. Ảnh hưởng của BAP ở các nồng độ và thể nền khác nhau đến một số
chỉ tiêu giâm hom củ loài Bình Vôi ....................................................................... 16
4.1.2. Ảnh hưởng của Kinetin ở các nồng độ và thể nền khác nhau
đến một số chỉ tiêu giâm hom củ loài Bình vôi ...................................................... 24
4.2. So sánh ảnh hưởng của 2 chất điều hòa sinh trưởng BAP và Kinetin
đến kết quả giâm hom loài Bình vôi ...................................................................... 31
4.2.1. Ảnh hưởng của BAP và Kinetin đến tỷ lệ hom ra chồi ................................. 31
4.2.2. Ảnh hưởng của BAP và Kinetin đến số chồi trung bình trên hom ................ 34
4.2.3. Ảnh hưởng BAP và Kinetin đến chiều dài chồi trung bình trên hom ............ 35
PHẦN 5.KẾT LUẬN – ĐỀ NGHỊ....................................................................... 38
5.1. Kết luận .......................................................................................................... 38
5.2. Đề nghị ........................................................................................................... 38
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 39


1

PHẦN 1
ĐẶT VẤN ĐỀ

1.1. Đặt vấn đề
Việt Nam nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, là nơi giao lưu của
nhiều kiến tạo địa chất đặc biệt nên hệ sinh vật nhất là thực vật có tính đa
dạng cao. Với khoảng 12400 loài thực vật bậc cao đã được mô tả, trong đó
khoảng 3200 loài đã ghi nhận có giá trị làm thuốc.
Từ lâu đời, người dân sống ở nông thôn và vùng núi cao thường dùng
cây thuốc nam sẵn có để làm thuốc. Kinh nghiệm sử dụng cây làm thuốc chữa
bệnh của người dân rất phong phú, nhưng đối với mỗi dân tộc kiến thức này
lại mang những nét độc đáo, đặc trưng riêng. Sự tàn phá tài nguyên rừng kéo
theo sự giảm sút đa dạng sinh vật, chúng ta đang đối mặt với việc sử dụng
quá mức nguồn tài nguyên cây cỏ, trong đó có cây thuốc. Hơn nữa do chạy
theo lối sống thị trường, những tri thức bản địa về việc sử dụng cây thuốc
đang bị mai một dần. Nhiệm vụ của các nhà thực vật là sử dụng dược thảo
đồng thời đề xuất các biện pháp khai thác, bảo vệ và sử dụng hợp lý nguồn tài
nguyên này một cách bền vững.
Bình vôi thuộc chi Stephania rotunda Lour là loại cây thuốc quý có tác
dụng dụng an thần, chữa ho, sốt, lỵ, dạ dày, chữa mất ngủ, chúng còn được sử
dụng để chữa bệnh ung thư một trong những căn bệnh của thế kỷ .Hiểu được
tác dụng quý của cây mà hiện nay tình trạng khai thác cây Bình vôi ngày càng
ra tăng dẫn đến tình trạng nguồn Bình vôi tự nhiên đang có nguy cơ tuyệt
chủng mà nguồn nguyên liệu trồng thì chủ yếu trong vườn ươm hoặc phòng
thí nghiệm.
Hiểu được tầm quan trọng, lợi ích và giúp bảo tồn nguồn Bình vôi thì
công tác nhân giống cần được phát huy, đặc biệt là nhân giống sinh dưỡng


2

giúp cây đạt được cả chất lượng lẫn số lượng. Chính vì thế tôi tiến hành thực
hiện đề tài : “Nghiên cứu kỹ thuật nhân giống loài cây Bình Vôi (Stephania

rotunda Lour) bằng phương pháp giâm hom tại công ty lâm nghiệp Sơn
Động tại xã Yên Định, huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang”. Nhằm cung cấp
thêm những thông tin về loài cây này nói riêng và công tác bảo tồn và
phát triển cây thuốc ở nước ta nói chung.
1.2. Mục tiêu của đề tài
- Góp phần xây dựng được quy trình kỹ thuật nhân giống loài cây Bình
vôi bằng phương pháp giâm hom.
- So sánh được ảnh hưởng của chất kích thích sinh trưởng, nồng độ và
giá thể đến khả năng ra chồi và chất lượng chồi.
1.3. Ý nghĩa của đề tài
- Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học: Giúp sinh viên vận dụng
được những kiến thức về giâm hom đã được học vào trong thực tế.
- Ý nghĩa trong thực tiễn: Xác định kỹ thuật nhân giống loài cây Bình vôi
bằng phương pháp giâm hom có thể áp dụng trong thực tiễn để sản xuất.


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của bản thân
tôi. Các số liệu và kết quả nghiên cứu là quá trình điều tra trên thực địa hoàn
toàn trung thực, chưa công bố trên các tài liệu khác, nếu có gì sai tôi xin chịu
hoàn toàn trách nhiệm.
Thái Nguyên, ngày

tháng

năm 2015

Người viết cam đoan


XÁC NHẬN CỦA GVHD
Đồng ý cho bảo vệ kết quả
trước hội đồng khoa học!

Ths. Lương Thị Anh

Trần Huy Hào

XÁC NHẬN CỦA GV CHẤM PHẢN BIỆN
Giáo viên chấm phản biện xác nhận sinh viên
đã sửa chữa sai sót sau khi Hội đồng chấm yêu cầu!
(Ký, họ và tên)


4

này đòi hỏi người có kinh nghiệm để lựa chon cành mắt chiết đạt yêu cầu
để đảm bảo chất lượng cây con tốt.
+ Phương pháp nhân giống bằng nuôi cấy mô – tế bào là phương
pháp tạo cây con từ các bộ phân rất nhỏ của cây (các cơ quan, mô, tế bào)
bằng cách nuôi chúng trong bình nuôi ở điều kiện vô trùng có môi trường
thích hợp và được kiểm soát nghiêm ngặt. Đây là phương pháp nhân
giống vô tính mang lại hiệu quả cao nhất, chất lượng cây con tốt, đồng
đều. Tuy nhiên, việc nuôi cấy mô được thực hiện với quy trình thật
nghiêm túc và tỉ mỉ, điều kiện trang thiết bị đầy đủ và mô chỉ phát triển
trên một môi trường hoàn toàn vô trùng, do vậy việc nhân giống chỉ thực
hiện với quy mô nhỏ hoặc phục vụ cho nghiên cứu.
+ Phương pháp nhân giống bằng hom là phương pháp dùng một
phần lá, một đoạn thân, một đoạn cành hoặc đoạn rễ để tạo ra cây mới gọi

là cây hom là phương pháp nhân giống giữ nguyên được tính trạng của
cây mẹ (do có kiểu gen hoàn toàn giống cây mẹ ban đầu), đơn giản có hệ
số nhân lớn, tương đối rẻ tiền nên ngày càng được sử dụng rộng rãi trong
nhân giống cây rừng, cây ăn quả, cây cảnh…
- Tuỳ thuộc vào loại hom được sử dụng mà các bộ phận còn thiếu
đó có sự khác nhau nhưng nhìn chung các bộ phận còn thiếu là rễ cây
(phần dưới mặt đất) và các bộ phận trên mặt đất như thân, cành, lá… Khả
năng ra rễ có ỹ nghĩa quyết định thành bại trong giâm hom, tuy nhiên sự
hình thành rễ lại phụ thuộc vào các đặc điểm di truyền của loài cây, bộ
phận lấy làm giống và dòng cây mẹ, chất điều hoà sinh trưởng, điều kiện
giâm hom, giá thể… Do đó người ta phải tạo điều kiện thuận lợi nhất cho
hom ra rễ.
2.2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước
2.2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới
- Trên thế giới, phương pháp nhân giống bằng hom đã có những
nghiên cứu từ rất sớm và được ứng dụng ở nhiều nước, từ đó mà chất


5

lượng cây giống, năng suất cây trồng, trong đó có cả cây rừng hàng năm
của các nước tăng lên rất nhiều. Hiện nay, nhân giống bằng hom các loài
cây rừng trên thế giới đang được nghiên cứu và ứng dụng ở mức sâu hơn
và rộng hơn.
- Năm 1883, Velenski.A.H đã công bố công trình nhân giống một số
cây lá kim và cây lá thường xanh bằng hom.
- Từ năm 1961 việc nhân giống thành công Bạch đàn (Eucalyptus
camaldulensis) bằng phương pháp giâm hom (được coi là rất khó thực
hiện trước đó) chính là bước tiến mới trong giâm hom cây giống lâm
nghiệp. Sau đó vào năm 1963, một nhà nghiên cứu người Pháp đưa ra

danh sánh gồm 58 loài Bạch đàn thử nghiệm giâm hom thành công với kết
quả khác nhau. Từ đó các công trình nghiên cứu và ứng dụng vào thực
tiễn sản xuất vẫn tiếp tục và đưa ra nhiều kết quả mới đem lại hiệu quả
trong cuộc sống. Có thể kể ra một số công trình tiêu biểu:
- Bhatragan thí nghiệm giâm hom cây Tếch (Tectona grandis) đạt tỷ
lệ ra rễ cao nhất là 65,8% năm 1972.
- Bhatragan và Jocky (Ấn Độ) đã tiến hành giâm hom chồi gốc
Bạch đàn Eucalyptus bằng thuốc IBA nồng độ 100ppm, thời gian xử lý 24
giờ cho kết quả tỷ lệ ra rễ đạt 60% năm 1973.
- Martin và Quilet thử nghiệm nhân giống giâm hom đối với Bạch
đàn, kết quả chứng minh chất kích thích ra rễ làm ảnh hưởng đến tỷ lệ ra
rễ của hom, thấy IBA làm tăng tỷ lệ ra rễ của Bạch đàn tăng lên 12% 15% so với đối chứng, nhưng tỷ lệ chết vẫn còn cao (năm 1974).
- Sach (Đức) năm 1982 đã cho rằng chồi và lá có tác dụng tổng hợp
Auxin và chất kích thích ra rễ, những chất này ảnh hưởng đến sự hình
thành rễ bất định ở hom. Ngoài ra chúng còn có tác dụng tổng hợp Hydrat
cacbon rất cần thiết cho sự hình thành và phát triển cuả rễ. Vì vậy khi


6

giâm hom nhất thiết phải để lại một số lá cần thiết, không có lá hom
không thể ra rễ xong để lại số lá quá lớn thì hom sẽ héo và chết trước khi
ra rễ do quá trình thoát hơi nước mạnh.
- Theo nghiên cứu của Darsin năm 1983 ở Viện di truyền và chọn giống
cây gỗ Liên Xô, đã tiến hành thí nghiệm với cây Sồi ở giai đoạn 3 tuổi cho thấy
kết quả là 12 cây có tỷ lệ 100% hom ra rễ, 28 cây có tỷ lệ ra rễ là 50% và 10 cây
không ra rễ. Điều này chứng tỏ rằng, đặc điểm di truyền của từng cá thể có ảnh
hưởng rất khác nhau đến khả năng ra rễ của hom.
2.2.2. Tình hình nghiên cứu giâm hom tại Việt Nam
Trong quá trình phát triển của lĩnh vực nhân giống cây trồng đặc biệt là

cây rừng ở nước ta đã có một số nghiên cứu liên quan đến việc giâm hom
như sau:
- Nghiên cứu về tạo cây hom đã được tiến hành từ những năm cuối
thập kỷ 70 của thế kỷ XX. Cho đến nay đã có thể sản xuất được số lượng
lớn cây hom các loài như Bạch đàn trắng, Sở, Mỡ, Thông đuôi ngựa, Phi
lao, Keo lá tràm… phục vụ công tác trồng rừng. Việc giâm hom thành
công các loài cây phủ thuộc vào việc sử dụng các loại chất kích thích ra rễ
ở nồng độ phù hợp.
- Theo kết quả nghiên cứu của Dương Mộng Hùng, các hom Phi lao được
xử lý IBA ở nồng độ 200pm có tỷ lệ ra rễ là 76,6% còn công thức đối chứng chỉ
đạt 18,3%. Đối với nhân giống hom cây Sao đen bằng thuốc bột TTG (Trung tâm
giống – Lê Đình Khả và cộng sự, 2002) theo kết quả nghiên cứu cho thấy xử lý
hom giâm cho Sao đen ở giai đoạn 9 tháng tuổi bằng thuốc TTG (đặc biệt ở nồng
độ 0,5%) cho hiệu quả ra rễ cao nhất 96,7%.
- Năm 1995, Nguyễn Hoàng Nghĩa và Trần Cự thí nghiệm giâm
hom cây Thông đỏ tại trạm Ba Vì với thời gian nghiên cứu 4 tháng, kết
quả giâm hom với 3 loại thuốc ABT, IBA, IAA dạng bột ở nồng độ 0,5%;
1%; 1,5% và 2% cho thấy IBA 1% đạt tỷ lệ ra rễ cao nhất với 100%.


7

- Năm 1999, theo Nguyễn Hoàng Nghĩa trong đề án nghiên cứu bảo
tồn gen cây rừng quý hiếm cho biết sau khi giâm hom cây Bách xanh
(Calocedrus macrolepis K.) và cây Pơmu (Fokinea mdginsii Henri et
Thomas) như sau: Cây Bách xanh 7 – 8 tuổi với chất IBA, ABT 1% thì tỷ
lệ hom ra rễ cao nhất đạt 85%; cây 2 tuổi tỷ lệ hom ra rễ cao nhất đạt 95%
với IBA 1% và 1,5%, ABT 1,5%. Cây Pơmu đạt tỷ lệ ra rễ cao nhất với
NAA 1% và 1,5% là 90% tỷ lệ hom ra rễ.
- Năm 2006, Đặng Thái Dương nghiên cứu giâm hom cành cây Sở,

đã xác định 2 nhân tố ảnh hưởng là chất kích thích và điều kiện giâm
hom, sau khi so sánh kết quả thấy giâm hom với thuốc NAA nồng độ
0,04% và 0,05%, trong nhà giâm hom đạt tỷ lệ ra rễ cao nhất là 85,19%.
- Theo tài liệu của Phạm Đức Tuấn và Hoàng Vũ Thơ (2009) thực
hiện nghiên cứu khả năng ra rễ của hom Tràm cajuputi (Melaleuca
cajuputi Powell) với cành hom được cắt từ cây trội có tỷ lệ 1,8 –cineole
cao trong tinh dầu (65 – 72%) ở quần thể tràm tự nhiên thuộc khu vực hồ
Đại Lải, tỉnh Vĩnh Phúc. Các hoormone được sử dụng là NAA, IBA và
thuốc bột TGG 1% kết quả cho thấy trong các loại hoocmone được sử
dụng để nhân hom Tràm cajuputi thì IBA 1000ppm có tỷ lệ ra rễ và chỉ số
ra rễ là lớn nhất (tương ứng là 75% và 27%). Thời gian cần thiết để hom
Tràm có thể ra rễ trong điều kiện thí nghiệm khoảng từ 20 – 28 ngày tính
từ khi bắt đầu giâm hom. Tốc độ sinh trưởng trung bình chiều dài rễ trong
quá trình giâm hom Tràm tương đối nhanh (đạt giá trị là 0,56 cm/ngày với
công thức sử sụng – IBA 1000pm). Vì vậy khi giâm hom trong điều kiện
thuận lợi nên giâm hom trực tiếp vào bầu đất.
- Từ trước tới nay, ở Việt Nam cũng như trên Thế Giới đã có rất
nhiều nghiên vứu về giâm hom các loài cây khác nhau, cả các loài cây
Lâm nghiệp (cây gỗ cũng như các loài lâm sản ngoài gỗ), cây ăn quả hay


8

các loài cây nông nghiệp. Tuy nhiên, nghiên cứu về giâm hom cây Bình
vôi còn hạn chế hoặc chưa được công bố.
- Đối với các dân tộc vùng Đông Bắc thì việc bảo tồn và phát huy
giá trị truyền thống của loài Bình vôi là vô cùng quan trọng, việc nhân
giống Bình vôi vẫn được đồng bào vùng này thực hiện theo phương pháp
truyền thống đó là nhân giống bằng hạt. Việc nhân giống loài này theo
phương pháp nhân giống sinh dưỡng chưa được ghi nhận. Do vậy, việc

nhân giống Bình vôi bằng phương pháp sinh sản sinh dưỡng là cần thiết.
2.3. Tổng quan đối tượng nghiên cứu
- Như trên đã đề cập, cây Bình vôi (Stephania rotunda Lour.) thuộc chi
Bình vôi (Stephania). Ở Việt Nam hiện biết gần 15 loài, trong đó có khoảng
10 loài có rễ phình thành củ, nhìn hình thái bên ngoài chúng tương đối giống
nhau, vì vậy có tên chung gọi là “Bình vôi”, gồm các loài S. brachyandra
Diels; S. cambodia Gagnep; S. cepharantha Hayta; S. dielsiana Y.C.Wu; S.
kwangsiensis H. S. Lo; S. pierrei Dield; S. rotunda Lour; S. venosa (Blume)
Spreng v.v… tất cả đều có thể được dùng làm thuốc.
2.3.1. Đặc điểm hình thái
- Bình vôi là dây leo, sống hàng năm. Thân non nhẵn, khi già có
nhiều bì khổng, hơi hóa gỗ có khi xoắn vặn. Rễ củ to, vỏ ngoài xù xì, màu
nâu xám. Lá mọc so le, có cuống dài, đính khoảng 1/3 vào trong phiến lá,
phiến lá mỏng, gân hình tròn hoặc tam giác, gốc bằng, đầu tù, mép hơi
lượn sóng, hai mép nhẵn, gân lá xuất phát từ chỗ đính của cuống lá, tỏa ra
hình chân vịt nổi rõ ở mặt dưới.
- Cụm hoa mọc ở kẽ lá hoặc những cành già đã rụng lá thành sim tán. Hoa
đực và hoa cái khác gốc, hoa đực có 5-6 lá đài, 3-4 cánh hoa màu vàng cam, 3-6
nhị, thường lá 4; hoa cái có 1 lá đài, 2 cánh hoa; bầu hình trứng.
- Quả hạch, hình cầu, hơi dẹt, màu đỏ khi chín; hạt cứng, hình móng
ngựa với những hàng vân ngang dạng gai, hai mặt bên lõm, ở giữa không
có lỗ thủng.


9

2.3.2. Đặc điểm sinh học
- Bình vôi là loại cây ưa sáng hoặc chịu bóng hoặc hơi chịu bóng.
Cây thường mọc ở các kẽ đá, leo trùm lên các loại cây khác hoặc phủ lên
đá, ở loại hình rừng ẩm trên núi đá vôi. Độ cao phân bố của loài S. sinia

Diels thường từ vài chục đến vài trăm mét và chưa phát hiện thấy ở
khoảng 100m so với mặt biển.
- Bình vôi có hiện tượng rụng lá vào mùa đông, mọc lại vào mùa
xuân và hoa xuất hiện sau khi ra lá non. Mùa hoa quả vào tháng 4-8, cá
biệt thấy quả chín vào tháng 10. Cây tái sinh tự nhiên chủ yếu từ hạt hoặc
từ các phần khác còn lại sau khi cắt. Ngoài ra, từ củ Bình vôi đem vùi 1/3
xuống đất hoặc chỉ cần đặt phần gốc tiếp xúc với đất ẩm cũng mọc thành
cây mới.
2.3.3. Đặc điểm phân bố
- Thế giới: Trung Quốc, Lào.
- Việt Nam: Trong các loài Bình vôi kể trên, có một số loài như S.
sinica Diels, S. kwangsiensis H. S. Lo, S. rotunda Lour thường mọc lẫn với
nhau ở rừng núi đá vôi tại các tỉnh Ninh Bình, Hà Nam, Thanh Hóa, Quảng
Bình, Hải Phòng(Cát Bà), Lạng Sơn,Bắc Giang, Cao Bằng, Hà Tây (cũ)...
2.3.4. Bộ phận dùng và công dụng
- Bộ phận dùng: Củ thái lát phơi hay sấy khô, dùng làm thuốc theo
y học cổ truyền. Để chiết xuất hoạt tính làm thuốc thì dùng củ tươi.
- Thành phần hóa học: Trong củ các loài Bình vôi nói chung thường
có một số nhóm hoạt chất, trong đó thành phần chủ yếu là các alkaloid
như: L-tetrahydropamatin, stepharin, cycleanin, tuduranin, palmatin,
dihydropalmatin, dicentrin…..
- Công dụng: Trong y học cổ truyền dùng củ Bình vôi thái lát phơi
khô sắc uống có tác dụng an thần, chữa ho, sốt, lỵ, dạ dày… Liều dùng 36 g/ngày. Tuy nhiên, cách dùng này hiện nay ít được áp dụng, vì dễ bị ngộ
độc (gây nôn) do có alkaloid. Bình vôi là nguyên liệu chiết alcalid làm thuốc


10

an thần, chữa mất ngủ. Thuốc được làm dưới dạng viên có tên là Rotunda,
mỗi viên chứa 0,05g L-tetrahydropalmatin clohydrat. Liều dùng mỗi viên 1-2

viên trước khi đi ngủ.
2.3.5. Giá trị kinh tế, khoa học, bảo tồn
- Bình vôi là cây thuốc quý. Do nguồn nguyên liệu tương đối dồi dào
nên giá thu mua rẻ. Tại nơi khai thác, giá mua khoảng 4.000 – 4.500 đ/kg
tươi. Bởi vậy giá thành thuốc cũng rất rẻ (3.000- 3.500 đồng một vỉ 10 viên).
- Tuy nhiên, do phát động khai thác ồ ạt (từ năm 1992 đến nay) nhằm
cung cấp cho thị trường trong nước và xuất khẩu nên nguồn Bình vôi ở các
tỉnh miền núi phía Bắc mau cạn kiệt. Bên cạnh đó, ở Việt Nam còn có một số
loài Bình vôi được coi là quý hiếm, như: Stephania brachyandra Diels có
hàm lượng L-tetrahydropalmatin cao nhất trong một số những loài đã biết
(khoảng 2,3-3,5%), chỉ phân bố ở một số vùng núi cao trên 1.000m. Hoặc loài
Stephania cepharantha Hayta chứa hợp chất Cepharantin, có tác dụng làm
thuốc chữa ung thư, mới chỉ phát hiện ở 2 điểm tại Quảng Ninh và Hòa Bình
… Những loài này đã được đưa vào danh mục Sách đỏ và Danh lục đỏ cây
thuốc Việt Nam để bảo vệ, do mức đe dọa tuyệt chủng cao.
- Để khai thác lâu dài nguồn Bình vôi ở Việt Nam, trước mắt nên khai
thác hạn chế, với khối lượng vừa đủ cho nhu cầu sử dụng trong nước (ước
tính 50-100 tấn/năm). Bên cạnh đó, cần hoàn tất việc nghiên cứu, phát triển
một số loài có hàm lượng cao như Stephania brachyandra Diels và Stephania
kwangsienssis H. S. Lo tại các tỉnh phía Bắc.


ii

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành khóa luận này trước tiên tôi xin trân trọng cảm ơn Ban
giám hiệu Nhà trường, Ban chủ nhiệm Khoa Lâm nghiệp, cảm ơn các thầy cô
giáo đã truyền đạt cho tôi những kiến thức quý báu trong suốt quá trình học
tập và rèn luyện tại Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.
Tôi đặc biệt xin trân trọng cảm ơn sự hướng dẫn tận tình, sự quan tâm

sâu sắc của cô giáo Ths. Nguyễn Thị Tuyên và Ths. Lương Thị Anh đã
giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực tập để tôi hoàn thành khóa luận tốt
nghiệp này. Đồng thời tôi cũng xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ quý báu của
cán bộ và nhân viên công ty Lâm Nghiệp Sơn Động để tôi hoàn thành bài
khóa luận này.
Cuối cùng tôi xin bày tỏ sự biết ơn tới gia đình, bạn bè và người thân
đã quan tâm giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực tập..
Trong quá trình nghiên cứu do có những lý do chủ quan và khách quan
nên khóa luận không tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế. Tôi rất mong
nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo và các bạn sinh viên để
giúp tôi hoàn thành khóa luận được tốt hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày tháng năm 2015
Sinh viên thực tập

Trần Huy Hào


12

Giá thể giâm hom là cát sông và tầng đất B. Trước khi cấy hom vào luống
giâm tiến hành xử lý thể nền (phun dung dịch Benlate nồng độ 6g/11 lít nước cho
50m2, hoặc thuốc tím 0,1%) để giảm thiểu nguy cơ của nấm bệnh hại.
+ Vật liệu giâm hom: Phần đầu của củ cây Bình vôi.
+ Phương pháp lấy mẫu cắt hom: Hom được lấy từ cây mẹ sinh trưởng
tốt, không sâu bệnh. Hom được cắt ngâm vào dung dịch thuốc Benlate nồng
độ 0,3% thời gian 15 phút, sau đó vớt vật liệu hom ra khay cho ráo nước. Khi
giâm hom chấm gốc hom vào dung dịch thuốc kích thích sao cho phủ kín mặt
gốc của hom và cấy ngay vào luống.
+ Chất điều hòa sinh trưởng được sử dụng là chất kích thích ra chồi

BAP và Kinetin ở các nồng độ 10ppm, 20ppm và 30ppm dạng nước. Hom sau
khi xử lý được cắm vào 2 loại thể nền sau: thể nền 1: 100% là cát đã được làm
sạch, thể nền 2: 70% cát sạch + 30% đất tầng B.
- Tiến hành thí nghiệm và chăm sóc thí nghiệm:
+ Tiến hành thí nghiệm: tiến hành bố trí 10 công thức với các chất điều
hòa sinh trưởng khác nhau, ở các nồng độ khác nhau và công thức đối chứng.
Việc bố trí thí nghiệm như sau:

Nội dung 1:
+ Ảnh hưởng của nồng độ chất điều hòa sinh trưởng BAP ở các
dạng thể nền đến kết quả giâm hom:
. Công thức 1 (CT1): Công thức đối chứng (thể nền 1, thể nền 2).
. Công thức 2 (CT2): Hom giâm được xử lý bằng dung dịch BAP, nồng
độ 10 ppm (thể nền 1, thể nền 2).
. Công thức 3 (CT3): Hom giâm được xử lý bằng dung dịch BAP, nồng
độ 20 ppm (thể nền 1, thể nền 2).


13

. Công thức 4 (CT4): Hom giâm được xử lý bằng dung dịch BAP, nồng
độ 30 ppm (thể nền 1, thể nền 2).
+ Ảnh hưởng của nồng độ chất điều hòa sinh trưởng Kinetin ở các
dạng thể nền đến kết quả giâm hom.
. Công thức 5 (CT5): Công thức đối chứng (thể nền 1, thể nền 2).
. Công thức 6 (CT6): Hom giâm được xử lý bằng dung dịch Kinetin,
nồng độ 10 ppm (thể nền 1, thể nền 2).
. Công thức 7 (CT7): Hom giâm được xử lý bằng dung dịch Kinetin,
nồng độ 20 ppm (thể nền 1, thể nền 2).
. Công thức 8 (CT8): Hom giâm được xử lý bằng dung dịch Kinetin,

nồng độ 30 ppm (thể nền 1, thể nền 2).
Nội dung 2: Tiến hành thí nghiệm ảnh hưởng của thể nền.
. Công thức 9 (CT9): 100% là cát đã được làm sạch.
. Công thức 10 (CT10): 70% cát sạch + 30% đất tầng B.
Lập bảng theo dõi các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình giâm hom và số
liệu thu thập cho nghiên cứu giâm hom được ghi vào các biểu sau:


14

Mẫu biểu 01: Ảnh hưởng của BAP đến kết quả thí nghiệm
Công thức
Loại thể
Thí nghiệm
nền
(CTTN)
Thể nền 1
ĐC
Thể nền 2
Thể nền 1
10ppm
Thể nền 2
Thể nền 1
20ppm
Thể nền 2
Thể nền 1
30ppm
Thể nền 2

Số

hom
TN
45
45
45
45
45
45
45
45

Số hom ra chồi
N

%

Số chồi
/hom

Chiều dài
chồi
/hom

Mẫu biểu 02: Ảnh hưởng của Kinetin đến kết quả thí nghiệm
Số
hom
TN
Thể nền 1 45
ĐC
Thể nền 2 45

Thể nền 1 45
10ppm
Thể nền 2 45
Thể nền 1 45
20ppm
Thể nền 2 45
Thể nền 1 45
30ppm
Thể nền 2 45
3.4.3. Phương pháp nội nghiệp
CTTN

Loại thể
nền

Số hom ra
chồi
N
%

Số chồi
/hom

Chiều dài
chồi
/hom

Các số liệu được thu thập, đo đếm được xử lý theo phương pháp
thống kê toán học và bằng phần mềm Excel trên máy tính.
Một số chỉ tiêu được xác định như sau:

- Tính các đặc trưng mẫu tỷ lệ (X%): Hom sống, hom chết, hom ra
chồi theo công thức:
Số hom (sống, chết, ra chồi )
Tỷ lệ (X%) = --------------------------------------- x 100%
Tổng hom thí nghiệm
+ Chỉ số ra chồi: Chỉ số ra chồi = Số lượng chồi* Chiều dài chồi


15

- Tính giá trị trung bình và các đặc trưng mẫu cho các chỉ tiêu: Số chồi
trung bình/hom, chiều dài chồi. Sử dụng chương trình Excel để tính toán.
- Kiểm tra ảnh hưởng của chất điều hòa sinh trưởng đến khả năng ra
chồi bằng phương pháp phân tích phương sai 2 nhân tố và tiêu chuẩn χ2 n
của Pearson.
Giả thuyết: Ho: Các mẫu thuần nhất về chất
H1: Có sự sai khác về chỉ tiêu so sánh giữa các mẫu
quan sát.
χ2 n được so sánh với χ205 tra trong bảng χ2α theo bậc tự do K [ K =
(a-1) x (b-1).
Nếu χn2 < χ205 (k) thì giả thuyết Ho tạm thời được chấp nhận.
Nếu χn2 > χ205 (k) thì giả thuyết Ho bị bác bỏ, nghĩa là có sự sai
khác về chỉ tiêu so sánh giữa các mẫu.
- Ảnh hưởng của chất điều hòa sinh trưởng đến khả năng ra chồi của
hom (số chồi, chiều dài chồi) dùng tiêu chuẩn U của phân bố tiêu chuẩn.
Giả thuyết: Ho: M1 = M2
H1 : M1 # M 2
Nếu │U│ tính được < 1,96, giả thuyết Ho được chấp nhận, 2 mẫu
thuần nhất với nhau.
Nếu │U│ tính được > 1,96, giả thuyết Ho không được chấp nhận, 2

mẫu không thuần nhất với nhau.
- Đánh giá ảnh hưởng của các chất và các loại thể nền, sau đó đưa
ra nhận xét về công thức thí nghiệm tốt nhất.


16

PHẦN 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ và loại chất kích
thích sinh trưởng ở các dạng thể nền khác nhau đến khả năng hình
thành cây hom ở Bình vôi
4.1.1. Ảnh hưởng của BAP ở các nồng độ và thể nền khác nhau đến
một số chỉ tiêu giâm hom củ loài Bình Vôi
Ngày cắm hom: 20/09/2014
Ngày nhổ hom: 30/10/2014
Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của BAP đến khả năng ra chồi của
Bình vôi được tổng hợp ở bảng sau:
Bảng 4.1. Tổng hợp kết quả giâm hom củ loài Bình vôi sử dụng BAP ở
các nồng độ và thể nền khác nhau
Số hom ra
Số
Số chồi Chiều dài chồi
chồi
CTTN
hom
/hom
/hom
TN
n

%
Thể nền 1
45
26
57,8
2,12
2,55
ĐC
Thể nền 2
45
22
48,9
2,46
1,56
45
33
73,3
3,55
3,32
10ppm Thể nền 1
Thể nền 2
45
34
75,6
2,79
2,36
45
35
77,8
3,17

3,72
20ppm Thể nền 1
Thể nền 2
45
32
71,1
2,5
2,5
45
18
40,0
1,78
1,84
30ppm Thể nền 1
Thể nền 2
45
18
40,0
2,17
2,22
4.1.1.1 Ảnh hưởng của BAP đến tỷ lệ hom ra chồi
Loại thể
nền

Từ bảng tổng hợp 4.1 rút ra kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của BAP ở
các nồng độ và thể nền khách nhau đến tỷ lệ hom ra chồi của Bình vôi trong
bảng 4.2 và hình 1.1 như sau:


iii


DANH MỤC CÁC BẢNG TRONG KHÓA LUẬN

Bảng 4.1. Tổng hợp kết quả giâm hom củ loài Bình vôi sử dụng BAP ở các
nồng độ và thể nền khác nhau ............................................................................. 16
Bảng 4.2. Ảnh hưởng của BAP ở các nồng độ và thể nền khác nhau
đến tỷ lệ hom ra chồi ............................................................................................. 17
Bảng 4.3. Ảnh hưởng của BAP ở các nồng độ và thể nền khác nhau
đến số chồi trên hom ............................................................................................ 19
Bảng 4.4. Ảnh hưởng của BAP ở các nồng độ và thể nền khác nhau
đến chiều dài chồi ................................................................................................ 21
Bảng 4.5. Tổng hợp kết quả giâm hom củ loài Bình vôi sử dụng Kinetin ở các
nồng độ và thể nền khác nhau ............................................................................. 25
Bảng 4.6. Ảnh hưởng của Kinetin ở các nồng độ và thể nền khác nhau
đến tỷ lệ hom ra chồi ........................................................................................... 25
Bảng 4.7. Ảnh hưởng của Kinetin ở các nồng độ và thể nền khác nhau
đến số chồi trên hom. ........................................................................................... 27
Bảng 4.8. Ảnh hưởng của Kinetin ở các nồng độ và thể nền khác nhau
đến chiều dài chồi ................................................................................................ 29
Bảng 4.9. So sánh ảnh hưởng của BAP và Kinetin đến tỷ lệ ra chồi ................. 31
Bảng 4.10. So sánh ảnh hưởng của BAP và Kinetin đến
số chồi trung bình/hom ........................................................................................ 34
Bảng 4.11. So sánh ảnh hưởng của BAP và Kinetin đến chiều dài
chồi trung bình trên hom ..................................................................................... 36


×